Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

cây sapoche- giá 850k

cây sapoche- giá 850k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Lựu -giá 850k

Lựu -giá 850k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

Hàng vê Huế( Quang)


Trần gian còn cô Tấm


Ta mãi mê Hằng Nga mà quên trần gian còn cô Tấm
ngày qua ngày gánh thóc sang sông
mái tóc thả rông bết bồng mồ hôi của đất
da thịt mặn nồng mùi rơm rạ đồng chiêm
ánh mắt lá răm cong bờ hoàng hôn tím
bẽn lẽn phập phồng vồng ngực ngóng trông
câu hò mênh mông ửng hồng con sóng
nóng bỏng lưng ong cháy vạt cỏ non


Ta nát tang bồng say trăng vớt bóng
rượu thâu canh mê đắm vị đắng cay
bến tàn phai đợi chờ Hằng Nga tái thế
nối lương duyên bắn hạ mặt trời


Đôi chân chẻ bùn em vẫn gánh thóc qua sông
len lén đong tấm lòng vào bầu hy vọng
để ta say
ta sống với cuồng ngông
để ta say
ta sống với bão giông
để ta say
ta sống với đục trong


Ta mãi mê Hằng Nga mà quên trần gian còn cô Tấm
đêm đêm lặng thầm góp nhặt câu thơ
ta đánh rơi trong trời mơ rạn vỡ


nứt nẻ tình bến đợi nhận duyên

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Tượng đồng Quan công-



Tượng đồng Quan công-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh







Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Tượng đồng Ông Thọ

Tượng đồng Ông Thọ-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh




Hồng ngọc-giá 350k

Hồng ngọc-giá 350k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



SÔNG & NGƯỜI ...





SÔNG CÀNG SÂU CÀNG TĨNH , NGƯỜI CÀNG HIỂU CÀNG BIẾT KHIÊM NHƯỜNG

Nước sâu chảy không một tiếng động, nước nông, nước cạn sẽ chảy róc rách. Người nông cạn, khoa trương sẽ giống như nước cạn vậy. Còn người có đủ tĩnh khí, khiêm nhường, biết mình sẽ giống như một nguồn nước sâu. Bạn muốn mình là nguồn nước sâu hay là một dòng nước cạn?

Walter Raleigh (1552 – 29 .10. 1618) là nhà chính trị, nhà sử học, nhà thơ nổi tiếng của Anh thời kỳ văn hóa phục hưng từng sáng tác một bài thơ về tình yêu. Trong đó ông đem tình cảm mãnh liệt ví như dòng nước chảy.

Ông viết: “Nước cạn chảy róc rách mà nước sâu lại chảy không phát ra một tiếng động. Một người nếu luôn nói lời đường mật thì trong lòng sẽ là “hư tình giả ý”

Kỳ thực, trong cuộc sống, sự thành thật và lương thiện cũng giống như nước chảy vậy, cũng không cần phải tận lực khoa trương, ca ngợi. Con người chỉ có tâm thái bình tĩnh và tường hòa mới có thể đạt được cảnh giới tư tưởng cao thượng.

Ở một ngôi làng nọ, có hai cha con người đàn ông trung niên sống cùng nhau. Một hôm trời đẹp, người cha rủ con trai đi vào rừng dạo chơi. Cậu con trai vô cùng cao hứng đi cùng bố. Hai cha con đi đến đoạn đường uốn lượn thì dừng lại.

Trong một phút trầm lặng ngắn ngủi, người cha hỏi con: “Con trai! Ngoài tiếng chim đang hót ra, con còn nghe được thấy tiếng gì khác không?”

Cậu bé sau một hồi lắng nghe liền trả lời cha: “Cha ơi, con còn nghe được cả tiếng xe ngựa nữa ạ!”

Người cha lại hỏi tiếp: “Đúng rồi! Đó là một chiếc xe ngựa trống, không chở gì cả.”

Cậu con trai ngạc nhiên hỏi lại: “Chúng ta con chưa nhìn thấy nó, sao cha lại biết đó là chiếc xe ngựa trống rỗng?”
Người cha đáp: “Từ âm thanh con có thể dễ dàng nhận ra đó là một chiếc xe trống không. Xe ngựa càng trống rỗng, thì âm thanh sẽ càng to.”

Về sau này, cậu con trai trưởng thành, là một người thông minh, giỏi giang và thành đạt. Mỗi lần cậu chứng kiến một ai đó dùng lời lẽ ba hoa, lỗ mãng để nói chuyện, tự cho là mình đúng, tự cao tự đại, hạ thấp người khác thì cậu đều nhớ đến lời nói của cha vẫn như đang văng vẳng bên tai mình: “Xe ngựa càng trống rỗng thì âm thanh sẽ càng to.”

Những người đã từng qua sông cũng biết rằng, trước khi qua sông, người ta thường lấy một hòn đá ném nó xuống nước để phỏng đoán độ sâu của con sông. Bọt nước bắn lên càng cao thì chứng tỏ nước sông càng cạn, càng nông. Trái lại, nơi nào không có bọt nước bắn lên, không nghe thấy âm thanh lớn thì chứng tỏ chỗ ấy nước càng sâu, thậm chí sâu không thể đo được…

Nước càng sâu, chảy càng không có tiếng động. Xe ngựa càng trống rỗng thì tiếng động càng lớn. Làm người cũng nên như vậy!
Người có thể dùng tâm thái bình tĩnh, “bình tâm tĩnh khí” để nói chuyện với người khác thì sẽ trách được việc khắc khẩu, cãi vã giữa đôi bên. Người như vậy cũng sẽ càng học được cách lắng nghe người khác, mà lại không cường điệu, khoa trương chính mình!

Source Internet

sân ga đón mỗi một con tàu



Nơi người sống mùa này lạnh lắm phải không
con gió đông hẳn khát thèm ngụm lửa
đôi môi thơm có còn ươm mầm hứa
đón xuân về hôn miết tóc mây

Ở nơi nầy phố vẫn thơ ngây
phơi thân nắng đốt cháy tim 
gầy
đêm lẩy bẩy cùng gió đông run rẩy
đợi cơn say vun đắp giấc ngủ đầy

Giữa lưng chừng cành mai nở trắng
tiếng chuông nhà thờ lỡ dỡ lời kinh
đôi nhân tình giáng sinh câu thề hẹn
xây sân ga đón mỗi một con tàu

Nơi người sống những bông hoa tuyết có khát khao
được tan chảy trên bờ môi nóng bỏng
hơi thở phập phồng thịt da nồng ấm
sân ga lặng thầm hé nụ tình xuân

Trời đất tưng bừng bướm hoa quyến rũ
cơn say hội tụ đầy đủ hình nhân...










Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Mai 8 cánh- giá 350k

Mai 8 cánh- giá 350k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Tượng đồng Tứ Linh

Tượng đồng Tứ Linh-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh





Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

BÃO QUA





Ban mai rắc nắng xanh mướt lá
trời trong mây trắng gió la cà
b
y sẻ ngoài sân xỉa xối lông
nhà bên thiếu phụ ngúng nguẩy mông

Ngọn bấc trên cành thiu thỉu ngủ
đông hoi hóp lạnh mùa chạnh lòng
phố qua cơn bão hưng hứng sướng
hây hây má đỏ môi son hồng

Bóng phơi thềm cũ lưu luyến mộng
một góc hồn ta xao xuyến trông
ai kia chải tóc mịn màng quá
ngân ngấn làn da nỗi nhớ mong

Tượng đồng Phước Lộc Thọ

Tượng đồng Phước Lộc Thọ-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Thần kỳ-giá 650k

Thần kỳ-giá 650k-ĐT 0974548883. STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Trang cam-giá 150k

Trang cam-giá 150k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

Tẩu thuốc đồng thau thời Pháp

Tẩu thuốc đồng thau thời Pháp-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



Dâu trái - giá 250k

Dâu trái - giá 250k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


CHIẾC CHÉN KỲ DIỆU- CHÉN KHỔNG TỬ







Được nhiều người biết đến với cái tên chén “Khổng Tử”, món cổ vật quý giá của dòng họ Lê tại nhà cổ Tấn Ký, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam là một minh chứng điển hình cho sự uyên thâm, sâu sắc của người xưa.
Chén cổ bí ẩn

Đến thăm nhà cổ Tấn Ký tại số nhà 101 Nguyễn Thái Học, thành phố Hội An, ngoài lối kiến trúc cổ kính độc đáo được lưu giữ gần như trọn vẹn suốt 200 năm, điều làm nhiều du khách trầm trồ không dứt chính là bộ sưu tập chén bát, đĩa, bình cổ lên tới hàng trăm chiếc được gia đình nhà họ Lê – chủ nhà Tấn Ký trưng bày, giới thiệu. Giữa hàng trăm món cổ vật giá trị, chiếc chén “Khổng Tử” nổi bật lên như một món bảo vật quý của dòng họ. Nước men không quá đặc biệt, “tuổi đời” cũng không hẳn cao hơn những cổ vật khác, sự độc đáo của chiếc chén cổ nằm ở công năng kì lạ chưa ai giải thích được, cũng như những bài học thâm trầm theo thời gian năm tháng của người xưa.

Theo lời bà Tân Xuân, dâu đời thứ 6 của tộc Lê, món cổ vật quý của gia đình được cụ tổ sưu tầm được từ hơn 200 trước. Trước khi được một chuyên gia về đồ cổ của Nhật giúp xác định niên đại và tìm hiểu lai lịch, chiếc chén nhỏ được gia đình gọi là chén “tám phần” hay chén không đầy. Cái tên đơn giản, nhưng bật lên được sự độc đáo lạ kì ẩn chứa đằng sau vật quý.

Thoạt trông, chiếc chén cũng giống như những chiếc chén uống trà, uống rượu thông thường khác, chỉ lạ hơn chút xíu ở bức tượng hình ông tiên nhô lên giữa lòng chén. Ngay dưới chân ông tiên là một lỗ thoát nước nhỏ thông với đáy chén phía ngoài. Đây cũng là nơi cất giấu những mấu chốt của bí mật, là nguồn gốc cho những điều thêu dệt kì bí về những bí mật ẩn giấu đằng sau chiếc chén cổ của người xưa.

Chiếc chén “Khổng Tử” rót nước mãi mà vẫn không đầy



Chiếc chén “Khổng Tử” kỳ lạ rót nước không đầy.

Trước cái nhìn ngạc nhiên pha lẫn nghi ngờ của chúng tôi, bà Tân Xuân quyết định lấy chiếc chén ra “biểu diễn”, một việc rất hiếm khi xảy ra bởi gia đình chỉ đem chén “Khổng Tử” ra trong những dịp đặc biệt. Vừa từ từ rót nước vào chén, bà Xuân vừa giải thích: “Chén có tên là chén tám phần bởi nó chỉ chấp nhận… 8 phần nước, rót nhiều hơn chút là nó đổ đi ngay”. Mực nước lên đến 8 phần chén, ngập khoảng đến cổ ông tiên, bà dừng lại, nước vẫn được giữ trong chén bình thường. Nhưng, khi bà Xuân vừa nghiêng tay châm thêm chút xíu, như có phép lạ, nước trong chén ồ ạt chảy ra ngoài qua cái lỗ nhỏ dưới chân bức tượng. Thoáng chốc, cái chén đã rỗng không.

Chiếc chén “Khổng Tử” rót nước mãi mà vẫn không đầy

Điều nhiều người thắc mắc là, tại sao cũng cái lỗ đấy mà khi đổ “tám phần” nước vào mà nước không chảy, nhưng chỉ thêm chừng “nửa phần” nữa là nước bị chảy đi, mà chảy đi bằng hết, làm chén rỗng không chứ không phải chảy một phần nhỏ bằng với lượng nước châm thêm vào?

Lời dạy của cao nhân

Theo những lời giới thiệu của gia đình họ Lê với du khách xa gần, chiếc chén quý của gia đình có nguồn gốc từ Trung Hoa, do cụ tổ mua được từ những thương nhân bên đó sang buôn bán. Đây là món đồ gắn liền với vị triết gia nổi tiếng “Khổng Tử”. Tương truyền, trong một lần đi qua sa mạc, “Khổng Tử” vừa đói vừa khát tưởng chừng sắp chết. May mắn thay, ông gặp một ông lão và được dẫn tới một ao nước, cho một cái chén để múc nước uống. Đương lúc khát khô, “Khổng Tử” xuống múc một chén nước đầy nhưng vừa đưa đến miệng thì nước chảy sạch đi không còn giọt nào. Sau vài lần như thế, ông hiểu ra rằng muốn uống được nước thì chỉ múc lưng chừng. Về sau, “Khổng Tử” hình thành nên thuyết Trung dung, chủ trương con người phải biết kiềm chế hành vi, giữ mình ở trạng thái trung hòa, không thái quá. Nội dung thuyết này khá khó hiểu với người đời, nên các môn đệ của ông đã làm ra chiếc chén không đầy như trên để người đời dễ hiểu và làm theo.

Giữ mình vừa phải, tránh sa vào những suy nghĩ thái quá, cực đoan mà dẫn tới những điều không hay, những hành động không đúng mực… là bài học thâm trầm được người xưa khéo gửi gắm trong chiếc chén cổ. Có ít, vừa phải thì đủ để tận hưởng, nhưng tham lam quá thì lắm khi lại trở về con số 0, như dòng nước trôi tuột đi không cảm xúc. Theo một chuyên gia Nhật Bản được gia đình họ Lê nhờ xác định niên đại, chiếc chén “Khổng Tử” có từ 550-600 năm về trước. Như vậy là từng ấy thời gian, những bài học uyên thâm đó lặng lẽ đi cùng năm tháng, trải qua bao luân lạc thăng trầm cùng chiếc chén rồi đến tay và nằm yên vị trong những món đồ gia bảo của một tộc họ lâu đời bên bến sông Hoài.

Nguồn : http://www.dauxua.com/

Hông ngọc -giá 350k

Hông ngọc -giá 350k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Năm loại sâu mọt






Theo Hàn Phi (thiên XLIX, quyển XIX), nước loạn thường có 5 loại sâu mọt (ngũ đố). Và những loại này sẽ làm mất nước (từ cũ, mới phải dùng từ mất chế độ). Cụ thể:


1. Bọn học giả điếm chữ: Bọn này thường đem cái tài biện luận ra để tô vẽ những điều không còn giá trị thực tiễn. Làm cho người ta ngờ vực giữa cái hiện tại và quá khứ, dẫn đến nghi ngờ pháp luật và chính sách hiện tại.

2. Bọn tuyên truyền cực đoan: Bọn này là cái loa cho để cho các đối tượng có mục đích lợi dụng. Chúng bày ra những chuyện dối trá, lấp liếm ngụy biện cái sai để đánh lừa sự nhìn nhận của dư luận. Chúng tô hồng và đánh bóng các chủ thuyết của nhóm lợi dụng mặc dù biết điều đó là sai trái.

3. Bọn hiếu chiến: Bọn này thường khoe cái tiết tháo không sợ chết của mình để hô hào xung đột dẫn đến xem thường pháp luật.

4. Bọn cơ hội chủ nghĩa: Bọn này thường là những kẻ có tiền và có mối quan hệ với quyền lực. Chúng dùng tiền để né tránh các trách nhiệm xã hội. Ví dụ như hối lộ để con mình không phải đi lính, mua quan bán chức ở tầm dưới.

5. Bọn thương nhân hám lợi: Bọn này với quan điểm làm giàu bằng mọi giá và giữ tiền bằng mọi cách. Chúng sẵn sàng bán rẻ lợi ích đất nước cho kẻ thù, miễn là có lợi cho bản thân (ví dụ bán tài nguyên thô của đất nước, thậm chí bán cả bí mật quốc gia). Chúng sẵn sàng chuyển tài sản ra nước ngoài nếu trong nước có biến cố.

Cả năm loại này là những con sâu mọt của đất nước. Nếu không trừ bỏ chúng, cũng như không khuyến khích bảo vệ và chăm lo cho những học giả, binh lính, thương nhân và người lao động chân chính thì chắc chắn thiên hạ sẽ loạn. Và chế độ sẽ bị diệt vong.
Điều đó không có gì lạ cả.


Baron Trịnh biên soạn lại,

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

Trang đỏ - giá 150k

Trang đỏ - giá 150k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Mẹ


Nồng Nàn Phố




Xin lỗi mẹ vì những nông nổi trẻ con để không hiểu tường tận phận số đàn bà
Nhiều lần làm mẹ buồn như sông xanh muốn ngừng dòng không chảy
Hình như trước điều vĩ đại nào sự ngây ngô làm sao che đậy
Trước mẹ con mới chập chững làm người


Đã bao lần khiến ngực mẹ phạc phờ rồi
Vẫn đinh ninh chỉ một câu thưa không tròn làm người già quặn thắt
Người già như đứa trẻ ưa ngọt mật
Mà con lại hư thân

Đã dưỡng chăm con từ cục máu đỏ hòn trưởng thành muôn phần
Đã hứng bão giông nhét vào lòng để đời con cao rộng
...ru con canh khuya nhìn con say giấc nồng làm nhựa sống
Nuôi mẹ vĩnh yên ngọt hạnh qua ngày

Phút đáp đền chưa thành câu con đã như đứa say
Chuốc hư danh, chuốc rêu rao, chuốc tâng bốc bạn bè địa vị
Thằng say trong con vị kỷ
Không tỉnh lại nhìn vết châm chim vì máu mủ phải bơ vơ...

Con xin lỗi vì bắt mẹ phải chờ
Ngày nước mắt chảy ngược vào lòng con thấu tâm can thằng bất hiếu
Mọi phù hoa hất đi như rượu
Thằng say trong con bừng tỉnh để làm người

Đã già nua, hổ báo trước nhân gian quá rồi
Mà chiều nay úp mặt vào lòng tay gầy con thấy mình bé dại
Như cánh chim viễn phương trở về đậu lên mái
Chiếc tổ có một người đàn bà sống sót bởi lời ru...

Con về như một đứa con hư
Thèm mẹ đánh lên lưng để thấy mình hạnh phúc
Con về bên mẹ là nhờ đức
Của riêng mình mẹ thôi!

P/s: Ở đâu có Mẹ ở đó là Nhà

Xổ số và các trò chơi may rủi dưới góc nhìn xã hội học





Les loteries et les jeux de hasard sous l’angle sociologique

.

Bài này đã đăng trên Văn hóa Nghệ An:

http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/xo-so-va-cac-tro-choi-may-rui-duoi-goc-nhin-xa-hoi-hoc

Một phiên bản ngắn hơn 300 từ và có biên tập lại chút ít cho “phù hợp vớ tình hình nước ta” cũng có thể đọc được ở đây

http://dantri.com.vn/dien-dan/choi-xo-so-va-cac-tro-choi-may-rui-duoi-goc-nhin-xa-hoi-hoc-20161206160248139.htm



.

Báo chí gần đây rầm rộ đăng tin các người trúng số với các món tiền lên đến hàng chục hay tròm trèm hàng trăm tỉ đồng.

“Người đeo mặt nạ nhận giải vé số hơn 92 tỉ đồng”

“… trúng vé số đặc biệt hơn 64 tỉ đồng ở TP.HCM”

“Một người ở Vũng Tàu trúng số hơn 56 tỉ đồng”

.

Trong một xã hội mà đại đa số dân còn nghèo, các chuyện trúng số như thế quả là các sự kiện kỳ diệu, giúp một gia đình đổi đời, cho dân tình còn hi vọng, còn tin vào sự hên xui may rủi và tin vào số phận. Điều này là động lực thúc đẩy sự gia tăng số lượng người chơi, qua đó đẩy mạnh sự phát triển của ngành xổ số.

Nhưng không ai cho biết khả năng trúng số. Một hi vọng trúng giải nhất trên bao nhiêu triệu người chơi? Và còn một sự thật được giấu kỹ khác: cơ quan xổ số không bao giờ thua lỗ, họ quảng cáo truyền thông tiếp thị để tăng doanh thu và dân tình hóa thành những … con cừu non bị huyễn hoặc.

.

Nước nào cũng có các cuộc xổ số như thế – Để dân “tình nguyện” đưa tiền cho chính phủ. Thí dụ của Euro Millions chẳng hạn: Euro Millions là một xổ số đa quốc gia, 9 nước trong đó có Anh, Pháp và Bỉ, cho những giải tới hàng trăm triệu Euros nhưng chỉ có 1 hi vọng trên 116.000.000 người chơi. Đó là một …kỹ nghệ thịnh vượng. Doanh số mỗi năm lên hàng sáu hay bảy tỉ Euros và chính phủ các nước bỏ túi khoảng phân nửa doanh số đó. Ngoài Euro Millions, nước nào cũng có các loại xổ số và các trò chơi may rủi khác (casino, cá ngựa,…).

.

Bài này nêu, ngắn gọn, 8 chi tiết biết được qua các khảo cứu xã hội học ở Pháp về vấn đề xổ số nói riêng và các trò chơi may rủi, nói chung.

1. Doanh số của toàn thể các cuộc xổ số và các trò may rủi ở Pháp hàng năm lên tới hơn 53 tỉ Euros (1)

Để so sánh, xin nói là ngân sách thu mỗi năm của nước Pháp là khoảng 386 tỉ Euro. – tức là doanh số này tương đương 1/7 ngân sách. Chính phủ Pháp phải “củng cố” nguồn tài chính này để ít nhất là thu thuế trên đó. (2)

Hầu như là người Pháp nào cũng có ít nhầt là một lần trong đời mua vé số hay vào chơi casino, nhất là ở những lúc đi nghỉ hè, hoặc đánh cá trên đua ngựa, …

2. Trên vi mô, hiện trong tâm trí nhiều người, việc làm, buôn bán, không đủ và không cho phép làm giàu – cùng lắm là chỉ có thể trang trải chi tiêu cuộc sống. Thế nên mua vé số các loại là cách duy nhất để có thể đổi đời. Các tổ chức truyền thông tiếp thị “hùa” vào và khai thác chủ đề này bằng cách cho lên truyền hình và lên mạng các kỳ quay kết quả xổ số như những “bữa tiệc” sang trọng.

Hay phỏng vấn trực tuyến những người may mắn trúng các giải đặc biệt.

Tương tự, các trò chơi may rủi, cá cược, lô đề, casino … cũng được dân tình xem như là những con đường … tắt để làm giàu (3).

Khẩu hiệu quảng cáo của Euro Millions thể hiện rõ ước mơ này của dân tình “Hãy trở thành giàu một cách khủng khiếp!” – một kiểu như … đánh đúng ngay vào tim đen của thiên hạ.

3. Cũng trên vi mô, giá của mỗi vé số, dù là vé số chọn gạch, vé số cổ điển hay vé số cà, … đều vừa túi tiền, chỉ 2,5 hay 5 euro, tức là còn trong giới hạn của khái niệm “tiền lẽ”, một khái niệm tâm lý của phàm phu tục tử. Chính vì vậy, ngay cả người không có lương ổn định cũng ít ngần ngại trước khi mua vé số.

