Hiển thị các bài đăng có nhãn chuyện xưa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chuyện xưa. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

Vua Lê Thánh Tông chống tham nhũng, Đại Việt thịnh trị



Khi vua Lê thánh Tông (1460-1497) mới lên ngôi, đất nước chìm trong quốc nạn tham nhũng, tướng sĩ thì lo hưởng lạc; quan lại chia bè phái và tham nhũng; người dân đói khổ oán thán. Vua nhìn nhận rằng nạn tham nhũng là nguyên nhân lớn nhất cần phải tiêu diệt.

Chính vì vậy, vua bổ sung hoàn thiện bộ luật Hồng Đức, nhằm tăng sức mạnh chống tham nhũng cho bộ luật này. Việc chống tham nhũng được tiến hành từ các quan to đầu triều xuống tận đến địa phương. Trong 722 điều bộ luật Hồng Đức thì có trên 40 điều thuộc về chống tham nhũng.


Điều 138 có đoạn quy định rõ như sau: “Quan lại mà tham nhũng, nhận hối lộ, làm sai phép nước thì bị phạt: tham ô từ 1 đến 9 quan tiền, bị cách chức. Từ 10 đến 19 quan bị đánh trượng, đi đày. Từ 20 quan trở lên, bị chém. Các ngươi ăn lễ từ 1 đến 9 quan, phải phạt 50 quan. Từ 10 đến 19 quan, phạt từ 60 đến 100 quan. Từ 20 quan trở lên, phạt tội làm phu. Của hối lộ bỏ vào kho một phần, một phần trả lại chủ”. Việc xử phạt này không phân biệt giàu nghèo hay chức vụ đảm trách.

Chống tham nhũng từng giúp Đại Việt có được thời kỳ “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa”

Luật Hồng Đức cho thấy sự nghiêm khắc của pháp luật ngày xưa, chỉ tham ô một quan tiền là mất chức, 20 quan tiền là bị tử hình.

Sách sử còn ghi chép lại chuyện Lê Bô phạm tội tham ô bị buộc vào tội “Hình”, có viên quan là Trần Phong xin cho Lê Bô nộp tiền chuộc tội thay vì phải chịu “Hình”. Thế nhưng vua Lê Thánh Tông cho rằng nếu cứ phạm tội rồi dùng tiền chuộc tội thì người giàu có sẽ không phải chịu tội, chỉ còn người nghèo khó thì phải chịu tội hay sao? Vua cho rằng Trần Phong đề xuất như thế là trái với tổ tong và trị tội cả ông ta nữa.

Vua Lê thánh Tông chủ trương chống tham nhũng, chỉ dùng bậc hiền tài, loại trừ kẻ xu nịnh, khiến các quan chức vốn chỉ lo tiến thân bằng nịnh bợ không còn đất dụng võ nữa, nạn tham nhũng đang tàn phá đát nước bị đẩy lùi và dẹp bỏ.

Những quan thanh liêm, thực sự phục vụ cho dân đều được trọng dụng, thậm chí những người từng bị hàm oan trước đây thì cũng được minh oan. Ví dụ như vụ án “Lệ Chi viên” khiến Nguyễn Trãi bị tru di tạm tộc cũng được minh oan trong thời gian này. Từ đó bậc hiền tài an tâm phục vụ dân chúng, người dân được yên ổn.

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

CHUYỆN NỒI CƠM CỦA KHỔNG TỬ



Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử

Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ … Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.
May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo … Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.

Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất – phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.

Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.

Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống … thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ … Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh … rồi từ từ đưa cơm lên miệng …

Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài … ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”

Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về … Nhan Hồi lại luộc rau … Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ …

Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.

Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước …

Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa com đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy … cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?

Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!”

Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”

Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”

Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”

Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi … nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình trung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em …

Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi … bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và … thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!

Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!”

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

‘Mẹ già như chuối chín cây’,







Ân hận lớn nhất đời này của chúng ta chính là chưa bao giờ kịp nói một lời yêu thương với những đấng sinh thành…

Ở làng nọ, có một cây táo vừa cao vừa lớn, quanh năm cây lá xanh tươi, quả sai trĩu trịt. Cây táo mọc ngay đầu làng, suốt bao nhiêu năm nay đã trở thành nơi che mưa cho nắng cho dân làng. Tụi trẻ con cũng hay kéo nhau ra đây chơi trốn tìm.

Có những đêm trăng sáng, giữa ánh trăng vằng vặc mênh mang, bọn trẻ đuổi nhau quanh gốc cây, tiếng cười giòn tan vang trong không trung thăm thẳm. Cây táo cổ thụ lại mỉm cười nhìn chúng hạnh phúc. Những chiếc lá vui vẻ đu đưa như đang cất tiếng hát nhè nhẹ.

Một cậu bé ở trong làng rất thân thiết với cây táo, hàng ngày đều chạy ra gốc cây chơi thơ thẩn một mình. Đến mùa hoa táo, cậu nhặt những bông hoa trắng muốt nhỏ li ti, rồi xếp hình trái tim, hình cái kính và ông mặt trời. Chơi chán cậu lại leo lên chạc cây gần mặt đất, ngồi vắt vẻo trên đó. Cậu tưởng tượng như mình đang chuẩn bị bay thẳng lên cung trăng chơi với chị Hằng và chú Cuội vậy.

Có những khi mệt lả, cậu lại ngủ luôn trên những chạc cây. Cậu thích nhất là những lúc trời nắng nóng oi bức được ngồi dưới tán cây mát mẻ. Cây táo mỉm cười hạnh phúc nhìn cậu bé, ôm trọn cậu vào giữa những tán cây của mình. Cậu bé leo lên cây, chọn những trái chín mọng, đỏ ươm, vừa ăn vừa cười tít cả mắt.

Bốn mùa xuân hạ thu đông nối đuôi nhau, mọi người trong làng cũng đã quen với cảnh cậu bé suốt ngày quanh quẩn bên cây táo. Cậu rất yêu cây táo, có những lúc mẹ gọi về ăn cơm, gọi tới 3, 4 lần mới kéo được cậu về nhà.

Mẹ nhìn cậu cười xòa nói: “Thân nhau nhỉ? Tối cho ngủ luôn trên cây với bầy dơi nhé”.

Cây táo cũng rất yêu mến và thích chơi với cậu.

Về sau lớn lên, cậu bé bắt đầu bận rộn với bài vở và hò hẹn với bè bạn, không còn thói quen hàng ngày tới chơi đùa với cây táo nữa. Thi thoảng thấy bóng cậu đi ngang qua, cây táo mừng lắm, những tán cây như muốn vươn tới, sà vào lòng cậu bé.

Một hôm, cậu lại tới chỗ cây táo, cây táo buồn buồn, nói muốn chơi đùa với cậu. Cậu nói: “Không được, tớ không còn nhỏ nữa, không thể chơi với bạn được nữa. Tớ muốn chơi ô tô với tàu thủy điều khiển từ xa cơ, nhưng tớ lại không có tiền mua”.

Cây táo nói: “Thật là tiếc, tôi cũng không có tiền cho cậu. Nhưng nhìn này, những trái táo trên thân tôi trông rất đẹp mắt, lại ngon miệng nữa. Cậu hãy hái hết quả trên cây của tôi mang đi bán, chẳng phải cậu sẽ có tiền rồi hay sao?”.

Cậu bé vô cùng cảm kích, hái tất cả trái táo trên cây xuống, vẻ mặt hớn hở, cậu nhảy chân sáo rời đi.

Sau đó, rất lâu sau cậu bé cũng không trở lại. Cây táo đứng một mình giữa không gian vắng lặng, hồi tưởng lại khuôn mặt đáng yêu của cậu rồi thở dài. Cây táo lặng lẽ đứng im phăng phắc, chẳng buồn nhúc nhích lấy một cái lá, cứ đau đáu nhìn về con đường làng nhỏ quanh co dẫn đến nhà cậu bé.

Một hôm, cuối cùng thì cậu bé cũng đến. Nhưng không còn là cậu bé ngày xưa với khuôn mặt bầu bĩnh nữa. Giờ cậu đã là một chàng thanh niên cao lớn. Nhưng trong lòng cây táo, cậu vẫn là cậu bé ngày nào. Cây táo quá đỗi vui mừng, sà tán cây xuống vuốt ve khuôn mặt cậu, vẻ mời mọc cậu bé cùng chơi với mình.

Cậu nói: “Không được, tôi không có thời gian chơi với bạn được đâu. Tôi bận lắm. Tôi chuẩn bị lấy vợ đấy. Nhưng nhà tôi nhiều chỗ bị mục nát hết rồi, chúng tôi cần một ngôi nhà mới, sau này còn đón bọn trẻ ra đời nữa. Bạn có thể giúp tôi không?”.

“Tôi không có nhà”, cây táo nói. “Nhưng, cậu có thể chặt hết cành cây của tôi xuống để đóng lấy một cái nhà. Cậu sẽ không phải lo lắng cho vợ con mình nữa”.

Thế là cậu thanh niên chặt hết cành cây xuống, vui vẻ chở về dựng nhà. Nhìn thấy cậu thanh niên vui vẻ, cây táo cũng hớn hở ra mặt. Mặc dù trên thân cây táo thi thoảng lại ứa ra những vết nhựa đùng đục, lâu lâu chuyển thành màu vàng vàng. Có lẽ phải mất một thời gian thật lâu những vết nhựa ấy mới khô đi, cây táo mới không bị bứt rứt vì cơn đau đớn gặm nhấm.

Nhưng từ đó không thấy cậu thanh niên đến thăm cây táo nữa. Giờ cây táo không còn cành lá xum xuê như trước. Những trái táo mới ra cũng còi cọc, không còn mọng nước và ngọt lịm. Người dân trong làng cũng không dừng chân trò chuyện dưới gốc cây táo cành lá xác xơ nữa.

Cây táo cứ đứng một mình lẻ bóng và ủ rũ suốt ngày này qua ngày khác, suốt tháng này qua tháng khác, suốt năm này qua năm khác. Cây táo lại chìm vào sự cô đơn và nỗi bi thương da diết vì mong nhớ “cậu bé”.

Một mùa hè nọ, cậu thanh niên đã trở về! Cây đại thụ quá đỗi vui mừng nói: “Lại đây chơi với tôi nào. Cậu đi đâu mà giờ mới về, tôi nhớ cậu lắm đó, cậu có biết không?”.

Cậu thanh niên giờ đã bước sang tuổi ba mươi, một vài nếp nhăn vì lo toan cho cuộc sống đã in hằn trên trán cậu. Cậu nói: “Bây giờ tâm trạng tôi không được vui, mỗi ngày tôi lại già đi. Mà tôi thì muốn căng buồm ra khơi, muốn tìm một góc trời bình yên để có thể thư giãn một chút. Bạn có thể cho tôi một con thuyền không?”.

Cây táo nhìn lại thân xác tàn tạ của mình, chẳng còn gì ngoài vài cành cây to. Cây táo âu yếm nhìn cậu nói: “Hãy chặt những cành to của tôi đi mang đi làm thành một cái thuyền! Cậu sẽ được thỏa nguyện”.

Thế là cậu đốn hạ những cành to của cây đại thụ xuống để làm thành một chiếc thuyền gỗ chắc chắn. Trước khi rời đi cậu ôm chầm lấy cái thân cây trơ trọi, mắt cậu ươn ướt. Cây táo chỉ mỉm cười hiền từ với cậu, ánh mắt đau đáu dõi theo cho tới khi bóng cậu khuất hẳn…

Lần này cây táo không còn sung sức như trước nữa. Cái thân cây cô độc trơ trọi như muốn oằn mình xuống. Trên thân cây đã thêm những lớp vỏ xù xì, thô ráp. Cây táo biết mình đã già thật rồi, không biết có thể tiếp tục chờ đợi “cậu bé” trở về không nữa. Những giọt nhựa cây to như giọt nước mắt nhỏ xuống thân và gốc cây. Cây táo đau đớn vì phải lìa xa một phần thân thể của mình thì ít mà vì xa “cậu bé” thì nhiều.

Cậu thanh niên vui vẻ giong buồm ra khơi thực hiện hoài bão của mình. Cậu cũng không nghĩ quá nhiều về cây táo. Không biết bao nhiêu cái xuân hạ thu đông nối gót nhau qua đi như cuốn tranh bốn mùa lần giở hết trang này tới trang khác. Chẳng biết đã bao lâu rồi cây táo không được thấy khuôn mặt cậu.

Có những hôm trái gió trở trời, cây táo trông lại càng xác xơ, gầy guộc hơn trước. Thân cây táo dần dần bị bầy mối ăn mục ruỗng, người ta phải chặt cả thân cây táo đi, chỉ còn để trơ lại cái gốc cây xù xì.

Mấy chục năm sau, cuối cùng thì cậu thanh niên cũng quay về thăm cây táo. Nhưng giờ cậu đã là một ông lão tóc bạc, cái lưng cũng không còn thẳng như trước.

Cây táo nhìn thấy cậu vui như nắng hạn gặp mưa rào nhưng bất chợt buồn bã vì mình chỉ còn trơ cái gốc. Cây táo nói: “Xin lỗi cậu nhé. Tôi đã không còn gì cho cậu nữa rồi, quả của tôi cũng hết rồi”.

Ông lão nói: “Răng của tôi đã rụng hết, không thể ăn được trái cây nữa rồi”.

Cây táo lại nói: “Tôi cũng không còn cành to để cậu leo lên nữa”.

Ông lão lại nói: “Tôi già rồi, không leo nổi nữa đâu”.

“Thân của tôi đã bị mối ăn mục ruỗng hết, người dân trong làng cũng đẵn đi rồi. Tôi chẳng còn thứ gì có thể cho cậu được nữa… Chỉ còn lại mỗi cái rễ già khô này thôi”. Trên khuôn mặt nhăn nheo của cây táo đã ngân ngấn những giọt nước mắt.

Ông lão nói: “Đã bao năm trôi qua, bây giờ tôi cũng đã thấm mệt. Tôi chẳng còn thiết tha gì nữa. Tôi chỉ muốn có một nơi để nghỉ ngơi thôi”.

Cây táo reo lên vui mừng:

“Được, vậy thì cái rễ già của tôi thích hợp nhất cho cậu nghỉ ngơi rồi, hãy ngồi xuống và nhắm mắt lại, tôi sẽ ru cho cậu ngủ nhé!”.

Ông lão ngồi xuống, cây đại thụ vui mừng rớt nước mắt… Bao nhiêu ký ức lại ùa về. Nhớ những ngày đầu, khi ấy ông lão bây giờ chỉ là một cậu bé lon ton xếp hình trái tim dưới gốc cây, đến khi cậu có một mái ấm của riêng mình, rồi lại bay cao bay xa nơi chân trời góc biển. Giờ này cậu lại trở về bên cây táo.

Với cây táo, đó đã là điều quá mãn nguyện rồi, là hạnh phúc tuyệt vời nhất rồi. Cây táo hạnh phúc vì mình đã làm tất cả những gì có thể, chỉ cần cậu bé vui là được. Dẫu sức tàn lực kiệt, cây táo vẫn thấy hạnh phúc lâng lâng khi lại được dang tay ôm “cậu bé” vào lòng, lắng nghe hơi thở và vuốt ve cậu…

Bao nhiêu ký ức lại ùa về, kỷ niệm đã qua như được thâu lại trong một cuộn phim. Giờ đây cậu bé đã già, cây táo đã mục ruỗng, cuộc đời rồi cũng có lúc kết thúc, hãy trân quý những gì bạn đang có.
***

Cây táo và cậu bé trong câu chuyện trên là một ẩn dụ rất sâu sắc. Bạn có từng nghĩ rằng phải chăng cây táo ấy chính là hình ảnh của cha mẹ, còn cậu bé kia chính là chúng ta?

Ngày nhỏ, chúng ta thích chơi đùa với cha mẹ. Sau khi lớn lên, có những người bạn mới rồi có người yêu, rồi có vợ. Ta lại rời xa cha mẹ để theo đuổi hạnh phúc và sự nghiệp của riêng mình. Chỉ đến khi gặp chuyện buồn đau, phiền phức, muốn tìm một bến đỗ bình yên sau tháng ngày mỏi mệt, chúng ta mới quay về bên họ.

Nhưng dẫu ta đối xử với cha mẹ thế nào thì cha mẹ cũng vẫn mãi mãi ở đó, mòn mỏi chờ đợi bóng dáng của ta. Cha mẹ dốc cạn mọi thứ chỉ để được nhìn thấy nụ cười mãn nguyện trên khuôn mặt chúng ta. Có thể bạn cho rằng cậu bé thật tàn nhẫn với cây đại thụ, nhưng trớ trêu rằng đó lại là cách mà rất nhiều người chúng ta đang đối đãi với cha mẹ mình.

Xin hãy trân quý thời gian được ở cùng cha mẹ, bởi vì: “Mẹ già như chuối chín cây, biết ngày nào rụng, biết ngày nào rơi!”.

Thời gian vẫn cứ trôi đi mang thêm những nếp nhăn trên gương mặt cha mẹ, lấy đi sức sống trên dáng hình của cha mẹ. Một sớm mai, ngoảnh nhìn trong gương, tóc đã bạc đi mấy phần, da đã điểm vết đồi mồi.

Rồi đến một ngày thời gian cũng đón cha mẹ tới một thế giới khác. Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn nuôi mà cha mẹ chẳng đợi. Ân hận lớn nhất đời này của chúng ta chính là chưa bao giờ kịp nói một lời yêu thương với những đấng sinh thành…

Minh Nguyệt

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

Ý nhất nhung y, năng đảm thế gian nan sự Ðề tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm




Nhân dịp đầu năm mới, vua Lê Thánh Tông mặc thường phục vi hành để xem xét tình hình dân chúng. Ði tới đâu, nhà vua cũng thấy la liệt những câu đối ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị, trong lòng vui mừng lắm. Riêng nhà nọ, chẳng treo đèn, kết hoa mà cũng chẳng thấy đối liễn gì hết.


Vua lấy làm ngạc nhiên, rẽ vào hỏi. Chủ nhà trả lời rằng: “ Chẳng giấu gì bác, nhà cháu làm cái nghề hèn hạ quá, nên chẳng dám khoe khoang gì với ai cho thêm tủi!”.
Vua ngạc nhiên, hỏi: “ Sao lại có nghề gì là nghề hèn hạ?”.


Chủ nhà thưa: “ Dạ, nhà cháu chỉ chuyên đi… mót phân người để bán thôi ạ!”.


Nghe xong, vua cười nói: “ Nếu vậy nhà bác đây là sang trọng bậc nhất, mà nghề của bác cũng là vẻ vang bậc nhất. Câu đối của bác nếu dán lên cũng hay bậc nhất, việc gì mà lại kêu là hèn!”.


Nói đoạn, vua lấy giấy bút, đề giùm cho một đôi câu đối như sau:


Ý nhất nhung y, năng đảm thế gian nan sự
Ðề tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm


Tạm dịch:


Khoác một áo bào, đảm đang khó khăn thiên hạ
Cầm ba thước kiếm, tận thu lòng dạ thế gian





Khách qua lại, nhìn thấy câu đối ai cũng kinh ngạc trầm trồ.


Vua Lê Thánh Tông đã ứng xử đúng theo phong cách của một vị minh quân, đức độ sáng ngời. Câu đối của vua vừa tài hoa, tràn đầy khí phách, cũng vừa rất hợp cảnh, hợp tình, quả đúng là tuyệt vời.


“Đảm đang khó khăn thiên hạ”, “Tận thu lòng dạ thế gian”… đều là những việc làm của bậc quân tử, chẳng ai có thể nghĩ đó là lời ví von cho công việc của một anh chàng gánh phân!

Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017

“Đạo bất đồng bất tương vi mưu”





Khổng Tử từng đến kinh đô nước Chu, thỉnh giáo Lão Tử về Lễ chế. Một ngày, Khổng Tử cưỡi một chiếc xe cũ do trâu kéo, lắc la lắc lư tiến vào thành Lạc Dương – kinh đô của nước Chu. Ông đi lần này mục đích là để tham quan “Các nguyên tắc trị nước mà các vị Tiên vương đã dùng”, khảo sát “Nguồn gốc của Lễ Nhạc”, học tập “Các quy phạm đạo đức”, bởi vậy việc ông tới viếng thăm Lão Tử, vị quan tinh thông chế độ Lễ nghi và quản lý thư viện hoàng gia, ấy là an bài tối quan trọng [của Thiên thượng]. Khổng Tử sau khi hoàn thành việc khảo sát lần đó, đã nói một câu lưu truyền đời sau rằng: “Trong số rất nhiều học thuyết trên đời, ta chọn theo [học thuyết của] nhà Chu”. Chế độ Lễ nghi thời đại nhà Chu là phỏng theo Lễ chế thời đại nhà Hạ và nhà Thương làm cơ sở mà đặt định ra, và Khổng Tử chủ trương sử dụng Lễ chế của thời đại nhà Chu. Có thể thấy chuyến đi lần ấy của ông thu được ích lợi không hề nhỏ.

Khổng Tử bái kiến Lão Tử. Lão Tử hỏi Khổng Tử đọc sách gì, ông trả lời là đọc “Chu Dịch”, và Thánh nhân đều đọc sách này. Lão tử nói: “Thánh nhân đọc sách này thì được, còn ông vì sao cần phải đọc nó? Tinh hoa của quyển sách này là gì?”.

Khổng Tử trả lời: “Tinh hoa của nó là tuyên dương Nhân Nghĩa“.

Lão Tử nói: “Cái gọi là nhân nghĩa, đó là một thứ mê hoặc lòng người, giống như như muỗi rận ban đêm cắn người, chỉ có thể làm người ta thêm hỗn loạn và phiền não mà thôi. Ông xem, con chim Thiên nga kia không cần tắm rửa mà lông vũ tự nhiên vẫn trắng như tuyết, Quạ đen hàng ngày không nhuộm lông mà tự nhiên vẫn đen. Trời vốn là cao, đất vốn là dày, mặt trời mặt trăng từ trước tới nay đã phát ra ánh sáng rực rỡ, tinh thần từ trước tới nay chính là đã được an bài có trật tự, cây cỏ từ lúc sinh ra thì đã khác nhau. Nếu như ông tu Đạo, vậy cũng thuận theo quy luật tồn tại của tự nhiên, tự nhiên là có thể đắc Đạo. Tuyên dương những thứ nhân nghĩa để làm gì đây? Chẳng phải điều đó cũng đáng tức cười như việc vừa đánh trống vừa đi tìm một con dê thất lạc hay sao?”

Lão Tử lại hỏi Khổng Tử: “Ông cho rằng tự mình đắc Đạo rồi chưa?”.

Khổng Tử nói: “Tôi đã tìm cầu 27 năm rồi, vẫn chưa đắc được”.

Lão Tử nói: “Nếu như Đạo là một thứ hữu hình có thể tìm kiếm và dâng hiến cho con người, thì người ta sẽ tranh giành nó đem dâng tặng cho quân vương. Nếu như Đạo có thể đem tặng cho người khác, thì người ta sẽ đem tặng nó cho người thân. Nếu như Đạo có thể giảng rõ ra được, người ta sẽ đem nó giảng giải cho anh em của mình. Nếu như Đạo có thể truyền thụ cho người khác, thì người ta đều sẽ tranh nhau truyền nó cho con cái mình. Song những chuyện như thế là không thể được. Nguyên nhất rất đơn giản, Đạo ấy chính là thứ mà một người bình thường không thể nhận thức một cách chính xác được, Đạo tuyệt đối sẽ không thể nhập vào tâm của người thường được”.

Khổng Tử nói: “Tôi nghiên cứu ‘Thi Kinh’, ‘Thượng Thư’, ‘Lễ’, ‘Nhạc’, ‘Dịch’, ‘Xuân Thu’, giảng nói đạo lý trị quốc của các vị tiên vương, hiểu rõ con đường thành công của Chu Công, Triệu Công. Tôi đã lấy đó để bái kiến 70 quân vương, nhưng họ đều không chọn dùng chủ trương của tôi. Xem ra người ta thật là khó thuyết phục được!”.

Lão Tử nói: “Ông nói ‘Lục Nghệ’ ấy tất cả đều là những thứ xưa cũ của thời đại các tiên vương, ông nói những thứ đó để làm gì đây? Thành tựu tu học mà ông đạt được hôm nay cũng đều là những thứ xưa cũ rồi”.

Khổng Tử thỉnh giáo xong Lễ chế nhà Chu, liền quyết tâm trở về nước Lỗ khôi phục lại nguyên xi Lễ nghi của nhà Chu. Lão Tử đối với việc này vẫn bảo lưu ý kiến. Bởi vì Lễ tuy là cần phải có, nhưng muốn khôi phục toàn diện Lễ nghi nhà Chu, e rằng không thể làm được. Thời thế thay đổi, chút Lễ nghi nhà Chu ấy cũng không thích hợp với tình huống đương thời nữa. Vì vậy Lão Tử nói với Khổng Tử: “Ông theo lời những người đó, xương cốt của họ đều đã mục nát cả rồi, chỉ là những lời bàn luận của họ là còn tồn tại mà thôi. Hơn nữa quân tử gặp được thời cơ chính trị 1 thì liền theo chính, thời cơ không thích hợp thì cũng như cây cỏ bồng kia gặp sao yên vậy. Tôi nghe nói: Người giỏi kinh doanh đem cất giấu của cải hàng hóa, không cho người thác trông thấy, mặc dù giàu có nhưng dường như cái gì cũng không có. Người quân tử Đức cao thường bề ngoài cũng giống như người ngu độn, không để lộ chân tướng ra ngoài. Ông cần phải vứt bỏ tâm kiêu ngạo và dục vọng, vứt bỏ tâm thái và thần sắc mà ông đang có kia đi, vứt bỏ chí hướng quá truy cầu kia đi, bởi vì những thứ này đối với ông chẳng có chỗ nào tốt cả. Đó chính là những gì mà tôi muốn cho ông biết”.

Khổng Tử không biết nên trả lời ra sao, nhưng vẫn không buông bỏ chí hướng của mình: Đại trượng phu “biết rõ những việc không thể làm mà vẫn làm”. Tham quan xong các địa phương khác, Khổng Tử cáo từ Lão Tử, mang theo trong lòng những nỗi niềm phấn khởi xen lẫn với thất vọng mà rời kinh đô Lạc Dương của nhà Chu. Phấn khởi là vì học hỏi lễ giáo đã thành công, thất vọng là vì những lời khuyến cáo của Lão Tử. Phía sau lưng ông, một bia đá được dựng lên ghi lại mấy chữ: “Khổng Tử đến đất Chu học hỏi lễ nghi”.

Khổng Tử trở về, 3 ngày không nói chuyện. Tử Cống thấy kỳ lạ, bèn hỏi thầy chuyện là thế nào. Khổng Tử nói: “Chim, ta biết nó có thể bay; cá, ta biết nó có thể bơi; thú, ta biết nó có thể chạy. Có thể chạy thì ta có thể dùng lưới giăng bắt nó, có thể bơi thì ta có thể dùng dây tơ mà câu, có thể bay thì ta có thể dùng cung tên bắn được nó. Còn như con rồng, ta không biết nó làm sao có thể lợi dụng sức gió mà bay tới tận trời cao. Ta hôm nay gặp mặt Lão Tử, ông ấy cũng như con rồng kia thâm sâu không thể đo lường nổi!”.

Đó chính là sự khác nhau cơ bản giữa một Giác Giả độ nhân và một nhà tư tưởng của nhân gian. Cái gọi là “Đạo bất đồng bất tương vi mưu” (Tạm dịch: không cùng một trình độ tu Đạo thì tâm cảnh cũng khác nhau xa), chính là tình huống như thế này. Đạo lý của Lão Tử vi diệu khó có thể hiểu nổi, bởi vì ấy là lời giáo huấn của Thần. Lời của Khổng Tử chẳng qua chỉ là học vấn của con người, là quy phạm đạo đức và hành vi của loài người mà thôi.

Bất Danh

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Tần Mục Công mất ngựa quý




Tần Mục Công rất thích ngựa. Ông không tiếc chi ra vàng bạc nặng tay để tìm mua vài chú ngựa nuôi trong cung. Một hôm, người tùy tùng phụ trách nuôi ngựa thần sắc hoảng hốt chạy tới bẩm báo nói rằng một con tuấn mã màu trắng đã biến mất.

Tần Mục Công nghe xong lập tức chạy tới chuồng ngựa kiểm tra, chỉ thấy nửa sợi dây thừng vẫn còn cột trên máng, nhất định là con ngựa quật cường này đã lồng khỏi dây cương chạy mất. Tần Mục Công sốt sắng đứng ngồi không yên, đích thân dẫn người đi tìm. Họ men theo dấu chân ngựa lúc ẩn, lúc hiện trên đường, đi mãi tới một sơn cốc, núi Kỳ Sơn.
Không bao lâu, họ nghe thấy tiếng người náo nhiệt, hóa ra là nhóm người vùng sơn cốc đang vây quanh một đống lửa, nướng thịt ngựa, quây quần thưởng thức ngon lành. Tần Mục Công đưa mắt nhìn thì thấy tấm da ngựa màu trắng trong đám cỏ. Đó chính là con tuấn mã mà ông bị mất.

“Đây là ngựa của ta mà!”, ông kinh ngạc thốt lên. Những người dân miền sơn cước đang ăn thịt ngựa đứng phắt dậy, kinh sợ nhìn Tần Mục Công và binh lính đứng đằng sau. Những đôi mắt lo sợ nhìn nhau, nín thở. Họ đang chờ đợi sự trừng phạt từ đức vua.

Nhưng trong khoảnh khắc ấy, khuôn mặt của Tần Mục Công đã trở lại điềm nhiên như thường. Ông cười nói: “Ăn thịt tuấn mã mà không uống rượu liền, sẽ bị đau bụng, tổn hại tới sức khỏe”.

Thế là ông dặn dò tùy tùng quay về hoàng cung mang vài hũ rượu ngon tới để người dân sơn cước nhắm cùng thịt ngựa, rồi mới quay người bỏ đi. Phía sau bóng dáng của Tần Mục Công và binh lính là những ánh mắt đầy hoài nghi.

Một năm sau, Tần và Tấn đánh nhau to tại Hàn Nguyên. Trận chiến diễn ra vô cùng khốc liệt. Quân Tần rơi vào vòng vây của quân Tấn. Cỗ xe chiến mã của Tần Mục Công cũng sa lầy sâu trong trận địa, mũi giáo lớn của quân địch chĩa thẳng vào áo giáp của ông.

Trong thời khắc tính mạng như ngọn đèn trước gió đó, đột nhiên một đội quân gồm mấy trăm tráng sĩ thét lớn, lao vào đột phá vòng vây. Họ quyết một phen sống mái, liều chết xông pha, khiến quân Tấn mặt mày choáng váng, lúng túng, hoang mang, nhất thời không biết phải làm thế nào. Quân Tần thừa cơ phản công, chỉ một trận đã đánh bại quân Tấn, đồng thời bắt sống Tấn Huệ Công.

Sau chuyện đó, Tần Mục Công triệu kiến đội quân kỳ lạ đã kịp thời tới cứu viện. Ông bèn hỏi họ: “Trẫm không nhớ rằng mình đã gia ân gì cho các vị. Vì sao các vị lại sẵn sàng xả thân cứu trẫm?”. Những người đó cười mà đáp lại rằng: “Chúng thần chính là những người đã giết con tuấn mã của ngài năm xưa nhưng lại được ngài ban cho rượu ngon vậy!”.

Nhờ khi xưa không coi trọng lợi ích bản thân, có thể thấu hiểu và khoan dung cho lỗi lầm của người khác, đã khiến Tần Mục Công có được niềm vui bất ngờ.

Những bậc tài trí mưu lược kiệt xuất trong lịch sử xưa nay không phải vì họ có thần lực bách chiến bách thắng mà là vì họ có trái tim có thể gói trọn cả thiên hạ. Tần Mục Công nhờ vậy mới có thể xưng bá thời Xuân Thu. Câu chuyện này cũng đã minh chứng cho câu nói: “Tấm lòng rộng rãi bao nhiêu thì vũ đài cũng lớn bấy nhiêu”.

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

THẾ NÀO LÀ THÔNG MINH





Người thông minh, trí tuệ không phải là người điều gì cũng biết, điều gì cũng muốn phô trương, thế hiện. Mà người thông minh là người biết sử dụng khả năng của mình đúng lúc, đúng chỗ và với đúng người.

Có câu chuyện kể rằng:

Tiều phu cùng học giả đi chung một chiếc thuyền ở giữa sông. Học giả tự nhận mình hiểu biết sâu rộng nên đề nghị chơi trò đoán chữ cho đỡ nhàm chán, đồng thời giao kèo, nếu mình thua sẽ mất cho tiều phu mười đồng. Ngược lại, tiều phu thua sẽ chỉ mất năm đồng thôi. Học giả coi như mình nhường tiều phu để thể hiện trí tuệ hơn người.

Đầu tiên, tiều phu ra câu đố: “Vật gì ở dưới sông nặng một ngàn cân, nhưng khi lên bờ chỉ còn có mười cân?”. Học giả vắt óc suy nghĩ vẫn tìm không ra câu trả lời, đành đưa cho tiều phu mười đồng. Sau đó, ông hỏi tiều phu câu trả lời là gì.

“Tôi cũng không biết!”, tiều phu đưa lại cho học giả năm đồng và nói thêm: “Thật ngại quá, tôi kiếm được năm đồng rồi”. Học giả vô cùng sửng sốt, không nói được lời nào.

Khôn ngoan và trí tuệ không phải bạn học cao hay thấp, càng không do bạn có ít hay nhiều kiến thức, nó thực sự ở thái độ của bạn đối với tri thức như thế nào. Chúng ta đều biết rằng, khoa học hiện nay là sự tiến bộ dần dần, con người không ngừng nhân thức lại mới, tìm kiếm những tri thức mới. Chỉ khi có những điều mới mẻ được tạo thành thì xã hội mới phát triển được. Nhưng cũng có những người, cho rằng mình đã “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” mà không chịu tiếp nhận, họ cứ muốn ôm giữ mãi những thứ cũ rích mà họ có được rồi tự ảo tưởng rằng mình trí tuệ hơn người.

Chẳng phải khi Darwin đưa ra thuyết tiến hóa, rằng tổ tiên của con người là loài vượn cổ, đã có rất nhiều người phản đối và lăng mạ ông, con người thời bấy giờ đều cho rằng điều đó là vô lý và không thể chấp nhận nổi. Nhưng ngày nay thì sao, thuyết tiến hóa đã nghiễm nhiên trở thành chân lý của nhân loại. Rất có thể, sau một thời gian, nó lại không còn đúng nữa, và con người lại đón nhận một “tổ tiên mới”. Ai có thể chắc chắn được điều gì chứ?

Hay như câu chuyện về Galileo với câu nói bất hủ “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” thì sao? Chẳng phải nó cũng “đi ngược” chân lý mà con người tôn sùng từ rất lâu rồi hay sao?

Những điều bạn cho là đúng ngày hôm nay, rất có thể ngày mai lại không còn đúng nữa. Vậy nên con người cần có một tâm thái rộng mở để đón nhận những cái mới và khiêm tốn học hỏi, đó mới là người trí tuệ.

Như vị học giả kia, tự cho rằng mình có khả năng, thông tường tri thức, mà xem thường người tiều phu, không ngờ lại tự làm trò cười.

Có câu “kiến thức của con người chỉ là một giọt nước trong biển cả mênh mông”, thế nhưng có nhiều người không hiểu được điều đó, thường hay cho rằng mình có khả năng và trí tuệ hơn người mà thích thể hiện và phô diễn.

Người xưa đã dậy rằng: “Sông càng sâu càng tĩnh, người càng hiểu biết càng khiêm nhường”

Nước sâu chảy không nghe một tiếng động, nước nông, nước cạn sẽ chảy thành tiếng róc rách. Người nông cạn, khoa trương sẽ giống như nước cạn, chỉ nghe thấy ồn ào mà không có nội hàm bên trong. Còn người cao minh, khiêm nhường sẽ giống như một nguồn nước sâu, lặng lẽ mà uyên bác. Vậy bạn muốn mình là nguồn nước sâu hay là một dòng nước cạn?

nguổn : Đại Kỷ Nguyên

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Sự tích hoa hồng





Ngày xửa ngày xưa thật xưa lắm, có một quốc vuơng ở tận phương trời xa xôi bên một khu rừng rộng lớn và rậm rạp. Vương quốc nầy sống thật hòa bình và yên vui sau một thời gian dài triền miên người dân phải đấu tranh để dành quyền độc lập. Và vị anh hùng chỉ huy người dân của quốc gia này đã được dân chúng tôn lên làm vị vua đầu tiên.

Sau thời gian dài chinh chiến, họ chỉ lo an hưởng thái bình và sống cho những quyền lợi của cá nhân mình. Vị hoàng đế kia cũng vậy, ngất ngưỡng trên ngai vàng và hào quang của quyền vị, ông đã bỏ bê việc nước, quên cả chăm sóc cho dân và để mặc lũ bầy tôi tham danh lợi cai trị dân chúng. Vì muốn hoàng đế lảng quên với việc triều chính, bọn tham quan đã chọn một thiếu nữ đẹp tuyệt vời để vua lập làm hoàng hậu . Nhưng trái với ý muốn của bọn quan lại, hoàng hậu lúc nào cũng hết lời khuyên răn nhà vua nên lo cho dân chúng và chỉnh đốn việc triều chính. Lũ quan lại rất ghét hoàng hậu, nhưng không làm gì được vì nhà vua quá thương yêu nàng.

Cho đến ngày kia, sau một thời gian thụ thai, hoàng hậu sinh ra một đứa bé thật kháu khỉnh, dễ thương. Lạ lùng thay, thân thể của đứa bé trai đó lại trong suốt như pha lê, đến độ thấy rõ từng đường gân, mạch máu và trái tim. Thấy cơ hội đã đến, bọn tham quan bèn dèm pha với nhà vua rằng hoàng hậu là một phù thủy trá hình và tuyên truyền tin này ra ngoài cho toàn dân.

Trước áp lực của bầy tôi và sự phản đối của dân chúng, nhà vua đã truất phế hoàng hậu ra khỏi hoàng cung cùng với đứa bé lạ lùng kia. Trở thành một thường dân, hoàng hậu đem con đi khỏi hoàng cung. Đi tới nơi đâu cũng bị dân chúng chửi mắng và xua đuổi. Suốt con đường tìm nơi ẩn trú, hoàng hậu đã bị bao kẻ ném đá, dùng gậy đánh đập mà chỉ biết cắn răng dùng thân thể mình để che chở cho đứa con thơ. Với bao vết thương trên mình, hoàng hậu bồng con đến khu rừng già và ngã ra vì kiệt sức. Nhìn hài nhi mới ra đời trong lúc biết mình sắp chết, hoàng hậu không biết làm gì hơn là đưa tay vuốt ve con mình vài lần, nước mắt tuôn ra và trút hơi thở cuối cùng.

Đứa bé nằm bên mẹ không ai cho ăn nên khóc lên thảm thiết vì cơn đói. Tiếng khóc vang lên tận chín tầng trời làm Thượng Đế động lòng ngó xuống trần gian. Khi thấy hoàn cảnh thương tâm đó, Thượng Đế nổi giận vì lòng tàn ác của người dân vương quốc kia. Ngài bèn sai thiên thần mang đứa bé vô rừng chăm sóc cho nó lớn lên trong tình thương của thiên nhiên và muôn cầm. Sau đó, ngài ban một lời nguyền khiến cho toàn thân thể của từng người dân bị gai nhọn mọc đầy người, để suốt đời không ai được gần gủi ai cho đến khi mọi người biết thương yêu nhau. Từ đó người dân của quốc gia nầy đều mang trên mình một lớp gai, từ vua tôi cho đến hạng bần cùng. Nhưng dù cho lớp gai trên mình ngày một dài và cứng nhọn theo lòng tham ngày càng to lớn, họ cứ sống cho cá nhân mình mặc dù phải trả giá cho lòng vị kỷ đó bằng sự cô đơn khủng khiếp dằn vật tâm linh.

Một ngày kia, nghe tin vương quốc này đang trở nên yếu thế, một quốc gia khác bèn đem quân sang xâm lấn lãnh thổ. Khi quân xâm lăng tràn qua bờ cõi, toàn dân trong nước ai cũng tự lo thân và trốn tránh nghĩa vụ. Nhà vua lúc đó đã lớn tuổi mà vẫn bị lũ bầy tôi tham sống sợ chết làm áp lực bắt đem một toán quân ra chiến đấu. Sức mình thì yếu, sức địch thì mạnh. Sự thất bại đến với nhà vua thật nhanh chóng. Dẫn tàn quân chạy về hoàng thành thì mới hay lũ tham quan đã đem dâng cho giặc tự bao giờ. Phẫn chí, nhà vua quyết liều mình đem quân cố chiếm lại thành trì nhưng cuối cùng phải ngã ngựa vì một mũi tên có tẩm thuốc độc. Nhà vua được một số quân trung thành cứu thoát và chạy trốn đến bên bìa rừng. Nhìn lại binh sĩ lớp bị thương, lớp bỏ mình chung quanh, nhà vua lấy làm hối hận rằng mình đã không nghe lời hoàng hậu khuyên ngày trước. Nhớ đến hoàng hậu, nhà vua lại nhớ đến đứa con thơ vô tội của mình ngày xưa. Rồi nhà vua ngã bệnh vì vết thương hành hạ. Bên ngoài thì địch quân vây khốn, trong rừng thì binh sĩ liều mạng để tử thủ với quân thù. Nhà vua lập đồn trong rừng làm chiến khu và để tập luyện binh sĩ.

Ngày qua ngày, dưới ách đô hộ nghiệt khắc của quân xâm lăng, người dân của vương quốc đó càng nghe đồn thêm về một quốc gia trong khu rừng già huyền bí nọ. Dần dần, người dân tìm cách trốn đi và tìm vào rừng để gia nhập. Phía quân xâm lăng cũng điêu ngoa, họ cho người trà trộn vào trong rừng nhưng kế hoạch không thi hành được vì không thể nào giả mạo được lớp gai cứng mọc trên thân thể của người dân bản xứ. Người dân đã biết đoàn kết để tạo cho khuyết điểm trên thân thể mình thành ưu điểm để chống giặc ngoại xâm. Một ngày kia, với binh hùng tướng mạnh, nhà vua bắt đầu công cuộc dành lại quê hương. Lần nầy, với đoàn quân thiện chiến và với lòng tin thống nhất, nhà vua đã chiếm lại được thành trì và xua đuổi quân xâm lăng ra khỏi lãnh thổ.

Không may, trong trận chiến cuối cùng nhà vua lại bị thương. Vốn đã yếu sức vì tuổi già, lại còn lao lực trong trận chiến dài đăng đẳng, nhà vua bệnh ngày càng thêm nặng. Toàn dân trong nước chưa kịp reo mừng dành lại độc lập đã phải mang nỗi buồn cho tình trạng ngày càng nguy ngập của nhà vua. Biết mình sắp chết, nhà vua trong cơn sốt đã thốt lên rằng:

"Ta chết cũng đành lòng, nhưng trời ơi, sao ta thèm được một lần ôm đứa con mà ta chưa hề biết mặt !..."

Bỗng nhiên có tin báo từ bên ngoài thành có một người thầy thuốc nói sẽ trị hết bệnh cho nhà vua. Cửa hoàng thành rộng mở. Người thầy thuốc bước vào hoàng cung với tấm vải thô che kín thân thể mà không ai nhìn thấy mặt. Khi đến gần giường bệnh, người thầy thuốc đứng lặng yên thật lâu bên nhà vua mà không nói tiếng nào. Khi nghe nhà vua gọi con trong cơn sốt, người thầy thuốc rơi lệ. Giọt lệ nhỏ xuống trên gò má nhăn nheo của nhà vua làm nhà vua thức tỉnh và mở mắt nhìn người đang đứng bên cạnh mình. Khi nhà vua đua tay lên vói, người thầy thuốc bèn nắm chặt lấy tay nhà vua, quì xuống bên cạnh người và nói rằng:

"Thưa phụ hoàng, con đây !".

Rồi người thầy thuốc hất tấm vải thô che mình xuống đất để lộ ra một thân thể trong suốt như pha lê. Để chữa bệnh cho cha, vị hoàng tử nâng vua cha lên và ôm người thật chặt vào lòng, mặc cho những gai nhọn đâm vào người thật sâu. Và máu chàng đã chảy ra. Lạ thay, khi máu của chàng thấm lên thân thể của nhà vua thì nhà vua cũng thấy mình khỏe lại . Và kỳ diệu hơn nữa, lớp gai nhọn trên thân thể nhà vua cũng tan biến dần theo từng giọt máu của vị hoàng tử đổ xuống.

Sau đó vị hoàng tử bèn đặt nhà vua nằm lại trên giường để dưỡng bệnh. Từ từ đứng dậy và bước đến người đứng gần mình nhất, vị hoàng tử ôm lấy người đó và nói:

"Chúng ta hãy thương yêu nhau. Bất cứ hình phạt nặng nề nào của Thượng Đế cũng đều được giảm bớt nếu chúng ta biết chân thành yêu thương nhau".

Rồi cứ thế từ người này sang người khác, chàng đi khắp thành mà ôm từng người một, từ ông lão nghèo nàn đến người thương gia giàu sang, từ em bé tật nguyền đến chàng thanh niên khỏe mạnh. Và cứ thêm mỗi người được ôm thì vị hoàng tử càng yếu dần theo từng giọt máu ứa ra trên thân thể họ. Cho đến lúc kiệt sức, chàng quị xuống bên đường. Tuy vậy, chàng vẫn mở rộng vòng tay kêu gọi mọi người đến cùng chàng mà chia sự sống. Mọi người nức nở khóc trước tình thương bao la của chàng. Những người sau cùng chưa được thoát bệnh đồng quì xuống bên chàng mà nói:

"Chúng tôi xin hoàng tử đừng lao lực thêm nữa. Chúng tôi thành tâm nguyện mang lớp gai này trên mình để người còn được sống cùng chúng tôi".

Lạ thay, từ trên thinh không bỗng có tiếng nhạc thánh thót vang lên và có lời truyền của Thượng Đế phán rằng:

"Lành thay ! Các người hiểu được tình yêu thương chân thật và bỏ đi lòng tị hiềm, ích kỷ. Dám hy sinh bản thân mình cho đồng loại là định nghĩa của yêu thương vậy".

Rồi cùng với thinh âm tan dần vào không gian, các lớp gai trên thân hình của những người còn lại đều biến mất đi. Khi người ta nhìn lại thì vị hoàng tử đang khép mắt lại với lời nói thật hiền hòa thoát ra theo làn hơi thở sau cùng:

"Hạnh phúc là có nhau hôm nay để sống. Yêu thương là biết sống làm sao để ta có nhau ngày mai. Các bạn của tôi ơi, hãy nhớ rằng hạnh phúc không phải là của riêng ta để cho đi hay lấy lại. Hạnh phúc chỉ đến với ta khi ta biết yêu thương lẫn nhau và chia xẻ cho nhau tình thương đó..."

Rồi chàng lìa đời sau câu nói đó. Ngày hôm sau, dưới sự hướng dẫn của nhà vua, toàn dân trong thành đã đưa di thể của chàng xuống lòng đất muôn đời, bên cạnh khu rừng nọ. Lạ thay, khi xác của chàng vừa được chôn dưới lòng đất xong, người ta bỗng thấy có những chim muông, cầm thú kéo thành đoàn từ trong rừng ra nằm quanh ngôi mộ của chàng thật lặng yên và buồn bã. Một năm sau, người ta thấy trên ngôi mộ của chàng và chung quanh khu vực đó mọc lên những bông hoa đỏ tươi như máu với thật nhiều gai nhọn từ gốc đến ngọn. Người ta cho đó là sự kết tinh lại của tình thương của chàng hoàng tử để nhắc nhở cho người đời bài học cao cả nhất về yêu thương và hạnh phúc. Và người ta gọi loài hoa đó là hoa Hồng.

Và mãi mãi đến ngày nay, dù mang nhiều màu sắc khác nhau, loài hoa đó vẫn tượng trưng cho sự yêu thương.

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Phong – Hoa – Tuyết – Nguyệt




Cuộc đời thực thực hư hư, thoáng một cái tuổi xuân đã trôi qua. Và thế là cũng đã hết cả một đời người. Có những tiếc nuối, có những hư hao, có những lưu luyến, có những cuộc chia li không chờ được đến ngày tái ngộ để cuối cùng vẫn là buồn nhớ xót xa! Có những nỗi buồn kết đọng lại thành những khúc ca bi lụy để người đời sau còn hoài vấn vương…

Chuyện kể rằng: Vào một đêm trăng sáng, trong cái lạnh giá của mùa đông trên núi, với gió, với tuyết rơi lất phất trắng xóa tứ bề, có một lữ khách phiêu bạt giang hồ lâm trọng bệnh. Ông ta vốn từ lâu sống ẩn dật trên núi, xa lánh cõi trần tục. Trong cái tiết trời lạnh lẽo buốt giá và tàn nhẫn của mùa đông, dường như chẳng có một sự sống nào tồn tại nổi, những phút giây đau yếu khiến người đàn ông phiêu bạt từng trải bỗng nhiên thấm thía cái nỗi cô độc tận cùng của mình. Bất chợt, ông bỗng nhớ đến người thiếu nữ ngày xưa thương nhớ. Chỉ vì định mệnh, ông và người con gái ấy đã không thể ở bên nhau.Suốt bao nhiêu năm tháng xa lánh trần gian, xa lánh thế tục cùng tình ái con người, ông vẫn chưa bao giờ nguôi đau đáu về hình bóng thuở trẻ trai. Giờ phút này, chỉ còn ông với trăng, với gió, với hoa cỏ oằn mình trong lạnh giá và với những cơn mưa tuyết cứ rơi không ngừng… Trong cái ngao ngán của kiếp người, ông lão tự than thở một mình rằng: “Phải chăng cuộc đời quá ngắn ngủi để thưởng thức Phong Hoa Tuyết Nguyệt?” Cùng lúc đó, có một người khách lỡ độ đường đi ngang qua, ghé vào xin tá túc cho qua cơn mưa tuyết đêm khuya. Nghe thấu câu chuyện của ông lão tội nghiệp. Anh ta đã dùng cây sáo của mình hòa tấu lên một khúc trong bộ tứ Phong – Hoa – Tuyết – Nguyệt. Quả thực, trước mắt đấy, là phong, là hoa, là tuyết, là nguyệt, là một bức tranh hoàn mỹ của thiên nhiên. Chỉ có điều, lòng người với những ưu tư, sầu muộn ngổn ngang nên vẫn ngỡ rằng mình không thể thấu trọn vẻ đẹp thanh tao kia!


St

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

SÔNG & NGƯỜI ...





SÔNG CÀNG SÂU CÀNG TĨNH , NGƯỜI CÀNG HIỂU CÀNG BIẾT KHIÊM NHƯỜNG

Nước sâu chảy không một tiếng động, nước nông, nước cạn sẽ chảy róc rách. Người nông cạn, khoa trương sẽ giống như nước cạn vậy. Còn người có đủ tĩnh khí, khiêm nhường, biết mình sẽ giống như một nguồn nước sâu. Bạn muốn mình là nguồn nước sâu hay là một dòng nước cạn?

Walter Raleigh (1552 – 29 .10. 1618) là nhà chính trị, nhà sử học, nhà thơ nổi tiếng của Anh thời kỳ văn hóa phục hưng từng sáng tác một bài thơ về tình yêu. Trong đó ông đem tình cảm mãnh liệt ví như dòng nước chảy.

Ông viết: “Nước cạn chảy róc rách mà nước sâu lại chảy không phát ra một tiếng động. Một người nếu luôn nói lời đường mật thì trong lòng sẽ là “hư tình giả ý”

Kỳ thực, trong cuộc sống, sự thành thật và lương thiện cũng giống như nước chảy vậy, cũng không cần phải tận lực khoa trương, ca ngợi. Con người chỉ có tâm thái bình tĩnh và tường hòa mới có thể đạt được cảnh giới tư tưởng cao thượng.

Ở một ngôi làng nọ, có hai cha con người đàn ông trung niên sống cùng nhau. Một hôm trời đẹp, người cha rủ con trai đi vào rừng dạo chơi. Cậu con trai vô cùng cao hứng đi cùng bố. Hai cha con đi đến đoạn đường uốn lượn thì dừng lại.

Trong một phút trầm lặng ngắn ngủi, người cha hỏi con: “Con trai! Ngoài tiếng chim đang hót ra, con còn nghe được thấy tiếng gì khác không?”

Cậu bé sau một hồi lắng nghe liền trả lời cha: “Cha ơi, con còn nghe được cả tiếng xe ngựa nữa ạ!”

Người cha lại hỏi tiếp: “Đúng rồi! Đó là một chiếc xe ngựa trống, không chở gì cả.”

Cậu con trai ngạc nhiên hỏi lại: “Chúng ta con chưa nhìn thấy nó, sao cha lại biết đó là chiếc xe ngựa trống rỗng?”
Người cha đáp: “Từ âm thanh con có thể dễ dàng nhận ra đó là một chiếc xe trống không. Xe ngựa càng trống rỗng, thì âm thanh sẽ càng to.”

Về sau này, cậu con trai trưởng thành, là một người thông minh, giỏi giang và thành đạt. Mỗi lần cậu chứng kiến một ai đó dùng lời lẽ ba hoa, lỗ mãng để nói chuyện, tự cho là mình đúng, tự cao tự đại, hạ thấp người khác thì cậu đều nhớ đến lời nói của cha vẫn như đang văng vẳng bên tai mình: “Xe ngựa càng trống rỗng thì âm thanh sẽ càng to.”

Những người đã từng qua sông cũng biết rằng, trước khi qua sông, người ta thường lấy một hòn đá ném nó xuống nước để phỏng đoán độ sâu của con sông. Bọt nước bắn lên càng cao thì chứng tỏ nước sông càng cạn, càng nông. Trái lại, nơi nào không có bọt nước bắn lên, không nghe thấy âm thanh lớn thì chứng tỏ chỗ ấy nước càng sâu, thậm chí sâu không thể đo được…

Nước càng sâu, chảy càng không có tiếng động. Xe ngựa càng trống rỗng thì tiếng động càng lớn. Làm người cũng nên như vậy!
Người có thể dùng tâm thái bình tĩnh, “bình tâm tĩnh khí” để nói chuyện với người khác thì sẽ trách được việc khắc khẩu, cãi vã giữa đôi bên. Người như vậy cũng sẽ càng học được cách lắng nghe người khác, mà lại không cường điệu, khoa trương chính mình!

Source Internet

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

Một Câu Nói Ngây Thơ Của Đứa Trẻ Đã Làm Thay Đổi Vận Mệnh Của Cả Nhà







Chỉ một câu nói hết mức hồn nhiên ngây thơ của đứa trẻ đã khiến người cha giật mình suy ngẫm, sau đó vận mệnh nghèo khổ của cả nhà mau chóng được thay đổi. Vì sao lại như vậy?


Cổ nhân nói “quân tử thận độc”, chính là nhắc nhở chúng ta khi đối mặt với chính mình, cần phải chính trực, quang minh, tấm lòng bình thản không lay động. Có một câu chuyện được lưu truyền, kể rằng một gia đình nọ, cuộc sống rất nghèo khó, người cha vì không có tiền, thường lợi dụng ban đêm ra vườn rau nhà người ta hái trộm. Một đêm nọ, anh ta mang theo cả con trai của ông ta đi trộm đồ ăn, lúc này, đứa trẻ thật thà nói một câu, đã cải biến vận mệnh cả nhà cậu.


Ở trong một ngôi làng nọ, có một gia đình nghèo khó bần cùng, người cha vì không có tiền, thường lợi dụng ban đêm lẻn vào vườn rau nhà người ta hái trộm, hôm đó anh ta mang theo cả con trai đi cùng. Khi người cha vừa mới nhổ một cây củ cải, đứa con bỗng nhiên ở sau lưng khẽ kêu:“Cha..cha.., có người nhìn thấy kìa”.


Cha của cậu kinh hãi, ngó nhìn bốn phía, hoảng hốt hói: “Người đó ở chỗ nào?”. Đứa trẻ vừa chỉ tay lên trời, vừa trả lời: “Cha! Cha xem, là mặt trăng đang nhìn cha đó!”.


Người cha này nghe con trai nói vậy, đầu tiên thì cảm thấy sững sờ, tiếp đó lại cảm thấy hối hận vì hành vi của mình. Có chút hụt hẫng nhưng lại có chút vui mừng, vì thế anh lặng lẽ dắt tay con trai đi về nhà. Dọc đường về, anh ta thầm nghĩ: “Trộm cắp là gây nghiệp rất lớn, có lẽ là ông trời từ bi, mượn miệng con trai để giúp mình tỉnh ngộ, từ nay phải sửa sai hướng thiện thôi!”.


Ngạn ngữ có câu: “người đang làm trời đang nhìn, thiện ác khác nhau ở một niệm”. Trong câu chuyện, người cha kia đã suy nghĩ lại, vậy đã xảy ra chuyện gì tiếp theo?


Nguyên là, chủ nhân của vườn rau vì thường bị mất trộm, tức giận vô cùng, đêm hôm đó đã sớm núp ở phía sau để rình bắt kẻ trộm. Lão nghĩ thầm tên trộm này thật đáng ghét, nhất định phải tóm gọn. Khi ông ta nhìn thấy có kẻ trộm lẻn vào, đang định hô hoán bắt trộm thì nghe được câu nói của đứa trẻ, nhất thời cũng sững người.


Ở dưới ánh trăng, ông chủ vườn rau nhìn thấy gương mặt của tên trộm, biết gia đình hắn là nghèo khó trong thôn. Nhìn thấy hai cha con hắn lặng lẽ dắt nhau rời đi, ông ta cũng bất giác ngẩng đầu nhìn ánh trăng mà im lặng không nói gì.


Về nhà ông chủ vườn rau đem chuyện này kể với vợ, vợ ông nói: “Mặt trăng kia chẳng phải cũng đang nhìn ông sao?”.
Cả đêm hôm đó, ông chủ này trằn trọc không sao ngủ được. Đến trưa hôm sau ông ta chạy đi tìm hai cha con ăn trộm kia, nói: “Này anh kia, nhà của ta hiện đang cần tìm thêm người làm, anh có thể làm được không? Ngoài tiền công, còn có thể cho anh một ít đồ ăn mang về nhà”.
Như vậy là một cơ hội việc làm tốt, có thể mang đến no ấm cho cả nhà nay đã được đáp ứng rồi.


Đêm hôm đó, người cha nghèo kia nắm tay con trai, lặng lẽ ngồi ngắm trăng, bỗng đứa trẻ nói:“Ôi.. cha nhìn xem! Là trăng đang cười kìa!”.


Lúc này ở nhà ông chủ vườn rau, ông ta cũng đang cùng vợ ngồi ngắm trăng, ông nói với vợ:“Chưa bao giờ từng cảm giác thấy mặt trăng đang nhìn mình, xem mình đang làm việc gì, hôm nay thử xem sao… Ôi! Bà xem trăng đang cười kìa!”.


Trong lịch sử cũng có một câu chuyện xưa, “Chuyện trong đêm có bốn người biết”. Kể rằng giữa sau thời Đông Hán, triều chính ngày càng hủ bại, quan lại tham ô. Thái thú triều Hán là Dương Chấn khi nhậm chức thái thú Kinh Châu, từng đề bạt tú tài Vương Mật làm quan huyện Xương.


Về sau có một lần Dương Chấn đi ngang qua huyện Xương, Vương Mật vì cảm kích cái ơn đề bạt của ông, ngay lúc nửa đêm đặc biệt đem 10 cân vàng đến để tạ ơn Dương Chấn. Dương Chấn đã cự tuyệt phần hậu lễ này. Vương Mật nói: “Bây giờ đêm đã khuya, sẽ không có ai biết chuyện này đâu, xin ông hãy nhận lấy”. Dương Chấn đáp rằng: “Trời biết, Đất biết, ông biết, tôi biết, sao lại nói là không ai biết? Ông hãy đem số vàng này về đi”. Vương Mật rất xấu hổ mà đem số vàng này trở về.


Cho dù là ban đêm, bạn đang làm chuyện gì, đừng nghĩ rằng chỉ mình bạn biết, mặt trăng trên bầu trời cũng đang mở to hai mắt đang nhìn bạn đó!

Bảo An, dịch từ NTDTV

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

“Phúc bất tận hưởng”



Vào thời nhà Hán có một vị quan lớn. Quan lớn vào thời ấy đều là thuộc giai tầng quý tộc hoặc là Hoàng thân quốc thích chứ người bình dân là không có tư cách. Họ từ nhỏ đã được phong đất, có sản nghiệp lớn, nắm rõ tri thức, tu thân trị quốc bình thiên hạ.
Ở thời nhà Hán, đại đa số người thuộc hàng quý tộc, quan lại, dù ít hay nhiều cũng hiểu biết về học thuyết âm dương, hiểu biết vận mệnh. Vị quan này có gia sản lớn, con cháu đầy đàn nhưng lại thường mang vẻ u sầu trong lòng. Ông thường xuyên thở dài, lộ rõ vẻ lo lắng ra mặt.



Một lần, ông ngẫu nhiên gặp một lão nông. Ông lão nông dân này biết rõ vị quan lớn kia nên hỏi: “Ngài đã giàu có như thế, tiền của mấy đời con cháu cũng tiêu không hết, sao ngài còn phải thở dài?”
Vị quan lớn này nói: “Ông nhìn hai đời sau trong nhà ta mà xem, đời sau lại không bằng đời trước, thực sự là giàu không thể quá ba đời. Khi cháu trai bằng tuổi của ta, e rằng sẽ tiêu hết gia sản, nói không chừng còn có họa sát sinh.”
Ông lão nông dân không hiểu, vị quan lớn lại giải thích: “Ta quan sát và đoán biết được, thế hệ sau trong gia tộc nhà ta, từ nhỏ chúng đã được hậu đãi nên từ nhỏ chúng cũng đã tùy tiện làm xằng bậy, dưỡng thành thói quen hưởng thụ.
Hai đời sau này việc gì cũng không làm, chúng cảm thấy hết thảy những gì chúng đang hưởng đều là những thứ nên được. Loại nhận thức ấy, sớm hay muộn cũng dẫn đến vong bại thôi.”


Nói xong, vị quan lớn lại chỉ vào ông lão nông dân còn đang trơ mắt nhìn, nói: “Ông đã sống đến tuổi này rồi, trên mặt nhiều nếp nhăn vàng, nên chắc chắn cả đời đã làm không ít việc thiện. Vô luận là ông hiện tại khổ bao nhiêu thì sau này con cháu đều được hưởng âm đức của ông mà giàu sang bấy nhiêu.”
Câu chuyện xưa nói cho chúng ta một đạo lý rằng, giàu và nghèo là có sự biến hóa. Nếu một người tích lũy nhiều hơn, cần kiệm hơn thì tự nhiên sẽ có phú quý và được hưởng thụ. Còn một người chỉ lo hưởng thụ nhiều hơn, thì tự nhiên cũng sẽ khốn cùng, rách rưới.
Người xưa nói: “Vương hầu tương tương, trữ hữu chủng hồ”, có ý khuyên răn mọi người rằng: Là Vương Hầu cũng vậy đều không phải trời sinh đã có địa vị cao quý, là người bình thường nhưng biết cố gắng, làm nhiều việc thiện, tích được đại đức thì cũng có thể thay đổi được vận mệnh. Ngược lại, người mà trời sinh đã giàu có sung sướng nhưng nếu chỉ biết phóng túng bản thân, khi hưởng hết phúc rồi thì cũng trở nên nghèo khổ.
Cho nên, cổ nhân cũng dạy rằng: “Phúc bất tận hưởng”, tức là phúc thì không nên hưởng hết, phải luôn bồi đắp, bởi vì khi phúc đã hưởng hết thì họa tất sẽ đến!

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Khi nào cánh cổng Thiên đường và Địa ngục sẽ mở ra?







   


Con người nhiều khi khác nhau chỉ ở một niệm. Một niệm thành ma, một niệm thành Phật; một niệm lên Thiên đường, một niệm xuống Địa ngục; một niệm hiểu ra ngay, một niệm lại đi vào ngõ cụt… Sai khác ở một niệm sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác nhau.



Nhưng cũng có rất nhiều người không tin vào điều ấy, và vị võ sĩ Nhật Bản trong câu chuyện dưới đây là một trong số đó.

Một ngày, vị võ sĩ Nhật Bản tên là Tín Trọng đến thỉnh giáo thiền sư Bạch Ẩn: “Thưa thiền sư, Thiên đường và Địa ngục có thực sự tồn tại không?”

Bạch Ẩn thiền sư hỏi lại: “Ngài làm nghề gì?”

Võ sĩ đáp: “Tôi là võ sĩ!”

“Ngài là một võ sĩ?” Bạch Ẩn thiền sư lớn tiếng nói: “Người nào ngu xuẩn mới thuê ngài làm võ sĩ bảo vệ! Ngài xem, khuôn mặt của ngài quả thực không khác gì một tên ăn mày!”


Vị võ sĩ nổi nóng, đưa tay lấy thanh bảo kiếm đang đeo ở bên hông ra và nói: “Ngài vừa nói cái gì?” Ông ta chưa từng bị ai nói lời chế nhạo như vậy nên trong lòng đang sôi sục như lửa.

Bạch Ẩn thiền sư thấy vị võ sĩ như vậy, liền “đổ thêm dầu vào lửa” mà nói: “Ồ! Ngài cũng có bảo kiếm à? Nhưng bảo kiếm của ngài xem ra đã rất cùn rồi, chém không rơi đầu ta được đâu!”

Võ sĩ Tín Trọng lúc này đã giận tím mặt, rút phăng thanh bảo kiếm ra, khiến thanh bảo kiếm kêu “loảng xoảng”. Ông ta nhanh tay đưa thanh bảo kiếm sáng loáng lên ngực Bạch Ẩn thiền sư một cách giận dữ.

Bạch Ẩn thiền sư bình thản nhìn võ sĩ và nói: “Cánh cửa Địa ngục từ đây mà mở ra!”

Trong nháy mắt, võ sĩ Tín Trọng khôi phục lý trí của mình, cảm thấy mình thật vô lễ và liều lĩnh nên vội vàng thu bảo kiếm rồi cúi đầu giải thích.

Bạch Ẩn thiền sư nở nụ cười nói với võ sĩ: “Cánh cửa Thiên đường bởi vậy mà mở ra!”

Câu chuyện Địa ngục và Thiên đường đã được nhiều người biết đến. Chỉ bằng một câu nói, Bạch Ẩn thiền sư đã thể hiện một đạo lý sâu xa: Người ta khác nhau ở một niệm. Vì một niệm mà lên Thiên đường, nhưng cũng chỉ vì một niệm mà rơi vào Địa ngục… Có lẽ chỉ những bậc tu hành đã ngộ Đạo mới có thể hiểu được ý nghĩa uyên thâm mà người đời không thể nhận ra này…

Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

Sự Tích Khăn Tang








Ngày xưa, có vợ chồng nhà phú hộ nọ sinh được năm người con gái. Nhà giàu nhưng lại không con trai, nên bao nhiêu tình thương họ đều dồn vào những cô con gái. Lần lượt năm cô lớn lên, ai nấy đều lập gia đình và đi ở riêng.
Vì các cô lấy chồng xa, nên hai ông bà phú hộ cảm thấy nhớ con quá. Một hôm bà bảo chồng:
- Sắp tới, ông chịu khó trông nhà cửa cho tôi đi thăm chúng một lượt, sau đó tôi lại về trông để ông đi...
- Phải đó - ông đáp - nhưng bà phải đi nhanh nhanh lên mới được, đừng bắt tôi đợi lâu!
- Không được đâu, tôi tính ở lại với các con đứa nào ít nhất cũng một tháng, năm đứa vị chi là năm tháng, c̣òn đi đường tổng cộng độ vài ba chục ngày, như vậy cũng mất ngót nửa năm rồi ông ạ!
- Thôi được, thế thì bà nó đi đi, bà nhớ đừng để cho đứa nào quấn quýt quá rồi ăn dầm nằm dề ở đó làm cho tôi mỏi ṃòn trông đợi.
Rồi người vợ cùng con hầu ra đi. Nhưng chỉ được vài tháng đă thấy bà trở về, vẻ mặt buồn xo. Thấy thế, ông liền hỏi dồn:
- Cơn cớ làm sao mà bà về nhanh như vậy? Có gặp điều gì khó khăn dọc đường hay không mà vẻ mặt bà không được vui?
Bà phú hộ đáp:
- Chẳng có gì hết, tôi vẫn bình yên, chúng nó đều mạnh khỏe cả. Tôi về sớm là vì tôi muốn ông khỏi trông. Ông cứ đi một lần cho biết.
Thấy vợ nói úp úp mở mở, ông phú hộ chẳng hiểu gì nên cuối cùng cũng sắm sửa hành lý ra đi.
Ông ghé nhà người con gái thứ nhất. Chàng rể tiếp đón niềm nở làm ông hài ḷòng, nhưng con gái ông lại không được như thế, nó chỉ chuyện trò giả lả được đôi câu rồi quay vào công việc của nó.
Đến khi chồng nó ra đồng trông coi thợ cày cấy, thì con gái ông lúi húi lo việc bếp núc, cha con chẳng có dịp chuyện trò.
Măi đến gần trưa, ông cảm thấy bụng đói cồn cào, định bảo nó dọn cho mình ăn trước như khi còn ở nhà, nhưng rồi lại nghĩ thầm: “Để xem nó đối đãi với cha nó ra sao cho biết?!”. Ông thấy con gái chờ chồng về mới dọn cơm ra. Chàng rể của ông lúc ấy tuy đã về rồi mà vẫn còn bận một số công việc nên ông phải đợi tiếp. Đến khi thấy quá trưa, con gái ông mới gọi chồng:
- Mình ơi, hãy để đó vào ăn cơm đi, cho ông già ăn với!
Nghe con gái nói thế, ông cảm thấy không được vui. Chiều hôm ấy và liên tiếp những ngày sau cũng vậy. Ông nghiệm ra rằng con gái ông chăm sóc cho chồng nó chứ không phải cho ông: “Thì ra bây giờ nó coi cha nó chẳng ra cái quái gì. Nếu chồng nó không ăn thì có lẽ mình cũng phải ngồi nhịn đói”. Ở chơi được ít ngày, thấy con gái không được vồn vã đằm thắm như xưa, ông liền từ giã vợ chồng nó mà đi đến nhà đứa khác xem sao.
Lần này vừa đi ông vừa lẩm bẩm: “Chắc thế nào những đứa sau cũng phải khác chứ, chẳng lẽ đứa nào cũng như vậy cả sao? Vợ chồng ta trông cậy chúng nó rồi đây sẽ chia nhau về phụng dưỡng một khi bố mẹ tuổi già kia mà!”
Nhưng khi đến nơi, ông thấy đứa thứ hai cũng chẳng khác gì đứa đầu. Nghe bố đến thăm cũng tiếp đãi gọi là cho tròn bổn phận rồi lại loay hoay vào công việc nhà chồng, bỏ mặc ông chẳng chút quan tâm.
Lần lượt ông đi thăm đủ cả năm cô con gái yêu quý nhưng chẳng đứa nào là không say mê với công việc của nó, chẳng đứa nào quan tâm chăm sóc đến ông như lúc còn ở nhà. Sau cùng, ông chép miệng:
- Vậy là con gái một khi bước về nhà chồng thì chẳng c̣òn là con mình nữa. Nó xem chồng trọng hơn bố mẹ nó nhiều.
Nghĩ vậy nên ông quày quả trở về. Ông tính lại thời gian thăm con cả đi lẫn về còn ngắn hơn cả bà.
Khi về, ông gọi vợ lại bàn rằng:
- Thế là mấy đứa con gái có cũng như không, chẳng hy vọng gì vào chúng nó đỡ đần mình tuổi già nữa rồi. Bây giờ bà để tôi đi kiếm một đứa con nuôi đặng mai sau nó săn sóc chúng mình lúc mắt lòa chân chậm. Bà nó nghĩ sao?
Vợ phú hộ trả lời:
- Thôi ông ạ! Đừng có đi mà mất công lại nhọc xác. Con đẻ rứt ruột ra mà chúng không đoái không hoài thì con nuôi có làm được gì ?
Phú ông liền bảo:
- Trên đời này có kẻ tốt người xấu, đâu phải ai cũng như ai, bà đừng ngại.
- Được rồi, ông cứ đi đi, cố tìm một đứa con ngoan phụng dưỡng, mọi việc ở nhà mặc tôi lo liệu.
Phú hộ bèn đóng vai một ông già nghèo khó rồi ra đi từ làng này đến làng khác, đến đâu ông cũng rao:
- Ai mua cha không ? Có ai mua cha thì ra mà mua! Mua ta về làm cha chỉ mất năm quan tiền thôi...
Mọi người nghe ông già rao như vậy thì tưởng ông điên. Có người còn vui miệng nói :
- Mua lăo ấy để về nhà mà hầu ư ? và để rồi đây lão ta trăm tuổi qua đời có được đồng nào còn phải lo tống táng nữa sao ? Thà là nuôi một người đầy tớ còn hơn.
Tuy có nghe nhiều lời mỉa mai cười cợt, phú ông vẫn không nản chí, vẫn đi hết xóm này đến ấp kia, miệng rao không ngớt:
- Có ai mua cha không này?
Bấy giờ ở làng nọ có hai vợ chồng một nông phu nghèo, nghe có người đi bán mình làm cha, chồng bảo vợ :
- Hai vợ chồng mình mồ côi từ thuở bé, chưa bao giờ được hưởng tình cha con, lại chưa có mụn con nào, thật là buồn. Thôi th́ì ta mua ông già này về thủ thỉ với nhau khuya sớm cho vui cửa vui nhà.
Thấy vợ bằng lòng, anh chàng chạy ra đón ông già vào và nói :
- Ông định bán bao nhiêu tiền?
- Năm quan không bớt.
Anh chồng liền thưa:
- Thú thật với ông, nhà tôi nghèo quá, muốn mua ông nhưng không sẵn tiền. Vậy ông ngồi chơi để tôi bảo nhà tôi đi vay xem sao.
Phú hộ ngồi chờ hồi lâu, thấy chị vợ chạy đi một lát rồi lại quay về, nhưng số tiền vay được cùng với tiền nhà gom lại cũng chỉ có hai quan. Anh chồng liền nói:
- Thôi thì ông thông cảm cho, hai ngày nữa mời ông trở lại, chúng tôi sẽ có đủ tiền.
Hai ngày sau, vợ chồng anh nông phu trao tiền cho ông, mời ông vào nhà “cha cha, con con” rất thân tình. Phú hộ thấy đầu tóc người vợ bây giờ biến đi đâu mất liền hỏi:
- Này con ơi, tại sao đầu tóc của vợ con lại cắt cụt đi như vậy ?
Anh chồng tần ngần đáp:
- Chẳng giấu gì cha, nhà con quá nghèo không đủ tiền mua, mà nếu không mua thì biết có dịp nào tốt hơn. Vì vậy, vợ con phải cắt tóc đi bán mới có đủ số tiền năm quan đó.
Từ ngày có người cha nuôi, hai vợ chồng nông phu tỏ ra rất niềm nở và chịu khó chăm sóc hầu hạ ông không biết mệt. Phú ông vẫn không cho biết gốc tích quê quán thật của mình, hằng ngày vẫn cứ ăn no ngủ kỹ, đôi lúc lại kêu váng đầu mỏi lưng, bắt họ phải xoa bóp hoặc tìm thầy chạy thuốc.
Mặc dầu vậy, hai vợ chồng vẫn cơm nước săn sóc không bê trễ. Cứ như vậy được vài tháng sau, nhà họ đă nghèo lại càng mạt thêm.
Hai vợ chồng phải cố gắng làm thêm để nuôi cha, có bữa phải nhịn đói để nhường cơm cho ông già.
Tình hình như vậy kéo dài nửa năm, nợ nần của họ chồng chất quá nhiều mà trong nhà gạo tiền đã kiệt. Tuy vậy, họ vẫn không hề lộ vẻ mỏi mệt, cố làm vui lòng cha già.
Một hôm, hai vợ chồng ngủ dậy đã thấy người cha nuôi khăn gói chỉnh tề, ông bảo họ:
- Các con hãy đốt cái nhà này rồi đi theo ta!
Vợ chồng anh nông phu trố mắt nhìn nhau, tưởng ông phát điên, nhưng sau đó lại thấy ông phú hộ giục bảo:
- Làm con thì phải vâng theo cha mẹ, chớ có sai lời. Cha đã bảo các con đi theo cha kiếm ăn thì cứ việc đi, còn cái nhà này ọp ẹp chẳng đáng bao nhiêu đừng tiếc nữa.
Vợ chồng nghe thế thì biết ông nói thật, không dám cãi, đành nhặt nhạnh một vài món đồ buộc thành một gói, rồi châm lửa đốt nhà.
Đi theo ông già, họ thấy ông ban ngày lần hồi xin ăn, tối tối lại vào nhà người xin ngủ nhờ, họ vẫn vâng lời, không chút phân vân.
Ba người đi xin ăn như thế được năm ngày, cuối cùng đến trước một ngôi nhà ngói tường vôi, ông mới vui vẻ bảo họ:
- Các con ơi, đã đến nhà ta rồi!
Bà phú hộ bước ra cổng đón vào, ông tươi cười bảo vợ:
- Bà nó này, đây mới thật là con của chúng ta đấy!
Bấy giờ vợ chồng anh nông phu mới ngớ người ra, biết được cha mẹ nuôi mình là một nhà giàu có.
Phú hộ bảo anh nông phu lấy theo họ mình, và từ đó hai vợ chồng bước vào một cuộc đời sung sướng.
Ít lâu sau, phú hộ lâm bệnh nặng. Biết mình sắp gần đất xa trời, ông bèn làm tờ di chúc để phần lớn gia tài cho đứa con nuôi, đoạn ông gọi vợ đến trối rằng:
- Sau khi tôi chết, bà nhớ đừng cho năm đứa con gái biết tin đấy!
Ông nói tiếp: - Nếu chúng nó có nghe ai mách mà về đây, chưa biết chừng tôi sẽ “bứt néo” trổi dậy cho mà coi. Việc để tang thì đứa con trai cứ theo cổ tục, cắt tóc, đội mũ, quấn rơm trên đầu để chứng tỏ mình chịu cực chịu khổ với cha mẹ thì thôi cũng được, nhưng đứa con dâu thì bà bảo nó khỏi cắt tóc, vì tôi chưa bao giờ quên được cái việc nó đã hy sinh mái tóc dài của nó để mua cha, vậy nó chỉ cần đội khăn tang là đủ.
Nhưng khi khâm liệm cho chồng xong, bà phú hộ vì nặng lòng nên cũng cho người lén báo tin cho năm đứa con gái biết. Khi chúng về, bà đón ở cổng, thuật lại lời trối của cha cho chúng nghe và bảo chúng đừng có vào nhà, kẻo có sự chẳng lành.
Năm đứa con gái hối hận lắm, nhưng việc đã rồi biết làm sao? Khi đưa linh cữu cha, chúng đòi đi đưa cho bằng được. Khuyên can con mãi không xong, cuối cùng bà buộc lòng phải xé cho chúng ngoài khăn tang ra còn thêm mỗi đứa một vuông vải cho chúng che mặt lại để mong linh hồn bố chúng khỏi biết.
Từ đó, người ta bắt chước để tang theo cách gia đình này đã làm:
“Con trai cắt tóc vành rơm, mũ mấn, dây lưng chuối như cổ tục, con dâu được miễn cắt tóc, chỉ đội khăn tang, lại miễn cả che mặt. Còn con gái ngoài khăn tang còn có thêm một mảnh vải che mặt.”

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

Rốt cuộc cả đời người là sống vì điều gì?






Tác giả: Mai Trà (theo Đại Kỷ Nguyên)




Đời người tưởng dài, nhưng khi quay đầu lại mới thấy thật ngắn ngủi. Trong cuộc sống xô bồ ấy, đã bao giờ bạn nghiêm túc tự hỏi: Mục đích của đời người là gì? Vì điều gì mà sống? Và rốt cuộc cả đời truy cầu là điều gì?


Xưa có một câu chuyện như thế này:

Ở một làng chài bên bờ biển có hai người đàn ông làm nghề đánh cá. Một người rất chăm chỉ, khôn khéo và lanh lợi, người còn lại thì dường như không tập trung vào công việc. Hàng ngày, người chăm chỉ đều đi đánh cá từ sáng sớm và đến tối muộn mới trở về nhà, quanh năm không có ngày nghỉ ngơi. Còn người “lười biếng” kia chỉ đánh đủ số cá để bán lấy tiền mua gạo trong ngày. Sau đó anh ta nằm dài trên bờ biển nghỉ ngơi hoặc trở về vui chơi bên gia đình.

Một ngày, người đánh cá “lười biếng” hỏi người đánh cá chăm chỉ kia rằng:

“Vì sao mà ngày nào anh cũng bận rộn từ sáng đến đêm như vậy?”

“Tôi muốn đánh được nhiều cá, bán lấy tiền để tích góp mua thuyền”

“Vậy mua thuyền xong thì anh sẽ làm gì?”









Người chăm chỉ nhìn xa xa ra biển rồi trả lời:

“Tôi sẽ đánh nhiều cá hơn, kiếm được nhiều tiền để mua chiếc thuyền lớn hơn nữa”

“Có thuyền lớn hơn rồi thì anh sẽ làm gì tiếp?”

“Tôi sẽ mua thuyền lớn hơn nữa! Sau đó tôi sẽ nghỉ ngơi không đi đánh bắt cá nữa, mỗi ngày nằm dài trên bãi biển phơi nắng, nghỉ ngơi, nghe tiếng sóng biển!”– Người chăm chỉ vừa nghĩ về tương lai tươi sáng vừa tự đắc trả lời.

Người “lười biếng” nói: “Anh xem! Tôi hiện tại mỗi ngày chẳng phải vẫn nằm phơi nắng và nghe tiếng sóng biển đó sao!”

Người chăm chỉ nghe xong, trầm ngâm suy nghĩ mà không nói thêm lời nào…

Nếu chỉ nghe qua, rất nhiều người sẽ nghĩ rằng câu chuyện thật là tiêu cực. Nhưng kỳ thực, trong đó lại bao hàm một đạo lý khiến mọi người phải suy nghĩ sâu xa. Mục đích của đời người là gì? Con người rốt cuộc muốn sống như thế nào? Cả đời người ta vì điều gì mà truy cầu?

Người chăm chỉ đánh cá, bận rộn cả đời cuối cùng cũng là mong muốn được nằm trên bờ cát hưởng thụ ánh nắng mặt trời và nghe tiếng sóng biển. Người chỉ đánh đủ số cá cần dùng, trong cuộc sống hàng ngày đã có được điều mà người cần mẫn kia mong muốn. Người cần cù kia, phải chăng đang sống một cuộc sống có chút mù quáng? Có phải hay không một chút thật đáng thương?

Trong cuộc sống, quả thực có rất nhiều thời điểm chúng ta đang sống trong mù quáng. Vì để chiếm giữ được thanh danh, lợi ích, tình yêu, vật chất, thậm chí là một hơi thở mà lại không hề nghiêm túc nghĩ rằng, những thứ ấy rốt cuộc có tác dụng gì đối với thân thể và tâm linh của chúng ta?



Cuộc sống hiện đại ngày nay, vật chất vô cùng phong phú, xa hoa và trụy lạc, điều gì cũng có. Nhưng cũng chính vì vậy mà nhiều người vẫn đang chìm đắm trong xa hoa trụy lạc, lệ thuộc vào vật chất mà không nhận ra. Không ít người vì xe cộ, nhà cửa, sắc đẹp, tình dục, tiền bạc, quyền thế… mà đã trở thành nô lệ từ bao giờ.

Người xưa giảng rằng: vật chất, của cải… chỉ là vật ngoài thân, khi sinh không mang theo đến, khi chết chẳng mang theo đi. Trong khi đó, con người chết đi còn phải trải qua lục đạo luân hồi, vậy mà cứ mải mê tranh giành những thứ vật ngoại thân đó đến mức làm nô lệ thì có đáng không? Trên đường phố rộn ràng, đông đúc kia, thử hỏi có bao nhiêu người không phải là nô lệ cho vật chất? Có bao nhiêu người có thể bảo tồn cảm giác lý tính để sinh sống?

Đạo gia giảng phải chú trọng “phản bổn quy chân”, quay trở về với bản tính tiên thiên của con người. Họ cho rằng “phản bổn quy chân” mới là mục đích cuối cùng của sinh mệnh, mới là chốn trở về bình an. Trong sâu thẳm chúng ta, chắc hẳn ai cũng muốn bản thân và xã hội trở về với chân thật, thiện lương. Vậy phải làm thế nào mới có thể thực hiện điều ấy?

Nếu như có thể không vì “vật ngoài thân” mà ủ rũ, không vì “vật ngoài thân” mà trở thành nô lệ thì tuy rằng thân thể bạn đang sống tại cõi hồng trần, nhưng tâm lại đang ở cõi bồng lai tiên cảnh. Đạo lý này quả thực sâu sắc lắm thay!

———–

http://petrotimes.vn/rot-cuoc-ca-doi-nguoi-la-song-vi-dieu-gi-473901.html

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Truyện con lợn thứ mười ba và sự tích hoa ngũ sắc



Truyện: Phó Đức Tùng - Tranh: Vũ Tuấn Kiệt





Ngày xửa ngày xưa, Ngọc hoàng Thượng đế làm ra người phụ nữ, một kiệt tác hoàn hảo, với đủ những nguyên liệu quý giá nhất mà Người có được. Người say mê tác phẩm của mình, không lúc nào rời. Thế rồi người hòa mình với tác phẩm đó, đẻ ra mười hai người con gái, nhan sắc mỹ miều. Người phụ nữ đầu tiên đó sau này được phong là Tây vương Mẫu, là bậc sinh thành ra thiên hạ.

Mười hai người con mỗi người một vẻ, một tính cách, và đều có những tài năng rất riêng. Nếu hợp cả mười hai người lại thì không có sắc thái đẹp đẽ gì, không có ý tưởng hay ho nào, không có tài năng đặc biệt nào là không được thể hiện. Thượng đế yêu họ lắm, và cho mỗi cô cai quản một cung trên thượng giới, tạo thành một chế độ gia đình trị. Mỗi cung quản lý 1 canh giờ trong ngày, một tháng trong năm, một năm trong chu kỳ thái tuế. Mỗi cung có một ngọc ấn trấn cung, khắc hình một con vật, từ chuột đến lợn, dân gian vẫn gọi là 12 con giáp. 12 con giáp này vốn là 12 con linh thú trấn cung của 12 cung. Mỗi con có một số đặc điểm, tượng trưng cho bản sắc, cũng như nhiệm vụ của cung đó. Cứ đến phiên cung nào quản lý thì thiên hạ lại được ban phát ân trạch theo cách của cung đó, nên mỗi thời đều có cá tính của nó.

Ở phương Tây, người ta còn gọi 12 cô tiên nữ này là 12 bà mụ. Mỗi khi một đứa trẻ ra đời, họ đều mời 12 bà mụ đến ban phước lành và các năng lực cho nó. Và thường thì trong mười hai bà, sẽ có một bà nhận đỡ đầu cho đứa bé. Khi đó, người ta nói là đứa bé có tuổi này hay tuổi kia, theo cung của mẹ đỡ đầu. Và cũng từ đó, người ta có thể dự đoán phần nào tính cách, số phận của đứa trẻ, vì những tặng phẩm của người mẹ đỡ đầu sẽ là tài sản đầu đời lớn nhất của nó mà từ đó, nó gây dựng tương lai.

Tuy mỗi cô một vẻ, nhưng cô út có lẽ là người hoàn mỹ hơn cả, và được cha mẹ cũng như các chị yêu chiều nhất. Cô được giao cho làm chủ cung Hợi, một cung nhàn hạ nhất, ít việc nhất mà lại nhiều lộc nhất trên thiên đình. Việc của cô chủ yếu là chuẩn bị quà tặng cho cha mẹ và 12 chị em trong mỗi dịp cuối năm, nghĩa là khi hết một vòng công việc của các cung, lo xong mọi sự cơ bản cho thiên hạ. Vì thế, con Lợn, biểu tượng của cung này là một con vật được nuôi ăn quanh năm, chẳng phải làm gì, chỉ mỗi dùng vào việc tế lễ các thần vào dịp cuối năm. Con Lợn có mười hai cái vú, để nuôi mười hai chú lợn con, tượng trưng cho món quà của cung Hợi cho 12 cung thái tuế.

Sau khi đẻ ra 12 người con gái, Ngọc hoàng thượng đế và Tây vương mẫu quyết định phải dừng đẻ, vì mọi thứ tốt đẹp trên đời, mọi cung trên thượng giới đã có chủ và mọi công việc thế gian đã có người quản lý. Mọi sự tưởng chừng như mỹ mãn, hoàn toàn theo quy luật. Nhưng rồi một ngày kia, thượng đế say rượu, không kìm được lòng dục, lại ngủ với Tây vương mẫu, và đẻ ra một người con gái thứ 13. Người con gái này vô cùng xấu xí, quái đản, chẳng ra gái, cũng chẳng giống trai. Cô chẳng có tai, có mũi. Giữa trán cô mọc một con mắt duy nhất, sáng quắc, tỏa ra một hơi lạnh kinh người. Toàn thân cô tròn ung ủng, đầy những vết sẹo lồi lõm như hố bom. Tóc tai rối bời, cứng đơ như rễ tre. Cô gái tội nghiệp vừa đẻ ra đã buồn rười rượi, chẳng bao giờ nói, chẳng bao giờ cười. Vì quá xấu xí, cô gái không bao giờ dám xuất hiện, chừng nào có ánh sáng mặt trời, và chẳng bao giờ dám gặp ai. Thượng đế thương con, sợ người ta chế giễu, chê cười nên cho cô ra ở riêng tại một tòa biệt cung rất xa, chẳng ai tới được. Và ông phao tin là cô quá đẹp, đẹp tới mức thần thánh, không thể bị sự trần tục làm cho ô uế, nên phải để cô ở riêng. Tất cả mọi người không ai thấy cô, nên chỉ có thể tưởng tượng ra một người con gái vô cùng đẹp, vô cùng tinh túy mà mọi sự trần tục đều không thể giống được. Sau này người ta gọi cô là Hằng Nga, tượng trưng cho sự trong trắng nguyên vẹn, và một vẻ đẹp mơ ước nhưng chưa ai biết là gì.


Hằng Nga giáng trần

Ban ngày, khi mặt trời chiếu sáng thế gian, không ai thấy bóng dáng Hằng Nga. Nhưng khi đêm đến, nhìn lên bầu trời, người ta có thể thấy một tinh cầu sáng lạnh, chính là ánh sáng tỏa ra từ con mắt độc nhất của Hằng Nga. Nếu cô ngủ, nhắm mắt, người ta sẽ không nhìn thấy gì. Khi cô hé mắt, người ta sẽ thấy một quầng sáng hình lưỡi liền, hoặc câu liêm. Và khi cô tỉnh hoàn toàn thì ta có thể thấy một vầng sáng tròn vành vạnh. Người đời gọi tinh cầu đó là cung Quảng Hàn, và họ biết đó chính là nơi ở của Hằng Nga. Tên gọi này xuất phát từ cảm giác buồn rười rượi, lạnh lẽo, dễ bi lụy mà nguồn sáng kia tạo ra ở mỗi người ngắm nó. Đồng thời, nó cũng là biểu tượng của một vẻ đẹp trinh tiết, lý tưởng không thể với tới. Biết bao thế hệ con trai, đàn ông đã từng say đắm ngắm trăng, rồi thầm mong mình có được người yêu đẹp đẽ như Hằng Nga. Biết bao đời phụ nữ từng ngắm trăng với sự ghen ghét, hoặc tự kỷ, hoặc mong ước được một phần như Hằng Nga. Có ai biết đâu vẻ đẹp mong ước của mọi thời đại lại chính là người con gái xấu xí lỡ kế hoạch của thượng đế.

Từ khi có thêm Hằng Nga, cô gái thứ 12 trở thành chị áp út, và tất nhiên, cô cũng muốn có một phần quà cho người em út của mình. Cô cố gắng bớt nhặt từ những vật liệu thừa trong việc làm 12 món quà tặng của 12 cung để cố biện ra một phần quà cho em. Tuy nhiên, vì không nằm trong hoạch định nên phần quà này kiểu gì cũng không được trọn vẹn như 12 phần kia. Người ta quan sát thấy con lợn thường đẻ 13 con, nhưng vì chỉ có 12 cái vú nên nó chỉ nuôi được 12 con, một con yếu nhất bao giờ cũng sẽ bị chết ngay sau khi đẻ, và dân gian vẫn gọi con lợn xấu số này là con lót ổ. Giống lợn thường đẻ ban đêm. Sáng ra, người ta đã thấy một chú lợn con thứ 13 nằm chết, xác đã lạnh. Có tin đồn là Hằng Nga thường trượt theo ánh trăng xuống hạ giới để ăn xác chết của chú lợn thứ 13 này. Vì thế, khắp nơi trên thế giới, người ta đều có liên tưởng giữa ánh trăng tròn, tức là khi Hằng Nga hoàn toàn tỉnh giấc, với những hoạt động ma quỷ, ăn xác chết, ma cà rồng hút máu v.v…

Người nông dân khi tỉnh giấc thường thấy xác một chú lợn con đã chết. Trong niềm vui vì mới có được 12 chú lợn con kháu khỉnh, đang tranh nhau bú mẹ, anh ta dọn dẹp chuồng lợn, và vứt xác chú lợn xấu số ra góc vườn xa, cùng với phân rác. Ngày hôm sau, giòi bọ, bọ hung lao vào xâu xé cái xác, cũng như rác rưởi, phân, và tất cả đều biến mất trong khoảnh khắc. Thế nhưng một thời gian sau, từ chỗ bãi rác nọ bỗng mọc lên một loài hoa lạ, có hình tròn như mặt trăng, với nhiều cánh nhỏ màu sắc lung linh như cầu vồng, nhưng không rực rỡ như ánh mặt trời, mà âm u, lành lạnh như ánh trăng. Hoa không có hương thơm, mà có mùi hăng hắc, cay cay như không khí đám ma. Do màu sắc của nó mà giới học thuật thường gọi đây là hoa ngũ sắc. Người dân thì lại gọi đây là hoa cứt lợn, vì thấy nó mọc lên từ bãi phân lợn. Thực ra, hoa này là món quà Hằng Nga, hay có nơi còn cho là bà mụ thứ 13, đem xuống hạ giới để tặng cho đứa con đỡ đầu xấu số của mình. Người đời hay tả bà mụ thứ 13 là một bà phù thủy độc ác, chuyên nguyền rủa những đứa trẻ, vì bố mẹ nó đã không hậu đãi mình. Ít ai biết được bà mụ thứ 13 chính là Hằng Nga đáng thương, và rằng nàng chỉ được nhận đỡ đầu những đứa trẻ yểu mệnh. Cũng như những người mẹ đỡ đầu khác, Hằng Nga yêu quý con đỡ đầu của mình, và mang tặng nó món quà đẹp đẽ nhất. Chỉ có điều nó chẳng bao giờ có phúc để hưởng, và món quà của nàng cũng chẳng mấy ai biết trân trọng, thậm chí còn cho rằng chính nàng mang tới tai ương.


Hoa ngũ sắc tặng cho lợn con thứ 13

Không ai trồng hay cắm hoa cứt lợn, mặc dù nó cũng rất đẹp. Hoa chỉ lẳng lặng mọc ở những nơi hoang vu, ven rừng, cuối vườn. Nhưng những bụi hoa này là nơi tụ họp của muôn loài bướm, mà người ta đồn là vong hồn của những sinh linh xấu số chết yểu hóa thành.

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Nhường đường cho người – đường càng thênh thang



Tác giả: Hồ Quang Đông | Dịch giả: Mạnh Hùng



Khi hai bên rơi vào cảnh khổ, chỉ có “đường ai náy đi” mới là hành động sáng suốt. (Đại Kỷ Nguyên sưu tầm)

Tô Thức cưỡi ngựa đi dạo ra ngoại ô, lúc đi đến lối đi nhỏ bên bờ ruộng, gặp bà nông phu đang gánh đất bùn, bà nông phu ấy cũng biết vài chữ, thuận miệng liền đối: “Trọng ni lan tử lộ” (Một gánh đất bùn cản lối ngài đi)[1], sau khi lắng nghe, trong lòng kinh ngạc, trong một câu đối mà dùng tên của Khổng Tử và Tử Lộ. Lúc bác nông phu quay gánh trở đi, thấy bộ dạng Tô Thức bối rối mà cười to sằng sặc, Tô Thức nhất thời linh cảm, hiểu ra liền đáp: “Lưỡng hành phù tử tiếu nhan hồi”[2] (Lối hai bên đường người gánh gương mặt cứ cười mà vui trở về). Sau khi Tô Thức nói xong trong lòng nghĩ, chi bằng thử bà ta chút. Tô Thức cố ý để một chân gác trên lưng ngựa một chân chạm đất rồi hỏi: “Xin hỏi đại thẩm đây, tôi lên ngựa hay là xuống ngựa?”. Bà nông phu cười mà chẳng trả lời, hỏi ngược lại vị tài tử Tô Thức: “Xin hỏi, nô gia tôi đây đi tới hay là đi lùi?”. Tô tài tử nhìn nhận là bà ấy nói năng không tục nhưng tấm lòng có chút tối tăm, sau đó Tô Thức bèn thúc ngựa rời đi.

Trên đường cao tốc, các sự cố do không chịu “nhường đường” mà xảy ra là rất thường thấy.

Là người thì đều có các loại tình cảm khác nhau như tình thân quyến gia đình, tình yêu nam nữ, tình bạn, nhưng trong đó thứ tình cảm mà cha mẹ dành cho con cái là thuần túy nhất, chỉ cho đi mà không cần báo đáp; còn tình bạn giữa bạn bè, chỉ là liên hệ nghĩa đạo “kết giao của quân tử nhạt như nước”, chỉ có sự quan tâm. Tình yêu rất phức tạp, đa số lấy sự chiếm hữu, khống chế làm điểm xuất phát. Khi tình cảm còn tốt thì dính như keo sơn không buông được, nhưng nếu bỗng một hôm, tình yêu vượt khỏi đầu óc, thì biến thành khổ, khó tránh trong lòng lại sẽ có vết thương rất lớn. Nếu như đối phương không yêu bạn – không thích bạn, thì không nên vương vấn đơn phương, hai bên cùng rơi vào cảnh khổ, chỉ có đường ai nấy đi – không nên níu trước giữ sau, như vậy mới là hành động sáng suốt.

Nhưng mà, là người chứ đâu phải cây cỏ đâu, ai có thể vô tình chứ? Trong vô số chúng sinh, hay có cái khổ vì tình mà ra, mệt mỏi vì tình mà ra. Có người vì tình rồi chẳng muốn sống mà kết liễu mạng sống của mình, có người vì tình mà giết người, có cả cách nghĩ “người khiến ta thống khổ, ta cũng không để người sống yên ổn thoải mái đâu”, hoặc là “ta không có được người, kẻ khác cũng đừng mong có được người”, giết đối phương, hay là cả hai cùng lưỡng bại câu thương.


Nếu như đổi phương hướng suy nghĩ, như tận chân trời xứ nào mà không có cỏ mọc, người này không thâu nhận tôi, ngoài ra còn có người khác nữa! Chỉ cần sống tiếp, thì nhất định có hy vọng, thực tại không nhất thiết vì mất đi cái yêu thương mà ôm ấp ưu phiền – mất chí hướng.

Chú thích:

[1] Lối chơi chữ của người nông phu: Trọng ni là gánh bùn nặng, đồng âm với Trọng Ni là tên thật của Khổng Phu Tử; tử lộ (nghĩa đen là con đường của ngài) cũng là tên của một trong những học trò nổi tiếng của Khổng tử, được thầy khen là có đức dũng nhưng lại hay bị phê bình vì tính khí nóng nảy, bộp chộp.

[2]Lối chơi chữ của Tô Thức: Phù tử là người gánh đồng âm với Phu tử (danh xưng mà các học trò hay gọi Khổng tử), nhan hồi: nhan là gương mặt, hồi là trở về ; Nhan Hồi cũng là tên người học trò được Khổng tử rất ưu ái nhất, cũng là người chăm lo tu dưỡng đạo đức nhất trong số học trò của Khổng tử.

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Sự tích miếu Phạm Nhan


Đại Việt.

Miếu thờ Phạm Nhan nay chỉ còn lại dấu tích trên núi Thổ Cu, thôn Cầu Quan, xã Tân Dân. 


Người xưa, nhất là phụ nữ, rất sợ bị Phạm Nhan làm hại, bởi thế mà họ đã nghĩ ra không ít cách khác nhau để trừ Phạm Nhan. Nhưng Phạm Nhan là ai? Sách Công dư tiệp ký (quyển 3) của Tiến sỹ Vũ Phương Đề chép rằng:
“Miếu Phạm Nhan ở xã An Bài, huyện Đông Triều, nằm ngay bên bờ sông Thanh Lương. Tục truyền, thần của miếu này người họ Nguyễn tên là Linh. Cha của thần vốn người Quảng Đông (Trung Quốc), di cư sang nước ta, cư ngụ ở xã An Bài, lấy vợ ở đó và sinh được người con trai, đặt tên là Bá Linh. Lớn lên, Bá Linh lại về Trung Quốc, thi đỗ Tiến sỹ và làm quan cho nhà Nguyên. Y có biết chút ít phép thuật phù thủy nên được phép vào trong cung đình để chữa bệnh. Nào dè vào đó, y thông dâm với bọn cung nữ, bị khép vào tội phải chết. Khi y sắp sửa bị đem ra hành hình thì nhà Nguyên xua quân sang xâm lược nước ta, y liền xin được làm kẻ hướng đạo cho quân Nguyên để lập công chuộc tội. Nhà Nguyên chấp thuận. Nhưng rồi vì bị đại bại ở trận Bạch Đằng, Bá Linh cùng bọn Ô Mã Nhi... đều bị Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn bắt sống. Bá Linh lại một lần nữa, bị khép vào tội phải hành hình. Lần này, y xin được về chết ở quê mẹ, vì thế Hưng Đạo Đại Vương cho đem hắn về chém tại xã An Bài rồi quăng xác xuống sông. Bấy giờ, có hai người đánh cá ở khúc sông này, kéo lưới lên, chẳng được cá mà được... cái đầu của Bá Linh, hoảng sợ, họ bèn cùng nhau khấn thầm rằng:
Nếu hồn ông có thiêng thì xin phù hộ cho chúng tôi đánh được nhiều cá, xong, chúng tôi sẽ xin mai táng hẳn hoi.
Họ vừa khấn xong thì lạ thay, kéo mẻ lưới nào cũng được rất nhiều cá, vì thế họ bèn đem đầu Bá Linh lên táng trên bờ sông. Từ đấy về sau, mỗi lần ra chợ bán cá, đi qua chỗ mai táng đầu Bá Linh, họ đều chỉ tay vào đó mà nói:
Mời bác cùng đi chơi cho vui.
Riết rồi thành thói quen, hồn ma Bá Linh cùng nhập bọn mà đi với họ, người đương thời gọi đó l�Tam hồn. Tam hồn phải thói hay chòng ghẹo phụ nữ. Hễ thích chòng ghẹo ai, họ chỉ cần đưa tay về phía người đó rồi gọi tên Bá Linh, người ấy nhất định sẽ bị ma ám ngay, vì thế, người trong vùng ấy phải lập miếu để thờ. Lại nói chuyện Bá Linh, trước khi bị đem chém, hắn có cầu xin Hưng Đạo Đại Vương rằng:
Tôi nay đã bị tội chém đầu, vậy trước khi chết, xin cho tôi được ăn một món lạ nào đó.
Hưng Đạo Đại Vương cả giận, mắng rằng:
Cho mày ăn máu của đàn bà đẻ ấy.
Bởi thế mà sau khi chết, hồn ma của y thường đi khắp nơi để tìm hút máu đàn bà, ai mắc phải đều bị bệnh liên miên, thuốc thang mấy cũng vô ích. Bệnh ấy gọi là bệnh Phạm Nhan. Ai mà sớm đoán biết được rằng mình mắc bệnh Phạm Nhan thì phải tới ngay đền thờ Vạn Kiếp (hay đền thờ Kiếp Bạc, nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn), đem chiếu mới đổi lấy chiếu cũ có sẵn ở đó, về nhà, thừa lúc người bệnh không để ý, lấy trải cho họ nằm, đồng thời xin thêm một ít chân nhang đem đốt thành than và hòa vào nước cho uống thì mọi chứng bệnh đều tiêu tan hết. Việc này nếu để bệnh nhân biết là không hiệu nghiệm. Điều đáng nói là chỉ những ai thực sự bị bệnh Phạm Nhan, dùng thuốc này mới nhân đó mà được khỏi hết mọi bệnh, bằng không thì chẳng ích gì. Thiên hạ tin như vậy nên cứ lũ lượt kéo nhau đến đó để đem chiếu mới đổi lấy chiếu cũ, chẳng lúc nào ngơi. Có người đem chiếu về, chưa kịp thay mà người bệnh đã khỏi. Đại để, sự ứng nghiệm là như thế”.
Lời bàn: Trong chỗ lênh đênh sông nước dặm dài, duyên kỳ ngộ giữa các thương nhân với những người con gái khác xứ cũng là sự thường, cho nên, Bá Linh có mặt giữa cõi đời cũng chẳng có gì là lạ cả. Giận thay, Bá Linh lại là… Bá Linh, trên thì đắc tội với đấng cao xanh, dưới thì đại ác với đất tổ của mẹ, sống một đời mà bị khinh ghét những muôn đời!
Để cứu lấy mạng sống của mình, kẻ thất đức thường bất chấp sinh linh của người khác. Nhưng, như Bá Linh kia, dám vì cứu lấy mạng sống của mình mà dẫn quân xâm lăng về dày xéo lên đất quê mẹ, tức là trong đại tội còn có thêm đại tội nữa, thì làm sao mà cầu được dung tha? Hắn đòi chết ở quê mẹ, tưởng thế là hay, dè đâu lại nhục đến muôn lần sự nhục.
Kẻ bi tử hình thường được ăn bữa ăn ngon cuối cùng, được nói lời trăn trối cuối cùng. Bá Linh bị chém, lòng những nghĩ rằng mình bất quá cũng chỉ là tên tử tù nên mới đòi ăn như vậy. Khốn khiếp thay! Hắn bị giết là bởi chẳng có cách trừng trị nào lớn hơn sự giết, chớ như hắn, làm sao mà có thể gọi là một tên tử tù như bao kẻ tử tù? Đấng đạo đức như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mà cũng buộc phải nói lời như ông đã nói, bởi vì có cách nói nào tương xứng với nhân cách của Bá Linh đâu. Đến món ăn khủng khiếp ấy, Bá Linh cũng không dễ để có được nên hắn lại làm càn để kiếm mà ăn.
Dân lập ra đền thờ Phạm Nhan chẳng phải để thờ Phạm Nhan mà là để nhắc nhở với muôn đời rằng, nếu không muốn sống cho đàng hoàng thì hãy coi chừng, hồn Bá Linh trong miếu Phạm Nhan còn đó, thối tha hơn mọi sự thối tha. Một mảnh chiếu cũ trong đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đủ để xua hết mọi nỗi lo sợ và bệnh tật, nếp nghĩ ấy, niềm tin ấy… đáng kính biết ngần nào.
Mỗi thời có một cách giáo dục rất khác nhau. Hương khói của ngàn xưa nào phải chỉ giản đơn là chuyện hương khói. La đà giữa những nơi thờ tự, chừng như hương khói cũng từng góp phần không nhỏ vào việc đề cao và tôn vinh cái tốt đẹp, khinh ghét và lên án cái xấu xa. Quả có vậy mà.


Nguyễn Khắc Thuần

http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=78&NewsId=122577

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Trên núi có một con lừa ngốc, đến chết vẫn không hiểu nguyên do



Tác giả: Theo Ntdtv | Dịch giả: Tiểu Thiện




Donkey (Equus asinus), Alps, France

Trên núi có một con lừa ngốc, chết rồi vẫn không biết vì sao mình chết, một câu chuyện ý nghĩa mà bất kì ông chủ nào cũng có thể truyền cho nhân viên đọc để bản thân hiểu hơn về giá trị con người.

Một ngôi chùa trên núi có nuôi một con lừa, mỗi ngày nó đều ở trong phòng xay thóc lúa vất vả cực nhọc kéo cối xay, thời gian lâu dần, lừa ta bắt đầu chán ghét cuộc sống vô vị này. Mỗi ngày nó đều trầm tư,“nếu như có thể ra ngoài xem xem thế giới bên ngoài, không cần kéo cối xay nữa, như thế thật là tốt biết mấy!”

Không lâu sau, cơ hội cuối cùng đã đến, vị tăng nhân trong chùa muốn dẫn lừa ta xuống núi để thồ hàng, lòng nó hứng khởi mãi không thôi.

Đến dưới chân núi, vị tăng nhân đem món hàng đặt lên lưng nó, sau đó trở về ngôi chùa. Thật không ngờ, khi những người đi đường trông thấy lừa ta, ai nấy cũng đều quỳ mọp ở hai bên đường cung kính bái lạy.



Lúc bắt đầu, lừa ta không hiểu gì cả, không biết tại sao mọi người lại muốn dập đầu bái lạy nó, liền hoảng sợ tránh né. Tuy nhiên, suốt dọc đường đều như vậy cả, lừa ta bất giác hiu hiu tự đắc hẳn lên, lòng thầm nghĩ thì ra mọi người sùng bái ta đến thế. Mỗi khi nhìn thấy có người qua đường thì con lừa lập tức sẽ nghênh ngang kiêu ngạo đứng ngay giữa đường phố, yên dạ yên lòng nhận sự bái lạy của mọi người.

Về đến chùa, lừa ta cho rằng bản thân mình thân phận cao quý, dứt khoát không chịu kéo cối xay nữa.

Vị tăng nhân hết cách, đành phải thả nó xuống núi.

Lừa ta vừa mới xuống núi, xa xa đã nhìn thấy một nhóm người đánh trống khua chiêng đang đi về phía mình, lòng nghĩ, nhất định mọi người đến để nghênh đón mình đây mà, thế là nghênh ngang đứng ngay giữa đường lộ.

Thực ra, đó là đoàn người rước dâu, đang đi lại bị một con lừa chắn ngang đường, người nào người nấy đều rất tức giận, gậy gộc tới tấp…Lừa ta vội vàng hoảng hốt chạy về chùa, khi về đến nơi thì cũng chỉ còn lại chút hơi tàn. Trước khi chết, nó căm phẫn nói với vị tăng nhân rằng: “Thì ra lòng người hiểm ác đến thế, lần đầu khi xuống núi, mọi người đều đảnh lễ bái lạy ta, nhưng hôm nay họ lại ra tay tàn độc với ta đến thế”, nói xong liền tắt thở.

Vị tăng nhân thở dài một tiếng: “Thật đúng là một con lừa ngu ngốc! Hôm đó, thứ mà mọi người bái lạy chính là bức tượng Phật được ngươi cõng trên lưng mà thôi”.

Cảm ngộ:

Điều bất hạnh lớn nhất trong đời người, chính là cả một đời mà không nhận thức được bản thân mình.

Đôi khi chúng ta là chính mình, nhưng cũng có những lúc ta đánh mất bản thân, có những lúc để nhận thức được bản thân còn khó hơn cả việc nhận thức được thế giới chung quanh. Mỗi ngày chúng ta đều soi gương, nhưng khi soi gương, có ai từng hỏi bản thân mình một câu rằng: “Bạn đã nhận thức được chính mình chưa?”

Nếu như bạn có tiền tài, điều người ta sùng bái chẳng qua là tiền tài của bạn, chứ không phải chính bản thân bạn, nhưng bạn lại ôm ảo vọng rằng họ đang sùng bái mình.

Nếu như bạn có danh vọng, điều người ta tôn kính chẳng qua là danh vọng của bạn, chứ không phải chính bạn, nhưng bạn lại lầm tưởng rằng người khác đang tôn kính mình.

Nếu như bạn có dung mạo đẹp đẽ, điều người ta mến mộ chẳng qua chỉ là dung mạo đẹp đẽ mà tạm thời bạn đang có, chứ không phải chính bạn, nhưng bạn lại hoang đường cho rằng người khác đang ngưỡng mộ chính bản thân mình.

Khi tiền tài, danh lợi, vẻ đẹp của bạn không còn nữa, thì cũng là lúc bạn bị vứt bỏ…có bao giờ bạn nghĩ đến điều ấy chưa…?

Điều mà người khác tôn sùng chẳng qua chỉ là những ước muốn trong tâm, chứ không phải là chính bạn.

Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.

Vậy nên nhìn rõ chính mình là điều vô cùng quan trọng và cần thiết vậy!

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Bà già cầu cho bạo chúa sống lâu


Có một lão bà ở Syracuse. Lúc bấy giờ vua Dennys trị dân tàn bạo một cách không thể nói. Thiên hạ đều cầu khẩn cho vua chóng chết.

Thế mà lão bà sáng nào cũng vào giáo đường cầu nguyện cho bạo chúa sống lâu. Hơn nữa lại còn vái lạy thần linh, nếu có làm chết xin làm chết mình thay cho hôn quân.
Vua biết tin lấy làm lạ lùng quá, bèn vời lão vào hỏi cho rõ lý do.

Lão bà nói:

- Tôi nay không có xuân xanh nữa!

Trước đây, khi tôi còn trẻ, nước tôi đã phải gặp hôn quân vô đạo, thật là khổ sở vô cùng. Tôi cầu nguyện cho nước thoát khỏi hôn quân. Sau đó kẻ hành thích vua khác lên kế nghiệp.

Ngờ đâu lại tàn bạo hơn vua trước. Tôi lại nghĩ, giả sử vua này chết đi, thì có lẽ nhân dân thoát khỏi lầm than. Hay đâu vua ấy qua đời, thì đến bệ hạ lên ngôi, thiên hạ lại lầm than nhiều hơn các đời vua trước nữa. Lấy đó mà suy, thì đời sau chắc hẳn vua lại còn tàn ác hơn đời này.

Sở dĩ tôi cầu nguyện đem thân này thế cho nhà vua được trường thọ là để trì hoãn được cuộc thay đổi ấy ngày nào hay ngày đó!

 Lời bàn của tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần như sau:


Câu chuyện bắt đầu là đã có sự bất ngờ. Và từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, ta đi đến một bất ngờ vô cùng hài hước này:
Trong khi ai ai cũng đều cầu mong cho bạo chúa chết đi, lại có một bà lão vái van cho bạo chúa sống lâu, và nếu cần, chết thế cho bạo chúa .

Nhất là câu giải thích cuối cùng của lão bà, thì quả là điều mà không ai tưởng tượng.

Phải chăng đó là lời nói của một tâm hồn tuyệt vọng hay một tiếng cười nghịch ngợm chua chát, vô cùng can đảm, để mà đùa cợt với cuốc đời?

Sau hồi ngạc nhiên và thỏa mãn với câu "chửi" táo bạo vào mặt hôn quân, ta cảm thấy có một ý vị sâu sắc trong lời nói đầy kinh nghiệm và "khôn ngoan" của lão bà.

Lúc bà còn trẻ tuổi, bà cũng tin rằng hễ giết được bạo chúa thì thay đổi được cuộc diện xã hội tức khắc. Nhưng, qua bao nhiêu lần thay đổi, bà lại thấy xã hội này càng điêu linh thống khổ hơn. 


Nay bà đã già rồi, với bao kinh nghiệm đã trải qua, bà không còn ảo vọng nữa
.