" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018
THỦY ĐẠO
Nước thúc đẩy vạn vật sinh trưởng, nhưng đối với vạn vật thì nước “sinh ra mà không sở hữu, làm mà không kể công, giúp phát triển mà không đòi làm chủ” đây mới là đức tính cao nhất.
Ở cạnh anh nhà giàu, hùng mạnh lại có dã tâm,luôn bắt chẹt và chực chờ nuốt chửng hàng xóm.
Vào cái thế yếu kém,hàng xóm muốn bảo toàn chỉ có cách phòng bị.Phòng bị gần, phòng bị từ xa.
Phòng bị gần là gia cố rào giậu, ít giao tiếp để kẻ mạnh ít có cơ hội xâm nhập, khiêu khích gây hấn tạo cớ xung đột.Xây dựng cái sở đoản đế đương đầu với cái sở trường của kẻ mạnh
Phòng bị từ xa thì mở rộng quan hệ với kẻ mạnh hào phóng, sẳn sàng trợ giúp khi vào nguy khốn,phải đối đầu với anh hàng xóm hùng mạnh gian ác.
Chọn "thủy tính" làm gia đạo, đối nhân xử thế.Nước chảy chỗ thấp, an phận, không tranh giành. Vì không tranh giành nên cũng không thất bại.
Đồng thời, nước lại thân thiện với vạn vật, giúp vạn vật phồn vinh, cho nên được vạn vật yêu thích.Thượng Thiện Nhược Thủy là vậy.
Lão Tử đã đúc kết khái quát nguyên tắc xử thế của ông như sau: “Ta cầm giữ ba bảo vật; một là từ ái, hai là tiết kiệm, ba là không tranh với thiên hạ” và nhận định : “Trên thế gian không có thứ gì yếu mềm như nước, nhưng lại không có thứ mạnh mẽ nào có thể thắng được”.
Theo Lão Tử, con đường đời của chúng ta gian nan gập ghềnh, thế sự khó mà dự liệu, nhưng một người chỉ cần giữ được “thủy tính” thì sẽ có thể vượt qua một cách nhẹ nhàng, hiểu được cái đẹp và lạc quan trong cuộc sống.
Bản tính của nước là tìm đến sự phẳng lặng, đây chính là lẽ trời tự nhiên.
Nước thúc đẩy vạn vật sinh trưởng, nhưng đối với vạn vật thì nước “sinh ra mà không sở hữu, làm mà không kể công, giúp phát triển mà không đòi làm chủ” đây mới là đức tính cao nhất.
Từ cái "Đạo" của nước mà suy ra :
-Ham muốn nhanh phát triển, nhanh giàu mạnh là "động". Ở thế yếu kém động tất tạo ra kẻ hở cho anh hàng xóm đầy dã tâm lợi dụng xâm nhập. Đằng này,mở rộng cửa đón kẻ dã tâm vào thì ắt phải mất đất, mất nhà trở thành kẻ nô bộc cho kẻ mạnh là tất nhiên
- Đã không lấy nước làm gia đạo lại còn không chịu ở chỗ thấp, chỉ muốn ở trên. Sông và Biển đều là nước.Sông luôn chảy về biển vì biển thấp hơn sông. Nghĩ giúp, nói thay, làm giùm ...trị quốc mà vậy thì lòng dân ly tán, còn đâu cái " mạnh" trong nhà mà ứng phó với hiểm nguy rình rập từ ngoài.
Lão Tử cho rằng cảnh giới cao nhất của người làm chính trị là :“Thái thượng, bất tri hữu chi; Kì thứ, thân chi dự chi”, người làm vua giỏi là dân không biết là có vua; thấp hơn thì dân quý dân tin.
Tiếc thay , "Đảng trị" là điều ai ai cũng biết thì mong chi có " Thủy Đạo"
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét