Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

BONSAI VĂN PHÒNG

-Hàng giao tận nhà thông qua dịch vụ
bưu chính Vietel trên phạm vi toàn quốc
-Giao dịch sau 3 ngày bên mua chưa chuyển tiền xem như giao dịch thất bại, bên bán sẽ không bán tiếp và bán cho người mua khác
-Chỉ giao hàng nhận tiền sau đối với khách quen
-Giá đăng không gồm phí vận chuyển
- Trong quá trình vận chuyển nếu cây bị gãy cành, bể chậu bên mua có quyền trả lại và bên bán sẽ hoàn trả tiền và phí vận chuyển
- Mua hàng 1 triệu đồng được giảm giá 10%, từ 2 triệu đồng trở lên giảm 15%


-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 109001573199 Vietinbank Tây ninh


địa chỉ Febook : https://web.facebook.com/giangtieuho/








Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

Người Việt Nam từ đâu đến?






Trương Thái Du 


Đất phát tích của văn minh Việt Nam hiện đại là châu thổ sông Hồng. Trước công nguyên nó vốn hoang sơ, vì cách đó 2.000 năm toàn bộ gánh lúa bắc bộ nằm dưới mực nước biển. Hồ Lãng Bạc, nơi Hai Bà Trưng quyết chiến với Mã Viện chắc chắn đã được sa bồi trong hoàn cảnh nước rút để tạo ra nền móng cho Hà Nội.

Người Việt Nam ngày nay chủ yếu là con cháu cư dân hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Cuối thời Tây Hán dân số hai nơi đó là 120.230 + 166.013 = 286.243 người. Năm 1932 Tản Đà viết: “Dân hai nhăm triệu ai người lớn. Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con.” Có tài liệu khác dẫn con số nhỏ hơn là 17,702 triệu người. Nghĩa là sau 1932 năm, dân số Việt Nam tăng từ 61,8 đến 87,33 lần. Theo một tài liệu tổng hợp nghiên cứu lịch sử dân số Trung Quốc[1], tỉ lệ tăng của họ trong khoảng tương đương với Việt Nam chỉ là 8,3 lần (500 triệu/60 triệu).

Mặt khác tỉ lệ tăng dân số Việt Nam sau hơn 2000 năm thấp hơn 3,5 lần tỉ lệ tăng dân số của quận Nam Hải thời Tây Hán, tức Quảng Đông ngày nay.
Đối tượng so sánh Dân số thời Tây Hán Dân số năm 2015 Tỉ lệ tăng
Việt Nam 286.243 92.000.000 321,4 lần
Quảng Đông 94.253 108.500.000 1.151,1 lần


Nếu ở Quảng Đông người ta chắc chắn sự tăng dân số kinh khủng như vậy là do dòng nhập cư bắt đầu từ đời Hán, 94.253 khẩu Tây Hán, đã vọt lên 250.212 khẩu thời Đông Hán. Con số ở Việt Nam phức tạp hơn, đòi hỏi các nghiên cứu sâu rộng và chính xác hơn, cũng như tham khảo kỹ lưỡng khoa học di truyền. Quyển sách này chỉ xin gợi ý vai trò của người di cư với cơ cấu dân số nói riêng và văn hóa lịch sử Việt Nam nói chung.

Dân gian Việt Nam hay nói: “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu”. Điều này không chắc đã sai, dù từ lúc Hai Bà Trưng bỏ mình đến khi Ngô Quyền xưng vương là chưa đến 900 năm. Nó đơn giản chỉ là thứ ca từ của dòng nhạc sến rẻ tiền, rên rỉ, sản phẩm của tư duy âm tính yếm thế, nhược tiểu. “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu” khóc lóc gợi ý sự thương hại của tha nhân trên cơ sở bản ngã yếu hèn. Do đó đầu tiên nó phản bội Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai bà mẹ kiêu hùng của lịch sử Việt Nam, thà chết chứ không đầu hàng cường tặc. Bất cứ sử gia hạng bét nào trên thế giới cũng có thể đặt câu hỏi: Tại sao không phải là một ngàn năm đánh đuổi giặc Tàu?

Tuy vậy “nô lệ” hay “đánh đuổi” thực ra đều phiến diện. Nếu từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ mười, mảnh đất Việt Nam không dang tay bác ái với những người di cư yêu tự do và lao động, với các vị Hán quan lương thiện đã chọn quận Giao Chỉ và Cửu Chân làm quê hương, không tiếp thu Phật giáo đến từ biển, không học hỏi văn minh Hán; họ có thể tự cường để giành độc lập và kiến quốc được không?

Một lần nữa chúng tôi xin nhắc đến thuyết âm dương cổ điển, hay nhị nguyên đối lập như ngày nay người phương Tây định nghĩa: Nhân loại thích gọi thời gian có mặt ngắn ngủi của mỗi cá nhân trên địa cầu là đời sống, mặc dù sống là hành trình đi đến cái chết, chết vô biên mà sống thì hữu hạn. Người lạc quan và có tiền đồ thấy nửa ly nước sẽ bảo nó đầy một nửa, kẻ bế tắc luôn khẳng định đã vơi gần hết.

Theo quan điểm của chúng tôi, người Kinh ở Việt Nam hiện nay hình thành bởi ba nguồn gene và văn hóa:

1. Từ Dạ Lang, liên minh các bộ tộc Lạc Việt trong địa bàn các tỉnh Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Nam và Vân Nam hiện nay. Ở đỉnh cao nhất trong lịch sử phát triển của mình, thủ lĩnh Dạ Lang đã xưng vương, xây dựng thành quách, cung điện và những cơ cấu chính trị xã hội tiền phong kiến. Xung đột Dạ Lang và Ba Thục ở Hoa nam trước Công nguyên đã phản ánh vào truyền thuyết An Dương vương. Bắt nguồn từ Dạ Lang, ngôn ngữ Việt gọi quốc gia là nước, ký ức xa nhất là 3.400 năm từ thời bị giặc Ân đánh ở Hồ Bắc và Hồ Nam vẫn tồn tại trong truyện cổ tích Thánh Gióng. Người bản địa Lạc Việt ở châu thổ sông Hồng và người Dạ Lang ở Cửu Chân được ghi nhận rất rõ ràng trong Hán sử. Nó chứng thực về mặt chủng tộc và văn hóa, người Việt cổ và người Dạ Lang rất gần gũi. Truyền thuyết Dạ Lang cho rằng một trong những dòng vương hầu của họ có cùng tổ tiên với các vua Sở, mười tám đời vua Hùng bước ra từ đây. Âm Hùng chính là họ của vua Vàng thần thoại Trung Hoa và cũng là họ gốc của cao tổ hoàng gia Sở quốc.

2. Từ nước Việt thời Chiến Quốc. Sau khi suy tàn, quý tộc nước Việt một thời xưng bá ở Trung Nguyên trôi dạt dần về phương nam, đến Mân Việt (Phúc Kiến) rồi Nam Việt (Quảng Đông). Sau năm 111 BC họ lại tiếp tục những cuộc hải hành khó khăn đi về phương nam tìm kiếm tự do và ghé vào trước hết là Cửu Chân, sau đó mới đến quận Giao Chỉ. Họ mang theo totem rái cá và tục thờ chó xa xưa của tổ tiên mình, xâm mình, nhuộm răng đen và ăn trầu theo đó mà đi vào văn hóa Việt Nam. Lịch sử chủng Việt Chiến Quốc kéo dài từ 2.500 đến 3.000 năm.

3. Từ chính Trung Hoa, nguồn gene và văn hóa Hán trong quan binh viễn chinh, tù chính trị bị lưu đày. Họ trấn đóng ở quận Giao Chỉ và Cửu Chân đời này sang đời khác hơn một ngàn năm. Chưa kể quan lại Bách Việt gốc Hoa và người lai giữa Hoa tộc với Bách Việt tộc di cư xuống. Họ khiến ngôn ngữ Việt xuất hiện rất nhiều từ đẳng lập Hán Nôm như Chia Ly, Thân Mình, Hiền Lành, Quái Gở… Hơn nữa, những đợt di dân cách nhau hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm sẽ làm phát sinh những từ ghép đẳng lập Hán Việt – Hán Việt nhưng một âm là Hán cổ đã Việt hóa và biến đổi giọng đọc, và một âm Hán trung đại, như Hận Thù, Tranh Đấu, Hoan Hỉ[2]… Đáng kể nhất là tiềm thức của gene Hán có đúng 4.000 năm lịch sử! Nó sẽ phủ nhận bằng trực giác và cảm tính bất cứ luận chứng nào cho rằng lịch sử mảnh đất Việt Nam không thể dài đến mức ấy.

Lịch sử Việt Nam nên được nhìn bằng tư duy tích cực và thấu hiểu bản chất tương hợp biện chứng của văn hóa và di truyền. Sử học giành độc lập dân tộc đầu thế kỷ 20 đã thần thoại hóa cổ sử để xây dựng các biểu tượng siêu nhiên, nhằm động viên đại chúng và trao cho nhân dân sức mạnh tinh thần của cha ông họ. Tuy là bước lùi so với Khâm Định Việt Sử của nhà Nguyễn, nhưng nó đã giúp người Việt đồng lòng đứng dậy cởi ách nô lệ. Đáng lẽ sử học Marxist sau đó phải trở về với hiện thực, song họ không làm thế. Học thuyết thoát Hán (de-Sinicization) đã được thiết kế công phu bởi nhu cầu địa chính trị, tầm nhìn chỉ năm bảy chục năm. Sách sử tiếp tục huyền thoại hóa, bản địa hóa, tín ngưỡng hóa cổ sử, bất chấp mọi hậu quả. Phong trào bài Hoa – thoát Trung điên cuồng ngoài xã hội hiện nay là gì, nếu không phải sản phẩm của sử học chính thống Việt Nam, bắt đầu bằng Trần Trọng Kim – một trí thức uyên bác nhưng chấp nhận làm tay sai thực dân và sau đó là con rối của Phát Xít Nhật. Việt Nam Sử Lược là quyển sử bằng quốc ngữ đầu tiên nhưng hết sức phi khoa học và thiếu trung thực: Đưa hết truyền kỳ cổ tích hoang đường vào cổ sử, kéo lịch sử Việt Nam đến tận năm 2.897 BC. Trắng trợn biện hộ cho quá trình xâm lược Việt Nam của người Pháp, bẻ cong tất cả những sự kiện liên quan đến các quan Tây dù mới chỉ xảy ra vài chục năm.

Những sử gia chân chính và các nhà chính trị có tầm nhìn nên hiểu nguy cơ tự cô lập, bế quan tỏa cảng từ thời Minh Mạng – Tự Đức đang có khả năng hồi sinh ít nhất là trong dư luận xã hội. Biết đâu một lần nữa nó lại đưa cả dân tộc trở về những năm tháng đen tối, nếu không kịp thời hóa giải.

Cách đối xử với quá khứ của mỗi dân tộc sẽ định hình tương lai chính họ. Nếu yêu chuyện cổ tích hơn các bài học thực tế, họ sẽ chỉ gặt hái được những giả tưởng và ảo ảnh mà thôi./.

——————————————————————–

[1] http://www.china-profile.com/data/fig_pop_0-2050.htm

[2] Tham khảo: http://dvtuan63.blogspot.com/2013/07/nguon-goc-tu-kep-han-viet-viet-ong-nghia.html

HỌ NHÀ… ĐẠO!



ĐẶNG HUY GIANG


Trên báo Văn nghệ số 7 ra ngày 14/2/2009, tác giả Đặng Khánh Cường có bài "Một bài thơ Việt được dịch từ một bài thơ tiếng Việt" chỉ rõ: Tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã đạo một bài thơ của nhà thơ Nguyễn Thị Đạo Tĩnh.
Để "nói có sách mách có chứng", Đặng Khánh Cường đã trích 2 đoạn thơ để độc giả có điều kiện đối chứng. Và Đặng Khánh Cường kết luận: "Nếu ví bài thơ "Khúc hát tháng ba" của Nguyễn Thị Đạo Tĩnh như một ngôi nhà, thì Nguyễn Ngọc Hưng đã chủ tâm dỡ ngôi nhà này ra, dùng tay nghề dựng thành một ngôi nhà khác.
Nhưng tiếc thay từ cột, kèo, đòn tay, cửa chính, cửa sổ… còn nguyên dấu tích của ngôi nhà cũ, chứng tỏ tác giả này không vô tình một chút nào khi biến cái của người khác thành cái của mình".
Kể ra, việc làm của Nguyễn Ngọc Hưng chưa... cao tay. Chỉ trong năm 2008 và 2009, chí ít tôi cũng tìm ra được hai bài thơ của hai nhà thơ đã "mượn" một cách lộ liễu điển xưa tích cũ vốn đã rất nổi tiếng và rất sâu sắc. Để minh chứng cho nhận định này, chúng tôi xin dẫn ra dưới đây để bạn đọc cùng suy xét.
Đây là bài thơ "Đêm" của nhà thơ Tô Nhuần đã đăng trên Tạp chí Nhà văn vào khoảng giữa năm 2008:
Đêm

Gặp người đi đường

Tay xách đèn soi bước đi chậm trễ

Lại gần
Mới biết
Đó là người hỏng mắt
Buột miệng
Tôi hỏi:
- Tại sao dùng đèn?
Người cười:
- Để người sáng mắt
Khỏi va vào bóng đêm.
Bài thơ này, theo tôi là được "phiên ngang", rút ngắn và nói theo chuyện "Giáo lý tối thượng" (trích từ "Giai thoại thiền", NXB Thuận Hóa - 1999):
"Thời xưa ở Nhật, người ta thường dùng những chiếc đèn lồng sườn tre phất giấy trong có gắn đèn sáp. Một đêm nọ, một người mù tới thăm bạn. Khi về, người bạn biếu một đèn lồng để soi đường đi. Anh ta nói:
- Tôi không cần đèn. Đối với tôi, tối và sáng cũng như nhau.
Người bạn đáp:
- Tôi biết anh không cần đèn để soi đường, nhưng nếu anh không cầm một cái, người khác có thể chạy đụng vào anh đó. Anh nên cầm một cái.
Người mù ra về với một chiếc đèn lồng. Anh ta đã đi khá xa, một người chạy đụng vào anh ta.
- Coi kìa, anh đi đâu vậy? - Anh ta than phiền với người lạ - Bộ anh không thấy đèn của tôi sao?
Người lạ đáp:
- Đèn sáp của anh tắt queo rồi, anh ơi!".
Còn đây là bài thơ "Khi cô gái ném đứa con..." của nhà thơ Trần Nhuận Minh đã đăng trên Tạp chí Thơ số 2 năm 2009:
Khi cô con gái ném đứa con vừa sinh vào lòng thiền sư

"Đây là con ông, ông hãy nuôi nó!"

"Thế à?" - Thiền sư chỉ nói vậy thôi và nâng đứa bé trên tay…

Khi đứa bé lớn lên thành một chàng trai
Có người đàn ông đến đòi con: "Tôi mới là bố nó!"
"Thế à?" - Thiền sư chỉ nói vậy thôi và đứng nhìn theo
Cho đến khi hai cha con người kia khuất vào trong xóm ngõ…
Bài thơ này, theo tôi cũng là được phiên ngang, rút ngắn và nói theo chuyện "Thế à?" (cũng trích từ "Giai thoại thiền" của Viên Đức, NXB Thuận Hóa -1999):
"Thiền sư Haikuin được những người chung quanh ca tụng là người sống trong sạch. Một gia đình người Nhật có một tiệm bán thực phẩm gần nơi Hakuin ở.
Họ có một cô con gái xinh đẹp. Bất ngờ, một hôm cha mẹ cô gái khám phá ra cô có thai.
Việc này làm cha mẹ cô gái nổi giận. Cô gái không chịu thú nhận người đàn ông cô chung đụng là ai, nhưng sau bao nhiêu là phiền phức, cuối cùng lại là tên Hakuin.
Phẫn nộ vô cùng, cha mẹ cô gái đến ngay vị thầy này. Hakuin chỉ thốt lên vẻn vẹn hai tiếng: "Thế à?" rồi thôi.
Sau khi đứa bé sinh ra, nó được mang tới trao cho Hakuin. Lúc đó, Hakuin đã mất hết danh dự, nhưng việc này không làm Hakuin buồn. Hakuin săn sóc đứa bé rất tử tế. Hakuin xin sữa của những bà mẹ hàng xóm và những đồ dùng cần thiết cho đứa bé.
Một năm sau, cô gái không còn chịu đựng được nữa. Nàng nói sự thật với cha mẹ nàng rằng: Người cha thật sự của đứa bé không phải là Hakuin mà là một thanh niên bán cá ngoài chợ.
Lập tức, cha mẹ cô gái đến ngay Hakuin xin Hakuin tha lỗi và xin đứa bé về.
Hakuin ưng thuận. Khi trao lại đứa bé, Hakuin cũng chỉ thốt hai tiếng:
- Thế à?".
Giá như hai nhà thơ khi viết hai bài thơ trên chỉ cần ghi thêm mấy chữ: “Theo Giai thoại thiền", chắc hẳn đã không có bài báo này. Nhưng nếu họ làm thế thì làm gì có... "họ nhà... đạo" nữa nhỉ?










Nguồn: Văn Nghệ Công An

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Đối thoại bao giờ cũng hơn… đối chọi

Nếu câu nói: “Không sợ đối thoại và tranh luận” của ông Thưởng được các báo chí tường thuật đúng, thì vẫn chưa tránh được bệnh “kiêu ngạo cộng sản” mà Lê Nin đã phê phán gần thế kỷ trước đây. Đáng lẽ ông Thưởng phải nói: “muốn đối thoại và tranh luận” bởi vì muốn và không sợ về ngôn ngữ của tiếng Việt hoàn toàn khác nhau.

Nói “không sợ đối thoại” tức là chưa nhận thức được rằng đối thoại là con đường phát triển của tư duy, mọi người đều cần, chứ không phải là việc đối phó với nhau vì áp lực. Nói không sợ đối thoại, tức là tự cho mình cái quyền cho phép hoặc không cho phép đối thoại. Quyền tư duy là quyền của con người.




Đối thoại bao giờ cũng hơn… đối chọi

Tác giả: Tô Văn Trường

Các hiệp sĩ ngày xưa không cứu được đất nước, không bảo vệ được nhân dân, đành cố gắng bảo vệ một chút mái ấm gia đình và cùng bạn bè rong chơi “một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ” (Trịnh Công Sơn) … đành đổ thừa cho sự may rủi của số phận cá nhân và dân tộc trước các ngã rẽ cuộc đời.

Công luận bán tín, bán nghi, khi nghe ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu ngày 18/5/2017 “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý”.

Đối thoại bao giờ cũng hơn đối chọi để tháo gỡ khó khăn và tìm lối ra cho đất nước cho nên có ý kiến hoan nghênh Đảng muốn đối thoại, dù là công khai hoặc thậm chí không công khai, miễn là chân tình đối thoại, đừng biến đối thoại thành thủ đoạn tuyên truyền hoặc câu giờ.

Đối thoại và tranh luận là những hoạt động thường nhật không thể thiếu trong mọi lĩnh vực đời sống tinh thần, tri thức và sản xuất,… của các cộng đồng xã hội từ muôn đời nay.

Nhà cầm quyền ở các nước tiên tiến đối thoại với người dân và giới trí thức là chuyện xưa như trái đất chẳng có gì phải ầm ĩ vì họ sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật do chính người dân tạo dựng và thông qua lá phiếu của mình. Vậy mà đến nay, ở Việt Nam người đại diện cho thể chế nhà nước mới công khai về chấp nhận đối thoại và tranh luận (mới ở mức không sợ!) khiến công luận quan tâm sâu sắc và gợi lên nhiều luồng suy nghĩ, chứng tỏ đây là một vấn đề rất quan trọng.

Mất lòng tin là mất tất cả

Cách đây khoảng 15 năm, thời còn ông Nguyễn Đức Bình được Bộ Chính trị giao cho việc thành lập Tạp chí tranh luận và trực tiếp làm Tổng biên tập, song thực tế không triển khai được.

Nếu câu nói: “Không sợ đối thoại và tranh luận” của ông Thưởng được các báo chí tường thuật đúng, thì vẫn chưa tránh được bệnh “kiêu ngạo cộng sản” mà Lê Nin đã phê phán gần thế kỷ trước đây. Đáng lẽ ông Thưởng phải nói: “muốn đối thoại và tranh luận” bởi vì muốn và không sợ về ngôn ngữ của tiếng Việt hoàn toàn khác nhau.

Nói “không sợ đối thoại” tức là chưa nhận thức được rằng đối thoại là con đường phát triển của tư duy, mọi người đều cần, chứ không phải là việc đối phó với nhau vì áp lực. Nói không sợ đối thoại, tức là tự cho mình cái quyền cho phép hoặc không cho phép đối thoại. Quyền tư duy là quyền của con người.

Lần này, người dân không biết Đảng đã có chủ trương “đối thoại và tranh luận” hay đây mới chỉ là chủ trương của Ban Tuyên giáo Trung ương? Người dân, đặc biệt là giới trí thức có quyền nghi ngờ về thiện chí lắng nghe, đối thoại của Đảng vì không ít lần Đảng hô hào góp ý (ví dụ sự kiện góp ý sửa Hiến pháp 2013) sau khi nhận bản kiến nghị thẳng thắn, tâm huyết của 72 vị trí thức ký tên đại diện cho hàng chục nghìn người dân thì bị người có thẩm quyền “chụp mũ” cho là “tự diễn biến, tự chuyển hóa” vv…Và nhiều thư kiến nghị tập thể, kể cả của các vị lão thành cách mạng về những vấn đề quốc kế dân sinh đều rơi vào “im lặng đáng sợ”, rồi một số người bất đồng chính kiến bị ‘trấn áp” làm khó dễ trong cuộc sống… cho nên dân mất lòng tin cũng không có gì lạ!

Trong cuộc sống, tôi đã được gặp một số vị trí thức thực sự tài năng, tâm huyết hay nói như người đời, họ là những người rất “khó chịu” vì họ cứ làm cái việc đánh thức thiên hạ, không cho người ta ngủ. Nhưng rồi, họ cũng chán nản thời cuộc, xếp bút nghiên, để du ngoạn, ngắm trăng, đánh cờ vì cho rằng ý kiến của mình có đưa ra cũng như “ném đá, ao bèo”! Họ chia sẻ và đồng cảm với cụ Nguyễn Khuyến thời xưa:

“Câu thơ viết, đắn đo chẳng viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa”.

Đối thoại & tranh luận cái gì? như thế nào?

Đối thoại & tranh luận đều nằm trong nội dung của phản biện, là một khâu/bước không thể thiếu trong việc thẩm định một đề xuất hay ý tưởng, đánh giá kết quả giải quyết thực hiện (cái đạt/chấp nhận được và không được) của một hay một số vấn đề ở một cấp độ hay lĩnh vực nhất định.

Đối với tầm quốc gia đối tượng để phản biện là một chủ trương, quyết sách hành động,… cũng như đánh giá kết quả thực hiện một vấn đề hay lĩnh vực ở một giai đoạn nhất định. Và từ đó, phân tích nguyên nhân chủ quan và khách quan, dẫn chứng luận cứ lý thuyết và thực tiễn,… tạo ra sự thành công cũng như xác định được những yếu tố dẫn đến thất bại (không đạt, không chấp nhận được), cuối cùng phải mở ra được điều kiện cho sự phát triển tiếp tục những kết quả thành công và đề xuất giải pháp ngăn chặn và khắc phục các yếu tố sai lầm, gây tác hại.

Để có được cơ sở cho phản biện hay đối thoại và tranh luận để xây dựng xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền trước tiên là khuyến khích, bảo vệ và lắng nghe để có được tất cả các phát biểu khác nhau của các cá nhân hay tập thể với trình độ hiểu biết ở tất cả các mức độ, từ đơn sơ, mộc mạc, đến sâu sắc, phức tạp hay gai góc, thậm chí trái chiều,… không bị cản trở và hạn chế bởi nguồn thông tin, tài liệu làm căn cứ và tham khảo.

Nếu đối thoại và tranh luận là chủ trương của lãnh đạo Đảng và Nhà nước thì cần công khai văn bản nào, Ai ký? Ban Tuyên giáo cần đề xuất một chủ trương chính thức và thể chế hoá phương thức thực hiện.

Đàm đạo với một số vị trưởng thượng, trí thức lão thành cách mạng cũng suy tư đặt vấn đề, Đảng định đối thoại về những chủ đề gì, với những ai, nội dung đối thoại có công khai minh bạch cho xã hội theo dõi và đánh giá hay không? Đó là vấn đề chính là những điều giúp cho đối thoại đi vào thực chất, không phải là một kiểu PR.

Đề tài đối thoại có thể xuất phát từ hai phía. Tốt nhất là Đảng chủ động đề xuất đề tài, hoặc hỏi dân muốn đề tài nào? Để tránh đục nước béo cò, xuyên tạc, bị lợi dụng… theo tôi, Đảng nên chủ động gặp trước một số trí thức có uy tín, bàn trước với họ nên tiến hành đối thoại như thế nào? Hỗ trợ cho đối thoại là nên sớm có nhiều tự do hơn và tiến đến có tự do thật sự cho báo chí. Dù bất cứ cách làm nào, cũng đòi hỏi Đảng phải thực lòng.

Trong bối cảnh đất nước ta hiện nay, sỹ phu ở cả trong và ngoài nước vẫn trăn trở, “vắt óc” nghĩ suy, kiến nghị, góp ý kiến với những người có thẩm quyền đó là hồng phúc của đất nước.

Trong đối thoại và tranh luận điều quan trọng nhất là biện luận khách quan thuyết phục cao. Muốn phản biện có ý nghĩa, có tác dụng xây dựng tích cực, thì người/cơ quan phản biện và người/cơ quan nhận phản biện (đặc biệt là Ban Tuyên giáo và cơ quan an ninh tư tưởng) phải có văn hóa phản biện, biết phản biện, và biết hoan nghênh, biết lựa chọn tiếp nhận phản biện khách quan, thuyết phục. Hiểu và làm được điều đó sẽ luôn đem lại lợi ích cho sự phát triển của toàn xã hội và nâng cao uy tín của chế độ thì có gì phải sợ như ông Võ Văn Thưởng đã nói.

Những trí thức tài giỏi thực sự, có nhiều đóng góp cho đất nước cũng chính là “hiền tài và hào kiệt”. Họ rất tự trọng, luôn có ý thức tự hoàn thiện mình và phấn đấu không ngừng, luôn hướng tới các “chân trời mới” để khám phá và cống hiến.
Tuy nhiên, không bao giờ có “chân trời thực” cả, vì thế đó chỉ là hướng đi để người trí thức và các bậc hiền tài, hào kiệt dốc sức vươn tới mà thôi. Cả đời người cũng chẳng ai có thể đi tới chân trời đó cả! Nhưng đó vẫn là động lực để người trí thức sống lạc quan và hết mình cho sự hưng thịnh, hùng cường của đất nước. Đó cũng là điều chúng ta ngưỡng mộ và tôn vinh họ.

Thế nhưng ngày nay, sự phát triển của bản lĩnh ấy có gặp trở ngại, do thiếu sự trân trọng bảo đảm quyền tự do suy nghĩ, tự do ngôn luận của con người. Một số người cầm quyền muốn mọi người phải nhất theo mệnh lệnh có sẵn. Rất may là thực tế cuộc sống đang diễn ra đúng như giáo sư Hoàng Tụy đã viết, tôi nhớ đại ý như sau: “Điều kỳ diệu là trong trí thức và trong các tầng lớp nhân dân ta, những tấm lòng yêu dân, yêu nước, nhưng ý kiến xác đáng, những việc làm đẹp đẽ có nhiều, chỉ miễn là chịu nhìn, chịu thấy, chịu lắng nghe, đó là niềm hy vọng và niềm tin của chúng ta”.

Lời kết

Không phải ngẫu nhiên, mà ông Võ Văn Thưởng phát biểu mạnh mẽ như viện dẫn ở đầu bài báo này. Biện chứng không chỉ tồn tại trong một thời gian mà thôi đâu, nếu Đảng CSVN đã thành công trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đã có một Nhà nước, người ta không bao giờ quên tác nhân quyết định của thành công đó đến từ đâu, đó là biết kết hợp nội tình với tình hình quốc tế, nhưng sự kết hợp đó phải do những đầu óc sáng suốt thực hiện.

SỰ THẬT VỀ VIỆN PHAN CHU TRINH, PHE NGUYỄN THỊ BÌNH – CHU HẢO, VÀ SỨ QUÂN CÁT CỨ Ở QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG -





I. Diễn biến thực tế của việc thành lập Viện Phan Chu Trinh


Ngày 07/02/2017, ở thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, một tổ chức mang tên Viện Phan Chu Trinh được thành lập.

Cho đến nay, Viện Phan Chu Trinh vẫn chưa có website. Vì vậy, những thông tin chính thức về tổ chức này chỉ được lấy từ ba nguồn. Thứ nhất là diễn từ của ông Nguyên Ngọc trong buổi lễ ra mắt Viện Phan Chu Trinh, được đăng trên trang Văn Việt, website của Văn đoàn Độc lập:

http://vanviet.info/…/dien-tu-cua-nh-van-nguyn-ngoc-trong-…/

Tiếp đó là hai bài báo, một trên báo điện tử Dân Trí, một trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn bản điện tử, thuật lại lễ ra mắt của Viện hôm 07/02:

_ “Hội An: Ra mắt Viện Phan Chu Trinh”:

http://dantri.com.vn/…/hoi-an-ra-mat-vien-phan-chu-trinh-20…

_ “Viện Phan Châu Trinh sẽ phát huy di sản tinh thần nhà khai sáng”

http://www.thesaigontimes.vn/156646/a.html

Ngoài ra, ngày 18/02, Salon Văn hóa Café Thứ Bảy tại 19B Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM có tổ chức một “buổi café và đối thoại” mang tên “Viện Phan Chu Trinh & Vai Trò Trong Xã Hội Hiện Đại”. Gương mặt được mời đối thoại là ông Nguyên Ngọc, người chủ trì sự kiện là ông Nguyễn Văn Trọng, cả hai đều là thành viên Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh.



II. Những sự thật mà ít người để ý



1. Người của Viện Phan Chu Trinh chính là người của Đại học Phan Chu Trinh, Quỹ Phan Chu Trinh và Viện IDS

Khó có thể nói rằng Viện Phan Chu Trinh có phải là một tổ chức mới hay không. Vì trong thực tế, hầu hết nhân sự chính thức của tổ chức này trùng khớp với nhân sự của Đại học Phan Chu Trinh (vừa giải thể), Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh và Viện IDS.

Cần nhớ rằng Đại học Phan Chu Trinh thành lập năm 2007, và Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh thành lập năm 2008, khi thành phố Hội An đang dưới quyền ông Nguyễn Sự, đương kim Phó Chủ tịch Hội đồng Viện Phan Chu Trinh. Còn Viện Nghiên cứu & Phát triển (IDS) thành lập năm 2007, đặt trụ sở tại số 53 Nguyễn Du, nơi ông Chu Hảo, một Phó Chủ tịch khác của Viện Phan Chu Trinh, đặt trụ sở NXB Trí Thức.

Nhân sự hiện tại của Viện Phan Chu Trinh bao gồm những gương mặt sau:



a. Chủ tịch Danh dự:

_ Bà Nguyễn Thị Bình, cháu gái ông Phan Chu Trinh, cựu Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, cựu sáng lập viên Đại học Phan Chu Trinh



b. Chủ tịch Hội đồng Viện:

_ Ông Nguyên Ngọc, Ủy viên Hội đồng Quản lý Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Phan Chu Trinh, cựu thành viên Viện IDS



c. Phó Chủ tịch Hội đồng Viện:

_ Ông Chu Hảo, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ, Giám đốc NXB Tri Thức, Phó Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, cựu Phó hiệu trưởng Đại học Phan Chu Trinh, cựu thành viên Viện IDS

_ Ông Nguyễn Sự, cựu Bí thư Thành ủy Hội An, cựu Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hội An



d. Ủy viên Hội đồng Viện:

_ Ông Vũ Thành Tư Anh, cựu thành viên Hội đồng Khoa học Đại học Phan Chu Trinh

_ Ông Vũ Ngọc Hoàng, cựu Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương

_ Ông Lê Tiến Công, cựu Bí thư Chi đoàn Đại học Phan Chu Trinh

_ Ông Phạm Vĩnh Cư, người nhận Giải Dịch thuật 2009 của Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh

_ Ông Huỳnh Như Phương, Ủy viên Hội đồng Khoa học Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh

_ Ông Bùi Văn Nam Sơn, Ủy viên Hội đồng Khoa học Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, thành viên Hội đồng Khoa học Đại học Phan Chu Trinh, người nhận Giải Dịch thuật 2007 của Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh

_ Ông Nguyễn Văn Trọng, Ủy viên Hội đồng Khoa học Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh

Ngoài ra, còn có TS. Trịnh Văn Định, TS. Phan Hồng Giang, TS. Nguyễn Đức Lộc và nhà báo Võ Thị Mai Nhung.



2. Viện Phan Chu Trinh được thành lập để giữ khu đất vàng của Đại học Phan Chu Trinh

Trong thực tế, những người sáng lập Viện Phan Chu Trinh đã ém nhẹm đi một sự thật. Đó là mới đây, Đại học Phan Chu Trinh, do họ sáng lập và điều hành, đã phải giải thể. Hội đồng Quản trị trường đã đi đến quyết định này do trường vẫn quá thiếu sinh viên, trình độ sinh viên quá thấp, và phải bù lỗ liên tục sau 10 năm hoạt động, dù đã dựa dẫm vào nguồn tiền tài trợ của rất nhiều bên.

Trong hoàn cảnh này, phe Nguyễn Thị Bình – Chu Hảo, thế lực đứng đằng sau Đại học Phan Chu Trinh và Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, đã buộc phải gấp rút thành lập Viện Phan Chu Trinh như một kế ve sầu thoát xác. Trụ sở của Viện chẳng ở đâu khác, ngoài khu đất của Đại học Phan Chu Trinh. Cần nhớ rằng đây là một khu đất vàng nằm giữa khu du lịch Hội An, mà thời còn tại vị, ông Nguyễn Sự đã giao cho phe Nguyễn Thị Bình – Chu Hảo, tức phe của ông.

Ngoài việc quên báo tử cho Đại học Phan Chu Trinh, những người sáng lập Viện Phan Chu Trinh cũng quên không giải thích xem vì sao một viện nghiên cứu lại cần một khu đất rộng như thế.




3. Quảng Nam – Đà Nẵng đang trở thành một tụ điểm của những gương mặt chính trị chuyên mượn hoạt động văn hóa – nghệ thuật để bành trướng

Trong đó, phải kể đến những lực lượng sau:



a. Cánh Hậu Hiện đại

Ít ai biết rằng Quảng Nam – Đà Nẵng đã vượt qua Hà Nội và Sài Gòn, để trở thành thị trường buôn bán các sản phẩm nghệ thuật hậu hiện đại lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là nơi nhiều hoạt động văn hóa – nghệ thuật lớn thuộc khuynh hướng này, như trại sáng tác, thường xuyên được chọn làm địa điểm tổ chức. Cần nhớ rằng khuynh hướng hậu hiện đại qui tụ, hoặc được cổ vũ bởi không ít gương mặt hiện diện trong các phong trào chính trị đối lập ở Việt Nam – như Bùi Chát, Lí Đợi, nhóm Mở Miệng, Nguyễn Hưng Quốc, Tuấn Khanh, Nhã Thuyên… Trong thực tế, khuynh hướng này chỉ làm ăn phát đạt ở Việt Nam sau khi được trang Tiền Vệ – một website của các nghệ sĩ chống Cộng lưu vong – nhập khẩu và dắt mối buôn bán.

Trong cánh hậu hiện đại đang chọn Quảng Nam – Đà Nẵng làm tụ điểm gặp mặt, một trong những đường dây có tiềm năng phát triển lớn là CUCA, tổ chức tự xưng là “Mô hình Giáo dục, Nghiên cứu và Thực hành Nghệ thuật Độc lập”. Ngay từ khi thành lập, CUCA đã bày tỏ một mối quan tâm đáng ngạc nhiên đối với việc quảng bá phong cách mỹ thuật Champa – vương quốc cổ từng đặt thủ phủ ở Quảng Nam. Năm 2015, CUCA tổ chức “Art Tour Thực địa” mang tên Con Đường Champa kéo dài 5 ngày, xuất phát ở Đà Nẵng. Ông Nguyễn Đức Thành, thành viên Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (VEPR), người điều phối Liên Minh Nông Nghiệp, người mở ra và điều hành nhiều đường dây NGO trẻ trên cả nước, là người bảo trợ và diễn giả quen thuộc của CUCA. Ông Thành là lớp trưởng lớp CUCA Guerilla (CUCA Du kích), và trưởng đoàn của CUCA Guerilla trong chuyến đi Myanmar. “New Zero Art Space”, không gian quảng bá nghệ thuật đương đại mà “CUCA Du kích” ghé thăm trong chuyến đi này, được mô tả trên báo chí phương Tây như một tụ điểm của cánh nghệ sĩ muốn làm chính trị thông qua các tương tác trực tiếp với dân chúng:

http://www2.readingeagle.com/article.aspx?id=151807



b. Cánh VOICE

Nguyễn Anh Tuấn, thành viên Luật Khoa Tạp chí đại diện và người phân phối tài chính của VOICE ở Việt Nam, là người Quảng Nam và đang sống ở Đà Nẵng.

Trương Minh Nhật, một thanh niên từng được VOICE đưa đi đào tạo ở Philippines, đang sống ở Đà Nẵng. Trương Minh Nhật là người sáng lập và lãnh đạo Vừng Ơi – một nhóm thanh niên quan tâm đến các vấn đề văn hóa, nghệ thuật, chính trị, triết học ở Đà Nẵng và Quảng Nam. Nhóm này từng có các buổi sinh hoạt hằng tuần, để thảo luận về các chủ đề văn hóa, nghệ thuật và triết học. Trước khi được đào tạo bởi VOICE, Nhật đã bước vào các hoạt động chính trị – xã hội qua Khóa học Mùa hè, do VEPR của Nguyễn Đức Thành tổ chức.



III. Phản ứng của các thế lực



Ngày 22/01/2017, VOA đăng tải bài “Viện Phan Chu Trinh có hướng đến tinh thần Phan Chu Trinh?” của ông Phạm Chí Dũng:

http://www.voatiengviet.com/a/vien-phan-chu-tr…/3734933.html

Trong bài viết, ông Dũng đưa ra nhiều cáo buộc. Những cáo buộc đó có thể được tóm tắt như sau:

_ Trong khi Viện Phan Chu Trinh tập hợp một số cựu quan chức, như bà Nguyễn Thị Bình (cựu Phó Chủ tịch nước), ông Chu Hảo (cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ), ông Nguyễn Sự (cựu Bí thư Thành ủy Hội An) và ông Vũ Ngọc Hoàng (cựu Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương), và nhiều khuôn mặt mà ông cho rằng “tiêu biểu cho khuynh hướng phản biện trung thành”, tổ chức này lại “không có được một khuôn mặt phản biện độc lập nào”.

_ Sau một thời gian rất dài, Ban Vận động của Văn đoàn Độc lập vẫn giữ một tư thế “an toàn thái quá trong đối sách và trong quan hệ với chính quyền”.

_ “Trong thực tế, Ban vận động Văn đoàn độc lập Việt Nam có thể được xem là tổ chức ít bị công an trấn áp, đàn áp và sách nhiễu nhất trong số các tổ chức xã hội dân sự độc lập.”

_ Việc “Viện Phan Chu Trinh mới ra đời nhưng đã có ngay 4 công trình nghiên cứu mà có thể nhận ngân sách nhà nước, trong khi nhiều hội đoàn nhà nước đang bị cắt giảm đến 50% hoặc hơn từ ngân sách hàng năm” cho thấy Viện Phan Chu Trinh giống “một hội đoàn mới của chính quyền và trực thuộc… tỉnh ủy Quảng Nam”, hơn là một tổ chức dân sự độc lập.

_ “Liệu có một chủ trương của chính quyền để Viện Phan Chu Trinh trở thành nơi thu hút những người nhà dân chủ nửa vời và vẫn nằm nguyên trong quỹ đạo “đổi mới không đổi màu” của đảng?”

Tuy nhiên, khi đưa ra những cáo buộc trên, ông Dũng không giải thích rõ thế nào là những “khuôn mặt phản biện độc lập”, và muốn được ông coi là “độc lập”, người ta phải đạt những tiêu chuẩn nào.

Ông Dũng cũng không cho biết vì qui định nào, do ai đặt ra, mà các “hội đoàn dân sự độc lập” của Việt Nam được phép nhận tiền tài trợ và dự án của nước ngoài, nhưng không được phép nhận những công trình nghiên cứu do chính quyền địa phương đặt hàng và tài trợ.

Ông Dũng cũng không giải thích việc Văn đoàn Độc lập “vẫn giữ một tư thế an toàn thái quá”, và “ít bị công an trấn áp nhất” có trái với pháp luật và đạo đức không, mà nếu không thì ông phê bình chuyện đó vì đâu.

Quan trọng hơn, ông Dũng không giải thích vì sao trong một bài viết về Viện Phan Chu Trinh, ông lại liên tục công kích Văn đoàn Độc lập, trong khi tổ chức này chẳng có bất cứ mối liên hệ chính thức nào với Viện Phan Chu Trinh. Giữa hai tổ chức thực ra chỉ có một điểm chung công khai: do ông Nguyên Ngọc đứng tên lãnh đạo.

Ngày 18/03/2017, trang Boxitvn đăng bài “Viện Phan Chu Trinh, Nguyên Ngọc, tôi tin” của Bùi Minh Quốc. Bài này không đưa ra được bất cứ lập luận nào để phản bác các cáo buộc của ông Phạm Chí Dũng. Thay vào đó, ông Quốc chỉ lặp đi lặp lại một ý, rằng ông tin Viện Phan Chu Trinh vì ông tin dũng khí của ông Nguyên Ngọc.

Sau hai bài đối đáp trên, các tranh luận về sự ra đời của Viện Phan Chu Trinh khép lại trong lặng lẽ, khi kết luận còn bỏ ngỏ.



IV. Phân tích



1. Về bản chất của Viện Phan Chu Trinh

_ Dựa vào nhân sự, không khó để khẳng định rằng Viện Phan Chu Trinh là vỏ bọc mới nhất cho hoạt động của phe Nguyễn Thị Bình – Chu Hảo – Phan Diễn. Đây là thế lực chính trị điều khiển hầu hết các sinh hoạt “trí thức phản biện” trong một thập kỉ trở lại đây, thông qua việc kiểm soát nhiều đường dây, như NXB Tri Thức và các nhóm thanh niên mà nó bảo trợ, các sinh hoạt văn hóa, học thuật ở L’espace Tràng Tiền, Viện IDS, Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, trang Boxitvn, Hội Nhà văn Hà Nội, Café Thứ 7 và Văn đoàn Độc lập…

_ Dựa trên diễn văn thành lập Viện Phan Chu Trinh của ông Nguyên Ngọc, có thể hiểu rằng viện này được thành lập để hoạt động chính trị chứ không phải để làm nghiên cứu. Các nghiên cứu mà tổ chức này nhận từ chính quyền tỉnh Quảng Nam không nhằm mục đích nào khác, ngoài giúp nó hợp thức hóa tài chính và hoạt động.

_ Nhìn thân thế của những thành viên Viện như Nguyễn Thị Bình, Chu Hảo, Nguyễn Sự, và sự ưu đãi liên tục mà chính quyền tỉnh Quảng Nam dành cho viện này từ năm 2007, có thể khẳng định rằng Viện Phan Chu Trinh không phải là một tổ chức dân sự cộng tác với chính quyền Quảng Nam. Thay vào đó, nó chính là nhóm lợi ích kiểm soát chính quyền tỉnh Quảng Nam.

_ Việc cố sống cố chết giữ lại khu đất đắc địa của Đại học Phan Chu Trinh cho thấy phe Nguyễn Thị Bình – Chu Hảo – Phan Diễn muốn bảo lưu một kế hoạch lâu dài, là đặt tổng hành dinh công khai ở khu vực Quảng Nam – Đà Nẵng. Họ chẳng có lí do gì để giữ trọn một khu đất rộng như thế, trừ phi có dự định dùng nó làm đất tổ chức những sinh hoạt văn hóa lớn, chẳng hạn như một trại sáng tác hoặc triển lãm nghệ thuật cho giới “nghệ sĩ cấp tiến” thường xuyên ghé qua Đà Nẵng – Hội An. Cần nhớ rằng lâu nay, thế lực này vẫn kiểm soát hầu hết những “không gian sinh hoạt văn hóa và học thuật” tiếng tăm nhất ở Việt Nam, thông qua những địa điểm như L’espace, trụ sở NXB Tri Thức và Café Thứ 7.

Phan Chu Trinh là thủ lĩnh của các phong trào đấu tranh Quảng Nam hồi đầu thế kỷ 20, và là ông ngoại bà Nguyễn Thị Bình. Hiện nay, phe Nguyễn Thị Bình – Chu Hảo – Phan Diễn đang chiếm chắc chính quyền tỉnh Quảng Nam, và công khai hoạt động chính trị ở tỉnh này, nhân danh thần tượng Phan Chu Trinh, trên một khu đất rộng quá mức cần thiết cho một viện nghiên cứu. Cộng với sự bất tuân quen thuộc của chính quyền Quảng Nam – Đà Nẵng trước chính quyền trung ương, không khó để nhận ra ở vùng đất này, có một sứ quân cát cứ đang chuẩn bị cho các biến động chính trị. Sứ quân này chủ động thu hút đến Đà Nẵng những gương mặt có hai điểm chung: quan tâm đến thế hệ sinh viên, và xây dựng lực lượng chính trị thông qua các hoạt động giáo dục, văn hóa, nghệ thuật.

Trong những gương mặt của Quỹ Phan Chu Trinh, người có đủ điều kiện để kết nối ba thế hệ nhất là Nguyễn Đức Thành.



2. Về các tranh luận xoay quanh việc thành lập Viện

_ Trong bài công kích của mình, Phạm Chí Dũng vô tình đánh đồng Viện Phan Chu Trinh với Văn đoàn Độc lập, dù đây là hai tổ chức hoàn toàn khác nhau. Điều này cho thấy bài của ông Dũng không đơn thuần công kích Viện Phan Chu Trinh, nó là bài tấn công cả phe chính trị đứng sau nó. Tuy nhiên, nhìn lại lai lịch, quá trình hoạt động và các dòng tiền của ông Dũng, ta không dám chắc ông làm việc này với tư cách một tiếng nói độc lập, đứng ngoài cuộc tranh chấp giữa các phe.

_ Ông Nguyên Ngọc đang bị cả hai phe đẩy ra làm bia đỡ đạn. Trong khi đó, không khó để nhận ra rằng xét khả năng nắm giữ các mối quan hệ, dòng tiền, truyền thông và không gian giao lưu, Chu Hảo mới là kẻ đang thật sự nắm quyền kiểm soát. Chỉ nhìn việc Nguyên Ngọc phải sống dựa vào cơ sở vật chất của Viện, thứ được duy trì bằng tiền tài trợ mà Chu Hảo mang về, trong khi Hảo sở hữu nhiều biệt thự lớn ở Hà Nội và Đà Nẵng và chơi golf đều đặn hằng tuần, cũng có thể hiểu ai đang đứng ở thế trên.

Nguồn : Nhungnhadanchudoctai

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Chữ







Không một chữ, ừ. Không một chữ.

Giấy trắng trước mặt. Tôi bấm bút, ngoáy thử. Chưa chữ nào chịu phun xuống mặt giấy dù mực vẫn ăm ắp trong ruột. Bút bi màu đỏ, thứ bút dùng để chấm điểm và viết lời phê. Tôi không cố tình chọn màu mực này. Nhiều năm qua, tôi dùng mực đen. Chữ trên giấy phải luôn màu đen. Màu xanh thì đẹp. Xanh dương hoặc xanh cây cỏ, sắc biếc sậm của biển hiền, phù chú của vàng, tím, hồng, chàm, nâu đất, trắng bông gòn…cũng là lựa chọn không tồi với mỗi họa sỹ. Nhiều tranh lấy trắng làm áo khoác, cũng trắng là màu của trinh tiết sương mù, của cõi tuyệt âm tuyệt mù tuyệt náu, và trắng chỉ như lát tuyết ngắn, một dấu chân, kẽ nứt của sự sống trên bầu trời ngùn ngụt đủ thứ màu loang vỡ trong hố sâu. Vàng, của hoàng gia, của kim quang đất Phật, cũng vàng nhấn chìm mọi thủ phủ chọc trời trong sắc rữa, ủng ôi của xác mẹ vắng con. Đen, vật choàng ám muội, phù chú của yêu ma nhưng cũng đen đấy, an toàn, bình yên và bí hiểm, gọi thức lòng can đảm dũng sỹ phải liều mình khám phá từng lớp từng lớp. Người sống sợ màu đen nhưng chỉ ngủ say khi đen đã buông màn. Đêm sục ngầu và cũng trắng. Thực ra nếu đêm đã há hàm, cách ly vạn thằng người trong phòng hơi ngạt thì đỏ cũng khiến mắt mất sáng.

Tôi chưa từng vẽ, chỉ viết.

Tôi từng viết rất nhiều. Gan lì tôi luyện mình trước khi ra những trang bản thảo, khuôn đúc thành sách và chường mặt ngoài cuộc đời. Một bản thảo thường chấm dứt số phận cậu ấm khi đã thành sách. Những đầu sách vào lửa khi vừa chào đời, cũng lắm sách biến dạng, lở loét, sách được nựng, rồi sách bị truy sát, hỏa táng và cấp số nhân trong những xưởng in( bất hợp pháp) vì con người.

Trí óc tôi minh mẫn, nửa giờ trước tôi đã uống rượu. Rượu Xo nhắm cùng đĩa tôm khô. Tôi bật nhạc. Nhạc tôi chọn là những âm thanh của rừng của núi, tiếng sóng vỗ, gió thổi, lá reo vui được thâu lại. Thứ nhạc này giúp bữa nhắm ngon lành hơn. Bữa trước tôi uống rượu cùng chút đồ nướng mua từ nhà hàng danh giá nhất thành phố. Tay dĩa tay dao, tôi xắt nhỏ miếng thịt. Hớp một ngụm rồi nhai một miếng. Nhai thật chậm, tôi gắng quên tạp âm phía ngoài. Đĩa nhạc phát một bản mưa. Cơn mưa rừng nhiệt đới. Những giọt va mạnh xuống cây, khoét xuống đất bùn. Sẽ tuyệt vời nếu xong bữa, tôi viết được gì đấy. Giấy trước mặt, bút trước mặt. Giấy trắng.

*

Viết đi nào. Tôi cố ừ, thôi thúc mình. Tôi hút xì gà. Xơi một điếu, tôi thấy sảng khoái. Chất kích thích sóng não phải làm việc. Hơi thuốc quyến luyến lúc lâu rồi tan vào khí quyển. Tôi đương nghĩ sẽ viết về gì đấy. Cái gì nhỉ, tôi chưa hình dung ra.

Lật lại nhiều năm lịch chất rác trong quá khứ, tôi thấy mình từng viết rất hăng. Vẫn một căn phòng, vẫn mùi thuốc vẩn không khí và vẫn cái bàn với giấy trắng, bút bi. Lắm lúc tôi viết nhằm giảm tải những chướng vật quá ngổn ngang trong đầu, viết bởi cơn nhức lồng ngực, viết sau khi ngốn ngấu một chồng sách, chữ của thế nhân thấu thẳng vào óc, bồi bổ và thách thức tôi lấp đầy giấy trắng bằng ngôn ngữ riêng mình. Một thời gian, đầu tôi rỗng như cái ly úp ngược xuống đất, ừ, tôi không quên mình từng mút ngón tay qua ngày, ngậm đến nhăn nhúm, vẫn chẳng thấy giọt mật nào, trí lực như cái túi thủng. Viết, tôi chẳng biếng. Đói sách và đói viết, hai bi kịch của mỗi thằng chữ. Bấy giờ tôi bạc đãi mình quá, bao nhiêu tiền nướng sạch vào những chồng sách vỉa hè. Khát sách như con bạc, tên ngáo kinh niên. Tôi thấy ngạt và tìm khí thở trong sách, uống từng dòng từng dòng. Nếu giấy ăn được khéo tôi sẽ chén sau khi hút cạn mật.

Trước mặt tôi là một tủ sách, sau lưng cũng tủ sách lớn. Ngày đấy, tôi từng mong có một cái tủ cao chạm trần, trên mỗi ngăn ních đủ thứ sách. Phải là sách gáy dày, nhiễm bụi trăm năm. Triết học, tôn giáo hay văn chương không phải ưu tiên hàng đầu. Lắm lúc tôi bày sách khắp nhà, chất sách cả lên bàn thờ và làm gãy cánh tổ tông. Sau cái cúi xưng tội, tôi vớt sách lên, ừ, sách vướng tàn hương. Nếu bụi là dấu tích thời gian thì tàn hương là vết linh hồn. Tằng tổ nhà tôi đã lần tay, và sách được thương, được trân quý thêm một lần. Bởi sách bày khắp nơi, xếp thành chồng, thành dãy, vây quanh tôi tứ phía nên xẩy chân là vấp ngã. Ngã xuống sách, tấm thảm chữ, êm và dịu ngọt như ngả vào cơ thể thánh nữ. Khoái lắm những cuộc ăn chữ miên viễn hết tối lại ngày. Tôi đọc đến mờ mắt. Trong mơ tôi mộng thấy mình mỏng dính, được đóng vào một cuốn sách.

Thời gian cháy xèo xèo khiến tôi chỉ mong mình có phép co giãn thời gian, cuồng đồ hơn là giấc mơ đóng băng cả thế giới, chỉ tôi với sách tồn tại, yêu nhau và cấy giống nhau bằng những bản thảo kìn kìn chữ. Một triết gia từng bảo rằng chỉ muốn bôi mực khắp mình và lăn trên giấy.(1) Tôi không đồng thuận với quái ý này. Với tôi lão râu rậm, mũi lõ nào cũng chỉ là món thiên thực, thứ rượu nho ngàn năm chưng cất nơi bầu sữa Gaia. Xơi từng trang từng trang, tôi thèm ăn thêm, no nữa, no nữa và khi gân cốt đủ nóng, cơ bắp căng quá độ, những sợi thần kinh nóng bỏng đòi một trận điên, tôi húc mình xuống giấy. Giấy rũ sẵn váy, đợi chờ tráng sỹ ngày rỉ máu. Đọc, chỉ rèn ra một vũ khí, một giáp trụ liền mình với ngựa chiến đầu sừng. Viết thì khác, một đấu trường. Nơi đấy, nhà văn đối đầu với những gã khổng lồ trong số sách mình đã nhai nuốt. Gục rồi đứng. Lắm lúc trong đường gươm sắc chẻ đôi vũ trụ, thiến hết Hoàng Đạo tinh, y, thằng viết bắt gặp tiếng Chúa chết, gã mù trong pháo đài sách, tên ngậm tẩu nôn nao(2), ừ, tôi từng mắc kẹt trong mớ dây chằng bằng tơ tằm. Tơ này bền, dai và không sắc nhưng cứa được. Cưỡi trên mình con trâu đen, tôi bẻ sừng, vặn nó theo lối chỉ dẫn. Bộ guốc quăng quật, hất mạnh cái đầu sừng, tôi văng đi. Trong rối bời, tôi ợ một mẩu giấy, nhai, nhai mãi cho đến khi giấy tan đi, ngấm từ cuống lưỡi. Trận đấu với con trâu chưa thắng bại. Con thú một nẻo, tôi một nẻo và cả hai gặp nhau trên một cây cầu. Tôi lẫn nó đối đầu một lần nữa. Kết quả là giấy trắng, đúng hơn giấy vẫn ngòm ngòm mực nhưng đấy là khoảng rỗng đầy ngờ vực. Không dấu hỏi. Một dấu phẩy ngờ vực. Tôi có lúc reo lên sau khi xong một cuốn sách, thấy mình chế ra thứ hương gây nghiện cả thế gian, buồn thay chỉ là hương liệu dùng lại. Thay vì ướp dâu tây nguyên quả, tôi ướp nửa trái dâu, quên vặt lá. Lên đạn, bắn vào một đám mây. Mây không oặt thành những hài nhi hay tái tạo. Mây rơi. Những miếng mây sắc như và muốt đến mức soi gương. Nhặt một miểng mây lớn nhất, Kant cười kì lạ. Mảnh mây khác, sáng quắc khuôn mặt chia đôi, một của Faust, một của Mehisto(3). Gầy nên một cơ ngơi, tôi bỏ trống gian thờ. Lời nào trong sách rằng, đừng tận tin gì ngoài chân lý sau sương mù. Vác thập tự không phải lựa chọn bắt buộc. Thập giá có thể chẻ đóng thuyền, đóng cầu thang, làm củi đun nước thánh hay từ khối gỗ ruột đặc, tôi nhóm lửa cứu mình cứu những tha nhân co giật. Chân lý là thứ theo đuổi chứ không phải vật sở hữu. Chân lý nào nắm được trong tay, sẽ thành tà thuyết.

Chưa chữ nào. Và giấy trắng.

Tôi tính đặt một câu, câu gì, câu đơn hay ghép. Thử một chữ cái. Tôi viết rồi xóa lem nhem. Bởi xóa quá mau, tôi quên mình viết gì.

Giấy vẫn trắng. Không ai bắt đầu bằng dấu câu cả. Dấu ngoặc được đấy. Sau ngoặc phải là chữ. Tôi nghĩ, chống cằm nghĩ. Ý tưởng bay hơi. Tôi nhìn quanh nhà.

Xóa ngoặc.

*

Sách. Tôi đọc không thấy chữ và chẳng bỏ bụng. Sách nhà tôi chất hết trong tủ. Cái tủ gỗ thật bền, có bọc giấy vàng. Tủ rất mới, kính tủ cũng sáng bong, sau kính là sách. Giấy sách thơm, giấy đẹp, mịn, hoa văn cũng đẹp. Vớ bừa một cuốn, tôi giở và thấy một trang chưa rọc. Đọc một dòng, tôi quên một dòng. Viết một dòng, tôi xóa một dòng.

Nhạc không còn hiệu lực. Trước kia tôi…Tôi từng viết trong lúc đói. Cảm giác rã ruột vẫn phải ngồi trên bàn, bị gió cắt da, khi ướt sũng dưới nắng mặt trời còn trong đầu. Cơn đói rút bao tử, tiếng ục sôi của chảo dầu. Vừa nghĩ đến một cái bánh đầy đủ pate, thịt, mẩu khúc xích lớn với ớt và nước sốt, xà lách tươi, giòn tan, tôi viết xuống. Từ ngòi bút, tôi vấy mực và soạn đại tiệc cho mình. Tôi bắn rụng một cánh phượng và nướng lên. Cục đá trong tay, tôi ném gục con trâu ngày nào. Sau món nướng, là món nướng khác. Các đầu bếp tí hon vừa nhảy nhót vừa xẻo thịt trâu. Mực đen toát mùi thơm của thịt cháy. Nằm sau lớp lông huyền đen, là thớ thịt mềm với các chữ nổi gờ như vẩy cá. Lửa nhóm hết củi, nhóm miếng thịt chữ. Miếng ăn không cần gia vị, gặm rất khoái khẩu. Cái dai không bàn, trong lúc ngấu nghiến tôi thấy điển thư trong mình dày thêm, chữ nối chữ, trang nối trang. Tôi chia thịt cho đám tí hon, chia cho những sinh linh nhỏ kéo đến bởi mùi nướng. Lông phượng chất một đống. Cây bút như đũa thần, chữ tôi kéo một phép màu. Từ đám lông, một cánh chim xuyên lên, khoét cả mây cả gió, hủy hết nắng độc tháng tư. Từ đống bầy hầy thịt, con trâu gượng dậy. Thịt rơi lả tả, chỉ còn xương. Khung xương trắng, chi chít chữ viết. Cái sừng lắc lư, rồi con thú cũng đi. Bộ guốc vừa như khuất khỏi tôi vừa như đi vào đầu tôi. Cánh rừng cao lên, ngọn núi chữ đồ sộ. Đền vàng cháy xa xa. (4)

Tôi chắc lúc đấy mình viết nhiều vì đói. Viết không cứu đói, viết giúp tôi quên đi những thèm muốn phàm tục.

Tôi bỏ đói mình và suýt ngã gục. Một bữa thịnh soạn với đủ loại dưỡng chất, rượu ngon và đá lạnh. Tôi ních no mình. Cái bụng lớn dần lên và căng cứng. Cây viết trên bàn, giấy trên bàn. Giấy trắng, tuyệt không một vân chữ.

No quá, tôi muốn ngủ. Những tháng này hễ no là tôi ngủ. Giấc thật sâu. Tôi đã ngủ, đúng hơn, chỉ lịm đi. Không có lấy một giấc mơ ngắn. Không ý tưởng, không tưởng tượng, không mơ. Tôi thường đắn đo giữa viết và mơ luôn có mối liên kết, tương hỗ nhau. Trí tưởng tượng là hiện thực của mọi hiện thực đời sống. Thứ hiện thực bị giấu che trong cái bóng không ai nhìn. Quấn-Quýt cũng như một trạng huống trăn lấy bản ngã mình. (5) Một cuốn sách bay được, trước hết kẻ viết ra nó đã có một trí óc quái đản, thích mộng du lúc thức và luôn mơ giấc chẳng lành.

Quên đi giấc mơ khi vừa tỉnh dậy với lý do trí nhớ chẳng mấy thuyết phục. Sự thật thì tôi chẳng cảm giác mình đã mơ. Giấc rất đều, êm trong bình yên. Thứ khoái cảm bị rượt đuổi, bị nắm gáy, ném đi, sự thoi thóp khi mở một căn phòng chỉ tìm thấy đủ thứ chìa khóa mở những căn phòng khác xuyên vào lâu đài, cái cẫng mình hồi hộp, tróc da gà đòi thoát mộng bằng cú nảy bật khỏi chỗ nằm, đâu rồi sự vã mồ hôi lạnh, những tín hiệu may rủi khi rụng răng rụng tóc, nhện đốt, rắn nuốt, bay lên và tan chảy dưới xe ngựa…không thấy nữa. Giấc ngủ lành. Có lúc tôi ngủ dài, say sưa cả ngày trời. Ngủ dai dẳng đến mức khi tỉnh lại thấy khô khan. Óc tôi không nặng nhưng cứ ù ù, như có ai đang thổi tù và trong đầu. Tiếng tù rất to nhưng không rõ âm, chỉ biết nghe chối, vừa lù phù vừa ong ong như mấy ông già hết hơi thao thao chủ nghĩa xã hội. Chân tay rã rời, buồng tim tôi loạn nhịp. Tỉnh táo lại, tôi bước vào bàn và chẳng viết được gì. Những dòng viết bạt mạt rồi cũng bị xóa sổ.

Tôi từng viết rất mau về tình trạng bươm nát. Đôi phút rỗng ruyếch khô hết ý tưởng cũng giúp tôi viết ra trường đoạn hàng chục trang. Bệnh trạng nào cũng là thời cơ của bút. Bội phản đâu phải xấu xa. Nếu Đại Đồng luôn là tấm giáp của Độc Tài, bần cố nông sau khi vang danh, liền chém đi bàn chân đất để viết rằng mình sinh từ trời, con của rồng của phượng của thánh, nếu cõi người mong các phép màu từ Như Lai hơn phật pháp, bất chấp việc sẽ kéo ông khỏi Niết Bàn, bắt ông phải nhập vai tượng gỗ vô tri, thì người phản người là lẽ thường. Mọi cú huýnh, nhát đâm là mồi, là thuốc dẫn giúp thằng người hết đái dầm.

Túng chữ quá, tôi sẽ lôi cổ từng cuốn sách, hớp từng ngụm chữ nhằm đắp đầy mực. Và rồi, tôi bổ mình xuống giấy. Tại sao nhỉ, giờ này giấy trắng vẫn giấy trắng. Kẻ ngang hay ô ly không quan trọng. Tôi vừa uống một ly café chồn, loại cao cấp nhất được sàng kỹ lưỡng từ cao nguyên. Rồi một tách capuchino thật đặc. Mắt tôi sáng quắc, đừng mong cơn buồn ngủ sẽ chụp xuống và tiễn tôi vào tấm rèm mông lung. Nhưng không một chữ. Cả khi tôi đánh lừa mình rằng giấy không đủ mịn hay bút quá tồi, không vừa tay, hay chăng nhai sách chưa đủ thì đấy vẫn chỉ là cắc cớ vụng về. Mất ngủ là hiệu quả của café.

Hàng tiếng trời, tôi hết gật gù lại chống cằm. Hút thêm thuốc. Và nhạc, vẫn thứ nhạc thiên nhiên được thu trong cd. Sau khi viện cớ chán chê rằng âm hưởng rừng thiếu sự tĩnh tại, tôi chuyển sang tiếng lá rơi nhẹ, bấm sang chương sóng rì rào, suối nước, sáo diều vi vu đùa cùng mây. Nhạc nhẽo không tạp âm, ừ, cánh cửa. Cửa kính nhà tôi không cách âm nhưng đủ dày để lọc hết tạp âm bên ngoài. Hễ hé mở cửa là tai sẽ chảy nước. Bấm bút, rồi bấm bút, tôi tắt béng nhạc. Tôi tỉnh táo, quanh tôi tĩnh như không gian vừa được tắm gội.

Bàn viết. Không một chữ, ừ, không một chữ.

*

Mực tôi chọn, đỏ. Tôi thường viết mực đen. Các bản nháp luôn phải màu đen, à, đen là thứ màu vĩnh viễn nhất, sách nào in ra cũng chữ đen. Viết bằng bút đen chữ không đẹp hơn, ấy chỉ là thói quen. Tôi không nhớ mình quen viết mực đen bao giờ. Giấy không lấm màu đen, thì vẫn trắng. Mực đỏ là chọn lựa của riêng tôi. Không có phá cách nào như một đầu sách chỉ viết chữ nghiêng, không chấm không phẩy không xuống dòng, nhân vật không tên. Một bản thảo chỉ với một màu chữ đỏ đậm nhạt tùy ngẫu không ấn tượng lắm dù với cá nhân tôi hay người biên tập. Trừ việc nhức mắt. Sẽ có người sẵn sàng bỏ thời gian để tô lại chữ trên bản thảo dù bằng mực xanh hay mực đen.

Cắm ngọn bút xuống giấy. Một dấu chấm đỏ. Tôi dự tính từ hạt nhân này sẽ trồng cái gì đấy. Bút cắm thế. Đầu tôi không ngổn ngang, mọi thứ còn trật tự và gọn gàng nhưng tuyệt nhiên không còn háo hức.

Quá nhiều lần, tôi nhìn tháp Big Ben và phết lên giấy đủ thứ kỳ quặc. Không phải lớp tuyết dày, đóng băng tháp đồng hồ và khiến thời gian trễ đi, hai mươi tư tiếng nhân đôi nhân ba nhân bốn rồi tắc lại, tuổi xuân kéo dài, rồi thì những em bé mãi là em bé dù trí óc có thông thái hơn. Không có cái trống sắt, không luôn cả tiếng hét cắt thủy tinh. Chỉ là những đứa trẻ lớn và không bao giờ chết. Đừng phì cười vì một vương quốc toàn búp bê. Kim đồng hồ kẹt trong băng. Thời gian là vô tận, hãy sống thêm nhiều cuộc đời. Viết rằng mỗi Noel, ông già tuyết lại cưỡi tuần lộc bay lên ngọn tháp. Các ống khói không có dấu vết xâm phạm, bít tất rỗng vẫn rỗng. Đêm đấy, ông già ném quà từ nóc tháp đồng hồ, quà dành cho cả người lớn lẫn trẻ em, cả trẻ ngoan lẫn không ngoan. Sau khi mở túi, một điều ước được hiện thực. Phép màu chỉ giành cho người nghèo và những ai đã cầu nguyện dưới chân Chúa. Thế rồi, Noel nọ, một tiếng súng và không ai còn thấy ông già. Số quà tứ tung LonDon, đều rỗng không. Cũng tháp đồng hồ, tôi từng gắn biết bao ngọn nến, lửa nến lúc nào cũng cháy, riêng mùa đông thì kết băng. Băng ấm, sưởi ấm cả Anh quốc. Bao giờ nhỉ…chuyến bay đã đưa tôi đến Anh, tháp Big Ben trước mặt. Năm đấy, mùa đông không ai tặng tôi quà.

Dấu chấm xuyên xuống giấy, đậm và loang.

Năm…tôi đã viết về những xác cá trắng biển. Nước mắt dân nghèo không chữa nổi chất độc nạo buồng trứng. Chất trắng đùn ngày một nhiều, rộng và bao la hết mặt biển. Mùi thối dày lên thành những tầng những tầng. Không khí như bị trục vét, hóa khí độc. Một cái hít quá sâu, sẽ thở ra một cái chết. Bút cắm phập. Xác cá nổi mặt nước và nổi cao hơn mặt nước, hướng trời. Từ lưng chừng, mùi ung thối đã sát thủ nòi giống được tẩy sạch. Cá không sống lại. Xác được gói trong mây, và mây, an táng cho những sinh linh tội nghiệp. Những sinh vật biển nghe tiếng đồng loại, cũng chào biển, bay lên. Tôm, mực, sứa, sao biển, ốc nối nhau leo lên, cá voi nổi chậm còn chàng mũi kiếm phóng một đường thật dài, cá mập trắng hiền đi và bơi khỏi dòng nước uế, gia tộc bạch tuộc cũng trèo lên, mỗi xúc tu giữ một rặng san hô. Cá xuyên qua mây và biến mất. Một chốn với nước sạch và gió trời bao dung đợi cá. Nơi đấy, không có giống hai chân. Biển hết cá, cũng bay hơi, để trơ trơ giữa địa cầu một sa mạc sâu hoắm như thấu xuống Vô Gián. Hết một cây bút là một cây bút. Tôi lờ mờ nhớ mình đã viết biển dâng cao, nuốt hết mặt đất, xóa sổ giống độc ác đã hủy biển bằng chính thứ nước nồng nặc phenol. Một ngẫu đoạn, tôi viết rằng biển cạn khô sinh vật, sóng dềnh lên rác thải. Xú uế muôn nơi. Xác người chết trôi ngổn ngang. Không còn cá, xác chỉ nuôi ra giòi. Và giòi, khi no bụng sẽ hóa ruồi. Và ruồi, bay kín trời đất, nhấm nháp mọi thứ còn sót lại. Biển cạn nước, chỉ rác đùn lên những pháo đài lớn. Đấy, vương quốc mới, triều đại mới của dòng Diptera. Trời đất chỉ thấy ruồi. Tiếng vù vù, bóng đen cả hành tinh. Chữ được nhuộm đen, cứ vậy đâm xuống giấy. Chữ chồng chữ, cộn hải triều. Tôi như viên đường, kích dụ loài kiến đạn kéo đến xé phanh. Ngón tay tôi run run, có lúc cứng đơ rồi thì ngón tay rỉ máu. Lúc đấy, tôi mong mình có một cây bút không bao giờ hết mực cùng xấp giấy vô tận, hết lại có. Viết hết giấy trắng, tôi viết xuống bàn, ghi chép khắp mọi nơi trong phòng. Lắm khi tôi mong có thể viết lên chính cơ thể mình. Để chữ phá khỏi nòng bút, xăm vào da, thấu đến xương. Khi tôi chết, họ sẽ tìm thấy một cái xác đầy chữ như cuốn sách da người.

Dấu đỏ lớn lắm. Mực lấm xuyên trang giấy. Không một chữ.

Tôi lùng đọc sách, mở sách điên loạn như cố cướp bóc tiền của thiên hạ để xây lên triều đại mang tên mình. Kéo hết cửa kính, tôi lấy hết sách. Những tầng sách ở quá tầm với thì tôi dựng thang. Vác từng chồng từng chồng. Các ông tổ Hy Lạp, binh đoàn La Mã, Thiết Mộc Chân, tôi ném lão râu xồm lẫn Mao Trạch Đông xuống. Lôi hết thánh thần, bảy mươi hai phép biến hóa, vét sạch Mộc Tinh, Diêm Vương tinh, dải ngân hà được kéo như rút hết len trong áo, chẳng để chừa dù anh em nhà Grim hay chàng thủy thủ lúc tí hon lúc khổng lồ…Sách chồng lên nhau, cao dần cao dần rồi đổ ập. Thang kênh, rồi đổ nhào. Ngã, không đau, chỉ ê ẩm vì các gáy sách bìa cứng. Thời gian lúc này là ngọn nến, phải tranh thủ từng giọt sáp trước lúc ngọn đăng teo thành đống sáp xù xì.

Sách khắp nhà. Chồng cao chồng thấp, xếp thành vòng tròn, đổ dồn dưới đất như lát gạch. Đi đâu cũng dẫm phải sách. Tôi không định dọn thật gọn sách để có một lối đi, không xúc phạm con chữ. Giấy thơm, không ngai ngái mê luyến (6) như số sách tôi đọc nhiều năm trước. Trong một góc nhỏ với cây đèn nhỏ, khi thì gầm cầu thang, trên căn xép cao, một góc ảm đạm trong thư viện, quán café hết thời, tôi cúi đầu xuống trang sách. Giấy vàng hoặc nhợt vàng. Mùi sách cũ với lỗ chỗ vết lủng của răng mối. Chính thứ mùi ương, mốc của thời gian này đã chuốc nghiện tôi. Thế là tôi mê mệt, chữ chui hết vào mắt, xâm chiếm não bộ và tái sinh lại các mạch máu chết. Các dòng gạch chân, khoanh vùng không khiến sách xấu đi. Nếp quăn gấp, một trang bị xé lìa nhét vào túi học là bằng chứng toàn hảo cho việc sách đã sống. Kẻ viết sách rồi sẽ quắt queo, chết xấu xí trong một cơ thể bệnh tật. Khi trút hơi tàn, hắn sẽ bị tống vào một cái hộp gỗ chữ nhật và táng xuống đất. Và sách, nếu còn được đọc, chữ được truyền qua nhiều cái đầu, nhiều cửa tim và bị tranh giành sở hữu thì đời kẻ viết đã không phí phạm.

Tôi từng ngốn không sót chữ nào. Nướng hết sách kinh điển đến tôn giáo, triết học, không buông tha hồi ký hay bút ký, chuyên luận ngắn, dài, sách phản Chúa, rồi thì triết duy vật, duy tâm, tiểu thuyết phản địa đàng. Đọc không để no, cái đọc chừng ấy cũng khác xa việc dùng tri thức để xổ hết bã cặn từ mười hai viên thuốc. Tôi chỉ biết đến sách vở, sẵn lòng bỏ sọt rác mọi vật chất, đoạn tuyệt hết quan hệ người người. Tin cậy sách vở cũng là tin cậy những gì tốt đẹp nhất trong tâm hồn người.

Sách mở hết ra. Chữ nghìn nghìn. Tôi đã chăm chú, nhưng chữ, oái ăm, cứ trơn đi. Quanh tôi sách là sách. Sách chất cao, nghiền mọi đồ đạc còn lại trong nhà xuống đáy. Chữ trên giấy mới, không một dấu vân tay, không nếp gấp, không cả bụi đóng. Chúng được mua và bị hắt hủi.

Quá mệt, tôi nằm lăn trên đống sách. Mồ hôi ướt sũng khắp người. Tôi thấy mệt, thấy nặng vì những múi thịt lớn, cái bụng lớn giấu đi cái rốn lồi. Tiếng tôi thở phì phò, và tiếng ngáy lớn.

*

Sách khắp nơi. Tôi khựng một chỗ, cơ thể này dốc không có gì.

*

Không còn nhạc từ đầu đĩa cd. Tôi mở cửa kính. Bởi đóng cửa quá lâu, bụi làm rít thành ra khó kéo. Dốc sức đẩy, cánh cửa chỉ dịch xê chút ít. Tiếng phía ngoài len lỏi, râm ran nhói óc. Tôi đẩy mạnh, dẫm cả vào một cuốn sách nằm dưới thềm. Giấy nhàu và bẹp dúm dưới bàn chân mập.

Cú đấm. Tiếng loảng xoảng. Từ cái ngách lớn, tôi nhìn ra ngoài.

Tiếng gì đấy, ừ, tôi đập thêm kính. Một cú, thêm một cú, mảnh kính sắc làm trầy máu. Cảnh phía ngoài thoạt tiên chỉ như khe hở, được khoét rộng ra, hệt bộ vuốt bị cắt để thấy bàn tay lành. Phía dưới, thành phố lớn. Các cao ốc đâm thẳng lên trời và rỗng con người. Thang máy chết cứng từ bao giờ, riêng điện đóm vẫn chóe sáng. Đèn giăng khắp các tầng, loại đèn công suất cao khiến tòa nhà như một ngọn núi lửa. Cao ốc xây theo dạng uốn, gập một chữ U tham vọng. Tòa thì nóc nhọn, tòa nóc vuông, năm cánh sao lộn nhào. Chúng đều rất sáng, sáng đến mức lòa con mắt. Dãy phố nào cũng không bóng râm. Nhiều năm trước cây vẫn rợp, đổ vết đen mỗi lúc nắng. Sang Hạ, cây gọi gió và gọi ve bay đến. No nhựa, ve cười cả đêm. Hoa sữa khiến các cặp đôi tìm đến nhau, kiếm mật dù nơi mái tóc quên gội, đôi môi chưa lấm son. Dưới gốc liễu rủ, lứa đôi trao nhau hơi thở. Chàng rất cao, còn nàng phải kiễng chân, hai tay quàng cổ, đóa hoa tìm vào đóa hoa. Gió hà hơi, tóc liễu lòa xòa, tóc nàng cũng ve vẩn. Gió phồng miệng, thổi khí lạnh. Vòng tay người tình xiết mạnh. Chiếc hôn thôi phớt lờ và chặt hơn, sâu hơn, ngon lành như miếng dorayaki. Ngày hôm nay sẽ tàn qua, riêng thời khắc này là vĩnh cửu. Tôi đi trong mùi hoa sữa. Đặt xuống cái ghế nhỏ, tôi ngồi dưới cây phượng và mở sách, cúi đầu. Hương sữa ướp thơm giấy sách. Lá phượng rơi rơi, phủ lên đầu, dính trên trang sách. Tôi đã không rũ lá, tôi để vậy, lưu giữ chúng trong sách. Ý tưởng nhảy nhót, dẫm trên lá cây rơi, nhún cái mạnh và mắc võng vào gió, cứ vậy rong chơi. Tôi bấm bút và trải cuộn giấy. Rồi thì viết…

…Cây đã trụi hết tóc, bị nhổ khỏi đất mẹ. Trên tấm thớt màu hỏa, cây bị chặt, chia khúc như cái bánh ngọt Trung Hoa. Tên đao phủ nào đã núp bóng thần Kali để triệt sản nòi cây xanh. Tiếng cây đổ không còn vang. Sau lớp kính vỡ, tôi thấy những hố thủng, ừ, dấu tích cột mốc danh dự bị nhổ. Nhiều lắm, những cây mới được cấy xuống đất. Chúng trụi lủi, không lá không cành, bộ rễ cũng yếu, không ăn vào đất. Một trận bão là đổ nhào. Khắp nơi chỉ thấy các cọc lớn, cái cao cái thấp, khấp khiểng như bộ răng hỏng. Màu tươi của gỗ bị nạo. Số cọc không dưới sông, không nhọn để đâm giặc Hán. Các cọc cắm trên đất liền, táng xuống cư dân nước tôi, lủng qua tim. Mỗi cọc tương ứng một đầu người, một cái giá treo mình. Rào chắn khắp nơi. Mỗi ngày, giở báo lại thấy tin báo tử. Kia kìa, một người nhảy sông. Căn phòng với đầy đá trong túi không đắm(6) mà nổi lên, nhão nhoét như tờ giấy hỏng. Đèn khắp nơi, dây điện muôn nẻo, phố phường sát vào nhau. Kiến trúc nhà trong ngõ sâu hoắm đời đời không xê dịch. Diện tích hẹp lại, chật ních. Tôi tưởng như thành phố này như một sinh thể sống. Ngóc ngách liền vào nhau nhưng các mô máu, các tế bào luôn xung đột, ăn thịt, đào thải nhau. Thức ăn vào bụng bị chia ra, không thể bài tiết nên dồn ứ lại. Cái bụng lớn cứ trương lên, ậm ạch, và luôn đói. Tôi nhìn ra xa. Vắng tiếng người. Sau những tiếng máy móc két vào nhau, họ im lìm. Ai cũng run rẩy. Có bầm dập không lý do, có bị tiếng còi tầm cắn đứt màng nhĩ, vẫn vô tư. Ai nấy nói vào tai nhau, nói nhỏ, thều thào. Nhà cửa như có ma, đuổi hết ông chủ ra đường. Nơi cánh cửa toang đến gãy cánh, kẻ lạ hoắc bước vào, nói tiếng hẹ. Giấy đấy ư, một tấm giấy tuyệt không khoảng trống. Tất cả bị phủ nhòa trong mực đỏ, thứ mực tôi đã chọn. Đỏ này làm hoa mắt, khiến ai cũng run sợ như thấy máu. Thế rồi, một cái lật tay, giấy úp xuống. Hình in lồi qua mặt sau, mờ mờ. Đừng cố lần vào sợi dây chằng, càng đi sâu sẽ thấy con nhện lớn. Nhện, ừ, nhện đói. Con quái này bắt người không lý do. Chết là sự cố không ai muốn. Không có toà án cho khẩu súng chợt cướp cò, nhà tù thiết quân luật với lũ trộm bánh mỳ. Trong trà có gián, nhưng trà là trà, gián là gián. Kẻ phiền nhiễu, gây rối đáng bỏ tù. Cư dân lết theo cái bóng người khác. Nếu không suỵt thì phải cố cắt lưỡi ngắn đi, nhét thật đầy hạt mận vào họng. Hướng chỉ tay lên trời. Đèn vẫn sáng, choang choang khắp nơi. Dưới đất, xác ve chết yểu. Đàn ong ủ rũ. Hết cây, hết hoa, không còn mật. Tiếng mẹ ơi vừa thốt ra liền bị vặn nhỏ. Mất mẹ, ơi ai bây giờ. Họ điều lao công vệ sinh đến. Chổi sắt quét hết chữ rơi, nước muối đặc sát trùng, vòi phun nước sạch rửa hết chứng tích. Đường xá sạch bong. Bốt. Rào chắn. Súng hướng trời. Nòng súng không chỉ trời. Đạn nhiều lắm.

Tôi lùi một bước, không còn nhạc. Ngoài kia, tạp, ừ, tạp âm trong này. Tay tôi đã ráo máu. Sắp có sẹo. Tay tôi. Hết nhìn tay trái, lại nhìn phải. Tay cầm bút, ừ, tay cầm bút.

Thấy cái bóng mình, tôi đấm. Các cú đấm nhiều, liên tục và mạnh đến mức khiến vết thương há miệng. Cái bóng quét đất, cao hơn cả tôi. Nó bất diệt. Tôi đau.

Nhìn khối sách lớn, tôi như gục. Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi…

*

Rầm. Cửa gãy cánh.

Cửa kính thứ nhất đã vỡ, tôi tháo lìa vứt đi. Như con ốc chính bị tháo, số cửa còn lại lung lay.

Cánh thứ hai, thứ ba, thứ tư…Tuần tự thế, cả căn phòng tróc mảng. Sau một cú đẩy mạnh, những mặt kính ngã va vào nhau. Tiếng loảng xoảng kéo đoạn, phòng sang phòng, tầng xuống tầng. Đồ đạc vỡ theo, đèn đóm tắt ngúm, các đĩa Cd lìa tan tành, tủ rượu quý, cái giường với nệm da hổ, gối bông của Pháp, sàn nhà tróc hết, vàng tứ tung. Tôi tụt xuống từng tầng một. Không va đập, không níu vào đâu. Cứ thế rơi. Rồi thì Rầm…

Còn lại tôi với đống sách. Trong sách, toàn giấy trắng.

Giấy trắng, ừ, giấy trắng. Chữ đây rồi.

Tru Sa

9/2016





(1) Paul Nguyễn Hoàng Đức.

(2) Niezche ( người viết rằng Chúa đã chết), Borges, Jean Paul Satre.

(3) Goetheo.

(4) Ngôi Đền Vàng, tiểu thuyết của Mishima Yukio

(5) Tiểu Thuyết ngắn của Romain Gary (dùng bút danh Romily Ajar), viết về một người sống cùng con trăn có tên Quấn-Quýt.

(6) Chữ “mê luyến” trong tiểu thuyết “Con Cú Mù” của Sadegh Hedayat (Hà Vũ Trọng dịch), người viết dùng lại.

(7) Virginia Woolf, tự sát bằng cách nhét đầy đá vào túi và nhảy xuống sông River Ouse, căn phòng, tức “Căn Phòng riêng”, tiểu luận của bà.

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Thâm hụt ngân sách- “cơn bạo bệnh” của quốc gia

Thâm hụt ngân sách nhà nước là vấn đề đau đầu, thậm chí liên quan đến mất/ còn của mỗi quốc gia vì tác động đến đời sống của người dân và mất cân bằng vĩ mô nền kinh tế. Ở VN, chỉ tính riêng tài khóa 2015, nước ta đã bội chi 11,5 tỷ đô la chiếm đến 6,28% GDP. Lỗi tại ai? (Tô Văn Trường)



Thâm hụt ngân sách- “cơn bạo bệnh” của quốc gia


Tác giả: Tô Văn Trường


Nếu “mổ xẻ” kỹ các bất cập của xã hội ta hiện nay sẽ đụng chạm đến trách nhiệm của khá nhiều người, đặc biệt là những người có chức, có quyền… nhưng sự thật dù có đau lòng đến đâu vẫn mang giá trị phát triển.


Thâm hụt ngân sách nhà nước là vấn đề đau đầu, thậm chí liên quan đến mất/ còn của mỗi quốc gia vì tác động đến đời sống của người dân và mất cân bằng vĩ mô nền kinh tế. Ở VN, chỉ tính riêng tài khóa 2015, nước ta đã bội chi 11,5 tỷ đô la chiếm đến 6,28% GDP. Lỗi tại ai? (Tô Văn Trường)






Theo tôi tìm hiểu cơ cấu lại thu chi ngân sách là vấn đề lớn, Bộ Chính trị có Nghị quyết nhưng cũng chưa đi vào cốt lõi, vì:


Hiện trạng là không thích công khai minh bạch. Trong Luật ngân sách và công bố ngân sách nhà nước là nói về “cân đối” ngân sách thường khá lạc quan và vô tư nhưng xem kỹ thì quá lo ngại vì đâu còn tiền để đầu tư. Theo báo cáo tài chính 30% ngân sách để đầu tư phải nhờ vào vay mượn, thường dùng trái phiếu Chính phủ rất tù mù. Nếu cần “chi thêm” gì đó ở các ngành, địa phương lại viện đến Chính phủ vay mượn. Tại sao lại vậy?. Đây là khuyết điểm của Luật ngân sách “như cái đèn cù” từ thời ông Nguyễn Sinh Hùng “nói rất dẻo”, khó ai biết được cái gì thực chất ở bên trong các con số thống kê về ngân sách biết “nhảy múa” của Nhà nước.


Theo kết quả phân tích của chuyên gia Vũ Quang Việt “Tăng GDP năm nay chỉ đủ để trả nợ Chính phủ.” Cụ thể, năm nay phải trả nợ 342 ngàn tỷ. GDP năm 2016 là 4500 ngàn tỷ đồng hay 4,5 triệu tỷ. Giả thiết kinh tế năm 2017 tăng 6% và lạm phát tăng 4% thì GDP sẽ là 4961 ngàn tỷ. Như thế GDP tăng 461 tỷ, như vậy 78% tăng GDP là để trả nợ. Đó là chưa kể nợ tư và nợ của doanh nghiệp nhà nước được Chính phủ bảo lãnh.


Thực tế cho thấy là nhà nước không kiểm soát được chi ngân sách. Quốc hội thông qua dự toán, nhưng quyết toán (thực chi) cho thấy cao hơn từ 30-50%. Mấy năm trước, tôi đã viết các bài “Vinashin đừng có đánh bùn sang ao” “Nợ công nợ xấu đại vấn đề” “Nguy cơ vỡ trận tài chính” vv… cho đến nay vẫn còn mang nguyên tính thời sự.


Ngân sách và nhiệt kế của nền kinh tế


Theo tôi nghĩ, mất cân đối ngân sách hiện nay chỉ là một trong nhiều biểu hiện ra bên ngoài của một cơ thể kinh tế không lành mạnh, một cơ thể kinh tế bị bệnh. Có thể xem ngân sách như cái nhiệt kế đo nhiệt độ của cơ thể kinh tế. Qua các thông tin có được từ cái nhiệt kế này, có thể khẳng định nền kinh tế của chúng ta đang bị sốt, thậm chí đang bị sốt cao – biểu hiện của căn bệnh trầm trọng cần phương pháp xét nghiệm tin cậy để tìm phác đồ điều trị nghiêm túc.


Quan sát trên các phương tiện thông tin đại chúng thấy tuyệt đại đa số “thầy thuốc” đang làm đó là đưa ra các đơn thuốc để làm hạ nhiệt. Phải hạ được nhiệt là việc bắt buộc phải làm, mặc dầu ai cũng biết các bài thuốc đưa ra để hạ nhiệt luôn để lại hệ lụy. Nhưng đấy mới là khâu đầu tiên. Nếu chỉ dừng lại ở đó thì chắc chắn chưa chữa được bệnh.


Công việc phải làm song song là phải chẩn đoán đúng bệnh để đưa ra phác đồ điều trị tiếp theo. Nếu không làm như vậy, chắc chắn các cơn sốt khác lại xuất hiện, thậm chí còn nặng nề hơn. Vì nhiều lý do khác nhau, cho đến nay chúng ta chưa đưa ra công khai việc đánh giá đúng thực trạng bệnh tình của nền kinh tế. Lại càng chưa nói ra được một cách rõ ràng nguyên nhân thực sự gây ra căn bệnh ấy. Đó là điều rất cần được quan tâm.


Bài học


Nhìn lại năm 1980, nước ta phải nhập lương thực đến 1,6 triệu tấn. Kết quả phần lớn các mục tiêu kinh tế của kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980) do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đề ra đều không đạt được. Mức tăng trưởng kinh tế tụt xuống chỉ còn 2,9% vào năm 1980 so với chỉ tiêu là 13%. Xuất khẩu chỉ bằng 20-25% nhập khẩu. Năm 1984, khoảng 75% dân số sống dưới mức nghèo đói. Lạm phát lên đến mức đỉnh điểm năm 1986 là 774,7%.


Từ chân tường của khủng hoảng kinh tế-xã hội, bội chi ngân sách, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 đã nhấn mạnh động lực chủ yếu để xây dựng và phát triển kinh tế xã hội trong kế hoạch 5 năm (1986-1990) là đổi mới tư duy, chiến lược về phát triển kinh tế , chính thức công nhận sự tồn tại và vai trò của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam, xoá bỏ chỉ tiêu kế hoạch, không đốt cháy giai đoạn, vận hành theo quy luật khách quan.


Nhận thức mới về quản lý kinh tế là cơ sở để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển sang trang sử mới. Lúc bấy giờ, để hạ được cơn sốt lạm phát đang quá cao (774,7%) một trong rất nhiều bài thuốc để hạ nhiệt là áp dụng mức lãi suất huy động tiết kiệm là 12%/tháng, sau 3 tháng hạ xuống còn 9%/tháng…và ai cũng biết, cái giá phải trả cho liệu pháp này là rất lớn, nhưng chúng ta hạ được sốt, coi đó như tiền đề cần thiết để có điều kiện áp dụng vô số giải pháp cơ bản để chữa con bệnh. Kết quả thu được như mọi người đã biết, là thoát được sự sụp đổ kinh tế kèm theo chính trị nhưng tôi đánh giá vẫn còn nửa vời.


Nguyên nhân


Những khuyết tật của nền kinh tế ‘Công hữu hoá – Nhà nước hoá – Kế hoạch hoá tập trung bao cấp” đã vượt quá tầm quản lý và là “bà đỡ” cho nạn hối lộ, tham nhũng, lãng phí tràn lan. Do không chữa được tận gốc của căn bệnh, đất nước ta ngày nay, đang từng bước rơi vào vòng xoáy của các cuộc khủng hoảng là do hai nguyên nhân cơ bản:


– Sai lầm về cơ sở lý luận và đường lối phát triển đất nước.


– Sai lầm trong tổ chức quản trị quốc gia.


Đây là những vấn đề rất hệ trọng, tôi sẽ trình bày cụ thể khi có điều kiện. Ở đây, chỉ xin nói vài ý về nguyên nhân thứ hai. Đọc các báo chính thống hay xem Tivi hàng ngày, ai cũng có thể nhận biết được rằng, việc tổ chức quản trị quốc gia hiện nay ở VN cũng giống như ở Liên Xô trước ngày tan rã là đang có hai chính quyền song song tồn tại trong một nhà nước thống nhất. Chính quyền thứ nhất, tạm gọi là “chính quyền Đảng”. Chính quyền này có mặt khắp mọi nơi, cả bề dọc, lẫn bề ngang. Ai cũng biết “chính quyền Đảng” có quyền hành vô cùng lớn, có người nói là “siêu quyền lực”, nhưng chính quyền đó không do dân trực tiếp bầu. Và vì vậy, dân không thể và không được phép kiểm soát quyền lực của chính quyền thứ nhất này.


Còn chính quyên thứ hai, ai cũng biết là “chính quyền Nhà nước”. Chính quyền này do dân trực tiếp bầu (mặc dầu vẫn còn tình trạng “Đảng cử, Dân bầu”), dân trực tiếp kiểm soát quyền lực của hệ thống chính quyền này (mặc dầu vẫn còn mang tính hình thức). Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là quyền lực thực sự của của hệ thống chính quyền thứ hai này là rất hạn chế.


Ở Liên Xô, trước đây dân hay gọi hệ thống chính quyền này là chính quyền “ăn theo, nói leo”. Lấy một thí dụ nhỏ, câu nói cửa miệng của người dân Liên Xô lúc bấy giờ rằng: “Tòa án chỉ xét xử theo luật. Và theo chỉ thị của bí thư”. Đang nói về ngân sách, xin nêu thí dụ ở nước ta: Trước khi Quốc hội thông qua ngân sách năm của cả nước, cũng như Hội đồng nhân dân thông qua ngân sách của từng địa phương, bản ngân sách đó phải được cấp ủy Đảng thông qua.


Giải pháp


Theo tôi, muốn chữa được cơn “bạo bệnh” của nền kinh tế của nước ta hiện nay, phải bắt đầu từ việc sửa các nguyên nhân cơ bản nêu trên. Có cái may cho Việt Nam là cho đến hiện nay, hơn 1/2 nợ nhà nước là nợ trong nước, phần nợ nước ngoài là nợ ưu đãi mượn của Chính phủ hay tổ chức quốc tế. Nợ tư, nhất là nợ của doanh nghiệp nhà nước mà là nợ nước ngoài thì sẽ có vấn đề lớn. Vì trả nước ngoài thì coi như mất đi, rỗng túi.


Trả nợ trong nước thì giống như lấy từ túi anh A bỏ vào túi anh B. Trường hợp anh B không chuyển tiền nhận ra nước ngoài thì không có vấn đề nếu anh B đem tiền đó bỏ vào ngân hàng hay đem đầu tư. Hiện nay, tiền chui phi pháp ra nước ngoài theo ước tính của chuyên gia Vũ Quang Việt là khoảng từ 6-8 tỉ một năm.


Có ý kiến cho rằng cách nêu vấn đề “cần thay đổi toàn bộ hệ thống chính trị” để thực hiện luật ngân sách có thể đúng nhưng không hiệu quả nên trước mắt thiên về cách đặt vấn đề ngược lại, cứ thực hiện đúng luật ngân sách đi, dù chưa hoàn thiện, nó sẽ tác động đến sự thay đổi hệ thống chính trị.


Chỉ cần công khai, minh bạch trong thu chi ngân sách, có sự giám sát đầy đủ của Quốc hội và các cơ chế phản biện chính thức và không chính thức, cũng đã thúc đẩy rất nhiều sự thay đổi thể chế. Cộng với công khai việc vay nợ nước ngoài để chi tiêu hành chính thành hai vấn đề thường bị dư luận bỏ qua, nhưng lại là “nỗi sợ tiềm ẩn” của những người có trách nhiệm.


Hiện tại các chỉ số thống kê được đưa ra, có thể để tham khảo, nhưng không thể là căn cứ để phân tích. Nó khá méo mó, không chỉ vì thống kê thiếu chính xác, mà còn vì không được công bố đồng bộ các chỉ số khác và nội dung từng chỉ số cũng không rõ, không cho phép áp dụng các phương pháp “xét nghiệm” tin cậy để làm cơ sở đề xuất giải pháp cơ bản và hiệu quả.


Ví dụ, chúng ta không thể biết là chi tiêu của Văn phòng TW gồm những nội dung gì, có bao hàm cả việc cấp phát tài chính cho cấp ủy các địa phương không, và các cấp ủy địa phương đã “đẽo” thêm vào ngân sách địa phương như thế nào. Hoặc nhỏ hơn, các cuộc họp của TW thì tiền vé máy bay và công tác phí của các vị không thuộc bộ máy chuyên trách đảng thì ngân sách nào chi trả.


Nếu minh bạch và công khai tất cả chi tiêu của Đảng thì Đảng sẽ chỉ thị cho một loạt công ty sân sau của mình phải đứng ra cáng đáng các khoản chi đó. Cũng là một bước để tách bạch Tiền – Tình theo hướng sòng phẳng hơn, chứ như bây giờ thì toàn dân è cổ để nuôi 2 Nhà nước trong 01 quốc gia .


Ngẫm suy, công khai minh bạch là điều kiện cần, nhưng không đủ. Có thể cải tiến, song phải sửa thể chế, tổ chức cán bộ và sự giám sát của cơ quan độc lập, người dân và cộng đồng.


Cách sửa bệnh phải đi vào bản chất, thay đổi toàn bộ hệ thống chính trị (tiêu sài quá mức, đâu chỉ 400 nghìn công chức; Văn phòng trung ương tiêu hơn Văn phòng Chính phủ +Văn phòng Chủ tịch nước)… không được kiểm soát và công khai. Rồi Doanh nghiệp nhà nước, rồi… còn giấu gì nữa ? Không chỉ là chính sách chi tiêu thường xuyên và đầu tư công, mà phải sửa toàn bộ thể chế cho công khai minh bạch, theo hướng thị trường đầy đủ (hội nhập và hiện đại).


Lời kết:


Sự thiếu hụt ngân sách cho đầu tư phát triển là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe đáng báo động nghiêm trọng của nền kinh tế Việt Nam, nhưng mới chỉ được lãnh đạo Đảng và Nhà nước áp dụng những phương pháp giảm nhiệt đơn giản là điều rất đáng lo ngại.


Để thoát được ngõ cụt, và tìm được lối thoát chỉ có bài thuốc: “Kinh tế thị trường, xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền” phải sửa tận gốc thì mới đưa được đất nước ta ra khỏi tình trạng bế tắc, khủng hoảng, sống thấp thỏm do núi nợ như “chúa chổm” hiện nay.


Vấn đề không phải chỉ là nhận thức mà những người có trách nhiệm cả bên Đảng, Chính phủ và Quốc hội có dám làm không, hay là chỉ loay hoay giống như câu chuyện ngụ ngôn về con ếch ngồi trong nồi nước bị đun từ từ…đến lúc nóng quá, muốn nhảy ra cũng không còn kịp nữa .

CHĂN BÒ VÀ CHĂN DÂN



«Kẻ nuôi bò cứ để đàn bò của mình ngày càng ít ỏi và tiều tụy mà vẫn không chịu nhận rằng mình thuộc hạng chăn nuôi tồi tệ đã là chuyện lạ đời, nhưng kẻ đứng đầu nhà nước, không ngừng làm cho công dân thưa thớt dần và nghèo khổ thêm, mà vẫn không biết xấu hổ hay công nhận rằng mình thuộc hạng lãnh tụ tồi tàn, thì còn lạ đời hơn nữa».



Tác giả: Xenephôn
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
*
Khi biết Kritias* đã sát hại rất nhiều người, Sôkratês bình luận: «Kẻ nuôi bò cứ để đàn bò của mình ngày càng ít ỏi và tiều tụy mà vẫn không chịu nhận rằng mình thuộc hạng chăn nuôi tồi tệ đã là chuyện lạ đời, nhưng kẻ đứng đầu nhà nước, không ngừng làm cho công dân thưa thớt dần và nghèo khổ thêm, mà vẫn không biết xấu hổ hay công nhận rằng mình thuộc hạng lãnh tụ tồi tàn, thì còn lạ đời hơn nữa». Câu nói trên lọt vào tai chính quyền. Kritias và phụ tá là Chariklês[1] cho gọi Ông lên để thông báo đạo luật cấm Ông phát biểu nơi công cộng.
Sôkratês: «Tôi sẵn sàng tuân thủ, nhưng để khỏi vi phạm luật pháp do ngu dốt, tôi cần biết thêm: Ngài cấm chúng tôi phát biểu vì giả định rằng nghệ thuật ăn nói là phải nói đúng hay phải nói sai? bởi vì trong trường hợp đầu, rõ ràng là từ nay chúng tôi phải nói sai, còn trong trường hợp sau thì từ nay chúng tôi phải cố nói sao cho đúng».
Chariklês phát cáu: «Vì ông ngốc nghếch như thế, Sôkratês ạ, chúng tôi sẽ đặt đạo luật này vào một khuôn khổ hợp với trí thông minh của ông hơn: chúng tôi cấm ông nói bất kỳ điều gì với bọn thanh niên».
Sôkratês: «Để tránh nạn từ hai nghĩa, hay khả năng tôi làm những chuyện khác hơn là điều Ngài vừa vui lòng ra lệnh, tôi có thể xin Ngài định nghĩa hộ, đến tuổi nào thì một người còn được xem là thanh niên hay không?»
Chariklês: «Cho đến khi nào đương sự còn bị cấm ngồi vào ghế đại biểu của Hội đồng Thành quốc, vì chưa đủ trưởng thành, chưa đủ khôn ngoan; như vậy, ông không được trò chuyện với bất cứ ai dưới 30 tuổi».
Sôkratês: «Ngay cả khi mua hàng, tôi không được hỏi cái này giá bao nhiêu, nếu người bán dưới 30 tuổi hay sao?... Và e rằng tôi cũng không được cả trả lời nữa, nếu có ai hỏi điều gì đó tôi biết, chẳng hạn như nhà Chariklês ở đâu? hay có thể gặp Kritias ở đâu?»
Chariklês: «Được, những chuyện như thế thì được thôi, tất nhiên».
Kritias xen vào: «Đồng thời, tốt hơn là ông nên tránh nói đến bọn thợ giày, thợ mộc, thợ rèn của ông. Giày dép họ chắc là long gót hết cả rồi, bởi vì ông đã bắt họ đi lại nhiều quá!»
Sôkratês: «Và chắc rằng tôi cũng phải tránh cả những đề tài đi kèm nữa, như công chính, thiêng liêng và đại loại phải không?»
Chariklês: «Chắc chắn rồi, nhất là về bò với bê, bằng không thì coi chừng, không khéo chính ông đang làm giảm số bò đấy»[2].


Xenophôn,
Memorabilia,

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Tự Điển Tiếng Việt Đổi Đời - 2




Đào Văn Bình


Thật đau buồn! Tiếng Việt- một ngôn ngữ được tổ tiên sáng tạo, dày công vun đắp, tô bồi với một kho tàng học thuật, văn chương lừng lẫy, nay đang bị tiếng Anh lấn áp, loại bỏ giống như thời thuộc địa vậy. (ĐVB)


(tiếp kỳ 1)


D.


- Dân du lịch/đi chơi trở thành phượt thủ (VnExpress). Tôi không hiểu họ lấy chữ “phượt” ở đâu ra. Có thể từ tiếng Miên?


- Dẫn bóng một mình/đi bóng một mình trở thành solo. Trong nước ai cũng giỏi tiếng Anh cả. Thật đáng mừng vì chỉ cần vài chục năm nữa Việt Nam sẽ giống Phi Luật Tân, tiếng Anh là ngôn ngữ chính, tiếng Việt là ngôn ngữ phụ hay thổ ngữ. Thật đau buồn! Tiếng Việt- một ngôn ngữ được tổ tiên sáng tạo, dày công vun đắp, tô bồi với một kho tàng học thuật, văn chương lừng lẫy, nay đang bị tiếng Anh lấn áp, loại bỏ giống như thời thuộc địa vậy. Nghe các cô các cậu choai choai trên sân khấu ở Việt Nam nói tiếng Mỹ “ba rọi”, trong khi khán giả ở dưới toàn là dân ăn nước mắm, nhe răng cười, tôi cảm thấy tủi hổ cho một đất nước bát nháo, suy đồi quá mức!


Tại Mỹ này, trong các buổi lễ, sinh hoạt cộng đồng, ông/bà dẫn chương trình nào (MC) mà nói chen tiếng Anh vào, chắc chắn sẽ bị đuổi khỏi sân khấu vì khinh thường khán giả. Ở hải ngoại người ta biết quý trọng tiếng Việt tại sao trong nước lại chạy theo lai căng, bát nháo, loại bỏ ngôn ngữ của tổ tiên?


-Diện tích trở thành mặt bằng. Thí dụ: Tính diện tích của một hình vuông trở thành tính mặt bằng của một hình vuông. Rồi nào là “máy ủi mặt bằng”. Thật lạ đời! Đã là “mặt bằng” rồi thì con ủi gì nữa? Do đó phải nói, “máy ủi, máy ban đất”.


- Diễn binh, duyệt binh trở thành diễu binh. Hồi nhỏ tôi nghe người lớn nói diễu phố nay thì có diễu binh.


- Diễn văn trở thành bài nói . Cái kiểu bịa đặt chữ nghĩa này là muốn “thoát Trung” đây.


- Doanh nhân/doanh gia/công ty trở thành doanh nghiệp (doanh nghiệp là nghề kinh doanh chứ không phải người kinh doanh/doanh gia). Người ta nói, doanh nghiệp, ngư nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp…(nghiệp là nghề).


- Dồn nén, bực tức trở thành bức xúc. Tôi rất khó chịu với hai chữ này. Cứ mỗi lần nghe ai nói “bức xúc” thì chính tôi lại “bức xúc”.


- Du lịch trở thành đi tour (lai căng)


- Dự định trở thành dự kiến. Dự định (planned) là chuẩn bị làm gì. Còn dự kiến (foresee) là nhìn thấy trước, biết trước (nhưng chưa chắc đã làm gì). Cả nước có bệnh nói như con vẹt mà không hề biết phân biệt đúng-sai.


- Dự báo thời tiết trở thành Dự báo khí tượng thủy văn (dài lòng thòng). Ở Mỹ này người ta dùng hai chữ Dự Báo Thời Tiết cả mấy trăm năm nay mà có cần thay đổi gì đâu. Dự báo thời tiết bao gồm mưa, gió, nóng, lạnh, bão tố, hạn hán, lụt lội, sóng thần, động đất. Dự báo thời tiết bao gồm tất cả, giống như tiệm bán lẻ (retailer) bán cả ngàn thứ, chẳng lẽ phải kê khai hết ra sao?


- Dùng thuốc kích thích trở thành doping. (BBC tiếng Việt rất thích loại tiếng Anh “ba rọi” này)


- Dương Cầm trở thành Piano


- Dưỡng khí trở thành ô-xy . Xin nhắc ông Tây về nước lâu lắm rồi đó.


Đ.


- Đá dở, đá kém, để mất bóng (bóng tròn) trở thành xử lý bóng không tốt. Trong nước cái gì cũng xử lý. Tử hình, bắt giam, giải quyết công việc cũng gọi là xử lý. Lọc chất thải cũng gọi là xử lý chât thải. Phơi khô gỗ để làm gì đó cũng gọi là xử lý gỗ. Xén vỏ cứng trên đầu hạt sen để hạt sen có thể nảy mầm cũng gọi là xử lý. Giải tỏa hàng quán choán lề đường cũng gọi là xử lý. Đúng là loại ngôn ngữ điên khùng.


- Đá phạt đển trở thành đá penalty (Tây ba rọi)


- Đã quyết định, dứt khoát quyết định trở thành chốt (như đóng chốt khi giao chiến). ”Chưa chốt án cầu thủ SLNA đấm gãy mũi đồng nghiệp” (VOV). Rồi, “Thủ tướng chốt quyết định nghỉ Tết tám ngày”. Đúng là ngôn ngữ điên khùng. Câu văn đơn giản chỉ là, “Chưa quyết định trừng phạt cầu thủ Sông Lam Nghệ An đấm gẫy mũi đồng nghiệp”, “Thủ tướng đã quyết định nghỉ Tết tám ngày”.


- Đã từng có bệnh, mắc bệnh trở thành tiền sử có bệnh (Tiền sử là thời kỳ ăn lông ở lỗ)


- Đài Truyền Hình Việt Nam trở thành Kênh Truyền Hình Việt Nam. Nghe tới “kênh” cứ tưởng Kênh Nhiêu Lộc, Kênh Xáng Xà No, Kênh Vĩnh Tế. Nếu qua tới Mỹ, Đài Truyền Hình CNN của người ta mà nói Kênh Truyền Hình CNN, chắc người ta đuổi về nước quá.


- Đấm bóp, nghề đấm bóp, xoa bóp trở thành Mát-xa (Massage).


- Đáng ghi nhớ, đáng nhớ, lưu luyến, thích thú, lưu lại nhiều kỷ niệm trở thành ấn tượng. Ớ Việt Nam bây giờ cái gì cũng ấn tượng, hoành tráng… cả nước nói như những con vẹt và ngôn ngữ rất nghèo nàn, rập khuôn.


- Đánh cá trở thành đánh bắt. Thí dụ: “Một số tàu cá Philippines quay lại đánh bắt ở bãi cạn Scarborough”. (BBC Việt Ngữ). Đánh cá là dùng lưới. Còn bắt cá là dùng tay. Tôi đồng ý là ở vùng nông thôn, người ta vừa đánh cá vừa bắt cá ở đồng ruộng. Thế nhưng ở Bãi Cạn Scarborough biển cả mênh mông, sóng to gió lớn làm sao có thể lội xuống biển để “bắt” cá được? Tiếng Việt trong nước bây giờ có tệ nạn là thêm cái đuôi dư thừa vào. Trong khi một số khác lại cắt cụt nghe khó chịu vô cùng, như: lệ phí chỉ còn phí, chuyên môn/chuyên nghành chỉ còn chuyên, nhi đồng chỉ còn nhi, đội tuyển chỉ còn tuyển, tiêu chuẩn chỉ còn chuẩn như: “Xây dựng trường và đào tạo theo chuẩn Hoa Kỳ” (Báo Tuổi Trẻ), máy bay săn tàu ngầm chỉ còn máy bay săn ngầm (trong khi đó lại nói tàu ngầm Kilo mà không nói ngầm Kilo), kinh khủng chỉ còn khủng, rẻ như bèo chỉ còn bèo, bệnh viện chỉ còn viện… Với cái kiểu cắt cụt tiếng Việt như thế này chỉ vài năm nữa thôi bánh bao chỉ còn bao, bánh hỏi chỉ còn hỏi, bánh chưng chỉ còn chưng, lợn quay/heo quay chỉ còn quay và xe bò chỉ còn bò. Thật bát nháo quá đỗi!


- Đánh thuế trở thành áp thuế. Thí dụ: “Trump muốn áp thuế nhập khẩu Mexico để trả tiền xây tường” (BBC Việt Ngữ). Về thuế thì chỉ có: đánh thuế, tăng thuế, giảm thuế…làm gì có áp thuế? Câu văn đơn giản chỉ là,


“ Ô. Trump muốn đánh thuế hàng nhập cảng từ Mễ Tây Cơ để lấy tiền xây tường”. Nhưng khi nói “áp đặt” tức đặt để, ban hành, áp dụng một cái gì không hợp lý, chẳng hạn: Euro đã áp đặt một thuế xuất không hợp lý trên hàng nhập cảng từ Việt Nam.


