Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

SỰ THẬT VỀ VIỆN PHAN CHU TRINH, PHE NGUYỄN THỊ BÌNH – CHU HẢO, VÀ SỨ QUÂN CÁT CỨ Ở QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG -





I. Diễn biến thực tế của việc thành lập Viện Phan Chu Trinh


Ngày 07/02/2017, ở thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, một tổ chức mang tên Viện Phan Chu Trinh được thành lập.

Cho đến nay, Viện Phan Chu Trinh vẫn chưa có website. Vì vậy, những thông tin chính thức về tổ chức này chỉ được lấy từ ba nguồn. Thứ nhất là diễn từ của ông Nguyên Ngọc trong buổi lễ ra mắt Viện Phan Chu Trinh, được đăng trên trang Văn Việt, website của Văn đoàn Độc lập:

http://vanviet.info/…/dien-tu-cua-nh-van-nguyn-ngoc-trong-…/

Tiếp đó là hai bài báo, một trên báo điện tử Dân Trí, một trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn bản điện tử, thuật lại lễ ra mắt của Viện hôm 07/02:

_ “Hội An: Ra mắt Viện Phan Chu Trinh”:

http://dantri.com.vn/…/hoi-an-ra-mat-vien-phan-chu-trinh-20…

_ “Viện Phan Châu Trinh sẽ phát huy di sản tinh thần nhà khai sáng”

http://www.thesaigontimes.vn/156646/a.html

Ngoài ra, ngày 18/02, Salon Văn hóa Café Thứ Bảy tại 19B Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM có tổ chức một “buổi café và đối thoại” mang tên “Viện Phan Chu Trinh & Vai Trò Trong Xã Hội Hiện Đại”. Gương mặt được mời đối thoại là ông Nguyên Ngọc, người chủ trì sự kiện là ông Nguyễn Văn Trọng, cả hai đều là thành viên Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh.



II. Những sự thật mà ít người để ý



1. Người của Viện Phan Chu Trinh chính là người của Đại học Phan Chu Trinh, Quỹ Phan Chu Trinh và Viện IDS

Khó có thể nói rằng Viện Phan Chu Trinh có phải là một tổ chức mới hay không. Vì trong thực tế, hầu hết nhân sự chính thức của tổ chức này trùng khớp với nhân sự của Đại học Phan Chu Trinh (vừa giải thể), Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh và Viện IDS.

Cần nhớ rằng Đại học Phan Chu Trinh thành lập năm 2007, và Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh thành lập năm 2008, khi thành phố Hội An đang dưới quyền ông Nguyễn Sự, đương kim Phó Chủ tịch Hội đồng Viện Phan Chu Trinh. Còn Viện Nghiên cứu & Phát triển (IDS) thành lập năm 2007, đặt trụ sở tại số 53 Nguyễn Du, nơi ông Chu Hảo, một Phó Chủ tịch khác của Viện Phan Chu Trinh, đặt trụ sở NXB Trí Thức.

Nhân sự hiện tại của Viện Phan Chu Trinh bao gồm những gương mặt sau:



a. Chủ tịch Danh dự:

_ Bà Nguyễn Thị Bình, cháu gái ông Phan Chu Trinh, cựu Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, cựu sáng lập viên Đại học Phan Chu Trinh



b. Chủ tịch Hội đồng Viện:

_ Ông Nguyên Ngọc, Ủy viên Hội đồng Quản lý Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Phan Chu Trinh, cựu thành viên Viện IDS



c. Phó Chủ tịch Hội đồng Viện:

_ Ông Chu Hảo, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ, Giám đốc NXB Tri Thức, Phó Chủ tịch Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, cựu Phó hiệu trưởng Đại học Phan Chu Trinh, cựu thành viên Viện IDS

_ Ông Nguyễn Sự, cựu Bí thư Thành ủy Hội An, cựu Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hội An



d. Ủy viên Hội đồng Viện:

_ Ông Vũ Thành Tư Anh, cựu thành viên Hội đồng Khoa học Đại học Phan Chu Trinh

_ Ông Vũ Ngọc Hoàng, cựu Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương

_ Ông Lê Tiến Công, cựu Bí thư Chi đoàn Đại học Phan Chu Trinh

_ Ông Phạm Vĩnh Cư, người nhận Giải Dịch thuật 2009 của Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh

_ Ông Huỳnh Như Phương, Ủy viên Hội đồng Khoa học Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh

_ Ông Bùi Văn Nam Sơn, Ủy viên Hội đồng Khoa học Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, thành viên Hội đồng Khoa học Đại học Phan Chu Trinh, người nhận Giải Dịch thuật 2007 của Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh

_ Ông Nguyễn Văn Trọng, Ủy viên Hội đồng Khoa học Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh

Ngoài ra, còn có TS. Trịnh Văn Định, TS. Phan Hồng Giang, TS. Nguyễn Đức Lộc và nhà báo Võ Thị Mai Nhung.



2. Viện Phan Chu Trinh được thành lập để giữ khu đất vàng của Đại học Phan Chu Trinh

Trong thực tế, những người sáng lập Viện Phan Chu Trinh đã ém nhẹm đi một sự thật. Đó là mới đây, Đại học Phan Chu Trinh, do họ sáng lập và điều hành, đã phải giải thể. Hội đồng Quản trị trường đã đi đến quyết định này do trường vẫn quá thiếu sinh viên, trình độ sinh viên quá thấp, và phải bù lỗ liên tục sau 10 năm hoạt động, dù đã dựa dẫm vào nguồn tiền tài trợ của rất nhiều bên.

Trong hoàn cảnh này, phe Nguyễn Thị Bình – Chu Hảo, thế lực đứng đằng sau Đại học Phan Chu Trinh và Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, đã buộc phải gấp rút thành lập Viện Phan Chu Trinh như một kế ve sầu thoát xác. Trụ sở của Viện chẳng ở đâu khác, ngoài khu đất của Đại học Phan Chu Trinh. Cần nhớ rằng đây là một khu đất vàng nằm giữa khu du lịch Hội An, mà thời còn tại vị, ông Nguyễn Sự đã giao cho phe Nguyễn Thị Bình – Chu Hảo, tức phe của ông.

Ngoài việc quên báo tử cho Đại học Phan Chu Trinh, những người sáng lập Viện Phan Chu Trinh cũng quên không giải thích xem vì sao một viện nghiên cứu lại cần một khu đất rộng như thế.




3. Quảng Nam – Đà Nẵng đang trở thành một tụ điểm của những gương mặt chính trị chuyên mượn hoạt động văn hóa – nghệ thuật để bành trướng

Trong đó, phải kể đến những lực lượng sau:



a. Cánh Hậu Hiện đại

Ít ai biết rằng Quảng Nam – Đà Nẵng đã vượt qua Hà Nội và Sài Gòn, để trở thành thị trường buôn bán các sản phẩm nghệ thuật hậu hiện đại lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là nơi nhiều hoạt động văn hóa – nghệ thuật lớn thuộc khuynh hướng này, như trại sáng tác, thường xuyên được chọn làm địa điểm tổ chức. Cần nhớ rằng khuynh hướng hậu hiện đại qui tụ, hoặc được cổ vũ bởi không ít gương mặt hiện diện trong các phong trào chính trị đối lập ở Việt Nam – như Bùi Chát, Lí Đợi, nhóm Mở Miệng, Nguyễn Hưng Quốc, Tuấn Khanh, Nhã Thuyên… Trong thực tế, khuynh hướng này chỉ làm ăn phát đạt ở Việt Nam sau khi được trang Tiền Vệ – một website của các nghệ sĩ chống Cộng lưu vong – nhập khẩu và dắt mối buôn bán.

Trong cánh hậu hiện đại đang chọn Quảng Nam – Đà Nẵng làm tụ điểm gặp mặt, một trong những đường dây có tiềm năng phát triển lớn là CUCA, tổ chức tự xưng là “Mô hình Giáo dục, Nghiên cứu và Thực hành Nghệ thuật Độc lập”. Ngay từ khi thành lập, CUCA đã bày tỏ một mối quan tâm đáng ngạc nhiên đối với việc quảng bá phong cách mỹ thuật Champa – vương quốc cổ từng đặt thủ phủ ở Quảng Nam. Năm 2015, CUCA tổ chức “Art Tour Thực địa” mang tên Con Đường Champa kéo dài 5 ngày, xuất phát ở Đà Nẵng. Ông Nguyễn Đức Thành, thành viên Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (VEPR), người điều phối Liên Minh Nông Nghiệp, người mở ra và điều hành nhiều đường dây NGO trẻ trên cả nước, là người bảo trợ và diễn giả quen thuộc của CUCA. Ông Thành là lớp trưởng lớp CUCA Guerilla (CUCA Du kích), và trưởng đoàn của CUCA Guerilla trong chuyến đi Myanmar. “New Zero Art Space”, không gian quảng bá nghệ thuật đương đại mà “CUCA Du kích” ghé thăm trong chuyến đi này, được mô tả trên báo chí phương Tây như một tụ điểm của cánh nghệ sĩ muốn làm chính trị thông qua các tương tác trực tiếp với dân chúng:

http://www2.readingeagle.com/article.aspx?id=151807



b. Cánh VOICE

Nguyễn Anh Tuấn, thành viên Luật Khoa Tạp chí đại diện và người phân phối tài chính của VOICE ở Việt Nam, là người Quảng Nam và đang sống ở Đà Nẵng.

Trương Minh Nhật, một thanh niên từng được VOICE đưa đi đào tạo ở Philippines, đang sống ở Đà Nẵng. Trương Minh Nhật là người sáng lập và lãnh đạo Vừng Ơi – một nhóm thanh niên quan tâm đến các vấn đề văn hóa, nghệ thuật, chính trị, triết học ở Đà Nẵng và Quảng Nam. Nhóm này từng có các buổi sinh hoạt hằng tuần, để thảo luận về các chủ đề văn hóa, nghệ thuật và triết học. Trước khi được đào tạo bởi VOICE, Nhật đã bước vào các hoạt động chính trị – xã hội qua Khóa học Mùa hè, do VEPR của Nguyễn Đức Thành tổ chức.



III. Phản ứng của các thế lực



Ngày 22/01/2017, VOA đăng tải bài “Viện Phan Chu Trinh có hướng đến tinh thần Phan Chu Trinh?” của ông Phạm Chí Dũng:

http://www.voatiengviet.com/a/vien-phan-chu-tr…/3734933.html

Trong bài viết, ông Dũng đưa ra nhiều cáo buộc. Những cáo buộc đó có thể được tóm tắt như sau:

_ Trong khi Viện Phan Chu Trinh tập hợp một số cựu quan chức, như bà Nguyễn Thị Bình (cựu Phó Chủ tịch nước), ông Chu Hảo (cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ), ông Nguyễn Sự (cựu Bí thư Thành ủy Hội An) và ông Vũ Ngọc Hoàng (cựu Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương), và nhiều khuôn mặt mà ông cho rằng “tiêu biểu cho khuynh hướng phản biện trung thành”, tổ chức này lại “không có được một khuôn mặt phản biện độc lập nào”.

_ Sau một thời gian rất dài, Ban Vận động của Văn đoàn Độc lập vẫn giữ một tư thế “an toàn thái quá trong đối sách và trong quan hệ với chính quyền”.

_ “Trong thực tế, Ban vận động Văn đoàn độc lập Việt Nam có thể được xem là tổ chức ít bị công an trấn áp, đàn áp và sách nhiễu nhất trong số các tổ chức xã hội dân sự độc lập.”

_ Việc “Viện Phan Chu Trinh mới ra đời nhưng đã có ngay 4 công trình nghiên cứu mà có thể nhận ngân sách nhà nước, trong khi nhiều hội đoàn nhà nước đang bị cắt giảm đến 50% hoặc hơn từ ngân sách hàng năm” cho thấy Viện Phan Chu Trinh giống “một hội đoàn mới của chính quyền và trực thuộc… tỉnh ủy Quảng Nam”, hơn là một tổ chức dân sự độc lập.

