Hiển thị các bài đăng có nhãn KIẾN TRÚC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn KIẾN TRÚC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

Bộ sưu tập những ngôi nhà tí hon tuyệt đẹp nằm trong ống nghiệm




Chiếc ống nghiệm thủy tinh bé tí xíu lại có thể bao bọc được cả một ngôi nhà, nhà thiết kế Rosa de Jong đã biến điều không thể thành có thể.




Chắc hẳn những ai biết về món quà lưu niệm độc đáo thuyền trong chai thủy tinh đều tò mò về cách các nghệ nhân đưa một chiếc thuyền cực kỳ chi tiết qua miệng chai bé xíu. Và nhà thiết kế đến từ Amsterdam, Hà Lan Rosa de Jong còn thực hiện một ý tưởng kỳ diệu hơn thế - xây nhà trong ống nghiệm. Đủ mọi loại công trình từ nhà cao tầng hiện đại cho đến nhà vườn thơ mộng đều được Rosa hóa phép thu nhỏ đưa vào trong chiếc ống nghiệm bé nhỏ. Tất cả các nguyên liệu nhà thiết kế sử dụng trong bộ sưu tập mang tên Micro Matter này đều có nguồn gốc từ tự nhiên.



Nhưng ngôi nhà trong ống nghiệm độc nhất vô nhị của Rosa de Jong.



Một công trình mini được thực hiện hoàn chỉnh.



Với kích thước siêu mini và cực nhiều chi tiết nhỏ xíu, mọi công đoạn đều được thực hiện bằng tay.



Không chỉ lọt thỏm trong ống nghiệm, những công trình của Rosa còn có thể "bay lơ lửng".







Các công trình đều xen kẽ màu lá xanh tươi mát và dịu mắt.



Phần lớn các nguyên vật liệu phục vụ "thi công" đều có nguồn gốc tự nhiên.



Tòa tháp được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi có thể "bay".



Rosa hiện là nhà thiết kế tự do, giám đốc nghệ thuật và họa sĩ minh họa tại Amsterdam.



Chủ nhân bộ sưu tập độc đáo chia sẻ rằng thành công sau mỗi dự án chính là niềm vui của người xem. Anh muốn làm nên những tác phẩm mà khán giả sẽ tận hưởng thoải mái khi nhìn vào chúng.

Các bạn có thể theo dõi những tác phẩm thú vị khác của nhà thiết kế tài năng Rosa de Jong tại đây.

(Nguồn: Colossal)

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

“Nhà cho cây” của Võ Trọng Nghĩa: Có thành công không? Có xứng đáng không?



Thu Ba



So với công trình đoạt giải trước đây là Nhà xanh xếp lớp thì Nhà cho cây mang tham vọng lớn hơn của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa.

Nếu với nhà xanh xếp lớp, kiến trúc sư muốn mang lại một bộ mặt đô thị xanh tươi, đồng thời mặt tiền cây như một tấm lọc bụi và tiếng ồn cho người sử dụng thì Nhà cho cây có mục tiêu đưa những không gian xanh về lại thành phố, giảm ngập lụt bằng mái trồng cây có chiều sâu có thể giữ nước mưa và nữa là tạo ra các tương tác tối đa giữa người và thiên nhiên, là hình mẫu để nhân rộng ra khắp đô thị.

Công trình gồm 5 khối nhà như những chậu cây khổng lồ có kích thước khác nhau nằm lùi sâu bên trong. Các khối nhà có góc độ khác nhau hợp lại để tạo nên 1 sân trong nhỏ. Các khối chức năng tách rời được nối lại bởi hành lang và cầu tạo ra sự tương tác giữa người và thiên nhiên theo kiểu trong-ngoài-trong. Không có cách nào ngoài việc đối mặt (hay đối đầu) với thiên nhiên khi muốn đi từ phòng này sang phòng khác.


Nhà cho cây, hình từ trang này

Thực ra các giải pháp đưa ra không phải là mới. Trồng nhiều cây, mái giữ nước mưa, sân vườn lát gạch có lỗ trồng cỏ, tường xây 2 lớp cách nhiệt… thì đã nhiều người biết. Có chăng cái khác biệt ở đây là hình thức của ngôi nhà và cách kiến trúc sư “ép” người ở phải tương tác với thiên nhiên trong những sinh hoạt rất cơ bản thường ngày. Với chúng ta, đa phần tương tác với thiên nhiên kiểu ngồi trong phòng máy lạnh mà khen mưa đẹp qua cửa kính, thì cách tiếp cận này có vẻ “dã man” quá . Thực ra tương tác với thiên nhiên trong nhà ở đô thị thực đã là quen thuộc, các nhà phố truyền thống ở Hà Nội hay Hội An cũng có những sân trời có tiểu cảnh non bộ ở giữa để nắng, mưa, gió có thể đi vào.


Giếng trời trong nhà phố cổ Hà Nội




Cầu thang nối các phòng tầng trên nhà cổ Hà Nội

Hay trong ngôi nhà Row house, một công trình nổi tiếng thể hiện triết lý thiết kế của Tadao Ando.


Cầu thang nối các phòng ở tầng trên của Row house- Tadao Ando

Tuy nhiên việc áp dụng cách thức trên cho miếng đất rộng 350m2 mà có mật độ xây dựng thấp như ỏ đây, liệu có thích hợp? Chi phí xây dựng 155.000$ có thể trở thành hình mẫu để nhân rộng ra không? Mặt khác, nếu mục đích chính là mang thiên nhiên lại với người ở, tại sao hầu hết của sổ, cửa đi của các khối công trình hướng vào hết cái sân trong vừa không có cây cối, vừa chật chội, hệ quả là khi ở trong nhìn ra, hầu hết những gì mình nhìn thấy chỉ là cạnh của các khối hộp xám chĩa vào. Ở đây tôi nhìn thấy khả năng thuyết phục của anh Nghĩa và mức độ chịu chơi của chủ nhà.


“… ở trong nhìn ra, hầu hết những gì mình nhìn thấy chỉ là cạnh của các khối hộp xám chĩa vào”. Hình từ trang này

Với nhà ở có hình thức kiến trúc tổ hợp khối, tôi thích cách xử lý của Suppose Design cho công trình House in Buzen , ở đây kiến trúc sư đã làm mái che cho phần sân trong do đó việc đi lại giữa các khối chức năng sẽ thuận tiện hơn.


.




House in Buzen – Suppose Design

Ngoài ra, vật liệu sử dụng cho ngôi nhà ở Buzen cũng tạo cảm giác thân thiện, chứ không nặng nề như chất cảm bê tông, bởi vài góc nhìn khi ở giữa sân trong Nhà cho cây mình cứ tưởng đang ở giữa Vườn Tha Hương trong Bảo tàng Do Thái ở Berlin của Daniel Libeskind.


Vườn Tha Hương trong Bảo tàng Do Thái

Vậy thì công trình này có thành công hay không, có xứng đáng để đoạt giải thưởng này, đề cử giải thưởng nọ? Tôi tin là có. Ngôi nhà thành công không phải vì các ý tưởng mới mẻ hay khả năng nhân rộng, nó thành công vì tạo ra dư luận, làm chúng ta chú ý hơn về kiến trúc, về những điều tưởng như mới mẻ nhưng thực đã có lâu rồi.

Một khía cạnh nữa để đánh giá mức độ thành công của công trình là mức độ hài lòng của các khách hàng, nhưng trong trường hợp này, có lẽ điều đó không quá quan trọng. Với tôi, cái quan trọng nhất mà anh Nghĩa đã làm được là thiết kế nên những công trình độc đáo để từ đó nâng cao được nhận thức của các chủ đầu tư trong bối cảnh kiến trúc mà gần như chẳng có kiến trúc gì.

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Camper Bike: tự do vừa ngủ vừa run


Phát Tưởng lược dịch



.


Hình từ trang này

Một trong những điểm hấp dẫn nhất của nhà bé tí là thoát khỏi gánh nặng tiền thuê nhà. Bé nữa thì muốn đi đâu thì đi. Bé, bé nữa thì có thể kéo đi sau một cái xe. Và muốn tự do tuyệt đối thì cái xe ấy là… xe đạp.

Một căn nhà tí tẹo được kéo sau một chiếc xe đạp sẽ cực kỳ tiết kiệm, vì không cần nhiên liệu để di chuyển, chỉ cần người đạp xe có đủ sức mà đạp (từ từ). Mà đạp xe là tập thể dục, tốt thôi. Rồi thấy đâu có cảnh đẹp, dừng xe lại, chui vào nhà nấu ấm trà, là nấu.



.

Đây là một ngôi nhà cắm trại kéo trên xe đạp, do nghệ sĩ Kevin Cyr “sáng tác”. Đầu tiên chỉ là một dự án nghệ thuật của anh, thế rồi thành một cấu trúc hữu dụng thực sự.


.




.




.

Kevin từng đi chơi ở Bắc Kinh, thấy người Trung Quốc chở được gần như là mọi thứ trên xe đạp. Duy có nhà là chưa thấy chở. Điều đó làm trí tưởng tượng của anh lóe lên. Anh phác thảo ra một ngôi nhà trên xe đạp, rồi dần dà làm ra thật luôn.



.

Cả chiếc xe với căn nhà nặng gần 200kg, cho nên di chuyển có chút khó khăn. Kevin cho biết thường anh chỉ chợp mắt một lát trong nhà, nhưng thích thì cũng có thể ở lỳ trong đó cả ngày. “Tuy nhiên cũng hơi sợ vì nó cao quá, giường lại lênh khênh những 2.7m. Mỗi lần leo lên cả căn nhà lắc lư chao đảo.”



.

Có trở thành một giải pháp nhà ở thực sự hay không có lẽ còn phải cải tiến nhiều, đầu tiên là làm cho gia chủ không run rẩy mỗi khi trèo lên giường ngủ. Nhưng trước mắt, ta cứ tạm thưởng thức ý tưởng kỳ thú, đầy tự do và bay bổng này đã.



.




.




.




.

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Dinh thự độc đáo với kiến trúc đối xứng


Dinh thự đầy phong cách với hào nước tuyệt đẹp bao quanh.
 Trước mắt các bạn là khung cảnh nhìn từ trên cao của một trong những dinh thự đẹp nhất Miami (Mỹ). Đây là một thiết kế ngoạn mục của kiến trúc sư Charles Sieger. Dinh thự tuyệt đẹp này được thiết kế theo phong cách đối xứng.


Nếu để ý, bạn sẽ thấy ngôi biệt thự này được thiết kế một cách đối xứng.

Con đường duy nhất để vào căn biệt thự có những luống cây xinh xắn 2 bên.
Toàn cảnh mặt trước của dinh thự.
Hồ cá Koi là một điểm nhấn thích mắt ở mặt trước ngôi nhà.
Giữa hồ bơi có vòi phun nước.
Chốn thư giãn bên hồ xanh trong.
Phòng bếp siêu sang trong dinh thự cuốn hút ánh mắt mọi người từ cái nhìn đầu tiên.
Phòng khách rộng rãi, thanh lịch mà kiêu sa.
Nội thất cổ điển.
Vào gian phòng nào ta cũng phải choáng ngợp về độ hoành tráng.
Được chụp ảnh, quay phim tại một địa điểm đẹp như thế này quả là rất tuyệt. Nghệ sĩ Rap Birdman từng 'đốt cháy' ngọn lửa âm nhạc của mình tại đây.

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Kiến trúc bí ẩn của khám Chí Hòa


Khám Chí Hòa
Người Pháp xây dựng nhà lao Chí Hòa vào năm 1943. Kiến trúc sư người Nhật Bổn, phỏng theo Kinh dịch Bát Trận Đồ của Khổng Minh. Diện tích toàn bộ khu nhà lao rộng 7 hécta, một trong những phong thủy của thành phố Sài Gòn.
Có một truyền thuyết khá ly kỳ về khám Chí Hòa được truyền miệng ra ngoài là hầu như năm nào trong khuôn viên của trại đều bị sét đánh và
sau khi trại bị sét đánh thì bao giờ cũng có 1 hay nhiều hơn một cán bộ chết vì rất nhiều lý do. Đặc biệt có năm sửa nhà thờ nằm trong khuôn viên trại thì chỉ trong vài tháng, 5-6 cán bộ đang công tác trong trại đã bị chết vì những lý do hết sức bất ngờ…
Mô hình trại giam.
 
Chúng tôi cho rằng đó chỉ là truyền thuyết trong muôn ngàn những truyền thuyết được tôi đã được nghe. Nhưng khi tiếp xúc với các cán bộ công tác trong trại thì mọi người cũng đều xác nhận, chuyện khám Chí Hòa hay bị sét đánh hay chuyện cán bộ chết bí ẩn là có thật.

Bát trận đồ trong lòng thành phố
Đường hầm trong trại giam.

