Hiển thị các bài đăng có nhãn THƠ CHÂM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THƠ CHÂM. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Thơ về Hòn Sỏi -dienhuu.blogspot.com



"Bờ bốc bờ lờ" * Sỏi phọt "khí hư"
văn chương nước Việt Sỏi nghiến nhừ
lại ngu mua sách đêm ngày đọc
" Ngứa mồm"* nghếch mõm Sỏi lại tru

" Chữ nghĩa "* ăn nhầm nên mắc nghẹn
Vân Chi phải thuốc Sỏi chỏng khu
comment kiểm duyệt ôm hận lú
gọi bầy chó dại đến bù khu.
* bài trên Blog Hòn sỏi (



Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

CÁI DANH HÃO



Văn Quang

Cứ mỗi khi có đợt phong tặng danh hiệu “nghệ sĩ nhân dân”, “nghệ sĩ ưu tú” lại có màn đấu đá tưng bừng trên khắp các mặt báo, các trang mạng. Năm nay cuộc đấu đá còn rầm rộ hơn, có lẽ bởi cái tật hám danh đã ăn sâu vào mạch máu của các ông bà được đời coi là “nghệ sĩ” ở VN. Còn một lý do khác nữa không kém phần quan trọng là khi được cái danh hiệu “cao quý” đó thường đi đến đâu cũng được ngồi chiếu trên và thường được các quan chức coi trọng hơn mấy anh chị chẳng có tí danh hiệu còm nào. Thí dụ nhỏ như khi lái xe trái luật, đưa cái danh nghệ sĩ nhân dân ra cũng được các cậu cảnh sát giao thông nể nang có khi tha bổng luôn. Hoặc khi làm ăn, muốn mở hàng mở quán đều được “chiếu cố” đặc biệt hơn mấy anh dân đen. Cần chạy chọt cái gì cũng dễ dàng lọt qua khe cửa hẹp, các anh quản lý thị trường cũng chịu khó làm ngơ.

Thế nên rất nhiều nhà nghệ sĩ VN mở hết quán này đến quán khác, làm ăn rất khấm khá, có khi giàu sụ.


Ca sĩ Ánh Tuyết quả quyết rằng, không vì bất cứ danh hiệu nào mà buộc mình phải “xin” như vậy.

Tuy nhiên tôi nói “hầu hết” không phải là tất cả, vẫn còn đó một số nghệ sĩ không bao giờ mơ màng đến cái danh này.
Cụ thể như Ca sĩ Ánh Tuyết, Cẩm Vân, Văn Thành, Thành Lộc, Út Bạch Lan… họ là những người tự trọng, thẳng thừng tuyên bố không bao giờ chịu hạ thấp mình, làm đơn tự kể lể thành tích của mình đi xin cái danh hiệu nghệ sĩ ưu tú hay nhân dân.
Nhưng con số này có vẻ như quá ít so với những ông bà nghệ sĩ đang cãi cọ quyết liệt về cái vụ danh hiệu này.

Sao không có nhà văn nhà báo ưu tú?

Có điều tôi không hiểu là tại sao có đủ danh hiệu nghệ sĩ nhân dân cho các ngành các giới như nhà giáo ưu tú, đạo diễn nhân dân, ca sĩ ưu tú lại không có nhà văn nhà thơ và nhà báo ưu tú hay nhân dân. Vì chẳng có lời giải thích nào nên bà con có vài cách suy luận: Môt là những ông là nhà văn nhà thơ ở VN ô-tô-ma-tích được là nghệ sĩ nhân dân tuốt luốt rồi, khỏi cần phong tặng? Hai là các ông nhà văn, nhà thơ, nhà báo ở VN không được coi là nghệ sĩ mà chỉ là thợ viết, thợ thơ, thợ làm báo. Ba là các ông trong ban tuyển chọn cho rằng mấy anh nhà văn nhà báo “lắm mồm”, cho anh này không cho anh kia, nó chửi cho tan nát. Chi bằng “quên” mấy anh ấy đi cho tiện việc quan.

Tôi hỏi mấy ông nhà văn nhà báo kỳ cựu ở VN, chẳng ông nào biết rõ lý do. Các ông ấy xúi tôi “đi mà hỏi mấy ông làm ra những cái danh hiệu ấy”. Vậy xin chuyển câu hỏi này cho mấy quan trên văn hóa đã “sáng tạo” ra mấy cái danh hiệu này trả lời cho bà con “thông suốt”.

Những lý do xẫy ra đấu đá

Trở lại với chuyện năm nay. Kể từ năm 1981 đến nay đã thực hiện 8 đợt xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND), nghệ sĩ ưu tú (NSƯT).

Năm nay, gần đến ngày “đại lễ 2-9” cũng là ngày trao tặng danh hiệu đợt thứ 8, nên vào tuần này đầu tháng 8 này những tranh cãi “nổ” ra gay gắt hơn bao giờ hết.

Có thể thấy rõ lý do xảy ra tranh cãi, đấu đá vì 3 lý do chính do các ông bà này nêu ra:

– Nhiều nghệ sĩ có nhiều cống hiến không được vinh danh, nhiều nghệ sĩ có thành tích nổi bật bị “đánh trượt” vì vi phạm… đạo đức,

– Nhiều nghệ sĩ “tố” Hội đồng xét duyệt cảm tính, bị mua chuộc, trù dập cá nhân…

– Nhiều nghệ sĩ khác lại cho rằng quy định xét tặng cứng nhắc, cổ hủ, khiến nghệ sĩ bị thiệt thòi.


Đã ba, bốn lần ca sĩ Cẩm Vân được đề nghị hãy tiến hành thủ tục nhận danh hiệu NSƯT, nhưng cũng từng ấy lần Cẩm Vân đều từ chối.

Cả hội đồng cấp nhà nước bị lừa

Trên báo Kiến Thức số ra ngày 29-7-2015 vừa qua đăng bài viết về việc xét duyệt danh hiệu NSND, NSƯT cũng có nhiều chuyện mang tính thâm cung bí sử mà người ngoài cuộc khó hình dung ra.

Ông NSND Bùi Đắc Sừ – nhân viên trong hội đồng cấp Bộ và cấp Nhà nước vừa tiết lộ một “bí mật” khiển cả hội đồng bị mắc lừa một anh “chạy” cái danh hiệu NSND. Ông kể trường hợp của một họa sĩ sân khấu.

Theo đánh giá của ông Bùi Đắc Sừ người này chỉ xứng NSƯT, dù có tên trong danh sách xét tặng NSND. Các thành viên trong hội đồng cũng đồng ý như vậy. Nhưng sau đó, nghệ sĩ này đến từng nhà của các thành viên để “nói khó” rằng “em biết mình kém, nhưng em chỉ xin anh một phiếu để khi công bố kết quả cho đỡ ngượng”. Ai dè, khi hội đồng công bố kết quả, ông này có tất cả phiếu thuận của hội đồng.

Lúc này, những người “cầm cân nẩy mực” mới té ngửa là hóa ra, ai cũng được nghệ sĩ này đến nhà “nói khó” câu đó. Cuối cùng thì người này vẫn được phong NSND. Cả hội đồng cấp nhà nước đều bị “hố to” nhưng đành ngậm bồ hòn làm ngọt, nín thinh. Anh họa sĩ sân khấu cười thầm với cái danh hiệu vừa vớ được.

“Chạy chọt” danh hiệu như thế nào

Trên báo mạng VNnet một nghệ sĩ và một số nghệ sĩ khác cũng tiết lộ với Báo Gia đình & Xã hội rằng, chuyện “chạy” huy chương, “chạy” danh hiệu là hoàn toàn có thật.

Một nghệ sĩ giấu tên cho biết, nhìn vào danh sách những người được phong NSND đợt này, không chỉ chị mà phần lớn nghệ sĩ đều “ngã ngửa” khi thấy tên hai nghệ sĩ L.N và T.H thuộc quân số ở nhà hát kịch.

Theo nghệ sĩ này, T.H là người không có tài năng, chưa từng để lại dấu ấn gì với người trong nghề. Còn L.N là người không đủ huy chương theo tiêu chí mà Bộ VH,TT&DL đề ra. Ngay từ hồi xét danh hiệu NSƯT thì L.N đã không đủ tiêu chuẩn rồi, nhưng vì có… lý do riêng nên cũng dễ được thông cảm hơn.

Điều đáng nói là kể từ sau khi được phong NSƯT, người này không có thêm huy chương vàng nào. Vậy mà các ông hội đồng cũng “hồn nhiên” bỏ phiếu để nữ nghệ sĩ này được phong “nhân dân”. Khi danh sách này được công bố rộng rãi, một số NSND khác đã mỉa mai nói rằng, nếu cô này mà được phong thì có khi phải làm đơn xin từ bỏ danh hiệu của mình cho đỡ bị “cá mè một lứa”.

Năm nay nghệ sĩ Út Bạch Lan dù được vận động tặng danh hiệu NSND nhưng bà không làm thủ tục, bà chỉ xin làm “sầu nữ” chứ không cần danh hiệu nào khác.

Chạy “chọt” và “bôi trơn”

Với riêng trường hợp của diễn viên L.N, nghệ sĩ giấu tên này cho rằng, rất có thể là do có “chọt” – tiếng lóng nói về chuyện “bôi trơn”. Người tố cáo kể thêm: “Bởi ngay từ khi phong NSƯT, chính tôi đã được xem tin nhắn của nữ nghệ sĩ này gửi đến cho một thành viên trong hội đồng xét giải đề cập chuyện giúp đỡ để được phong danh hiệu. Còn chuyện chi phí, nói là ngã giá mua giải thì nghe hơi “phô”, nhưng khi xong việc thì phải cảm ơn. Ít cũng phải 10 triệu, nhiều thì 20 triệu. Đó là với NSƯT. Còn với NSND thì… để mọi người tự phán đoán”. NSƯT còn “có giá” như thế thì NSND chắc là phải hàng trăm triệu hoặc… thân ái tặng nhau một chiếc xe hơi.

Một nguồn tin khác cho hay, cứ đến mùa hội diễn là các giám khảo lại không tránh được tình trạng nhờ vả, nhắn tin nhờ “giúp đỡ”. Đến nỗi, dù không còn ngồi trong hội đồng nhưng có đạo diễn vẫn được nhờ vả “bắc cầu” qua các giám khảo “đương nhiệm” để tác động xem “từ bạc có lên vàng được không”, “tiêu chuẩn có thiếu thì nhờ anh chị ra hội đồng hết sức bảo vệ”…

Một bạn đọc từng công tác ở đơn vị nghệ thuật Hà Nội (nay đã chuyển sang làm công việc khác) tiết lộ: “Khi còn làm ở đoàn nghệ thuật này, cứ đến mùa xét huy chương là nhà hát lại “đánh nhau” sứt đầu mẻ trán. Ai cũng muốn được đưa vào danh sách. Đấu đá, kèn cựa, rồi chạy chọt đủ cả. Nghĩ mà ngán ngẩm cho cái danh hiệu và danh xưng của những người được gọi là “nghệ sĩ”.

Chuyện nghe kể mà cứ ngỡ đùa rằng, có nghệ sĩ đi diễn ở tỉnh lẻ, một khán giả thắc mắc, danh hiệu NSƯT và NSND chắc là được thưởng nhiều tiền thưởng lắm, cho nên các nghệ sĩ mới “cố” để được như thế? Nghệ sĩ này đã trả lời: “Vâng, nhiều lắm. Đó là được thêm cái “danh hão” ở trước cái tên ấy”.

Thực ra thì khi trao danh hiệu, nghe chừng cũng được thưởng dăm ba triệu. Số tiền ấy nếu “chạy chọt” thì phải gấp mấy lần.
Nếu mà được tặng cả cái nhà thì không hiểu người ta còn bất chấp danh dự, liêm sỉ đến đâu.


Ông Bùi Đắc Sừ tiết lộ chuyện cả hội đồng bị lừa trong việc xét tặng danh hiệu

Chuyện xin danh hiệu cho người đã chết, chuối oản để ai xơi?

Bạn Hưng Bình (hungbinh68@…) kể trên báo Khám Phá VN:

Một chuyện hy hữu khác là sau lễ viếng và truy điệu Nghệ sĩ hài Văn Hiệp, đạo diễn, NSND Khải Hưng đã vận động hơn 150 nghệ sĩ ngoài Bắc cùng ký đơn xin Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú cho danh hài Văn Hiệp.

Nhiều nghệ sĩ không có mặt tại đám tang cũng bày tỏ nguyện vọng được cùng tham gia ký đơn. Nhưng gặp ngay một số phản ứng gay gắt từ các nghệ sĩ khác và dư luận của người dân. Một năm ở đất nước này có bao nhiêu nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ và rất nhiều “nhà” khác cứ lẳng lặng mà mất. Trong đám đông viết đơn xin phong “Ưu tú và Nhân dân” cho nghệ sĩ Văn Hiệp, công chúng nhận ra không ít “cây đa, cây đề” của làng điện ảnh. Họ bảo vì cụ Hiệp chuyên đóng vai phụ, nên chiếu quy chế phong tặng Nhân dân – Ưu tú, cụ không lọt đề cử.

Người ta có lý để cho rằng, hành động ký tên tập thể vào đơn xin danh hiệu cho Văn Hiệp là bốc đồng và bao đồng? Lúc Văn Hiệp còn tại thế, chả thấy “cây đa, cây đề” nào đứng ra tập hợp ý kiến đòi quyền lợi cho ông “trưởng thôn”. Nay có đến cả 150 con người đùng đùng ký đơn xin, mà đã xin – đã cho ít nhiều cũng làm hạ thấp người đã khuất. Thậm chí sẽ là tổn thương nếu điều đó đi ngược với di nguyện của nghệ sĩ Văn Hiệp.

Thưa các vị, “xét một cách toàn diện” danh hiệu cho người đã chết chỉ như chuối và oản trang trí trên bàn thờ. Nói cho cùng, đó là thứ để dành cho người đang sống. Còn người chết, họ cần gì? Chuối oản để ai xơi?


Ông Khải Hưng vận động các nghệ sĩ cùng ký vào đơn xin danh hiệu NSƯT cho danh hài Văn Hiệp đã mất, được coi là làm chuyện “bốc đồng” và “bao đồng

Cái bệnh háo danh còn lan sang các lãnh vực khác

Thực ra, không chỉ lĩnh vực nghệ thuật sân khấu mà nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, khoa học, kỹ thuật cũng rơi vào tình trạng tương tự! Bạn Diệp Văn Sơn viết trên báo Người Lao động: “Giáo sư, phó giáo sư là chức danh của nhà giáo ở cơ sở giáo dục đại học. Giáo sư (GS), phó giáo (PGS) sư là chức danh của nhà giáo ở cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu. Vì thế, không nên để những quan chức cả đời không dạy học, không hề gắn bó với cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu nào “chạy” chức danh GS, PGS. Quan chức đeo cái chức danh của nhà giáo cũng chẳng giải quyết được việc gì, có chăng chỉ giải quyết “khâu oai”. Những năm gần đây, nhiều quan chức không bằng lòng với chức vị hành chính vốn đã cao của mình nên thích gắn thêm trước chức vụ học hàm, học vị GS, PGS hoặc Tiến sĩ để cho… thêm phần trí tuệ! Đến nay, hầu như không nước nào trên thế giới lạm phát học hàm, học vị như ở VN.

Căn bệnh chạy danh hiệu của giới nghệ sĩ và chạy học hàm, học vị của giới thầy giáo, nhà khoa học, nhà quản lý… chung quy lại cũng là hệ quả của bệnh háo danh mà thôi”.

Đúng là cái bệnh háo danh ngày càng được dịp “trăm hoa đua nở” ở cái thời đại quá quen với oai quyền giả mạo và dối trá này.

Thập 'Đại Ngu' Của Các Nhà 'Rận'




Hoàng Ngọc Thạch




Ảnh của web Dân Lầm Than


THẬP ĐẠI NGU CỦA CÁC NHÀ DÂM CHỦ

Thân gửi các chiến sĩ đang Đấu Tranh trong vô vọng chống lại Dân Tộc chống lại Quê Hương...

1. Cái ngu kinh điển nhất:

Xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh Bác Hồ, trong khi cả thế giới, cả kẻ thù đều kính trọng và ca ngợi.

2. Cái ngu kinh tởm:

Gân cổ, chày cối cho rằng chiến tranh Việt Nam là "Nội chiến" trong khi lờ đi việc lúc cao điểm có tới nửa triệu lính Mỹ ở Việt Nam, Bom pháo Mỹ tống vào thành cổ Quảng Trị thôi đã bằng 6 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima. Bị đánh tơi bời mới "Việt Nam hoá chiến tranh"..

3. Cái ngu đáng phỉ nhổ:

Việt Nam Cộng Hòa là tay sai do Mỹ dựng lên, đã khước từ nguyện vọng thống nhất của nhân dân, đàn áp giết hại bao nhiêu đồng bào, nhưng các nhà "dân chủ" cho rằng đó là 1 nhà nước "đầy ắp dân chủ, căng tràn tự do"...

4. Cái ngu tệ hại:

Phủ nhận sạch trơn mọi công lao của Đảng Cộng sản Việt Nam, là những người đã hy sinh cả đời cho sự độc lập và thống nhất đất nước.

5. Cái ngu đáng... kinh ngạc:

Nguỵ tạo chứng cớ, bịa đặt để xuyên tạc. Từ Văn bản "chặn Facebook" đến clip "đảo chính ở Việt Nam", rồi thì suốt ngày dùng ... tiết lợn bôi lên người để la lối "công an đánh"...!!!

6. Cái ngu.. phi phàm:

Cứ ai chửi đảng, chửi nhà nước một câu thì suy tôn ngay thành "anh hùng", "nữ hào kiệt, thành "người con của sông núi", thành "nhân sỹ" bất kể đó là thành phần bệnh hoạn như Lý Thống hay giang hồ như Ngô Kỷ. Thậm Chí là những kẻ giết người như ông Ngô Đình Diệm (với bọn này, chỉ ai giơ cờ Mỹ hay cờ ba que mới là yêu nước, còn ai đứng dưới cờ đỏ sao vàng được cả thế giới công nhận thì đều... ko yêu nước (còn gọi ngược là 'bán nước' nữa chứ).!!!

7. Cái ngu bệnh hoạn:

Ai đau bụng, ỉa chảy, hay táo bón đều là tại Đảng và Nhà Nước". Đó là lý lẽ của các nhà dân chủ cuội, bất kể là việc con trâu nó có sừng hay việc con voi nó có vòi thì họ đều quy cho trách nhiệm thuộc về đảng và nhà nước...