4. Nhưng phàm phu tục tử ấy quên rằng gom góp chung lại 2,5 hay 5 euro đó, cuối năm, thành trung bình 460 euros cho năm 2012 cho mỗi người chơi thường xuyên – cho mỗi người chơi chứ không phải cho mỗi công dân – vì họ mua nhiều vé mỗi lần và nhiều lần trong mỗi tuần – tính ra tiền đồng thì trên 10 triệu mỗi năm cho chi tiêu này! (1).

Vấn đề nghiện chơi vé số có thật vì thỉnh thoảng, trúng những lô an ủi giúp người chơi giữ niềm hi vọng để tiếp tục mua vé số.

5. Ai mua vé số, ai chơi?

Những người chơi thường là nam giới (57%) nhưng phụ nữ cũng chơi đấy (43%). Về nghề nghiệp, ở Pháp, họ là 41%, tức là gần phân nửa toàn thể số người chơi, không đi làm hay đã nghỉ hưu – ở đây con số này nhấn mạnh một làn nữa vai trò chơi như một dịp để tái lập liên hệ xã hội – reliance – sẽ bàn đến ở điểm sau.

Các nhà xã hội học cho biết là đa phần người chơi vé số và chơi các trò may rủi thuộc tầng lớp ít học hơn những giai tầng khác, hoàn cảnh tài chính kém hơn – vì thế nhu cầu cần làm giàu nhanh chóng cao hơn.

6. Chơi vé số còn là những cơ hội để hòa đồng vào xã hội.

Thật vậy, trong một xã hội mà càng ngày ai ở nhà nấy, đi làm thì cắm cổ vào công việc, về nhà thì đã mệt mõi, đi cà phê phải tốn tiền , … thiên hạ thành bị cô lập. Đó làhiện tượng mất liên hệ xã hội – la déliance – Đi mua vé số hay đến một điểm để ghi thẻ chọn gạch cho họ một dịp có liên hệ xã hội. Mỗi tuần như thế thành thói quen, tập tính.

7. Trừu tượng hơn, hên xui may rủi đặt tất cả mọi người trên một bình đẳng tuyệt đối. “Có thể anh sinh ra nơi cha mẹ giàu. Anh có việc làm tốt, lương to, vợ anh hiền , …nhưng trời cao có mắt, tôi sẽ may mắn hơn anh trong kỳ xổ số này và tôi sẽ không còn thua kém anh nữa”. Hi vọng giúp con người sống và các lý luận tương tự thường gặp nơi những người chơi vé số.

8. Bệnh nghiện chơi vé số và các trò may rủi?

Mắt nợ, trộm vặt, khó khăn trong liên hệ vợ chồng, … là những hậu quả thường gặp nơi các người nghiện trò chơi may rủi hay người mua vé số mỗi tuần.

Họ khai rằng họ chơi vì thói quen, vì bị cuốn hút bởi các lô thưởng vĩ đại, vì để chống lại những khó khăn trong cuộc sống – mỗi lần chơi là tự biếu cho mình một phút chốc hi vọng được trúng số, được giải, …

Các nhà chuyên môn về bệnh nghiện chơi bảo rằng nghiện chơi cũng nặng và khó trị như nghiện ma túy.

INSERM, Viện quốc gia Nghiên cứu về Y khoa Pháp đã viết một báo cáo 889 trang về vấn đề “nghiện chơi trò may rủi”. Bản cô đọng 85 trang có thể đọc được ở đây

http://www.ipubli.inserm.fr/bitstream/handle/10608/103/Synthese.html

Theo báo cáo này, trong quảng đại quần chúng ở Pháp, khoảng 1,5 tới 2,5% (tùy độ tuổi) dân tình bị lệ thuộc, lệ thuộc như nghiện mà không từ bỏ được, các trò chơi may rủi trong đó có vé số.

.

Đó là chưa nói tới các trò chơi tiền bạc trên mạng – một nguy hiểm còn nặng hơn vì ai cũng có thể tiếp cận ngày đêm 24/24 – Một chủ đề cũng cần được bàn (5).

Nguyễn Huỳnh Mai

(1)

http://www.economie.gouv.fr/files/files/directions_services/observatoire-des-jeux/Note_ODJ_7.pdf

(2)

https://fr.wikipedia.org/wiki/Budget_de_l%27%C3%89tat_fran%C3%A7ais

(3) Martignoni J.P., Faire de l’argent avec l’existence. Agora débats/jeunesse, vol. 10. n°1, trang 49-60.

http://www.persee.fr/doc/agora_1268-5666_1997_num_10_1_1567

(4) Báo cáo INSERM:

http://www.ipubli.inserm.fr/bitstream/handle/10608/103/Synthese.html

(5)

http://www.enjeuxemedias.org/IMG/pdf/tendances_jeux_en_ligne_2013_0.pdf

Hàng về Sài Gòn ( Hưng)


KHOA HỌC VA PHẬT GIÁO



1/Tháng 5/2008: Tìm ra băng tuyết trên sao Hỏa giúp giải trình ý niệm Thấp sinh trong cõi Lục đạo.

Sau 7 tháng du hành trong không gian, phi thuyền Phoenix do JPL/NASA điều khiển đã đáp xuống sao Hỏa (Mars). Hai ngày sau, ngày 31-5-2008, khi đào xới một khoảng đất nhỏ, máy ảnh của phi thuyền thấy một vũng sáng trắng lấp lánh. Giám đốc nghiên cứu Peter Smith cho rằng trong khi hạ cánh, phi thuyền Phoenix đã thổi bay một mãng bụi cát và làm lộ ra một lớp băng tuyết. Ngày 19-6-2008, các nhà khoa học so sánh 2 tấm ảnh chụp vũng sáng trắng đó ở hai thời điểm (cách nhau 4 ngày), rồi đối chiếu với nhiệt độ cũng như áp xuất khí quyển và nhiều thông số khoa học khác giữa hai khoảng thời gian đó, họ tuyên bố các “vũng sáng” nầy chính là nước đóng băng thành cục, nay đã tan chảy. Như vậy, kết hợp với sự có mặt của khí Methane tìm được sau nầy (2014) trên sao Hỏa, thì theo Sinh-Hóa học, có nước là ắt có4 yếu tố (solvent, temperature buffer, metabolite và living environment) để tạo hệ sinh thái cho vi sinh vật (living microbial organism) xuất hiện và tồn tại.

Từ trước đến nay, khoa học và thần học Tây phương cho rằng sinh vật vốn chỉ xuất hiện trên quả địa cầu mà thôi. Thậm chíKinh Cựu Ước, sách Sáng Thế của Thiên Chúa giáo, còn khẳng định rằng mọi sinh vật (gồm 2 “con người” đầu tiên, Adam và Eva, và muôn loài) được Chúa Trời tạo dựng trong vườn “Địa Đàng” ở trên quả địa cầu nầy cách đây chỉ mới khoảng 6 nghìn năm (theo phả hệ của gia đình ngài Giêsu, do Tông đồ Luke liệt kê, vốn là hậu duệ đời thứ 77 của ông thủy tổ loài người Adam). Kinh sách Phật giáo thì cho rằng “hình hài” của sinh vật do nhân duyên và nghiệp lực tác động tích hợp mà thành, và được tạo ra trong 4 loại môi trường: Thai sinh, Thấp sinh, Noản sinh và Hóa sinh trong đó Thấp sinh là hệ sinh thái ẩm thấp có nước. Ngoài ra, cũng theo Phật giáo, tùy nghiệp lực và nhân duyên mà chúng sanh có thể đầu thai về một trong 6 cõi Lục đạo, trong đó có cả các “cõi trời” ngoài trái đất trong Tam thiên đại thiên thế giới.

Như vậy, sự kiện phi thuyền Phoenix khám phá ra dấu tích của nước trên sao Hỏa, tạo tiền đề sinh-hóa học cho sự hiện diện của sinh vật, thì phù hợp với lời dạy về “Thấp sinh” và cõi trời trong “Lục đạo” mà kinh sách Phật giáo đã nói tới. Từ đó mới thấy rằng cách đây gần 26 thế kỷ, giữa lúc nhân loại còn mông muội và sợ hãi phủ phục trước thiên nhiên, hoặc giữa lúc kiến thức con người còn bị khống chế bởi những lý thuyết về thần linh sáng tạo đầy huyển hoặc, thì Đức Phật đã bằng trí tuệ của mình, biết được có những sinh vật hiện diện trong vũ trụ bao la rồi. Ngài đã chỉ nói thật, đúng như lời Ngài di giáo trước lúc nhập Niết bàn: “Chẳng có một lời giáo huấn nào bí mật, không có một lời nào mang ẩn ý. Tất cả những lời giảng của ta đều được đưa ra một cách ngay thật và minh bạch.”

2/Tháng 10/2012: Giải Nobel Hóa học làm rõ thuyết Thập Nhị Nhân Duyên.

Giải Nobel Hoá học năm 2012 thuộc về hai nhà khoa học Mỹ Robert Lefkowitz và Brian Kobilka cho các nghiên cứu về “Các thụ thể bắt cặp protein G” (G-protein-coupled receptors: GPCR). Công trình của hai nhà khoa học này đặt nền tảng trên ngành Hoá học, giải thích GPCR hoạt động trong cơ thể con người như thế nào, nhờ đó giải mã các chuỗi phản ứng hoá học tạo cảm giác, xúc cảm của con người. Công trình có liên quan mật thiết đến lĩnh vực Y Dược, đặc biệt thúc đẩy sự nghiên cứu phát triển các dược phẩm.

“Thập nhị nhân duyên” là chuỗi 12 giai đoạn cụ thể hoá thuyếtDuyên khởi nhằm lý giải sự hình thành và phát triển của nghiệp, của đời sống, nhất là của khổ. Đạo Phật ra đời nhằm để diệt khổ, vì thế, “Thập nhị nhân duyên” trước hết vạch ra tiến trình của sự dứt khổ, nhưng đồng thời lại nêu rõ sự hình thành của con người và thế giới. Thập nhị nhân duyên là mười hai giai đoạn làm nên một đời của con người, giai đoạn trước làm tiền đề cho giai đoạn sau, giai đoạn này sinh thì giai đoạn kia sinh, giai đoạn này diệt thì giai đoạn kia diệt, các giai đoạn nối tiếp nhau tạo vòng sinh tử. Đó là Vô minh sinh Hành, Hành sinh Thức, Thức sinh Danh sắc, Danh sắc sinh Lục nhập, Lục nhập sinh Xúc, Xúc sinh Thọ, Thọ sinh Ái, Ái sinh Thủ, Thủ sinh Hữu, Hữu sinh Sinh, Sinh sinh Lão Tử.

Riêng giai đoạn “Lục nhập sinh Xúc”, tức khi con người tiếp xúc với môi trường bên ngoài và có những cảm xúc như thương yêu, sợ hãi thì đã được giải mã làm rõ qua các công trình nghiên cứu khoa học mà đỉnh cao là công trình của hai nhà khoa học vừa đoạt giải Nobel Hoá học 2012. Việc tìm ra các thụ thể và vai trò của chúng trong việc truyền tin (cái nầy sinh/diệt thì cái kia sinh/diệt) không chỉ mang lại lợi ích to lớn trong việc chăm sóc sức khoẻ con người, mà còn giúp con người hiểu rõ hơn về nguồn gốc và cơ chế phát sinh cảm giác, sau đó là cảm xúc của bản thân mình. Cho rằng giải Nobel 2012 góp phần làm rõ thuyết “Thập nhị nhân duyên”, ở chỗ giải thích được “Lục nhập sinh Xúc” là vì thế.

[Trích từng phần từ: Nguyễn Hữu Đức, Giải Nobel Hóa Học Làm Rõ Thuyết Thập Nhị Nhân Duyên]




3/. Tháng 10/2016: Giải Nobel Y-Sinh học về quá trình Tái sinh của tế bào và ý niệm Vô thường của Phật giáo.

Ngày 3-10-2016, giải Nobel Y-Sinh học được trao cho một nhà khoa học Nhật Bản là Giáo sư Yoshinori Oshumi. Ông hiện là giáo sư của Học Viện Công nghệ Tokyo (Tokyo Institute of Technology). Ông là người Nhật thứ 4 được trao giải Nobel Y-Sinh học, và người Nhật thứ 25 được trao giải Nobel. Giải thưởng năm nay ghi nhận khám phá liên quan đến cơ chế sinh tử của tế bào, được đặt tên tiếng Anh là macroautophagy, nhưng thường thì gọi tắt là autophagy. Thuật ngữ autophagy xuất phát từ tiếng Hi Lạp, có nghĩa là "tự ăn", nhưng có lẽ dịch sang tiếng Việt là "tự thực". Thật ra, nghĩa đúng và đầy đủ là quá trình tế bào tái sinh.

Mỗi ngày, để duy trì sức khoẻ bình thường, cơ thể chúng ta phải đào thải một lượng protein bị hư hỏng, và thay thế chúng bằng protein mới. Tính chung, mỗi ngày cơ thể chúng ta cần phải thay thế khoảng 200 đến 300 g protein. Nhưng trong khi chúng ta chỉ thu nạp khoảng 60-80 g, và hơn phân nửa là bị thải ra, vậy thì lấy đâu để thay thế? Đó là "bí mật" của cơ thể. Giáo sư Yoshinori Oshumi tìm ra được cơ chế thay thế đó. Hoá ra, các tế bào và protein trong chúng ta có khả năng tự tái sinh (self-recycling). Nói cách khác, trong điều kiện thiếu thốn, các protein tự chúng tái sinh để đáp ứng đủ khối lượng protein mà cơ thể cần thiết. Cơ chế tái sinh này được đặt tên là autophagy. Ý nghĩa "tự thực" được hiểu từ cơ chế đó.

Khái niệm sinh - diệt của tế bào rất gần với ý niệm "vô thường" trong Phật giáo. Kinh Tứ Thập Nhị Chương có thuật một câu chuyện, mà theo đó Đức Thế Tôn hỏi các tỳ kheo rằng con người sống bao lâu. Người thì trả lời là 100 năm, người cho rằng 70 năm, người lại nói vài tháng. Chỉ có một tỳ kheo nói rằng mạng người sống chỉ có một hơi thở! Đức Thế Tôn khen vị tỳ kheo đã hiểu đúng về định luật vô thường của sự sống. Định luật vô thường ở đây có thể hiểu là chu trình thành-trụ-hoại-không. Chu trình này diễn ra liên tục không ngơi nghỉ trong cơ thể chúng ta.

Thật vậy, trong thực tế sinh học, tất cả chúng ta sống và chết trong một giây, và qui trình sinh-diệt này diễn ra một cách liên tục cho đến ngày chúng ta giã từ trần thế. Do đó, nói rằng chúng ta chết và sống trong từng giây không phải là một ví von, một mĩ từ tôn giáo, mà là một thực tế sinh học. Phát hiện của Giáo sư Yoshinori Oshumi tuy không mới nhưng giải thích được cái cơ chế của định luật vô thường qua phương pháp khoa học hiện đại.

Phát hiện về cơ chế tự thực của Giáo sư Yoshinori Oshumi không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn phảng phất triết lí nhà Phật. Quá trình tái sinh của tế bào là một khía cạnh của ý niệm vô thường.Thật ra, rất nhiều những gì mà giới khoa học ngày nay gọi là "khám phá" hay "phát hiện" thực chất chỉ là minh hoạ và giải thích những ý niệm đã được Đức Phật phát biểu cách đây hơn 2500 năm. Nhưng cái đẹp của khoa học hiện đại là những phương pháp tinh vi và chính xác có thể giúp chúng ta xác minh và hiểu biết tốt hơn những ý tưởng cổ điển mà các bậc hiền triết ngày xưa nghĩ đến.

[Trích từng phần từ: Nguyễn Văn Tuấn, Giải Nobel Y-Sinh học phảng phất ý niệm Vô thường]



Hình trái - Ngày 29-10-2015, thông qua chiến dịch vận động củaGlobal Buddhist Climate Change Collective, 15 nhà lãnh đạo Phật giáo đã ra một Thông điệp ủng hộ “Tuyên Ngôn 2009 của Phật giáo về Thay đổi Khí hậu”.
Hình phải – Ngày 3-10-2016, giải Nobel Y-Sinh học được trao cho Giáo sư người Nhật Yoshinori Ohsumi do những khám phá liên quan đến cơ chế sinh tử của tế bào (Autophagy.

-- () --

Mười năm đã trôi qua. Mười sự kiện có ý nghĩa lớn nêu trên như mười hạt ngọc lưu ly được gắn thêm vào một xâu chuổi ngọc trí tuệ, lóng lánh nội hàm của ba tạng kinh điển Phật giáo. Mỗi sát na biến hiện là mỗi sát na hiển lộ thêm tính Chân Thực vi diệu của lời Phật dạy, vượt ra ngoài và lên trên tri kiến tục đế để xuyên suốt vào từ Cực Tiểu vi tế của mầm sống đến Cực Đại mênh mông của vũ trụ bao la.

Lời Đức Phật dặn dò năm xưa, trước lúc Ngài giả biệt đệ tử, như còn vang vọng đâu đây trong chiều dài không-thời-gian vô tận, trong chiều sâu thăm thẳm của tâm thức hàng tỷ chúng sinh. Hãy mở lòng mở trí đọc lại một lần nữa để cùng nhau kiên trì và tinh tấn đi trên con đường thênh thang an lạc mà Đức Phật đã đi:

“Này các đồ đệ, các con hãy tự làm đuốc để soi sáng cho các con, hãy trông cậy vào chính sức mạnh của các con; không nên lệ thuộc vào bất cứ ai. Những lời giảng huấn của ta sẽ làm ngọn đuốc dẫn đường cho các con, làm nơi nương tựa cho các con; không cần phải lệ thuộc thêm vào những lời giảng huấn nào khác nữa.”…

“Thân xác con người phải tiêu tan, nhưng Trí tuệ của Giác ngộ sẽ trường tồn vô tận trong thực thể của Đạo Pháp, trên con đường tu tập Đạo Pháp. Nếu có ai chỉ thấy thân xác ta thì kẻ ấy không thấy ta một cách thật sự. Chỉ có người nào chấp nhận những lời giáo huấn của ta mới thật sự nhìn thấy ta.”…

“Sau khi ta tịch diệt, Đạo Pháp thay ta làm vị thầy cho các con. Biết noi theo Đạo Pháp, ấy chính là cách các con tỏ lòng trung thành với ta. Trong bốn mươi lăm năm sau cùng trong cuộc đời của ta, ta không hề dấu diếm điều gì trong những lời giáo huấn. Chẳng có một lời giáo huấn nào bí mật, không có một lời nào mang ẩn ý. Tất cả những lời giảng của ta đều được đưa ra một cách ngay thật và minh bạch.

Này các con yêu quý của ta, đây là giây phút chấm dứt. Trong một khoảnh khắc nữa ta sẽ nhập vào Niết bàn. Những lời này là những lời dặn dò cuối cùng của ta cho các con”.

Trí Tánh Đỗ Hữu Tài

MỸ NHÂN UỐNG RƯỢU

















Tôi đọc “Đàn bà uống rượu” của Nguyễn Việt Hà chẳng nhớ là năm nào. Chỉ nhớ câu tôi cho là rất đúng “Mỹ nhân là Mỹ tửu”.

Tuy nhiên nếu khi hai thứ hoà quyện vào nhau sẽ như thế nào thì rất hiếm người cảm nhận được. Đặc biệt là chính những người phụ nữ đó!

Trong bài này tôi không nói là phụ nữ uống rượu nhé. Phụ nữ uống rượu thì nhiều lắm nhưng mỹ nhân uống rượu thì chỉ đếm được trên đầu ngón một bàn chân mà thôi.

Tôi có may mắn là biết khá nhiều mỹ nhân uống rượu.

Phải thừa nhận khi mỹ nhân và mỹ tửu hoà quyện vào nhau trong một khoảnh khắc nào đó họ bừng sáng lung linh, cái đẹp rực rỡ dễ làm xiêu lòng cánh đàn ông vụ lợi. Hơn ai hết, ngay lúc đó đám này hiểu rõ rằng “ta đang có cơ hội lên giường với cô này đây”!

Thực tế phải thừa nhận rằng có khá nhiều mỹ nhân uống được nhiều rượu. Họ uống được rất tốt theo như suy nghĩ của họ và theo như sự tấm tắc của cánh đàn ông diều hâu.

Tôi cũng hay nhậu, vì tính tôi thích giao bang, thích vui vẻ mặc dù tôi không uống được nhiều. Nhưng tôi không hay say. Suốt hai mấy năm biết uống rượu tôi chỉ say một, hai lần(theo nghĩa không kiểm soát được). Vợ cũ biết tôi và ở với tôi tổng cộng đến gần hai chục năm chưa bao giờ phải phàn nàn chuyện tôi uống rượu, thậm chí còn khoái chí vì mỗi khi uống rượu tôi hay vui tính hơn. Nguyên nhân để tôi không say chẳng có gì cao siêu, chỉ đơn giản là nếu tôi thấy mình đã đủ tôi sẽ không uống nữa. Thế thôi!

Quay lại chuyện mỹ nhân uống rượu,

Thường thì hại nhiều hơn lợi. Vì dù bạn có uống giỏi đến đâu(theo suy nghĩ của bạn, và phần nhiều là do lời tâng bốc có chủ đích của đám đàn ông) thì bạn cũng khó mà bằng một góc của đàn ông. Điều này tôi đã chứng kiến quá nhiều. Nếu lâu lâu uống một hai trận thì có thể bạn còn trụ được. Nhưng nếu triền miên thì phụ nữ không thể theo nổi cánh đàn ông chúng tôi. Phụ nữ cần nhiều thời gian hơn để hồi phục.

Phụ nữ biết uống rượu không xấu, nhưng dại nhất là tỏ ra mình biết uống rượu. Vì vô tình bạn đã trở thành mục tiêu của nhiều kẻ “bất lương” đáng yêu như chúng tôi. Cái đáng yêu của chúng tôi là nếu bạn khẳng định bạn uống được dăm ly thì chúng tôi cũng chỉ mời bạn uống bảy, tám ly mà thôi. Và sau mỗi ly bạn vừa dốc vào chiếc miệng xinh xắn kia là những lời đường mật mang thương hiệu kotex white* cứ từ từ luồn lách vào chiếc lỗ tai đang ửng hồng đê mê của bạn.

Mà các bạn chớ có coi thường đàn ông.

Đàn ông chúng tôi lúc bình thường có thể là loại động vật ngu ngơ đến tội nghiệp, nhưng khi cần nịnh đàn bà đẹp thì tự dưng trí thông minh ở đâu ùn về chất hàng đống to thù lù như vú hoa hậu Việt hết nhiệm kỳ.

Tôi đã từng chứng kiến những thằng bạn xấu trai, ù ờ, cả ngày có khi chẳng nói được một câu cho ra hồn. Họp hành phát biểu như hóc xương… Nhưng cứ có đàn bà đẹp là khác hẳn. Nó lột xác hoàn toàn. Nó linh hoạt, lém lỉnh, ga lăng và hiểu biết sâu sắc tất tật tật những gì các nàng đang quan tâm…

Vả lại, bao nhiêu năm kinh nghiệm tôi nhận ra rằng “rượu chính là tác nhân vô cùng hiệu quả để xoá tan mọi rào cản nghi ngờ”. Khi những phân tử cồn đã ngo ngoe vật vã trong huyết mạch bạn cũng chính là lúc bạn lơ là cảnh giác nhất. Bạn nhìn quanh ai cũng đáng yêu, ai cũng thân thương, chân thành đến lạ!

Rồi chính bạn, bạn sẽ len lén thò bàn tay ngọc ngà còn vương chút hơi men vào sâu trong lòng mình và tháo chiếc nút thắt đang ẩn mình đâu đó suốt bao ngày…

Bạn cởi lòng!

Mà suy cho cùng cởi lòng với ai chứ với những thằng đàn ông đáng yêu như chúng tôi thì cũng đâu có gì là sai, đâu có nguy hại gì cho cam!

Bạn bạn cứ đê mê như vậy, ngất ngây như vậy, cứ cởi, cứ mở mãi như vậy cho đến khi nếu bạn không còn sức để cởi nữa thì đến lượt chúng tôi, những thằng đàn ông đích thực rất mực đáng yêu, rất mực trách nhiệm với phụ nữ đẹp. Những thằng đàn ông luôn trân trọng bạn và luôn lo lắng rằng “Nếu khi bạn tỉnh lại, nhìn xuống thấy xiêm y vẫn chỉnh tề thì liệu bạn có cảm thấy bị xúc phạm hay không?” sẽ cởi nốt giùm bạn những gì còn vương lại trên cơ thể mỹ miều của bạn mặc dù…

…hắn có thể chẳng làm gì???


Phạm Phú Quảng

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

DÂN TA THẬT TÀI GIỎI !








Mình thấy có khá nhiều ông bà tai to mặt lớn các nước cứ phải tự từ chức, thậm chí tự tử. Điển hình nhất là vụ ông bộ trưởng bộ Tài Chính nào đó của Nhật Bản tự từ chức sau một cái ngáp trong một cuộc họp vớ vẩn và mới đây là cô bộ trưởng giáo dục mẹ gì đó của Thuỵ Điển tự từ chức khi bị phát hiện lái xe đã uống rượu…

Trong khi Việt Nam mình thì chỉ thấy tự ứng cử còn chẳng thấy ai tự từ chức bao giờ.

Sau khi nghiên cứu kỹ mình mới phát hiện ra rằng tất cả là do bọn Nhật, bọn Thuỵ Điển nó tụt hậu quá, ngu ngốc quá.

Nó ngu ngốc từ thằng dân đến thằng quan. Không như người Việt chúng ta. Từ dân đến quan đều thật là tài giỏi và siêu đẳng. Có lẽ chúng ta là con rồng cháu tiên thật. Và có lẽ rồng và tiên là loại động vật thượng đẳng thật(vì mình cũng đéo được gặp bao giờ và không biết rồng tiên có biết uống rượu nói phét như mình không nhỉ?).

Thế này nhé,

Mình đố các bạn tìm ra được một ông quan(dù chỉ là hạng tôm tầm tầm thứ, vụ trưởng) nào đang đương chức mà có thể bị bắt lái xe khi đang say xỉn. Vì bọ Nhật, bọn Thuỵ Điển không có tiền thuê lái xe chứ các quan chúng ta thì không những có lái xe thuê riêng mà còn thuê cả lái xe đứng tên đăng ký xe, đứng tên sổ đỏ nữa. Quan chúng ta làm kinh tế tài giỏi lắm. Mặc dù lương bộ trưởng của chúng ta chỉ chừng 20 triệu, nhưng ngoài giờ làm đày tớ cho dân thì thời gian còn lại ông nào cũng rất chịu thương chịu khó đi bơm xe, đi quét rác kiếm thêm. Họ làm quần quật không ngơi nghỉ. Và chỉ một hai năm sau khi tại vị là họ đã có nhà to, đất rộng, xe đẹp, thậm chí rất nhiều nhà to. Con cái họ được học ở những trường đắt bậc nhất thế giới. Tài sản của họ có hàng trăm tỷ đồng là chuyện thường… Số tiền mà mấy thằng bộ trưởng lèo tèo như ở Nhật, ở Thuỵ Điển lương chỉ cỡ vài ba tỷ một tháng có nằm mơ cả tám đời cũng chẳng bao giờ có được.

Đấy là xét về mặt làm kinh tế. Còn xét về khía cạnh con người, thường những người làm chính trị thì ngoài trí còn phải có dũng và chữ nhẫn cũng phải đưa lên hàng đầu.

Quan ta giỏi lắm chứ không như mấy thằng Nhật, thằng Thuỵ Điển. Mới có ngủ gật một cái đã bỏ trốn, đã từ chức. Đồ hèn! Một lũ hèn!

Quan ta dù có gây thất thoát hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn tỷ hay có gây hậu quả chết người, chết nhiều người của nhiều thế hệ sau đi nữa. Dù dân có chửi đến rát mặt đi nữa thì họ vẫn rất bình tĩnh, nhẫn nại, không tức giận. Rồi họ dũng cảm đối đầu. Họ sẽ cố bám trụ cái chức đầy tớ dân để tìm mọi cách khắc phục hậu quả chứ không bao giờ chạy trốn.

Đấy, quan chúng ta tài giỏi như vậy. Mà quan chúng ta là do dân chọn ra, một cách rất “dân chủ và trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo”. Trong cả trăm triệu người chẳng quen biết đéo gì, thậm chí nam hay nữ cũng chẳng biết mà vẫn có thể chọn ra được những người xuất chúng như vậy. Thế nên dân ta cũng thật là tài giỏi.

Mình thật tự hào là người Việt Nam!



Phạm Phú Quảng

Ba « cái tôi »








Quay vào nội tâm của mỗi người, đa số hành vi của con người có thể được hiểu qua lăng kính của ba "cái tôi" khác biệt :


1) Cái tôi phi hữu,

không còn hiện hữu trong hiện tại. Nó là cái tôi "đã là" hay "sẽ là".
Thí dụ : một ông bộ trưởng thời trước 75, chạy tỵ nạn qua Mỹ, thất nghiệp. Vợ dạy : « đi làm bồi bàn kiếm ăn ! ». Ông bảo : tôi đường đường là một bộ trưởng không lẽ lại làm bồi bàn ?
Thí dụ khác : một ông công chức làng nhàng thời nay không biết đấu hót sao đó, nghĩ mình sắp lên bộ trưởng. Vợ sai : « sách giỏ đi chợ ! » Ông bảo : ta đường đường là một bộ trưởng tương lai, không lẽ ...


2) Cái tôi thường hữu :

Là cái tôi bị quy định. Nó là cái nó là, không thể là gì khác. Như tảng đá là tảng đá, cây ổi là cây ổi, Đạt Lai Lạt Ma là Đạt Lai Lạt Ma. Có nhiều yếu tố quy định cái tôi ấy, như : di truyền, văn hóa, giáo dục, môi trường sinh sống, tương quan xã hội v.v... Thí dụ : Đạt Lai Lạt Ma (DLLM) lúc nào cũng mang một bộ mặt, một giọng nói, thậm chí nội dung những gì ông nói, chỉ nghe vài chữ đầu là biết ngay phần còn lại. DLLM không thể làm cho chúng ta ngạc nhiên. Y hệt như anh lính gác lăng cụ Hồ. Mọi cử chỉ động tác của anh ta, cách đi qua đi lại, nâng súng hạ súng, vung tay đá chân, v.v... đều đã được quy định từ trước.


3) Cái tôi tự hữu :

Không bị quy định. Nó « là cái nó không là và không là cái nó là ». Nó hiện hữu tự nó. Một ông bộ trưởng mặc quần xà lỏn áo thung ngồi nhậu ở quán cóc đầu đường chẳng hạn. Hay DLLM lên sân khấu nhảy rock, hát nhạc Mickael Jackson ... Tính Nhân Bản nằm ở cái tôi này : cục đá, con chó, cây ổi, không thể trở thành cái gì khác, con người thì có thể làm chuyện ấy. Vì thế, trong giao tiếp thường ngày, khi DLLM nói đùa một câu, người ta lập tức thấy ông dễ mến. Các kênh truyền thông rất ít nói đến những giảng giải đạo lý hoàn toàn máy móc của ông ta, mà rất thích phát lại những câu khôi hài ông ứng khẩu nói ra. Tương tự như vậy, khi một bác sĩ nói đùa vài câu với bệnh nhân, hay tán chuyện bóng đá, chính trị, tình duyên mấy cô ca sĩ ... thì ông ta thể hiện "cái tôi" này, tức khía cạnh nhân bản của một con người, không chỉ đóng vai một ông bác sĩ, với những hành vi "bác sĩ" đã bị quy định sẵn. Bệnh nhân sẽ cảm thấy điều ấy, và sẽ trả lại cho ông ta mảnh tình người mà ông ta đã trao cho họ.

« Cái tôi » như một sự trình diễn


Nếu từ nội tâm nhìn ra ngoài, thì có thể nhận xét là « cái tôi » cần được cảm nhận bởi người khác, cần được mang ra trình diễn trên sân khấu của cuộc đời.

Lý do vì :


Một mặt, tôi không thể thấy được « cái tôi thường hữu » bị quy định bởi những yếu tố mà chính tôi không thể biết, nên tôi cần đến cái nhìn của người khác về tôi.

Mặt khác, « cái tôi tự hữu » tuy là một câu chuyện được tôi kể cho chính tôi trước tiên, nhưng cần sự thừa nhận của người khác, rằng đó chính là câu chuyện « của tôi » (tôi là con người « như thế »).

Thật ra, sự thừa nhận của người khác về tôi cũng chỉ là một ý tưởng chủ quan, vì không ai biết được nội tâm của người khác. Điều này cho thấy một sự « mù tối nhân đôi » : tôi không biết về tôi đã đành, mà cũng không biết điều người khác biết, hay nghĩ, về tôi ! Tức là trở lại phát biểu của Montaigne đã nói ở trên : « chúng ta hoàn toàn không có một tương thông nào với hiện hữu » …


Dù sao, sự chờ đợi phản hồi về tôi, từ người khác, cho ra hai khuynh hướng :


- Một là tự đồng hóa mình với một vai trò, một hình ảnh phổ quát trong xã hội. Người ta quan niệm xã hội như một sân khấu với các diễn viên được ấn định sẵn, và tìm cách chui vào một trong những sự trình diễn ấy. Một cách rộng rãi hơn, các vai trò này có thể hội nhập vào hệ thống giai cấp, thứ bậc, trong xã hội. Người ta tìm cách để được thừa nhận mình thuộc về một giai tầng, một thể loại nào đó, như thuộc giới « có học », « trí thức », tối ngày khoe sách vở, giới « có tiền », xu hào rủng rỉnh, trang phục, nhà, xe, đắt tiền, giới « giác ngộ tâm linh », phì phò thiền quán, bàn chuyện chân tâm, thường đạo, giới « giác ngộ chính trị », thường trực phẫn nộ, đấu tranh vung vít, v.v…


- Khuynh hướng thứ hai là thái độ « bất cần đời », thích gì làm nấy, phô bày một lối sống, lối cư xử, bị coi là lố lăng, ngoài những quy ước xã hội, như muốn ném vào mặt người khác sự kém cỏi, hẹp hòi, phù phiếm, vô nghĩa, của họ.


Cả hai khuynh hướng này, trong thực tế, đều đặt trọng tâm nơi « cái tôi », trong sự lệ thuộc vào nhãn quan của người khác. Chúng đều là sự phô bày chính mình, như « cái tôi không phải là tôi » (vì chỉ là một sự trưng bày), che dấu những căng thẳng, những ước mong và nuối tiếc, kể cả trong sự tìm kiếm « cái tôi » thực sự.

Việc truy tìm « cái tôi » thực sự ấy, với những hy vọng và thất vọng của nó, nối dài trong thời gian, không là gì khác hơn chính … « cuộc sống » !


Nguyễn Hoài Vân

Sai lầm như một điều kiện của sự sống - Bàn về một đoạn văn bí hiểm của Nietzsche





(...) Gạt bỏ một phán xét sai lầm cũng là từ chối chính sự sống. Thấy được rằng trong phủ định sự thật, có những điều kiện của cuộc sống chắc chắn là một phương cách nguy hiểm để đi ngược lại quan điểm giá trị thông thường, và một triết lý dám chấp nhận rủi ro ấy, mặc nhiên đã đứng ở bờ bên kia của sự phân biệt thiện - ác.
(Nietzsche - Par dela le bien et le mal)

Đoạn trích này của Nietzsche hơi "bí hiểm". Để rộng đường dư luận, xin đề nghị vài ý kiến như sau :

1) Nietzsche coi triết học trước ông như những phóng chiều về thực tại, những thiên kiến, nhận định chủ quan, được các triết gia bày vẽ ra, rồi, sau đó, mới xây dựng lý thuyết để biện minh cho chúng. Những luận điểm về "sự thật" ấy xa rời thực tại của cuộc sống, và chạy theo chúng, là xa rời sự sống.

2) Các quan điểm "đúng - sai" thuộc về phạm trù khái niệm. Chúng ta sống với thực tại, không sống với các khái niệm, nên kẹt trong những phạm trù "đúng-sai" là xa rời thực tại của cuộc sống.

Bạn có thể bảo : chúng ta có đặt vấn đề "đúng-sai" trong cuộc sống thực tế chứ ! Thưa không, trong thực tế, bạn không tự hỏi sự hiện hữu của cái ghế tôi đang ngồi trên đó là đúng hay sai, nhưng bạn tự hỏi Thiên Chúa, tình yêu, hạnh phúc, linh hồn, tự do, Tư Bản Chủ Nghĩa, Xã Hội Chủ Nghĩa, v.v... là đúng hay sai, tức là những thứ thuộc về thế giới của khái niệm.

3) Các luận điểm về hiện hữu, đều đúng trong sự phủ định và sai trong sự khẳng định.
Lại một câu nói bí hiểm ? Xin giải thích : khi bạn nói con chó "là" thế này thế khác, bạn không bao giờ mô tả được con chó nói chung một cách hoàn toàn, lại càng không mô tả được con chó đang vẫy đuôi trước mặt bạn. Như thế : tập hợp những khẳng định của bạn là ... sai. Ngược lại, nếu bạn liệt kê những gì "không phải con chó", như nó không có vòi dài 1 thước rưỡi, cổ không cao một thước, không có cánh, không kêu meo meo ... thì tất cả những phủ định ấy đều đúng. Nếu từ chối những phủ định, bạn chỉ còn lại những khẳng định mơ hồ về thực tại.
Cũng có thể nghĩ là vì các khẳng định đều sai, nện những phủ định chúng dần dần đưa ta mỗi lúc mỗi đến gần thực tại hơn.

Mặt khác, muốn nhận ra một con cừu đen trong một đàn cừu trắng, bạn không phải thông qua những khẳng định : con cừu 1 trắng, cừu 2 trắng, cừu 3, 4 ... 106 trắng v.v... cho đến khẳng định : con cừu 107 đen ! Trong thực tế, bạn nhận ra ngay con cừu "không" trắng.

4) Thuyết Trung Quán của Phật Giáo chủ trương phủ định tất cả, rồi phủ định luôn cả sự phủ định. Như thế, thuyết Trung Quán không thể bị phủ định, vì không bị ràng buộc vào bất cứ một lập trường nào, không khẳng định một luận điểm nào. Ích lợi của Trung Quán ở chỗ nó là một phương pháp tinh tẩy trí tuệ. Sau khi đã phủ định tất cả, người ta có thể lọc lựa lại trong những gì mình đã phủ định, mà tùy duyên sử dụng cho những mục tiêu thực tế, giúp đời. Trung Quán như lưỡi cày, đẩy sang một bên cái « không hiện hữu » - tức là hư vô - và sang bên kia cái « hiện hữu tự thân », để đào ra luống đất trong đó các hạt giống cuộc cuộc sống thực có thể đâm chồi nẩy mộc, cho ra lúa gạo thơm ngon !

Nguyễn Hoài Vân

Cám dỗ Việt Nam-




Hôm nay, môt ngày cuối năm, trước khi lên đường đi Việt Nam, tôi ngồi trong phòng vắng để đọc lại “The Temptati


on of the West,” (Niềm Cám Dỗ Tây Phương) (1926) của André Malraux. Từ một lá thư giả tưởng bởi một người Á đông mang tên Ling gởi cho một người Âu châu tên A. D., ông đã viết rằng, người Âu châu mang ý chí “đem vũ trụ đến cho con người”; còn người Á đông thì ngược lại, muốn “cống hiến chính mình cho vũ trụ.” Người Tây chỉ muốn thông hiểu vũ trụ bằng ý chí nhân cách hóa không gian thành ra một đối tượng vật thể hữu hạn; người Đông thì muốn chính nhân cách mình biến mất vào hư không nhằm khai sáng cái chiều sâu vô cùng của vạn vật.

Tôi liên tưởng từ từng trang sách mỏng, nghĩ rằng, tự trong mỗi người Việt đang ở Âu Mỹ, hay ở bên nhà, đồng lúc có đến hai nước Việt Nam. Một Việt Nam cho mệnh lệnh lý tưởng, và một Việt Nam trong thực tế đang là. Trên ngọn sóng điạ chấn từ thời đại nhiều xoay chuyển, từng chúng ta hình như bị choáng ngợp cưu mang hai năng lực tình cảm giằng xé nhau: Giữa cái ta hướng về tổ quốc, giữa một tình cảm dâng tràn bên bờ lý trí ngăn nước, giữa một lịch sử trần trụi trong nhiều dự phóng tương lai.

Khi văn minh Tây phương đã thâm nhiễm thế giới, người Việt không còn là một biệt lệ bên ngoài. Đang ở Tây phương nhìn về quê mẹ, Việt Nam đối với tôi như là một vũ trụ tinh thần lớn cho mình, đồng lúc cũng như bao người Á đông khác, tôi muốn dâng hiến chính mình về cho quê cha, đất tổ. Trong khi đó, tôi hình dung ra tôi đang ở trong nước, thì cứ như là người Âu, muốn đem thế giới Tây phương về cho Việt Nam. Mỗi tâm hồn Việt, bất cứ ở đâu, đều nằm trong hai luồng tâm thức đầy mâu thuẫn và ngược chiều cho một tình yêu lớn đối với đất nước. Tâm hồn Việt Nam vẫn chứa đầy một nỗi băn khoăn của chính mình trước cái vũ trụ quốc gia bao la, không thế tách rời và thoát ra được khi nhìn về quá khứ. Chúng ta mang một ám ảnh lớn từ lịch sử chỉ vì có lẽ chúng ta bị hoang tưởng về những khả thể quá lớn cho tương lai? Từ trong hai năng lực của vũ trụ và cá nhân, của quốc nội và hải ngoại, người Việt như tôi không thể ngồi yên. Ta vẫn loay hoay nhảy nhót trong một điệu nhạc khích động phát thanh từ một khối nội tâm đầy dằn vặt. Thảm kịch của Việt Nam khởi đi từ nỗi bất an thường trực này.

Anh chàng Ling của Malraux viết tiếp: Điều mà người Âu châu không hiểu người Á châu là ở chỗ rằng, với dân Á đông, tình cảm và trí thức cả hai là một. Khi chúng tôi suy nghĩ và hành động, chúng tôi là một hệ quả từ cảm tính. Trong khi đó, người Tây âu phân chia tình cảm ra khỏi lý trí và bị chia hai. Vì vậy, có thể rằng người Âu châu đã đánh mất cái hồn nhiên thống nhất trong tình với lý; còn dân Á đông, dù đã bị Tây phương hóa gần như toàn triệt, vẫn còn có ít nhiều hạnh phúc trong tình cảm của mình – vì đối với họ thì thế gian này chỉ là một biển lớn của cảm xúc từ chính ta mà thôi. Trong đó, người Việt như tôi chỉ biết có một điều: Rằng ngay cả vũ trụ kia cũng có thể bị chối từ, nhưng chắc chắn rằng nỗi đau của ta là không thể phủ bác. Không có hạnh phúc nào nguyên sơ bằng niềm vui thú trong nỗi đau hồn nhiên, cho dù nó có đúng hay sai, cho dù bản sắc tình cảm đó là bùn đất ô nhiễm hay là kim cương trong sáng. Có phải chúng ta, dân Á Đông, mà người Việt là một phần, là một đơn vị quần chúng duy tình cảm, một tập thể trẻ thơ hồn nhiên, dễ thương và cần được nhẹ nhàng, ưu ái chăm sóc mong chờ ngày lớn dậy?

Theo Ling, “Niềm hưng phấn của chúng tôi không bị tuỳ thuộc vào một tiêu chuẩn nào” (Our exaltation is not dependent upon a reference). Nó là một sức mạnh nguyên sơ vượt qua giá trị hay mục tiêu của không và thời gian. Nó muốn cống hiến cái ta, chủ thể của cảm tính, về cho khách quan – như rằng mỗi cá nhân chỉ là một chủ thể cần phải được hy sinh và phủ định nhằm làm cho vũ trụ thêm huy hoàng. Ta là một phần gỗ nhỏ cho ngọn lửa phải được cháy cao để cho thế gian được sáng. Cái mất của ta chính là cái tồn tại và ý nghĩa cho ta. Mỗi lần sinh đẻ, mỗi lần sáng tạo là mỗi lần ta đánh mất chính ta vào trong đứa con mới chào đời. Đau thương, từ đó, là ý chí sáng thế. Nó chính là một bản hùng ca mang ít nhiều tính chất điên loạn và hoang dã của một vũ trụ hỗn độn từ khi nó mới ra lò.

A. D. trả lời Ling rằng, ôi chao là cái lạ lùng của dân Á Đông: “Quý vị ưu ái với tổ tiên đã khuất nhiều hơn là mang tinh thần tôn trọng phụ nữ bên mình.” Khi quý vị đã có giáo dục, lý tính chỉ trở nên một công cụ cho tình cảm, mà những tình cảm này lại chỉ đặt căn cứ trên và chỉ hướng về những đối thể trừu tượng vượt qua con người đặc thù và thế gian thực hữu. Tôi lại miên man tiếp. Đàn ông Việt Nam cổ điển có thể hy sinh cho tổ quốc với bao nhiêu gian truân, bao nhiêu xương máu; nhưng họ không thể mang tình yêu đó để chăm sóc trọn vẹn cho cộng đồng và người thân của mình trong một tình cảm vô ngã và không ích kỷ. Và đó chính là cái lỗ thủng to lớn của đàn ông Á đông: Vũ trụ tuyệt đối mà họ muốn hiến dâng cũng chỉ là một dự phóng đầy tình cảm ngã mạn cho những cảm xúc đầy niên thiếu. Họ không cần đến cái gần thực tế. Họ muốn chết cho cái xa. Cái bên ta, vợ con, gia đình, cộng đồng thực hữu, chỉ là những gì cần phải bị phủ nhận. Vì thế, nếu không trưởng thành nhanh chóng cho kịp với một con người thời đại, họ sẽ phải chết chìm trong cái dự phóng thuần trừu tượng về một vũ trụ duy tình cảm. “Ngay cả những lý thuyết hào nhoáng nhất về cái chết cũng vẫn chỉ là một câu trả lời cho sự yếu đuối của mình,” A. D. viết.

Tâm hồn Việt Nam vẫn còn như kẻ say ngủ đêm đêm tìm ra sông vắng vang tiếng gọi đò đánh thức làng xóm về cho nỗi tủi thân bi đát của mình. Họ, suy diễn qua Malraux, cứ như là một “cuộc tìm” – mà khi ý chí “tìm tòi càng cao độ thì giá trị cho mục tiêu tìm kiếm lại càng suy giảm.” Vì khi một anh nông dân đã mất nhà, nay là vô gia cư, vô tổ quốc, “cuộc tìm” của hắn đã trở thành một “căn nhà cho nỗi oan khiên” – một “ngôi nhà cho hữu thể” được xây đắp bằng cường độ tình cảm về quá khứ nhân danh những dự phóng về tương lai trong chiếc bóng bi ai của chính thân xác mình. Từ một tình yêu đầy khát khao, đầy nhạy cảm cho tổ quốc, cho đồng bào, chúng ta lại vô tình đẩy chúng ta vào thân phận của một kẻ điên cuồng mà đã đến khi, hắn cảm thấy chán chường và mệt mỏi với tình cảm thuần dự phóng và ảo giác. Tình yêu trong sáng nay đã trở nên một vũng lầy buồn nôn – mà ngay cả khi mặt trời đang lên cao nhất ở giữa trưa chính ngọ, ta cũng không thể nào nhìn thấy bóng mình thể hiện trong một hiện hữu đầy tiêu cực.

Trong âm hưởng đó, A. D. mơ hồ cảnh cáo, “Hãy coi chừng! Người Á đông chúng bây chắc rồi sẽ lây cái bệnh của người Tây âu chúng tao: Thứ bệnh lý thù ghét và chán chường chính mình.” Khi lý tưởng trở thành một thể dạng tình cảm mơ hồ, khi trí thức theo đuổi những mục tiêu nặng trừu tượng và vô thực chất, cá nhân sẽ trở nên trống rỗng. Khi đó, văn minh Tây phương sẽ tràn vào để chất đầy một ý chí mới – một ý chí thuần cảm giác khích động để tìm quên thực tại tinh hoa của ngã thể chắc nịch này. Ha! tôi diễn giải: Bạn có bao giờ quen thân với một thi sĩ tiếng Việt? Nếu hắn không là một thằng điên thì phải là một kẻ rất là thực dụng. Malraux, nếu được đọc rộng và sâu hơn, đã gián tiếp nói trước như vậy.

Tôi mơ hồ đọc Malraux như là những giòng chữ được viết về một mẫu người Việt Nam vào đầu thế kỷ 21 này, dù là ở hải ngoại hay là trong nước. Một cách tự do và mở rộng ra, tôi thấy Malraux đã nói rằng tất cả chúng ta đang chỉ là một phần trên một ngọn sóng quay cuồng thuần cảm tính bị khích động bởi những cơn điạ chấn từ biển sâu xô đẩy không biết về đâu và cho mục đích nào. Hay nói theo Schopenhauer, từng cá thể Việt chỉ là một biến cố từ vô thức mà hắn không chủ động hay ước muốn được. Nó giống như là những thể hiện trên vầng trán và lông mày của thanh thiếu niên Việt Nam: Tình cảm thì chưa khuấy động mà nét nhăn nhó đã viết lên đầy khuôn mặt. Chúng ta chưa dấu được cảm xúc để xây đắp một hình dáng nhân cách và ngoại hình thanh thản, trầm tĩnh. Bao nhiêu năng lực nội tại đã biến thành những nét mực tràn màu sắc viết nhoè lên trên khung cửa hẹp của những linh hồn chân chất. Và khi nét mực đã phai theo nhiệt độ của cảm xúc, tâm hồn của họ đã không còn điện lực nhằm thắp sáng suy tư. Sự phí phạm kinh hoàng của lịch sử Việt Nam bắt đầu bằng sự phung phí năng lực theo những làn sóng tình cảm quá nhiệt thành ở nơi từng cá thể khi đối diện với đời thường.

Từ 1926, Malraux, qua Ling và A. D., đã tiên đoán rằng Trung Hoa rồi sẽ chết khi Khổng giáo không còn là nội dung chính cho văn hóa Tàu. “Trung Hoa đang lay lất như là một lâu đài cổ đại lớn đang sắp bị sụp đổ, và niềm bi phẩn của nó không phải có từ sự bất định hay mâu thuẫn, mà là từ gánh nặng của một trần nhà đang rung chuyển.” Và Malraux đã đúng. Hãy nhìn lại gần 100 năm qua, khi đã bị kiệt sức văn hóa, người Tàu đi vào cơn khủng hoảng tâm thức. Họ đành mang tình cảm ái quốc để vác về nhà một cơn ác mộng khác nhằm thay thế cho khoảng trống siêu hình của mình. Đó là văn minh Tây phương qua hai vế đối nghịch nhưng cùng một bản chất: Chủ nghĩa Marx và tư bản thuần vật chất. “That’s it, boy. China is dead!” Văn minh Trung Hoa đã chết theo những giòng sông đầy hóa chất dưới một bầu trời đầy khí độc. Và đó có thể sẽ là số phận Việt Nam. Tôi đang sợ rằng Việt Nam chắc rồi sẽ chết – như Trung Hoa đã.

“Cám dỗ Việt Nam” nay đã trở nên một ý chí đi tìm tử lộ. Như Ling đã viết cho A. D. những lời cuối, “Có thể rằng Trung Hoa (hay Việt Nam) sẽ lại được sáng tạo, tự làm mới lên, ngay cả khi mà chúng ta không hiểu gì về nó cả. Liệu rằng nó sẽ bị rung chuyển từ một cơn địa chấn tình cảm còn to lớn hơn bao lần trong quá khứ? Mạnh mẽ hơn là tiếng thần chú của những tiên tri thời trước, cái âm thanh huỷ diệt đầy cuồng nộ đang cuốn hút lấy Á châu … Các nhà buôn sẽ còn bán, còn mua, và con sông Châu ngọc sẽ phản chiếu ánh sao mờ trong cái chết yên lành… Ta phải biết nói gì hơn cho bạn đây?…”

Nguyễn Hữu Liêm

Giáo sư Trần Ngọc Thêm: Tính hiếu học, cần cù của người Việt chỉ là… huyền thoại!


Tác giả: Hoài Nam






Truyền thống hiếu học, tính cần cù được người ta ca tụng, tự hào là ưu điểm của người Việt, nhưng theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm, đây là chỉ huyền thoại. Người Việt không hiếu học, mà là ham vui chơi và ưa nói dối.
Trong khuôn khổ hội thảo về vấn đề nhân cách người học trong giáo dục diễn ra mới đây ở TPHCM, GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm đã chỉ ra hàng hàng loạt hiện tượng xuống cấp, suy đồi trong đời sống xã hội như cướp hoa, hôi bia, hiện tượng rút ruột các công trình… Điều này buộc chúng ta phải đặt câu hỏi: Tại sao?


GS Trần Ngọc Thêm cho hay đang có sự xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại nảy sinh nhiều thói hư tật xấu. Tuy nhiên, nhiều nước cũng gắn bó với kinh tế thị trường, đã và đang trải qua quá trình công nghiệp hóa nhưng họ không phải trải qua những thực trạng, hiện tại tệ hại như ở ta.


GS Trần Ngọc Thêm nói thẳng về nhiều tật xấu của người Việt
GS Trần Ngọc Thêm nói thẳng về nhiều tật xấu của người Việt
Ngoài việc bình diện về văn hóa, nhà nghiên cứu khoa học này đề cập đến việc người Việt đang có quá nhiều “căn bệnh”, nhiều tính xấu phổ biến ngay trong môi trường giáo dục – nơi mang trọng trách giáo dục nhân cách cho con người.




Ông phân tích, bệnh ưa thành tích và bệnh giả dối trong giáo dục rất nặng. Người Việt có câu “Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ” nhưng ở trường thầy cô dạy phải biết khôn để giành phần thắng, đóng kịch trong những tiết dự giờ, những lúc có tranh tra… Tình trạng học sinh học yếu kém cỡ nào thì cũng lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp cao ngất ngưởng… Sự dối trá phổ biến đến nỗi người lớn quên rằng mình đang nói dối. Giả dối trong suy nghĩ thì tự an ủi mình, giả dối trong lời nói được khen là khéo léo, giả dối trong hành động được xem là khôn ngoan.


Theo nhóm nghiên cứu GS Trần Ngọc Thêm thực hiện với 5.600 người thì bệnh giả dối đứng hàng đầu trong 34 tật xấu của người Việt, chiếm đến 81%. Còn theo điều tra của Viện nghiên cứu phát triển giáo dục 2008 thì tỷ lệ nói dối cha mẹ của học sinh ở cấp 1 là 22%, cấp 2 là 50% và cấp 3 là 64% và sinh viên ĐH là 80%.


Trong trường học từ phổ thông lên ĐH có bệnh “đồng phục” từ ăn mặc đến tư duy. Mặc cũng đồng phục, học cũng đồng phục, tư duy cũng đồng phục giết chết tư duy sáng tạo của học sinh. “Giáo dục chạy theo mục tiêu con ngoan, trò giỏi làm sản phẩm giáo dục bị triệt tiêu khả năng cá nhân. Trò giỏi là thuộc bài, làm đúng theo bài giả của cô giáo, làm sáng tạo là… sai, là kém.


Đặc biệt, ông nói rằng có những điểm lâu nay chúng ta cho đó là những giá trị tốt đẹp của người Việt nhưng đó chỉ là huyền thoại. “Tôi gọi chúng ta có huyền thoại về tính cần cù. Bởi vì chúng ta nghỉ ngơi, ăn chơi liên miên: Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc tháng ba rượu chè. Không chỉ tính cần cù, về điều mà người Việt luôn tự hào là tinh thần hiếu học tôi cũng gọi là huyền thoại.


Ông nói về mục tiêu học tập của người Việt: Ngày xưa thì học để làm quan, ngày nay thì để lấy bằng. Học vì sĩ diện, giấu dốt, sợ người ta nói nói đến điểm yếu của mình.


Ngoài ra, ông chỉ ra hạn chế của người Việt là thiếu khiêm tốn, khi đẩy vào thế bắt buộc mới tỏ ra khiêm tốn. Còn ai cũng cho mình là “ông trời con” rất khó hợp tác. Rồi thói vô kỷ luật, không chấp hành các quy định mà còn làm ngược, ở đâu cấm cái gì thì xuất hiện cái đấy. Chỗ nào cấm họp chợ thì nhộn nhịp mua bán, không giẫm lên cỏ thì rủ nhau ngồi la liệt, cấm đổ rác thì nơi đó rác chất đống…


GS Trần Ngọc Thêm đề xuất chúng ta cần xây dựng hệ giá trị bản sắc Việt Nam mang tính đối chiếu để loại bỏ những thói hư tật xấu, có như vậy mới có hệ giá trị định hướng. Trong đó, ông nhấn mạnh đến giá trị nhân ái, trung thực, bản lĩnh, tình yêu nước trong thời bình… ở mỗi cá nhân.


Trong bài báo cáo của mình, Phó GS.TS Nguyễn Thế Hữu, nguyên Giám đốc ĐH Huế cho rằng nhiệm vụ giáo dục trước hết phải đào tạo ra những con người có đầy đủ nhân cách, con người có lòng tự trọng, trung thực, nhân hậu, biết trọng danh dự, nghĩa khí… Nhưng vô cùng ngạc nhiên năm qua và cho đến bây giờ, giáo dục chúng ta không nhắc đến phẩm chất cao thượng của con người. Ông đề cập đến tình trạng báo động, suy thoái hiện nay và đặt câu hỏi: Vì chúng ta quên hay vì chúng ta không còn lòng tin con người có thể cao thượng?

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Phe Nhân dân





Tác giả: Thái Bá Tân






Tôi vốn từ bụi đất,
Đúng nghĩa đen từ này,
Tức “thành phần cơ bản”,
Con một bác đi cày.


Nhờ thế được du học
Khi đất nước chiến tranh.
Về nước, người nguyên vẹn,
Kèm theo cái tiếng Anh.


Rồi dạy học, phiên dịch,
Rồi làm anh nhà thơ,
Nói chung là lớt phớt,
Sống thật mà như vờ.


Thơ cũng loại vô bổ,
Chủ yếu dịch thơ người.
Cần thì cũng cần thật,
Nhưng ích gì với đời?


Mấy chục năm tôi sống,
Thấy, hiểu hết, tuy nhiên
Nhắm mắt vờ không thấy,
Mong thân phận được yên.


Đến già mới chợt tỉnh,
Thấy rằng mình nợ dân.
Nợ không chỉ mạng sống,
Mà còn cả miếng ăn.


Thấy mình đã hèn nhát,
Quay lưng lại với đời,
Với bất công xã hội
Và cái ác ở đời.


Ừ, có nợ thì trả.
Từ đất tôi thành nhân,
Giờ quay về với đất,
Tức là về với dân.


Bỏ lối viết bay bướm,
Hoa lá cành xưa nay.
Giờ tôi dùng tiếng nói
Đúng của người đi cày.


Nôm na và giản dị,
Tôi nói hộ bà con
Những gì họ đang nghĩ,
Tuyệt đối không ngoa ngôn.


Tuyệt đối không bạo động.
Nói để nhắc chính quyền
Sớm diệt bọn tham nhũng,
Lo giữ đảo bình yên.


Trước nhiều cái tưởng đúng,
Bây giờ lại hóa sai.
Mà sai thì nên sửa.
Mà sửa đã chết ai.


Nôm na là như vậy.
Tôi, con người đi cày,
Giờ vượt lên sợ hãi,
Ngồi viết những dòng này.


Xin được phép nhắc lại
Điều đã nói nhiều lần:
Nếu thơ có phe cánh,
Tôi thuộc phe nhân dân.

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Chủ nghĩa dân túy và phe nhà giàu mới nổi






Nguồn: Ian Buruma, “The Populism for the Rich,” Project Syndicate, 04/11/2016.


Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng


Gần đây tôi tham gia một chuyến tham quan Cung điện Quốc hội ở Bucharest, một công trình khổng lồ tốn kém được xây dựng vào những năm 1980 theo lệnh của nhà độc tài người Rumani quá cố Nicolae Ceauşescu, người đã bị hành quyết trước khi có thể nhìn thấy nó được hoàn thành. Các số liệu thống kê mà hướng dẫn viên của chúng tôi kể lại thật đáng kinh ngạc: dinh thự lớn thứ ba trên thế giới, 20.500 mét vuông trải thảm, một triệu mét khối đá cẩm thạch, 3.500 tấn pha lê. Các cầu thang bằng đá cẩm thạch khổng lồ đã phải xây dựng nhiều lần cho phù hợp chính xác với bước chân của nhà độc tài, một người đàn ông nhỏ bé.


Để xây dựng công trình kỳ quái tân cổ điển này, cả một dải đất của thành phố, một khu vực tươi đẹp có những ngôi nhà, nhà thờ và giáo đường Do Thái thế kỷ 18, đã bị san bằng, di dời 40.000 người. Hơn một triệu người làm dự án này không nghỉ cả ngày lẫn đêm. Nó đã làm nhà nước vỡ nợ khá lớn, ngay cả khi người dân của Ceauşescu phải sống trong cảnh không có điện và không được sưởi ấm trong phần lớn thời gian. Nước này vẫn tốn hơn 6 triệu USD một năm để duy trì cung điện, nay là tòa nhà quốc hội Rumani và một bảo tàng nghệ thuật, bỏ lại 70% không được sử dụng.


Công trình tốn kém của Ceausescu là một tượng đài cho sự cuồng vọng. Nhưng nó không hề độc đáo, ngoại trừ kích thước (dù Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đã cố cạnh tranh với nó về quy mô bằng cung điện mới của ông ở Ankara). Suy nghĩ giống nhau của một kiểu những kẻ vĩ cuồng nhất định, hoặc ít nhất có chung một khiếu thẩm mỹ kiến ​​trúc, thực sự rất đáng chú ý. Những kế hoạch tái thiết Berlin của Hitler đã phản ánh trường phái khổng lồ tân cổ điển giống như vậy. Và nội thất của cung điện ở Bucharest, một kiểu phong cách vua Louis XIV quy mô lớn, chỉ là một phiên bản xa xỉ hơn của khu nhà ở của Donald Trump ở Florida và New York.


Những nơi này là cái mà bạn sẽ bắt gặp khi những kẻ ngoài cuộc thiếu nền móng xã hội ôm mộng làm Ông Vua Mặt trời (biệt danh của Vua Louis XIV – NBT). Nhắc đến Trump giống như Hitler và Ceauşescu có lẽ là không công bằng. Trump không phải là một tên bạo chúa giết người. Và nền tảng xã hội của ông thì phức tạp hơn.


Hitler là con trai của một quan chức hải quan nhỏ, còn Ceauşescu có xuất thân từ nông dân nghèo. Cả hai con người này đều cảm thấy mình nhỏ bé và quê kệch trong các thành phố thủ đô của mình. Cách chế ngự tầng lớp tinh hoa đô thị phức tạp hơn là đàn áp dữ dội tầng lớp này và xây dựng lại các thành phố theo những giấc mơ vĩ đại của mình.


Trump cũng muốn mọi thứ mang tên mình to lớn và sáng sủa hơn mọi thứ khác. Nhưng ông sinh ra ở New York và được thừa hưởng một khoản tiền đáng kể từ cha mình, Fred Trump, một nhà phát triển bất động sản với một danh tiếng có phần đáng ngờ. Thế nhưng dường như ông cũng sôi sục oán giận đối với tầng lớp tinh hoa, những người có thể coi thường ông là một kẻ mới phất thô kệch, với những tòa nhà chọc trời màu vàng lố bịch và những biệt thự lỗi thời chứa đầy ghế và đèn chùm lớn mạ vàng.


Chủ nghĩa dân túy hiện đại thường được mô tả như một cuộc chiến giai cấp mới giữa những người hưởng lợi từ một thế giới toàn cầu hóa với những người cảm thấy bị bỏ lại phía sau. Những người ủng hộ Trump ở Hoa Kỳ và Brexit ở Vương quốc Anh nói chung có học vấn thấp hơn “giới chính thống” mà họ phản đối. Nhưng đáng lẽ họ đã không bao giờ có thể tiến xa như khi chỉ có một mình. Đảng Trà ở Mỹ có lẽ vẫn tương đối ngoài lề nếu không có những người ủng hộ và những kẻ mị dân đầy quyền lực. Và đây thường là những kẻ nhà giàu mới, chia sẻ sự cay đắng của những người đi theo họ.


Đây rõ ràng là trường hợp của Ý, nơi cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi, người có nền tảng gần giống Trump, đã tìm cách khai thác những ước mơ và nỗi bất bình của hàng triệu người. Phong trào dân túy ở các nước khác cho thấy một mô hình tương tự. Ở Thái Lan, tài phiệt người Thái gốc Hoa Thaksin Shinawatra, con trai của một người cha mới giàu giống như Berlusconi và Trump, đã chống lại giới tinh hoa xã hội và chính trị của Bangkok, trở thành thủ tướng với sự ủng hộ của cử tri tỉnh lẻ và nông thôn, trước khi bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự. Ở Hà Lan, một tầng lớp người giàu mới gồm những ông trùm bất động sản đã ủng hộ nhà dân túy cánh hữu Pim Fortuyn và người kế nhiệm thô bạo hơn của ông, Geert Wilders.


Giới nhà giàu mới là một lực lượng quan trọng trong sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy, tương đương những người nghèo và có học vấn thấp hơn, những người cảm thấy bị các tầng lớp tinh hoa bỏ rơi. Bất chấp những bất bình đẳng rất lớn về của cải, họ có chung một cơn oán giận sâu sắc đối với những người mà họ nghi là coi thường họ. Và họ không hoàn toàn sai. Bất kể tiền mới có thể mua được bao nhiêu cung điện hoặc du thuyền đi chăng nữa, tiền cũ vẫn sẽ tiếp tục khinh thường người thâu tóm tiền mới. Tương tự, tầng lớp thị dân có học thức có xu hướng xem thường những cử tri ủng hộ Brexit hoặc chống lưng cho Trump là ngu dốt và vô giáo dục.


Những nỗi bất bình mà người giàu mới cũng như người bị bỏ lại phía sau cảm thấy hòa trộn lại đã thúc đẩy chủ nghĩa dân túy cánh hữu. Trong những trường hợp cực đoan, điều này có thể dẫn đến chế độ độc tài, với các bạo chúa được tự do theo đuổi những huyễn tưởng kỳ quái với cái giá được chi trả bởi hàng triệu người nằm dưới quyền kiểm soát của họ.


Cho đến nay, ở châu Âu và Mỹ, những kẻ mị dân mới chỉ có thể mang tới những giấc mơ: lấy lại đất nước của chúng ta, làm cho nó vĩ đại trở lại, và cứ thế. Để ngăn chặn những giấc mơ như vậy trở thành những cơn ác mộng chính trị, cần nhiều điều hơn ngoài chuyên môn kỹ trị, hoặc những lời kêu gọi phép lịch sự và chừng mực. Những người oán giận không thể dễ dàng bị thuyết phục bởi lý do rõ ràng. Họ phải được cung cấp một tầm nhìn khác.


Vấn đề hôm nay, trên toàn thế giới, là một tầm nhìn thay thế như vậy không hề có sẵn trong tay. Cuộc cách mạng Pháp đã diễn ra hơn hai thế kỷ trước. “Tự do, bình đẳng, bác ái” ngày nay chỉ còn là một khẩu hiệu lịch sử. Nhưng đây có thể là một thời điểm tốt để cập nhật nó.


Ian Buruma là Giáo sư về Dân chủ, Nhân quyền, và Báo chí tại Bard College. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có Murder in Amsterdam: The Death of Theo Van Gogh and the Limits of Tolerance và Year Zero: A History of 1945.


- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/12/12/chu-nghia-dan-tuy-va-phe-nha-giau-moi-noi/#sthash.COnzokfW.dpuf