Hiển thị các bài đăng có nhãn Tham nhũng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tham nhũng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

Dân ghét cán bộ – Bi kịch từ đâu?





Tác giả: Hoàng Dân

Nhà báo Lê Thanh Phong viết trên trang cá nhân của mình rằng, bi kịch lớn nhất của quan chức thời nay là không được dân yêu. Không làm thì bị chửi vô tích sự, làm thì bảo mị dân hoặc làm để kiếm ăn. Không có bằng cấp thì bảo ngu dốt, có bằng cấp thì bảo lãnh đạo không cần giáo sư tiến sĩ.

Tôi nghĩ nhận định trên rất đúng. Nếu phân tích ra thì rất nhiều vấn đề để bàn, nhưng trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ nêu ra một vài khía cạnh để lý giải từ đâu và tại sao quan chức thời nay lại không được dân tin yêu và hay bị chửi, bị ghét.

Trước năm 1975, ở Miền Bắc và cả nước thời bao cấp dù cuộc cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, gian khổ nhưng người dân vẫn tin vào Đảng, tin vào cán bộ. Bởi lẽ, cán bộ (quan chức) thời đó sống giản dị, trong sạch, ít tham nhũng và đặc biệt là gần gủi, gắn bó với dân.. Công bằng mà nói, thời đó ngay đến cả Chủ tịch, Bí thư tỉnh thậm chí kể cả lãnh đạo cấp trung ương khi đương chức hay về hưu tài sản cũng chỉ là căn nhà tập thể mấy chục mét vuông ở thành phố hay căn nhà cấp 4 ở quê nhà và cái sổ lương.

Nhưng kể từ khi đổi mới tới nay thì hoàn toàn ngược lại. Cán bộ trở nên giàu có, thậm chí là siêu giàu. Cuộc sống của họ tách biệt thậm chí là đối lập với dân và mâu thuẩn bắt đầu nảy sinh. Nạn tham nhũng, lạm quyền, hách dịch, mị dân, độc đoán, nói một đằng làm một nẽo, thất hứa, đạo đức lối sống suy đồi, không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải…tràn lan. Nếu trước đây, cán bộ tham nhũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, thì ngày nay người thanh liêm, trong sạch khó tìm. Cho nên người dân không còn tin, không yêu cũng là lẽ đương nhiên.

Dân mình xưa nay quen với hình tượng cán bộ kiểu như anh chủ nhiệm “áo nâu bạc màu bay với gió”. Nay thấy giàu có, ở nhà lầu đi xe hơi thì sinh ra nghi ngờ, đố kỵ. Rằng tiền đâu, trong khi lương không đủ sống ?

Ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nói, nếu chỉ trông vào lương, người nghèo đừng nghĩ đến nhà thu nhập thấp, vì “lương cỡ Bộ trưởng cũng phải 40 năm mới đủ tiền mua”. Vậy tiền đâu mà nhiều quan chức xây biệt phủ, mua xe đẹp, con cái du học ? Chỉ có thể là tham nhũng mà thôi. Thậm chí đến chủ tịch xã cũng xây được biệt thự thì nói gì cấp cao hơn. Cho nên, việc Tổng Thanh tra Chính phủ, Bí thư, Chủ tịch tỉnh, huyện, giám đốc sở, ban ngành… xây biệt phủ cũng không lấy gì làm ngạc nhiên.

Cuộc sống đã thay đổi, kinh tế phát triển, nhu cầu xã hội cũng khác xưa. Lương cán bộ công nhân viên chức lại quá thấp, mỗi lần tăng lương không đủ bù trượt giá. Đói thì đầu gối phải bò, từ đó sinh ra tham nhũng.

Và sở dĩ nạn tham nhũng trở thành quốc nạn cũng do cơ chế thiếu minh bạch, pháp luật có nhiều kẻ hở và xét xử sai phạm không nghiêm.

Đã có quá nhiều vụ việc không minh bạch, không xử lý nghiêm đúng người đúng tội, nói thẳng ra là bao che hoặc xử án theo kiểu “giơ cao đánh khẻ” khiến cho người dân bất bình, mất hết niềm tin vào chế độ. Chẳng hạn như: Những vụ thất thoát hàng ngàn tỷ đồng của các tập đoàn kinh tế, những sai phạm trong việc thu hồi đất biến nông dân thành dân oan, những cái chết oan trong đồn công an không được làm rỏ, những cán bộ dùng nhục hình bức cung gây ra án oan thế kỷ không bị trừng trị, những vụ lợi dụng cổ phần hoá để chia chác tài sản của nhà nước…có vụ nào xử tới nơi tới chốn đâu.

Chuyện cán bộ “bán không trừ thứ gì” và “ăn không trừ thứ gì” không còn là chuyện hiếm mà trở nên phổ biến, đâu đâu cũng có, mọi cấp mọi ngành: Cấp xã, ăn chặn từ gói mì tôm cứu trợ cho đến bò dê ủng hộ người nghèo, bớt xén phần khẩu phần ăn học sinh, rút ruột dự án nông thôn mới, lạm thu quỹ. Từ cấp huyện trở lên thì ăn dự án, bán đất, bán rừng, bán tài nguyên, bảo kê này nọ.…

Tham nhũng quyền lực, chuyện cả nhà, cả họ làm quan ở khắp nơi, cha bổ nhiệm con, chồng bổ nhiệm vợ, anh bổ nhiệm em…

Rồi nạn chạy chức chạy quyền, bằng cấp giả, bài bạc, đánh nhau, ăn mãi lộ, nhận phong bì, chạy án, nhục hình bức cung, quan hệ bất chính, hối lộ tình dục…

Xin lỗi chứ, Cán bộ xây biệt thự, đi ô tô mà nói rằng, tôi liêm khiết, tiền tôi xây nhà là do tôi buôn chổi, nuôi lợn, chạy xe ôm thì ai mà tin cho được. Tướng Công an, đứng đầu cơ quan chống tội phạm của đất nước mà tiếp tay, bảo kê cho tội phạm thì còn gì để nói ? Bí thư một tỉnh mà bổ nhiệm mấy chục người trong gia đình, họ hàng giữ các chức vụ chủ chốt thì sao dân không bất bình cho được ?

Quan chức đã tham nhũng, hoặc dính dáng tới tham nhũng thì nói dân không bao giờ nghe. Nhưng họ cũng không thể sống trong cơ chế thị trường với đồng lương tháng èo ọt mãi được. Không có sự thay đổi cơ chế, không cải cách tiền lương, luật pháp không nghiêm, thiếu dân chủ thì không thay đổi được gì cả.

———-

Nguồn: Tiếng Dân

Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2018

Đặc quyền quan cách mạng



Tác giả: nhà báo Nguyễn Thông








Thiên hạ đang ồn ào về cái dự án nghĩa trang Yên Trung dành cho quan chức cấp cao định mở ở ngoại thành Hà Nội. Rộng hơn trăm mẫu tây, dự chi ngân sách tròm trèm 1.400 tỉ đồng.
Lâu nay, nhà cầm quyền đã tự mặc định chỗ chôn ông to bà lớn ở nghĩa trang Mai Dịch. Nhắc tới cái tên này, một thời đồng nghĩa với sự kính cẩn, khiếp sợ, “nội bất xuất, ngoại bất nhập” bởi đất vàng chỉ dành cho một hạng người nhất định. Nhưng rồi Mai Dịch, phần thì chật chội hết chỗ, phần kém thiêng, nên nhà nước đang tính phải có nơi thay thế, “cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau”.


Nếu ai còn chút lăn tăn, giở từ điển tiếng Việt thì từ “đặc quyền” được giải thích là “quyền, quyền lợi đặc biệt dành cho cá nhân, tập đoàn, hay một giai cấp nhất định”. Muốn tin cậy hơn nữa, bởi đây là từ gốc Hán Việt, thì mở thêm cuốn “Từ điển Hán Việt” của cụ học giả Đào Duy Anh thì đặc quyền tức “quyền lợi đặc biệt”. Thế là rõ.


Trong xã hội loài người, xét về lý thuyết, chỉ khi nào tiến lên tới hình thái cộng sản, khi ấy mọi người đều bình đẳng, thì mới hết đặc quyền. Ấy, cứ nghe bộ máy cai trị dóng dả tuyên truyền vậy chứ đã ai biết cái xã hội cộng sản nó mặt ngang mũi dọc thế nào. Giá có sống lâu như cụ Bành Tổ cũng chả mong nhìn thấy thiên đường “cùng làm cùng hưởng, bình quân chia đều”. Câu này thế hệ chúng tôi sinh vào thập niên 50 thế kỷ trước đứa nào cũng thuộc, khoái lắm, nhiều đứa còn mơ mộng sau một đêm ngủ dậy, ngỡ ngàng thấy sự nghèo đói đã lùi xa tít tắp, ngay cả ăn ngon mặc đẹp cũng không thèm, chả cần làm gì vẫn có ăn. Xã hội cộng sản là thế, chỉ nghĩ tới người đã tràn cảm giác lâng lâng.


Lại nhớ câu thơ trong bài thơ “Hoa và rượu” nổi tiếng một thời, trước cách mạng tháng 8.1945, của thi sĩ tài danh Nguyễn Bính: “Chao ôi là mộng hay là thực/Là thực hay là mộng bấy lâu?”. Xã hội xứ ta suốt gần nửa thế kỷ nay, nếu kể luôn ở cả miền Bắc trước đó hơn 20 năm nữa thì những ¾ thế kỷ, cứ lẫn lộn mộng và thực, thực và mộng. Với người này thì là mộng, nhưng với kẻ kia lại là thực. Xã hội cộng sản không đến cùng lúc cho tất cả mọi người, dân chúng lại càng không được léo hánh tới nó, nhưng trên thực tế nó đã vào nhà không ít quan cách mạng. Oái oăm trớ trêu ở chỗ, những anh ra rả tuyên ngôn về xã hội không còn đặc quyền đặc lợi, bình đẳng thì lại chính là những anh đặc quyền đặc lợi nhất, đòi hỏi riêng tư có từ trong máu, và đã được hưởng cuộc sống thiên đường trước hết.


Thời chiến tranh, người dân dễ mủi lòng trước hình ảnh cán bộ 3 cùng, quần xà lỏn, gối đất nằm sương, chia bùi sẻ ngọt với dân. Dân chở che, đùm bọc họ bởi dân thấy những con người ấy gần gũi, bình đẳng, không có sự ngăn cách, đáng tin cậy. Bao nhiêu sinh mệnh, máu xương, của cái tiền bạc, cả vật chất lẫn tinh thần gom cả lại đi cùng họ, cùng nhau hướng về một xã hội bình đẳng, không còn bất công, một thế giới đại đồng. Cứ hy sinh đi, rồi sau này “bao nhiêu quyền lợi ắt qua tay mình”. Những người cộng sản từng nói rằng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Họ thường nói sai, nhưng câu này thì hoàn toàn đúng. Không có dân, không có thể chế này.


Nhưng khi cùng hưởng thụ thành quả thì bắt đầu sinh chuyện.


*Đặc quyền quan cách mạng


Tối 6.2, tôi coi tivi nhà nước thấy cảnh ông Võ Văn Thưởng, yếu nhân phụ trách mảng văn hóa tư tưởng của đảng cầm quyền (họ gọi là tuyên giáo) đi thăm 2 lực lượng quan trọng lúc này: Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng (của quân đội) và Cục An ninh mạng (của công an). Ông này thì tôi biết tương đối rõ bởi hồi là người đứng đầu Trung ương Đoàn ông không để lại được dấu ấn, ấn tượng gì cho đám lính lác chúng tôi. Giờ may mắn làm tuyên giáo, ông phải ăn nói như bất cứ anh tuyên giáo nào. Ông ca ngợi này nọ. Ông làm nhiệm vụ bảo vệ đảng của ông.


Tôi biên điều ấy ra để nói rằng người ta thấm nhuần ý thức “đẹp tốt phô ra, xấu xa đậy lại”, chả bao giờ tự phơi bày cái xấu của chính họ. Bệnh đặc quyền quan cách mạng là một thói xấu, thậm xấu, có bề dày lịch sử, ông Thưởng biết mà không thể nói, nhưng chúng ta cần chỉ ra cho mọi người thấy, cũng để những người như ông Thưởng biết rằng chẳng có gì giấu được mãi.


Đa số những người cộng sản mắc chứng nói một đằng, làm một nẻo. Thế gian này, nếu tất cả mọi điều như chính người cộng sản nói thì đẹp vô cùng. Các quan hệ xã hội, cách đối nhân xử thế, nếu cứ theo họ tuyên bố, thì mọi thể chế, hình thái xã hội khác đều phải bái phục, vác bút nghiên đến mà học mệt nghỉ.


Như cuối bài phần 1 tôi đã ghi, họ lôi kéo quần chúng nhân dân đứng lên làm cách mạng, làm cuộc lật đổ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới, với nhiều hứa hẹn hấp dẫn, kiểu như dựng lên xã hội công bằng, dân chủ, bình đẳng, không phân biệt đối xử, không ngăn cách phân chia tầng lớp, ai cũng hưởng quyền lợi như ai. Tuy nhiên đến khi có thành quả, đáng lẽ cùng hưởng thụ thì bắt đầu sinh chuyện.


Tôi lớn lên ở miền Bắc sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, dần dà tận mắt chứng kiến, cảm nhận cụ thể những mâu thuẫn giữa lý luận, lý thuyết với thực tế. Đội ngũ quan chức cách mạng đặc quyền hình thành, ngày càng đông, lúc đầu chỉ ở cấp trung ương, sau như nạn dịch lan tới tỉnh thành, huyện, xã. Một ông bạn tôi bỏ thành phố về sống ở nông thôn cũng đã lâu, bảo rằng hình như bây giờ chỉ có trưởng thôn còn trong sạch, bởi đơn giản là anh ta chưa có điều kiện cần và đủ để được coi là quan, chứ đám quan xã, chưa cần kể tới quan huyện còn gớm hơn bọn lý trưởng, chánh hội thời anh Pha chị Dậu.


Quan hư, nguyên nhân sâu xa là thể chế hư hỏng. Thể chế chính sách hư ngay cả trong thời chiến tranh, nghèo khó, khi đất nước khó khăn nhất, cái kim sợi chỉ, hột muối giọt dầu cũng thiếu thốn, đáng nhẽ cần thể hiện sự công bằng nhất thì nhà nước lại công khai chia bôi quyền lợi theo kiểu đặc quyền đặc lợi. Một mặt thì tuyên truyền đề cao giai cấp công nông, bốc người cần lao lên tận mây xanh, nhưng mặt khác so đo tính toán với dân từng xu từng hào, giành giật về cho cán bộ không bao giờ chịu thua kém. Thời ấy lan truyền câu thành ngữ đúc kết nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội: “Xẻng cuốc từ dưới lên, đường sữa từ trên xuống”, nghĩa là dân chỉ có quyền làm việc, “lao động là vinh quang”; còn quyền hưởng thụ đương nhiên của cán bộ. Điều ai cũng thấy, họ phân chia các loại tem phiếu, cán bộ càng cao hưởng thụ càng nhiều, dân đen luôn ở mức thấp nhất. Phiếu thực phẩm, dân thành phố mỗi tháng được 5 lạng thịt, có ô phiếu định lượng chỉ 20 gam (miếng thịt to bằng 10 viên thuốc cảm), vài ký đậu phụ, còn nông dân hoàn toàn không có chút nào cả thịt lẫn đậu, trong khi đó cán bộ trung ương được cao gấp 10 lần dân phố về tiêu chuẩn thịt, đường sữa thì thoải mái, nhu yếu phẩm khác dồi dào, xài chẳng hết đem tuồn ra chợ đen, kiếm khoản chênh lệch không nhỏ. Người Hà Nội thời bao cấp chả mấy ai không biết những cửa hàng thực phẩm, bách hóa dành cho cán bộ có đặc quyền đặc lợi như Tông Đản, Nhà Thờ dù mình không bao giờ được bén mảng tới. Câu ca “Tông Đản là của vua quan/Nhà Thờ là của trung gian nịnh thần/Đồng Xuân là của thương nhân/Vỉa hè là của nhân dân anh hùng” ghi lại một quãng lịch sử xã hội đầy bất công ngang trái do chính những người cộng sản chế tạo.


Tiện nói về tem phiếu, ngay cả phiếu vải cũng đầy tính đặc lợi. Cùng chịu chung thời tiết nóng lạnh, cơ thể na ná nhau, nhưng vải lụa cho cán bộ cứ phải phiếu hạng 5 mét, 7 mét tiêu chuẩn/người, đủ loại vải tốt vải bền, nào ốc pho, sơ vi ốt, pô pơ lin, si mi li, sa tanh, còn dân chỉ 3 mét 6 một năm, đủ may một bộ, cũng chỉ quanh đi quẩn lại diềm bâu, chéo go, phin thô, kaki Nam Định… Trời rét, cán bộ được phân phối chăn len chăn dạ, áo đại cán ka ki, chứ dân may lắm chỉ kiếm được tấm mền sợi mỏng, áo sợi dệt kim Đông Xuân cổ lọ ngoài chợ vỉa hè. Ngay cái áo may ô 3 lỗ cũng từng là tiêu chuẩn đánh giá sự “giàu có” của con người, “một yêu anh có may ô”, thật hài hước và bi kịch.


Trung ương tự đặt ra quy định tiêu chuẩn dùng xe, cỡ nào được ngự trên Volga (mà ngay cả Volga cũng phân biệt, ai xe đen, ai xe trắng hoặc màu khác), cỡ nào cho đi Moskvic, Lada. Làng tôi có ông Phòng làm lái xe cho cán bộ trung ương, nghe đâu là ông Lê Thanh Nghị, có lần đưa sếp về Phòng công tác, tranh thủ chạy chiếc Volga đen về qua nhà, cả làng nhìn ngưỡng mộ lòi con mắt, chỉ dính tới Volga cũng đã oách thế rồi.


Cán bộ to đi xe ô tô, cán bộ thấp dùng xe đạp (được nhà nước phân phối), dân quanh năm chỉ diện xe cá nhân, mà họ gọi là xe “căng hải” (nói lái từ chữ hai cẳng, cẳng tức là chân). Đẳng cấp đặc quyền đặc lợi được mặc nhiên xem như chính sách, bất công từ miếng ăn miếng uống, tấm áo manh quần, tới chiếc xe đi lại. Dân được hứa hẹn “có độc lập tự do thì có tất cả” nhưng thực ra chả có gì.


Thời thập niên 80 trở về trước, vừa trải qua cuộc chiến tranh kéo dài mấy chục năm, thiệt hại vật chất không biết bao nhiêu mà kể, miền Bắc dù thắng cuộc nhưng gần như chỉ còn cái xác. Những anh cả anh hai Liên Xô, Trung Quốc thấy Việt Nam thắng được Mỹ có vẻ vênh váo nên cũng ghét, cắt dần viện trợ. Tôi còn nhớ những năm 76-77 chi đó, báo Nhân Dân hãnh diện ca ngợi sức mạnh quân sự của Việt Nam giờ đây mạnh nhất khu vực, riêng hải quân có thể đứng đầu châu Á bởi thu được của hải quân Việt Nam cộng hòa (mà họ gọi là ngụy) cơ man tàu chiến hiện đại, đó là chưa kể đám quân dưới quyền đề đốc Chung Tấn Cang đã lấy không ít chiếc để chạy trốn, chứ nếu không hải quân ta sẽ vào nhóm mạnh nhất địa cầu. Cứ như cách mô tả của tờ báo lớn này thì so với tàu chiến lợi phẩm của ta, tàu dạng Hải Ưng (trong một bộ phim Trung Quốc tôi xem thời niên thiếu) chỉ là con muỗi so với đại bàng. Liên Xô cũng giảm viện trợ và bắt đầu đòi nợ, khi “bạn chí cốt trên tuyến đầu chống Mỹ” chưa có tiền trả thì lấy bằng phương tiện chiến tranh do Mỹ bỏ lại, vơ bèo vạt tép, gom cả hạt điều, tiêu, cà phê, cao su, quần áo may sẵn…, lấy tất. Dùng máu người Việt ngăn được Mỹ rồi, thế là xong nhiệm vụ quốc tế, không cần giúp theo tình hữu nghị anh em nữa. Mỹ thì ngày càng cấm vận gắt gao. Người tài bỏ nước đi từng đàn dù biết có thể bỏ mạng trên hành trình gian khổ. Đất nước vì vậy càng xơ xác, kiệt quệ. Chính ông Nguyễn Văn Linh tại đại hội 6 của đảng cầm quyền cũng phải thừa nhận tình hình đang trên bờ vực.


Thực tế là vậy, nhưng tư duy đặc quyền đặc lợi đã ngấm vào máu cán bộ mất rồi. Sau bao năm chiến tranh gian khổ, giờ phải là lúc được tận hưởng, chia phần. Không thế, ai thèm dấn thân làm cách mạng. Ngay cả những vị từng nếm mật nằm gai, vào sinh ra tử, cùng sống chết với dân, ngọt bùi chia sớt “bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” thời chống Pháp, chống Mỹ cũng ngày càng chễm trệ như ông lớn. Ra đường phải ngựa ngựa xe xe, đến công sở đòi bàn này ghế nọ. Một mặt họ tuyên truyền ca ngợi tấm gương lão thực, giản dị, tiết kiệm của cụ Hồ, kêu gọi dân hãy noi gương cụ, mặt khác họ lên chương trình, kế hoạch chia bôi, giành phần cho cá nhân. Họ mặc nhiên coi đó là chủ trương của đảng, của nhà nước, chứ mình trong sạch, vô can. Dân có thắc mắc lăn tăn điều gì, cứ tìm hiểu chính sách của đảng và nhà nước. Mà dân chúng an phận, ngại đụng đến chính sách (bởi bao tấm gương tày liếp đang đếm kiến trong tù còn sờ sờ ra kia) nên cán bộ cứ ung dung hưởng lợi. Dần dà, đặc quyền đặc lợi trở thành nếp, anh nào nhảy vào bộ máy cai trị cũng nghiễm nhiên ngồi “chiếu hoa cạp điều” vênh váo với làng nước.


Chính sách đặc quyền đặc lợi đã làm hư hỏng cán bộ. Tấm gương “đày tớ trung thành phục vụ nhân dân” xưa rồi. Cha làm quan, phải cố dọn đường lôi con cháu vào kế nghiệp chốn quan trường. Nếu chúng tài hèn sức mọn thì đã có cửa chạy chọt mua danh bán tước. Câu kết với nhau, anh lo con tôi, tôi lo cho con anh vào mỗi kỳ cơ cấu, bầu bán, sắp xếp nhân sự. Làm ông nọ bà kia, nếu không được hưởng hơn thiên hạ thì tranh đoạt làm gì. Hơn nhau là hơn ở căn nhà, chiếc xe, lương lậu bổng lộc do chế độ ban phát, không hơn thì thà ở nhà đuổi gà cho vợ. Cứ như thế, đích phấn đấu là những ân thưởng đặc quyền đặc lợi chứ chả phải tổ quốc nhân dân gì sất.


Điều lố bịch nhất là bộ máy cai trị không cần giấu diếm những hành vi vơ vét của họ. Họ nhân danh quốc hội, chính phủ ra những nghị quyết, nghị định quy định đẳng cấp cán bộ được hưởng đặc quyền đặc lợi, coi như luật. Chẳng hạn với cái quyết định số 32/2015 của thủ tướng chính phủ về xe công, họ tự cho phép cán bộ nào được xài xe mấy trăm triệu, cán bộ nào xe tiền tỉ, cán bộ nào xe vô giá. Thậm chí họ còn tùy tiện tới mức ngay cả người đã nghỉ làm việc rồi cũng được hưởng đặc quyền đặc lợi vĩnh viễn, suốt đời. Ví dụ điều 3 nêu rõ: “Các chức danh được sử dụng thường xuyên một xe ô tô, kể cả sau khi đã nghỉ công tác, không quy định mức giá cụ thể: 1. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 2. Chủ tịch nước. 3. Thủ tướng Chính phủ. 4. Chủ tịch Quốc hội”. Cứ theo như họ cắt nghĩa thì đó là sự biết ơn, đền đáp, có trước có sau, uống nước nhớ nguồn… Thế chả nhẽ những vị ấy khi đương chức đương quyền làm việc không công chắc. Ngồi ghế cao, giữ chức to thì ắt lương cao, bổng lộc nhiều, chức càng thấp thì lương bổng phụ cấp ít theo, không giữ chức gì thì chỉ làm công ăn lương theo giờ, theo sản phẩm, theo hợp đồng. Nông dân có việc của nông dân, thủ tướng có việc của thủ tướng. Không ai đáng trọng hơn ai. Xã hội đã mặc định như vậy, không để ai phải thiệt. Còn làm việc thì còn được trả công. Không làm thì thôi. Sự công bằng là ở đó. Cớ đâu lại tự định ra phép đặc quyền ban phát này nọ. Xin nhớ rằng, tất cả những khoản chi đó đều từ ngân sách, tức là tiền thuế, tiền mồ hôi nước mắt của dân.


Khách quan mà nói không phải tất cả cán bộ đều xấu, đều đặc quyền đặc lợi. Có những người tốt, rất tốt, có nhân cách, tự trọng, không hùa theo đám đông hư hỏng. Họ biết từ chối đặc quyền đặc lợi bởi hiểu rằng như thế là vô lý, là chiếm đoạt quyền lợi của dân. Đơn cử như luật sư Trần Quốc Thuận, chồng bà Võ Thị Thắng. Ông Thuận có lẽ là vị lãnh đạo cấp cao có nhân cách nhất trong bộ máy tồn tại bấy nay. Khi còn đương chức Phó chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội, ông Thuận dứt khoát ủng hộ chủ trương khoán xe công, tự gương mẫu bắt xe ôm hoặc taxi đi làm. Nhiều người khen ngợi nhưng cũng không ít kẻ dè bỉu, nhất là những anh thấy bị động chạm đến quyền lợi. Nhưng tiếc thay, ông Thuận như một anh Đông Ki Sốt đơn độc, không phá nổi cái bờ tường bảo thủ đặc quyền đặc lợi được trung ương đổ bê tông vững chắc. Quốc hội đã bao nhiêu lần đưa việc khoán xe công, thuê nhà công vụ lên bàn nghị sự, cuối cùng đâu vẫn vào đó, ném đá ao bèo. Quốc hội còn thua, cá nhân ông Thuận ăn nhằm gì.


Một người nữa, chính tôi gặp và trò chuyện nhiều lần. Đó là cụ Lê Quang Ngoạn, bác ruột của chị dâu tôi, bố vợ của bạn đồng nghiệp tôi. Cụ Ngoạn tham gia kháng chiến chống Pháp, thời những năm 70-80 đóng hàm đại tá, giữ chức Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ (ngang cỡ thiếu tướng bây giờ). Cụ liêm khiết, tự trọng, nhất định không dùng xe công đưa đón, hằng ngày đi bộ đến nơi làm việc. Sinh thời, có lần cụ tâm sự, mình từ chối đặc lợi chứ không phải quyền lợi. Quyền lợi thì mình hưởng. Mình xứng đáng đến đâu thì hưởng đến ấy, không tham lam, không giành phần của người khác, nhất là tài sản của nhân dân, do nhân dân tạo nên.


Những người như cụ Ngoạn, như luật sư Thuận không nhiều. Như con thiên nga trắng giữa bầy quạ đen. Cứ nhìn vào đội ngũ cán bộ là có thể đánh giá được bản chất xã hội. Bao giờ tỷ lệ phải lật ngược lại thì xã hội mới trở nên tốt đẹp.


Nhà thì đòi nhà to (có những căn nhà, biệt thự tịch thu của sĩ quan, công chức chế độ cũ, cấp cho cán bộ, khi chủ nhân mới bán thu vài nghìn cây vàng), xe đắt tiền, chế độ ăn uống đặc biệt, bác sĩ riêng săn sóc sức khỏe, mua sắm cũng cửa hàng riêng, ốm đau bệnh viện riêng, nghỉ hưu vẫn cố bám lấy quyền lợi đặc biệt, dứt khoát không chịu nhả những gì đã hưởng, khi chết còn đòi mộ to sinh phần lớn nghĩa trang hoành tráng… Tất cả những thứ ấy có vẻ tạo nên một tầng lớp thượng lưu nhưng thực chất nó là cái tổ mối khổng lồ khiến con đê có thể vỡ bất cứ lúc nào.


Đáng buồn cười nhất là bộ máy thể chế này mồm leo lẻo nói không đặc quyền đặc lợi nhưng chẳng ai chịu nhả những phần hà lạm mồ hôi nước mắt của dân. Giá như họ đừng nói thì đã đi một nhẽ.


Chán, chả muốn biên nữa.
Nguyễn Thông

Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

Hồ Chủ Tịch Tử Hình Cán Bộ Cao Cấp Tham Nhũng






Năm 1950, Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu bị tử hình. Chúng ta đều đã được biết qua các bài báo của nhà báo Hồng Hà (nguyên phóng viên báo Cứu Quốc), nhà báo Lưu Vinh… Qua đó, tác giả đã cho thấy sự trừng phạt nghiêm khắc của Hồ Chủ tịch đối với tội tham nhũng.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là tình tiết về sau của vụ án. Còn diễn biến điều tra bước đầu của vụ tham nhũng này được thực hiện ra sao, thì chưa có tài liệu nào nói tới. Vị đại tá Cục truởng Cục Quân pháp Trước đây, trong một lần đến thăm bà Nguyễn Kim Nữ Hạnh, trưởng nữ của cố Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Văn Huyên (1905-1975), bà có cung cấp một tư liệu rất thú vị. Đó là lời kể của cụ Phạm Trinh Cán (Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục từ tháng 4/1953) về cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, tháng 3/1990. Nhưng trước khi về Bộ Giáo dục, cụ Phạm Trinh Cán nguyên là Đại tá, Cục trưởng Cục Quân pháp nên cụ nắm rõ quá trình tham gia điều tra ban đầu vụ Trần Dụ Châu. Bà Nữ Hạnh căn dặn: “Tôi tặng em để em sử dụng trên báo chí, có thể đưa vào mục những tư liệu mới được phát hiện”.

Cụ Phạm Trinh Cán sinh năm 1912, nguyên quán xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Gia đình có khả năng kinh tế nên cụ được học hết bậc Trung học. Dẫu có bằng Tú tài, cụ tự nhận là vẫn thấy mình còn dốt và rất muốn học thêm lên đại học. Học đại học thì phải tự túc nên vừa học khoa Luật trường Đại học Đông Dương cụ vừa đi dạy tư tại trường Trung học Tư thục Thăng Long cùng với các giáo sư Hoàng Minh Giám, Đặng Thai Mai, Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp...

Cách mạng Tháng Tám 1945, cụ Phạm Trinh Cán tham gia khởi nghĩa và được cử làm Phó Chủ tịch UBND lâm thời tỉnh Quy Nhơn (nay là Bình Định). Cụ được phong hàm đại tá đợt đầu tiên (năm 1948) và đã trải qua các chức vụ: Phó Cục trưởng rồi Cục trưởng Cục Quân pháp – Bộ Quốc phòng, Chánh Văn phòng Bộ Tổng tham mưu kiêm Chánh án Tòa án binh khu Trung ương, Phó Văn phòng rồi Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ (nay là Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội). Năm 1973 cụ Phạm Trinh Cán về nghỉ hưu. Cụ mất năm 2003 tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.

Vụ án Trần Dụ Châu Sinh thời, cụ Phạm Trinh Cán từng kể diễn biến vụ việc xảy ra từ năm 1949 đến mùa hè năm 1950 như sau:

Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu, hoạt động trước Cách mạng Tháng Tám. Cục Quân nhu có nhiệm vụ lo ăn, mặc, thuốc men của quân đội. Quần áo cho quân đội, thuốc men trong nội thành ta chưa sản xuất được nên đơn vị quân nhu đóng ở Thái Nguyên ra vào thành cho dễ. Cục phó là Phạm Toàn, cốt cán cục Quân nhu là Lê Sĩ Cửu – trưởng phòng tiếp liệu (thuốc, giấy pơ-luya, máy chữ...).

Bấy giờ hoàn cảnh rất khó khăn. Về gạo ăn, mới kháng chiến nên anh em quân nhu chưa có kinh nghiệm bảo quản tốt, kho cất gạo dùng bồ, ẩm thấp nên mục nát nhiều. Lúc bấy giờ, Cục Quân chính do ông Phan Tử Lăng làm Cục trưởng và Cục Quân pháp do ông Phạm Trinh Cán làm Cục trưởng - cùng đóng chung cơ quan ở Thái Nguyên, tổng cộng đến 30 người. Gạo lĩnh về không dám vo mạnh, chỉ rửa qua suối để về nấu ăn. Vì vo kỹ thì gạo sẽ tan biến theo nước.

Để chống đói, bộ đội phải lấy măng rừng làm thức ăn, còn quân đội chủ lực phải ăn cháo để truy kích địch. Về cái mặc, mỗi người một áo trấn thủ và tấm “chăn kháng chiến” chỉ có một lượt bông rất mỏng. Có chiến sĩ không có chăn, không có áo, đứng gác trên đèo phong phanh vải mỏng. Thuốc men thiếu thốn, nhất là thuốc sốt rét, qui-na-cơ-rin cũng không đủ chữa bệnh sốt rét dùng trong quân y. Vì thế uống qui-na-cơ-rin phải pha vào nước, chỉ có tác dụng tinh thần chứ chữa bệnh sốt rét rất hạn chế. - Anh em đều thấm thía cảnh khổ, rồi than phiền, oán trách Cục Quân nhu làm không tròn nhiệm vụ. - Cụ chậm rãi - Càng oán trách hơn khi nghe ba thằng cha Châu, Cửu, Toàn sống sa hoa lắm. Chúng ăn toàn thứ ngon, rượu Tây, đường sữa, sô-cô-la trong Thành mang ra...

Đặc biệt nổi đình đám là đám cưới linh đình của Cửu làm xôn xao cả vùng Thái Nguyên! Bộ đội và nhân dân công phẫn. Chuyện đến tai Bộ Quốc phòng và Trung ương Đảng. Một hôm, anh Trần Tử Bình – Thiếu tướng, Phó cục trưởng Cục Thanh tra quân đội - tìm tôi, hỏi: “Anh nghe tin tức gì về vụ Châu không?”. Tôi trả lời: “Tôi có nghe. Bộ đội công phẫn lắm”. Xong, anh Bình nói với tôi về chỉ thị của Trung ương Đảng: “Ta phải mở cuộc điều tra về vụ này. Chỉ thị này tối mật. Ngoài mấy ông Trung ương, chỉ có tôi và anh biết. Nếu để lộ, Trần Dụ Châu mà dinh-tê vào thành thì chúng mình mất đầu”. (Vì Châu nắm vững nơi đóng quân, quân số, người chỉ huy, chính ủy... các đơn vị toàn quân). Rồi anh Bình giao nhiệm vụ: “Anh tiến hành cuộc điều tra này”.(Phải mở ngoặc nói thêm, những vụ phạm pháp mức độ nào có thể là xử lý trong nội bộ thì Cục Thanh tra giải quyết. Nếu nặng thì chuyển sang Quân pháp).

Thế là tôi cử 1, 2 anh rất tâm phúc nghe ngóng tình hình Cục Quân nhu. Điều tra sơ bộ xong, anh em về báo cáo lên Trung ương. Sau khi được nghe báo cáo, anh Trần Tử Bình có hỏi tôi: “Theo điều tra sơ bộ như vậy, có thể truy tố ra Tòa án binh không?”. Tôi đã nói rằng: “Đáng truy tố theo tội trạng như vậy. Nhưng cần tiếp tục điều tra nữa để có thêm tài liệu, dẫn chứng cụ thể, để căn cứ mà kết tội”.

Ông Phạm Trinh Cán kể thêm: “Khi xử vụ Trần Dụ Châu, bắt Toàn trước, Cửu sau. Trước khi điều tra vụ Châu, Bộ Tổng tư lệnh cho bắt Phạm Toàn để lấy lời khai. Tạm giam Toàn để lấy khẩu cung tại nhà dân, giao cho bộ đội canh giữ. Tôi trực tiếp hỏi về vụ bê bối của Cục Quân nhu. Đêm ấy, Toàn tự tử bằng cách lấy cắp lựu đạn, mở chốt, úp mặt cho nổ. Cửu cho bắt trước khi bắt Châu. Người ký giấy bắt Cửu, Toàn là tôi. Giam cạnh nhà đơn vị Cục Quân pháp đóng. Mấy ngày sau, Cửu cũng tự tử bằng cách bẻ que nứa cắt mạch máu cổ tay”.

Đến thời gian này thì Bộ Quốc phòng tổ chức lại. Sang năm 1950, ông Phạm Trinh Cán chuyển sang Bộ Tổng tham mưu. Vốn là cử nhân Luật (Đại học Đông Dương) nên ông được điều động vào quân đội, xây dựng luật nhà binh và tổ chức Tòa án binh, chứ không phải người được đào tạo quân đội chính quy. Sau đó ông được cử làm Chánh Văn phòng Bộ Tổng tham mưu kiêm Chánh án Tòa án binh khu Trung ương. Vì thế vụ này được bàn giao cho Cục trưởng Cục Quân pháp mới là ông Ngô Minh Loan. - Cụ thể vụ này là: ngoài tội tham ô ra còn bị tội phá hoại đoàn kết nội bộ Đảng trong Cục Quân nhu, trù dập đảng viên tốt.

Sau khi bàn giao công việc, anh Bình có hỏi ý kiến tôi:
“Nếu tiếp tục điều tra thêm thấy rõ tin đồn là đúng sự thật thì mức độ kết án thế nào?”. Tôi đã nói: “Tùy theo mức điều tra như thế nào. Theo riêng tôi, nặng nhất phải tử hình, dưới nữa phải 15-20 năm tù. Kể cả mức điều tra quan trọng sau lần điều tra báo cáo Trung ương để có chỉ thị. Nếu kết quả cuối cùng của việc điều tra thấy Châu tội nặng cộng với ảnh hưởng công phẫn trong quân đội thì có thể kết án tử hình được”.
Tôi còn nói thêm: “Tới mức ấy không chỉ xin chỉ thị Trung ương mà còn phải xin chỉ thị của Bác”. Việc này phải hết sức thận trọng vì là lần đầu đưa cán bộ cao cấp ra xử, lại là cán bộ hoạt động trước cách mạng.

Hè năm 1950, Tòa án binh tối cao xét xử. Chánh án: Thiếu tướng Chu Văn Tấn – Ủy viên Chính phủ. Công cáo viên: Thiếu tướng Trần Tử Bình. Châu nghe tuyên án không ngờ mình bị tử hình, mặt tái đi, run lên.

Đó là tôi (Phạm Trinh Cán) nghe kể lại chứ tôi không dự vì lúc đó đang đi tìm địa điểm khác để tránh hậu quả sau vụ xử Trần Dụ Châu. Nhỡ còn chân tay của Châu có thể tiếp theo sẽ phá hoại cách mạng. Theo luật, án tử hình được quyền đệ đơn lên Chủ tịch nước xin ân giảm. Nếu Chủ tịch nước cho ân giảm, không bị đưa ra xử tử thì sẽ đưa về tù chung thân. Khi Tòa án binh tối cao tuyên án, Thiếu tướng Chu Văn Tấn hỏi: “Có xin ân giảm không?” thì Trần Dụ Châu nói: “Có”. Khi đệ đơn xin ân giảm lên Chủ tịch Chính phủ thì Hồ Chủ tịch đã bác đơn xin ân giảm.

6 giờ chiều hôm sau, Trần Dụ Châu được đưa ra trường bắn trước sự có mặt của đại diện Bộ Tư pháp, Nha Công an, Cục Quân nhu và một số cơ quan Cụ Phạm Trinh Cán kết luận: “Kể việc này để thấy Bác Hồ rất nghiêm với những cán bộ cao cấp không những không hoàn thành nhiệm vụ mà còn thoái hóa, biến chất!”.

* Cụ Phạm Trinh Cán (1912-2003).

Hà Nội, ngày 1/12/2010 Kiều Mai Sơn

Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

Vua Lê Thánh Tông chống tham nhũng, Đại Việt thịnh trị



Khi vua Lê thánh Tông (1460-1497) mới lên ngôi, đất nước chìm trong quốc nạn tham nhũng, tướng sĩ thì lo hưởng lạc; quan lại chia bè phái và tham nhũng; người dân đói khổ oán thán. Vua nhìn nhận rằng nạn tham nhũng là nguyên nhân lớn nhất cần phải tiêu diệt.

Chính vì vậy, vua bổ sung hoàn thiện bộ luật Hồng Đức, nhằm tăng sức mạnh chống tham nhũng cho bộ luật này. Việc chống tham nhũng được tiến hành từ các quan to đầu triều xuống tận đến địa phương. Trong 722 điều bộ luật Hồng Đức thì có trên 40 điều thuộc về chống tham nhũng.


Điều 138 có đoạn quy định rõ như sau: “Quan lại mà tham nhũng, nhận hối lộ, làm sai phép nước thì bị phạt: tham ô từ 1 đến 9 quan tiền, bị cách chức. Từ 10 đến 19 quan bị đánh trượng, đi đày. Từ 20 quan trở lên, bị chém. Các ngươi ăn lễ từ 1 đến 9 quan, phải phạt 50 quan. Từ 10 đến 19 quan, phạt từ 60 đến 100 quan. Từ 20 quan trở lên, phạt tội làm phu. Của hối lộ bỏ vào kho một phần, một phần trả lại chủ”. Việc xử phạt này không phân biệt giàu nghèo hay chức vụ đảm trách.

Chống tham nhũng từng giúp Đại Việt có được thời kỳ “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa”

Luật Hồng Đức cho thấy sự nghiêm khắc của pháp luật ngày xưa, chỉ tham ô một quan tiền là mất chức, 20 quan tiền là bị tử hình.

Sách sử còn ghi chép lại chuyện Lê Bô phạm tội tham ô bị buộc vào tội “Hình”, có viên quan là Trần Phong xin cho Lê Bô nộp tiền chuộc tội thay vì phải chịu “Hình”. Thế nhưng vua Lê Thánh Tông cho rằng nếu cứ phạm tội rồi dùng tiền chuộc tội thì người giàu có sẽ không phải chịu tội, chỉ còn người nghèo khó thì phải chịu tội hay sao? Vua cho rằng Trần Phong đề xuất như thế là trái với tổ tong và trị tội cả ông ta nữa.

Vua Lê thánh Tông chủ trương chống tham nhũng, chỉ dùng bậc hiền tài, loại trừ kẻ xu nịnh, khiến các quan chức vốn chỉ lo tiến thân bằng nịnh bợ không còn đất dụng võ nữa, nạn tham nhũng đang tàn phá đát nước bị đẩy lùi và dẹp bỏ.

Những quan thanh liêm, thực sự phục vụ cho dân đều được trọng dụng, thậm chí những người từng bị hàm oan trước đây thì cũng được minh oan. Ví dụ như vụ án “Lệ Chi viên” khiến Nguyễn Trãi bị tru di tạm tộc cũng được minh oan trong thời gian này. Từ đó bậc hiền tài an tâm phục vụ dân chúng, người dân được yên ổn.

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Hội nghị Trung ương 6 ‘xem xét kỷ luật’



BBC Tiếng Việt




Hội nghị Trung ương 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến diễn ra trong tuần đầu tháng 10.

Dường như trường hợp Bí thư Đà Nẵng, Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyễn Xuân Anh, sẽ được Bộ Chính trị trình cho Ban Chấp hành Trung ương tại hội nghị xem xét mức kỷ luật.

Sáng 22/9, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã vào Đà Nẵng công bố chi tiết kết luận về các sai phạm của các lãnh đạo thành phố này.

Trước đó, ủy ban kỷ luật của Đảng đã công bố trên phương tiện truyền thông các vi phạm của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ

Theo quy trình của Đảng Cộng sản, sau buổi họp tại Đà Nẵng, các cá nhân liên quan sẽ tiến hành kiểm điểm, rồi trình cho tổ chức Đảng xem xét hình thức kỷ luật.


Trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh, ủy viên Trung ương Đảng, sẽ do Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành trung ương xem xét mức kỷ luật.


Bàn Tròn: Chiến dịch kỷ luật của Đảng trước Hội nghị TƯ6

Vụ Đà Nẵng: Tổng Bí thư muốn ‘chấn chỉnh kỷ luật Đảng’?


Sáu cách chống tham nhũng để VN chọn


Đảng CS ‘cần kỷ luật thép’ để không tan rã?


• Chín dự án sẽ bị điều tra gồm: Công viên An Đồn, khu đô thị Harbour Ville của Công ty Cổ phần Đầu tư Mega, khu đất tại đường 2-9 – Phan Thành Tài đường quy hoạch, dự án Phú Gia Compoud, khu dịch vụ du lịch nhà hàng – cà phê – bar và bến du thuyền, dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước (giai đoạn 1: 181 ha), lô 12 khu B4.1 khu dân cư An Cư mở rộng, khu đô thị sinh thái Phú Gia ven sông, khu du lịch ven biển đường Trường Sa của Công ty IVC (4,5 ha).
• 31 nhà, đất công sản gồm: 16 Bạch Đằng, 20 Bạch Đằng, 158 Bạch Đằng, 07 Bạch Đằng, 100 Bạch Đằng, 318 Lê Duẩn, 57 Lê Duẩn, 17 Lê Duẩn, 354 Hùng Vương, 81 Hùng Vương, 89 Hùng Vương, 45 Nguyễn Thái Học, 47 Nguyễn Thái Học, 73 Nguyễn Thái Học, 319 Lê Duẩn, 36 Bạch Đằng, 38 Bạch Đằng…
Sau thông báo của Ủy ban kiểm tra Trung ương, Bộ Công an cũng cho biết sẽ tiến hành điều tra việc bán nhà đất công tại Đà Nẵng từ năm 2006 đến nay.


Đồng thời, Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với các dự án đầu tư xây dựng trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng từ 2003 đến 2016.


Chống tham nhũng là ‘tự ta đánh ta’?


Khi doanh nghiệp ‘tặng xe cho lãnh đạo’


Xung quanh vụ ‘đe dọa’ ông Huỳnh Đức Thơ


VN thúc đẩy kinh doanh trong bất ổn thể chế


Một loạt các báo chính thống tại Việt Nam cũng đăng các bài nêu “sai phạm” tại Đà Nẵng không chỉ dưới thời ông Nguyễn Xuân Anh, mà cả thời kỳ nắm quyền của cố Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh.


Thành phố Đà Nẵng từng được xem là mô hình nổi bật trong giai đoạn cuối nhiệm kỳ Bí thư của ông Nguyễn Bá Thanh (làm Bí thư Thành ủy từ 2003 đến 2013).


Ông Nguyễn Xuân Anh, sinh năm 1976, trở thành Bí thư thành phố này năm 2015.


Theo báo Pháp Luật TP. HCM, Bộ Công an đang điều tra các sai phạm trong việc thực hiện chín dự án và mua, chuyển nhượng 31 nhà, đất công sản thuộc sở hữu nhà nước tại Đà Nẵng từ năm 2006 đến nay.


Trong đó, đa số đều được thực hiện từ năm 2006 đến 2012.

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

“Mừng chảy nước mắt” khi đếm người tham nhũng!







Bích Diệp



(Dân trí) - Theo báo cáo sơ bộ công tác thanh tra 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ từ nay tới cuối năm 2017 của Thanh tra Chính phủ, kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng đã được công khai theo đúng quy định pháp luật.


Các bộ ngành, địa phương kiểm tra trên 1.800 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh bạch nhưng chỉ phát hiện 22 đơn vị vi phạm.


Báo Dân trí, bài “Chỉ có 77 trường hợp được xác minh tài sản trong năm 2016” cho biết chỉ có 77 người thuộc diện kê khai được tiến hành xác minh tài sản, thu nhập trong tổng số trên 1 triệu người kê khai năm 2016.


6 tháng đầu năm 2017 chỉ có 1 trường hợp người đứng đầu bị kết luận thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng; xử lý kỷ luật 4 người do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó có 3 người vi phạm phát hiện từ kỳ trước.


Tổng số vụ tham nhũng mà ngành thanh tra đã phát hiện được là 47 vụ, 66 đối tượng có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng.


Nhận xét trước Chính phủ, ngành thanh tra tự thấy, “số vụ việc phát hiện còn ít”. Ô hay! Ít là tốt chứ! Rất đáng để mừng! Mừng vì hóa ra, “lượng hóa” tham nhũng lại chẳng đến nỗi “nghiêm trọng” như người ta cảm nhận.


Hồi tháng 4 vừa rồi, chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) năm 2016 của Tổ chức minh bạch Quốc tế (TI) dựa trên cảm nhận của doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trong khu vực công cho thấy, Việt Nam được 33/100 điểm, đứng thứ 133/176 bảng xếp hạng toàn cầu, nằm trong nhóm các nước mà tham nhũng được cho là “nghiêm trọng”.


Nhưng nói “nghiêm trọng” mà số vụ việc bị phát hiện, số người chịu trách nhiệm… như báo cáo của ngành thanh tra vừa nêu trên thì có vẻ hơi… thái quá!? Vậy, rốt cuộc, tham nhũng bị phát hiện ít là do cán bộ, công chức ở ta trong sạch, hay vì công tác tố giác, phát hiện còn hạn chế?


Mới chỉ cách đây 3 tháng, tại một xã thuộc tỉnh Hà Nam, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an tỉnh này đã khởi tố và bắt tạm giam đối tượng có tên là Mai Hiển Dũng – một cán bộ lao động thương binh xã hội ở địa phương. Lý do là cán bộ này đã lợi dụng chức vụ để “ăn chặn” tiền trợ cấp các hộ chính sách trong nhiều năm liền.


Hay như hồi đầu năm (tháng 2/2017), Ủy ban Kiểm tra huyện ủy Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, cho biết cơ quan này vừa ban hành quyết định kỷ luật đối với 13 cán bộ, cá nhân có liên quan đến vụ sai phạm trong việc chi tiền hỗ trợ người dân vùng hạn, mặn trên địa bàn.


Trong đó, ông Đặng Văn Dũng, nguyên Bí thư Đảng ủy và bà Phan Thị The, chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận, cùng bị khiển trách về mặt Đảng và chính quyền vì để thuộc cấp chi sai, bỏ sót hàng trăm hộ dân hoặc chiếm dụng tiền hỗ trợ hạn, mặn cũng như tiền cấp bù quà Tết cho hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương.


Bòn rút, ăn chặn tiền trợ cấp cho người nghèo, những người bất hạnh, những người đang lao đao, khốn khó vì thiên tai… đến mức như thế thì chưa nói đến sĩ diện, tự tôn làm người mà lương tâm của những cán bộ kia chắc cũng đã mục ruỗng, bỏ đi mất rồi!


Lại nhớ đến câu nói của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan vài năm trước: “Đến tiền của các cháu dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng cùng với một số cán bộ còn biển thủ đến gần 3 tỷ, vừa rồi mới khởi tố. Cái liều vacxin tiêm cho một cháu, nhưng lại san ra tiêm cho hai cháu ngay tại Hà Nội… Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì”.


Tham nhũng, hay nói cách khác là “dụng công vi tư”, là lạm dụng vị trí, quyền hạn để lấy của công “đút túi” làm của riêng. Vậy, những trường hợp nêu trên không tham nhũng thì gọi là gì?!


Rồi gần đây, có những sự việc vẫn đang trong quá trình điều tra và chờ đưa ra kết luận, như dinh thự, chung cư, xe sang… của Giám đốc Sở TNMT Yên Bái, những băn khoăn quanh nguồn gốc của khối tài sản cổ phiếu hàng trăm tỷ đồng của một vị Thứ trưởng đương chức. Người dân thực sự đang nóng lòng nhận được câu trả lời: Từ vi phạm “nghiêm trọng” cụ thể như thế nào đến mức độ kỷ luật ra sao?


Còn nhớ, hồi tháng 10 năm ngoái, báo cáo Quốc hội về công tác phòng chống tham nhũng, Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu cho biết, có trên 1 triệu cán bộ, công chức hoàn thành việc kê khai tài sản, thu nhập nhưng qua xác minh 414 trường hợp chưa phát hiện người nào kê khai không trung thực (!).


Cho nên, để đấu tranh và ngăn chặn tham nhũng, phải nhìn thẳng vào thực tế quy định pháp luật có lỗ hổng để các cá nhân lợi dụng hay không? Đã có phương án “vá” những lỗ hổng đó với những chế tài thực sự đủ mạnh hay chưa? Chứ nói thật, chỉ dựa vào sự trung thực của cán bộ, đảng viên khi kê khai tài sản, chỉ “khiển trách”, “cảnh cáo” trong các mức án kỷ luật… thì chuyện đẩy lùi tham nhũng được hãy còn xa.

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Công an Yên Bái tạm giữ Trưởng ban Bạn đọc báo Giáo dục Việt Nam





(CLO) Nguồn tin của báo Điện tử Congluan.vn từ Công an tỉnh Yên Bái cho biết, ngày 22/6/2017 Công an TP Yên Bái đã bắt quả tang nhà báo Duy Phong – Trưởng ban Bạn đọc Báo Giáo dục Việt Nam (Giaoduc.net.vn) để điều tra về hành vi chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, ngày 22/6, Lê Duy Phong đi ô tô mang BKS 30E – 35481 tới một nhà hàng ở tổ 66, phường Nguyễn Thái Học (TP Yên Bái). Tại đây, anh Phong đã có hành vi nhận tiền của 1 doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh Yên Bái. Tới khoảng 12h45 cùng ngày, khi hai bên đang giao dịch, tiền được để trên mặt bàn thì bị Cơ quan CSĐT Công an TP Yên Bái bắt quả tang. Lê Duy Phong được cho là đã tống tiền 1 doanh nghiệp ở Yên Bái với số tiền 250 triệu đồng để không phản ánh sự việc tiêu cực lên mặt báo. Lê Duy Phong (SN 1985, ở Hải Ninh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, thường trú tại phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội), đã được cấp thẻ nhà báo


Xác nhận với báo Điện tử Congluan.vn, ông Nguyễn Tiến Bình – Tổng biên tập Báo Giáo dục Việt Nam cho biết đã nắm được việc này và đợi thông tin chính thức từ cơ quan công an. Thời điểm này ông Bình không có bình luận gì thêm. Được biết, nhà báo Duy Phong là tác giả loạt bài về biệt phủ ở Yên Bái của gia đình Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu – Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái và gia đình ông Phạm Sỹ Quý – Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trưởng tỉnh Yên Bái.

Congluan.vn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này!

Dương Đông

Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

QUAN CHỨC RA NƯỚC NGOÀI CHỮA BỆNH VÀ DU HỌC RỒI MẤT TÍCH !





Hậu quả của những câu chuyện “ôm tài sản khủng” bỏ trốn ra nước ngoài

Chưa có thời nào như thời nay, hiện tượng quan chức “ôm tài sản khủng” xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Lê Chung Dũng, Trần Vũ Quỳnh Anh… Không có đất nước nào như Việt Nam, quan chức tham nhũng, bòn rút ngân sách thậm chí thẳng tay vơ vét cướp đất của dân nghèo rồi “cao chạy xa bay” ra hải ngoại với ngàn lẻ một lý do. Hậu quả mà họ gây ra ai sẽ gánh chịu trách nhiệm, hay chỉ có người dân là nai lưng ra “đóng thuế” để bù đắp vào những thất thoát đó. Liệu đất nước có giàu lên, người dân có cơm no áo ấm hay không khi còn nhiều quan chức tham nhũng gây thất thoát ngân sách hàng ngàn tỷ rồi bỏ trốn ra nước ngoài?

Câu chuyện xin đi nước ngoài chữa bệnh không phải là hiếm ở Việt Nam, lạ một điều là các vị này công tác chưa bao lâu, với mức lương công chức nhà nước khoảng 100triệu/năm nhưng họ lại sở hữu khối tài sản khủng và mắc những căn bệnh lạ. Không biết khi đương nhiệm họ có đóng góp gì cho đất nước, giúp ích gì cho nhân dân hay chưa, chỉ thấy khi “có biến” họ lập tức xin ra nước ngoài chữa bệnh, thật tội! Mở đầu là ông Trịnh Xuân Thanh. Nói về nhân vật này có lẽ hầu như tất cả mọi người đều biết.

Thế nhưng tôi xin nhắc lại một chút, trong thời gian giữ chức chủ tịch HĐQT của Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) từ 02/2009-05/2013, ông Thanh đã làm thất thoát ngân sách nhà nước hơn 3.200 tỷ đồng. Sau đó, ông chuyển sang công tác tại Bộ Công thương rồi được đặt cách về tỉnh Hậu Giang giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang một cách êm đẹp. Lẽ ra ông Thanh sẽ được yên vị, không ai dòm ngó tới nếu ông ta không làm lố dùng xe tư nhân Lexus LX570 giá 5 tỷ đồng để làm phương tiện đi lại nơi ông công tác. Khi Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố vụ tham nhũng ở PVC, thì ông Thanh nhanh nhẹn xin đi nước ngoài trị bệnh từ trước và từ đó đến nay không rõ tung tích. Hiện Bộ Công an phát lệnh truy nã quốc tế.

Nối tiếp ông Thanh là ông Vũ Đình Duy nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần hoá dầu và xơ sợi dầu khí (PVTex) – chủ đầu tư nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ – Hải Phòng với vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng. Trong khoảng thời gian công tác tại PVTex 2009-2014 ông Duy đã làm thua lỗ, thất thoát số tiền lên hàng ngàn tỷ đồng. Cũng tương tự như ông Trịnh Xuân Thanh, mặc dù kinh doanh thua lỗ liên tục nhưng ông Vũ Đình Duy vẫn được bổ nhiệm về làm Phó giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng, Phó Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương), Ủy viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) giữa tháng 4/2016. Khi báo chí phanh phui sai phạm của ông Duy, Thanh tra chính phủ vào cuộc, thế nhưng ông Vũ Đình Duy đã đi trước một bước bỏ trốn ra nước ngoài với lý do là “đi chữa bệnh”.

Có lẽ tất cả các bệnh viện trong nước, cùng với đội ngũ y bác sĩ hùng hậu cũng không ai có đủ năng lực để chữa căn bệnh “nan y” của những vị mà tôi đã nêu trên, họ phải vất vả lặn lội sang trời tây xa xôi tìm “thần y” chữa bệnh. Thế thì ngành y tế của bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nên coi lại việc này, chỉ có việc chăm sóc sức khỏe cho các quan chức cũng như người dân mà cũng không xong. Không biết công việc gặp những khó khăn gì, nhưng dạo gần đây ngành y gặp hàng loạt scandal như: mua sắm thiết bị y tế gây lãng phí khủng khiếp hàng trăm tỷ đồng, bệnh viện mặc bệnh nhân ung thư nằm chờ chết chứ quyết không “hạ giá thuốc đặc trị ung”, sau đó đem tiêu hủy vì hết hạn giá trị lên hàng chục tỷ đồng…

Liệu có phải do những nguyên nhân này mà các vị trên mới không dám giao sinh mạng của mình cho nhân viên của bà Tiến chăng? Bà Bộ Trưởng đã làm mất lòng tin của bệnh nhân, chắc rồi đây sẽ còn nhiều trường hợp “đi nước ngoài chữa bệnh”. Thế nên mong bà Bộ Trưởng xem xét xử lý dứt điểm những tồn tại trên mà lấy lại uy tín của ngành.

Không chỉ ra nước ngoài chữa bệnh, nhiều cán bộ với tài sản khủng còn nhanh chóng “du học” hoặc “định cư” ngay khi thông tin bất lợi vừa xuất hiện trên các trang báo và mạng xã hội, thậm chí trưởng đơn vị của các vị ấy còn không biết nhân viên mình đi khi nào, đang ở đâu khi được hỏi.

Đó là ông Lê Chung Dũng, thấy trước được sự nguy hiểm khi cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ những sai phạm tại các dự án mà ông quản lý thì ông này tìm mọi cách thoát thân. Trước khi làm Phó Tổng Giám đốc Điện lực Dầu khí (PV Power 01/2011), ông Dũng từng giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC). Ông Dũng được cho là có liên quan trách nhiệm đến những sai phạm trong triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1, dự án Ethanol Phú Thọ khi ông này còn làm ở PVC, thời kỳ ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch và ông Vũ Đức Thuận làm Tổng giám đốc. Có lẽ đoán trước được tương lai nếu sự việc được đưa ra ánh sáng thì ông sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật, nên ông đã “xin sang Singapore học khóa dự bị MBA tại Trường ĐH SP Jain School Of Management”. Hiện tại thì ông Dũng vẫn “bặt vô âm tín” không ai liên lạc được với ông.

Tiếp đến là bà Trần Vũ Quỳnh Anh – hot girt Thanh Hóa được phong tặng danh hiệu tuổi trẻ tài cao. Từ một chân tạp vụ ở Liên đoàn lao động tỉnh đột nhiên được bổ nhiệm làm Phó rồi Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản và ban chấp hành Đảng bộ của Sở Xây dựng Thanh Hóa không qua thi tuyển. Thậm chí với thu nhập 60triệu/năm nhưng hotgirt này sở hữu khối tài sản khổng lồ: Biệt thự cao cấp tại Khu du lịch FLC Sầm Sơn, nhà 150m2 phố Triệu Quốc Đạt, Quần thể sân tennis cho thuê tại khu vực hồ Đồng Chiệc, biệt thự tại quận Thanh Xuân – Hà Nội, xe ô tô dòng cao cấp Cadilac và Mercedes…chưa kể các tài khoản ngân hàng. Sau vụ lùm xùm về con đường quan lộ “thần tốc” và khối tài sản khủng bất thường, cơ quan ban ngành vào cuộc điều tra thì Quỳnh Anh xin nghĩ việc hiện cô cùng gia đình định cư bên New Zealand tươi đẹp, khiến dư luận trong cả nước vô cùng bức xúc. Chắc có lẽ vì là bồ nhí của Bí thư Thanh Hóa nên mới hạ cánh an toàn như thế?
Không có đất nước nào như Việt Nam, quan chức tham nhũng, bòn rút ngân sách thậm chí thẳng tay vơ vét cướp đất của dân nghèo rồi “cao chạy xa bay” ra hải ngoại với ngàn lẻ một lý do. Hậu quả mà họ gây ra ai sẽ gánh chịu trách nhiệm, hay chỉ có người dân là nai lưng ra “đóng thuế” để bù đắp vào những thất thoát đó. Liệu đất nước có giàu lên, người dân có cơm no áo ấm hay không khi còn nhiều quan chức tham nhũng gây thất thoát ngân sách hàng ngàn tỷ rồi bỏ trốn ra nước ngoài? Đó là câu hỏi của hơn 90 triệu dân cả nước, họ đang mòn mỏi mong chờ một câu trả lời thỏa đáng từng ngày từng giờ. Có lẽ cách tốt nhất ngăn chặn tình trạng trên hiện giờ là Bộ y tế nên thành lập “bệnh viện chữa bệnh tham nhũng” chăng?

