Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Nhường đường cho người – đường càng thênh thang



Tác giả: Hồ Quang Đông | Dịch giả: Mạnh Hùng



Khi hai bên rơi vào cảnh khổ, chỉ có “đường ai náy đi” mới là hành động sáng suốt. (Đại Kỷ Nguyên sưu tầm)

Tô Thức cưỡi ngựa đi dạo ra ngoại ô, lúc đi đến lối đi nhỏ bên bờ ruộng, gặp bà nông phu đang gánh đất bùn, bà nông phu ấy cũng biết vài chữ, thuận miệng liền đối: “Trọng ni lan tử lộ” (Một gánh đất bùn cản lối ngài đi)[1], sau khi lắng nghe, trong lòng kinh ngạc, trong một câu đối mà dùng tên của Khổng Tử và Tử Lộ. Lúc bác nông phu quay gánh trở đi, thấy bộ dạng Tô Thức bối rối mà cười to sằng sặc, Tô Thức nhất thời linh cảm, hiểu ra liền đáp: “Lưỡng hành phù tử tiếu nhan hồi”[2] (Lối hai bên đường người gánh gương mặt cứ cười mà vui trở về). Sau khi Tô Thức nói xong trong lòng nghĩ, chi bằng thử bà ta chút. Tô Thức cố ý để một chân gác trên lưng ngựa một chân chạm đất rồi hỏi: “Xin hỏi đại thẩm đây, tôi lên ngựa hay là xuống ngựa?”. Bà nông phu cười mà chẳng trả lời, hỏi ngược lại vị tài tử Tô Thức: “Xin hỏi, nô gia tôi đây đi tới hay là đi lùi?”. Tô tài tử nhìn nhận là bà ấy nói năng không tục nhưng tấm lòng có chút tối tăm, sau đó Tô Thức bèn thúc ngựa rời đi.

Trên đường cao tốc, các sự cố do không chịu “nhường đường” mà xảy ra là rất thường thấy.

Là người thì đều có các loại tình cảm khác nhau như tình thân quyến gia đình, tình yêu nam nữ, tình bạn, nhưng trong đó thứ tình cảm mà cha mẹ dành cho con cái là thuần túy nhất, chỉ cho đi mà không cần báo đáp; còn tình bạn giữa bạn bè, chỉ là liên hệ nghĩa đạo “kết giao của quân tử nhạt như nước”, chỉ có sự quan tâm. Tình yêu rất phức tạp, đa số lấy sự chiếm hữu, khống chế làm điểm xuất phát. Khi tình cảm còn tốt thì dính như keo sơn không buông được, nhưng nếu bỗng một hôm, tình yêu vượt khỏi đầu óc, thì biến thành khổ, khó tránh trong lòng lại sẽ có vết thương rất lớn. Nếu như đối phương không yêu bạn – không thích bạn, thì không nên vương vấn đơn phương, hai bên cùng rơi vào cảnh khổ, chỉ có đường ai nấy đi – không nên níu trước giữ sau, như vậy mới là hành động sáng suốt.

Nhưng mà, là người chứ đâu phải cây cỏ đâu, ai có thể vô tình chứ? Trong vô số chúng sinh, hay có cái khổ vì tình mà ra, mệt mỏi vì tình mà ra. Có người vì tình rồi chẳng muốn sống mà kết liễu mạng sống của mình, có người vì tình mà giết người, có cả cách nghĩ “người khiến ta thống khổ, ta cũng không để người sống yên ổn thoải mái đâu”, hoặc là “ta không có được người, kẻ khác cũng đừng mong có được người”, giết đối phương, hay là cả hai cùng lưỡng bại câu thương.


Nếu như đổi phương hướng suy nghĩ, như tận chân trời xứ nào mà không có cỏ mọc, người này không thâu nhận tôi, ngoài ra còn có người khác nữa! Chỉ cần sống tiếp, thì nhất định có hy vọng, thực tại không nhất thiết vì mất đi cái yêu thương mà ôm ấp ưu phiền – mất chí hướng.

Chú thích:

[1] Lối chơi chữ của người nông phu: Trọng ni là gánh bùn nặng, đồng âm với Trọng Ni là tên thật của Khổng Phu Tử; tử lộ (nghĩa đen là con đường của ngài) cũng là tên của một trong những học trò nổi tiếng của Khổng tử, được thầy khen là có đức dũng nhưng lại hay bị phê bình vì tính khí nóng nảy, bộp chộp.

[2]Lối chơi chữ của Tô Thức: Phù tử là người gánh đồng âm với Phu tử (danh xưng mà các học trò hay gọi Khổng tử), nhan hồi: nhan là gương mặt, hồi là trở về ; Nhan Hồi cũng là tên người học trò được Khổng tử rất ưu ái nhất, cũng là người chăm lo tu dưỡng đạo đức nhất trong số học trò của Khổng tử.

Tồn tại những nền văn minh tiên tiến bên ngoài Trái Đất



Tác giả: Tara MacIsaac, Epoch Times | Dịch giả: Minh Phát




Ảnh một vành đai sáng rực (nơi các ngôi sao đang hình thành) đang bao quanh trung tâm của thiên hà xoắn ốc NGC 1097. (Nguồn: NASA)

Hai nhà thiên văn học Adam Frank và Woodruff Sullivan, thuộc trường Đại học Rochester và Đại học Washington, đã công bố một báo cáo nghiên cứu trên số báo ra tháng Năm của tạp chí Sinh vật học Vũ trụ (Astrobiology), khảo sát điều mà họ gọi là “nghi vấn về khảo cổ vũ trụ”: “Trong lịch sử tiến hóa vũ trụ, sự sản sinh ra các chủng loài có văn minh công nghệ (bất kể tồn tại trong thời gian dài hay ngắn) tuân theo một chu kỳ như thế nào?”

Trong chuyên mục ý kiến phản hồi của tờ New York Times, phát hành ngày 10 tháng Sáu, Adam Frank đã tóm tắt kết luận của nghiên cứu như sau : “Mặc dù chúng tôi không biết liệu có nền văn minh ngoài Trái đất nào hiện đang tồn tại hay không, nhưng chúng tôi có đủ thông tin để kết luận rằng chúng gần như chắc chắn đã từng tồn tại ở một thời điểm nào đó trong lịch sử vũ trụ”.


Chúng tôi có đủ thông tin để kết luận rằng chúng gần như chắc chắn tồn tại ở một thời điểm nào đó trong lịch sử vũ trụ.
Adam Frank, nhà thiên văn học thuộc Đại học Rochester

Hai nhà thiên văn học đã đi đến kết luận trên nhờ xử lý lại phương trình Drake nổi tiếng theo một góc nhìn khác và đồng thời bổ sung thêm các thông tin mới nhất. Phương trình này ban đầu được nhà thiên văn Frank Drake xây dựng vào năm 1961 để tính toán khả năng liên hệ được với sự sống ngoài Trái đất.


Drake theo học ngành thiên văn vô tuyến tại Đại học Harvard và giữ nhiều vị trí công tác trong lĩnh vực này, gồm cả công việc tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA. Ông đưa vào phương trình của mình nhiều thừa số khác nhau, như tốc độ hình thành các vì sao phù hợp với sự hình thành các sinh vật có trí tuệ và số lượng hành tinh có môi trường thích hợp cho sự sống trong mỗi một hệ hành tinh.

Phương trình Drake:

N = Số các nền văn minh trong hệ Ngân Hà mà có thể phát ra các sóng điện từ phát hiện được.

R* = Tốc độ hình thành các vì sao có môi trường phù hợp cho sự hình thành các sinh vật có trí tuệ.

fp = Phần trăm những vì sao có các hệ thống hành tinh xoay quanh.

ne= Số các hành tinh có môi trường phù hợp cho sự sống trong mỗi hệ hành tinh.

fl = Phần trăm các hành tinh trong ne mà sự sống có thể thực sự xuất hiện ở đó.

fi = Phần trăm các hành tinh trong fl có sự sống mà ở đó các sinh vật có trí tuệ có thể xuất hiện.

fc= Phần trăm các nền văn minh có thể sở hữu công nghệ phát ra các tín hiệu (có thể dò tìm) vào trong không gian.

L = Khoảng thời gian mà những hành tinh như vậy có thể phát vào trong không gian các tín hiệu có thể dò tìm.

Những cải tiến trong công nghệ quan sát thiên văn đã đẩy vọt kiến thức của chúng ta về các hành tinh ngoài hệ mặt trời. Vào tháng 4 năm nay, nhóm làm việc trên tàu không gian Kepler thông báo đã phát hiện thấy 1.284 hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời.

Frank viết trên New York Times rằng: “Đến nay, ba trong bảy thừa số của phương trình Drake đã được tìm ra, đó là R*, fp (khoảng 100%), ne (20-25%). Điều này cho phép chúng ta lần đầu tiên có thể nói điều gì đó rõ ràng về những nền văn minh ngoài trái đất”.

Thay vì xét tới xác suất có một nền văn minh đang hiện hữu ngoài Trái đất, Frank và Sullivan đã dựa trên xác suất chúng từng xuất hiện trong quá khứ, qua đó bỏ qua được những ràng buộc về nhân tố thời gian trong các thừa số của phương trình Drake.

“Việc đó giúp chúng tôi giảm số thừa số chưa xác định trong phương trình Drake xuống còn 3, mà chúng tôi kết hợp lại thành xác suất “công nghệ sinh học” gồm: khả năng tạo ra sự sống, sinh vật thông minh, và năng lực công nghệ”, Frank viết. Ông kết luận: “Xác suất chúng ta không phải là nền văn minh công nghệ đầu tiên là rất cao. Đặc biệt, chỉ trừ khi xác suất mà một nền văn minh (trên các hành tinh thuộc vùng có thể sinh sống) có sự tiến hóa là dưới một phần 10 nghìn tỷ tỷ, chúng ta mới là nền văn minh đầu tiên”.

Năm 2013, hai nhà toán học của Đại học Edinburgh là Arwen Nicholson và Duncan Forgana đã đưa ra một tuyên bố tương tự về khả năng các nền văn hóa ngoài hành tinh đã và đang gửi các tàu thăm dò Trái đất.

Hai ông quan tâm đến những yếu tố như việc các tàu do thám có thể di chuyển bằng cách tận dụng năng lượng từ chuyển động của các vì sao và công nghệ tự tái tạo có thể ảnh hưởng như thế nào đến các giai đoạn thám hiểm.

Trong phần tóm tắt nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh vật học Quốc tế, họ trình bày rằng: “Chúng tôi kết luận rằng một hạm đội tàu có khả năng tự tái tạo thực sự có thể thám hiểm hệ Ngân Hà trong một khoảng thời gian đủ ngắn để đảm bảo cho nghịch lý Fermi tiếp tục tồn tại”.

Nghịch lý Fermi được đặt tên theo tên nhà vật lý Enrico Fermi và nó nói đến xác xuất lớn có tồn tại các nền văn minh ngoài Trái đất, mặc dù thiếu hụt bằng chứng về sự tồn tại của chúng. Do đó khi Nicholson và Forgana nói những tính toán của họ “đảm bảo cho nghịch lý Fermi tiếp tục tồn tại”, có nghĩa là họ chứng thực được khả năng rất cao có tồn tại nền văn minh ngoài Trái đất.

Họ lấy cảm hứng từ cuộc du hành của tàu thăm dò Voyager 1 thuộc NASA, vốn được đặc định sẵn là sẽ gặp ngôi sao tên AC+79 3888 vào 40 nghìn năm tới. Họ tự hỏi liệu một nền văn minh ngoài Trái đất có gửi đến chúng ta một tàu thăm dò bằng phương pháp tương tự của NASA từ 40 nghìn năm trước, và đã được đặc định đến chỗ chúng ta trong một ngày nào đó của thời điểm hiện tại không.

Mai vàng bonsai -giá 400k

Mai vàng bonsai -giá 400k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/

CƠM NGUỘI- giá 700k

CƠM NGUỘI- giá 700k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Chó là loài "kỳ cục" nhất và đây là lý do






Đối với các nhà khoa học, chó chính là loài kỳ dị nhất thế giới. Lý do là gì?




Chó là một trong những loài vật phổ biến và đa dạng nhất trên hành tinh này. Những chú chó đầu tiên đã được con người thuần phục từ giai đoạn 30.000 - 100.000 năm trước.

Qua thời gian, nhiều giống chó khác nhau đã ra đời, từ loài nhỏ gọn như Chihuahua có thể dễ dàng cho vào túi xách, hay những chú chó Alaska khổng lồ đứng chơi chơi cũng ngang vai một người trưởng thành.





Nhưng bạn biết không - loài vật được xem là người bạn trung thành nhất của loài người thực chất lại là một loài vô cùng quái dị - ít nhất là theo khoa học. Và lý do chính là vì... con người.






Đầu tiên cần biết rằng hầu như tất cả các loài chó trên Trái đất đều rất giống nhau về mặt di truyền.






Bạn còn nhớ trường hợp của hổ và sư tử đúng không? Con của chúng sinh ra dù to khỏe nhưng không có khả năng sinh sản.

Còn chó thì bất kể giống nòi, chó đều có thể giao phối và tạo ra các thế hệ tiếp theo. Đặc biệt là ở chỗ con của chúng đều khỏe mạnh và có khả năng sinh sản rất bình thường.






Nguyên nhân là vì tất cả chó trên đời đều có ADN gần như là tương đồng - ngay cả khi ngoại hình của chúng trông khác hẳn nhau như hai con trong hình trên.

Nhưng vì sao với bộ gene tương đồng, chó vẫn có ngoại hình khác nhau? Đó là vì chỉ có một số gene của chó quy định ngoại hình và kích thước mà thôi.





Năm 2007, giới khoa học đã tìm ra một gene quy định sự tăng trưởng trong răng nanh của chó - IFG1.

Cách biểu hiện của gene này chính là nguyên nhân khiến cho một số loài chó như Chihuahua chỉ nhỏ bằng một cái nắm tay, nhưng ngao Tây Tạng thì trông như một quái vật khổng lồ.





Dựa trên các đặc điểm của từng loài, con người đã lai tạo thành công các giống khuyển phục vụ cho từng mục đích riêng. Và đây chính là nguyên nhân khiến chó trở nên rất... kỳ cục.

Ví dụ như loài chó Greyhound - nổi tiếng với sự nhanh nhẹn và trang nhã - được lai tạo chỉ để giúp con người đi săn.




Đặc tính nhanh nhẹn đã đưa Greyhound làm bá chủ trường đua chó của con người ngày nay

Hoặc loài chó săn Basset - nổi bật với chiếc mũi hoạt động cực kỳ chính xác. Chúng được con người sử dụng để đánh hơi con mồi và sủa báo động.






Chú chó Sa bì (Shar-Pei) dưới đây là một minh chứng rõ rệt về việc con người đã "táy máy" can thiệp vào tính di truyền của loài chó như thế nào. Loài chó này có một làn da chảy xệ, nhăn nheo, cùng cái lưỡi màu xanh đen không đụng hàng.



Chú chó Sa bì (Shar-Pei).

Một số loài như Weimaraner của Đức lại có một lớp lông ngắn và rất mượt, nhằm phù hợp để... săn vịt. Lớp lông khô rất nhanh cho phép chúng di chuyển trên các vùng nước nông một cách dễ dàng.





Trong khi đó, chó Newfoundland tại Canada lại có một bộ lông dày, nhiều lớp và đặc biệt là chống thấm nước, cho phép chúng bơi qua các vùng biển lạnh giá quanh năm tại Canada.



Chó Newfoundland tại Canada.

Nhưng cách lai tạo của con người không phải lúc nào cũng đem lại kết quả tốt đẹp. Hãy nhìn loài Bulldog dưới đây: qua thời gian, mũi của chúng ngắn đi một cách thảm hại. Điều này vô tình tạo nên áp lực khiến chúng bị nghẹt thở thường xuyên, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.




Qua thời gian, mũi của chú chó Bulldog ngắn đi một cách thảm hại

Và con người vẫn chưa dừng lại. Hiện nay, chúng ta vẫn tiếp tục lai tạo các loài chó để tạo ra giống chó mới, như Goldendoodle - lai giữa chó Golden retriever và Poodle...





... Hay labradoodle - lai giữa labrador retriever (còn gọi là chó Lab) và Poodle.





Và điều này cũng đồng nghĩa rằng trong tương lai sẽ có rất nhiều loài chó mới xuất hiện, biến chó trở thành loài vật đa dạng đến mức kỳ lạ trên thế giới.

Nguồn: Business Insider

mai vàng bon sai- giá 500k-

mai vàng bon sai- giá 500k--ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



https://www.facebook.com/Bonsaivanphong-1689990287898699/

Khế Đài Loan- giá 350k

Khế Đài Loan- giá 350k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



hàng về Điện Biên ( Tám)


Mai vàng bonsai( tiểu cảnh)- giá 1,2 triệu



Mai vàng bonsai( tiểu cảnh)- giá 1,2 triệu-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

Ô nhiễm ánh sáng: Vấn nạn đang ảnh hưởng sức khỏe của 1/3 nhân loại




Ryankog


 

Mức độ ô nhiễm ánh sáng trên toàn thế giới đang trở nên đáng báo động, ở một số thành phố lớn, khái niệm màn đêm đã biến mất.

Ô nhiễm là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với thế giới. Chúng ta thường biết đến những loại như ô nhiễm không khí, nước, hay tiếng ồn, tuy nhiên, có một loại ô nhiễm mà ít người để ý đến, dù cho nó đang ngày càng tăng mạnh, đó chính là ô nhiễm ánh sáng.

Singapore, một trong những nơi được cho là sạch nhất thế giới, cũng là một trong những nơi bị ô nhiễm ánh sáng nặng nề nhất. Mức độ ô nhiễm ở đảo quốc sư tử này nặng đến mức mà mắt của những người sinh sống tại đây không bao giờ có thể thích ứng với bóng tối khi nhìn lên bầu trời đêm được.

Không chỉ ở Singapore, mà nhiều nơi khác trên thế giới cũng vậy. Trong một nghiên cứu được công bố trên tờ Science Advances gần đây, các nhà khoa học đã tạo ra một bản đồ đo lường mức độ ánh sáng nhân tạo trên toàn thế giới so với bầu trời ban đêm. Bản đồ này đã cho thấy rằng 1/3 nhân loại đang sống dưới bầu trời nơi họ không thể thấy được dải Ngân Hà.

Trong bản đồ phía dưới, những điểm màu trắng chính là nơi mà mắt con người không bao giờ thích nghi được với bóng tối. Những điểm màu đỏ cho thấy nơi con người không thấy được dải Ngân Hà. Trừ nơi có màu đen ra thì tất cả các màu khác đều cho thấy một mức độ ô nhiễm nhất định.



Ô nhiễm ánh sáng ở Châu ÁĐây là bản đồ thế giới:

 

Dưới đây là biểu đồ cho thấy những đất nước bị ô nhiễm ánh sáng nặng nhất. Như trên, màu trắng là cho thấy nơi mà bầu trời không bao giờ đủ tối để khiến mắt người làm quen với bóng đêm.

 

Ô nhiễm ánh sáng cũng là một vấn đề rất quan trọng. Ngoài việc cản trở nghiên cứu thiên văn, nó còn ảnh hưởng đến nhịp điệu sinh học, thay đổi hành vi của các loài chim, bò sát và thậm chí là cả con người. Một tuyên bố gần đâu của Hiệp hội Y khoa Mỹ đã cảnh báo về sự nguy hiểm của ánh sáng đèn LED, thứ đang được sử dụng ngày càng nhiều để thay thế đèn đường cũ, do nó có khả năng tiết kiệm điện cao. Lượng ánh sáng xanh tỏa ra từ đèn LED gây ảnh hưởng đến con người nhiều hơn là ánh sáng vàng từ những bóng đèn truyền thống.

Ở nơi ô nhiễm ánh sáng nặng như Singapore, người dân tại đây khuyên rằng nếu muốn thấy một chút sao trên trời thì bạn phải đi đến những vùng hẻo lánh, hoặc nhìn lên bầu trời đủ lâu để mắt làm quen với bóng đêm, rồi sau đó dùng một biểu đồ thiên văn để chắc chắn là mình đang nhìn đúng nơi.

Người dân Singapore không đơn độc dưới bầu trời không sao. Theo nghiên cứu trên thì 99% dân số Mỹ và Châu Âu đang bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm ánh sáng, và 80% người dân Bắc Mỹ cũng không thấy được dải Ngân Hà. Ở Châu Á thì có phần ít ơn nhưng những thành phố lớn vẫn ô nhiễm nặng. Những quốc gia ít bị ô nhiễm ánh sáng nhất là Chad, Cộng hòa Trung Phi và Madagascar, 75% dân số các nước này có thể thấy bầu trời đêm đầy sao.

Những nhà nghiên cứu cho biết họ hy vọng các kết quả của mình sẽ hỗ trợ những cá nhân, tổ chức khác quan tâm về vấn đề ô nhiễm ánh sáng để cùng nhau đưa ra giải pháp, vì việc các thành phố ngày càng sáng hơn đã là chuyện không thể tránh khỏi.

Nhận xét: Ô nhiễm ánh sáng là vấn đề nghiêm trọng vì cơ thể con người chỉ có thể có giấc ngủ sâu trong bóng tối hoàn toàn. Thiếu ngủ, hay thiếu giấc ngủ sâu, sẽ có tác hại lớn đến sức khỏe nếu kéo dài. May mắn là bạn có thể tự khắc phục điều này bằng cách che tối hoàn toàn phòng ngủ và không để các thiết bị điện tử trong phòng ngủ.

Khế zin- 500k

Khế zin- 500k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



Hàng về Bình Định( Thanh Ngọc)


Đạo Phật trong văn học dân gian Việt Nam




Nguyễn Dư

Kèm nhèm quốc ngữ, lang sa
Nôm na mờ tỏ, nhẩn nha kiếm tìm…
Mời các bạn dạo chơi vườn hoa Văn học dân gian Việt Nam, cùng đi tìm đạo Phật trong đời sống của người xưa.

***

I-Đạo Phật trong tục ngữ, ca dao.

Thời nào cũng vậy, mối lo lớn nhất của dân ta là "miếng cơm, manh áo" hàng ngày. 

Có thực mới vực được đạo
Đói ăn vụng, túng làm càn
Có miếng ăn, no bụng rồi mới nói đến chuyện tôn giáo, tín ngưỡng xa vời.
No nên Bụt, đói nên ma
Dân gian Việt Nam có ông Bụt (tiếng Phạn là Bu-Đa, tiếng Hán là Phật). Ông Bụt hiền lành, độ lượng, giúp đỡ mọi người. Có cơm ăn áo mặc mới hi vọng trở thành người tốt như Bụt. Đói rét thì dễ trở thành lưu manh, bất lương.
Trong thôn xóm, ai ăn ở hiền lành, không chửi bới, đâm chém nhau thì được khen làHiền như Bụt.
Tôn ti trật tự của xã hội phong kiến được đạo Khổng an bài. Trên là nhà vua, dưới vua là các quan, dưới các quan là toàn dân.
Quan lại là những người chuyên dùi mài kinh sử, thi đỗ.
Đỗ cao thì được làm quan to. Một người làm quan cả họ được nhờ. Cuộc sống bắt đầu khấm khá.
Ai đi thi không đỗ thì tiếp tục dùi mài thêm. Thêm mãi vẫn không được thì đành phải bỏ dở, quay ra sống với cái vốn chữ nghĩa của mình. Làm thầy đám dân quê. Thầy bói, thầy thuốc hay thầy cúng.
Quyền lực của vua không có giới hạn. Cho sống được sống, bắt chết phải chết. Tất cả đất nước là của vua! Tất cả… trừ ngôi chùa của làng.
Đất vua, chùa làng, phong cảnh bụt
Vua làm gì kệ vua nhưng không được đụng đến ngôi chùa thờ Phật của dân làng.
Ngoài ngôi chùa ra, phong cảnh xung quanh là của tất cả mọi người. Chả ai mang được phong cảnh về làm của riêng. Của vua hay của bất cứ ai thì cũng như nhau.
Phong cảnh là của Bụt.
Tả cảnh chùa Hương, Chu Mạnh Trinh cũng bắt đầu bằng Bầu trời cảnh Bụt…
Ông Bụt phù hộ, cứu giúp tất cả mọi người. Cái gì của Bụt cũng được coi như là của tất cả mọi người
Ông Bụt còn được dân gian đồng hoá với ông tiên trong truyện cổ tích.
Thời kì chiến tranh, loạn lạc thì xã hội đảo điên.
Sách Thánh Tông di thảo có Truyện hai Phật cãi nhau:
Sau trận lụt, tại ngôi chùa kia có hai tượng Phật bằng đất và bằng gỗ tranh cãi, chê trách nhau. Thấy vậy Phật Thích Ca tay xách bầu rượu, dáng say lảo đảo, bước ra mắng cả hai chỉ biết giữ cái hình hài bằng gỗ đất, ngồi hưởng rượu thịt của dân chúng(1).
Phật Thích Ca say rượu, mắng Phật đất, Phật gỗ. Đạo Phật lảo đảo nhiều lắm rồi.
Xã hội Hỗn quân hỗn quan. Quan lại, nhà chùa không còn nghiêm túc như trước kia.
Dân làng coi thường sư tăng. Gần chùa gọi Bụt bằng anh.
Bây giờ người ta rủ nhau…
Vào chùa trải chiếu ra ngồi,
Tay đàn, miệng lí, chúng tôi lên chùa
Chùa là nơi thờ Phật, nay trở thành chốn hẹn hò, vui chơi, đàn hát. Chùa bây giờ thờ thêm nhiều vị khác để chiều lòng khách thập phương:
Lên chùa lạy Phật Thích Ca
Lạy ông Tam Thế vua cha Ngọc Hoàng…
Người ta phê bình, chỉ trích bóng gió…
Ăn trộm ăn cướp, thành Phật thành tiên
Đi chùa đi chiền, bán thân bất toại
Người ta xì xào khuyên nhau Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy. Phải đề phòng hạng người Khẩu Phật, tâm xà.
Nhưng, thời kì đen tối nhất, bế tắc nhất của đạo Phật là thời Pháp thuộc.
Trước kia, đạo Phật chỉ bị đạo Khổng, đạo Lão lấn át. Bây giờ, cả ba đạo Phật, Khổng, Lão đều bị đạo Thiên Chúa tìm cách đẩy ra bên lề xã hội. Đạo Phật bị lâm vào cảnh Ba thằng đánh một, chả chột cũng què.
Có rất nhiều bài ca chế giễu đức hạnh của nhà sư:
Mồng một sư lên chơi chùa
Có cô yếm đỏ bỏ bùa cho sư
Sư về sư ốm tương tư
Ốm lăn ốm lóc cho sư trụi đầu.
Không có lửa, sao có khói! (dịch câu Il n’y a pas de fumée sans feu). Bụt trên toà gà nào dám mổ mắt!
Trẻ con cũng a dua theo người lớn, ê a:
- Nam mô Bồ tát, bồ hòn
Ông sư bà vãi cuộn tròn với nhau
Nhiều câu hát mới, thời thượng được tung ra:
- Lỗ miệng thì nói Na mô
Trong lòng thì đựng ba bồ dao găm
(Rút gọn lại thành Miệng Nam mô, bụng bồ dao găm)
Dao găm là poignard của lính Pháp. Poignard được đựng trong một chiếc gaine bằng da, luồn vào thắt lưng quần. Găm là biến âm của gaine. Oger gọi là dao lưng (dao đeo luồn vào thắt lưng quần) (2).
Vũ Ngọc Phan sưu tầm được mấy câu có “tư tưởng chống mê tín của nhân dân"
Con chim ăn quả bồ nu
Ai làm nên nỗi, thầy tu đeo xiềng?
- Thầy tu ăn nói cà riềng,
Em thưa quan cả đóng xiềng thầy tu(3).
Nước ta không có quả bồ nu. Chỉ có Nu (phương ngữ miền Trung) là màu nâu. Cà riềng(phương ngữ miền Nam) là nói lai nhai, lần khân vẻ như muốn gây chuyện (4).
(Cà riềng có thể là biến âm của caresser của tiếng Pháp. Caresser là mân mê, mơn trớn, tán tỉnh ngon ngọt).
Bài dân ca của miền Trung hay miền Nam kể chuyện một thầy tu đi tán gái, bị xiềngchân. Tán gái bị phạt nặng như vậy sao? Thầy tu là ai? Bồ nu là quả gì? Khó trả lời.
Rất may, sách 6 truyện - thơ nôm đầu thế kỷ XX , chương Quốc phong đệ nhất thi, được khắc in năm 1930, tại Hà Nội, cũng kể chuyện này (bằng chữ nôm):
Con chim ăn quả bồ nâu
Ai làm nên nỗi thầy tu mang xiềng
Thầy tu ăn nói nhà riêng
Em thưa quan lớn đóng xiềng thầy tu(5)
Bồ nu bây giờ là bồ nâu. Cà riềng là nhà riêng.
Bồ nâu và nhà riêng… cũng hơi khó hiểu. Tác giả muốn nói gì?
Phải nhờ… chữ nôm giải thích giùm!
1) Chữ Bồ (bồ nâu) viết giống chữ Bồ của tên nước Bồ Đào Nha.
Bác sĩ Hocquard kể rằng năm 1884 ông tới thăm linh mục Girod tại địa phận truyền giáo Nam Định. Thời đó, Bắc kì không có rượu đỏ (ngày nay gọi là rượu vang, rượu chát). Nho thì chỉ có nho mọc hoang, quả chua, mùi vị không ra gì. Hàng năm, có người gửi rượu đỏ từ Hồng Kông sang để linh mục dùng làm lễ (vin de messe).
Tại Kẻ Sở, giám mục Puginier có cho trồng thử lúa mì và nho mang giống từ Âu châu sang. Lúa mì mọc khá tốt nhưng nho thì chỉ cho ra toàn quả tồi (6).
Chữ Hán gọi quả nho là bồ hay bồ đào (Đào Duy Anh, Thiều Chửu).
Quả nho, rượu nho (rượu đỏ) đã được các nhà truyền giáo và lái buôn người Bồ Đào Nha mang vào nước Tàu và được đặt tên là bồ hay bồ đào (quả của nước Bồ Đào Nha) chăng?
Nhưng, trong bài thơ Lương Châu từ của Vương Hàn (thời Đường, thế kỉ VIII-IX) đã có câu Bồ-đào mỹ tửu dạ quang bôi (Rượu bồ rót chén dạ quang). Nguyễn Hiến Lê chú thích "rượu bồ-đào là rượu nho, chỉ Tây-vực mới có" (7). Nếu câu thơ đúng là của Vương Hàn thì quả bồ đãcó từ trước khi người Bồ Đào Nha đến nước Tàu.
Quả bồ thời Đường và quả bồ thời Pháp thuộc là một hay khác nhau nhưng trùng tên?
Dù sao thì văn học dân gian Việt Nam cũng đã bắt chước Tàu, gọi quả nho là quả bồ. Quả bồ nâu (hay bồ nu) là quả nho màu nâu (màu đỏ sậm ngả sang tím đen).
2) Thầy tu mang xiềng.
Thời Pháp thuộc, người tu theo đạo Thiên Chúa (Gia Tô, Cơ Đốc) được gọi là thầy dòng. Tu theo đạo Phật là thầy tu hay nhà sư. "Tu" theo đạo Lão biến thể là thầy pháp, thầy cúng v.v.
Xiềng hay xích là biến âm của chaîne của tiếng Pháp. Thầy tu mang xiềng là một nhà sư bị phạt, bị xích chân, thời Pháp thuộc.
3) Ăn nói nhà riêng.
Nhà sư bị phạt vì tội gì? Tội Ăn nói nhà riêng. Tội gì mà lạ vậy?
Thời Pháp, đạo Thiên Chúa được ưu đãi. Nhà cầm quyền chịu sự chi phối của nhà thờ.
Nhà thờ Thiên Chúa giáo được các con chiên gọi là nhà chung (nhà của chung mọi người). Chống đối, làm ngược lại nhà chung là nhà riêng. Chơi chữ khá thâm thuý.
Nếu nhà thờ (nhà chung) được xã hội đương thời xem như tượng trưng cho cái hay, cái đúng thì đương nhiên nhà riêng (trái ngược với nhà chung) phải bị xem là tượng trưng cho cái dở, cái sai.
Nhà sư phạm tội ăn nói sai, chống đối lại nhà thờ, bị phạt đóng xiềng.
Thời Pháp cai trị, không có quan lớn nào dám đụng vào thầy dòng, nhà chung. Em thưa quan lớn đóng xiềng thầy tu, chắc chắn thầy tu này là một nhà sư.
Bài ca của miền Trung hay miền Nam gieo vần (nu, tu) hay hơn bài của miền Bắc. Ý nghĩa hai bài hơi khác nhau. Một đằng nhà sư phạm tội tán gái, một đằng phạm tội chống đối đạo Thiên Chúa. Tuỳ hoàn cảnh, cô gái là dân thường hay là "chỉ điểm" cho Pháp!
Tôn ti trật tự cũ của Việt Nam bị thực dân Pháp xoá bỏ.
Nhiều người bỏ đạo Phật, bỏ thờ cúng ông bà, rửa tội theo đạo Thiên Chúa. Người ta kháo nhau Theo đạo có gạo mà ăn. Tuy vậy, cũng có người dám lên tiếng Khóc sư khóc cụ, phê bình cả đạo Phật lẫn đạo Thiên Chúa bằng"Bài văn tế của một chú tiểu và một nhà thày khóc điếu nhà sư và cụ đạo chết đuối vì bị đắm đò". Tác giả mỉa mai nhà sư và cố đạo đi cứu vớt linh hồn người khác nhưng không cứu được chính mình (8).
Có người phỉ báng thô bạo đạo Phật, đạo Thiên Chúa:
Sư ông đăng đàn, vãi ra kia, tiểu ra đấy
Cố đạo rửa tội, cha đằng trước, sờ đằng sau
Có người chán nản, chê trách bọn vọng ngoại, chạy theo Pháp:
Bụt chùa nhà không thiêng, đi cầu Thích Ca ngoài đường.
Bụt là Phật. Thích Ca cũng là Phật. Nhưng chê Phật của làng mình không thiêng, không "hay" bằng Phật của bọn "ngoài đường". Câu nói rất tế nhị. Bụt là Phật của dân gian. Thích Ca là Phật của giới trí thức.
Dân gian chê bọn Múa rìu qua mắt thợ là bọn Giảng kinh cho Thích Ca. Câu này bắt chước câu Bảo hoàng hơn vua (Plus royaliste que le roi của Pháp).

***II- Đạo Phật trong truyện dân gian.

Đức Phật thường hiện thành ông Bụt.
Bụt hiện lên giúp đỡ cô Tấm hiền lành mỗi khi cô bị mẹ con cô Cám độc ác, nham hiểm, tìm cách hãm hại. Kết cuộc là Tấm được vua lấy làm vợ. Mẹ con Cám phải đền tội. Cái thiện thắng cái ác.
Bụt giúp con người chống lại quỷ dữ. Bụt khuyên dạy con người ngày Tết trồng cây nêu, vẽ cung tên để xua đuổi quỷ.
Đầu thế kỉ XX, nhiều truyện Tàu (Tây du kí, Tam quốc chí, Thuỷ hử…) được dịch sang chữ quốc ngữ.
Truyện Tây du kí của Ngô Thừa Ân kể lại chuyến đi Ấn Độ thỉnh kinh Phật đầy vất vả của nhà sư Huyền Trang, đời Đường. Từ một sự kiện lịch sử có thật Ngô Thừa Ân đã tưởng tượng, thêu dệt thành một truyện phong thần, phù phép của đám đệ tử của Phật, Lão, Ngọc Hoàng, thần tiên, ma quỷ.
Đọc Tây du kí ai cũng phục tài chú khỉ Tôn Ngộ Không đi mây về gió, biến hoá như thần. Lúc thì đại náo thiên cung, khi thì khuất phục ma vương. Ai cũng nhớ vanh vách các chiến công của Tôn Ngộ Không, quên cả mục đích của thầy Đường Tăng là đi thỉnh kinh Phật.
Ngoài ra, còn có truyện Phật bà Quan Âm Thị Kính, Phật bà Quan Âm Nam Hải và Phật bà Quan Âm Hương Sơn được lưu hành, phổ biến tại nước ta.
Xin tóm tắt sự tích 3 bà Phật Quan Âm.

1- Phật bà Quan Âm Thị Kính
Bà Thị Kính là con gái nhà họ Mãng ở nước Cao Li, được cha mẹ gả cho Thiện Sĩ.
Một hôm, Thiện Sĩ đọc sách, thiu thiu ngủ. Thị Kính ngồi may vá bên cạnh, thấy cằm chồng có sợi râu mọc ngược, bà cầm dao định cắt. Bất ngờ Thiện Sĩ thức giấc. Tưởng vợ muốn hại mình, Thiện Sĩ hoảng hốt kêu la cầu cứu.
Thị Kính bị bố Thiện Sĩ trả lại cho Mãng ông.
Bà buồn khổ, cải dạng đàn ông, bỏ nhà đi tu. Được đặt pháp danh là Kính Tâm.
Gần chùa có ả Thị Mầu tính tình lẳng lơ. Từ ngày thấy mặt tiểu Kính Tâm, Thị Mầu đem lòng yêu mến và tìm cách quyến rũ nhưng không được.
Thị Mầu tằng tịu với tên đầy tớ, rồi có chửa. Bị dân làng bắt vạ, Thị Mầu đổ tội cho Kính Tâm. Kính Tâm bị dân làng đánh đập. Sư cụ phải đứng ra xin.
Sư cụ đuổi Kính Tâm ra ở dưới mái tam quan.
Đẻ con ra, Thị Mầu mang đứa bé đến chùa bắt Kính Tâm nuôi.
Vài năm sau, Kính Tâm chết. Lúc khâm liệm, mọi người bàng hoàng thấy chú tiểu Kính Tâm là con gái. Tất cả các nỗi oan của bà Thị Kính được minh giải.
Bà Thị Kính đắc đạo, trở thành Phật bà Quan Âm Thị Kính.
Truyện Quan Âm Thị Kính rất gần đời sống trần tục, không có điều gì huyền bí.
Dân gian đã gói ghém ý nghĩa của truyện bằng thành ngữ Oan Thị Kính.
Một số chùa nước ta thờ tượng Quan Âm tống tử, tạc hình bà Thị Kính bế đứa bé (con Thị Mầu), bên cạnh có con vẹt (Thiện Sĩ).
Ai là tác giả văn bản nôm truyện Quan Âm Thị Kính? Có người cho rằng truyện đã được một tác giả khuyết danh của thế kỉ XVIII soạn. Nhưng theo Hoa Bằng thì truyện Quan Âm Thị Kính đã được Nguyễn Cấp soạn vào giai đoạn đầu thế kỉ XIX, thời Minh Mệnh (9).
Ngày nay có vài bản Truyện Quan Âm Thị Kính được lưu truyền. Trong số này có bản được Thiều Chửu chú giải công phu theo giáo lí nhà Phật (10).
Truyện có mấy câu thơ được truyền tụng:
- Sông kia còn có kẻ dò,
Lòng người ai dễ mà đo cho cùng
(Lời cha Thiện Sĩ trách Thị Kính, được sửa đổi thành câu ca dao quen thuộc:
Sông sâu còn có kẻ dò
Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng)
- Dẫu xây chín bậc phù đồ,
Sao bằng làm phúc cứu cho một người.
(Tiểu Kính Tâm trả lời sư cụ lúc nhận nuôi con Thị Mầu. Câu nói chứng tỏ trò tu hành đã vượt xa thầy).
Bên cạnh Phật bà Quan Âm Thị Kính dân ta còn thờ Phật bà Quan Âm Nam Hải và Phật bà Quan Âm Hương Sơn.

2- Phật bà Quan Âm Nam Hải
Bà tên là Diệu Thiện, con vua Diệu Trang, nước Hưng Lâm.
Năm Diệu Thiện 16 tuổi, vua cha muốn bà lấy chồng để có người truyền ngôi. Nhưng bà nhất định không chịu. Muốn được đi tu.
Nhà vua đành phải chấp thuận cho Diệu Thiện ra tu tại chùa Bạch Tước. Hi vọng rằng sau một thời gian sống cực nhọc, bà sẽ xin trở về cung điện. Và cuối cùng sẽ chịu lấy chồng.
Không ngờ Diệu Thiện quyết chí ở lại chùa tu hành.
Vua cha tức giận, sai người đốt chùa. Bắt Diệu Thiện về cung, ép lấy chồng. Nhưng bà vẫn khăng khăng từ chối.
Vua hạ lệnh đem Diệu Thiện ra chém. Đao vừa giơ lên thì bị gãy đôi. Vua sai người thắt cổ bà. Trong lúc mê man bất tỉnh, hồn bà được một con hổ cõng tới Tùng Lâm. Diệu Thiện được dẫn đi thăm viếng Thập điện dưới địa ngục.
Lúc tỉnh lại Diệu Thiện được Phật khuyên đến tu tại núi Phổ Đà, cù lao Hương đảo, ngoài Nam Hải.
Sau ngày hại Diệu Thiện, vua Diệu Trang mắc bệnh, sai người đi tìm danh y. Diệu Thiện giả dạng một nhà sư già đến xin chữa bệnh cho vua, bảo phải đến Phổ Đà xin mắt và tay người về làm thuốc.
Vua sai Triệu Chấn, Lưu Khâm đến Phổ Đà. Diệu Thiện hiến mắt và tay.
Vua khỏi bệnh, cùng hoàng hậu đến Phổ Đà tạ ơn.
Được Diệu Thiện khuyên giải, vua Diệu Trang quyết định bỏ ngai vàng, cùng hoàng hậu đi tu.
Diệu Thiện đắc đạo, trở thành Phật bà Quan Âm Nam Hải.
Truyện Quan Âm Nam Hải của Tàu pha trộn nhiều tình tiết quái dị, hoang tưởng.
Phật bà Quan Âm Nam Hải được giới buôn bán bằng đường biển tôn thờ.

3- Phật bà Quan Âm Hương SơnTruyện Quan Âm Nam Hải được Kiều Oánh Mậu (đỗ phó bảng khoa Tự Đức Canh Thìn, 1880), phóng tác thành truyện Hương Sơn Quan Thế Âm(11).
Hai truyện có nội dung giống nhau. Cùng kể sự tích Diệu Thiện, con vua Diệu Trang, nước Hưng Lâm. Nhưng Kiều Oánh Mậu đã thay đổi vài chi tiết:
- Truyện Hương Sơn Quan Thế Âm xảy ra dưới thời nhà Trần tại nước ta.
- Lúc bị thắt cổ, mê man bất tỉnh, hồn Diệu Thiện được hổ cõng tới chùa Hương Tích(chùa Hương), tại Hương Sơn của nước ta.
- Diệu Thiện tu 9 năm tại chùa Hương Tích, nơi có đặc sản rau sắng:
Trà mai càng nhắp càng thanh
Càng canh rau sắng càng lành càng ngon
Bà đắc đạo, thành Phật Quan Âm Hương Sơn.
Quan Âm Nam Hải của cư dân biển đảo đã được Kiều Oánh Mậu Việt hoá thành Quan Âm Hương Sơn của cư dân đồng bằng.
Là một nhà khoa bảng nhưng Kiều Oánh Mậu lại quan niệm rằng:
Xưa nay tiên, Phật, thánh, hiền
Dẫu cho khốn nạn truân triên chẳng rời
Chữ rằng tam giáo nhất nguyên
Thích Ca, Khổng, Lão thánh hiền đời xưa.
Có lẽ vì vậy mà ông đã chấp nhận cả những điều mê tín dị đoan của đạo Lão biến thể.
Rốt cuộc, dân gian nước ta có 3 bà Phật Quan Âm. Bà Thị Kính người Cao Li, bà Diệu Thiện người Tàu và bà Diệu Thiện người Việt gốc Hoa.

***

III- Đạo Phật trong tranh dân gian.

Bên cạnh 3 bà Phật Quan Âm, dân ta còn thờ thêm 3 bà Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn.
Người ngoại đạo dễ lẫn lộn các bà.
Sách Imagerie populaire vietnamienne (Tranh dân gian Việt Nam) của Maurice Durand (12) có 2 tấm tranh vẽ truyện Hương Sơn Quan Thế Âm.
1) Tấm thứ nhất vẽ Diệu Thiện đang quét chùa Bạch Tước (tr. 442). Cổng chùa có câu đối bằng chữ quốc ngữ:
Dồng (rồng) thì phun nước
Hầm (hùm) thời bổ củi
Tranh vẽ diễn tả mấy câu thơ trong truyện:
Nào là giẩy quét cửa nhà
Nào là gánh nước, nào là hái rau
Rồng thời phun nước tùng khi
Hùm thời bổ củi, chim thời nhặt rau
Durand gán nhầm tranh này cho truyện Quan Âm Nam Hải.
(Tranh Quan Âm Nam Hải (tr. 443) vẽ Triệu Chấn, Lưu Khâm đến Phổ Đà xin mắt và tay để làm thuốc chữa bệnh cho vua Diệu Trang. Tranh có câu thơ nôm:
Mắt, tay làm thuốc làm thang
Để về cứu bệnh vua Trang tức thì
Truyện Hương Sơn Quan Thế Âm không có tên Triệu Chấn, Lưu Khâm).
2) Tấm thứ nhì vẽ Diệu Thiện tu tại chùa Hương Tích (tr. 178). Bà ngồi toà sen, có Kim Đồng, Ngọc Nữ (hay Thiện Tài, Long Nữ) đứng hầu hai bên. Cổng chùa có câu:
Hiêu (hươu) thời dưng hoa
Hạc thời tiến quả
Maurice Durand đã nhầm lẫn, chú thích sai tấm tranh thứ nhì này. Ông nhầm Phật bà Hương Sơn thành Mẫu Thượng Ngàn (Déesse de la Forêt) của đồng bóng.
Ở một chỗ khác (tr. 180) Maurice Durand lại nhầm (Phật bà) Quan Âm thành Mẫu Thượng Thiên (Déesse Céleste).
Có một mẹo giúp người xem tranh dân gian khỏi bị nhầm lẫn:
Thông thường thì tranh thờ của ta vẽ các Mẫu ngồi võng đào hay ngai vàng. Chỉ có các vị Phật mới ngự toà sen. Đôi khi toà sen được thay bằng chữ Vạn viết trên ngực.
Nếu tranh vẽ một vị ngồi toà sen thì chắc chắn vị đó không phải là Mẫu của đồng bóng.
Tranh Oger (chỉ có nét đen) có tấm Quan Âm tống tử và nhiều tấm vẽ các sinh hoạt của dân gian có nhà sư tham dự như Nhà sư rước nước (sửa soạn hội làng), nhà sư làm lễ phá ngục (lễ Trung Nguyên, Xá tội vong nhân), nhà sư làm lễ cát đoạn (lễ Kì Yên) v.v.

*Xin ngừng.
Khoan đã… Ngày nay, dân gian nghĩ gì về đạo Phật? Dạ, không biết! Không dám bàn. Chỉ thấy nước ta bây giờ xây nhiều chùa sặc sỡ, đắp nhiều tượng cao to. Đứng gần ngửa cổ nhìn cũng không thấy hết mặt Phật. Có tượng bị sập đổ ngay trong lúc đang xây đắp.


Nguyễn Dư


Tư liệu tham khảo:

(1) - Thánh Tông di thảo, Văn Học, 2001, tr.17- 20.

(2) - Henri Oger, Technique du peuple annamite, Hà Nội, 1909.

(3) - Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ và dân ca Việt Nam, Sử Học, in lần thứ tư, 1961, tr. 247.

(4) - Đặng Thanh Hoà, Từ điển Phương ngữ tiếng Việt, Đà Nẵng, 2005.

(5) - 6 truyện - thơ nôm đầu thế kỷ XX, Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2006, tr. 73.

(6) - Docteur Hocquard, Une campagne au Tonkin, Arléa, 1999, tr.316, 358.

(7) - Nguyễn Hiến Lê, Đại cương văn học sử Trung quốc, q 2, Nguyễn Hiến Lê, 1955, tr.208.

(8) - Trần Trung Viên, Văn đàn bảo giám, Mặc Lâm, 1969, quyển II, tr. 219.

(9) - Cao Huy Đỉnh, Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, KHXH, 1976, tr.151.

(10) - Truyện Quán Âm Thị Kính, Thiều Chửu chú giải, An Tiêm, 1995.

(11) - Kiều Oánh Mậu, Hương Sơn Quan Thế Âm chân kinh tân dịch, 1909, bản chép tay của thư viện đại học Yale, Hoa Kì.

* Xin có lời cám ơn chủ nhân Quán ven đường Huỳnh Chiếu Đẳng đãcho mọi người sử dụng kho sách của quán.

(12) - Maurice Durand, Imagerie populaire vietnamienne,

École française d’Extrême-Orient, 2011, tr. 422, 443, 178, 180.