Nơi bị sét đánh nhiều nhất lại là tòa nhà quan trọng nhất, tòa nhà hình bát giác nơi giam giữ hàng ngàn phạm nhân. Toàn bộ khu nhà giam này rộng bảy hécta.

Trại giam Chí Hòa (tên thường gọi là khám Chí Hòa) được Pháp xây từ năm 1943, Kiến trúc của Chí Hòa rất đặc biệt, do một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo ngũ hành bát quái. Nó cao ba tầng lầu có hình bát giác với 8 cạnh đều, 8 góc A, B, C, D, E, F, G, H. Tượng trưng cho 8 quẻ trong Kinh dịch (cũng có người thì cho là kiến trúc này dựa trên Bát trận đồ của Khổng Minh).

Do vậy nó có lối kiến trúc độc đáo: vừa mang những đặc trưng cơ bản của kiến trúc Pháp: kiên cố, kín đáo, mát mẻ vừa mang nét huyền bí: âm – dương, ngũ hành của Phương Đông.

Mỗi cạnh của bát quái trận đồ là một khu, lưng xây bịt kín ở phía ngoài còn phía trong toàn song sắt. Chí Hòa chỉ có 1 cửa vào người ta nói đó là cửa Tử, qua cửa đó là hệ thống đường hầm, đường đi bên trong đều thiết kế theo cung vị nếu không có người hướng dẫn thì một người đi vào đó sẽ mất hết phương hướng giống như lọt vào một mê cung đồ không thấy đường ra.
 

Chính giữa hình bát quái đồ là một sân rộng cũng hình bát giác chia thành 8 khu hình tam giác nhỏ, với rất nhiều cây cối, bãi cỏ sạch sẽ và thoáng mát. Ngay tâm của hình bát quái có một đài bơm nước, với một đoạn là bể nước phình to nhìn từ trên cao có hình một cây kiếm cắm thẳng xuống đất, nghe đâu thanh kiếm này có tên là “Tru Tiên Kiếm”. Đây là thanh kiếm trấn, những tên tội phạm dù có xảo quyệt đến đâu thì khi ở đây mọi thủ đoạn của chúng cũng bị thanh kiếm “linh” này hóa giải hết. Thanh kiếm này chính là “trái tim” của của tòa nhà, nếu thanh kiếm này bị nhổ lên thì toàn bộ “trận đồ” không cần phá mà sẽ tự vỡ.
 
Tháp canh ở trại Chí Hòa.

Chính lối kiến trúc “bát trận đồ” kỳ diệu đó mà hầu hết các phạm nhân bị kết án nặng khi đã bước qua cửa Tử thì có thể coi như là không có đường ra, và không thể nhận biết được đường ra chờ khi hết án tù, hoặc được phóng thích.

Lịch sử khám Chí Hòa cho đến ngày hôm nay chỉ ghi nhận có hai trường hợp vượt trại thành công. Lần thứ nhất là vào năm 1945, của những người tù chính trị và lần thứ hai, sau đó 50 năm của một tử tội hình sự khét tiếng là Phước “Tám Ngón”.
Có cả triệu người đã bị nhốt vào đây mà hầu như không thấy có người nào thoát ra được cả. Theo nhiều nhà nghiên cứu tâm linh thì những người chết linh hồn vẫn bị “bát quái” giam giữ không thể siêu thoát cứ lởn vởn bên trong nên ở đây âm khí rất nặng nề (quả thực khi chúng tôi đứng đây cảm giác rờn rợn, u uất lạnh toát cả cột sống). Người ta đồn rằng oán khí bay lên thấu trời cao, do thế ông Trời thường xuyên làm sấm sét đánh bể một góc để khai một cửa Sanh, cho oán khí được thoát ra, người chết được siêu thoát. Tất nhiên, tất cả những đồn đại này chỉ là truyền nhau, không ai dám chắc điều đó là sự thật.

Chẳng biết truyền thuyết và đồn đại này thật giả bao nhiêu phần trăm, nhưng chính Tổng thống Ngô Đình Diệm ông cũng tin chuyện này là có thật. Ông cho mời một thầy địa lý rất cao tay nhằm hóa giải một phần “trận đồ” này. Và sau đó một trong 8 nóc nhà của hình bát giác đã được san bằng, phá vỡ tính hoàn hảo của “bát quái”, thuận theo ý Trời mở một cửa Sanh cho các linh hồn được bay đi.

Nhà thờ hình chúa Giêsu trên cây thập giá

Trong khuôn viên trại còn có một nhà thờ (ngày nay được sử dụng làm Hội trường của trại), thực dân Pháp cho xây dựng nhà thờ này để “rửa tội” cho những người cộng sản mà chúng sẽ xử tử. Nếu theo quan niệm của phương Tây thì khi sống con người ta dù phạm rất nhiều tội lỗi, nhưng trước khi chết nếu người đó được rửa tội thì mọi tội lỗi sẽ được tha thứ và linh hồn người đó sẽ được lên thiên đàng. Nhưng nhà thờ này có kiến trúc khác đặc biệt và quanh nó cũng rất nhiều chuyện ly kỳ được truyền miệng cho đến nay.

Về kiến trúc nhà thờ được xây hình Chúa Giêsu trên cây thập giá: cửa vào chính là chân, hai nhà nguyện là hai cánh tay bị đóng đinh đang dang rộng, bàn thờ nơi Cung Thánh chính là phần đầu của Chúa.

Người ta đồn rằng đây là nơi rửa tội cho những chiến sĩ cộng sản trước khi bị thực dân Pháp bắn nên rất “linh thiêng”. Chiến tranh đã đi qua rất lâu nhưng nhà thờ vẫn nằm sừng sững trong khuôn viên trại, vì không ai dám dỡ bỏ nó.

Chí Hòa nhìn từ vệ tinh.

Thế nhưng có một biến cố xảy ra vào những năm 90 của thế kỷ trước, vị phó giám đốc mới được cử về công tác trong trại – một người không tin vào những lời đồn thổi “nhảm nhí”, đã cho sửa nhà thờ thành hội trường nơi diễn ra hội họp, hội nghị của trại. Nơi được người ta sửa chữa đầu tiên là cửa vào (vị trí chân Chúa). Người ta phá đi cửa cũ, mở một cái cửa đại hội vào hội trường. Nhưng việc sửa chữa chỉ mới được bắt đầu thì một sự cố lớn đã xảy ra, chỉ trong một thời gian ngắn liên tiếp 5-6 cán bộ công tác trong trại bị thiệt mạng vì những lý do bất ngờ: tai nạn, súng cướp cò, đột tử…

Tất nhiên, rất có thể những tai nạn này xảy ra là ngẫu nhiên, trùng hợp với thời gian sửa chữa nhà thờ. Song lúc đó sự hoang mang bao trùm toàn trại, vị tân phó giám đốc thật sự dao động và cuối cùng ông quyết định sửa lại ngôi nhà như thiết kế ban đầu, thuê thầy về cúng giải hạn. Và điều kỳ diệu đã xảy ra, dường như “báo ứng” đã được hóa giải, những vụ chết bất đắc kỳ tử đã dừng lại hầu như ngay lập tức. Cán bộ toàn trại thở phào.
Nếu bạn nghĩ chuyện âm khí, oán khí chỉ là sản phầm tưởng tượng cũng những người có đầu óc mê tín dị đoan lý giải chuyện sét đánh, chuyện những cái chết bất thường. Tuy nhiên, sau những sự cố trên, một nhóm những nhà khoa học và nhà nghiên cứu đã âm thầm nghiên cứu và lý giải mọi chuyện dưới góc độ khoa học. Một số nhà khoa học cho rằng bên dưới của tòa nhà có một mỏ quặng đó mới chính là nguyên nhân tại sao “ông Trời” hay “nhắm” vào tòa nhà đó và những cái chết chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
 
Tru Tiên Kiếm chụp cận cảnh.

Riêng chúng tôi, khi bước qua cửa Tử vào một mê cung đồ mà ở đó mất hết mọi khái niệm phương hướng – không gian, ngày đêm – thời gian, khi nhìn trên mô hình hình bát giác “hoàn hảo” bị khuyết với khu GF mái ngói bị san bằng, bước chân vào nhà thờ nơi chúa đang chịu đau đớn vì nhục hình chúng tôi tin nơi đây còn nhiều điều bí ẩn chưa lời giải. Ngày nay khoa học đã rất phát triển nhưng tự nhiên, vũ trụ vẫn còn đầy rẫy những bí ẩn mà chúng ta chưa thể lý giải đang chờ chúng ta khám phá. Bài viết này chỉ là nhát cắt phản ánh sự bí ẩn của kiến trúc cổ, với mong muốn đưa đến cho độc giả một vài giả thuyết mới.
VNĐM- Sưu Tầm