(Blue)

Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

VĂN HÓA QUYỀN LỰC




Tác giả: Nguyên Cẩn- Văn hóa Phật giáo số 264 tháng 1/2017
.
Một khi nhà nước tự xem mình là chủ đạo, là thống soái thì hậu quả là xã hội và thị trường bị chi phối nặng nề trong mọi hoạt động. Vì khi đó quyền lợi và quyền lực là một, điều khiển mọi quan hệ, gây nhũng nhiễu cho sự vận hành của toàn thể. Đồng tiền hay lợi ích nhóm sẽ thống trị những quan hệ cương thường… biến tất cả mạng lưới thành những phe nhóm, biến tài sản nhà nước thành “chùm khế ngọt” mà trèo hái mỗi ngày!… Đúng như luật gia Acton viết: “Quyền lực dẫn đến tha hóa, quyền lực tuyệt đối tha hóa tuyệt đối”.
——–——–
Bóng tối quyền lực: Trông người lại ngẫm đến ta

Quyết định đình chỉ chức vụ Tổng thống của bà Park Geun-hye mà Quốc hội Hàn Quốc đưa ra tuần trước với 56 phiếu chống/234 phiếu thuận, đồng nghĩa với việc ngay cả các nghị sĩ đảng cầm quyền cũng không đứng về phía bà.


Nỗi tức giận của người dân Hàn Quốc nổ ra sau khi có những thông tin tiết lộ về ảnh hưởng của bà Choi Soon-sil, bạn thân của Tổng thống Park, lợi dụng mối quan hệ bạn bè này để ép nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc (chaebol) đóng góp tổng cộng 70 triệu đô la Mỹ vào các quỹ do bà Choi kiểm soát. Các chaebol thì muốn thông qua bà Choi để tác động đến các quyết định của Tổng thống theo hướng thuận lợi nhất cho quan hệ “mù mờ” giữa chính phủ và các tập đoàn lớn nhưng ban đầu dân chúng tin rằng điều đó sẽ giúp các tập đoàn trở nên hùng mạnh hơn, cạnh tranh được với nước ngoài, tạo ra nhiều công ăn việc làm. Chúng ta thấy sự ra đời và phát triển vũ bão của Hyundai, Samsung, LG, Daewoo… trở thành những đối thủ đáng nể của các công ty Nhật, Mỹ…


Nhưng hiện nay, theo số liệu của Bloomberg, nợ của các hộ gia đình tài phiệt Hàn Quốc năm ngoái đã chiếm tới 87% GDP, so với 74% năm 2009; tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên đạt mức “cao liên tục”, trung bình 9,3%. Người dân cho rằng mối quan hệ giữa chính phủ và các chaebol cần phải được cắt đứt. Trước khi các công tố viên cáo buộc các chaebol liên quan đến vụ bê bối, nhiều công ty Hàn Quốc đã gặp sự cố lớn như Hyundai Motor, Hanjin Shipping Co., Lotte, Samsung Electronics… Người dân Hàn Quốc cần phải chấn chỉnh lại mối quan hệ này, minh bạch hóa, nếu muốn phát triển bền vững.


Một đất nước phát triển như Hàn Quốc mà tam giác nhà nước – thị trường – xã hội còn chịu nhiều hệ lụy từ mối quan hệ nhập nhằng giữa các chaebol và chính quyền thì với chúng ta, hệ thức văn hóa nào khả dĩ xác lập rạch ròi ba chân vạc ấy, nếu không xã hội sẽ phải gánh chịu tất cả hậu quả của việc thị trường bất ổn khi nhà nước tiếp tay hay thông đồng với những tập đoàn trong kinh doanh. Sự cộng thông giữa cả ba tổ chức ấy đòi hỏi tính giải trình, sự minh bạch và có sự giám sát của toàn dân thông qua không chỉ quốc hội mà qua các tổ chức xã hội cần thiết.


Chúng ta đang theo hệ thức văn hóa nào?


Như người ta thường nói “Xã hội nào Nhà nước ấy” hay “Thị trường nào, xã hội ấy”, và “Nhà nước nào, thị trường ấy”, vì mọi phát triển tiên tiến, nghĩa là mang tiếng văn minh nhất của những quốc gia trên thế giới, đều nhất thiết phải dựa trên sự triển khai thông hợp giữa ba thực thể khác nhau là tổ chức nhà nước, tổ chức thị trường, và tổ chức xã hội.


Nói như tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm (TTNT) trong tác phẩm “Nhân văn và Kinh tế” thì “… xã hội bạc nhược nuôi dưỡng một nhà nước lộng quyền. Thị trường nghiêm chỉnh cần có một xã hội đàng hoàng… Chẳng vô cớ mà Tản Đà đã có câu thơ hết sức xót xa và sâu sắc “Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn” và cũng chẳng ngẫu nhiên mà Phan Châu Trinh lại nêu cao khẩu hiệu tiên quyết của cuộc đổi đời đích thực, của mọi quốc gia “Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh”. (TTNT – Nhân văn và Kinh tế, NXB Trẻ, 2016).


Phải xây dựng được văn hóa quyền lực đúng nghĩa và phải mang tính chất văn minh vì “…văn hóa là để tồn sinh cùng cộng đồng còn văn minh là để đua tranh cùng thế giới; văn hóa là tinh túy tinh thần, văn minh là tinh hoa vật chất” (sđd).


Trong lịch sử, chúng ta từng phê phán các ông vua thời phong kiến khi họ tự xưng là thiên tài, tuyên bố thiên hạ là của mình, như vua Louis XIV (1638-1715) của Pháp ngang nhiên vỗ ngực tuyên bố “Nhà nước chính là ta”. Đã có thời chúng ta lên án gay gắt tư duy lũy tre làng, khói lam chiều, tiểu nông, lừ đừ suy nghĩ, liêm sỉ nửa vời, chiếu trên chiếu dưới…. và ca tụng tư duy theo hướng “đại công nghiệp”. Nhưng thử hỏi xem, hiện nay những ông chủ tịch thôn, xã, huyện cho đến tỉnh, thành phố… có bao nhiêu người thoát được cái tư duy manh mún địa phương, dòng họ, khi nghĩ theo kiểu nếu tỉnh người ta, huyện người ta có cái gì thì tỉnh mình, huyện mình cũng phải có cái đó; phải có thủy diện, phải có resorts, có nhà máy đường, nhà máy gạch tuynel, nhà máy thép, thậm chí phải có… tượng đài, có Festival du lịch, pháo hoa… cho bằng anh bằng em (trong khi chỉ có khoảng 5, 6 tỉnh hay thành phố nộp 80-90% ngân sách). Hậu quả là gì? Ai cũng thấy là ngân sách bị dàn trải không hiệu quả, thiếu cả cầu đường nông thôn, trường học, bệnh viện… là những nhu cầu vô cùng bức thiết của nhân dân.


Tác giả TTNT chia ra làm 3 loại văn hóa. Đối với thị trường là văn hóa quyền lợi + khai thác và ngắn hạn; đối với nhà nước là văn hóa quyền thế + quy trình và trung hạn còn xã hội thì là văn hóa quyền thuộc + tích trữ và dài hạn. Tính tương hỗ giữa tổ chức nhà nước dân chủ và tổ chức xã hội dân chủ tương tự như sự cân bằng giữa mã lực của chiếc xe và sức chặn của cái phanh. Chức năng cơ bản của tổ chức nhà nước, nói chung chỉ là “trợ thủ” cho kinh tế thị trường và bảo vệ trật tự xã hội cho nền kinh tế ấy. Hệ thống tương quan giữa nhà nước, thị trường và xã hội chỉ có thể vững vàng lớn mạnh khi giữa ba thực thể là tín cân bằng hài hòa tạo tác nên sự thông hợp chứ không phải là sự tha hóa, xâm hại lẫn nhau bởi ý đồ thống lĩnh, bá quyền, toàn trị. Một câu ngạn ngữ Nga xin phép trích lại ở đây “Ở tận cùng của đáy là quyền lực của sự hắc ám. Ở tít trên đỉnh cao là sự mờ ám của quyền lực”.


Chúng ta đã làm gì với tổ chức thị trường?


Chúng ta đã mặc cho hệ thức văn hóa của nó – văn hóa quyền lợi – ngang nhiên và ngạo ngược tung hoành, xã hội tranh nhau ca tụng đại gia, tung hô những kẻ giàu có dù vay nợ chồng chất, dù lừa đảo, chiếm đoạt công quỹ, lũng đoạn ngân sách. Có những ngành làm ăn bết bát do chủ quan nhưng vẫn yêu cầu nhà nước bảo hộ thị trường. Chúng ta đã từng bao lần đòi hỏi minh bạch giá xăng dầu, điện nước nhưng tất cả vẫn là ẩn số khi được công bố! Phải lưu ý vì “… đồng tiền sẽ có khả năng biến tất cả thành đồng lõa và đồng phạm trong những cuộc tranh giành quyền lợi khai thác vô độ đến tận cùng mọi thứ, ngay trước mặt, một cách vô cùng thiển cận, thậm chí chẳng cần nghĩ đến mai sau…” (TTNT – sđd).


Một ví dụ cụ thể là phần lớn dự án BOT quốc lộ đều gây bức xúc trong dư luận. Cụ thể, QL 1A đoạn qua Bình Thuận, nhà đầu tư báo cáo quyết toán hơn 2.193 tỉ đồng, trong khi tổng mức đầu tư ban đầu được duyệt là 2.608 tỉ đồng. Còn tại dự án BOT cải tạo nền đường QL 1A đoạn Phan Thiết – Đồng Nai, nhà đầu tư báo cáo quyết toán 1.943 tỉ đồng, trong khi tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu là 2.085 tỉ đồng. Trên thực tế, thời gian thu phí tại các dự án BOT hiện nay vẫn được tính dựa trên tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu nên có nhiều dự án với chiều dài nhà đầu tư thi công chỉ từ 20-30 km mà thu phí đến hơn 20 năm. Điều này đã gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp. Cho đến nay, chưa thấy Bộ Giao thông Vận tải công bố một dự án BOT nào phải rút ngắn thời gian thu phí dù Kiểm soát Nhà nước đã kiến nghị giảm 5 năm đối với một số dự án.


Nhà nước thường thì bị chi phối bởi văn hóa quyền lực hay quyền thế, theo thứ văn hóa quy trình vì đó là nguồn động năng thúc đẩy con người tôn thờ quy lụy quyền lực, từ đó thoái hóa và tha hóa bản thân, nghĩa là lao mình vào cuộc chơi mua quan bán tước khi hiểu ra vai trò của quyền thế và quyền lợi hay cụ thể là tiền tệ. Những nhà lãnh đạo cao nhất của chúng ta đã nhiều lần bức xúc về vấn đề này nhưng phải chăng nó diễn ra quá tinh vi, “theo đúng quy trình”, nên không thể “bắt tận tay, day tận mặt”.


Cao Bá Quát ngày xưa khi viết Tài tử đa cùng phú đã từng phải thốt lên những lời chán chường, “Ngán nhẽ kẻ tham bề khóa lợi, mũ cánh chuồn đội trên mái tóc, nghiêng mình đứng chực cửa hầu môn. Quản bao người mang cái giàm danh, áo giới lân trùm dưới cơ phủ, mỏi gối quỳ mòn sân tướng phủ” hay Nguyễn Du trong Truyện Kiều từng thốt lên những lời tâm sự của Từ Hải “Áo xiêm ràng buộc lấy nhau, Vào luồn ra cúi công hầu mà chi”.






Fidel Castro có lần nói: “Không nắm được quyền thế, lý tưởng khó có điều kiện cần thiết để được hiện thực hóa. Nhưng có được quyền thế trong tay, lắm khi lý tưởng chỉ là những viễn mơ của một thời, mông lung và thoi thóp”. Với những thành phần quan chức ngụp lặn đắm chìm trong văn hóa quyền lực thì quy trình biến thành công cụ rất hiệu dụng để tính toán và sắp xếp các mưu đồ, sách lược nặng tính cục bộ hoặc lợi ích nhóm, khi quyền lực không được kiểm soát sẽ dẫn đến tha hóa cán bộ và các tổ chức trong bộ máy lãnh đạo quản lý. Lợi ích nhóm ở ta thực sự đã đến mức báo động, nó diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực.


Trong một bài viết gần đây, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhận định: “Chưa bao giờ trong lịch sử hơn 70 năm Nhà nước ta, Nhà nước “của dân, do dân và vì dân” lại xuất hiện sự cấu kết quyền lực với lợi ích kinh tế, lèo lái chính sách, dàn dựng để tạo ra các cú “áp phe” lớn mang lại lợi ích “khủng” cho một số cá nhân và phe nhóm… gây thiệt hại khôn lường cho ngân sách Nhà nước, làm chao đảo nền kinh tế”.


Theo ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương “Lợi ích nhóm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc hình thành các nhóm lợi ích”. Đặc điểm của các “nhóm lợi ích” là có sự kết hợp cùng mục tiêu lợi ích, giữa những người có nhiều tiền với những người có quyền lực trong nhà nước và trong đảng cầm quyền. Có tiền chuyển hóa thành có quyền lực. Có quyền lực chuyển hóa thành có tiền. Người có tiền sẽ có quyền lực và người có quyền lực sẽ có tiền. Họ cùng nhau hành động để có quyền lực và có tiền ngày càng nhiều hơn. Đồng tiền cộng với quyền lực tạo thành sức mạnh khống chế, lũng đoạn tổ chức và xã hội…”.


Và từ đó người ta tham nhũng ghế, tham nhũng quyền lực, chức vụ, tham nhũng chính sách… Về “Chủ nghĩa tư bản thân hữu”, như có lần chúng tôi đã phân tích trong một số báo Văn hóa Phật giáo, nó không phải là một giai đoạn nào của chủ nghĩa tư bản, mà là một hiện tượng biện chứng, một “bệnh thái” do sự tha hóa trong quá trình phát triển không lành mạnh của các quốc gia. Nó xảy ra mọi nơi, không chỉ riêng ở các nước tư bản mà kể cả các nước có chế độ chính trị khác, nơi mà sự quản lý nhà nước chưa tốt, thiếu chặt chẽ… hay thiếu kỷ cương ngay từ ban đầu!


Ông Hoàng cho biết “Bây giờ lợi ích nhóm còn quốc tế hóa, ra bên ngoài biên giới quan hệ với doanh nghiệp nước ngoài. Vụ Formosa ở Hà Tĩnh vừa qua, không thể loại bỏ lợi ích nhóm trong đó. Tại sao vấn đề ô nhiễm môi trường diễn ra như thế nhưng lâu ngày mới phát hiện?”


Nghị quyết của Đảng vừa qua nói đến 4 nguy cơ: nguy cơ về tụt hậu, về tham nhũng, nguy cơ chệch hướng, nguy cơ diễn biến hòa bình. Bốn nguy cơ này đều liên quan đến lợi ích nhóm, do lợi ích nhóm tác động. Và chúng ta có thể giải đáp rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc “vận dụng quyền lực” thiếu văn hóa và cả văn minh.


Chúng ta tự hỏi vì sao cải cách hành chính vẫn chỉ “hành là chính”? Vì lợi ích nhóm chăng? Hiện nay tính đến quý 1 năm 2016 vẫn còn 7.000 loại giấy phép con bủa vây doanh nghiệp mà trong đó trên một nửa không có cơ sở pháp lý để tồn tại! (Theo tuyên bố của Văn phòng Chính phủ ngày 22/4/2016 – Đọc thêm: Còn bao lâu cuộc chiến với cối xay gió – Văn hóa Phật giáo tháng 4/2016).


Văn hóa quyền lực còn kéo theo văn hóa quyền thuộc khi dân gian vẫn nói câu: “Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ; còn lại là mặc kệ” hay ngày xưa có câu “Thuận vợ thuận chồng, rút của công cũng dễ”! Nhiều đại biểu Quốc hội nêu lên tình trạng bổ nhiệm tràn lan tại thời điểm chuyển giao quyền lực và tình trạng bổ nhiệm “đúng quy trình” nhưng lại là “đúng quy trình bổ nhiệm người nhà” chứ không phải người tài. Chúng ta chợt hiểu vì sao có người thống kê sơ bộ rằng tới 30% cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) không làm được việc, tương đương khoảng 700.000 người, tiêu tốn 17.000 tỉ đồng ngân sách nhà nước hàng năm.


Một khi nhà nước tự xem mình là chủ đạo, là thống soái thì hậu quả là xã hội và thị trường bị chi phối nặng nề trong mọi hoạt động. Vì khi đó quyền lợi và quyền lực là một, điều khiển mọi quan hệ, gây nhũng nhiễu cho sự vận hành của toàn thể. Đồng tiền hay lợi ích nhóm sẽ thống trị những quan hệ cương thường… biến tất cả mạng lưới thành những phe nhóm, biến tài sản nhà nước thành “chùm khế ngọt” mà trèo hái mỗi ngày! Đấu thầu công khai thành chỉ định thầu, và các đơn hàng, hợp đồng đều ký bằng công ty “sân sau”, qua công ty anh em hay bố mẹ… mọi cơ sở, chính sách đều được “đạo diễn” phù phép sao cho những nhóm nào đó có thể bòn rút hay hưởng lợi! Đúng như luật gia Acton viết: “Quyền lực dẫn đến tha hóa, quyền lực tuyệt đối tha hóa tuyệt đối”.


Chúng ta phải làm gì?


Về hành vi của các nhà lãnh đạo, trong kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hồng, Phật dạy một nhà lãnh đạo tốt phải:


Tôn trọng pháp luật, thực thi pháp luật
Bảo vệ dân, vô tư, không thiên vị
Từ bỏ mọi dục vọng cá nhân, không tham nhũng
Lắng nghe các ý kiến chánh đáng của dân.
Thế nên, để hạn chế thứ văn hóa quyền lực này, cần có một nhà lãnh đạo thông tuệ, vạch ra những thể chế phù hợp mà trong đó phải có sự giám sát của nhân dân, của các tổ chức xã hội dân chủ, và của các cơ quan tư pháp hay lập pháp. Xây dựng văn hóa cách chức và nhất là từ chức. Ở các nước, dù không có trách nhiệm trực tiếp nhưng nếu để xảy ra sai phạm, người quản lý cũng sẽ từ chức. Bởi đó là đạo đức, là lòng tự trọng chứ không phải sợ mất đi quyền lợi hay xấu hổ như quan niệm hiện nay. Nếu chỉ kiểm điểm, rút kinh nghiệm có nghĩa là dung túng, vô tình hay cố ý. Ngoài ra phải kiểm soát quyền lực, vì quyền lực về cơ bản hiện nay chưa được kiểm soát, nên cán bộ tha hóa và làm tê liệt các tổ chức trong bộ máy lãnh đạo.


Hãy lấy Singapore làm tấm gương cần học tập khi Đảng cầm quyền PAP (Đảng Nhân dân Hành động) không những chịu sự giám sát của các đảng đối lập, còn luôn đặt dưới sự kiểm tra của những cơ quan chế tài theo dõi nghiêm ngặt mọi biểu hiện sai hiến pháp hay pháp luật, chệch đường lối hay vi phạm cam kết khi tham dự bầu cử. Nhà nước thành lập cơ quan phòng chống tham nhũng và đưa ra Luật phòng chống tham nhũng. Cục điều tra tham nhũng có quyền bắt người, quyền điều tra, khám xét, quyền lấy thông tin về tài sản, quyền điều tra tài sản bất minh của bất cứ nghi can nào. Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu nói: Thành tựu lớn nhất của Đảng Nhân dân Hành động (PAP) là “bảo đảm sức sống và sự liêm khiết của Đảng chứ không phải là trở thành một chính đảng suy thoái và tham nhũng”.


Quản lý quyền lực là một diễn trình dân chủ, tôn trọng giá trị nhân bản và phát huy nội hàm nhân văn trong các hệ thức văn hóa. Tất cả là nền tảng cho một nền kinh tế bền vững, trong một xã hội văn minh.


Có thành hiện thực hay không là do ý chí của những nhà lãnh đạo hôm nay và mai sau, nhất là khi ý chí toàn dân cháy bỏng khát vọng muốn đất nước thực sự phát triển. Phải thay đổi hệ sinh thái “thiếu oxy” bấy lâu nay hay đúng hơn chưa thực sự “thông tuệ” vì thiếu sự kết nối lành mạnh giữa thị trường – xã hội và nhà nước – một nhà nước đang muốn trở thành “của dân, do dân, và vì dân”!

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Kiểm soát quyền lực hay tranh giành quyền lực





Tác giả: Nguyễn Quang Dy

.

—————

“Quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối”

“Absolute power corrupts absolutely” (Lord Acton)

Quan hệ nhân quả

Cách đây gần một năm, ông Vũ ngọc Hoàng (nguyên phó ban Tuyên giáo TƯ) đã làm dư luận ồn ào với loạt bài về “Kiểm soát Quyền lực” (Tuần Việt Nam, 22/9/2016). Những gì ông Hoàng đề cập về cơ bản là đúng (tuy không mới). Chỉ có điều cứ như “đến hẹn lại lên”, dư luận ồn ào rồi lại xẹp xuống, nóng lên rồi lạnh nguội đi. Nay “quả bom Đồng Tâm” lại gây chấn động dư luận, thức tỉnh mọi người như cảnh báo: cái gì phải đến sẽ đến!

Hội nghị Trung ương 5 sắp họp để chuẩn bị thay đổi nhân sự giữa kỳ. Dư luận lại nóng lên như một cơn sốt định kỳ với chủ đề “nhất thể hóa” vai trò của đảng và chính quyền. Đằng sau câu chuyện về tranh giành và thâu tóm quyền lực còn có một sự thật trần trụi: thu không đủ chi. Vì nợ công chồng chất nên ngân sách thâm hụt ngày càng nan giải, không thể bao cấp mãi một bộ máy nhân sự chồng chéo khổng lồ nhưng thiếu hiệu quả. Quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối, và nguồn lực cuả đất nước cũng “cạn kiệt tuyệt đối”.

Mỗi khi tranh cãi về chủ đề quyền lực, người ta thường hay đề cập đến mấy khái niệm cơ bản như: bản chất của quyền lực (nature of power), giới hạn của quyền lực (limits of power), chuyển dịch của quyền lực (power shifts), tham nhũng quyền lực (power corruption), tranh giành quyền lực (power struggle), và giám sát quyền lực (power supervision).

Các khái niệm trên liên quan đến nhau như quan hệ nhân quả. Quyền lực có xu hướng tham nhũng: quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối. Chừng nào còn duy trì quyền lực tuyệt đối (không bị kiểm soát) thì không thể kiểm soát được tham nhũng. Chỉ có đổi mới thể chế toàn diện thì may ra mới kiểm soát được quyền lực và tham nhũng.

Trong thực tế cuộc sống, nhiều người bị hấp dẫn bởi ma lực của đồng tiền và quyền lực, nên dẫn đến sùng bái quyền lực. Các nhóm lợi ích thân hữu (nhất là “con ông cháu cha” và “đồ đệ”) thường được hưởng đặc quyền đặc lợi, nên việc kiểm soát quyền lực rất khó. Người dân thường sợ quyền lực nên hay bị chính quyền lợi dụng bắt nạt. Muốn không bị lợi dụng và bắt nạt thì người dân phải “thoát khỏi nỗi sợ” (như bài học Đồng Tâm).

Bản chất của quyền lực

Chính quyền nào cũng phải dựa vào quyền lực (thường là quyền lực cứng). Nhưng bên cạnh “quyền lực cứng” (hard power) còn có “quyền lực mềm” (soft power). Quyền lực cứng thường “đẻ ra từ nòng súng”, nên dễ dẫn đến chuyên quyền và độc tài, cực đoan và vô cảm. Chính quyền không lắng nghe dân, vì họ coi dân chúng như công cụ.

Lâu nay, các khẩu hiệu mị dân như “của dân, do dân, vì dân” hay “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” chỉ là bình phong trống rỗng để trang trí. Sai lầm cải cách ruộng đất và cái chết thê thảm của bà Năm (Cát Thành Long) vẫn còn là một nỗi ám ảnh. Người ta nói cách mạng bạo lực như con quái vật, sau khi ăn thịt kẻ khác sẽ quay lại ăn thịt chính mình.

Muốn kiểm soát quyền lực thì trước hết phải thực sự tôn trọng con người và lắng nghe dân. Cơ chế quyền lực phải xây dựng trên nguyên tắc “tam quyền phân lập”, độc lập và cân bằng với nhau để giám sát lẫn nhau (checks and balances). Cơ chế đó phải dựa trên “pháp trị” (rule of law) và tự do dân chủ, để người dân có quyền bầu ra người cai trị mình. Muốn có “quyền lực mềm” để bổ xung cho “quyền lực cứng” phải có xã hội dân sự.

Những khái niệm cơ bản về pháp quyền, dân quyền và nhân quyền là những giá trị phổ quát của nhân loại tiến bộ, chứ không phải là đặc sản riêng của Mỹ và phương Tây. Một số nước phương Đông như Nhật đã chịu khó tham khảo và vận dụng để canh tân nên đã trở thành cường quốc. Chính cụ Hồ cũng đã vận dụng những giá trị phổ quát này trong Tuyên ngôn Độc lập. Nay Việt Nam muốn được công nhận là nền kinh tế thị trường, nhưng lại phủ nhận những giá trị phổ quát kèm theo, là một nghịch lý chẳng khác gì “đầu ngô mình sở”.

Khủng hoảng về tư duy

Khái niệm “kinh tế thị trường định hướng XHCN” là một kế sách để đối phó tình huống nhằm lý giải cải cách kinh tế mà không cải cách chính trị. Nó bắt chước dập khuôn theo khái niệm “kinh tế thị trường XHCN” của Trung Quốc, nhưng “sáng tạo” bằng cách thêm hai chữ “định hướng” cho mềm đi. Về nguyên lý, đó là một khái niệm tối nghĩa, phản quy luật và duy ý chí. Nó cũng giống như khái niệm “làm chủ tập thể” của ông Lê Duẩn và khái niệm “chủ thể” (Juche) của ông Kim Nhật Thành trước đây (mà bây giờ chẳng ai còn nói đến).

Các khái niệm đó chỉ có giá trị nhất thời như một cách ngụy biện cho một tình huống, chứ nếu ngộ nhận biến thành chủ thuyết và mô hình thì rất nguy hiểm. Nó tạo ra những lỗ hổng chết người về thể chế để các nhóm lợi ích thân hữu thao túng trục lợi. Nay thì mọi ngưởi đã thấy rõ hệ quả khủng khiếp như thế nào rồi. Bài học về “quả đấm thép” Vinashin (và các tập đoàn kinh tế khác) là minh chứng về sự báo hại của mô hình đó. Nguyên bộ trưởng (MPI) Bùi Quang Vinh đã phải bức xúc thốt lên về cái mô hình “làm gì có mà đi tìm”.

Hệ quả tai hại của tư tưởng cực đoan và “ấu trĩ tả khuynh” muốn chính trị hóa mọi thứ, kể cả tư duy kinh tế, đã kéo đất nước vào một bãi lầy tư tưởng không lối thoát. Chủ nghĩa Mác-Lê “bách chiến bách thắng” đã sụp đổ tại Liên Xô, Đông Âu cách đây 27 năm. Chủ nghĩa Mao cũng đã nằm trong mồ từ sau Cách mạng Văn hóa. Nhưng tàn dư (legacy) của chúng vẫn còn lẩn quất đâu đây như những bóng ma, biến dạng thành các khẩu hiệu cực đoan và tư duy bảo thủ như “chủ nghĩa đặc thù” (exceptionalism) hay “tiệm tiến” (gradualism).

Khủng hoảng về tư duy và ngộ nhận về tư tưởng không chỉ gây ra tụt hậu và khủng hoảng kinh tế, làm cạn kiệt nguồn lực và tài nguyên quốc gia, mà còn dẫn đến khủng hoảng lòng tin, khủng hoảng thể chế, và khủng hoảng chính sách. Đó là một hiệu ứng domino nguy hiểm mà người ta đổ cho “diễn biến” và “suy thoái”. Hệ quả là quyền lực của đảng và nhà nước đã mất tính chính danh (legitimacy), mất lòng dân (unpopular), vì thối nát (decay).

Sự ngộ nhân về quyền lực thường dẫn đến ảo tưởng và ngạo mạn về quyền lực. Quyền lực tuyệt đối thì ngạo mạn tuyệt đối (và sai lầm cũng tuyết đối). Người Mỹ đã phải trả giá rất đắt trong chiến tranh Việt Nam vì đã ngộ nhận và ngạo mạn về quyền lực nên không hiểu “giới hạn của quyền lực”. Người Việt cũng phải trả giá rất đắt trong thời hậu chiến vì đã ngộ nhận và ngạo mạn về chiến thắng nên đã thua thiệt. Trong cuốn sách “Sự Ngạo mạn của Quyền lực” (The Arrogance of Power, Random House, 1967), thượng nghị sỹ William Fulbright đã rút ra bài học, “Người ta không thể bảo vệ các giá trị nhân văn bằng vũ lực có tính toán và không cần duyên cớ, mà không làm tổn thương chính những giá trị mà họ cố bảo vệ”.

Sự kết thúc của quyền lực

Nếu Francis Fukuyama nối tiếng với cuốn “Sự Kết thúc của Lịch sử” (the End of History and the Last Man, 1992) thì Moises Naim nổi tiếng với cuốn “Sự Kết thúc của Quyền lực” (the End of Power, March 2013). Theo Moisés Naím, “quyền lực đang thối nát” và đang trải qua một sự “đột biến” (mutation) rất cơ bản nhưng “chưa được hiểu và nhận thức đầy đủ”. Đó là một sự dịch chuyển và đột biến của quyền lực chưa từng có trong lịch sử. Quyền lực đang dịch chuyển từ cơ bắp sang trí tuệ, từ phương Tây sang phương Đông, từ những nhà cai trị độc tài sang người dân, từ những tập đoàn lớn sang những công ty khởi nghiệp nhỏ.

Mark Zuckerberg đã chọn cuốn này của Moises Naim để mở đầu chương trình đọc sách năm 2015 (A Year of Book). Điều đó cũng dễ hiểu vì Facebook là một ví dụ điển hình trong đó, ngoài Angelina Jolie, Warren Buffett, Bill Gates & Melinda Foundation. Đó là những quyền lực siêu nhỏ “micropowers” nhưng siêu hạng so với “megaplayers” (như Oxfam, Red Cross).

Lấy một ví dụ để dễ hình dung các giá trị quyền lực đang dịch chuyển: Trong khi ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2012 là 700 tỷ USD, thì Al Qaeda chỉ cần 500.000 USD là đủ để gây ra vụ khủng bố 9/11. Không chỉ trong lĩnh vực an ninh mà cả trong lĩnh vực chính trị hay kinh doanh, quyền lực cũng đang dịch chuyển. Những nhóm ly khai, các chính đảng lề trái, các công ty khởi nghiệp, báo chí công dân, và hackers, đang làm đảo lộn trật tự cũ.

Hiểu quyền lực đang mất đi các giá trị của nó thế nào là chìa khóa để hiểu xu thế quan trọng nhất đang làm thay đổi diện mạo thế giới trong thế kỷ 21. Tác giả dự đoán tương lai còn nhiều bất trắc hơn, qua bầu cử, trưng cầu dân ý, cạnh tranh quyền lực, phân chia lại quyền lực, từ những chủ thể cũ sang những đối thủ cạnh tranh mới. Tác giả lập luận rằng trong kỷ nguyên “hậu bá quyền” (post-hegemonic era) “không một quốc gia nào có đủ khả năng áp đặt ý chí của mình lên các quốc gia khác một cách tuyệt đối và lâu dài”.

Nếu có nguy cơ to lớn nào đe dọa các xã hội dân chủ tự do ở thế kỷ 21, thì ít có khả năng đến từ các mối đe dọa thông thường (như Trung Quốc) hoặc bất thường (như nhà nước Hồi giáo) mà có nhiều khả năng là từ sự phân liệt trong lòng xã hội. Tác giả cho rằng giải pháp khả thi cho sự phân liệt giữa chính phủ và dân chúng là chính phủ phải đổi mới thể chế để phục hồi lòng tin của dân. Theo tác giả, nhân dân phải tự tìm cách chấp nhận sự cai trị, và chính phủ cũng phải tìm cách ứng xử xứng đáng với sự chấp nhận đó của người dân.

Tuy việc phân tán và suy tàn của quyền lực là một thách thức to lớn đối với lãnh đạo các quốc gia và chính sách đối nội của họ, nhưng tác giả cho rằng trong lĩnh vực hợp tác quốc tế có nhiều rủi ro hơn. Thế giới đang đối diện với những thách thức ngày càng phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau, mới có thể hóa giải được những bất ổn mới. Quyền lực trở nên dễ đổ vỡ hơn và khó củng cố hơn, làm cho hệ thống quyền lực toàn cầu có xu hướng khó hồi phục, với những thể chế quốc gia và quốc tế ngày càng yếu.

Các chính đảng truyền thống và lãnh đạo đang bị đe dọa bởi sự thối nát của quyền lực. Điều đó càng rõ khi các chính đảng lớn phải chuyển giao quyền lực cho các nhóm lề trái. Quyền lực không còn nằm yên trong mô hình truyền thống khi các đảng phái lề trái tại phương Tây đang trỗi dậy mạnh mẽ, khi vai trò của các thế lực quân sự phi truyền thống ngày càng lớn. Ngày nay, người ta có thể giành quyền lực một cách khá dễ dàng, nhưng lại khó giữ và khó vận dụng nó. Các “megapowers” đang bị gạt ra ngoài lề bởi các “micropowers”.

Thay lời kết

Có thể nói Đồng Tâm là một “micropower” mới, và là một hiện tượng đặc biệt như một tác nhân làm thay đổi tư duy của nhiều người, và (dù muốn hay không) làm thay đổi “đột biến” bàn cờ cải cách thể chế tại Việt Nam. Nói cách khác, người dân Đồng Tâm chấp nhận bị cai trị nhưng “có điều kiện” (tức là có “làn ranh đỏ”), trong khi chính quyền Hà Nội đang tìm cách vãn hồi lòng tin của người dân bằng cách đối thoại và nhân nhượng (từng bước) để tiếp tục cai trị. Dù thế nào, đây là một biến chuyển tích cực như một “hệ quả không định trước”, dù động cơ là để kiểm soát quyền lực hay để tranh giành quyền lực.

Nếu “quả bom Đồng Tâm” là tín hiệu có thể thay đổi thể chế từ dưới lên, thì việc kỷ luật Đinh La Thăng mở màn cho trận huyết chiến tranh giành quyền lực giữa kỳ từ trên xuống. Sự kiện Đồng Tâm vừa phản ánh đặc thù của một địa phương tại Việt Nam, vừa phản ánh xu hướng và quy luật chung trên thế giới. Xu hướng này đang diễn ra tại Anh (Brexitism), tại Pháp (Le Penism), tại Philippines (Duterteism), và tại Mỹ (Trumpism). Nó phản ánh sự thối nát và “đột biến” của quyền lực, có thể dẫn đến sự “kết thúc” của quyền lực (hiểu theo nghĩa hẹp, như quyền lực của Đảng Dân Chủ hay di sản của Obama).

Hệ quả tất yếu của sự “diễn biến” và “suy thoái” trong nội bộ đang làm hệ thống quyền lực của đảng và nhà nước mục ruỗng, làm mất tính chính danh của chế độ và lòng tin của dân. Muốn ngăn chặn “hiệu ứng domino” làm cả hệ thống “đôt biến” một cách nguy hiểm (nên đánh chuột lại “sợ vỡ bình”) thì phải súc rửa bình cho sạch, hoặc thay bình mới. Lúc này, muốn khôi phục lòng tin của người dân và cứu vãn chế độ khỏi suy sụp, thì chỉ có một cách duy nhất là nhanh chóng cải cách thể chế toàn diện, trước khi quá muộn.

Tham khảo
“Kiểm soát quyền lực”, Vũ ngọc Hoàng, Tuần Việt Nam, 22/09/2016

“The End of Power: From Boardrooms to Battlefields and Churches to States, Why Being In Charge Isn’t What It Used to Be”, Moisés Naím. Basic Books. March 2013
“The limits of power: the end of American Exceptionalism”, Andrew Bacevich, Metropolitan Books, 2008
“Powershift: Knowledge, Wealth, and Power at the Edge of the 21st Century”, Alvin Toffler, Bantam Books, 1991
“New Power Center in Trumpland: The Axis of Adults”, Kimberly Dozier, Daily Beast, April 17, 2017
Is Trumps Axis of Adults Beating Down the Cabal of Crazies?”, Max Boot, Foreign Policy, April 18, 2017
“The Brilliant Incoherence of Trump’s Foreign Policy”, Stephen Sestanovich, Atlantic,May 2017 Issue
“Asia’s American Menace”, Brahma Chellaney , Project Syndicate, April 25, 2017

NQD. 27/4/2017

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

Điều gì giúp đánh bại tham nhũng?







Nguồn: Lucy P. Marcus, “What beats corruption?”, Project Syndicate, 16/02/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tham nhũng là một vấn nạn toàn cầu, đôi khi ăn sâu tại nhiều quốc gia đến mức chống lại nó dường như là điều không thể. Vào tháng 1, Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố Chỉ số Nhận thức Tham nhũng thường niên, trong đó nhấn mạnh rằng vấn đề này “vẫn là một căn bệnh tồn tại khắp thế giới”.

Ví dụ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế vừa mới cảnh báo Ukraine rằng khoản cứu trợ tài chính trị giá 40 tỉ đôla có thể bị cắt vì những lo ngại rằng các quan chức tham nhũng sẽ ăn cắp hoặc đục khoét những khoản tiền này. Và trong chuyến thăm gần đây đến Mexico, Giáo hoàng Francis đã kêu gọi các lãnh đạo của Mexico – mà một số những cá nhân đó (bao gồm tổng thống và phu nhân) đang bị dính vào những bê bối về xung đột lợi ích – chống lại tham nhũng.

Nhưng thay đổi là điều có thể, như chúng ta đã thấy trong giới doanh nghiệp toàn cầu trong vài năm vừa qua. Chưa đầy một thập niên trước, các công ty được điều hành từ những phòng “hộp đen” bởi một vài cá nhân với quyền lực dường như không thể đụng đến. Những nhà hoạt động vì quyền cổ đông với mong muốn trái ngược bị coi là một sự phiền toái – quá nhiều những người mơ mộng làm điều tốt nhưng không thể thay đổi gì cả. Điều quan trọng duy nhất, như những người “thực dụng” lập luận, là mức lãi của khoản đầu tư, bất kể cái giá mà con người, hành tinh, và các nền kinh tế phải chịu.

Những người thực dụng đã sai. Từ đầu năm nay, Warren Buffett của Berkshire Hathaway và Tổng giám đốc của JP Morgan Chase Jamie Dimon đã tổ chức những cuộc họp với các lãnh đạo doanh nghiệp khác để thảo luận về những cải thiện có thể đạt được trong quản lý doanh nghiệp. Vào ngày 1 tháng 2, Laurence Fink, Tổng giám đốc của Công ty đầu tư BlackRock, viết một lá thư gửi đến một số các công ty lớn nhất thế giới với nội dung cảnh báo mạnh mẽ chống lại lối suy nghĩ ngắn hạn và yêu cầu các công ty phải hoạch định các kế hoạch chiến lược rõ ràng.

Ngày hôm sau, luật sư doanh nghiệp Martin Lipton, một nhà phê bình lâu năm chống lại các nhà hoạt động vì quyền cổ đông, xuất bản một bài viết mang tên “Mô hình quản lý doanh nghiệp mới.” Lipton thừa nhận rằng các nhà đầu tư dài hạn chủ động sẽ tồn tại lâu dài và các công ty cần phải tuân theo những tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản lý ngặt nghèo hơn và chú trọng hơn tới trách nhiệm xã hội của công ty.

Tương tự như thế, quỹ đầu tư quốc gia của Na Uy gần đây tuyên bố rằng họ sẽ buộc các công ty trong danh mục đầu tư của họ phải chịu trách nhiệm về hồ sơ nhân quyền của mình. Và phụ nữ, một thời từng được nói rằng bình đẳng giới tính trong hội đồng quản trị có thể đạt được trong vòng một thế hệ, giờ sẽ được hưởng lợi vì luật về quota nam – nữ (trong hội đồng công ty) đã được thông qua vào năm ngoái ở Ý, Đức và Pháp.

Những điều này không xảy ra trong một đêm. Thay đổi giờ đến nhanh hơn, nhưng là do những lực đẩy được tích tụ theo thời gian. Những người tố cáo tham nhũng sẽ không bị bịt miệng, các phóng viên sẽ điều tra các doanh nhân xấu, và các nhà đầu tư sẽ phải chịu trách nhiệm cho các lựa chọn của mình (dẫn đến việc họ phải hành xử như quỹ đầu tư quốc gia Na Uy). Những ảnh hưởng cộng dồn và tương hỗ lẫn nhau của những điều nói trên cùng các nhân tố khác đã đem đến những thay đổi mà gần đây được coi là điều không tưởng.

Rõ ràng là đường đi vẫn còn dài, không ai đang treo lên băng rôn “nhiệm vụ đã hoàn tất”. Nhưng quá trình thay đổi này đã cung cấp một lộ trình cho trận chiến chống tham nhũng.

Một thời chỉ có một số tổ chức phi chính phủ lên tiếng lo ngại về tham nhũng, và lâu lâu chỉ có một số phóng viên dũng cảm viết được về những điều mà họ và những người khác đã quan sát thấy. Chống tham nhũng dường như là việc bất khả thi, với những thành quả nhỏ nhoi đáp lại những nỗ lực khó khăn và đơn độc.

Nhưng các tiếng nói đó đã được nhân lên và củng cố, và giờ đã trở thành một điệp khúc mạnh mẽ hơn.

Các chính phủ giờ đang thông qua những đạo luật cứng rắn hơn, như Đạo luật chống hối lộ 2010 của Anh, và những cơ chế giám sát sâu rộng như Công ước phòng chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc đã khuyến khích làm thêm luật và tăng cường thực thi chúng. Các công ty giờ đang chịu áp lực thực thụ phải tuân theo các quy định phòng chống tham nhũng, và nhiều vụ lớn – từ bê bối tham nhũng ở Mexico của Walmart (bao gồm việc vi phạm luật chống các hành vi tham nhũng ở nước ngoài của Mỹ) đến các đối tượng đang nằm trong tầm ngắm của lực lượng thực thi pháp luật, như là Petrobras, Rolls-Royce, TeliaSonora và FIFA – tất cả đều có thể giúp nâng cao mức răn đe.

Và các quan chức nhà nước (cấp cao) giờ cũng đang bị truy tố. Cựu tổng thống Guatemala Otto Perez Molina đã bị buộc phải từ chức và sau đó phải ngồi tù vì tham nhũng. Chủ tịch Hạ viện Indonesia cũng bị buộc phải từ chức sau khi ông bị bắt quả tang vòi vĩnh một chi nhánh của công ty khai thác khoáng sản Freeport-McMoRan. Và Tòa đặc biệt về các tội tham nhũng của Indonesia vừa mới tuyên phạt cựu bộ trưởng năng lượng và tài nguyên Jero Wacik bốn năm tù.

Báo chí đã đóng một vai trò lớn hơn. Các phóng viên đã thu thập được nhiều thông tin hơn và có nhiều phương tiện hơn để chia sẻ các câu chuyện của họ, bao gồm mạng xã hội. Và họ đang đưa tin về những người dân mà khi đối mặt với tham nhũng tràn lan đã không thể còn im lặng được nữa. Ví dụ như ở Moldova, nước nghèo nhất châu Âu, một bê bối ngân hàng lên tới cả tỷ đô đã khuấy động một làn sống biểu tình rộng rãi của người dân nhằm kêu gọi bầu cử sớm.

Đây là kiểu động lực báo trước cho những thay đổi thực sự. Thực tế, nhiều quan chức chính phủ đang có lập trường nguyên tắc. Ở Ukraine, Aivaras Abromavicius đã từ chức Bộ trưởng phát triển kinh tế và thương mại với lý do rằng đang có những ngăn cản chống lại các biện pháp chống tham nhũng ở cấp cao.

Và việc chống tham nhũng đang tạo nên những khác biệt. Những công ty bán hàng xa xỉ, như là Prada và LVMH, nói rằng nỗ lực phòng chống hối lộ của Trung Quốc là một lý do khiến doanh số của họ giảm xuống. Hồi đầu năm nay, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng ông muốn Trung Quốc trở thành một quốc gia nơi “không ai dám tham nhũng.” (Dĩ nhiên, chính sách của Trung Quốc về tham nhũng không phải là không có các ngụ ý chính trị đáng lo ngại.)

Tham nhũng nảy nở ở những nơi mà quyền lực, sự bí mật và đàn áp kết hợp với nhau. Nó sẽ bị đánh tan bởi việc huy động xã hội dân sự, ánh sáng, và sự thực thi pháp luật nghiêm túc. Những người coi tham nhũng là vấn nạn khó chữa nên ghi nhận về những quá trình tương tự vốn đã và đang thay đổi phương cách quản trị doanh nghiệp.

Lucy P. Marcus, nhà sáng lập và tổng giám đốc của Marcus Venture Consulting Ltd., là giáo sư ngành lãnh đạo và quản lý tại Trường Kinh doanh IE và là thành viên không điều hành của hội đồng quản trị công ty Atlantia SpA.

- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/03/13/dieu-gi-giup-danh-bai-tham-nhung/#sthash.2x7Eq4rn.dpuf

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

Năm loại sâu mọt






Theo Hàn Phi (thiên XLIX, quyển XIX), nước loạn thường có 5 loại sâu mọt (ngũ đố). Và những loại này sẽ làm mất nước (từ cũ, mới phải dùng từ mất chế độ). Cụ thể:


1. Bọn học giả điếm chữ: Bọn này thường đem cái tài biện luận ra để tô vẽ những điều không còn giá trị thực tiễn. Làm cho người ta ngờ vực giữa cái hiện tại và quá khứ, dẫn đến nghi ngờ pháp luật và chính sách hiện tại.

2. Bọn tuyên truyền cực đoan: Bọn này là cái loa cho để cho các đối tượng có mục đích lợi dụng. Chúng bày ra những chuyện dối trá, lấp liếm ngụy biện cái sai để đánh lừa sự nhìn nhận của dư luận. Chúng tô hồng và đánh bóng các chủ thuyết của nhóm lợi dụng mặc dù biết điều đó là sai trái.

3. Bọn hiếu chiến: Bọn này thường khoe cái tiết tháo không sợ chết của mình để hô hào xung đột dẫn đến xem thường pháp luật.

