Hiển thị các bài đăng có nhãn Hôn nhân- gia đình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hôn nhân- gia đình. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

“Đàn bà 30 yêu như sói, 40 như hổ”, tại sao?



Người Trung Quốc có câu: “Đàn bà 30 như sói, 40 như hổ”, cốt để lột tả trúng nhất, đắt nhất nhu cầu dục vọng của phụ nữ ở tuổi trung niên. Vì sao vậy?



Người Trung Quốc có câu: “Đàn bà 30 như sói, 40 như hổ”, cốt để lột tả trúng nhất, đắt nhất nhu cầu dục vọng của phụ nữ ở tuổi trung niên. Vì sao chị em bước sang quãng giữa cuộc đời lại được ví tựa mãnh thú lúc nồng nàn gối chăn?

Theo nhiều nghiên cứu được tiến hành suốt thời gian qua, người phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40 có nhu cầu tình dục mãnh liệt và cháy bỏng gấp bội so với các cô nàng trẻ trung. Trong đó, chị em 27 – 45 tuổi không những có tần suất ái ân dày đặc hơn mà còn thường xuyên mơ màng, nhớ nhung tới những phút mặn nồng giường chiếu hơn hẳn phụ nữ 18 – 26 tuổi.

Các chuyên gia tình dục học thuộc ĐH British Columbia nhận định, chính ở quãng giữa cuộc đời, các quý bà mới cảm nhận rõ ràng và chân thực nhất về đời sống tình dục viên mãn, thăng hoa của mình. Đa phần phụ nữ trung niên có cảm giác hài lòng về sex hơn hẳn so với thời trẻ. Chuyện “lên đỉnh” của họ cũng diễn ra suôn sẻ và có trạng thái cực mạnh mẽ.



30 như sói

Một nghiên cứu mới đây tại Mỹ đã khẳng định, phụ nữ tuổi 30 có đời sống tình dục hừng hực nhất. Khi bước sang ngưỡng này, chị em đã tự tin và tạo dựng cho mình sự hiểu biết nhất định về bản thân. Trong chốn phòng the, họ trở nên bản lĩnh, mạnh dạn hơn hẳn những thiếu nữ hãy còn e ấp, non trẻ. Họ dám bộc bạch và sẻ chia những nghĩ suy, nhu cầu của mình với bạn tình.

Nhà nghiên cứu tình dục người Mỹ - Kinsey cũng khẳng định, phụ nữ ở tuổi này có nỗi thèm khát và may mắn được hưởng khoái cảm tình dục nhiều hơn mọi lứa tuổi khác trong đời. Những cảm xúc tuyệt diệu mỗi lần đạt cực khoái sẽ càng kích thích dục vọng ở các nàng. Chính vì vậy, khi bước sang độ tuổi này, nỗi khát khao lẫn hành động của họ sẽ mạnh mẽ, hừng hực và dữ dội như những chú sói đồng hoang.
40 như hổ

Quan điểm “Cuộc sống bắt đầu ở tuổi 40” quả không sai khi gói gọn trong vấn đề tình dục. Một công trình nghiên cứu của giới khoa học Anh đối với đối tượng phụ nữ từ 39 tuổi trở lên cũng khẳng định chân lý này. Có tới 80% trong số đó thừa nhận, cuộc sống gối chăn của họ bỏng cháy và thỏa mãn nhất là ở tuổi trung niên, chính xác là từ 40 trở đi.



Tới giai đoạn này, người phụ nữ hoàn toàn làm chủ chốn phòng the. Họ nhận thức đủ đầy về quan hệ tình cảm lẫn thể xác, họ biết cách dẫn dụ bạn tình nhập cuộc và làm thế nào để đạt cực khoái một cách trọn vẹn và thỏa mãn nhất. Chính vì vậy, thật chẳng sai khi ví phụ nữ 40 mạnh mẽ như chúa sơn lâm lúc "xung trận".

Bàn về nhu cầu lẫn khả năng ân ái của các quý bà ở tuổi này, Nicola Down, biên tập viên tạp chí Top Sante cũng nhận định: “Phụ nữ có chồng trong độ tuổi 40 thực sự có đời sống tình dục sung mãn nhất”. Hay như Tania Belgrade, người dẫn chương trình nổi tiếng của Anh cũng khéo léo ngợi ca khả năng làm tình của các quý bà ở tuổi này: “Họ nắm rõ đặc điểm cơ thể mình và bạn đời. Phụ nữ tuổi 40 tựa như một nhạc công điêu luyện, biết vận dụng kỹ năng ưu việt nhất của mình để tấu lên những giai điệu hài hòa”.

http://kenhsao.net/gioi-tinh/dan-ba-30-yeu-nhu-soi-40-nhu-ho-tai-sao-29040.html

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

Duyên nợ và Lời Phật Dạy trong tình yêu đáng suy ngẫm




Cuộc sống con người chỉ là một giai đoạn trong dòng chảy luân hồi. Kiếp này nối tiếp kiếp khác, thừa hưởng và kế thừa lẫn nhau. Con người gặp nhau là bởi chữ DUYÊN, sống và yêu nhau là bởi chữ NỢ.

Nhiều cặp vợ chồng, đôi lứa đang sống hạnh phúc với nhau mà một trong hai người bỗng có tình cảm với người khác, dẫn đến chuyện chia tay. Những người dung tục sẽ nói người kia là trăng hoa, đểu cáng… nhưng thật ra đó chỉ là người ta đã trả xong nợ và đã đến lúc phải rời đi. Chuyện tình cảm không thể níu kéo được. Cùng nghe Lời Phật Dạy về Duyên Nợ và Tình Yêu

Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh.



Phật dừng lại, hỏi nhện: “Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Được không?”

Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi: “Thế gian cái gì quý giá nhất?”

Nhện suy ngẫm, rồi đáp: “Thế gian quý nhất là những gì không có được và những gì đã mất đi!”. Phật gật đầu, đi khỏi.

Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm, Phật tính của nhện đã mạnh hơn.

Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi nhện: “Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?”

Nhện nói: “Con cảm thấy trong nhân gian quý nhất vẫn là “không có được” và “đã mất đi” ạ!”

Phật bảo: “Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi.”

Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích. Ngày này nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.

Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: “Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?” Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: “Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không có được và cái đã mất đi.”

Phật nói: “Tốt, nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người nhé!”

Và thế, nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển.

Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa. Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng biết, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng.

Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.

Châu Nhi nói với Cam Lộc: “Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, của con nhện trên xà miếu Quan Âm chăng?”

Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: “Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?”. Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó.

Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế.

Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp.

Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: “Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi.” Nói đoạn rút gươm tự sát.

Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: “Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi.

Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?”

Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: “Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!”

Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm…

Câu chuyện đến đây là hết, bạn có hiểu câu cuối cùng mà nàng Châu Nhi nói không?

“Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!”

Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người.

Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có “duyên” là đủ.

Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng.

Tình yêu như sợi dây, hai người cùng kéo hai đầu, chỉ cần một người kéo căng hoặc bỏ lơi, tình yêu ấy sẽ căng thẳng hoặc chùng xuống.

Vậy khi bạn đi kiếm người ở đầu kia dây, hãy cân nhắc. Hoặc bạn có quá nhiều sợi dây tình cảm, hoặc bạn cứ liên tục tìm cái mới, hoặc khi dây đã đứt, bạn không còn can đảm hay lòng tin, tình yêu để đi tìm một tình yêu mới nữa.

Bất kể thế nào, khi sợi dây đó đứt, bạn chỉ mất đi một người không yêu bạn, nhưng người đó đã mất đi một người yêu họ.

Mất một người không biết trân quý bạn, có gì phải buồn rầu?

Bởi bạn còn cơ hội, một lần nữa, gặp người biết rằng bạn quý giá.

Có muốn nghe tôi kể câu chuyện ấy lần nữa không, ngày xưa, trước miếu Quan Âm…

***


Đêm khuya, trong một ngôi Chùa, có một người quỳ dưới chân Đức Phật nhờ Ngài dạy về chuyện tình yêu.

Người: Thưa Đức Phật thánh minh, con là một người đã có vợ, con hiện đang yêu say đắm một người đàn bà khác, con thật không biết nên làm thế nào?

Đức Phật: Con có thể xác định người đàn bà con đang yêu hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con không?

Người: Thưa vâng.

Đức Phật: Con ly hôn, sau đó lấy cô ấy ?

Người: Nhưng vợ con hiện nay dịu dàng, lương thiện, thảo hiền. Con bỏ cô ấy liệu có phần tàn nhẫn không, có mất đạo đức không, thưa Đức Phật?

Đức Phật: Trong hôn nhân không có tình yêu mới là tàn nhẫn và mất đạo đức. Con hiện giờ đã yêu người khác, không yêu vợ nữa. Con làm như thế là đúng.

Người: Nhưng vợ con vẫn rất yêu con, quả thật yêu con lắm, thưa Đức Phật.

Đức Phật: Vậy thì vợ con hạnh phúc.

Người: Sau khi con chia tay vợ để lấy người khác, vợ con sẽ rất đau khổ, tại sao lại hạnh phúc, thưa Đức Phật?

Đức Phật: Trong hôn nhân, vợ con vẫn có tình yêu đối với con, còn con đã mất đi một tình yêu đối với vợ con. Bởi vì con đã yêu người khác, chính vì có hạnh phúc, mất đi mới đau khổ, cho nên người đau khổ là con.

Người: Nhưng con cắt đứt vợ, sau đó cưới người khác, vậy là cô ấy đã mất con, cô ấy mãi là người đau khổ.

Đức Phật: Con nhầm rồi, con chỉ là người vợ con yêu thật sự trong hôn nhân. Khi một người như con không tồn tại, thì tình yêu thật sự của vợ con sẽ tiếp nối sang một người khác, bởi vì tình yêu thực sự của vợ con trong hôn nhân xưa nay chưa từng mất, cho nên vợ con mới là người hạnh phúc, con mới là người đau khổ.

Người: Vợ con đã từng nói kiếp này chỉ yêu mình con thôi. Cô ấy sẽ không yêu ai khác.

Đức Phật: Con cũng đã từng nói thế phải không?

Người: Con…con…con…

Đức Phật: Bây giờ con nhìn ba ngọn nến trong lư hương trước mặt, xem ngọn nào sáng nhất?

Người: Quả thật con không biết, hình như đều sáng giống nhau.

Đức Phật: Ba ngọn nến ví như ba người đàn bà. Một ngọn trong đó là người đàn bà hiện giờ con đang yêu. Đông đảo chúng sinh, đàn bà đâu chỉ là mười triệu trăm triệu…Ngay đến một trong ba ngọn nến, ngọn nào sáng nhất con cũng không biết, cũng không tìm được người con hiện đang yêu, thì làm sao con xác định được người đàn bà hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con?

Người: Con…con…con…

Đức Phật: Bây giờ con cầm một cây nến đặt trước mắt để tâm nhìn xem ngọn nào sáng nhất?

Người: Đương nhiên ngọn trước mặt sáng nhất.

Đức Phật: Bây giờ con đặt nó vô chỗ cũ, lại xem xem ngọn nào sáng nhất.

Người: Quả thật con vẫn không nhìn ra ngọn nào sáng nhất.

Đức Phật: Thật ra cây nến con vừa cầm giống như người đàn bà cuối cùng con đang yêu hiện nay, tình yêu nảy sinh từ trái tim, khi con cảm thấy yêu nó, để tâm ngắm nghía, con sẽ thấy nó sáng nhất. Khi con để nó vô chỗ cũ, con lại không tìm được một chút cảm giác sáng nhất. Thứ gọi là tình yêu cuối cùng và duy nhất của con chỉ là hoa trong gương trăng dưới nước, suy cho cùng chỉ là con số không, một cuộc tình trống rỗng.

Người: Con hiểu rồi, không phải Đức phật bảo con phải ly hôn vội vã, Đức Phật đang niệm chú làm cho con ngộ đạo.

Đức Phật: Nhìn thấu sẽ không nói trắng ra, con đi đi!

Người: Bây giờ con đã biết thật sự con yêu ai, người đó chính là vợ con hiện nay, thưa Đức Phật.

Đức Phật: A Di Đà Phật…

LỜI PHẬT DẠY VỀ DUYÊN NỢ TRONG TÌNH YÊU

“Có 1 chàng trai đau khổ vì người yêu bỏ đi lấy chồng. Anh ta đau khổ nên tìm lên chùa và hỏi 1 vị sư thầy.

-Tại sao Con yêu cô ấy nhiều như thế mà cô ấy vẫn đi lấy người khác?

Sư thầy mỉm cười và cho anh chàng xem 1 chiếc gương. Trong đó có hình ảnh 1 cô gái đẹp khỏa thân nằm chết bên đường.

Mọi người đi qua đều bỏ đi…

Chỉ có 1 anh chàng dừng lại nhưng cũng chỉ đắp cho cô gái ấy 1 cái áo rồi cũng bỏ đi.

Mãi sau có 1 chàng trai khác đến và đem xác cô gái đi chôn.

Sư thầy nhìn anh chàng và nói:

-Kiếp trước anh mới chỉ là người đắp áo cho cô ấy thôi. Còn người chồng cô ấy lấy bây giờ chính là người kiếp trước đã chôn cô ấy,đó chính là chữ NỢ, anh chỉ có DUYÊN với người Con gái ấy thôi!”

Phật nói rằng, cuộc sống con người chỉ là một giai đoạn trong dòng chảy luân hồi. Kiếp này nối tiếp kiếp khác, thừa hưởng và kế thừa lẫn NỢ nhau. Con người gặp nhau là bởi chữ DUYÊN, sống và yêu nhau là bởi chữ NỢ . Nhiều cặp Vợ chồng, đôi lứa đang sống với nhau mà một trong hai người bỗng có tình cảm với người khác, dẫn đến chuyện chia tay. Những người dung tục sẽ nói người kia là trăng hoa, đểu cáng… nhưng thật ra đó chỉ là người ta đã trả xong nợ và đã đến lúc phải rời đi. Chuyện tình cảm không thể níu kéo được.



Xem chi tiết: http://xuangiao.com/duyen-no-va-loi-phat-day-trong-tinh-yeu-dang-suy-ngam.html#ixzz48VLJLH00

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

NHỮNG ĐIỀU LÀM NÊN CỐT CÁCH CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ !




1. Linh khí

Linh khí là điểm tỏa sáng trong sinh mệnh của một người phụ nữ. Nó không phụ thuộc vào tuổi tác, không phụ thuộc vào địa vị cao sang, không phụ thuộc vào sự trưởng thành hay chưa. Nó là một loại khí chất bẩm sinh từ trên thân thể của một người phụ nữ mà tỏa ra! Nói cách khác, linh khí nguyên lai là ở bên trong, ở cảm giác và cảm tính, là sự biểu hiện ra của bản năng ở trong tiềm ý thức của người phụ nữ.


Sự tỏa sáng của linh khí nhất định phải có nền tảng là sự chân thật. Phụ nữ thông minh sẽ không cả ngày đi khoe khoang mình giỏi như thế nào, tốt như thế nào. Họ biết rõ rằng khiêm tốn và thận trọng mới là đạo lý bền vững.

Đại đa số người phụ nữ có nội tâm giàu linh khí thì thế giới của họ sẽ vô cùng phong phú. Ánh mắt của họ có thể sáng lên, mọi cử động của họ đều tràn đầy sức sống và có sức thu hút đối với người khác.

2. Cốt khí

Phụ nữ thông minh phải có cốt khí, không làm một người vô dụng phụ thuộc người khác, không làm “ác quỷ” trong lòng người khác mà là một người có tính độc lập. Những người phụ nữ này có thái độ đúng mực trong cuộc sống, không kiêu ngạo, không xua nịnh, không dễ dàng từ bỏ ước mơ của mình. Người phụ nữ, trước mặt quyền thế mà không siểm nịnh, không bị khuất phục, có lòng từ bi, là người đáng quý!

3. Tài khí

Người phụ nữ thông minh phải có tài khí. Tài khí không nhất định phải là đọc đủ loại sách, mà điểm quan trọng là thái độ xử thế. Nhan sắc dễ dàng trôi qua, tài trí mới là trường tồn. Hơn nữa, dung nhan xinh đẹp đều sẽ thuận theo thời gian mà dần dần nhạt nhòa, còn tài hoa ở bên trong lại có thể cùng thời gian mà tăng tiến lên, thời gian càng lâu lại càng tỏa hương!

4. Đại khí

Người đại khí có sức hấp dẫn ma lực. Họ hiểu được rằng thời trang là thuộc về những thứ trong nháy mắt, phẩm chất mới là vĩnh viễn. Họ càng hiểu rõ giữa tự tôn và tự ái, tự trọng và tự cường, cho nên luôn bảo trì tâm thái lạc quan và hướng thiện. Họ không vì khó khăn gian khổ, không vì thất bại mà ngã lòng, càng không vì dấu vết tuổi tác mà u buồn.

5. Khẩu khí

Người có khẩu khí có sức hấp dẫn bởi âm thanh sâu lắng dịu dàng, ngọt ngào, có sức lôi cuốn mãnh liệt làm người đối thoại cảm thấy thanh tâm an lạc khi nghe càng đắm ngắm càng say..,!

ST

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Ngoại tình, Paulo Coelho – Con sâu nhỏ rồi sẽ hóa thành bươm bướm


“Ah Paulo Coelho! Nhà giả kim!” Hẳn là không ít các bạn bật ra điều đó trong tâm trí ngay tắp lự. Nhưng hãy tạm quên chúng đi vì tôi sắp sửa nói về một cuốn tiểu thuyết hoàn toàn khác của tác giả người Brazil này. Nó mang tựa đề Ngoại tình. Những giá trị tinh thần đã được truyền đạt một cách xuất sắc thông qua cuộc hành trình khủng hoảng mang tính bước ngoặt trong cuộc đời của một người phụ nữ. Rất có thể sau khi đã thưởng thức cuốn sách thì ấn tượng mà nó để lại sẽ khiến câu cảm thán kia kéo dài ra thành “Ah Paulo Coelho! Nhà giả kim! Ngoại tình!”

(Các bạn biết không? Ông ta còn cuốn "Mười một phút" nữa đấy!)

...

Ờm! Mọi chuyện bắt đầu khi nhân vật chính của tác phẩm, Linda, chợt nhận ra rằng cô đang sống một cuộc đời đơn điệu và nhàm chán ghê gớm, cho dù có hàng vạn kẻ ngoài kia mơ ước được giống như vậy - một gia đình êm ấm, một sự nghiệp thành công và đời sống vật chất dồi dào. Cô đang dần đánh mất đam mê với mọi thứ khi ở trong tự tẻ nhạt lặp lại ngày qua ngày. Và Linda đã rơi vào một biến động tâm lý mà nó khiến cô ấy buộc phải hành động để thay đổi, để thoát khỏi vòng lặp của sự đơn điệu và sau đó là vòng lặp của cơn trầm cảm.

Khi một người nhận ra mình đang ở vùng an toàn, ngọn lửa đam mê với cuộc sống đang ngày một tàn lụi, họ chợt thấy mình dần trở nên giống một cỗ máy được lập trình để làm việc hơn là một thực thể sống sinh động. Tiếng nói của linh hồn người ấy càng kéo đến dồn dập hơn nữa để thúc giục kẻ đó đi tìm giá trị sống đích thực cho chính mình. Ban đầu, họ sẽ hoang mang khi chẳng hiểu chuyện gì đang diễn ra ở bên trong tâm hồn mình, rồi đến bất an hàng đêm khi lo sợ ngày mai thức dậy cái máng lợn cũ vẫn ở đó và nếu mọi chuyện cứ tiếp tục tái diễn, họ sẽ rơi vào một vực thẳm đen ngòm không lối thoát. Vì sao? Vì họ vừa sợ thay đổi và vừa sợ không thay đổi.

Nhưng cuối cùng Linda đã dám thay đổi, cô ấy đã lắng nghe tiếng nói của trái tim và tìm đến nơi mà bản thân sẽ lấy lại được niềm cảm hứng sống. Hay nói một cách khác đó là nhân vật chính đã quyết định nổi loạn: Ngoại tình, lên kế hoạch trả thù tình địch, v.v... Những giá trị đạo đức xã hội được thách thức, tòa án lương tâm cũng được một phen điêu đứng khi mà những hành động của người phụ nữ 31 tuổi đầy thành đạt này hoàn toàn dựa theo trực giác. Có thể nói Linda là người có một bản năng sống rất mạnh mẽ: Cô ấy làm mọi cách để có thể đi đến câu trả lời cuối cùng cho chính mình, bất chấp việc trái phép tắc và trái luật pháp. Linda biết rằng chỉ có duy nhất một điều sẽ cứu chuộc chính mình khỏi hố đen của cơn trầm cảm đó là không làm trái tiếng gọi của linh hồn.

Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lựa chọn nhân vật chính là một người nữ với một cuộc khủng hoảng tinh thần chứ không phải một người nam. Vì tính nữ là biểu tượng của trực giác, khả năng lắng nghe tiếng nói bên trong, những phức tạp và vi tế nhất của xúc cảm. Sẽ chẳng còn gì thích hợp hơn việc đi sâu vào thế giới tinh thần ấy thông qua bức tranh nội tâm của một người phụ nữ.

Nói đến đây tôi chợt hiểu ra vì sao người ta có cảm giác nhân vật Naoko trong tiểu thuyết Rừng Na-uy giống như một cái giếng không đáy sâu hun hút khi nàng trong cơn trầm cảm. Vì tác giả của Rừng Na-uy để góc nhìn từ một người khác mà lại là nhân vật nam nên chuyện nắm bắt được Naoko là điều bất khả. Đó là một trong những lý do khiến người đọc bị cuốn tiểu thuyết này ám ảnh và mê hoặc đến mức đắm chìm.

Paulo Coelho đã rất tài tình trong việc mô tả tâm lý nhân vật chính bằng cách để Linda tự kể lại chuyện đời mình, tự nói lên mọi suy tư, xúc cảm của bản thân. Người đọc không chỉ được nhìn ngắm một linh hồn trần trụi để có thêm cơ may thấu hiểu trạng thái của kẻ đó mà còn đang được dạy một bài học về cách đối diện với chính mình trong những giờ phút khó khăn của cuộc đời. Mọi biến cố diễn ra chỉ là để chúng ta quay về với chính mình, khám phá ra những góc phần mà trước kia mỗi người chưa có cơ hội được bước tới. Dù rằng nó có đen tối đến mức nào đi chăng nữa, chúng ta không thể thoái lui được vì ván cờ đã bắt đầu.

Đọc những dòng tâm tư của Linda mà ta chợt thấy rằng mình cũng đã từng có những phút giây như vậy: Đơn độc, hoang mang, dằn vặt, bất an và bị choáng ngợp. Nhưng rồi chính nhờ việc trải nghiệm những trạng thái đó nên người phụ nữ này có thể nhận ra chính xác hành động nào của mình là đúng đắn, vì nó sẽ mang lại cho cô cảm giác về sự bình an trong tâm hồn. Đây chính là điều thú vị nhất mà tôi thấy được ở trong cuốn sách này khi cuộc hành trình trưởng thành của con người được gây dựng dựa trên bản chất nhị nguyên (hay cá nhân tôi vẫn gọi là “quy tắc phần bù”). Linda ngoại tình rồi sau đó nhận ra tình yêu thương vô bờ của người chồng dành cho mình. Cô trải qua sự nhạt nhẽo đơn điệu để tìm lại được cảm giác đam mê nồng nhiệt. Cô đánh mất điểm trụ vào cuộc sống để biết cách bám rễ vào nó sâu hơn bao giờ hết.

Chúng ta rồi cũng cần phải đi qua mọi thái cực để có một cái nhìn trọn vẹn về cuộc sống. Nếu bạn không yêu ai đó với hàng tá điều kiện đính kèm thì bạn sẽ chẳng có cơ may nào để hiểu về tình yêu vô điều kiện. Nếu bạn không điên đảo truy tìm sự bình an thì bạn sẽ không bao giờ biết thế nào là dừng lại cùng với một sự tĩnh lặng vô bờ. Và nếu bạn không lạc lối ít nhất là một lần trong đời thì bạn sẽ chẳng thể tìm lại được con đường dành cho mình. Chúng ta sống ở Trái Đất và làm một con người với không ít những góc phần ích kỷ, yếu đuối, thậm chí là bốc mùi thối tha. Nhưng chỉ khi nào chúng ta dám nhìn vào và chấp nhận những khía cạnh ấy để rồi hiểu ra sự sống đang biểu lộ hết mình ở mọi điểm cực thì chuyện thối hay thơm sẽ chẳng còn quan trọng nữa. Tất cả những gì còn lại là niềm vui sướng hân hoan khi ta có một trạng thái sống đầy trù phú.


“Ban đêm, với mọi vẻ quyến rũ của nó, là một con đường dẫn đến sự khai sáng, cũng như tận đáy giếng sâu có làn nước làm tan cơn khát, những bí ẩn của màn đêm mang chúng ta đến gần hơn với Chúa, màn đêm chứa ngọn lửa có thể thắp sáng linh hồn ẩn giấu trong bóng tối.”


Vậy nên chẳng cần nghe ngóng, hy vọng sách vở hay Thần Phật gì dạy bảo vì họ chẳng biết chúng ta đang ở giai đoạn nào đâu. Điều chúng ta cần làm là lắng nghe tiếng nói của trái tim và cứ thế tiến lên, không cần biết lý trí của mình hay miệng của người khác bảo chuyện đó là sai trái mức nào. Hãy cứ đi vì đến cuối cùng ta sẽ tự biết thế nào là đúng, ta sẽ trưởng thành. Con sâu nhỏ rồi sẽ hóa thành bươm bướm!

Ngoại tình đã mô tả được trọn vẹn cuộc hành trình của một con người tìm đến được khúc ca Khải Hoàn của chính mình. Đó là một sự chuyển tiếp giữa hai giai đoạn phát triển, là điểm nút của quá trình tiến hóa. Linda cần thay đổi, cần phá vỡ cấu trúc cũ để vươn tới một hình hài mới sinh động và tươi mới hơn. Thứ cô cần chính là lửa, là màu đỏ, sự biến đổi gốc rễ. Có rất nhiều trải nghiệm mang sắc đỏ như là chiến tranh, bạo lực, cái chết, tình dục, v.v… nhưng Paulo Coelho đã chọn tình dục để diễn tả cuộc biến đổi của người phụ nữ đầy ý chí ấy. Tình dục sẽ giúp người đọc dễ dàng thấu hiểu được trạng thái của nhân vật hơn khi sự tiếp cận sẽ đến từ cả cảm nhận vật lý và xúc cảm tinh thần.

Paulo Coelho cũng có một tác phẩm về đề tài tình yêu - tình dục mà tôi đã nhắc tới lúc ban đầu, đó là cuốnMười một phút. Cô gái ở trong tiểu thuyết ấy đã thông qua những trải nghiệm về thể xác để vươn đến giá trị tinh thần cho chính mình. Họ đều bứt ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm cuộc sống, để thách thức giới hạn của bản thân. Cả hai nhân vật nữ này khiến tôi nhận ra rằng chỉ có kẻ nào dám sống thì sự sống mới ủng hộ, kẻ nào cất bước đi tìm thì trí tuệ mới soi sáng và kẻ nào thương yêu thì mới được tình yêu che chở.

Cuốn sách thật sự mang lại một nguồn cảm hứng và động lực sống mãnh liệt cho những ai đang rơi vào hoàn cảnh bế tắc hay khủng hoảng tương tự. Nó giúp người ta tin tưởng vào cuộc hành trình mà mình đang đi sẽ mang lại những điều mà kẻ đó cần nhất để trưởng thành. Không quan trọng bạn là ai, miễn là bạn muốn tiếp tục sống thì hãy cứ dấn bước đừng ngại ngần hay lo sợ. Cơn đau có thể vẫn còn phảng phất và cái hố đen thăm thẳm có thể vẫn đang rình rập để kéo bạn trở lại. Nhưng bằng mọi giá bạn không được dừng chân. Vì dừng chân sẽ tương đương với việc bạn tự đi chôn sống mình vậy!

Tôi rất thích những chi tiết cuối cùng của cuốn sách, khi Linda nhảy dù và cô cảm thấy như mình đã thoát ra được khỏi thực tại đen tối. Người phụ nữ ấy thấy một khoảng không gian bất tận đầy mới lạ, một sự giao tiếp tinh thần rõ ràng với thiên nhiên đất trời, một sự bình an tuyệt đối. Nhưng điều quan trọng là khi trở về với mặt đất, Linda đã tìm lại được tình yêu bên trong mình, dẹp bỏ quá khứ thương tổn sang một bên và nâng niu cuộc đời này hơn bao giờ hết. Chuyến nhảy dù đó khiến tôi liên tưởng đến những người rơi vào trạng thái trầm cảm, khủng hoảng tinh thần nên tìm đến những chất kích thích, chất gây nghiện để trốn tránh cuộc đời. Họ không đủ tỉnh táo và sức mạnh để nhận ra rằng trải nghiệm “bay” đó là lời nhắc nhở người đó cần tách ra khỏi vòng lặp cũ chứ không phải là họ thật sự cần “bay” mãi như vậy. Vì quên mất cách yêu cuộc đời này rồi nên người ấy đang muốn về lại với Cha Trời hơn là sống tiếp với Mẹ Đất!

Paulo Coelho viết về đời sống hôn nhân gia đình cùng những cuộc mây mưa ngoài vòng kiểm soát. Nếu bạn lo ngại rằng mình chưa từng trải qua hôn nhân, cũng chưa từng nếm mùi tình dục hay thậm chí còn chưa từng yêu ai bao giờ nên sẽ chẳng thể hấp thụ được cuốn sách này thì bạn đã nhầm to rồi. Tất cả những thứ đó chỉ là cái vẻ về ngoài, là cái cớ. Những giá trị mà cuốn sách truyền đạt nhiều hơn rất nhiều một cuộc ngoại tình. “Có dò là để bắt thỏ, đặng thỏ, hãy quên dò.”

Văn phong của Paulo Coelho rất cởi mở, vững chãi, ngôn từ không hề rườm rà, hoa mĩ. Kết cấu truyện cũng rất đơn giản, dễ nắm bắt, đi thẳng vào vấn đề nhưng khối lượng nội dung thì thật sự đồ sộ. Phần cuối cùng của tác phẩm hiện ra hàng loạt những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng như đại bàng, sông núi, mặt trời, chuyến bay, chân chạm đất, tuyết rơi, năm mới, số 12. Chúng như là những từ khóa đúc kết lại nội dung cốt yếu của toàn bộ tác phẩm về sự bứt phá, rộng mở trong nhận thức tâm linh cũng như sức mạnh nội tại, sự kết thúc một cuộc hành trình, mở ra một cuộc đời mới với nhiều đam mê, sức mạnh và sự lạc quan. Ở đây, Ngoại tình là một câu chuyện kết thúc có hậu!


“Nhưng một điều sẽ mãi mãi để lại dấu vết trong Tâm linh vũ trụ: Tình yêu của tôi. Bất chấp những sai lầm, những quyết định khiến người khác phải đau khổ, và những khoảnh khắc khi bản thân tôi nghĩ nó không tồn tại.”

9/10 là điểm dành tôi cho tác phẩm này.
Chúc các bạn có những cuộc hành trình giàu ý nghĩa. Yeah!

Vũ Thanh Hòa

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Nguồn yêu từ trái tim ta




 Nguyễn Hoàng Đức
.


 

Có không ít người nghĩ, yêu là dại; thậm chí người ta còn đếm kỹ rằng: lấy người yêu ta thì sung sướng hơn lấy người ta phải yêu chết mê mệt. Nghe có vẻ đúng quá, bởi vì, như người ta nói: người yêu làm nô lệ, kẻ được người yêu là chủ nô…

Người đòi yêu người ta, giống các chàng trai vẫn nói, nàng thích thế nào chỉ cần một câu tôi cũng làm đúng như vậy. Trời ơi như người ta vẫn nói: “ Sông núi dễ đổi, bản tính khó thay”, vậy mà vì si mê chàng hoặc nàng sẵn sàng đòi thay đổi vô điều kiện để đẹp lòng người yêu, như vậy khác gì nô lệ muốn làm đẹp lòng ông chủ. Ở đời ai chẳng muốn được ăn trên ngồi trốc làm ông chủ, chẳng cần làm gì sẵn có người đến yêu mình cách si mê. Nhưng chúng ta thử nghĩ xem, một người vất vả chơi đàn cho người kia được ngồi duỗi chân duỗi tay, mắt lim dim nghe những âm thanh thánh thót, liệu có thể nghĩ rằng: người chơi đàn khổ hơn người nghe? Hay người chơi đàn là nô lệ còn người nghe là chủ? Không, ngược lại mới đúng, người chơi đàn có rất nhiều thứ, từ trình độ âm nhạc, đến việc làm chủ các kỹ thuật và cảm xúc, để hiến dâng cho đời âm thanh tuyệt diệu. Trái lại người nghe chỉ thụ động, lắng nghe tiếng đàn do người khác đem đến, như vậy liệu có là ông chủ?

Chúng ta vẫn biết có những tình yêu lý tưởng yêu người đến vong thân, như Chúa Jesus đóng đinh trên thập tự, hay Đức Phật Thích Ca bỏ cung điện vàng son vợ đẹp – cung tần cũng đẹp để lao vào chốn rừng thiêng nước độc đi tìm con đường giác ngộ cho chúng sinh. Ngài còn nói, ở đâu có một con ruồi còn khổ thì ta còn đến đó. Thật là một tình yêu hiến dâng bao la vô bến vô bờ. Tất nhiên sẽ có nhiều người nói rằng: ai mà bì được với Chúa với Phật, hơn nữa đó là tình yêu của Đạo, chứ đâu phải là tình yêu của đời. Không, nói như vậy là nhầm, bởi triết gia Kant phân tích rằng, tình yêu là lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mức độ người ta hiến dâng cho người khác. Người đem đến cho người khác một lòng tốt nhỏ thì sẽ có một sự nghiệp đáng yêu nhè nhẹ; nhưng một người đem đến những hy sinh lớn nhất phải có cả sự đáng yêu cũng đáng trọng lớn. Chuyện thực, mới đây chúng tôi ngồi cùng một anh bạn trẻ mới lấy vợ được vài năm, anh ta nói như đinh đóng cột:

Các anh chị thử nghĩ xem, nếu một người chồng biết làm tròn các nghĩa vụ và bổn phận của mình, thì làm sao vợ con lại không trọng và phục.
– Vậy còn đáng yêu thì sao?
Có người hỏi: Anh ta liền trả lời không chút do dự:
– Với phụ nữ, đàn ông đáng trọng và đáng phục hẳn là đáng yêu!

Yêu người hạnh phúc hơn chờ người ta yêu mình, đó là một cách nghĩ phổ biến mà người phương Tây đã lột tả qua phương ngôn: “Bàn tay tặng đóa hồng tự nó thơm trước”. Quả là chí lý, khi bàn tay đem dâng đóa hồng cho ai đó, tự nó cầm hoa trước, hưởng thụ trước vẻ đẹp và sắc hương, và cuối cung nó đem trao tặng để có được “âm vang” của niềm hạnh phúc.

 Có câu chuyện rằng, một ngày có một người bị bắt oan tống giam vào ngục. Thế rồi cả ngày anh ta cau có, nguyền rủa, chửi bới hết người này đến người kia. Càng chửi càng tức, càng tức càng chửi, khuôn mặt của anh mỗi ngày một cau có hơn. Ít lâu sau, chợt người bạn cùng giam nói với anh ta: này anh, anh chửi vậy có ai nghe thấy không, hay là phòng giam chật hẹp phản lại những âm thanh chói nhĩ hành hạ chính anh? Giờ thì anh thử hát lên, xem những âm thanh nào vọng đến tai anh? Hãy tin rằng, luật đời không bằng luật trời, nếu ai đó bắt giam anh cách bất công sẽ có luật trời xét lại. Kể từ đó, anh ta cất tiếng hát, và những bức tường phản lại những lời ca, lòng anh thấy hân hoan và bình yên kỳ lạ. Một ngày viên quan giám báo với cấp trên xem lại vì phạm nhân này sống vui vẻ ung dung tự tại theo kiểu “cây ngay không sợ chết đứng” và anh được thả.

Đây là một câu chuyện biểu tượng mà người ta nói: Tình yêu giống như cây vậy. Nếu ta đem đến tình yêu những lời oán trách sỉ vả não nề, thì những “bức tường” của tình yêu cũng sẽ đập lại tâm hồn ta oán trách sỉ vả, não nề. Còn nếu ta đem đến cho tình yêu những tiếng hát dịu dàng hân hoan say đắm và dâng hiến thì tình yêu cũng đập vách tâm hồn ta những niềm hân hoan đó. Đó chính là những nguyên lý xuyên suốt của tình yêu từ Đạo đến Đời.

Tình yêu đầu tiên phải khởi từ mình, chúng ta hãy cùng nhớ lại câu nói của người phương Tây, bàn tay tặng đóa hồng tự nó thơm trước. Đức Phật cũng nói rằng: trước hết phải Giác Thân rồi sau mới Giác Tha. Nghĩa là trước hết người ta cần tự giác ngộ mình sau đó mới có thể giác cho người khác. Tình yêu giản dị như người ta nói “đồng thanh tương ứng”, nếu ta chưa phải là một cây đàn phát ra âm thanh thì sao có thể đòi hỏi cây đàn của trái tim người khác rung theo tiếng nhạc? Người phương Tây quan niệm về tình yêu như sau: “Hãy chăm sóc người khác, Thương đế sẽ chăm sóc bạn”. Nghĩa là bạn hãy xuất phát yêu người khác, chớ có sợ thiệt, vì có thể Thượng đế “trả nợ” tình yêu cho bạn. Kinh thánh còn có câu “Người đong đấu vào ta ta sẽ đóng trả người bằng đấu ấy”. Nếu ta yêu người nhỏ giọt , ta cũng sẽ nhận lại sự nhỏ giọt, nếu ta đong ống bơ thì sẽ nhận lại ống bơ, đong thúng sẽ nhận lại thúng và đong như hải hà thì sẽ nhận lại hải hà. Một cách tương tự người Việt cũng quan niệm:

Xởi lởi trời cởi cho
So đo trời co lại


Hay là: “Có đức mặc sức mà ăn”. Tình yêu là tài sản quý giá nhất của trái tim, vậy thì khi ta đem tài sản đó đầu tư vào ngân hàng của trái tim người, chớ sợ lỗ, mà ta sẽ nhận được cả vốn lẫn lãi.

Có một lời thoại trong phim Hàn Quốc mới đây chiếu trên truyền hình, cô gái nói thẳng vào mặt chàng trai:
– Hôn nhân cũng chỉ là cuộc làm ăn.
Chàng trai lại đứng dây thẳng thắn không kém:
– Cứ cho là cuộc làm ăn đi, vây thì cô đã là được những gì?
Cô gái im bặt.

Theo cách đó, chàng trai muốn nói rằng, cho dù hôn nhân có là cuộc kinh doanh, thì người ta cũng phải biết bỏ vốn đầu tư, phải có chữ tín, phải biết thực hiện đúng theo hợp đồng, và phải chịu các điều khoản chế tài của pháp luật. Vậy thì người trong cuộc đã tìm được cái gì? Trong kinh doanh, có thể người ta luôn buôn một bán mười, nhưng nhất khoát không thể đòi tay không bắt tỷ phú. Vậy mà trong tình yêu hôn nhân vẫn có quá nhiều kẻ tham lam muốn tay trắng nổi cơ đồ hay tay không bắt giặc. Chính thế mà cũng còn quá nhiều người sợ bước vào trận đồ bát quái của tình yêu. Người ta cho rằng, làm kinh doanh còn có pháp luật bảo hiểm chứ trong tình yêu trái tim không có mảnh giáp chở che biết lấy gì bảo hiểm khi đối phương dùng đủ các mồi câu, lưỡi bẫy, và dù không mở. Bạn chớ có lo, người Việt vẫn bảo: “Khôn ngoan chẳng lọ thật thà hay Thật thà là cha quỷ quái”. Nếu ta đem đến tình yêu đích thực cho đời, không chỉ có ta và nàng với nhau , mà có trời biết đất biết, thánh thần biết, người ta biết, nên “gieo cây nào sẽ hái quả ấy” chớ lo gieo cây đào lại hái phải cây sung. Người Trung Quốc quả quyết đó là luật “Quả báo”, nghĩa là người ta yêu đời sẽ được đời đáp trả tình yêu , ghét đời sẽ hái được quả ghét, chẳng thể tránh được. Tình yêu chẳng bao giờ thiệt, lại cũng chẳng bao giờ sai, chỉ có điều ngược lại mới sai. Vậy thì ta còn chờ gì mà không mở lòng với tình yêu

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

9 dạng dịch âm đạo thường gặp và ý nghĩa thật sự của chúng




Dịch âm đạo là chuyện tế nhị nên bạn chẳng muốn chia sẻ cùng ai, thậm chí cả với bác sỹ của mình, nhưng ý nghĩa thật sự của chúng có thể cho bạn biết nhiều điều về sức khỏe.

Tất nhiên có bất kỳ lo lắng gì liên quan đến sức khỏe thì bạn đều cần trao đổi với bác sỹ để có kết luận chính xác nhất và được chữa trị nếu cần, nhưng dưới đây là một số dạng dịch phổ biến nhất, nói để bạn tham khảo:

Dịch âm đạo trong…

Đây thường là dấu hiệu của sự rụng trứng, và thường sẽ đến với bạn đúng boong theo lịch hẹn. Đây là cách tự nhiên cho bạn biết đã đến lúc nên bận rộn lên, tích cực lên nếu muốn có bầu (hoặc hãy thận trọng hơn nếu bạn không muốn dính). Và dấu hiệu rụng trứng này, do vậy, cũng đi kèm với ham muốn tăng cao.

Dịch âm đạo dạng kem mịn…

Bạn đừng phiền, vì vào ngày trước hoặc khoảng tuần trước khi kỳ kinh đến, bạn có thể tiết dịch đặc hơn, mịn hơn. Chuyện này ở mỗi người khác nhau, nhưng nói chung là cũng không cần lo lắng.

Dịch âm đạo có lẫn máu…

Điều này có thể có nghĩa là bạn sắp vào "ngày ấy" rồi. Nhưng nếu bạn mới đang ở giữa chu kỳ thôi thì điều đó có thể báo hiệu điều gì đó nghiêm trọng hơn. Các nguyên nhân có thể là do một loại thuốc bạn đang dùng, do nhiễm trùng, bị polyp, mang thai ngoài tử cung… bởi vì những khả năng là rất rộng nên bạn cần đi khám thì mới chắc được.

Dịch âm đạo có màu trắng và lổn nhổn…

Đây thường là dấu hiệu của sự nhiễm nấm, và thường thì dịch âm đạo khi này đặc, trắng, gây ngứa ngáy cả bên trong lẫn bên ngoài. Cũng may là hầu hết các trường hợp nhiễm nấm đều dễ dàng chữa trị được bằng thuốc, và bạn có thể phòng ngừa bằng cách vệ sinh cẩn thận, tránh những sản phẩm chăm sóc nhiều mùi hương, thay ngay đồ bơi hoặc đồ tập đã ướt mồ hôi… Bạn cũng có thể cân nhắc chuyện ngủ nude để thật sự được thông thoáng.

Dịch âm đạo có màu vàng hoặc vàng xanh…

Đây là những dấu hiệu thường dẫn đến các bệnh như trichomonias hoặc bệnh lậu, đều là những bệnh lây truyền qua đường tình dục cần được chữa trị. (Nếu dịch của bạn có màu xanh và bọt bọt thì có thể là dấu hiệu của một tình trạng khác, nhưng vẫn cần được khám.) Ngoài ra, vi khuẩn chlamydia cũng có thể gây tiết dịch như vậy.

Dịch âm đạo có màu xanh xám và có bọt (và có mùi tanh)…

Có vẻ như bạn đã bị nhiễm khuẩn âm đạo, là tình trạng viêm nhiễm phổ biến khá khó chịu, thường gây ra do sự mất cân bằng các vi sinh vật trong âm đạo. Khi bị tình trạng này, bạn cần đi khám ngay, nhưng đừng quá lo vì có thể chữa khỏi được bằng các loại thuốc kháng sinh đơn giản. Trong thời gian này, bạn có thể cũng nên hạn chế việc sinh hoạt tình dục, và hãy dùng bao cao su vì đôi khi tinh trùng có thể góp phần khiến “cô bé” của bạn chao đảo.

Dịch âm đạo lỏng…
Bệnh mụn giộp có thể khiến dịch âm đạo loãng, hơi đục, đôi khi còn có lẫn máu. Tình trạng này chủ yếu gây ra nếu bạn bị đau ở bên trong, tuy nhiên, bệnh mụn giộp còn có nhiều triệu chứng khác nữa - bao gồm cả bị đau, nên nếu bạn bị thì sẽ kịp biết trước khi thấy dịch loãng dạng này.

Dịch âm đạo nhiều hơn bình thường…

Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này có thể do các loại thuốc tránh thai và vòng tránh thai IUD. Miễn là dịch tiết ra trắng hoặc trong, và không có mùi khó chịu thì bạn không phải lo lắng. Dạng dịch này cũng có thể là phản ứng dị ứng của cơ thể bạn, tuy không nguy hiểm nhưng bạn cũng cần chú ý để hạn chế tiếp xúc gây dị ứng thêm trong tương lai.

Dịch âm đạo ít hơn bình thường…

Bạn có thể đang bước vào một cột mốc thay đổi trong đời: tình trạng khô hạn này có thể là dấu hiệu của tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Ngoài chuyện ít đi thì dịch âm đạo cũng có thể loãng hơn, khiến bạn khó chịu. Thông thường thì giai đoạn tiền mãn kinh sẽ diễn ra khi bạn bước vào độ tuổi 40, nhưng cũng có thể sớm hơn, ở tuổi “băm” hoặc thậm chí là sớm hơn nữa.



(Ảnh: Internet)

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

Nhân duyên vợ chồng





Năm đó, anh đang ngồi đợi bạn trong quán cà phê. Một người con gái bước đến hỏi: “Anh có phải là người mà dì Vương giới thiệu đến để xem mắt hay không?”.

Anh ngẩng đầu lên nhìn cô một cái, bất chợt phát hiện đây chính là mẫu người mình thích, lòng nghĩ thầm sao không “lỡ nhầm rồi đã nhầm cho trót luôn”, thế là vội vàng đáp: “Đúng vậy, mời ngồi”.

Ngày kết hôn, anh liền đem sự thật này nói với vợ, người vợ cười cười một cái, nói: “Em cũng không phải là đến xem mắt, chỉ là mượn cớ để bắt chuyện với anh thôi……”

Gợi ý nhỏ:

Khi cơ duyên đã đến rồi, thì đừng nên do dự mà hãy nắm chặt lấy nó.

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

LUẬN THUYẾT VỀ TÌNH YÊU của OSHO


Osho (Bhagwan Shree Rajneesh)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Osho

"Rajneesh" Chandra Mohan Jain


Osho (11 tháng 12 năm 193119 tháng 1 năm 1990) tên thật là Chandra Mohan Jain (Tiếng Hindi: चन्द्र मोहन जैन), còn được gọi là Acharya Rajneesh từ những năm 1960 trở đi, sau đấy ông tự gọi mình là Bhagwan Shree Rajneesh trong thập niên 1970 và 1980, rồi cuối cùng lấy tên Osho năm 1989. Ông là nhà thần bí và bậc thầy tâm linh người Ấn Độ. Lời dạy có tính tổng hợp và điều hòa (syncretic) các tôn giáo khác nhau của ông nhấn mạnh tới tầm quan trọng của thiền định, nhận biết, tình yêu, sự sáng tạo và hài hước - những phẩm chất được Osho xem như bị dập tắt bởi sự tuân thủ các hệ thống niềm tin tĩnh, truyền thống tôn giáo và xã hội hóa. Ông là một trong những người có sức ảnh hưởng rất lớn đến tôn giáo thế giới. Lời dạy của ông đã có một tác động nhất định đến phong trào New Age ở phương Tây,[2][3] và sự nổi tiếng của họ đã tăng lên đáng kể từ khi ông qua đời.[4]

Osho từng là giáo sư triết học tại Đại học Jabalpur và đi khắp Ấn Độ trong những năm 1960 để thuyết giảng trước đông đảo quần chúng. Quan điểm của ông chống lại tôn giáo được thể chế đã gây ra nhiều tranh cãi. Ông cũng chủ trương một thái độ cởi mở hơn với tình dục, và vì thế mà ông có biệt danh là sex guru - đạo sư tình dục ở Ấn Độ và sau này là trên báo chí quốc tế[5]. Trong thực tế, các bài nói về tình dục của Osho chiếm tỉ lệ nhỏ so với những chủ đề mà ông nói tới.

Trong năm 1981, Osho chuyển sang định cư ở Hoa Kỳ và các đệ tử của ông đã thành lập một cộng đồng quốc tế ở đây, nó có tên là Rajneeshpuram, thuộc bang Oregon. Trong thời gian khoảng 1 năm, lãnh đạo của cộng đồng có những mâu thuẫn với cư dân địa phương chủ yếu liên quan đến vấn đề sử dụng đất đai. Osho có một bộ sưu tập lớn xe ô tô Rolls-Royce do các đệ tử giàu có tặng, điều này gây ra nhiều tai tiếng cho ông, bởi vì ít có vị lãnh đạo tinh thần nào sở hữu tài sản giá trị theo kiểu như vậy - tuy nhiên với Osho, bộ sưu tập này chỉ giống như một trò đùa của ông. Cộng đồng ở Oregon suy sụp trong năm 1985 và Osho phát hiện ra lãnh đạo cộng đồng ở đây đã phạm phải một số tội ác nghiêm trọng, trong đó có việc làm bẩn thực phẩm của người dân ở The Dalles. Osho bị bắt giữ ngay sau đó và phải chi trả tiền cho hành vi vi phạm cư trú. Ông bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ[6][7]. Một phần dưới áp lực ngoại giao của Hoa Kỳ, 21 quốc gia từ chối cho ông nhập cảnh. Ngày nay các trung tâm tu học do ông thành lập có tên Osho International Meditation Resort.

Tình yêu

Trạng thái cao nhất của tình yêu không phải là mối quan hệ chút nào, nó đơn giản là trạng thái của bản thể bạn.

Cũng như cây có mầu xanh, tình yêu là việc yêu.

Cây không xanh vì người đặc biệt nào, không phải là khi bạn tới thì chúng mới trở nên xanh. Hoa cứ lan toả hương thơm của nó dù có ai tới hay không, dù có ai ca ngợi hay không.
Không, hoa cứ lan toả hương thơm của nó. Đó là trạng thái của bản thể, không phải là mối quan hệ.


Tình yêu là phép màu duy nhất. Tình yêu là chiếc thang từ địa ngục lên cõi trời.. Tình yêu bị bỏ lỡ, bạn bỏ lỡ cả cuộc đời mình. Tình yêu là cái nhìn thấu tỏ vào Người yêu.. Người hỏi về Thượng đế đơn giản nói trái tim người đó vẫn không nở hoa trong tình yêu.
Khi tình yêu đã thấm nhuần vào tim bạn, Thượng đế ở đó; tầm nhìn của tình yêu là tầm nhìn của Thượng đế.


Tình yêu đem tới mầu sắc: mầu xám đột nhiên trở thành cầu vồng, bùng nổ thành nghìn lẻ một mầu sắc, và cái xám xịt đờ đẫn trở thành phiêu diêu. Tình yêu thay đổi toàn bộ bầu khí hậu của bản thể bên trong của bạn – và với thay đổi đó toàn thể sự tồn tại được thay đổi. Không cái gì thay đổi ở bên ngoài – nhưng một khi bạn đầy tình yêu, bạn có sự tồn tại hoàn toàn khác sẵn có cho bạn.
Khi tình yêu được bừng lên, thế thì phép màu xảy ra – ngay cả trong cái nhìn cũng có âm nhạc; trong âm thanh, có im lặng chói sáng. Tình yêu là phép thần.
Tình yêu là “giai điệu thiêng liêng.” Trái tim, đập rộn ràng trong tình yêu, trở thành chiếc sáo trên môi của Thượng đế… và bài ca được sinh ra. Bài ca đó là tôn giáo.

Khi bạn được sinh ra trong tình yêu, tôn giáo được sinh ra trong bạn – và thế thì toàn thể cuộc sống của bạn là giai điệu, là bài ca hay.

Khi tình yêu được sinh ra, bạn có trung tâm. Một khi tình yêu được sinh ra, bạn được định tâm – và mọi thứ rơi vào hài hoà với trung tâm. Bạn trở thành dàn nhạc, hài hoà đẹp đẽ. Nó bị giấu kín trong bạn: bạn đã mang nó vào trong thế giới, nó vẫn chưa biểu lộ ra. Kabir nói hãy biểu lộ nó ra – để tình yêu của bạn được biểu lộ. Trong biểu lộ đó sẽ là lời cầu nguyện của bạn.

Tiêu chí của tình yêu: làm cho người khác điều bạn muốn được làm cho mình.
Tình yêu là điểm dừng giữa hai nốt: Sống và chết , là khoảng tối lung linh!
Và khoảng tối đó là tình yêu – nơi chết và sống gặp gỡ, nơi chết và sống ôm choàng lấy nhau, nơi sống và chết có chuyện tình, nơi sống và chết đi tới cực thích. Do đó, có hấp dẫn vô cùng trong yêu, bởi vì nó là cuộc sống… và cũng có cả sợ, bởi vì nó là chết nữa. Khi bạn làm tình với người đàn bà hay người đàn ông, bạn không bao giờ đi toàn bộ vào trong điều đó. Bạn đi xa hơn thế, bởi vì nó là cuộc sống – thế rồi bạn bắt đầu ngần ngại, thế rồi bạn không đi xa thêm nữa, bởi vì thế thì cái chết cũng có đó. Nó là điểm dừng giữa hai nốt, và nó tối – khoảng tối giữa hai nốt.


Tình yêu tuôn chảy chỉ từ ai đó là không ai cả. Tình yêu trú ngụ chỉ trong cái không. Khi bạn trống rỗng, có tình yêu.

Khi bạn đầy bản ngã, tình yêu biến mất. Tình yêu và bản ngã không thể cùng tồn tại được. Tình yêu có thể tồn tại với Thượng đế nhưng không thể tồn tại cùng bản ngã, bởi vì tình yêu và Thượng đế là đồng nghĩa.

Tình yêu và bản ngã là không thể ở cùng nhau được. Cho nên hãy là cái không. Đó là nghĩa của việc thành khiêm tốn, nhu mì.

Yêu không biết buồn. Nếu bạn vẫn biết buồn, bạn không biết yêu. Yêu không biết buồn, không buồn rầu.– bởi vì yêu là siêu việt lên trên sống và chết, cả hai. Nó đi ra ngoài sống và chết, cả hai. Nó là chỗ dừng giữa hai nốt. Nó cao hơn sống, nó cao hơn chết… làm sao có thể có buồn được? Và nó là chỗ dừng, im lặng… làm sao có thể có buồn được
Tình yêu làm bạn thành không ai cả, tình yêu lấy đi mảnh đất của bạn, tình yêu phá huỷ bản ngã của bạn toàn bộ. Nó triệt tiêu, nó giết chết bạn hoàn toàn, và nó cho bạn cuộc sống mới – cuộc sống không bản ngã nào: cuộc sống khiêm tốn, cuộc sống đơn giản, cuộc sống mà Thượng đế có thể sống qua. Bạn trở thành cây tre hổng… và âm nhạc của ngài bắt đầu tuôn chảy qua bạn



Yêu, nhưng đừng cho phép tình yêu của bạn trở thành thèm khát. Yêu, nhưng đừng cho phép tình yêu của bạn trở thành gắn bó. Yêu, nhưng đừng cho phép tình yêu của bạn trở thành phụ thuộc, thành nô lệ. Và thế rồi… thế rồi yêu vô cùng. Thế thì không có sợ hãi. Và yêu, bạn sẽ có khả năng đi qua bờ bên kia không khó khăn gì.

Dùng tiền, nhưng đừng trở nên bận tâm về tiền.Không trốn khỏi tiền, không trốn khỏi vợ con bạn và rời bỏ họ và đi lên hang động Himalaya – Tình yêu là thay đổi triệt để trong cốt lõi bên trong nhất của bản thể bạn. Cái đầu chỉ giống như sóng trên đại dương; tình yêu như chiều sâu. Trong chiều sâu không có sóng, và trong sóng không có chiều sâu. Ý nghĩ giống như sóng chỉ trên bề mặt. Không có cách nào cho sóng biết chiều sâu trong khi vẫn còn là sóng. Sóng có thể biết chiều sâu, nhưng thế thì nó phải biến mất trong chiều sâu. Nó sẽ không còn là sóng nữa, nhưng thế rồi nó có thể quay lại bề mặt. Nhưng thế thì sóng đó tự nó sẽ trở thành người Baul; không sóng khác nào sẽ nghe nó. Các sóng khác sẽ gọi sóng đó là điên bởi vì nó sẽ nói về chiều sâu, còn các sóng này chỉ biết chiều nông, chúng không biết chiều sâu.

Tình yêu là kinh nghiệm – mang tính tồn tại, như hương vị. Nếu bạn chưa nếm muối, không có cách nào giải thích nó cho bạn. Nếu bạn đã nếm nó, không có cách nào quên nó. Làm sao giải thích cho ai đó khác người chưa bao giờ biết cái gì mặn? Nói cái gì đây? Không phải là bạn không biết – bạn biết chứ, nó ở ngay trên đầu lưỡi bạn. Bạn biết mặn là gì, nhưng làm sao nói nó cho ai đó khác được? Điều duy nhất là đưa cho người kia chút muối. Và vẫn còn không có kinh nghiệm yêu là vẫn còn chết – bởi vì chỉ người yêu mới vứt đi những cái ta chết.
Chỉ người yêu mới chuyển động, bởi vì chỉ người yêu mới năng động. Logic là chết; tình yêu là sống.
Logic thuộc về quá khứ; tình yêu thuộc về tương lai. Logic chỉ đi vào trong vòng tròn cũ lặp đi lặp lại mãi. Tình yêu đi vào lãnh thổ mới. Là bản thân mình thì không bao giờ tĩnh tại, ở trong tình yêu cũng không bao giờ tĩnh tại. Nó bao giờ cũng cực lạc – không tĩnh tại mà cực lạc: bên ngoài tĩnh tại, bên ngoài đứng yên.



Bản ngã và tình yêu

Tại giai đoạn này tôi muốn trao cho bạn nguyên lí thứ nhất. Nếu bạn muốn biết chân lí cơ bản về tình yêu, điều kiện tiên quyết đầu tiên là hãy chấp nhận tính thiêng liêng của dục, hãy chấp nhận cái thiêng liêng của dục theo cùng cách bạn chấp nhận sự tồn tại của Thượng đế - với trái tim cởi mở. Và bạn càng chấp nhận dục đầy đủ hơn với trái tim và tâm trí cởi mở, bạn lại càng được tự do khỏi nó hơn. Nhưng bạn càng kìm nén nó nhiều bạn sẽ càng trở thành bị gắn với nó, giống như là anh nông dân kia, người đã trở thành nô lệ cho quần áo mình. Phạm vi của việc chấp nhận của bạn là phạm vi của tuyên bố của bạn. Sự chấp nhận toàn bộ về cuộc sống, về tất cả những cái là tự nhiên trong cuộc sống, về tất cả những cái Thượng đế trao cho trong cuộc sống, sẽ dẫn bạn tới thực tại cao nhất của điều thiêng liêng - tới những đỉnh cao còn chưa được biết tới, tới những đỉnh cao siêu phàm. Tôi gọi sự chấp nhận đó là hữu thần. Và đức tin đó trong cái Thượng đế trao chính là cánh cửa đi tới giải thoát.

Tôi coi những người hay giáo huấn kìm giữ con người không cho chấp nhận rằng cái mà là tự nhiên trong cuộc sống và trong sự phối hợp thiêng liêng, là kẻ vô thần. “Hãy phản đối cái này; hãy kìm nén cái kia. Tự nhiên là tội lỗi, xấu, dâm đãng. Hãy bỏ cái này; bỏ cái kia.” Tất cả những điều này thiết lập nên chủ nghĩa vô thần, như tôi hiểu nó. Những người thuyết giảng từ bỏ cũng là kẻ vô thần.

Bạn hãy chấp nhận cuộc sống dưới dạng tự nhiên và thuần khiết của nó và phát triển mạnh tính đầy đủ của nó. Bản thân tính đầy đủ sẽ nâng bạn lên, dần từng bước. Và chính cùng việc chấp nhận dục này sẽ nâng bạn lên những đỉnh cao thanh thản mà bạn không có khả năng nào tưởng tượng ra được. Nếu dục là than, chắc chắn một ngày nào đó sẽ tới khi nó tự biểu lộ bản thân là kim cương. Và đó là nguyên lí thứ nhất.

Điều nền tảng thứ hai tôi muốn nói cho bạn là về cái gì đó mà nền văn minh, văn hoá và tôn giáo ngay bây giờ, đã làm thành chai cứng bên trong chúng ta. Và đó là bản ngã, cái ý thức rằng “tôi đây”.

Bản chất của năng lượng dục thúc dục nó phải tuôn chảy hướng tới tình yêu, nhưng hàng rào của cái “tôi” đã bao quanh nó như bức tường và do vậy tình yêu không thể tuôn chảy. Cái “tôi” rất mạnh mẽ, cả trong người xấu cũng như người tốt, trong kẻ xấu xa cũng như trong người thánh thiện. Người xấu có thể xác nhận cái “tôi” theo nhiều cách, nhưng người tốt cũng khua cái “tôi” to lắm: họ muốn lên tận trời; họ muốn được giải thoát; họ đã từ bỏ thế giới này; họ đã xây dựng đền đài; họ không phạm tội lỗi; họ muốn làm điều này; họ muốn làm điều nọ. Nhưng cái “tôi” đó, cái dấu hiệu chỉ dẫn đó, bao giờ cũng hiện diện.

Bản ngã của người ta càng mạnh càng khó cho người đó hợp nhất với bất kì ai. Bản ngã len vào giữa; cái “tôi” tự xác nhận nó. Đó là bức tường. Nó tuyên bố, “Anh là anh còn tôi là tôi.” Và do vậy thậm chí kinh nghiệm thân mật nhất cũng không đem mọi người lại gần lẫn nhau. Thân thể có thể gần nhau nhưng mọi người vẫn còn xa nhau. Chừng nào vẫn còn cái “tôi” bên trong, cảm giác về người khác này không thể nào tránh được.

Một hôm Sartre nói một điều tuyệt vời: “Người khác là địa ngục.” Nhưng ông ấy đã không giải thích thêm gì nữa tại sao người khác lại là địa ngục, hay thậm chí tại sao người khác lại là người khác. Người khác là người khác bởi vì tôi là tôi, và trong khi tôi là tôi, thì thế giới bao quanh là người khác - khác và xa lạ, bị cô lập - và không có quan hệ nào.

Chừng nào còn có cảm giác tách bạch này, tình yêu không thể nào được biết tới. Tình yêu là kinh nghiệm của sự hợp nhất. Việc phá huỷ các bức tường, sự trộn lẫn của hai năng lượng là điều kinh nghiệm tình yêu là gì. Tình yêu là niềm cực lạc khi các bức tường giữa hai người bị đập vụn, khi hai cuộc sống gặp nhau, khi hai cuộc sống hợp nhất.

Khi sự hài hoà như vậy tồn tại giữa hai người tôi gọi nó là tình yêu. Và khi nó tồn tại giữa một người và đám đông, tôi gọi nó là sự giao cảm với Thượng đế. Nếu bạn có thể trở nên được hội nhập với tôi trong kinh nghiệm như vậy - để cho tất cả các rào chắn đều tan chảy, để cho sự thẩm thấu xảy ra tại mức độ tâm linh - thế thì đó là tình yêu. Và nếu sự hợp nhất như vậy xảy ra giữa tôi và mọi người khác và tôi làm mất đi căn cước của mình trong cái Tất cả, thế thì sự đạt tới đó, sự hội nhập đó, là với Thượng đế, với Đấng toàn năng, với Đấng toàn trí, với Tâm thức Vũ trụ, với Điều tối cao hay bất kì cái gì bạn muốn gọi nó. Và do vậy, tôi nói rằng tình yêu là bước đầu tiên và rằng Thượng đế là bước cuối cùng - cái đích cuối cùng và cao quí nhất.

Làm sao có thể xoá đi bản thân mình được?

Chừng nào tôi còn chưa làm tan biến bản thân mình đi, làm sao người khác hợp nhất được với tôi? Người khác được tạo ra do phản ứng với cái “tôi” của tôi. Tôi càng hô to “tôi” thì sự tồn tại của người khác càng trở nên mạnh hơn. Người khác là tiếng vọng của cái “tôi”.

Và “tôi” là gì? Bạn đã bao giờ nghĩ một cách bình thản về nó chưa? Nó có ở trong chân bạn, tay bạn, trong đầu bạn hay tim bạn không? Hay nó chỉ là bản ngã?

Cái “tôi” của bạn là gì và ở đâu, cái bản ngã của bạn ấy? Cái cảm giác về nó có đấy, ấy vậy mà lại chẳng tìm thấy nó ở chỗ đặc biệt nào cả. Bạn hãy ngồi im lặng một lúc mà tìm cái “tôi” đó. Bạn có thể ngạc nhiên, nhưng mặc cho việc tìm kiếm ráo riết bạn sẽ không tìm thấy cái “tôi” của bạn ở đâu cả. Khi bạn tìm kiếm sâu sắc bên trong bạn sẽ hiểu rõ là không có cái “tôi”. Như vậy, không có bản ngã. Khi có chân lí về cái ta thì cái “tôi” không có đó.

Nhà sư Nagsen rất được kính trọng đã được Hoàng đế Malind vời vào triều đình.

Sứ giả tới Nagsen và nói, “Thưa hoà thượng Nagsen, hoàng đế muốn gặp ngài. Tôi đến đây để mời ngài.”

Nagsen đáp, “Nếu ông ấy cần ta tới, ta sẽ tới. Nhưng, ta xin lỗi, không có người nào như Nagsen ở đây cả. Đấy chỉ là cái tên, chỉ là cái nhãn tạm thời mà thôi.”

Người đưa tin báo lại cho hoàng đế rằng Nagsen là người rất kì lạ: ông ta đã trả lời ông ta sẽ tới, nhưng lại nói rằng không có Nagsen như thế ở đó. Hoàng đế cũng ngạc nhiên với điều kì lạ đó.

Nagsen tới đúng hẹn, trong chiếc xe hoàng gia, và hoàng đế ra đón ông ấy tận cổng. “Hoà thượng Nagsen, ta đón chào ông đây!”

Nghe thấy điều này, nhà sư cười phá lên. “Tôi chấp nhận lòng hiếu khách của bệ hạ như Nagsen, nhưng xin hãy nhớ không có ai tên là Nagsen cả.”

Hoàng đế nói, “Ông cứ nói kiểu thách đố. Nếu ông không phải là ông, thế thì ai đang chấp nhận lời mời của ta? Ai đang đáp lại sự đón chào này?”

Nagsen nhìn ra sau mình và hỏi, “Đây chẳng phải là chiếc xe mà tôi đã tới sao?”

“Đúng đấy, nó là chính chiếc xe ấy đấy.”

“Xin hãy tháo ngựa ra.”

Việc này được thực hiện.

Vừa chỉ vào ngựa, nhà sư vừa hỏi, “Đây có phải là chiếc xe không?”

Hoàng đế nói, “Làm sao ngựa lại có thể được gọi là xe?”

Theo dấu hiệu của nhà sư, ngựa được dẫn đi, và thanh gióng xe được dùng để buộc ngựa cũng được dỡ ra.

“Các thanh gióng này có phải là xe của bệ hạ không?”

“Tất nhiên là không rồi, đây là những gióng xe chứ không phải xe.”

Nhà sư lại tiếp tục, ra lệnh bỏ bớt từng bộ phận một, và mỗi lần hỏi hoàng đế phải trả lời, “Đây không phải là chiếc xe.”

Cuối cùng chẳng còn lại gì nữa.

Nhà sư hỏi, “Bây giờ chiếc xe của bệ hạ đâu rồi? Từng bộ phận của nó đã được lấy đi và bệ hạ đều nói, ‘Cái này không phải là xe.’ Thế thì hãy nói cho thần, bây giờ chiếc xe của bệ hạ đâu rồi?”

Sự khải lộ làm hoàng đế giật mình.

Nhà sư tiếp tục. “Bệ hạ vẫn theo được ý thần chứ? Chiếc xe là sự lắp ghép; nó là một tuyển tập những thứ nào đó. Chiếc xe không có bản thể riêng của nó. Xin bệ hạ hãy nhìn vào bên trong. Bản ngã của bệ hạ ở đâu? Cái ‘tôi’ của bệ hạ ở đâu?”

Bạn sẽ thấy rằng cái “tôi” đó chẳng có ở đâu cả. Nó là sự biểu lộ của nhiều năng lượng; có thế thôi. Bạn hãy nghĩ về từng và mọi chi, về từng và mọi khía cạnh của bản thân bạn, và thế rồi khử bỏ dần mọi thứ, từng thứ một. Chung cuộc, cái không sẽ còn lại. Tình yêu được sinh ra từ cái không đó. Cái không đó là Thượng đế.

Trong làng một người mới mở cửa hàng cá với tấm biển lớn: “Bán cá tươi ở đây.”

Ngay ngày đầu tiên một người bước vào cửa hiệu và đọc, “Bán cá tươi ở đây.” Anh ta cười to, “’Cá tươi’ ư? Cá ươn bán ở mọi chỗ khác chắc? Phỏng có ích gì mà viết cá ‘tươi’?”

Chủ tiệm cho rằng anh ta phải; thêm vào đó, ‘tươi’ gây ra ý tưởng về ‘ươn’ cho khách hàng. Ông ta xoá đi chữ “tươi” trong biển hiệu. Tấm biển bây giờ ghi là “Bán cá ở đây.”

Một cụ bà, đến thăm cửa hàng ngày hôm sau, đọc to, “’Bán cá ở đây’ sao? Ông còn bán cá ở nơi nào đó khác chăng?”

Chữ “ở đây” bị xoá đi. Bây giờ tấm biển đọc là “Bán cá.”

Ngày thứ ba một khách hàng khác tới cửa hiệu và nói, “’Bán cá’ à? Có ai cho không cá đâu?”

Chữ “bán” lại bị xoá đi. Bây giờ chỉ còn lại mỗi chữ “cá”.

Một người có tuổi tới và nói với chủ hiệu, “’Cá’ à? Người mù, ngay từ xa, cũng có thể biết được mùi của cá được bán ở đây.”

Chữ “cá” bị loại bỏ đi. Tấm biển bây giờ để trống.

Một khách qua đường hỏi, “Sao tấm biển lại trống huếch thế kia?”

Tấm biển cũng bị bỏ đi nốt. Chẳng còn lại gì sau tiến trình khử bỏ dần; mọi từ đều đã bị loại bỏ, từng từ một. Và cái còn lại đằng sau là cái không, cái trống rỗng.

Tình yêu chỉ có thể được sinh ra từ cái trống rỗng. Chỉ cái trống rỗng mới có khả năng hội nhập với cái trống rỗng khác; chỉ cái không mới có thể hợp nhất toàn bộ với cái không khác. Không phải hai cá nhân, mà là hai chân không mới có thể gặp gỡ, bởi vì bây giờ không có rào chắn. Tất cả mọi thứ khác đều có tường bao; chân không không có gì cả.

Cho nên điều thứ hai cần phải nhớ là ở chỗ tình yêu được sinh ra khi tính cá nhân tan biến, khi cái “tôi” và “người khác” không còn nữa. Bất kì cái gì còn lại thế thì đều là mọi thứ, vô giới hạn - nhưng không cái “tôi”. Với sự đạt tới đó, tất cả mọi rào chắn đều vỡ vụn và xảy ra sự ùa tới của những sông Hằng đã sẵn sàng.

Chúng ta đào giếng. Nước đã có đó rồi, bên trong; không phải mang nó từ đâu tới cả. Chúng ta chỉ đào đất và đá lên và bỏ chúng đi. Chúng ta đang làm đích xác điều gì vậy? Chúng ta tạo ra cái trống rỗng để cho nước vốn ẩn bên trong có thể tìm ra không gian để đi vào, không gian để nó tự biểu lộ ra trong đó. Cái mà đang ở bên trong đó mong muốn có chỗ; nó muốn có không gian. Nó khẩn cầu cái trống rỗng - cái mà nó chưa có - để cho nó có thể đi ra, để cho nó có thể phụt ra. Nếu chiếc giếng đầy những cát và đá, khoảnh khắc chúng ta vét bỏ cát và đá đi, nước sẽ sủi lên. Tương tự, con người tràn đầy tình yêu, nhưng tình yêu lại cần không gian để xuất đầu lộ diện. Chừng nào trái tim và tâm hồn bạn còn nói “tôi” thì bạn vẫn còn là chiếc giếng cát và đá, và dòng suối tình yêu sẽ không sủi lên trong bạn.

Tôi đã từng nghe rằng ngày xưa có một cây đại thụ uy nghi, với cành lá xum xuê trải rộng ra hướng lên trời. Khi nó đang trong độ ra hoa, bướm ong đủ loại, đủ mầu, đủ kích cỡ, dập dìu quanh nó. Khi nó nở hoa và kết quả, chim chóc từ những mảnh đất xa xôi tới và hót trong nó. Các cành cây, như những bàn tay giang rộng, ban phúc lành cho tất cả những ai tới và ngồi dưới bóng chúng. Một cậu bé hay tới chơi dưới nó, và cây đại thụ này nảy sinh lòng yêu mến với cậu bé này.

Tình yêu giữa cây đại thụ này và cậu bé là có thể, nếu cái lớn không nhận biết rằng nó là lớn. Cái cây này không biết nó là lớn; chỉ con người mới có loại tri thức đó. Cái lớn bao giờ cũng có bản ngã như mối quan tâm chủ chốt của nó, nhưng với tình yêu thì không ai là lớn hay là nhỏ cả. Tình yêu ôm choàng bất kì ai tới gần.

Cho nên cái cây này đã nẩy sinh tình yêu với cậu bé này, người hay tới chơi gần nó. Cành của nó thật cao, nhưng nó uốn xuống và hạ chúng xuống thấp để cho cậu bé có thể hái hoa và hái quả. Tình yêu bao giờ cũng sẵn sàng cúi mình; bản ngã không bao giờ sẵn sàng cúi mình cả. Nếu bạn lại gần bản ngã, cành của nó thậm chí sẽ còn vươn cao lên hơn nữa; nó sẽ cứng rắn thêm để cho bạn không thể nào đạt tới nó được.

Đứa bé vui đùa tới, và cái cây hạ thấp cành của nó xuống. Cây rất hài lòng khi đứa bé hái hoa; toàn bộ bản thể nó tràn ngập với niềm vui sướng của tình yêu. Tình yêu bao giờ cũng hạnh phúc khi nó có thể cho cái gì đó; bản ngã bao giờ cũng hạnh phúc khi nó có thể lấy.

Cậu bé lớn lên. Đôi khi cậu ngủ trong lòng cây, đôi khi cậu ăn quả của nó, và đôi khi cậu đội vòng miện bằng hoa của cây và hành động như một ông vua rừng rậm. Người ta trở thành giống như ông vua khi hoa của tình yêu có đó, nhưng người ta trở nên nghèo nàn và khốn khổ khi gai của bản ngã hiện diện. Việc thấy cậu bé đeo vương miện hoa và nhẩy múa làm tràn ngập lòng cây niềm vui sướng. Nó lắc lư chòm lá trong tình yêu; nó hát ca trong gió thoảng. Đứa bé càng lớn hơn nữa. Nó bắt đầu trèo lên cây để đung đưa trên các cành cây. Cây cảm thấy rất hạnh phúc khi đứa bé nghỉ ngơi trên cành của nó. Tình yêu hạnh phúc khi nó đem tới nguồn an ủi cho ai đó; bản ngã chỉ hạnh phúc khi nó đem tới điều bực dọc.

Với thời gian qua đi, gánh nặng của những nghĩa vụ khác xảy đến cho cậu bé. Tham vọng lớn lên; nó phải qua các kì thi; nó có bạn bè để tán gẫu và đi chơi, cho nên nó không tới cây thường xuyên nữa. Nhưng cây vẫn chờ đợi khắc khoải cậu bé tới. Nó cất tiếng gọi từ trong linh hồn mình, “Lại đây đi. Lại đây đi cậu bé. Ta đang đợi con.” Tình yêu chờ đợi ngày và đêm. Và cái cây chờ đợi. Cái cây cảm thấy buồn khi cậu bé không tới. Tình yêu buồn bã khi nó không thể chia sẻ; tình yêu buồn bã khi nó không thể cho được. Tình yêu biết ơn khi nó có thể chia sẻ. Khi nó có thể là kẻ buông xuôi, một cách toàn bộ, thì tình yêu là hạnh phúc nhất.

Khi cậu bé lớn lên, cậu ngày càng ít ra chơi với cây. Người trở nên lớn, người có tham vọng lớn lên, thì thấy ngày càng ít thời gian dành cho tình yêu. Chàng trai bây giờ mê mải trong các việc trần thế.

Một hôm, trong khi chàng trai đi ngang qua, cái cây nói với nó, “Ta đợi con mà con không tới. Ta trông đợi con hàng ngày.”

Chàng trai nói, “Cây có gì nào? Tại sao ta lại phải tới với cây? Cây có tiền không? Ta đang kiếm tiền đây.” Bản ngã bao giờ cũng có động cơ. Chỉ nếu có mục đích nào đó cần phải được đáp ứng thì bản ngã mới tới. Nhưng tình yêu lại không động cơ. Tình yêu là phần thưởng của riêng nó.

Cái cây giật mình nói, “Con sẽ tới ta chỉ nếu ta cho cái gì đó sao?” Cái mà không cho đi được thì không phải là tình yêu. Bản ngã tích cóp, nhưng tình yêu lại cho vô điều kiện. “Chúng ta không có cái bệnh tật đó, và chúng ta vui sướng,” cái cây nói. “Hoa nở trên chúng ta. Nhiều quả trưởng thành trên chúng ta. Chúng ta cho bóng mát. Chúng ta đung đưa trong làn gió thoảng, và ca lên những bài ca. Chim hồn nhiên nhẩy nhót trên cành chúng ta và hót líu lo thậm chí chúng ta chẳng có tiền. Cái ngày mà chúng ta dính líu với tiền, chúng ta sẽ phải đi tới đền đài như các anh, những con người yếu đuối vẫn làm, để học cách kiếm được an bình, để học cách tìm ra tình yêu. Không, chúng ta không có bất kì nhu cầu nào về tiền cả.”

Chàng trai nói, “Thế thì sao ta phải tới cây? Ta sẽ đi tới nơi có tiền. Ta cần tiền.” Bản ngã cứ đòi hỏi tiền bởi vì nó cần quyền lực.

Cái cây nghĩ một lúc rồi nói, “Đừng đi đâu khác nữa, con yêu. Hãy hái quả của ta và bán đi. Con sẽ kiếm tiền theo cách đó.”

Chàng trai lập tức tươi lên. Anh ta trèo lên cây và hái hết quả cây; thậm chí cả quả còn xanh cũng bị rung cho rơi xuống. Cái cây cảm thấy rất hạnh phúc, cho dù vài cành và nhánh cây đã bị gẫy, cho dù nhiều lá đã rụng xuống đất. Đau đớn cũng làm cho tình yêu hạnh phúc, nhưng thậm chí sau khi đau đớn, bản ngã cũng chẳng hạnh phúc. Bản ngã bao giờ cũng ham muốn hơn nữa. Cây không để ý rằng chàng trai thậm chí đã chẳng hề quay lại để cám ơn nó. Nó đã được lời cám ơn của nó rồi khi chàng trai chấp nhận lời đề nghị hái và bán quả của nó.

Chàng trai không quay lại sau một thời gian dài. Bây giờ chàng ta đã có tiền và chàng ta bận rộn làm ra nhiều tiền hơn từ số tiền đó. Chàng ta đã quên mất tất cả về cái cây. Nhiều năm trôi qua. Cái cây buồn bã. Nó nóng lòng mong đợi sự trở lại của chàng trai - giống như người mẹ có bầu vú căng đầy sữa nhưng đứa con thì lại bị lạc. Toàn bộ con người của người mẹ cầu khẩn đứa con; người mẹ tìm kiếm điên dại về đứa con mình để cho nó có thể tới làm nhẹ bớt cho mình. Đấy cũng là tiếng khóc thầm của cái cây đó. Toàn bộ bản thể nó đau đớn quằn quại.

Sau nhiều năm, bây giờ đã là người lớn, chàng trai tới với cây.

Cái cây nói, “Lại đây, con ta. Lại đây ôm lấy ta.”

Người này nói, “Chấm dứt cái trò uỷ mị ấy đi. Đấy là trò trẻ con. Ta không còn là trẻ con nữa.” Bản ngã coi tình yêu là điên khùng, như chuyện hão huyền ngây thơ.

Nhưng cái cây vẫn mời anh ta: “Lại đây đi, hãy đánh đu trên cành ta. Hãy lại nhẩy múa. Hãy lại chơi với ta.”

Người này nói, “Chấm dứt cái lời vô dụng này đi! Ta cần xây một ngôi nhà. Cây có thể cho ta ngôi nhà được không?”

Cái cây than: “Ngôi nhà sao! Ta không có nhà.” Chỉ con người mới sống trong nhà. Không ai khác sống trong nhà cả ngoài con người. Và bạn có chú ý tới điều kiện của anh ta sau việc giam hãm của mình trong bốn bức tường không? Nhà anh ta càng lớn con người càng trở nên nhỏ bé hơn. “Chúng ta không ở trong nhà, nhưng con có thể chặt cành ta - và thế thì con có thể có khả năng làm một ngôi nhà.”

Không phí chút thời gian nào, người này đem rìu tới và chặt rời tất cả các cành của cái cây này. Bây giờ cây chỉ còn là cái thân trơ trụi. Nhưng tình yêu không để ý đến những điều như thế - cho dù mọi cành của nó có bị chặt rời vì người nó yêu. Tình yêu là việc cho; tình yêu bao giờ cũng sẵn sàng cho.

Người này thậm chí chẳng bận tâm tới việc cám ơn cây. Anh ta làm nhà mình. Và ngày tháng bay đi trong nhiều năm.

Cái thân cứ chờ đợi và chờ đợi mãi. Nó muốn gọi người ấy, nhưng nó không có cành cũng chẳng có lá để đem cho nó sức mạnh. Gió thổi qua, nhưng nó thậm chí cũng chẳng thể xoay xở để gửi gió một thông báo. Và linh hồn nó vẫn vang vọng với lời cầu nguyện duy nhất: “Hãy lại đây. Hãy lại đây, con ta. Hãy lại đây.” Nhưng chẳng cái gì xảy ra cả.

Thời gian qua đi và người này bây giờ đã già. Một lần ông ta đi ngang qua và ông ta tới đứng cạnh cây.

Cái cây hỏi, “Ta có thể làm được gì nữa cho con? Con đã tới sau một thời gian rất, rất lâu.’

Ông già nói, “Cây còn có thể làm được cái gì khác cho ta? Ta muốn đi tới những mảnh đất xa xôi để kiếm được nhiều tiền hơn. Ta cần một chiếc thuyền để du hành.”

Mừng rỡ, cái cây nói, “Nhưng điều đó không thành vấn đề, tình yêu của ta. Hãy chặt thân ta ra, và làm chiếc thuyền từ đó. Ta sẽ rất sung sướng nếu ta có thể giúp con đi tới những mảnh đất xa xôi để kiếm tiền. Nhưng xin con hãy nhớ, ta bao giờ cũng chờ đợi con trở về.”

Người này đem tới một cái cưa, cưa thân cây ra, làm chiếc thuyền và dương buồm ra đi.

Bây giờ cái cây chỉ còn là cái gốc nhỏ bé. Và nó chờ đợi cho người yêu trở về. Nó chờ đợi, nó chờ đợi và nó chờ đợi mãi. Người này sẽ chẳng bao giờ trở lại; bản ngã chỉ tới khi có cái gì đó kiếm được và bây giờ cây chẳng có gì cả, hoàn toàn không còn gì để cho nữa. Bản ngã không tới nơi không có gì để được. Bản ngã là kẻ ăn xin vĩnh viễn, trong trạng thái đòi hỏi liên tục, còn tình yêu lại là từ thiện. Tình yêu là ông vua, hoàng đế! Có ông vua nào vĩ đại hơn tình yêu không?

Một đêm tôi đã nghỉ lại gần gốc cây đó. Nó thì thào với tôi, “Người bạn đó của tôi vẫn chưa trở lại. Tôi rất lo nghĩ về hoàn cảnh ông ta bị chết đuối hoặc bị lạc. Ông ta có thể bị lạc ở một trong những quốc gia xa xăm đó. Ông ta có thể không còn sống nữa. Tôi ước ao biết được tin tức về ông ta làm sao! Vì tôi cũng gần hết đời mình rồi, tôi muốn được thoả mãn với ít nhất vài tin tức về ông ấy. Thế thì tôi có thể chết một cách hạnh phúc. Nhưng ông ấy sẽ không tới cho dù tôi có gọi ông ấy. Tôi chẳng còn lại gì để cho còn ông ấy chỉ hiểu ngôn ngữ của việc lấy.”

Bản ngã chỉ hiểu ngôn ngữ của việc lấy; ngôn ngữ của việc cho là tình yêu.
Tôi không thể nói điều gì nhiều hơn thế. Hơn nữa, chẳng có gì nhiều để nói hơn là điều này: nếu cuộc sống trở thành giống như cái cây đó, vươn rộng cành của nó ra xa và rộng để cho tất cả mọi người đều có chỗ trú ẩn trong bóng râm của nó, thế thì chúng ta sẽ hiểu tình yêu là gì. Không có kinh sách, không sơ đồ, không từ điển về tình yêu. Không có bộ nguyên tắc nào cho tình yêu cả.

Tôi tự hỏi tôi có thể nói gì về tình yêu! Tình yêu mới khó diễn đạt thế. Tình yêu chỉ có đó. Bạn có thể đã thấy nó trong mắt tôi nếu bạn tới và nhìn vào chúng. Tôi tự hỏi liệu bạn có thể cảm thấy nó khi cánh tay tôi giang ra ôm choàng hay không.

Tình yêu.

Tình yêu là gì?

Nếu tình yêu không được cảm thấy trong mắt tôi, trong cánh tay tôi, trong cái im lặng của tôi, thế thì nó chẳng bao giờ có thể được hiểu từ lời tôi cả.
Tôi lấy làm biết ơn vì việc kiên nhẫn lắng nghe của các bạn. Và cuối cùng, tôi cúi mình trước điều Tối cao ngụ trong tất cả chúng ta.

Trích từ "Từ dục tới Siêu tâm thức"

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Gia đình và hôn nhân ở Việt Nam thay đổi như thế nào?





Tác giả: Khuất Thu Hồng

.Thực ra, khó có thể “định hướng” cho gia đình đình phát triển lành mạnh nếu xã hội không phát triển lành mạnh. Mọi quan hệ xã hội đều phản chiếu trong quan hệ gia đình. Một người cha tham nhũng, lạm quyền, cơ hội liệu có thể dạy con mình sống trong sạch, trung thực, đàng hoàng? Nếu xã hội không thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn thì mọi “định hướng” cho gia đình hay cá nhân đều vô nghĩa.

 Trong nhiều năm qua, hệ thống giá trị trong hôn nhân, gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi. Cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều yếu tố mới được nhiều người quan tâm như hôn nhân đồng tính, quan hệ tình dục trước hôn nhân, giáo dục sức khỏe sinh sản… Để tìm hiểu rõ hơn về những thay đổi này và những quan niệm mới về hệ giá trị hôn nhân và gia đình, VHNA đã có buổi trao đổi với TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về hôn nhân, gia đình, tình dục và sức khỏe sinh sản.

.

Ảnh bà Khuất Thu Hồng. Nguồn: Trên mạng


Phóng viên (PV):Trong nhiều năm qua, hệ giá trị trong gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi. Từ các gia đình ba bốn thế hệ cùng sinh sống tách ra thành gia đình hạt nhân là chủ yếu. Cùng với nó sự thay đổi vị thế của các thành viên và nhiều giá trị cốt lõi trong gia đình. Bên cạnh các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam thì có thêm sự xuất hiện nhiều giá trị gia đình phương Tây. Là một chuyên gia trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, bà nghĩ thế nào về vấn đề này?



TS Khuất Thu Hồng (KTH):Mấy thập kỷ gần đây đã chứng kiến nhiều thay đổi của gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, tôi cho rằng những thay đổi đó không phải là do ảnh hưởng của văn hoá phương Tây mà chủ yếu xuất phát từ những thay đổi kinh tế-xã hội và điều kiện sống ở Việt Nam. Ví dụ, việc phần lớn các gia đình lựa chọn mô hình hạt nhân với một hoặc hai thế hệ hoàn toàn không phải là ảnh hưởng của phương Tây. Mô hình tam, tứ đại đồng đường vốn luôn luôn chỉ chiếm một phần nhỏ trong lịch sử.

Trong nhiều thế kỷ qua, gia đình hạt nhân vẫn luôn luôn là mô hình phổ biến nhất, thường chiếm trên dưới 70% tổng số hộ trong cả nước[1]. Đại đa số các gia đình Việt Nam lựa chọn sống trong gia đình hạt nhân và sống gần cha mẹ già. Sở dĩ mô hình này luôn chiếm ưu thế vì nó phù hợp với điều kiện sống và lối sống của người Việt Nam. Thế hệ các cha mẹ già thay vì sống chung cùng nhà với các con cũng ngày càng ưa thích sống độc lập và duy trì mối quan hệ gần gũi với con cái. Vì vậy, việc cho rằng vì ảnh hưởng của phương Tây mà mô hình gia đình nhiều thế hệ như một nét văn hoá truyền thống đang bị mất đi là không có cơ sở.

Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng bình đẳng hơn, nhất là giữa vợ và chồng. Sự thay đổi này cũng không phải do phương Tây mang lại mà là do cuộc sống thực tế và nỗ lực của phụ nữ trong việc tham gia lao động có thu nhập và nâng cao trình độ học vấn. Tỉ lệ biết chữ cũng như tỉ lệ có bằng cấp cao của phụ nữ không hề thua kém nam giới. Những thay đổi này cải thiện vị trí của phụ nữ trong gia đình, khiến cho tiếng nói của họ cũng ngày càng được tôn trọng hơn. Quan hệ cha mẹ-con cái cũng ngày càng dân chủ hơn vì các thế hệ càng về sau càng hiểu biết hơn do có điều kiện học hành và tiếp cận tri thức nhiều hơn. Vì thế con cái ngày càng chủ động hơn trong những quyết định hệ trọng liên quan đến bản thân mình như nghề nghiệp, việc làm và hôn nhân hay cách sống.

Tôi không coi gia đình là một thực thể thụ động bị áp đặt bởi các giá trị bên ngoài và phải tiếp nhận một cách ép buộc. Ngược lại, tôi thấy rằng gia đình Việt Nam chủ động thay đổi để phù hợp với những biến đổi kinh tế xã hội và văn hoá trong quá trình phát triển của đất nước. Tôi không gọi đó là các giá trị của phương Tây vì chúng không phải là độc quyền của gia đình phương Tây mà là những thay đổi tiến bộ, tất yếu, và không thể cưỡng lại của nhân loại trong quá trình phát triển. Hoặc cho dù chúng ta có tiếp nhận những giá trị đó từ phương Tây chăng nữa thì đó cũng là sự tiếp nhận tích cực và sáng suốt trong quá trình hội nhập với thế giới. Điều tôi muốn nói thêm là quan hệ bình đẳng và dân chủ trong gia đình Việt Nam nếu được coi là ảnh hưởng của phương Tây thì còn xa mới giống như phương Tây nhưng sự cải thiện là có thật.

PV:Theo bà, gia đình Việt Nam sẽ đi theo những mô hình nào? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi trong hệ giá trị của gia đình Việt Nam? Có cần phải bảo tồn các giá trị gia đình truyền thống hay cần có một sự thay đổi về hệ giá trị văn hóa trong gia đình Việt Nam?

KTH:Tôi cho rằng gia đình hạt nhân sẽ vẫn tiếp tục là mô hình chủ đạo và sẽ ngày càng phổ biến hơn nữa, nhất là khi dịch vụ xã hội chăm sóc người cao tuổi được cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên, khác với gia đình phương Tây, các thế hệ con cái ở Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục duy trì cách sống gần cha mẹ già để có thể thường xuyên thăm hỏi, giúp đỡ. Tôi cho rằng đó là lựa chọn tối ưu và mang bản sắc Việt Nam. Quy mô gia đình phần lớn sẽ dao động xung quanh hai đến bốn người với một cặp vợ chồng và một đến hai đứa con.

Tuy nhiên, số gia đình độc thân và gia đình chỉ có cha hoặc mẹ sống với con, sẽ tăng lên vì số người không kết hôn và số người ly hôn sẽ tăng, dù chậm hơn nhiều so với các nước khác. Quan hệ trong gia đình sẽ ngày càng dân chủ và bình đẳng hơn. Phụ nữ sẽ ngày càng có cơ hội nâng cao thu nhập, thành công trong sự nghiệp và tham gia các hoạt động xã hội vì nam giới sẽ ngày càng chia sẻ công việc gia đình nhiều hơn. Con cái ngày càng tự lập và chủ động trong cuộc sống vì cha mẹ ngày càng tôn trọng quyền tự quyết của con hơn.

Sẽ không phải là tôi hay bất kỳ ai có thể nói rằng gia đình Việt Nam cần thay đổi hay giữ nguyên. Những thay đổi trong các giá trị gia đình, như đã nói ở trên, sẽ chủ yếu là xuất phát từ những thay đổi kinh tế xã hội và văn hoá vĩ mô. Sự tiếp cận với các nền văn hoá khác trong quá trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ với thế giới có thể sẽ thúc đẩy sự thay đổi đó diễn ra nhanh hơn.

Nếu ai đó coi các giá trị gia đình truyền thống là tam tứ đại đồng đường, là tôn ti trật tự theo kiểu “phu xướng, phụ tuỳ” và “quyền huynh thế phụ” thì họ sẽ thất vọng trước những thay đổi nói trên. Họ có thể nuối tiếc các giá trị cũ và hoang mang trước sự xuất hiện của các giá trị mới. Họ sẽ cho rằng quan hệ gia đình mới là lỏng lẻo. Trước sự cải thiện vị thế của phụ nữ và thế hệ trẻ họ sẽ cảm thấy quyền lực gia trưởng bị thách thức. Mong muốn duy trì một gia đình truyền thống như vậy là lỗi thời và không khả thi.

Nhưng các giá trị truyền thống khác của gia đình Việt Nam như con cháu nhớ đến cội nguồn, biết ơn tổ tiên, gắn bó với gia tộc, con cái hiếu thảo với cha mẹ, cha mẹ có trách nhiệm với con cái, anh chị em có trách nhiệm với nhau … là những giá trị quý báu cần được gìn giữ và phát huy.

PV:Nếu phải thay đổi, thì theo bà, cần định hướng sự thay đổi đó như thế nào?

KTH:Như tôi đã nói ở trên, những thay đổi của gia đình gắn liền với những thay đổi vĩ mô – theo kiểu con gà – quả trứng. Vì vậy khó có thể dùng từ “định hướng”. Lịch sử đã chứng minh sự thất bại của cách làm duy ý chí. Nhưng những chính sách phát triển kinh tế xã hội và văn hoá sáng suốt có thể tạo điều kiện cho gia đình phát triển mà tránh được những cú sốc hoặc tránh được khủng hoảng. Ví dụ các chính sách về phúc lợi xã hội, an sinh xã hội trong việc chăm sóc người cao tuổi và trẻ em sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho phụ nữ. Sự cải thiện chất lượng các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, giao thông công cộng … sẽ thực sự tác động tích cực đến mỗi gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống của tất cả các thành viên và giảm bớt sự căng thẳng cho những lao động chính của gia đình.

Các chính sách văn hoá-xã hội khác về nhà ở, về các dịch vụ văn hoá, vui chơi, giải trí, truyền thông đại chúng … cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hỗ trợ gia đình giáo dục nhân cách và lối sống cho thế hệ trẻ. Thực ra, khó có thể “định hướng” cho gia đình đình phát triển lành mạnh nếu xã hội không phát triển lành mạnh.

Mọi quan hệ xã hội đều phản chiếu trong quan hệ gia đình. Một người cha tham nhũng, lạm quyền, cơ hội liệu có thể dạy con mình sống trong sạch, trung thực, đàng hoàng? Liệu những đứa trẻ có học được cách trân trọng những giá trị của lao động chăm chỉ nếu hàng ngày nhìn thấy trên tivi hay báo chí tràn ngập các quảng cáo hàng hiệu và các bài báo lăng xê các ngôi sao với các hình ảnh của lối sống xa hoa, phù phiếm? Nếu xã hội không thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn thì mọi “định hướng” cho gia đình hay cá nhân đều vô nghĩa.

PV:Quan hệ hôn nhân ở Việt Nam đang có nhiều thay đổi. Tại sao vậy, thưa bà?

KTH:Ở đây tôi muốn nói đến giá trị hay ý nghĩa của hôn nhân ở Việt Nam. Với đại đa số người Việt Nam, hôn nhân và gia đình vẫn là giá trị quan trọng nhưng sự gia tăng dù đang còn chậm của tỉ lệ ly hôn, ly thân, cùng với sự gia tăng của con số những người sống lựa chọn cuộc sống độc thân cho thấy với một bộ phận người Việt Nam, chúng đã không còn là những giá trị hàng đầu. Sự nghiệp và tự do đang trở thành những giá trị quan trọng nhất đối với một số người.

Theo tôi, tỉ lệ những người lựa chọn sống độc thân cũng như tỉ lệ ly hôn sẽ gia tăng theo thời gian, tương tự những gì đã và đang diễn ra ở các nước có nhiều điểm tương đồng về văn hoá trong khu vực như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản …

Nguyên nhân chính của hiện tượng này có lẽ là sự độc lập về kinh tế của cá nhân và cùng với nó là quan hệ bình đẳng, dân chủ trong gia đình. Trong xã hội hiện đại, hôn nhân sẽ không còn là lợi ích hay trách nhiệm của đại gia đình mà cá nhân mới có quyền định đoạt có kết hôn hay không và nếu có thì kết hôn khi nào. Hơn nữa cá nhân cũng ngày càng có ý thức hơn về vai trò và trách nhiệm của mình với người khác.

Khi mức sống tăng lên, chất lượng cuộc sống được cải thiện thì yêu cầu của con người về điều kiện sống như nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, chất lượng nuôi dạy trẻ em, … sẽ ngày càng cao. Không phải ai cũng có thể đáp ứng các nhu cầu đó nên một số người tự thấy không có khả năng đảm bảo một cuộc sống gia đình theo tiêu chuẩn họ mong muốn thì sẽ trì hoãn hôn nhân, thậm chí từ chối hôn nhân. Sức ép từ cuộc sống hiện đại (công việc căng thẳng, không ổn định, di chuyển nhiều …) cũng là một yếu tố khiến hôn nhân trở nên khó khăn với một số người. Mặt khác, những cơ hội để khám phá và phát huy năng lực cá nhân cũng ngày càng mở rộng dẫn đến việc một số người mải mê theo đuổi sự nghiệp mà gác lại hoặc bỏ lỡ cơ hội kết hôn.

Ly hôn cũng sẽ gia tăng vì cá nhân chứ không còn là gia đình quyết định việc một cặp vợ chồng có mâu thuẫn có nên tiếp tục chung sống hay không. Sự độc lập về kinh tế cũng là một lý do khiến những người không hài lòng với cuộc hôn nhân của mình đi đến quyết định ly hôn. Mặt khác, sự cởi mở của xã hội trong cách nhìn nhận về ly hôn cũng giúp cho những người đó mạnh dạn hơn trong việc ra quyết định.

PV:Theo bà, có những yếu tố mới xuất hiện trong hôn nhân. Đó những yếu tố nào vậy? Nguyên nhân nào tạo ra những yếu tố mới này?
KTH:Ngoài những yếu tố đã đề cập ở trên như là sự thay đổi trong vị thế của các thành viên gia đình và mối quan hệ giữa họ theo xu hướng bình đẳng và dân chủ hơn thì có hai hiện tượng mới thú vị:

Thứ nhất, hiện tượng làm mẹ đơn thân đã xuất hiện ở Việt Nam trong nhóm những người không có điều kiện kết hôn và cả trong nhóm có điều kiện nhưng không lựa chọn hôn nhân. Với cả hai nhóm này, hôn nhân chưa hẳn đã giúp khẳng định nữ tính cũng như bảo đảm chỗ dựa cho tương lai, nhưng đứa con thì có. Điều thú vị là xã hội dường như không sốc trước hiện tượng này và trong một bộ phận nhất định còn thông cảm và ủng hộ những phụ nữ đó.

Thứ hai, việc sống chung của những cặp đồng tính, dù chưa phổ biến nhưng có xu hướng tăng, nhất là sau khi Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi 2104 xóa bỏ điều 10 cấm hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

PV:Những yếu tố mới này xuất hiện trong hôn nhân đã ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa truyền thống của người Việt?
KTH:Lựa chọn làm mẹ đơn thân và việc sống chung của các cặp đồng tính cũng gây ra quan ngại trong một số người. Có người thì lo lắng cho tương lai của những đứa trẻ lớn lên trong gia đình thiếu vắng người cha. Một số người khác thì băn khoăn rằng hôn nhân đồng tính sẽ làm ảnh hưởn giống nòi … Tuy nhiên, những lo lắng của họ hoàn toàn không thuyết phục. Trước hết, tỉ lệ những người lựa chọn làm mẹ đơn thân cũng như hôn nhân đồng tính rất nhỏ, không thể ảnh hưởng đến sự phát triển quy mô và chất lượng dân số Việt Nam. Nếu phải lựa chọn thì rõ ràng việc những đứa trẻ lớn lên chỉ với những người mẹ quan tâm chăm sóc đầy đủ còn hơn những đứa trẻ sống trong gia đình có cả cha mẹ nhưng người cha lại là gương xấu.

Tôi cho rằng sự chấp nhận hai xu hướng này không làm phương hại gì đến văn hoá truyền thống, trái lại, nó chỉ càng khẳng định tính cởi mở và dễ thích nghi của văn hoá Việt nam mà thôi.

PV:Vừa rồi dư luận nói nhiều đến hôn nhân đồng tính. Nhiều người đã đổ ra đường để kêu gọi người khác ủng hộ hôn nhân đồng tính và đề nghị nhà nước công nhận hôn nhân đồng tính. Vậy, bà quan niệm thế nào về hôn nhân đồng tính? Đó có phải là đi ngược với văn hóa truyền thống hay không? Chúng ta có nên chấp nhận hôn nhân đồng tính hay không? Tại sao?

KTH:Tôi ủng hộ hôn nhân đồng tính và là một trong những người tham gia vào các diễn đàn gửi khuyến nghị lên quốc hội đề nghị chấp nhận hôn nhân đồng tính. Tôi giành khá nhiều thời gian để tìm hiểu về hôn nhân đồng tính, lịch sử, diễn biến cũng như các vấn đề liên quan, tôi thấy hôn nhân đồng tính không hề gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bất kỳ xã hội nào. Ngược lại, chấp nhận hôn nhân đồng tính cũng có nghĩa là tôn trọng quyền bình đẳng của người đồng tính và mang lại hạnh phúc cho họ. Một xã hội nhân đạo và văn minh phải đảm bảo cho mọi công dân của mình được bình đẳng với nhau trong mọi khía cạnh.

PV:Quan hệ tình dục là một vấn đề quan trọng trong đời sống hôn nhân và gia đình. Trước đây, vấn đề này được đưa vào quy phạm đạo đức để đánh giá con người, đặc biệt là người phụ nữ. Nó còn được xem là một chuyện tế nhị, nhạy cảm, không nên nói với người khác. Và người ta tránh đi vấn đề tình dục khi nói đến hôn nhân, gia đình. Theo bà, tình dục có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống hôn nhân và gia đình? Và nhận thức về quan hệ tình dục trong đời sống gia đình trong thời gian qua đã thay đổi như thế nào?
KTH:Tình dục là quan hệ trọng tâm của hôn nhân, không chỉ vì nó liên quan đến chức năng tái sinh sản của gia đình mà nó là một trong những lý do hàng đầu khiến cho một cặp đi đến cam kết chung sống lâu dài với nhau. Vì hôn nhân ngày càng là vấn đề của cá nhân nên sự hoà hợp về tình dục cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với sự khởi đầu của hôn nhân và sự bền vững của nó. Các cá nhân ngày càng nhận thức được ý nghĩa của nó nên kiến thức về tình dục ngày nay cũng được coi trọng hơn trước. Thanh niên chuẩn bị bước vào hôn nhân cũng như các cặp đang sống trong hôn nhân cũng chịu khó tìm hiểu thông tin về lĩnh vực này hơn. Có thể nói đời sống tình dục của các cặp vợ chồng ngày nay phong phú hơn và cũng phức tạp hơn trước đây. Cũng vì thế mà không hiếm người tuyên bố lý do khiến cuộc hôn nhân của họ tan vỡ là không có sự hoà hợp về tình dục trong đời sống vợ chồng.

PV:Quan hệ tình dục trước hôn nhân là một chuyện trước đây rất phê phán, bị xem là vi phạm đạo đức. Người phụ nữ nếu vi phạm vào điều này có thể bị cộng đồng cạo trọc, bôi vôi, đuổi khỏi làng. Nói chung là đề cao trinh tiết của người phụ nữ. Bà quan niệm thế nào về trinh tiết và quan hệ tình dục trước hôn nhân?
KTH:Mặc dù chưa có số liệu chính xác, hầu hết mọi người đều thừa nhận rằng quan hệ tình dục trước hôn nhân hiện nay phổ biến hơn trước đây. Ngày nay, việc các cặp đang trong thời kỳ yêu đương có quan hệ tình dục không bị đánh giá nặng nề như ngày xưa. Nếu họ đi đến hôn nhân thì chuyện “ăn cơm trước kẻng” hoàn toàn được bỏ qua. Mọi người cũng ít soi mói hơn, ít kiểm soát hơn đối với những cặp đang hẹn hò. Rõ ràng là trong thực tế, thái độ xã hội đối với quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng cởi mở hơn. Cho dù trinh tiết vẫn được đề cao như một giá trị, nhưng tôi cho rằng chủ yếu là trong hoài niệm mà thôi. Cho dù một số nam giới vẫn bị ám ảnh về trinh tiết nhưng họ cũng thừa hiểu rằng vì việc ăn cơm trước kẻng là phổ biến và bản thân họ cũng ăn cơm trước kẻng nên việc đòi hỏi người vợ còn trinh là một điều bất hợp lý và không công bằng. Những phẩm chất khác của người vợ người chồng tương lai mới là những điều họ quan tâm khi đi đến hôn nhân. Tôi cho rằng sự nghiêm túc và chân thành trong tình yêu và tình dục mới là điều quan trọng nhất trong mối quan hệ.

PV:Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân ở Việt Nam đang ngày càng tăng lên. Và đối với một bộ phận không nhỏ ở giới trẻ, vấn đề này không còn là vi phạm đạo đức. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề này? Đây là một biểu hiện bình thường trong sự thay đổi quan niệm về tình dục hay là sự đi xuống về đạo đức?
KTH:Thực ra chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được tỉ lệ QHTD trước hôn nhân tăng lên bao nhiêu phần trăm vì trước đây chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này để có thể so sánh. Tuy nhiên, ai cũng biết là tỉ lệ QHTD trước hôn nhân tăng lên. Giới trẻ ngày nay coi tình dục là một phần không thể thiếu của tình yêu. Tôi cho rằng đó là điều bình thường không thể tránh khỏi trong bối cảnh xã hội ngày nay. Tự do cá nhân, sự cởi mở trong thái độ xã hội, sự độc lập về kinh tế của phụ nữ … chính là những lý do dẫn đến sự thay đổi này. Tôi không coi đó là biểu hiện đi xuống của đạo đức nếu đó là tình dục đồng thuận, có trách nhiệm và an toàn. Hầu hết những thanh niên nam nữ có quan hệ tình dục trước hôn nhân nhưng vẫn là các công dân tốt, sau này họ vẫn trở thành những ông bố bà mẹ tốt, biết nuôi dạy con cái khoẻ mạnh, giỏi giang, thậm chí còn tốt hơn những thế hệ trước. Còn bất kỳ tình dục nào, trong hay trước hôn nhân nhưng không đồng thuận, ép buộc và bạo lực mới thì đó chính là thiếu đạo đức. Nói như vậy không phải là khuyến khích tình dục trước hôn nhân mà để tránh sự khiên cưỡng, giáo điều và lỗi thời trong cách nhìn nhận những thay đổi xã hội.

PV:Một vấn đề khá nhức nhối và cũng liên quan đến đời sống hôn nhân, gia đình, sức khỏe tình dục là vấn đề mại dâm. Nhiều nước phát triển cao cũng phải chấp nhận các lao động tình dục và quản lý qua các “phố đèn đỏ”. Ở Việt Nam chưa công nhận các “phố đèn đỏ” nhưng nạn mại dâm thì vẫn phổ biến ở nhiều nơi, nhất là các đô thị lớn. Vậy theo bà, chúng ta có nên công nhận “phố đèn đỏ” hay không? Và nếu công nhận thì lợi và hại của nó như thế nào?
KTH:Mại dâm tồn tại song song cùng lịch sử nhân loại. Kể từ khi gia đình xuất hiện thì khi đó mại dâm cũng ra đời. Mại dâm chủ yếu là để phục vụ những người đàn ông có nhu cầu tình dục nhưng không có điều kiện để thoả mãn vì họ chưa có vợ hoặc không có bạn tình, hoặc goá vợ … Tuy nhiên, không ít những người đàn ông không thuộc các nhóm trên cũng tìm đến mại dâm. Đó cũng là một trong những lý do khiến mại dâm phát triển mạnh ở nhiều nơi khiến việc kiểm soát mại dâm trở nên khó khăn. Theo quan điểm của tôi nên thừa nhận mại dâm để quản lý nó tốt hơn. Tuy nhiên, với tình hình thực thi luật pháp rất kém ở Việt Nam, việc quy hoạch dịch vụ này vào những khu “đèn đỏ” chưa hẳn đã có thể giúp kiểm soát mại dâm như mong muốn. Tham nhũng và hối lộ là hai yếu tố khiến việc này khó thành công.

PV:Tôi không đồng tình với việc bêu riếu phụ nữ bán dâm trên truyền thông trong khi người mua dâm thì gần như vô can. Quan điểm của bà thì sao?

KTH:Tôi cũng không đồng tính với việc làm đó. Sẽ không có ai bán được “dâm” nếu không có những người muốn mua nó. Nếu coi mại dâm là sai trái thì cả người bán kẻ mua đều phải bị xử lý như nhau. Việc công khai tên tuổi hình ảnh của người bán dâm và giấu nhẹm nhân thân của người mua dâm chỉ thể hiện thái độ đạo đức giả mà thôi. Và thái độ đối với mại dâm như vậy chỉ là nửa vời và thể hiện sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ.

PV:Trước nhiều sự thay đổi về đời sống hôn nhân, gia đình và quan niệm về đời sống tình dục, người ta nói nhiều về việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản. Nhiều người còn kiến nghị về việc đưa giáo dục giới tính và sức khẻo sinh sản vào trướng học phổ thông. Vậy bà suy nghĩ thế nào về vấn đề này? Và biện pháp để thực hiện nó thế nào cho hợp lý?
KTH:Đã từ nhiều năm nay tôi kêu gọi đưa giáo dục giới tính và sức khoẻ tình dục/sinh sản vào nhà trường vì những kiến thức đó giúp cho con em của chúng ta hành trang để bước vào cuộc sống của người lớn một cách an toàn và lành mạnh. Những gì đã làm hiện nay rất hời hợt và nửa vời, chỉ khiến cho trẻ càng thấy tù mù và tò mò hơn mà thôi. Biện pháp ư: nói thẳng, nói thật với thái độ cởi mở và nghiêm túc, đến nơi đến chốn. Chẳng thiếu gì tài liệu và kinh nghiệm để chúng ta tham khảo. Cũng không thiếu người tâm huyết. Các bậc phụ huynh cũng rất thiết tha. Chỉ cần cánh cửa Bộ Giáo dục mở ra mà thôi.

PV:Là một nhà nghiên cứu về vấn đề hôn nhân, gia đình và sức khỏe tình dục, bà có những ý kiến gì đóng góp vào hệ thống quản lý trong việc xây dựng, phát triển văn hóa gia đình cũng như tạo nên sự lành mạnh về hôn nhân, tình dục trong cuộc sống hiện nay?
KTH:Có lẽ điều đầu tiên cần làm là đừng duy ý chí, đừng hô khẩu hiệu suông. Các nhà chính sách và quản lý hãy sử dụng các kết quả nghiên cứu thực tế khi xây dựng chính sách. Khi hô hào giữ gìn và phát huy truyền thống, hãy thận trọng để không vô tình củng cố và nuôi dưỡng hệ thống gia trưởng trong phát động phong trào gìn giữ nề nếp gia phong. Khi giáo dục con cháu thảo hiền phải lưu ý để đừng cổ vũ tư tưởng quyền huynh thế phụ làm thui chột năng lực cá nhân. Không nên nhấn mạnh đến “thiên chức” của người phụ nữ để trói chặt họ vào gia đình, cản trở sự tiến bộ của một nửa nhân loại. Nói tóm lại, đừng đối lập giá trị phương Tây hay phương Đông mà phải chủ động tiếp nhận những giá trị tiến bộ của nhân loại.

PV: Xin trân trọng cảm ơn bà!

Bùi Hào & Phan Thắng thực hiện



[1] Vào năm 2014, gia đình hạt nhân chiếm tới 65% trong tổng số 24.265 nghìn hộ gia đình trong cả nước.

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Những câu chuyện bình thường của một gã đàn ông!



Featured Image: Quibe


Câu chuyện thứ nhất…

Họ hôn nhau say đắm. Gã bế chị lên, đặt chị ngã lưng vào… cái bàn ăn. Chị cười ha hả như kẻ đang say. Họ tiếp tục chìm trong cái lạc thú của ái tình. Dừng lại một tí, chị nhìn gã tinh nghịch, miệng nở nụ cười ẩn ý, chị bắt đầu cởi chiếc áo phông ra. Gã đưa tay cản, nghịch ngợm nhìn lại chị: “Anh muốn tự tay xé nó!” “Oh!… Thiệt à?… Á!… Haha!” Chị cười ngất ngay, sung sướng. Ôi! Chị muốn ôm chặt gã đàn ông này đến suốt cuộc đời mình!

Nhưng… Cái áo chết tiệt này làm bằng cái quái quỷ gì thế này? Gã đã dùng hết sức, mím môi thật chặt. Nhưng cái áo bướng bỉnh vẫn không chịu tước ra cho dù một sợi chỉ! “Hey! Anh có cần một chiếc kéo nào không?” Chị nửa đùa, nửa thật, nhỏm đầu lên hỏi. “Không! Anh tự lo được!” Gã tiếp tục đánh vật, mồ hôi trên trán như muốn túa ra. Nằm tơ hơ trên bàn chẳng khác nào một con cá mắc cạn, để mặc cho gã xoay đầu này, chuyển hướng nọ, chị nhăn mặt, thở dài, chặc lưỡi tự hỏi, lũ đàn ông này, sao thật cứng đầu thế nhỉ!

Ừ! Gã đúng thật cứng đầu! Cứng đầu y như cái lần ấy ấy. Cái lần mà gã đã ôm chị vào lòng, và chị đã rút ra một bì thư. “Em biết anh đang trong giai đoạn khó khăn! Em nghĩ cái này có thể giúp được anh một tí!” Gã quấn tay vào những cọng tóc lòa xòa của chị, hôn lên trán chị, mỉm cười: “Anh đã không thể lo cho em! Anh làm sao có thể nhận tiền của em được?” Chị dựa vào gã đàn ông ấy và cảm thấy thật sự ấm áp.


Đúng thật là gã đàn ông kỳ quái, bướng bỉnh!
Câu chuyện thứ hai…

Họ cưới nhau. Họ có một đứa con. Nhưng gã lại không có một công ăn việc làm tốt cho lắm. Gã quyết định để chị và con ở lại. Một mình gã sẽ đi làm ăn ở phương xa, mong sao có thể lo cho gia đình một tương lai đủ đầy. Một thân một mình nuôi con, công việc thì sa sút, chị thấy đau lòng khi không thể cho con được một bữa ăn chu đáo. Bà chủ nhà thấy tình cảnh của chị, bèn gợi ý một công việc “khá nhẹ nhàng mà lương rất cao”. Thật ra thì công việc này không như cái công việc kia kia đâu! Chỉ là, chị sẽ mặc một chiếc áo ngủ gợi cảm, chị sẽ nhảy nhót lung tung trong nhà, chị sẽ vừa làm việc nhà, vừa uốn éo trước camera. Tất nhiên là chị sẽ để cho lũ đàn ông lắm tiền ngắm. Sau nhiều lần đắn đo, chị quyết định nhắm mắt đưa chân, liều một phen. Chị đồng ý!

Nhiều chuyện xảy đã ra sau đó, nhưng, cuối cùng thì gã cũng phải biết. Tôi không nhớ rõ lắm lúc đó gã đã hành xử như thế nào. Nhưng, sau đó, họ vẫn rất hạnh phúc. Tôi cũng chẳng nhớ gã lúc ấy có khóc lóc nước mắt, nước mũi tèm lem hay không, cũng chẳng nhớ gã có đau khổ tột cùng vì bị “bội phản” hay không. Tôi cũng chả biết gã có lên các trang mạng xã hội dành cho người trẻ, một điều “gấu chó”, hai điều “chó gấu” hay không. Nhưng tôi nghĩ, gã sẽ chẳng bao giờ làm những việc ấy. Gã chỉ biết tự trách mình mà thôi! Gã là gã đàn ông vô dụng, một thời nghiện ngập, một thời tù tội, dù cho lý do nào cũng chẳng đã học hành đến nơi, đến chốn, chẳng thể kiếm được một công việc tử tế lo cho vợ, cho con!

Ôi! Một gã đàn ông ngớ ngẩn!
Câu chuyện thứ ba…
Họ nói chuyện trước sân. Chị lững thững bước vào nhà. Gã đứng lên bước đi theo chị. Chị chợt nhớ một thứ gì đó và quay đầu lại với gã. Một chiếc xe thắng cái kétttt trước ngõ nhà chị. Một khẩu súng được giơ ra. Không kịp suy nghĩ, thay vì nhảy vào chỗ khuất, gã vội vàng đẩy chị ngã vào trong. Ngay trong cái khoảnh khắc ấy, cái khoảnh khắc khi viên đạn vụt ra khỏi nòng và cắm vào ngực hắn, cả cuộc đời hiện ra như một cuốn album.

Thật ra, thì đó là một cuộc đời cũng chẳng có gì đặc biệt! Những gã đàn ông bình thường! Đi gặp và tán tỉnh những người phụ nữ bình thường. Hôn họ, cưới họ và có con với họ. Những gã đàn ông đã không ngại thức khuya dậy sớm, kiếm tiền lo một đám cưới trong mơ cho người phụ nữ mình yêu. Những gã đàn ông, sẵn sàng làm việc 20 tiếng một ngày chỉ để thỏa mãn nụ cười trên môi vợ (Tôi thì vẫn nghĩ đấy là một lời nói phét, nịnh đầm). Những gã đàn ông không ngại người phụ nữ của mình “bay từ hết người đàn ông này đến người đàn ông khác, chỉ để kiếm một người thật sự chung thủy” (Gothe). Những gã đàn ông sẵn sàng là chỗ dựa cho những cái bứt rứt có phần hơi ngớ ngẫn của các cô. Những gã đàn ông thâm trầm, vững chãi như một người cha, nhưng yêu cô say đắm như một người tình.

Những gã đàn ông bình thường!

Nhỏ bạn im lặng, ngồi lắng nghe hết câu chuyện của tôi. Nhỏ đẩy gọng kính lên, thở dài, và nhìn lại tôi, bằng nữa con mắt trêu chọc: “Những loại đàn ông ấy chết hết rồi nhóc ạ! Nó chỉ có trên phim thôi cậu bé! Những gã đàn ông ngày nay mua cho bồ một ly sinh tố sẽ nhớ là đã mua cho bồ một ly sinh tố!” Ừ! Thì đó vốn dĩ là một gã đàn ông chỉ có trên một bộ phim truyền hình thôi mà! “Hồi đó, mày khóc lóc như một con thất tình ấy!” Nhỏ bỉu môi, lắc lắc cái đầu nói tiếp “Ê?!” Tôi nhăn mặt, cảm thấy một sự xấu hổ không thể nào kìm nén được. Ừ! Có lẽ, hình như, chưa có ai dạy ai, để trở thành một người đàn ông bình thường? Đàn ông ngày nay rất thời trang, rất hợp mode và rất cơ bắp. Họ sành sỏi về nhiều lĩnh vực công nghệ! Họ thông tuệ bao nhiêu kinh sách! Họ có thể an bang, trị quốc chỉ với một bàn phím và một con chuột! Nhưng họ liệu đã thật sự che chở, cho những con người, những con người mà họ thật sự yêu thương?

Những gã đàn ông bình thường ấy? Ngoài kia? Đã chết hết rồi ư? Tôi không nghĩ vậy! Tôi thật sự cũng rất muốn cứng đầu, bướng bỉnh và bình thường như thế! Sài Gòn mùa này, nhiều mưa, nhỉ?



Diều Hâu Đuôi Đỏ