Nhà báo” Huy Đức, Hoàng Linh, Năm Cam và Ba Tung: Cuộc chơi của tiền và quyền lực ngầm
Chúng tôi tiếp tục gửi đến bạn đọc câu chuyện nổi tiếng đã làm rúng động dư luận hơn 20 năm về trước và làm rơi đài không biết bao nhiêu kẻ quyền lực trong xã hội: Vụ án bia ôm Đường Sơn Quán (Thủ đức) và những “con kên kên” cầm bút.
Vào thời điểm 1984 đất nước đang chuyển mình mở cửa, đổi mới. Kinh tế khởi sắc đồng nghĩa với những tệ nạn xã hội phát sinh theo như một dạng ký sinh trùng bám theo tiền bạc và mưu cầu danh lợi. Trước đó vài năm, cụm từ “bia ôm đèn mờ, cà phê đèn mờ” được nhắc tới quá nhiều và nhan nhãn mọc lên khắp nơi như nấm gặp mưa đầu mùa. Nhiều tụ điểm bia ôm, mại dâm được nhắc đến, được nhiều người nhớ. Nhưng tiêu điểm của bia ôm, gái mại dâm lại chọn điểm rơi tại khu rừng cao su Thủ Đức, gần nghĩa trang TP và KCN Linh Trung bây giờ. Bia ôm Đường Sơn Quán. Vì sao lại là Đường Sơn Quán trong vụ án nổi tiếng một thời mà không phải nơi nào khác?Vụ án bia ôm Đường Sơn Quán thủ đức và những “con kên kên” cầm bút
Nếu so với các quán bia ôm, quán bia vườn ngày nay thì bia ôm Đường Sơn Quán của gần 30 năm về trước chẳng là gì về hình thức lẫn qui mô, cả thủ đoạn kinh doanh. Nhưng nội dung thì xưa nay vẫn không có gì thay đổi: là nơi giao tiếp, đưa nhận hối lộ, nơi gặp gỡ cũng là nơi giải trí dành cho những kẻ có lắm tiền và có quyền lực trong xã hội. Bia ôm muôn đời vẫn là nơi nhất thiết phải có gái trẻ đẹp, biết chìu khách tới bến, đặc biệt là hầu phụng các đại gia, khách VIP không có quyền từ chối. Bia ôm Đường Sơn Quán năm xưa hút khách còn do một nguyên nhân khác: Ngoài số tiếp viên cực kỳ trẻ đẹp và sẵn sàng qua đêm với khách cớm, còn có má mì Thanh Xuân – một bà chủ xinh đẹp, sắc sảo, thông minh và cũng chịu chơi tới bến được bảo kê kiểu “người nhà” của Út Nam (Phó Chủ tịch UBND huyện Thủ Đức). Chính vì vậy mà quán bia Thanh Xuân trở thành điểm hẹn lý tưởng với nhiều cán bộ, công an và quan chức, chính quyền. Chưa ai thống kê bao nhiêu người có số má đã đến đây ăn chơi, trụy lạc với bầy tiên nữ chân dài và má mì Thanh Xuân trong nhiều năm trước ngày xảy ra vụ án. Nhưng chắc chắn một điều ai cũng biết là Trung tá Phan Thanh (Ba Tung) – Trưởng phòng CSHS CATPHCM là nhân vật bén mùi hương, say mùi bia rượu và gái đẹp thường xuyên lui tới cùng các đệ tử ruột và cả phe cánh của xã hội đen trà trộn tiếp cận, kết thân. Trong nhóm người lân la và tiệc tùng thác loạn ấy có cả nhà báo Huy Đức và Hoàng Linh – Báo Tuổi trẻ.
Sân chơi của kẻ nhiều tiền và quyền lực ngầm.
Ngày đó, chiều cuối tuần nhiều người nhầm với cảnh tượng các “quan anh” chạy tít lên cạnh nhà máy nước Thủ Đức xếp hàng để mua lẩu dê Tư Râu danh tiếng mang về Sài Gòn để ăn thời trước 1975. Sự thật không phải mua hay ăn lẩu dê mà “lẩu đặc biệt” tại Đường Sơn Quán. Thành phố thời đó không nhiều xe ô tô hay gắn máy như bây giờ, thường thì các quan đi ăn nhậu đi chung một xe với nhau kiểu tranh thủ đi công tác, kiểm tra rồi đánh chén kết hợp hoặc lén lút hẹn hò nhau, tự “phi” bằng Honda 67 lên thẳng Đường Sơn Quán. Vị thế nằm lẫn dưới bóng mát rừng cao su, chung quanh trống trải dễ quan sát và phòng ốc, chòi thum riêng biệt, mát mẻ cũng là một yêu cầu “tối thượng” của quan thầy đi nhậu bia ôm. Cũng chính vì chủ quan xung quanh trống trải, kẻ dụng tâm có mục đích đã đột nhập lén lút chộp được một số bức ảnh “sếp” Ba Tung đang ôm các em xinh đẹp trong lòng mặt ngầy ngật, sung sướng. Những bức ảnh hữu ý hay vô ý đều có tác dụng phản lại Ba Tung khi vụ việc được phơi bày, đổ bể… Một câu hỏi đặt ra sau khi vụ án ăn chơi trụy lạc Đường Sơn Quán bị phanh phui trên báo chí và khởi tố vụ án, khởi tố bị can… Hai nhà báo Huy Đức và Hoàng Linh trong nhiều câu chuyện kể sau này đều cho biết, do tòa soạn, ban biên tập chỉ đạo làm. Cứ cho là thế, vì nôm na có thể hiểu nhà báo viết điều tra tiêu cực giống như một lính chiến, chỉ huy ra lệnh và giao súng đạn, công cụ hỗ trợ là thực hiện ngay lệnh chiến đấu. Cách nghĩ này quá hợp ý và vô hình dung hợp thức hóa việc làm của phóng viên, mà ít nhất trong vụ này Hoàng Linh, Huy Đức là những kẻ rất biết vì sao phải viết bài, vì sao phải chọn vật tế thần là Ba Tung và ai sẽ được lợi trong vụ này một khi Ba Tung bị hạ bệ?
Nhà báo Huy Đức và Hoàng Linh từng tác nghiệp tại tòa soạn Tuổi trẻ.
Tiền bạc, gái đẹp và bàn tay bọc nhung của xã hội đen
Theo các thông tin tình báo thì Ba Tung có quan hệ rất thân thiết với Năm Cam (Trương Văn Cam) một trùm giang hồ đang phô trương thế lực toàn thành phố và thâu tóm các băng đảng dưới trướng. Một ông trùm xã hội đen kiểu mafia. Năm cam vung tiền bạc, gái đẹp để được thân cận cảnh sát hình sự, điều tra, các nhà báo nổi tiếng và văn nghệ sĩ và một số quan chức cấp cao. Cho đến khi vụ án Năm Cam và đồng bọn bị triệt phá, lộ ra danh sách hơn 20 nhà báo lớn nhỏ có dính líu. Có thể điểm mặt những “nhà báo đen” như: Trần Mai Hạnh (Hội Nhà báo VN), Huy Đức, Hoàng Linh (Tuổi trẻ), Đoàn Thạch Hãn, Huỳnh Bá Thành, Quang Thắng (CATPHCM), Mai Bá Kiếm, Nguyễn Hùng (Phụ Nữ TPHCM), Thư Lê (SGGP), Nguyễn Khắc Nhượng, Hữu Phú (Thanh Niên)… Nhưng sâu đậm và thân tình hơn hết vẫn là Hoàng Linh, Huy Đức, Quang Thắng. Để lấy lòng Ba Tung “anh em kết nghĩa”, Năm Cam dâng luôn ả vợ bé Kim Anh để Ba Tung tha hồ thưởng thức. Tất cả ý đồ thâm hiểm của Năm Cam và quá trình hủy hoại thanh danh Ba Tung, Hoàng Linh và Huy Đức biết rất rành rẽ. Ả Lê Thị Kim Anh sinh năm 1957, là con gái bà Chín Mẽo (Mỹ) nhà ở trong con hẽm 148 Tôn Đản, quận 4 gần nhà Năm Cam và chơi khá thân với Trúc mẫu hậu (Phan Thị Trúc) vợ Năm Cam. Năm 15 tuổi xinh đẹp rỡ ràng nhưng suốt ngày lông bông mê du hí, nhảy đầm nên khá sỏi đời. Nhiều đêm đi nhảy đầm về khuya, Kim Anh ngủ luôn tại nhà Trúc mẫu hậu. Chẳng bao lâu, đám con gái Năm Cam bắt quả tang Kim Anh đang trần như nhộng với trùm Năm Cam trên giường tại nhà. Kim Anh còn có cô em ruột tên Ngọc Lan là vợ trùm giang hồ sử dụng súng lớn là Bình Kiểm và tên Mai em ruột Kim Anh là một sát thủ dao búa rất tín cẩn dưới trướng Năm Cam. Tên này nhiều lần giết người và thoát tội nhờ Năm Cam ra tay giải cứu.
Vì Ba Tung rất “rắn” trong việc truy quét tệ nạn đánh bài, tài xỉu, đá gà và các loại tội phạm hình sự, nên Năm Cam mất đứt nguồn thu tài chính và xót của đã cống nạp bấy lâu nay. Vào lúc này, Đường Sơn Quán Thủ Đức nổi tiếng khắp nơi với đào đẹp, tiếp khách không mang nội y, phục vụ từ A đến Z trở thành một ung nhọt cho thành phố trước thềm đại hội đảng bộ và chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần VI. Do vậy, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Linh nhận được thông tin tố giác, có nhiều cán bộ tụ tập ăn chơi sa đọa tại Đường Sơn Quán – Thủ Đức cần phải dẹp bỏ và xử lý. Báo Tuổi Trẻ lúc này là tờ báo lớn của thành phố do Thành Đoàn TNCS quản lý, nên tích cực nhảy vào cuộc điều tra do Tổng Biên tập Vũ Kim Hạnh chỉ huy. Sau khi báo đăng vụ Đường Sơn Quán, số lượng phát hành tăng cao vọt, tên tuổi Huy Đức, Hoàng Linh nổi như cồn. Phía sau ánh hào quang của những việc làm này là cơ quan công an khởi tố vụ án, khởi tố các bị can Ba Tung, Út Nam, má mì Thanh Xuân… được dư luận vỗ tay hoan nghênh rần trời. Hào quang sáng ngời của Hoàng Linh, Huy Đức được Năm Cam đặc biệt quan tâm bằng nhiều bữa tiệc thưởng ăn nhậu thâu đêm với gái đẹp hạng sang và phong bì lì xì rủng rỉnh. Không ai thử đặt một câu hỏi rằng: Cái chết đầy nông nổi của con gái Ba Tung có “công” của Huy Đức với Hoàng Linh hay không ? Không ai hỏi, vì tất cả đều trút đổ lên quán bia ôm, những người liên quan, trụy lạc. Tuy không sai, nhưng quá xót xa…
Năm Cam lúc bị bắt.
Năm Lương (Hoàng Đình Xuân) lên thay vào ghế Ba Tung, Năm Cam mang tiền đến tặng như mưa để lấy lòng và lấy ô dù che chở bình an. Nhưng chưa yên tâm vì Năm Lương hám tiền, háo sắc nhưng phàm ăn và không quyết liệt trong các vụ việc Năm Cam nhờ vả liên quan đến bọn đàn em. Sợ đêm dài lắm mộng, Năm Cam xúc tiến cặp kè thân thiết với một số thuộc hạ tiềm năng của Năm Lương như Dương Minh Ngọc, Trần Văn Cam, Quang Hữu Dũng… đề phòng bất trắc sau này. Mặt khác, Năm Cam quỷ quyệt và thâm hiểm bắn tin cho cánh nhà báo hảo hảo để tung lên nhiều vụ việc hình sự mục đích nhờ tay công an triệt hạ đối thủ để Năm Cam thao túng toàn bộ xã hội đen. Hoàng Linh, Huy Đức, Quang Thắng… là những công cụ tốt nhất và hữu hiệu nhất để giúp Năm Cam thực hiện ý đồ bá chủ.
Nhân chuyện Tùng – Phó phòng CSHS đi công vụ nước ngoài, Năm Lương kéo ghế đặt Quang Hữu Dũng ngồi lên tạo thành một phe cánh ăn rơ nhau cùng làm việc, cùng nhận tiền và cùng chơi gái. Có quyền, có tiền đồng nghĩa với việc có quyền hưởng lạc. Khi quay về thấy ghế ngồi của mình bị đe dọa, Tùng nổi điên lên và hậm hực với ông sếp “chơi không đẹp” này đã làm đơn tố cáo bồ nhí của Năm Lương là vợ của một sĩ quan chế độ Sài Gòn. Thanh tra Công an sở vào cuộc, kết quả Năm Lương bị kỷ luật, cho về hưu non. Báo chí lúc này do có nguồn tin độc quyền, nhạy cảm liên tiếp tâng bốc những chiến công của người hùng Dương Minh Ngọc, đội trưởng SBC, Quang Hữu Dũng, Nguyễn Mạnh Trung (Phó PC16) liên tiếp gặt hái những chiến công. Năm Cam cũng mượn gió những cây bút chiến để triệt vô số băng nhóm giang hồ bất trị và xâm lăng từ Hải Phòng vào. Và không thể còn ai xứng đáng hơn Sáu Ngọc ngồi vào ghế trưởng phòng cảnh sát hình sự đúng như dự đoán và đầu tư của Năm Cam. Những việc này không thể nói các nhà báo đen ngoài cuộc? Vì hàng ngày họ vẫn thường chè chén say sưa tại các quán đầy các em chân dài như nhà hàng Cam, quán Ngọc, quán bia Trần Đàm ở Lê Hồng Phong, nhà hàng Thanh Vy, Cánh Buồm, Ra Khơi… của tay chân trong hệ thống điều khiển của ông trùm Năm Cam. Nói những nhà báo này vô tội thì không thể, vì sự có mặt của họ chính là chiếc cầu gắn kết và đảm bảo tốt nhất cho “cả ba bên cùng có lợi” Xã hội đen – Nhà báo – Công an, trong hoạt động riêng của xã hội đen và nghiệp vụ của công an, nhà báo trở thành người ăn cửa giữa, người làm chứng và chơi trò tung hứng. Tất nhiên, một khi mắt xích nào bị đứt, những nhà báo đen này đu bám vào kẻ sống để tiếp tục chơi trò tung hứng.
Minh Diện: Gần đây trên một số blog đen nổi đình nổi đám trên mạng internet xuất hiện khá nhiều bài viết ký tên Minh Diện. Lúc còn ở Việt Nam tôi quá biết về bản chất con người này. Một kẻ gian manh, xảo quyệt và thượng đội hạ đạp chẳng xem ai ra gì. Là kẻ vô đạo như vậy mà gần đây thường lên tiếng dạy đời, mắng chửi người khác trên blog như thể ông ta là một con người mẫu mực, liêm chính. Kẻ không biết lại tung hô và nhầm tưởng ông ta là một người cao đạo, một bậc chính nhân quân tử. Không ai thử hỏi một câu: Vì sao ông bị đuổi cổ ra khỏi nghề báo? Vì sao ông ta bị khai trừ ra khỏi Đảng?
Ra tòa án binh vì viết “bịa đặt, vu khống”
Họ tên đầy đủ Nguyễn Minh Diện sinh năm 1951 quê ở Thái Bình. Mài thủng đít quần trên ghế học vọp vẹp mãi cũng không thể đến lớp 10 (hệ 10 năm miền Bắc) nên đăng ký đi B. Nhờ vào tài ranh khôn, có chút chữ nghĩa nên được đơn vị phân công chuyên lo viết tin bài chiến trường kiểu báo tường và tuyên huấn, gởi ra Hà Nội đăng trên báo cách mạng. Do vậy mà bom đạn, chết chóc cách xa ông này, súng đạn mang theo bên người để giải quyết khâu oai là chính.
Bộ mặt thật của "nhà báo đen" Minh Diện. Ông này cậy có súng và mặc đồ bộ đội nên hống hách, bắt nạt khá nhiều người để kiếm tiền.
Nhà văn Văn Lê, nhà văn Trần Văn Tuấn là “đồng nghiệp” tờ báo Văn nghệ Giải Phóng trong rừng trước 1975 sau này đều rất thành danh trong lĩnh vực văn chương, nghệ thuật còn Minh Diện thì làm một nhà báo. Nhưng mỗi khi nhắc đến “bạn đồng đội” hầu như hai người này lảng tránh vì sợ tai tiếng ảnh hưởng và không muốn nhận làm người quen. Có người kể lại cho nghe: khi vào tiếp quản Sài Gòn, ông này cậy có súng và mặc đồ bộ đội nên hống hách, bắt nạt khá nhiều người. Nhất là những gia đình tư bản chế độ cũ. Bà vợ ông này tên Lý người gốc Quảng Nam, gia đình là một nhà tư bản có cơ sở dệt nhuộm tại khu vực ngã tư Bảy Hiền, vì rất sợ “đánh tư sản mại bản” đưa đi cải tạo, đưa đi vùng kinh tế mới “rừng sâu, nước độc” nên nhắm mắt lấy Minh Diện để có chỗ dựa. Tuy chẳng yêu đương gì sất, nhưng cuộc hôn nhân chính trị kiểu này thời đó khá nhiều. Vì thế mà vừa thoát khỏi những cánh rừng mùa khô 1975, Minh Diện có vợ giàu sụ, có con xe dame, xe 67 để tập chạy đó đây rong ruổi, mặt vênh vênh trên chín tầng mây.
Ông này về viết cho tờ báo của đoàn thanh niên Việt Nam, thuộc hàng báo chính trị của tuổi trẻ Việt Nam. Từng là người lính, nhưng sau khi khoác lên mình chiếc áo nhà giàu, trưởng giả Minh Diện tỏ ra rất kiêu căng, ngạo mạn và hống hách không xem ai ra gì, kể cả thủ trưởng và đồng đội cũ. Năm 1988, Minh Diện được giao làm quyền trưởng ban liên lạc của báo, để chứng tỏ mình là một cây bút có số má nên ngồi tại gia bịa ra câu chuyện “xóm video đen” thuộc khu vực nhà sĩ quan quân đội trong khu doanh trại Hoàng Hoa Thám- QK7. Đây là khu gia binh của lính dù Nguyễn Cao Kỳ trước 1975, sau này tiếp quản phân chia cho sĩ quan quân đội ở.
Trong bài viết, Minh Diện kể lại chuyện nhà sĩ quan cấp tá tên Vũ Văn Nhồng kinh doanh cà phê và chiếu phim sex để câu khách ồn ào suốt ngày đêm và gây mất an ninh trật tự, phiền phức mọi người nhưng không ai dám làm gì. Đơn vị quân đội khu Hoàng Hoa Thám nổi xung thiên lên vì sự bịa đặt vu khống nhằm bôi nhọ nhân phẩm, danh dự của quân đội nên viết đơn khởi kiện ra tòa án quân sự.
Vì Minh Diện từng là một người lính và đơn vị kiểm tra toàn bộ khu vực không có sĩ quan cấp tá nào tên là Vũ Văn Nhồng. Tòa án binh xử 6 tháng tù cho hưởng án treo vì lúc đó chưa có bộ luật hình sự, luật báo chí nên chỉ cân nhắc “vu vi” mang tính răn đe. Ra khỏi cửa tòa án binh, hàm răng hô vàng ám khói thuốc của Minh Diện dường như dài ra thêm mấy centimet, vì lo lắng hoảng sợ mất ăn, mất ngủ suốt mấy tháng liền. Mặt cúi gầm gầm nhìn đất không có điệu bộ huênh hoang xấc láo như trước. Sau vụ này, nghe đâu cơ quan báo kỷ luật không cho làm lãnh đạo nữa chỉ làm một phóng viên quèn cho đến ngày bị sa thải lần thứ hai.
Chuyên gia “siêu cấp” về tống tiền doanh nghiệp
Nhớ có lần ngồi với mấy ông bạn già làm bên ngành ngân hàng ở Vũng Tàu nhậu lai rai, bỗng anh T.S giám đốc Ngân hàng Đ. giật thót người, mặt cau có khi nhìn thấy tên người gọi. Sau đó anh kể lại người gọi anh muốn gặp là nhà báo Minh Diện. Thời đó ở Vũng Tàu từ quan chức đến các doanh nghiệp nghe tin Minh Diện là khiếp vía. Không nôn tiền ra thì anh ta viết bài đánh cho te tua, tơi bời hoa lá. Hết đại gia Đào Quang Phủ EDC đến Trần Thừa, Trần Lịnh, Lê Ân, Trần Quang Vinh, Thu Hồng (XNK Côn Đảo) cả Năm Ninh, Trọng Minh – Chủ tịch tỉnh anh ta cũng không tha.
Biệt tài của Minh Diện là chiêu “rỉ tai” người này, nói người kia tố cáo, nói xấu khiến điên tiết lên tuôn ra cho ông ta nghe các bí mật làm ăn, quan hệ. Sau đó lại mang thông tin này sang bên kia tiếp tục bỏ bom khiến người kia nổi điên lên…Hoặc là dùng chiêu “khích tướng” dọa Cục trưởng, Thứ trưởng, Bộ trưởng ngành Công an cho biết… “đã có tài liệu về chỗ ông rồi”, mấy ảnh hỏi thăm có biết ông không? Sợ bắt nhầm anh em tốt…Nhiều doanh nghiệp có tật, giật mình nhảy dựng lên lo tiền bạc dấm dúi Minh Diện cho qua chuyện.
Nhiều vụ lớn, Minh Diện dọa nạt đòi cống cả tỷ đồng như chơi. Có anh bạn làm trong nghề báo kể lại: ban đầu Minh Diện viết bài “đánh” Tăng Minh Phụng tơi bời trên báo. Vốn là người Hoa, Tăng Minh Phụng thường ngại liên quan đến pháp luật nên tìm đến Minh Diện xin tha và lo cúng rất hậu hĩnh. Minh Diện bắt đầu tụ tập một số chiến hữu như bạn tôi là Hoàng Linh (Tuổi trẻ), Quang Thắng (Công an)…để dàn xếp không nên đánh Tăng Minh Phụng và đảm bảo lo “bồi dưỡng” anh em xứng đáng. Người quan trọng số 1 thì được căn nhà, hoặc xe ô tô, xe máy và tiền bạc hàng chục triệu. Minh Diện bảo gì thì Minh Phụng lo đáp ứng để mua sự an toàn.
Minh Diện tụ tập một số chiến hữu như Hoàng Linh - Tuổi trẻ , Quang Thắng - Công an …để dàn xếp không nên đánh Tăng Minh Phụng. Trong hình là trong vụ xử án Năm Cam.
Sau đó, Minh Diện viết tiếp bài khác quay ngược 100 độ ca tụng Minh Phụng đại loại là một người xuất thân hàn vi với nghề lượm ve chai, từ đó lập nghiệp, lòng dạ tốt, làm ăn chân chính, chấp hành pháp luật…và dắt Minh Phụng gặp “ông này, bà nọ” cấp trung ương, thành phố và các tỉnh mà Minh Phụng có dự án. Đặc biệt, nhờ “quân sư ngoại giao”Minh Diện mà Tăng Minh Phụng gặp và quen hết các Tổng Biên tập, Phó Tổng biên tập, Tổng thư ký tòa soạn và một số nhà báo tên tuổi các báo lớn.
Minh Diện xơi ngon lành một biệt thự ở đồi Ngọc Tước (Hoa Hồng) của Tăng Minh Phụng tại bãi sau Vũng Tàu
Thành công phi vụ này, Minh Diện dựng trò mua bán trả góp, xơi ngon lành một biệt thự ở đồi Ngọc Tước (Hoa Hồng) của Tăng Minh Phụng tại bãi sau Vũng Tàu trị giá khoảng 3,2 tỷ đồng thời đó. Có rất nhiều doanh nghiệp buộc phải nộp tiền cho Minh Diện, dù tức đến hộc máu mồm cũng phải cười nhã nhặn, vui vẻ biếu anh vì nếu không, sẽ không một ngày bình yên với Minh Diện. Một đại gia đất Vũng Tàu căm ghét Minh Diện đến xương tủy từng thề độc rằng:Trước khi chết tôi phải nhìn thằng này chết thảm mới nhắm mắt.Rồi sau đó bù khú với mấy người bạn khác, tôi nghe kể về ông Minh Diện đang hành nghề viết thư pháp tặng chữ, đang giàu sụ và nghênh ngang như ngày nào. Nếu khác thì chỉ khác việc ông nay “đã chỉnh hàm”, sửa răng cỏ đàng hoàng như ca sĩ Hồng Nhung, không còn bộ hô như ngày xưa, lâu lâu gặp lại chưa chắc đã nhận ra. Thay hình đổi dạng cũng là việc làm hay, nhưng thường chỉ dành cho những người lắm của nhiều tiền, những đại gia, trọc phú. Đổi hình thay dạng theo nhân tướng học và tướng số học thì dù có thay đổi đến thế nào cũng không thể thay đổi bản chất, số mạng trời định.
Vì sao Minh Diện bị tống cổ khỏi nghề báo?
Em lại chào anh MO...hế hế hế hế !
Trả lờiXóaMời vô nhà mà cấm thấy nói một tiếng...hế hế hế hế !
Đường Sơn Quán lúc đầu rất vắng vẻ, giống như bị bỏ hoang. Sau này em thấy có những người làm nhang trú ngụ. Lúc đó, mỗi lần lên nghĩa trang TP em đều mua nhang ở đó. Lần nào thăm mộ ba mẹ em xong , em cũng ra ngồi chỗ đó bởi nó yên tĩnh, có vườn cao su rất mát, lại gần mộ ba mẹ . Khi có những người làm nhang , em xin họ cho ngồi nhờ và họ cũng rất vui vẻ, bình dân.
Trả lờiXóaMột thời gian ngắn sau đó, em thấy nơi đó che chắn, trở thành quán nhậu nên em không ghé chỗ đó nữa. Thăm ba mẹ em xong, em thường hay ra chỗ vườn cao su, chỗ gần cổng nghĩa trang , dựa cây ngồi nghỉ để được gần ba mẹ em thêm một lúc.
Không ngờ về sau ĐSQ lại là nơi xảy ra một vụ án lình xình như trên.
Vậy Quang ở Sài gòn à? Cứ tưởng dân miền ngoài không chứ?Dân làm báo ở Sài Gòn thì rõ Huy Đức- thuộc loại xôi thịt. Ba Tung thì đáng để nể nhưng chuyện ăn chơi thời đó thì là " động trời " còn bây giờ cũng thường thôi. Buồn là cái chết của con gái anh. Từ chuyện này mà anh viết truyện ngắn " Ngôi miếu Làng thị " đó, đã đăng ở văn nghệ Tp cũng đã hơn 10 năm rồi.
Xóa