Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa học- kỹ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa học- kỹ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

Thuyết tiến hóa Darwin: Đã đến lúc chấm dứt sự lừa dối vĩ đại





Keymaster




Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ ngày nay, tính ngụy khoa học và phản tự nhiên của thuyết tiến hóa đã lộ ra rõ ràng đến nỗi những người không chuyên ngành về sinh học cũng có thể nhận thấy. Điển hình là trường hợp của Phillip Johnson, một giáo sư luật tại Đại học California ở Berkeley, trở thành một trong những nhà tiên phong trong sự nghiệp giành lại sự thật cho sinh học – tố cáo sự vi phạm luật tự nhiên của học thuyết Darwin. Trong hơn 20 năm qua Johnson liên tiếp cho ra mắt một loạt tác phẩm phê phán thuyết tiến hóa, thậm chí với tư cách một học giả về luật pháp, ông nêu câu hỏi thách thức: “Thuyết tiến hóa có thể chứng minh được tại một phòng xử án hay không?” (Can Evolution be proved in a courtroom?).

Câu hỏi ấy là lời giới thiệu cuốn “Darwin on Trial” (Darwin được đem ra xét xử) xuất bản năm 1991. Năm 1997, ra mắt cuốn “Defeating Darwinism by Open Minds” (Đánh bại học thuyết Darwin bằng tư duy mở). Năm 2006, ra mắt cuốn “Darwinism’s Nemesis” (Sự báo ứng đối với Darwin),….

Richard Dawkins là một nhà tiến hóa học nổi tiếng. Khi được hỏi “liệu ông có bằng chứng nào để chứng minh cho sự tiến hóa hay không?”, Dawkins đã ngớ người ra, im lặng suy nghĩ một lúc rất lâu không trả lời được, đơn giản vì làm gì có bằng chứng (tìm xem video “Richard Dawkins stumped by creationists’ question” (Richard Dawkins bị bí bởi câu hỏi của những người theo thuyết sáng tạo). Còn đây là thêm 2 videos bác bỏ Darwin:

The Great Evolution Hoax (Trò đánh lùa vĩ đại về tiến hóa)
https://www.youtube.com/watch?v=w8k_Ja34ymQ

DNA is the Greatest Enemy of Evolution Theory (DNA là kẻ thù lớn nhất của Thuyết Tiến hóa)
https://www.youtube.com/watch?v=ZHQYj3xfo9w

Toàn bộ thuyết tiến hóa, kể từ cuốn “Về nguồn gốc các loài” (1859) và cuốn “Nguồn gốc loài người” (1871) của Darwin đến những lý thuyết hiện đại sau này, đều là những giả thuyết tưởng tượng, những phỏng đoán không chắc chắn. Phỏng đoán “vĩ đại” nhất của Darwin là sự tồn tại của những thế hệ quá độ chuyển tiếp giữa các loài – vì sự tiến hóa diễn ra liên tục và dần dần tứng tí một (continuously and gradually) nên nếu loài A tiến hóa để biến thành loài B thì ắt phải có những loài trung gian nằm giữa A và B, được gọi là những thế hệ hay những mắt xích quá độ chuyển tiếp trong chuỗi tiến hóa từ A đến B. Những thế hệ này đã tuyệt chủng, nhưng theo Darwin, hóa thạch của chúng ắt phải nằm dưới lòng đất với số lượng lớn, và trước sau khoa học sẽ tìm thấy và phải tìm thấy. Nhưng phỏng đoán ấy càng “vĩ đại” bao nhiêu thì Darwin càng lo lắng bấy nhiêu về việc liệu có tìm thấy lượng hóa thạch đó hay không. Nếu không, lý thuyết của ông sẽ lâm nguy. Vâng, chính Darwin đã bầy tỏ nỗi lo lắng này trong cuốn “Về nguồn gốc các loài” (Chương 9) như sau:
“… số lượng những sinh vật chuyển tiếp quá độ, vốn đã tồn tại trên trái đất, thật sự là khổng lồ. Nhưng tại sao mọi tầng vỉa địa chất không chất đầy những mắt xích chuyển tiếp quá độ đó? Khoa địa chất chắc chắn không tìm thấy bất kỳ một sợi dây xích hữu cơ biến đổi dần dần từng tí một nào như thế; và có lẽ điều này là sự chống đối rõ ràng nhất và nghiêm trọng nhất có thể được nêu lên để chống lại lý thuyết của tôi”.

Có nghĩa là ngay trong thời của Darwin, người ta đã ra công đào xới, tìm kiếm hóa thạch của các thế hệ chuyển tiếp quá độ, và không tìm thấy gì cả. Từ đó đến nay, 156 năm đã trôi qua, kể từ ngày cuốn “Về nguồn gốc các loài” ra đời, vẫn chẳng hề tìm thấy gì cả. Thời gian đã quá đủ để thấy sự thật, rằng KHÔNG TỒN TẠI những thế hệ chuyển tiếp, đơn giản vì KHÔNG CÓ SỰ TIẾN HÓA. Nói cách khác, phỏng đoán “vĩ đại” của Darwin là SAI – sai vì tin rằng có tiến hóa.

Một lần nữa xin nhấn mạnh rằng Darwin ý thức rất rõ rằng vấn đề hóa thạch sẽ quyết định “sinh mạng lý thuyết” của ông. Bằng chứng là ông dành hẳn một chương trong cuốn “Về nguồn gốc các loài” để bàn về vấn đề này. Đó là Chương 9, nhan đề “On the Imperfection of the Geological Record” (Về thiếu sót trong hồ sơ địa chất), trong đó ông viết: “Sự giải thích, như tôi tin, nằm trong sự cực kỳ thiếu sót của hồ sơ địa chất”.

Thế đấy, Darwin đã cảnh báo rằng hồ sơ địa chất (tìm hóa thạch) là cực kỳ thiếu sót.

Đó là lý do để các đệ tử của Darwin phải tìm mọi cách lấp đầy khoảng trống tiến hóa từ vượn lên người. Họ dựng lên bức tranh tiến hóa “rất đẹp” từ vượn lên người, rồi cho phổ biến rộng rãi, nhằm tiêm nhiễm vào đầu óc mọi người, đặc biệt là trẻ em, rằng thuyết tiến hóa là một sự thật. Với công nghệ 3D hiện đại, nhiều bức tranh tiến hóa được bịa ra bằng những xảo thuật đánh lừa bậc thầy (hình đi kèm là một ví dụ).
Nhưng những hóa thạch mà họ lấp đầy khoảng trống từ vượn lên người thực ra đều là những là những loài khỉ hoặc vượn 100% đã tuyệt chủng, hoặc đôi khi là hóa thạch người 100% thời tiền cổ đại. Họ lừa được đa số mọi người, vì đa số là những người không chuyên. Nhưng họ không lừa nổi các chuyên gia sinh học trung thực. Chẳng hạn như Michael Denton, một nhà sinh học phân tử nổi tiếng của Úc, tác giả cuốn ““Evolution: A Theory in Crisis” (Tiến hóa: Một lý thuyết đang khủng hoảng), xuất bản năm 1985, trong đó viết:
“Bất chấp những nỗ lực khổng lồ trong việc đào xới địa chất ở khắp nơi trên trái đất và bất chấp việc khám phá ra nhiều dạng động vật kỳ lạ trước đây chưa hề biết, số lượng vô cùng lớn những mắt xích liên kết chuỗi tiến hóa bị mất tích vẫn chưa được tìm thấy và hồ sơ hóa thạch hầu như vẫn gián đoạn như khi Darwin viết cuốn Về Nguồn gốc các loài”.

Hoảng sợ trước việc không tìm thấy hóa thạch dưới lòng đất, các nhà tiến hóa nghĩ ra cách tìm “hóa thạch sống”. Đó là trường hợp đầu thế kỷ 20, họ đổ vấy cho người Aborigines (thổ dân) ở Australia chính là một loại “người-khỉ/khỉ-người” – một trong những cái được gọi là missing links (mắt xích chuyển tiếp bị mất tích) mà họ cần tìm kiếm để cứu vãn thuyết tiến hóa. Những cuộc truy lùng, săn bắt, thảm sát thổ dân đã diễn ra nhằm lấy hộp sọ nghiên cứu. Đó là một trang lịch sử đen tối của Úc, một vết thương âm ỉ trong lòng xã hội Úc đến nay vẫn chưa lành. Ngày nay ai cũng biết rõ đó là một tội ác của những kẻ nhân danh thuyết tiến hóa, vậy mà thuyết tiến hóa vẫn được tung hô, bằng cách bịt mắt lại để không nhìn thấy những hậu quả phi nhân mà nó đã gây ra trên thế giới, đỉnh cao là chủ nghĩa quốc xã Đức đầu thế kỷ 20. Phải mất nhân tính đến mức độ nào nữa thì người ta mới đủ dũng cảm để nhìn thẳng vào sự thật để kết tội thuyết tiến hóa? Câu hỏi của Grenville Kent trên tạp chí SIGNS of the Times của Australia: “What Darwin taught Hitler?” (Darwin đã dạy Hitler điều gì?) vẫn không có nhà tiến hóa nào dám lên tiếng trả lời. Họ biết trả lời sao đây? Bởi chính ông thầy của họ, Charles Darwin đã dạy họ rằng “trong một thời gian không xa lắm, có thể tính bằng số thế kỷ, các chủng tộc văn minh hầu như sẽ tiêu diệt các chủng tộc man rợ trên khắp thế giới”.
“Không có Học thuyết Darwin, đặc biệt các lý thuyết con của nó như thuyết ưu sinh và Darwin xã hội, cả Hiler lẫn những phần từ quốc xã đi theo hắn đều sẽ không có một chỗ dựa khoa học cần thiết để tự thuyết phục mình và thuyết phục những kẻ hợp tác với chúng rằng một trong những sự độc ác kinh khủng nhất lại thực sự đáng được ca ngợi về mặt đạo đức” (Richard Weikart, nhà lịch sử tại Đại học Tiểu bang California).

Đó là hệ quả tất yếu của lý thuyết đấu tranh sinh tồn mạnh được yếu thua, cái được coi là động lực của tiến hóa. Hitler chỉ đơn giản là áp dụng lý thuyết đó vào xã hội loài người mà thôi. Chính Darwin đã lát đường cho Hitler! Chính Darwin đã cung cấp cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc một cơ sở ngụy khoa học để nó tiến hành những hành vi phản nhân loại nhân danh tiến hóa. Lý Tôn Ngô ở Trung Hoa đầu thế kỷ 20 đã vạch trần bản chất phi nhân này trong học thuyết Darwin.

Nhưng học thuyết Darwin mất uy tín không chỉ vì chủ nghĩa quốc xã. Lý do chủ yếu để nó mất uy tín là ở bản chất phi khoa học, hay chính xác hơn, bản chất phản khoa học của nó.

Nó phi khoa học vì vô bằng chứng: “Lý thuyết của Darwin về nguồn gốc các loài không có lấy một sự kiện thực tế nào để xác nhận nó trong thế giới tự nhiên. Nó không phải là kết quả của nghiên cứu khoa học, mà thuần túy chỉ là sản phẩm của tưởng tượng” (trích đoạn trang 13, cuốn Witnesses Against Evolution (Những bằng chứng chống lại thuyết tiến hóa) của John Meldau, do Christian Victory Publishing xuất bản năm 1968 tại Denver, Mỹ).

Nó phản khoa học vì toàn bộ lý thuyết của nó dựa trên một cơ chế phi hiện thực – sự chọn lọc tự nhiên dẫn tới những biến dị có lợi qua hàng triệu, hàng tỷ năm biến loài này thành loài khác. Michael Denton gần như giận dữ bác bỏ cơ chế này:

“Không ở đâu Darwin có thể chỉ ra một trường hợp đích thực của chọn lọc tự nhiên đã thực sự gây ra biến đổi tiến hóa trong tự nhiên… Rốt cuộc, lý thuyết tiến hóa của Darwin không hơn không kém một câu chuyện hoang đường về nguồn gốc vũ trụ trong thế kỷ 20” (trích trang 62, 358, “Evolution, A Theory in Crisis” (Tiến hóa: Một lý thuyết trong khủng hoảng) của Michael Denton, NXB Adler & Adler, Maryland, Mỹ, 1986).

Khoa học chưa từng chứng kiến một biến dị có lợi nào. Ngược lại, hầu hết biến dị đều dẫn tới bệnh tật, hủy hoại sinh vật. Chọn lọc tự nhiên, một cơ chế tưởng tượng, không “dại gì” mà lựa chọn những biến dị có hại. Nói cách khác, chọn lọc tự nhiên không hoạt động, hay chính xác hơn, không có chọn lọc tự nhiên.

Toán học chứng minh rằng xác suất để xẩy ra liên tiếp hàng triệu, hàng tỷ những biến dị “có lợi” trong quá trình “tiến hóa” hàng triệu, hàng tỷ năm là một đại lượng coi như bằng 0, cơ may để biến dị dẫn tới tiến hóa là hoàn toàn KHÔNG CÓ. Chọn lọc tự nhiên là một khái niệm tưởng tượng. Chọn lọc tự nhiên dẫn tới tiến hóa là chuyện hoàn toàn hoang đường!

Các nhà tiến hóa đã tiến hành những thí nghiệm hòng tạo ra những biến dị làm thay đổi loài. Nhưng họ thất bại thảm hại. Chẳng hạn, họ đã thực hiện những thí nghiệm chiếu xạ hoặc tác động hóa học đối với ruồi giấm trong hơn 1500 thế hệ. Kết quả, ruồi vẫn là ruồi, ruồi chẳng hề biến thành bất cứ con vật nào khác. Hơn nữa, trong những thế hệ tiếp nối, rất nhiều con bị chết, nhiều con bị xoăn cánh hoặc cánh cụt ngủn.

Dưới con mắt vật lý, biến dị chính là một biểu hiện của Định luật Entropy (Định luật thứ hai của nhiệt động học) – định luật nói rằng vật chất biến đổi theo chiều hướng càng ngày càng xấu đi, hỗn loạn hơn. Entropy là đại lượng đo mức độ vô trật tự của một hệ thống. Định luật entropy khẳng định entropy chỉ tăng, không giảm (có thể không tăng trong giai đoạn ngắn). Biến dị là một biểu hiện của sự tăng entropy. Vậy biến dị là một biến đổi ngược chiều với tiến hóa, vì tiến hóa là khái niệm cho rằng sự vật ngày càng có tổ chức cao hơn, trật tự hơn. Vậy lý thuyết nói rằng biến dị dẫn tới tiến hóa là hoàn toàn sai lầm, phản tự nhiên.

Tính chất tưởng tượng bịa đặt đó bị tố cáo mạnh mẽ trong cuốn “Evolution and the Emperor’s New Clothes” (Thuyết tiến hóa và bộ quần áo mới của hoàng đế) của N.J.Mitchell, do Roydon Publications xuất bản tại Anh năm 1983. Xin trích đoạn:

“Các nhà khoa học, những người đang truyền bá rằng tiến hóa là một sự thật của cuộc sống, là những kẻ đánh lừa người khác bằng sự cả tin, và câu chuyện họ đang kể là trò lừa bịp hơn bao giờ hết. Trong khi giải thích sự tiến hóa, chúng ta mảy may không có một chút sự thật nào cả”.

Trước trào lưu chống thuyết tiến hóa ngày càng mạnh, thái độ của các nhà tiến hóa ra sao? Hoặc là im lặng, bởi “im lặng là vàng”. Càng làm to chuyện, chân tướng thuyết tiến hóa càng lộ rõ. Đúng ra, những người chống thuyết tiến hóa mới đang là những người muốn làm to chuyện, muốn đưa thuyết tiến hóa ra tòa, như Phillip Johnson chẳng hạn. Thực sự các nhà tiến hóa đã và đang rơi vào tình thế rất lúng túng, như Richard Dawkins đã lúng túng trong cuốn video ở trên. Tuy nhiên, bản chất ngoan cố của con người là điều không làm ai ngạc nhiên. Các nhà tiến hóa vẫn loanh quanh chống chế. Họ kém trung thực so với ông thầy của họ, Charles Darwin.

Thật vậy, dù sao thì Darwin vẫn hơn hẳn các đệ tử của ông vì thái độ trung thực. Nỗi lo lắng của ông về sự thiếu vắng bằng chứng hóa thạch là một ví dụ điển hình. Theo Adrian Desmond và James Moore kể lại trong cuốn “Darwin” (do W.W.Norton and Company xuất bản tại New York năm 1991, trang 456, 475) thì có lần Darwin tâm sự với Asa Gray rằng:
“… Tôi hoàn toàn ý thức được rằng những phỏng đoán của tôi đã vượt quá giới hạn của khoa học thực sự… Nó chỉ là một mảnh vụn của một giả thuyết với nhiều sai lầm và lỗ hổng cũng như những phần đúng đắn” (…I am quite consciuos that my speculations run beyond the bounds of true science… It is a mere rag of an hypothesis with as many flaws & holes as sound parts).

Thú thực, tôi kính trọng Darwin hơn chính vì lời thú nhận nói trên, thay vì ở lý thuyết của ông. Nhưng càng kính trọng sự trung thực của ông bao nhiêu, tôi càng thất vọng với sự ngoan cố của các đệ tử của ông bấy nhiêu. Họ cố tình che đậy những lời thú nhận của Darwin bấy lâu nay. Nhưng internet đã làm họ thất bại! Sự thật đang ngày càng lộ ra, và lời tiên báo của Soren Lovtrup sẽ trở thành sự thât: “một ngày nào đó, học thuyết Darwin sẽ được xếp hạng như trò lừa gạt vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học”.
Vậy mà Charles Darwin từng được nhiều sách báo và trang mạng tôn vinh như một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại (!!!). Chẳng hạn, Darwin được coi là một trong 12 người khổng lồ trong cuốn “On Giants’ Shoulders” (Trên vai những người khổng lồ) của Melvyn Bragg. Trên trang mạng Biography Online, Darwin được tôn vinh như một trong 10 nhà khoa học vĩ đại nhất, vì “đã phát triển lý thuyết tiến hóa bất chấp sự không tin tưởng và nghi ngờ, và đã sưu tập được những bằng chứng trong 20 năm, và công bố các kết luận trong cuốn On the Origin of Species năm 1859”. Thật lố bịch hết chỗ nói. Tôi không tìm được một trường hợp thứ hai nào trong lịch sử khoa học lố bịch như trường hợp này.

Nhưng dù gia công đánh bóng tên tuổi Darwin bằng cách nào đi chăng nữa, hai tác phẩm chủ yếu của Darwin, “Về nguồn gốc các loài” (1859) và “Nguồn gốc loài người” (1871) chính là 2 bằng chứng sẽ chôn vùi thanh danh của Darwin, và đến một ngày không xa, có thể tính bằng số năm tháng, học thuyết Darwin sẽ được xếp hạng như sự lừa gạt vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học. Sự thật sẽ không thể che đậy được mãi!

Nguồn: Pham Viet Hung’s blog

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

KHOA HỌC VA PHẬT GIÁO



1/Tháng 5/2008: Tìm ra băng tuyết trên sao Hỏa giúp giải trình ý niệm Thấp sinh trong cõi Lục đạo.

Sau 7 tháng du hành trong không gian, phi thuyền Phoenix do JPL/NASA điều khiển đã đáp xuống sao Hỏa (Mars). Hai ngày sau, ngày 31-5-2008, khi đào xới một khoảng đất nhỏ, máy ảnh của phi thuyền thấy một vũng sáng trắng lấp lánh. Giám đốc nghiên cứu Peter Smith cho rằng trong khi hạ cánh, phi thuyền Phoenix đã thổi bay một mãng bụi cát và làm lộ ra một lớp băng tuyết. Ngày 19-6-2008, các nhà khoa học so sánh 2 tấm ảnh chụp vũng sáng trắng đó ở hai thời điểm (cách nhau 4 ngày), rồi đối chiếu với nhiệt độ cũng như áp xuất khí quyển và nhiều thông số khoa học khác giữa hai khoảng thời gian đó, họ tuyên bố các “vũng sáng” nầy chính là nước đóng băng thành cục, nay đã tan chảy. Như vậy, kết hợp với sự có mặt của khí Methane tìm được sau nầy (2014) trên sao Hỏa, thì theo Sinh-Hóa học, có nước là ắt có4 yếu tố (solvent, temperature buffer, metabolite và living environment) để tạo hệ sinh thái cho vi sinh vật (living microbial organism) xuất hiện và tồn tại.

Từ trước đến nay, khoa học và thần học Tây phương cho rằng sinh vật vốn chỉ xuất hiện trên quả địa cầu mà thôi. Thậm chíKinh Cựu Ước, sách Sáng Thế của Thiên Chúa giáo, còn khẳng định rằng mọi sinh vật (gồm 2 “con người” đầu tiên, Adam và Eva, và muôn loài) được Chúa Trời tạo dựng trong vườn “Địa Đàng” ở trên quả địa cầu nầy cách đây chỉ mới khoảng 6 nghìn năm (theo phả hệ của gia đình ngài Giêsu, do Tông đồ Luke liệt kê, vốn là hậu duệ đời thứ 77 của ông thủy tổ loài người Adam). Kinh sách Phật giáo thì cho rằng “hình hài” của sinh vật do nhân duyên và nghiệp lực tác động tích hợp mà thành, và được tạo ra trong 4 loại môi trường: Thai sinh, Thấp sinh, Noản sinh và Hóa sinh trong đó Thấp sinh là hệ sinh thái ẩm thấp có nước. Ngoài ra, cũng theo Phật giáo, tùy nghiệp lực và nhân duyên mà chúng sanh có thể đầu thai về một trong 6 cõi Lục đạo, trong đó có cả các “cõi trời” ngoài trái đất trong Tam thiên đại thiên thế giới.

Như vậy, sự kiện phi thuyền Phoenix khám phá ra dấu tích của nước trên sao Hỏa, tạo tiền đề sinh-hóa học cho sự hiện diện của sinh vật, thì phù hợp với lời dạy về “Thấp sinh” và cõi trời trong “Lục đạo” mà kinh sách Phật giáo đã nói tới. Từ đó mới thấy rằng cách đây gần 26 thế kỷ, giữa lúc nhân loại còn mông muội và sợ hãi phủ phục trước thiên nhiên, hoặc giữa lúc kiến thức con người còn bị khống chế bởi những lý thuyết về thần linh sáng tạo đầy huyển hoặc, thì Đức Phật đã bằng trí tuệ của mình, biết được có những sinh vật hiện diện trong vũ trụ bao la rồi. Ngài đã chỉ nói thật, đúng như lời Ngài di giáo trước lúc nhập Niết bàn: “Chẳng có một lời giáo huấn nào bí mật, không có một lời nào mang ẩn ý. Tất cả những lời giảng của ta đều được đưa ra một cách ngay thật và minh bạch.”

2/Tháng 10/2012: Giải Nobel Hóa học làm rõ thuyết Thập Nhị Nhân Duyên.

Giải Nobel Hoá học năm 2012 thuộc về hai nhà khoa học Mỹ Robert Lefkowitz và Brian Kobilka cho các nghiên cứu về “Các thụ thể bắt cặp protein G” (G-protein-coupled receptors: GPCR). Công trình của hai nhà khoa học này đặt nền tảng trên ngành Hoá học, giải thích GPCR hoạt động trong cơ thể con người như thế nào, nhờ đó giải mã các chuỗi phản ứng hoá học tạo cảm giác, xúc cảm của con người. Công trình có liên quan mật thiết đến lĩnh vực Y Dược, đặc biệt thúc đẩy sự nghiên cứu phát triển các dược phẩm.

“Thập nhị nhân duyên” là chuỗi 12 giai đoạn cụ thể hoá thuyếtDuyên khởi nhằm lý giải sự hình thành và phát triển của nghiệp, của đời sống, nhất là của khổ. Đạo Phật ra đời nhằm để diệt khổ, vì thế, “Thập nhị nhân duyên” trước hết vạch ra tiến trình của sự dứt khổ, nhưng đồng thời lại nêu rõ sự hình thành của con người và thế giới. Thập nhị nhân duyên là mười hai giai đoạn làm nên một đời của con người, giai đoạn trước làm tiền đề cho giai đoạn sau, giai đoạn này sinh thì giai đoạn kia sinh, giai đoạn này diệt thì giai đoạn kia diệt, các giai đoạn nối tiếp nhau tạo vòng sinh tử. Đó là Vô minh sinh Hành, Hành sinh Thức, Thức sinh Danh sắc, Danh sắc sinh Lục nhập, Lục nhập sinh Xúc, Xúc sinh Thọ, Thọ sinh Ái, Ái sinh Thủ, Thủ sinh Hữu, Hữu sinh Sinh, Sinh sinh Lão Tử.

Riêng giai đoạn “Lục nhập sinh Xúc”, tức khi con người tiếp xúc với môi trường bên ngoài và có những cảm xúc như thương yêu, sợ hãi thì đã được giải mã làm rõ qua các công trình nghiên cứu khoa học mà đỉnh cao là công trình của hai nhà khoa học vừa đoạt giải Nobel Hoá học 2012. Việc tìm ra các thụ thể và vai trò của chúng trong việc truyền tin (cái nầy sinh/diệt thì cái kia sinh/diệt) không chỉ mang lại lợi ích to lớn trong việc chăm sóc sức khoẻ con người, mà còn giúp con người hiểu rõ hơn về nguồn gốc và cơ chế phát sinh cảm giác, sau đó là cảm xúc của bản thân mình. Cho rằng giải Nobel 2012 góp phần làm rõ thuyết “Thập nhị nhân duyên”, ở chỗ giải thích được “Lục nhập sinh Xúc” là vì thế.

[Trích từng phần từ: Nguyễn Hữu Đức, Giải Nobel Hóa Học Làm Rõ Thuyết Thập Nhị Nhân Duyên]




3/. Tháng 10/2016: Giải Nobel Y-Sinh học về quá trình Tái sinh của tế bào và ý niệm Vô thường của Phật giáo.

Ngày 3-10-2016, giải Nobel Y-Sinh học được trao cho một nhà khoa học Nhật Bản là Giáo sư Yoshinori Oshumi. Ông hiện là giáo sư của Học Viện Công nghệ Tokyo (Tokyo Institute of Technology). Ông là người Nhật thứ 4 được trao giải Nobel Y-Sinh học, và người Nhật thứ 25 được trao giải Nobel. Giải thưởng năm nay ghi nhận khám phá liên quan đến cơ chế sinh tử của tế bào, được đặt tên tiếng Anh là macroautophagy, nhưng thường thì gọi tắt là autophagy. Thuật ngữ autophagy xuất phát từ tiếng Hi Lạp, có nghĩa là "tự ăn", nhưng có lẽ dịch sang tiếng Việt là "tự thực". Thật ra, nghĩa đúng và đầy đủ là quá trình tế bào tái sinh.

Mỗi ngày, để duy trì sức khoẻ bình thường, cơ thể chúng ta phải đào thải một lượng protein bị hư hỏng, và thay thế chúng bằng protein mới. Tính chung, mỗi ngày cơ thể chúng ta cần phải thay thế khoảng 200 đến 300 g protein. Nhưng trong khi chúng ta chỉ thu nạp khoảng 60-80 g, và hơn phân nửa là bị thải ra, vậy thì lấy đâu để thay thế? Đó là "bí mật" của cơ thể. Giáo sư Yoshinori Oshumi tìm ra được cơ chế thay thế đó. Hoá ra, các tế bào và protein trong chúng ta có khả năng tự tái sinh (self-recycling). Nói cách khác, trong điều kiện thiếu thốn, các protein tự chúng tái sinh để đáp ứng đủ khối lượng protein mà cơ thể cần thiết. Cơ chế tái sinh này được đặt tên là autophagy. Ý nghĩa "tự thực" được hiểu từ cơ chế đó.

Khái niệm sinh - diệt của tế bào rất gần với ý niệm "vô thường" trong Phật giáo. Kinh Tứ Thập Nhị Chương có thuật một câu chuyện, mà theo đó Đức Thế Tôn hỏi các tỳ kheo rằng con người sống bao lâu. Người thì trả lời là 100 năm, người cho rằng 70 năm, người lại nói vài tháng. Chỉ có một tỳ kheo nói rằng mạng người sống chỉ có một hơi thở! Đức Thế Tôn khen vị tỳ kheo đã hiểu đúng về định luật vô thường của sự sống. Định luật vô thường ở đây có thể hiểu là chu trình thành-trụ-hoại-không. Chu trình này diễn ra liên tục không ngơi nghỉ trong cơ thể chúng ta.

Thật vậy, trong thực tế sinh học, tất cả chúng ta sống và chết trong một giây, và qui trình sinh-diệt này diễn ra một cách liên tục cho đến ngày chúng ta giã từ trần thế. Do đó, nói rằng chúng ta chết và sống trong từng giây không phải là một ví von, một mĩ từ tôn giáo, mà là một thực tế sinh học. Phát hiện của Giáo sư Yoshinori Oshumi tuy không mới nhưng giải thích được cái cơ chế của định luật vô thường qua phương pháp khoa học hiện đại.

Phát hiện về cơ chế tự thực của Giáo sư Yoshinori Oshumi không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn phảng phất triết lí nhà Phật. Quá trình tái sinh của tế bào là một khía cạnh của ý niệm vô thường.Thật ra, rất nhiều những gì mà giới khoa học ngày nay gọi là "khám phá" hay "phát hiện" thực chất chỉ là minh hoạ và giải thích những ý niệm đã được Đức Phật phát biểu cách đây hơn 2500 năm. Nhưng cái đẹp của khoa học hiện đại là những phương pháp tinh vi và chính xác có thể giúp chúng ta xác minh và hiểu biết tốt hơn những ý tưởng cổ điển mà các bậc hiền triết ngày xưa nghĩ đến.

[Trích từng phần từ: Nguyễn Văn Tuấn, Giải Nobel Y-Sinh học phảng phất ý niệm Vô thường]



Hình trái - Ngày 29-10-2015, thông qua chiến dịch vận động củaGlobal Buddhist Climate Change Collective, 15 nhà lãnh đạo Phật giáo đã ra một Thông điệp ủng hộ “Tuyên Ngôn 2009 của Phật giáo về Thay đổi Khí hậu”.
Hình phải – Ngày 3-10-2016, giải Nobel Y-Sinh học được trao cho Giáo sư người Nhật Yoshinori Ohsumi do những khám phá liên quan đến cơ chế sinh tử của tế bào (Autophagy.

-- () --

Mười năm đã trôi qua. Mười sự kiện có ý nghĩa lớn nêu trên như mười hạt ngọc lưu ly được gắn thêm vào một xâu chuổi ngọc trí tuệ, lóng lánh nội hàm của ba tạng kinh điển Phật giáo. Mỗi sát na biến hiện là mỗi sát na hiển lộ thêm tính Chân Thực vi diệu của lời Phật dạy, vượt ra ngoài và lên trên tri kiến tục đế để xuyên suốt vào từ Cực Tiểu vi tế của mầm sống đến Cực Đại mênh mông của vũ trụ bao la.

Lời Đức Phật dặn dò năm xưa, trước lúc Ngài giả biệt đệ tử, như còn vang vọng đâu đây trong chiều dài không-thời-gian vô tận, trong chiều sâu thăm thẳm của tâm thức hàng tỷ chúng sinh. Hãy mở lòng mở trí đọc lại một lần nữa để cùng nhau kiên trì và tinh tấn đi trên con đường thênh thang an lạc mà Đức Phật đã đi:

“Này các đồ đệ, các con hãy tự làm đuốc để soi sáng cho các con, hãy trông cậy vào chính sức mạnh của các con; không nên lệ thuộc vào bất cứ ai. Những lời giảng huấn của ta sẽ làm ngọn đuốc dẫn đường cho các con, làm nơi nương tựa cho các con; không cần phải lệ thuộc thêm vào những lời giảng huấn nào khác nữa.”…

“Thân xác con người phải tiêu tan, nhưng Trí tuệ của Giác ngộ sẽ trường tồn vô tận trong thực thể của Đạo Pháp, trên con đường tu tập Đạo Pháp. Nếu có ai chỉ thấy thân xác ta thì kẻ ấy không thấy ta một cách thật sự. Chỉ có người nào chấp nhận những lời giáo huấn của ta mới thật sự nhìn thấy ta.”…

“Sau khi ta tịch diệt, Đạo Pháp thay ta làm vị thầy cho các con. Biết noi theo Đạo Pháp, ấy chính là cách các con tỏ lòng trung thành với ta. Trong bốn mươi lăm năm sau cùng trong cuộc đời của ta, ta không hề dấu diếm điều gì trong những lời giáo huấn. Chẳng có một lời giáo huấn nào bí mật, không có một lời nào mang ẩn ý. Tất cả những lời giảng của ta đều được đưa ra một cách ngay thật và minh bạch.

Này các con yêu quý của ta, đây là giây phút chấm dứt. Trong một khoảnh khắc nữa ta sẽ nhập vào Niết bàn. Những lời này là những lời dặn dò cuối cùng của ta cho các con”.

Trí Tánh Đỗ Hữu Tài

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Khoa học gia Mỹ: Phát hiện bí mật nhân quả báo ứng









Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và chứng minh được nhân quả báo ứng này dựa trên kỹ thuật của khoa học hiện đại.




Mọi sự việc nhất định là có nguyên nhân. Nếu không có nguyên nhân thì việc gì cũng không xảy ra được, đó là nguyên lý của luật nhân quả. Nguyên lý này rất nhiều người có thể lý giải được và cũng dễ lý giải. Nhưng trường hợp nhìn bằng mắt thì thấy nguyên nhân và kết quả như là không có mối liên hệ gì hoặc là trường hợp hai người cách nhau quá xa trên trục thời gian nên người ta không ngừng nghi ngờ về sự tồn tại của quan hệ nhân quả. Và có không ít người không tin nhân quả báo ứng được nói đến trong Phật Giáo.

Các nhà nghiên cứu của đại học Texas, Mỹ và đại học Cardiff, Anh đã nghiên cứu quan hệ nhân quả của thiện ác báo ứng bằng kỹ thuật dựa trên các số liệu thống kê. Trạng thái sức khỏe của các tội phạm thời niên thiếu có một thân thể khỏe mạnh nhưng khi đến độ tuổi trung niên lại lập tức trở nên xấu đi là rất nhiều trường hợp. Tỷ lệ cần nhập viện trị liệu và có xảy ra tổn hại đến thân thể cao hơn gấp mấy lần những người thông thường. Điều đó cũng có thể được lý giải do trạng thái tâm lý và tập quán sinh hoạt không tốt vốn có của các phạm nhân đã dẫn đến, mặt khác cũng có thể lý giải vì họ đã từng làm việc xấu nên sẽ có ác báo.

Tiếp nữa, trên nghiên cứu của lĩnh vực hóa học thần kinh thì các hiện tượng tiếp đó cũng được phát hiện.

Khi con người mang trái tim nhân hậu hay là người có tư duy tích cực thân thể sẽ được tiết ra vật chất truyền qua dây thần kinh thúc đẩy sự khỏe mạnh của các tế bào, cơ năng của tế bào miễn dịch trở nên linh hoạt dẫn đến trạng thái khó mắc bệnh. Ngược lại, khi người ta ôm giữ ác tâm hay là tư duy tiêu cực sẽ tiết ra vật chất truyền qua dây thần kinh thúc đẩy sự suy yếu của các tế bào, thân thể sẽ tiến đến trạng thái sức khỏe không tốt.


Điều này cũng có thể được lý giải được là biểu hiện của quan hệ nhân quả hay là thiện ác báo ứng.




Tiếp đến, là từ một nghiên cứu khác của Mỹ đã phân biệt rõ ràng việc trạng thái tâm lý không tốt và việc sinh ra độc tố trong thân thể. Nghiên cứu này đặc biệt xử lý cốc thủy tinh bị đóng băng khi thổi hơi thở vào và kiểm tra thành phần vật chất dính trên thành cốc. Thông thường vật chất dính trên thành cốc là những vật chất không màu trong suốt. Nhưng trường hợp những người ôm giữ những tâm như tức giận, thù oán, sợ hãi, tật đố…hay những tâm tình mang tính phụ diện khi thổi hơi thở vào cốc thì vật chất bám trên thành cốc mang những màu sắc dị thường. Lấy những vật chất này đem phân tích thành phần hóa học thì thấy đều là những vật chất có hại cho thân thể. Người ôm giữ những tâm xấu rất dễ dẫn đến những hành vi không tốt. Thế nhưng trên thực tế rất ít người biết được sự thật từ trước lúc làm việc xấu rằng tự mình lại đang làm hại chính mình.

Việc đó cũng có thể nói là một hình thức nữa của thiện ác báo ứng.

Gần đây, cộng đồng nghiên cứu đại học Yale và đại học California đã tiến hành nghiên cứu :”Tại sao quan hệ xã hội tốt xấu lại có ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong?”. Lấy ngẫu nhiên 7000 người làm đối tượng nghiên cứu rồi tiến hành điều tra thăm dò trong 9 năm. Người hòa nhã, dễ gần với những người xung quanh và sẵn lòng giúp đỡ người khác và người tâm địa nhỏ hẹp, đẩy những thứ bất lợi cho người khác, bảo vệ lợi ích bản thân mình, trước đó đều ở trạng thái sức khỏe tốt. Thấy rằng tỷ lệ tử vong của người sau cao hơn người trước từ 1,5 đến 2 lần. Con người, giai tầng xã hội và tập quán sinh hoạt khác nhau nhưng đều cho kết quả tương đồng. Căn cứ vào kết quả này, các nhà khoa học đã phát biểu rằng: việc nỗ lực hành thiện có thể kéo dài sinh mệnh.

Thực ra, từ 2000 năm trước người cổ đại đã lý giải được quan hệ nhân quả này. Khổng Tử có câu: ” nhân giả thọ “. Nghĩa là người nhân nghĩa, lương thiện sẽ được trường thọ, sống lâu. Và trong cuốn “Hoàng đế nội kinh” của y học Trung Hoa cổ đại có ghi “Điềm đạm hư vô, chân khí tòng chi. Tinh thần nội thủ, bệnh an tòng lai”. Có nghĩa là tâm trong sạch không có tà niệm thì sẽ giữ được chân khí (khí trời ban), giữ tinh thần được khỏe mạnh thì bệnh tật sẽ không đến.

Như vậy, từ lý luận cổ đại và từ kết quả nghiên cứu cận đại đã cho thấy rằng: thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

Cấy ghép nội tạng là phi khoa học.






Nhiều bác sỹ tung hô những thành tựu cấy ghép nội tạng và được dân chúng tung hô nhiệt liệt. Ít ai biết rằng những bệnh nhân được cấy ghép nội tạng chỉ sống thêm được vài năm mà thôi.

Hệ miễn dịch đào thải mọi yếu tố ngoại lai



Hệ miễn dịch của con người là một hệ rất kỳ lạ. Nó tự động đào thải tất cả những yếu tố ngoại lai. Những yếu tố ngoại lai bao gồm cả những bộ phận thuộc về một cá thể khác.

Các bệnh nhân ý thức rõ ràng nhất về sự đào thải của hệ miễn dịch là các bệnh nhân ghép thận. Thị trường chợ đen ghép thận lớn nhất là tại Trung Quốc. Ở đó, những người nhà giàu ăn chơi sa đọa và bị hỏng thận, dùng tiền để mua thận lành từ những người nghèo nhưng khỏe mạnh. Các bác sỹ thực hiện những ca ghép thận thành công. Chỉ cần nghỉ ngơi khoảng ba tháng, người được ghép thận không còn phải dùng ống chạy thận.

Thế nhưng, để quả thận mua được chạy được thì những người nhà giàu lại phải thường xuyên sử dụng một loại thuốc có chức năng chống thải ghép. Đó là vì cơ thể con người tự động đào thải mọi yếu tố ngoại lai, dưới sự chỉ đạo của hệ miễn dịch. Thuốc chống thải ghép là loại thuốc tắt chức năng của hệ miễn dịch. Sau đó, thận của người khác có thể hoạt động trong cơ thể của người nhà giàu này, nhưng người nhà giàu lại mắc thêm nhiều bệnh khác về hô hấp, tiêu hóa, nội tiết…Vì tắt chức năng của hệ miễn dịch để phục vụ cho thận thì cũng phải tắt chức năng ở những nội tạng khác.

Do đó, cấy ghép nội tạng là một điều hết sức phi khoa học. Tuy nhiên, không hiểu vì sao nền y học trên thế giới hầu hết các bác sỹ vẫn công khai gọi đó là thành tựu khoa học. Họ còn trình chiếu công khai trên các kênh truyền hình, kể cả các kênh truyền hình quốc gia.

Cấy ghép nội tạng- Phi đạo đức

Ngoài tính phi khoa học, việc cấy ghép nội tạng còn là phi đạo đức.Ảnh một ca mổ cướp nội tạng của học viên Pháp luân công ở Trung Quốc

Mỗi ca ghép thận có chi phí khoảng 5 000 $. Những kẻ bất chính làm giàu bằng cách mổ cướp nội tạng hoặc mua nội tạng của người khỏe mạnh, các bác sỹ làm giàu chỉ nhờ thực hiện những ca mổ tách nội tạng của người này rồi ghép vào nội tạng của người kia. Bản thân người nhận nội tạng cũng không ý thức được tội ác mình gây ra, đó là do họ không hề ý thức được rằng thứ nội tạng được cấy vào cơ thể mình chỉ là kéo dài thời gian mang bệnh mà thôi. Họ không nhận thức được rằng cơ thể con người tự động đào thải mọi yếu tố ngoại lai, từ đó kích cầu cho tội ác mổ cướp ghép nội tạng.

Các học viên Pháp Luân Công, một môn tu tập sức khỏe và đạo đức ở Trung Quốc là nạn nhân đông đảo nhất của tội ác mổ cướp ghép nội tạng. Tại trang Phapluan.org, nhiều bằng chứng cho thấy thị trường mổ ghép nội tạng ở Trung Quốc có sự tiếp tay bởi chính phủ và bởi chính những người Hoa có ăn có học .

Suy cho cùng, mọi tội ác đều là do vô minh- thiếu hiểu biết mà ra.

Huy Kim

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

Con người không bắt nguồn từ khỉ? - Những lỗ hổng trong thuyết tiến hóa Darwin




GS Phạm Việt Hưng
Viethungpham.com





Mendel: Cha đẻ của lý thuyết di truyềnTóm tắt: Khi còn là một học sinh trung học, như bất kỳ một học trò nào khác, tôi tin vào học thuyết Darwin. Chúng tôi còn quá ngây thơ để biết sự thật. Thế hệ tôi không may không được học di truyền học. Chúng tôi không biết gì về Mendel. Thầy dạy sinh vật của tôi nói di truyền học là một lý thuyết phản động (!). Nhiều năm sau, tôi biết đó là nói dối. Khi tôi hiểu di truyền học là gì, tôi nhận ra học thuyết Darwin cũng chỉ là một lời nói láo. Nay là lúc nói sự thật: Mendel bác bỏ thuyết tiến hóa của Darwin như thế nào.

Một cái nhìn tổng thể lướt qua Mendel và Darwin

Thật "may mắn" cho Darwin vì rốt cuộc ông đã không phải trực diện đối mặt với một nhà khoa học lỗi lạc cùng thời, đó là Gregor Johann Mendel (1822 - 1884), một tu sĩ công giáo người Áo, cha đẻ của Di truyền học. Nếu phải trực tiếp đối diện với Mendel, không biết Darwin sẽ làm thế nào để chống đỡ trước sự tấn công của lý thuyết di truyền do Mendel nêu lên, vì lý thuyết này đã chứng minh một cách không thể chối cãi được rằng cái gọi là 'transformism' - sự biến đổi loài này thành loài khác - của thuyết tiến hóa chỉ là một câu chuyện hoang đường không bao giờ xẩy ra.

Thật vậy, theo lý thuyết di truyền của Mendel, khỉ chỉ có thể đẻ ra khỉ, cá chỉ có thể đẻ ra cá,... không bao giờ khỉ biến thành người được. Không có cái gọi là biến đổi từ từ trong một thời gian dài để một loài này biến thành loài khác. Đó là sự tưởng tượng vô căn cứ của học thuyết Darwin. Từ khi cuốn Về Nguồn gốc các Loài của Darwin ra đời (1859) đến nay đã là 156 năm, thuyết tiến hóa vẫn không có bất cứ một bằng chứng nào để chứng minh cho sự biến đổi từ từ đó.

Chẳng hạn, không có bất cứ một hóa thạch nào để chứng minh cho sự tồn tại của một loài nằm giữa loài người và loài khỉ, mà thuyết tiến hóa bảo đó là tổ tiên của loài người. Sự vắng bóng tuyệt đối của các hóa thạch xác nhận tính đúng đắn của lý thuyết di truyền của Mendel, rằng đặc điểm của loài được bảo tồn trong quá trình di truyền, và do đó một loài không thể biến thành loài khác. Có nghĩa làvề bản chất, lý thuyết di truyền của Mendel chống đối thuyết tiến hóa của Darwin.

Nhưng chẳng lẽ Darwin sống cùng thời với Mendel mà không hay biết gì về Mendel?

Câu trả lời là KHÔNG! Điều này đã được xác nhận trong một bài báo nhan đề "Gregor Mendel" của David Coppedge, một nhà khoa học của NASA từng làm quản lý hệ thống trong chương trình Cassini Mission to Saturn (Sứ mạng Cassini tới Sao Thổ). Trong bài báo đó, Coppedge viết: "... các nhà lịch sử biết chắc chắn Darwin không biết gì về Mendel, mặc dù Mendel biết về Darwin" [1]

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì thực ra không riêng Darwin, mà nhân loại thế kỷ 19 nói chung không hay biết gì về Mendel, mặc dù công trình của Mendel chính thức được công bố từ năm 1866, tức 7 năm sau khi Darwin công bố cuốn Về Nguồn gốc các Loài. Thực tế là công trình của Mendel đã bị chìm trong quên lãng, không được người đời biết đến trong một khoảng thời gian dài, ít nhất từ khi nó được công bố đến khi nó được tái khám phá vào năm 1900, tức là 34 năm nằm trong bóng tối! Darwin mất năm 1882, tức là 18 năm trước khi công trình của Mendel được dư luận rộng rãi biết đến.

Ngược lại, Mendel biết rõ thuyết tiến hóa của Darwin, và ông coi những định luật di truyền do ông khám phá sẽ đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với lý thuyết 'transformism' của Darwin - lý thuyết về sự biến đổi loài này thành loài khác (tư tưởng cốt lõi của thuyết tiến hóa).

Tuy nhiên, thế kỷ 19 chưa phải thời của Mendel. Thậm chí cho tới nửa đầu thế kỷ 20, thuyết tiến hóa của Darwin vẫn được coi là thuyết chính thống trong sinh học, được tiếp nhận hồ hởi như một thứ "khoa học nền móng" của trào lưu vô thần, mà đỉnh cao là vụ án Scopes [2] ở Mỹ và chủ nghĩa quốc xã ở Đức cùng với những thứ "dị bản" khác nhau của chủ nghĩa đấu tranh sinh tồn trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, kể từ khi lý thuyết di truyền của Mendel được biết đến và được phổ biến ngày càng rộng rãi hơn trong thế kỷ 20 thì mối đe dọa đối với thuyết tiến hóa cũng ngày càng lớn hơn. Người cảm nhận nguy cơ này rõ ràng hơn ai hết chính là những môn đệ của chủ nghĩa Darwin. Họ nhanh chóng nhận ra sự cần thiết phải lắp ghép học thuyết di truyền của Mendel vào thuyết tiến hóa. Đó là lý do để chủ nghĩa Tân-Darwin (neo-Darwinism) ra đời mà chúng ta sẽ bàn đến ở phần dưới trong bài này. Nhưng ngay bây giờ cần phải biết mọt sự thật là các nhà tiến hóa học đã phải tìm cách chống đỡ lý thuyết di truyền của Mendel. Hãy nghe David Coppedge (đã dẫn) nói về điều này:
"Như chúng ta sẽ thấy, ngót 72 năm đã trôi qua trước khi người ta không thể không biết đến những khám phá của Mendel nữa. Trong những năm 1930, sau chiến thắng trong vụ án Scopes, học thuyết Darwin bùng nổ ở mức không thể ngăn chặn được nữa. Từ đó hình thành một xu thế trộn lẫn thuyết di truyền của Mendel vào trong thuyết tiến hóa. Trong đó những đồ đệ của chủ nghĩa Tân-Darwin có xu hướng nhận vơ Mendel như người thuộc trường phái của mình, nhưng những bằng chứng cho thấy vị tu sĩ công giáo này chẳng có chút quan hệ dây mơ rễ má nào với học thuyết tiến hóa cả".Đúng như vậy, Gregor Mendel là một tu sĩ công giáo tin vào thuyết sáng tạo, làm sao có thể chấp nhận thuyết tiến hóa? Nhưng Mendel không chống lại học thuyết Darwin bằng tôn giáo và triết lý, mà bằng chính công trình nghiên cứu khoa học của ông - những định luật về di truyền.

Muốn hiểu lý thuyết di truyền của Mendel chống lại thuyết tiến hóa ra sao, phải tìm hiểu khái niệm di truyền.

Từ xa xưa, thông qua những quan sát thông thường như con cái giống cha mẹ, cháu chắt giống ông bà, mọi người đều tin có di truyền. Nhưng mãi cho tới giữa thế kỷ 19 vẫn không ai biết cơ chế di truyền tác động ra sao và diễn ra như thế nào. Đa số mọi người cho rằng yếu tố di truyền nằm trong máu, và sự pha trộn các dòng máu sẽ chuyển giao các yếu tố di truyền của cha và mẹ cho con cái. Quan niệm ấy còn quá thô sơ và cách xa sự thật. Phải đợi tới khám phá của Mendel, cơ chế di truyền mới được sáng tỏ. Nhưng như chúng ta đã thấy, Darwin không hay biết gì về công trình của Mendel, do đó ông đã phạm sai lầm lớn khi áp dụng một quan niệm sai lầm về di truyền của Jean Baptiste Lamarck vào thuyết tiến hóa.

Tư tưởng về di truyền của Darwin trong thuyết tiến hóa

Theo trang mạng Darwinsim Refuted (Học thuyết Darwin bị bác bỏ) [3] , vấn đề di truyền đặt ra một tình thế bối rối cho thuyết tiến hóa của Darwin. Khi Darwin đang xây dựng lý thuyết của mình, vấn đề làm thế nào mà sinh vật truyền được các đặc tính của chúng cho các thế hệ tiếp theo, tức là làm thế nào mà sự di truyền xẩy ra, vẫn là một câu hỏi chưa được giải đáp. Niềm tin ngây thơ cho rằng sự di truyền được truyền qua máu vẫn được chấp nhận một cách phổ biến. Niềm tin mập mờ ấy dẫn Darwin tới chỗ đặt lý thuyết của mình trên một nền tảng sai lầm.

Để thấy rõ sai lầm đó, trước hết phải biết rằng thuyết tiến hóa của Darwin dựa trên cơ chế "chọn lọc tự nhiên" (natural selection). Chọn lọc tự nhiên là sự chọn lọc những "đặc tính có lợi" (useful traits) để di truyền lại cho các thế hệ sau. Tuy nhiên vấn đề vẫn chưa được trả lời: Làm thế nào để "những đặc tính có lợi" được chọn lọc và chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo?

Tại đây, Darwin đã ôm lấy lý thuyết của Lamarck, đó là lý thuyết về "sự di truyền những đặc tính mới giành được" (the inheritance of acquired traits).

Những đặc tính mới giành được không phải là những đặc tính bẩm sinh, mà là những đặc tính giành được sau khi ra đời, trong quá trình sống và thích nghi với môi trường, và có thể di truyền lại cho các thế hệ tiếp nối. Darwin rất thích thú với khái niệm này, và ông đưa ra quan điểm cho rằng "đặc tính có lợi" là một loại đặc tính mới giành được. Có nghĩa là Darwin đã sử dụng quan niệm về di truyền của Lamarck để giải thích quy luật chọn lọc tự nhiên, và từ chọn lọc tự nhiên giải thích sự tiến hóa!

Trong cuốn "Bí mật lớn về tiến hóa" (The Great Evolution Mystery), tác giả Gordon Taylor cho chúng ta thấy rõ Darwin đã chịu ảnh hưởng bởi Lamarck như thế nào:
"Học thuyết Lamarck được xem như học thuyết về sự di truyền các đặc tính mới giành được... Darwin có khuynh hướng tin rằng sự di truyền như thế đã xẩy ra và có trường hợp ông được nghe báo cáo rằng một người bị mất các ngón tay sinh ra những đứa con không có ngón tay... Năm 1868, khi ông công bố cuốn Varieties of Animals and Plants under Domestication (Tính đa dạng của động vật và cây trồng dưới sự thuần hóa), ông đã cho một loạt thí dụ về sự di truyền theo lý thuyết của Lamarck: một người mất một phần ngón tay út và tất cả con trai của người đó sinh ra với những ngón tay biến dạng; những bé trai sinh ra với bao quy đầu có độ dài giảm thiểu là kết quả của nhiều thế hệ được cắt bao quy đầu..."Nhưng dưới ánh sáng của Di truyền học Mendel, giả thuyết của Lamarck đã bị phủ nhận. Các định luật di truyền của Mendel chứng tỏ rằng các đặc tính mới giành được không chuyển giao cho các thế hệ nối tiếp, vì chúng không hề làm thay đổi các gene. Sự di truyền, theo lý thuyết của Mendel, xẩy ra theo những định luật bất biến xác định. Bất kể những con bò mà Darwin nhìn thấy ở khắp nơi sinh sản thế nào, bản thân loài bò không bao giờ thay đổi: bò luôn luôn vẫn là bò. Các định luật di truyền của Mendel đã hủy hoại thuyết tiến hóa!

Năm 1866 Gregor Mendel công bố các định luật di truyền do ông khám phá. Nhưng mãi tới cuối thế kỷ 19 công trình này mới bắt đầu thu hút sự chú ý của thế giới khoa học. Đầu thế kỷ 20, chân lý của các định luật này mới được chấp nhận bởi toàn thể cộng đồng khoa học. Đây là một đòn chết người đánh vào lý thuyết của Darwin - một lý thuyết sử dụng khái niệm "di truyền những đặc tính có lợi" dựa trên lý thuyết sai lầm của Lamarck.

Nhiều sách báo nhắc tới một sự thật là lý thuyết của Mendel chống lại mô hình của Lamarck, nhưng tảng lờ sự thật là lý thuyết Mendel chống lại cả Darwin, vì Darwin tiếp thu mô hình của Lamark để giải thích sự di truyền những đặc tính có lợi trong quá trình chọn lọc tự nhiên. Vậy hãy trả lại sự thật cho khoa học: Lý thuyết Di truyền của Mendel chống lại cả Lamark lẫn Darwin, như bài báo "Mendel's Opposition to Evolution and to Darwin" (Sự chống đối của Mendel đối với thuyết tiến hóa và Darwin) trên Tạp chí Di truyền (Journal of Heredity) đã nói rất rõ: "Ông ấy (Mendel) đã quen thuộc với cuốn Về Nguồn gốc các loài của Darwin ... và ông chống lại lý thuyết của Darwin..."

Tóm lại, các định luật do Mendel khám phá đã đặt học thuyết Darwin vào trong một tình thế vô cùng khó khăn. Vì thế, trong phần tư đầu tiên của thế kỷ 20, các nhà khoa học ủng hộ học thuyết Darwin đã tìm cách cứu học thuyết này bằng việc xây dựng một mô hình tiến hóa mới: "chủ nghĩa Tân-Darwin" ra đời. Nhưng trước khi tìm hiểu về Tân-Darwin, hãy tìm hiểu các định luật di truyền của Mendel.

Ba Định luật Di truyền do Mendel khám phá

Tận tụy làm việc trong một khu vườn của Tu viện Thánh Thomas ở Brunn, nước Áo, Gregor Mendel đã thực hiện những thí nghiệm kéo dài trong nhiều năm, với những kỹ thuật khéo léo dựa trên một phương pháp khoa học chính xác và thuyết phục.

Nếu đánh giá tính khoa học của một công trình nghiên cứu theo tiêu chuẩn của Pasteur, rằng "Đừng đưa ra bất kỳ điều gì mà anh không thể chứng minh bằng thực nghiệm", thì sẽ thấy Darwin và Mendel là hai phương pháp đối lập - trong khi học thuyết của Darwin chứa toàn những mô tả chủ quan mang tính phỏng đoán, tuyệt đối không có một thí nghiệm nào để kiểm chứng, thì lý thuyết của Mendel dựa trên những thí nghiệm đạt tới độ chính xác như vật lý và toán học, có thể kiểm chứng bất kỳ lúc nào, và cho phép tiên đoán chính xác những sự kiện sẽ xẩy ra trong tương lai dựa trên những nguyên lý đã tổng kết.

Thật vậy, công trình của Mendel thường được ví như một kiểu mẫu giáo khoa về phương pháp thực nghiệm, đòi hỏi sự kiên trì, sự chú tâm tới các chi tiết, sự ghi chép cẩn thận, và một cái nhìn sâu thẳm vào bản chất của vấn đề. Trong một dự án kéo dài 10 năm, Mendel đã lai tạo 28.000 cây đậu Pisum, quan sát tính di truyền của 7 đặc điểm được lựa chọn:

- bề mặt của hạt (nhăn hoặc mịn)
- mầu của nội nhũ (vàng, da cam hoặc xanh lá cây)
- mầu vỏ hạt (xanh lá cây hoặc vàng)
- hình dạng vỏ đậu (phồng hoặc dẹt)
- mầu vỏ đậu (vàng hoặc xanh lá cây)
- vị thế của hoa (trên trục hoặc ở cuối)
- độ dài cuống (từ 6 feet trở lên hoặc từ 1 foot trở xuống)

Ông chọn cây đậu để nghiên cứu vì cây đậu là loài cây có mùa ngắn (có thể tiến hành thí nghiệm nhiều lần), dễ thụ phấn, có những đặc điểm rõ ràng dễ nhận thấy và có thể che chắn để khỏi bị thụ phấn lai tạp một cách tùy tiện. Ông dành 2 năm đầu tiên để tạo ra những cây đậu thuần chủng đúng loại, rồi dành 8 năm tiếp theo để thụ phấn lai tạo theo dự án và xác định chính xác số lượng các đặc điểm xuất hiện ở các đời con cháu. Khó có thể tưởng tượng được một người âm thầm làm việc một mình trong vòng 10 năm như thế để theo đuổi mục tiêu khám phá sự thật về di truyền. Cuối cùng, vị tu sĩ công giáo trước đó không ai biết đến đã tìm ra những nguyên lý vĩ đại của sự sống, cho phép tiến hành những dự đoán có thể kiểm chứng được, và đặc biệt, có thể trình bầy chúng dưới dạng toán học. Đây là lần đầu tiên toán học bước chân vào sinh vật học, và trở thành công cụ giúp sinh vật học đi tới những nguyên lý chính xác, tương tự như vật lý.

Với trực giác thiên tài, vào thời điểm giữa thế kỷ 19 khi con người chưa biết gì về nhiễm sắc thể và những chi tiết trong việc phân chia tế nào, Mendel đã khám phá ra 3 định luật cơ bản của di truyền học:

Định luật về cặp yếu tố (gene) (Law of Paired Factors (Genes)): Mỗi đặc điểm của sinh vật được quyết định bởi một cặp gene tương ứng. Mỗi cha/mẹ đóng góp chỉ một gene trong cặp gene đó. Mỗi đặc điểm, chẳng hạn mầu vỏ hạt, được đóng góp bởi cả cha lẫn mẹ, nghĩa là, không chỉ một giới xác định mầu của vỏ hạt; trứng và tinh trùng cùng đóng góp một nửa của một đặc điểm cho trước.

Định luật về tính trội (Law of Dominance): Trong một cặp gene, một gene sẽ trội hơn gene kia và sẽ kiểm soát sư biểu lộ ra bên ngoài. Đó là tính trội của gene và gene đóng vai trò trội được gọi là gene trội. Mendel phát minh ra các thuật ngữ trội và lặn để giải thích định luật về tính trội. Thí dụ: tính mịn trội hơn tính nhăn; nếu một thế hệ con cháu có cặp gene trong đó một gene xác định tính mịn, một gene xác định tính nhăn, thì con của nó sẽ biểu lộ tính mịn.

Định luật về tính độc lập (Law of Segregation): Các đặc điểm được di truyền một cách độc lập. Một hạt có thể nhăn và vàng, hoặc nhăn và xanh, hoặc mịn và vàng, hoặc mịn và xanh. Các đặc điểm được chọn một cách độc lập và ngẫu nhiên cho các thế hệ con cháu, nhưng có đủ các phép thử để chúng tuân thủ các quy luật toán học.


  

Để toán học hóa các định luật này, Mendel dùng chữ cái lớn để biểu thị nét trội, chữ cái nhỏ để biểu thị nét lặn. Chẳng hạn với 7 đặc điểm như Mendel nghiên cứu, có thể dùng các chữ cái sau đây để biểu thị A, B, C, D, E, F, G, a, b, c, d, e, f, g. Mỗi cá thể có thể nhận được các đặc điểm như Aa, Bc, dF, ef, ... Mỗi đặc điểm di truyền là một tổ hợp chập hai của các chữ nói trên thậm chí còn hơn thế nữa, vì còn có các cặp dạng AA, bb,... Nghĩa là có thể tính được khả năng một đặc điểm cụ thể nào đó sẽ được di truyền như thế nào ở thế hệ thứ mấy. Tóm lại, Mendel đã mở cửa cho khoa học chính xác bước chân vào một lĩnh vực từ xưa đến nay chỉ là khoa học định tính, mở đường cho di truyền học phát triển chưa từng thấy trong thế kỷ 20.

Thông qua 3 định luật nói trên, một sự thật tự nó tỏ lộ ra rằng các đặc điểm của sinh vật KHÔNG THAY ĐỔI trong quá trình di truyền - các loài được bảo toàn, không có sự thay đổi di truyền để loài này biến thành loài khác. Điều đó đặt dấu chấm hết cho những suy đoán của Darwin và những đệ tử của ông về khả năng pha trộn biến đổi di truyền làm biến đổi loài.

Công trình của Mendel mang một cái tên rất giản dị khiêm tốn "Những thí nghiệm lai giống cây trồng" (Experiments in Plant Hybridization), hoàn thành năm 1865 và công bố năm 1866 đã mở ra một kỷ nguyên mới trong nhận thức về sự sống.

Nhưng một công trình vĩ đại như thế đã bị lãng quên trong 34 năm. Tại sao?

Tại sao công trình của Mendel bị lãng quên?

Một số tài liệu nói rằng vì nó được công bố trên một tài liệu ít tiếng tăm của Áo, nhưng đó chỉ là một cách né tránh sự thật. Sự thật là nhiều người có thể đã đọc công trình của ông nhưng không hiểu và không đánh giá được ý nghĩa quan trọng của nó. Nhưng mặt khác, và điều này đáng nói hơn, vì công trình của Mendel có nội dung trái với quan điểm di truyền của thuyết tiến hóa, một lý thuyết đang đóng vai trò chính thống, nên không được các nhà sinh học tin vào thuyết tiến hóa ủng hộ. Điều này đã được xác nhận trong bài báo Mendel's Opposition to Evolution and to Darwin (Sự chống đối của Mendel đối với thuyết tiến hóa và Darwin) trên tạp chí The Journal of Heredity, trong đó viết: "Công trình của Mendel đầu tiên bị từ chối, vì hiển nhiên là ông đã tạo ra một lý thuyết chống lại lý thuyết di truyền của Darwin (pangenesis), lý thuyết này lúc ấy đã trở nên phổ biến và được chấp nhận như một lý thuyết chịu trách nhiệm về di truyền". [4]

Thực ra Mendel không chỉ công bố công trình của mình trên tạp chí chuyên môn, mà còn gửi bản sao đến các nhà khoa học có uy tín trong thời của ông. Chẳng hạn, năm 1867, ông đã gửi công trình đến ngài Carl Nageli, người được tạp chí Great Experiments in Biology (Những thí nghiệm vĩ đại trong Sinh học) ca ngợi là "một nhà thực vật học nổi tiếng và một người có thẩm quyền về tiến hóa luận", trong đó Mendel viết: "Tôi không bao giờ quan sát thấy những sự chuyển tiếp quá độ từ từ tứng tí một các đặc điểm của cha mẹ cho con cái". Có nghĩa là ông bác bỏ thuyết tiến hóa - thuyết cho rằng loài này có thể biến thành loài khác thông qua những biến đổi từng tí một trong một thời gian đủ dài. Trong phần kết công trình của mình, Mendel còn nhắc đến một công trình của một người đi trước ông là Gartner. Ông viết:
"Kết quả của những thí nghiệm nghiên cứu khả năng một loài có thể biến thành loài khác đã dẫn Gartner đi tới chỗ chống đối lại ý kiến của các nhà tự nhiên học vốn không tin vào sự ổn định của các loài cây trồng mà tin vào sự tiến hóa liên tục của thực vật. Ông đã đưa ra một chứng minh không thể nghi ngờ rằng các loài là cố định...".Nói một cách dễ hiểu: ban đầu Gartner cũng muốn tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng quan điểm của thuyết tiến hóa cho rằng một loài có thể biến thành loài khác. Nhưng những thí nghiệm đó lại dẫn Gartner tới kết quà hoàn toàn ngược lại, rằng các loài giữ nguyên các đặc điểm giống loài của nó, và không thể biến thành loài khác.

Mendel kết luận: "những cây lai tạo giữa những loài này không mất đi một chút nào về sự ổn định của chúng sau 4 - 5 thế hệ".

Xin nhắc lại rằng công trình của Mendel ra đời sau cuốn Về Nguồn gốc các Loài của Darwin 7 năm. Vậy kết luận nói trên của Mendel là một lời nhắn nhủ rõ ràng gửi tới các nhà tiến hóa luận rằng hãy xem xét lại quan điểm về sự biến đổi các đặc điểm di truyền để một loài này có thể biến thành loài khác. David Coppedge viết về điều này như sau:

"Khi học thuyết Darwin chiếm lĩnh thế giới trí thức ở Anh và lan tràn sang lục địa Âu Châu, kết luận nói trên của Mendel dường như một tiếng kèn kêu gọi hãy thức tỉnh để quan sát những suy đoán của thuyết tiến hóa về sự biến đổi loài này thành loài khác. Ông dường như đang hét lên, theo cách lịch sự của ông, rằng "các loài không biến đổi thành loài khác! Chúng thể hiện sự ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác, và các thí nghiệm của tôi đã chứng tỏ sự thật đó. Có ai nghe không?"". Rồi Coppedge trả lời: "Không ai nghe cả. Họ đang say sưa với thứ rượu ngọt của cơ chế tự nhiên đối với cái gọi là 'transformism' - sự biến đổi loài này thành loài khác - làm sao họ thấy được ích lợi gì từ những sự thật khó chịu mà vị tu sĩ ở Áo công bố?".

Cơn say ấy làm cho các nhà khoa học đi theo Darwin quên phắt tiêu chuẩn cơ bản của khoa học là bằng chứng thực tế hoặc thực nghiệm. Không có thực tế và thực nghiệm để chứng minh, thuyết tiến hóa thực chất chỉ là những thảo luận ngụy khoa học. Vì thế Coppedge không coi các nhà khoa học tiến hóa là nhà khoa học, mà chỉ là những người kể chuyện (storytellers). Ông viết: "Mendel thuộc trường phải kinh điển của các nhà khoa học tin vào phương pháp thực nghiệm. Nhưng bây giờ, những người kể chuyện của thuyết tiến hóa tự do suy đoán bừa bãi về quá khứ và tương lai không thể quan sát được rồi gọi đó là khoa học".

Quả thật, thuyết tiến hóa là một chuyện thần tiên kể chuyện con vật này biến thành con vật khác, và tệ hại nhất là chuyện con khỉ biến thành con người. Chuyện bịa đặt đó được tin là chuyện thật, dẫn tới những đối xử tàn bạo, ngược đãi, thảm sát người thổ dân ở Úc và ở nhiều nơi khác trên thế giới chỉ vì họ bị coi là những sinh vật nửa người nửa khỉ [5].

Khi người khổng lồ thức dậy

Nhưng sự thật không thể bị che khuất mãi. "Năm 1900, người khổng lồ đang ngủ thức dậy". Đó một tiêu đề trên trang mạng Famous Scientists (Các nhà khoa học nổi tiếng), mô tả sự kiện tái khám phá ra Di truyền học của Mendel. Quả thật là lý thuyết khổng lồ của Mendel đã bị chìm trong giấc ngủ của nhân loại 34 năm, nay mới thức dậy. Gần như đồng thời, 3 nhà khoa học là Hugo De Vries, Carl Correns và Erich von Tschermak cùng khám phá ra rằng 34 năm trước, Gregor Mendel đã tìm ra những nguyên lý di truyền vô cùng quan trọng. Hugo De Vries có ấn tượng rất mạnh với những khám phá đó, và lập tức trao đổi sự thật mình vừa phát hiện với các nhà sinh học quan trọng khác. Ông cũng nhanh chóng nhận ra rằng lý thuyết di truyền này đặt ra một thách thức đối với lý thuyết của Darwin về chọn lọc tự nhiên.

Thật vậy, chọn lọc tự nhiên nói rằng sinh vật, trong quá trình thích nghi với môi trường, sẽ có những biến đổi về thể chất, và những biến đổi này sẽ được di truyền lại cho các thế hệ tiếp nối. Quá trình này tích lũy dần dần, đến một lúc nào đó biến đổi này trở thành đủ lớn để làm cho sinh vật đó biến thành một loài khác.

Nhưng lý thuyết di truyền của Mendel không cung cấp bất cứ một sự biến đổi nào như thế để làm chỗ dựa cho lý thuyết chọn lọc tự nhiên. Nói cách khác, những biến đổi của sinh vật để thích nghi với môi trường không hề làm thay đổi các đặc điểm di truyền, và do đó không tạo ra loài mới. Hugo de Vries đã tổng kết nhận định này bằng một tuyên bố bất hủ:
"Sự chọn lọc tự nhiên có thể giải thích sự sống sót của con vật thích nghi tốt nhất, chứ không phải sự xuất hiện một loài mới từ con vật thích nghi tốt nhất"Tuyên bố này có thể coi như tấm màn khép lại tấn tuồng "chọn lọc tự nhiên là cơ sở của tiến hóa."

Tóm lại, việc tái khám phá ra lý thuyết di truyền của Mendel đẩy thuyết tiến hóa trong những năm đầu của thế kỷ 20 vào tình trạng khó ăn khó nói, sống dở chết dở. Các nhà khoa học tiến hóa lúng túng không biết đối xử với lý thuyết Mendel thế nào. Không thể bác bỏ nó được, vì chứng minh của nó quá minh bạch, rõ ràng, thuyết phục. Hugo de Vries và nhiều nhà khoa học khác đã làm những thí nghiệm tương tự để kiểm chứng các định luật của Mendel và đi tới kết luận rằng các định luật đó hoàn toàn chính xác, không thể phủ nhận được. Vì thế chỉ còn một lựa chọn duy nhất cho các nhà tiến hóa luận: trộn lẫn lý thuyết của Mendel và Darwin với nhau. Đó là lý do ra đời cái gọi là "thuyết tiến hóa tổng hợp" (synthetic theory of evolution), hoặc "chủ nghĩa Tân-Darwin" (neo-Darwinism).

Chủ nghĩa Tân-Darwin và sự đánh giá của toán học

Lý thuyết Tân-Darwin dựa trên sự di truyền những biến dị ngẫu nhiên (random mutations), có thể tóm tắt như sau:

Trong quá trình sống, hệ di truyền của sinh vật có thể xuất hiện những biến dị ngẫu nhiên có lợi cho việc thích nghi với môi trường, và những biến dị có lợi này sẽ được di truyền lại cho các thế hệ nối tiếp. Qua hàng triệu, hàng tỷ năm, những biến dị này có thể tích phân lại thành một biến đổi lớn làm thay đổi loài.

Tư tưởng đó thổi một sức sống mới vào thuyết tiến hóa, làm thỏa mãn các nhà sinh học tiến hóa đến nỗi trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày ra đời cuốn Về Nguồn gốc các Loài của Darwin, nhà tiến hóa luận Julian Huxley đã tuyên bố dõng dạc đầy tự tin rằng thuyết tiến hóa của Darwin đã đạt tới một sự thật không thể tranh cãi được, và rằng toàn bộ vũ trụ được mô tả trong một quá trình duy nhất và liên tục của tiến hóa luận.

Nhưng trạng thái phớn phở lạc quan đó không kéo dài được bao lâu. Những thách thức toán học do Sir Peter Medawar và nhiều nhà toán học khác nêu lên đã phủ một bóng đen ngờ vực lên khả năng biến dị có thể tích lũy thành một biến đổi lớn làm thay đổi loài - xác suất để sự kiện đó xẩy ra gần như bằng 0, tức là không thể xẩy ra!

Bài báo Mathematicians and Evolution (Các nhà toán học và thuyết tiến hóa) của Casey Luskin [6] trên trang mạng Evolution Newsngày 11/07/2006 cho biết:

Một trong những cuộc xâm nhập của toán học vào khoa học tiến hóa được biết đến nhiều nhất là Hội nghị chuyên đề Wistar 1966 ở Philadelphia, nơi các nhà toán học và các nhà khoa học khác trong những lĩnh vực liên quan đã họp lại để đánh giá xem liệu thuyết Tân-Darwin có thể thực hiện được hay không. Hội nghị diễn ra dưới sự chủ toạ của Sir Peter Medawar, một nhà khoa học từng đoạt Giải Nobel. Sự nhất trí chung của nhiều người tham dự hội nghị là thuyết Tân-Darwin không thể bảo vệ được bằng toán học (The general consensus of many meeting participants was that Neo-Darwinism was simply not mathematically tenable). Biên bản của hội nghị mang tên Mathematical Challenges to the Neo-Darwinian Interpretation of Evolution (Những thách thức toán học đối với sự diễn giải của thuyết Tân-Darwin về tiến hóa) cho biết các nhà toán học đáng kính và các học giả tương tự trong hội nghị đã nêu lên nhiều thách thức khác nhau.

Chẳng hạn, chủ tịch hội nghị, Sir Peter Medawar, tuyên bố lúc khai mạc: "Lý do trực tiếp của hội nghị này là một cảm giác bất mãn rất phổ biến đối với cái đã được xem như một lý thuyết tiến hóa được chấp nhận trong thế giới nói tiếng Anh, đó là cái được gọi là Lý thuyết Tân-Darwin... Có những phản đối được nêu lên bởi những nhà khoa học cảm thấy trong lý thuyết tiến hóa hiện nay có một số thứ đã mất tích... Những phản đối như thế đối với lý thuyết Tân-Darwin là rất phổ biến trong số các nhà sinh học nói chung; và chúng ta, tôi nghĩ, không vì ai cả phải làm cho sáng tỏ vấn đề. Chính sự kiện hôm nay chúng ta có mặt ở hội nghị này là bằng chứng cho thấy chúng ta chưa làm sáng tỏ vấn đề"

Trong tham luận mang tên "Làm thế nào để trình bầy các bài toán đánh giá sự tiến hóa bằng toán học", nhà khoa học Stanislaw Ulam làm tan vỡ niềm hy vọng của thuyết Tân-Darwin bằng nhận định sau đây: "Dường như phải có hàng ngàn, hàng triệu biến dị có lợi để tạo ra một sinh vật phức tạp ở mức thấp nhất mà chúng ta thấy trong cuộc sống hiện nay. Bất kể là xác suất để một biến dị đơn lẻ lớn đến đâu, thậm chí bằng một phần hai, nhưng xác suất để xẩy ra một dãy các biến dị có lợi như thế nối tiếp nhau sẽ phải nâng lên lũy thừa một triệu, như thế bạn sẽ có một xác suất rất gần với zero, và một sự kiện như thế dường như không thể tồn tại trên thực tế".

Tóm lại, thuyết Tân-Darwin không có cơ sở khoa học. Nó không có bằng chứng thực tế, và không được toán học ủng hộ.Thậm chí toán học đã đưa ra những con số mang tính phủ định nó. Rốt cuộc, thuyết Tân-Darwin cũng chỉ là một giả thuyết phi hiện thực. Nó tiếp tục làm khoa học dựa trên các giả thuyết thuần túy không thể chứng minh được. Đó là truyền thống của chủ nghĩa Darwin!

Trong thập kỷ 1980, bằng chứng về sự gián đoạn trong hồ sơ hóa thạch và trong các genes đã chia rẽ các môn đệ của Darwin thành 2 phái: phái "biến đổi từ từ từng tí một" (gradualist) và phái "biến đổi nhẩy cóc" (punctuationist). Đặc biệt Stephen Jay Gould và Niles Eldredge đã phải nổi đóa lên với phái đối lập để thuyết phục rằng đồ thị tiến hóa không phải là một hàm liên tục, mà là một hàm nhảy cóc đột xuất từng đợt một. Cuộc tranh cãi giữa 2 phái này kéo dài cho đến nay chưa chấm dứt. Có nghĩa là phái "gradualist" trung thành với thuyết tiến hóa nhưng bế tắc, còn phải "nhảy cóc" là phái tiến hóa phản bội lại tiên đề của thuyết tiến hóa!

Cuối thế kỷ 20 nhân loại chứng kiến một cuộc bùng nổ tri thức về di truyền học. Người ta đã có thể chỉ rõ ra các gene cụ thể, trong mã di truyền của nó, và quan sát sự sắp xếp của các cặp gene tương ứng vào trong giao tử (tế bào sinh sản trưởng thành, như một tinh trùng hoặc một trứng, có thể kết hợp với một tế bào khác để tạo nên một cơ thể mới). Một hiểu biết mới đã trở nên rõ ràng: tế bào rất khó tính trong việc đảm bảo sao cho các gene được sao chép một cách chính xác và đóng góp không sai sót.

Điều đó có nghĩa là hầu như không có cơ hội cho sự biến dị ngẫu nhiên có lợi.

Trong một số trường hợp có thể có những chữ cái của DNA cá biệt biến đổi mà không gây ra sự hủy hoại - có một sự co dãn nhất định trong mã di truyền sao cho một biến đổi riêng lẻ không tạo nên sự thay đổi bất kỳ một chức năng hoạt động nào cả. Những biến dị đó gọi là biến dị trung tính (vô hại). Người ta cũng khám phá ra cơ chế đọc và sửa chữa rất kỹ lưỡng của DNA, chứng tỏ rằng tế bào có nhiều cách sửa chữa các biến dị. Vả lại, phần lớn biến dị có trong thực tế đều gây ra bệnh tật hoặc tử vong, trong khi cho đến hôm nay các nhà sinh học tiến hóa không thể chỉ ra một trường hợp nào rõ ràng chứng tỏ biến dị dẫn tới loài mới, hoặc thậm chí một biến dị có lợi nào để biện hộ cho lý thuyết chọn lọc tự nhiên.

Rất nhiều ý đồ tạo ra biến dị đã được thực hiện, đặc biệt đối với ruồi dấm Drosophila, nhưng nói chung đề gây nên thiệt hại hoặc chết chóc cho loài này. Không hề có biến dị có lợi.

Trải qua bao nhiêu nỗ lực, cho đến nay, những phỏng đoán của Darwin đang tiến tới bờ vực của sự sụp đổ, trong khi các định luật của Mendel tiếp tục đứng vững.

Kết luận

Lâu đài tiến hóa của Darwin xây trên nền móng là chọn lọc tự nhiên; nền móng ấy được nhào trộn bởi một thứ bê-tông mang nhãn hiệu "biến dị có lợi". Phải có hàng triệu, hàng triệu biến dị có lợi nối tiếp nhau qua hàng triệu, hàng tỷ năm mới có hy vọng tạo ra những biến đổi lớn để xuất hiện một loài mới. Toán học chứng minh xác suất để xẩy ra một sự kiện như thế gần như bằng 0, tức là không thể xẩy ra. Vì thế lâu đài tiến hóa thực chất giống như một lâu đài trong truyện thần tiên, hoặc trong phim hoạt hình, chẳng hạn phim Alice in Wonderland.

Các nhà khoa học tiến hóa là những người kể chuyện giỏi, những họa sĩ tài ba, làm cho người xem cứ tưởng như thật. Cuốn phim vẫn đang tiếp tục được chiếu ở rạp, vẫn có nhiều người vào xem. Trẻ em thì bắt phải xem, và bắt phải tin lâu đài ấy là có thật. Nhưng vì nó là một cuốn phim, một truyện kể, nên rồi cũng sẽ đến hồi kết. Thực tế phim cũng đang đến những đoạn cuối nhạt nhẽo, nhàm chán. Nhiều khán giả đã thấy rõ đây là chuyện thần tiên bịa đặt. Nhiều người đã bỏ ra về.

Nghĩ lại thời học sinh, tôi thấy mình thật ngây ngô. Thầy nói gì cũng tin. Thầy ca tụng thuyết tiến hóa. Thầy kết tội thuyết di truyền. Sau này, khi ngộ ra sự thật, tôi nghĩ đến thầy, và đặt câu hỏi: Tại sao thầy lại tin vào một lý thuyết sai trái và kết tội một lý thuyết đúng đắn? Trong một thời gian dài tôi không tìm được câu trả lời. Mãi đến khi có internet, thông tin bùng nổ, tôi mới tìm được câu trả lời: "Few are those who see with their own eyes and feel with their own hearts" (Ít người nhìn bằng đôi mắt của chính mình và cảm nhận bằng trái tim của chính mình). Đó là lời của Albert Einstein. Einstein quả thật là một nhà hiền triết thâm thúy.

Vâng, đa số tin vào thuyết tiến hóa vì thầy của mình dạy như thế, giống như tôi vậy. Đa số coi nó là một "khoa học" vì quả thật nó là một "khoa học" đã được nhồi sọ cho mọi người từ thủa thiếu thời. Đa số tin vào nó vì nó vẫn đang có những danh hiệu kêu leng keng trong những viện nghiên cứu hoành tráng, vẫn có những giáo sư tiến sĩ giảng dạy nó, vẫn có những đại học danh tiếng tôn vinh nó.

Vẫn có những đại bác học như Francis Collins, một trong hai đồng tác giả của công trình khám phá bản đồ gene người, biện hộ cho nó, cố níu kéo nó, cố gán ghép nó vào lý thuyết di truyền hiện đại... cố chứng minh bộ gene của người rất gần với bộ gene của khỉ, mà lờ đi một sự thật rằng bộ gene của người phần lớn cũng giống bộ gene của chuột, của giun đất,... Điều rất lạ là ông Collins rất tin Chúa, tin rằng Chúa là tác giả của thông tin cài đặt trong DNA, nhưng lại không đủ đức tin để tin rằng Chúa có thể sáng tạo ra mọi loài vật theo ý Chúa mà chẳng cần phải bịa ra bất cứ một thuyết tiến hóa nào cả. Tôi nghĩ ông Collins là một nhà khoa học thực sự có tài, công tâm, một tâm hồn trong sáng, nhưng ông chưa sử dụng hết cái trực giác vốn có ở ông để vượt thoát ra khỏi cái mớ bòng bong của thuyết tiến hóa đã cột chặt ông vào ghế học trò vài chục năm trước.

Những người không nhìn bằng đôi mắt của mình, không cảm nhận bằng trái tim của mình sẽ không bao giờ có khả năng tiên đoán, như tiên đoán đã nói ở cuối mục trước, rằng học thuyết Darwin đã tới bờ vực sụp đổ, và nó sẽ sụp đổ!

Chú thích:

[1] http://www.creationsafaris.com/wgcs_4.htm David F.Coppedge
[2] Vụ án Scopes là vụ án xẩy ra tại tiểu bang Tennessee, Mỹ, năm 1925: giáo viên trung học John Scopes đã vi phạm đạo luật Butler của tiểu bang. Luật này cấm dạy môn học về tiến hóa của con người theo thuyết Darwin tại các trường công. Scopes đã bất chấp luật, đem môn học đó dạy cho học sinh. Scopes bị kết tội, nhưng luật sư bào chữa cho Scopes thắng kiện. Đó là thắng lợi của học thuyết Darwin tại nhà trường, nhưng là thắng lợi chính trị, thay vì khoa học.
[3] http://www.darwinismrefuted.com/short_history_03.html
[4] Bishop, B. E. 1996. Mendel's Opposition to Evolution and to Darwin. The Journal of Heredity. 87 (3): 205-213. Pangenesis là một lý thuyết di truyền do Darwin xây dựng nên, dựa theo giả thuyết sai lầm của Jean Baptiste Lamark. Thuyết này đã bị chứng minh là sai lầm và đã bị loại bỏ. Đáng tiếc là người ta chỉ phê phán Lamark mà không phê phán Darwin.
[5] Xem bài "Missing Links - Những mắt xíc bị mất tích" của Phạm Việt Hưng trên PVHg's Home ngày 05/08/2015
[6] http://www.evolutionnews.org/2006/07/mathematicians_and_evolution002387.html

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Chấm phá về bệnh tâm thần trong xã hội





.

Ở trời Âu, dân tình cũng còn từ chối không nhìn nhận bệnh tâm thần, cái kiểu của đối thoại

– Bác sĩ, tôi không mắc bệnh điên mà!

– Đúng thế, nhưng tôi sẽ chữa lành cho bạn.

.

Rời chuyện cụ thể hàng ngày, một nghiên cứu dịch tể về bệnh tâm thần của Châu Âu gần đây (European Study on Epidemiology of Mental Disorders, 2013) cho biết là hơn 10% dân tình có ít nhất là một lần trong đời mắc bệnh tâm thần – nếu kể luôn cả những vấn đề sa sút trí tuệ của người cao tuổi thì con số này sẽ lên tới 20%- . Nhiều người bệnh tâm thần hoàn toàn mù tịt về tình trạng sức khỏe của họ. Một số khác cố tình dấu diếm vì sợ người chung quanh ruồng bỏ, …Ở Việt Nam, theo vài nguồn tin, bệnh nhân tâm thần chưa được săn sóc đầy đủ.

.

Những bệnh tâm thần ?

Một cách chung chung và rất là sơ lược, ta có thể chia những bệnh tâm thần ra theo bốn hay năm loại

– ở đây xin đừng đọc Wikipedia – Wikipedia còn dựa trên DSM IV – Bài này trình bày theo DSM V và các giáo trình về Psychiatrie (Tâm thần học) ở ĐH Liège –

1. Tất cả những loại nghiện (rượu, ma túy, thuốc kích thích). Những người nghiện là những người không thể sống thiếu các chất ấy. Các chất nghiện gây những tàn phá cơ thể và tâm lý nhưng người nghiện không có khả năng từ bỏ chúng. Ta dịch là «Rối loạn sử dụng chất».

2. Những bệnh về tính khí bất thường không thăng bằng được mà ta gọi là rối loạn tâm trạng – lúc nào cũng lo sợ căng thẳng, mệt mõi mà không có nguyên nhân sinh học, trầm cảm, khó ở, …

3. Những rối loạn về cảm nhận: bị ám ảnh cưỡng chế, hoảng sợ trước mọi tình huống, lo lắng, bất ổn, sợ chốn đông người, sợ những vật lặt vặt không đáng như con nhện, sông nước, tàu bè,… Bệnh tâm thần phân liệt thuộc vào hạng này.

4. Những rối loạn trong hành vi và nhân cách – tự hỏi mình là ai: không thương mình, không bằng lòng với cơ thể, không ăn, ăn nhiều, khó ngủ, ngủ nhiều, tự gây thương tích…

5. Những rối loạn nhân cách trong liên hệ xã hội: nghi ngờ, yêu mình quá độ, phản xã hội, không tôn trọng người khác hay luật lệ xã hội, …

Và cuối cùng phải nói là có những bệnh mang nhiều khía cạnh của hai hay nhiều loại vừa kể trên. Tự tử cũng được xem như một bệnh tâm thần, thuộc loại 2,3,4.

.

Vai trò của xã hội trong cấu thành của một số bệnh tâm thần

Qua danh sách những bệnh tâm thần kể trên, không thể im lặng về vai trò của xã hội.

Thật vậy, rất nhiều trường hợp một người thành nghiện rượu là do hoàn cảnh đưa đẩy. Một người nghiện ma túy vì môi trường lôi cuốn. Có người khác rơi vào trầm cảm vì thất nghiệp hay vì mang tang bạn đời. Nhiều thiếu nữ, mất tự tin, theo những phương thức khốc liệt để giảm cân vì áp lực của bạn bè hay của người yêu, …

Durkheim là nhà xã hội học tiên phong giải thích sự tự tử bằng những thiếu cấu trúc của xã hội từ đầu thế kỷ thứ XX.

Sau Durkheim và nhất là trong hai thập niên vừa qua, với những tiến bộ của khoa tâm thần học và nhất là những nghiên cứu về phạm tội học, nhiều tác giả nêu lên đđược liên hệ giữa bạo lực và bệnh tâm thần. Ở nhiều nước Âu Mỹ, 50% trong số những phạm nhân tội giết người là những người mang bệnh tâm thần (1).



.

Xã hội cũng có thể gây ảnh hưởng lâu dài trên tâm thần. Wootton và đồng sự thiết lập sự liên hệ hổ tương giữa những người mang bệnh phản xã hội (họ vi phạm luật lệ APD Antisocial Personality Disorder) với những yếu kém trong phương thức giáo dục của gia đình họ trước đó.

Những yếu kém như

. không để ý nhiều đến trẻ

. ít cách dạy tích cực

. không chăm chú theo dỏi trẻ

. không có sự liên tục thống nhất trong cách phạt làm cho trẻ mất phương hướng – loại kỷ luật tùy hứng của cha mẹ.

. dùng những hình phạt thể xác (2)


.



Sự nghèo khó cũng có thể là nguồn gốc của bệnh tâm thần. Sicot nghiên cứu những người vô gia cư ở Paris, Pháp và đại đa số họ mang bệnh tâm thần. Gần 100% trong số họ nghiện rượu chẳng hạn. Còn các bệnh như là trầm cảm, lo sợ, mất khả năng tự yêu mình, … thì rất là phổ biến (3).

.

Đó là chưa nói đến những bệnh tâm thần sau các biến động lớn, trauma hay chấn thương. Các chấn thương thường để lại cho các nạn nhân nhiều vết khó lành. Nạn nhân của chiến tranh, của những thiên tai hay thường nhật hơn, của những tai nạn nghề nghiệp hay tai nạn giao thông thường phải được theo dõi về tâm thần sau biến cố (4).

Sau cùng, có thể kể đến quyển sách của Ehrenberg và Lowell. Hai tác giả này nhấn mạnh trên sự tiến triển về số lượng người mắc bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần không còn là một chuyện của cá nhân, một vấn đề riêng tư cần giấu kín hay một hổ thẹn, Bệnh tâm thần thành một vấn đề xã hội chính trị và văn hóa. An bình xã hội và giá trị sống của mỗi người tùy thuộc vào sức khoẻ tâm thần của các tất cả thành viên trong xã hội. Bệnh tâm thần là nguyên do thường được nêu ra nhất khi các công nhân viên xin nghỉ việc vì bệnh (5).



.

Xã hội học về bệnh tâm thần ?

Vấn đề tâm thần quan trọng như thế làm cho nhiều xã hội học gia đi vào nghiên cứu.

Bệnh tâm thần, một loại bệnh vừa sinh lý vừa xã hội. Khởi thủy, xã hội chỉ biết đến bệnh điên: người điên là người bị xem như là bị ma quỷ bắt, là người bị trời phạt. Người điên có những phản ứng không ngờ trước được nên xã hội nhốt riêng họ, cách ly với người khác để họ không làm hại cho xã hội.

Goffman khởi đầu, rồi Foucault sau đó, tố cáo xã hội gây áp lực trên người bị bệnh tâm thần và không lo chữa trị họ. Xã hội chỉ lo phòng vệ, bảo vệ trật tự mà xã hội cần có nên nhà thương điên giống nhà tù hơn bệnh viện.

Những nhà văn hóa học thì định nghĩa bệnh tâm thần như tổng thể các hiện tượng gây ra bởi xã hội mà thí dụ cụ thể điển hình là một cán bộ tư sở cao cấp, rủi bị sa thải mất việc, ông giết chết vợ mình và giết cả con chó thân thiết rồi sau cùng, quẩn trí, ông tự tử.

Nhưng tất cả những người trong cùng một hoàn cảnh xã hội không hành xữ giống nhau

Chính vì thể ta có thể định nghĩa, một cách vừa y khoa vừa xã hội học rằng bệnh tâm thần là những cái không bình thường trong sức khỏe và tâm lý có thể làm cho người bệnh hành xữ kém hay mất nhân bản với chính họ và với người khác.

Một cách ví von, ta có thể nói bệnh tâm thần là bệnh với chính bản thể và với tha nhân. Cũng có thể nói, theo trào lưu hiện thời, rằng bệnh tâm thần là bệnh làm cho người bệnh không còn tự do quyết định đời sống của mình, không còn khả năng nhận thức và sống tự lập.

Nhưng định nghĩa thế nào đi nữa thì cũng phải nhìn nhận là xã hội hiện thời, với cấu trúc và các sinh hoạt của nó, là nguồn gốc làm nẩy sinh ra nhiều bệnh tâm thần.

Xã hội là cấu thành của bệnh tâm thần. Và đồng thời «dĩ độc trị độc», xã hội cũng là một trong những phương thức trị bệnh tâm thần – sociothérapie – Cũng là theo một tiến trình hợp lý. Chữa bệnh tâm thần phải vừa là những phương thức Y, Dược vừa là những kỷ thuật tâm lý xã hội.

.

Lời chót ?

Trên thế gian, ta có ít nhất một người vừa điên vừa uống rượu – nghiện rượu cũng là một bệnh tâm thần – vừa tự biết mình «lăng nhăng», “lí nhí” và “lem nhem”. Người đó là Bùi Giáng:

Uống và say nói lăng nhăng

Miệng mồm lí nhí thằn lằn đứt đuôi

Tâm can chân thể chôn vùi

Mặt trời không mọc với người lem nhem

Còn đâu nguyệt tỏ bên thềm

Ôi người uống rượu còn thêm điên rồ

(Bùi Giáng, Người điên uống rượu) – Dĩ nhiên Bùi Giáng không điên, lúc sáng tác bài này.

.

Nguyễn Huỳnh Mai

—–


(1). Hodgins S. (ed.), Mental disorder and crime. NXB Sage Publications, 1993.

(2). Wootton, J. M. & al. , Ineffective parenting and childhood conduct problems: the moderating role of callous-unemotional traits. Journal of Consulting and Clinical Psychology (1997), 65, 292–300.

(3) Sicot F., Maladie mentale et pauvreté. NXB l’Harmattan, 2001.

(4) Shalev A. Y. & al., Prospective Study of Posttraumatic Stress Disorder and Depression Following Trauma. Am J Psychiatry 1998;155:630-637.


(5) Ehrenberg A. và Lovell A., La Maladie mentale 
en mutation
. Psychiatrie et société. NXB Odile Jacob, 2001.

.

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Khoa học hay tâm linh?



Phong Doanh


Khoa học đúng là cao siêu nhưng chỉ là đi tìm và giải thích những quy luật mà Siêu nhiên đã vạch ra trong bản thiết kế ban đầu. Vì vậy mọi cái trên đời này, trong vũ trụ này đều do Trời sinh ra thế. Chỉ có điều chúng ta hay hồ nghi nên mới tìm hiểu xem Trời sinh ra và điều khiển chúng như thế nào. Vì vậy mà mới có Khoa học.

Ba cách lý giải khác nhau về nguồn gốc vũ trụ

Dù bạn là ai, đang làm nghề gì để sống, mặc cho cái sự tất bật vì miếng cơm manh áo có đến mức nào thì đôi khi bạn cũng hãy dành một chút thời gian cố gạt bỏ mọi lo nghĩ về mưu sinh, về những mối quan hệ phức tạp của xã hội vỗn dĩ như cái lưới bùng nhùng chụp lấy mỗi con người trong suốt cả cuộc đời để mà ngẫm nghĩ, để mà tò mò như một triết gia.

Sẽ dễ hơn để đạt được cái trạng thái “cách ly” với đời thường ấy, nếu bạn để lòng mình thật thư giãn và nhìn lên bầu trời sao mung lung hay ngắm một cánh đồng hoặc một cánh rừng xanh biếc vào mùa hạ, vàng ruộm vào mùa thu, chạy dài đến nơi trời và đất giao nhau hoặc nằm dài trên thảo nguyên dõi mắt theo đôi cánh đại bàng giang rộng lướt giữa bầu trời xanh bao la hoặc đứng trên bờ cát trắng ngắm những con sóng đùa dỡn đuổi nhau từ tít tận nơi nào để xô về liếm lên đôi chân trần của bạn. Lúc đó bạn sẽ cảm nhận được một phần nào vẻ đẹp thiên nhiên kì thú và cũng đầy bí ẩn.

Vẻ đẹp đó gần như chắc chắn sẽ reo vào trong đầu bạn một câu hỏi: Từ đâu mà chúng ta có được cái thế giới đẹp đẽ nhường này và tại sao chúng ta lại có mặt ở đây, trên Trái đất - ngôi nhà chung của toàn nhân loại, để cảm nhận được vẻ đẹp ấy. Đó là câu hỏi thường trực đối với những người có trí tò mò, nhưng cũng là câu hỏi hay bị lãng quên đối với phần đông nhân loại vì cuộc mưu sinh gian khó và nặng nhọc hoặc vì mải vùi đầu vào những cám dỗ hàng ngày. Bởi vậy, nếu mỗi con người đã từng hoặc đang hoặc sẽ hiện diện trên thế giới này được hỏi về nguồn gốc của Trái đất hay rộng hơn nữa là của toàn vũ trụ nói chung và của nhân loại nói riêng, thì chúng ta sẽ nhận được một trong ba câu trả lời chính đại loại thế này:

A. Thượng đế tạo ra tất cả và cai quản mọi thứ trên đời;
B. Vũ trụ tự thân tồn tại và vận hành, nhân loại là sản phẩm của sự vận hành đó;
C. Vũ trụ tồn tại như là hệ quả của khả năng nhận thức của con người.


Sẽ là bình thường nếu người nào đó trong suốt cuộc đời của mình lúc thì thuộc nhóm này, lúc lại chuyển sang nhóm kia trong ba nhóm liệt kê ở trên. Số đông những người có học thức trong nhóm B thường được gọi bằng một cái tên là nhà khoa học. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học xuất chúng của nhân loại lại thuộc về nhóm A, và cũng có nhiều nhà thông thái của những thế kỷ trước sáng lập ra trường phái triết học làm cơ sở cho niềm tin của những người nhóm C.

Những người thuộc về nhóm B có thể chia thành hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất có quan điểm vô thần. Họ coi mọi hiện tượng, mọi tương tác trong thế giới vật chất, trong đó con người là một bộ phận, đều theo những quy luật của tự nhiên mà khoa học sẽ dần khám phá để đưa ra ánh sáng, tuyệt nhiên không có gì là huyền bí cả. Họ chỉ công nhận những gì mà khoa học đã chứng minh hoặc giải thích một cách thỏa đáng bằng thực nghiệm hoặc bằng suy luận lôgic chặt chẽ.

Bộ phận thứ hai coi Thượng đế chính là thế giới khách quan tồn tại ngoài ý thức của con người với những quy luật vận động và phát triển cụ thể có thể nhận thức được. Trong khi tín đồ của phần lớn các tôn giáo trên thế giới gần như thuộc cả vào nhóm A thì đạo Phật lại có thế giới quan gần với nhóm B hơn. Mặc dù vậy, giữa những người nhóm B và đạo Phật vẫn có những sự khác biệt: Những người thuộc nhóm B không tin vào những điều huyền bí, trong khi đó các tín đồ của đạo Phật lại có những đức tin vào những điều như vậy. Một trong sự khác biệt đó là vấn đề tồn tại “kiếp người” dẫn đến luật Luân hồi như Đức Phật đã dạy.

Ngày nay một khái niệm với cái tên gọi là tâm linh đã được bàn luận đến nhiều trên toàn thế giới. Tất cả những hiện tượng xảy ra trong khả năng cảm nhận được của con người, dù có thể chỉ là một thiểu số ít ỏi, nhưng không thể (hoặc chưa thể) giải thích được bằng khoa học thì đều quy về tâm linh.

Một số biểu hiện sau thường được nhắc đến như những hiện tượng tiêu biểu của tâm linh. Đó là hiện tượng một số người có khả năng chữa bệnh cho người khác chỉ bằng thôi miên hoặc bằng tay không. Một số người khác lại có thể dùng ý nghĩ (hay ý chí) bắt các vật thay đổi trạng thái mà không cần chạm trực tiếp vào chúng. Lại có một số siêu nhân biết được các sự kiện xảy ra ở khoảng cách rất xa (thần giao cách cảm) hoặc nhìn thấy trước các sự kiện sẽ xảy ra sau một thời gian rất dài trong tương lai (tiên tri). Ngạc nhiên hơn nữa, có những người nói về tiền kiếp của mình một cách rõ ràng, và trong nhiều trường hợp được xác nhận là chính xác. Những hiện tượng kể trên và biết bao hiện tượng “kỳ bí” khác không có cách nào lý giải bằng những cách tiếp cận khoa học thông thường ở thời điểm hiện tại.

Hai cách tiếp cận với thế giới vật chất
Trước khi bàn về việc có hay không có một sức mạnh siêu nhiên tạo ra vũ trụ và con người, chúng ta phải nhắc đến một điều rằng, dù vũ trụ được hình thành theo quan niệm của nhóm A hay nhóm B thì khoa học và tâm linh, theo cách nhìn của người viết bài này, cũng chỉ là hai cách tiếp cận (hai phương pháp) được sử dụng để nghiên cứu, tìm hiểu về thế giới vật chất và khả năng nhận thức của con người chứ không phải là hai phạm trù đối lập với nhau.

Các phương pháp khoa học do con người tạo ra còn phương pháp tâm linh thì hình như không phải vậy. Một trong những biểu hiện rất khác biệt của hai phương pháp đó thể hiện ở chỗ: Khoa học có thể truyền đạt và đào tạo nhưng tâm linh thì không. Những kết quả đạt được bằng hai cách tiếp cận cũng vì thế mà khác nhau. Trong khi khoa học luôn có tính kế thừa và hoàn thiện theo thời gian khiến cho các kết quả đạt được bằng phương pháp này ngày càng sâu hơn, rộng hơn và chính xác hơn thì những gì phương pháp tâm linh mang lại thường rất bất ngờ, đơn lẻ và hết sức sửng sốt (theo nghĩa không hiểu vì sao lại thế).

Nếu hình tượng hóa bản chất của hai phương pháp nói trên bằng ngôn ngữ toán học thì ví dụ sau có thể có ý nghĩa nhất định. Chúng ta hãy hình dung việc tính tổng của vô số các số hạng (chuỗi số), chẳng hạn tổng: 1/2 + 1/(2.3) +1/(3.4) +...+1/[n.(n+1)] + .... Ta có thể ví phương pháp khoa học để nhận tổng trên là cách cộng dần từng số hạng một. Ngày qua ngày chúng ta càng tiến sát hơn đến giá trị 1 của nó (nhưng không bao giờ đạt được đúng giá trị này).

Trong khi đó cách tiếp cận tâm linh cho ta biết tổng đó đúng bằng một (nhưng không phải ai cũng biết và không cần cũng như không thể giải thích vì sao). Chúng ta đều biết, hầu hết các lý thuyết khoa học đều được hoàn thiện từng bước kiểu như vậy và chưa có lý thuyết nào được coi là đã đạt đến độ chính xác tuyệt đối, ít nhất là trong thời gian dài nữa. Chúng ta sẽ bàn thêm về tình trạng này ở phần sau.

Một minh chứng cũng khá điển hình cho sự so sánh bản chất của phương pháp khoa học và tâm linh theo tinh thần nói trên là trường hợp nhà toán học Ấn Độ Ramanujan. Ta đều biết số Pi là một số vô tỉ và có rất nhiều cách biểu diễn giá trị của nó qua chuỗi số. Các chuỗi đó đều rút ra từ những lập luận toán học chặt chẽ. Nhà toán học Ấn nói trên cũng đưa ra một chuỗi số để tính số Pi nhưng bằng một công thức mà chẳng biết nó được rút ra như thế nào, giống như có ai mách bảo ông thì phải.

Một ví dụ nữa về sự “mách bảo huyền bí” ấy là việc phát hiện những cây thuốc trị bệnh cứu người được truyền lại trong dân gian từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tại thời điểm mà những người đầu tiên bắt đầu biết sử dụng chúng, khi mà khoa học dược liệu còn chưa manh nha thì sự mách bảo kia là lời giải thích duy nhất. Người viết bài này có niềm tin rằng, khi các nguồn năng lượng hóa thạch trên trái đất suy kiệt hoặc ô nhiễm đã ở mức đặt nhân loại vào tình trạng tồn vong thì công nghệ để có được những nguồn năng lượng mới sẽ đến một cách tự nhiên, đơn giản hơn nhiều so với những gì mà các nhà khoa học và công nghệ hiện giờ đang hình dung và cố sức theo đuổi. Sẽ xuất hiện những cá nhân được “mách bảo” về vấn đề này, nếu “cái duyên tồn tại” của loài người chưa hết.

Những người chỉ tin vào khoa học có lí của họ. Như chúng ta đã biết, những kết quả mà khoa học mang lại không chỉ giải thích được nhiều hiện tượng của tự nhiên và của con người mà nó còn được ứng dụng trực tiếp vào cuộc sống, đưa văn minh của loài người ngày một tiến xa và vì thế mà làm cho con người tự tin hơn dù vẫn còn cô độc trong vũ trụ bao la. Ngành khoa học đi đầu trong tìm hiểu thế giới vật chất là vật lý học, trong khi đó ngành sinh học càng ngày càng đi sâu vào bí mật của sự sống. Cả hai ngành này hình như đang rất tự tin tiến đến câu trả lời về cấu tạo vật chất, vũ trụ ra đời như thế nào, con người thoát thai từ đâu và tiến hóa ra sao. Những kết quả của hai ngành nói trên đạt được quả thật là to lớn và vĩ đại, làm giàu cho tri thức của nhân loại về cấu tạo vật chất vô cơ và hữu cơ. Trong khi đó những kết quả trải nghiệm bằng tâm linh lại thường thiếu lập luận và những lời giải thích như nói đến ở trên, ấy là chưa kể còn một số người vì lợi ích cá nhân đã đưa ra những câu chuyện đồn thổi, hoang đường mang màu sắc mê tín nhằm trục lợi.

Cũng vì những lý do nêu trên mà có một thực tế là những tín đồ của Khoa học thường lên án hoặc chí ít là chê bai những gì mà phái công nhận Tâm linh đưa ra. Phải chăng chỉ có Khoa học mới là đáng tin còn tâm linh chỉ là câu chuyện tầm phào của số đông những người “không phải là nhà khoa học”?


Đi tìm mô hình chuẩn
Trước khi thảo luận về nguồn gốc của thế giới vật chất và của con người, chúng ta phải công nhận với nhau một điều là: dù có nguồn gốc xuất xứ thế nào đi chăng nữa thì thế giới vô cơ (những gì tạo nên vũ trụ) và thế giới hữu cơ (chí ít là giới sinh vật trên trái đất) cũng đa dạng và phong phú đến mức vượt xa khỏi tầm tưởng tượng của những người cứ cho là thông thái nhất, mơ mộng nhất trong số chúng ta. Hình như sự đa dạng là quy tắc số một của tạo hóa. Và, hình như vũ trụ và sự sống chỉ có thể thể hiện sự tồn tại và vận động của mình qua sự tương tác của các hệ vật chất đa dạng đó.

Không những thế, chỉ riêng thế giới sinh vật trên trái đất của chúng ta cũng đã hoàn hảo đến từng chi tiết nhỏ bé nhất. Sự hoàn hảo ấy không thể là sự kết hợp ngẫu nhiên của thế giới vật chất mà thành. Nó gần với một bản thiết kế hoàn chỉnh ngay từ lúc xuất hiện. Ngày nay ai cũng biết rằng một số dạng đặc biệt của các hợp chất hữu cơ tạo nên sự sống trên trái đất. Các chất này lại tổng hợp từ các nguyên tử của một số nguyên tố hóa học mà quan trọng nhất là Hydro, Nitrogen và Carbon. Đến lượt các nguyên tử của mọi nguyên tố lại cấu tạo bởi các hạt cơ bản (nhưng biết đâu đến một lúc nào đó chúng ta lại ngộ ra rằng các hạt cơ bản kia thực chất có chung một nguồn gốc “siêu hạt” nào đấy. Đó có lẽ mới là cái gốc của mọi thứ trên đời, một sự thống nhất trong đa dạng).

Vật lý học ngày nay đã phát hiện được một điều: hình như một số loại hạt cơ bản đã được định dạng (bằng thực nghiệm hoặc từ suy luận gián tiếp) tạo nên mọi dạng vật chất trong vũ trụ. Vấn đề còn lại, theo cách nghĩ của các nhà vật lý, là xây dựng được một lý thuyết cho phép giải thích sự ra đời của các hạt đó để rồi thông qua một vụ nổ lớn, gọi là Big Bang, mà tạo nên một (hoặc nhiều) vũ trụ như ngày nay, để rồi vào một ngày đẹp trời nào đó cách thời điểm vụ nổ kia từ chín đến mười tỉ năm thì trái đất của chúng ta được hình thành, và rồi sau vài tỉ năm nữa sự sống xuất hiện trên địa cầu, tiến hóa dần thành con người như ngày nay.

Hình như các nhà vật lý đã rất yên tâm rằng họ đã hiểu được động lực học quá trình hình thành các dạng vật chất cô đọng của vũ trụ (các thiên hà, các ngôi sao, các hành tinh) sau Big Bang và những định luật vật lí chi phối tương tác của vật chất. Bước đầu tiên trong tham vọng xây dựng mô hình chung cho việc hợp nhất toàn bộ thế giới vật chất có từ thời Anhxtanh là những cố gắng xây dựng trường thống nhất cho bốn loại lực tương tác trong tự nhiên bao gồm: lực tương tác hạt nhân yếu, lực tương tác hạt nhân mạnh, lực điện từ và lực hấp dẫn. Đã có những lý thuyết cho phép kết hợp được ba lực đầu tiên vào chung một mô hình, nhưng với lực hấp dẫn thì cho đến nay vẫn chưa có kết quả.

Một trong những hướng xây dựng trường thống nhất là Mô hình chuẩn, trong đó giả thiết tồn tại thêm một loại hạt cơ bản nữa gọi là hạt Higgs hay trường Higgs (mang tên nhà vật lý người Xcốtlen). Nhờ có sự tồn tại của loại hạt này mà khi các hạt cơ bản khác tương tác với nó mới có khối lượng. Một trong những mục đích xây dựng máy va đập hardron (LHC) lớn nhất hiện nay ở châu Âu là phát hiện ra hạt Higgs bằng thực nghiệm. Như vậy trường Higgs sẽ đóng vai trò là trường hấp dẫn và các hạt cơ bản khác nói riêng và vật chất nói chung có khối lượng là do tương tác với trường này. Nếu hạt Higgs không phát hiện được bằng thực nghiệm thì các nhà vật lý lý thuyết đã có một số lý thuyết khác bổ sung hoặc thay thế vào Mô hình chuẩn, chẳng hạn như bằng cách đưa vào chiều thứ năm để cùng với ba chiều không gian, một chiều thời gian tạo thành một không gian năm chiều mà chiều thứ năm là không quan sát được nhưng lại thể hiện tác động của lực hấp dẫn.

TOE, lý thuyết của mọi thứ

Đi xa hơn, họ còn tham vọng xây dựng nên một lý thuyết gọi là lý thuyết của mọi thứ (TOE, theory of everything) với số chiều lên đến 11, và tất nhiên bảy chiều thêm đó không quan sát được. Trong lý thuyết ấy mỗi hạt cơ bản được sinh ra như kết quả rung động của những dây một chiều (spring) như những lát cắt của một màng (membrance) trong không gian 11 chiều kia. Họ cho rằng vật chất được sinh ra từ hư vô bằng cơ chế rung đó. Và ở thời điểm ban đầu, khi chưa xuất hiện khái niệm thời gian, các hạt này nhiều vô cùng tận nhưng lại tập trung ở một vùng không gian vô cùng nhỏ để rồi tạo ra Big Bang. Dù rất được kỳ vọng nhưng lý thuyết dây vẫn có những điểm nghi vấn mà chính giới vật lý chỉ ra.

Có hai nghi vấn chính như sau. Một là, theo lý luận của một số nhà khoa học (trong đó có cả nhà vật lý lỗi lạc người Anh là Hawking) thì TOE bao gồm các phương trình toán học xây dựng trên một số tiên đề là các định luật vật lý. Vì vậy nó cũng chỉ là một lý thuyết hình thức về các con số nên nó cũng bị chi phối bởi định lý nổi tiếng Gödel về tính không hoàn thiện hoặc tính không tương thích. Hai là, TOE không đưa ra được một dự đoán thực nghiệm nào mang tính định lượng, một điều rất khác thường đối với các lý thuyết vật lý (gần đây nhóm ba nhà vật lý, trong đó có nhà vật lý trẻ người Việt là Đàm Thanh Sơn đã sử dụng lý thuyết dây tính toán được cái gọi là độ nhớt lượng tử của vật chất ở hai trạng thái giới hạn: nhiệt độ cực cao và nhiệt độ cực thấp, và bước đầu đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm).

Với nghi vấn thứ nhất những người ủng hộ TOE rất khó bằng lý luận để bác bỏ, trong khi đối với nghi vấn thứ hai họ cũng mong chờ những kết quả của cỗ máy LHC mang lại để họ có thể hiệu chỉnh lý thuyết của mình. Theo quan điểm của người viết bài này thì giả sử các hạt cơ bản đúng là được tạo nên từ dao động của các sợi dây “huyền bí” kia thì vẫn không thể kết luận rằng vũ trụ tự thân nó sinh ra, bởi lẽ “cái màng” và cơ chế rung của nó lại đặt ra câu hỏi tiếp theo: ai tạo ra cái màng ấy. Ở đây hình như không có câu trả lời cuối cùng bằng Khoa học về sự xuất hiện của thế giới vật chất, càng đi sâu vào cấu trúc vi mô của nó thì những vấn đề nan giải khác lại xuất hiện, thậm chí không ít lần những phát hiện mới bằng thực nghiệm hoặc bằng quan sát đe dọa sự xem xét lại nền móng của cả ngành vật lý hiện đại.

Còn có những vũ trụ khác?

Rất nhiều giả thiết về sự tồn tại của những dạng vật chất chưa được kiểm chứng để có được sự phù hợp giữa các lý thuyết hiện thời với các kết quả quan sát. Có một ý kiến thông thái cho rằng, nhiều lý thuyết khác nhau đến mức như loại trừ nhau nhưng đều có một điểm chung là giải thích được một cách ngoạn mục các hiện tượng vật lý đã biết. Chẳng có cơ sở gì để tin được là chỉ có một vũ trụ mà chúng ta đang quan sát thấy. Phải chăng vũ trụ là hình thức cuối cùng theo chiều vĩ mô để quy luật đa dạng không còn áp dụng được nữa. Nếu còn có những vũ trụ nữa khác với vũ trụ của chúng ta thì ai mà biết được ở đó vận tốc ánh sáng có phải là tốc độ giới hạn hay không và giá trị của các hằng số vật lý bằng bao nhiêu. Những câu hỏi đại loại như vậy thuộc về những vấn đề không thể nhận biết được của con người trái đất. Trong khi đó Tâm linh có thể cho chúng ta câu trả lời về những vấn đề mà khoa học bó tay. Một trong số đó là câu hỏi về sự ra đời của thế giới vật chất, và nó đơn giản đến mức làm các nhà khoa học phải hoài nghi.

Vấn đề thứ hai luôn gây sự tò mò cho con người ấy là nguồn gốc của chính nó và nói rộng ra là từ đâu mà thế giới sinh vật xuất hiện trên trái đất. Nói về các dạng năng lượng gắn với từng cấp độ cấu trúc vật chất thì năng lượng hóa học gắn với cấu trúc phân tử, điện năng với nguyên tử và ở cấp độ hạt cơ bản sẽ là năng lượng hạt nhân, bao gồm cả các bức xạ vũ trụ, và có thể là cả trường hấp dẫn. Với cách nhìn nhận này thì năng lượng của các ngôi sao là năng lượng thuộc lớp thứ ba. Độ lớn (cường độ) và tầm lan tỏa (khoảng cách ảnh hưởng) của các lớp năng lượng liệt kê ở trên tăng từ lớp thứ nhất đến lớp thứ ba. Con người là một hệ vật chất đặc biệt tồn tại và hoạt động dựa trên nguồn năng lượng hóa học.

Ai cũng biết, thế giới sinh vật trên Trái đất tạo nên một môi trường sinh thái cực kỳ đa dạng. Giới thực vật tổng hợp nên các chất hữu cơ và sinh sản cũng bằng các hợp chất hữu cơ, còn giới động vật thì trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng các hợp chất hữu cơ của thực vật để nạp năng lượng. Tạo hóa đã lập nên một sự cân bằng giữa các giống loài từ rất xa xưa. Những đặc biệt về điều kiện môi trường và cách nạp năng lượng đã khiến cho chúng ta trong một thời gian dài (có lẽ cho đến tận hôm nay) ngộ nhận về sự tồn tại của các sinh vật khác trong vũ trụ, thậm chí trong hệ mặt trời.

Đây là trích dẫn từ một bản tin dựa trên một thông báo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ: “Báo Telegraph đưa tin, các nhà khoa học của NASA cho thấy những vi khuẩn lạ có tên là GFAJ-1 trong hồ Mono ở California (Mỹ) – có nồng độ muối và thạch tín rất cao. Loại vi khuẩn mới này có cấu trúc ADN khác xa hoàn toàn mọi sinh vật sống trên Trái đất của chúng ta và có thể sinh trưởng ở những môi trường khắc nghiệt mà chúng ta nghĩ rằng không thể tồn tại sự sống. Phát hiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó làm thay đổi suy nghĩ của chúng ta về khái niệm sự sống cũng như mở ra một tia sáng mới trong việc tìm kiếm sự sống ở các hành tinh có điều kiện khí hậu khắc nghiệt trong hệ Mặt trời như sao Hỏa hay sao Thổ....

Thông thường, mọi sự sống trên Trái đất đều được cấu thành từ sáu chất, đó là: carbon, hyđrô, nitơ, ôxy, lưu huỳnh và phốt pho. Tuy nhiên, loại vi khuẩn mới được tìm thấy thì lại không tuân theo nguyên tắc trên, thay vì phốt pho, loại vi khuẩn này lại chứa chất thạch tín”. Người ta cũng đã phát hiện ra loại vi khuẩn sống ở độ sâu trên hai ngàn mét trong lòng đất không cần đến ô xy và năng lượng chúng sử dụng để duy trì sự sống là các tia phóng xạ của các nguyên tố phóng xạ trong vỏ trái đất. Sự tồn tại của những sinh vật trong những điều kiện khác xa với môi trường chúng ta đang sống càng chứng tỏ một điều rằng trong vũ trụ bao la nhất định còn tồn tại những hệ vật chất khác mà ta gọi chung là “thể sống” (nghĩ là có nhận năng lượng từ bên ngoài để tồn tại và vận động cũng như để trao đổi thông tin giữa các thể sống cùng loại với nhau). Lượng thông tin nắm bắt được (ví như hiểu biết về thế giới vật chất) cùng với khả năng truyền tin (phương thức và tốc độ) sẽ xác định mức tiến hóa của các dạng thể sống.


Với ba dạng thức năng lượng như nói ở trên thì con người chúng ta có thể là thể sống “kém văn minh” nhất cũng nên. Giữa các loại thể sống khác nhau thì sự tiếp xúc cũng như trao đổi thông tin nói chung không thể xảy ra, nếu có thì chỉ là hãn hữu và trong những trường hợp đặc biệt. Rất có thể phương pháp tâm linh của chúng ta là một trong những hình thức trao đổi như vậy giữa những người có khả năng đặc biệt (gọi là năng lực trời cho) với những loại thể sống cao cấp hơn loài người. Nếu quả thật con người có linh hồn thì linh hồn chắc chắn thuộc về một trong những thể sống cấp cao hơn đó.

Con người không chỉ nhận được sự trợ giúp về thông tin từ các thể sống cấp cao hơn mà còn cả về sức mạnh vật lý. Ngày nay ai cũng biết những trường hợp mà một số cá nhân thể hiện những màn trình diễn rất ấn tượng về sức mạnh cơ thể (ví dụ như các nhà yoga có thể bay lên khỏi mặt đất, các võ sư có thể ra đòn “nghìn cân”...). Trong khuôn khổ của các định luật bảo toàn của vật lý (mà ở đây là định luật bảo toàn động lượng và bảo toàn năng lượng) thì những gì mà các cá nhân ấy tác động lên cơ thể mình hoặc các vật thể khác là không thể giải thích nổi. Phải chăng họ đã được tiếp sức bởi những thể sống khác có nguồn năng lượng vô biên như trường hấp dẫn chẳng hạn. Nhưng những thể sống nói trên vẫn có bản chất vật chất, nghĩa là có cấu tạo từ vật chất, cần thu nhận năng lượng từ môi trường bên ngoài (ví dụ năng lượng từ các thức ăn hữu cơ, điện năng hoặc năng lượng của trường hấp dẫn). Là vật chất nên chúng có thể vẫn phải tuân thủ các định luật vật lý nhưng ở những biểu hiện với cấp độ tinh vi khác nhau. Nhưng, tất cả những loại thể sống ấy, bao gồm cả chúng ta, ở đâu mà ra.

Câu hỏi đó con người đang tìm câu trả lời bằng khoa học, còn những thể sống văn minh hơn loài người có lẽ họ đã biết rõ rồi, và đôi khi họ hé mở cho chúng ta bằng con đường ta gọi là Tâm linh. Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi ở trên là: Vũ trụ cùng các thể sống khác nhau được tạo ra bởi một Sức mạnh siêu nhiên, Người không bị ràng buộc bởi bất cứ định luật nào. Các định luật mà mọi dạng vật chất phải tuân thủ cũng do Sức mạnh đó áp đặt để thế giới vật chất, trong đó có các dạng sống, tự điều chỉnh để mà tồn tại, để mà tiến hóa. Nhưng tại sao Thượng đế lại có thể tạo ra các dạng sống khác ngoài dạng sống trên trái đất hiện có. Câu trả lời có lẽ là phải dựa vào qui luật đa dạng của thế giới vật chất mà Người đã tạo dựng nên.

Tính đa dạng nằm trong thiết kế ban đầu

Tính đa dạng đã nằm trong thiết kế ban đầu của Thượng đế và nó xuyên suốt trong cả hai thế giới: vật chất vô tri và sự sống. Hiện tại chúng ta chưa có thể chứng minh được bằng khoa học rằng còn có những thể sống khác không dựa vào năng lượng hóa học nhỏ nhoi như chúng ta. Đa dạng về mức năng lượng thì cũng sẽ phải đa dạng về những nền văn minh sử dụng chúng.

Do đó, khoa học của loài người chỉ là con đường để khám phá những chân trời mà Thượng đế đã tạo nên, thông qua đó mà tiến hóa đến đỉnh cao nhất của dạng sống mà chúng ta thuộc về. Vì vậy, giống như hệ quả của định lý Gödel, Khoa học không thể tự hoàn chỉnh và trọn vẹn, nghĩa là sẽ không có câu trả lời cho hai câu hỏi về nguồn gốc vũ trụ và loài người bằng các phương pháp khoa học. Điều đó đôi khi được biểu hiện bởi cái cảm giác của các nhà khoa học khi mà nhiều lần họ tưởng như đã đi đến đích thì lại xuất hiện những yếu tố mới không thể giải thích nổi. Ngay cả cái đỉnh cao trí tuệ của thể sống dựa trên năng lượng hóa học mà con người chắc chắn là đại diện cũng chưa được hình dung trong ngày hôm nay.

Những bước đi ngày càng tăng tốc của khoa học và công nghệ làm chúng ta vừa mừng vừa lo. Mừng thì ai cũng biết. Còn lo là có phải chúng ta đã đang rất gần cái đỉnh cao kia rồi hay chưa? Khi loài người đã chạm đỉnh thì có thể cái vòng tuần hoàn của sự sống trên trái đất này lại bắt đầu từ điểm xuất phát cũng nên. Thượng đế có nhiều cách để điều khiển cái vòng tuần hoàn đó lắm. Mà không chỉ đối với chúng ta. Cái vòng tuần hoàn của vũ trụ cũng có trong bản Thiết kế vĩ đại của Người. Biến thiên tuần hoàn là cách thức duy nhất để mọi thứ trên đời này tồn tại và biến động mà không dẫn đến trạng thái tự hủy diệt hoặc lặng lẽ biến mất.

Có một niềm an ủi cho chúng ta, những sinh linh sống bằng nguồn năng lượng hóa học ở cấp độ phân tử. Đó là phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trên trái đất mà Thượng đế đã ban cho như đã nhắc đến trong phần mở đầu của bài viết. Cho đến hôm nay có lẽ con người không quá tự tin đến mức vô lối để mà nói rằng nó là chúa tể của loại thể sống dựa trên sự tiêu hóa các hợp chất hữu cơ trên trái đất này. Nó là chúa tể vì nó đã có trong tay khả năng tiêu diệt mọi loài kể cả bản thân mình. Nó là chúa tể vì nó có khoa học và công nghệ để khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên chung của muôn loài nhằm phục vụ cho mình là chính.

Hãy hình dung vào buổi chiều của một ngày cuối tuần nắng đẹp và ấm áp, một số khá đông những “chủ nhân ông” của Trái đất tập trung trên sân Old Trafford hoặc ngồi trước màn hình của chiếc tivi ở mọi ngõ ngách để hò reo cổ vũ cho trận bóng giữa đội MU và đội Chealse. Niềm vui và sự phấn khích tràn trề trên khuôn mặt họ đã đốt đi một lượng calo nhất định. Nhưng không sao, họ sẽ nạp lại nhiều hơn từ những món ăn hấp dẫn và đầy dinh dưỡng đang đợi họ trên bàn trong những căn phòng bếp ngạt ngào mùi hương ẩm thực. Nhiều thú vui nữa đánh đổi bằng calo đang chờ họ ngay trong buổi tối hôm nay...

Trong lúc ấy thì những thể sống cao cấp hơn đang tụ tập ở đâu đó trên một hành tinh nóng hoặc lạnh hơn trái đất đến mức chẳng có một hợp chất hữu cơ nào để mà nhấm nháp, hoặc đang chu du giữa khoảng không bao la, lạnh lẽo của vũ trụ với tốc độ không chậm hơn ánh sáng. Đổi lại, những thể sống ấy không cần phải làm gì để kiếm miếng cơm manh áo như những kẻ trần tục của trái đất. Năng lượng họ cần tràn trề ở khắp mọi nơi. Chẳng biết họ có chơi đá bóng hay không hay là chỉ ca hát và đọc thơ suốt ngày như ở quê vợ của chàng Từ Thức. Và vì bất diệt nên họ cũng chẳng cần đến thú vui sinh sản.

Nếu Thượng đế cứ để con người như thời ăn lông ở lỗ thì có lẽ cân bằng sinh thái sẽ tốt hơn, trái đất sẽ an toàn hơn. Nhưng dù sao thì cũng không thể vứt bỏ được lòng tham và thói ích kỉ trong thế giới sinh vật trên trái đất, bởi lẽ nó phải tranh dành nhau nguồn thức ăn hữu cơ vốn dĩ bao giờ cũng có hạn. Vì vậy, lòng tham có bản chất từ cái dạng năng lượng hóa học vì nó nhỏ nhoi và không có sẵn.

Hơn thế nữa, con người không ăn tươi nuốt sống thức ăn từ thiên nhiên mà còn biết tạo ra nhiều thực đơn với độ dinh dưỡng và sự hấp dẫn rất khác nhau bằng cách xào nấu, hấp hầm với nhiều gia vị. Vì thế mà lòng tham giữa con người với nhau còn cao hơn nhiều so với các loài động vật khác. Nhưng, cũng nhờ có lòng tham ấy mà con người mới tiến hóa như bây giờ.

Ngày nay những hiểu biết về cấu trúc gen hình như lại một lần nữa làm các nhà khoa học ảo tưởng rằng họ đã khám phá ra gần đến tận cùng bí mật của cuộc sống trên Trái đất. Thậm chí họ còn tạo ra những sinh linh nhân bản. Nhưng đó đâu có phải là con người đã có thể thay thế thiên nhiên trong sinh sản ra các loài sinh vật. Đó chỉ là một sự can thiệp vào qui trình sinh sản mà thôi, tuyệt nhiên không có ý nghĩa thần thánh nhân tạo gì.



Người viết bài này đồng tình với quan điểm của nhà khoa học, ông Francis S. Collins, Giám đốc dự án giải mã gen người, rằng càng hiểu biết sâu về gen càng thấy sự tinh tế hết mực trong thiết kế sự sống của Đấng Tối Cao. Chỉ có điều tôi không phải là tín đồ của thuyết tiến hóa Darwin. Mỗi loài trong giới thực vật đều có bản đồ gen từ lúc ra đời. Và tất nhiên nó phải được tạo thành từ những nguyên tố hóa học mà Người đã tạo ra trước đó. Vậy nên chẳng có gì ngạc nhiên khi về đại thể các bộ gen của giới sinh vật có những điểm tương đồng để rồi từ đó Darwin xây dựng nên thuyết tiến hóa. Ngay đến con người đấy, đông như vậy mà cũng chẳng tìm được hai cá thể có dấu vân tay giống hệt nhau nữa là. Đa dạng về giống loài còn đi cùng với đa dạng về cá thể. Đó là một thiết kế chỉ có Thượng đế mới thực hiện nổi.

Chỉ còn một câu hỏi cần phải tìm câu trả lời. Nếu quả thực có Thượng đế thì tại sao Người lại không bao giờ hiện diện bằng cách này hay cách khác để người trần mắt thịt như chúng khỏi phải hồ nghi. Gợi ý cho câu trả lời có lẽ lại phải tìm trong quy luật đa dạng. Nếu chúng ta biết được một cách đích thực rằng, con người chỉ là những con rối trong tay một Đấng Tối Cao thì liệu cuộc sống còn ý nghĩa hay không, màn kịch cuộc đời chắc không còn nhiều hấp dẫn, mọi động lực để thôi thúc con người dấn thân cũng chẳng còn nhiều. Với một Người đã thiết kế nên một thế giới phong phú và hoàn hảo như thế này thì kịch bản ấy không thể chấp nhận. Nhưng nếu để con người tự tin đến mức vô thần thì vở kịch kia cũng không thể kéo dài. Tính ích kỉ nói trên sẽ biến loài người thành dã thú.

Vì vậy trong sâu thẳm của bản chất con người đã được cấy vào một tiềm thức về tính nhân bản như một đối nghịch với tính ích kỉ. Nếu nhờ có tính ích kỉ mà con người năng động và tiến hóa thì tính nhân bản lại giúp nhân loại vượt qua được những thời khắc nguy nan, chẳng hạn như trong các trường hợp thiên tai khủng khiếp, hoặc khi dân số giảm sút một cách đáng kể. Vì những lý do đó mà Sức mạnh Siêu nhiên chỉ được hé lộ một cách gián tiếp và rất hãn hữu, như trong các trường hợp tâm linh chúng ta vừa nhắc đến, đủ để giữ số đông sống có đức tin.

Kết

Để kết thúc bài viết này tôi muốn lấy câu truyện tiếu lâm dân gian của Việt Nam để nói về bản chất của khoa học và tâm linh. Chuyện rằng nhà kia có hai cô con gái lấy hai chàng trai, một chàng là thư sinh nhiều chữ nghĩa, chàng còn lại chỉ là một anh nông dân cục mịch. Một hôm bố vợ cùng hai chàng rể du xuân. Đến bên bờ hồ ông bố hỏi hai chàng trai tại sao con vịt lại nổi được trên mặt nước. Chàng thư sinh bảo con vịt nổi vì nó có lông còn chàng nông dân thì chỉ nói: “Trời sinh ra thế”. Chỉ vào con ếch ông bố vợ lại hỏi vì sao ếch biết kêu.

Học sĩ cho rằng ếch kêu vì nó có cái họng to, trong khi chàng nông dân trẻ vẫn nói: “Trời sinh ra thế”. Khi nhìn thấy một hòn núi đá bị chẻ ra làm đôi ở trên bờ hồ, ông bố lại hỏi hai chàng con rể vì sao nó nứt. Anh con rể thông thái bảo rằng đá nứt do tác động của nắng và mưa, còn anh kia vẫn trả lời đơn giản là trời sinh ra thế. Khi bị ông bố vợ chê là kém hiểu biết thì chàng nông dân bèn quay lại hỏi chàng thư sinh: “Cái thuyền có lông đâu mà nó cũng nổi, cái trống có họng đâu mà nó cũng kêu, còn “cái của mẹ cậu” có bị mưa nắng gì đâu mà vẫn bị nứt?”.

Quả thật, khoa học đúng là cao siêu nhưng chỉ là đi tìm và giải thích những quy luật mà Siêu nhiên đã vạch ra trong bản thiết kế ban đầu. Vì vậy mọi cái trên đời này, trong vũ trụ này đều do Trời sinh ra thế. Chỉ có điều chúng ta hay hồ nghi nên mới tìm hiểu xem Trời sinh ra và điều khiển chúng như thế nào. Vì vậy mà mới có khoa học.