Hiển thị các bài đăng có nhãn TRUYỆN NGẮN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TRUYỆN NGẮN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

BIỆT THỰ QUỶ ÁM

-Tao đây. Gì đó mậy?
-  Tao...tao mua được ngôi nhà rồi- giọng Thành  rất phấn khích
- Nhà nào?- Tôi hỏi
- Thì ' Biệt thự quỷ ám" đó!
- Sao? Thật à?- tôi kinh ngạc kêu lên. Tim đập thình thịch vì vui mừng
- Chiều tao về ghé mày luôn. Mày ở
nhà đợi tao - Thành nói liền một mạch. không đợi tôi trả lời đã tắt máy.

@

Tôi và Thành  thân  nhau từ nhỏ  học chung cùng lớp cho đến giải phóng.Gia đình Thành giàu có. Ba Thành được xem là một trong 10 nhà tư sản của miền Nam. Nhà Thành nằm trên đường Nguyễn Thông. Đúng hơn là một biệt thự  kiểu Pháp trong khuôn viên hơn 1000 m2. Bên  trái  sân nhà có cây thị cổ thụ to lớn đã hơn 100 tuổi, vào mùa trái chín thơm cả đoạn đường. Thích thú nhất của chúng tôi là được leo trèo trên cây, lên tận ngọn để có thể nhín ngắm thành phố. Nhất là vào giờ tan trường. chúng tôi có thể nhìn thấy cả  nữ sinh Gia long tỏa ra như  đàn bướm trắng.

Mẹ Thành là người cùng quê với Ba tôi, Thành lại là con một nên bà cũng rất thương yêu tôi. Bà đẹp và dịu dàng. Chưa bao giờ tôi thấy Bà lớn tiếng la mắng Thành. Ba Thành hẳn do công việc làm ăn nên ông thường xuyên vắng nhà, có khi cả tháng.

Năm 1975, chúng tôi đang học 12. Tôi nhớ, chiều 30/4 , Thành đạp xe qua nhà tôi rủ đi chơi. Tôi không khỏi ngạc nhiên : ủa, mày không đi à? Nó trợn mắt hỏi lại : đi đâu?
_ Thì ra nước ngoài.Ông già mày không sợ Việt Cộng sao?
_Muốn đi thì đầu năm  đã đi rồi- Nó cười rồi bảo : Ba tao nói Việt cộng cũng là người Việt mình.

Mấy ngày sau, xe cộ thông thương, mẹ tôi bảo tôi đứa mấy đứa em về quê. Tôi qua nhà Thành định từ giã nó nhưng nhà đóng cửa im ỉm. Tôi nghĩ chắc gia đình nó cũng đã về quê. Quê nội Thành ở tận Quãng Nam.

Kể từ đó, hơn 10 năm sau tôi mới gặp lại Thành.

@

Tôi về Tây ninh rồi ở lại luôn . Không thi vào đại học, tôi đi làm công nhân. Chiến tranh Tây Nam xảy ra, tôi nhập ngũ . Tôi bị thương ở chiến trường Cam pu chia, rồi được xuất ngũ. Tôi trở về Sài Gòn vào đại học. Tôi đến nhà Thành thì mới biết chuyện kinh khủng đã xảy ra. Sự thật thế nào không ai nắm rõ, theo lời đồn thì ba Thành tham gia tổ chức Liên Minh phục quốc gì gì đó. Hôm bộ đội ập đến bắt, ông đã dùng súng tự sát ngay trong nhà mình. Chôn cất chồng xong, mẹ Thành cũng treo cổ tự tử nơi cây Thị bên hông nhà.
Chính quyền tiếp quản ngôi nhà , lúc đầu làm trụ sở ban quân quản, sau đó mới cấp cho một vị sư đoàn trưởng.
Cái tên " Biệt thự quỷ ám " có là sau khi vị Sư trưởng này cũng tự sát trong nhà.  Nghe nói ông bị tòa án quân đội kết án vì đã ra lệnh tàn sát hơn 100 người dân Cam-pu-chia trong chiến tranh biên giới Tây Nam. Biệt thự lại đổi chủ cho một vị đại tá công an. Vị này là một nhân vật nổi tiếng, được phong tặng anh hùng nhưng về sau, báo chí phanh phui ông đã dính líu, bao che cho các hoạt động tội phạm của Năm Cam. Con gái ông vì không chịu được sự đã kích quá lớn này, cô ấy đã treo cổ tự vẫn  cũng nơi cây Thị.
Tiếng đồn  ngôi biệt thự đã bị quỹ ám càng lan xa.
Biệt thự lại đổi chủ. Chủ nhân cuối cùng cũng là một vị tướng công an. Mấy năm trước vị này dính líu đến một đường dây đánh bạc, bị bắt và bị kết án 20 năm tù giam. Biệt thự lại được chính quyền tiếp quản nhưng từ đó thì bỏ hoang.

@

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi về quê dạy học rồi vào làm ở tờ báo tỉnh. Một tối, Thành tìm đến nhà tôi. Tôi không thể nào diễn tả được cảm giác vui mừng khi tôi mở cửa và nhận ra người gõ cửa nhà mình lại chính là thằng bạn đã mất tích nhiều năm. Vậy là đã hơn 20 năm tôi mới gặp lại Thành.
Đêm đó, Thành kể cho tôi nghe mọi chuyện.
 Thành bảo : "Tao không tin ông già  tham gia  bất kỳ tổ chức phản động nào . Phần lớn tài sản ông đã hiến cho Nhà nước . Gần cả năm, ông chỉ quanh quẩn ở nhà. Hôm xảy ra chuyện, tao đưa bà già đi chợ về gần tới nhà thấy bộ đội vây quanh nhà rất đông. Mẹ tao sợ quá bảo tao trốn đi. Cả tuần sau tao mới dám lần về thì mới biết ba mẹ tao đã chết.Kể từ đó,  tao lưu lạc nay đây mai đó, người thân cũng chẳng dám tìm. Tao  phải kiếm sống bằng  nghề bốc vác.Trong đám bốc vác có thằng Thuận trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Nó cũng có gương mặt hao hao như tao nên tao bảo để tao đi thay nó. Nhờ vậy mà tao thay tên đổi họ luôn, vào trung đoàn Gia định rồi sang Cam-Pu-Chia. Cũng may, vào đến Nam -Vang tao sống sót , chỉ bị thương ở vai. Xuất ngũ, tao về Tây ninh làm bảo vệ rừng , rồi lấy vợ. Vợ tao cũng làm ở lâm trường. Vợ tao, cũng không biết tên thật của tao". Thành bật khóc.

@

- Mày mua ngôi nhà vợ mày biết không?- Tôi hỏi
- Biết chứ. Tao phải bán 500ha rừng, 200ha cao su mới có đủ tiền.- Thành châm thuốc hút., mắt đăm đăm nhìn lên trần nhà- Vợ tao cũng là cô nhi, không đẹp nhưng hiền lành, chăm làm. Mọi chuyện làm ăn đều do tao quyết định.
- Thế mày đã kể hết cho vơ mày nghe chưa?- Tôi lại hỏi
-Ừ, tao định về sẽ kể hết. Dù sao, giấy tờ nhà là tên thật của tao.
-Mày lấy lại tên thật có bị truy cứu gì không?
- Không- Thành cười- Thời bây giờ mày có tiền làm gì cũng dễ

Thành bây giờ đã là người giàu có nhất nhì tỉnh, với hàng ngàn ha rừng và cao su.Thành bảo, nhờ đọc chuyên mục "Rừng là vàng" trên báo ( chuyên mục tôi phụ trách), Thành đã ký cóp mua từng ha rừng. Sau 10 năm , Thành đã có gần 300ha. Lần khai thác gỗ dầu tiên đã thu được hơn 5 tỷ. Rồi từ đó,khi chính sách 5 triệu hecta rừng triển khai, Thành nhanh chóng thu mua đất trồng rừng. Rồi có chủ trương trồng cao su thay rừng kinh tế, Thành phát triển cao su. Chỉ trong mấy năm cao su được giá Thành như diều gặp gió.
- Chừng nào nhận bàn giao nhà, mày đi với tao- Thành bảo- Nói thật, một mình chắc tao không đủ can đảm bước vào nhà.
- Nhà mày, mày không dám vào chẳng lẽ tao dám- Tôi đùa


- Bà này, giờ mình đi được rồi chứ?
Tôi đang ngồi nơi phòng đọc sách, viết lại câu chuyện về  ngôi " biệt thự quỷ ám" thì nghe tiếng.
- Tôi cũng định nói với ông. Giao nhà lại cho thằng Phong thì tôi yên tâm lắm. - Tiếng người đàn bà nhỏ nhẹ.

Tôi vội vả mở cửa bước ra nhưng chỉ kịp nhìn thấy hai bóng người nắm tay nhau bước vào cây thị và biến mất.
Tôi bước ra sân, định đi đến cái xich đu  cạnh cây thị. 
- Nè, không có dành chỗ của em đó.
Tôi giật thót tim khi nghe tiếng nói vang lên rất gần bên tai. Đúng lúc đó, một cô bé xuất hiện trên chiếc ghế xích đu. Vừa đong đưa, cô vừa nói ;
- Anh đừng có sợ em nhé! - Cô cười, tiếng cười thật trong trẻo- Em chỉ là con ma hiền lành thôi.
Tôi lạnh cả sống lưng, cố trấn tỉnh. Đây là lần đầu tiên tôi gặp ma. 
Tôi bước về phía cô bé để nhìn rõ hơn. Đúng, tôi không lầm. Ánh trăng xuyên qua kẽ lá hiện rõ gương mặt của một thiếu nữ 15-16 tuổi.
-Em là... tôi ấp úng
Không đợi tôi nói hết, cô bé bảo
- Em là con bé treo cổ ở cây thị này nè.
- Em... lưỡi tôi như cứng lại.
- Anh ngồi xuống đây đi- cô bé chỉ vào xích đu, bảo tôi ngồi cạnh cô- Anh là nhà văn phải không? Anh đang viết gì vậy cho em đọc được không?
- Tôi...cô bé cướp lời
- Hỏi thế thôi chứ em biết anh đang viết vế cái " Biệt thự quỷ ám " này chứ gì?
- Vâng- tôi đáp. Tôi đã lấy lại được bình tinh cũng nhờ vào cai vẽ tư nhiên ngây thơ của cô bé.- Em là con của Thiếu tá Quang- tôi mạnh dạn hỏi.
Cô bé không trả lời chỉ gật đầu.
- Những chuyện xảy ra ở biệt thự này là do ma quỷ gây ra?
Cô bé trố mắt nhìn tôi, rồi bảo : Làm gì có. Hai bác ở lại đây chỉ vì oan khuất của họ. Họ còn cứu em.
- Sao?- Thấy tôi kinh ngạc, cô bé bảo : Em đã uống thuốc rầy nhưng lại sợ ói mửa, cấp cứu được nên mới mới treo cổ. Chính hai bác đã làm gãy cành thị cứu em  nhưng đã muộn vì  chất độc phát tác.
- Em nói... hai bác
- Thì ba má anh Thành đó,!
Tôi im lặng. Lấy thuốc châm hút. Ánh lửa càng giúp tôi thấy rõ gương mặt của cô bé. Một cô gái xinh đẹp với đôi mắt bồ câu, đượm buồn
- Họ đi rồi sao em vẫn ở đây ?
- Chờ anh đó- cô bé nhìn tôi ánh mắt tinh nghịch.
- Sao lại chờ anh ?- tôi trở nên dạn dĩ và có cảm giác như thân thiết với cô.
-Chờ anh viết câu chuyện  về ngôi  biệt thự này ?
...
- Chuyện xảy ra ở Biệt thự này là do nhân quả thôi - Cô bé nói- Ma quỷ đâu xui khiến được con người khi họ có tâm lương thiện.
Cô bé nhìn tôi cười, rồi bảo : Em và anh có duyên nên mới có thể nói chuyện được với nhau.
Chưa nói hết lời, cô bé vụt biến mất, chỉ để lại một câu :
- Hôm nào, em sẽ để anh thấy em của hiện tại.
- Này, này... em tên gì  ?
- Nữ hoàng cây thị - không thấy cô bé đâu, chỉ nghe tiếng cô cười khanh khách
@

Sau khi mua lại biệt thự, Thành đã bỏ ra một khoản tiền lớn để sửa chửa, phục chế lại như hiện trạng ngày xưa. 
Thành đưa vợ con định cư ở Mỹ và giao ngôi biệt thự cho tôi quản lý.
Hôm con trai tôi xuống chơi, nó trèo lên ngọn cây thi và sung sướng bảo với tôi nó có thể nhìn thấy cả Nhà thờ Đức Bà.
Nghe nó nói, lòng tôi lại nhớ những chiếc áo trắng của nữ sinh trường Gia Long. Ngày đó , tôi đã ứng khầu 2 câu thơ khi tôi và Thành đang ngồi hút thuốc ngắm nữ sinh Gia Long tan trường

" Chiều tan trường về em tóc rối
Ta ngẩn ngơ nhìn trong khói thuốc vàng bay "

@

Tôi đã viết xong câu chuyện " Biệt thự quỷ ám"  chờ mấy đêm rồi vẫn không thấy " Nữ hoàng cây thị " xuất hiện. Tôi hy vọng em đọc và hài lòng để thanh thản ra đi ...






Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2018

THÁO XÍCH






Truyện ngắn : Phạm đình Trúc Thu





Phải mất hơn 5 năm, tôi mới tạo xong cây Mai Bonsai để bàn.Tết rồi gửi dự thi được luôn cái Huy chương vàng.Tôi không bán, dù có nhiều người hỏi mua.


Nhà tôi tuy ở mặt tiền đường nhưng khoảng sân trước nhà nhỏ hẹp, nên cây tôi chơi đều để ở nhà mẹ tôi vì sân rộng nắng tốt, nhờ mấy đứa em tưới cho. Tuần nào tôi cũng về thăm mẹ, tiện thể bón phân, cắt tỉa cây.

Mẹ tôi sửa nhà. Đám thợ làm vô ý làm gãy cành hết mấy cây thành phẩm. Tôi sợ hư cây mai nên vội đem về nhà. Hàng rào nhà tôi cũng không thuộc loại kiêng cố. Sợ bị trộm nên tôi lấy sợi xích nhỏ quấn quan chậu mai rồi khóa vào móc tường.

Hôm thằng bạn thân ghé chơi, thấy cây mai bị xích, nó phán : " Sự sống đẹp như vậy mà mày xích xiềng thì tội cho nó quá. Trông chướng con mắt".

Ừ, nó nói cũng phải.Tôi tháo xích, bụng nghĩ cũng chỉ vài tháng mẹ tôi sửa nhà xong thì tôi đem về.
Ai, ngờ tháo xích mới 2 ngày thì đã bị mất trộm.
Tôi buồn cả tuần, không phải vì tiếc mất đi vài triệu đồng mà vì lo không biết cây mai có tiếp tục sống được hay không?

Thằng bạn lại đến, không thấy cây mai nó hỏi. Tôi trừng mắt bảo nó : " Cũng tại mày bảo tao tháo xích. Mới tháo được 2 ngày là bị trộm mất.". Thằng bạn im lặng, rồi vỗ vai tôi, nói : " Thôi mày cũng đừng buồn làm gì. Chắc nó hết duyên với mày rồi"

Không biết, điều thằng bạn tôi nói có đúng hay không nhưng lòng tôi vẫn canh cánh lo lắng.

Cây mai liệu có còn sống?

Đến giờ, mỗi lần nhìn tấm bằng khen, lòng tôi không khỏi ngậm ngùi tự hỏi : " Cây mai có còn sống hay không? Nếu còn thì có còn giữ được vẽ đẹp như khi nó ở bên tôi và liệu nó có trổ hoa đúng tết?"




11/2018

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2018

GIẤC MƠ THỜI THỔ TẢ







Cả ngày trời âm u. Vừa sập tối, gió thổi ù ù, .Rồi mưa.Mưa như trút nước. Mọi âm thanh đều như tắt tịt bởi tiếng rầm rập của mưa dồn dập mái tôn.

Rồi chớp lạch, rồi sét đánh và điện cúp.

Nhà không có lấy cái áo mưa, bụng đói cũng không muốn bước ra ngoài . Cảm giác lạnh nhanh chóng đến. Trong cái bóng tối phũ chụp, tôi chỉ có thể trùm mềm kín đầu và cố dỗ giấc ngủ bằng cách niệm thầm câu : A men, cầu Chúa ban phước lành!

*

Tôi mở mắt thấy mình đang lơ lửng giữa bầu trời đầy sao lấp lánh, tuyệt đẹp. Sự thích thú chưa kịp trào ra, nỗi sợ hãi đã ập đến khi tôi nhận ra mình đang rơi. Nỗi sợ hãi càng lớn, tôi rơi càng nhanh. Phản xạ bản năng, đôi cánh tay tôi quạt lia quạt lịa. Bất ngờ, tôi thấy mình rơi chậm lại và vui mừng khi tôi thấy mình dần được nâng lên .

Thật là một điều kỳ diệu! Trên lưng tôi đã mọc ra đôi cánh trắng nuốt.

Đội ơn Đức chúa trời. Ngài đã ban cho tôi đôi cánh thiên thần!

Nỗi sợ hãi chấm dứt và tôi càng lúc càng khoan khoái với đôi cánh của mình. Tôi vỗ cánh và lượn bay .Chưa bao giờ cảm thấy được tự do và hạnh phúc như bây giờ. Đầu tôi lại nảy sinh ý nghĩ : Tại sao tôi không lượn vòng trên bầu trời thành phố nơi tôi sinh sống?

Đêm đã khuya. Khuya lắm. Đường phố vắng tanh, chỉ có những cây cột đèn tỏa sáng., thứ ánh sáng vàng nhợt, lạnh ngắt

Tôi vỗ cánh nhẹ nhàng lượn lờ trên các con đường.

Bất chợt, đâu đó vang lên âm thanh thảng thốt. Cái âm thanh chừng như rất quen thuộc của sự sợ hãi.Tôi vội vàng vỗ cánh lao đến nơi phát ra âm thanh đó.

Từ trên, tôi nhìn thấy khá rõ. Một người phụ nữ đang bị ba gã đàn ông vậy bọc.Một gã đang ôm chầm người phụ nữ, dùng sức mạnh ép cô ta vào vách tường.

Một vụ cưỡng hiếp chăng?

Có chút lưỡng lự nhưng tôi cũng bay đến gần hơn.Tôi nhận ra người phụ nữ là một cô gái ăn mặc hở hang, khá khêu gợi. Bốn gã đàn ông đều có gương mặt khá trẻ.

Mèo mã gà đồng đây mà!

Tôi quay mình vỗ cánh bay đi nhưng tôi thấy mình không nhúc nhích. Tôi quạt cánh mạnh hơn cũng không thể bay lên.

Đột nhiên, đôi cánh biến mất và tôi rơi xuống.

Tiếng rơi của tôi đủ làm mấy gã thanh niên chú ý. Khi nhận thấy tôi, hai gã vội vàng lao đến tôi với ánh sáng lấp lánh của những lưỡi dao.

Quá sợ hãi, tôi quay lưng bỏ chạy và cố kêu thét cầu cứu nhưng âm thanh cứ nghẹn lại nơi cuống họng.

Hay gã thanh niên càng đuổi càng gần. Tôi vừa chạy vừa quạt hai tay hy vọng có thể bay lên. Đúng lúc, hai gã thanh niên vừa bắt kịp , tôi vụt bay lên.

Tôi thở phào nhẹ nhỏm, vỗ cánh bay vút đi , vui mừng vì thoát khỏi nguy hiểm.

*

Tôi thức giấc bởi tiếng rên ư ử của chú chó con. Chung quanh vẫn là bóng tối. Bên ngoài vẫn mưa âm ỉ.

Mấy ngày sau, đọc tin trên tờ báo mạng : người ta phát hiện xác một cô gái lõa lồ nơi bãi rác thành phố.Tôi rùng mình, người co rúm.

Trời lại đổ mưa, lại sấm chớp, lại cúp điện.Tôi rúc mình nơi góc giường chẳng dám chợp mắt.















Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

NGÀY RẰM NHỚ LẶT LÁ MAI



Truyện ngắn : Phạm Đình Trúc Thu


Nhà tôi có cây mai to, gốc u nần, bộ rễ đẹp. Nội kể, lúc sinh ba tôi, ông đã đem cây mai kiểng trong chậu ra trồng ngay giữa sân trước nhà với cầu mong ba tôi cũng có được sức sống mạnh khỏe như loài mai vậy.


Lúc nhỏ, tôi thường cùng nội lặt lá mai. Nội bảo : “ Cứ ngày rằm thì lặt lá, cây mai sẽ trổ bông đúng tết”. Năm nào cũng như năm nào, đến rằm tháng chạp là nội lặt lá, đến mùng một tết cây mai nở bông vàng rực, ai nhìn cũng phải lên tiếng khen. Vào dịp tết, cây mai luôn là niềm kiêu hãnh của tôi với bọn trẻ trong làng.


Ông bà nội chỉ có hai người con, ba tôi và chú. Ba tôi lớn hơn chú năm tuổi. Ba tôi học hết tiểu học thì nghỉ ở nhà phụ ông lo việc đồng áng. Riêng chú, được học lên trung học, rồi về Sài gòn học đại học.


Mỗi lần, lặt lá mai, nội vẫn hay kể chuyện. Nội nhớ đến ông, nhớ đến ba tôi. . Nội kể,chú về Sài gòn học, rồi tham gia hoạt động cách mạng. Ba tôi đã nghĩ ra cách đào hầm bí mật dưới gốc mai trước sân nhà để chú trú ẩn mỗi khi về thăm nhà,về quê tôi hoạt động.


Lúc tôi lên năm, một hôm lính ập vào nhà bắt trói ba tôi dẫn đi. Mẹ nói, ba tôi bị tra tấn, đánh đập rất dã man . Ba tôi được thả về thì lâm trọng bịnh, không lâu thì mất.Từ đó, chú không về nữa. Sau ngày giải phóng, chú về và làm lãnh đạo ở huyện, rồi lên tỉnh, đến giờ.Khi phong trào chơi kiểng rộ lên, có nhiều thương lái tìm đến nhà tôi hỏi mua cây mai, trả giá rất cao, hơn năm lượng vàng nhưng nội nhất mực không bán.


Rồi chuyện không may xảy đến với tôi. Tôi bị tai nạn giao thông, phải mổ. Vì lo cho tôi, nhà không tiền, nội đành dứt ruột kêu người bán cây mai. Mẹ nói, chú nghe được, chú về bảo Nội bán người ta bao nhiêu thì bán chú bấy nhiêu. Rồi chú đưa tiền cho mẹ , cho người bứng cây mai đem về nhà chú.


Tôi ở bệnh viện về,không thấy cây mai đâu, tôi hốt hoảng hỏi nội: “ cây mai đâu rồi nội ?”. Nội nheo nheo mắt cười, xoa đầu tôi : “ Cháu nội sống lại là nội mừng rồi.”. Mẹ bảo: “ Nội bán cho chú để lấy tiền chạy chữa cho con”. Tôi nghe lòng xót xa, chỉ biết trách mình.


Mùa đông năm đó, nội ngã bệnh, phải nhập viện. Thỉnh thoảng,nằm trên giường bệnh, nội lại kêu tôi hỏi: “ Hôm nay là mấy rồi con?”. Rồi nội nhắc : “ Ngày rằm nhớ lặt lá mai nghe con”. Tôi chỉ muốn khóc. Rằm tháng chạp, nội mất.


Đám giổ đầu của nội, tôi đem cây mai con trồng vào nơi cây mai của nội. Cây mai theo năm tháng lớn dần, năm nào đến rằm tháng chạp tôi cũng lặt lá là cây mai trổ bông đúng tết,dù không rực rỡ như cây mai của nội.


Cây mai của nội đem về nhà chú, được cắt sửa và ghép giống mai khác nở bông có đẹp hơn, nhưng mỗi lần gặp tôi ,chú than phiền là cây mai chẳng mấy khi trổ bông đúng tết. Chú lại hỏi tôi có cách nào để cây mai trổ đúng không.Tôi lắc đầu, những nghệ nhân chú bỏ tiền rước về chăm sóc còn không làm được huống gì là tôi. Có điều lạ,chính chú cũng thấy là cây mai tôi trồng lúc nào cũng nở rộ bông vào ngày mùng một tết. Có lẽ, tôi luôn nhớ lới nội dặn : “ Ngày rằm nhớ lặt lá mai nghe con !".


Bây giờ, tôi đã có gia đình và con trai tôi đã hơn ba tuổi. Đến rằm tháng chạp, con tôi lẽo đẽo theo tôi lặt lá mai và tôi lại dặn nó: " ngày rằm nhớ lặt lá mai nghe con".Thằng bé gật đầu nhưng chắc không hiểu vì sao phải vậy. Nó chỉ nhoẽn miệng cười thích thú lặt từng lá mai....


Xuân 2000
PĐTT ( đã chỉnh sửa)

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Truyện ngắn : Nhân phẩm đàn ông.





Tôi là một gã đàn ông độc thân đang độ tuổi trung niên, hẳn nhiên là phải có nhu cầu về tình dục. Với tôi, quan hệ tình dục là đỉnh cao của tình yêu nhưng khỗ nỗi, tôi lại là kẻ lười tán gái. Đối với tình yêu, tôi tin vào duyên phận và nhân quả trả vay. Tôi vẫn thường bảo những thằng em thất tình : " chuyện gì đến sẽ đến, hãy để mọi chuyện diễn ra một cách tự nhiên, có cưỡng cầu cũng không được mà ngược lại còn chuốc vào mình phiền não". Lười tán gái thì cánh đàn ông độc thân như tôi chỉ còn cách" tự sướng" hoặc tìm đến gái " bán dâm". Tôi không tiếc tiền và đủ khôn ngoan để không phải " tự sướng" làm sinh lý càng mất cân bằng hơn. Tôi chọn " gái bán dâm" và có chọn lọc chứ không " bừa bãi". Dù sao những cô gái "bán dâm" thời đại @ này đủ kiến thức không chỉ thõa mãn cho khách mua mà còn biết tự bảo vệ bản thân. Y học phương đông chỉ ra việc quan hệ " tình dục" với người khác giới sẽ cân bằng âm dương nội thể. Phương Tây thì đó là " tự do cá nhân" là "nhân quyền".Cũng may, tôi lười và sợ trách nhiệm nhưng vẫn không thoát khỏi vài cuộc tình sau khi tôi ly hôn. Nhưng thôi, tôi chỉ muốn kể với các bạn một vài câu chuyện mà theo tôi vương víu đến cái " nhân phẩm đàn ông". Những câu chuyện mà chính bản thân tôi phải tự hỏi mình

CÂU CHUYỆN THỨ NHẤT

Nói một cách nào đó, tôi là một khách chơi "sành điệu" và vì vậy mà quen không ít " má mì" - những cố gái điếm lâu năm trong nghề " mua phấn bán hương " này. Một hôm, tôi nhận cuộc gọi của Lan-một trong số má mì tôi biết.
- alo, có gì không em?
-lâu rồi, không thấy anh gọi. Bộ có vợ rồi hả?
- Có đâu -tôi trả lời- gọi em thì phải có tiền chứ-tôi đùa- chơi thiếu được à?
- Giỡn hoài- Lan nói- em có hàng mới nè, khỏi chê, đúng "gu" của anh, chân dài 100%
- Giá bao nhiêu? - tôi hỏi
- 2 triệu
- Cao vậy?
-Em bảo đảm anh đi thấy là ghiền luôn. Con bé chỉ đi khách khi nào kẹt tiền thôi đó.
- Thế còn em bao nhiêu? ( tôi hỏi Lan tiền dắt mối)
- như mọi lần 10%
Tôi do dự, bởi chừng như tôi không có hứng thú.
-Đi đi. em gọi cho anh trước hết đó!
Ừ, thì đi. Chiều nay tôi cũng chẳng làm gì mà trời thì u ám. Vậy là tôi đồng ý.
Lan bảo: Anh lấy phòng rồi gọi cho em. Đừng có nhắn tin nha cha nội. Tôi đáp : biết rồi!
Tôi tìm đến khách sạn mà tôi biết có độ an toàn cao, ít khi bị 814 kiểm tra. Lấy phòng, tôi gọi và báo cho Lan . Tôi vào phòng tắm., dù sao cũng phải sạch sẽ.
Tắm xong, lau khô mình và lấy khăn quấn ngang người. Vừa lúc đó tôi nghe tiếng gõ cửa. Tôi bước đến mở cửa. Một cô gái cao ráo, thon thả bước vào, trên mặt cô vẫn còn che " khẩu trang". Cô bỏ "túi xách' xuống ghế salon, vừa tháo khẩu trang, vừa nhỏ nhẹ hỏi tôi : Anh đến lâu chưa?
Khi cô quay mặt về phía tôi , bất giác tôi sững sờ. Đẹp, quả là đẹp. Mắt to, mũi thon nhỏ, môi dầy đầy gợi cảm. Cô mỉm cười với tôi để lộ đôi má lún đồng tiền. Nụ cười có cái gì đó thật trong sáng.
- để em đi tắm nha! Cô nói nhỏ nhẹ rồi thong thả thoát y. Từng đường cong trên da thịt trắng hồng, săn chắc của cô lồ lộ trước mắt tôi. Tôi thấy mình như nóng lên. Không kiềm được, tôi bước đến ôm cô vào lòng và đặt nụ hôn lên gáy cô. Cô khẽ đẩy tôi ra, vừa cười nói : em làm cả ngày, chưa kịp tắm hôi lắm đó.
Cái háo hức của tôi dịu đi, thay vào cho sự tò mò. Tôi hỏi : Em làm công nhân à? Em đáp : dạ! Rồi nhanh nhẹn bước vào nhà tắm.
Tôi nằm trên giường, trần như nhộng và chỉ che phần dưới của mình bằng cái khăn tắm. Cảm giác háo hức làm tình trước sắc đẹp của em bỗng như tan biến đi đâu. Em đẹp, đẹp và trong sáng khiến cái thằng đàn ông dạn dày đường phố như tôi bỗng trở nên 'thánh thiện". Có một cái gì đó "tiếc nuối" trong tôi. Có lẽ, cái chất đa cảm từ lâu ngủ yên trong tôi bổng "giật mình" thức dậy.
Tôi tự hỏi  mình, sao tôi lại có thể mua cái đẹp của em với giá rẻ mạt như vậy? Mà tôi cũng không thể cho em nhiều hơn. Nếu như trước đây, khi còn là " đại gia", có lẽ tôi sẽ cố gắng biến em trở thành nhân tình của riêng mình, cho dù em không yêu tôi. Dù sao, ngủ với một thằng đàn ông lâu dài còn hơn ngủ với trăm thằng đàn ông.
Em bước ra, rồi lên giường nằm cạnh tôi. Em cũng chỉ quấn khăn tắm nhưng tôi cảm nhận được sau tấm khăn ấy là cặp ngực căng tròn, tràn sức sống. Đúng lúc đó, điện thoại của tôi reo lên. Tôi nhổm dậy, ra khỏi giường nghe điện thoại. Một thằng em, gọi điện rũ cà phê. Bất giác tôi đáp : Đến đi, tao đến liền.Bỏ điện thoại tôi nhìn em. Em đã bỏ khăn che ra khỏi người.
Tôi nói : anh xin lỗi, có dịp gấp rồi. Em cười : mình làm xong rồi đi cũng còn kịp mà anh. Tôi quay lưng, không trả lời em, lấy bóp đếm đủ 2 triệu rồi quay lại đưa em. Tôi cố đùa : Coi như anh tạm ứng trước nha.
Em cầm tiền, không nói gì. Còn tôi thì mặc đồ. Chừng như khi đã biết chắc tôi không ở lại, em mới ngồi dậy và mặc đồ. Vừa mặc đồ, em vừa bảo tôi : anh ghi số điện thoại của em đi. Tôi lấy máy và bảo : Em đọc số đi. Tôi ghi số và nhá máy cho em. Cả tôi và em đã mặt đồ xong, tôi bảo em đi trước. Em cười, rồi hôn lên má tôi, nói nhỏ : Chị Lan bảo anh dễ thương lắm đó!
Em đi rồi, tôi ngồi lại trong phòng, đầu óc trống rỗng.
Hơn tháng sau, em gọi điện cho tôi và tôi đã tìm cách thoái thoái thác là đang ở sài Gòn. Sau đó, tôi không nhận được điện thoại của em nữa. Và tôi, đôi lần tôi cũng muốn gọi cho em nhưng rồi thôi. Cuộc sống hiện tại của tôi không thể đùm bọc cho em  và tôi cũng không còn đủ tự tin để khiến em yêu tôi.
Cho đến giờ, tôi vẫn tự hỏi mình: điều gì khiến hôm ấy tôi hành động như vậy? Có phải vì em  đẹp hay không? ( Tôi cũng đã ngủ với vài cô "người mẫu" rồi kia mà). Hay là gì sự trong sáng tỏa ra từ  nụ cười của em? Chừng như tôi đã hành động một cách vô thức! Tôi vốn dĩ là một thằng đàn ông lớn lên từ đường phố, từ lâu đã quên cái gọi là " nhân phẩm" rồi...

CÂU CHUYỆN THỨ HAI :


Tôi cùng mấy thằng em thường ngồi quán cà phê Tiên Sa. Quán không chỉ mát rợp nhờ vào tán lá rộng lớn của những cây xanh, mà còn " mát mắt" bởi những em tiếp viên " chân dài" ăn mặc cực kỳ "ít tốn vải".
Nhi là một trong những tiếp viên xinh nhất nhì của quán và cũng khá "thân thiện" với lũ chúng tôi. Một buổi trưa, quán vắng khách, Nhi ra ngồi cùng bàn với tôi và Cường ( một thằng em làm ăn). Thấy Nhi có vẻ buồn, tôi hỏi :
- Có gì mà mặt như bánh bao vậy?
- Em rầu quá ! Mai đến ngày thăm mẹ rồi mà không có tiền- Nhi đáp. Nghe Nhi nói, Cường cười bảo:
- Tối nay đi chơi với anh Phong đi- cho em một triệu.
- Đi đâu ?- Nhi trừng mắt nhìn Cường- dụ tôi hả?
-Em xin ứng tiền chủ quán đi- tôi bảo.
- Tháng này em ứng hai lần rồi, chủ đâu cho ứng nữa.
Trông vẻ mặt của Nhi thật thảm.
- Vậy đi chơi với anh đi- tôi cười ( thật ra tôi chỉ đùa như thường lệ). Nhi không nói gì, đưa mắt nhìn tôi, rồi bỏ đi . Tôi nghĩ, Nhi giận.
Nào ngờ, sau 10 giờ tối, tôi nhận điện thoại của Nhi.
- Anh đến quán rước em đi.
- Đi đâu chứ?- tôi ngạc nhiên hỏi.
- Thì đi chới với anh- Nhi đáp- lúc trưa anh rủ em mà.
-Ừ, vậy hả- tôi sực nhớ câu đùa lúc trưa- em đi thật à?- tôi hỏi.
- Có đến đón không? Hỏi hoài- Nhi đáp.


Vậy là tôi đến đón Nhi. Chúng tôi đi ăn, xong tôi đưa Nhi về nhà mình. Tôi Nghĩ, Nhi cũng như nhiều cô gái bán cà phê khác vẫn thường "đi dù" như thế này.
Chúng tôi lên giường. Khi tôi chạm vào cơ thể trần truồng của em, tôi thấy Nhi run bắn, co dúm người lại, khiến tôi không khỏi ngạc nhiên. Thằng đàn ông từng trãi như tôi không khỏi nghi ngờ, tôi hỏi :
- Em còn trinh à?
Nhi nhìn tôi gật đầu, mắt rơm rớm như muốn khóc. Tôi lăn ra khỏi người em, thở dài.
Tôi châm thuốc hút để làm dịu lại ham muốn tình dục của mình và quay sang nhìn Nhi , cười bảo: " em khờ vậy, ai lại bán Trinh giá 1 triệu đồng chứ?
Nhi dường như ngạc nhiên khi nghe tôi nói " bán trinh", hỏi :
- Có bán trinh thật hả anh?
Tôi nhìn gương mặt xinh đẹp, ngây ngô của Nhi mà chua xót :
- Đẹp như em" bán trinh" cũng được vài chục triệu!
-Nhiều vậy- Nhi kêu lên- rồi nhìn tôi vẻ như muốn hỏi gi đó.Thấy vậy, tôi bảo:
- Nói gì nói đi
Nhi ngập ngừng rồi gượng ngập nói :
- Vừa rồi...em co bị " mất trinh" không?
Tôi bật cười,lắc đầu bảo :
- Anh chưa làm thì sao mất chứ!- yên tâm đi cô nương.
Nhi im lặng, không nói gì cả.
Tôi bảo:
- Mặc đồ vào đi, không anh không nhịn được ' phá trinh " em bây giờ .
Nhi vội bước xuống giường mặc đồ vào. Tôi cũng xỏ quần đùi vào.
Nhi mặc đồ xong rồi lên giường, tôi bảo : ngủ đi- và bước ra ngoài.
Quen nhau đã lâu, tôi biết rõ hoàn cảnh gia đình Nhi. Ba Nhi bỏ mẹ con Nhi khi Nhi mới lên mười. Mẹ Nhi một mình nuôi ba đứa con ăn học, rồi sa vào con đường ghi đề, chứa bài.Bị bắt kêu án 4 năm tù, khi Nhi mới học lớp 11. Chị em Nhi phải về ở với bà ngoại và Nhi bỏ học, đi bán quán cà phê.
Tôi lấy cây đàn ghita, ra hàng ba ngồi đánh vài bản nhạc nhưng chẳng bản nào ra hồn. Vào nhà, mở tủ lạnh lấy lon bia uống nhưng vài hớp , chỉ thấy đắng nghét cổ họng.
Tôi trở vào phòng, Nhi nằm trên giường, quay mặt vào tường. Tôi lấy chăn đắp cho Nhi, rồi lên giường nằm cạnh em.
Nhi vẫn chưa ngủ, quay sang tôi hỏi.
- Em muốn bán trinh thì làm sao?
Tôi ngớ người, nhìn Nhi chăm chăm, rồi thở dài, nói :
-Em hỏi con Oanh trong quán đó!- Nó đi "dù" thường chắc có mối.
Nhi không nói gì nữa, quay vào tường. Tôi nằm bên Nhi suy nghĩ vẫn vơ. Ham muốn "tình dục" ở tôi chừng như đã đi đâu mất. Cuối cùng rồi, tôi cũng đã thiếp đi.
Khi tôi thức dậy, trời đã hừng sáng. Nhi vẫn ngủ say. Tôi gọi Nhi dậy và đưa Nhi về quán.
Trên đường, ngồi sau lưng tôi, Nhi hỏi:
- Em không có bị mất trinh phải không?
Tôi đáp :
- Ừ. Không tin hả?
- Em không biết!
Đến quán, tôi móc túi cho Nhi một triệu rồi dặn: Đừng kể gì về chuyện tối qua đó!


Khoảng một tháng sau, khi tôi đang ngồi uống cà phê một mình, Nhi đến bên tai tôi, nói nhỏ :
- Em bán Trinh được 20 triệu đó.
Tôi nghe lùng bùng lỗ tai, chưa kịp nói gì thì Nhi đã vội vào trong.
Từ ngày đó, tôi ít đến quán cà phê Nhi bán, rồi do công việc, tôi đi làm ăn xa
Hơn một năm sau, công việc làm ăn thất bại nặng nề, tôi hoàn toàn phá sản và trở về sống tạm ở nhà bà chị.
Một buổi trưa, tôi vào quán Thanh Trà uống cà phê. Đang loay hoay tìm một bàn thích hợp thì nghe gọi
_ Anh Phong
Tôi quay về tiếng gọi,thì nhận ra Nhi gọi tôi.
Tối đến ngồi ở bàn Nhi. Đúng lúc đó trời đổ mưa. Trò chuyện hỏi thăm nhau, mới biết Nhi giờ làm tiếp viên karaoke. Hôm nay, Nhi được nghỉ phép về thăm nhà. Mẹ Nhi cũng đã hết hạn tù.
Cơn mưa kéo dài khá lâu vẫn chưa tạnh hẳn. trời cũng đã chiều. Tôi định về thì Nhi bảo:
_ Đi nhậu với em đi.
_ Biết nhậu rồi à?- Tôi cười hỏi .
- Ừ, hỏng chừng anh uống không lại em luôn đó- Nhi bảo.
- Hôm khác đi, hôm nay anh hết tiền rồi.
- Em bao- dạo này em làm có tiền mà.
Khi nhìn Nhi, tôi biết điều đó. Tôi cũng đang buồn, nên gật đầu đồng ý.
Chúng tôi tìm đến một quán nhậu gần đó. Uống hết chai rượu( tôi không thích uống bia nên Nhi cũng theo ý tôi), đã ngà say tôi bảo Nhi về nhưng Nhi đòi uống thêm. Hết chai thứ 2 có lẽ chúng tôi đều say, Khi về, Nhi bảo tôi :
-Mình vào nhà trọ ngủ đi anh.
Chúng tôi vào nhà trọ và đêm đó, cả hai đều háo hức " làm tình". Có lẽ, do rượu.


Sáng hôm sau, chúng tôi dậy muộn. Nhìn đồng hồ đã hơn 9 giờ. Nhi xuống giường vào nhà vệ sinh, tắm rửa, thay đồ. Khi ra, tôi vẫn còn nằm trên giường. Nhi đến bên, hôn lên má rồi bảo : em đi làm, lần này xem như em với anh "ân đền oán trẻ nhé"- Cô cười- nụ cười tươi rói- lần sau em gọi thì phải trả tiền đó...

CÂU CHUYỆN THỨ BA

Thấy tôi sống một mình, cơm hàng quán chợ mấy thằng em bảo tôi nên lấy vợ có người mà chăm sóc cho tôi , tôi cười bảo : " một lần lập gia đình là một lần khổ mà tao thì chỉ muốn sướng, tự do tự tại ".Thằng Tí " đầu gấu" : " đại ca còn tiền thì nói vậy, hết tiền ai lo?". Tôi bảo : " khi nào hết tiền hẳn hay, sống ngày nào hay ngày nấy đi". Bỗng nhiên Tí bảo tôi :" hay đại ca kiếm một cô gái bao đi, em mai mối cho". Tôi chửi: " mẹ bà mày, có mà điên ".
Thế rồi, một chiều Tí điện cho tôi rủ nhậu. Tôi đến thì thấy có mấy cô gái ngồi cùng. Thường thì tôi không chú ý lắm nhưng hôm đó, những cô nàng ngồi với Tí không chút son phấn.Trong buổi nhậu, Tí cứ mấp mé làm mai tôi cho Giao. Giao trẻ, chỉ đáng tuổi con trai tôi, mới nghỉ học và đi làm Xí nghiệp chung với Tí.Tôi cũng chỉ đùa, ậm ừ nhậu cho qua chuyện.Không ngờ, nhiều lần sau đó, uống cà phê, hay đi nhậu Tí luôn rủ giao đi cùng. Dần dà, chúng tôi thân nhau và tôi cũng chỉ xem Giao như bao đưa em bạn khác. thỉnh thoảng, Tí cũng nhắc tôi : " Con giao nó có vẻ thích anh đó. Nếu anh đồng ý, tháng 3 triệu em hợp đồng cho". Thường là tôi gạt ngang, quay sang chuyện khác. Không phải vì Giao không đẹp, mà ngược lại rất xinh và hiền, đúng mẫu con gái tôi thích nhưng nghĩ đến chuyện " bao gái" là tôi thấy tởm.
Thế rồi, một đêm, chúng tôi nhậu say bí tỉ, Tí kiếm cớ chở bạn gái về và buộc tôi phải đưa Giao về nhà. Tôi thì quá say để chạy xe nên bảo Giao lái xe . Giao đưa tôi về nhà , rồi nấu nước lau mình cho tôi. Đã gần 10 năm rồi, tôi chưa từng được phụ nữ chăm sóc như vậy. Không chỉ thế, Giao lên giường ngủ cùng tôi. Đêm đó, tôi đã không ngăn được dục tính. Sáng hôm sau, tôi thức dậy rất muộn, chỉ mơ màng nhớ đến đêm hôm qua và tôi bỗng giật mình nhảy dựng khi nghĩ là Giao còn là con gái. Quả nhiên đúng vậy, một vài giọt đỏ còn in trên tấm tra giường. Tôi thở dài.
Khi tôi bước ra khỏi giường thì nhìn thấy tờ giấy, tôi cầm và đọc : " Em đi làm. Yêu anh".Tôi khó mà tin được là Giao yêu tôi.
Kể từ ngày đó, Giao chính thức sống với tôi như vợ chồng . Hàng tháng, tôi luôn đưa cho Giao số tiền 3 triệu và thỉnh thoảng cũng mua quà cho cô. Phần Giao thì không bao giờ hỏi tiền tôi cả, chỉ khi nào tôi đưa thì mới nhận. Giao vẫn ở nhà với mẹ chỉ thứ bảy và chủ nhật thì về ở với tôi.
Một hôm, sau khi làm tình xong, Giao hỏi tôi : " anh có yêu em không?"Tôi hơi bất ngờ, nhưng rồi tôi hỏi lại " Em nghĩ sao?". Cô cắn vào vai tôi đau điếng, rồi nói : " anh khôn quá đi". Quả thật, sống với cô đã gần 2 năm, tôi vẫn chưa bao giờ hỏi mình tôi có yêu Giao không?
Không ngờ, đó là đêm cuối cùng Giao ở bên tôi.

Cả tuần, tôi không gặp Giao và cũng không điện thoại cho cô. Dự tính, sẽ làm cho cô vui bất ngờ . Tôi đã mua sợi dây chuyền mặt cây thánh giá mà Giao rất thích. Chiều thứ bảy, tôi về nhà sớm hơn thường lệ nhưng đợi đến gàn 10 giờ tối mà Giao vẫn chưa đến. Tôi không nhịn được, điện thoại cho Giao. Không có tiếng đổ chuông. Tôi gọi điện cho Tí,  hỏi thăm thì nó bảo nó cũng không liên lạc được Giao đã mấy ngày nay rồi.
Một tuần trôi qua, tôi luôn cảm thấy bứt rứt, khó chịu và nhớ Giao. Nhớ mùi hương trên mái tóc cô. Nhớ ánh mắt và nụ cười trên môi cô sau mỗi lần chúng tôi ân ái. Tôi nhận ra tôi đã yêu Giao.
Tôi cho người dò hỏi thì mới té ngữa : Giao đã lấy chồng Đài Loan và xuất cảnh.
Một thàng sau, Duyên bạn thân của Giao hẹn tôi ra quán cà phê. Duyên đưa cho tôi thư của Giao và nó : Giao nó dặn em, đợi nó đi 1 được tháng rồi hãy đưa bức thư này cho anh.
Tôi cầm bức thư, do dự không biết có nên mở ra đọc không. Duyên lên tiếng : Sao anh không đọc đi, xem nó viết gì?


Anh yêu của em! 

Em xin lỗi vì đã dấu anh chuyện em phải ra đi. Gia đình em mang một món nợ lớn mà không có cách gì trả. Em không còn cách nào khác. Anh trách em đã không nhờ anh. Hai năm qua, ở bên anh em đã nhận ra anh tình yêu của anh dành cho em và em đã thật sự hạnh phúc, nhất là khi anh mua sợi dây chuyền mặt thánh giá. Hôm đó, em cũng có mặt tại cửa hàng khi anh bước vào. Tính anh là vậy, chẳng bao giờ để ý xung quanh, nên anh không nhận ra em. Lúc đó em chỉ muốn chạy lại ôm anh mà hết lên : Tôi thật hạnh phúc! 
Dù anh chưa bao giờ nói yêu em nhưng em luôn cảm nhận được tình cảm sâu lắng anh dành cho em khi chúng mình bên nhau. Em không thể liên lụy đến anh vì em biết anh sẽ sẳn sàng bán đi những thứ mình có để trả nợ cho gia đình em.
Cám ơn anh đã cho em hiểu được tình yêu thật sự! 
Anh hãy đeo sợi dây chuyền và xem như em vẫn ở bên anh.
Hãy tha thứ cho chọn lựa của em.
Mong anh hãy vì em mà tiếp tục sống vui vẻ.

                                                                                               Yêu anh !

P//S Hy vọng ngày gặp lại em được anh đeo sợi dây chuyền mặt thánh giá ! 

Đọc xong lá thư, tôi cố kiềm lòng để không rơi nước mắt. Duyên sốt sắng hỏi tôi : Sao, nó viết gì vậy? Nói em nghe được không?
Tôi chỉ cười, rồi bảo : Bảo em thay thế đó.
Duyên lườm tôi, bảo : mất nết. Không hiểu sao con Giao nó yêu anh được.
Tôi gọi tính tiền, rồi bảo Duyên tôi có việc phải đi. Không quên trêu đùa : Khi nào đồng ý thì alo anh nhá!

Tôi chỉ muốn nhảy ùm xuống sông.
Đời là vậy! Chết dễ , sống khó! Làm thằng đàn ông tử tế càng khó hơn!



Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Cái vỏ đạn của thằng Cụt


Lọt lòng mẹ, bàn tay phải của nó đã không có ngón. Mẹ nó nhiễm chất độc hóa học trong lúc phá rừng làm rẫy và sanh ra nó với bàn tay dị dạng. Mọi người gọi nó là thằng Cụt, mẹ nó, anh chị nó cũng đã quen gọi nó như vậy. Lúc đến trường nó mới biết tên nó là Thiện và nó muốn mọi người gọi nó là thằng Thiện ,nhưng không mấy ai bận tâm. Nó vẫn là thằng Cụt, cái tên dễ nhớ, dễ gọi gắn liền với bàn tay dị tật của nó.

Chưa hết lớp một , nó đã nghĩ học, cho dù mẹ nó dỗ dành hoặc đe dọa thế nào đi nữa.Nó bảo, nó không thích bọn trẻ ở trường, nó không thích đi học. Vậy thôi!
Lên mười nó đã biết vào rừng. Nhà nó gần rừng hơn cả chợ mà mẹ nó có lần đã dẫn nó đi.Rừng với nó thật là hấp dẫn. Nó có thể tìm được những thứ nó có thể bán có tiền. Có tiền là bọn trẻ trong xóm sẽ chơi với nó. Thường là nó tìm kiếm mảnh bom, vỏ đạn những thứ đang bán được nhiều tiền hơn cả.

Một hôm, tôi được Ban biên tập phân công đi đưa tin về chuyến viếng thăm của một đoàn khách, đại diện cho một tổ chức nhân đạo của Đức. Ngoài những người Đức còn có vài cán bộ lãnh đạo của Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh, và hẳn nhiên là có cán bộ của tỉnh phụ trách hướng dẫn đoàn.Mục đích chuyến đi này là nhằm vào chương trình tài trợ nhân đạo với nạn nhân chất độc màu da cam. 
Tuy nhiên, tôi cũng được anh cán bộ tỉnh uỷ căn dặn cẩn thận khi trao đổi tiếp xúc với người nước ngoài vì họ là tư bản. Mất một đoạn đường dài hơn 80km. chúng tôi mới đến đuợc nhà thằng Cụt. Không ngờ, thằng Cụt là đối tượng của nghiên cứu khoa học lâu nay.

Thằng Cụt đã 14 tuổi, trông nó bé choắt,quắt queo với nước da đen sạm làm gương mặt nó trông già trước tuổi.Nó không có vẽ ngỡ ngàng hay tò mò như những đứa trẻ khác trước những người nước ngoài. Nó thích thú khi hai nhà báo Đức chụp hình quay phim nó và theo chúng tôi ra xe. 
Chúng tôi phải lên gần sát biên giới, hai nhà báo Đức mới tìm đuợc chỗ thích hợp để quay phim về thằng Cụt. Đó là một cánh rừng vừa bị đốt cháy.Khi băng qua khu rừng chồi để vào khu rừng cháy, thằng Cụt nắm tay tôi, vừa đi nó vừa liếng lắng , tỏ ra rất thông thạo đường đi nước bước ở khu rừng này. Đến vị trí thích hợp, thằng Cụt theo chỉ dẫn phải cởi áo ra phơi thân hình gầy nhom của nó trong cái nóng gay gắt giữa trưa. Chẳng mấy chút là người nó rịn mồ hôi. Những người Đức cũng vậy....

Việc quay phim rồi cũng xong, thằng Cụt chạy ra bên tôi, vừa lấy áo lau mồ hôi, vừa hỏi : " Anh khát nước không?". Tôi định lấy chai nước suối trong túi xách đưa nó uống, nhưng không đợi tôi trả lời nó quay lưng chạy vào rừng, mặc tôi kêu gọi. Thoáng cái nó đã trở ra, trên tay mang cả dây chùm bao với những trái chín vàng rươm.
Miệng nhai nhóp nhép, nó đưa tôi vài trái, bảo: " Anh ăn đỡ khát đi. Ngon lắm". 
Mọi người đã ra xe,sợ chậm trễ, tôi bảo thằng Cụt lên lưng tôi cõng đi, nó thích thú nhảy lên liền.Nhong nhong trên lưng tôi, nó huyên thuyên đủ điều về rừng, Tôi cũng bắt chuyện vì không muốn làm nó mất hứng. Tôi hỏi nó :" Đi với người nước ngoài có thích không?". Nó trả lời ngay:" Thích chứ".Tôi bảo:" Có gì mà thích?". Nó trả lời:" Về thì họ cho tiền và quà đó". Rồi nó cười vui vẻ: " Giang nắng một chút cũng chẳng cực khổ gì ". Lòng tôi se lại. Với nó, mọi việc đơn giản.Lên xe, thằng Cụt lấy đâu ra trong túi một cái vỏ đạn, nó đưa tôi, nói: " Cho anh nè. Làm ống ngoáy trầu là số zách đó".Tôi nhận lấy. Mẹ tôi đâu có ăn trầu.

Tôi về đến nhà đã sập tối.Mệt và buồn. Cái cảm giác buồn mà tôi không hiểu được gì sao. Tôi để cái vỏ đạn của thằng Cụt nơi bàn viết , trông nó cũng ngộ nghỉnh.

Sau này, mỗi lần có dịp lên huyện, tôi tranh thủ lên nhà thằng Cụt chơi và cho nó ít quà. Dần dà tôi và nó như đôi bạn. Ngày nghỉ, tôi lên chơi nhà nó và ở lại, nó thường đưa tôi vào rừng ,khi thì bẩy gà, khi thi bẩy chim, và có khi cũng chỉ để trèo lên những cây cao ngất để ngắm nhìn xung quanh.

Rồi một hôm, tôi nhận được tin, thằng Cụt dẫm phải mìn. Nó mất khi nó được 16 tuổi. Bao năm qua, có bao đoàn khách nhân đạo đuợc đưa đến nhà thằng Cụt. Họ đến, họ đi. Cuộc đời thằng Cụt cũng không thay đổi. Tôi cũng đến rồi cũng đi.

Cái vỏ đạn của thằng Cụt vẫn nằm trên bàn viết của tôi như môt chứng nhân về chất độc màu da cam vậy.

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Chiếc nhẫn đá




                    Bệnh của nội trở nặng, tôi gọi điện báo tin cho chú.   Thím bảo : " chú bận đi công tác xa không về được". Bác sĩ nói: "tuổi bà đã cao, e không qua khỏi". Ông nhìn tôi vẽ ái ngại. Tôi khóc.
                    Thím về, thím khoe:" Khó khăn lắm thím mới lo được cho chú đi công tác chuyến này.  Hy vọng sau chuyến đi này chú sẽ được cử sang Đức làm đại sứ".
                 Tôi nhớ, lúc nhỏ , nội  chải tóc cho tôi, nội khen tóc tôi đẹp như tóc mẹ. Tôi hỏi nội: " Sao mẹ lại bỏ con ?". Nội thở dài, ôm tôi vào lòng, âu yếm bảo: " Nội không trách mẹ con. Khi nào con lớn  con hãy đi tìm mẹ". Ông và ba tôi hy sinh năm Mậu Thân, lúc tôi chưa tròn tuổi. Tôi lên hai, mẹ  giao tôi cho nội . Mẹ đi, đi đâu ,đến giờ tôi cũng không rõ.
                 Khi tôi lên năm, lính lùa dân vào ấp chiến lược, nội không đi ,nhà bị lính đốt cháy rụi. Nội đưa tôi ra bờ sông cất chòi ở tạm cho đến ngày chú về.
                Nội tỉnh, nội hỏi chú đâu. Tôi đành nói dối " Chú đang trên đường về". Nội im lăng, rồi bảo tôi tháo chiếc nhẫn đeo ở tay nội. Nội kể : " Lúc ông và nội lấy nhau, nhà nghèo ông không lo được đôi nhẫn cưới. Ông đã ra bờ sông nhặt hòn đá cuội , gọt giũa mấy ngày mới tạo nên đôi nhẫn đá. Một chiếc giờ đã vĩnh viễn theo ông" . Rồi nội dặn ,khi nào chú về  tôi trao lại  chiếc nhẫn cho chú giữ gìn. Nào ngờ, lần đầu tiên tôi nói dối với nội cũng là lần cuối cùng.Đêm đó, nội mất.Nội ơi!
                   Đám tang của nội được thím tổ chức trịnh trọng  . Khách khứa đến đông. Bóng người mịt mờ. Quỳ bên quan tài của nội thỉnh thoảng tôi quên lạy tạ lễ những người đến phúng. Thím phải nhắc chừng.
                   Lòng tôi đau đáu. Nội ơi.
                    Nội được chôn cất nơi mảnh vườn sau nhà, bên cạnh nấm mồ của ông và ba tôi. Mười năm trước nội cho đắp hai nấm mồ rỗng. Mười năm sau hài cốt của ông và ba tôi vẫn chưa tìm được.
                   Chú về, tôi đưa chiếc nhẫn cho chú. Chú cầm lấy, chú bảo : "Chú rất tiếc,  chú không về được". Tôi ra mộ nội ,ngồi khóc.
                    Đám giỗ nội được tổ chức ở nhà chú. Khách khứa đến đông, mùi rượu nặc nồng. Tôi thắp nén nhang cho nội rồi bỏ ra ngoài  . Đi  qua  khu vườn tượng , tôi chợt nhận ra chiếc nhẫn của nội đeo nơi ngón tay của bức tượng thiếu nữ khỏa thân. Tôi chết lặng. Đúng lúc chú đưa khách ra vườn tượng tham quan. Đến bên bức tượng chú khoe" Bức tượng này được giải triển lãm mỹ thuật toàn quốc, khó khăn lắm..." Chú dừng lại vì nhận ra chiếc nhẫn  . Chú vừa tháo chiếc nhẫn, nhìn tôi chú nói như phân bua:" Cái thằng Tân này thật là nghịch, chắc nó đeo chiếc nhẫn  cho bức tượng đây". Rồi chú cười. Thằng Tân con trai chú mới 8 tuổi, chỉ ưa khóc nhè.
                    Người làm vườn dẫn con Bẹc-giê của chú đi ngoài. Thấy người lạ nó sủa vang, rồi vùng lên vuột khỏi  tay người làm lao vào một vị khách. Chú hét toáng lên. Chú giận dữ. Chú ném. Tôi nghe từng tiếng đá vỡ. Nội ơi!
                    Quỳ bên mộ nội, tôi chôn những mãnh vỡ của chiếc nhẫn. Cầu xin hơi ấm của đất, hơi ấm của nội giúp nó hồi sinh. Gió từ cánh đồng, từng đợt thổi vào. Tóc tôi rối bời. Nội ơi!
                       Giờ này, có lẽ gia đình chú đã lên máy bay sang Đức định cư.

Phạm đình trúc thu

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

NẤM MỒ


Ngày... tháng ... năm....
                    "Ăn cướp như tao phải đem sinh mạng ra đặt cược. Người đời coi tao là quái vật nhưng tao nghĩ tao còn hơn khối thằng. Này nhé, những thằng quan quyền thi làm giàu bằng quyền lực, cái đám thầy bà lợi dụng sự mê tín mà kiếm tiến, bọn con buôn cũng đủ trò gian lận...Cũng toàn là lũ ăn cướp cả thôi. Con mẹ nó! " Tôi cười, hỏi nó: " sao mày k làm như tụi nó mà vác dao vác súng ăn cướp làm gì?". Nó nhăn mặt, đáp : " tao chỉ có cái mạng chữ nghĩa vốn liếng đâu mà làm như tụi nó". Nó gải gải cái đầu trọc, rồi cười nói: " dù sao tao cũng không lừa gạt ai.Chó má thật!". Tôi k biết nó chưởi ai. Một lúc, nó lại bảo: " Tao ăn cướp nhưng k giết người là được". Tôi thấy tội nghiệp sự ngây ngô của Hưng bò- một thằng ăn cướp tôi quen trong tù. Sau này, trong một lần ăn hàng nó bị bắn chết mà chưa kịp giết ai.
Bản án tử hình chắcchắn sẽ được dành cho tôi. Giết người thì đền mạng. Đó là sự công bằng. Có gi phải ân hận và nuối tiếc? "
Tôi ngẩn lên, hỏi anh:
- Lá thư này của ai?
-Của thằng Hoàng- anh đọc hết đi- giọng anh buồn bả. Anh trầm tư nhìn ra ngoài cửa sổ. Trông anh như có điều ray rứt. Hẳn nhiên lá thư của một tử tù phải có đều gì đó liên quan đến anh. Tôi cúi xuống và chăm chú đọc
                  "... Tôi cũng có một mái ấm gia đình và một quãng đời êm đẹp. cha tôi là thầu khai thác gỗ cho cho một căn cứ của Mỹ và công việc này đem lại cho gia đình tôi một cuộc sống sung túc. Ký ức về cha tôi thật mờ nhạt, có lẽ không gì ngoài bức ảnh chụp cha tôi lúc trẻ mà mẹ tôi để thờ và những gì mẹ tôi đã kể về cha tôi.Cha tôi là người mồ côi, từ nhỏ sống ở cô nhi viện. Cha mẹ tôi quen nhau trong phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh Sài gòn.Lúc đó cha tôi là sinh viên trường đại học kiến trúc, còn mẹ tôi là nữ sinh trường Gia long. Gia đình ngoại tôi giàu sang và có địa vị trong chính quyền. Ông ngoại tôi là dân biểu, Cậu tôi là trung tá cảnh sát. Vì vậy, cuộc hôn nhân của cha mẹ tôi không được chấp nhận. mẹ tôi đã theo cha tôi về Tây ninh sinh sống.
                  Lúc nhỏ, tôi ít gần cha tôi. Một phần do công việc cha tôi thường xuyên vắng nhà.Một phần, do cha tôi là người trầm tính, ít nói và không hay biểu lộ tình cảm làm cho tôi có cảm giác sợ ông. Khi mẹ mất, tôi mới biết tôi không thể sống thiếu mẹ tôi. Mẹ tôi đẹp, hiền lành và yếu đuối.Bao giờ nghĩ đến mẹ, lòng tôi ấm lại và thù hận trong tôi cũng bùng lên . Mẹ tôi đã chết trong đau khổ và tủi nhục khi tôi ngồi tù chưa được năm.
                  Năm tôi 10 tuổi,trên đường chở gổ về xe cha tôi bị trúng đạn pháo của Việt cộng.Mẹ tôi tưởng chừng đã không sống nỗi với mất mát quá lớn này.Đến năm 74, Thị xã nơi chúng tôi ở cũng đã nằm trong tầm pháo kích của Việt cộng. Mẹ tôi đưa tôi về nhà ngoại. Ông bà ngoại và cậu di cư sang Mỹ. Mẹ tôi không đi nên tôi cũng ở lại với mẹ.Ngôi biệt thự sang trọng , to lớn của ngoại càng trở nên trống vắng với mẹ con tôi.
                  Sài gòn giải phóng, gia đình tôi bị xem là thành phần tư sản phản quốc, ngôi biệt thự bị chính quyền tiếp quản giao cho ông Bình- một cán bộ lãnh đạo của Ban quân quản lúc đó. Mẹ con tôi phải dọn ra căn nhà để xe mà ở. Tôi cảm thấy uất ức vô cùng. Họ đã tước đoạt tất cả những gì của mẹ con tôi. Mẹ tôi cũng nhuốm bịnh từ đó.
                 Cuộc sống của mẹ con tôi ngày càng chật vật. mẹ tôi phải gánh hàng rong đi bán để cố gắng nuôi tôi ăn học.Tôi vừa đi học vừa đi làm thêm kiếm tiền phụ mẹ. Chính lúc đó, tôi nhận ra nỗi nhục và đau khổ đối với kẻ nghèo, thân cô thế cô như mẹ con tôi.Mẹ con tôi đãlàm gì để luôn bị đối xử như kẻ có tội. 17 tuổi tôi trở nên lầm lì, không thích kết bạn và cộc cằn. Trong tôi, dường như lúc nào cũng muốn bừng lên khoái cảm đập phá và tôi vẫn thường gây sự đánh nhau.
                   Gia đình ông Bình ngày càng giàu lên. Sự giàu sang nhanh chóng của họ như trêu chọc cuộc sống ngày càng cơ cực của mẹ con tôi. Tôi luôn có cảm giác mình bị cướp bóc đến trần trụi. Ông Bình là kẻ quan quyền cao ngạo và ti tiện không kém gì mụ vợ. Dưới con mắt họ, mẹ con tôi chỉ là kẻ ăn nhờ ở đậu, tệ hơn còn là những kẻ phản quốc.
                 Mẹ tôi hiền lành, nhẫn nhục chịu đựng. Tôi cũng vì thương mẹ nên những lần có đụng chạm tôi cố nhẫn nhịn không để xảy ra lớn chuyện. Nhưng tôi biết, họ luôn tìm cách tống khứ mẹ con tôi. Thằng Vinh- con trai lão Bình-càng xấc xược và có lần tôi đã đánh nhau với nó. Lần đó, nếu mẹ tôi không hết lòng năn nỉ và giao cả giấy tờ nhà đất cho lão Bình, không thì tôi đã phải ngồi tù.
                 Một hôm, tôi về nhà thấy mẹ tôi khóc.Đồ đạt trong phòng tôi bị lục tung. Cũng vừa lúc đó, tôi thấy ông Bình cùng 2 người công an ập đến.Tôi chưa kịp nói gì , họ đã còng tay tôi giải đi. Sau đó, tôi mới biết tôi đã ăn cắp sợi dây chuyền vàng của bà Bình! Mọi chuyện đều do họ sếp đặt. Tôi bị đưa đi cải tạo 3 năm. Chưa được một năm, tôi nhận được tin mẹ mất. Thù hận đã nuôi dưỡng tôi cho đến ngày tôi ra khỏi tù.
                   Tôi bước vào cuộc sống giang hồ và tôi đã trả thù một cách thích đáng. Tôi đã cùng đàn em đánh cướp nhà lão Bình, đập gảy gìò thằng Vinh và hãm hiếp con gái lão. Tôi bước vào tội ác thật dễ dàng và phấn khích. Tôi lại vào tù và lại trốn tù. Không bao lâu tôi trở thành đối tượng tội phạm nguy hiểm. Mẹ tôi đã không còn, cuộc đời tôi xem như đă chết.
                    Một hôm- thằng Hai trọc- một thằng lừa đảo chuyên nghiệp - đến tìm tôi, bảo tôi gia nhập tổ chức phục quốc . Tôi bảo :" chính trị khó chơi ". Nó nói : " dễ kiếm tiền".. Vậy là, tôi nhận tiền tạo ra một vụ nổ để gây tiếng vang...."
Tôi thở dài, tự hỏi: Phải chăng những gì tôi đã đọc là sự thật?
Tôi hỏi anh.
Anh im lặng. Một lát a nặng nề bảo: " nó là con trai duy nhất của Công đó"
-Sao?- tôi thảng thốt kêu lên. Trời ơi, Thằng Hoàng lại là đứa con trai của người bạn, người đồng chí mà anh vẫn thường nhắc đến với tôi.
                    Sau Mậu Thân, anh được lệnh về Tây ninh xây dựng lại các tuyến nội gián.Anh đã tìm đến Công- người bạn anh đã quen và tin tưởng trong phong trào đấu tranh của sinh viên Sài gòn. Anh đã đưa Công vào tổ chức và hoạt động trực tiếp với sự chỉ đạo của anh.Công trở thành thầu khai thác gổ cho Mỹ và có nhiệm vụ đều tra tình hình các khu căn cứ của địch. Không may, một lần trên đường chuyển gổ về một trái pháo lạc của ta đã lấy đi sinh mạng của Công. Sau giải phóng, công việc quá bận rộn, anh chưa kịp tìm gia đình Công thì đã ra nước ngoài tu nghiệp. Khi anh trở về, tìm đến gia đình Công thì mới hay mọi chuyện. Thằng Hoàng đã bị xử bắn.
_ Mình là kẻ có tội với gia đình họ?- Cậu hãy viết lại câu chuyện này.
Ngày đó, anh ra về trong tâm trạng nặng nề. Anh ngã bịnh, rồi mất. Theo lời anh, tôi ghi lại câu chuyện này. Cầu mong linh hồn anh được an nghĩ.
1990 

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

CÁI CHẾT CỦA MỘT CON CHÓ

Ông Ba Phan đến cửa nhà tôi, con Mực đã lao ra sủa ing ỏi và chỉ chực lao vào xâu xé ông ta khiến tôi phải đánh đuổi nó. Tôi thật kinh ngạc khi ông ta sởi lởi nói đám tang ba tôi ông không đến được do bận công tác, nay nhân dịp đám giỗ nên ông đường đột đến xin đốt nén nhang tạ lỗi, dầu gì cũng là chỗ chòm xóm. Nhà ông Ba Phan ở đầu hẻm, một ngôi là lầu 4 tầng, trước vốn là của một đại tá ngụy. Ông hẳn phải là cán bộ cao cấp mới được cấp ngôi nhà như vậy. Nhưng đã gần 20 năm người trong hẻm cũng không biết chính xác ông làm gì , bởi nhà ông luôn kín cổng cao tường. Ở con hẻm vốn dĩ chỉ tập trung người người lao động nghèo, họa oằn có chạm mặt ông, cũng chỉ nhận được cái nhìn lạnh lùng của kẻ bề trên.


Sự xuất hiện của ông Ba Phan khiến không ít người đựơc mời đến giỗ ba tôi xầm xì , bàn tán. Quả là sự lạ, một người như ông lại hạ cố đến nhà tôi. Tôi đành miễn cưỡng thay mẹ tôi tiếp ông ta. Ngồi ở một bàn riêng, tôi nhát gừng tiếp chuyện với ông. Chỉ ít phút sau, tôi hiểu mục đích của ông là đến tìm Thanh, em họ tôi đang là phóng viên ở một tờ báo trung ương. Dường như ông có việc quan trọng cần gặp riêng Thanh. Khi biết Thanh bận không đến, ông cáo lui và xin thắp nén nhang cho ba tôi tạ lỗi. Tôi chỉ muốn nhổ nước miếng vào gương mặt giả dối trơ trẽn của ông ta nhưng tôi không làm được và cũng đành phải đốt nhang đưa ông.




Khi ông bước đến bàn thờ ba tôi. Con Mực nằm dưới gầm tủ thờ lao ra , nhảy sổ vào ông ta. Một tiếng nổ xé tọat không gian ấm áp của buổi giỗ. Trước bàn thờ ba tôi, con Mực nằm trong vũng máu, đầu nó vỡ toang. Gương mặt ông Ba Phan xám xịt vì giận dữ, . Sau giây phút hốt hoảng, mọi người xúm đến, nhìn con Mực, nhìn khẩu súng ngắn trong tay ông Ba Phan mà chết lặng.


***




Chiều hôm đó, tôi đem con Mực ra nghĩa trang tìm chỗ chôn. Người đầu tiên tôi gặp là một ông lão rách rưới trong cái lều rách nát ở nghĩa trang. Thấy tôi, ông hỏi: " chôn gì?". Tôi đáp: " chôn chó". Ông nhìn tôi dò xét nói: " không ăn thì bán, chôn chi ?" Tôi bảo: " không nỡ".


Tôi nhìn quanh tìm một chỗ trống để đào lỗ chôn con mực. Ông già nhìn tôi, khi tin là tôi có thật ý định chôn con chó, ông nói : " Tìm chỗ kín mà chôn". Tôi hỏi:" Sao thế hả bác?" Ông trố mắt nhìn tôi, rồi thở dài: " Thịt chó là món ngon, không ăn cũng bán được tiền. Chỉ sợ cậu vừa chôn xong là có đứa đào lên". Tôi kêu lên: " Lẽ nào?"Ông già nhếch môi cười, mỉa mai: " Mả người còn bị đào nói chi mả chó".


Những lời ông già nói cứ ám ảnh tôi cả đêm. Sáng ra, tôi vội vả đến nghĩa trang. Nơi tôi chôn con Mực chỉ còn là một hố trống. " Tôi cản bọn chúng, chút nữa là bị đánh". Tôi quay lại, ông đến bên tôi từ lúc nào. Cả hai chúng tôi im lặng, ngậm ngùi nhìn hố trống nơi tôi đã chôn con Mực.




Tôi bồng bềnh rời khỏi nghĩa trang,khẽ chạm vai vào người trên đường để nghe vài lời quát tháo, bực bội.Tôi chợt nhận ra môi tôi thấm mặn. Tôi khóc ư?




1996 -Phạm đình Trúc Thu

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Ngôi Miếu Làng Thị


                  
Làng tôi có tên là làng Thị, bởi đầu làng có một cây thị rất to, đã hơn trăm tuổi. Mấy năm gần đây, làng tôi trở nên nổi tiếng khắp vùng nhưng không phải nhờ vào cây thị già cỗi mà do lời đồn về sự linh thiêng của miếu ông Nhất nơi gốc thị . Có thể nói bắt đầu từ chuyện cái chết bất đắc kỳ tử của cậu ấm út, con ông Hai Đặng làng tôi. Gia đình ông Đặng giàu có nhất làng. Cậu ấm Út được được nuông chìu nên từ nhỏ chỉ chơi bời, lêu lỏng, gây ra bao chuyện xấu xa. Không ít cô gái ở làng tôi và làng bên đã bị cậu lừa tình, phụ bạc nhưng bởi có nhiều tiền nên mọi chuyện cậu gây ra đều được dàn xếp, lấp liếm êm xuôi.
Đáng thương nhất là chuyện cô Vi, người làng tôi. Cô Vi mồ côi cha mẹ, từ nhỏ đã đi ở đợ cho nhà ông Hai Đặng. Lớn lên,Vi là cô gái xinh đẹp nhất làng , lại là người hiền lành. siêng năng nên được bao chàng trai trong vùng đeo bám. Tiếc thay cô lại đem lòng yêu cậu ấm Út và tin là cậu ấy cũng yêu cô. Cô tin như vậy cũng vì cậu đưa cô đến miếu ông Nhất để thề non hẹn biển. Người làng tôi ai cũng biết chuyện này và không ít người thầm mừng cho cô Vi. Không ngờ, khi cô Vi mang thai, gia đình ông Đặng vu cho cô chữa oan, đánh đuổi cô ra khỏi nhà. Người làng tôi thương tình cất cho cô cái chòi ở tạm nơi mảnh đất bỏ hoang cuối làng và thay nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cô đến ngày sanh nở. Khi đứa bé ra đời, nó giống cậu Út như khuôn đúc, nhưng gia đình ông Đặng vẫn phớt lờ. Còn cậu ấm Út thì chuẩn bị cưới vợ, bỏ mặc mẹ con cô Vi trong nghèo hèn đau khổ và tủi nhục.
Đám cưới cậu Út được tổ chức đình đám. Cô dâu là con của một chủ hiệu kim hoàn ở Thị xã. Quả là môn đang hộ đối. Trước ngày nhà Ông Đặng rước dâu, cô Vi ẳm con ra miếu ông Nhất ngồi khóc từ sáng đến tối. Người làng khuyên nhủ thế nào cô cũng không dứt tức tưởi. Tối hôm đó, cô ẳm con bỏ làng ra đi.
Ông Hai Đặng đón dâu về, tiệc tùng đến khuya mới tan. Cậu Út say rượu, nửa đêm thức giấc ra gốc dừa sau hè nôn mửa.Trời xui đất khiến, một trái dừa khô rơi xuống trúng ngay đầu . Cậu ấm Út được đưa đi bệnh viện nhưng đến đầu làng, qua miếu ông Nhất, cậu hắc hơi tắt thở.
Người trong làng, xì xầm bảo nhau ông Nhất hiển linh trừng phạt và mọi người rũ nhau đến miếu ông Nhất cúng vái.
Miếu ông Nhất càng trở nên nổi tiếng linh thiêng sau khi bà Đại tá Quang bỏ ra hơn vài trăm triệu đồng để sửa sang cho ngôi miếu trở nên bề thế như bây giờ.
Bà tôi bảo,người làng tôi lập miếu ông Nhất cũng chỉ vì chút lòng ân hận và cầu mong cho vong linh của gia đình ông có nơi trú ẩn, hưởng chút nhang khói của người đời mà siêu thoát. Lúc đó bà tôi chỉ mới lên mười, và ngôi miếu cũng giống giống như bao ngôi miếu nhỏ ven đường.
Hôm hoàn thành việc tu sửa miếu ông Nhất, chính ông đại tá Quang đến miếu ông nhất đốt nhang bái lạy tạ lễ, càng khiến mọi người tin tưởng vào sư linh thiêng của miếu ông Nhất. Ông Quang là đại tá cách mạng, vợ chồng ông lấy nhau đã lâu mà không sinh con. Khi ông về hưu, gia đình ông về sống ở làng tôi chỉ mong an hưởng tuổi già. Nghe đâu, bà đại tá mắc phải chứng bịnh vô sinh. Từ ngày biết mình mang phải chứng bịnh đó, bà đại ta chỉ biết cầu khẩn phật trời. Bà là người hiền lành nhân hậu, khi đến làng tôi thấy miếu ông Nhất hoang phế, bà là người thường xuyên quét dọn và nhang đèn cho ngôi miếu. Không ngờ năm mươi tuổi bà lại thụ thai và sanh được cậu con trai nối dõi tông đường. Người ta kháo nhau là ông Nhất linh thiêng cho bà ước nguyện và bà đại tá cũng tin như vậy.
Theo lời bà tôi, ông Nhất là một ông lão nghèo khổ và bất hạnh.Bà bảo, ông Nhất đã đến làng tôi dẫn theo một phụ nữ chỉ khoảng 25 tuổi.Chị bồng trên tay một đứa bé -có lẽ là con của chi- hãy còn bú mẹ.Ông Nhất đã dựng chòi ở gốc thị. Khi dân làng cản không cho ông cất chòi , ông Nhất bảo ông là con ông đồ Nguyễn, là chủ nhân miếng đất và cây thị đầu làng.
Những người già trong làng lần lượt đến và xác nhận ông nhất chính là con trai của cụ đồ đã bỏ làng ra di lưu lạc nhiều năm. Hồi xưa cụ đồ dạy học ở làng tôi. Năm cậu Nhất lên mười, bất hạnh xảy ra với gia đình cụ đồ. Bà đồ đã ngoại tình với học trò và bị ông đồ bắt gặp.Trong cơn điên giận, ông đồ đã chém chết đôi gian phu dâm phụ rồi ra đầu thú. Ông bị đày ra đảo và chết ở đó.Cậu Nhất cùng người làng chôn cất bà đồ xong thì cũng bỏ làng ra đi.
Bà nội tôi kể, ông Nhất là người trầm lặng, về sống ở làng nhưng không thân thích với ai, với lũ trẻ ông luôn là người đáng sợ.Tuy ông đã ngoài 60 nhưng ông trông rất khỏe mạnh, ông cao lớn lực luỡng. Người làng tôi cũng ít gần ông vì ông cũng thường xuyên vắng nhà.Gà gáy canh ba, ông đã mang cái sọt tre và móc sắt ra đi đến tối mịt mới về. Cô Hà- con gái ông- lúc đó mọi người đều nghĩ vậy- ở nhà giặt giũ và phơi những thứ ông nhặt được, rồi gánh đi bán cho các vựa ve chai. Cuộc sống gia đình ông Nhất nghèo khổ và đáng thương, thằng bé con cô Hà lớn lên một cách què quặt. Tuy vậy, gia đình ông Nhất cũng sẽ yên ổn sống đến cuối đời nếu như bí mật của gia đình ông không bị phơi bày.
Một hôm, đoàn cán bộ huyện đến làng tôi thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo. trong đòan có một nhà báo địa phương.Hẳn nhiên, họ được đưa đến nhà ông Nhất- là gia đình nghèo khổ nhất làng tôi.Ít lâu sau, ông hai Đặng đi lên tỉnh về mang theo một tờ báo làm chấn động cả làng.Người làng tôi chuyền nhau đọc bài báo và không tiếc lời sỉ vả ông Nhất. Thì ra cô Hà là vợ của ông Nhất và đứa bé là con của hai người.Làng tôi nằm trong vùng đạo và hầu hết người trong làng đều có đạo, nên không thể chấp nhận việc ông Nhất đã ăn ở với cháu nội của bạn ông là cô Hà. Ông Nhất bị người làng xua đuổi và ném đá vào nhà ông mỗi khi đi qua.
Vợ chồng ông Nhất vẫn lặng lặng chịu đựng. Thằng bé mang bịnh nặng rồi mất. Một buổi sáng, nguời làng phát hiện vợ chồng ông Nhất treo cổ tự tử nơi cây thị.
Từ đó, thỉnh thoảng trong đêm khuya người làng lại nghe tiếng khóc oán than của người phu nữ phát ra từ cây thị, nên đồng lòng lập ngôi miếu nhỏ nhang khói cầu mong cho linh hồn gia đình ông Nhất được siêu thoát

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

NẾU NGÀY ĐÓ TÔI NÓI YÊU ANH...


                  

                


Nhận điện thoại của anh hẹn uống cà phê tôi mừng lắm, xin nghỉ luôn buổi họp trưa nay. Đã gần hai năm, tôi không có tin tức gì về anh ngoài những lời đồn đãi không hay. Ngay cả anh em trong nhà cũng không biết chính xác anh làm gì, ở đâu. Cả con trai anh cũng vậy. Khi nghe tin anh làm ăn thất bại, mất hết tài sản và lâm vào cảnh nợ nần, tôi nhiều lần gọi điện cho anh nhưng không sao liên lạc được. Tôi điện cho Trúc – con trai anh- thì Trúc bảo anh có điện, bảo anh đi xa làm ăn nhưng không nói đi đâu.. Trong lòng tôi lo lắng cho anh vô cùng, tôi biết những lúc khó khăn anh sẽ rút mình lại mà chịu đựng và lo sợ anh không vượt qua sóng gió lần này khi mà chính bản thân anh vốn đã không thiết tha với cuộc sống.Giờ, đùng cái anh xuất hiện như người từ cõi chết trở về. 

 Anh ngồi ở bàn dưới bóng mát cây Mù u, nơi chúng tôi thường ngồi trò chuyện.  Trông anh gầy và đen hơn. Vẫn mái tóc dài phủ ót, bồng bềnh một cách ngang ngược, phiêu lãng. Vẫn nụ cười lửng lơ như trái gòn tháng giêng buông trơ trọi giữa trời. Cái nụ cười mà lần đầu gặp anh tôi thấy đáng ghét bởi cái vẽ khinh mạn ẩn hiện trong đó. Để rồi,khi quen  lâu,nụ cười của anh khiến tôi khó mà quên được vì bên trong cái lửng lơ khinh mạn  là một tấm lòng chân thật, bao dung và nhân ái. Sự khắc khổ, ánh mắt tối tăm của anh khiến lòng tôi xốn xang và một nỗi hờn dỗi bỗng dâng trào, tôi cố kiềm chế nhưng cũng không ngăn được giọt nước mắt rơi ra. Anh trố mắt nhìn tôi, vẫn cái kiểu bỡn cợt như ngày nào :

-Dạo này, không được khóc sao hả? Anh cười : "Lâu không gặp vẫn là con bé mít ướt"-
-Sao anh không chết luôn đi – Tôi ấm ức nói.

Anh gọi cho tôi ly sữa chanh. Tôi không phản đối. Cũng đã lâu lắm tôi không uống sữa chanh- món tôi rất thích…

- Cũng định vậy nhưng mà chưa chết được - Anh cười và nhìn chăm chăm vào tôi. Ánh mắt trìu mến mà bao lần khiến tôi chỉ muốn tựa đầu vào bờ vai của anh và bây giờ vẫn vậy, khiến tôi bối rối, lên tiếng để kiềm chế ước muốn của mình. Tôi xẳng giọng luôn:

- Nhìn gì chứ?

- Vẫn xinh đẹp như ngày nào - anh bật cười thành tiếng - Tiếc là hơi Bà chằng một chút.

- Ừ, chằng vậy đó. Mắc mớ gì anh.

- Mẹ vẫn khỏe chứ?- anh hỏi. Tôi trả lời cộc lốc

- Khỏe.- và tiếp luôn- Đâu muốn chết sớm như anh.

Cô nhân viên phục vụ bưng nước ra. Anh cầm ly khuấy sữa và nặn chanh cho tôi. Rồi đưa sang , anh nhẹ nhàng nói :

- Uống đi. Cũng gần hai năm rồi không gặp em.

Tôi đón lấy ly sữa chanh, hút một hơi như muốn nuốt trôi bao nỗi niềm khắc khoải của hai năm qua. Không biết anh có biết tôi nhớ và lo lắng cho anh biết bao. Phải, từ bao giờ tôi đã yêu anh bằng một tình yêu câm nín và tôi chỉ phát hiện ra điều đó khi anh đột nhiên biến mất khỏi cuộc sống của tôi.

- * -


Tôi và anh cách biệt với nhau có hơn hai mươi tuổi. Lúc tôi ra trường về tòa soạn Báo làm anh cũng đã nghỉ. Thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe mấy anh chị ở Tòa soạn nhắc đến anh với sự luyến tiếc. Anh là một nhà báo giỏi và rất được Tổng biên tập trọng dụng nhưng không ai hiểu vì sao anh quyết định bỏ nghề. Tôi chỉ nghe kể là lúc đó vợ anh cũng bỏ đi. Rồi, một lần tình cờ tôi đến nhà chị Hoa - chị là biên tập viên- thì gặp anh . Lúc đó, tôi mới biết chị Hoa và anh rất thân nhau, hay đúng hơn là chị xem anh như em ruột của mình . Chị  chưa có gia đình dù đã lớn tuổi và  viết văn rất hay, đã từng được giải thưởng của Báo văn nghệ quân đội. Tôi yêu thích nghề làm báo và cũng thích thơ văn nên theo chị học hỏi và trở nên thân thiết bởi chị là người cởi mở nhưng rất nghiêm khắc. Khi chị Hoa với thiệu anh, tôi hơi bất ngờ vì nhìn anh không có vẻ là một người đầy ngang tàng ( người đã dám đập bàn trong cuộc họp thường vụ tỉnh ủy - điều mà tôi vẫn thường nghe anh chi em phóng viên nói đến khi nhắc đến anh). Chỉ mái tóc dài phủ ót bồng bềnh lãng tử là đúng với hình dung của tôi về anh. Sau lần gặp đó, mỗi khi bí đề tài để viết phóng sự, theo lời khuyên của chị Hoa, tôi thường tìm đến anh để nhờ anh tư vấn và lần nào cũng vậy anh đều gợi ý cho tôi một đề tài thật hay, còn tận tình hướng dẫn tôi cách thu thập tư liệu cho bài viết. Càng ngày tôi càng thân với anh hơn . Tôi đã không ngại tâm sự với anh mọi chuyện, những vướng mắc trong công việc cũng như trong cuộc sống. Bao giờ anh cũng lắng nghe và luôn có lời giải thích, an ủi, động viên tôi. Anh thông minh, từng trãi và hiểu biết sâu rộng ở nhiều lĩnh vực. Tôi thực sự khâm phục và kính trọng anh. Điều mà khiến tôi yêu mến và cũng bực mình là cái cách nghĩ, cách nhìn sự việc của anh bao giờ cũng theo xu hướng tích cực cho dù đó là những điều gây thiệt hại cho anh. Một lần, anh bị một người bạn thân gạt lấy số tiền hơn 100 triệu đồng, tôi hỏi thì anh chỉ cười đáp : " Thì có gì đâu nó là bạn anh nên mới gạt anh. Nó gạt người khác thì bị chém sao. Anh cũng đâu có chết". 
" Anh cũng đâu có chết "- Cái câu đó dường như lý giải tất cả mọi chuyện với anh. Cuộc đời với anh thật đơn giản bởi hai chữ : sống và chết. Cái việc phải làm kiếm tiền là cực hình với anh dù anh kiếm tiền  nhanh và dễ dàng. Nhiều người bạn của anh phải phát biểu : " Tiền với thằng Phong là rác".

Tai tiếng rùm beng của anh ở tỉnh là những chuyện tình của anh, có từ lúc anh có vợ và thực sự trở nên đề tài cho thiên hạ đàm tiếu  là từ sau khi anh ly dị . Một lần, cũng ngồi ở quán cà phê này, khi  tôi nói anh là người mê gái, anh cười đáp : " Mê thì phải đi tìm, anh có đi tìm đâu". Tôi bỉu môi bảo : " con gái thấy anh là nhào vô chắc ". Anh đáp : Phụ nữ ở gần anh mười người thì hết chín người sẽ yêu anh đó." Rồi anh nhìn tôi, phán luôn : " Em cũng vậy , coi chừng yêu anh. Anh nói trước anh chỉ xem em là em gái  " . Nghe anh nói, tôi vừa giận vừa tức cười bởi cái vẻ mặt ngã ngớn, trêu ngươi của anh , tôi đáp : " Mắc ói quá, cho cũng không thèm. Nhìn lại mình đi già còn không nên nết.". Anh bật cười, nói : " Có nết thì không phải là anh rồi.". 

Con người anh vốn dĩ đa tình. Mối tình này đi thì mối tình khác lại đến, những người phụ nữ đi qua cuộc đời anh dường như chỉ để lại cho anh những nỗi buồn. Đôi lúc tôi tự hỏi : " Anh có thực sự yêu họ không?".

*

Một hôm, tôi đem câu hỏi ấy hỏi anh. Anh trố mắt nhìn tôi, rồi cười buồn hỏi : " Em nghĩ sao? Anh yêu họ không?".

- Em hỏi anh mà? - tôi giảy nảy
- Sao hỏi vậy?
- Trả lời hay không thì nói, hỏi gì - tôi sừng sộ. Anh cười hiền lành,rồi buồn buồn bảo:
- Không yêu sao có thể sống với nhau được.- rồi anh thở dài- Tình yêu luôn gắn liền với sự đam mê, không còn đam mê tình yêu chỉ còn là tình thương thôi.
- Vậy anh có yêu không hay chỉ thương?
- Ha ha... nếu có người làm anh mê được thì còn gì bằng?
- Vậy là không yêu rồi còn gì nữa.- Bất giác tôi cảm thấy buồn vô cùng và bật hỏi : Anh đam mê gì kia chứ?


Anh không trả lời, lặng lẽ hút thuốc. Tôi cũng im lặng. Bỗng anh nhìn tôi với vẻ soi mói, nụ cười bỡn cợt đáng ghét lại xuất hiện trên môi anh. Anh hỏi : " Sao đã yêu rồi phải không? Chàng nào xấu số vậy?"
- Xấu cái đầu anh. Yêu ai chứ? Mà có hay không cũng kệ tôi mắc mớ gì anh.- Tôi đổ quạu, lầm bầm : Bởi vậy nàng nào cũng bỏ đi,đáng đời.

...Những người đàn bà

Đi qua đời ta
Để lại nỗi nhớ diết da
Và niềm đau xót xa...

Anh khe khẽ hát, giọng anh trầm và ấm. Ngày trước tôi vẫn thích nghe anh hát, nhất là những lúc anh đã ngà ngà say. Những bài hát do chính anh sáng tác. Tôi vụt miệng hỏi :

- Còn viết nhạc được à?- Anh gật đầu. Tôi tiếp : tiếp đi, hết bài luôn cho nghe. Anh đáp : Ừ. Rồi lấy muỗng gõ vào thành ly đánh nhịp,


Tôi lại viết bài ca

Đưa tiễn cuộc tình đi xa
Bằng lời thương chưa kịp trao trọn vẹn
Bằng nhịp yêu ngắt nghẹn nốt thăng trầm
Giọt nước mắt âm thầm
Rơi trên từng sợi dây đàn rướm máu
Khiến âm thanh như thiếu
Không bật nổi tình yêu
Khắc khoải những xế chiều
Bao đam mê vụng dại
Một bài ca
Một đời ta...

Những người đàn bà
Đi qua đời ta ..xa quá...xa
Ta về lại cuối đường
Nhặt lại chút tình ...đàn bà...bỏ rơi.

Một cảm giác ngậm ngùi dâng lên trong lòng tôi. Ước gì tôi có thể ôm ghì lấy anh. Tôi nhẹ nhàng hỏi : " Không có lời hai à?". Anh gật đầu cười : " Không có ,nghe được không ?". Bất giác tôi nổi nóng : " Đáng đời. Cái tội mê đàn bà ". Anh lại đùa : " Không lẽ mê em sao?".


- Hứ- ai thèm. Nằm mơ đi. - Tôi cũng bật cười. Con người anh là vậy. Có thể đùa giỡn cả nỗi đau của chính mình.



***

 
Vợ anh ra đi, anh cũng xin nghỉ. Tôi hỏi anh lúc đó vì sao anh lại nghỉ làm báo. Anh trả lời rất gọn : "không làm được nữa". Rồi anh  nói : " làm báo phải có ê kíp, lúc đó chú Năm cũng chuẩn bị hưu rồi, anh có ở lại cũng không làm được". Chú Năm là Tổng biên tập báo thời đó, khi tôi vào làm, chú đã hưu và sang phụ trách Hội nhà báo. Được năm, chú bị tai nạn giao mất, và cũng từ đó, anh như không còn liên lạc hay qua lại với cánh làm báo trong tỉnh .

Về chuyện tình của anh với Hòa, tôi không chỉ được nghe anh kể mà còn được chính Hòa kể cho tôi nghe. Tôi quen Hòa sau này, lúc ấy Hòa có thai được 4 tháng, và anh thường nhờ tôi đem tiền gửi cho Hòa. Con người anh là vậy, dù với Hòa tình yêu trong anh đã không còn.
Sau khi nghỉ làm báo, anh cùng một người bạn hùn mở một quán cà phê câu cá giải trí, cũng là một mô hình mới mẻ đầu tiên ở tỉnh. Quán kinh doanh rất tốt nhưng chỉ được một năm, anh rút vốn giao lại cho bạn anh. Tôi thắc mắc hỏi quán làm ăn được vậy sao anh lại bỏ. Anh nhún vai : " Anh không muốn tình cảm bạn bè phải sứt mẻ.". Hòa là nhân viên của quán, xinh đẹp, trẻ trung và theo như anh nói Hòa tuy ít học nhưng thông minh và  trung thực. Ngày đó, giữa anh và Hòa không có tình cảm yêu đương chi, mãi đến 3 năm sau, gặp lại nhau thì mới chính thức yêu nhau. Hòa tâm sự với tôi " Lúc đầu, mình không yêu anh ấy. Anh ấy là ân nhân của mình nhưng sau này mình thật sự yêu anh ấy lắm. Đáng tiếc, anh ấy không thể chấp nhận gia đình mình". Rồi Hòa nói : " Có ai như ảnh đâu, con rể mà cứ chửi má vợ." Hòa tiếp :
- Lỗi một phần cũng do má mình  đã nhiều lần dối gạt mình và ảnh. Biết sao, Má mình mê cờ bạc nhưng dù sao cũng là mẹ mình- Hòa thở dài nhìn tôi chăm chăm , rồi buông câu hỏi: " Hằng yêu anh ấy ?". Bất ngờ trước câu hỏi của Hòa, tôi bối rối chưa kịp trả lời, Hòa đã bá cổ tôi, vui vẻ bảo : " Không qua mắt được tôi đâu nhé"...

Mẹ Hòa đã ngăn cấm Hòa không cho cô ở bên anh, dọa sẽ tự tử nếu cô trái lời, rồi mai mối gả Hòa cho một gia đình khá giả.Hòa đành chia tay với anh trong nước mắt.Biết Hòa không tiền, anh đã bỏ tiền lo đám cưới cho Hòa vì không muốn bên chồng cô có cái nhìn sai lệch là Hòa lấy chồng cũng vì tiền.Hòa chỉ muốn được bình yên. Không chỉ lo tiền cho Hòa làm đám cưới,anh còn âm thầm bảo Thủy- bạn thân của Hòa- mở sn một cửa hàng điện thoại di động cho Hòa. Thủy nói với tôi : Ảnh kêu mình làm cửa hàng bảo khi nào Hòa có chuyện thì lo cho cô ấy. Khi mHòa lại gây n bị xiết nhà, mình đã nói thật với Hòa và cô ấy cũng đã sang cửa hàng trả nợ cho m

Gia đình bên chồng Hòa giàu có, có vườn cao su hơn 50 ha nhưng mẹ chồng Hòa là người hết sức cay nghiệt. Chồng Hòa lại là con một, nên cưới xong vợ chồng Hòa không ra riêng mà ở chung với ba má chồng. Theo lời Hòa,  thì lúc nào má chồng Hòa cũng xét nét, nghi nghờ Hòa lấy con bà cũng chỉ vì tài sản của gia đình bà. Mâu thuẫn của Hòa và bà trở nên căng thẳng khi bà nghe tin đồn về mối tình của Hòa với anh. Không chỉ Hòa, mà cả chồng Hòa cũng tỏ ra nghi ngờ. Rồi mọi chuyện đổ vỡ, khi Hòa mang thai thì gia đình chồng Hòa lại gán cho cái thai trong bụng Hòa là của anh. Thật ra. Họ chỉ muốn đẩy Hòa ra khỏi nhà họ.

Không sống được, Hòa phải rời đi với cái thai 4 tháng. Mẹ Hòa lại không cho Hòa về nhà, buộc Hòa bằng mọi giá phải trở về bên nhà chồng. Hòa không còn con đường nào khác nên đã tìm đến anh.

Và anh đã tìm đến tôi. Anh muốn tôi ra mặt, thay anh giúp Hòa có chỗ ăn, chỗ ở. Anh bảo" Người ta cố tình đồn đẩy là đứa bé trong bụng Hòa là con của anh để đuổi Hòa ra khỏi nhà". Tôi trố mắc nhìn anh, nửa đùa nửa thật :" Không có lửa sao có khói. Con anh thì anh nhận đi nhờ em chi?". Anh bật cười : "được là con anh thì anh có phúc rồi còn gì."
-Ừ, phúc- tôi xẳng giọng- cho anh còng lưng nuôi đi rồi hưởng phúc.
-Con không là phúc thì là gì?-Anh nhún vai, nhìn tôi trìu mến : " có giúp không thì bảo?"

Tôi đưa Hòa về nhà tôi ở tạm. Nhà tôi cũng chỉ có tôi và mẹ.Mẹ tôi nghe chuyện, chỉ thở dài nói: Cái thằng...rồi bỏ đi dọn phòng Bà cho Hòa ở. 
Được hơn hai tháng, thì mẹ Hòa tìm đến. Hôm đó, tôi đi làm không có nhà, khi về chỉ nghe mẹ tôi bảo mẹ bảo: "  Hòa nó theo mẹ nó về nhà rồi".Tôi cũng không muốn biết gì thêm. Tôi điện báo tin cho anh.
  Anh hẹn tôi uống cà phê. Quán cũ, bàn cũ, dưới bóng cây Mù u. Chúng tôi ngồi bên nhau lặng lẽ. Tôi đợi anh nói gì đó nhưng anh vẫn im lặng. Không đợi được, tôi lên tiếng :
_ Sao anh không nói gì hết vậy?
_ Nói gì?- 
_ Thì chuyện của Hòa đó!
Anh cười buồn, rồi bảo: Cô ấy đã chọn lựa rồi, nói gì nữa?
Ừ- Tôi nghĩ- anh nói đúng. Không thì Hòa đã theo anh ra đi rồi.
_ Thế kêu em ra đây làm gì?
_Ngắm em
_ Em có gì mà ngắm- Tôi sừng sộ nhưng trong lòng không khỏi thấy vui.
_ Có đó, đôi môi gợi cảm, mắt lá răm, nước da bánh mật...hút hồn ông, có điều... anh dừng lại nhìn tôi chăm chú.
Tôi cảm thấy bối rối , cúi tránh ánh nhìn của anh. Bao giờ cũng vậy, cái nhìn của anh luôn làm tôi xốn xang.
_ Có điều gì hả, nói mau- Tôi cố trấn áp mình, xẳng giọng với
_ Thì đó... rồi anh bật cười ha hả.


Sau lần đó anh lại biến mất và cũng là lần cuối cùng tôi gặp anh. Anh ra biển và chỉ có biển mới đủ rộng lớn , bao dung ...
Nếu ngày đó tôi nói yêu anh...