8. Cái ngu đáng cười:

Miệng nói dân chủ, nhưng thực tế chẳng hiểu dân chủ là gì, hỏi dân chủ là gì thì câu trả lời dẫu có 1 vài câu hay dài dằng dặc thì chung quy cũng là "giống như... nước ngoài ấy mà"???

Chẳng khác gì hỏi fan cuồng Kpop rằng nghệ thuật là gì thì nhận được câu trả lời "giống Kpop ấy"...

9. Cái ngu đáng nguyền rủa:

Biểu tình phản đối VN gia nhập WTO, dâng thỉnh nguyện thư kiến nghị Hoa Kỳ và phương Tây cấm vận VN để kiếm tiền, kích động chiến tranh Việt - Trung, "cầu cho Trung Quốc đánh Việt Nam" và nhiều trò phản quốc tương tự..

10. Cái ngu nhất trong các thể loại ngu:

Đi biểu tình nói dưới danh nghĩa chống Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền biển đảo nhưng thực chất chả biết tí gì về biển đảo Việt Nam.

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Giai cấp Trí thức?




Tự bao giờ cái xứ An Nam này lắm kẻ mặt xệ mồm loe chém gió về Trí Thức cứ như một giai cấp thế nhỉ ?

Tôi xin nói vài điều cho các vị một chút. Khái niệm "giai cấp" được gắn với " phương thức kiếm sống", thằng kiếm sống bằng cách nắm tư liệu sản xuất là một giai cấp , thằng không có tư liệu sản xuất phải đi bán cái dính với bản thân như tài, nghề, sức lao động là một giai cấp. Trí thức bắt đầu là kẻ có học thức. Thằng có học này có thể là một thằng có vốn , nhà xưởng, xí nghiệp ..đi vào làm ông chủ; nhưng một thằng có học khác lại phải đi làm công ăn lương. Nghĩa là thằng trí thức nó không có mối quan hệ trực tiếp - cố định với phương thức sản xuất , cho nên trí thức chỉ là một tầng lớp ( coi như là lực lượng xã hội có nhiều giá trị gia tăng trong phân công lao động của xã hội) .

Do không phải là một giai cấp nên "trí thức" là một thể loại "ba phải" trong cuộc chiến giành quyền lực thống trị XH giữa các giai cấp. ( gọi là "đấu tranh giai cấp").. Một anh trí thức được gọi là có giá trị thì anh ta phải chọn đứng về giai cấp nào và xông pha cống hiến. Loại trí thức rúc đầu vào xó nhà "vui thú điền viên" hay "cáo lão từ quan ở ẩn" không màng sự đời ( xì tai hủ nho ) kỳ thực chả có tí giá trị nào. Lê Nin đã nói "Nếu không nhập cuộc cùng với một giai cấp cụ thể thì người trí thức chỉ là một con số không vô dụng"

Ở một thể chế chính trị nhất định , một xã hội cụ thể đã phân định giai cấp nào là giai cấp thống trị thì "Trí thức" hiển nhiên là sản phẩm được tạo ra bởi giai cấp thống trị. Chuyện là giai cấp nào sau khi giành được quyền thống trị hẳn phải làm đồng thời hai việc: đào tạo tạo ra tầng lớp trí thức của mình và thu nạp những người ủng hộ mình tất nhiên có các anh trí thức.

Trí thức tự nó không bao giờ là một lực lượng cách mạng theo đúng nghĩa ,Trí thức ủng hộ giai cấp nào đều hầu như do lợi ích nhất định và nhất thời chi phối, Trí Thức không có hệ tư tưởng riêng. Như vậy với một Xã hội ổn định ,một nhà nước được xây dựng trên nền tảng quyền lực nhân dân cần lao mấy chục tuổi như Việt Nam thì các anh trí thức là một nhóm lao động trí óc ăn lương đặc thù và phải ....ngoan chứ , sao "chấy thức" Việt Nam nhiều anh loi choi thế ,cứ muốn mần cách mệnh màu , làm nhà "rân chủ" đòi làm bố thiên hạ như một giai cấp xã hội là sao....?

Lý do là đây :

1. Ảo tưởng sức mạnh !!!!

Hai thế kỷ trôi qua kinh tế, khoa học, kỹ thuật.... tất tần tật phát triển ầm ầm, công lao của lớp trí thức toàn cầu dĩ nhiên không cần phải bàn. Điều này dẫn đến một ngộ nhận rằng "trí thức" là công thần của văn minh nhơn loại, thổi phồng vai trò của trí thức và nhiều người phủ nhận sứ mệnh của giai cấp công nhân. Những anh "chấy thức" An Nam sổ toẹt vai trò giai cấp công nhân thì thấy cái điều 4 Hiến Pháp đế chế ta thiệt thốn quá xá. Thế nào mà trí thức lẫm liệt lại để cho băng đảng cần lao lãnh đạo?! Dĩ nhiên phải hiểu các vị lãnh đạo đó đích thị các vị trí tuệ lỗi lạc trong giai cấp công nhân với tư cách người làm công ăn lương nhà nước

2. Ghen ăn tức ở

Các Mác đã nói thằng nào nào nắm kinh tế thì nó thống trị tinh thần. Tụi tài phiệt bên trời Tây nó thống trị hai trăm năm , nó nuôi dạy lớp trí thức của nó, suốt ngày phọt ra hàng đống thứ thơm phức (kỳ thực là tởm lợm ) để PR cho chế độ của nó , đám trí thức ấy gào rú rao giảng ý thức hệ của phương Tây trên phạm vi toàn cầu . Tài phiệt cũng rất hay ở chỗ là nó lùa đám trí thức ra sân khấu chánh trị cho bỏn múa may quay cuồng đủ các kiểu con đà điểu ( quyền lực thực sự vẫn thuộc về đám tài phiệt ).

"Chấy thức" Việt Nam ta không được múa cột như trí thức xứ Tây lông , ghen tị chết được đi ấy.

3. Bất mãn vì bất lực

"Sĩ ,nông, công, thương " thứ bậc ấy tồn tại ở xứ ta ngàn năm, thằng có học oách xà lách phết. Đã thế tụi rợ Thực Dân Pháp - Mỹ nó cũng mất dạy nữa ,nó ban phát giáo dục cho dân An Nam kiểu nhỏ giọt : đào tạo vừa đủ cho bộ máy cai trị. Thế , thời Pháp học tới lớp nhất (lớp 5) đã làm công chức được. Thời Nguỵ học tới 12 thì ghê gớm rồi. Ngày nay Việt Nam người có học có mà đầy. Trí thức Việt Nam giờ không phải thành phần "của hiếm" được hậu đãi cung phụng như hồi Pháp - Mỹ. Dkm , 95% dân số mù chữ thì cử nhơn , tú tài ăn trên ngồi tróc làm bố thiên hạ thôi chứ có gì.

Không lạ chút nào khi "chấy thức" ta suốt ngày than thở nuối tiếc thời "vàng son" thực dân kiểu thất đức như : "chúng ta đã đánh đuổi hai nền văn minh Pháp - Mỹ "

Tóm lại: "chấy thức" An Nam mang những đặc điểm cố hữu của tầng lớp trí thức trong bất cứ một xã hội có giai cấp nào , lại thừa hưởng những đặc điểm của Trí thức Việt Nam dưới thời Phong kiến - thực dân , nếu không tỉnh táo giác ngộ , biết mình là ai thì rất dễ trở nên hợm hĩnh , bố láo , ảo tưởng sức mạnh - vĩ cuồng sinh hoang tưởng. Trong thời đại Việt Nam hội nhập toàn cầu , truyền thông bùng nổ , tự do ngôn luận xả láng, Xã hội nhen nhóm hình thành các nhóm lợi ích thì quá trình hủ hoá , bố đời của "chấy thức" càng dễ và nhanh hơn bao giờ hết. Trong bức thư gởi nhà văn Marxim Gorki, Lenin gọi những trí thức phản cách mạng là "cục phân".

Chấy thức An Nam muốn không là cục phân thì hãy ngoan ngoãn , lao động cống hiến xây dựng Tổ Quốc. Nước ta cần những Trí thức cần cù nghiên cứu luyện kim , sản xuất động cơ ôtô, chế tên lửa , tàu chiến .... Đất nước không cần những" cục phân" ăn tục nói phét , không làm được cái gì suốt ngày viết kiến nghị chống chính sách, đòi được cái này cái kia. Nếu không làm được trí thức có ích , hãy đừng chỏ mồm vào chuyên môn lãnh đạo của các lãnh tụ nước nhà. Tổ Quốc cần các anh ngồi trật tự im lặng ,

Theo Luong Tran

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Me Mỹ là gì?




Mới đầu hôm con bé ở Kontum?
Nay nó lại Linda trên quốc tịch.

Làm hì hục ngày đêm, nghe thấm mệt
Lãnh lương về nơi cố lý khoe khoang
Để giống như ta đang ở thiên đàng (1)
Mà quả thực gốc da vàng mũi tẹt.

Trong khi đó, có người:

Con đi nửa kiếp đời lưu lạc
Mẹ ngồi tựa cửa mỏi mòn trông
Bóng xế, chiều nghiêng, đây khóm trúc
Cánh đồng lúa trỗ mấy mùa bông?

Và rồi, nó hồi ức:

Tuổi hồn nhiên mấy mươi năm thuở trước
Chưa biết gì, bên mái ấm thôn quê
Đuổi bướm dưới triền, ban mai, mùa hạ
Hàng Chè Dâu me đứng gọi con về (2).

Trần Quang Diệu

1) "Áo gấm về làng".
2) Đấy là "me" Việt Nam

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Giáo sư triết học dỏm Nhà gom Lá bàng




Cũng Fê, cũng Blog, cũng lên ngai
Nhà gom Lá bàng, nổ rất oai!
“Triết học dỏm” nghĩ ra kiệt tác,
“Giáo sư chui” lộ mặt anh tài!
Lần lưng mẹ đĩ ba đồng kẽm
Mót bụng thầy cu mấy chữ rài!
Đường phố còn toan phơi mặt nhọ
Ô hô! Thiên hạ “nhất danh hài”!

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

HỊCH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ



HỊCH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ





HỊCH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ


Ta cùng các ngươi
Sinh ra phải thời bao cấp
Lớn lên gặp buổi thị trường.
Trông thấy:
Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người
Scôtlen dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo.
Thật khác nào:
Đem cổ tích mà biến thành hiện thực
Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ, mà vẫn chỉ hơn Lào, hao hao Băng la đét.
Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng.
Các ngươi ở cùng ta,
Học vị đã cao, học hàm không thấp
Ăn thì chọn cá nước, chim trời
Mặc thì lựa May Mười, Việt Tiến
Chức nhỏ thì ta… quy hoạch
Lương ít thì có lộc nhiều.
Đi bộ A tít, Cam ry
Hàng không Elai, Xi pic.
Vào hội thảo thì cùng nhau tranh luận
Lúc tiệc tùng thì cùng nhau “dô dô”.
Lại còn đãi sỹ chiêu hiền
Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, ai cũng có phần, không nhiều thì ít.
Lại còn chính sách khuyến khoa
Doanh nghiệp, giáo viên, trí thức, nông dân nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng.
Thật là so với:
Thời Tam quốc bên Tàu, Lưu Bị đãi Khổng Minh,
Buổi hiện đại bên Nga, Pu tin dùng Mét vê đép,
Ta nào có kém gì?
Thế mà, nay các ngươi:
Nhìn khoa học chậm tiến mà không biết lo
Thấy công nghệ thụt lùi mà không biết thẹn
Giáo sư ư? Biết “Thần đèn” chuyển nhà mà chẳng chạnh lòng
Tiến sỹ a? Nghe “Hai lúa” chế tạo máy bay sao không tự ái?
Có người lấy nhậu nhẹt làm vui
Có kẻ lấy bạc cờ làm thích
Ham mát xa giống nghiện “u ét đê”
Ghét ngoại ngữ như chán phòng thí nghiệm
Chỉ lo kiếm dự án để mánh mánh mung mung
Không thích chọn đề tài mà nghiên nghiên cứu cứu
Ra nước ngoài toàn muốn đi chơi
Vào hội thảo chỉ lo ngủ gật
Bệnh háo danh lây tựa vi rút com pu tơ
Dịch thành tích nhiễm như cúm gà H5N1
Mua bằng giả để tiến sỹ, tiến sy
Đạo văn người mà giáo sư, giáo sãi.
Thử hỏi học hành như rứa, bằng cấp như rứa, thì mần răng hiểu được chuyện na niếc na nô?
Lại còn nhân cách đến vậy, đạo đức đến vậy, thì có ham gì bút bút nghiên nghiên.
Cho nên:
“Tạp chí hay” mà bán chẳng ai mua
“Công nghệ tốt” mà không người áp dụng.
Đề tài đóng gáy cứng, chữ vàng, mọt kêu trong tủ sắt
Mô hình xây tường gạch, biển xanh, chó ị giữa đồng hoang.
Hội nhập chi, mà ngoại ngữ khi điếc, khi câm?
Toàn cầu chi, mà kiến thức khi mờ, khi tỏ?
Hiện đại hóa ư? vẫn bám đít con trâu
Công nghiệp hóa ư? toàn bán thô khoáng sản
Biển bạc ở đâu, để Vi na shin nổi nổi chìm chìm?
Rừng vàng ở đâu, khi bô xít đen đen đỏ đỏ?
Thật là:
“Dân gần trăm triệu ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”!
Nay nước ta:
Đổi mới đã lâu, hội nhập đã sâu
Nội lực cũng nhiều, đầu tư cũng mạnh
Khu vực có hòa bình, nước ta càng ổn định
Nhân tâm giàu nhiệt huyết, pháp luật rộng hành lang
Thách thức không ít, nhưng cơ hội là vàng!
Chỉ e:
Bệnh háo danh không mua nổi trí khôn
Dịch thành tích chẳng làm nên thương hiệu.
Giỏi mánh mung không lừa nổi đối tác nước ngoài
Tài cờ bạc không địch nổi hắc cơ quốc tế.
Cặp chân dài mà nghiêng ngả giáo sư
Phong bì mỏng cũng đảo điên tiến sỹ.
Hỡi ôi,
Biển bạc rừng vàng, mà nghìn năm vẫn mang ách đói nghèo
Tài giỏi thông minh, mà vạn kiếp chưa thoát vòng lạc hậu.
Nay ta bảo thật các ngươi:
Nên lấy việc đặt mồi lửa dưới ngòi pháo làm nguy;
Nên lấy điều để nghìn cân treo sợi tóc làm sợ
Phải xem đói nghèo là nỗi nhục quốc gia
Phải lấy lạc hậu là nỗi đau thời đại
Mà lo học tập chuyên môn
Mà lo luyện rèn nhân cách
Xê mi na khách đến như mưa
Vào thư viện người đông như hội
Già mẫu mực phanh thây Gan ruột, Tôn Thất Tùng chắc cả trung đoàn
Trẻ xông pha mổ thịt Bổ đề, Ngô Bảo Châu cũng dăm đại đội
Được thế thì:
Kiếm giải “Phiu” cũng chẳng khó gì
Đoạt Nô ben không là chuyện lạ
Không chỉ các ngươi mở mặt mở mày, lên Lơ xút, xuống Rôn roi
Mà dân ta cũng hưng sản, hưng tâm, vào Vi la, ra Rì sọt.
Chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu
Mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng,
Chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí,
Mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm.
Chẳng những tên tuổi ta không hề mai một,
Mà thương hiệu các ngươi cũng sử sách lưu truyền.
Trí tuệ Việt Nam thành danh, thành tiếng
Đất nước Việt Nam hóa hổ, hóa rồng
Lúc bấy giờ các ngươi không muốn nhận huân chương, phỏng có được không?
Nay ta chọn lọc tinh hoa bốn biển năm châu hợp thành một tuyển, gọi là Chiến lược
Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này theo lời ta dạy bảo thì suốt đời là nhà khoa học chính danh.
Nhược bằng không tu thân tích trí, trái lời ta khuyên răn thì muôn kiếp là phường phàm phu tục tử.
Vì:
Lạc hậu, đói nghèo với ta là kẻ thù không đội trời chung
Mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn trừ hung, không lo rửa nhục
Chẳng khác nào quay mũi giáo mà đầu hàng, giơ tay không mà thua giặc.
Nếu vậy rồi đây khi nước Việt hóa hổ, hóa rồng, ta cùng các ngươi há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất này nữa?
Cho nên mới thảo hịch này
Xa gần nghiên cứu
Trên dưới đều theo!


T/g: Phạm Xuân Cần - Nguồn: Facebook

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Tiên Lãng Đại Cáo "Hịch anh Vươn"


Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân đội, công an lo trừ bạo
Như nước Việt Nam ta từ trước
Vốn giành nền độc lập đã lâu
Núi sông, đồng ruộng đã chia
Từ Bắc chí Nam đã ổn.

Từ Hồ, Huỳnh, Tôn, Nguyễn bao đời xây nền độc lập
Đến Lê, Trần, Nguyễn, Trương mỗi người đầu nước một thời
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.
Cho nên:

Mai Văn Dâu tham công nên thất bại;
Trần Dụ Châu thích lớn phải tiêu vong;
Vinashin bắt sống Thanh Bình
Tòa Sài Gòn giết tươi Kim Phượng
Việc xưa xem xét,
Chứng cứ còn ghi.

Vừa rồi:

Nhân luật đất chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cẩu quan thừa cơ gây hoạ
Bọn giang hồ còn ỷ thế làm càn
Ép dân đen mất đất phải vào tù
Vùi con đỏ hết nghề đi cầu thực
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
...

Anh Vươn:

Xã Vinh Quang dấy nghĩa
Huyện Tiên Lãng nương mình
Ngẫm cướp ngày há đội trời chung
Căm mọt nước thề không cùng sống
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn lấn biển, sách thủy nông suy xét đã tinh,
Ngẫm trước đến nay, lẽ kinh tế đắn đo càng kỹ.
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi
Vừa khi thu hoạch đến tay,
Chính lúc ruồi xanh kéo tới.

Lại ngặt vì:

Minh chúa như sao buổi sớm,
Liêm quan như lá mùa thu,
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
Tấm lòng lấn biển, vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông,
Đắp đập, đắp đê, thường chăm chằm mỗi mùa bão tới.

Thế mà:

Trông người, người càng vắng bóng, mịt mù như nhìn chốn bể khơi.
Tự ta, ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối.
Phần vì giận quân thù ngang dọc,
Phần vì lo vận nước khó khăn,
Hải Phòng Thành tiền hết mấy tuần,
Tiên Lãng Huyện người không một đội.
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng trí khắc phục gian nan.
Nhân dân bốn cõi một nhà, mạng xã hội ngọn cờ phấp phới
Báo chí một lòng giúp sức, hoà nước đầm chén rượu ngọt ngào.
Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh,
Anh em mai phục, lấy ít địch nhiều.

Trọn hay:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Quyền lực thứ 4 sấm vang chớp giật,
Mạng xã hội chém trúc chẻ tro bay.
Sĩ khí đã hăng
Tinh thần càng mạnh.
Trung Thoại, Văn Hiền nghe hơi mà mất vía,
Hữu Ca, Văn Liêm, nín thở cầu thoát thân.
...

Bó tay để đợi bại vong, giặc đã trí cùng lực kiệt,
Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công.
Tưởng chúng biết lẽ ăn năn nên đã thay lòng đổi dạ
Ngờ đâu vẫn đương mưu tính lại còn chuốc tội gây oan.
Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác,
Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian.

Bởi thế:

Thằng nhãi con Phích, Hiền múa mép không ngừng
Đồ nhút nhát Thoại, Ca đem dầu chữa cháy
...

Ngày mồng năm, xã Vinh Quang, hoa cải nổ rền
Ngày mười hai, họp báo UB, Văn Hiền phá nhà còn cãi
Ngày mười hai, Văn Phích đổ vấy Văn Anh nhầm lẫn
Ngày mười bảy, Phó Tổng Trung Thoại gắp lửa bỏ tay dân
Thuận đà báo chí đua nhau hỏi xoáy
Bí nước giặc đáp xoay tựa chửi nhau
Lại thêm trên mạng bốn mặt ép thêm
Hẹn cùng đầu năm diệt giặc
Phóng viên kén người hùng hổ
Biên tập chọn kẻ vuốt nanh
Bài ra mãi, sâu mọt có nhờn?
Nước khuấy động, quan trên đã tỏ?

Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Cơn gió to trút sạch lá khô,
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.
Trái, phải hai lề góp sức ra tay,
Blog, Forum cũng không kém phần sôi nổi
Vinh Quang, Tiên Lãng, giang hồ ra chặn đầy đường
Hải Phòng, Việt Nam, phóng viên cũng không nao núng.
Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi,
Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ

Bị đánh khắp nơi, quan Hải Phòng đề nghị báo ngừng tin
Thua ở truyền thông, báo bản địa đường cùng đăng nhảm
...

Lũ cẩu quan thất thế, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Nhưng ỷ thế bao che, vẫn lộng hành cho lũ sài lang
...

Xã tắc bao giờ vững bền?
Giang sơn bao giờ đổi mới?
Càn khôn bĩ, thái khi nào?
Nhật nguyệt hối, minh chưa rõ!
Ngàn năm vết nhục nhã chưa tan
Muôn thuở nền thái bình đe dọa!
Mong trời đất tổ tông linh thiêng lặng thầm phù trợ chúng con!

Than ôi!

Một lần hi sinh mìn nổ
Nên công oanh liệt ngàn năm
Bốn phương biển cả dõi theo,
Mong được duy tân khắp chốn.

Xa gần bá cáo,
Ai nấy đều hay.


Nguồn: Tác giả vô danh trên internet.

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Hịch… nhà báo




Tác giả: Vũ Ba Lan (Báo Lao Động)


Chúng ta cùng sinh ra giữa thời báo chí còn bao cấp! Lớn lên gặp buổi báo chí hội nhập thị trường! Ngó thấy một số ít phóng viên tiêu cực đi lại rong chơi ngoài đường, cố tình uốn cong ngòi bút để đòi tiền vàng, đem uy danh nhà báo bắt nạt cơ sở đòi hối lộ. Lại cậy thế phóng viên, giả hiệu khen chê để thu vét tiền vàng…

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm thức trắng, chỉ căm tức chưa loại trừ được khỏi đội ngũ những phóng viên rởm, những “con sâu” trong làng báo! Dẫu cho trăm đêm ròng thức trắng, nghìn ngày nghĩ cách phòng ngừa, làm cho sạch đội ngũ báo chí, nếu ta có làm sao, ta cũng cam lòng!…

Chúng ta đã cùng nhau chăm lo nghề báo đã lâu ngày. Không có ăn thì được cho cơm, không có mặc thì được cho áo; ốm đau thì có bảo hiểm y tế; cán bộ nhỏ thì được thăng chức, lương ít thì được tăng lương; thiếu máy ảnh, máy quay, máy fax, điện thoại, thì được cấp đủ; đi bộ đã có Honda và xe hơi đời mới, đi trên không đã có máy bay…

Nay một số các ngươi ngồi nhìn tệ tham nhũng, buôn lậu làm nghèo đất nước mà không biết lo, thấy giặc “nội xâm” nhởn nhơ thách thức ý Đảng, lòng dân mà không biết thẹn! Thấy bọn tiêu cực ngang nhiên vi phạm pháp luật mà không biết tức! Thấy bao tệ nạn xã hội làm nhức nhối lòng dân mà không biết căm!… Hoặc lấy nghề báo chí làm chỗ an nhàn, hoặc lấy thú văn thơ làm nơi tiêu khiển, hoặc lo làm giàu bất chính mà quên đạo đức người làm báo, hoặc bị đồng tiền cám dỗ mà không viết thẳng ngay…

Nếu không có sự đóng góp của giới báo chí thì thử hỏi, dân ta làm sao biết hết các chủ trương đường lối; công cuộc xây dựng đất nước sẽ ra sao nếu một ngày thiếu vắng thông tin? Mánh khoé kiếm tiền của một số ít phóng viên tiêu cực không thể làm cho tiêu cực mất hết, bài báo sai sẽ làm cho sự thật rối tung!… Dẫu rằng, tiền lắm, vàng nhiều, nhưng khi đã mất thanh danh khôn chuộc! Vả lại, ai uốn cong ngòi bút thì lương tâm danh dự cũng teo dần! Tiền của tuy nhiều nhưng không mua được danh dự đã mất, tài năng phải có nhưng lương tâm, đạo đức nhà báo lại cần hơn!…

Viết vì động cơ không trong sáng lại làm cho tiêu cực sinh sôi… Lúc bấy giờ, thử hỏi kỷ cương, phép nước muốn được giữ vững; nội lực nhân dân muốn được phát huy; đạo lý, truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc muốn được kế thừa và phát triển; nhà báo chân chính muốn được tôn vinh – có còn được không? Tất cả đều phụ thuộc vào đạo đức, tài năng, lương tâm và dũng khí của chính chúng ta – những người làm báo chân chính…

Vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh – xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì danh dự và trách nhiệm của nhà báo, ta viết ra bài hịch này để chúng ta cùng nhau hiểu lòng dân!

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Hội Nhà văn ngâm khúc





 Nguyễn Duy 



Thuở trời đất lên cơn đại hội
dân làng văn lắm nỗi truân chuyên
xanh kia thăm thẳm tầng trên
vì ai xa cách cho nên nỗi này

Trống Hà Thành lung lay bóng nguyệt
sương Ba Đình mờ mịt thức mây
mấy lần nghị quyết trao tay
đêm đêm bàn bạc định ngày khai trương

Phút khởi sự hội trường ngơ ngác
bác Đông Hoài giảng Mác – Lê Nin
nhà văn phải có niềm tin
đổi mới dân chủ lại thêm kết đoàn


Hội bảo thọ tràng giang hùng biện
tới Bắc Kinh bàn chuyện Xô Nga
chập trùng tư tưởng gần xa
đứt thôi lại nối thấp đà lại cao

Tao ngộ chiến ào ào sấm nổ
tưởng cơ đồ sụp đổ tới nơi
ối giời ơi bác Sáu ơi
nhà ta nó phá tan rồi còn đâu

Trang giấy trắng một màu quan ải
oan khiên này biết giãi cùng ai
chỉ vì mấy đứa đơn sai
văn đàn bỗng hoá văn đài phải chăng?

Nguyễn Khải lặn mất tăm đâu đó
Chính Hữu chờ sóng gió qua mau
Bùi Bình Thi rút ván cầu
PhạmTiến Duật lủi đi đâu mất rồi

Chàng Hữu Thỉnh dở cười dở khóc
Ngọc Tú nàng bứt tóc vò tai
Đỗ Chu tế ngựa vòng ngoài
gặp ai cũng hỏi rằng ai nhớ mình

Mặt Anh Đức vênh vênh vẹo vẹo
mắt đăm đăm liếc xéo hội trường
Phạm Tường Hạnh vứt văn chương
vọt lên đánh hụt một đường đại đao

Trần Độ biến nơi nào chẳng thấy
thấy phất phơ có mấy tờ thư
phấp pha phấp phới ngôn từ
đoàn chủ tịch cứ ậm ừ mần thinh

Lương Qui Nhân ngồi im thin thít
ghế cao cao nóng đít Tiến Lê
Chu Văn thủ thỉ Ý Nhi
lâu lâu lại lé mắt về Lê Minh

Nguyễn Văn Hạnh một mình một ngựa
phá trùng vây ở giữa sa tràng
quyết lòng mở ruột phơi gan
đã vì đồng đội gian nan sá gì
Biết cứu nạn lắm khi mắc nạn
tâm huyết nhiều mất mạng như không
Thùy Mai nước mắt lưng tròng
cõng Bùi Minh Quốc qua vòng hiểm nguy

Tô Nhuận Vĩ tức thì gượng dậy
Sông Hương vừa bị gãy xương hông
Ngọc Tường đối trọng khoảng không
Khoa Điềm tấm tức tấc lòng băn khoăn

Mai Ngữ sử dao găm súng lục
Mắt Liên Nam đùng đục điên điên
quay cuồng một trận Quốc Liên
Thu Bồn nộ khí xung thiên tung hoành

Trần Mạnh Hảo ành ành hỏa pháo
Diệp Minh Tuyền Vũ Bão xuất chiêu
Võ Huy Tâm tuổi về chiều
chấn hưng phong hoá cũng liều tấm thân

Phong Lê nổi rần rần lửa giận
đốt túp lều lý luận con buôn
thình lình hiện một Thu Hương
phăm phăm thân gái dặm trường xông pha

Câu thơ luống đắn đo chẳng viết
viết cho ai, ai biết mình đây ?
Nguyễn Duy líu lưỡi chau mày
một phen sống sót là may lắm rồi

Ngoảnh cổ lại ngùi ngùi nhỏ lệ
thảm thương thay huynh đệ tương tàn
chỉ vì mấy mống bút gian
mà nên tao tác cả làng văn ta

Quần hùng bỗng chia ra hai phái
phái vui tươi và phái hằm hằm
phái hằm hằm mặt nhăn nhăn
chỉ thêm khốn khổ nhọc nhằn mà thôi

Phái vui tươi nói cười hể hả
mặc bia hơi đóng giả bia chai
rằng chai thì thật là chai
rót ra ấm ấm khai khai cũng tình

Mẹ và em đều xinh đẹp cả
Mây mỡ gà, Mỹ Dạ thướt tha
Khánh Linh đỏ tựa ráng pha
Anh Thơ áo trắng như là tuyết in

Xuân Cang cứ im lìm gang thép
Nguyên Ngọc cười toe tóet rất tươi
Hồ Phương tới tới lui lui
đầu đội mũ cối mình ngồi Pơ – giô

Bằng Việt khéo ngơ ngơ ngác ngác
Lê lựu nhìn nhớn nhác không yên
Hữu Mai thắc thỏm đứng tim
khấn Ông Cố Vấn ở trên lưng trời

Sân khấu chuyển sang hồi bầu cử
vận động ngầm, ấm ứ nhỏ to
nhà văn thì cứ tự do
thằng nào xứng đáng ta cho vào hòm

Hòm phiếu đỏ niêm son đã mở
có Hữu Tòng đả hổ trưởng ban
giáo gươm xếp lại hai hàng
phiếu bầu cao nhất về Quang Sáng rồi
Phút ngờ nghệch bồi hồi cởi mở
thở đánh phào hớn hở tin yêu
dẹp đi cái cuộc liêu xiêu
tiếng gươm khua tiếng thơ kêu xé lòng

Đại hội đã thành công tốt đẹp
ban chấp hành đứng xếp hàng ra
Tổng thư ký của hội ta
tướng công vốn có hiệu là Văn Ngan
Lời chia biệt hàng hàng châu ngọc
tiếng cười chen tiếng khóc lâm li
nghẹn ngào kẻ ở người đi
lặng nghe bác Nguyễn Đình Thi tiễn mình…

1989
( Đại hội 4)

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

TÂM SỰ CỜ VÀNG



Lại hết một năm sống tha hương.
Băm mấy xuân qua vẫn đọan trường.
Cộng sản vẫn còn, ta chưa chết.
Nhưng biết bao giờ thấy cố hương?
Quốc hận hằng năm vẫn nhớ ngày
Ôm niềm uất hận lết sang đây,
Ngày xưa nhớ cái năm năm bốn
Cũng tại cộng nô phải chạy dài.
Số kiếp di cư đến hai lần
Hai lần nhưng vạn nỗi gian truân.
Lần sau còn nhục hơn lần trước,
Vứt cả ba lô cởi cả quần.
Cũng tại ta xui mới thế này
Thầy ta đừng chạy chúng biết tay
Phải chi thầy thí vài trăm triệu
Đâu phải chạy te vứt cả giày.
Dù bỏ chạy te vứt cả giày.
Nhưng ta nào có sợ chúng bay.
Chẳng qua cũng chỉ vì thời vận
Tại số nên ta mới như vầy.
Ta quyết không quên mối hận này.
Con không làm được cháu ta thay
Cờ vàng ta phất không ngừng nghỉ.
Rồi sẽ có ngày chúng biết tay
Ta vẫn cờ vàng vẫn duyệt binh
Vẫn hát vang lên khúc quân hành
Để cháu con ta luôn ghi nhớ
Hình ảnh hào hùng lớp cha anh.
Dù là quần áo chợ si đa
Dù chẳng súng gươm cũng gọi là
Quân đội cộng hòa thời oanh liệt,
Để ta ôn lại quãng đời ta.
Ta phất cờ vàng giữa cờ hoa
Cờ hoa cứu giúp chở che ta
(Không có cờ hoa ta lạnh gáy
Cộng sản rập rình rét bỏ cha.)
Nhớ về hòn ngọc viễn đông xưa
Nơi ta hoan lạc suốt bốn mùa
Tên em ngày ấy không còn nữa
Còn lại nơi này cái little.
Thế mà chúng cũng chẳng buông tha.
Theo đến nơi này xứ cờ hoa.
Cái little kia nào có tội
Chúng cũng vặt luôn tức bỏ bà.
Mấy chục năm ròng giữa chốn đây.
Eo phe (welfare) vẫn lãnh vẫn ăn mày.
Phút tem (food stamp) không có đời ta tận
Bởi thế cho nên phải lụy thầy.
Ta chạy sang đây đã cùng đường
Thế nên ta vẫn phải khói hương
Tâm nguyện khấn cầu ông thánh Mỹ
Phù hộ ta tròn mộng hồi hương.
Thầy ta ta dựng tượng phụng thờ
Cũng vì ơn nghĩa những năm xưa
Thế mà chúng bảo “quân chơi đĩ ”
Năm mươi tám vạn hồn có biết chưa
Hỡi chúa hỡi thần hỡi Ala
Hỡi Mô ha mét hỡi Di đà,
Cộng nô láo xược không vặn cổ
Lại cứ vặn nhầm cổ chúng ta.
Thà ta nô lệ xứ cờ hoa
Quyết không về lại chốn quê nhà
Làm mướn, cu li, hay rửa chén,
Rửa đít cho thầy cũng sướng cha.
Rửa đã bao năm rửa mòn tay,
Nhưng vẫn không quên rửa hận này.
Đời ta không được, đời con cháu,
Quyết diệt cho tiêu bọn chúng mày.
Trung cộng âm mưu chiếm Trường Sa.
Đã lâu mới có dịp hò la.
Cầu trời nó chiếm luôn Hà nội.
Cho đáng bọn mày hả dạ ta.
Trung cộng to đầu thế mà ngu.
Đất liền không lấy lấy san hô.
Sao bay không chiếm luôn cả nước,
Chẳng lẽ bọn mày sợ chúng ư.
Bay cứ đánh đi có chúng tao
Tuy tao chẳng có tí quân nào
Nhưng tao có cái mồm to khỏe.
Chống cộng nhưng tao khoái ba tàu.
Ta có cờ vàng có ống loa
Có kèn có trống có cờ hoa.
Tuy hô đả đảo thằng trung cộng
Nhưng chống chỉ là Cộng xứ ta.
Chẳng lẽ xuống đường chống tụi bay
Mà không đả đảo thật hăng say.
Thì ai mà biết ta yêu nước.
Nhưng tấm lòng ta khoái chúng mày.
Hàng hóa Việt Nam bán dẫy đầy
Nhưng ta cương quyết phải tẩy chay
Thà ta ủng hộ hàng tàu chệt
Cho lũ cộng mày chết trắng tay.
Nhớ nước ta càng thêm uất ức,
Thương nhà tiếc mãi cái vila.
Sang đây cam phận thằng ở đợ
Cũng tại bọn mày lũ cộng nô
Lạy thánh A la lạy chúa tôi
Con chống bao năm quá đuối rồi
Sức kiệt lực tàn đành chống gậy.
Nay còn chỉ mỗi cái mồm thôi.
Xin chúa hộ phù lũ chúng con
Vặt cho chết hết lũ tham tàn
Mai này phục quốc con xây tượng
Xây nhà thờ mới đẹp to hơn.
***
Mấy chục năm ròng giữa chốn đây.
Bưng bê rửa bát đã bao ngày.
Vẫn chưa rửa được niềm căm hận
Ôi biết sao vơi mối thù này.

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Mai Đây, Xứ Việt!



"Thượng Đế hỡi! tôi cúi đầu trả lại..."
Những hình hài đau khổ mấy lâu nay
Hai nghìn năm nhân loại muốn nói gì
Xin chớ để hận thù xưa sống dậy

Vườn Eden quả cây nào, ai hái
Lỡ một lần sao vướng mãi hôm nay?
Đất nước tôi mang lắm nỗi đọa đày
Can chi đến tuổi thơ trên xứ Việt?

Rừng Trường Sơn, biên thùy đau da diết
Với nghìn năm phương Bắc đánh liên miên!
Bằng trăm năm người Pháp? cũng ưu phiền!
Bao lâu nữa bình an lên xứ mẹ?

Tôi không muốn như ma Hời kể lể
Đèo Cù Mông cô Chiêm nữ xuôi về
Nghe Đồ Bàn, thành quách dưới sương mê
Đêm lặng gió, Chiêm vương không còn nữa.

Nếu là thế, Việt Nam không lần lữa !
Hết chiến tranh, xin giữ nét yên bình
Chào hận thù, chào tất cả u minh
Khi nó đã lăn dài hơn thế kỷ.

Bao nhiêu hử, bomb mìn từ Châu Mỹ
Và Âu Châu sang tận nửa tinh cầu
Trung Cộng từng hữu nghị luôn câu
Nay nó cũng chẳng cần tư cách ấy!

Nó gừm hằng nhiều năm, sang để "dạy"
Rằng Việt Nam đâu há dễ xem thường
Khổ một điều dân tôi mãi vấn vương
Thù hận cũ cứ đeo hoài, sẽ khổ.

Giặc ngoài biết, đấy là điều xấu hổ
Nhưng dân tôi, nuôi hận mãi muôn đời?
Hận thù nhà, hận cả núi sông ơi?!
Nghe khổ sở, nghèo nàn là khoái bụng?





Nếu chẳng thế sao kêu gào đa chủng
Chớ bang giao, ngưng du lịch nơi này (VN)
Có người thì mạ lị Việt Nam tôi
Thế giới bĩu, "quái thai" lên xứ mẹ?!

Từ mấy độ anh xa nhà có lẽ
Quên quê hương, quên hết cả đôi miền
Quên bầu trời khi trưởng dưỡng khôn lên
Bơ sữa thấm nên chẳng cần đất Việt?

Làm hì hục phải chăng ơi tha thiết
Kiếm cơm ăn nhà ở xứ quê người
Những sang giàu xô loé mắt đôi mươi
Nhưng suýt mãn kiếp người sao nỡ phụ?

Việt Cộng kìa, Mác, Lê đem bỏ tủ
Những "chiến công" đã phỉ chí lâu rồi
Pháp đầu hàng, Mỹ rút, Việt Nam ôi
Chừ ném hết, chỉ chừa, đây: giống Việt.

Ừ, còn nữa, Vatican nay có biết
Đất nước tôi đã nếm đủ, dư thừa
Những hình hài bi lụy thuở năm xưa
Khi Pháp đến, vì do ai vậy hả?





Nếu mai đây, khi bang giao nghiệt ngã
Nhớ cho rằng sĩ, thức, khác năm xưa
Không khom lưng, không tôi mọi đã vừa -
Kể từ lúc thứ 3 thiên niên kỷ!

Chẳng được thế, chả còn gì xứng hỷ (hợp với niềm vui)
Là văn minh, bình đẳng, với nhân quyền
Rằng lương tri, con cháu giống Rồng Tiên
Đâu nỡ để thói sơ hoang ngoái lại?



Trần Quang Diệu

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

Khác biệt gốc rễ ảnh huởng đến các chính sách chính trị - giữa các đạo thờ Chúa độc thần






Mike Wilson



Có sự khác biệt gốc rễ
giữa các đạo thờ chúa độc thần (Yahweh, Dê Hô Va, Allah)
và các tôn giáo lớn như đạo phật, đạo Ấn, đạo Lão, đạo Nho :

trong đạo chúa họ dạy rằng
linh tánh là món quà được "ban cho"
qua cách ăn thịt chúa và uống máu chúa
- nếu ai không tin chúa thì không có linh tánh ấy
và sẽ không lên được thiên đàng để ở cùng chúa

Nếu ai giết người
để vinh danh chúa của họ
thì lại càng chóng được lên thiên đàng
để chiêm ngưỡng dung nhan thánh chúa (!)

các thánh chiến vì lí do bắt con tin cải đạo
cùng các ghi chép trong Kinh Cựu Ước
là minh chứng của lịch sử

Mặt khác :

Đạo phật và đạo Ấn (và ngay cả đạo Lão và đạo Nho) dạy rằng
linh tánh là căn tánh (lương tri) tự tại, bất sanh bất diệt
tuyệt đối bình đẳng và đại đồng trong mỗi cá thể

vì bị phàm tâm phàm trí che khuất
nên cần phải được khai ngộ, giác ngộ

khi đã giác ngộ rồi
thì linh thức siêu vượt tội lỗi
siêu vượt cả sáu cõi càn khôn luân hồi lục đạo

ung dung tự tại, hiện hữu vĩnh hằng
muốn đi đâu thì đi , ở đâu thì ở
như lời Đức Phật dạy trong Kinh Vô Lượng Thọ

chính vì giáo thuyết "ban cho, xin cho"
của các đạo độc thần thờ chúa,
mà các thế lực thần quyền thế tục
có cơ hội nô lệ hóa tâm thức con người
để tạo tội ác trên thế gian
cho máu chảy thành sông, xương chất thành núi

khắp toàn cầu
giáo thuyết này cũng ảnh huởng đến
các chính sách chính trị thế tục cuồng chiến (fanatic militarism) của họ

Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Thơ dành cho chống cộng Hải ngoại


1.

Rằng “tôi phải sống” để làm tiền
Ăn bám cộng đồng suốt mấy niên
“Đòi lại Sài Gòn” bằng nước bọt
“Phục hưng Quốc Tổ” khổ con chiên.
Giữa bầy chính khứa mồm leo lẻo,
Một lão quạ đen mắt láo liên.
Huyền thoại đấu tranh không mệt mỏi
Nghề riêng gây quỹ sướng như tiên
2.

Mượn cái danh xưng tính gạt lường
Rình rình chực móc túi đồng hương
Phong trào bức tử… niềm tin tưởng,
Lực lượng kéo lê… nỗi đoạn trường.
Mục vụ “cứu dân” chưa bế mạc,
Chiêu bài “cứu quốc” lại khai trương.
Diễn lui diễn tới trò gây quỹ
Mặt nạ rớt rồi lũ bất lương!




HỒ CÔNG TÂM

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Tiễn ... "Quê choa"


Thiên Lý



“Lập phò” thôi đã toi rồi,
Rót ly trà nóng ngậm ngùi lòng ta...
***
Nhớ cái lúc “quê choa” ngày trước,
Thời gian lao cùng các “Bạn văn”
Sum vầy chung cảnh khó khăn,
Mà sao cái nghĩa cái tình đầy vơi?
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Xu hào reo róc rách túi quần;
Cùng nhau tầng gác ghếch chân,
Chén anh chén chú bội phần say sưa;
Cũng có lúc buổi trưa cùng nhịn,
Chén trà suông rót tiễn bạn văn;
Có khi phê phán nhung nhăng,
Có khi bốc phét khen xằng lẫn nhau;
“Ký ức vụn” chụm đầu cùng đọc,
Dẫu còn nhiều dung tục, đời thường;
Bi hài xen lẫn yêu thương,
Buồn vui chia sẻ quê hương Ba Đồn...

***
Kể từ lúc bị ...ồn nó ám,
Bọ đua chen theo “rận” học đòi;
Chân teo, đầu cũng teo rồi,
"Chim to chắc đéo gì đời đã hay" (*)
Theo đuôi “rận” múa tay trong bị,
Đòi tặng hoa con khỉ Bùi Hằng;
Có khi bình loạn lăng nhăng,
Ấm a ấm ớ như thằng Việt gian;
Cũng có lúc vơ càn nói láo,
Mở miệng ra ngậm máu phun đời;
Có khi "món khắm" (*) dọn mời,
"Thuần bọ" thì giảm, thuần giòi thì tăng;
Ai chẳng muốn công bằng, dân chủ,
Chả phải riêng mình chú bất ưng...
Việc gì phải tửng từng tưng,
Nói năng nhăng nhít như thằng thần kinh;
Sao chẳng nhớ nghĩa tình sau trước,
Chú nên người nhờ nước nhờ dân...
***
Rượu ngon thôi đãi bạn đần
Không mua là bởi cóc cần phải mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo mà viết,
Viết đưa ai, ai thiết chi mô
Được tin chẳng nỡ hoan hô,
Thôi đành soạn lại câu thơ làm nhàm
Ai chán ngán dẫu van chẳng được,
Ta tuy thương, cũng mặc kệ ai...
***
Buồn trông “chiếu rượu” giờ đây,

"Nhốt đời trong kẹt" (*)… biết ngày nào ra ..
-------------
(*) Vốn là các tiêu đề của vài entry trên blog Hòa Bình.

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

LỜI CẦU NGUYỆN CỦA VIỆT GIAN MỖI SÁNG




Kính lạy nước Mẽo

Xin cho con được lái những xe tank tấn công, bắn phá chùa chiền và dân lành,
Để con chở vũ khí về tàn phá quê hương Việt Nam chúng con,
Cho con có đủ năng lực để đào mổ cuốc mả tổ tiên Lạc Việt.
Bởi vì con mang dòng máu Việt, nhưng quốc tịch MẼO

Lạy nước Mẽo lòng thành
Cho được lái những chiếc phi cơ thượng hạng,
để rải chất độc giết chết đồng bào Việt chúng con,
để ném bom tàn phá những vùng đất quê hương mà nước Mẽo đã từng bỏ chạy

Con xin dâng trọn đời này cho Mẽo quốc
ngoại trừ vợ và tiền của chúng con.

Lạy Mẽo lòng lành,
Cho con biết sủa những lời phản quốc như  Chó,
Cho con tàn phá văn hoá truyền thống của tổ tiên.
Cho con chà đạp và đánh phá Cộng Sản, vì những người Cộng Sản không có niềm tin mù quáng như chúng con…
Chúng con - những đứa con Việt vong bản – không thể đứng vững trong lòng dân tộc Việt; Xin Mẽo hãy cho con có khả năng uốn lưỡi nói xấu Việt Nam.

Chúng con quyết tâm biến Việt Nam thành lãnh thổ của Mẽo…như người hùng Ngô Đình Diệm và gia đình từng thực hiện.
Chúng con sẽ giết chết các sư Phật giáo không dung tha bằng lời lẽ và hành động…

Lạy Mẽo, xin cho chúng con được bình an từ sáng đến tối. Dân tộc Việt Nam, quê hương Việt Nam… ai bị đói rách, tàn phá kệ họ.

Gâu gâu, chúng con là những người Việt vong bản, mang quốc tịch Mẽo….
Người con của Việt gian!


Khuyết danh

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Thái Hà náo nhiệt giao duyên tân cổ



Thái Hà náo nhiệt tưng bừng
Bởi anh Chí Đậu đang phừng phừng say
Phát động,nhốn nháo phen này
Thánh giá lại được rước ngay về trời
Chỉ thương cho đức thánh lời
Sa tan lợi dụng tơi bời nhiều phen
Mảnh đất là hồn nước thiêng
Mang về La Mã cho riêng chúa mình
Chúa trên thánh gía bực mình
Nếu tau xuống được ,đoạn tình chúng bay
Chẳng qua đinh đóng dính tay
Miệng không mở được lâu ngày hóa câm
Cho nên tau phải khóc thầm
Bởi con chiên chúa ,thờ nhầm Sa tan
Khi xưa gót Pháp ai làm
Dính liền đô hộ Việt nam một thời
Quê hương tang tóc ngút trời
Một trăm năm ấy ai người dễ quên ?
Ngày nay vẫn một nhịp kèn
Kích động quậy phá vì trên chúa trời
Nếu tau ,nói được tiếng người
Phải đi tố cáo những lời Sa tăng
Lợi dụng chúa ,để nhố nhăng
Thần thánh buôn bán ,hoại băng đạo người !
Có ai thương lấy giùm tôi
Tháo đinh ,tôi xuống dậy tôi ,tiếng người ?


Lê Đức Duy

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

NÂNG BI THẰNG CUỘI







Nâng bi "ánh sáng Điếu Cày"

Ro ro bơm thổi, mặt mày đỏ lơ

Những thằng ca tụng ngu ngơ

Thần kinh điên loạn vẩn vơ tầm phào

Ngày xưa giặc Cộng đánh vào

Quân dân đã đổ máu đào thây phơi

Bây giờ những đứa trời ơi

Tung hô thằng cuội, nó cười nhe răng

Cờ Vàng đưa tặng lăng xăng

"Cám ơn" nó đẩy nó quăng trả về

Có nghe cay đắng não nề ?

Sao xưng "chống Cộng" (mà) u mê thế này ?

Nâng bi cuội giữa ban ngày

Thối hoăng cả đám mặt mày nhuốc nhơ

Tức mình viết một bài thơ

Đừng khoe "chống Cộng" ù ơ nhục nhiều

"Công lao" thằng cuội bao nhiêu ?

Tung hô điếu đóm nó kiêu quá rồi

Từ tên Bùi Tín lôi thôi

Kim Thành Bùi Thị ỉ ôi ra gì ?

Trần Khải Thanh Thủy cũng đi

Điếu Cày Nguyễn Hải có chi song tàng ?

Xua tay quăng trả Cờ Vàng

Sao không thấy nhục, bớ làng xóm tôi!

Từ nay, cẩn thận với đời

Đưa cờ bừa bãi phải lời khinh chê

Đưa cờ bị trả nhục ghê

Sao không tự trọng, có quê không nào ?

Hỡi anh em, hỡi đồng bào

Xin đừng "chống Cộng" mà sao cù lần!

Nâng bi như thánh như thần

Chúng khinh chúng chửi, chẳng cần nâng bi!



LHBB

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Những dòng thơ tình cảm gửi các nhà rận chủ Việt!







Chiến tranh lùi đã mấy chục năm
Sao lũ gian thâm vẫn ngấm ngầm
Cắn bậy, chửi bậy không biết mỏi
Miệng lưỡi phun trào thứ quỷ ma.

Ngẫm nghĩ từ lúc mới sinh ra
Từ trẻ đến già đã ngâm nga
Nước Việt bốn nghìn năm trường trị
Kẻ thù kinh bạt thế nước ta.

Quá khứ trôi xa, Đảng chỉ ra
Năm châu thế giới bạn bè ta,
Khép lại quá khứ, nâng tầm vóc,
Nước nhà sống lại khí Đông A.

Thế nhưng rận chủ lại lu loa
Tự do, dân chủ Việt Nam ta
Luôn bị cấm đoán, không thoải mái
Để kiếm “Đô lờ” từ “Rận Xa”

Ngẫm nghĩ chết cười với “Rận ta”
Toàn lũ ba hoa, miệng ngậm “cờ”
Đầu óc ngu si hơn “óc chó”,
Tâm hồn mê muội chẳng đường ra.

Trăm nhà “zân chủ” họp gần xa
Kêu gọi Blogger mạng lưới ma
Cúi đầu làm tay sai cho quỷ
Vinh, Chênh, Uyên, Hạnh,..thật tài ba.

Khoác lác, ba hoa dựa HRW
Đạp đầu Mẫu, Phụ, vứt tình thân
Nâng tầm “Rận chủ” lên ngang “Thánh”
Cúng bái linh đình khắp gần xa.

Xếp hàng lũ rận với lũ ma
Hai thứ ngang hàng, phải lứa qua,
Đôi lứa xứng đôi đem kết lại
Chín tầng địa ngục thiên đường xa.

Tỉnh đi lũ “Rận chủ” quỷ ma
Nuốt lắm “Đô lờ” ngẹn chết cha
Buông lời bần tiện, nhân ti tiện
Hậu thế rủa nguyền rửa chẳng ra./.

Trần Ái Quốc

Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Văn tế thập loại giáo ...sư



Khuyết Danh






Tiết quý Thu gió mưa vuồn vuột
Dân quê miềng lạnh buốt xương da
Lập đàn đèn nến hương hoa
Lạy ông tiến sĩ, lạy bà giáo sư.

Bể học vấn hư hư thực thực
Lối quan trường bắc bực gai chông
Vênh vênh một lũ Hội đồng
Phiếu bầu thì có, đầu không có gì.

Không có gì mà gì cũng có
Sự học hàm ngấp ngó đua tranh
Đua tranh thì có giá thành
Mua danh ba vạn, bán danh ba hào.

Nào những kẻ mũ cao áo rộng
Chốn Tam đình ngong ngóng vào ra
Thanh binh chính thị nghiệp nhà
Ô hô mồm giải mép loa cũng tài.

Nào những kẻ miệt mài đèn sách
Đạo văn người chắp nhặt nên câu
Sách người làm mọt làm sâu
Ô hô nhai lại kiếp trâu kiếp bò.

Nào những kẻ tò vò nuôi nhện
Bụng nhện tròn nó quện luôn ông
Ô hô mông quạnh đồng không
Có hương có khói nhưng không bàn thờ.

Nào những kẻ lập lờ đục nước
Hội Tâm linh mưu chước sắp bày
Dị nhân đuổi gió hô mây
Quái nhân múa mép, múa tay, múa tiền.

Nào những kẻ điên điên dại dại
Nay quốc ca mai lại quốc hoa
Ô hô vỏ lựu mào gà
Nước nôi man mác biết là còn không.

Nào những kẻ lưu vong thất thổ
Cõi Tây phương mặt rỗ kỳ khu
Học đòi lí lẽ ba xu
Chõ về đàn gảy tai tru mà rầu.

Nào những kẻ Đông Âu tu luyện
Trợ cấp còm tằn tiện từng khâu
Gái xinh chẳng dám nhìn lâu
Áo phông son Thái khấu đầu bán buôn.

Nào những kẻ cúi luồn thân phận
Tay bút gươm lòng lận bút lông
Ô hô trời đất thấu không
Đô Long hạ bệ, đốc Đông thượng tòa.

Nào những kẻ ghen gà tiếng gáy
Hám vinh danh tháu xoáy công trình
Chưa thôi tranh luận rập rình
Đã lôi nhau đến pháp đình… tội chưa.

Cũng có kẻ thân lừa ưa nặng
Cũng có cha lẵng nhẵng oán ân
Cuốc Liên điện thoại Ma Lân
Đánh rơi thằng nọ, xí phần đứa kia…

Phận bèo bọt thia lia mặt nước
Giang sơn này độc dược tràn lan
Bán buôn sông biển non ngàn
Hồn hề hồn hỡi hồn tan hay còn…