Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Cách chăm sóc cây bông trang nở hoa tuyệt đẹp


Bông trang trong trang trí và nghệ thuật Bonsai


Mọc thành từng bụi to và cao hơn hai mét. Bông trang lá to nhiều màu hơn như màu hồng, cam, đỏ thẳm và tiếp theo đó là những giống bông trang lá nhỏ rất nhiều màu.

Màu sắc bông trang


Bông trang màu đỏ


Trang màu vàng


Trang hồng









Bông trang dễ trồng, cần đất thoát nước tốt, giàu hữu cơ, ánh sáng vừa phải: nắng trực tiếp vào mùa hè sẽ làm cháy lá, thiếu nắng thì không cho hoa. Cần tưới nước vào mùa khô, lúc này thường cho nhiều hoa. Cắt bỏ cành gần sát nách sau khi hoa tàn để đâm cành mạnh, sẽ cho hoa đợt mới.

Bông trang có thể trồng vào chậu riêng rẽ hay trồng thành luống để cắt tỉa thành đường viền, tạo giải phân cách, thành khối đủ kiểu do lá bền, sắc xanh đậm.


Bông trang được cắt tỉa tạo khối trong trang trí


Được trồng để cắt tỉa viền theo lối đi





Được cắt tỉa theo lối giật cấp để tạo đường viền giữa các khu vực trong công viên nhờ sắc đỏ ấn tượng

Với những loài lá nhỏ rất phù hợp để ghép làm Bonsai có hoa.


Bonsai trang lá nhuyễn với sắc hoa đỏ thắm

Thường nhân giống bằng giâm cành sẽ nhanh hơn cách gieo hạt.

Hiện nay đang có giống hoa Trang kép được nhập từ Thái Lan về, các nhà vườn đã nhân giống khá nhiều nhưng giá còn tương đối cao.


Giống trang hoa kép mới

Bông Trang kép từ lúc trổ đến lúc tàn kéo dài hơn một tháng, nhưng phân bón phải được bổ sung cho đầy đủ để cung cấp dinh dưỡng sau khi trổ hoa.

Bông Trang Kép giống mới ghép vào cùng Trang bông nhỏ khác cũng rất là đẹp mắt.

Bông Trang nhân giống bằng cách giâm cành, chiết cành, gieo hột.Với phương pháp giâm cành, cành giâm được xử lý bằng thuốc trừ nấm và sau đó ngâm thuốc ra rễ cực mạnh, để cây giâm nơi bóng râm, và nhớ tưới nước giữ ẫm cho cành giâm được tươi.

Bông trang ít bị sâu bệnh, chỉ đôi khi bị sâu cắn lá , cắn bông, và rầy trắng bám vào dưới những nách lá và lan ra cả bụi. Phòng trừ sâu bệnh bằng thuốc trừ sâu sinh học Vibamec không ảnh hưởng sức khỏe người và động vật, còn đối với rệp trắng ta chỉ cần pha loãng nước rửa chén thường được sử dụng trong gia đình (pha 1cc/1lít nước) phun đẫm vào bụi trang , chỉ vài lần “rửa trôi” như thế ta đã đuổi được bọn rệp mà không phải dùng đến thuốc trừ sâu độc hại.

Loài trang kép tuy có hoa nhỏ nhưng nhiều cánh và bền hơn trang đơn. Việc tháp ghép vào những gốc trang đơn để tạo những cây trang kép to lớn sẽ rất kinh tế, nhất là khi giống này chưa phổ biến nhiều. Dù để chơi bông hay tạo tiểu cảnh, bonsai… cây trang kép với sắc đỏ tươi luôn bắt mắt, hấp dẫn..

Cây Bông Trang thuộc giống Ixora, có xuất xứ từ vùng nhiệt đới khoảng chừng vài trăm loài. Cây Bông trang mọc ở các tỉnh phía nam có vài màu đỏ và vàng, thường có bộ lá rất to được ưu chuộng, trồng sau vườn, quanh bờ rào. Mọc thành từng bụi to và cao hơn hai mét. Khoảng năm 2001 có những giống hoa trang lá to nhiều màu hơn như màu hồng, cam, đỏ thẳm và tiếp theo đó là những giống hoa trang lá nhỏ rất nhiều màu. Hoa tròn tròn nhỏ qua banh bàn lớn hơn tí màu trắng, màu tím lợt …và hiện giờ đang có giống hoa Trang kép được nhập từ Thái Lan về, các nhà vườn đã nhân giống tương đối khá nhiều nhưng giá còn tương đối cao.

Bông Trang kép từ lúc trổ đến lúc tàn kéo dài hơn một tháng, nhưng phân bón phải bón bổ sung cho đầy đủ để cung cấp dinh dưỡng sau khi trổ hoa.

Bông Trang trồng quanh bờ mương, dọc theo lối đi vào nhà, với những loại Trang lá nhỏ trông rất đẹp có nhiều màu sắc có thể trồng trực tiếp xuống đất hoặc vào chậu thì đẹp hơn.

Bông Trang Kép giống mới ghép vào cùng Trang bông nhỏ khác cũng rất là đẹp mắt.

Bông Trang nhân giống bằng cách giâm cành, chiết cành, gieo hột.

Bông Trang giống mới thường được nhân giống bằng cách chiết cành, giâm cành dùng thuốc trừ nấm và sau đó ngâm thuốc ra rễ cực mạnh, để cây giâm nơi bóng râm, và nhớ tưới nước giữ ẫm cho cây giâm được tươi.

Bông trang ít bị sâu bệnh thường có sâu cắn lá và cắn bông, và rầy trắng ưu bám vào dưới những nách lá và lan ra cả bụi.

Phòng trừ sâu bệnh bằng thuốc trừ sâu sinh học Vibamec không ảnh hưởng sức khỏe người và động vật.



Cách tạo cây bông trang có nhiều màu hoa


Để trả lời câu hỏi này, thông qua ban tổ chức Hội hoa xuân Thành phố chúng tôi đã tìm gặp được người tạo ra cây hoa độc đáo này. Chú cho biết cây hoa này có được không phải do lai tạo mà là do chú đã kiên trì và chịu khó ghép nhiều giống bông trang có màu hoa khác nhau lên cùng một gốc ghép.



Theo chú hiện nay ở nước ta có nhiều loại hoa bông trang, nhưng nhìn chung có thể quy tụ thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất thường có thân cây lớn, lá lớn như bông trang Huế có hoa đỏ thẫm, bông trang Đà Lạt lá dài, hoa màu đỏ, bông trang trắng hoa màu trắng, có thân rất cao, đôi khi đến 3 mét (theo chú ba loại trên đã xuất hiện ở Việt Nam khoảng hơn 100 năm nay), bông trang Tàu cây thẳng đứng, tàn lá ít, xòe bông nhiều, màu cam, bông trang Mỹ hoa to, có hai màu đỏ và hường, tán lá xum xuê…

Nhóm thứ hai thường có thân thấp nhỏ, lá nhỏ, bông nhỏ, nhiều người gọi là trang rí, xuất xứ từ Thái Lan (được du nhập vào nước ta khoảng hơn 10 năm trở lại đây) loại này có 7 màu: trắng, cam, tím lợt, hường phấn, vàng nghệ, vàng chanh và đỏ, trong đó màu đỏ lại được chia thành hai loại: bông cao chân không tròn lắm, một loại bông thấp chân, đẹp hơn.

Chú nói muốn có một cây bông trang ghép có dáng cổ thụ không khó lắm, chỉ cần hiểu biết một chút và có tính kiên trì là được. Về cách làm thì trước hết phải kiếm được một cây làm gốc ghép có dáng cổ thụ, để đạt được yêu cầu này thì phải dùng loại bông trang nhóm thứ nhất có hoa màu đỏ hoặc trắng, thân to, lá lớn, nhiều cành, mà ở Nam Bộ bà con thường trồng trước bàn thờ ông Thiên hoặc hàng rào. Gốc cây càng lớn càng tốt vì sau này dễ tạo thành một gốc cổ thụ. Sau đó bứng cây, cắt tỉa cho vừa ý đem trồng vào chậu lớn, chăm sóc chu đáo, khoảng một tháng sau cây sẽ nẩy tược. Khi những tược này ra được ba, bốn tầng lá và có độ lớn cỡ ruột cây viết bi trở lên là có thể ghép được (để dễ phân biệt tạm gọi mỗi tược này là một “gốc ghép”). Cây cần lấy giống để ghép thì chọn loại thuộc nhóm thứ hai (có lá nhỏ, bống nhỏ), còn chọn màu hoa nào thì tùy thích của người chơi hoa, trên cây cần lấy giống chọn những tược có độ lớn tương đương với “gốc ghép”, cắt lấy đoạn ngọn dài 5 – 6 cm (phần này gọi là “cành ghép”), cắt bỏ những lá ở phía dưới của “cành ghép”, sau đó dùng lưỡi dao lam cắt vạt hai bên của gốc “cành ghép” tạo thành hình nêm (chỗ vạt nêm này dài khoảng 1,5 – 2 cm). Trên “gốc ghép” cắt bỏ 1 – 2 tầng lá, sau đó dùng lưỡi dao lam chẻ đôi chỗ vừa cắt (chẻ sâu xuống khoảng 1,5 – 2cm ), khéo léo và nhanh chóng đưa chỗ vạt nêm trên “cành ghép” vào chỗ vừa chẻ trên “gốc ghép” sao cho vừa khớp, rồi dùng dây nilon mềm quấn vừa đủ chặt chỗ ghép. Cuối cùng dùng bao nilon (loại trong) chùm kín hết chỗ ghép để cành ghép không bị khô và bảo vệ chỗ ghép không cho nước xâm nhập làm hư thối chỗ ghép. Ghép xong đưa cây ghép vào chỗ mát hoặc che nắng cho chỗ ghép. Khoảng 15 ngày sau mở bao nilon, nếu thấy cành ghép còn tươi là thành công.

Muốn cây ghép có nhiều tầng lá, tầng hoa đẹp thì nên ghép thành từng tầng, mỗi tầng ghép một màu hoa. Sau khi ghép một thời gian tược mới sẽ bật ra từ các nách lá trên “cành ghép” rồi từ những tược mới này sẽ ra hoa, bấm bỏ những chùm hoa này ngay từ khi chúng còn nhỏ để tược mới này cho ra tiếp những tược mới khác, cứ tiếp tục như vậy sau một thời gian mỗi tầng ghép này sẽ trở thành một hình đĩa, trên mang đầy hoa rất đẹp.


Ở nước ta có nhiều loài cây bông trang có hoa khác nhau, nhưng nhìn chung có thể quy tụ thành hai nhóm, nhóm thứ nhất thường có thân cây lớn, lá lớn, nhóm thứ hai thường có thân thấp nhỏ, lá nhỏ, bông nhỏ nhiều người gọi là trang trí, xuất sứ từ Thái Lan. Do những loại bông trang này có cùng họ hàng với nhau nên có thể ghép chúng với nhau trên cùng một gốc ghép. Cách làm cụ thể như sau:

Trước hết phải kiếm được một cây bông trang làm gốc ghép, cây này càng lớn và có dáng cổ thụ thì càng tốt. Để đạt được yêu cầu này các bạn phải dùng loại bông trang ở nhóm thứ nhất có hoa màu đỏ hoặc trắng thân to, lá lớn, nhiều cành mà người Nam Bộ thường trồng trước bàn ông Thiên hoặc hàng rào. Gốc cây càng lớn càng tốt vì sau này rễ tạo thành mọt gốc cổ thụ.

Sau đó bứng cây cắt tỉa cho vừa ý, đem trồng vào chậu lớn chăm sóc chu đáo, khoảng một tháng sau cây sẽ nẩy tược. Khi những tược này ra được ba, bốn tầng lá và có độ lớn cỡ ruột cây bút bị trở lên là có thể ghép được (để dễ phân biệt tạm gọi mỗi tược này là một “ gốc ghép”).

Cây cần lấy giống để ghép thì chọn loại thứ hai (có lá nhỏ thân nhỏ) còn chọn màu hoa nào thì tuỳ ý thích của các bạn, trên cây cần lấy giống chọn những tược có độ lớn tương đương với gốc ghép cắt lấy đoạn ngọn dài khoảng 5 – 6 cm (phần này gọi là cành ghép) cắt bỏ những lá ở phía dưới của cành ghép sau đó dùng lưỡi dao lam cắt vạt hai bên của gốc cành ghép tạo thành hình nêm (chỗ vạt nêm này dài khoảng 1,5 đến 2 cm).

Trên gốc ghép cắt bỏ một hoặc hai tầng lá sau đó cũng dùng lưỡi dao lam chẻ đôi chỗ vừa cắt (chẻ sâu xuống khoảng 1,5 – 2cm) khéo léo và nhanh chóng đưa chỗ vạt nêm trên cành ghép và chỗ vừa chẻ trên gốc ghép sao cho vừa khớp rồi dùng dây nilông quấn vừa đủ chặt chỗ ghép. Cuối cùng dùng bao nilông loại trong chùm kín lên chỗ ghép để cành ghép không bị khô vào bảo vệ chỗ ghép không cho nước xâm nhập làm thối chỗ ghép

Ghép xong các bạn nhớ đưa cây vào chỗ mát hoặch che nắng cho chỗ ghép. Khoảng 15 ngày sau mở baonilông nếu thấy cành ghép còn tươi là đã thành công.

Muốn tạo cho cây ghép thành từng tầng lá, tầng hoa đẹp thì các bạn nên ghép thành từng tầng mỗi tầng ghép thành một màu hoa, sau khi ghép một thời gian tược mới sẽ bật ra từ các nách lá trên cành ghép, từ những tược mới này cho ra tiếp những tược mới khác, cứ tiếp tục như vậy sau một thời gian mỗi tầng ghép sẽ trởt thành một hình đĩa trên mang đầy hoa rất đẹp. Chúc các bạn thành công.

(st)

1 nhận xét: