Hiển thị các bài đăng có nhãn TẠP VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TẠP VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2018

Cải cách ngôn ngữ Việt là hoang tưởng?







Nghe mấy vị Giáo sư, Giáo sự, Tiến sĩ , Tiến sị...bảo cải cách ngôn ngữ Việt là để người nước ngoài dễ học, chỉ muốn chửi thề.Tham vong quá lớn trở thành thành hoang tưởng. Người nước ngoài là ai? Là Anh, là Pháp, là Nhật, là Tàu hay Nga? Được mấy người học? Học ngôn ngữ Việt làm tế cha gì khi mà 4000 năm văn hiến chỉ nằm gỏn lọn trong vài cuốn sách!
Trừ khi họ phát hiện ra ngôn ngữ Việt có thể giao tiếp giới thế giới bên ngoài Trái đất.
Chả thấy một công trình nguyên cứu nào cho ra hồn về nguồn gốc tiếng Việt.
Chả phải người nước ngoài vẫn bảo nghe người Việt nói như nghe chim hót? Vậy phải chăng tiếng nói của người Việt bắt nguồn từ sự bắt chước tiếng nói của muôn loài? Chẳng phải tổ tiên của người Việt có nửa phần là loài chim đó sao?
Luôn luôn tự hào tiếng Việt giàu và đẹp, phong phú và đa dạng... điều này đúng thôi bởi Tiếng Việt là tiếng nói của Bách Việt kia mà! Đã giàu đẹp, phong phú và đa dạng rồi thì cải cách cho nó nghèo xấu, đơn điệu và nhàm chán chăng?


Mấy vị nghiên cứu bao năm chẳng lẽ không thấy người Việt xem ngôn ngữ thế giới là của trời cho, cứ vậy mà "chôm" về xài. Mà đã xài đồ "chùa" thì ai dại đi chọn đồ dỡ đồ dỏm mà xài chứ!
Tiếng nói, chữ Viết người Việt đều "chôm" ráo trọi. "Chôm" chữ Hán tạo ra chữ Nôm nhưng khổ nỗi cái chữ của hơn một tỷ dân kia xài cũng chẳng ngon lành.
Thời may, được cái chữ viết từ trên trời rơi xuống là chữ viết hiện nay xài cả trăm năm vẫn chưa hết.
Ngôn ngữ Việt luôn luôn tự thân vận động và phát triển đâu cần đến mấy bộ óc của mấy vị giáo sư, giáo sự, tiến sĩ , tiến sị...
Chỉ trong vòng mấy mươi năm ( sau 1975) người Việt đã khiến toàn thế giới kinh ngạc về sự thông minh và tài năng đó sao? ( mà đâu cần phải sử dụng ngôn ngữ Việt)
Bây giờ nói gara ai mà chả biết là nơi chứa xe ô tô. Nói cũng gọn viết cũng gọn chỉ với 3 chữ cái!
Làm ơn, dành thời gian tìm cách dạy cho lũ nhỏ sống tử tế, để mấy mươi năm xây dựng XHCN cái gì cũng phát triển chỉ có đạo đức xã hội và nhân cách con người là suy đồi!
Đừng hoang tưởng mà nghĩ đến việc cải cách ngôn ngữ Việt bởi sẽ phải cải cách mãi mãi

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

ĐỜI CỨ THẾ ẬM Ờ



Hơn 20 năm trước, đi cùng các anh em công nhân từ Nam ra Bắc đã nuôi dưỡng ý định viết một cuốn sách, thể loại ký văn học nhưng đến giờ vẫn chưa thực hiện được. Đời cứ mãi ậm ờ. Rồi tự hỏi : "Viết để làm gì?"-và cũng chẳng tìm được câu trả lời.

Ý tưởng ngày càng rõ ràng, định hình. Tựa sách cũng đã có : " DỌC ĐƯỜNG GIÓ BỤI".
Tự nghĩ, độ sâu kiến thức cũng tạm đủ xài nhưng...
Lại nhưng...
Một tác phẩm văn học thành công bởi SỰ CÔ ĐƠN hay HẠNH PHÚC!

Trực giác mách bảo , chỉ có trạng thái HẠNH PHÚC mới có thể tạo ra áng văn hay.
Lâu lắm rồi, chưa bao giờ nghiêm túc viết.

Thơ cứ thể như một trò chơi, một công cụ rèn luyện tư duy,ngôn ngữ...đến lúc nào đó cũng phải cùn.

Đời cứ thế ậm ờ...

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2018

CÁI TÔI CỦA NGƯỜI VIỆT





Từ Thức



Tại sao cái tôi, cái ‘’ égo ‘’ của người Việt lớn thế ? Tôi gặp không biết bao nhiêu người vỗ ngực, tự cho mình là vĩ nhân. Không phải chỉ vỗ ngực, còn trèo lên nóc nhà gào khản cổ : tôi giỏi quá, tôi phục tôi quá, tại sao tôi tài ba đến thế ?

Một lần ngồi nhậu với 5 ông, có cảm tưởng ngồi với 5 giải Nobel văn chương. Những ông như vậy, nhan nhản. Nói ‘’ ông ‘’, vì hầu như đó là một cái bệnh độc quyền của đàn ông. Như ung thư vú là bệnh của đàn bà.

In một hai cuốn sách tào lao tặng bố vợ, nghĩ mình ngồi chung một chiếu với Marcel Proust, Victor Hugo. Làm vài bài thơ, câu trên vần (hay không) với câu dưới, nghĩ mình là Beaudelaire, Nguyễn Du tái sinh. Lập một cái đảng có ba đảng viên, kể cả em gái và mẹ vợ, nghĩ mình là lãnh tụ , ăn nói như lãnh tụ, đi đứng , tắm rửa như lãnh tụ. Viết vài bài lăng nhăng, đầu Ngô mình Sở, nghĩ mình là triết gia, trí thức, sẵn sàng dẫn dân tộc đi lên ( hay đi xuống ). Học gạo được cái bằng ( chưa nói tới chuyện mua được cái bằng ), nghĩ mình đã kiếm ra điện và nước nóng.



TÔI, TÔI, TÔI

Một ông bạn in một tấm danh thiếp khổ lớn, dầy đặc những chức tước, trong đó có ‘’ nhà nghiên cứu ‘’.. Những người quen không biết ông ta nghiên cứu cái gì, lúc nào. Tôi đáng nhận là nhà nghiên cứu hơn, vì thỉnh thoảng vẫn vào Google tìm mẹo trị mắc xương cá, hay cách nấu canh hẹ tầu hũ.

Nghĩ cũng lạ, cái TÔI to tổ bố ở một xứ như VN. VN, xứ của văn hoá Phật giáo, một tôn giáo coi cái ngã là hư cấu, cái tôi không có thực. Nơi chịu ảnh hưởng Lão giáo, những người đã ra suối rửa tai khi nghe thiên hạ nhắc tới tên mình. Nơi người công giáo thực hành đạo nhiệt thành, và Công giáo coi vị tha, nghĩ tới người khác, là đức tính hàng đầu.

Không lẽ người Việt không hiểu tôn giáo mình đang theo ?

Có ai đã gặp một người Nhật vỗ ngực : tôi, tôi, tôi. Nói chuyện với người Nhật, trong những cơ hội hơi chính thức, chưa gì họ đã mang giấy bút ra ghi chép. Làm như những điều bạn nói là khuôn vàng, thước ngọc.

TÔI LÀ CHÂN LÝ

Nước Việt nghèo , chậm tiến, lạc hậu. Đáng lẽ người Việt phải khiêm nhượng, biết người, biết mình. Nhưng không, trong tự điển cá nhân của người Việt không có chữ khiêm tốn. Nhiều lần tôi gân cổ cãi với bạn bè, về nhà nghĩ : không chừng nó có lý. Tại sao không nhìn nhận ngay ? Bởi vì cái tôi nó lớn quá.

Ở đâu cũng có những cái tôi, nhưng ở người Việt, nó đạt một tỷ số đáng ngại. Mỗi lần, hiếm hoi, gặp một người đồng hương có khả năng nhưng khiêm tốn, tôi nghĩ bụng : ông nội này mất gốc rồi.

Thảo luận với người Việt rất khó, vì ai cũng nghĩ là mình nắm chân lý trong tay. Nghĩ khác là xúc phạm ông ta, xúc phạm Chân lý, bôi nhọ sự thật. Phải căm thù, phải tiêu diệt, phải triệt hạ, phải tố cáo , chụp mũ.

Cái tôi lớn, phải chăng đó là nét đặc thù của một dân tộc đầy tự ti mặc cảm ? Trong cái kiêu hãnh lố bịch của người ‘’ mang dép râu mà đi vào vũ trụ ‘’ có cái tự ti của những người vẫn mang dép râu ở thế kỷ 20, 21.

Trong y học, égocentrisme là một cái bệnh, pathologie . Và trong 9 trên 10 trường hợp, những người có mặc cảm tự cao, tự đại ( complexe de supériorité ) là để che đậy tự ti mặc cảm ( complexe d’infériorité ).

Những người có thực tài rất khiêm nhượng, vì họ không so sánh với người khác.. Họ so sánh mình với mình, so sánh mình hôm nay với mình hôm qua, so sánh tác phẩm mới với tác phẩm cũ của chính mình. Và thường thường thất vọng.

Khi một nghệ sĩ thoả mãn với tác phẩm của mình, anh ta hết là nghệ sĩ. Anh ta không tìm tòi nữa, anh ta về hưu. Như một công chức, một tài xế xe đò về hưu.

ĐÈN DẦU VÀ ĐÈN ĐIỆN

Thomas Edison nói nếu hài lòng với đèn dầu, tìm cách cải thiện đèn dầu, sẽ không bao giờ kiếm ra đèn điện. Người Việt ta dễ thoả mãn quá, dễ kiêu hãnh quá, dễ ‘’ tự sướng’’ quá. Hậu quả là cái gì của ta nó cũng nho nhỏ. Cùng lắm là xinh xắn, dễ thương, nhưng đồ sộ, vĩ đại thì không có. Không thể có. Tham vọng nhỏ, thành quả nhỏ.

Pablo Picasso khi thành công, được ca tụng ở ‘’période rose ‘’ ( thời kỳ hồng ), nếu thỏa mãn, sẽ không có ‘’période bleue’’, thời kỳ xanh. Nếu thoả mãn với ‘’période bleue ‘’ sẽ không có tranh trừu tượng, đưa hội họa đi vạn dặm. Một giai thoại : Picasso mời bạn bè ăn tiệm. Cuối bữa ăn, gọi tính tiền. Chủ tiệm nói xin miễn chuyện tiền bạc, được tiếp Picasso là hân hạnh rồi. Pablo vẽ vài nét trên tấm khăn phủ bàn, tặng chủ tiệm. Ông này nói xin maître ký tên. Picasso trả lời : tôi chỉ trả bữa cơm, không muốn mua tiệm ăn.

Nếu Picasso là người Việt, sẽ thấy đời mình đã quá đủ để thoả mãn : vua biết mặt, chúa biết tên, chữ ký đáng ngàn vàng, chỉ việc ngồi hưởng và chiêm ngưỡng dung nhan mình. May mắn cho hội họa, ông ta là người Tây Ban Nha, hỳ hục tìm tòi cho tới chết.

Mỗi lần nghe, hay coi Jean Marie Le Clézio, Patrick Modiano trong những chương trình văn học trên France Culture, hay trên France 5, ít người nghĩ họ đã chiếm giải Nobel Văn chương.

Họ khiêm nhượng, ngập ngừng, do dự, gần như cáo lỗi sắp sửa nói những điều tào lao.

Le Clézio, Nobel 2008, khoanh tay, chăm chú nghe một tác giả vừa chân ướt chân ráo vào nghề, nói về một cuốn sách đầu tay. Modiano, Nobel 2014, tìm chữ một cách khó khăn, ngượng ngập, ít khi chấm dứt một câu, như muốn nói : thôi, bỏ qua đi, những điều tôi muốn nói chẳng có gì đáng nghe. Ông ta thực sự ngạc nhiên không hiểu tại sao có người nghĩ đến mình để trao giải. Ông ta nói có người đọc sách của mình đã là một phép lạ.

NGƯỜI VÀ TA

Những năm đầu ở Pháp, có thời tôi cư ngụ Rue Marcadet, Paris. Bên cạnh là một cặp vợ chồng già, hiền lành, bình dị như một cặp thư ký hay công nhân về hưu. Mỗi lần gặp ở thang máy, bà vồn vã chào, hỏi thăm đủ chuyện. Thỉnh thoảng ông mời vào nhà, uống trà, hỏi chuyện về Phật giáo mà ông nói đọc nhiều, nhưng có điều không hiểu. Thí dụ ông muốn so sánh khái niệm về Niết bàn của Phật giáo với thiên đàng của Thiên Chúa giáo.

Ông là một người công giáo thuần thành, nhưng muốn tìm hiểu về những tôn giáo khác.

Tuyệt nhiên không bao giờ ông bà nói về mình. Nếu không coi TV , chắc không bao giờ tôi biết bà là Yvonne Loriot, danh cầm hàng đầu của Pháp, chiếm giải nhất 7 lần khi học ở Conservatoire de Paris, trước khi trở thành một giáo sư âm nhạc có uy tín.

Ông là Olivier Messaien, một trong những tác giả nhạc cổ điển lớn nhất của hậu bán thế kỷ 20.. Rất nhiều các nhạc sư, nhạc trưởng nổi tiếng ở Âu Châu , như Pierre Boulez, Iannis Xenakis hãnh diện là đệ tử của ông. Tác phẩm opéra ‘’Saint-Francois d’Assise‘’ của ông được trình diễn trên khắp thế giới, được đón nhận như những tác phẩm của Mozart, Beethoven..

Ông bà sống trong một căn nhà bình dân, ăn uống đơn giản như một cặp vợ chồng nghèo. Tiền bản quyền nhạc đem tặng- một cách kín đáo- các hội từ thiện, hay giúp trùng tu nhà thờ Notre Dame de Lorette gần nhà. Những lúc rảnh rỗi, bà theo ông vào rừng, thu thanh để nghiên cứu tiếng chim hót.

Ai biết hai ông bà già, lễ độ, gần như vụng về, đang xếp hàng mua ổ bánh mì, là những nhân vật chiếm chỗ lớn trong bất cứ một tài liệu nào về âm nhạc cổ điển cận đại , tuần trước còn là thượng khách của hoàng gia Thụy Điển.

Khi nào ta có những người như Modiano, Le Clézio, Messaien- chưa nói tới tài năng, chỉ nói tới thái độ khiêm tốn – VN sẽ là một dân tộc trưởng thành. Trong khi chờ đợi, chúng ta tiếp tục leo lên nóc nhà, gào : tại sao tôi tài giỏi quá như vậy. Khi gào mỏi, leo xuống, đóng áo thụng vái nhau.

Đó cũng là một trò vui, nếu hậu quả không nghiêm trọng. Chúng ta đều đồng ý với nhau là đất nước đang trên bờ vực thẳm, không thể nhẫn tâm khoanh tay nhìn. Nhưng chúng ta không ngồi nổi với nhau, vì cái TÔI nó lớn quá. Lớn hơn cả vận mệnh dân tộc..

Từ Thức

( Paris, tháng 10. 2017 )

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

THỦY ĐẠO



Nước thúc đẩy vạn vật sinh trưởng, nhưng đối với vạn vật thì nước “sinh ra mà không sở hữu, làm mà không kể công, giúp phát triển mà không đòi làm chủ” đây mới là đức tính cao nhất.


Ở cạnh anh nhà giàu, hùng mạnh lại có dã tâm,luôn bắt chẹt và chực chờ nuốt chửng hàng xóm.
Vào cái thế yếu kém,hàng xóm muốn bảo toàn chỉ có cách phòng bị.Phòng bị gần, phòng bị từ xa.
Phòng bị gần là gia cố rào giậu, ít giao tiếp để kẻ mạnh ít có cơ hội xâm nhập, khiêu khích gây hấn tạo cớ xung đột.Xây dựng cái sở đoản đế đương đầu với cái sở trường của kẻ mạnh
Phòng bị từ xa thì mở rộng quan hệ với kẻ mạnh hào phóng, sẳn sàng trợ giúp khi vào nguy khốn,phải đối đầu với anh hàng xóm hùng mạnh gian ác.
Chọn "thủy tính" làm gia đạo, đối nhân xử thế.Nước chảy chỗ thấp, an phận, không tranh giành. Vì không tranh giành nên cũng không thất bại.
Đồng thời, nước lại thân thiện với vạn vật, giúp vạn vật phồn vinh, cho nên được vạn vật yêu thích.Thượng Thiện Nhược Thủy là vậy.
Lão Tử đã đúc kết khái quát nguyên tắc xử thế của ông như sau: “Ta cầm giữ ba bảo vật; một là từ ái, hai là tiết kiệm, ba là không tranh với thiên hạ” và nhận định : “Trên thế gian không có thứ gì yếu mềm như nước, nhưng lại không có thứ mạnh mẽ nào có thể thắng được”.
Theo Lão Tử, con đường đời của chúng ta gian nan gập ghềnh, thế sự khó mà dự liệu, nhưng một người chỉ cần giữ được “thủy tính” thì sẽ có thể vượt qua một cách nhẹ nhàng, hiểu được cái đẹp và lạc quan trong cuộc sống.
Bản tính của nước là tìm đến sự phẳng lặng, đây chính là lẽ trời tự nhiên.
Nước thúc đẩy vạn vật sinh trưởng, nhưng đối với vạn vật thì nước “sinh ra mà không sở hữu, làm mà không kể công, giúp phát triển mà không đòi làm chủ” đây mới là đức tính cao nhất.


Từ cái "Đạo" của nước mà suy ra :
-Ham muốn nhanh phát triển, nhanh giàu mạnh là "động". Ở thế yếu kém động tất tạo ra kẻ hở cho anh hàng xóm đầy dã tâm lợi dụng xâm nhập. Đằng này,mở rộng cửa đón kẻ dã tâm vào thì ắt phải mất đất, mất nhà trở thành kẻ nô bộc cho kẻ mạnh là tất nhiên
- Đã không lấy nước làm gia đạo lại còn không chịu ở chỗ thấp, chỉ muốn ở trên. Sông và Biển đều là nước.Sông luôn chảy về biển vì biển thấp hơn sông. Nghĩ giúp, nói thay, làm giùm ...trị quốc mà vậy thì lòng dân ly tán, còn đâu cái " mạnh" trong nhà mà ứng phó với hiểm nguy rình rập từ ngoài.

Lão Tử cho rằng cảnh giới cao nhất của người làm chính trị là :“Thái thượng, bất tri hữu chi; Kì thứ, thân chi dự chi”, người làm vua giỏi là dân không biết là có vua; thấp hơn thì dân quý dân tin.

Tiếc thay , "Đảng trị" là điều ai ai cũng biết thì mong chi có " Thủy Đạo"


Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

KHÍ VẬN NHÀ SẢN

Khí vận nhà Sản ngày càng u ám. Trong họ  chia năm xẻ bảy tranh giành quyền lợi, đánh nhau sứt đầu mẻ trán, đến mức cụ Tổng Chưởng- người có vai vế lớn nhất họ- dù tuổi già bóng xế vẫn phải trèo lên lưng cọp, nay Nam mai Bắc, cực khổ trăm bề chỉ mong giữ được bình ổn cả họ được nhờ. Thế nhưng, gia phong họ Sản từ năm mươi năm trước đã bị suy thoái, nên con cháu đạo đức suy đồi, ham ăn hơn ham làm, kẻ có tài thì thì cũng chết yểu, duy có mỗi cụ Tổng là còn có chút "Uy", được nhiều cháu chắt ủng hộ nên cụ quyết dùng chút hơi tàn còn lại mà "cải tổ " họ nhà.
Tiếc thay, cái đức họ nhà sản đã cùng dù cố lắm, cụ Tổng cũng chỉ "phế truất" được mấy cái thằng " trời đánh thánh đâm" lộ mặt. Việc đó, không làm cho  họ nhà Sản tươi sáng hơn, chỉ khiến những thằng "thánh đâm trời đánh" còn chưa lộ mặt kết lại với nhau, còn lôi kéo kẻ ngoài "âm mưu" chiếm quyền điều hành họ nhà sản của cụ Tổng.
Về tổng thể, các chi, nhánh con cháu họ nhà Sản đều "ăn lên làm ra", nhưng xét cho cùng là "ăn của bá tánh", chứ chẳng có tài cán gì ngoài cái việc " mua quan bán tước". Riêng chính họ thì nhà Sản thì nợ nần như chúa Chổm.
 Sau bao ngày đi Nam đi Bắc, sang Đông về Tây, cụ Tổng chưởng nhà Sản chẳng còn hy vọng nào ngoài việc phải cải " vận khí" cho họ nhà Sản. Nhớ chuyện Đinh Bộ Lĩnh, nhờ cải táng hài cốt cha ông mà sau dẹp loạn 12 sứ quân làm vua một cõi.
Cụ chuyên tâm hằng đêm khấn lạy Cao Biền. Một đêm, cụ mơ thấy Cao tiên sư hiện về báo mộng, chỉ cho Cụ khu đất Long mạch. Mừng quá, cụ liền triệu tập con cháu thân thích. Sau nhiều ngày bàn bạc, cả họ thông nhất ban hành "nghị quyết" thành lập cái nghĩa trang cho cả họ, kinh phí 1.4000 tỷ.
Số tiền chẳng phải nhỏ trong lúc túi tiền chung của cả họ thì chẳng có mấy đồng, nên Cụ đành quyết định "hy sinh "những  thằng " trời đánh thánh đâm " đã lộ mặt lấy tài sản của chúng làm " ngân sách "  xây dựng nghĩa trang họ. Cụ hô hào con cháu thực hiện phương châm " đánh một thằng mà cứu trăm thằng"!
Giờ Cụ có phần nào an tâm ra đi, dù sau cũng có "long mạch" mà nằm , cầu cho khí vận nhà Sản phục hồi thịnh vượng như xưa- cái thời loạn lạc, binh đao- 

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

CHUYỆN CUNG TRĂNG- BAO GIỜ CHO ĐẾN NGÀY XƯA





Chuyện mơ mộng, giàu chất thơ, nhưng chưa tường tận mắt, thường ví như chuyện cung trăng. Bởi trăng cách rất xa loài người, đâu dễ gì lên đến nơi để kiểm chứng. Tiếc là, ngày 20/7/1969, phi thuyền Apollo tí teo bày đặt đáp lên mặt trăng, làm mọi chuyện hết còn thơ mộng.


Chẳng có cây đa, không thấy chú Cuội, bóng dáng chị Hằng càng biệt tăm, lấy đâu ra nguyệt điện để lòe thiên hạ. Chỉ có đất tối thui, thiếu không khí để thở, con người đứng không vững như bay bay. Lại còn phát hiện ra điều rất thật: loài người chỉ nhìn thấy phân nửa phần sáng của mặt trăng do phản chiếu ánh mặt trời, còn nửa kia không bao giờ thấy được. Do vậy ánh sáng mờ ảo của mặt trăng từ lâu còn là ánh trăng lừa dối.


Làm sao để trở lại thời thơ mộng? Cùng lúc,thời hiện tại, do quản lý kém cỏi, xã hội đã biến dạng đến mức không còn được nhận biết đầy đủ. Những hình ảnh tốt đẹp trong đời thường của tình nhân loại, đã dần dần bị méo mó, mọi sự việc đều bị ô nhiễm trầm trọng không như giá trị ban đầu. Tình cảm, nhân bản không còn được tôn trọng. Tin tức xấu xa của cái ác cứ hiển nhiên dồn dập, tạo đà cho bệnh vô cảm ngày càng phát triển. Riết rồi ai cũng tự than: Bao giờ cho đến… ngày xưa!


Mà ngày xưa có gì hay để mong trở lại? Và muốn biết ngày xưa thì tìm ở đâu? Câu hỏi cũng không dễ trả lời. Riêng những người yêu thiên nhiên, đam mê cảnh đẹp, lại chọn cho mình một hướng đi: Tự về nguồn, để tìm lại bóng dáng ngày xưa! Ít ra là để tâm hồn bớt chai lì, Với cảnh sắc diệu kỳ do trời đất tạo nên, hòa với bàn tay lao động tài hoa bồi đắp của những người đi mở lối, và với tình yêu thiên nhiên vốn có sẵn, có thể làm con người gần với chân thiện mỹ.


Để về nguồn, có thể tìm nơi có nước chảy, nước chảy rì rào chầm chậm là nơi gần nguồn. Gần nguồn, chắc nơi đó sẽ gần với ngày xưa?


Lần hồi theo nguồn nước, sẽ lên dần đến vùng cao. Vùng cao có người ở chắc ngày xưa cũng cỡ này. Hỏi chuyện những người ở vùng cao, phát hiện ra có nhiều chuyện tựa cung trăng vì ít thấy xuất hiện ở vùng ngày nay hiện đại.


Phụ nữ H’Mông có thai, đến lúc lâm bồn, phải tự mình đỡ đẻ miễn sao có đứa bé chào đời. Sống chết gì mặc kệ. Khi chồng về nhà, được nấu cho nồi nước nóng là hạnh phúc nhất trên đời, còn không thì ráng chịu. Thế mà vẫn hạnh phúc ấm êm.


Và người phụ nữ, dù đã có mang, nhưng không muốn ở với chồng cũ, vẫn có thể đi tìm người yêu khác. Và người yêu mới này, chỉ biết đó là đứa con của mình, chứ không hề phân biệt nhóm máu hay cần thử AND để làm gì. Máu ai cũng đỏ, nước mắt ai cũng mặn!


Hoá ra, ngày xưa cũng không xa lắm. Nếu biết lang thang về nguồn, đôi khi sẽ gặp ngày xưa với những câu chuyện mơ màng tựa chuyện cung trăng vậy.


Tìm hình ảnh ngày xưa gặp hay hoăc dở tùy người đối diện, hay do hên xui. Nhưng cứ ở mãi một chỗ để than vãn cũng không làm tâm sáng lên bao nhiêu.


Hãy thu xếp hành trang và lên đường bạn nhé!




Tìm trở lại ngày xưa nên thơ
Người bàng hoàng sầu thương trong mơ
Nhung nhớ cất tiếng hát êm trong sương mờ
Một đoàn người hò reo vang vang
Dồn dập dồn giọng ca hiêng ngang
Đó đây vang vang lừng lời yêu nước Nam


Trong gian nan còn tìm thấy hy vọng
Ai chưa quên tổ quốc, xin đồng thanh
Âm ba vang trời, cất tiếng đón mời
Bước lên kết hợp ai còn lẻ loi


Lời bài hát sinh hoạt SVHS trước năm 1975







Tính Nhiệm

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2017

NGÁN NGẪM





Mỗi ngày càng thêm ngán ngẫm, có mắt lại muốn mù, có tai lại muốn điếc để khỏi phải thấy, phải nghe sự giả dối đang dần trở thành khuôn mẫu cuộc sống. Từ kinh doanh đến giáo dục, từ bệnh viện đến nghị trường...người ta thản nhiên nói những lời giả dối mà mặt không hề đổi sắc.

Một Hoàng Khải silk sau mấy mươi năm lừa lọc làm giàu thản nhiên thừa nhận việc đánh tráo hàng, chẳng khác nào bảo người tiêu dùng chỉ là một lũ dân ngu, xem luật pháp nước Việt chẳng đáng mấy đồng xu.Một tấm gương làm giàu sáng giá. Lạy chi cái tay tỉ phú nước ngoài khi đã có tỉ phú Việt Hoàng Khải


Một vị Đại tá Đào Thanh Hải đại diện luật pháp ngang nhiên trước quốc hội trả lời " chỉ giằng co mà cụ Kình bị gãy xương" như đang đứng trước một đám người dốt nát, chẳng có ai am hiểu về xương hay nhân chủng học

Tham nhũng là quốc nạn nói mãi thành quen, mấy mươi năm tràn lan khắp xứ, từ bé thành lớn từ ít thành nhiều cho nên giờ đút củi vào lò đốt không chừng cái lò chịu không nổi mà cháy luôn

Xã hội hóa giáo dục để rồi biến giáo dục thành môi trường đầu tư của cô thầy, của phụ huynh và của học sinh khiến mục tiêu của sự học không còn để trở thành người hữu ích cho xã hội mà chỉ với cái mục đích là để tồn tại, làm giàu và hưởng thụ.Có bà bác sĩ,  có ông kỹ sư, có cụ tiến sĩ, có ngài giáo sư ...hùng hồn bảo " vứt vào sọt rác cái câu Tiên Học Lễ Hậu Học Văn"

Tư nhân hóa bệnh viện để rồi ' nhà thương thí" cũng biến mất. Lâm bệnh nhập viện với người dân lao động đồng nghĩa với "nhập nợ" với bán đất bán nhà, Lương y như từ mẩu mà xã hội bây giờ con từ mẹ, kể tội mẹ là chuyện bình thường rồi vẫn chường mặt ra trước trăm ngàn người mà hò hét kiếm tiền như anh chàng ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng với hàng triệu triệu fan hâm mộ

Nơi nơi, nhà nhà làm từ thiện mà dân miền núi vẫn còn đói. Chùa chiền, thánh thất, nhà thờ càng đẹp, càng rộng ,càng sang mà đạo lại càng suy.
Cái sung sướng, cái hạnh phúc dồn dần về cho một số ít người mà sự giả dối được bảo vệ bởi quyền và tiền mệnh danh chân lý'

Ngày ngày nghe hết tăng trưởng này đến tăng trưởng nọ chỉ riêng có đạo đức là suy đồi.Không bao lâu nữa con người tăng trưởng thành rô bốt thì chẳng còn có cái đạo đức để phải lo suy đồi thành con vật.

Đã lâu không viết chỉ bấy nhiêu dòng mà đã thấy ngán ngẫm chữ với nghĩa rồi

Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

KHÁT VỌNG VÀ NIỀM VUI



hãy trở thành một người làm vườn giỏi và thông minh cho linh hồn của bạn.
WASS ALBERT

KHÁT VỌNG VÀ NIỀM VUI


Làm thỏa mãn tất cả mọi khát vọng của bạn: đây là nghệ thuật lớn nhất của đời sống người. Người nào làm được, người ấy hạnh phúc. Nhưng muốn làm được, bạn hãy có ít khát vọng thôi.

Khát vọng là vườn cây của linh hồn người. Nó có rễ, có thân và ở thời điểm đỉnh niềm vui nở hoa. Mục đích của mọi cái rễ là mang lại hoa. Nhưng một người làm vườn tốt phải chăm sóc kỹ lưỡng mọi cây cối trong vườn của mình. Chỉ được phép trồng những loại cây có hoa đẹp mang hương sắc. Hoặc sẽ dâng những loại quả thơm ngon. Cỏ dại, cây dại đừng để nó quấy rầy.

Và cũng đừng trồng những cây mà đất. vị trí, khí hậu của vườn không thích hợp với sự phát triển của nó. Bởi nó sẽ không có khả năng nở hoa. Một người làm vườn thông minh và giỏi cần làm như thế.

Tóm lại bạn hãy trở thành một người làm vườn giỏi và thông minh cho linh hồn của bạn.

Bạn hãy biết vui sướng với hoa tuyết, hoa tím và hoa lúa mỳ. Với sự bình thản của rừng. Nếu bạn một mình: hãy là một mình. Nếu bạn không một mình: hãy vui vì không cần một mình. Hãy mong ước cái ngày mai mang tới, và hãy vui với cái hôm nay đang có.

Tất cả các loại đất đều trồng được một loại hoa nào đấy. Mỗi ngày đều có một niềm vui riêng. Hãy rèn luyện đôi mắt của bạn để có thể nhìn thấy những điều này.

NGUYỄN HỒNG NHUNG dịch từ nguyên bản tiếng Hungary

( Budapest. 2017. június 22.)

CÁI TÔI CỦA NGƯỜI VIỆT



Những người có thực tài rất khiêm nhượng, vì họ không so sánh với người khác.. Họ so sánh mình với mình, so sánh mình hôm nay với mình hôm qua, so sánh tác phẩm mới với tác phẩm cũ của chính mình. Và thường thường thất vọng.

CÁI TÔI CỦA NGƯỜI VIỆT

Từ Thức



Tại sao cái tôi, cái ‘’ égo ‘’ của người Việt lớn thế ? Tôi gặp không biết bao nhiêu người vỗ ngực, tự cho mình là vĩ nhân. Không phải chỉ vỗ ngực, còn trèo lên nóc nhà gào khản cổ : tôi giỏi quá, tôi phục tôi quá, tại sao tôi tài ba đến thế ?

Một lần ngồi nhậu với 5 ông, có cảm tưởng ngồi với 5 giải Nobel văn chương. Những ông như vậy, nhan nhản. Nói ‘’ ông ‘’, vì hầu như đó là một cái bệnh độc quyền của đàn ông. Như ung thư vú là bệnh của đàn bà.

In một hai cuốn sách tào lao tặng bố vợ, nghĩ mình ngồi chung một chiếu với Marcel Proust, Victor Hugo. Làm vài bài thơ, câu trên vần (hay không) với câu dưới, nghĩ mình là Beaudelaire, Nguyễn Du tái sinh. Lập một cái đảng có ba đảng viên, kể cả em gái và mẹ vợ, nghĩ mình là lãnh tụ , ăn nói như lãnh tụ, đi đứng , tắm rửa như lãnh tụ. Viết vài bài lăng nhăng, đầu Ngô mình Sở, nghĩ mình là triết gia, trí thức, sẵn sàng dẫn dân tộc đi lên ( hay đi xuống ). Học gạo được cái bằng ( chưa nói tới chuyện mua được cái bằng ), nghĩ mình đã kiếm ra điện và nước nóng.


TÔI, TÔI, TÔI

Một ông bạn in một tấm danh thiếp khổ lớn, dầy đặc những chức tước, trong đó có ‘’ nhà nghiên cứu ‘’.. Những người quen không biết ông ta nghiên cứu cái gì, lúc nào. Tôi đáng nhận là nhà nghiên cứu hơn, vì thỉnh thoảng vẫn vào Google tìm mẹo trị mắc xương cá, hay cách nấu canh hẹ tầu hũ.

Nghĩ cũng lạ, cái TÔI to tổ bố ở một xứ như VN. VN, xứ của văn hoá Phật giáo, một tôn giáo coi cái ngã là hư cấu, cái tôi không có thực. Nơi chịu ảnh hưởng Lão giáo, những người đã ra suối rửa tai khi nghe thiên hạ nhắc tới tên mình. Nơi người công giáo thực hành đạo nhiệt thành, và Công giáo coi vị tha, nghĩ tới người khác, là đức tính hàng đầu.

Không lẽ người Việt không hiểu tôn giáo mình đang theo ?

Có ai đã gặp một người Nhật vỗ ngực : tôi, tôi, tôi. Nói chuyện với người Nhật, trong những cơ hội hơi chính thức, chưa gì họ đã mang giấy bút ra ghi chép. Làm như những điều bạn nói là khuôn vàng, thước ngọc.

TÔI LÀ CHÂN LÝ

Nước Việt nghèo , chậm tiến, lạc hậu. Đáng lẽ người Việt phải khiêm nhượng, biết người, biết mình. Nhưng không, trong tự điển cá nhân của người Việt không có chữ khiêm tốn. Nhiều lần tôi gân cổ cãi với bạn bè, về nhà nghĩ : không chừng nó có lý. Tại sao không nhìn nhận ngay ? Bởi vì cái tôi nó lớn quá.

Ở đâu cũng có những cái tôi, nhưng ở người Việt, nó đạt một tỷ số đáng ngại. Mỗi lần, hiếm hoi, gặp một người đồng hương có khả năng nhưng khiêm tốn, tôi nghĩ bụng : ông nội này mất gốc rồi.

Thảo luận với người Việt rất khó, vì ai cũng nghĩ là mình nắm chân lý trong tay. Nghĩ khác là xúc phạm ông ta, xúc phạm Chân lý, bôi nhọ sự thật. Phải căm thù, phải tiêu diệt, phải triệt hạ, phải tố cáo , chụp mũ.

Cái tôi lớn, phải chăng đó là nét đặc thù của một dân tộc đầy tự ti mặc cảm ? Trong cái kiêu hãnh lố bịch của người ‘’ mang dép râu mà đi vào vũ trụ ‘’ có cái tự ti của những người vẫn mang dép râu ở thế kỷ 20, 21.

Trong y học, égocentrisme là một cái bệnh, pathologie . Và trong 9 trên 10 trường hợp, những người có mặc cảm tự cao, tự đại ( complexe de supériorité ) là để che đậy tự ti mặc cảm ( complexe d’infériorité ).

Những người có thực tài rất khiêm nhượng, vì họ không so sánh với người khác.. Họ so sánh mình với mình, so sánh mình hôm nay với mình hôm qua, so sánh tác phẩm mới với tác phẩm cũ của chính mình. Và thường thường thất vọng.

Khi một nghệ sĩ thoả mãn với tác phẩm của mình, anh ta hết là nghệ sĩ. Anh ta không tìm tòi nữa, anh ta về hưu. Như một công chức, một tài xế xe đò về hưu.

ĐÈN DẦU VÀ ĐÈN ĐIỆN

Thomas Edison nói nếu hài lòng với đèn dầu, tìm cách cải thiện đèn dầu, sẽ không bao giờ kiếm ra đèn điện. Người Việt ta dễ thoả mãn quá, dễ kiêu hãnh quá, dễ ‘’ tự sướng’’ quá. Hậu quả là cái gì của ta nó cũng nho nhỏ. Cùng lắm là xinh xắn, dễ thương, nhưng đồ sộ, vĩ đại thì không có. Không thể có. Tham vọng nhỏ, thành quả nhỏ.

Pablo Picasso khi thành công, được ca tụng ở ‘’période rose ‘’ ( thời kỳ hồng ), nếu thỏa mãn, sẽ không có ‘’période bleue’’, thời kỳ xanh. Nếu thoả mãn với ‘’période bleue ‘’ sẽ không có tranh trừu tượng, đưa hội họa đi vạn dặm. Một giai thoại : Picasso mời bạn bè ăn tiệm. Cuối bữa ăn, gọi tính tiền. Chủ tiệm nói xin miễn chuyện tiền bạc, được tiếp Picasso là hân hạnh rồi. Pablo vẽ vài nét trên tấm khăn phủ bàn, tặng chủ tiệm. Ông này nói xin maître ký tên. Picasso trả lời : tôi chỉ trả bữa cơm, không muốn mua tiệm ăn.

Nếu Picasso là người Việt, sẽ thấy đời mình đã quá đủ để thoả mãn : vua biết mặt, chúa biết tên, chữ ký đáng ngàn vàng, chỉ việc ngồi hưởng và chiêm ngưỡng dung nhan mình. May mắn cho hội họa, ông ta là người Tây Ban Nha, hỳ hục tìm tòi cho tới chết.

Mỗi lần nghe, hay coi Jean Marie Le Clézio, Patrick Modiano trong những chương trình văn học trên France Culture, hay trên France 5, ít người nghĩ họ đã chiếm giải Nobel Văn chương.

Họ khiêm nhượng, ngập ngừng, do dự, gần như cáo lỗi sắp sửa nói những điều tào lao.

Le Clézio, Nobel 2008, khoanh tay, chăm chú nghe một tác giả vừa chân ướt chân ráo vào nghề, nói về một cuốn sách đầu tay. Modiano, Nobel 2014, tìm chữ một cách khó khăn, ngượng ngập, ít khi chấm dứt một câu, như muốn nói : thôi, bỏ qua đi, những điều tôi muốn nói chẳng có gì đáng nghe. Ông ta thực sự ngạc nhiên không hiểu tại sao có người nghĩ đến mình để trao giải. Ông ta nói có người đọc sách của mình đã là một phép lạ.

NGƯỜI VÀ TA

Những năm đầu ở Pháp, có thời tôi cư ngụ Rue Marcadet, Paris. Bên cạnh là một cặp vợ chồng già, hiền lành, bình dị như một cặp thư ký hay công nhân về hưu. Mỗi lần gặp ở thang máy, bà vồn vã chào, hỏi thăm đủ chuyện. Thỉnh thoảng ông mời vào nhà, uống trà, hỏi chuyện về Phật giáo mà ông nói đọc nhiều, nhưng có điều không hiểu. Thí dụ ông muốn so sánh khái niệm về Niết bàn của Phật giáo với thiên đàng của Thiên Chúa giáo.

Ông là một người công giáo thuần thành, nhưng muốn tìm hiểu về những tôn giáo khác.

Tuyệt nhiên không bao giờ ông bà nói về mình. Nếu không coi TV , chắc không bao giờ tôi biết bà là Yvonne Loriot, danh cầm hàng đầu của Pháp, chiếm giải nhất 7 lần khi học ở Conservatoire de Paris, trước khi trở thành một giáo sư âm nhạc có uy tín.

Ông là Olivier Messaien, một trong những tác giả nhạc cổ điển lớn nhất của hậu bán thế kỷ 20.. Rất nhiều các nhạc sư, nhạc trưởng nổi tiếng ở Âu Châu , như Pierre Boulez, Iannis Xenakis hãnh diện là đệ tử của ông. Tác phẩm opéra ‘’Saint-Francois d’Assise‘’ của ông được trình diễn trên khắp thế giới, được đón nhận như những tác phẩm của Mozart, Beethoven..

Ông bà sống trong một căn nhà bình dân, ăn uống đơn giản như một cặp vợ chồng nghèo. Tiền bản quyền nhạc đem tặng- một cách kín đáo- các hội từ thiện, hay giúp trùng tu nhà thờ Notre Dame de Lorette gần nhà. Những lúc rảnh rỗi, bà theo ông vào rừng, thu thanh để nghiên cứu tiếng chim hót.

Ai biết hai ông bà già, lễ độ, gần như vụng về, đang xếp hàng mua ổ bánh mì, là những nhân vật chiếm chỗ lớn trong bất cứ một tài liệu nào về âm nhạc cổ điển cận đại , tuần trước còn là thượng khách của hoàng gia Thụy Điển.

Khi nào ta có những người như Modiano, Le Clézio, Messaien- chưa nói tới tài năng, chỉ nói tới thái độ khiêm tốn – VN sẽ là một dân tộc trưởng thành. Trong khi chờ đợi, chúng ta tiếp tục leo lên nóc nhà, gào : tại sao tôi tài giỏi quá như vậy. Khi gào mỏi, leo xuống, đóng áo thụng vái nhau.

Đó cũng là một trò vui, nếu hậu quả không nghiêm trọng. Chúng ta đều đồng ý với nhau là đất nước đang trên bờ vực thẳm, không thể nhẫn tâm khoanh tay nhìn. Nhưng chúng ta không ngồi nổi với nhau, vì cái TÔI nó lớn quá. Lớn hơn cả vận mệnh dân tộc..

Từ Thức

( Paris, tháng 10. 2017 )

Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CÒN DÂN TỘC CÒN!





Bản sắc Văn hóa còn dân tộc còn dù có thể không còn lãnh thổ.
Vì vậy, bảo vệ và phát huy bản sắc dân hóa dân tộc còn quan trọng hơn cả việc bảo vệ lãnh thổ.
Dân tộc Mãn Thanh đã biến mất sau thời gian dài xâm chiếm và cai trị trung quốc.
Đáng tiếc, chúng ta nói nhiều về Bản sắc văn hóa dân tộc nhưng ngược lại nền giáo dục hiện nay đang dần bị " Phương Tây hóa". Không ít người Việt không hiểu, hoặc rất mơ hồ về " Bản sắc Việt". Đặc biệt là thế hệ người Việt định cư ở nước ngoài


“Bản sắc” được coi là hạt nhân của văn hóa, bởi vậy trong nghiên cứu, không có gì thách thức hơn là tìm hiểu bản sắc. Thách thức đó lớn đến nỗi, bản sắc dễ dàng trở thành điểm nghẽn trong nghiên cứu văn hóa, cả vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, vẫn không thể lẩn tránh được bản sắc, bởi nó không phải chuyện lý luận suông mà có liên quan chặt chẽ đến chiến lược và kế hoạch phát triển, từ toàn cầu đến quốc gia hay địa phương.

Với khoa học xã hội, bản sắc không chỉ là câu chuyện của văn hóa học, dân tộc học/nhân học mà còn có quan hệ sâu sắc với triết học, chính trị học, xã hội học, tâm lý học, sử học, tôn giáo học, văn học và nhiều ngành khác.

Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

Con người là gì ? Một câu hỏi vô nghĩa







Nói "con người là thế này hay thế nọ" là một thái độ "phi nhân" ...

§§§§§§§§§§§§§

Câu hỏi "con người là gì ?" trong bản chất không khác tảng đá là gì, cây soài là gì và con chó là gì ? Suy đến tận cùng, thì câu hỏi ấy không có câu trả lời. Chúng ta chỉ tiếp cận sự vật theo nhiều khía cạnh mà không bao giờ đạt được đến sự hiểu biết trọn vẹn về nó. Bất quá, chúng ta có thể hình dung được cái nó "không là". Và từ cái "không là" này sang cài "không là" khác, hy vọng đến gần cái "nó là" (phủ định và phủ định của phủ định ...).

Con người được tách biệt khỏi sự vật trong thiên nhiên, ở một điểm quan trọng : anh "là" những gì anh "làm", là hành vi của anh. Đành rằng anh bị quy định, bởi các genes, bởi môi trường xã hội, tâm lý, thiên nhiên v.v..., nhưng bên cạnh sự quy định ấy anh có thể chọn cái anh là. Hệ thống quy định tuy chặt chẽ, nhưng vẫn dành cho anh một khoảng trống, một khoảng Hư Vô, trong đó anh có thể quyết định sự trở thành của mình.

Điều này đưa đến hai hệ luận :

1) Không thể biết "Con Người là gì", khi chưa xác định muốn nói đến con người nào (địa chỉ, số điện thoại, E Mail, số thẻ "chứng minh nhân dân", v.v...), và vào lúc nào đặt câu hỏi ấy, vì cái "tôi là", chính là một sự trở thành liên tục, có thể thay đổi trong thời gian.

2) Làm sao biết được có sự hiện hữu của khoảng hư vô vừa được nói ? Có thể đó chỉ là một niềm tin ? Tựu trung, tin vào Thiên Chúa thì khác gì tin vào một khoảng hư vô, vì chẳng ai biết Thiên Chúa ra sao cả, nên cái khoảng trống để mình hình dung Thiên Chúa cũng có thể là một khoảng hư vô trong đó mình đặt vào hình ảnh của chính mình ...

Dù sao, điều quan trọng cần lưu ý là : nói "con người là thế này hay thế nọ" là một thái độ "phi nhân", vì nó gán cho mọi người một hình ảnh cố định, một cách giáo điều, độc đoán. Tức là nó hạn chế con người trong một số quy định (kiểu như "con người là con vật đi hai chân không có lông vũ" - a biped without feather), và từ chối không cho con người được Tự Do quyết định sự trở thành của mình, vào mỗi giây phút.

Thái độ ngược lại, thì là một thái độ Nhân Bản, trong đó con người tách khỏi thiên nhiên qua khả năng Tự Do quyết định cái "mình là" vào mỗi thời điểm. Tảng đá, cây soài, con chó, không có sự tự do ấy.

Khi nó hành sử quyền tự do, thì một con người có thể làm những điều mà bạn không đồng ý, thậm chí chống lại, hay lên án ... nhưng điều ấy không có nghĩa là phải tước đoạt sự tự do của nó, nhân danh một xã hội trật tự, an bình ... theo ý bạn, và đem con người kia vào quy chế tương đương với con chó, hay cây soài ...

(Tranh minh họa : Picasso)

Nguyễn Hoài Vân

AI BUÔNG TIẾNG GỌI GIỮA ĐỜI THIẾT THA?




Nguyễn Xuân Chiến



I.- TIẾNG GỌI LÀ GÌ?



a).- Năm 1913, lúc đó Mohandas Gandhi, vừa mới 44 tuổi, từng bị bắt, bị đánhđập đến đổ máu và bị bỏ tù nhưng vẫn nhất định tranh đấu đến cùng. Trong hơn 7 năm gian khổ, Gandhi đã vào tù ra khám nhiều lần. Lần này, người vợ Gandhi là bà Kasturbai được phép vào ngục thăm viếng. Trông bà có vẻ già hơn ông nhiều đến nỗi những người mới gặp lần đầu cứ ngỡ đây là người mẹ của Gandhi!

Thấy ông Gandhi gầy còm, trơ xương với da, bà xúc động quá, nói:

- Anh ơi, nhìn anh, em chịu không nổi. Sao thế anh? Họ còn tiếp tục hay chăng và anh còn đeo đuổi con đường này hay chăng?

Mặc dù cơ thể chưa hồi phục, Gandhi ung dung trả lời:

- Chính quyền Anh Quốc đại diện cho quyền lực của vô minh, dĩ nhiên họ còn tiếp tục mãi mãi. Bàn tay sắt máu của bạo lực, ngu dốt sẽ tồn tại trường kỳ. Họ không thể dừng lại!

Bà Kasturbai hỏi:

- Còn anh, anh có thể dừng lại không?

Gandhi rất yếu, nhưng vẫn ráng cười với vợ:

- Anh ư? Anh cũng không thể dừng lại, dù sẽ chết bởi đánh đập và bỏ đói. Vì sao ư? Em à, hãy nghe đây, Anh là đại diện cho tiếng gọi của Chân lý và Con người. Không bao giờ dừng bước, đầu hàng, bởi vì Chân lý và Con người luôn luôn có sức mạnh bất biến.

Và Gandhi đã hành động theo tiếng gọi của Chân lý và Con người. Hay nói đúng hơn, tiếng gọi Chân lývà Con người đã cất lên trong lòng Gandhi, đồng nghĩa với “Sau rốt, Chân lý và Con người sẽ phải thắng”.

Nhờ vậy, người ta thường trân trọng gọi ông là Mahatma Gandhi. “Gandhi, bậc đại nhân”. Một người đã chấp nhận sống chết trọn vẹn, trong Tiếng gọi của Chân lý và Con người.



b).- George Washington (1732 - 1799) là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799. Ông đã lãnh đạo người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ với tư cách là tổng tư lệnh Lục quân Lục địa năm 1775–1783, và ông cũng đã trông coi việc viết ra HIẾN PHÁP HOA KỲ năm 1787. Ông hiện nay được biết như vị cha già của nước Mỹ.

Có lần cuộc chiến đấu với quân đội Hoàng gia Anh chưa ngã ngũ, phe của quốc gia non trẻ Hoa Kỳ có vài người nẩy ý định buông súng, nhưng George Washington nói với các tướng lãnh:

“Nếu đầu hàng phen này thì vĩnh viễn chúng ta không cất đầu lên được. Không! Phải tiếp tục chiến đấu. Tiếng gọi của đất nước Hoa Kỳ đang vang vọng ở trong tôi!”

Và George Washington đã sống theo Tiếng gọi của đất nước Hoa Kỳ, và cùng mọi người hình thành nên một quốc gia thịnh vượng, tự do, dân chủ.






* * *

“Tiếng gọi”, ngươi là ai? ngươi là cái chi? Mà ngươi có sức mạnh và ảnh hưởng ghê gớm đến thế?

“Tiếng gọi” đã vạch lối chỉ đường cho biết bao anh hùng, hào kiệt, đã định hình một phong cách sốngdũng cảm kiên cường, và làm trưởng thành biết bao số phận. Có thể tiếng gọi giúp chúng ta hoài bão đại chí và giúp chúng ta vượt qua bao thử thách để rồi ngẩng cao đầu trở nên bất khuất. “Tiếng gọi” đã làm cho Chân lý và Con người trở nên sắt son, tươi xanh như vĩnh cửu, hòa điệu cùng vũ trụ không lời.

Tiếng gọi?



II.- NHữNG TIẾNG GỌI Ở TRONG TA

Chúng ta thực sự chỉ sống theo những tiếng gọi trong ta. Chấm hết.

Thuở thanh niên, các bạn đang ở trong giai đoạn khí huyết phương cương, tâm hồn rất mãnh liệt, chỉ nghe theo tiếng gọi tình yêu mà thôi, và bạn đang yêu. Yêu chết bỏ. Yêu cuồng si, và không có sức mạnh nào có thể ngăn trở.

Nhưng mười năm kế tiếp, bạn lập gia đình và chuyên chú kinh doanh lớn nhỏ. Lúc này, bạn chỉ biết nghe theo tiếng gọi của sự nghiệp, công danh, tiền bạc, vân vân.

Lúc trung niên, bạn bắt đầu mỏi mệt, hơi chán chường thế sự, bây giờ lại trổi lên tiếng gọi của bạn bè, rượu chè, ăn chơi… không màng tới những tiếng gọi khác! Nhưng cũng có những người thao thức tâm linh thì lắng nghe tiếng gọi giải thoát, của thức tỉnh, của tình thương xả kỷ, và bắt đầu tìm cầu thiện tri thức để học hỏi và hành trì. Lúc này đây, các tiếng gọi khác vẫn còn hiện hữu nhưng hiện hữucho những người khác, chứ không phải cho bản thân mình.

Thật vậy, giữa cuộc sống bình thường chúng ta luôn luôn bị chi phối bởi vô số tiếng gọi, vô số âm thanhđang bàng bạc khắp mọi nơi trong vũ trụ. Tại lòng ta, tâm ta luôn dày đặc, lổn chổn những tiếng gọi – đương nhiên tiếng gọi nào cường liệt nhất sẽ hướng dẫn và điều động cuộc đời ta. Thế thôi!

Giáo lý nhà Phật tạm chia ra mười thứ tiếng gọi (ở ngay trong tâm chúng ta) như sau:

1.- Tiếng gọi của Phật: còn gọi là Phật Âm, Sư tử Hống Âm, Đại Vân Lôi Âm, Vô Lậu Âm, Pháp ThânViên Mãn Âm... gồm đủ tám đặc tánh:

a. Cực hảo âm: tức là tiếng tối thắng bậc nhất trên đời.

b. Nhu nhuyến âm: tiếng dịu dàng, êm đềm, tha thiết.

c. Hòa thích âm: tiếng gọi hòa thuận, dễ nghe, dễ rung cảm.

d. Tôn huệ âm: tiếng gọi khiến chúng sanh phát khởi lòng tự tín và mở bày trí tuệ

e. Bất nữ âm: tiếng gọi dũng mãnh, hùng hồn của đấng trượng phu.

f. Bất ngộ âm: tiếng gọi chắc thật, dứt khoát, rõ nét, nghe chẳng lẫm lẫn, lộn xộn.

g. Thâm viễn âm: tiếng gọi sâu thẳm, vang vọng, gần hay xa đều nghe rõ.

h. Bất kiệt âm: tiếng gọi bền bỉ, vĩnh cửu, không dứt bặt. Mãi mãi ở trong ta, không bao giờ bị thời gian và không gian làm cho hư hoại.

Tiếng gọi của Phật, bậc giác ngộ, lúc nào cũng tương ứng với tâm toàn giác, chánh biến tri, đại biđại trí tuệ, vô lượng vô biên công đức của tam thân, tứ trí, ngũ nhãn, lục thông, tứ vô úy, thập lực, thập bát bất cọng...

2.- Tiếng gọi của Bồ-tát: còn gọi là Diệu Âm, Quán Thế Âm, Phạm Âm, Hải Triều Âm, tiếng gọi bố thí ba la mật, tiếng gọi trí tuệ vượt bờ, tiếng gọi thiền định đưa ta sang tận mé bờ kia, tiếng gọi trì giới qua khỏi bờ mê… v.v...

Tiếng gọi của Bồ-tát lúc nào cũng tương ứng với mười hạnh nguyện vĩ đại của Phổ Hiền, mười hai hoằng thệ nguyện của Quán Thế Âm. Tiếng gọi của Bồ-tát chính là tiếng gọi thoát khổ, cứu khổ cứu nạn. Tiếng gọi của Bồ-tát luôn luôn ban phát sự vô úy cho chúng sanh, khiến chúng sanh cắt lìa cái Tưởng của Sợ Hãi, Dày Vò, Bức Xúc... Vì thế, kinh Pháp Hoa nói:

Diệu Âm, Quán Thế Âm

Phạm Âm, Hải Triều Âm

thắng bỉ thế gian âm

thị cố tu thường niệm ...

3.- Tiếng gọi của Thanh Văn: là tiếng gọi giải thoát của những bậc Thánh, lấy tâm vô ngã quán sát tứ diệu đế, đắc A La Hán. Đây là tiếng gọi của sự ly dục, sự từ bỏ, sự cắt lìa tham ái, tiếng gọi của Niết bàn vắng lặng.

4.- Tiếng gọi của Duyên Giác

Là tiếng gọi thanh tịnh vô vi của những bậc Thánh dùng tâm Vô Ngã quán sát thập nhị nhân duyên. Là tiếng gọi giải thoát, của những bậc thánh đã dứt trừ phiền não, đoạn tận tham sân si, xóa sạch ngã chấp, không còn lưu luyến sinh tử.

5.- Tiếng gọi của Cõi Trời

Là tiếng gọi của sự ham thích khoái lạc, dù là khoái lạc của tứ thiền, bát định cho đến khoái lạc của thiên đường cõi Dục, đều là những thứ an ổn giả tạo, hạnh phúc có điều kiện của chư thiên, chư tiên, nghĩa là những kẻ được triển hạn trầm luân. Mà lao ngục của họ dẫu được kiến tạo bằng thứ nguyên liệu vật chất có vẻ vi tế hơn, lộng lẫy hơn, nhưng cũng vẫn là kiếp sống đọa đày trong chiếc lồng son. Chúng sanh thường bị dày xéo bởi tám khổ, nên khao khát khoái lạc này rồi mê say lắng nghe, khiến trôi chìm sanh tử mãi.

6.- Tiếng gọi của Loài Người

Trong pháp giới, chỉ có Cõi Người là được chư Phật chư Bồ-tát thường xuyên vào ra thị hiện để thuyết pháp giáo hoá. Bởi lẽ loài người có đủ trí tuệ và tỉnh thức để thực hiện sự nghiệp tâm linh, có thể tiến bộ trên con đường giải thoát.

Nhưng loài người vốn bị quấy rầy bởi tình yêu (ái), của khát vọng (dục), và cho nên tiếng gọi của loài người cũng là tiếng gọi của thị phi, nhân ngã, bỉ thử (phân biệt trí). Đôi khi còn là tiếng gọi của tám khổ. Nhưng, trong phiền não khốn khổ ấy không loại trừ Nhân Tính, và Phật Tánh, khuynh hướng làm cho con người giải thoát, hoặc đạt đến niết-bàn và cứu độ chúng sanh.

7.- Tiếng gọi của A tu la

Là tiếng gọi của sự tranh đấu, hơn thua, của lòng kiêu mạn, sân hận. Nghĩa là tiếng gọi của những kẻ làm việc thiện với ngã chấp kiên cố sâu dày. Đó là tiếng gọi của siêu nhân, anh hùng hào kiệt, tiếng gọi chọc trời khuấy nước vì tràn đầy những âm thanh gậy gộc giáo mác. Tiếng gọi khiến kẻ khác nuốt lệ căm hờn, vì chứa đựng âm thanh giết chóc, náo loạn, ghê gớm của bom hạch tâm, của quyền lực thống trị.

8.- Tiếng gọi của Quỷ Đói

Là tiếng gọi của sự thèm khát mà không được thỏa mãn, của sự thiếu thốn mà không được đáp ứng. Hừng hực. Bực bội. Ấm ức. Tiếng gọi của lòng tham được phát triển quá độ hóa thành sư bỏn sẻn, ích kỷ. Tiếng gọi của những linh hồn co ro cô độc, không ai quan tâm, chẳng ai cúng kiến, hoặc của loài dã quỷ lẩn thẩn nơi chốn hoang dã mịt mù.

9.-Tiếng gọi của súc vật, thú vật

Là tiếng gọi của sự sướng khổ vì cảm giác nhục dục, của "con lợn lòng", của những khoái lạc nhầy nhụa, trâng tráo, dơ bẩn, u mê. Đây là tiếng gọi của loài bốn chân, hai cánh, bẩm tánh ngu si, nếp sống tồi tàn, hôi hám, trần truồng ... như tiếng khọt khẹt của khỉ, be be của dê, à uôm của hổ báo, gâu gâu của chó, meo meo của mèo. Trong tiếng gọi của súc vật, ta thường cảm nhận chúng nó luôn luôn rên rỉ, ngậm hờn, u uất, sợ hãi, đó là những âm thanh bế tắc, tuyệt vọng, nghẹn tức trong yết hầu mà nói không ra được.

10.- Tiếng gọi của Địa Ngục

Là tiếng gọi của sự tối tăm, mù lòa, của vô minh hoàn toàn. Đây là tiếng gọi thảm thiết, khốc liệt nhất của thế gian, là thứ âm thanh phát xuất từ lao tù, hình phạt, dụng cụ hành quyết, tra tấn.

Tiếng gọi của địa ngục còn là Tiếng gọi của tàn nhẫn, dửng dưng, lạnh nhạt. Tiếng gọi của lòng vô cảm, của máy móc, của chiến tranh bấm nút, của sản xuất dây chuyền, của sức mạnh tập thể.

Tóm lại, tiếng gọi của địa ngục là những âm thanh thuần khổ, âm thanh cảm ứng với mười điều cực ác, những tư tưởng ngăn che sự sáng, những ý niệm chống báng đạo lý như thực, rời xa chánh pháp.



III.- TIẾNG GỌI NÀO THIẾT THA?



Năng lực của Tâm thì thường có tác dụng như một Tiếng Gọi. Tiếng Gọi là tên khác năng lực tâm. Nói nôm na vắn tắt, Tiếng gọi là sức mạnh của Tâm. Nó thôi thúc, giục giã chúng ta phải làm một cái gì. Nó hướng dẫn chúng ta nên đi về đâu, quay theo đường hướng nào. Nếu chúng ta bị vấp váp, té xiêu lật ngửa thì tiếng gọi sẵn sàng nâng đỡ ta dậy. Chúng ta có khi sợ hãi tính đường thối lui thì tiếng gọitrong ta sẽ vỗ về, an ủi, khiến chúng ta yên lòng vững chân tiến tới.




Có khi nào Tiếng gọi tỏ ra bế tắc, chùn bước không?

Khi con người trở nên lững thững, sống nhạt thếch, sống chẳng ra hồn – thì khi ấy tiếng gọi trở nên “câm nín”, “dứt bặt”.

* * *

Kể chuyện thực để nghe chơi:

Tôi biết một cô gái Hà Nội tuổi mới hai mươi ba. Sinh trưởng trong gia đình khá giả, quyền thế. Cha mẹ chỉ có hai gái. Người chị là bác sĩ nội trú, cô ta là em út, cũng vừa tốt nghiệp ngoại thương, nên được chiều chuộng rất mực. Cha mẹ dùng quyền và cả tiền bạc để kiếm cho một chỗ làm tốt, lương cao. Nhưng, cô ta có vẻ không màng đến, đi làm mấy hôm bèn xin nghỉ việc ngang xương. Gia đình lại chạy vạy một chỗ làm khác ngon lành hơn, nhưng cô vẫn không chịu vâng theo. Rồi không biết bao nhiêu lá áp lực, dọa nạt, khuyên nhủ, vỗ về… cô ta chịu miến cưỡng đi làm, nhưng chỉ nửa tháng lại bỏ việc. Chỉ nói: Chán lắm! Vớ vẩn!

Cả gia đình đều cực kỳ lo lắng, ngại cô ta bị bệnh thần kinh. Đưa đến bệnh viện tâm thần và khám kỹ lưỡng. Một vị bác sĩ lớn tuổi khám xong, nói với hai bậc sinh thành rằng: “Bình thường. Có thể chưa có người yêu nên cô bức xúc mà không biết giãi bày với ai. Có thể, nỗi cô đơn vì thiếu bạn hoặc người tình làm cô ta trở nên “lờ khờ, dở hơi” như vậy!”. Thói đời, cha mẹ nào mà không cưng chiều con cái hết mức, hỏi:

- Hay là… bố mẹ kiếm cho con một người yêu?

- Vớ vẩn!

Rồi bố mẹ đem cô ta đến bệnh viện Đông Y. Sau khi vọng, văn, vấn, thiết và chẩn trị bằng máy móc tối tân của Trung Y, các thầy thuốc Tàu đành thúc thủ, tìm không ra bệnh trạng.

- Cứ cho cô ta đi du lịch một thời gian để giải tỏa ức chế, may chăng?

Gia đình bèn mua vé máy bay cho cô ta vào Saigon, vui chơi thoải mái - tiếp theo là đi Huế, Đà Nẵng, dự tính phải một tháng. Té ra, chưa đầy tuần lẽ sau cô ta đã mò về nhà. Cô ta nhếch môi: “Saigon thì ô nhiễm, bụi bặm đầy. Đà Nẵng thì cũng không khác gì. Huế loanh quanh lẩn quẩn mấy cái mồ mã các ông vua đã chết lâu đời, và thành quách, cung điện bé tí như đồ chơi bọn trẻ. Sông Hương thì như cái ao làng. Không cần đi đâu cả! Vớ vẩn!”

Hoàn toàn tuyệt vọng. Một giải pháp đều “Vớ vẩn”!

Gia đình không biết làm gì hơn là để mặc cô ta, phó thác cho trời đất. Làm chi bây giờ?

Bế tắc.

Từ đó đến nay, cô ta buổi sáng điểm tâm xong, cô ta chưng diện đàng hoàng, rồi tha thẩn đi loanh quanh các công viên, các khu giải trí công cọng như Hồ Gươm, hồ Bảy mẫu, hồ Thiền Quang, hồ Ba mẫu… rồi lững thững về nhà. Đọc sách qua loa. Chiều lại tiếp tục như thế. Bố mẹ mướn người theo dõixem cô ta có hẹn hò bí mật với ai không? Kết quả: Không có ai cả. Cô ta luôn luôn lững thững đi một mình và cũng lững thững về một mình. Công cốc!

* * *

Có thể xem như “tiếng gọi ở trong cô ta chưa định hình”, nghĩa là cô ta chưa tha thiết một tiếng gọi nào - dĩ nhiên là còn mờ nhạt nên cô ta không dám sống theo một tiếng gọi duy nhất. Một khi tiếng gọi nào đó đủ mạnh thì cô ta đã dũng cảm sống theo nó. Chỉ dám đi tửng tửng cả ngày như vậy mặc dù không hề biết để làm chi?

Phải chăng, trong vài kiếp sống vừa qua, cô ta tuy có thao thức ít nhiều, nhưng hời hợt và không dám sống thật với cái bên trong của mình. Lười biếng phản kháng, vẫn còn ưa tuân phục những sức mạnh bên ngoài. Thiếu dứt khoát, kém nồng nhiệt, có cơ hội không dám nắm bắt, chông chênh giữa hai cực đoan. Chính vì vậy, cô ta ru mình trong một “Trạng thái lừng khừng” dĩ nhiên là không rõ nét, làm việc chi cũng lở dở lương ương.

Rồi đời sống qua mau, đến khi chuyển kiếp cô ta phải mang hành trang “lừng khừng” tới kiếp sống mới, nhưng lòng cô ta thì vẫn như xưa, vẫn lừng khừng như cũ. Và không một ai có thể thay đổi cái bản chất lừng khừng ấy cả. Trừ phi, cô ta phải chuyển hóa tư tưởng và cả đời sống bên trong.

Tiếng gọi, ngươi ở đâu? Gần hay xa?



* * *

Trước khi tiếng gọi thực sự cất lên cùng chúng ta, thì chúng ta vẫn sống bình thường, vì Tiếng gọi còn câm nín, chưa ra tay hành động, chưa buông những âm thanh tha thiết. Như Paul Gauguin chẳng hạn.

Từ cái thế giới chật chội của một nhân viên bưu điện, chàng Paul Gauguin đã ngoài bốn mươi tuổi, tầm thường, nhàn nhạt, thậm chí hơi…cù lần, lố bịch. Đột nhiên một ngày kia anh biến mất: anh cả gan bỏ nhà đi Paris. Và thiên hạ, dĩ nhiên, kháo nhau cho là anh bỏ vợ con đi theo một cô nàng nào đó. Người đại diện được gia đình nhờ tới Paris để tìm.

Khi người đại diện gia đình gặp Gauguin ở trong căn nhà trọ tồi tàn ở Paris thì, dĩ nhiên, trước hết ông phát hiện Paul Gauguin đang sống… một mình, chẳng có cô nàng nào cả.

Paul Gauguin thản nhiên từ chối trở lại gia đình: con ông cũng lớn, vợ ông đủ sức tự lập, Ông tin rằng không có ông thì vợ, con ông vẫn đủ sức bươn chải một mình… Và đây là lúc ông có thể và phải sống cuộc đời của riêng ông mà ông ấp ủ từ lâu.

Paul Gauguin tuyên bố ngắn gọn:

“Tôi vẽ”. “Tôi phải vẽ”.

Anh chỉ trả lời cụt ngủn như thế với người đại diện gia đình. Bởi vì anh không quen dài dòng vô ích. Giấc mộng rất lớn của Paul Gauguin, khát vọng của anh, hay nói cách khác: Tiếng gọi tha thiết trong anh chỉ được thốt ra bằng lời ngắn gọn thế thôi. Nhưng nó sẽ được bàn tay anh, khối óc anh “nói” lên bằng những kiệt tác hội họa sau này…

Tiếng gọi của nghệ thuật! Ai dám sống theo?



IV. - TIẾN TRÌNH NHÂN – DUYÊN – QUẢ

Các câu chuyện được trích dẫn trong bài viết này, đều nói lên Tiến trình Nhân Duyên Quả của Tiếng gọi.

Tất cả vũ trụ này đều là tiến trình nhân duyên quả, thông qua ba đời, Quá khứ, Hiện tại, Vị lai - thì tiếng gọi cũng như thế!

Như thái tử Tất đạt đa từng ngàn muôn ức kiếp gieo nhân duyên giải thoát và cứu độ chúng sanh, cho nên kiếp này dẫu vua Tịnh Phạn tìm mọi cách để níu kéo, ngăn trở, nhưng cái quả là Ngài phải ra đi.

Nếu Tâm ta khuynh hướng về Tự do, Công bằng, Dân chủ, Bác ái, và suốt đời hy sinh cho những cứu cánh ấy, như luôn luôn đòi hỏi nhân quyền, chuyên đi làm từ thiện, cứu trợ những người khốn khó, hoặc viết sách khuyến khích “học làm người”, dạy dỗ và thuyết giảng về các đề mục như Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín… thì ta đã phát ra tiếng gọi của con người – dĩ nhiên đã và đang sum vầy trong cảnh sống của con người. không thể khác được.

Nếu chúng ta ưa hơn thua, ưa tranh giành địa vị trong một tầng lớp nào đó, ưa bày mưu lập đảng để tranh đấu vì một điều không bao giờ hiện hữu trên trái đất mà dẫn dụ chúng sanh xem như là chân lý(giả tạo)… tức là chúng ta tạo nghiệp nhân của A tu la, đồng nghĩa cất lên tiếng gọi A tu la, chắc hẳn chúng ta sẽ gặt quả báo của loài A tu la, chuyên tranh chấp, giành giật để rồi sống trong cảnh giới hơn thua, đấu đá nhau mãi.

Nếu chúng ta ưa những trò chơi rẻ tiền và lén lút xem những phim Sex bậy bạ, mê đắm những trò “xuống xóm mua vui”… thì chúng ta tạo một trong những nhân tố để làm loài bàng sanh, loài súc vật. Còn gọi là Tiếng gọi của súc sanh, bàng sanh.

Nếu chúng ta sống với tình yêu thương vô phân biệt, sẵn sàng nghe ai khổ sở, bức bối, bị áp chế… liền đến ngay để giúp đỡ, chia xẻ, an ủi. thì tâm ta đang sống trong tiếng gọi của Bồ-tát Quán thế âm, “năng dữ chúng sanh chi lạc, năng bạt chúng sanh chi khổ”, chuyên giải trừ tất cả mọi khổ nạn, tai ách của chúng sanh.

Nếu nhân duyên là cuộc sống chúng ta, thì cái quả là Tiếng gọi. Nếu tiếng gọi là nhân duyên thì cuộc sống chúng ta sẽ là cái quả. Bây giờ muốn phát ra Tiếng gọi nào, thì chúng ta cứ nhìn vào cuộc sống của ai đó, xem y hành xử thế nào, chí hướng đi về đâu, và công phu tu tập ra sao?



V.- CHÚNG TA PHÁT RA TIẾNG GỌI NÀO?

Nếu Tâm lúc nào cũng rung cảm theo tiếng rống uy hùng của Sư Tử Chúa tràn trề Phật lực, mang tính chất đại bi đại trí, giải thoát viên mãn, vô lượng quang, vô lượng thọ, thì đương nhiên Tâm đang ở trong cảnh giới thù diệu trang nghiêm của chư Phật, bởi vì chúng ta đang dõi theo âm thanh của Đấng Giác ngộ.

Theo lời Phật dạy trong Kinh Hoa Nghiêm, âm thanh của đức Phật tức đấng giác ngộ, có mười thứ vô lượng.

1) Âm thanh Phật như Hư Không giới vô lượng vì âm thanh ấy trải khắp mọi nơi.

2) Âm thanh Phật như Pháp Giới vô lượng, vì không chỗ nào mà âm thanh ấy chẳng khắp.

3) Âm thanh Phật như chúng sanh giới vô lượng, vì âm thanh ấy khiến tất cả tâm hoan hỷ.

4) Âm thanh Phật như các nghiệp vô lượng, vì âm thanh ấy giải thích quả báo của nghiệp.

5) Âm thanh Phật như vô lượng phiền não vì âm thanh ấy có khả năng diệt trừ mọi phiền não.

6) Âm thanh Phật như ngôn âm của chúng sanh vô lượng, vì tùy theo sự hiểu biết của chúng sanh mà làm cho nghe được.

7) Âm thanh Phật như dục giải của vô lượng chúng sanh, vì âm thanh ấy quán sát cứu độ khắp chúng sanh.

8) Âm thanh Phật như tam thế vô lượng vì âm thanh ấy vô biên tế (không có giới hạn).

9) Âm thanh Phật như trí huệ vô lượng vì âm thanh ấy phân biệt tất cả.

10) Âm thanh Phật như Phật cảnh giới vô lượng, vì âm thanh ấy nhập vào Phật pháp giới.

Như vậy, tiếng gọi của Phật chính là âm thanh của Phật, có đặc chất “vô lượng”. Gồm có mười sắc thái Vô lượng như đã nói ở trên, được chứa đựng trong Danh hiệu Phật.

Vả lại, chúng ta cũng thừa hiểu rằng: tất cả tiếng gọi của thế gian đều dẫn đến chỗ trói buộc, phiền lụyvà chìm trôi sinh tử không dứt. Vì bản chất của thế gian là vô minh do đó tiếng gọi của thế gian là tiếng gọi hoàn toàn vô minh.

Chỉ có tiếng gọi của thánh nhân là mang nhiều đặc chất minh triết, hạnh phúc, bẻ gãy xiềng xích ngũ dục, là khô cạn biển khổ vô minh.

Nhưng duy chỉ có tiếng gọi của Phật là bậc nhất, là rốt ráo, là giải thoát tròn đầy, khắp đến tất cả, vang vọng mười phương pháp giới, không bị chướng ngại, không bị biến đổi, sinh diệt. Vì sao?

Vì tiếng gọi của Phật chính là danh hiệu Phật. Danh hiệu Phật chính là Đức Phật, với đầy đủ vô lượng vô biên đức tướng và năng lực Như Lai Chánh Đẳng Chánh Giác.

Kinh Hoa Nghiêm nói tiếp:

".... Nếu có những chúng sanh

chưa phát tâm bồ đề

được nghe danh hiệu Phật

quyết định thành chánh giác…”



Nhưng, làm thế nào để được “thường xuyên nghe Danh Hiệu Phật”? làm thế nào để mãi mãi “tiếp nhận Tiếng Gọi của Như Lai”?

Muốn tiếp nhận Tiếng Gọi của Như Lai, thì không chi hơn là xướng niệm danh hiệu Đấng Giác Ngộ. Hay là cất lên âm thanh tràn đầy Phật lực, âm thanh của Vô lượng thọ, âm thanh của Vô lượngquang…

Giáo sư, thi sĩ Phạm Công Thiện cũng đã viết trong cuốn Những Bước Chân Nhẹ Nhàng Trở VềSự Im Lặng:

… sau cùng chỉ cần niệm Phật thôi, chẳng cần vãng sinh Cực Lạc gì cả, lúc ấy Tha Lực đột nhiên chuyển hóa thành Vô Lực; Vô Lực chuyển thành Diệu Lực của Không Tính, và tất cả mọi Ý Lực đã được hủy diệt, và tiếng “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” “Namo Amitàbhàya Buddhàya” trở thành tiếng kêu của kẻ Giác Ngộ, …



Tiếng kêu của kẻ Giác Ngộ?

Hay:

Ai buông Tiếng gọi giữa đời thiết tha?



Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật…

TA ĐI ĐỂ LẠI GÌ KHÔNG?



Vĩnh Hảo





Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã mở đầu bài thơ Nguyện Cầu (1) bằng câu hỏi ấy. Hỏi mà không hỏi; vì trong câu hỏi đã hàm ý trả lời: ta đi không để lại gì.


Vì sao? – Vì núi sông còn lở, còn bồi, thì một thân bé nhỏ nầy có chi bền chắc mà lưu lại với đời.


“Ta đi để lại gì không?
Kìa non đá lở, này sông cát bồi.”


Thân nầy chẳng qua cũng chỉ được trăm năm. Thân không bền, vậy danh bền chăng? – Danh là cái trừu tượng, không có hình tướng, hẳn nhiên là có thể bền hơn thân. Nhưng nếu sống ở đời mà không làm nên công danh sự nghiệp gì như lập ngôn của Nguyễn Công Trứ “Đã mang tiếng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông” (2) thì dù đã có cái tên cha mẹ đặt cho, danh nầy cũng chỉ là cái tên bình thường như bao nhiêu người khác: vô danh; và cái thân vô danh cũng sẽ lặng lẽ đi qua cuộc đời trong vòng trăm năm, rồi để lại một nhúm tro, một nấm mồ, danh còn chăng thì còn trên bia mộ dãi nắng phơi sương trong nghĩa trang.


Đến như những người tài hoa trong văn học nghệ thuật, để lại những tác phẩm bất hủ, công danh của họ cũng không thể dài lâu như núi sông, như thiên địa. Vì vậy mà Nguyễn Du tiên sinh đã tự thán, biết ba trăm năm sau còn có ai khóc cho Tố Như (3) nầy hay không! Ba trăm năm cũng là kỳ vọng khá cao, vì lúc ấy Truyện Kiều (Đoạn Trường Tân Thanh) chưa được viết. Kể từ năm 1820, khi tiên sinh nằm xuống, đến nay là 197 năm, người khóc Tố Như dường như đã giảm đi nhiều theo thời gian. Truyện Kiều được lưu truyền, ngâm đọc trong dân gian thì hãy còn người thường xuyên nhớ đến Tố Như. Nhưng khi chỉ còn cái tên trong văn liệu, nằm trong văn khố, văn học sử thì không ai dám chắc sẽ tồn tại bao lâu, và người khóc Tố Như e chỉ còn lác đác, năm thì mười họa mới trích dẫn Truyện Kiều xuống từ một trang mạng nào đó.


Thân như thế, danh như thế, ta đi để lại gì không?


Trăm năm sống ở đời, ai cũng để lại một cái gì, di sản hay di họa, cho người ở lại. Di sản hay di họa là do nơi lợi ích hay thiệt hại, từ hành nghiệp, sự nghiệp của người ra đi. Di sản có khi lợi ích cho một cá nhân, một gia đình, hay một dòng họ; có khi là công ích, làm lợi cho số đông xã hội, quốc gia, hay nhân loại. Di họa cũng thế, có khi là nợ nần hay tai tiếng làm tán gia bại sản, phá nát một dòng họ; có khi sai lầm, hoang tưởng từ chủ thuyết và chính sách, dẫn cả một dân tộc đến chỗ diệt vong.


Sống với nhận thức và chứng nghiệm sâu sắc về nguyên lý nhân-quả, người ta không chỉ tự hỏi, ta đi để lại gì không mà còn nên tự hỏi, ta đi mang theo gì không.


“Để lại gì” là dành cho người ở lại, “mang theo gì” là nghĩ cho chính ta.


Dành cho người không hẳn là vì lợi tha – có khi chỉ vì tình thế bắt buộc mà chính mình không hề nghĩ đến. Nghĩ cho ta chưa chắc là vị kỷ, bởi vì giữa ta và người, trong cuộc tử-sinh nầy, đều có tác động và tương thuộc lẫn nhau bởi nhân-quả. Để lại hay mang theo, là nơi cái “công” mà người ra đi tác tạo trong một đời, cùng với mục đích mà người ấy muốn để lại. Theo quan niệm của người Đông phương, “công” có thể là vật chất hay tinh thần, có thể nhỏ, có thể to lớn, nhưng lợi ích cho đời, cho người, thì gọi là “đức”; còn như chỉ gieo họa dài lâu cho nhiều người, nhiều thế hệ thì đó là “tội.”


Vì vậy khi lập thân, sống ở đời, người ta cần cân nhắc về nguyên nhân và hậu quả trong cả hành xử, lời nói và ý nghĩ của mình; mục tiêu tạo lập sự nghiệp của mình là gì, để lại cho người hay để mang theo?


Một khi ra đi, sang bên kia thế giới, hẳn nhiên là sẽ không mang theo được gì. Thân xác nầy còn không mang theo được thì tiền của, sản nghiệp, những người thân yêu… đều sẽ bỏ lại hết. Không một thứ vật chất nào có thể mang theo được (dù nhỏ xíu như viên kim cương, hay mỏng nhẹ như một mảnh bằng).





Không nhất thiết phải để lại gì cho đời. Nhưng nếu để lại thì để cho đáng, và cho đúng người, đúng chỗ. Cũng không nhất thiết phải mang theo gì cho nặng nề khi ra đi. Nhưng nếu cần mang theo gì, nên nhớ rằng cái có thể mang theo được là công (đức) hay nghiệp (tội) mà mình đã làm trong cuộc sống trăm năm nầy.


Một di sản (tinh thần hay vật chất) để lại cho người vô tích sự, cho người xấu-ác, thì di sản ấy cũng thành vô dụng, sẽ bị hủy hoại không lâu sau đó; mà nếu kẻ xấu-ác kia sử dụng di sản ấy để làm việc ác, tổn người hại vật, phung phí hưởng lạc cá nhân, thì “công đức” của người ra đi chẳng những không có gì mà còn gián tiếp mang theo nghiệt tội.


Ngược lại, di sản được trao đúng người, được sử dụng đúng việc, mang lại lợi ích cho đời, cho người, thì với tác động dây chuyền của nhân-duyên-quả, di sản ấy không những tăng ích mãi, mà công đức của người ra đi cũng vô hạn lượng. (4)





Thu sang rồi.


Đêm về, hơi thu lạnh se sắt. Nhưng khi trời sắp sáng, những luồng gió dữ từ rừng núi thốc về mang hơi nóng hầm hập khô khốc suốt mấy ngày đầu mùa. Khắp nơi, lá chầm chậm chuyển sắc. Lá vàng chen lá xanh. Mai kia lá sẽ khô, rụng. Như bao nhiều đời người đã đến và đi, qua trần gian nầy. Không ai biết có bao nhiêu bao lá vàng rơi nơi đây, hay lặng lẽ rơi trên rừng thẳm. Cũng không ai quan tâm có những hành giả đến rồi đi, vô tung vô tích trên đỉnh cao mờ bóng mây ngàn. Hạc trắng bay qua tầng không. Không để lại gì. Không mang theo gì. Có chăng là làn gió thoảng, theo sau đôi cánh vỗ; và một trời xanh biếc, bềnh bồng mây trắng bay.





(1) Thơ Vũ Hoàng Chương, trích từ thi tập Rừng Phong, do Nhà xuất bản Phạm Văn Tươi ấn hành năm 1954 (theo Nhà thơ Viên Linh trong “Chiêu Niệm Văn Chương,” trang 121-122):


Nguyện cầu


Ta đi để lại gì không?
Kìa non đá lở, này sông cát bồi
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước xa xôi dặm về.


Trông ra bến hoặc bờ mê
Nghìn thu nửa chớp, bốn bề một phương
Ta van cát bụi bên đường
Dù nhơ dù sạch đừng vương gót này.


Để ta tròn một kiếp say
Cao xanh liều một cánh tay níu trời.
Nói chi thua-được với đời
Quản chi những tiếng ma cười đêm sâu.


Tâm hương đốt nén linh sầu
Nhớ quê dằng dặc, ta cầu đó thôi!
Đêm nào ta trở về ngôi
Hồn thơ sẽ hết luân hồi thế gian.
Một phen đã nín cung đàn
Nghĩ chi còn-mất hơi tàn thanh âm.


(2) Nợ tang bồng, thơ Nguyễn Công Trứ. Nên hiểu rằng đối với Nguyễn Công Trứ và ngữ nghĩa của thời đại ông (hậu bán thế kỷ thứ 18), hai chữ “công danh” không tách rời nhau. Cho nên nói “danh” là nói “công.” Không có công thì không có danh. Ở đầu bài, hai chữ “công danh” này đã được nhắc đến (Chẳng công danh chi đứng giữa trần hoàn), nên khi nói “danh” ở câu sau, hàm ý công danh, sự nghiệp đóng góp cho non sông, chứ không phải khuyến khích chạy theo danh vọng như một số người thời nay lầm tưởng và thực hiện cho kỳ được.


(3) “Bất tri tam bách dư niên hậu


Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”


Hai câu cuối của bài Độc Tiểu Thanh Ký, trích từ “Thanh Hiên Thi Tập” của Nguyễn Du, tác phẩm được viết vào khoảng 1802 – 1804 (theo Gs. Lê Thước & Gs. Trương Chính trong “Thơ Chữ Hán Nguyễn Du,” nxb Văn Học, 1978). Tố Như là một bút hiệu khác của Nguyễn Du.


(4) Như Nobel Prizes, được thành lập năm 1895, là di sản của nhà phát minh người Thụy Điển, Alfred Nobel (1833-1896), tăng ích mỗi năm trên những giải thưởng dành cho các cá nhân và tổ chức sáng tạo, cống hiến lợi ích cho nhân loại qua các lĩnh vực Vật lý (Physics), Hoá học (Chemistry), Y học (Medicine), Văn học (Literature) và Hòa bình (Peace). Đến năm 1968 thì Swedish National Bank lập thêm giải Khoa học Kinh tế (Economic Sciences) để tưởng nhớ Alfred Nobel.

Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

TẢN MẠN HOA VÀ RƯỢU




Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo

HOA

Không rõ từ bao giờ, người ta đã ví đời Hoa với đời Người, đặc biệt là với Người đẹp. Mỹ nhân như hoa cách vân đoan. (Người đẹp như hoa cách tầng mây), Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung (Ngỡ mây là xiêm áo, ngỡ hoa là dung nhan)… Lý Bạch đã nhiều lần thảng thốt ngỡ người đẹp là hoa, ngỡ hoa là người đẹp. Lưu Tích Vũ uống rượu bên hoa lại “Chỉ e hoa nói nên lời: Em không phải nở cho người già nua” (Đãn sầu hoa hữu ngữ – Bất vị lão nhân khai) v.v… Đấy là rung cảm của người thơ về hoa.

Lại có những loài hoa cảm người thì thật lạ. Chỉ cần chạm tay vào cây hoa tử vi, lập tức tất cả hoa đều rung động. Một nhà sư ở chùa Từ Hiếu kể tôi nghe chuyện ông chăm sóc hai cây hoa nguyệt quế, chế độ chăm sóc giống nhau, nhưng tình cảm với cây khác nhau, rốt cuộc cây hoa ông dành tình cảm ưu ái thì nở hoa, còn cây kia thì không. Sách xưa cũng ghi chuyện Võ Hậu ra lệnh cho các loài hoa quanh cung cấm phải nở hoa cho bà thưởng ngoạn, tất cả các loài hoa đều tuân lệnh, riêng Lục Mẫu Đơn là không chịu nở. Hoá ra hoa cũng ưa chiều chuộng và hoa cũng biết giữ gìn khí tiết lắm thay.

Cái hạnh phúc của con người xứ nhiệt đới là quanh năm sống giữa bốn mùa hoa. Hoa gắn bó chia sẻ buồn vui với con người từ khi lọt lòng cho đến lúc trở về cát bụi. Từ vẻ đẹp thiên nhiên, hoa trở thành vẻ đẹp văn hoá khi đi vào thuần phong mĩ tục từ đời này qua đời khác. Hoa sinh nhật, hoa cưới, hoa tết, hoa tặng, hoa trang trí, hoa cảnh và hoa tiễn đưa đời người về nơi an nghỉ cuối cùng. Chưa hết, hoa còn được đặt trên bàn thờ cúng những hương hồn và thần linh. Có những loài hoa được chọn làm biểu tượng riêng cho từng mĩ tục. Trong ngày Lễ Nhớ Mẹ, các cô gái Nhật mang những giỏ hoa hồng màu trắng đi ra đường, cài hoa lên ngực áo những chàng trai đã mồ côi mẹ. Hoa hồng đỏ lại thường là biểu tượng của tuổi tác. Tình cờ tôi gặp một cô gái bên bến sông Thương mừng mẹ tròn 70 tuổi bằng cả một lẵng hoa gồm 70 bông hồng đỏ. Trong đám tang thi sĩ Xuân Diệu, giữa hàng trăm vòng hoa viếng, hiện lên một vòng hoa trắng độc sắc, đấy là vòng hoa của người vợ xưa đưa tiễn sự trinh trắng của chàng. Ngày tết, người miền Bắc coi hoa đào là “chúa xuân”, người miền Nam lại lấy hoa mai làm biểu tượng. “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”, không ngẫu nhiên Nguyễn Du tả Kiều lại ví nàng với cốt cách của mai, và cũng không dễ gì Cao Bá Quát thốt lên Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Một kiếp cúi đầu lạy hoa mai). Chả thế mà thời Ngô Đình Cẩn quyền thế nhất miền Trung đã đem cả toà nhà đòi đổi một cây Mai thế trăm tuổi ở Long Thọ (Huế) mà chủ nhân của nó vẫn không chịu đổi.

Tôi đã được gặp những “bữa tiệc hoa” trong các gia đình Hoàng phái Huế. Mỗi đĩa thức ăn là một đĩa hoa. Từ món lòng gà xào dứa được sắp xếp thành hoa mai, hoa hồi, đĩa giò mỡ có nhân trứng hoa vàng, đến đĩa dưa món, đĩa rau sống thì quả là trăm hoa đua nở. Chỉ một đĩa rau sống đủ chứa đựng cả thế giới chan hoà màu sắc: Trên bầu trời xanh màu rau, nổi lên những ngôi sao vàng khế, những mặt trời đỏ rực cà chua, những vành trăng khuyết màu ngà của trái vả, những búp hoa ngọc lan trắng nõn màu đu đủ, và ớt đỏ nở túa ra những cánh hoa màu lửa. Bữa tiệc được kết thúc bằng món “bánh hoa” ngũ sắc thơm thảo, ngọt ngào như thấm đẫm hương vị tuyệt diệu của trời đất. Lúc ấy, thực khách hẳn sẽ phải thốt lên một tiếng khen “ngoo… oong” kéo dài theo kiểu Huế để cám ơn gia chủ.

Hoa gắn bó với con người đến nỗi, cha mẹ sinh con cũng lấy tên hoa mình yêu thích để đặt tên cho con cái. “Những Hồng những Cúc những Lan/ Những Mai những Huệ trần gian nao lòng”. Sư Giới Đức ở chùa Huyền Không còn lấy tên hoa đặt tên cho ngôi nhà lá đọc sách ngâm thơ của mình là Lý Thảo Đình, bởi vì khi làm xong ngôi nhà này, sư ông treo vào đó một chậu lan Lý Thảo, và sáng hôm sau bỗng thấy nó nở những nhành hoa rực rỡ. Ngược lại có tên người lại được dùng để nói về hoa như Chuỗi trăm hoa Tống Thị chẳng hạn. Theo Mộng Kinh sư thì Tống Thị là một mĩ nhân có tài kết chuỗi trăm hoa, ai đã ngửi thấy hương thơm của chuỗi trăm hoa do tay nàng kết thì đều mê mẩn hướng vọng về nàng. Tống Thị đã không chỉ làm say lòng chúa Nguyễn trong Nam, mà chuỗi trăm hoa của nàng còn làm cho Trịnh Tráng ngoài Bắc xao xuyến tâm thần phải mở cuộc Nam chinh để dẹp lòng người đẹp. Phải chăng, Tống Thị đã phối hưởng của nhiều loài hoa để tạo ra một mùi hương quyến rũ đặc biệt?

Đã là người thì có sinh có tử, đã là hoa thì có nở có tàn. Nhưng hoa đẹp chóng tàn thường khiến lòng người thảng thốt không nguôi. Nếu như đời hoa phù dung đẹp trọn từ bình minh đến hoàng hôn, thì đời hoa quỳnh – “nữ hoàng ban đêm” – chỉ làm cuộc hiến dâng trong chốc lát. Sắc đẹp và hương thơm của nàng hoa kiêu kì và đài các này chỉ dành cho người biết thưởng hoa mà thôi, nhờ thế mà người đời bày ra thú vui “uống rượu xem quỳnh nở”. Nói là thú vui, nhưng khi nhìn thấy hoa quỳnh rũ cánh tự liệm mình, lòng người thưởng hoa buồn ứa lệ, xao xuyến mãi trong lòng tâm trạng vừa hay tin người đẹp đã qui tiên…

Triêu vi phất vân hoa/ Mộ vi uỷ địa tiều (Sớm còn là cây hoa cao ngất tầng mây/ Chiều đã thành củi khô lăn lóc trên mặt đất). Bạch Cư Dị mười ba thế kỉ trước đã nhìn thấu cái chớp mắt kinh hoàng của đời Hoa, đời Người vậy đó. Nhìn thấu để cảm thông chia sẻ. Nhìn thấu để trân trọng, nâng niu, gìn giữ, yêu thương Cái Đẹp chớp mắt của Hoa, của Người vậy!

RƯỢU

Rượu là một yếu tố đặc biệt trong sinh hoạt văn hoá từ xa xưa. Từ lễ tết hội hè đình đám đến những cuộc vui chơi thù tạc đều thấy sự hiện hữu của rượu, nó là chất men kích thích con người trở về với tự nhiên, xoá đi những hàng rào ngăn cách của ý thức. Người xưa nói Nam vô tửu như kì vô phong (Đàn ông không rượu như cờ không gió) chính là nói về cái lẽ tự nhiên mà rượu mang tới. Kề cận các trung tâm chính trị, văn hoá của các triều đại đều thấy xuất hiện những “trung tâm rượu” nổi tiếng và thường được duy trì lâu dài về hậu thế. Nếu như loài người đã tạo ra văn hoá, thì “văn hoá rượu” quả là đáng kể.

Tôi có may mắn được uống rượu từ nhiều “trung tâm rượu” của đất nước mình, nhưng đáng kể nhất vẫn là rượu làng Vân (Hà Bắc) và rượu Bàu Đá (Bình Định). Làng Vân thuộc vùng Kinh Bắc xưa, sau nhà Lý dời đô lên Thăng Long thì cũng chỉ cách lò rượu này vài chục cây số. Còn lò rượu Bàu Đá gần như kề sát kinh thành của người Chăm xưa. Năm 1985, tôi được chứng kiến lần đầu tiên nhạc sĩ Văn Cao uống rượu Bàu Đá vừa lấy ở lò ra, ông rất ngạc nhiên về sự thơm ngon đậm đà kì lạ, và đã đem so rượu Bàu Đá với rượu làng Vân. Ông nhận xét: “Rượu Vân mỏng, rượu Bàu Đá dày”. Những lò rượu nổi tiếng như thế đều được sản xuất với kĩ thuật bí truyền đặc biệt, đó là kĩ thuật ủ men, kĩ thuật chưng cất và có khi cái ngon đặc biệt của rượu nằm trong nguồn nước dùng chỉ có ở riêng một vùng đất mà thôi. Để giữ riêng kĩ thuật nấu rượu của mình, trước đây con gái làng Vân không được đi lấy chồng làng khác. Ngược lại, con gái Bàu Đá dẫu có về làm dâu vùng khác vẫn không thể nấu được rượu ngon như khi nấu rượu ở chính quê mình.

Kĩ thuật nấu rượu bí truyền ở làng Vân cho đến nay vẫn là cả một bí mật không dễ gì khám phá. Mấy năm trước, một đoàn cán bộ sinh hoá đã đến làng Vân nghiên cứu và làm thực nghiệm với những công cụ và phương tiện hiện đại để đối chiếu với công nghệ nấu rượu thủ công của một chị nông dân. Rốt cuộc, mẻ rượu của chị nông dân ngon và dịu hơn hẳn mẻ rượu của các nhà sinh hoá, dù “phương tiện” kiểm tra của chị chỉ có tay và mắt. Với công nghệ thủ công mà rượu làng Vân nổi tiếng khắp gần xa, và đã trở thành nguồn rượu quí đối với văn hoá ẩm tửu của vua quan ở kinh thành Thăng Long một thuở, nó từng được đóng vào các bình sứ với nhãn hiệu Vân Hà mĩ tửu có vẽ hình ông tiên cầm gậy trúc. Nhưng cũng có thời do tình hình khan hiếm lương thực, chính quyền đã cấm nấu rượu và tịch thu các phương tiện sản xuất ở lò rượu làng Vân.

Việc cấm rượu rốt cuộc đã không thành vì ẩm tửu đã trở nên một nhu cầu văn hoá có tính truyền thống. Bây giờ thì rượu làng Vân, rượu Bàu Đá không những được bảo tồn mà còn có xu hướng phát triển với qui mô lớn. ở Hà Bắc đã có cả một công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên sản xuất rượu bằng phương pháp thủ công cung cấp cho các đại lí, các khách sạn du lịch, các sân bay quốc tế và xuất khẩu ra nước ngoài với nhãn hiệu Vân Hương mĩ tửu. Tết vừa rồi ghé Vinh, tôi được nhà thơ Hồ Phi Phục thết một chai “Vân hương mĩ tửu”, mà chai và hộp đẹp không kém gì thứ rượu Tây mà ta vẫn thường gặp. Nhưng điều đáng nói hơn là loại “rượu nội” này còn ngon hơn bất cứ một thứ vốt-ca hảo hạng nào của Âu châu. Gần đây, có dịp đến Bắc Ninh, trong một cuộc nghe hát quan họ, tôi lại được nhấp một loại rượu Vân đặc biệt nữa, đấy là rượu cốm. Nghe đồn rằng, người làng Vân bây giờ không chỉ nấu rượu gạo, rượu sắn, rượu nếp như trước nữa, mà người ta còn nấu rượu bằng cốm. Cô gái quan họ chít khăn mỏ quạ, mang áo mớ bảy mớ ba, nâng trên tay ly rượu cốm trong veo, hát câu dân ca duyên dáng mời khách:

Tay tiên chuốc chén rượu đào

Sánh ra thì tiếc, uống vào thì say…

Nâng chén rượu lên môi, mùi hương cốm thấm hơi men toả thơm ngào ngạt. Rượu vừa nhấp đã cảm thấy người râm ran một cảm giác ngất ngây diệu vợi, cặp mắt, nụ cười trở nên tươi sáng kì lạ, và đầu óc bỗng minh mẫn khác thường. Theo sử sách ghi lại thì từ thời cổ đại, rượu là thứ đồ uống nhật dụng thường ngày kích thích bữa ăn thêm ngon miệng hoặc truyền thêm sức mạnh tinh thần cho con người, dần dà nó mới đi vào lối sống cao thượng của kẻ sĩ. Họ mượn rượu để bày tỏ nhân cách và quan niệm nhân sinh của mình. Rượu giúp cho văn nhân có cảm hứng khác thường, kích phát trí tưởng tượng và làm bùng cháy lên những tình cảm bột phát của linh tính. Những bài thơ tuyệt tác của Lý Bạch đều liên quan đến rượu là bằng chứng của sức sáng tạo bôn phóng độc đáo được rượu nuôi dưỡng và kích phát: Cử bôi yêu minh nguyệt/ Đối ảnh thành tam nhân (Nâng chén mời trăng sáng/ Cùng với bóng thành ba người). Nguyễn Du hẳn cũng là đệ tử của Lưu Linh khi ông viết: Hữu khuyển thả tu sát/ Hữu tửu thả tu khuynh (Có chó cứ giết thịt/ Có rượu cứ nghiêng bầu) để rồi phóng ra những câu thơ phát sáng bất hủ. “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh/ Giật mình mình lại thương mình xót xa”. Hầu như các thi nhân đông tây kim cổ đều dính líu đến rượu. Chả thế mà từ xưa đã có câu “bầu rượu túi thơ” nói về mối quan hệ cực kì mật thiết giữa thơ và rượu.

Cái thú ẩm tửu làm phát lộ những tố chất chứa đựng tinh hoa của con người. Khai mở những giới hạn ràng buộc nặng nề trong cuộc sống, giải phóng những ẩn ức và thể hiện tâm cách một cách tự nhiên, mang tới niềm cảm thông, vui sống và sáng tạo. Đấy là Tiên tửu. Dưới Tiên tửu là Tục tửu, và sau nữa là Cuồng tửu. Những kẻ tục tửu thường lấy rượu làm mục đích, uống càng nhiều càng oai, nốc càng lắm càng hùng. Những kẻ cuồng tửu lại thường không kìm chế nổi mình, càng uống càng hung dữ. Vậy là rượu với người này hoá hay, rượu với kẻ kia hoá dở. “Tỉnh rồi mới biết mình say/ Tưởng là tại rượu, đâu hay: Tại mình”. Câu thơ tự kiểm của một người quá chén, kể cũng dễ thương sao. Có lần người viết bài này đã lẩn thẩn nghĩ rằng, bên cạnh bức tượng người phát minh ra nguyên tử cũng cần dựng thêm tượng của người phát minh ra rượu. Sức công phá của rượu đâu có thua gì sức công phá của nguyên tử. Vấn đề là người ta phải sử dụng nguyên tử và rượu như thế nào để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, chứ đừng dùng nó vào mục đích huỷ diệt những tốt đẹp được xây đắp từ bao đời.

Sẽ buồn tẻ biết bao nếu trên đời này không còn cái thứ nước mang tên là Rượu. Tất nhiên, điều ấy chẳng bao giờ xảy ra. Có như vậy, những lễ tết hội hè đình đám, gặp gỡ, chia li mới thêm niềm tri kỉ. Những cô gái trong cuộc vui chỉ nhấp môi vào ly rượu đủ ửng hồng đôi má, mà vẻ đẹp trở nên rực rỡ khác thường. Những chàng trai cạn vài ba chén rượu có thể đi tận mọi chân trời góc bể. Và các cụ già bên chén rượu nhâm nhi, như sống lại cả quãng đời oanh liệt tự hào. Và tết đến, tất nhiên rồi, xin đừng quên rót mời nhau chén rượu mừng xuân:

Tết mời nhau rượu uống
Nào ai nỡ chối từ
Cụng ly nghe mới sướng
Dốc cạn niềm tâm tư…nạn niềm tâm tư…

NGUYỄN TRỌNG TẠO

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

Rượu ngon cặn cáu cũng ngon






Đàn bà được ví với rượu, thì hẳn rồi, cả hai đều chứa chất men khiến cho người ta say. Rượu có dở có ngon, đàn bà cũng có đàn bà ngon đàn bà dở, mà cái ngon dở này phải trực tiếp nếm thử mới biết, chẳng thể qua kinh nghiệm truyền lại của người khác mà mình hùa theo khen chê được.


Rượu ngon có khi còn có thể…đoán được khi nhìn qua độ trong của sắc rượu, mùi thơm của hơi men, còn người đàn bà đẹp, nét đẹp hình thể thì chỉ nhìn thôi đã thấy, nàng đẹp như một bông hoa đẹp tràn ngập sắc hương:


“Rượu ngon chưa uống đã say
Lựu, lan chưa bẻ đã bay hương nồng”


Nhưng đó chỉ mới ngắm nhìn và thưởng thức vị thơm của rượu và mùi hương của người đàn bà, còn lại phải thưởng thức bằng tất cả các giác quan thì mới mong thấu cảm cho đầy đủ. Muốn biết rượu ngon đến đâu thì phải nếm thử 1 ngụm, rồi 2 ngụm xem cái cay cay nồng nồng ấy nó đằm đằm trong cuống họng rồi chờ nghe cái cảm giác âm ấm lăn tăn chạy dọc theo đường ruột vào bao tử. Rượu đã ngon thì cho dù có bao nhiêu người tới trước, nếm trước, dù đã uống tới đáy chai, đáy hủ, đến phiên mình được vét cạn những giọt rượu cặn cuối cùng vẫn còn nghe thơm rưng rức.


Ừ thì chuyện gì mà ông cha đã đúc kết bao đời thì cấm cãi: “Rượu ngon cặn cáu cũng ngon”.


Còn đàn bà ngon? đàn bà mà “Người xinh cái bóng cũng xinh/ Người giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn” ấy? thì chắc cũng như rượu ngon, chỉ nhìn và đoán thôi chứ không thử không nếm, thì làm sao mà biết cho tường tận cái giòn và cái ngon ấy nó có vị làm sao. Xinh thì xinh mặt xinh mày, xinh từ mái tóc cho đến làn da, xinh từ vóc dáng cho đến cử chỉ nói năng, hành vi đi lại duyên dáng và quyến rũ. Cái đó thì hẳn là dễ thấy, dễ đánh giá rồi, còn xinh đến cả bóng dạng, bóng hình thì…hơi quá. Mà thôi, qua con mắt của kẻ tình si, cái gì quanh người đàn bà hắn yêu mà không trở thành là ảo diệu.


Nhưng bài viết này mục đích chính không phải để nói về cái đẹp từ hình đến bóng của người đàn bà- cái đẹp rất là chủ quan trong con mắt của kẻ tình si mà là muốn tự hỏi và tự nói lên cái nỗi thắc mắc của lòng mình là tại sao sự quyến rũ của người đàn bà “giòn” được ví như rượu ngon đến mức ông cha từ thời xa xưa đã có những câu nói hết sức là bất chấp đạo lý phong kiến:


“Rượu ngon cặn cáu cũng ngon
Thương em bất luận chồng con mấy đời”


Hay


“Rượu ngon càng ủ càng nồng
Hai, ba đời chồng, son vẫn càng son”


Có người cho rằng đây là những câu ca dao đầy tính nhân văn của người lao động Việt Nam, thể hiện tấm lòng bao dung quảng đại của người đàn ông đối với người đàn bà chẳng may hôn nhân giữa đường đứt gánh, là lòng vị tha của người đàn ông dành cho người đàn bà góa chồng, và cũng là tình yêu vô điều kiện của người đàn ông đến sau dành cho người đàn bà nạ dòng đã từng có chồng con trước ngày anh ta đến.


Nhưng tôi thì không nghĩ vậy, làm gì có chuyện vô điều kiện ở đây, ngoài tình yêu của cha mẹ dành cho con cái thì tôi dám khẳng định chẳng có thứ tình nào là vô điều kiện, kể cả sự tôn sùng bái vọng của con người đối với đấng thiêng liêng. Để có được tình yêu và sự đắm say như mới của người đàn ông hiện tại thì người đàn bà “hai ba đời chồng” hay “chồng con mấy đời” ấy trước tiên phải vẫn là một người đàn bà đẹp hay rất đẹp, vẫn hấp dẫn hay rất hấp dẫn, vẫn ngon nghẻ cả về hình thức lẫn nội dung, phải đẹp từ bên ngoài và giòn ở bên trong, cái giòn mà dẫu có từng gần gũi với bao người đàn ông hay từng sinh đẻ con cái vẫn không thể mất đi ở họ. Chính cái đẹp, cái giòn trong cơ thể họ, trong tâm hồn họ, trong tính cách họ, trong trí tuệ họ, trong cái tỉnh tình tinh và những cái linh tinh khác của họ, mới khiến cho người đàn ông đến sau bất chấp tất cả để được sở hữu họ.


Tất tật tật những thứ đó, gom lại thành một chữ “duyên” được không? Cái duyên bẩm sinh của người đàn bà từ khi lọt lòng mẹ cho đến lúc già nua, cái duyên chết người có thể khiến cho bao người đàn ông chới với khi gặp và khao khát có được họ. Chẳng phải ông cha mình đã từng day đi day lại điều này sao:


“Có chồng thì mặc có chồng


Còn duyên anh ẵm, anh bồng, anh hun”


Vì cái duyên đó mà có những người đàn bà “nạ dòng” vẫn khiến cho bao nhiêu người đàn ông tơ tưởng, từ người đàn ông trưởng thành dày dặn kinh nghiệm đến những chàng trai tơ mới lớn còn ngây ngô trong chuyện gái trai. Và cũng vì thiếu cái duyên đó mà bao nhiêu gái son cứ cả đời son mãi vì chẳng thể giữ được người đàn ông nào ở lại được lâu bên cạnh mình, chẳng sở hữu được người đàn ông nào của riêng mình để chính thức được làm “cơm” chứ không phải mãi mãi an phận “phở”, để được làm người đàn bà nạ dòng chứ không phải là gái tân cho đến già. Ai đó đã nói: “Đẹp không phải là hút người đến mà là để giữ người ở lại”, nếu chỉ là cái đẹp hình thức thì chẳng chóng sẽ chầy, người đến cứ đến ào ào nhưng đi thì cũng đi rất mau, bởi cái đẹp bên ngoài đâu thể nào vĩnh cửu, và sự vô duyên của người đàn bà chính là cái đuổi người ta đi mau nhất.


Mà nói đi rồi phải nói lại, cũng chẳng thể phủ nhận sạch trơn cái tình của người đàn ông đến sau dành cho người đàn bà “nạ dòng” mà họ yêu, ừ thì biết là chẳng có thứ tình yêu nào vô điều kiện, rằng người đàn bà hai ba đời chồng ấy vẫn còn đẹp, còn giòn, còn duyên, còn quyến rũ nhưng có lẽ khi đã yêu rồi thì đối với người đàn ông, đó chẳng còn là tiêu chí hàng đầu. Chẳng phải tôi đã nói ở trên rồi, rằng qua con mắt của kẻ tình si thì mọi thứ có liên quan đến người đàn bà họ yêu đều đẹp một cách bất thường đó hay sao?


Không chỉ trong ca dao bình dân mới ca ngợi những tình yêu đó, mà trong một truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái nước ta, truyện thơ Tiễn dặn người yêu, người Thái cũng đã viết nên những câu thơ kinh điển về tình yêu bất diệt của đôi trai gái, bất chấp thời gian tàn phá nhan sắc của người đàn bà như thế nào, bất chấp cuộc sống khốn khổ của nàng trong tay hai đời chồng trước vũ phu như thế nào thì đối với người đàn ông đã từng yêu nàng khi nàng còn là một thiếu nữ mới lớn trẻ trung xinh tươi…thì nhan sắc của nàng vẫn như chưa từng thay đổi. Và anh đã dùng những lời lẽ yêu thương để dỗ dành người đàn bà mình yêu từ thời trai trẻ như thế này:


“Gái góa hai ba lần vẫn đẹp
Hơn gái tơ ba ngấn cổ cao
Má hồng hơn tuổi xuân đào
Yêu thương ắt hẵn dạt dào hơn xưa”


Trong con mắt của anh, gương mặt sạm đen nắng gió vùng núi cao vì bị đem ra chợ bán như một món hàng của người đàn bà anh yêu vẫn đẹp lắm, đôi má nàng vẫn hồng hào hơn những cô gái tuổi xuân xanh, và tình yêu của anh đối với nàng vẫn dạt dào hơn gấp bội phần.


Tôi mượn câu nói của Kim Trọng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du để kết thúc bài viết này, khi nghe nàng Kiều buông những lời xót xa cho thân phận 15 năm lưu lạc của mình để từ chối tình yêu của chàng, rằng:


“Thiếp từ ngộ biến đến giờ
Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa”


Thì Kim đã dịu dàng đáp lại nàng bằng những lời âu yếm chân thành:


“Hoa tàn mà lại thêm tươi
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa”


Ừ, thì tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc, từ dân gian cho đến bác học, đâu đâu mà không nhắc tới cái chất men của người đàn bà, cái chất men mà người đàn ông yêu họ đã nếm một lần rồi là nhớ mãi, cái chất men mà khi dốc cạn bình rồi thì “cặn cáu vẫn ngon”


Lã Mai Thi Giả

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

Gặp Phật giết Phật?



Đã sang ngày mới, ánh hừng đông đang chậm rãi ló dạng, bóng đêm đang tan dần... Đâu là khoảng cách giữa sáng và tối? Đâu là thời điểm của ngày và đêm?... Những câu hỏi, những hoài nghi chất chứa như thùng thuốc súng đang chực chờ bùng nổ... Thời điểm chưa chín muồi, nước vẫn chưa sôi... Tôi lặng lẽ mở cửa căn phòng, cho sương đêm thấm dần qua tà áo mỏng... Nhìn trời, nhìn tôi, nhìn những hoài nghi miên viễn, vô tận... Lặng lẽ, chậm rãi...


Tiếng Tổ Lâm Tế văng vẳng bên tai "Phùng Phật sát Phật"... Phật là ai? Có thể gặp Phật ở đâu? Giết ai? Giết cái gì? Ai giết? Ai bị giết? Đâu là hành động giết?...




Thế gian vẫn đang say giấc nồng. Trong vô vàn những giấc mơ chập choạng giữa sáng và tối, ai đang mơ những giấc mơ đẹp và mỉm cười mãn nguyện? Ai đang vẫy vùng trong tuyệt vọng với ác mộng vừa đi qua? Thế nào là mộng đẹp? Thế nào là ác mộng? Thế nào là mộng? Thế nào là thực? Thế nào là ngủ? Thế nào là thức? Thế nào là một giấc ngủ chập chờn? Thế nào là chìm sâu vào vô thức không tên?...


Gặp Phật giết Phật? Phật là Thái tử Tất Đạt Đa cắt ái từ thân, xuất gia tìm đạo, giác ngộ và giải thoát? Không, ông ta đã chết từ rất lâu rồi. Làm sao có thể giết một người đã chết? ... Cũng như làm sao giết được người trong mộng? Làm sao giết được một giấc mơ ngay trong cơn mơ?....


Gặp Phật giết Phật? Phật là giáo chủ một tôn giáo. Nhưng Tôn giáo là gì? Chúng phải chăng cũng chỉ như một học thuyết triết học, một đường lối, một quan điểm sống... như bao học thuyết triết học khác, quan điểm sống khác... Vậy Đức Phật khác gì Jesus, Mohamed, Platon, Aristote...? Hay chúng là một tổ chức? Nhưng tổ chức là gì ngoài trò chơi chính trị của những con người trần thế tạo dựng ra, nhằm tranh giành quyền lực, phe phái, địa bàn hoạt động, tín đồ đi theo...?


Gặp Phật giết Phật? Phật là sự tỉnh thức trong mỗi chúng ta. Nếu đó là sự tỉnh thức, thì giết hay không giết, ca ngợi hay chê bai, đả kích hay tán thán... đâu có làm sự tỉnh thức tăng hay giảm, trường tồn hay mất đi... Như mặt trời là mặt trời, đâu vì vài áng mây đen che phủ mà nói mặt trời lặn hay mọc, mất đi hay sống lại?


Hãy nhìn vào đám đông. Trong vô số người tự xưng là đệ tử Phật, bao nhiêu người thực sự hiểu Phật? bao nhiêu người núp bóng Phật để tìm cầu lợi dưỡng? bao nhiêu người đi theo Phật như một đàn cừu ngu ngốc cuồng si? bao nhiêu người như một con vẹt nhại lại tiếng nói của người khác mà tưởng như đã nắm sự thật trong tay? bao nhiêu người đang liếm lại những tàn dư của quá khứ đã được thải ra mà tưởng như sơn hào hải vị?...


Thế nào là hiểu Phật? Phật có cần ta lạy lục Ngài chăng? Phật có khả năng ban cho ta điều gì chăng? Phật có cần ta quảng diễn giáo lý của Ngài như con vẹt chăng? Phật có cần ta khư khư chấp thủ giáo điều để rồi tự hào là vật tế cho chân lý chăng? Phật có cần ta phải hy sinh bản thân chỉ để phân định đúng sai với những người mù về màu sắc chăng?...


Thế nào là Phật tử? Tôi vẫn thấy đâu đó những người khoác áo thầy tu, hoặc thường xuyên đi chùa, hoặc tham gia sinh hoạt các khoá tu, tham gia vào các CLB Phật tử, thân cận và gần gũi chùa chiền.... và đương nhiên nghĩ rằng mình đã là Phật tử. Rồi từ suy nghĩ đó, tự khoác cho mình chiếc áo quan toà, phán xét đúng sai, phán xét phải trái, hả hê khi thấy người này người kia am hiểu giáo lý không bằng mình... Để rồi khi chính mình rơi vào hoàn cảnh bất như ý thì tâm tư, hành động và lời nói cũng chẳng khác chính người mà mình đang chê cười là bao.


Thế nào là tín đồ? Tôi vẫn thấy đâu đó, rất nhiều người, với tâm niệm thành khẩn, với sự kính ngưỡng thiết tha... về chùa tu học. Niềm tin là cần thiết, nhất là giữa vô vàn các cơn gió độc mà cơ thể lại mong manh. Nhưng tin cái gì? Tin vào Phật mà không biết Phật? Tin vào Pháp mà không hiểu Pháp? Tìn vào Tăng mà không biết Tăng... ngoài cái định nghĩa Phật, Pháp, Tăng khô cứng trong sách vở với những lời giảng thuyết sáo rỗng của mấy ông thầy tu? Thà đừng tin còn hơn là cuồng tín. Vì khi người ta chưa tin hoặc không tin, người ta có thể học hỏi, trải nghiệm và khám phá. Còn cuồng tín? Chúng như một thành trì không có cửa. Bít bùng, không lối thoát, sống mãi với đáy giếng tối om và tự tin với bầu trời nhỏ bé. Không có lối thoát nào cho những kẻ cuồng tín. Già mà cuồng tín còn có thể chấp nhận. Trẻ mà cuồng tín thì thật đáng thương.


Thế nào là cuồng tín? Như một đứa trẻ được sinh ra trên một thân cây chuối lênh đênh giữa dòng. Chúng sống với thân cây chuối ấy, chúng ăn và sinh hoạt trên thân cây chuối ấy. Đất liền của chúng là cây chuối, bầu trời của chúng là cây chuối. Cha mẹ của chúng là cây chuối mà bạn bè của chúng cũng là cây chuối. Mãi mãi, không bao giờ chúng có thể chấp nhận một khái niệm "đất liền" khác ngoài cây chuối, vì chúng hiểu buông cây chuối tức là chết. Tại sao tín đồ phần đa là cuồng tín? Vì ngay từ khi sinh ra, chúng đã được tiêm nhiễm những quan điểm như vậy, giáo điều như vậy, lý luận như vậy... và chúng tự tin rằng những điều chúng đã biết là tất cả bầu trời, là tất cả vũ trụ. Ai xâm phạm cái biết ấy là xâm phạm bầu trời của chúng, làm tổn hại đến niềm tin tín ngưỡng của chúng, đe doạ sự sinh tồn của chúng. Chúng phải bảo vệ những điều chúng đã biết, vì điều đã biết là tất cả những gì mà cuộc sống của chúng được đặt tên.


Đã ba mươi năm học Phật, tôi chưa từng có ý niệm mình là một Phật tử. Vì tôi không biết Phật, không hiểu hết về Phật... nên đâu dám lạm xưng mình là con Phật. Không gì bất hiếu hơn việc ngay cả con mà không biết cha mình là ai. Và cũng không gì bất hạnh hơn cho người cha, khi ngay cả đứa con của mình cũng không hiểu mình. Để tránh cho tôi và cũng để tránh cho Phật, tôi chỉ coi mình là người tìm kiếm. Tìm kiếm cái gì? Tìm kiếm điều chưa biết.


Thế nào là cái đã biết cần phải vượt qua? Vì khư khư nắm giữ cái đã biết tức là tự coi cái đã biết là tất cả thiên hà vũ trụ. Không gì kiêu căng ngạo mạn hơn là tự coi mình biết tất cả mọi thứ trên đời. Vượt qua cái đã biết là chính là bản chất của sự khiêm cung, không phải là dăm ba lời lẽ nhún nhường sáo rỗng và giả tạo. Vượt qua cái đã biết, nghĩa là không khư khư cho cái đã biết của mình là duy nhất đúng, nghĩa là sẵn sàng đối thoại với tất cả những chiều hướng đối lập, nghĩa là cái đã biết chỉ là một chặng đường rất nhỏ trong hành trình dài tít tắp, vô tận. Thấu hiểu rằng cái đúng của ngày hôm qua chưa chắc đã là cái đúng của ngày hôm nay, cũng như cái sai của ngày hôm nay chưa chắc là cái sai của ngày mai... Ta mở lòng đón nhận tất cả mọi tư tưởng, mọi lời nói, mọi hành động thuận hay nghịch với cái ta đã biết.


Thế nào là tìm kiếm điều chưa biết? Là sẵn sàng quăng mình vào những trường hợp đối lập, để suy tư, để trải nghiệm, để sáng tạo, để khám phá... Đúng và Sai chỉ là tương đối, chân trời nhận thức cần được mở rộng, lắng nghe mà không phán xét, quan sát mà không để tư kiến xen tạp. Nhìn, ngẫm và cho phép mình thử để sai, thử để tìm tòi cái đúng. Một người luôn luôn và sẵn sàng dung nạp điều chưa biết, kể cả điều đó có khác biệt, thậm chí đối lập với lý tưởng, ước mơ hoặc quan điểm mà mình có cảm tình... là người không bao giờ dừng lại ở bất kỳ chặng đường nào. Tất cả mọi chặng đường đều chỉ là "hoá thành", cái thấy của Phật Thích Ca hơn 2000 nghìn năm trước cũng rất có thể chỉ là một "hoá thành" thử nghiệm sự tìm kiếm trong ta mà thôi.


Phật không cần ta giết, nhưng giáo lý trong sách vở của Ngài cần phải thử nghiệm. Sự thật của quá khứ không có nghĩa là chân lý của hiện tại. Thời gian, không gian, hoàn cảnh, con người, môi trường đã thay đổi... thì giáo thuyết ấy cần phải vượt qua. Khư khư nắm giữ những gì trong kinh điển để lại, chưa chắc đã là một Phật tử ưu tú. Vì sao? Vì ai trong chúng ta dám cho rằng mình đã thấu hiểu được tri kiến Phật? Nếu không hiểu Phật, mà khư khư chấp thủ giáo lý, giáo luật... có trong sách vở tưởng như là của Phật thì cùng lắm cũng chỉ gọi là kẻ thủ thư xuất sắc, nếu không muốn nói là loài mọt vô tri.





Đồng hồ đã điểm bốn giờ sáng, tiếng chuông chùa ngân nhẹ giữa căn phòng tịch liêu. Tôi lặng lẽ pha trà, cho tiếng nhạc bổng trầm đưa tôi về với dòng sông của người lái đò Tất Đạt. Tôi vào vai người khách qua sông, lắng nghe Tất Đạt - người lái đò - nói với Thiện Hữu - anh chàng sa môn cần mẫn - giữa những âm ba của con nước thuỷ triều khi thăng khi giáng:
Kiến thức có thể truyền được nhưng trí tuệ thì không. Người ta có thể tìm thấy nó, sống trong nó, được thêm sức mạnh vì nó, làm nên những phép lạ nhờ nó, nhưng người ta không thể truyền dạy nó được. Tôi đặt nghi vấn về điều này từ hồi còn trẻ, và chính nghi vấn đó đã làm cho tôi xa lánh mọi thầy học. Có một ý tưởng tôi suy ra, Thiện Hữu, mà có lẽ bạn cũng lại cho là một trò đùa hay một sự điên rồ nữa: ấy là trong mọi sự thật, điều ngược lại cũng đúng không kém. Chẳng hạn, một sự thật chỉ có thể diễn tả và gói trọn trong danh từ nếu sự thật chỉ có một mặt. Mọi điều, nếu được suy tưởng và diễn tả thành danh từ thì đều là phiến diện, chỉ là nửa phần sự thật, nó thiếu hẳn tính cách toàn vẹn, tròn đầy, nhất thể. Khi đức Phật dạy về thế giới, Ngài phải phân chia thành Khổ đế và Niết Bàn, thành Vọng và Chân, thành khổ đau và giải thoát. Người ta không thể làm khác hơn, không có phương pháp nào khác cho những người giảng dạy. Nhưng thế giới tự nó, ở trong ta và xung quanh ta, thì lại không bao giờ phiến diện. Không bao giờ một người hay một sự việc lại thuần khổ hay thuần lạc, không bao giờ một người lại thuần là thánh thiện hay thuần tội lỗi; chỉ dường như thế bởi vì chúng ta bị mắc phải một ảo tưởng rằng thời gian là một cái gì có thực. Thời gian không thực có, Thiện Hữu. Tôi đã luôn luôn trực nhận điều này. Và nếu thời gian không thực có, thì đừng tưởng tượng ngăn chia cõi đời này với cõi vô cùng, ngăn chia thiện và ác, hạnh phúc và đau khổ, tất cả cũng chỉ là một ảo tưởng …
Nước đang đi về 100 độ, làn khói mỏng bay cao như báo hiệu dòng nước đang chuyển hoá sang thể hơi. Tôi nhấc nhẹ ấm nước, pha vào bình trà nhỏ. Ngồi yên, nhắm mắt, ... Một ly trà nóng vào buổi sáng sớm đang chờ tôi, cũng có thể tôi đang chờ trà tan đều trong ấm trà nóng hổi...



Read more: http://www.suynghiem.vn/2017/06/gap-phat-giet-phat.html#ixzz4jwoj5J2w

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

CÂY DỪA VÀ SỰ BÌNH ĐẲNG





Hơn hai mươi năm trước, tôi đi lao động ở Vân Nam. Khí hậu ở đây nóng nực, các loài cây trái vùng nhiệt đới không thiếu thứ gì; chỉ dừa là không thấy có. Theo ghi chép của dã sử, chuyện này có căn nguyên của nó. Nghe nói trước Tam quốc, Vân Nam trồng đầy dừa, dân tộc ít người sống yên vui dưới tán lá rừng dừa. Ai cũng biết, mọi bộ phận của cây dừa đều dùng được, cùi dừa ăn thay cơm, nước dừa để uống, dầu dừa làm thức ăn, thân dừa cho gỗ, tơ lá dừa làm sợi dệt quần áo thô. Cây dừa thỏa mãn hầu hết nhu cầu hàng ngày, dân ở đây cũng không cần làm nông, sống rất an nhàn.

Đùng một cái Gia cát Lượng kéo quân đến. Ông ta muốn giáo hóa dân chúng ở đây. Ông ta bắt họ phải sống theo cách sống của chúng ta: Làm những việc ta làm, mặc quần áo như ta mặc, phục tùng chế độ của ta. Việc này lúc đầu không thành công lắm. dân chúng chẳng thấy cách sống của ta hay ho ở chỗ nào. Trước tiên, xuân trồng thu hái, mệt chết người, ít nhất là vất vả hơn hái dừa nhiều lắm; thứ nữa là quần áo người Hán không hợp vùng đất này. Lấy ngay ông Gia Cát làm thí dụ, quần là áo lụa tốt thật đấy, nhưng mặc vào chỉ để ủ mồ hôi và ủ chấy rận; cái mũ quan chẳng che được nắng cũng chẳng che được mưa, chỉ khiến ong khoái chui vào làm tổ. Ở vùng này nóng nực, kiếm vài cái lá dừa che cái chỗ cần che là xong. Còn về chế độ của người Hán thì quá ư rắc rối. Ông Gia Cát múa môi uốn lưỡi trẹo cả quai hàm, tất nhiên lôi cả Khổng Mạnh ra để viện dẫn nhưng chẳng ma nào nghe. Ông không nghĩ rằng lí lẽ mình sai mà đổ hết tội vạ cho cây dừa: Thế là ông ra lệnh trong một đêm chặt bằng sạch dừa Vân Nam, để cho cái lũ dân man di này nghe thủng được đạo lí của thánh hiền. Không còn dừa nữa, lời ông ta nói có người nghe.

Cách giải thích của tôi là thế này, ông Gia Cát không phải một mình đi nam chinh, ông còn đem theo đầy đàn lính tráng, cây dao chặt dừa cũng có thể chặt người được, chuyện chặt dừa cho thấy rằng ông ta có đủ người để sai bảo, cũng đủ dao rìu để chặt chém. Dân chúng hiểu cái lẽ đó thế là họ sợ ông Gia Cát. Tôi nói vậy, bạn cứ việc không tán thành – Tôi biết bạn sẽ nói, Gia Cát Lượng là người hiền, ông ta không trắng trợn dùng vũ lực để đe dọa người ta; cho nên tôi cũng chẳng cố chấp làm gì.

Về việc này, dã sử giải thích thế này: Bọn man di có những vật lạ, cho nên vênh váo dám cả gan coi thường cả Thiên triều; khi không còn vật lạ nữa là chúng nó trở nên dễ bảo ngay. Có nghĩa là, dân Vân Nam thời đó phạm cái tội ngạo ngược, thiếu đạo đức. Ông Gia Cát chặt cây dừa là để sửa cho họ cái tính ấy, là làm điều tốt cho họ. Tôi thì cho rằng cách nghĩ như vậy thật là kinh tởm. Người ta có mấy thứ hay, sống đang dễ chịu, tinh thần cũng thoải mái, thế gọi là ngạo ngược; cứ phải phá bỏ cái hay của người ta đi khiến người ta phải đau đớn, thế thì không phải là ngạo ngược? – Tôi nghĩ đây là ý kiến của người viết dã sử, ông Gia Cát không phải là người như vậy.

Đọc dã sử đừng nên coi là thật, nhưng thực tế, Vân Nam nay chẳng còn dừa, trước kia thì có. Cho nên có thể là ông Gia Cát Lượng đã chặt. Nếu làm thế không phải là dã man thì cần phải có cách giải thích có đạo lí hơn. Tôi nghĩ khi chặt dừa, ông ta có thể nghĩ thế này: Người ta sinh ra đã bình đẳng, nhưng nay thì không bình đẳng nữa. Tứ Xuyên dừa không mọc được, dân phải trồng lúa vất vả; Vân Nam có dừa, dân sống rất dễ chịu. Hãy để cho dừa mọc đầy Tứ xuyên, đó là một cách đạt đến công bằng, nhưng do điều kiện tự nhiên, khó mà làm được. Vì thế phải chặt sạch dừa Vân Nam, thế mới công bằng. Nếu không công bằng, có hai cách có thể san cho bằng: Nâng cao lên là tốt nhất, nhưng khó thực hiện. Ví như có những người có đủ chân tay, nhưng có người sinh ra đã bị khuyết tật, một đạo lí làm cho công bằng là cho người khuyết tật thành người bình thường. Chẳng dễ chút nào. Có một cách làm công bằng là kéo xuống, biến những người bình thường thành người khuyết tật thì dễ hơn nhiều, chỉ cần cho một gậy, một tiếng kêu thảm thiết, thế là xong. Ông Gia Cát làm theo cách kéo xuống, khổ cho tôi không được ăn dừa. Hồi ở Vân Nam khi thấy nhạt miệng, tôi gặm quả đu đủ, nhạt nhẽo vô vị, nhưng tôi không trách cây đu đủ. Cây này cũng không mọc ở các tỉnh phía trong, nếu quả nó quá ngon thì ông Gia Cát cũng chặt sạch rồi.

Đề tài bài viết này của tôi là cây dừa, nhưng thực ra là nói vấn đề bình đẳng, treo đầu dê bán thịt chó là thế. Đó là dụng ý của tôi. Theo lẽ phải ai sinh ra cũng bình đẳng, điểm này ai cũng đồng ý. Nhưng thực ra là không bình đẳng, mà cái bất bình đẳng lớn nhất là có người có cây dừa, có người không có. Triết gia người Anh, Bertrand Russell đã nói, cái bất bình đẳng lớn nhất là sự chênh lệch về tri thức – có người thông minh; có người dốt. Vấn đề là ở chỗ đó. Ở đây nói tri thức là hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là tri thức khoa học mà còn bao gồm cả tố chất văn hóa, sự thưởng thức nghệ thuật vân vân. Loại cây dừa đó mọc trong não người, nó không chỉ đem lại cho người ta lợi ích vật chất mà còn cả hạnh phúc về tinh thần. Cái chênh lệch của vế sau này tôi gọi là sự chênh lệch về năng lực hạnh phúc. Có những tác phẩm người này thưởng thức được nhưng người kia không hiểu, có nghĩa là có người có năng lực hạnh phúc nổi trội hơn. Cái năng lực nổi trội này là thứ dễ gây tâm lí đố kị nhất. Cách loại trừ sự nổi trội này là nhè vào đầu người thông minh gõ một gậy, cho ngu đi một chút. Nhưng gõ nhẹ không ăn thua, gõ mạnh thì phòi óc ra, mà đó không phải là chủ ý của chúng ta. Một cách khác là: Mỗi khi có sự tranh chấp giữa người thông minh và người ngu, chúng ta cứ bênh người ngu, bảo người ngu có lý. Lâu dần, người thông minh cũng thành ngu. Cách này hiện đang được sử dụng.

Vương Tiểu Ba (Trung Quốc) – Lê Thanh Dũng (dịch)