- Đạt đúng chỉ tiêu, thỏa mãn điều kiện trở thành đạt tiêu chí


- Đau dữ dội, đau quặn thắt (acute pain) trở thành cấp tính. Thí dụ: Đau bụng dữ dội biến thành đau bụng cấp tính.


- Đau lòng trở thành đắng lòng. Như vậy câu thơ “Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc” của Bà Huyện Thanh Quan sẽ trở thành, “Nhớ nước đắng lòng con cuốc cuốc”.


- Đề nghị trở thành đề xuất.


- Đẹp lôi cuốn, đẹp hấp dẫn trở thành đẹp khó cưỡng (vì khó cưỡng cho nên có thể ôm chầm lấy hoặc hiếp dâm người ta)


- Điểm tối thiểu, điểm thấp nhất (để xét tuyển) biến thành điểm sàn. Trình độ Việt ngữ quá thấp kém.


- Điều dưỡng, y tá trở thành hộ lý (giống như để giải quyết sinh lý cho người ta)


- Điều khiển /điều hòa trở thành điều tiết như điều tiết giao thông. Trong khi từ điển Việt Nam định nghĩa điều tiết là tiết chế, điều chỉnh sao cho vừa như cách ăn uống, mắt, làm việc, tình dục quá độ v.v. Điều tiết không hề có nghĩa là điều khiển.


- Điều tra, thẩm vấn, lấy cung trở thành làm việc. “Công an mời 'người tình' cô gái chết lõa thể lên làm việc” (VOV).


- Đỡ đầu, bao che trở thành bảo kê giống như “bảo tiêu” trong các phim bộ Hồng Kông.


- Đoạn phim ngắn, thu hình ngắn trở thành video clip (Hai chữ này lan tràn trên các diễn đàn ở hải ngoại)


- Đối xử nhân đạo, đối xử có tình người biến thành đối xử nhân văn. Theo tử điển Tiếng Việt trong nước xuất bản sau 1975 thì nhân văn là văn minh loài người, hoàn toàn không có nghĩa là nhân đạo. Nói tóm lại, trong nước muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết mà không cần tra cứu sách vở, từ điển gì cả.


- Đội Tuyển Việt Nam trở thành Tuyển Việt Nam


- Đội Tuyển Ba Tây trở thành Tuyển Ba Tây


- Đổi giống (đàn ông thành đàn bà) trở thành chuyển giới. Giống là giống đực, giống cái. Còn giới là giới hạn , sự ngăn cấm (giới luật, biên giới). Từ ngàn năm tới giờ người ta nói “giống đực, giống cái”, không ai nói “giới đực, giới cái”.


- Đóng thêm bốn chiếc tàu trở thành đóng mới bốn chiếc tàu. Trồng cây cao-su cũng là trồng mới. Đúng là tiếng Việt điên khùng. Nếu loại tiếng Việt điên khùng này tiếp tục lan tràn, trong tương lai trẻ con sẽ nói, “Mẹ cháu vừa nấu mới nồi cơm”. “Bố cháu vừa mua mới mấy chiếc tủ”, “Bà cháu vừa gói mới mấy chiếc bánh chưng”. VietnamPlus ngày 15/3/2107: “Bất chấp dư luận, Trung Quốc vẫn xây dựng mới trái phép ở Hoàng Sa”. Câu văn không điên khùng và bát nháo sẽ là, “Trung Quốc xây dựng những công trình mới tại Hoàng Sa.” Báo Tuổi Trẻ đúng đắn hơn khi đưa tin, “Trung Quốc xây thêm căn cứ mới ở Hoàng Sa”


- Đồng bạc Việt Nam, giấy bạc Việt Nam trở thành tiền Đồng (BBC tiếng Việt)


- Đột ngột, bất ngờ trở thành đột biến. Thí dụ: “Giá vàng tăng bất ngờ” trở thành “Giá vàng tăng đột biến”. Xin nhớ cho”đột biến” là một tình thế bỗng nhiên thay đổi, rẽ sang một hướng khác. Đột biến nói đến sự khủng hoảng. Khi người ta nói “có biến” hay “biến động” tức tình hình có thể là một cuộc đảo chính, lật đổ, kéo quân về làm phản. Còn “bất ngờ” chỉ là sự không dự liệu và tiên đoán trước. Thí dụ: “Cháu nó bất ngờ đổi ý kiến không làm cho hãng ấy nữa”. Ngu dốt mà cầm bút làm xáo trộn và phá hoại ý nghĩa của ngôn ngữ đã có cả ngàn năm nay.


- Đứng đầu, hàng đầu trở thành top (lai căng mất gốc)


- Đường trở thành phố. Trong nước không phân biệt được thế nào là phố, thế nào là đường vì thế đã dịch “Wall Street” thành”Phố U-ôn”. Đây là khu thương mại, tài chính của Mỹ nằm trên “Đường Wall”chứ nó không phải “Phố U-ôn”. Theo từ điển Việt Nam ở trong nước “phố” là “nhà ở thành thị” do đó người ta thường nói “một khu phố”, “một dãy phố”. Vậy “phố” không phải là “đường”. Thí dụ: Đường Trần Hưng Đạo trên đó có nhiều dãy phố buôn bán nhưng không vì thế mà gọi cả con Đường Trần Hưng Đạo là “Phố Trần Hưng Đạo”.


- Đường giây thông báo khẩn cấp/đường giây ứng trực 24/24 trở thành đường giây nóng. Trong nước cái gì cũng nóng, ghế nóng, thưởng nóng, tin nóng, bắt nóng… đúng là loại ngôn ngữ điên khùng!


- Đường hầm trở thành hầm. Đường hầm Thủ Thiêm trở thành hầm Thủ Thiêm. Xin nhớ cho đường hầm khác với hầm. Đường hầm là con đường đào xuyên dưới đất. Còn hầm là một cái hố đào xâu xuống đất để trú ẩn hay cất chứa cái gì như hầm chứa vũ khí. Báo chí trong nước toàn những người “can đảm” muốn viết gì thì viết và không sợ người ta chê cười. Nghĩ thật đáng sợ! Nguyên do chỉ vì đất nước không có một tổ chức tư nhân hay cơ quan nào giám sát, dòm ngó để phê bình tư cách đạo đức và trình độ văn hóa của báo chí. Tại Hoa Kỳ này, báo chí hay đài truyền hình nào mà “ăn nói”, viết theo kiểu như vậy thì chỉ có nước về nhà xin đi làm bồi bàn hay lau chùi quét dọn. Các bài phóng sự của các ký giả gạo cội gửi về đều có chủ bút (editor) duyệt lại từ nội dung tới văn chương chứ không phải gửi về là đăng liền. Cứ nhìn vào phần cuối bản tin của AP, AFP, Reuters, UPI…sẽ thấy. Ôi buồn cho đất nước “Ngàn năm văn hiến”! Văn hiến không có nghĩa là có nhiều gái đẹp thi Hoa Hậu Hoàn Vũ, hay người mẫu nhố nhăng quảng cáo quần nọ áo kia, mà là văn chương và các tác phẩm văn học và nhất là con người sống sao cho thanh cao, khí phách. Văn hiến cũng không có nghĩa là trùng tu lại một số đình chùa, cung điện, miếu mạo để làm nơi hấp dẫn du lịch để kiếm tiền…mà là làm sao nối gót và bồi đắp gia tài văn học của tổ tiên.


- Đường lối, ngõ ngách ngoại giao trở thành kênh ngoại giao. Trong nước không rành tiếng Anh cho nên thấy chữ channel bèn dịch là kênh trong khi channel có rất nhiều nghĩa. Thí dụ: TV channel là đài truyền hình (a station) chứ không phải kênh truyền hình. Tiếng Anh tồi mới dịch “diplomatic channel” là “kênh ngoại giao”. Nó là đường lối, ngõ ngách ngoại giao bao gồm thương thảo trực tiếp, mật đàm hay thông qua trung gian của nước thứ ba.


G.


-Gái vị thành niên rửng mỡ trở thành hot teen


-Gái xinh, gái nhí nhảnh trở thành “hot girl” trong khi “hot girl” là gái trông gợi dục, gái trông hấp dẫn về thể xác (thường ăn mặc hở hang, phô bày thân thể quá mức, cử chỉ lả lơi mời mọc). Cả trong trường học bây giờ cũng có “hot girl”. Đúng là ngu dốt mà thích dùng tiếng Anh để tỏ ra đây là Mỹ. Báo Thanh Niên ngày 8/3/2017 đi một tiêu đề, “Quan lộ thần tốc của 'hot girl' Thanh Hóa”. Một nhân viên giữ chức vụ Trưởng Phòng Quản Lý Nhà và Thị Trường Bất Động Sản, cho dù có tội mà dùng danh từ “hot girl” để thóa mạ người ta thì đúng là một nền báo chí bát nháo, không có học.


- Gần gũi, giao tiếp, tiếp xúc, đến gần trở thành tiếp cận. Khi Ô. Tillerson- Bộ Trưởng Ngoại Giao Hòa Kỳ thăm các nước Nam Hàn, Nhật Bản đã không cho báo chí tháp tùng và không tiếp xúc với báo chí, bèn được các trang tin BBC và VOA nói rằng “không được tiếp cận”. Đúng là ngôn ngữ bát nháo, dốt thường hay nói chữ và có khi không hiểu mình viết gì.


- Gây giống trở thành nhân giống. Gây giống là giữ gìn và gia tăng giống của một loại cây hay sinh vật nào đó qua một tiến trình khó khăn, có nghiên cứu chứ không phải cứ muốn tăng lên là tăng, muốn nhân lên là nhân.


- Ghi danh, ghi tên trở thành đăng ký. Thí dụ: Ghi danh dự thi, ghi tên ứng cử. Còn đăng ký, đăng bạ là ghi tên vào sổ bộ. Thí dụ: Đăng ký, đăng bạ xe gắn máy.


- Giá rẻ như bèo/giá rẻ mạt trở thành bèo. “Lương tiếp viên khủng hay bèo”. Rồi Báo Tuổi Trẻ, “Quảng Ninh chấn chỉnh tour du lịch giá bèo.” Đây là ngôn ngữ của loại lưu manh đứng bến nói chuyện với nhau. Vừa lai căng, vừa bát nháo. Ngôn ngữ đứng đắn phải là, “Quảng Ninh chấn chỉnh lại các chuyến du lịch giá quá rẻ”.


- Giá vé máy bay mức cao nhất và thấp nhất biến thành giá trần, giá sàn hàng không (VietnamPlus). Câu văn điên khùng ở chỗ là, chỉ có vé máy bay chứ làm gì có vé hàng không. Hàng không là ngành chuyển vận bằng máy bay. Hàng hải là ngành chuyển vận bằng đường biển. Ngoài ra “giá trần” làm cho người ta liên tưởng tới “giá trần”, “hành trần” để ăn phở. Rồi cao độ tối đa (maximum altitude) của máy bay trở thành “trần bay”.


Trong nước bây giờ cái gì cũng trần và sàn. Những danh từ như cao nhất, thấp nhất đã bị xóa trong từ điển Việt Ngữ.


-Gia đình trở thành hộ dân.


- Giải trở thành Cup.


- Giải thích, cho biết lý do tại sao trở thành lý giải. “Người Sài Gòn lý giải việc tự nguyện trả lại vỉa hè”. Tôi không hiểu tại sao trong nước, đa số vừa nghèo, vừa ít học nhưng rất thích dùng những chữ “đao to búa lớn”.


- Giải túc cầu/bóng đá thế giới trở thành World Cup


- Giải pháp trở thành kịch bản. Thí dụ: Giải pháp nào cho cuộc xung đột Syria trở thành Kịch Bản nào cho Syria. Trong nước, chỗ nào, lãnh vực nào, bài báo nào cũng thấy hai chữ kịch bản, kịch tính giống như phường tuồng, sân khấu vậy. Thậm chí sắp đặt chương trình cho buổi lễ nhậm chức cũng gọi là lên kịch bản, “lên kịch bản cho lễ nhậm chức của Tổng Thống đắc cử Mỹ Donald Trump.” Rồi “Việc phát lộc gây lộn xộn tại chùa Hương không có trong kịch bản” (VietnamPlus) Thật là loại ngôn ngữ quái đản! Thế mà các diễn đàn ở hải ngoại cũng đua nhau chuyển tiếp (forward) loại ngôn ngữ điên khùng này. Nếu là một người có học sẽ viết, “Việc phát lộc gây lộn xộn tại chùa hoàn toàn ngoài ý muốn”.


- Giải trở thành cúp.


- Giải phẫu trở thành phẫu thuật.


- Giải thích, tìm hiểu trở thành giải mã. Giải mã là bẻ khóa mật mã để đọc một tải liệu mã hóa của đối phương. Hiện nay trong nước hai chữ “giải mã” được dùng một cách vô tội vạ.


- Giải tỏa trở thành giải phóng như giải phóng mặt bằng - giống như đem binh sĩ, xe tăng tấn công vào chiếm cứ một khu vực nào đó.


- Giảm bớt căng thẳng trở thành hạ nhiệt. “Sau khi Malaysia có những tín hiệu nhằm hạ nhiệt căng thẳng leo thang.” (Báo Tuổi Trẻ) giống như một người bị sốt, nhiệt độ cơ thể giảm dần. Dường như tất cả các báo ở Việt Nam không có chủ nhiệm, chủ bút, trưởng ban đọc lại các bản tin do phóng viên gửi về để cắt xén bớt những câu văn thừa thãi, chỉnh lại văn phạm , cách dùng chữ v.v… mà cứ thấy bài là đăng lên, chẳng cần biết đúng sai.


- Giảm bớt nhân viên/sàng lọc lại nhân viên trở thành tinh giản biên chế. Cứ phải đọc những loại chữ như thế này có ngày nhức đầu mà chết.


- Giao kèo, khế ước/thỏa thuận (account) để có một khoản/phần/chỗ trên Facebook trở thành tài khoản trong khi tài khoản là khoản tiền có trong ngân hàng.


- Giao dịch, liên lạc, hỗ tương, tác động qua lại trở thành tương tác. Chữ nghĩa thật điên khùng! Trong nước bây giờ nhiều khi nói mà không biết mình nói gì, giống như những kẻ mê sảng vậy.


-Giấy chứng nhận độc thân (Single Status Certificate) trở thành “Công hàm độc thân” trong khi công hàm là văn thư của bộ ngoại giao gửi các quốc gia hay tổ chức quốc tế. Đúng là chữ nghĩa lộn sòng, bát nháo và “đao to búa lớn”.


-Giờ trở thành “h” (heure). 8 giờ trở thành 8h. (Lai Tây từ thời thuộc địa). 7 giờ sáng trở thành 7h sáng. Tại sao không viết 7 g. sáng, 5 g. chiều, 9 g. tối, 12 g. khuya?


- Giữ gìn trở thành bảo lưu. Thí dụ: Giữ gìn một phong tục trở thành “bảo lưu phong tục” giống như tiếng nói của một hành tinh xa lạ. Người đàn ông ở Văn Miếu nói câu này bao năm vật lộn với miếng khoai, miếng sắn và miếng thịt mỡ nhỏ bằng ngón tay của “thời bao cấp” cho nên gần như “quên mất tiếng người”. Nay thì có thịt có cá, có quần áo đẹp, muốn phục hồi và giữ gìn phong tục tập quán của tổ tiên nhưng trong đầu không có các chữ “giữ gìn, bảo tồn” cho nên phải sáng chế ra chữ mới là “bảo lưu”. Nghĩ thật tội nghiệp!


- Giúp đỡ, chia xẻ, chia ngọt xẻ bùi, thông cảm, kề vai sát cánh đã chết bây giờ chỉ còn “đồng hành”. Chỗ nào cũng thấy “đồng hành”. Cả hải ngoại cũng lây bệnh “đồng hành”. Thậm chí một phóng viên tới thăm một chủ trại nhỏ muôi ngựa cũng nói “đồng hành”. Thật điên khùng quá mức! Giống như một con vẹt vậy. Nghĩ cho cùng thật tội nghiệp! “Ở bầu thì tròn ở ống thì dài”. Cả nước nói vậy thì mình cũng phải nói vậy!


- Gọi điện thoại trở thành gọi phôn. Số điện thoại trở thành số phôn (mất gốc rồi)


(Còn tiếp)