_ “Liệu có một chủ trương của chính quyền để Viện Phan Chu Trinh trở thành nơi thu hút những người nhà dân chủ nửa vời và vẫn nằm nguyên trong quỹ đạo “đổi mới không đổi màu” của đảng?”

Tuy nhiên, khi đưa ra những cáo buộc trên, ông Dũng không giải thích rõ thế nào là những “khuôn mặt phản biện độc lập”, và muốn được ông coi là “độc lập”, người ta phải đạt những tiêu chuẩn nào.

Ông Dũng cũng không cho biết vì qui định nào, do ai đặt ra, mà các “hội đoàn dân sự độc lập” của Việt Nam được phép nhận tiền tài trợ và dự án của nước ngoài, nhưng không được phép nhận những công trình nghiên cứu do chính quyền địa phương đặt hàng và tài trợ.

Ông Dũng cũng không giải thích việc Văn đoàn Độc lập “vẫn giữ một tư thế an toàn thái quá”, và “ít bị công an trấn áp nhất” có trái với pháp luật và đạo đức không, mà nếu không thì ông phê bình chuyện đó vì đâu.

Quan trọng hơn, ông Dũng không giải thích vì sao trong một bài viết về Viện Phan Chu Trinh, ông lại liên tục công kích Văn đoàn Độc lập, trong khi tổ chức này chẳng có bất cứ mối liên hệ chính thức nào với Viện Phan Chu Trinh. Giữa hai tổ chức thực ra chỉ có một điểm chung công khai: do ông Nguyên Ngọc đứng tên lãnh đạo.

Ngày 18/03/2017, trang Boxitvn đăng bài “Viện Phan Chu Trinh, Nguyên Ngọc, tôi tin” của Bùi Minh Quốc. Bài này không đưa ra được bất cứ lập luận nào để phản bác các cáo buộc của ông Phạm Chí Dũng. Thay vào đó, ông Quốc chỉ lặp đi lặp lại một ý, rằng ông tin Viện Phan Chu Trinh vì ông tin dũng khí của ông Nguyên Ngọc.

Sau hai bài đối đáp trên, các tranh luận về sự ra đời của Viện Phan Chu Trinh khép lại trong lặng lẽ, khi kết luận còn bỏ ngỏ.



IV. Phân tích



1. Về bản chất của Viện Phan Chu Trinh

_ Dựa vào nhân sự, không khó để khẳng định rằng Viện Phan Chu Trinh là vỏ bọc mới nhất cho hoạt động của phe Nguyễn Thị Bình – Chu Hảo – Phan Diễn. Đây là thế lực chính trị điều khiển hầu hết các sinh hoạt “trí thức phản biện” trong một thập kỉ trở lại đây, thông qua việc kiểm soát nhiều đường dây, như NXB Tri Thức và các nhóm thanh niên mà nó bảo trợ, các sinh hoạt văn hóa, học thuật ở L’espace Tràng Tiền, Viện IDS, Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, trang Boxitvn, Hội Nhà văn Hà Nội, Café Thứ 7 và Văn đoàn Độc lập…

_ Dựa trên diễn văn thành lập Viện Phan Chu Trinh của ông Nguyên Ngọc, có thể hiểu rằng viện này được thành lập để hoạt động chính trị chứ không phải để làm nghiên cứu. Các nghiên cứu mà tổ chức này nhận từ chính quyền tỉnh Quảng Nam không nhằm mục đích nào khác, ngoài giúp nó hợp thức hóa tài chính và hoạt động.

_ Nhìn thân thế của những thành viên Viện như Nguyễn Thị Bình, Chu Hảo, Nguyễn Sự, và sự ưu đãi liên tục mà chính quyền tỉnh Quảng Nam dành cho viện này từ năm 2007, có thể khẳng định rằng Viện Phan Chu Trinh không phải là một tổ chức dân sự cộng tác với chính quyền Quảng Nam. Thay vào đó, nó chính là nhóm lợi ích kiểm soát chính quyền tỉnh Quảng Nam.

_ Việc cố sống cố chết giữ lại khu đất đắc địa của Đại học Phan Chu Trinh cho thấy phe Nguyễn Thị Bình – Chu Hảo – Phan Diễn muốn bảo lưu một kế hoạch lâu dài, là đặt tổng hành dinh công khai ở khu vực Quảng Nam – Đà Nẵng. Họ chẳng có lí do gì để giữ trọn một khu đất rộng như thế, trừ phi có dự định dùng nó làm đất tổ chức những sinh hoạt văn hóa lớn, chẳng hạn như một trại sáng tác hoặc triển lãm nghệ thuật cho giới “nghệ sĩ cấp tiến” thường xuyên ghé qua Đà Nẵng – Hội An. Cần nhớ rằng lâu nay, thế lực này vẫn kiểm soát hầu hết những “không gian sinh hoạt văn hóa và học thuật” tiếng tăm nhất ở Việt Nam, thông qua những địa điểm như L’espace, trụ sở NXB Tri Thức và Café Thứ 7.

Phan Chu Trinh là thủ lĩnh của các phong trào đấu tranh Quảng Nam hồi đầu thế kỷ 20, và là ông ngoại bà Nguyễn Thị Bình. Hiện nay, phe Nguyễn Thị Bình – Chu Hảo – Phan Diễn đang chiếm chắc chính quyền tỉnh Quảng Nam, và công khai hoạt động chính trị ở tỉnh này, nhân danh thần tượng Phan Chu Trinh, trên một khu đất rộng quá mức cần thiết cho một viện nghiên cứu. Cộng với sự bất tuân quen thuộc của chính quyền Quảng Nam – Đà Nẵng trước chính quyền trung ương, không khó để nhận ra ở vùng đất này, có một sứ quân cát cứ đang chuẩn bị cho các biến động chính trị. Sứ quân này chủ động thu hút đến Đà Nẵng những gương mặt có hai điểm chung: quan tâm đến thế hệ sinh viên, và xây dựng lực lượng chính trị thông qua các hoạt động giáo dục, văn hóa, nghệ thuật.

Trong những gương mặt của Quỹ Phan Chu Trinh, người có đủ điều kiện để kết nối ba thế hệ nhất là Nguyễn Đức Thành.



2. Về các tranh luận xoay quanh việc thành lập Viện

_ Trong bài công kích của mình, Phạm Chí Dũng vô tình đánh đồng Viện Phan Chu Trinh với Văn đoàn Độc lập, dù đây là hai tổ chức hoàn toàn khác nhau. Điều này cho thấy bài của ông Dũng không đơn thuần công kích Viện Phan Chu Trinh, nó là bài tấn công cả phe chính trị đứng sau nó. Tuy nhiên, nhìn lại lai lịch, quá trình hoạt động và các dòng tiền của ông Dũng, ta không dám chắc ông làm việc này với tư cách một tiếng nói độc lập, đứng ngoài cuộc tranh chấp giữa các phe.

_ Ông Nguyên Ngọc đang bị cả hai phe đẩy ra làm bia đỡ đạn. Trong khi đó, không khó để nhận ra rằng xét khả năng nắm giữ các mối quan hệ, dòng tiền, truyền thông và không gian giao lưu, Chu Hảo mới là kẻ đang thật sự nắm quyền kiểm soát. Chỉ nhìn việc Nguyên Ngọc phải sống dựa vào cơ sở vật chất của Viện, thứ được duy trì bằng tiền tài trợ mà Chu Hảo mang về, trong khi Hảo sở hữu nhiều biệt thự lớn ở Hà Nội và Đà Nẵng và chơi golf đều đặn hằng tuần, cũng có thể hiểu ai đang đứng ở thế trên.

Nguồn : Nhungnhadanchudoctai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét