Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Giai cấp Trí thức?




Tự bao giờ cái xứ An Nam này lắm kẻ mặt xệ mồm loe chém gió về Trí Thức cứ như một giai cấp thế nhỉ ?

Tôi xin nói vài điều cho các vị một chút. Khái niệm "giai cấp" được gắn với " phương thức kiếm sống", thằng kiếm sống bằng cách nắm tư liệu sản xuất là một giai cấp , thằng không có tư liệu sản xuất phải đi bán cái dính với bản thân như tài, nghề, sức lao động là một giai cấp. Trí thức bắt đầu là kẻ có học thức. Thằng có học này có thể là một thằng có vốn , nhà xưởng, xí nghiệp ..đi vào làm ông chủ; nhưng một thằng có học khác lại phải đi làm công ăn lương. Nghĩa là thằng trí thức nó không có mối quan hệ trực tiếp - cố định với phương thức sản xuất , cho nên trí thức chỉ là một tầng lớp ( coi như là lực lượng xã hội có nhiều giá trị gia tăng trong phân công lao động của xã hội) .

Do không phải là một giai cấp nên "trí thức" là một thể loại "ba phải" trong cuộc chiến giành quyền lực thống trị XH giữa các giai cấp. ( gọi là "đấu tranh giai cấp").. Một anh trí thức được gọi là có giá trị thì anh ta phải chọn đứng về giai cấp nào và xông pha cống hiến. Loại trí thức rúc đầu vào xó nhà "vui thú điền viên" hay "cáo lão từ quan ở ẩn" không màng sự đời ( xì tai hủ nho ) kỳ thực chả có tí giá trị nào. Lê Nin đã nói "Nếu không nhập cuộc cùng với một giai cấp cụ thể thì người trí thức chỉ là một con số không vô dụng"

Ở một thể chế chính trị nhất định , một xã hội cụ thể đã phân định giai cấp nào là giai cấp thống trị thì "Trí thức" hiển nhiên là sản phẩm được tạo ra bởi giai cấp thống trị. Chuyện là giai cấp nào sau khi giành được quyền thống trị hẳn phải làm đồng thời hai việc: đào tạo tạo ra tầng lớp trí thức của mình và thu nạp những người ủng hộ mình tất nhiên có các anh trí thức.

Trí thức tự nó không bao giờ là một lực lượng cách mạng theo đúng nghĩa ,Trí thức ủng hộ giai cấp nào đều hầu như do lợi ích nhất định và nhất thời chi phối, Trí Thức không có hệ tư tưởng riêng. Như vậy với một Xã hội ổn định ,một nhà nước được xây dựng trên nền tảng quyền lực nhân dân cần lao mấy chục tuổi như Việt Nam thì các anh trí thức là một nhóm lao động trí óc ăn lương đặc thù và phải ....ngoan chứ , sao "chấy thức" Việt Nam nhiều anh loi choi thế ,cứ muốn mần cách mệnh màu , làm nhà "rân chủ" đòi làm bố thiên hạ như một giai cấp xã hội là sao....?

Lý do là đây :

1. Ảo tưởng sức mạnh !!!!

Hai thế kỷ trôi qua kinh tế, khoa học, kỹ thuật.... tất tần tật phát triển ầm ầm, công lao của lớp trí thức toàn cầu dĩ nhiên không cần phải bàn. Điều này dẫn đến một ngộ nhận rằng "trí thức" là công thần của văn minh nhơn loại, thổi phồng vai trò của trí thức và nhiều người phủ nhận sứ mệnh của giai cấp công nhân. Những anh "chấy thức" An Nam sổ toẹt vai trò giai cấp công nhân thì thấy cái điều 4 Hiến Pháp đế chế ta thiệt thốn quá xá. Thế nào mà trí thức lẫm liệt lại để cho băng đảng cần lao lãnh đạo?! Dĩ nhiên phải hiểu các vị lãnh đạo đó đích thị các vị trí tuệ lỗi lạc trong giai cấp công nhân với tư cách người làm công ăn lương nhà nước

2. Ghen ăn tức ở

Các Mác đã nói thằng nào nào nắm kinh tế thì nó thống trị tinh thần. Tụi tài phiệt bên trời Tây nó thống trị hai trăm năm , nó nuôi dạy lớp trí thức của nó, suốt ngày phọt ra hàng đống thứ thơm phức (kỳ thực là tởm lợm ) để PR cho chế độ của nó , đám trí thức ấy gào rú rao giảng ý thức hệ của phương Tây trên phạm vi toàn cầu . Tài phiệt cũng rất hay ở chỗ là nó lùa đám trí thức ra sân khấu chánh trị cho bỏn múa may quay cuồng đủ các kiểu con đà điểu ( quyền lực thực sự vẫn thuộc về đám tài phiệt ).

"Chấy thức" Việt Nam ta không được múa cột như trí thức xứ Tây lông , ghen tị chết được đi ấy.

3. Bất mãn vì bất lực

"Sĩ ,nông, công, thương " thứ bậc ấy tồn tại ở xứ ta ngàn năm, thằng có học oách xà lách phết. Đã thế tụi rợ Thực Dân Pháp - Mỹ nó cũng mất dạy nữa ,nó ban phát giáo dục cho dân An Nam kiểu nhỏ giọt : đào tạo vừa đủ cho bộ máy cai trị. Thế , thời Pháp học tới lớp nhất (lớp 5) đã làm công chức được. Thời Nguỵ học tới 12 thì ghê gớm rồi. Ngày nay Việt Nam người có học có mà đầy. Trí thức Việt Nam giờ không phải thành phần "của hiếm" được hậu đãi cung phụng như hồi Pháp - Mỹ. Dkm , 95% dân số mù chữ thì cử nhơn , tú tài ăn trên ngồi tróc làm bố thiên hạ thôi chứ có gì.

Không lạ chút nào khi "chấy thức" ta suốt ngày than thở nuối tiếc thời "vàng son" thực dân kiểu thất đức như : "chúng ta đã đánh đuổi hai nền văn minh Pháp - Mỹ "

Tóm lại: "chấy thức" An Nam mang những đặc điểm cố hữu của tầng lớp trí thức trong bất cứ một xã hội có giai cấp nào , lại thừa hưởng những đặc điểm của Trí thức Việt Nam dưới thời Phong kiến - thực dân , nếu không tỉnh táo giác ngộ , biết mình là ai thì rất dễ trở nên hợm hĩnh , bố láo , ảo tưởng sức mạnh - vĩ cuồng sinh hoang tưởng. Trong thời đại Việt Nam hội nhập toàn cầu , truyền thông bùng nổ , tự do ngôn luận xả láng, Xã hội nhen nhóm hình thành các nhóm lợi ích thì quá trình hủ hoá , bố đời của "chấy thức" càng dễ và nhanh hơn bao giờ hết. Trong bức thư gởi nhà văn Marxim Gorki, Lenin gọi những trí thức phản cách mạng là "cục phân".

Chấy thức An Nam muốn không là cục phân thì hãy ngoan ngoãn , lao động cống hiến xây dựng Tổ Quốc. Nước ta cần những Trí thức cần cù nghiên cứu luyện kim , sản xuất động cơ ôtô, chế tên lửa , tàu chiến .... Đất nước không cần những" cục phân" ăn tục nói phét , không làm được cái gì suốt ngày viết kiến nghị chống chính sách, đòi được cái này cái kia. Nếu không làm được trí thức có ích , hãy đừng chỏ mồm vào chuyên môn lãnh đạo của các lãnh tụ nước nhà. Tổ Quốc cần các anh ngồi trật tự im lặng ,

Theo Luong Tran

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét