" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Hiển thị các bài đăng có nhãn MỘT ĐỜI THỰC HƯ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn MỘT ĐỜI THỰC HƯ. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018
NẾU NHƯ ĐỜI KHÔNG CÓ EM
"Có ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông"? Có ai chết hai lần trong một dòng đời. Cuộc sống như dòng một dòng nước luân chuyển và biến thiên, đôi lúc tưởng chừng như đang dừng lại, để thấy cuộc đời bình yên. Nhưng không, vạn vật trên đời vốn dĩ “ ở trọ” trần gian. Ở trọ trong một dòng sông cũng chính là biểu tượng của “tâm thức hay ý thức , tư tưởng” – nơi khởi nguồn và sinh sôi của mọi tục lụy trần thế như một dòng nước chảy xiết và thay đổi, sinh diệt cùng với vạn vật hữu tình.
"Con chim ở đậu cành tre
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn
Mây kia ở đậu từng không
Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người"
Chim nào đậu mãi cành tre, cá nào lội mãi trong khe cho dù đó là khe nước nguồn? Chim rồi cũng sẽ bay đi, cá rồi cũng sẽ theo con nước rời khe. Trịnh công sơn chỉ với 2 câu mở đầu đã vẽ lên một hình ảnh sinh động, đầy gợi cảm, mong manh và vô thường. Cây sẽ chuyển động khi gió đến, sông luôn chảy theo dòng luân lưu và dòng đời cũng vậy. Cũng sẽ vận hành theo duyên nợ hợp tan. Tình đến tình đi có gì là lạ và còn lại gì?
Những áng mây trên tầng không ấy luôn gợi tưởng cũng đang “ ở đậu” như những giấc mơ của con người và điều quan trọng hơn là tùy theo tâm thức của mỗi cá thể mà “ Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người”
"Mộng trung hữu mộng trùng mê mộng".
Tất cả sẽ vụt qua “ mắt người”- cái cửa sổ của tâm hồn- để từ đó nảy sinh bao ý niệm buồn vui, biệt ly, hợp nhất , tử sinh…
"Môi xinh ở đậu người xinh
Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều"
Người xinh hẳn “môi xinh”. Phải chăng là một điều tất yếu như qui luật của tự nhiên? Nhưng không, môi cũng chỉ ở đậu bởi người phải “đi đứng”. Cái sự đi đứng ấy là một sự trầm luân bởi nó được vận hành bằng “ đôi chân Thúy kiều”. Tại sao không là đôi chân của Trịnh?
Thúy Kiều là hiện thân của trầm luân khổ ải, nhưng cũng lung linh tinh khiết như giọt nắng ban mai.
Chim cá. mây trời, mưa nắng và con người… vạn vật trên thế gian này đều “ ở trọ” và cũng chính vì “ở trọ “ nên :
"Xin cho về trọ gần nhau
Mai kia dù có ra sao cũng đành"
Tính chất nhân bản hiện ra đầy lãng mạn. Trọ gần nhau đề hiểu nhau, thương nhau và san sẻ cho nhau chút tình đồng loại trong một thế giới vô thường, thực-hư này. Trọ gần nhau để “mai kia” dù có ra sao cũng đành không phải là phó mặc. Mai kia của Trịnh chính là đương niệm hay chánh niệm, là quan trọng hơn cả trong con người. Ở trọ gần nhau để nảy sinh “ thiện tâm” vốn có trong mỗi con người ( Nhân chi sơ tánh bổn thiện), khơi dậy chánh niệm phật tâm vốn bị dòng chảy của đời người cuốn đi, khỏa lấp, trôi dạt…Sinh, lão,bệnh, tử…nào ai thoát được và mọi thứ chúng ta đang có, đang “chiếm hữu” mà thực ra chính “ ta đang bị chiếm hữu” cũng chỉ sẽ là “ cát bụi”mà thôi.
Trịnh Công Sơn đã tự thân chiếu rọi duyên nghiệp tại thế của mình "đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt" mà cảm thông, chia sẻ với người, với đời, với cỏ cây sỏi đá và tất cả sinh linh.
Không thể tiếp tục nhìn thấy em “ trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô”.
Không thể nhìn thấy em “ đi trên đôi chân của Thúy kiều trầm luân,khổ ải..”
Không thể “ ở trọ “ mãi trong nỗi cô đơn của chính mình
Không thể không là ta trong một dòng sông mà khi ta dừng lại ta vẫn thấy mình trôi đi …
Một sự giải thoát, kết thúc cho một vòng đời sinh tử, cho một kiếp người viên mãn không phải là sự dừng lại mà chính là sự ra đi…
Không thể chiếu rọi duyên nghiệp tại thế của chính mình.
Không thể…và không thể…
Nếu như đời không có em
Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016
NHỚ TỔNG BIÊN TẬP NGUYỄN ĐỨC TÂM
Nhân ngày nhà báo Việt Nam
Tôi bước vào nghề cầm bút chỉ vì muốn thực hiện di nguyện của ba tôi. Ông muốn trong nhà tôi có người nối nghiệp ông. Tôi vào Hội văn học Tây ninh làm biên tập viên được 2 năm thì nghỉ. Tôi bỏ nghề đơn giản chỉ vì chán. Chán vì thất vọng bởi những người cầm bút. Trong thời gian làm việc ở Hội tỉnh thoảng tôi cũng ra báo quan hệ để làm tờ báo Văn nghệ. Anh Tấn Hùng ở báo Tây ninh là người rất mê làm văn nghệ, nên gắn bó nhiều với chúng tôi. Cũng qua anh Hùng, đôi lần chú sáu Tâm- Tổng biên tập báo Tây ninh- vào tham dự sinh hoạt Câu lạc bộ giới thiệu sáng tác. Tôi biết chú là vậy và cũng chỉ là biết chứ không có mối quan hệ giao lưu gắn bó
Tôi rời hội Văn nghệ về Dương minh châu nơi vợ tôi làm việc, sống cuộc sống ẩn dật, làm người nội trợ cho vợ tôi. Thỉnh thoảng, bạn bè vào thăm. anh Tấn Hùng là người thường chỡ chú Xuân Sắc ( chú là bạn của ba tôi), vào thăm tôi và là Trưởng Phòng biên tập hội Văn Nghê tỉnh. Anh Hùng nhiều lần bảo tôi xin làm báo, tôi chỉ cười. Thật tình, lúc đó tôi đã không có hứng thú bon chen và bằng lòng với cuộc sống ruộng vườn, dù còn rất chật vật, khó khăn. Thế rồi, một buổi chiều, anh Tấn Hùng chỡ chú hai Xuân Sắc vào thăm tôi. chúng tôi ra quán cà phê. Anh Tấn Hùng đưa cho tôi quyết định của Báo Tây ninh và bảo : anh Sáu ký quyết định nhận mày rồi nè. Tôi dường như không tin bởi tôi không làm đơn xin việc và tôi đã từng nghĩ với cái lý lịch có anh ruột đang ở Mỹ thì khó mà vào được cơ quan ngôn luận của Đảng.( tôi vào hội văn nghệ cũng đã khó khăn dù lãnh đạo hội lúc đó là bạn bẻ thân thiết với ba tôi. Nếu tôi không chứng tỏ năng lực bằng những truyện ngắn thì có lẽ tôi cũng đã không được chấp nhập), Tôi cầm quyết định đọc và càng ngạc nhiên hơn khi quyết định lương khởi điểm của tôi là 290 ( mức lương khá là cao vào năm -1989- chỉ kém lương trưởng phó phòng 2 bậc)
Chú Xuân Sắc cũng bảo tôi đi làm vì vợ tôi cũng đã sắp sanh. Tôi phân vân nên bảo để suy nghĩ lại đã có nên đi làm không, Từ nhỏ, tôi là một đứa nhỏ kỳ cục và tôi biết điều đó.Làm việc ở báo đảng càng khó hơn cho tôi .
Anh Tấn Hùng bảo : thì mày cứ suy nghĩ nhưng mày nên ra gặp anh Sáu. Ảnh cũng muốn gặp mày trao đổi.
Tối về, tôi đưa quyết định cho vợ tôi xem. Tôi nhận ra sự vui mừng thể hiện trong ánh mắt của vợ tôi, dù vẫn bảo : tùy anh quyết định. Thời gian sáu tháng, chúng tôi chỉ sống nhờ vào đồng lương nhân viên kế toán của vợ tôi.
Vậy là hôm sau tôi về nhà, đến chiều thì tôi đến báo Tây ninh. Lúc đó, cũng đã hơn 4 giờ, bởi tôi không muốn đến trong giờ làm việc.
Tôi gặp chú ngay bậc thềm cửa vào báo. Vừa gật đầu chào, chú đã cười vui vẻ và bảo : " VỢ MÀY CHỪNG NÀO SANH ?".. Câu hỏi của chú đã khiến tôi sững người và câu hỏi ấy đã đưa tôi đến với nghề báo và theo tôi trọn cuộc đời.Tôi kính trọng và yêu quý chú từ ngay cái buổi đầu tiên được xem là "làm việc" giữa tôi và chú. Chú bảo tôi vào phòng chú. Câu chuyện trao đổi giữa ngắn ngủi tôi và chú chỉ xoay quanh những lời hỏi thăm của chú về cuộc sống của tôi. kết thúc dăm phút trò chuyện, chú bảo: Cứ thu xếp ổn thỏa chuyện nhà, vợ sanh rồi vào làm nhưng lương thì chính tức lãnh từ bây giờ". Vơ tôi còn hơn hai tháng nữa mới sanh. Rồi chúng đưa tôi ra giới thiệu với phòng hành chánh. lúc đó- anh Hiểu là trưởng phòng và dặn lo tính lương cho tôi theo quyết định.
Tôi không đợi vợ tôi sanh, tuần sau tôi ra làm và được phân về tờ Tây ninh chủ nhật do anh Phương Vũ phụ trách. Chú đi liên xô 3 tháng. Tôi viết mảng văn hóa xã hội nhưng làm việc với anh Phương Vũ lúc đó không hợp lắm nên chỉ khoảng 2 tháng tôi bỏ sang làm tờ Tây ninh Thứ năm do anh Hà Thế Mạnh- phó tổng biên tập phụ trách và anh Tấn Hùng thì làm biên tập.Ngày đó, phòng viên rất ít, Tổng số nhân viên Tòa soạn chỉ có 24 người và bộ phận phóng viên chỉ có 8 người viết chính.Rồi chú về, Biết việc tôi tự ý bỏ sang tờ Thứ năm làm Chú cũng không nói gì.
Việc phân ra 2 nhóm chịu trách nhiệm 2 tờ báo không tránh khỏi mâu thuẫn nội bộ. Chú không hề hỏi tôi lý do vì sao tôi bỏ tờ chủ nhật( sau này tôi mới hiểu chẳng qua chú rất hiểu tính cách từng nhân viên của mình). Chú quyết định đưa tôi vào biên chế chính thức và nâng bậc lương lên 305- tương đương mức lương phó phòng ở các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Tôi vào làm báo ngay thời điểm " đổi mới báo chí". Báo như sống lại và chúng tôi lao vào viết bài chống tiêu cực rất hăng hái. Tỉnh lúc đó cũng đưa ra xét xử các vụ án điểm. Trong đó có vụ Sáu Lễ- Phó đốc sở giao thông. Anh Phương Vũ phụ trách theo vụ này. Sáu Lễ đã nhanh chóng bắt quan hệ với báo qua anh Phương Vũ và món quà đầu tiên ra mắt là chiếc máy quay phim cùng lời hứa hẹn đầu tư một salon cho bộ phận nhiếp ảnh của báo. Lúc đó, chúng tôi làm báo kinh phí rất khó khăn vì Chú Sáu tuy là tổng biên tập báo nhưng không là thường vụ Tỉnh ủy và cũng không được lòng thường vụ. Tờ Tây ninh chủ nhật có được là nhờ vào kinh phí của Tư nhân. kinh phí của tờ Thứ Năm thì gần như không có ,dù đó là tờ chính thống, Chuyện xì xào trong giới phóng viên, đẩy mâu thuẫn nội bộ lên cao trào. Chú sáu quyết định tổ chức cuộc họp giải quyết mâu thuẫn nội bộ, Trong cuộc họp tôi đã thẳng thắn nói huỵch toẹt mọi vấn đề,, trong đó đặt cả vấn đề. Chú bao che cho anh Phương Vũ trong việc nhận máy quay phim của Sáu Lễ. Chú đã thực sự nổi nóng vì tôi công kích nên không kiềm được bảo thẳng tôi : nếu cảm thấy không làm việc được ở Báo thì cứ xin chuyển công tác. Tôi chỉ bảo : cháu đã nói rồi thì không chuyển đi đâu cả. Những điều cháu nói đều không phải vì lợi ích của cá nhân cháu".
Vài ngày sau, chú xuống nhà tôi. Chú cháu nói chuyện với nhau và tôi thật sự bất ngờ khi CHÚ NGÕ LỜI XIN LỖI tôi vì hôm họp chú đã quá nóng. Chú bảo tôi an tâm làm việc trở lại bình thường.
Tôi viết loạt bài xoay quanh vụ tiêu cực ở Sở Y Tế kéo dài nhiều năm và trọng tâm là vụ cơ sở nắn bó gãy xương của ông Huỳnh Thúc Sỹ khiến Sở y tế đình chỉ hoạt động của cơ sở ngay thời điểm con rể ông Tư Cẩn- bí thư tỉnh ủy lúc bấy giờ nằm bó gãy xương ở đây. Con rể ông Cẩn nhà ở tận Vĩnh Long nên khi cơ sở đóng cửa ông cẩn đành phải đưa về tỉnh ủy năm và mỗi ngày ông Sỹ phải vào chăm sóc thay băng( kiểu bó xương Đau Nam Trị Bắc nên phải thường xuyên thay thuốc). Cũng đúng lúc thường vụ họp mở rộng. cho phép các cơ quan báo chí tham dự để giải quyết vụ tiêu cực tồn động ở Sở y tế . Anh Hà thế Mạnh và tôi được cử đi tham dự vì tôi là người trực tiếp viết bài theo dõi vụ việc.
Sau khi Ban kiểm tra Đảng công bố kết luận, cuộc họp kéo ra vài tiếng. Đến lúc Bí thư tỉnh kết luận, khi đề cập đến báo chí ông thực sự lớn tiến phê phán : BÁO TÂY NINH VI PHẠM NGUYÊN TẮC CỦA ĐẢNG KHI SỰ VIỆC CHƯA ĐƯỢC BAN KIỂM TRA ĐẢNG KẾT LUẬN ĐÃ ĐƯA RA CÔNG KHAI". Ông đặc biệt nhấn mạnh " kỷ luật người viết bài và ban Biên tập báo Tây ninh. Sau khi phán quyết, ông hỏi báo chí có ý kiến gì nữa không và tôi đã xin phát biểu, được ông đồng ý. Tôi chỉ xin ý kiến : Bí thư kết luận Báo tây ninh vi phạm nguyên tắc đảng, vậy xin Bí thư cho chúng tôi một lời khuyên trước sự việc xảy ra giữa sức khỏe, tính mạng của người dân và nguyên tắc Đảng người làm báo chọn cái nào ?" . Câu hỏi của tôi đã khiến ông không thể đưa ra câu trả lời, thế là ông đập bàn, lớn tiếng phán " kỷ luật người viết và người cho đăng loạt bài" ( Ông Huỳnh Thúc Sỹ trong quá trình hành nghề đã gây ra 4 cái chết và 27 trường hợp bệnh nhân phải cưa tay, chân do nhiễm trùng huyết ). Thế rồi ông bỏ đi trước sự ngỡ ngàng của Ban thường vụ Tỉnh Ủy. Tôi đã ôm chồng tài liệu vài ký liệng lên mặt bàn, khiến chú Năm Lùn - giám đốc Sở Công An ngồi phía sau phải níu áo tôi, bảo " Ngồi xuống cháu, đừng có nóng". Cuộc họp kết thúc bất ngờ, mọi người tản ra về như ong vỡ tổ.
Tỉnh ủy cách Tòa soạn chỉ khoảng 500m, tin tôi đập bàn với bí thư tỉnh ủy đã loan về ngay. Tôi về, chú Sáu đã đứng ngoài sân, thấy tôi chú đã tủm tĩm cười rồi bảo: " mày quậy gì bên Tỉnh ủy vậy?".Tôi cười đáp : cháu chỉ xin ổng một lời khuyên thôi ổng đã đập bàn bỏ đi rồi".
Sau đó, chú không hề hỏi tôi một lần nào nữa chuyện xảy ra. Hẳn nhiên, tin đồn loan truyền chuyện " đập bàn" với Bí Thư tỉnh ủy lan đi khắp nơi và tôi lẵng lặng chờ đợi xem tôi sẽ bị kỷ luật thế nào. Sau này, tôi mới nghe anh em công an kể lại là ông bỏ ra gọi mấy anh công an bảo vệ tỉnh ủy vào bắt tôi. Cũng may họ đã không thực hiện.
Bản án vẫn treo trên đầu tôi. Một chuyến đi công tác cùng xe với Ông Năm Thành- Trưởng ban tuyên giáo Tỉnh- ông Thành đã hỏi Chú Sáu đã cho tôi nghỉ việc chưa. Chú trả lời : nó có vi phạm gì mà cho nghỉ. mấy anh muốn thì mấy anh ký quyết định tôi cho nó nghỉ. Dững đi cùng, về kể lại với tôi mà cười thích thú.
Cũng trong thời gian này, trong cuộc họp báo, Tổng bí thư Nguyễn văn Linh đã phê phán trang bìa một Tờ báo Tây ninh chủ nhật trước hội nghị mà theo ông là khiếm nhã, mất quan điểm tờ báo Đảng.
Sự kiện này như một giọt nước tràn ly để Tỉnh Ủy kỷ luật Ban biên tập báo, mà chủ yếu là Chú Sáu Tâm( Báo có một số sai phạm ở bộ phận phát hành, và quan hệ cá nhân ngoài luồng của anh Mạnh và anh đã nhận kỷ luật, bị cách chức phó Tổng biên tập điều về Ban tuyên giáo chờ phân công).
Một hôm, Chú gọi tôi vào phòng của chú, do dự một lúc chú mới bảo : Mấy chả làm căn quá, buộc phải cho mày nghỉ nên giờ tao tính sắp xềp cho mày qua bên Sở văn hóa làm thời gian đợi yên rồi về." Tôi trả lời : Cháu nghỉ thôi. Chú đừng bận tâm. Chú thở ra, rồi bảo tôi : Nếu tao cho mày nghĩ thì nhận kỷ luật khiển trách, còn giữ mày thì mức cảnh cáo.
Tôi cười bảo: chú biết rồi, làm báo hay không làm báo với cháu đâu quan trọng. Cháu xin nghỉ. Chú nói : Mày không nghỉ được. Tạm thời mày đi chơi đi, để tao tính".
Sau vụ, phát biểu của tôi về vụ Sáu Lễ, chú và tôi hoàn toàn xóa bỏ mọi rào cản , quan hệ trở nên thân thiết. Tôi về Sài Gòn, rồi ghé Thông tấn xã Việt nam. Lúc đó, anh Đình Khuyến -phụ trách. Tôi biết anh cũng từ vụ Tiêu cực của Sở y tế mà Thông Tấn Xã Tây ninh do anh Dũng phụ trách vướng vào và bị Ông Hùnh Thúc Sỹ phát đơn kiện tờ Tuần Tin Tức khi đăng bài về cơ sở của ông. Anh dũng đã nhờ Báo Tây ninh hỗ trợ và Chú sáu đã cử tôi tham gia điều tra.
Anh Khuyến hỏi thăm tôi tình hình, tôi kể anh nghe mọi chuyện. Anh bảo tôi : về làm với anh đi. Tôi cứ tưởng anh đùa. Anh lấy giấy bút đưa tôi rồi bảo tôi làm đơn xin chuyển về thông tấn xã Việt nam. Anh thấy tôi chưa chịu viết, anh bảo: Em về đây anh đưa em đi đào tạo luôn. Thấy anh nhiệt tình vậy, tôi cũng viết đơn. Tôi viết xong anh ký và đóng mộc kèm theo lời đề nghị báo Tây ninh cho tôi thuyên chuyển.
Tôi về, vài ngày sau, tôi mới đưa cho chú Sáu. Chú cầm đọc xong rồi không nói gì cả, mà bỏ vào phòng. Lát sau, chú ra bảo tôi : MÀY Ở LẠI TAO CHẾT MÀY CHẾT"..Vậy là tôi ở lại báo và tôi chưa bao giờ hỏi về kỹ luật của chú nhưng chúng tôi đều biết chú bị kỷ luật cảnh cáo. Sau này, nhiều lúc đùa tôi đổ bảo tại chú không cho tôi đi. Chú cười bảo: Cho mày đi như trao cho mày thêm đôi cánh mày quậy càng dữ. Giữ mày ở lại quản mày được."Thật ra, chú không muốn mất một phóng viên. Sau này, chú tạo rất nhiều điều kiện cho tôi, thậm chí buộc tôi phải học xong đại học báo chí và cơ quan sẳn sàng chi trả để tôi học chính qui (Lớp tại chức tôi học bữa đực bữa cái và đến năm cuối thì bỏ hẳn).lúc tôi xin nghỉ hẳn, gần 6 tháng sau chú mới đồng ý ký đơn xin nghỉ việc cho tôi khi tôi nói : Chú về hưu cháu ở được hay sao, giờ nghỉ trước còn có chế độ".
Chuyện gia đình của tôi dạo đó cũng lắm rắc rối. chú cứ như người cha ở bên tôi. Có lần, tôi buồn chuyện gia đình bỏ đi, chú xuống nhà hỏi vợ tôi vào vào tận nơi tôi chơi. Thấy chú tôi lạnh cả ót, khi chú vừa cười vừa kéo ghế ngồi xem tôi đánh Đômino ( chỗ anh em làm xưởng gạch bông đều quen biết chú) . Chú bảo : chơi đã chưa.Vợ mày nói ba ngày mày chưa về nhà. Sự tận tụy của chú đối với nhân viên của mình khó ai có thể quên được.
Nói đến cái tình, cái nghĩa mà chú Sáu Tâm đối với các nhân viên của mình thì nhiều lắm và hẳn ở mỗi người chúng tôi đều có những câu chuyện để kể .Với tôi, chú như một người cha thứ hai.Người duy nhất có thể khiến tôi chấp nhận phục vụ và là người mà tôi có thể giải bày tất cả.
Đối với nghề báo, chú cũng đã cho chúng tôi rất nhiều. Những điều mà tôi luôn tâm đắc.Chú thường nhấn mạnh : làm báo khác với viết báo. Nhà báo là những người làm báo giỏi chứ không chỉ là người viết báo giỏi.Làm báo là làm theo luật và người làm báo giỏi là người biết LÁCH LUẬT. Luật chính là phong tục tập quán và đạo đức xã hội được qui chuẩn. Vì vậy, người làm báo cần phải rèn luyện để có một TRÁI TIM NÓNG VÀ CÁI ĐẦU LẠNH.
Thời kỳ chú làm Tổng biên tập, báo Tây ninh gần như thoát khỏi sự kiểm soát và lệ thuộc vào Tỉnh Ủy và chú đã đưa Báo Tây ninh trở thành một tờ báo tỉnh vững mạnh, có số phát hành khá cao so với các báo tỉnh khác.Đôi khi, số phát hành lên đến 7000 - 10000/ kỳ báo. Việc tuyển dụng người của chú vào thời kỳ đó quả là "đặc biệt". Phần lớn phóng viên đều có lý lịch được gọi là " xấu" như ; bản thân từng là lính ngụy,có thân nhân nước ngoài, con cháu chức sắc tôn giáo... Chú chỉ có một tiêu chuẩn cơ bản để chọn người là : Khả năng viết báo, làm báo và bản chất đạo đức tốt và điều đó được khẳng định qua bài báo. Lấy cái Tâm mà làm báo, lấy cái Đức mà viết báo. Nguyễn Đức Tâm cũng là bút danh của chú. tên thật của chú là Nguyễn Thái Bồng. Và những người làm báo của chúng tôi ngày ấy, dù còn có nhiều thiếu sót nhưng đã thực sự lấy Tâm để làm báo và lấy cái Đức để viết báo.
Đối với các phóng viên, chú luôn tự tin đặt niềm tin vào, nếu có sai phạm xãy ra thì xử lý. CÓ LÀM THÌ PHẢI CÓ SAI, SAI THÌ PHẢI SỬA.
Trong vụ HUỲNH THÚC SỸ , tôi đã vi phạm nguyên tắc làm báo nghiêm trọng khi đưa một tin "bịa đặt" và cũng không thông qua phòng biên tập( dạo đó tôi làm luôn Ma-két của tờ Thứ Năm nên chen luôn một tin ngắn vào). Sở y Tế đã làm ngay văn bản kiện Báo.Chú nổi nóng dần cho tôi một trận nhưng lại thản nhiên giao cho tôi xử lý. Khi tôi viết bài đính chính báo vừa ra, hôm sau Sở Y tế đã phải đình chỉ cơ sở của ông Sỹ. Khi tôi báo tìn này cho chú.Chú nhìn tôi rồi tủm tỉm cười nói: mày gặp may đó! Đối với Tổng biên tập khác việc tôi làm hẳn đã khiến tôi bị Kỹ luật, thậm chí mất việc mà chưa kịp nhìn thấy hiệu quả của nó. và chỉ có chú mới có thể chấp nhận cái" kiểu làm báo" của tôi. Trong vụ ông Huỳnh Thúc sỹ có sự bao che hết sức rõ ràng từ phía Sở y tế. việc hành nghề sai sót của ông đã được Bệnh viện đa khoa tỉnh đúc kết và kết luận khá rất rõ : 4 trường hợp tử vong và 27 trường hợp bệnh nhân phải cưa tay, cưa chân,để lại di chứng do nhiễm trùng huyết gây ra từ việc nắn bó gãy xương của ông Sỹ. Dù báo chí địa phương, trung ương đã công khai nhưng cơ sở của ông vẫn thản nhiên hoạt động thu lợi.Tôi đã đưa một tin ngắn là Sở y tế tiếp tục cấp giấy phép hành nghề cho cơ sỡ ông Sỹ trong đợt xét cấp phép mới. Sở y tế đã làm văn bản khẳng định sự " bịa đặt" của Báo và cũng tự khẳng định CƠ SỞ CỦA ÔNG SỸ HIỆN ĐANG HOẠT ĐỘNG KHÔNG GIẤY PHÉP HÀNH NGHÊ. Hẳn nhiên, Sở y tế phải đóng cửa từ bài viết đính chính xin lỗi của tôi.Có lẽ, đúng như chú nói Tôi cũng gặp may và cái gặp may đó có phần được là nhờ NIỀM TIN của chú đặt vào Phóng viên
Một lần, tôi viết một truyện ngắn Pho Tượng Vọng Phu nhiều tầng nghĩa. Khi báo ra, thấy tôi đọc lại truyện, chú bảo : " Mày viết gì mà tao đọc không hiểu lắm". Tôi đùa: Vậy sao chú duyệt đăng. Chú cười nói : mày thì tao không tin lắm nhưng tao tin con Hương.( Lúc đó chị Thu Hương phụ trách biên tập văn hóa văn nghệ).Tôi giải thích, tôi lắng nghe và gật gù; ừ, để tao đọc lại lần nữa.
Lúc trà dư tửu hậu, chú không ngại phải thừa nhận yếu kém của mình. Chú bảo, bây giờ thì " thời bây giờ có thể kiến thức tao không bằng tụi bây...". Đó là lời thật lòng nhưng nếu may mắn đọc được luận văn tốt nghiệp cao cấp chính trị của chú với đề tài "Đổi mới Báo chí" hẳn sẽ phải cúi đầu kính nể tầm hiểu biết sâu rộng của chú. Chú chẳng giấu diếm việc chú chỉ học văn hóa đến lớp 9.
Ngày nhỏ nhà nghèo vừa đi học, vừa bán bánh cam. một hôm bị một thằng lính ngụy ăn bánh cam không trả tiền còn đá đít. Vậy là chú vào rừng, tham gia Mặt trận giải phóng miền nam Việt nam. Chú dân An Hòa- Trảng bàng, một trong cái nôi Cách mạng miền nam.
Cái thời " đổi mới báo chí" đi qua nhanh chóng,Đảng có chủ trương sắp xếp , ổn định và thắt chặt sự quản lý đối với báo chí, hàng loạt tổng biên tập các báo bị kỷ luật, thuyên chuyển, tôi nhận ra mình không thể làm báo được nữa.Nhiều vụ tiêu cực được báo chí phanh phui gần như là bị nhấn chìm. Chú đã cố tìm mọi cách động viên anh em phóng viên chúng tôi tiếp tục chống tiêu cực nhưng rõ là cái hào khí ngày nào đã tắt. Lắm lúc, ngồi với chúng tôi, chú nhắc nhở : BÁO CHÍ KHÔNG ĐẤU TRANH THÌ ĐÂU CÒN LÀ BÁO CHÍ.
Luận văn của chú thể hiện rất rõ tiêu chí làm báo của chú : ĐẤU TRANH CHO CÔNG BẰNG VÀ BÁC ÁI. Điều đó, cũng giải thích vì sao hơn 10 năm, chi bộ Đảng báo Tây ninh không hề phát triển thêm Đảng viên và được mọi người gọi đùa là " Chi bộ đực".
Rất nhiều và rất nhiều điều chú đã để lại trong lòng những anh chị em làm báo, trong phạm vi bài viết này tôi chỉ đề cập đến những sự liên liên quan trực tiếp với bản thân tôi và chú. Với tôi, quãng thời gian mười mấy năm làm việc với Chú là quãng đời tôi cảm thấy được sống có ý nghĩa nhất và tôi tin những đồng nghiệp của tôi hẳn cũng vậy.
Chú đã cho chúng tôi cái dũng khí làm báo, cái dũng khí làm người và đó cũng là chữ DŨNG CỦA THÁNH NHÂN vậy. chú đã đem lại chúng tôi quyền được tự hào về nghề nghiệp của mình và bản thân chú cũng đã không dấu niềm tự hào với đội ngũ phóng viên của chú. Một lần, trong lúc trò chuyện với anh Sáu Tiến- chủ tịch UBND tỉnh bấy giờ, chú nửa đùa nửa thật bảo ; LÀM CHỦ TỊCH NHƯ MẤY ANH THÌ LÍNH TUI ĐƯA NÀO LÀM CHẢ ĐƯỢC.
Chú là vậy, không ngại nói thẳng, nói thật .
Tôi nghỉ được năm, thì chú cũng được đề nghị hưu sớm một năm. Rồi qua làm chủ tịch Hội nhà báo. Tôi hoàn toàn bỏ hẳn nghề làm báo, chuyển sang kinh doanh. Có dịp, chú lại gọi chúng tôi về nhà chú nhậu. Tuy tôi không còn tham gia làm báo, nhưng thỉnh thoảng chú vẫn vào thăm tôi.
Chú bị tai nạn giao thông và mất. Sáng hôm đó, chú ghé Anh Đức ( tiệm điện Ánh Sáng) mua vài vật dụng đồ điện rồi rũ anh Đức vào chỗ tôi nhậu. Anh Đức lu bu bán hàng, chú ngồi chờ không được nên về. Trên đường về chú đã bị tai nạn.
Ngày giỗ chú đúng vào ngày giỗ Tổ Hùng Vương nhưng bao năm nay tôi chưa bao giờ về đám giỗ chú. Với tôi, chú vẫn sống. Chẳng qua, chú đã đi chơi xa mà thôi.
Tôi không dùng chữ "TƯỞNG NHỚ" làm tiêu đề bài viết này là vậy. TỔNG BIÊ N TẬP BÁO NGUYỄN ĐỨC TÂM- MỘT NGƯỜI ĐÃ SỐNG VÀ LÀM VIỆC ĐÚNG NHƯ BÚT DANH CỦA MÌNH
Tôi kể lại những điều này, không phải là để ca ngợi chú bởi với chú điều đó thật vô nghĩa. Tôi chỉ hy vọng rằng những người còn làm báo ở Tây ninh hiện nay đọc và suy ngẫm, rút ra được một vài điều bổ ích cho cái "NGHỀ LÀM BÁO",
Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015
Vĩnh biệt nhà văn Trang Thế Hy
PĐTT : Chú đã ra đi.Người đã cho tôi nguồn cảm hứng để cầm bút. Truyện ngắn đầu tiên tôi viết ' hai mùa mưa" đã lấy cảm hứng khi đọc tác phẩm " Mưa ấm " của chú.- Khi đó tôi vừa bước sang tuổi 20. Khi tôi viết truyện " Ông già đổ rác", gửi đến chú, chú đọc và cho đăng trên VN TP. Hồ Chí Minh. Gặp tôi, chú chỉ nói ngắn gọn" Viết có nét lắm". Rồi tôi về Sg làm báo, tôi viết truyện ngắn, chú đều cho đăng. Truyện " Lá thư của một tử tù"( sau này tôi đổi lại là " nấm mồ" )khi đọc truyện này chú bảo tôi : " truyện có vấn đề". Rồi liên tiếp chỉ trong 1 tháng, tôi đăng luôn 4 truyện ( Báo lúc đó ra tuần số) khiến Bùi Chí Vinh phải thốt lên là tôi được " cây đa , cây đề" nâng đỡ. Tôi không viết nữa.
Khi tập truyện ngắn " Tiếng Khóc và Tiếng hát" của chú được Hội nhà văn việt nam trao giải, chú đã ký gửi tặng tôi qua bưu điện. Khi nhận tập truyện, với dòng chữ ký tặng của chú, tôi thầm hiểu một lời nhắc nhỡ, động viên tôi hãy tiếp tục sáng tác.
Rồi năm 2000 tôi viết truyện ngắn " chiếc nhẫn đá" dư thi cuộc Thi truyện ngắn lần đầu tiên của báo Văn Nghệ trẻ. truyện không được giải nhưng được chọn in trong tuyển tập " 20 truyện ngắn hay" của cuộc thi. Tôi viết, chỉ để thử sức mình.
NHÀ VĂN TRANG THẾ HY
Nhà văn Trang Thế Hy tên thật là Võ Trọng Cảnh, sinh ngày 29 tháng 10 năm 1924, quê quán ở Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, làm cán bộ văn hoá thông tin, tuyên huấn; từng bị địch bắt giam năm 1962.
Sau ngày đất nước thống nhất, ông về sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh hơn 15 năm, về hưu năm 1992, rồi “đi chỗ khác chơi” - ẩn cư tại quê hương Bến Tre.
Nhà văn Trang Thế Hy còn có các bút danh khác: Phạm Võ, Văn Phụng Mỹ, Triều Phong, Vũ Ái, Văn, Minh Phẩm. Ông là một trong những nhà văn đương đại hàng đầu của văn chương Nam Bộ nửa sau thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI.
Ông từng là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; và hiện là Chủ tịch danh dự Hội Văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre.
Nhà văn Trang Thế Hy đã từ trần vào lúc 0g50 ngày 08.12.2015 tại Bến Tre và được an táng tại quê nhà.
Tác phẩm đã xuất bản:
- Nắng đẹp miền quê ngoại (truyện ngắn, 1964)
- Mưa ấm (tập truyện ngắn, 1981)
- Người yêu và mùa thu (truyện ngắn, 1981)
- Vết thương thứ mười ba (tập truyện, 1989)
- Tiếng khóc và tiếng hát (truyện ngắn, 1993)
- Nợ nước mắt và những truyện ngắn khác (tập truyện ngắn, 2000)...
- Đắng và ngọt (tập thơ, 2009)
Giải thưởng văn học:
- Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu của Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam (1960-1965) cho truyện ngắn Anh Thơm Râu Rồng.
- Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994 với tập truyện Tiếng khóc và tiếng hát.
- Tặng thưởng loại A của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2001cho tập truyện Nợ nước mắt...
Quan niệm văn học:
- “Tôi nghe đó (từ câu chuyện của chị bán thuốc lá) là lời răn dạy rất nghiêm có giá trị thức tỉnh cao của một hiện thực đau buồn nhắc nhở người cầm bút đừng bao giờ đánh mất cái điểm tựa đáng tin cậy của mình là nỗi đau khổ lớn của số đông thầm lặng”.
TÁC PHẨM TRÊN NVTPHCM:
>> Mỹ Thơ - truyện ngắn
>> Xứ xa và xứ mơ - truyện ngắn
>> Giả đò yêu - truyện ngắn
>> Nguồn cảm mới - truyện ngắn
>> Quán bên đường - thơ phổ nhạc
VIẾT VỀ TRANG THẾ HY:
>> Tấm lòng của một "người hiền Nam bộ"
>> Bên trời thêm một người sang
>> Trang Thế Hy ra đi trong tiếng lá dừa rơi
>> Chuyến tàu vét đời người
>> Ông "Tư Sâm" Trang Thế Hy về trời rồi
>> Đại thụ toả bóng làng văn
>> Trang Thế Hy không nhắm mắt, quay lưng...
>> Một lần ghé quán bên đường...
>> Bài thơ cuộc đời
>> Bình thản hồn nhiên
>> Trang Thế Hy giữa đắng và ngọt
>> Hạnh phúc của ngôi sao buồn
>> "Vàng mười" của văn học Nam Bộ
>> Trang Thế Hy gió đưa gió đẩy
>> Cổ thụ của văn học Nam Bộ
>> Ngày thường với nhà văn Trang Thế Hy
>> Trang Thế Hy ẩn sĩ vườn dừa
ẢNH TƯ LIỆU CỦA TRANG THẾ HY:
Nhà văn Trang Thế Hy
Hai nhà văn Trang Thế Hy và Nguyễn Quang Sáng
dự đám giỗ nhà văn Sơn Nam năm 2012
Khi tập truyện ngắn " Tiếng Khóc và Tiếng hát" của chú được Hội nhà văn việt nam trao giải, chú đã ký gửi tặng tôi qua bưu điện. Khi nhận tập truyện, với dòng chữ ký tặng của chú, tôi thầm hiểu một lời nhắc nhỡ, động viên tôi hãy tiếp tục sáng tác.
Rồi năm 2000 tôi viết truyện ngắn " chiếc nhẫn đá" dư thi cuộc Thi truyện ngắn lần đầu tiên của báo Văn Nghệ trẻ. truyện không được giải nhưng được chọn in trong tuyển tập " 20 truyện ngắn hay" của cuộc thi. Tôi viết, chỉ để thử sức mình.
Ngày nhỏ tôi vẫn thường ngâm nga bài thơ Ba tôi viết tặng chú, khi chú ra Bắc tập kết :
Tay bút run run lòng bỡ ngỡ
Đề thơ tâm sự gửi người xa
Không tiếng trúc đưa người chí cả
ngậm ngùi ta hát tặng bài ca
" Tráng sĩ hề Tráng sĩ
Ra đi hề xông pha
Cứu non non hề cơn loạn lạc
đem phong ba hề chống phong ba..."
Bài thơ rất dài, sau ngày ba tôi mất ( 1986) , tôi đem bài thơ này với bút tích của ba tôi trao cho chú. Chú không đọc ngay mà xếp lại bỏ vào túi, bảo với tôi " Ba cháu đi nhẹ nhành chứ !". Tôi gật đầu. kể với chú : Chiều đó Ba đang nằm võng đọc sách rồi lên cơn suyễn, rời võng vào nhà lấy thuốc chưa kịp uống đã đi".
Chú bảo : " bệnh suyễn của ba cháu do bị tra tấn mà có". Rồi chú không nói thêm gì nữa cả. Chú vốn là người ít nói.
Thời gian trôi qua, Tôi biết chú đã về Bến tre. Tôi chưa lần đến thăm chú nhưng tôi vẫn thường tìm đọc các tác phẩm của chú. Hôm nay, lên mạng, mới biết tin chú mất.
Chỉ biết thắp nén nhang tâm tưởng đưa ngưới " cỡi hạc quy tiên"
NHÀ VĂN TRANG THẾ HY
Nhà văn Trang Thế Hy tên thật là Võ Trọng Cảnh, sinh ngày 29 tháng 10 năm 1924, quê quán ở Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, làm cán bộ văn hoá thông tin, tuyên huấn; từng bị địch bắt giam năm 1962.
Sau ngày đất nước thống nhất, ông về sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh hơn 15 năm, về hưu năm 1992, rồi “đi chỗ khác chơi” - ẩn cư tại quê hương Bến Tre.
Nhà văn Trang Thế Hy còn có các bút danh khác: Phạm Võ, Văn Phụng Mỹ, Triều Phong, Vũ Ái, Văn, Minh Phẩm. Ông là một trong những nhà văn đương đại hàng đầu của văn chương Nam Bộ nửa sau thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI.
Ông từng là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; và hiện là Chủ tịch danh dự Hội Văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre.
Nhà văn Trang Thế Hy đã từ trần vào lúc 0g50 ngày 08.12.2015 tại Bến Tre và được an táng tại quê nhà.
Tác phẩm đã xuất bản:
- Nắng đẹp miền quê ngoại (truyện ngắn, 1964)
- Mưa ấm (tập truyện ngắn, 1981)
- Người yêu và mùa thu (truyện ngắn, 1981)
- Vết thương thứ mười ba (tập truyện, 1989)
- Tiếng khóc và tiếng hát (truyện ngắn, 1993)
- Nợ nước mắt và những truyện ngắn khác (tập truyện ngắn, 2000)...
- Đắng và ngọt (tập thơ, 2009)
Giải thưởng văn học:
- Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu của Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam (1960-1965) cho truyện ngắn Anh Thơm Râu Rồng.
- Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994 với tập truyện Tiếng khóc và tiếng hát.
- Tặng thưởng loại A của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2001cho tập truyện Nợ nước mắt...
Quan niệm văn học:
- “Tôi nghe đó (từ câu chuyện của chị bán thuốc lá) là lời răn dạy rất nghiêm có giá trị thức tỉnh cao của một hiện thực đau buồn nhắc nhở người cầm bút đừng bao giờ đánh mất cái điểm tựa đáng tin cậy của mình là nỗi đau khổ lớn của số đông thầm lặng”.
TÁC PHẨM TRÊN NVTPHCM:
>> Mỹ Thơ - truyện ngắn
>> Xứ xa và xứ mơ - truyện ngắn
>> Giả đò yêu - truyện ngắn
>> Nguồn cảm mới - truyện ngắn
>> Quán bên đường - thơ phổ nhạc
VIẾT VỀ TRANG THẾ HY:
>> Tấm lòng của một "người hiền Nam bộ"
>> Bên trời thêm một người sang
>> Trang Thế Hy ra đi trong tiếng lá dừa rơi
>> Chuyến tàu vét đời người
>> Ông "Tư Sâm" Trang Thế Hy về trời rồi
>> Đại thụ toả bóng làng văn
>> Trang Thế Hy không nhắm mắt, quay lưng...
>> Một lần ghé quán bên đường...
>> Bài thơ cuộc đời
>> Bình thản hồn nhiên
>> Trang Thế Hy giữa đắng và ngọt
>> Hạnh phúc của ngôi sao buồn
>> "Vàng mười" của văn học Nam Bộ
>> Trang Thế Hy gió đưa gió đẩy
>> Cổ thụ của văn học Nam Bộ
>> Ngày thường với nhà văn Trang Thế Hy
>> Trang Thế Hy ẩn sĩ vườn dừa
ẢNH TƯ LIỆU CỦA TRANG THẾ HY:
Nhà văn Trang Thế Hy
Hai nhà văn Trang Thế Hy và Nguyễn Quang Sáng
dự đám giỗ nhà văn Sơn Nam năm 2012
Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015
Ngày tháng yên bình
" ...Tôi thực sự có quãng thời gian sống yên bình và hạnh phúc tuy ngắn ngủi và nó đã mất đi khi tôi tiếp tục dấn thân..."
Từ nhỏ, tôi đã thể hiện là một đứa bé thông minh, độc lập và năng động. Tôi có thể một mình vui vẻ chơi với những đồ chơi của mình mà không cần một đứa trẻ nào. Sự thông minh và năng động của tôi cũng được thể hiện trong suốt quá trình học tập ở nhà trường. Tôi luôn là học sinh xuất sắc và là tâm điểm của lớp tôi. Thế nhưng, chỉ đến năm lớp 11 tôi đã sớm nhận ra sự sự ảo tưởng, phù du của danh lợi và sớm trở thành một kẻ- mà bạn bè tôi từng bảo : yếm thế.
Ba tôi mất, cũng là lần đầu tiên trong đời tôi cảm nhận được sự ân hận : tôi đã phụ lòng kỳ vọng của ông dành cho tôi. Ở tuổi 24, với mọi người có lẽ là quá trẻ nhưng tôi luôn cảm giác một sự sống thừa thải ở tôi. Sự ra đi của ba tôi cùng với lòng ân hận đã đưa tôi đến với nghề cầm bút, cho dù lúc đó tôi không có mấy hứng thú với văn chương. Tôi từ bỏ công việc hiện có của mình, cùng mối tình đầu sâu đâm nhưng oan trái chỉ vì ý thức gia cấp nặng nề của gia đình người tôi yêu thương. Tôi viết truyện ngắn đầu tay " Hai mùa mưa" và được đăng ngay trên tạp chí của Hội văn học -nghệ thuật tỉnh. Rồi truyện ngắn thứ hai " Cảm ơn hoa hồng"...gây được sự chú ý và đến truyện ngắn thứ 3 : Niềm vui của Trọc xù, tôi đã chính thức vào làm biên tập viên bộ môn Văn học của Hội. Và tôi đã quyết định cưới vợ hy vọng tạo cho mình thêm động lực dấn thân vào con đường văn chương, tạo lập danh tiếng duy trì cái " nghiệp" của gia đình tôi.
Sống trong cái thơ giới của những người làm nghệ thuật- thế giới mà lúc nhỏ tôi luôn luôn kính trọng vì đó là thế giới của ba tôi- chưa được hai năm, tôi lại sớm thất vọng bởi những con người mang sứ mệnh cao đẹp ấy phần đông cũng chỉ là những kẻ " xôi thịt" " hèn mạt"...và đam mê hư danh. Có lẽ, đây mới là thời gian chính thức cho tôi nhìn được cuộc đời. Đi đến đỉnh điểm khi chỉ vì một chút hiểu lầm trong việc chuẩn bị đại hội lần đầu tiên ( sau 11 năm thành lập) mà những người bạn trở mặt nhau, những kẻ cơ hội len chân vào kết vây cánh rồi đấu đá nhau bằng những hành vi thật dơ bẩn. Thế là , tôi quyết định bỏ việc.
Tôi về sống ở căn hộ tập thể của cơ quan vợ tôi. Ngày đó, vợ tôi mang thai đã hơn 4 tháng. Tôi không có chút lòng u uất nào như trước đây mà thật sự cảm thấy yên ổn với cuộc sống yên bình nghèo khó. Mỗi sáng, tôi thức dậy thật sớm, trở về với thói quen của thời thanh niên, đi bài quyền rồi tắm rửa, vệ sinh cá nhân và nhóm bếp chuẩn bị buổi ăn sáng cho vợ tôi. Bữa ăn sáng thật đơn giản, khi thì một chén cơm nếp, khi chỉ là cơm nguội chiên lại..nhưng chúng tôi thật sự vui vẻ. Vợ tôi ngày đó thật hạnh phúc khi được tôi chăm sóc từng bữa ăn. Ăn sáng xong vợ tôi đi làm, tôi ở nhà thả gà cho ăn xong thì đào mấy con trùng làm mồi đi câu, kiếm chút thức ăn tươi cho cả ngày. Chúng tôi chỉ có nguồn thu nhập duy nhất là từ đồng lương còm cõi của một nhân viên kế toán một công ty cấp 3 của huyện. Tôi từ bỏ thói quen cà phê ngày 3 cử, tập quấn thuốc rê... và hạn chế mọi giao tiếp nếu có thể( Tôi là người giao du rất rộng rãi, cũng may là đó chúng tôi sống ở huyện cách xa thị xã 20km). Tôi đi chợ, nấu cơm, giặt đồ cho vợ...khiến mấy đứa bạn vào thăm tôi không khỏi bất ngờ. Nhiều đứa hỏi tôi : mầy thực sự chấp nhận cuộc sống như thế hay sao? Tôi chỉ cười và đáp lại : hiện giờ tao thấy ổn hơn bao giờ hết.
Thế rồi, vào một buổi chiều anh Tấn Hùng cùng nhà văn Xuân Sắc vào thăm tôi. Khi ngồi uống cà phê, anh Hùng mới đưa cho tôi xem quyết định nhận tôi vào làm việc ở Báo Tây ninh. Tôi khá bất ngờ, khi thấy mức lương khởi điểm của tôi cao gấp đôi mức lương của tôi ở Hội Văn Nghệ. Tôi không hề nhờ xin việc nhưng tôi biết mọi việc là do anh Tấn Hùng sắp xếp- anh là phóng viên của Báo nhưng đầy máu văn nghệ văn gừng.
Tôi nhận quyết định và trả lời để suy nghĩ thêm có nên đi làm hay không?
Tối hôm đó, tôi đưa cho vợ tôi xem quyết định của Báo Tây ninh. Vợ tôi không dấu được sự vui mừng cho dù bảo tùy tôi quyết định. Chỉ còn tháng nửa là vợ tôi sinh khiến tôi không khỏi phân vân.
Chiều hôm sau, tôi ra báo thì gặp ngay chú Sáu Tâm- tổng biên tập báo ngay bậc thềm cửa. Tôi và ông cũng chỉ biết nhau trong một hai lần ông vào dự sinh hoạt câu lạc bộ sáng tác, không có mối giao tình nào, Thế nhưng, tôi không khỏi ngỡ ngàng khi ông lên tiếng hỏi thăm tôi : Vợ mầy chừng nào sanh? Tôi chưa kịp trả lời ông đã kéo tôi vào phòng làm việc của ông. Chúng tôi trò chuyện với nhau khoảng chừng 5 phút, câu chuyện cũng chỉ xoay quanh việc thăm hỏi vợ con tôi. Ông không hề đá động đến việc cái quyết định ông đã ký và công việc của tôi. Khi tôi chào ông về, lúc đó ông mới nói : Nếu đồng ý đi làm thì xem như lương được lãnh ngay tháng này nhưng cứ ở nhà lo khi nào vợ sanh xong rồi đi làm.
Có lẽ, chính vì câu nói này của ông mà tôi đã quyêt định đi làm và chỉ gắn bó với Báo Tây ninh do ông lãnh đạo và cùng trải qua bao sóng gió.
Tôi không có gì để nuối tiếc cho quãng đời làm phóng viên Báo cũng như sự đổ vỡ gia đình của tôi. Chỉ là khi nhìn lại, tôi nhận ra thời gian ngắn ngủi bên vợ tôi trong những ngày tôi thất nghiệp lại là quãng đời bình yên duy nhất tôi đã có.
Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014
Gọi nắng
Những ngày tháng sáu, bầu trời quê tôi luôn đầy mây xám và theo đó là những cơn mưa dầm. Phải ở lì trong nhà chẳng biết làm gì hơn là nghe nhạc. Hẳn nhiên là nhạc Trịnh với giọng hát Khánh Ly. Cứ vậy mà thả nỗi buồn lênh đênh theo giai điệu rồi rơi tỏm xuống vì ca từ hết sức độc đáo của anh.
Tôi có cái duyên được ngồi cà phê với anh trong một buổi chiều ở quán Nắng Vàng nằm trong một con hẻm đường Điện Biên Phủ. Dạo đó, tôi dự định viết một bài phỏng vấn anh cho tờ Tây ninh cuôi tuần- tờ báo phát hành ở Sài gòn cộng tác với nhà văn Dương Hà ( tác giả Bên dòng sông Trẹm).
Ngày đó, tôi dự định phỏng vấn anh về các ca khúc phản chiến. Với tôi, tôi thích các ca khúc phản chiến của anh hơn là những bản tình ca. Anh rất cởi mở và càng tỏ ra vui vẻ hơn khi biết tôi là con của một nhà báo mà anh quen biết, thân thiện.
Chúng tôi đề cặp nhiều quanh bài " Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" - dù đây là bài hát được anh sáng tác sau giải phóng nhưng tôi xếp nó vào dòng nhạc phản chiến của anh. Anh khá bất ngờ khi tôi đặt vấn đề này và cả bài " Huyền thoại mẹ". Anh bảo về cơ bản có thể xem là vậy. Tôi nói với anh tư tưởng Phản chiến của anh vẫn phản phất trong nhiều bài Tình ca. Anh cười ý nhị.
Tiếc là lúc đó, anh có việc phải đi nên câu chuyện của chúng tôi vẫn chưa kết thúc.
Anh chỉ bảo tôi thường xuyên ghé anh chơi. Rồi đột nhiên anh hỏi tôi : - Thu biết chơi nhạc không?
Tôi nói tôi có học Guitar cổ điển chút chút.
Với tôi đó là một kỉ niệm khó quên không phải vì tôi được được làm quen với người nỗi tiếng như anh ( Từ nhỏ, tôi được rất nhiều người nổi tiếng bồng bế rồi) mà là cảm giác sự gần gũi rất rõ giữa tôi và anh.
Đáng tiếc, công việc bề bộn tôi chưa kịp gặp lại anh thì tờ báo hết vốn. Ban biên tập cho ngưng và phải lo thu xếp công nợ mà nhà văn Dương Hà không trả được.
Tôi cũng đã không viết bài về buổi nói chuyện ngắn ngủi nhưng rất thú vị cùng anh.
Cho đến ngày anh mất, nhiều anh em ở Tây ninh rũ tôi đi điếu tang nhưng tôi từ chối.
Với tôi anh luôn hiện hữu trong cuộc đời qua những ca khúc của anh.
Chiều nay, trong cái u tối của bầu trời đang mưa, tôi dường như nhận ra một " hoa nắng " vừa rơi...nhận ra bóng dáng anh ngồi gầy hao...
Bài Guitar cổ điển đầu tiên tôi tự tập và đánh mà không cần thầy cũng là bài " Hạ Trắng " của anh do Đỗ Đình Phương biên soạn
Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014
Chiến tranh chưa bao giờ qua đi
Anh Long về đám giỗ ba tôi quả là điều bất ngờ. Thấm thoát đã hơn 20 năm chúng tôi không gặp nhau và cũng không liên lạc. Anh là bạn học thời trung học của anh Quí- anh kế tôi và lớn hơn tôi đến 5 tuổi. Ngày nhỏ, tôi vẫn thích anh và anh Danh tụ lại ở nhà tôi chơi đàn thổi sáo. Rồi anh và anh Danh đi lính, sang chiến trường Cam-Pu-Chia. Hai anh cùng ở chung một đại đội thuộc trung đoàn Gia định. Kết thúc chiến tranh, chỉ có anh trở về. Anh Danh thì vĩnh viễn nằm lại trên đất bạn. Anh tôi, sau khi được tin anh Danh hy sinh thì anh bẻ sáo, vài tháng sau, dù đang học đại học nhưng anh lại tình nguyện nhập ngũ. Cũng may, anh đã không ra chiến trường, anh được đưa về trung đoàn hậu cần mà phần lớn lính trung đoàn là sinh viên tình nguyện. Từ đó, anh không bao giờ thổi sáo nữa. Anh long kể, trong chiến dịch " tốc chiến, tốc thắng" trung đoàn của anh từ KongPhongCham đánh thẳng vào Phnôm-Phênh và chỉ trong 7 ngày đêm đã vào thủ đô Cam-Pu-Chia với 157 người còn nguyên lành. Anh Danh ngã xuống trong đêm tiến quân ngày thứ tư.Anh trúng đạn ở đùi.Đại đội cứ thế mà xông lên những người lính ngã xuống nằm lại chờ cứu thương. Vết thương của anh Danh không nặng nhưng anh chết vì mất máu quá nhiều. Khi nghe tin anh Danh mất, anh vẫn không thể nào tin được. Rồi cũng chính anh bị thương và khi xuất ngủ anh vẫn mang trong đầu một miểng đạn B40 không lấy ra được cho đến bây giờ.
Nhiều năm không gặp, nhưng anh Long cũng không khác mấy nên tôi nhận ra anh ngay. Duy chỉ mái tóc của anh thì đã bạc trắng.Vẫn cặp kính cận to đùng. Không rõ ngày trước khám nghĩa vụ quân sự như thế nào mà người cận thị đến 4 độ như anh lại trúng tuyển.Lúc tôi về Sài Gòn anh tôi đã đi lính.Tôi ở một mình,thỉnh thoảng anh Long lại qua chơi. Có tối, nhậu xong anh ngủ lại.
Nhiều năm không gặp, nhưng anh Long cũng không khác mấy nên tôi nhận ra anh ngay. Duy chỉ mái tóc của anh thì đã bạc trắng.Vẫn cặp kính cận to đùng. Không rõ ngày trước khám nghĩa vụ quân sự như thế nào mà người cận thị đến 4 độ như anh lại trúng tuyển.Lúc tôi về Sài Gòn anh tôi đã đi lính.Tôi ở một mình,thỉnh thoảng anh Long lại qua chơi. Có tối, nhậu xong anh ngủ lại.
Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013
VUI BUỒN MỘT CHYẾN ĐI
Vào đầu thập niên 90, tôi được một anh bạn là giám đốc một công ty quốc
doanh đài thọ một chuyến đi Nam-Bắc.
Vào lúc đó, các doanh nghiệp quốc doanh của tỉnh, bước vào cơ chế thị trường
hầu hết đều sập tiệm, riêng doanh nghiệp của anh bạn thì vẫn còn trụ được. Đó
cũng là nhờ vào sự năng nổ của anh. Anh đã chạy vạy khắp cả nước để tìm kiếm
hợp đồng, tìm công việc nuôi bộ máy của mình.
Anh H. chỉ lớn hơn tôi vài tuổi, gia đình anh và gia đình tôi cũng là chỗ quen biết.
Sau loạt bài về Lương y Huỳnh Thúc Sỹ, tôi qua lại với anh nhiều hơn vì mẹ anh
là một trong những bác sĩ đã cung cấp những thông tin rất quan trọng. Anh lo
cho tôi đi chuyến này là mong tôi có nhận thức đầy đủ hơn về tình hình của đất
nước giai đoạn này.Nhưng anh lại buộc tôi phải hứa là : không được viết gì!.
Tôi đã chấp nhận. Chuyến đi đã để lại cho tôi một ấn tượng khá quan trọng,
khiến tôi hiểu rõ hơn về tình trạng tham nhũng nhưng tôi đã thực hiện đúng lới
hứa, cho đến bây giờ. Tôi chỉ viết về những nghĩa cử rất đẹp mà trong chuyến đi
tôi ghi nhận được và đăng trên báo tỉnh.
Đó là chuyện, ngày chúng tôi đến Huế. Trong cái lất phất của
mưa xuân
“… mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao…
Chính lúc đó tôi mới cảm nhận được hết vẽ đẹp giai điệu " Diễm xưa" của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Hẳn nhiên chúng tôi ghé vào Tham quan thành nội để hiểu biết
về kiến trúc cung đình xưa. Trong thành nội có một điểm bán sách và tôi lại là
người mê sách nên ghé vào. Tôi mua một cuốn sách về viết về Huế với giá bìa là 15.000đ. Tôi đã
đưa tờ 20.000đ rồi đi vội theo anh em trong đoàn( anh em công nhân đi làm). Chị
bán hàng lu bu vì đông khách nên cũng không kịp thối tiền cho tôi. Với tôi,
5.000đ cũng không là lớn nên tôi cũng không chờ chị thối lại tiền. Chúng tôi đi
vòng vo hết mọi nên, hơn tiếng sau chúng tôi mới ra cổng và tôi hầu như quên bẳng
cái chuyện mua sách. Vừa ra đến cổng, chị bán sách dường như đã đứng đợi từ
lâu, thấy tôi chị mừng rỡ bước đến, nhỏ nhẹ nói :
-
“ Xin lỗi chú, lúc nãy tôi chưa kịp thối tiền cho chú”.
Quả thật tôi đã ngỡ ngàng, rồi mới nhớ lại việc tôi mua
sách. Chị trao tôi tờ 5.000đ và lặp lại lời xin lỗi. Tôi cầm tiền, chỉ cười mà
không biết nói gì cả. Khi chị bỏ đi, tôi mới vội chạy theo gọi chị để nói lời cám
ơn và xin chị cho biết tên họ. Chị cười và lắc đầu rồi đi vội vào trong.
Câu chuyện thứ hai, khi chúng tôi ra Hà Nội. đúng vào cái
rét nàng Bân- năm đó lạnh chỉ còn 8 độC.Hẳn nhiên, với người miền Nam
như tôi thì đó là cái lạnh run người nhưng có lẽ dễ chịu hơn cái lạnh ở quê tôi
bởi sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm .. Quê tôi, mùa đông năm 76 ,đêm
nhiệt độ xuống15- 18 độ, ba tôi chất củi, đốt lửa bên ngoài vách giường ngủ để sưởi ấm cho tôi
Hôm đó, chúng tôi lang
thang phố phường Hà nội- đúng vào lúc chợ Đồng Xuân vừa xãy ra hỏa hoạn. Chúng
tôi ghé Văn Miếu, đến Chùa Một Cột, Hồ Tây, đền Trấn Võ- và hẳn nhiên là phải
đến Viện bảo tàng Mỹ thuật.
Tôi vào mua vé, người bán vé bán cho chúng tôi 2 vé tham
quan, giá 10.000đ/vé. Tôi mua vé vào đưa cho cô tiếp tân .
Cô xem vé rồi nhìn chúng tôi hỏi: các anh ở miền Nam ra phải không?”. Tôi gật
đầu. Cô bảo: Sao các anh mua vé này.Đây là vé vào cửa bán cho người nước ngoài.
Các anh chỉ phải mua vé 500đ thôi.” Anh bạn tôi nghe nói vậy thì cười bảo :
Chắc ông bán vé thấy tụi này giống dân nước ngoài vậy. Tôi bảo : Thôi kệ, mua
rồi., vào cửa là được.
Cô tiếp tân, cười nói: Hai bác chờ em nhé.
Vậy là cô đi thẳng ra quầy bán vé. Cô đổi vé xong cầm vào
đưa chúng tôi và cả tiền thối lại. Tôi cầm tiền và cũng chỉ biết nói lời cám
ơn. Trong lòng tôi nghĩ : sao có người dễ thương đến vậy? Quan niệm của tôi về
con gái Bắc: chanh chua, điêu ngoa vốn từ nhỏ được nghe nhiều giờ như thay
đổi hẳn.
Có lẽ, đây là điều thú vị nhất cho chuyến đi “ bụi” Nam – Bắc
gần hơn tháng của tôi.Còn một điều khiến tôi khá thích thú là sự hiếu
khách của người miền Bắc và cảm tình của người dân bắc dành cho người miền Nam
chúng tôi.
Hôm chúng tôi ra Hà Nội- vợ chồng người anh bà con của anh S. đã đến
tận nhà nghỉ Giảng Võ đón chúng tôi về nhà anh chị chơi. Biết người miền Nam
không quen cái lạnh xứ Bắc, anh chị đem theo 2 chiếc áo ấm cho chúng tôi mượn .
Anh còn cho chúng tôi mượn chiếc xe
honda- phương tiện để anh đi dạy( anh dạy Sử ở trường Đại học Khoa học Xã hội
Hà nội)-cho chúng tôi tiện đi lại.
Quê anh sơn ở Hà Đông- chúng tôi về thăm và lần đầu tiên tôi
hình dung rõ nét về “ làng Bắc bộ”. Chúng tôi được tiếp đón ân cần và chu đáo,
dù đây là lần đầu tiên anh Sơn qua lại với những người bà con. Dấu ấn dòng họ
luôn đậm nét trong suy nghĩ của người miền Bắc không nhợt nhạt như trong Nam. Nghe chúng
tôi là nhà báo ở miền Nam
ra, nhiều người trí thức của làng sang
chơi và mời chúng tôi về nhà. Tôi nhớ, chú Ba vốn là viện trưởng viện kiểm sát
của một huyện – mời chúng tôi về thăm nhà chú. Tôi đã hơi ngạc nhiên bởi sự đơn
sơ mang cái nghèo chân chất của người cán bộ miền Bắc. Chúng tôi ngồi trò
chuyện trên một chiếc vạt giường kê dưới nền đất nhưng tôi cảm thấy ấm áp ở nơi xứ lạ quê người này.
Rồi chúng tôi đi thăm mộ gia tộc, nhìn thửa ruộng bé tẹo của
mỗi gia đình mà thương cho sự cần cù của người nông dân xứ Bắc.Tôi nghĩ đến
những năm tháng chiến tranh hẳn người miền Bắc phải chịu đựng biết bao gian
khổ.
Từ giã những người bà con của anh Sơn, chúng tôi chia tay
trong sự tiếc nuối bởi khó có ngày gặp lại nhau.
( còn tiếp)
Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013
Dấu ấn lý lịch
Trưa ngày 30/4 anh tôi ra đi. Tôi còn nhớ rõ, hôm đó anh về nhà, lấy ghế ra trước cửa chơi đàn. Má tôi , gội đầu lên vừa chải tóc vừa bảo : “ Việt cộng vào rồi đó, giỏi thì đi tao coi”. Nghe má tôi nói vậy, anh bỏ đàn rồi lấy xe đạp đi. Từ ngày đó nhà không nhận được tin tức của anh mãi đến năm 1979 mới nhận được thư anh từ bên Mỹ gửi về. Trước đó, khi khai lý lịch ba đã bảo toi khai về anh như trên.
Sau khi nhận thông báo của Ban tuyển sinh tỉnh, sáng hôm sau tôi thu dọn rời trường. Trường nằm ở khu 18 thôn vườn trầu, tôi phải đi bộ hơn 3 cây số mới ra đến ngã năm chuồng chó và từ đó đón xe buýt về bến xe miền đông ở Bình triệu. Xe đến chợ Bà Chiểu, nhớ đến cô Truyền- cô giáo dạy văn của tôi năm lớp 10- tôi xuống xe và ghé thăm cô. Cô nghỉ dạy về bán thuốc lá ở chợ Bà Chiểu. Thấy tôi, cô vui vẻ thu dọn rồi đưa tôi về nhà cô chơi. Cô hỏi thăm, biết tôi bị đuổi học. Cô bảo tôi xuống ở với tôi và cô lo cho tôi vào học trung cấp báo chí ở Thủ Đức. Tôi nói, em đi học làm công nhân còn bị đuổi sao vào trường Trung cấp báo chí được. Cô nói có tiền là lo được thôi, rồi bảo tôi đừng lo về tiền bạc gì cô sẽ lo cho. Tôi chi lắc đầu. Cô bảo tôi cứ suy nghĩ, nếu đồng ý thì xuống gặp cô.
Cô không có gia đình, sống một mình. Năm 76, cô từ Huế vào dạy ở trường tôi. Lúc đó tôi học lớp 6 ( Hồi đó, tỉnh chỉ có một trường nam trung học). Cô dạy cấp 3 nhưng ngay năm lớp 6, tôi đã viết một vỡ hài kịch 15 phút cho lớp tôi tham gia dự thi biểu diễn văn nghệ ở trường và điều đó khiến cô chú ý đến tôi. Sau này, tách trường, mãi đến lớp 10, cô mới dạy môn văn lớp tôi. Vào giờ cô, tôi vẫn thường hay nhảy cửa sổ trốn giờ. Cô tánh như đàn ông, sáng nào cũng uống cà phê đen và hút thuốc. Lớp 10, tôi đã nghiện thuốc lá cà phê rồi và cô vẫn thường hay ngồi uống cà phê với chúng tôi. Năm đó, cô phê học bạ cuối năm của tôi : Rất có năng khiếu nhưng thiếu chuyên cần. Đó là một trong số ít lời phê của giáo viên mà tôi vẫn nhớ mãi.
Ở nhà cô đến trưa, cơm nước xong cô đưa tôi ra bến xe. Cô căn dặn : Em suy nghĩ nếu muốn đi học báo chí thì xuống cô. Cô hỏi tôi còn tiền không rồi đưa tôi 20 ngàn nhưng tôi từ chối. Cô đi rồi, tôi vào mua vé mới biết mình chỉ còn đủ tiền mua vé về đến Gò Dầu, cách nhà tôi đến 40 km. Dường như, lúc ấy đầu óc tôi trống rỗng, tôi chẳng nghĩ gì cả. Tôi mua vé và về đn Gò dầu thì xuống. Cứ vậy, tôi cuốc bộ về nhà. Đến tối mịt, tôi mới về đến nhà, mệt lã. Ba mở cửa, thấy tôi ông ngạc nhiên bảo : Sao về tối vậy? Tôi im lặng . Má tôi ở nhà dưới, thấy tôi cũng hỏi : Sao lại về? Tôi móc cái giấy của Ban tuyển sinh đưa cho má, đáp gọp lỏn : bị đuổi. Má tôi cầm giấy xem qua rồi phàn nàn : Sao kỳ cục vậy? Tôi nhún vai, xuống bếp kiếm cơm.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy, má đã đi làm. Tôi cũng đi.
Tôi ra đầu cầu Quan nhập bọn với An và Phúc. Mấy đứa bạn học, nghe tin tôi về kéo ra chơi. Tối hôm đó chúng tôi nhậu say mèn, tôi về nhà Đình Thanh ngủ. Thanh học chung với tôi từ lớp 4. Tôi nghỉ, nó cũng nghỉ học về phụ ba nó làm lò đóng xe bò. Thang thang mấy ngày lên lò phụ Thanh cũng chán, tôi bảo Thanh đưa về nhà. Chiều hôm đó, Thanh xem công văn của Ban tuyển sinh, nó kêu lên . Thì ra ông Lê đình Mới là chú ruột của nó. Má tôi nghe vậy mừng lắm, bảo Thanh nhờ ba Thanh sang nói giúp xét cho tôi đi học, cho dù mấy ngày nay má tôi đã nhờ vả nhiều người. Sáng hôm sau, chú Tư Văn đến nhà tôi- chú đang là chủ tịch UBND tỉnh. Nói chuyện với ba tôi – không biết chuyện gì- khi về, chú nhìn tôi cười bảo : Cháu quậy có tiếng đó hả. Hay vào làm văn phòng cho chú đi. Tôi cười. Chú về, Ba bảo tôi định làm gì? Tôi lắc đầu : con chưa biết?
Tôi lại bỏ nhà đi. Phúc và An rũ tôi lên rừng đốn tre. Vậy là chúng tôi đi ngay. Đó là lần đầu tiên tôi lên rừng tham gia đốn tre gai để kiếm tiền.
Dạo đó, rừng còn bạt ngàn. Những bụi tre gai quả thật “khổng lồ”. Chúng tôi được những thợ rừng hướng dẫn các đốn tre và rong tre đưa ra. Để có thể chặt được tre phải trèo lên cao hơn 4m mới có thể chặt được. Cây tre nào cũng to như bắp chân, dài hơn cả chục mét. Làm được nữa tháng Phúc dính bịnh sốt rét. Vậy là chúng tôi trở về.
Tôi về, má cho hay đã lo xong giấy tờ cho tôi đi học. Ban tuyển sinh tỉnh đã đồng ý chấp nhận việc đi học của tôi và còn gửi Thanh đi. Má bảo ra nhà Thanh xem hồ sơ đi học của thanh xong chưa nếu xong rồi thì đi xuống trường nộp để đi học lại. rồi má còn đưa tôi lá thư tay của chú Tấn- gửi cho hiệu trưởng trường, dưới thư có cả mộc đỏ của Cục An ninh miền Nam.
Lình xình, hơn tuần sau, tôi và Thanh mới đi xuống trường. Tâm và Thanh Bắc( bởi lớp tôi có nhiều Thanh – nó người bắc nên gọi là Thanh bắc) mừng lắm nhưng nỗi vui mừng chưa được bao lâu thì nhà trường chính thức từ chối không nhận hai chúng tôi vào khóa này mà hẹn đến khóa sau. Lý do, trường đã bổ sung đủ số học sinh. Chờ đến khóa sau thì là 2 năm. Khi nộp hồ sơ cho trường, tôi đã không gặp hiệu trưởng và đưa lá thư của chú Tấn. Tôi cũng không nói cho Thanh biết. vậy là chúng tôi trở về. Khi về , chúng tôi ghé thăm cô Truyền. Cô biế nghe chuyện thở dài, rồi cô nhắc lại ý định của cô, xin cho tôi vào học Trường trung cấp lý luận chính trị ở Thủ Đức- chuyên ngành Báo chí. Tôi chỉ ậm ừ. Sau này, khi biết tôi đã đi làm báo, cô rất vui. Lúc ờ Sai gòn làm tờ Tây ninh cuối tuần, tôi thỉnh thoảng ghé thăm cô.
Chú Tấn về thăm ba tôi và bảo tôi theo chú về Sài gòn làm ở Cục với chú. Ba không cho tôi đi. Ông bảo : làm gì thì làm chứ đừng làm Công an. Ông không muốn tôi đi vào vết xe của ông.
Tôi không làm gì và lại bỏ nhà ,ra nhập bọn với An và Phúc, rồi chỉ để uống rượu và đánh nhau, cho đến một ngày tôi gây ra chuyện “ động trời” khiến ba tôi không còn cách nào khác vội vàng bảo anh Tư tôi xin cho tôi vào làm công nhân ở Nhà Máy đường Bình Dương.
Cũng bởi cái lý lịch đó, sau này đi học lại, tôi đã bỏ không làm bài thi đại học. Tôi cũng nạp đơn thi vào Trường tổng hợp – ngành Hóa- cũng chỉ để biết mức độ ra đề thi Đại học thế nào. Với lý lịch tôi lúc đó, phải đạt trên 18 điểm mới vào đại học được. Quả thật . Sức học của học sinh tỉnh lẽ chúng tôi lúc đó so với đề thi thời đó thì quả là cách biệt một trời một vực nhưng tôi biết tôi thừa khả năng vượt qua, nếu như tôi cố gắng học tập trung một năm. Đáng tiếc, má tôi không đồng ý nên tôi đã xin việc và đi làm.
Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013
Thật thật giả giả cái nghề làm báo ( tiếp theo)
* Sáu tháng tù treo vì một tin trong nhà ngoài phố
Dạo ấy, Tòa soạn chỉ có 8 phóng viên, vừa phải đảm bảo bài vở cho tờ báo chính trị ra ngày thứ 5 hàng tuần vừa phải lo 50% bài vở cho tờ Tây ninh chủ nhật hợp tác với Trần Thanh Tâm làm ở Sài Gòn, nên TBT chủ trương khuyến khích mọi nhân viên viết bài, thu thập tin tức. Cánh phóng viên chủ tôi tập trung lo các bài "đinh" và phụ trách chuyên mục, phần còn lại phải trông cậy vào lực lượng cộng tác viên vốn rất mỏng.
Hoài Thanh là nhân viên hợp đồng sử bản in và cũng là người trẻ nhất tòa soạn. Thanh mới tốt nghiệp PTTH, nhằm lúc Tòa soạn thiếu người trầm trọng, Thanh cũng tập tành viết chủ yếu là tin vắn, nhất là mục " trong nhà ngoài phố'. Cơ sự, một tin trong nhà ngoài phố lúc ấy nhuận bút chỉ 5-10 ngàn đồng. Thanh đưa một tin ' trong nhà ngoài phố' khoảng trăm chữ, phê phán một chị Gi. ở xã Trường Hòa đã có chồng con rồi vẫn lăng nhăng, lích nhích ngoại tình.
Có lẽ do quá thiếu bài, và nghĩ loại tin vô thưởng vô phạt này ( tin viết tắt tên người) nên phòng biên tập cho đăng. nào ngờ báo ra, gia đình chồng chị Gi. gửi đơn kiện tòa soạn vu khống và tìm đến tòa soạn yêu cầu đính chính. Phòng biên tập cũng không có lý do để xác định người nêu tên trong tin là chị Gi. nên cũng qua loa, không thể đính chính và do cũng quá bận việc nên buông xuôi. Gia đình chồng chị Gi. tiếp tục khởi kiện.
Thường là PV chúng tôi rất ít khi vào tòa soạn, trừ lúc nộp bài và phải họp giao ban tuần, bởi TBT của chúng tôi mà thấy cánh PV chúng tôi tụ tập ở Tòa soạn là ông quát ngay. Ông bảo Pv mà không ra ngoài thì lấy gì mà viết.
Một hôm, tôi vào nộp bài, anh Hà Thế Mạnh- lúc này là Phó tổng biên tập- bảo tôi : Thu đi với anh qua bên phòng cảnh sát điều tra". tôi hỏi anh chuyện gì? Anh nhăn mặt bảo : Bên điều tra bắt thằng Thanh nhốt hơn cả tuần rồi mà mình không hay biết gì cả. Tao cũng mới nghe gia đình Thanh báo". Tôi chưng hửng, hỏi ra mới biết Thanh bị kiện về cái tin " Trong nhà ngoài phố" mà tôi đã nói ở trên.
Khi chúng tôi qua bên cảnh sát điều tra thì mới biết họ có lý do để khởi tố. Bởi lẽ. cả cái xã Trường Hòa chỉ có mình Nguyễn thị Gi. sanh 1969 là có chồng thôi và họ kết luận bài cái tin Thanh đưa dù viết tắt Nguyễn thị Gi. nhưng ghi rõ sinh năm 1969 .Chúng tôi ngớ người ra và xin được gặp Thanh. Gặp Thanh, mới biết Thanh nghe mấy bà tám chuyện với nhau rồi ghi lại. Thanh sợ lắm, tôi cố gắng an ủi để tìm cách dàn xếp. Tôi hỏi Thanh, thế nghe ai kể. Thoạt đầu Thanh không chịu nói, đến khi tôi dọa " em không nói ra thì tụi anh chẳng có cách nào để cứu em". Thuyết phục mãi, Thanh mới chịu cho cái tên.
Vậy là tôi phải tốc hành xác minh, cũng may cái người phụ nữ nhiều chuyện này chịu thừa nhận là có kể cho Thanh nghe và chị khẳng định chuyện chị Gi. ngoại tình với anh P. là có thật, cả xóm này ai cũng biết.Thú thật, tôi thật tình không muốn kéo chị vào nhưng tôi không còn cách nào khác để cứu Thanh.
Lay quay mãi chúng tôi mới dàn xếp được với Viện kiểm sát để khởi tố Thanh và người cung cấp tin ở mức nhẹ nhất. Đến khi cảnh sát điều tra kết thúc hồ sơ, Thanh cũng đã bị tạm giam 3 tháng( Bên công an giải thích sỡ dĩ họ tạm giam 3 tháng là vì nhiều lần triệu tập Thanh đã không đến và cả phía tòa soạn cũng không cử người sang làm việc). Khi tòa đưa ra xét xử cũng đã hơn 4 tháng. cuối cùng, tòa kết án Thanh và người đưa tin tội danh " vu khống". Thanh bị xử phạt 6 tháng tù cho hưởng án treo.
Từ đó, Thanh chẳng bao giờ bước chân đến tòa soạn lần nào nữa.
Tôi nghĩ, nếu cái tin đó người viết là tôi thì sao? Hẳn bản án dành cho tôi sẽ cao hơn!
Với nghề làm báo, chỉ có mình tự cứu mình mà thôi.
Cũng may, trong bao nhiêu năm làm báo, tôi đã không vấp phải một sai lầm nào trong các bài viết của mình.
Dạo ấy, Tòa soạn chỉ có 8 phóng viên, vừa phải đảm bảo bài vở cho tờ báo chính trị ra ngày thứ 5 hàng tuần vừa phải lo 50% bài vở cho tờ Tây ninh chủ nhật hợp tác với Trần Thanh Tâm làm ở Sài Gòn, nên TBT chủ trương khuyến khích mọi nhân viên viết bài, thu thập tin tức. Cánh phóng viên chủ tôi tập trung lo các bài "đinh" và phụ trách chuyên mục, phần còn lại phải trông cậy vào lực lượng cộng tác viên vốn rất mỏng.
Hoài Thanh là nhân viên hợp đồng sử bản in và cũng là người trẻ nhất tòa soạn. Thanh mới tốt nghiệp PTTH, nhằm lúc Tòa soạn thiếu người trầm trọng, Thanh cũng tập tành viết chủ yếu là tin vắn, nhất là mục " trong nhà ngoài phố'. Cơ sự, một tin trong nhà ngoài phố lúc ấy nhuận bút chỉ 5-10 ngàn đồng. Thanh đưa một tin ' trong nhà ngoài phố' khoảng trăm chữ, phê phán một chị Gi. ở xã Trường Hòa đã có chồng con rồi vẫn lăng nhăng, lích nhích ngoại tình.
Có lẽ do quá thiếu bài, và nghĩ loại tin vô thưởng vô phạt này ( tin viết tắt tên người) nên phòng biên tập cho đăng. nào ngờ báo ra, gia đình chồng chị Gi. gửi đơn kiện tòa soạn vu khống và tìm đến tòa soạn yêu cầu đính chính. Phòng biên tập cũng không có lý do để xác định người nêu tên trong tin là chị Gi. nên cũng qua loa, không thể đính chính và do cũng quá bận việc nên buông xuôi. Gia đình chồng chị Gi. tiếp tục khởi kiện.
Thường là PV chúng tôi rất ít khi vào tòa soạn, trừ lúc nộp bài và phải họp giao ban tuần, bởi TBT của chúng tôi mà thấy cánh PV chúng tôi tụ tập ở Tòa soạn là ông quát ngay. Ông bảo Pv mà không ra ngoài thì lấy gì mà viết.
Một hôm, tôi vào nộp bài, anh Hà Thế Mạnh- lúc này là Phó tổng biên tập- bảo tôi : Thu đi với anh qua bên phòng cảnh sát điều tra". tôi hỏi anh chuyện gì? Anh nhăn mặt bảo : Bên điều tra bắt thằng Thanh nhốt hơn cả tuần rồi mà mình không hay biết gì cả. Tao cũng mới nghe gia đình Thanh báo". Tôi chưng hửng, hỏi ra mới biết Thanh bị kiện về cái tin " Trong nhà ngoài phố" mà tôi đã nói ở trên.
Khi chúng tôi qua bên cảnh sát điều tra thì mới biết họ có lý do để khởi tố. Bởi lẽ. cả cái xã Trường Hòa chỉ có mình Nguyễn thị Gi. sanh 1969 là có chồng thôi và họ kết luận bài cái tin Thanh đưa dù viết tắt Nguyễn thị Gi. nhưng ghi rõ sinh năm 1969 .Chúng tôi ngớ người ra và xin được gặp Thanh. Gặp Thanh, mới biết Thanh nghe mấy bà tám chuyện với nhau rồi ghi lại. Thanh sợ lắm, tôi cố gắng an ủi để tìm cách dàn xếp. Tôi hỏi Thanh, thế nghe ai kể. Thoạt đầu Thanh không chịu nói, đến khi tôi dọa " em không nói ra thì tụi anh chẳng có cách nào để cứu em". Thuyết phục mãi, Thanh mới chịu cho cái tên.
Vậy là tôi phải tốc hành xác minh, cũng may cái người phụ nữ nhiều chuyện này chịu thừa nhận là có kể cho Thanh nghe và chị khẳng định chuyện chị Gi. ngoại tình với anh P. là có thật, cả xóm này ai cũng biết.Thú thật, tôi thật tình không muốn kéo chị vào nhưng tôi không còn cách nào khác để cứu Thanh.
Lay quay mãi chúng tôi mới dàn xếp được với Viện kiểm sát để khởi tố Thanh và người cung cấp tin ở mức nhẹ nhất. Đến khi cảnh sát điều tra kết thúc hồ sơ, Thanh cũng đã bị tạm giam 3 tháng( Bên công an giải thích sỡ dĩ họ tạm giam 3 tháng là vì nhiều lần triệu tập Thanh đã không đến và cả phía tòa soạn cũng không cử người sang làm việc). Khi tòa đưa ra xét xử cũng đã hơn 4 tháng. cuối cùng, tòa kết án Thanh và người đưa tin tội danh " vu khống". Thanh bị xử phạt 6 tháng tù cho hưởng án treo.
Từ đó, Thanh chẳng bao giờ bước chân đến tòa soạn lần nào nữa.
Tôi nghĩ, nếu cái tin đó người viết là tôi thì sao? Hẳn bản án dành cho tôi sẽ cao hơn!
Với nghề làm báo, chỉ có mình tự cứu mình mà thôi.
Cũng may, trong bao nhiêu năm làm báo, tôi đã không vấp phải một sai lầm nào trong các bài viết của mình.
Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013
Nội Công Hình Ý Quyền
TƯ THẾ CĂN BẢN KHI LUYỆN TẬP.
Ngồi xếp bằng như ngồi thiền hai tay đặt lên đầu gối, lòng bàn tay ngửa, lưng thẳng, vai ngang
BƯỚC 1. Ngực
Hít hơi thật sâu vào lồng ngực. Muốn đẩy khí vào ngực thì chỉ cần óp bụng, ưỡn ngực về phía trước, hai đầu vai hơi ngã về phía sau giúp khí vào đầy lồng ngực. Giữ hơi đếm thầm 1,2,3,4,5 rồi đưa khí xuống bụng
BƯỚC 2 : Bụng
Đưa ngực trở lại ban đầu, đẩy khí xuống bụng, hai vai trở về ngang bằng, khí vào đầy bụng (Cơ bụng căng cứng). Giữ khí đếm 1,2,3,4,5 rồi đưa khí vào chính giữa lưng
BƯỚC 3 : Giữa lưng
Muốn đưa khí vào giữa lưng chỉ cần óp bụng lại, hai vai đưa về phía trước, hơi cong cột sống, làm đúng sẽ có cảm giác cơ nơi giữa lưng căng cứng. Giữ khí đếm 1.2.3.4.5 rồi đưa khí vào thắt lưng
BƯỚC 4 : Thắt lưng
Chỉ cần ưỡn cột sống thì khí sẽ dồn vào thắt lưng (Cơ thắt lưng căng cứng). Đếm 1,2,3,4,5 rồi đưa khí lên hai vai
BƯỚC 5 : Hai vai
Thẳng cột sống, rút hai đầu vai lên trên sẽ thấy cơ vai căng cứng, đếm 1,2,3,4,5 rồi đưa khí trở về Ngực
BƯỚC 6 : Ngực
Trả hai vai trở về bình thường, đẩy ngực ra phía trước. Đếm 1,2,3,4,5 thì thở ra tư từ.
Người mới tập có thể giữ khí ngắn hơn (đếm 1,2,3) người tập thục giữ khí càng lâu càng tốt. Ban đầu có thể tập từng bước ( thí dụ : Bước 1 đưa khí vào ngực rồi thở ra, khi thuần thục rồi thì nối bước 2 Ngực-Bụng, cứ vậy cho đến khi vận chuyển khí liên tục 6 bước)
Thời gian luyện ban đầu chỉ 5 phút sau đó tăng dần lên càng lâu càng tốt. Luyện đúng, chỉ sau 5 phút người sẽ đổ mồ hôi (thấy mồ hôi đổ càng nhiều càng tốt cho người mới luyện. Sau này khi luyện thành thục sẽ không còn đổ mồ hôi nữa)
Luyện cho đến khi nào thấy xuất hiện hiện tượng lòng hai lòng bàn tay đột nhiên tê rần như kim châm thì ngưng luyện vì nội lực đã đủ, nên ngưng một thời gian cho đến khi không còn xuất hiện hiện tượng này thì mới luyện trở lại.
Khi luyện thành chỉ cần suy nghĩ thì chân khí sẽ tự vận hành theo ý muốn.
Khi luyện cần tập trung tư tưởng. Luyện vào buổi sáng sớm, hoặc tối trước khi đi ngủ. Người luyện thành thục thì có thể vận chuyển khí với bât kỳ tư thế nào cũng được
Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013
Nhập xác - Phần 3 : Độ mạng
Anh kế tôi thứ năm, lớn hơn tôi đến 5 tuổi. Bốn anh em trai tôi, có lẽ anh là người yếu đuối và hiền lành nhất. Từ nhỏ, anh vẫn thường bệnh và có chứng mộng du. Má tôi kể, có lần trong một cơn sốt, tối hôm đó anh rồi khỏi giường rồi dọn luôn trang thờ của ông Tà chui vào ngồi luôn cho đến khi Má tôi phát hiện. Nói trang thờ ông Tà là theo thói quen nhà tôi kêu vậy, chứ đó là trang thờ một pho tượng mình người đầu voi- vị thần Shiva. Lúc ông nội tôi thi công tuyến đường lên Chùa bà trên núi Bà Đen đã đào được bức tượng. Ba bảo tượng bằng đồng đen rất quí nên tôi vẫn hay lén lấy chơi bằng cách đặt gần Radio cho lệch sóng rò rè hay lấy dao rạch rồi nhìn vết gạch từ từ biến mất. Có một lần Ba tôi ngã bệnh hay mê sảng, Dượng bảy đến thăm( Là chồng cô bảy em một cha khác mẹ với Ba) rồi bảo Ba xúc phạm thần linh nên bị quở. Dượng là một thầy Pháp rất nổi tiếng- sau này thành lập giáo phái và là giáo chủ giáo phái Vô Vi mà mấy năm trước Báo Công An có đề cập. Má tôi sơ nên mới lập trang thờ để dưới đất.
Anh tôi cơ thể gầy yếu,má cho đi học võ Judo ở Viện hóa đạo ( nhà tôi ở hẻm Văn Vĩ - một con hẻm khá có tiếng bởi là nơi đào tạo ra nhiều nghệ sĩ cải lương nổi tiếng thời bấy giờ như Hữu Phước, Út Bạch Lan, Lệ Thủy. Minh Phụng...), chỉ hơn tuần anh đã trào mật nên phải nghỉ. Bản tính anh hiền lành, luôn nhường nhịn tôi và anh học rất giỏi. Năm lớp 6 anh đậu Thủ Khoa trường Tân Định. Đặc biệt anh rất thích đọc sách, chơi nhạc và vẽ cũng rất đẹp. Anh chơi sáo trúc rất hay. Anh có người 2 người bạn rất thân là anh Danh và anh Long, tối nào cũng qua nhà tôi , kéo nhau lên gác thổi sáo. Anh tôi và anh Danh hòa sáo rất hay, mỗi tối những chị trong xóm tôi thường kéo ghế ra cửa để nghe. Tối nào không nghe, tôi đi chơi về là hỏi: " Thằng Quý có bệnh không mà không nghe mấy đứa nó thổi sáo". Chị bảy Chánh, đối diện nhà tôi ghiền luôn tiếng sáo của anh đến giờ,mỗi lần ở Mỹ về thăm gia đình tôi cũng còn nhắc.Anh Xuân Hồng vốn bà con với gia đình tôi đã đưa anh vào học ở trường quốcgia âm nhạc, nhưng không biết sao, chỉ hơn tháng anh bỏ. Anh Danh đi lính và chết ở chiến trường Cam-Pu-chia ,anh bẻ sáo và cho đến bây giờ chưa bao giờ tôi thấy anh cầm lại sáo để thổi. Ngoài chuyện thổi sáo, chơi đàn mấy anh còn chơi cầu cơ. Tôi chỉ có hứng thú với trò này, vừa sợ vừa khoái. và cũng từ cái chuyện cầu cơ đó dẫn đến việc nhập xác độ mạng anh khi anh đúng 18 tuổi. Đó là năm 1976, Má tôi kể hôm đó, đột nhiên anh Long và Danh chạy xuống, hốt hoảng run kêu má tôi lên vì không biết anh bị gì. Má lên gác thấy anh cứ ngồi xếp bằng gầm gừ mặt xanh như chàm. Mãi một lúc sau, má hỏi nhiều lần anh mới lên tiếng với giọng ồm ồm của rền rả. Người nhập xác của anh tự xưng là ông Thanh Long - là trung tiên. Ông bảo anh tôi căn tu đã nhiều kiếp, đến kiếp này đã đủ nên ông xuống độ mạng anh tu hành " Cứu nhân độ thế'.
Kể sau ngày đó, nhiều lần ông Thanh long nhập về và bảo má tôi rằng anh chống không chịu qui phục. Rồi một hôm, Má kể đã rất khuya má đã ngủ, anh xuống kêu má dậy theo anh lên gác. Lúc đó, chị Chi con dì Ba tôi( Chị ruột má tôi) xuống học thi đại học cũng lên theo. Má và chị kể lại, lúc anh nhập định thì bỗng nhiên một mùi hương thật là lan tỏa ngào ngạt cả căn gác. Người nhập về tự xưng là Phật và cũng nói như ông Thanh Long muốn độ anh tu hành để đắc đạo thành phật. Ba và tôi lúc đó ở Tây ninh, má về kể Ba nghe cứ bảo má nói láo. Má còn nói ( điều mà tôi ghi nhớ mãi ) là chuyện chiến tranh giữa Việt Nam và Trung quốc, cùng chuyện dân Cam-pu-chia sau này chỉ còn lại đủ gốc bồ đề. Sau này, chiến tranh phía Bắc xảy ra cùng chiến tranh Tây Nam.
Lúc đó, anh tôi tham gia phường đội( Sau ngày giải phóng ban quân quản huy động thành phần học sinh tham gia giúp việc văn phòng). Tôi nhớ, lúc đó là chú Sáu- người miền Bắc. Hè năm 77 má tôi đưa em gái tôi về Tây ninh sống với Ba và tôi. Nhà ở Sài gòn để lại cho Anh và chị Chi. Rồi anh bị điên, khiến cả xóm hoang mang, nhất là chú Sáu. Chị chi kể, giữa trưa anh leo lên nóng nhà nhảy múa, gầm rú như một con rồng giận dữ vậy, cả xóm tôi đều chứng kiến và chị Bảy Chánh phải chạy nhờ đến dượng Bảy của tôi. Chị Chi kể, Dượng bảy đến đốt nhang khấn vái một lúc anh mới vào nhà và tỉnh lại. Hỏi anh, anh nói anh không nhớ gì. Má tôi đưa tôi xuống Sài Gòn thăm anh, chị Hai tôi ở Cao Lãnh cũng về. Nhờ đó, tôi cũng được chứng kiến.
Tối hôm đó, anh đang nằm trên giường nói chuyện với chị tôi và chi Chi thì đột nhiên anh im bặt, Thấy anh tự nhiên không nói, chị Chi đến giường coi anh ngủ chưa( vì anh nằm trên giường của Chi) thì thấy anh mặt anh xanh như chàm. Do đã từng chứng kiến chị la lên. Má tôi đang nói chuyện với chị bảy ngoài sân, tôi thì cũng đang chơi gần đó, nghe la ó nên chạy về. Tôi về thấy chị Hai tôi và Chị Bảy lính quýnh cạo gió cho anh, Chị hai vừa lấy kim chít các đầu ngón tay của anh vừa gọi Má tôi : Má ơi má, Quý nó lạnh ngắt rồi, chít ngón tay cũng không ra máu.'' . Chị Chi thì luôn miệng bảo : Dì Tám nó bị nhập rồi đó, dì lại kêu dượng bảy đi".. Cả xóm bắt đầu xúm quanh nhà tôi,bàn tán. Cũng may là Dượng Bảy có nhà,( Nhà dượng nằm ở mặt tiền đường Trần Quốc Toản, bây giờ là đường 3-2, cách nhà tôi cũng hơn 500m) nên chỉ khoảng hơn 15 phút Dượng Bảy đến. Khi dượng đến gần bên giường anh rồi thì thầm, đột nhiên anh cũng nói nhưng toàn là những tiếng nghe rất lạ. Dượng và anh nói chuyện với nhau đâu cũng gần năm phút, mọi người vây quanh lo lắng. Rồi dượng thở thở phào,xong rồi. Dượng nói với má tôi ; nó gan lắm bỏ xác theo ông Thanh long đi chơi. Nói rồi, dượng bảo má lấy cho dượng ly nước lạnh, dượng uống một ngụm rồi bắt ấn phun vào người anh tôi. Anh anh tỉnh lại, thấy mọi người vây quanh còn cười vui vẻ bảo : làm gì mà đông vậy.
Sau này, tôi chỉ nghe má rôi bảo anh đã chấp nhận để được độ mạng. Rồi có một lần, tôi và anh đến nhà Dượng ngồi ở sa-long nới phòng khách nói chuyện . Hai bên cãi vả nhau gì đó tôi không nghe rõ, lúc tôi và cô Bảy ở nhà sau ra thì thấy Dượng tay bắt ấn cách không đánh anh té bật ra ghế.anh đứng lên giận dữ gọi tôi ra về. Tôi nghe cô Bảy hỏi chuyện gì thì dượng bảy trả lời: nó ngang lắm muốn thử đánh anh.
Anh vào học Đại học tổng hợp- chuyên ngành anh ngữ được 2 năm anh tình nguyện nhập ngũ.
Anh đi bộ đội lúc đóng quân ở Dương Minh Châu- Tây ninh, anh về thăm nhà cùng với hai người bạn, cũng đếu là sinh viên tình nguyện. Sau này, tôi chỉ nghe anh kể qua loa việc bạn anh về trường uống thuốc tự vẫn và phát biểu tố cáo sư đoàn trưởng. Tôi chỉ biết, ngày đó đại đội của anh hầu hết là tập trung sinh viên tình nguyện làm nhiệm vụ hậu cần. Các anh phát hiện việc ăn chặn quân lương của sư đoàn và tố cáo nhưng bị đàn áp rất dã man. Bản thân anh, bị bắt đưa về đưa về Trảng Táo và gia đình tôi cũng không nhận được tin tức của anh. Một hôm, gia đình tôi nhận được thư anh. Lúc đó,tôi và Ba đang ăn cơm, còn Má thì vui mừng xé thư anh đọc. Má tôi chỉ đọc chưa hết bức thư đã khóc, bảo với ba tôi : chết rồi ông ơi, thằng Quý có chuyện. Má đưa bức thư cho ba. Ba cầm rồi đi lên nhà trên lấy kiếng để đọc. Má tôi bảo với tôi : anh con nó đòi tự sát.
Ba tôi chắc đọc xong bức thư, ông cầm bức thư xuống đưa cho má tôi rồi nói : Bà đi gấp, đem bức thư này xuống cho anh Tấn và thằng Nguyện nhờ giúp mình. Vậy là má tôi vội vàng lên thay đồ rồi bảo tôi đưa ra bến xe đi về sài Gòn ngay hôm đó. sau này, tôi mới được đọc bức thư. Anh kể anh bị đưa vào trại cưỡng bức của quân đội và bị hành hạ, đối xử như tội phạm. trong thư anh viế : nếu như không nghĩ đến ba má con đã cướp súng bắn tụi nó rồi tư sát. Một tuần sau má mới về, bảo nhanh thì tuần sau anh sẽ về nhà. Má bảo, anh Tấn rất tốt, vừa đọc bức thư xong anh đã điện thoại các nơi( lúc đó bác tấn là cục trưởng cục An ninh miền nam). riêng anh Tư Nguyện ( anh là bí thư tỉnh ủy Sông Bé và là Ủy viên trung ương Đảng- anh là người bà con, gọi má là dì) đọc thư xong, anh bảo má tôi ở lại nhà anh. Sáng hôm sau anh qua chở bác Tấn cùng má tôi lên Trảng Táo.
Hơn tuần sau anh về rồi được thuyên chuyển về quận đội Tân Bình làm kiểm soát quân sự cho đến khi xuất ngũ. Anh trầm lặng hẳn đi. sau khi xuất ngũ anh đi học trở lại. . Chuyện nhập xác độ mạng của anh như là chuyện hiển nhiên nhưng lại xa vời, nên dường như không tồn tại gì trong suy nghĩ của tôi cũng như của những người trong gia đình tôi.
Anh ra trường rồi đi dạy. Sau này, tôi về SG học thi đại học ở với anh thỉnh thoảng cũng thấy anh đốt nhang luyện ấn nhưng rất ít.
Anh dạy được hai năm thì bịnh phổi nặng, má tôi bảo anh về Tây ninh sống, lúc đó Ba tôi cũng đã mất. Anh nghĩ dạy về sống ở Tây ninh và làm việc ở ban kinh tế đối ngoại tỉnh. Má tôi thì giao nhà cửa cho tôi ( tôi đã lấy vợ và vào làm ở báo Tây ninh) rồi đi tu. Anh trầm mặc hẳn, nhất là sau khi chuyện tình cảm của anh đổ vỡ. Ngày đó, anh và chi P. yêu nhau nhưng gia đình chị P. không đồng ý vì họ rất giàu( Ba chị P.là chủ ngân hàng tư nhân lớn mới thành lập). Chị P. đồng ý theo anh về Tây ninh sống với anh không cần cưới hỏi nhưng anh lại không đồng ý. Tôi biết anh rất đau khổ. Anh sống thầm lặng và đơn độc. Công việc làm báo của tôi lúc đó rất bận rộn nên không mấy khi trò chuyện với anh dù chúng tôi ở chung một nhà. Tôi cũng không thấy anh luyện ấn nữa.
Rồi một hôm, anh bảo tôi cho anh mượn máy ghi âm. Tôi đưa anh mấy ngày sau,anh kêu tôi bảo nhà mình có ăn trộm rình nhà. Tôi nói em có nghe gì đâu. Anh mở máy bảo tôi nghe. Tôi ngạc nhiên khi chỉ nghe được những âm thanh rò rè trống rỗng và tôi đã bắt đầu nghi ngờ. Tôi không đi làm và ở nhà bảo để theo giỏi cùng anh và tôi phát hiện ra anh bị hoang tưởng, có triệu chứng của bịnh tâm thần. Tôi vội điện báo tin cho anh chị và má. Má và anh chị em tôi về đủ cả, triệu chứng của anh đã bắt đầu nặng. Anh bắt đầu nói chuyện một mình.
Tôi quyết định nhờ bác sĩ Hồ Sáu đến khám cho anh, ban đầu anh không chịu, đến lúc má tôi khóc anh mới chấp nhận. Bác sĩ Hồ sáu thân với tôi, ông là tiến sĩ y khoa tốt nghiệp ở Đông Đức.Khám cho anh xong ông khẳng định chắc chắn anh đã bị bệnh về thần kinh và khuyên gia đình tôi đưa anh về Bệnh viện thần kinh Sài gòn khám và chữa trị
Anh Dũng, bạn anh là bác sĩ được ở lại giãng dạy tại trường y khoa lúc đó. Tôi báo cho anh hay và nhờ anh giúp để tìm Bác sĩ giỏi chữa trị cho anh. Sau khi khám xong, biết chắc là mình đã bị thần kinh anh càng trầm lặng hơn. suốt ngày anh chỉ im lặng. Lúc đó, má đưa anh về nhà anh chị Tư ở Tân bình và hết sức lo lắng. bác sĩ khám cho anh, cho thuốc anh uống và báo với gia đình tôi. Nếu uống hết ba ngày thuốc này anh không tỉnh lại thì không còn cách nào chữa trị được nữa. Đêm đó tôi thức canh anh, không ngờ anh bảo đi nhà toa lét rồi vào đó cửa. Cũng may, tôi có linh tính nên khi tôi thấy mất con dao trên bàn tôi vội la lên ;: Anh quí định tự tử đó. Anh Tư tôi vội đạp cửa toa lét vào kịp giựt lấy dao trên tay anh.Đêm đó, bỗng nhiên má tôi lại nhắc đến chuyện anh bị nhập xác độ mạng. hỏi anh có còn theo tu hành không nhưng anh không trả lời. Má và chi Hai vội lập bàn thờ ngoài trời đốt nhang cúng vái.
Hết thuốc, trông anh tỉnh táo hơn và anh thực sự chấp nhận bịnh của mình, chấp nhận điều trị. Khi tái khám, vị bác sĩ đã thở phào. ông bảo anh đã vượt qua được ranh giới giữa điên và tỉnh rồi, giờ không còn gì phải lo ngại nữa,uống thuốc và bồi bổ sẽ bình thường trở lại.
Vài tháng sau anh trở lại bình thường.Khu công nghiệp Trảng Bàng thành lập, anh được điều về làm chánh văn phòng Ban quản lý dự án.Anh cưới vợ, sanh con và qua nhiều năm anh bình thường cho đến hôm xảy ra vụ tai nạn nổ lò hơi ở một nhà máy trong KCN, dẫn đến gần 60 mươi công nhân bị thương và hơn 10 người chết. Anh ở mấy ngày, khi giải quyết ổn anh mới về. Anh về nhà hai ngày thì vợ anh cho má tôi hay là anh có hiện tượng rất lạ. Ban ngày, anh bình thường nhưng khi mặt trời vừa tắt là anh lại như người mất hồn, vừa đi vừa nói một mình. Má tôi lo anh bị chấn động bịnh cũ tái phát. Lúc ấy, sau ngày em gái tôi nhập xác chị Hai tôi thì vợ chồng chị cũng về Tây ninh sống trên mảnh đất của gia đình.Thấy anh có hiện tượng lạ vậy, chị tôi gọi em tôi về cho má hỏi. Con bé nhập về chỉ ú ớ, má tôi hỏi thì không dám trả lời chỉ bảo con sợ lắm rồi xuất ra. Má tôi đã nghi ngờ anh lại bị ông Thanh Long hành xác nên bảo vợ anh lập bàn cúng, cầu xin. Quả nhiên, sau khi vợ anh tôi cúng, thì ông Thanh Long nhập về chị tôi. Lúc nói chuyện với vợ anh , tôi cũng có mặt. Ông phán bảo: bao năm qua anh tôi đã bỏ tu đạo và ông buộc anh phải lập trang thờ ông, theo ông tu đạo trở lại. Rồi ông bổng quay sang tôi bảo tôi cũng có căn tu nhưng lại bướng bỉnh và không chịu tin. Tôi vọt miệng nói : nếu thật sự ngài có thật thì 3 ngày sau, anh tôi bình thường thì tôi sẽ quy y. Không ngờ, vợ anh tôi lập trang thờ xong, đốt nhang thì tối hôm sau anh trở lại bình thường và bản thân anh bảo anh không nhớ chuyện gì.
Tôi đành thực hiện lời hứa và má tôi đã đưa tôi quy y cửa Phật. Ngày má đưa tôi đi quy y, nhiều phật tử cùng xóm đi theo bởi tôi vốn nổi tiếng ngang bướng, chẳng tin thánh thần ma quỷ.
Từ đó đến nay cũng đã hơn 10 năm trôi qua, tôi không biết anh có tu đạo hay không và tôi cũng chưa bao giờ hỏi anh nhưng trang thờ ông Thanh Long lúc nào cũng nhang đèn tươm tất.
Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013
Nhập xác- Phần 2 : Thần quyền
Các bạn đã bao giờ nghe đến Thần Quyền hay còn gọi là Võ thần chưa? Có thể hiệu việc học võ này là do việc cầu các vị thần về nhập xác để luyện, khi thần xuất ra thì người luyện nhớ và tập lại bài quyền thần vừa nhập về dạy. Ấy cái chuyện khó tin này, từ nhỏ tôi đã được nhìn thấy bởi người anh trai thứ ba của tôi đã học loại võ này. Anh đã luyện được ấn chứng của môn phái Bạch Hổ. Theo thần quyền thì chỉ những người luyện được ấn chứng thì mới có thể truyền thụ cho người khác.
Vùng đất quê tôi, ngay chính khu tôi ở, gọi là khu S của Thị xã Tây ninh trước giải phóng khá nổi tiếng vì tập trung nhiều danh gia võ thuật của tỉnh ngày đó, đặc biệt là Thần quyền.
Ông nội tôi, bắt đầu khai phá vùng đất năm 1906, đến đời chúng tôi đã hình thành thị tứ, vết tích hoang dã còn lại là một số cây cổ thụ to 3, 4 người ôm chưa giáp trên mảnh đất rộng 1,2 hecta nhà tôi và đối diện là khu động mã hoang vu đáng sợ với diện tích 3hec ta( giờ đã được giải tỏa và nhà phố đã lấp đầy).Những người đặt chân đến khu S này đều là hảo hán tứ xứ,để đến đời con cháu còn lại như thầy Hai Diệp cạnh nhà tôi với môn phái Thiếu lâm, cách vài trăm mét là phái võ của ông Thái Xung mà học trò ông tay chân đều xâm hình những lá bùa ngoằn nghèo và đặc biệt là võ thần của bà Ba...Tôi chỉ biết có ông Thái Xung, còn những người kia đã mất từ bao giờ.
Ông nội tôi mất, bà nội tội sống bằng lương của ông( Ông nội tôi quốc tịch Pháp) và huê lợi của mảnh vườn. bà Nội tôi cho cất nhiều dãy nhà tranh vách đất cho học trò thuê đi học( lúc đó, tỉnh chỉ có duy nhất một trường Nam và một Nữ trung học). Học sinh ở các huyện về tỉnh học phần lớn đều thuê nhà trọ của nội tôi. Anh Quang- ở Gò Dầu- anh là việt kiều Cam-pu-chia có lẽ là lớp học sinh đầu tiên ở trọ nhà nội tôi. Tôi chưa bao giờ gặp anh nhưng những câu chuyện về anh, tôi thường nghe anh chị kể lại, nhất là câu chuyện anh bị thần hành điên loạn. Anh là người đã truyền dạy Thần quyền cho người anh ba tôi. Hôm đó, cả khu nhà trọ đều náo loạn, anh chạy điên loạn và vung quyền đánh vào bất cứ gì cản trở. Chị hai tôi cũng chứng kiến, chị bảo cây mít bên nhà tôi trái nào cũng to đùng thế mà bị anh đánh văng tung đi hàng chục mét. Nhiều người cố giữ anh đều bị anh đánh ngã và chỉ đến khi anh lao đầu vào gốc Thị cổ thụ bất tỉnh thì mới đem anh vào nhà được. Anh Ba tôi lúc đó đã là học trò của anh, phải lập đàn cúng xin tội. đến tối anh mới tỉnh lại. Hỏi ra mới biết, lúc sáng anh đi nhậu đã bị trát ăn phải vài miếng thịt chó.
Thần quyền cấm kỵ ăn nhiều món, kỵ nhất là thịt chó và chui sào đồ. Chuyện tôi cũng nghe kể nhiều là việc ăn khế, mà nạn nhân là anh Ba tôi. Cây khế ngọt nhà tôi rất ngon ,mà ngày nhỏ mỗi lần về thăm nội tôi đều bắt anh tôi hái cho tôi cả giỏ. Chị Hai tôi bảo cứ ngày nào sáng thức dậy thấy mặt thằng Trọng( tên gọi ở nhà của anh Ba tôi) sưng vù là biết nó lén ăn khế.
Chuyện Võ thần mà anh ba tôi học được Ba tôi cũng không tin. Hôm anh về Sài Gòn, tối hôm đó Ba tôi bảo anh biễu diễn cho Ba xem. Nhà tôi ở Sài gòn bé tẹo, ngang chỉ được 3,5 m và đồ đạc bàn ghế để đầy. Anh Ba tôi lấy khăn bịt mắt lại, rồi khấn nhập thần đi quyền. Đó là lần duy nhất tôi được nhìn thấy. Nhiều lúc cứ thấy anh vung quyền đánh thẳng vào tủ thế mà dường như có con mắt điều khiển quyền chưa vung đến đã dừng lại. Quyền lực xuất ra rất mạnh,tắt cả những ngọn đèn cầy mà Ba tôi thắp lên để kiếm chứng. Khoảng chừng 3 phút, anh đã đi trọn bài quyền trong phạm vi 2 m vuông mà không động chạm đến đồ vật nào.Tôi chỉ há hốc mồm mà thán phục anh. Ngày đó, với thằng bé chưa tròn 8 tuổi là một điều thật lớn lao, kinh khủng. Mấy ngày sau, tôi chạy chơi, bị lận mắt cá sưng vù không đi được. Anh về,má tôi nói, anh kêu tôi rồi đốt 3 cây nhang, bắt ấn vẽ lên mắt cá chân của tôi ( trong võ thần gọi là khoán). Chỉ ngay hôm sau, tôi đã hết đau và đi lại bình thường. cái chuyện khoán trị bệnh , sau này tôi được biết chú năm Anh, nguyên là chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng của tỉnh, sau khi về hưu chú khoán trị bướu cổ cho nhiều người và cũng hiệu nghiệm, tiếng đồn lan đi rất xa nhưng không biết có phải là từ Võ thần mà ra không?
Thế nhưng, anh Tư tôi thì lại học không được. Anh kể, anh có đến bà Ba để học, nhai nuốt đến 7 cái bông vạn thọ mà chẳng có vị thần nào nhập, Sau anh đi học Thái cực đạo
Bản thân tôi,lúc còn làm báo tôi bị suy nhược nặng dẫn đến co thắt vành cơ tim và bị tê bại cánh tay trái. Anh Chói vốn là anh ba con của tôi, đến thăm rồi bảo tôi luyện võ thần( bản thân anh cũng từng học nhưng anh chưa luyện được ấn). Anh dẫn tôi đến sư phụ của anh là anh Nhựt ( anh Nhựt thuộc phái Thanh Long). Vốn cũng là chòm xóm của nhau, anh Nhựt đồng ý rồi anh hẹn tôi đến ngày rằm sang anh xem có cơ duyên học được hay không? Tôi cũng chẳng có cơ duyên để học dù tôi cũng đã phải nhai nuốt luôn 3 cái bông Vạn Thọ. Lúc khấn vái, thần không nhập, anh Nhựt bảo tôi : Trúc có người độ mạng lớn lắm đó nhưng anh không biết là ai.
Trong 2 đệ tử của anh Nhựt, có anh Cò là học đạt được ấn chứng. Nhà anh ở Trảng bàng, lúc tôi đảm trách tờ Tây ninh cuối tuần ở Sài Gòn thường hay ghé anh chơi ( anh thân với gia đình tôi vì lúc nhỏ ở trọ học trung học). Mỗi lần ghé, anh đều bảo tôi cỡi áo để anh bấm huyệt truyền nhân điện cho vì lúc đó sức khỏe của tôi kém và làm việc nhiều.Mỗi lần anh bấm huyệt, tôi đều thấy nóng ở vùng huyệt đạo đó. Anh cũng thường hay trị bịnh cho bà con trong vùng bằng phương pháp này. Riêng tôi, cơ duyên nên tôi lại được anh bảy Long truyền cho nội công tâm pháp của Thiếu lâm Hình-Ý-Quyền và tôi luyện hơn năm thì khỏi hẳn bịnh suyễn, tim trở lại bình thường và tay trái tôi cũng không còn đau nhức tuy có yếu đi.
Anh Ba tôi, những ngày đầu lưu lạc đất Mỹ, anh đã phải dạy võ để kiếm tiền học đại học. Anh có một người đệ tử là người Mỹ, khi anh về nước anh ấy cũng có về chơi cùng anh tôi. Võ thần việc tiếp thu đệ tử rất hiếm. Mỗi một sư phụ hình như chỉ tối đa là được thu nhận 2 người.
Anh Quang , sau này đi Biệt động quân và anh đã chết trận.
( còn tiếp)
Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013
NHẬP XÁC-Phần 1 Chị tôi
Chị tôi
Chị Hai tôi đột nhiên ngã bệnh nằm ở bệnh viện Cao lãnh 4
tháng dù các bác sĩ đã làm đủ mọi cách nhưng vẫn không sao xác định được căn
bịnh của chị tôi. Thỉnh thoảng, chị lại run bần bật, bắt đầu từ dưới chân và
những lúc như vậy chị tôi gần như hôn mê. Ngày đó, má tôi đã đi tu và cũng đã
là Sadi. Má thăm chị rồi đưa chị về bệnh viện chợ rẫy. Ban đầu các bác sĩ chuẩn
đoán chị bị sốt thương hàn nhưng sau cùng vẫn không xác định được căn nguyên
bịnh của chị. Mọi thứ thuốc điều đã được sử dụng nhưng vô hiệu quả. Những lúc
không co giựt chị tỉnh táo, ăn uống trò chuyện bình thường. Rồi một ngày, má tôi nghe lời một vị hòa thượng đưa chị về nhà tôi. Má tu,nên lập một am thờ và
má quyết định qui y cho chị. Chị tôi cũng đồng ý. Ngày chị tôi qui y, má tôi
khấn vái thế nào không rõ, đột nhiên chị tôi khóc òa, nước mắt ràn rụa, gọi má,
gọi chính chị tôi : chị hai ơi! Khi cơn
xúc động qua đi, má tôi hỏi: con là ai? Đến lúc đó, chị tôi vừa nghẹn ngào vừa
nói : Con là Thanh Thủy đây Má ơi. Bao nhiêu năm nay con đi tìm gia đình, tìm
riết mới tìm được chị hai mà con không nhập xác được- giọng chị tôi nghe như
một đứa trẻ. Má tôi không cầm được nước mắt, ôm chị tôi mà khóc. Tôi có đứa em
gái,nhỏ hơn tôi 2 tuổi. Em sanh ra được tháng thì mất. Chính chị hai tôi đã đem
em đi chôn. Thoạt đầu mấy anh em tôi đều không tin, Anh hai- chồng chị tôi cũng
vậy. Chúng tôi đến hỏi em có nhận ra ai
không? Chị tôi lắc đầu. Cũng phải, em
mất trong bệnh viện. Ngày đó, Khi em ra đời cho đến lúc mất cũng chỉ có má và
chị tôi. Rồi má bảo em ra khỏi xác chị. Em cứ khóc níu má bảo đừng bỏ e,
hãy cho em ở lại. Má tôi hứa và đốt nhang bảo em lạy trước bàn thờ phật xin tu
hành.
Em xuất ra, chị tôi tỉnh lại. Má hỏi chị có nhớ gì không?Chị
rơi nước mắt, rồi nói: Con nghe hết má, tội nghiệp Thanh Thủy. Chị cũng khóc.
Sau ngày đó, khi chị thấy chân mình lạnh co giựt, chị lại
cười rồi nói với Má. Thanh thủy nó muốn nói chuyện. Vậy là, Má và anh em tôi
lên bàn thờ phật để chị thắp nhang xin cho em nhập xác. Em về, nói huyên
thuyên, đôi lúc em kể chuyện cứ như người sống. Em bảo,em bé lắm, hình hài lúc
mất thế nào giờ cũng vậy không có lớn. Em hồn nhiên đến mức bảo mẹ tôi em thèm
được bú mẹ. Chị tôi lúc ấy đã 50 tuổi. Kể từ sau ngày em tôi nhập được xác, chị
tôi khỏi hẳn và cũng bắt đầu làm chủ được việc xuất nhập xác của em tôi. Kể từ
ngày đó, không chỉ riêng linh hồn của em tôi nhập vào xác chị, mà còn có những
người trong họ nhà tôi, đặc biệt là người chết “oan khuất” nhứ Bác hai tôi- ông
treo cổ tự vẫn khi mười bảy tuôi nơi căn phòng tôi đang ở. Ông Năm là em
ông nội tôi bị cướp bắn chết ngay trên gian nhà trên của chúng tôi. Chuyện xảy
ra được giấu kín, chỉ có người trong gia đình tôi, vài người bà con và những
những người chòm xóm cùng theo mẹ tôi tu hành. Chị tôi vẫn đi làm ở Hội phụ nữ
tỉnh và thỉnh thoảng khi có người thân cần điều gì muốn hỏi thì nhờ chị tôi
nhập hồn người muốn gọi về. Dù thấy tận mất, tôi và người anh thứ Tư đều không
tin mấy, thâm tâm lại lo chị tôi mất phải bệnh tâm thần nhưng chị tôi thật bình
thường. Cho đến một hôm, má tôi sai người bảo tôi xuống am của má. Tôi xuống
thì má tôi vừa khóc vừa nói, Ba con gọi con nói đôi lời rồi Ba đi . Nhắc đến
Ba, tôi rợn cả lòng và cũng đã không cầm được nước mắt. Chi tôi ngồi hai mắt
nhắm nghiền, chị bảo : Trúc con ráng vượt qua, Ba đi không ở bên con được nữa (
Trúc là tên gọi ở nhà của tôi). Tôi cố nén xúc động, thâm tâm tôi cũng chưa tin
đó là Ba nên tôi hỏi ông về một chuyện mà chỉ tôi và ông biết. Đó là chuyện,
cũng vào đúng năm 17 tuổi, tôi đã uống thuốc tự vẫn và Ba phát hiện kịp. Lúc đó Ba đến bên tôi rớt nước mắt, nói : Tại sao con phải làm vậy? Con không thương Ba sao?”. Chị tôi đã nói đúng câu nói đó. Đó là câu nói đã cứu sống tôi. Tôi đã
bật dậy, rồi đón xe vào bệnh viện để được cấp cứu. Rồi Ba quay sang má tôi căn dặn: Bà phải coi
chừng thằng Trúc,mọi ác nghiệp của bao đời trước chỉ có riêng thằng Trúc là
phải gánh trả.
Ba đi, Má tôi bảo Ba đã được lên cõi trên.
Tôi đã bắt đầu thực sự tin có linh hồn.
Sau này,bạn thân tôi – Kim Hoàng- có 2 người anh chết trong
chuyến tranh Cam-pu-chia nhưng gia đình không tìm được xác. Tôi bảo Hoàng đến
nhờ chị. Thế là chị tôi đã gọi hồn của 2 anh Hoàng về và hai anh chỉ nơi các
anh hài cốt của hai anh bị chôn lấp. Hoàng đã làm theo và đã tìm được hai bộ
hài cốt của hai anh trai mình.
Về phần tôi, có một chuyện cũng kỳ lạ. Nguyên nhà tôi có một
bức tranh vẽ truyền thần Quan Công cưỡi ngựa cầm đao mà từ nhỏ tôi rất thích,
bức họa cũng đã hơn 100 năm vẽ bằng mực tàu. Hôm đó, tôi chuẩn bị khai trương
lại quán cà phê Nhật Nguyệt, tôi đã lấy bức tranh lau chùi để đem treo. Đột
nhiên, chi dâu tôi chạy lên hớt hãi bảo tôi xuống gấp, má gọi. Tôi xuống thì
thấy chị tôi như đang diễn hát bội của một người cưỡi ngựa. Má tôi bảo, ông Quan Công muốn gọi tôi và bắt tôi chắp tay vái lạy. Tôi đành nghe lời má tôi vì
có lạy cũng là lạy chị mình- người mà tôi luôn yêu quí. Đến lúc đó chị mới thôi
cưỡi ngựa ngồi xếp bằng rồi phán : Ngươi có duyên với ta nên nay ta thu nhận ngươi
làm đệ tử.Tôi quả thật thắc mắc, sao chị ở dưới này lại biết tôi có ý định sử
dụng bức tranh Quan công. Vậy là, má tôi hối thúc tôi quì lạy để được Quan ngài
thâu nhận và độ trì. Tôi cũng chìu theo ý má tôi. Thế là bức tranh với dự định
chỉ treo làm cảnh thì lại được lập trang thờ. Sau này, khi tôi bỏ nhà ra đi, má
tôi lập ngôi miếu nhỏ thờ ông đến giờ.
Còn một chuyện liên quan đến việc tôi qui y cửa phật sẽ kể
sau vậy, Chuyện này liên quan đến người anh kế tôi.
Đến giờ chị tôi vẫn khỏe mạnh, đã nghĩ hưu và cũng ngoài 60
mươi. Chuyện nhập xác tôi cũng khôn nghe nhắc đến nữa, dù sau tôi cũng đã rời
gia đình cũng 10 năm. Chị tôi sống ở Sài Gòn và tôi cũng không bao giờ hỏi chị
về chuyện nhập xác. Tôi nghĩ, em tôi cũng đã tu hành và siêu thoát
( còn tiếp)
Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012
XIN THẦY TÍ HUYẾT
Mười bảy tuổi, tuy đang là học sinh chuyên toán nhưng tôi đành phải bỏ học để đi làm công nhân bởi có tiếp học tôi cũng không thể học được. Tôi đã gây ra một chuyện động trời làm xôn xao cả cái tỉnh lỵ nhỏ bé quê tôi. Chúng tôi đã trùm mền để nện cho lão hiệu trưởng một trận ra trò, còn trói lão vào chiếc xe đạp quẳng lão xuống ruộng. Vào cái năm 80, chuyện như vậy quả là chuyện kinh thiên động địa. Công an đã điều tra hàng tháng trời và tôi đã nhiều lần bị mời xét hỏi nhưng vẫn không có đủ chứng cứ để buộc tội tôi. Chỉ đến một hôm , chính tay tôi đã đập cửa phòng Hiệu trưởng , phơi bày bộ mặt vô đạo đức của lão trước hàng trăm con mắt học sinh lẫn giáo viên và tôi đã công khai nện luôn vào mặt lão một quả đấm.
Tôi suýt bị truy tố vì cái tội đánh thầy giáo, nếu như không được thầy cô trong trường bênh vực và một phần cũng nhờ vào quen biết của ba mẹ tôi với chính quyền tỉnh lúc bấy giờ. Hẳn bạn nghĩ tôi là một thằng mất dại. Không, ngược lại, tôi học giỏi và được nhiều thầy cô, học sinh trong trường yêu mến. Chắc bạn phải thắc mắc tai sao tôi làm vậy? Ha.. . hôm đó tôi nhanh tay thôi không thì cũng có học sinh khác nện lão hiệu trưởng trường tôi.
Không biết có phải tôi không may mắn hay không, nhưng năm đó trường tôi liên tục xảy ra những chuyện mà người nghe sẽ khó tin. Thầy giáo hiếp dâm học trò, thầy giáo chôm xe đạp bị học trò phát hiện, hiệu trưởng cặp với học sinh, ăn ở ngay trong trường. Chuyện ông Đăng và ông Nam có hiếp dâm không thì bọn học trò tôi không biết chính xác nhưng chuyện gia đình Nga – lớp chuyên văn- làm đơn tố cáo thì rõ mười mươi. Chỉ biết sao đó một tháng lão Đăng và Nam biến mất khỏi trường, nghe đâu về Bắc vì hai lão là giáo viên chi viện. Chuyện Thầy Mỹ trộm xe thì không thể chối cãi được vì chiếc xe bị mất lại được tìm thấy trong phòng của thầy, Thầy cũng là người hiền lành, nhưng sao thầy làm vậy? Thầy bộ đội phục viên, một vợ 3 con nheo nhóc, sống trong 1 căn phòng học bỏ hoang của trường. Thầy nghèo và con thầy đói, cái khổ chủa gia đình thầy bày ra trước mắt chúng tôi. Ngày đó chúng tôi không thể nào giải thích được, chỉ thấy đau xót và phẩn uất!
Riêng dư luận lão hiệu trưởng cặp bồ với con Kim 11A thì râm ran đã lâu nhưng bọn tôi cũng không có cơ sở xác định, chỉ biết đùng một cái con Kim được tuyển vào lớp chuyên văn và có luôn học bổng khiến nhiều đứa choáng váng. Rồi thì lại thấy lão Hiệu trưởng cùng con Kim tối tối đèo nhau khi thì trên chiếc xe Phượng Hoàng, hay chiếc Honda Dame ( thời đó có được chiếc honda thì đã xem là giàu có) dạo phố.
Tôi lại tiếp tục thất vọng về trường học, chẳng còn tâm trí nào để học hành và chỉ thích rong chơi, phá phách. Ừ, dường như tôi không có duyên với trường học thì phải? Tôi bắt đầu thất vọng về trường học có lẽ là năm lớp 8,khởi nguồn từ Cô H., dạy Anh văn- chủ nhiệm lớp chúng tôi( Thời đó, chẳng ma nào quan tâm đến cái tiếng nói đế quốc Mỹ cả, còn có tin là sẽ dẹp hẳn luôn, chuyển sang học tiếng Nga, nên vào giờ cô dạy chúng tôi rất lơ đễnh). Hôm đó, Vào giờ cô, Sơn và tôi không biết làm gì để có thể nuốt trôi hết ruột bánh mì ( mỗi sáng chúng tôi được phát nửa ổ bánh mì, ăn riết ngán quá chỉ ăn phần vỏ ngoài) nên Sơn dùng ruột bánh mì nắn con cò , con trâu chơi. Thấy nó nắn, tôi lại nổi hứng thế là nắn theo. Hai thằng tôi say sưa với những tác phẩm của mình thì bị cô phát hiện. Cô gọi chúng tôi đứng lên và đọc bài,Tôi thì còn bập bẹ tiếng đực tiếng cái, còn Sơn thi chỉ chỉ biết nhướng cặp mắt một mí của nó đứng trơ ra. Dù sao, tôi cũng là lớp phó học tập nên cô H. có phần dễ dãi hơn, cô cho tôi ngồi xuống, riêng Sơn thì cô nổi giận, chẳng buông tha. Sơn vốn tính thật thà nó cũng chỉ có một câu mà trả lời câu hỏi của cô : “ Dạ, không biết”. Thế là cô lại chửi Sơn vô lễ ,rồi bỏ lớp đi. Hai đứa chúng tôi toát mồ hôi lạnh, lật đật gom mấy tác phẩm của chúng tôi cất vào học bàn.Nào ngờ, khoảng mười phút sau, cô trở lại lớp bảo Sơn đem những con vật đã nắn bày lên bàn, cô không kêu tôi. Chưa hết ngạc nhiên thì thầy hiệu phó lù lù vào lớp tôi.Cả lớp chúng tôi đứng dậy chào thầy, vừa ngồi xuống thì cô H. chỉ ngay vào Sơn bảo “ Anh xem nó mất dạy đến mức này, tôi rầy nảy giờ nó vẫn không thèm dẹp”.. Nghe cô nói vậy, tai tôi như ù lên. Sơn còn ngỡ ngàng, thì tôi đã bật dậy mà hét :" Sao cô lại có thể nói láo như vậy ? ". Rồi chẳng nói chẳng rằng, tôi đứng lên đi thẳng ra khỏi lớp. Không ngờ, Sơn cũng đi theo tôi , rồi nhiều đứa bạn cũng đi theo.
Từ lúc đó, hình ảnh người thầy trong mắt tôi đã không còn đẹp đẽ nữa. Tiếp đến, cũng vào năm đó, chỉ mới 1 phần 3 học kỳ, tôi đã gây một cú sốc trong trường khi tuyên bố không cần phải vào lớp học môn toán. Thầy dạy toán chúng tôi lúc đó tên T. . Thầy thường xuyên lên lớp muộn nhất là nhửng tiết đầu buổi học. Vì vậy thầy dạy nhanh, và thường cháy giáo án nên thầy hay bảo: “ có gì mấy em xem sách giáo khoa thêm”.. Kiểu dạy của thầy không mấy đứa hiểu được bài, nên cứ níu lưng tôi mà hỏi. Buộc lòng,tôi yêu cầu thầy giảng lại. Tôi đã 3 lần, nhờ thầy giảng lại nhưng lần nào thầy cũng có một câu : “ Mấy em xem thêm sách giáo khoa”. Thế là tôi nỗi khùng, xin thầy cho phép tôi khỏi vào lớp giờ thầy nữa và ở nhà học sách giáo khoa.
Nghe tôi nói điều này, thoạt đầu thầy có vẻ tức giận, nhưng rồi thầy thản nhiên bảo từ nay đến giờ thầy tôi cứ việc ra ngoài. Vậy là, xem như tôi bị đuổi dù không chính thức. Trong thời gian đó, đến giờ thầy là tôi ra ngoài, không biết phải làm gì tôi leo rào ra quán nước. Cũng chính từ ngày đó, tôi chỉ học trong sách và đến lớp chỉ duy nhất một cuốn tập. Khi đến tai Ban giám hiệu, thầy K. hiệu phó- gọi tôi lên hỏi sự việc. Thầy thương tôi vì tôi luôn là học sinh giỏi , chí thì cũng dưới mắt thầy.Sau khi nghe tôi trình bày, thầy bảo tôi phải vào lớp học trở lại. Ít ngày sau, vào giờ thầy T, tôi đã bị khảo bài đúng 2 giờ, với lý do lấy điểm học kỳ cho tôi. Những bài toán thầy cho tôi đều giải đúng nhưng phần lý thuyết thì khi phát biểu các định lý tôi chỉ phát biểu theo cách hiểu của tôi
Thầy xem tập của tôi, chỉ thấy tôi ghi chép lộn xà ngầu các môn, Vậy là thầy, nổi nóng cho tôi 5đ tất cả học kỳ. tôi về bàn mình quên luôn cuốn tập. Thầy không nói không rằng quẳng luôn tập tôi xuống đất nói:"cái này mà gọi là tập học đây hả”. Tôi đứng dậy đi lên không cúi nhặt tập của mình mà còn đá luôn cuốn tập bay ra khỏi lớp. Thầy giận điên lên cho tôi 2 cái zero, bảo tôi phải đứng lên và hỏi : : "tôi cho em 2 điểm không có xứng đáng với hành vi của em không? ". Tôi gật đầu, nhưng lại nói : “ Xin phép thầy cho em được nói với tư cách giữa người và người. Thầy đã không tôn trọng em thì đừng buộc em phải tôn trọng thầy.”. Thế là tôi ra khỏi lớp. Thầy sững người khi nghe câu nói của tôi. Tôi trở thành một học sinh cá biệt nhất trường, từ đó. Cũng may, năm đó tôi lại đậu học sinh giỏi toán . (Sau này, thầy và tôi vẫn thường nhậu với nhau. Thầy nghỉ dạy, làm đủ nghề, có lúc phải chạy xe ôm để kiếm sống, nuôi vợ nuôi con.)
Từ đó, tôi bắt đầu bỏ học những giờ thầy cô dạy mà tôi không kính trọng, không chỉ vậy một số bạn bè trong lớp bị ảnh hưởng theo tôi. Cũng may, đến cuối năm chúng tôi vẫn đủ điểm lên lớp.
Tôi vào cấp 3, với trạng thái không cần học nữa. Rồi những chuyện xảy ra chỉ khiến tôi muốn bỏ trường. Sự việc dẫn đến chúng tôi trùm mền đánh hiệu trưởng không chỉ gì mối quan hệ mờ ám của lão với cô học sinh chuyên văn mà còn là vì chúng tôi muốn trả thù lão khi lão đã cố đẩy bạn tôi vào tù. Hôm đó, vào giờ chơi, tôi bị gọi lên văn phòng hiệu trưởng, thì P. đi theo tôi.Lúc đứng bên ngoài, nhìn hàng chữ Đại hội công đoàn nó tái máy bôi luôn chữ “g” ở chữ công và “ an” ở chữ đoàn. Đúng lúc lão Hiệu trưởng bước ra, nhì thấy, mặ lão hầm hầm hét toáng lên : “ Kêu công an bắt nó, đồ mất dại:. Lát sau công an vào , còng và dẫn Phúc . Phúc bị đuổi học và bị đưa đi cải tạo 3 tháng.
Tôi đã tham gia cùng mấy ông anh thuộc loại quậy ở khối 12 , tổ chức trùm mền đánh lão Hiệu trưởng. Đêm đó, vào chiều thứ bảy, lão hẹn K. đi chơi. Nhà K. ở Hòa thành và muốn về trường phải qua đoạn dốc Ao hồ, chung quanh ruộng lúa tối om. Chúng tôi đã kiên nhẫn đợi và đến lúc lão cong lưng đạp lên dốc thì ập ra trùm mền vào lão mà đá , mà đánh.
Sau lần đó, tuy tôi không bị bắt nhưng tôi luôn bị lão Hiệu trưởng nhòm ngó. Cứ thấy mặt tôi trong trường là lão hô hoán "kêu công an bắt nó”.
Tôi thường ở lại trong trường, ngủ ở phòng thầy Đ.- thầy dạy tôi môn Lý. Một tối, tôi ngồi nơi cửa sổ chơi đàn, thì thấy lão hiệu trưởng chở K. về. Có lẽ, lão nghỉ đã khuya nên trong trường không còn ai. Và lão đưa K. vào phòng. Tôi đã theo dõi. Đợi đến gần 3 giờ, tôi đã dùng ổ khóa khóa cửa trước và dùng dây kẽm gai cột luôn cửa sổ.
Sáng hôm sau, tôi thông báo với học sinh trong trường rồi lên văn phòng mời cô hiệu phó đến phòng hiệu trưởng. Một số giáo viên thấy học sinh tụ tập đông cũng đến xem, lúc đó tôi mở khóa cửa. Lão Hiệu trưởng xông ra, mặt mày đỏ gay. Thấy tôi lão chửi ngay : "Thằng mất dạy, mày khóa cửa nhốt ông à? Kêu công an bắt nó". T nhảy vào phòng lão và lôi K. trước sư chứng kiến của mọi người.
Vậy là ,công an lại xuống và đưa về Ty công an. Ba tôi phải bảo lãnh cho tôi về nhà. Ông đã biết rõ mọi chuyện và nói gì cả. Còn tôi , xem như bỏ học , chỉ quanh quẫn bên ngoài sân trường. Một tháng sau, chúng tôi được tin lão Hiệu trưởng bị kỹ luật đưa về Bắc. Ngày lão đi, chúng tôi đón lão ngoài cổng trường định nện cho lão một trện. nhưng bị các thầy cô ngăn cản. Tôi đi làm công nhân khi mới 17 tuổi.
Sáng hôm sau, tôi thông báo với học sinh trong trường rồi lên văn phòng mời cô hiệu phó đến phòng hiệu trưởng. Một số giáo viên thấy học sinh tụ tập đông cũng đến xem, lúc đó tôi mở khóa cửa. Lão Hiệu trưởng xông ra, mặt mày đỏ gay. Thấy tôi lão chửi ngay : "Thằng mất dạy, mày khóa cửa nhốt ông à? Kêu công an bắt nó". T nhảy vào phòng lão và lôi K. trước sư chứng kiến của mọi người.
Vậy là ,công an lại xuống và đưa về Ty công an. Ba tôi phải bảo lãnh cho tôi về nhà. Ông đã biết rõ mọi chuyện và nói gì cả. Còn tôi , xem như bỏ học , chỉ quanh quẫn bên ngoài sân trường. Một tháng sau, chúng tôi được tin lão Hiệu trưởng bị kỹ luật đưa về Bắc. Ngày lão đi, chúng tôi đón lão ngoài cổng trường định nện cho lão một trện. nhưng bị các thầy cô ngăn cản. Tôi đi làm công nhân khi mới 17 tuổi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)