Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

Ba câu hỏi cốt lõi và lạ mà ông Nguyễn Phú Trọng đặt ra tại Hội nghị 10


Tác giả: theo FB Trần Đình Thu
1. Có nên xóa bỏ thành phần kinh tế nhà nước hay không?
2. Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không?
3. Có cần phải sửa đổi điều lệ của Đảng CSVN hay không?
Ba câu hỏi cốt lõi này vừa bình thường vừa không bình thường.
Bình thường ở chỗ không thấy lóe lên cái gì trong câu chữ nhưng không bình thường ở chỗ có những câu hỏi chưa bao giờ hỏi (TĐT)
KD: Có thể nói, đây là một trong số những stt đàu tiên trên mạng FB bình về bài khai mạc của ông Tổng- Chủ tại Hội nghị 10. Tác giả TĐT tóm tắt thành 3 nội dung, vừa mới vừa không mới.
  • Không mới vì nó là những đề tài lâu nay đã được đưa ra trong XH ở chỗ này, chỗ khác, của nhiều trí thức, nhà KH, những ai ai quan tâm tới vận mệnh đất nước- tụt hậu và quá nhiều bất an trước đòi hỏi của sự phát triển trong thế giới hiện đại. Nhưng khá mới, vì nó chính thức được đưa ra trong lời khai mạc tại HN 10 lần này của quan chức lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước. Có những vấn đề thuộc loại cấm kỵ hoặc khá nhạy cảm, rất dễ bị quy chụp. Ví thứ vấn đề thứ 2!
  • Không mới vì nếu quan sát các QG văn minh, phát triển, thì kinh tế thị trường phát triển bao giờ cũng phải tương đồng, tương ứng, tương thích với một thể chế chính trị mà ở đó, không thể tồn tại tư duy kinh tế lỗi thời Xin- cho, ở đó Pháp luật độc lập, thượng tôn. Nhưng mới ở chỗ Kinh tế thị trường VN luôn có cái đuôi định hướng XHCN, tương đồng, tương thích, tương ứng với sự lãnh đạo toàn diện và duy nhất của Đảng CS (kể cả pháp luật cũng nằm dưới chiếu  😀  ). Nhưng tư duy kinh tế Xin- cho của nước Việt đang ngày càng tỏ ra lỗi thời, và là vật cản sự phát triển lành mạnh cho một nền kinh tế. Thì nếu Kinh tế Nhà nước không còn tồn tại (hoặc tồn tại một phần rất nhỏ), thì tương ứng với nó là một thể chế chính trị … ra răng? 
  • Dĩ nhiên, nếu Kinh tế nhà nước thay đổi, kéo theo sự tương ứng của một thể chế, hài hòa và nâng đỡ nhau, thì việc sửa Điều lệ Đảng CS chỉ là hệ quả tiếp theo của hai nội dung cốt yếu nhất
Nhưng vấn đề đặt ra, liệu những ý kiến thẳng thắn, và có phần gai góc do sự khác biệt về nhận thức, tư duy thời cuộc, có bị “chụp” cho những chiếc mũ cũng đầy… gai sắc hay không?  😀  😀  😀
Trí tuệ và sự sáng tạo chỉ có thể thăng hoa trên nền tảng một môi trường XH thực sự dân chủ, vì lợi ích QG. Và ngược lại, nó sẽ lụi tàn trên nền tảng một đời sống XH những toan định kiến, tư duy áp đặt kiểu “kẻ mạnh là chân lý”
Vậy thôi. Hãy đợi ở thì… sắp đến!  😀  😀  😀
————— 
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, bộ vét
Trong hình ảnh có thể có: 1 ngườiTrong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và bộ vét
Ông Trọng xuất hiện bằng xương bằng thịt tại Hội nghị 10, không như thông tin “việc tập đi vẫn còn khó khăn, lưỡi cứng chưa nói được” của 1 facebooker nổi tiếng, đặt ra 3 câu hỏi mang tính gợi mở:
1. Có nên xóa bỏ thành phần kinh tế nhà nước hay không?
2. Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không?
3. Có cần phải sửa đổi điều lệ của Đảng CSVN hay không?
Ba câu hỏi cốt lõi này vừa bình thường vừa không bình thường.
Bình thường ở chỗ không thấy lóe lên cái gì trong câu chữ nhưng không bình thường ở chỗ có những câu hỏi chưa bao giờ hỏi.
Câu hỏi có nên xóa bỏ thành phần kinh tế nhà nước không là câu hỏi chưa bao giờ các lãnh đạo Đảng CSVN đặt ra kể từ đổi mới đến nay. Đây là câu hỏi cốt lõi cho định hướng kinh tế, giữ cái đuôi “định hướng XHCN” gây tai họa lâu nay hay bỏ đi. Mặc dầu ông Trọng có rào đón (dĩ nhiên là phải rào đón) rằng “Kinh tế nhà nước có mặt tốt, nhưng vừa qua có rất nhiều thất thoát. Nhưng từ chỗ thất thoát như thế mà dẫn đến coi nhẹ kinh tế nhà nước, chuyển tất cả sang tư nhân thì có đúng không?” nhưng ông không hẳn kết luận trong câu chữ là giữ lại cái đuôi, bởi vì ông nói tiếp “Tôi nói ví dụ những vấn đề như vậy có cần bàn không? Lần này tôi nói mang tầm chiến lược là như thế.”.
Ở thời điểm này, gợi mở là một tiến bộ vì nó còn quá sớm để kết luận. Quá sớm là vì tình hình quốc tế chưa hoàn toàn thuận lợi, Mỹ và Trung đang giằng co, ông Trọng chưa đi Mỹ, nhận thức của 4 triệu đảng viên còn chưa thông suốt hoàn toàn, hàng ngũ lãnh đạo vẫn còn những kẻ muốn giữ cái đuôi để dễ bề kiếm chác. Nhưng xu thế lịch sử phải đưa tới chỗ bỏ cái đuôi này. Vậy thì trong hội nghị đầu tiên của kỳ đại hội này, chỉ cần gợi mở là đủ vì còn nhiều hội nghị khác cho tới trước khi đại hội.
Câu hỏi thứ 2 đã từng đặt ra nhưng cũng chưa từng đặt ra. Đổi mới đảng thì đã từng đặt ra nhưng đổi mới chính trị dường như chưa từng đặt ra.
Cái mới là câu hỏi “Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không?”.
Mặc dầu liền sau đó ông Trọng vội “cố thủ” trở lại, bảo là chỉ “đổi mới hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy, nhân lực, phương thức, lề lối làm việc…” nhưng ông Trọng cũng đã nói ra cái điều mà thời cuộc đặt cho ông: “Đổi mới chế độ chính trị”.
Đổi mới chế độ chính trị là không còn đảng CSVN lãnh đạo toàn diện mà sẽ có nhiều đảng cùng tham gia lãnh đạo, đó là mong muốn của thời đại nhưng cũng như đổi mới kinh tế, điều này còn quá sớm ở hội nghị 10 và ông Trọng đã khẳng định là không có chuyện đổi mới này. Nhưng, tôi đánh giá cao câu hỏi mang tính chất mà những người lãnh đạo cộng sản như ông Trọng coi là cấm kị ấy.
Hỏi một câu hỏi cấm kị với vị trí ông Trọng là một tiến bộ lớn.
Câu hỏi cuối cùng là có sửa điều lệ đảng của đảng ông ấy hay không.
Câu hỏi này ông Trọng đặt ra đầu tiên trong bài diễn văn nhưng tôi đặt cuối vì nó phụ thuộc 2 câu hỏi trên. Nếu có thay đổi về kinh tế và chính trị thì mới sửa điều lệ đảng CSVN còn nếu không thì không sửa.
Tôi còn đặc biệt chú ý đến đoạn này, mang tính khái quát cao:
“Vậy chúng ta định hướng, hình dung ra nước ta vào năm 2030 sẽ là thế nào? Đến năm 2045, nước ta sẽ như thế nào?”.
Ông Trọng trả lời cho câu hỏi trên:
“Đây là những vấn đề rất lớn, vô cùng khó”.
Hình dung Việt Nam đến 2045 khó thì đúng, vì nó quá xa, nhưng tới 2030, chỉ có 11 năm nhưng ông than khó, thì đó là tín hiệu cho thấy ông không thể chắc được điều gì.
Nó hoàn toàn khác với giọng điệu từng nghe từng thấy của các lãnh đạo đảng CSVN xưa nay “Chúng ta phải kiên trì trên con đường tiến lên CNXH và nhất định chúng ta sẽ thắng lợi”.
Trong một bài phát biểu ngắn chỉ 2.600 từ, ông Trọng 2 lần than thở không thể biết Việt Nam 10 năm sau như thế nào:
“Báo cáo trình ra Đại hội không giống như báo cáo thành tích hàng năm, mà cũng phải phân tích quá trình của địa phương, đơn vị mình hiện tại và sắp tới hình dung xem địa phương ta đến năm 2030 sẽ ra sao, đến năm 2045 sẽ là như thế nào.
Đây là việc khó lắm, không dễ, cho nên các đồng chí phải nghiên cứu, chuẩn bị hết sức công phu”.
Bài phát biểu của ông Trọng thật ra có rất nhiều thông điệp, không phải là một bài phát biểu “một lần như mọi lần” mà nhiều người đang phàn nàn trên facebook của họ.