Hiển thị các bài đăng có nhãn Cảm xạ học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cảm xạ học. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Sự làm cho thấy rõ mặt trời

 

Những bài tập đầu tiên để làm quen với việc cho và nhận Năng lượng Cảm xạ đã dẫn đến việc sử dụng hai biểu tượng: “Cục nam châm và mặt trời”.

Để thu Năng lượng Sinh học và để tái nạp Năng lượng Cảm xạ thì biểu tượng mặt trời là một nhân tố rất mạnh. Chúng ta hãy nhớ rằng một biểu tượng có đầy đủ cái sức mạnh mà nó đại diện. Xuất phát từ nhận xét này, chúng ta có thể dễ dàng làm thấy rõ biểu tượng mặt trời để tái nạp năng lượng bằng cái hình ảnh tâm thức đó. Tại sao làm cho thấy rõ cái biểu tượng đó, trong khi chúng ta có khả năng làm cho thấy rõ bản thân mặt trời.

Làm cho thấy rõ một “Mặt trời vàng” ở trên đầu, mặt trời mà các tia sáng xuyên sâu vào 7 luân xa và tỏa đi khắp cơ thể. Sự làm cho thấy rõ này tạo ra một cảm nhận bất cứ tại đâu, ngay cả trong khi bạn đang đi trên đường. Trong trường hợp này, bạn hãy làm cho thấy rõ ”Mặt trời vàng ở trên đầu bạn” nó đi theo bạn và nạp năng lượng cho bạn.

Những sự làm cho thấy rõ khác về mặt trời vàng :
·Trong trạng thái thư giãn, làm cho thấy rõ mặt trời vàng trên bầu trời.

·Bạn hít vào : Một tia sáng (hay một xoắn) từ cái mặt trời đó đến tận luân xa 7 hoặc đến luân xa 5 (đám rối thái dương).

·Bạn nít thở: Tia sáng vàng tỏa đi khắp thân thể bạn.

·Bạn thở ra: Hơi thở bạn làm lan tỏa đi tia sáng vàng ra toàn vũ trụ.

Khi thực hành “sự làm cho thấy rõ mặt trời” người ta thường chọn mặt trời lúc giữa trưa mặt trời màu vàng kim. Đó là mặt trời ở trên đỉnh với toàn bộ sức mạnh của nó. Mặt trời lúc đang lên, là mặt trời màu trắng cũng có thể được làm cho thấy rõ. Mặt trời lúc xế chiều là mặt trời màu đỏ, ít được sử dụng trong các bài tập.

Trên đường di chuyển hàng ngày của mặt trời, nó chuyển từ màu trắng sang màu vàng kim và màu đỏ. Mặt trời đi ra từ màu đen của ban đêm. Nó là ngôi sao của Compost và hiện ra thành màu trắng. Khi tới đỉnh nó là vàng của các nhà giả kim thuật. Rồi đến màu đỏ của viên đá thử vàng, trước khi nhà giả kim thuật biến mất trong bí mật của đêm tối và bước sang một vòng quay mới.

BAO GIỜ VÀ LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỬ DỤNG SỰ LÀM CHO THẤY RÕ

Trong thực hành sự làm cho thấy rõ đi cùng với động tác cho việc chữa bệnh bằng Năng lượng Cảm xạ. Khi chữa bệnh bằng NLCX, người ta phải nghĩ đến việc chữa bệnh và chỉ nghĩ đến việc chữa bệnh, nhưng cũng phải nhìn thấy việc mình làm điều này giúp cho không để một tư tưởng ngoại lai nào xen vào. Sự làm cho thấy rõ cho ta rất nhiều khả năng.

SỰ LÀM CHO THẤY RÕ VỚI BẢN THÂN

Để áp dụng biện pháp kỹ thuật cho người khác với cơ may thành công tối đa, tốt nhất là phải biết các kỹ thuật đó không chỉ về mặt lý thuyết mà còn phải dựa trên những kinh nghiệm cá nhân. Cơ hội để làm cho thấy rõ bản thân rất nhiều, sự làm cho thấy rõ tạo ra một sự thay đổi một sự biến đổi. Như vậy, cần biết cần biết rõ điểm xuất phát. Tức là tự biết rõ mình một cách không nhân nhượng và sáng suốt. Thật là không phải lúc nào ta cũng chấp nhận được việc tự đối chiếu với sự thật. Cần thiết phải đo được khoảng cách cụ thể giữa thực tế và mục đích phải đạt. Đó là một hành động cần có sự khiêm tốn và sự khiêm tốn sẽ tạo ra những cơ sở vững chắc với tinh thần trách nhiệm. Xuất phát từ thực tế của thời điểm hiện tại, chỉ cần làm cho thấy rõ mục đích cuối cùng. Có thể, tùy trường hợp làm cho thấy rõ liên tiếp từng chặng của sự biến chuyển dẫn đến mục đích đó, nhưng không bao giờ làm cho thấy rõ những khó khăn có thể xuất hiện trên đường đi.

Việc không cùng một lúc theo đuổi nhiều mục đích cũng quan trọng, giúp chỉ làm cho thấy rõ một vấn đề duy nhất. Tuy nhiên, có một số vấn đề có thể có cùng một nguyên nhân chung và như vậy chính cái nguyên nhân đó cần được giải quyết. Ví dụ: việc thiếu tự tin có thể là nguyên nhân về mối quan hệ, về nghề nghiệp, về tình cảm v.v… không cần phải giải quyết theo thứ tự những hệ quả của sự thiếu tự tin đó vì nó vốn là một nuyên nhân thường xảy ra.

QUÁ TRÌNH CỦA SỰ LÀM CHO THẤY RÕ

Xác định rõ mục đích cần giải quyết cho một nhu cầu thực sự và mong muốn sâu sắc.

·Bắt đầu và theo đuổi sự làm cho thấy rõ trong trạng thái vô thức, không mảy may quan tâm đến thời gian cần được thực hiện nó.

·Không ấn định một thời hạn nào, không thể quy định lượng thời gian cần có để đạt hiệu quả.

·Nhu cầu và mong muốn thúc đẩy trí tưởng để tạo ra các biểu hiện tâm thức sẽ trở thành sự thực.

·Kết quả sẽ được biểu hiện bằng một sự thay đổi thực sự sâu sắc, một sự thay đổi rõ rệt về thể chất biểu hiện qua cơ thể và sự long lanh của đôi mắt.

Nói một cách đơn giản, hình ảnh được ghi khắc trong tiềm thức sẽ dội trở lại lên tâm trí cũng như cơ thể. Sự làm cho thấy rõ làm sống lại một sự lãng quên về tâm thần và thể chất tích cực theo ý muốn.

Cần nhấn mạnh rằng sự làm cho thấy rõ không phải là một hành động theo ý muốn hay một ám thị. Không phải chỉ cần nói và nhắc lại rằng “tôi muốn” mà sự mong muốn được thực hiện, ngay cả sự ám thị mà chúng ta quan tâm cũng không dùng đến những công thức ra lệnh, khi mà sự tưởng tượng và ý chí đối đầu nhau thì trí tưởng tượng cũng thắng.

Người nào muốn đạt được kết quả, nhưng lại tự thấy mình đang thất bại thì sẽ thất bại trái với ý muốn của mình. Người nào tự thấy thành công sẽ đạt được kết quả hoàn toàn khác hoàn cảnh nói trên. Sự làm cho thấy rõ được áp dụng cho mọi nhu cầu của chúng ta và mọi mong muốn của chúng ta có liên hệ đến nghề nghiệp hay tình cảm, gia đình, kết quả thi cử đến cải thiện sức khỏe v.v… Nó chỉ có giới hạn là mục đích đặt ra phải có khả năng thực thi và tích cực.

Dư Quang Châu (Theo Bộ môn Năng lượng Cảm xạ)

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Kiểm tra năng lượng tồn dư




 Nhận thức sóng tồn dư lưu lại trên nữ trang (Cảm nhận bằng sóng rung động) Chuẩn bị :Nâng khí và Thanh lọc (Thác nước và tẩy rửa năng lượng xấu).Ngồi đối diện với người cùng tập. Chuẩn bị một tư trang nhỏ bằng vàng, bạc hoặc cẩm thạch để dùng cho việc kiểm tra.

Nhận định:Trong bài tập này giúp bạn cảm nhận năng lượng màu sắc hay cảm xúc trong một tư trang bằng cách cảm nhận sóng rung động. Qua đó bạn học cách đọc những năng lượng màu sắc và cảm xúcđược lưu lại trên nữ trang.

Bài tập này nhằm giúp phát triển khả năng thực hiện một cuộc truyền phát năng lượng và đồng thời phát triển khả năng kiểm soát bức xạ tồn dư trên vật chứng. Trong giai đoạn đầu, người cùng tập tìm hiểu các diễn tiến của sự cảm nhận về tinh thần, sau đó phân biệt các màu sắc và cảm xúc tốt hay xấu, cuối cùng nhận rõ phản ứng từ người phát cũng như các màu sắc cảm xúc của nó.

Bước 1: Cảm nhận màu sắc và cảm xúcThực hiện bài tập này ít nhất 4 lần

Hướng dẫn cho người phát: Chọn một màu sắc hay cảm xúc mà bạn có thể chia sẻ. Chú tâm một cách mãnh liệt giống như: tình thương hay hận thù, kinh sợ hay hạnh phúc (xem phần tiêu cực và tích cực trong 7 khu vực của cơ thể, tập trung một vực đó và tạo sự rung động tại đó và phát ra với người cùng tập). Bạn và người cùng tập bắt đầu việc tập luyện. Hãy làm sống lại các xúc cảm và đặc tính màu sắc của khu vực tương ứng, tạo sóng rung động tại khu vực đó và chuyển sự rung động đó chạy dọc cánh tay bạn đến tư trang bạn đang cầm trong lòng bàn tay. Như bạn đã biết sóng năng lượng chuyển tải cảm xúc cũng như màu sắc của bạn được truyền vào tư trang. Đưa tư trang cho người cùng tập. Tẩy rửa tay sau mỗi lần tập. Khi người cùng tập với bạn cảm nhận sóng rung động rõ ràng về năng lượng màu sắc trong tư trang, họ cho biết rõ niềm cảm xúc nào mà bạn đã đưa vào, và ghi vào nhật ký.

Hướng dẫn cho người cùng tập: Cầm tư trang trong tay (không siết chặt). Khép mắt, thở sâu và đều, nâng khí lên đến màu vàng kim. Sau đó, cảm nhận thông tin mà món nữ trang đang lưu giữ. Khi bạn cảm nhận sóng rung động theo khu vực tương ứng một cách rõ ràng thì bạn bắt đầu việc nhận dạng và giải mã các cảm nhận của bạn. Nên rửa tay và tẩy rửa năng lượng đang lưu giữ trên tư trang cho những lần tập kế tiếp để các tín hiệu cũ và mới không trộn lẫn vào nhau (xoay ngược theo chiều kim đồng hồ là có thể tẩy rửa năng lượng lưu giữ trên nữ trang).

Khi cả hai xác định rõ ràng màu sắc và cảm xúc qua sóng rung động của người kia, ghi các nhận xét vào nhật ký. Khởi tập bước 2

Nếu có vấn đề đặt ra: Tất cả chúng ta đều nhạy cảm đối với các màu sắc và cảm xúc do năng lượng tồn dư trong các vật chứng. Vấn đề là phải biết cách thu nhận thông tin, hiểu và giải đoán các thông tin ấy. Sự cảm nhận của chúng ta đang trong giai đoạn kém phát triển kể cả địa hạt giải đoán. Do đó cần luyện tập nhiều để biết cách nắm bắt các tín hiệu phát xuất từ cơ thể của chúng ta (để có thể nhạy cảm hơn bạn nên tập luyện sự rung động thư giãn trên từng khu vực trong các tình huống mà trong ngày chúng ta tiếp xúc nghe radio, xem truyền hình, đối thoại.

Dị biệt: Có một phương pháp khác để đọc các tín hiệu lưu lại trên tư trang (vật chứng). Đó là đặt chúng vào giữa trán thay vì nắm trong bàn tay và cho sự tưởng tượng phát triển tự nhiên.

Bước 2: Phân biệt giữa năng lượng màu sắc và cảm xúc tốt - xấuThực hiện bài tập ít nhất 6 lần

Hướng dẫn cho người phát: Đặt một cảm xúc mãnh liệt và rõ ràng trên tư trang (rung động khu vực - xem bài tập 7). Giữ kín sóng màu sắc và cảm xúc mà bạn đã đặt nó vào trong vật chứng. Nhất là là không cung cấp thông tin về năng lượng màu sắc và cảm xúc qua sự biểu lộ trên gương mặt hay thông điệp trên cơ thể.

Đối với những cảm xạ viên, sau khi tạo sóng năng lượng màu sắc và cảm xúc, bạn đặt câu hỏi năng lượng màu sắc này tốt phải không?, cơ thể chuyển động theo chiều kim đồng hồ, và nếu xấu thì ngược lại.

Hướng dẫn cho người cùng tập: Sau khi cảm nhận sóng năng lượng màu sắc và cảm xúc là tốt hay xấu và cảm nhận của bạn đến với người phát năng lượng vào vật chứng bằng sự dao động thuận hay nghịch chiều của cơ thể.

Thay đổi vị trí và làm lại. Ghi các nhận xét vào nhật ký. Khi tin chắc rằng bạn đã có khả năng cảm nhận được màu sắc và cảm xúc khác nhau được lưu trong vật chứng, thì sang bước 3.

Bước 3: Cảm nhận màu sắc và cảm xúc đặc biệtLập lại bài tập ít nhất 6 lần

Hướng dẫn cho người phát: Chọn một màu sắc và cảm xúc (phát năng lượng màu sắc và cảm xúc - bài tập 7) đưa nguồn năng lượng đó vào món nữ trang (chuyển sóng rung động và tạo hình ảnh lên trên khu vực cao nhất). Lưu ý không nên để lộ các dấu hiệu cũng như tính chất của năng lượng và cảm xúc của bạn để người cùng tập có thể đoán ra.

Hướng dẫn cho người cùng tập: Nâng khí lên điểm cao nhất và cảm nhận sóng năng lượng màu sắc và cảm xúc đang lưu trên nữ trang (cảm nhận tự nhiên không thông qua sóng rung động). Đừng quên rửa tay và thực hiện việc tẩy rửa năng lượng bám trên nữ trang sau các lần tập.

Thay đổi vị trí và làm lại bài tập. Ghi các nhận xét vào nhật ký.

Dị biệt: Rất có thể bạn muốn thử nghiệm khả năng cảm nhận của bạn. Bịt mắt người cùng tập không cảm nhận bằng 5 giác quan bình thường (mà sử dụng giác quan thứ 6). Bạn cũng có thể áp dụng với người đồng tập ở một gian phòng bên cạnh, có một vách ngăn. Sau đó đọc màu sắc và cảm xúc của người đồng tập trong khi người phát ở khác phòng.

Biểu đồ đặc tính màu sắc theo từng khu vựcCó 7 màu sắc tốt và 7 màu sắc xấu từ màu Đỏ đến màu Chàm nằm trong 7 khu vực trong cơ thể:

Khu vực 1 : Vùng bộ phận sinh dục nam và nữ. Tương ứng với màu Đỏ.

Khu vực 2 : Vùng rốn. Tương ứng với màu Vàng.

Khu vực 3 : Vùng thượng vị. Tương ứng với màu Cam.

Khu vực 4 : Vùng ngực. Tương ứng với màu Xanh Lục.

Khu vực 5 : Vùng cổ, tai, mũi, họng. Tương ứng với màu Tím.

Khu vực 6 : Vùng đầu não. Tương ứng với màu Xanh da trời.

Khu vực 7 : Vùng phía trên đỉnh đầu. Tương ứng với màu Chàm.

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Rửa năng lượng xấu




 Chuẩn bị : Kiếm một ít muối hột hoặc một cây xương rồng nhỏ hay một cục thạch anh.Nhận định : Năng lượng xấu khá nặng nề, cần phải được loại bỏ đi. Bạn dùng bàn tay gom và tẩy rửa năng lượng xấu phủ thành một lớp dày trên cơ thể bạn. Bạn nên dùng bài tập Thác nước kết hợp với bài tập này để thanh tẩy trược khí.
Thác nước là thanh tẩy năng lượng xấu vừa mắc phải.Rửa năng lượng xấu là thanh tẩy năng lượng xấu có từ lâu nay.Cả hai kỹ thuật này đều quan trọng và bổ sung cho nhau.

Hướng dẫn : Bạn dùng bàn tay tẩy sạch lớp năng lượng xấu bao quanh cơ thể. Trong lúc rửa, bạn nên chú tâm theo dõi cảm giác của lòng bàn tay và các ngón tay đã thu gom năng lượng xấu như thế nào và đưa vào bình đựng muối hoặc cây xương rồng hay cục đá thạch anh (thậm chí cây kiểng chung quanh nhà cũng được) nếu là cây xương rồng hay cây kiểng bạn nói: “Tôi gửi năng lượng này cho cây và cây hãy nhận lấy”.

Trong lúc rửa, bạn nên để bàn tay thẳng góc với bề mặt cơ thể của bạn, mục đích là ngăn ngừa không cho năng lượng xấu xâm nhập vào cơ thể bạn. Trong lúc dùng động tác rửa năng lượng xấu, bạn đừng quên nâng khí bởi vì chính lúc bạn nâng khí sẽ trợ giúp việc thanh tẩy trược khí trong cơ thể bạn. Do đó nếu bạn quên thì không thể nào rửa sạch hết năng lượng xấu. Trong khi rửa bàn tay mà bạn không tập trung tư tưởng nghĩ đến nâng khí lên cao thì sẽ không đạt được kết quả như ý muốn.

Dị biệt : Nhiều người thích thực hành bài tập Thác nước và Rửa năng lượng xấu dưới vòi sen trong phòng tắm vào các buổi sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ. Thực hiện như vậy cũng có kết quả cho việc thanh tẩy năng lượng xấu.

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Dưỡng sinh năng lượng-Thác nước



 Nhờ thực hành các bài tập trong chương này, sự cảm nhận về năng lượng nội tại của bạn sẽ phát triển. Đồng thời bạn cũng có khả năng làm chủ năng lượng nội tại thật chính xác và làm phát triển thêm sức mạnh tinh thần của bạn. Việc thực tập được khởi đầu bằng một cảm nhận về sóng rung động. Bạn sẽ ý thức được chùm năng lượng đang thâm nhập và phát ra khỏi cơ thể của bạn trong khi bạn đang thực hành những bài tập luyện. Sự chính xác của từng khu vực màu sắc và sự chuyển động bằng sóng rung động của năng lượng là thiết yếu. Bạn cũng sẽ luyện tập sử dụng tất cả năng lượng nội tại với các bài tập nhanh.

 

Thác nước  :Còn gọi là tẩy rửa năng lượng xấu

Hàng ngày nên thực hiện trước khi đi ngủ hoặc trước khi thực hiện bài tập về năng lượng

Chuẩn bị : Trước khi tập luyện bạn nên mặc quần áo được làm bằng bông vải, không đeo nữ trang.

Nhận định : Đây là một trong những phương pháp căn bản nhằm gội rửa những năng lượng xấu và làm cho năng lượng bao quanh cơ thể bạn (thể khí) ngày càng trở nên sáng rực.

Thể khí (thể hào quang) là nơi tiếp nhận những thông tin từ bên ngoài đưa đến cũng như đó là một cái trạm nhận và phát những thông điệp đi khắp nơi. Muốn nhận cũng như tiếp những thông tin đó một cách chính xác, điều trước tiên là trạm tiếp nhận đó cần phải được luôn trong sáng, do vậy việc gội rửa những năng lượng xấu ra khỏi đó là điều thiết yếu và phải được lập đi lập lại thường xuyên.

Hướng dẫn : Thư giãn và nâng khí màu sắc

Khởi đầu có thể ngồi trên ghế hoặc nằm thoải mái trên giường. Lắng nghe tiếng nhạc và lời dẫn trên đĩa CD (đĩahiện có tại Bộ môn Năng lượng Cảm xạ học) , nhằm hướng dẫn người tập luyện thư giãn.

Trong lúc luyện tập thư giãn bạn cố tránh không để ngủ gật vì như vậy bạn mới có thể ở trong tình trạng nửa thức nửa ngủ (trạng thái vô thức). Dần dà với sự luyện tập đều đặn, cuối cùng bạn sẽ không còn ngủ gật nữa. Đó là lúc bạn đã kiểm soát được cơ thể trong lúc thư giãn.

Việc phục hồi sau khi thư giãn là một giây phút quan trọng. Bằng sự thư giãn, bạn đã tác động một số thay đổi trên hệ thần kinh thực vật. Cần phải thực hiện việc phục hồi này một cách tốt nhất. Hãy thực hiện từ từ. Lúc đầu có thể việc thư giãn của bạn sẽ chưa sâu, bạn muốn mở mắt thật nhanh sau bài tập này. Nhưng với thời gian bạn sẽ nhận ra rằng bạn cảm thấy tốt hơn và mong được kéo dài thêm khoảnh khắc thư giãn. Lúc đó sự phục hồi sẽ được thực hiện hoàn hảo.

Việc phục hồi là một phần của bài tập. Thở sâu và nhẹ nhàng. Vươn vai thật lâu và dành một khoảng thời gian trước khi mở mắt. Thản nhiên nhìn quanh bạn. Thấy lại khung cảnh, màu sắc của không gian mà bạn ghi nhận trước khi khởi sự bài tập. Xoa hai tay, chân và mặt sau khi thực hiện thư giãn.

Nâng khí rung động 7 khu vực:


Nguyên khí được phân bố trên bảy khu vực và khi nó tràn khắp cơ thể thông qua bảy dòng năng lượng chính: Màu đỏ, màu vàng, màu cam, màu xanh lá cây, màu tím, màu xanh da trời, màu chàm.
Màu Đỏ tràn ngập khu vực trung tâm số 1 và phát huy tính chất mạnh mẽ, cương quyết, đấu tranh.
Màu Vàng tràn ngập khu vực trung tâm số 2 và phát huy tính chất tình cảm sâu đậm, vui sướng lạc quan yêu đời, sáng tạo nghệ thuật.
Màu Cam tràn ngập khu vực số 3 và phát huy tính chấthứng thú sáng tạo, can đảm, óc tổ chức.
Màu Xanh lá cây tràn ngập khu vực trung tâm số 4 và phát huy tinh thần trách nhiệm, chia sẻ và đoàn kết với mọi người.
Màu Tím tràn ngập khu vực trung tâm số 5 và phát huy lòng thương người, tính trung thực, sự tôn sư trọng đạo.
Màu Xanh da trời tràn ngập khu vực số 6 và phát huy tình yêu thương con người, độ lượng, bác ái, quên mình.
Màu Chàm tràn ngập khu vực số 7 và phát huy năng lực hoà đồng vũ trụ, tiếp nhận thanh khí từ vũ trụ.Thực hiện bài Thác nước

Đây là bài tập nhẹ nhàng nhưng chúng ta cần phải thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Trong chúng ta, nếu cuộc sống của chúng ta có trật tự, những phiền toái sẽ bị loại trừ, nhưng vì tinh thần của chúng ta luôn bị nhiều vấn đề quấy nhiễu bởi những tiêu cực trong sinh hoạt làm cho thể khí quang bao quanh cơ thể chúng ta bị lu mờ.

Thể khí quang (thể hào quangbao quanh chúng ta) là nơi tiếp nhận những thông tin từ bên ngoài vàcũng là trạm phát những thông điệp đi khắp nơi. Muốn nhận và phát những thông tin đó một cách chính xác, điều trước tiên là trạm thu phát đó cần phải được luôn luôn trong sáng do vậy đây là bài tập lý tưởng cho việc thanh lọc những năng lượng xấu ra khỏi cơ thể, đó là điều thiết yếu để thực hành tập luyện cho giai đoạn chuẩn bị những bài tập kế tiếp

Cách thực hiện : Bạn đứng thẳng và thực hiện lại phương pháp nâng khí màu sắc từ màu Đỏ lên dần đến màu Chàm. Từ điểm cao nhất của màu Chàm bạn tưởng tượng như có một thác nướcchảy từ đó ra hoặc bông sen cực lớn chảy từ đầu đến chân: nước tràn ngập từ đầu bạn, vai, ngực, lưng, chạy dọc theo đùi bạn và đưa những năng lượng xấu lắng sâu xuống lòng đất. Bạn hãy tập bài này một cách từ từ, không nên vội vàng. Chỉ cần tập đi tập lại trong vòng vài lần bạn sẽ cảm thấy thoải mái, thư giãn cả thể xác cả tâm hồn.

BS. Dư Quang Châu

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Lời mở đầu- Dưỡng sinh Năng lượng (1)





 Mỗi người trong chúng ta đều có một năng lực tiềm ẩn mà chúng ta chưa biết đến nên chưa có cơ hội để khai thác. Các tiềm năng này ở một số người đã được sử dụng mà không mảy may ý thức được. Thường đa số chúng ta không nhận ra nó bởi trực giác còn mơ hồ mà chỉ ở một số người phát hiện được khả năng này. Mục đích của Học Viện Nghiên Cứu Tâm lý (Institut détudes psychiques - Houston, Texas, USA) nhằm làm sáng tỏ các khả năng đặc biệt của con người
Cuộc nghiên cứu của chúng tôi giúp chứng minh rằng nhờ trung gian của một chất thể vật lý do cơ thể quản lý mà các khả năng này sẽ được hiện ra nhờ tập luyện. Đó là chất thể mà chúng ta gọi là “Năng lượng thể hào quang “Nội lực tự sinh“, cũng là loại chất thể mà các “yogi” gọi là “Prana”, các môn đồ của giới võ thuật gọi là “Khí” và các liệu pháp tâm lý gọi là “Năng lượng sinh học – Bio-Énergie”.
Mọi sinh vật đều tự sản sinh năng lượng nội tại. Năng lượng Sinh học là căn bản đối với mọi hoạt động sống và tham gia vào tất cả các giao tiếp giữa các vật thể với con người. Năng lượng sinh học là một chất liệu cụ thể, một cái trụ chống đỡ tinh vi, nhẹ nhàng và phân tán mà con người có thể tập hợp và tạo thành hình ảnh giúp cho các giác quan của con người có thể cảm nhận được. Năng lượng sinh học hiện diện khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta. Sự cảm nhận và kiểm soát được năng lượng sinh học rất cần thiết cho sự phát triển hài hoà khả năng của năng lượng tinh thần.
Muốn phát triển tiềm năng nội tại, điều cần thiết phải tập luyện, biết sử dụng nó một cách có ý thức để có thể làm chủ được Năng lượng nội tại (năng lượng ý thức). Tất cả điều này có thể thực hiện được khi sự tự chủ (thần khí) được thực hành liên tục và chính xác. Cần luyện tập và trau dồi tài năng trên các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy nhằm làm thăng hoa một cách trọn vẹn.
Học Viện Nghiên Cứu Tâm Lý cho biết rằng sự phát triển các khả năng tinh thần đã giúp cho rất nhiều người trong các hoạt động nghề nghiệp và trong cuộc sống hàng ngày. Chúng tôi muốn chia sẻ quan điểm ấy, tức là khả năng tinh thần phải được thể hiện một cách tự nhiên và dễ dàng để có thể giúp cho cuộc sống và các giao tiếp được thuận tiện hơn. Cũng vì mục tiêu ấy mà Bộ môn Năng lượng Cảm xạ học được thành lập và bắt đầu hoạt động từ tháng 12/1998, trực thuộc Liên Hiệp Khoa Học - Công Nghệ Tin Học Ứng Dụng UIA và Hội Đồng Khoa Học UIA , mục đích thực hiện đề tài : Nghiên cứu và Thực nghiệm Dưỡng sinh Năng lượng Cảm xạ học (đề tài khoa học 812/LH.UIA).
Mục tiêu thực hiện đề tài gồm 4 điểm chính:1. Triển khai phương pháp phòng chống bệnh bằng sự luyện tập phương pháp Rung động thư giãn với Năng lượng Cảm xạ học.2. Khai thác những người có khả năng về Cảm xạ.3. Xây dựng Năng lượng Cảm xạ học thành môn Dưỡng sinh Năng lượng học một cách khoa học, có hệ thống và đại chúng.4. Góp phần bổ sung kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị Y học Cổ truyền Dân tộc Việt Nam.
Chương trình nghiên cứu này được mở ra nhằm giúp cho các bạn thấy rằng có sự hiện diện thực sự của năng lượng nội tại mang tính vật lý và các khả năng tinh thần mà nó sản sinh ra được sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể trong cuộc sống.
Các bài tập trong quyển sách này được dự trù cho 2 hay nhiều người cùng tập. Luyện tập với một người khác sẽ nhận được sự phản hồi (feed-back). Lần lượt qua các bài tập bạn sẽ cảm nhận được các phản ứng do năng lượng tạo ra trên cơ thể bạn và bạn có thể quan sát được các tiến bộ của người cùng tập. Các bài tập được sắp xếp theo một trình tự tiệm tiến có sự liên kết mạch lạc cộng với sự tập luyện hàng ngày sẽ giúp cơ thể bạn có đủ những năng lượng cần thiết cho các công việc quan trọng hơn. Những bài tập bổ túc tiếp theo dành cho những ai có những cảm xạ viên sống quanh mình muốn cùng thực hành với bạn. Các bài tập này đi từ dễ đến khó, từ giản đơn đến phức tạp.
Các tiến bộ sẽ đạt được lần lượt qua việc tập luyện cũng như các điều bạn thực hành cần phải được bạn ghi lại trong nhật ký. Có thể là sau đó, do thiếu luyện tập hoặc siêng năng luyện tập, nhật ký này sẽ giúp bạn nhận rõ sự tiến bộ hay không.
Điều quan trọng khác là bạn phải luôn thoải mái trong lúc tập luyện. Nếu bạn không cảm nhận được bất cứ năng lượng nào hoặc tưởng rằng năng lượng nội tại không có thật thì vô tình bạn đã làm đình trệ mọi nhận thức có thể có. Cần nhấn mạnh là bạn đừng bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào, cần phải kiên trì và khách quan trong việc phân tích các kinh nghiệm sống của bạn. Nhật ký sẽ cấu thành một trong nhiều yếu tố quan trọng giúp đánh giá một cách khách quan sự tiến bộ của bạn.
Phải biết điều khiển và chế ngự năng lượng nội tại của chính bạn, của người khác và của môi trường nơi bạn đang sinh sống. Cần có sự chuyển đổi năng lượng liên tục giữa người này với người khác và với thiên nhiên. Sự chuyển đổi này cực kỳ quan trọng mặc dầu thoạt nhìn trông rất bình thường. Việc nhận thức được năng lượng bao quanh ta cũng tương tự như loài cá ý thức được môi trường nước nơi nó tung tăng. Đó là một thực tế mà con người chưa để ý đến.
Học được cách chế ngự khả năng nội lực của bạn, bạn sẽ thấy rằng chúng rung động trên các tần số khác nhau, kéo theo các cảm xúc và các thông tin khác nhau. Ngoài ra bạn còn thấy rằng năng lượng của mỗi người hoạt động trên một tần số nào đó phản ánh sự rung động của cá nhân người ấy mà thôi, không hề có sự giống nhau cho tất cả mọi người. Do đó đôi lúc, để có thể liên lạc với những tần số năng lượng sóng khác với năng lượng sóng của chúng ta, bạn phải tìm một tần số chung với chúng. Đây là phần trọng yếu của khoá học và là một yếu tố cần thiết cho sự nhận thức. Hơn nữa bạn có thể làm gia tăng khả năng trực giác và cảm nhận mà không làm lộ các nhược điểm của bạn nhờ sử dụng kỹ thuật tự bảo vệ (bảo vệ thần khí).
Nhờ khoá học, bạn sẽ nhận thức được các thông tin truyền đạt từ năng lượng nội tại. Các vật dụng, các tư trang có thể được xem như vật truyền mang năng lượng nhằm cung cấp thông tin cho bạn. Bạn sẽ học cách đọc và khai thác các thông tin từ các vật chứng này cũng như bạn tập đọc và khai thác các nguồn thông tin của người khác. Bạn sẽ thấy rằng các liên hệ ấy là những trạm thông tin giúp cho việc liên lạc được dễ dàng và cũng là để thực hiện sự hoà điệu bên trong cộng đồng.Với các bài tập trong tập tài liệu này, người cùng tập với bạn dần dần sẽ gia tăng về sức mạnh tinh thần rồi từ đó khả năng cảm nhận cũng như sự kiểm soát năng lượng nội tại của bạn và người cùng tập sẽ được dễ dàng hơn. Bạn sẽ khám phá được các khả năng nội tại của bạn nằm trong khu vực nào để bạn có thể tăng cường tập luyện để khai mở các vùng yếu kém. Chúng tôi tin chắc rằng các bài tập trong quyển sách này sẽ làm bạn hài lòng và giúp bạn gặt hái nhiều thắng lợi.
BS. Dư Quang Châu

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Hãy tập mỉm cười trong tâm




Bắt đầu bằng đôi mắt

Đôi mắt có liên quan tới hệ thần kinh chủ động (hay thực vật), chia thành hai hệ: hệ giao cảm và hệ đối giao cảm. Hệ giao cảm điều hành những bản năng nguyên thuỷ; hệ đối giao cảm giúp con người được tĩnh tại, tạo ra những tình cảm yêu thương ...

Cả hai hệ này đều nối liền với mỗi tuyến của cơ thể. Qua trung gian của những hệ thần kinh, hệ giao cảm và đối giao cảm lệnh gia tăng hoặc kìm hãm hoạt động của chúng. Chính vì có sự liên quan giữa mắt và hệ thần kinh mà cơ thể có được toàn bộ những cảm xúc và cảm ứng tức thời. Khi thư giãn đôi mắt bằng nụ cười trong tâm, bạn giải phóng tâm trí ra khỏi gánh nặng của những căng thẳng thể chất. Trong trường hợp này, bạn đủ khả năng và tập trung sử dụng toàn bộ sinh lực sáng tạo của bạn vào công việc mà bạn đang quan tâm; đạt đến sự hài hoà với môi trường quanh bạn. Theo quan điểm của Đạo gia, mối quan hệ giữa sự thư giãn của đôi mắt và khả năng tập trung tư tưởng là điều rất quan trọng.

Một khi bạn cảm thấy trong đôi mắt mình đã rạng rỡ nụ cười, thì hãy dồn cái sinh lực này vào phủ tạng, và rót đầy các phủ tạng bằng một tình cảm thân thương.

Dưới đây là bảng chỉ dẫn những giai đoạn khác nhau trong việc thực hành nụ cười trong tâm :

1.Tuyến trước thân: Mắt, mặt, cổ, hệ tuần hoàn máu, phổi, tuỵ, lách, gan, thận, tuyến thượng thận.

2.Tuyến giữa thân: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng. Hãy nuốt nước bọt trong giai đoạn này.

3.Tuyến sau thân: Các đốt sống (từng đốt một).

Tuyến trước thân
Hãy ghi nhớ rằng nụ cười đầy sinh lực mà bạn đang dồn xuống phủ tạng cũng sẽ giúp bạn khai mở sự tuần hoàn sinh lực gọi là Tiểu Chu Thiên. Bạn phải thực hành điều này một cách nhẹ nhàng, thoải mái; hãy để nụ cười đổ xuống từ đôi mắt như một cơn mưa êm đềm, qua các phủ tạng, cho đến bộ phận sinh dục. Sau một thời gian thực hành, sự chu chuyển này sẽ diễn ra một cách tự động (là cơ thể đã hình thành và thiết lập một thói quen mới) và giúp cho các phủ tạng hoạt động một cách tốt đẹp .

Hàm
Hãy để nụ cười lan toả trên khuôn mặt, rồi sau đó hướng nó vào bên trong các hàm của bạn. Các hàm là nơi chất chứa nhiều căng thẳng nhất của cơ thể. Khi sinh lực của nụ cười trong tâm đã được lan toả, bạn có cảm giác toàn thân thư thái, buông lỏng và những căng thẳng đã rời khỏi bạn. Sự thư giãn này có thể đi kèm với cảm giác rần rần ở da và ngay cả lùng bùng ở tai. Nếu xảy ra điều này thì bạn chớ lo sợ.

Lưỡi và vòm miệng
Như chúng ta đã biết, lưỡi là điểm mà Đốc Mạch (Dương) tiếp xúc với Nhâm mạch (Âm). Hãy đặt lưỡi ở hàm trên, ngay phía sau các răng cửa. Khi lưỡi đã ở đúng vị thế, nó chạm màng hầu đóng ở đáy miệng, nhưng với những ai mới bước vào con đường luyện công, thì họ nên đặt lưỡi ở vị thế thứ nhất. (Đặt lưỡi sau các răng cửa - vị thế Phong) Một khi khí đã lan toả trong lưỡi, bạn sẽ thấy có cảm giác nóng rần rần và nếm trải những vị mà với bạn là hoàn toàn mới mẻ.

Gáy và họng
Gáy cũng là một nơi chất chứa những căng thẳng bởi vô số dây thần kinh và mạch máu có liên hệ chủ yếu đến tâm trạng, sự tươi vui, sảng khoái, đều đi ngang qua đây. Gáy giữ vai trò liên kết não bộ với thân thể. Một cái gáy kết chặt bởi lo âu và căng thẳng sẽ làm rối mù những thông điệp của não bộ và tạo ra những mắt mấu trong cơ thể. Bạn cần phải thư giãn gáy, nếu không bạn không thể thực hiện vòng tuần hoàn sinh lực gọi là Tiểu Chu Thiên. Để bắt đầu, bạn hãy gồng cứng các cơ gáy, rồi để chúng mềm mại thư giãn. Hãy thả lỏng cằm và để cho sức nặng của đầu bạn trĩu xuống trên ngực. Các Đạo gia đã khám phá ra phương pháp này trong khi nhìn tư thế của các chú rùa. Hãy thư giãn các cơ gáy trong khi mường tượng rằng đầu bạn có thể thẳng đứng mà không cần sự chống đỡ của chúng. Hãy lan toả nụ cười vào gáy và họng. Trong khi thực hiện điều này, hãy cảm nhận sự căng thẳng đang dần dần được giải toả.

Những phủ tạng chủ yếu
Tim
Tim giữ máu và khí cho toàn bộ các động mạch và tĩnh mạch. Với Nội Đan thì tim cũng như Thận, là các cơ quan chủ yếu để chuyển vị Khí. Nói cách khác ,tim có khả năng làm gia tăng năng lượng Khí và chuyển biến Khí thành một năng lượng Âm. Khi lan toả nụ cười trong tim và đong đầy nó bằng tình yêu thương thì sự tuần hoàn máu cũng gia tăng đồng thời với sự gia tăng trao đổi năng lượng Âm và Dương ở bên trong sự tuần hoàn này. Hãy cảm nhận năng lượng tình yêu xuất phát từ nụ cười của bạn đang lan toả trong hệ tuần hoàn.

Việc thực hành nụ cười trong tâm với mục tiêu làm gia tăng sự tuần hoàn Khí giúp cho tim làm việc bớt mệt nhọc hơn. Nụ cười qua đôi mắt và não bộ kích thích sự tuần hoàn sinh lực, và như thế máu có thể lưu thông một cách tự do và đầy đủ, cùng lúc với trái tim được thư giãn. Việc thực hành phương pháp nụ cười trong tâm, kết hợp với một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và những buổi thể dục đều đặn sẽ làm giảm những nguy cơ về tai biến tim mạch.

Hãy cảm nhận sự thư giãn lan toả trên khuôn mặt, gáy và đang tiến dần về tim của bạn. Bạn sẽ nhận thấy sự tươi mát êm ả ngự trị trong tim đồng thời với sự thư giãn của toàn thân. Với phương pháp này, những người cộc cằn nóng nảy, vốn thường cảm thấy đau nhức và căng thẳng trong tim hoặc vùng tim, sẽ có thể xua đi cảm giác đó. Vậy, bạn hãy để cho nụ cười toả rạng ở vùng tim. Hãy đong đầy tình yêu vào tim và để cho trái tim bạn trở thành vật "yêu quí"..

Phổi
Từ tim hãy lan toả tình yêu thương của bạn sang hai lá phổi. Hãy cảm nhận sự thư giãn của chúng và hít thở một cách thoải mái. Khi bạn hít vào rồi thở ra, hãy cảm nhận sự linh hoạt của phổi. Khi bạn thư giãn hai lá phổi và để cho sinh lực ùa vào, hãy cảm nhận về tính ẩm ướt và xốp của phổi .

Bụng
Tiếp đó, hãy để nụ cười trong trong tâm lan toả sang gan, phía bên phải, ngay dưới lồng ngực của bạn. Nếu bạn có một lá gan "chai lỳ ", nếu bạn gặp phải khó khăn trong việc tìm cảm giác, thì hãy kiên trì tập luyện để giúp cho gan của bạn mềm mại trở lại. Bằng nụ cười, bạn hãy mang lại sự sống cho lá gan; bằng yêu thương bạn hãy phục hồi những chức năng của gan bạn.

Hãy gửi đến hai quả thận của bạn, ngay dưới lồng ngực ở hai bên cột sống, các tuyến thượng thận đóng ở trên hai thận. Hãy mỉm cười với hai quả thận của bạn. Cũng tương tự như với trái tim, phương pháp này làm gia tăng sự tuần hoàn Khí trong toàn bộ cơ thể.
Hãy để nụ cười lan toả trong toàn bộ vùng trung tâm của bụng, trong lá lách và trong tuỵ của bạn. Sau đó "dẫn" nụ cười về rốn, và để nó ngưng đọng ở điểm này của cơ thể .
Nụ cười trong tâm giúp bạn thư giãn và mang lại hạnh phúc cho bạn, như thể những chất do các phủ tạng của bạn tiết ra đã trở thành một thứ thuốc tiên. Nếu bạn sống trong lo âu sợ hãi ,căng thẳng hoặc giận dữ, thì phủ tạng của bạn sẽ tiết ra những độc tố. Việc thực hành nụ cười trong tâm giúp cho hoạt động của phủ tạng trở nên nhẹ nhàng hơn. Mỗi ngày, phủ tạng của chúng ta phải đảm đương một công việc nặng nhọc; lọc và duy trì sự tuần hoàn của máu, chuyển biến thức ăn thành năng lượng, thải bỏ các độc tố, chế ngự những cảm xúc và căng thẳng. Nụ cười trong tâm giúp cho công việc được nhẹ nhàng thoải mái hơn.

Tuyến giữa thân

Cũng vậy, để bắt đầu, bạn hãy trải đầy nụ cười trong đôi mắt bạn. Sau đó hãy dẫn nụ cười vào miệng. Quậy lưỡi theo chiều hướng hầu tích tụ nước bọt. Một khi miệng đã đầy nước bọt, hãy đưa đầu lưỡi lên chạm vào vòm miệng khi các cơ cổ căng cứng, hãy nhanh chóng nuốt nước bọt. Nụ cười trong tâm cần phải theo nước bọt xuống thực quản và cùng nước bọt lan toả trong bộ máy tiêu hoá, rồi dừng lại ở rốn. Nước bọt là một chất bôi trơn tuyệt vời có chứa sinh năng mà từ trung tâm đóng tại rốn, sẽ lan toả khắp cơ thể. Với sự trợ lực của nụ cười trong tâm hãy dẫn năng lượng thần kinh vào trong dạ dày của bạn; chất lượng thức ăn mà bạn đã hấp thụ sẽ được gia tăng và sự tiêu hoá của bạn sẽ dễ dàng hơn. Hãy để nguồn năng lượng của nụ cười trong tâm giúp bạn thư giãn ruột non, ruột già và trực tràng của bạn .

Tuyến sau thân
Vẫn khởi đầu bằng nụ cười trong mắt, rồi dẫn nụ cười xuống lưỡi. Trước khi gửi nụ cười vào cột sống, hãy giữ cho lưng thẳng và hai vai hơi nghiêng về phía trước. Đưa nụ cười vào từng đốt sống, lần lượt từ đốt sống này sang đốt sống khác, đến tận xương cụt.

Sau một lúc, bạn cảm thấy nóng ran trong các đốt sống và một sự thư thái lan toả khắp người bạn. Sự thư giãn vùng xương cụt, vùng thắt lưng và xương mu tạo ra sinh lực và sinh lực này sẽ dâng lên cột sống mà không gặp phải một trở ngại nào.

Ở vùng rốn, hãy kết thúc bài tập nụ cười trong tâm bằng cách tích tụ năng lượng vào rốn. Sau một thời gian luyện tập, bạn có thể thực hiện toàn bộ bài này trong vài phút. Tuy vậy trong những buổi đầu luyện tập, bạn có thể phải mất một khoảng thời gian trước khi thực sự cảm nhận được nụ cười. Khi kết thúc bài tập, tốt hơn là bạn không nên để năng lượng đọng lại trong trung tâm bên trên (đầu hoặc tim). Vùng rốn,nơi có thể dễ dàng đón nhận một sự gia tăng nhiệt lượng, là nơi thích hợp nhất để tích tụ năng lượng. Hầu hết, những phản ứng phụ gây khó chịu đều xuất phát từ một sự tích tụ thái quá ở đầu.

Để tích tụ năng lượng ở vùng rốn, bạn hãy tập trung ý tưởng vào vùng này và mường tượng rằng năng lượng đang xoáy quanh rốn theo hình xoắn ốc, cách làn da khoảng 6 cm. Phái nam phải xoáy vòng năng lượng theo chiều kim đồng hồ và phái nữ thì theo chiều ngược lại. Sau khi đã thực hiện 24 vòng xoắn ốc, hãy đảo ngược chiều hay nói cách khác hãy chuyển năng lượng theo chiều ngược lại .

Áp dụng phương pháp nụ cười trong tâm vào đời sống hàng ngày .
Mặc dù mục tiêu chủ yếu của nụ cười trong tâm là giúp bạn thư giãn trước khi thực hành tập luyện nhưng Phương pháp nụ cười trong tâm tự nó là cả một sức mạnh. Khi áp dụng phương pháp này vào đời sống hàng ngày, bạn sẽ gặt hái được những kết quả tốt đẹp. Nếu thực hành thường xuyên, nó sẽ giúp thay đổi đời sống của bạn một cách tích cực.

Trong thực tế, có người luôn bất mãn với chính mình, sở dĩ như thế là vì anh ta luôn cảm thấy không đủ tài sức để đương đầu với tình huống trong đời. Sau một thời gian thực hành phương pháp nụ cười trong tâm, anh ta nhận thấy rằng mình đã có ít đức tính, ưu điểm và chúng đã bị che khuất bởi thái độ tự chê bai, hạ thấp của chính mình.

Nếu làm chủ được phương pháp nụ cười trong tâm thì bạn cũng như con rùa, bơi lặn trong đại dương của sự bất khả tri mà không hề sợ hãi. Bạn sẽ mang lại cho các thành phần của cơ thể một sự thư giãn và như thế bạn sẽ tự tin để đương đầu với bất cứ tình huống nào trong đời. Nụ cười của bạn sẽ đẩy lùi mọi tiêu cực và bạn sẽ cảm thấy yêu đời trong mọi hoàn cảnh.

Tóm tắt
Nụ cười trong tâm giúp bạn dẫn đưa tình yêu thương vào bên trong cơ thể, nơi rất cần đến điều đó. Bạn hãy xem cơ thể mình như một cộng đồng mà thường khi bạn vô tình không quan tâm đến hoặc đối xử tệ với những thành viên đang kiên trì tận tuỵ làm việc. Hãy học hỏi cách thức nhằm ứng xử với các cơ quan của cơ thể bạn bằng sự trìu mến và tôn trọng như thể chúng là những đứa con của bạn.

Đừng có ruồng rẫy bất cứ một cơ quan nào của cơ thể bạn. Chẳng bao lâu bạn sẽ hiểu được thế nào là yêu thương, thế nào là năng lực tình yêu từ chính nơi bản thân mình. Nếu bạn đủ kiên trì, thì đời bạn sẽ tươi vui, sẽ rạng rỡ. Những "cư dân" trong số thành phần của cơ thể bạn (phủ tạng, xương, máu, não) sẽ phục hồi và đổi mới con người bạn. Với một con người như vậy, những quan hệ của bạn với người khác và với công việc sẽ thay đổi một cách tích cực; chúng sẽ diễn ra trong an bình và yêu thương. Nói tóm lại, bạn hãy mỉm cười với chính mình, dẫu bạn đang ở nơi đâu và gặp phải bất cứ điều gì trên đường đời của bạn.

Bạn hãy học cách yêu thương từ chính nơi bản thân mình ..

nguyen diep

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

Dưỡng sinh Năng lượng


 Mỗi người trong chúng ta đều có một năng lực tiềm ẩn mà chúng ta chưa biết đến nên chưa có cơ hội để khai thác. Các tiềm năng này ở một số người đã được sử dụng mà không mảy may ý thức được. Thường đa số chúng ta không nhận ra nó bởi trực giác còn mơ hồ mà chỉ ở một số người phát hiện được khả năng này. Mục đích của Học Viện Nghiên Cứu Tâm lý (Institut détudes psychiques - Houston, Texas, USA) nhằm làm sáng tỏ các khả năng đặc biệt của con người
Cuộc nghiên cứu của chúng tôi giúp chứng minh rằng nhờ trung gian của một chất thể vật lý do cơ thể quản lý mà các khả năng này sẽ được hiện ra nhờ tập luyện. Đó là chất thể mà chúng ta gọi là “Năng lượng thể hào quang “Nội lực tự sinh“, cũng là loại chất thể mà các “yogi” gọi là “Prana”, các môn đồ của giới võ thuật gọi là “Khí” và các liệu pháp tâm lý gọi là “Năng lượng sinh học – Bio-Énergie”.
Mọi sinh vật đều tự sản sinh năng lượng nội tại. Năng lượng Sinh học là căn bản đối với mọi hoạt động sống và tham gia vào tất cả các giao tiếp giữa các vật thể với con người. Năng lượng sinh học là một chất liệu cụ thể, một cái trụ chống đỡ tinh vi, nhẹ nhàng và phân tán mà con người có thể tập hợp và tạo thành hình ảnh giúp cho các giác quan của con người có thể cảm nhận được. Năng lượng sinh học hiện diện khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta. Sự cảm nhận và kiểm soát được năng lượng sinh học rất cần thiết cho sự phát triển hài hoà khả năng của năng lượng tinh thần.
Muốn phát triển tiềm năng nội tại, điều cần thiết phải tập luyện, biết sử dụng nó một cách có ý thức để có thể làm chủ được Năng lượng nội tại (năng lượng ý thức). Tất cả điều này có thể thực hiện được khi sự tự chủ (thần khí) được thực hành liên tục và chính xác. Cần luyện tập và trau dồi tài năng trên các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy nhằm làm thăng hoa một cách trọn vẹn.
Học Viện Nghiên Cứu Tâm Lý cho biết rằng sự phát triển các khả năng tinh thần đã giúp cho rất nhiều người trong các hoạt động nghề nghiệp và trong cuộc sống hàng ngày. Chúng tôi muốn chia sẻ quan điểm ấy, tức là khả năng tinh thần phải được thể hiện một cách tự nhiên và dễ dàng để có thể giúp cho cuộc sống và các giao tiếp được thuận tiện hơn. Cũng vì mục tiêu ấy mà Bộ môn Năng lượng Cảm xạ học được thành lập và bắt đầu hoạt động từ tháng 12/1998, trực thuộc Liên Hiệp Khoa Học - Công Nghệ Tin Học Ứng Dụng UIA và Hội Đồng Khoa Học UIA , mục đích thực hiện đề tài : Nghiên cứu và Thực nghiệm Dưỡng sinh Năng lượng Cảm xạ học (đề tài khoa học 812/LH.UIA).
Mục tiêu thực hiện đề tài gồm 4 điểm chính:1. Triển khai phương pháp phòng chống bệnh bằng sự luyện tập phương pháp Rung động thư giãn với Năng lượng Cảm xạ học.2. Khai thác những người có khả năng về Cảm xạ.3. Xây dựng Năng lượng Cảm xạ học thành môn Dưỡng sinh Năng lượng học một cách khoa học, có hệ thống và đại chúng.4. Góp phần bổ sung kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị Y học Cổ truyền Dân tộc Việt Nam.
Chương trình nghiên cứu này được mở ra nhằm giúp cho các bạn thấy rằng có sự hiện diện thực sự của năng lượng nội tại mang tính vật lý và các khả năng tinh thần mà nó sản sinh ra được sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể trong cuộc sống.
Các bài tập trong quyển sách này được dự trù cho 2 hay nhiều người cùng tập. Luyện tập với một người khác sẽ nhận được sự phản hồi (feed-back). Lần lượt qua các bài tập bạn sẽ cảm nhận được các phản ứng do năng lượng tạo ra trên cơ thể bạn và bạn có thể quan sát được các tiến bộ của người cùng tập. Các bài tập được sắp xếp theo một trình tự tiệm tiến có sự liên kết mạch lạc cộng với sự tập luyện hàng ngày sẽ giúp cơ thể bạn có đủ những năng lượng cần thiết cho các công việc quan trọng hơn. Những bài tập bổ túc tiếp theo dành cho những ai có những cảm xạ viên sống quanh mình muốn cùng thực hành với bạn. Các bài tập này đi từ dễ đến khó, từ giản đơn đến phức tạp.
Các tiến bộ sẽ đạt được lần lượt qua việc tập luyện cũng như các điều bạn thực hành cần phải được bạn ghi lại trong nhật ký. Có thể là sau đó, do thiếu luyện tập hoặc siêng năng luyện tập, nhật ký này sẽ giúp bạn nhận rõ sự tiến bộ hay không.
Điều quan trọng khác là bạn phải luôn thoải mái trong lúc tập luyện. Nếu bạn không cảm nhận được bất cứ năng lượng nào hoặc tưởng rằng năng lượng nội tại không có thật thì vô tình bạn đã làm đình trệ mọi nhận thức có thể có. Cần nhấn mạnh là bạn đừng bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào, cần phải kiên trì và khách quan trong việc phân tích các kinh nghiệm sống của bạn. Nhật ký sẽ cấu thành một trong nhiều yếu tố quan trọng giúp đánh giá một cách khách quan sự tiến bộ của bạn.
Phải biết điều khiển và chế ngự năng lượng nội tại của chính bạn, của người khác và của môi trường nơi bạn đang sinh sống. Cần có sự chuyển đổi năng lượng liên tục giữa người này với người khác và với thiên nhiên. Sự chuyển đổi này cực kỳ quan trọng mặc dầu thoạt nhìn trông rất bình thường. Việc nhận thức được năng lượng bao quanh ta cũng tương tự như loài cá ý thức được môi trường nước nơi nó tung tăng. Đó là một thực tế mà con người chưa để ý đến.
Học được cách chế ngự khả năng nội lực của bạn, bạn sẽ thấy rằng chúng rung động trên các tần số khác nhau, kéo theo các cảm xúc và các thông tin khác nhau. Ngoài ra bạn còn thấy rằng năng lượng của mỗi người hoạt động trên một tần số nào đó phản ánh sự rung động của cá nhân người ấy mà thôi, không hề có sự giống nhau cho tất cả mọi người. Do đó đôi lúc, để có thể liên lạc với những tần số năng lượng sóng khác với năng lượng sóng của chúng ta, bạn phải tìm một tần số chung với chúng. Đây là phần trọng yếu của khoá học và là một yếu tố cần thiết cho sự nhận thức. Hơn nữa bạn có thể làm gia tăng khả năng trực giác và cảm nhận mà không làm lộ các nhược điểm của bạn nhờ sử dụng kỹ thuật tự bảo vệ (bảo vệ thần khí).
Nhờ khoá học, bạn sẽ nhận thức được các thông tin truyền đạt từ năng lượng nội tại. Các vật dụng, các tư trang có thể được xem như vật truyền mang năng lượng nhằm cung cấp thông tin cho bạn. Bạn sẽ học cách đọc và khai thác các thông tin từ các vật chứng này cũng như bạn tập đọc và khai thác các nguồn thông tin của người khác. Bạn sẽ thấy rằng các liên hệ ấy là những trạm thông tin giúp cho việc liên lạc được dễ dàng và cũng là để thực hiện sự hoà điệu bên trong cộng đồng.Với các bài tập trong tập tài liệu này, người cùng tập với bạn dần dần sẽ gia tăng về sức mạnh tinh thần rồi từ đó khả năng cảm nhận cũng như sự kiểm soát năng lượng nội tại của bạn và người cùng tập sẽ được dễ dàng hơn. Bạn sẽ khám phá được các khả năng nội tại của bạn nằm trong khu vực nào để bạn có thể tăng cường tập luyện để khai mở các vùng yếu kém. 

BS. Dư Quang Châu

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Những nguyên lý cơ bản của Cảm xạ Địa sinh học



“Khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là chối bỏ những gì không nằm trong khuôn khổ của các dự đoán khoa học trong thời đại hiện nay”.
Dr. A. CARREL

Các nhà khoa học ở Âu châu và Hoa Kỳ đã phát hiện được các “ngôi nhà ung thư”, “nhà ly dị” và điều này liên hệ mật thiết với môi trường: cấu tạo đất, mạng lưới năng lượng đất, dây dẫn điện, vật liệu xây dựng, kiểu dáng, màu sắc.

Qua quan sát, các nhà Sinh học và Vật lý học xác nhận các nguyên tắc của lý thuyết Đông phương cổ đề ra: đất giống như một sinh vật sống.

- Nó có xương: các hốc đá;

- Phổi: rừng;

- Đường kinh châm cứu: mạng lưới từ trường trên vỏ quả đất theo quan niệm của bác sĩ Hartmann, mạng lưới mắt cáo theo các bác sĩ Curry và Sacré.

Tất cả đều là sự sống. Mọi thứ đều là năng lượng, là dao động. Một số ngành nghề đã xác nhận điều trên : bác sĩ Vi lượng đồng căn, bác sĩ Châm cứu, nhà Sinh học lượng tử, nhà Vật lý – Sinh học. Ngay đến các nhà Khoa học duy lý nhất cũng phải thừa nhận vật thể là một dạng của năng lượng. Người ta buộc phải thừa nhận rằng mọi vật đều có tác động hổ tương trong một tổng thể hòa nhập lẫn nhau.

Nhà Cảm xạ Địa Sinh học cũng tiến hành cách tiếp cận để tìm giải pháp tổng thể cho vấn đề chứ không chỉ giới hạn ở một vài khía cạnh nhỏ bé của nó. Thế giới không phải chỉ giới hạn trong nhận thức từ các giác quan của chúng ta. Có một dòng chảy lưu thông bên trong vật thể để chuyển tải thông tin: đó là năng lượng. Phương trình đánh dấu thế kỷ XX của Einstein E=mc2. Thật là giản dị! Nhưng phải mất nhiều thời gian để quan niệm này được chấp nhận.

Cùng với việc coi năng lượng là bản chất của vật chất và tinh thần, có một tư tưởng quan trọng nữa làm ảnh hưởng đến nhận thức của nhân loại là coi vũ trụ như một tổng thể thống nhất. Sau phát minh về ảnh toàn đồ (hologram) của Gabor (giải Nobel 1972), các công trình của David Bohm về vũ trụ toàn đồ đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Các ý tưởng này cũng trùng với lý thuyết Thiên-Địa-Nhân hợp nhất của của người Phương Đông, cũng như các lý thuyết về vũ trụ – vật chất của Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại.

Phải căn cứ vào sự nghiên cứu và quan sát để nhận ra rằng mỗi yếu tố trong đời sống đều chứa đựng cái toàn thể và mong muốn được hoà hợp với cái khác. Hiện tại có nhiều học thuyết mà qua trình bày của những người đã xây dựng ra chúng, kết hợp ý tưởng giữa người này và người khác, dẫn đến sự gặp nhau, bổ túc cho nhau. Rất có thể trong tương lai họ làm cho tất cả đều hợp nhất lại.

Nhiều thử nghiệm được tiến hành với một loạt các dụng cụ đã cho những kết quả có thể tạo ra sự thừa nhận các lý thuyết mới về khoa học trong cuốn sách này. Mục tiêu của cuốn sách này là nhằm phổ biến và thực hành các hiểu biết về “Nơi ở an toàn”.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VẬT LÝ

Trước đây vũ trụ được giới hạn ở hành tinh của chúng ta, nó phẳng như cái bánh và mặt trời quay xung quanh. Ngày nay với các khám phá của Copernic, Galilée, Newton, ta ý thức được sự vô tận của vũ trụ với hằng tỉ ngôi sao trong đó.

Sự phát sinh ra vật chất vẫn là điều bí ẩn. Đa số các truyền thuyết từ thời nguyên thủy đều xác quyết rằng thế giới được hình thành dưới dạng một quả trứng. Từ một thế kỷ nay, các giả thuyết vẫn nối tiếp nhau ra đời, Fred Hoyle, nhà thiên văn nổi tiếng người Anh cho là vật chất có thể phát sinh từ hư vô. Điều ta ghi nhận được là triết học, tôn giáo, y học và vật lý học có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Khái niệm nguyên tử chỉ xuất hiện vào thế kỷ 5 trước Công Nguyên nhờ vào các khảo cứu của Démocrite.

Các nhà Nguyên tử học Hy Lạp đã tách vật chất ra khỏi ý thức: nguyên tử theo họ là một phân tử bất động không thể phân chia ra được.

Đối với Descartes thì vũ trụ là một cỗ máy khổng lồ nhưng vật chất luôn là một tập hợp nguyên tử thiếu vắng sự sống. Newton khám phá ra sức hút của trái đất nhưng không-thời gian là bất biến. Einstein vào năm 1905 đưa ra lý thuyết tương đối mang tính cách mạng và sau đó N.Bohr, M. Planck và D. Heisenberg hoàn thiện lý thuyết lượng tử, tạo ra bước ngoặt về cách giải thích thế giới vật chất.

Ngày nay ta biết rằng vũ trụ là một hệ thống gồm các yếu tố sống động tùy thuộc vào nhau, không thể tách rời ra, luôn luôn chuyển động, vừa là yếu tố vật chất vừa là ý thức. Từ khái niệm năng lượng, nhiều nhà nghiên cứu đưa thêm khái niệm tinh thần, tư tưởng cũng có liên quan đến thế giới vật chất. Tính thống nhất của vũ trụ theo vật lý học hiện đại cũng gần với quan điểm của Phật giáo về cái Bản thể, cái Một, cái Duy nhất, phù hợp với quan điểm Thiên-Địa-Nhân hợp nhất của phương Đông. Sự khám phá ra tính thống nhất, tính tổng thể dạng toàn đồ (hologram) của vũ trụ có thể coi là 1 bước ngoặt lớn về nhận thức thế giới quanh ta. Một ví dụ dễ hiểu là khi một người bị bệnh ở gan, sẽ thấy thể hiện bệnh chính ở gan (kiểm tra sinh hóa gan theo Tây y) nhưng cũng thể hiện ở mắt, ở tai, ở mặt, ở móng tay, ở bàn chân, ở giọng nói, hơi thở, nhịp mạch (theo Đông y), vì con người là 1 tiểu vũ trụ có tính tổng thể, tính toàn đồ của Đại vũ trụ.

Chúng ta biết vũ trụ là một hệ thống bao gồm các vật thể, phụ thuộc vào nhau, di chuyển liên tục như một đại dương, năng lượng luôn biến động.

Theo Basarah Nicolescu, các photon là những phần tử vận chuyển thông tin giữa thế giới nội tâm và ngoại giới. Các quá trình năng lượng được thực hiện qua việc trao đổi électron-photon và phần lớn xảy ra với tốc độ ánh sáng. Bản thân các quá trình được các phản ứng sinh hóa-thần kinh trong bộ não con người giải thích như quá trình trao đổi photon, từ đó dẫn đến các nhận thức, vấn đề trí nhớ, cảm giác… đều liên quan đến photon, đến năng lượng.

Hiện tại, các vấn đề về năng lượng – vật chất – ý thức còn đang được nghiên cứu. Thật ra dường như người ta mới chỉ đạt được những bước đầu và chỉ mới sử dụng được một phần nhỏ cái khả năng khổng lồ của nó mà thôi.

VÀI GỢI NHỚ NHỎ VỀ KHOA VẬT LÝ

“Điều tôi biết không nghĩa lý gì cả so với điều mà người ta biết, điều mà người ta biết không có nghĩa gì so với điều người ta sẽ biết, điều mà người ta sẽ biết không có nghĩa gì so với điều hiện có”.
Dr. PEYRE

Từ tính trên mặt đất

Trên bề mặt của trái đất có một từ trường mà chiều của nó được xác định bằng la bàn.

Từ trường của trái đất là cái hiện hữu và luôn vận động nghĩa là luôn cùng một hướng và cùng một giá trị ở một nơi định sẵn. Người ta xác định địa từ trường qua các toạ độ của nó.

Vả lại, các đường giới hạn bắt buộc của từ trường trái đất không nằm trên mặt đất. Chúng chui sâu trong lòng đất theo hướng của vùng có mật độ từ tính cao ở cực Bắc. Góc hợp thành giữa đường ngang và trục của kim lúc dao động tự do là vào khoảng 65o trong vùng: đó là độ nghiêng. Ta dễ dàng tìm thấy hướng Bắc qua việc xác định hướng của bóng một sợi dây đúng lúc 12 giờ trưa. La bàn chỉ hướng Bắc từ tính tạo với hướng Bắc địa lý một góc nhỏ gọi là độ lệch – thay đổi từ từ theo năm tháng và khác biệt theo từng vùng trên bán cầu.

Các tọa độ này sẽ thay đổi theo địa điểm và nếu ta thể hiện trên bản đồ từ tính các đường cong nối các điểm khác nhau mà một trong các toạ độ này có cùng một trị số với nhau. Chúng biểu hiện các bất thường của địa phương liên hệ với các đặc tính sinh học của lòng đất. Nơi đó được sử dụng cho các đo lường từ tính để thăm dò địa vật lý. Nhà Địa Sinh học dùng một máy địa từ trường để phát hiện các dị thường của từ trường bên trong một ngôi nhà, cơ quan.

Thông thường, cường độ từ trường của các điểm bình thường trên mặt đất cỡ 0,5 miligram. Gaus là đơn vị đo cường độ từ trường, 1 gaus = 1.000 miligram.

Các sóng điện từ

Trong thời gian sóng điện từ lan toả, một số sóng chạy dài trên đất, số khác tự biến mất, số khác thì phản chiếu vào lòng đất ngang tầm của tầng điện ly (tầng ion hoá học).

Một số sóng điện từ khi lướt qua trên mặt đất thì một phần do đất hấp thụ nơi mà có các dòng điện tự tạo ra ở một độ sâu nào đó, dòng điện này càng xuống sâu càng giảm. Các sóng dài và các sóng có tần số yếu dễ dàng xuyên thấu do vậy các dòng điện trên bề mặt đặc biệt yếu vì năng lượng được phân bố ở độ sâu.

Đối với sóng ngắn, trái lại, các dòng điện trên mặt sẽ cao hơn và ảnh hưởng của nó gia tăng theo tần số.

Dòng điện cũng gia tăng với tính dẫn điện từ của đất. Đất có tính dẫn điện cao là đất ẩm ướt ở trên mặt, do đó dòng điện rung động với một cường độ mạnh hơn.

Trong một số trường hợp, chúng có thể có tác động nguy hại cho đời sống.

Hàng ngày vào bất cứ lúc nào, cơ thể ta bị các bức xạ chiếu vào, ngay cả lúc bình thường ta không nhận ra. Phần lớn các bức xạ đến với chúng ta từ khoảng ngoài không gian, mặt trời, các vì sao.

Một số bức xạ khác được hình thành một cách tự nhiên trên bề mặt của trái đất. Chúng đến phần lớn từ sự phóng xạ của các khối đá trong lòng đất ví dụ như uranium.

Các bức xạ là một phương tiện vận chuyển cho năng lượng tại một điểm: từ chỗ phát đến chỗ thu. Thường chúng di chuyển theo đường thẳng dưới dạng bức xạ.

Các bức xạ vô hình là những sóng vô tuyến, bức xạ hồng ngoại, cực tím, tia X, tia gamma, tất cả những sóng này truyền qua không gian với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng tức 300.000km/giây.

Nguyên tắc chụp tia X hay scanner ứng dụng trong y học và nha khoa được dựa trên sự phát các sóngđiện từ này. Tùy theo sự thâm nhập hay hấp thụ bởi cơ thể con người, các bộ phận có thể hiện trên phim hay trên màn hình.

Ảnh hưởng nhiệt học của chúng được sử dụng trong nguyên tắc lò vi ba. Rada thì sử dụng ảnh hưởng này trong một ứng dụng khác. Một số các bức xạ điện từ này có đặc tính làm biến đổi cấu trúc điện từ của nguyên tử, đó là những bức xạ ion hoá, đặc biệt được dùng trong bảo quản thực phẩm.

Tính phóng xạ

Có 3 loại bức xạ phát ra từ các chất phóng xạ.

- Các tia alpha là những nhân nguyên tử héli. Chúng tích điện dương vì được cấu tạo bằng 2 proton (dương) và 2 neutron (không tích điện).

- Các tia bêta: Chúng không có trong nhân nhưng chúng được phát ra khi một neutron biến thành 1 proton cộng với 1 électron trong một nhân.

- Các tia gamma là những sóng điện từ có bước sóng rất ngắn. Đó là những bức xạ thấm sâu nhất.

Đối với các chất phóng xạ nguy hiểm, các phần tử vật chất alpha và bêta không thể thâm nhập sâu trong tế bào sống mà chỉ tạo thành những vết bỏng trên da. Nhưng tia gamma thì nguy hiểm hơn vì chứa năng lượng cao và khả năng thâm nhập lớn của chúng có thể gây tổn hạicho các phân tử của chất di truyền (ADN) được tích luỹ trong các bộ phận sinh sản và gây ra các đột biến làm nguy hại cho sự sinh sản sau này. Vì lý do này mà các chất phát tia gamma được lưu giữ sau các màn dày của bê tông và chì.

Chớ nên đánh giá quá cao cũng như quá thấp các nguy hại của những phóng xạ này mà chỉ cần tự bảo vệ. Vì vậy người ta ấn định một số định mức an toàn để mọi người tuân thủ. (còn tiếp…..)

Chuyên gia Cảm xạ Dư Quang Châu

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Luân xa qua quan niệm Cảm xạ





 Để thực hành tốt phép luyện Năng lượng Cảm xạ, cần có sự hiểu biết chu đáo về nguyên lý năng lượng của con người. Sự hiểu biết chung này không những cho phép bạn biết được nhiều điều mà người thường không hiểu được, mà còn giúp bạn thực hành được hoàn hảo. Trong các lớp học về nghiên cứu và ứng dụng Năng lượng Cảm xạ học chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các khu vực màu sắc trong đó mỗi khu vực có liên quan mật thiết đến các luân xa. Chúng tôi cố gắng đưa đến cho bạn ý niệm về “các cơ quan năng lượng” kỳ diệu này.

Người ta nói : các luân xa là những cánh cửa của cơ thể con người mở ra vũ trụ.

Qua các cửa đó, chúng ta nhận một cách có ý thức, cái năng lượng sống cần thiết cho chúng ta.

Chakra, một từ tiếng Phạn, là bánh xe, bao hàm ý nghĩa chúng hơi tròn, tùy lúc chúng có khả năng quay, do vậy chúng liên quan đến hệ tuần hoàn.

Các chakra được trình bày như những luồng xoáy rất nhanh. Chúng có hình thu như những chiếc đĩa nhỏ mà “miệng” đĩa ở trên bề mặt của da.

Những “luồng xoáy năng lượng sống” đó có rất nhiều trên các cơ quan chủ yếu của cơ thể và các điểm hội tụ nhiều dây thần kinh. Chúng tương ứng với các điểm châm cứu.

Trong chữa bệnh bằng Năng lượng Cảm xạ, việc hiểu rõ bảy luân xa chính là điều quan trọng (vẫn là con số bảy).

Cơ thể con người có bảy luân xa chính nằm trên một cột trung tâm mà năng lượng bao quanh nó chứa ở phía dưới của cột sống. Cái đường thẳng đó, cái kênh đó, nhận năng lượng Ida, năng lượng âm, vàPingala, năng lượng dương, tương ứng với hai lực trái ngược nhau nhưng thống nhất trong Suchuma : đó là nước và lửa, mặt trăng và mặt trời, bóng tối và ánh sáng v…v…

Cái năng lượng trú ngụ ở phía dưới của cột sống là Kundalini. Nó đi lên theo các kênh dẫn giống như những cành của Cây đời Hormes và cho phép các luân xa khác nhau nảy nở và hoàn thành các chức năng vật chất, tâm thần và phi giác quan của chúng.

Kundalini đi lên từ phía dưới luân xa Mulashara đến luân xa Brahmaranda, tương ứng với ngọn lửa thần hiện hữu trong con người, với hòn đá thử vàng và Ngôi sao Compost.

Để Kundalini – đột ngột bị chìm đắm trong ngọn lửa – ánh sáng chết người và phải gánh chịu một sự chiếu sáng có sức mạnh khủng khiếp.

Việc khai mở đi lên của Kundalini phải đúng lúc, thông qua sự luyện tập thận trọng và tuần tự.

Trên bình diện thể chất, một nhà thể thao chỉ có tham gia các cuộc thi ở trình độ cao để đạt tới các đỉnh điểm và phá các kỷ lục sau sự luyện tập lâu dài và nghiêm túc. Một sự luyện tập quá tải, một sự vội vã thiếu kiên nhẫn sẽ dẫn đến tai nạn có thể làm tê liệt lâu dài cơ thể.

Kinh tuyến giữa chạy dọc theo mặt trước cơ thể gọi là Mạch Nhâm hay còn gọi là Mạch Cảm nhận. Mạch này mang tính Âm, tính Nữ, chạy từ một điểm nằm giữa hậu môn và xương mu. Nó chạy dọc mặt trước của cơ thể từ bụng qua lồng ngực và kết thúc ở một điểm nằm giữa cằm và môi dưới.

Mặt sau của cơ thể có một kinh tuyến nằm giữa cơ thể gọi là Mạch Đốc, hay Mạch Chỉ huy. Mạch này mang tính Dương, tính Nam, xuất phát từ phía sau hậu môn, ở đỉnh xương cùng, theo cột sống đi lên vùng gáy và não bộ rồi kết thúc giữa hai răng cửa. Sự việc như là con người chúng ta có một vòng tròn bao quanh cơ thể đi từ mặt trước đến mặt sau; mặt Âm (bụng) chuyển sang mặt Dương (lưng) trong khoảng một ngày đêm (độ dài 24 giờ) ngày chuyển thành đêm và đêm chuyển thành ngày. Hai đường kinh tuyến ấy, mà người ta còn gọi là hai mạch Huyền Diệu, vừa mang tính tuần hoàn, vừa là cái cột trung tâm của năng lượng, trên đó có bảy luân xa chính.

Bảy luân xa này có vô số chức năng và thiên hướng rất tinh tế. Vì thế mô tả và giải thích chúng cũng không khác gì muốn nhét con gà vào trong quả trứng gà ! Tuy nhiên ta có thể tiếp cận chúng với sự thận trọng và khiêm tốn. Điều cần phải biết là các luân xa vừa là những nguồn năng lượng nhưng cũng vừa là các trạm chuyển tiếp giữa năng lượng bản thân con người và năng lượng của toàn vũ trụ. Khả năng tiếp nhận năng lượng của chúng vươn đến tận các thiên thể xa xôi nhất, khả năng tác động của chúng mở rộng đến từ cơ quan con người chúng ta. Chúng có tầm quan trọng đến chừng nào đối với con người ! Tuy gắn liền với thể vật chất và thể năng lượng của mỗi sự việc và mọi sinh vật, các luân xa cũng là biểu hiện của tâm linh. Chúng là hình ảnh của thiên nhiên cùng liên kết mọi bình diện, chúng là nơi linh thiêng tại đó các hiện tượng của thế giới vật chất và tinh thần đan xen nhau. Có thể nói, trong cơ thể con người, những gì thuộc về vật chất mà gắn được với thể tinh thần là đều qua các luân xa. Và cũng nhờ các luân xa mà các bình diện cao cấp của tâm linh được thể hiện trong thực tiễn sinh học của con người.

Khi thực hành Năng lượng Cảm xạ, tất nhiên chúng ta có thể sử dụng các luân xa đó, dù đó là luân xa của bản thân ta hay luân xa của người bệnh. Trong các lớp học của chúng tôi, thời điểm cảm động nhất chắc chắn là lúc các học viên luyện rung động sóng từng khu vực. Mỗi khu vực rung động có từng tính chất và sóng hoàn toàn khác nhau do đó sự thể hiện của mỗi người có đặc thù riêng.

Thí dụ : Có người khi rung động sóng ở khu vực màu vàng, nếu bản thân tích cực người đó có cảm giác lạc quan yêu đời ngược lại có người tiêu cực buồn phiền bi quan thậm chí bật khóc một cách vô cớ hoặc khi rung động sóng vô thức ở khu vực màu xanh lục (vùng ngực), trong trạng thái yên lặng, tĩnh tâm, bình tĩnh, thư giãn, tâm trí càng rỗng càng tốt, ở đa số các trường hợp, người ta quan sát được nét mặt họ nhanh chóng biểu hiện vẻ thanh thản, nhưng không ngăn nổi các giọt lệ. Đừng tưởng đó là các giọt lệ sầu bi ! Ngược lại, đó là một tình cảm dịu dàng tiềm ẩn nay có dịp bộc phát mà từ trước đến nay họ chưa hề cảm nhận bao giờ, một tình thương bao trùm lấy họ trong bầu ánh sáng ấm áp và thanh bình. Lúc đó họ không phải là một mà là hai, họ có thể phân biệt được bản thể vật chất và sự tồn tại của bản thể ý thức, và đồng thời cảm nhận được họ cả hai đều ở trong khuôn khổ của tình yêu vũ trụ. Ở cấp độ có thể hòa đồng (liên thông) như vậy, người thầy chữa bệnh bằng NLCX hiển nhiên đã tạo được cho mình những khả năng và phương cách đáng kể để tác động đến người bệnh.


Cần nói rõ thêm là các luân xa có sự liên hệ chặt chẽ với các hình dạng , màu sắc và cả nốt nhạc. Về phương diện này cần hết sức thận trọng khi khẳng định một điều gì. Thật vậy, truyền thống Ấn Độ có mô tả về các luân xa của những người có trình độ tâm linh cao. Muốn rằng các luân xa của chúng ta bằng bất cứ giá nào cũng phải được vậy thì quả là một sự xúc phạm đến lương tri. Tại sao luân xa này hay luân xa nọ lại có màu vàng hay màu đỏ. Cũng như màu sắc của hào quang, màu sắc của các luân xa rất phong phú và thường biến đổi. Chúng ta biết rằng có mối quan hệ giữa các luân xa và màu sắc, cũng như có một quan hệ giữa các cơ quan của cơ thể con người với màu sắc, nhưng điều này cũng không nói lên được điều gì, trừ mối quan hệ sau : muốn có quyền năng lớn phải có trình độ cảm nhận cao. Thí dụ : như chúng ta đã biết Tim có mối quan hệ với màu xanh lục. Nhưng một người nào đó có vấn đề về Tim vẫn có thể mặc quần áo màu xanh lục, sơn tường nhà mình bằng màu xanh lục và đồng thời thích tất cả những gì là màu xanh, và cảm thấy dễ chịu khi nhìn thấy cỏ xanh hay một cây xanh !

Trong lĩnh vực này không nên có kết luận vội vàng và giữ những nguyên tắc cố định. Thay vì hướng dẫn các học viên cảm xạ rằng một luân xa nào đó chỉ hoạt động tốt khi thấy màu xanh lục, xanh da trời hay màu vàng, với phương pháp rung động sóng chúng tôi tin tưởng rằng sẽ vô cùng có ích và hiệu quả khi hướng dẫn cho các học viên cảm xạ luyện tập để tự họ nâng cao được trình độ cảm nhận của các luân xa của họ – và kinh nghiệm cho chúng tôi thấy điều này là đúng. Nhận thức trên cũng đúng khi xem xét vấn đề hình dạng và vấn đề cộng hưởng với âm thanh của các luân xa. Những người da đỏ thường đọc các câu thần chú một loại câu khấn thiêng liêng, trong đó phổ biến nhất là câu tụng Ạ-ÔM là từ đầu của câu chú có liên hệ đến luân xa số 7. Khi ta “hát” âm Ạ-ÔM, không có nốt nhạc nào tương ứng với âm đó. Mỗi người lại đều có một tần số, một rung động riêng được thể hiện khi phát âm từ ÔM. Đối với người này, chẳng hạn đó là nốt MI, với người kia là nốt ĐÔ và người thứ ba là nốt FA thăng, ai mà biết được ? Điều luôn cần phải nhớ là vũ trụ thường xuyên tiến hóa. Không có gì là cứng ngắc, mọi thứ đều thay đổi, đều chuyển hóa không ngừng, do vậy mọi sự đều chỉ là tương đối. Ở đây chúng tôi trang bị cho các bạn một số kiến thức cơ bản để nắm được các luân xa trong đúng khuôn khổ của chúng, nắm được khuôn khổ của vũ trụ tinh tế chứ không phải để cho khuôn khổ ảo của các hình ảnh mà “những người am hiểu” áp đặt lên chúng ta. Phải nói nhờ có cảm xạ, nhờ vào những công cụ của cảm xạ nhất là cây đũa Michel mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy những qui luật của sự rung động sóng, qua đó bạn rút ngắn được thời gian tìm kiếm những bí ẩn của cơ thể chính chúng mình.

Để kết thúc, cần nói thêm rằng rằng kích thước và sóng rung động của mỗi luân xa là rất biến động và thay đổi thường xuyên, tùy theo trình độ thăng tiến của tâm linh chúng ta, tùy theo sức khỏe, trạng thái cảm xúc của chúng ta và cũng tuỳ theo mối quan hệ của chúng ta với các sinh vật và địa điểm, và sau cùng với dụng cụ của cảm xạ sẽ giúp cho chúng ta nắm được về ý thức vũ trụ và khả năng cảm thụ các rung động trong mỗi chúng ta.

Dư Quang Châu