4. Bọn cơ hội chủ nghĩa: Bọn này thường là những kẻ có tiền và có mối quan hệ với quyền lực. Chúng dùng tiền để né tránh các trách nhiệm xã hội. Ví dụ như hối lộ để con mình không phải đi lính, mua quan bán chức ở tầm dưới.

5. Bọn thương nhân hám lợi: Bọn này với quan điểm làm giàu bằng mọi giá và giữ tiền bằng mọi cách. Chúng sẵn sàng bán rẻ lợi ích đất nước cho kẻ thù, miễn là có lợi cho bản thân (ví dụ bán tài nguyên thô của đất nước, thậm chí bán cả bí mật quốc gia). Chúng sẵn sàng chuyển tài sản ra nước ngoài nếu trong nước có biến cố.

Cả năm loại này là những con sâu mọt của đất nước. Nếu không trừ bỏ chúng, cũng như không khuyến khích bảo vệ và chăm lo cho những học giả, binh lính, thương nhân và người lao động chân chính thì chắc chắn thiên hạ sẽ loạn. Và chế độ sẽ bị diệt vong.
Điều đó không có gì lạ cả.


Baron Trịnh biên soạn lại,

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Yêu cầu không chúc Tết Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ…





Tác giả: Lê Kiên (lược ghi)



Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ vừa kết thúc chiều nay (29-11), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu “tất cả hệ thống hành chính” thực hiện nghiêm việc này.


Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu không chúc Tết Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành – Ảnh: VGP


Thủ tướng nói rõ: “Ngay trong dịp Tết nguyên đán sắp tới, tôi đề nghị tất cả hệ thống hành chính không chúc Tết lãnh đạo, không biếu xén, không phong bao, phong bì. Tôi yêu cầu không chúc Tết Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành”



Yêu cầu các tỉnh không về Hà Nội chúc Tết. Ở các địa phương cũng vậy. Cần thực hiện nghiêm việc này. Chính phủ cần làm gương, từng đồng chí thành viên Chính phủ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng”.
Không để “chìm xuồng” bất cứ vụ việc nào

Thông tin tại cuộc họp báo, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Chính phủ đã dành thời gian để thảo luận triển khai Hội nghị trung ương 4 về xây dựng, chỉnh đốn đảng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tiêu cực, tham nhũng… Triển khai kế hoạch của Quốc hội về thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2017.

“Thủ tướng đã giao Bộ Nội vụ nghiên cứu, soạn thảo nghị định về văn hóa từ chức. Đây là việc đã hứa trước Quốc hội, tuy là việc khó nhưng phải làm. Những người không còn đủ uy tín, sức khỏe, điều kiện công tác thì sẽ được từ chức” – ông Mai Tiến Dũng cho hay.

Vẫn theo Người phát ngôn Chính phủ, tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là xử lý nghiêm những cán bộ, công chức tiêu cực, nhũng nhiễu, không chấp hành kỷ luật, kỷ cương.

“Tinh thần của Thủ tướng là chúng ta không được để vụ việc nào “chìm xuồng”. Những vấn đề các bạn đặt ra như 44/46 cán bộ ở Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương được bổ nhiệm làm lãnh đạo, chúng ta không thể chấp nhận được. Hay vụ cán bộ Sở Giao thông vận tải Hà Nội đánh người, đã xử lý nghiêm” ông Dũng dẫn chứng.

Tiếp tục xử lý các việc “hậu” Vũ Huy Hoàng

Các phóng viên đã đặt ra nhiều câu hỏi tại cuộc họp báo.

* Được biết, Ban cán sự Đảng Chính phủ đã họp để xem xét hướng xử lý kỷ luật đối với nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng sau khi Bộ Nội vụ có báo cáo. Xin người phát ngôn của Chính phủ cho biết quan điểm, phương án xử lý của Chính phủ đối với trường hợp ông Vũ Huy Hoàng?

Ông Mai Tiến Dũng: Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban cán sự Đảng Chính phủ đã khẩn trương, phối hợp với các cơ quan chức năng của Quốc hội, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước nghiên cứu, rà soát các quy định hiện hành của pháp luật để xem xét hướng xử lý kỷ luật đối với đồng chí Vũ Huy Hoàng.

Tại phiên chất vấn ở kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã thông qua nghị quyết, trong đó Quốc hội phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng trước cử tri cả nước do đã có những vi phạm về công tác cán bộ trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công thương, gây bức xúc trong xã hội.

Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan bảo vệ pháp luật tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật; đồng thời, tăng cường công tác giám sát, quản lý cán bộ, làm tốt việc thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ quản lý, người đứng đầu.

Thủ tướng cũng đã giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan tiến hành tổng kết, sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức phù hợp với tình hình thực tiễn.

* Xin Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết việc sắp xếp lại nhân sự các cục, vụ trong Bộ Công thương đang được tiến hành có đụng đến quan hệ con ông cháu cha, người có thế lực trong bộ không?

Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng: Theo chỉ đạo của Chính phủ, trong năm 2016 các bộ, ngành phải xây dựng lại nghị định về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ. Đối với Bộ Công thương thì thời gian vừa qua như các bạn đã biết là có nhiều dư luận không tích cực về công tác cán bộ, về bộ máy của bộ.

Đây cũng là dịp, là điều kiện để bộ và Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cơ cấu lại về tổ chức, nhân sự. Theo đó, sau khi sắp xếp lại chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, giảm từ 35 xuống 28 đầu mối. Qua đó cũng sàng lọc về nhân sự, lựa chọn những người có năng lực, trình độ, tâm huyết để bổ nhiệm vào các vị trí, đáp ứng hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao.

* Vừa qua có thông tin Mobifone chi gần 9.000 tỷ đồng để mua cổ phần của AVG, Thanh tra Chính phủ cũng đang tiến hành thanh tra thương vụ này, xin cho biết là liệu có xảy ra tình trạng lợi ích nhóm, thất thoát… trong quá trình mua bán này không?

Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo: Vụ việc này Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ làm việc, đến nay chưa có kết luận cuối cùng. Chúng tôi cũng muốn làm rõ những băn khoăn như chính phóng viên đặt ra, đó là có lợi ích nhóm không, có thất thoát không?

Để khẳng định được cái đó thì cần có thời gian và phải làm rất chắc chắn. Chúng tôi đã có chỉ đạo các cơ quan chức năng của bộ phối hợp với Thanh tra Chính phủ, tạo điều kiện tối đa để cơ quan Thanh tra làm việc. Khi nào có kết quả chính thức thì chúng tôi sẽ thông báo đến các cơ quan báo chí.

————-

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20161129/yeu-cau-khong-chuc-tet-thu-tuong-lanh-dao-chinh-phu/1227598.html

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

CBCNVC tố cáo ông Trần Bình Minh- TGĐ Đài THVN tham ô tham nhũng


CBCNVC tố cáo ông Trần Bình Minh- TGĐ Đài THVN tham ô tham nhũng


Tác giả: Thiều Quang Thắng (theo FB Đức Bảo Phạm)








Chúng tôi là CBCNVC thuộc Đài Truyền Hình Việt Nam, xin báo cáo đến các đồng chí về những sai phạm của UVTWĐ, Tổng Giám đốc Trần Bình Minh tại Đài THVN trong 5 năm qua về việc tham ô, tham nhũng, chỉ đạo chệch hướng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Cụ thể:


Trong nhiệm kỳ của Ông Minh 2011 – 2016, với cách điều hành trù dập, độc đoán, chỉ có tiền; Ông Minh đã gây ra hàng loạt sai phạm về điều hành kinh tế:

1. Vụ Lê Bình tham ô 3,5 tỷ khi còn làm Trưởng phòng Kinh tế thuộc ban Thời sự: C46 Bộ Công An đã 4 lần làm việc với Đài, số tiền tham nhũng cũng được thu hồi hiện đang treo ở Ban Thời sự; nhưng Trần Bình Minh bao che, không báo cáo với Lãnh Đạo Đài, Đảng Ủy Đài. Sau đó, dùng quyền uy hiếp Đảng Ủy thành lập đơn vị mới rồi bổ nhiệm Lê Bình làm giám đốc Trung Tâm tin tức VTV24. Bộ Công an biết tin đã có ý kiến không được để Lê Bình làm Bí thư Đảng Bộ VTV24 vì đã có bằng chứng về tham nhũng; nhưng Trần Bình Minh phớt lờ, vẫn cho Lê Bình làm Giám đốc và 7 tháng sau ngang nhiên bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy VTV24. Để từ đó Lê Bình thao túng VTV24 làm công cụ đánh chỗ nọ chỗ kia để lấy tiền về cho Trần Bình Minh. Cho đến khi, Trung Ương Đảng thấy nếu để cô này vẫn làm giám đốc VTV24 nữa thì căng quá, nên đã đơn phương có văn bản đề nghị Đài không cho cô Bình làm giám đốc VTV24 mà không cần tham khảo ý kiến của Đài vì biết Trần Bình Minh bênh vực cô bồ ruột của ông ta.





Đề nghị làm rõ mối quan hệ đã làm tổn hại đến Đài, dân tộc Việt Nam và trách nhiệm của ông Minh trong mối quan hệ Lê Bình-Bình Minh. Đã có bằng chứng tội phạm, đề nghị khởi tố vụ án. Chưa kể, chỉ trong thời gian năm 2015, ông ta cấp cho VTV 200 tỷ chi tiêu vô tội vạ, vi phạm nghiêm trọng về nguyên tắc tài chính, các chứng từ, hợp đồng cơ bản là giả mạo, khống để rút tiền chia nhau, cấp cho Lê Bình 5 xe hơi đời mới. Cổ súy cho cô bồ Lê Bình đi Syria làm phóng sự để cho nổi tiếng để làm cơ sở đẩy lên làm Phó Tổng giám đốc Đài; chi phí cho chuyến đi khoản 200.000 USD; phóng sự giả dối đã gây bất ổn về chính trị giữa Việt Nam với tổ chức phiến quân tự xưng IS, sau đó ông Minh còn cấp bằng khen, thưởng nóng 30 triệu cho Lê Bình (đài BBC đưa tin).

2. Vụ tham nhũng của ông Nguyễn Thành Lưu – Nguyên Tổng Biên tập tạp chí truyền hình: Ông Minh bổ nhiệm ông Lưu năm 2012, ông Lưu chạy chức này hết 500.000 USD và chỉ hơn một năm sau, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Đài THVN năm 2014 phát hiện ông Lưu đã tham nhũng 6 tỷ, nay đã nộp 3 tỷ 500 triệu, hiện số tiền đang treo ở Ban KHTC mà không biết xử lý số tiền này ra sao? Mặc dù ông Lưu đã bị cách chức, khai trừ Đảng, nhưng trách nhiệm của ông Minh ra sao? Đến nay ông Minh đã xin cho ông Lưu chuyển sang AVG để chạy tội.

3. Vụ tham nhũng tại Tạp chí Truyền hình, cô Nguyễn Thị Đào lợi dụng sóng của THVN đã tham nhũng 6 tỷ VNĐ, nay đã nộp 1,7 tỷ. Ông Minh bưng bít chuyển cô này về doanh nghiệp VTVcap để tránh bị khởi tố.

4. Do quản lý yếu kém nên dự án xây dựng tòa nhà làm việc của Đài bị đối tác nước ngoài là Sumimoto kiện, năm 2013 ông Minh đã chấp nhận trả cho đối tác khoản tiền phạt do VTV vi phạm hợp đồng là 10.000.000 USD tương đương 220 tỷ VNĐ. Khoản tiền này lấy từ ngân sách nhà nước. Không ai chịu trách nhiệm trong vụ này cả. Đề nghị làm rõ việc này, trách nhiệm của ông Minh ra sao?

5. Vụ điều hành yếu kém nên doanh nghiệp VSTV (K+), là DN liên doanh với Pháp mà VTV chiếm 51% vốn đến nay đang thua lỗ 1.950 tỷ. Chắc chắn sẽ mất vốn nhà nước ở tại doanh nghiệp này.

6. Vụ tham ô ở Trung tâm Mỹ thuật: Ông Liết làm Tổng Giám Đốc của doanh nghiệp K+ làm lỗ 1.800 tỷ, vẫn hưởng lương 100 triệu/tháng. Năm 2014 đã chạy ông Minh mất 500.000 USD về Đài. Được ông Minh o bế bất chấp làm ăn thua lỗ ở K+, đã vận động bằng được cho ông Liết vào Ban chấp hành Đảng Bộ Đài và bổ nhiệm làm Giám đốc Trung Tâm Mỹ thuật và để thu hồi vốn chạy chức này. Với cương vị mới, chỉ trong hơn một năm 2014-2015, ông Liết đã tham nhũng 2 tỷ bằng cách khai khống khối lượng, giả mạo giấy tờ trong chương trình Sasuke để rút tiền ra chia nhau; thanh toán 7 tỷ không đúng quy trình (việc này do anh Nguyễn văn Hùng là nhân viên của Trung tâm đứng chính danh đơn tố cáo với Bộ Công an, với Đài, thanh tra của Đài vào làm đã có kết luận như vậy). Trách nhiệm của ông Minh trong vụ này ra sao? Hiện nay C46 đang vào làm nhưng ông Minh đang bưng bít thông tin, chỉ đạo ông Liết gây khó khăn cho bên công an trong việc tiếp cận hồ sơ. Đề nghị làm rõ việc này.

7. Bổ nhiệm bà Thanh Thư làm Giám đốc Trung tâm thời tiết: chỉ trong một thời gian ngắn hơn 1 năm, bà Thư đã tham ô bỏ túi hơn 2 tỷ, ăn chặn tiền sản xuất của anh em; Thanh tra Đài vào kiểm tra, phát hiện sai phạm, báo cáo ra Đảng ủy Đài thì ông Minh chỉ đạo ỉm đi, xử lý nội bộ. Đến nay chỗ đó còn âm ỷ, anh em đã phản ứng tiêu cực bằng cách gây lỗi trên sóng trong chương trình thời tiết.

8. Phần lớn các dự án mua sắm thiết bị của Đài Truyền hình Việt Nam đều thông qua công ty Techcast với giá thành cao hơn 40% và quy trình đấu thầu đều có vấn đề sai phạm (Ví dụ: một camera giá thị trường là 8500 USD thì trong các hợp đồng luôn là hơn 13000 USD…)

9. Việc bán sóng cho các công ty sản xuất chương trình như ADT, BHD, Đất Việt,… đều làm thất thoát mỗi năm khoảng 1000 tỷ. Bán sóng cả kênh văn hóa, giải trí VTV3: kênh VTV3 là niềm tự hào của những người làm chương trình ở VTV, là những người đầu tiên ở Việt Nam đưa giải trí lành mạnh đến với khán giả Việt Nam; ông Minh về đã phá nát kênh VTV3, đẩy những người ở VTV3 ra thất nghiệp dưới chiêu bài xã hội hóa; thực chất là bán sóng cho tư nhân. Các chương trình giải trí chỉ phục vụ cho tầng lớp giàu có, giải trí nhí nhố, xa với người dân; trong khi đó bao nhiêu chương trình chính trị phục vụ Quốc hội, Chính phủ, Nhà nước thì không đưa. Chính vì vậy đạo đức xã hội của thanh niên xuống cấp trong thời gian qua có trách nhiệm của VTV và Tổng Giám đốc Trần Bình Minh.

Có đến 90% các chương trình giải trí trên VTV3 được đẩy ra ngoài sản xuất để chia chát nhau qua chia doanh thu quảng cáo; một chương trình giải trí trên VTV3 bình quân thu 5 tỷ; VTV 50%; đối tác 50%. Như vậy đối tác một năm đã kiếm lời trên VTV 2,5 tỷ x 365 ngày = 912 tỷ. Việc ăn chia là hoàn toàn sai chế độ tài chính kế toán, gây tiền thất thoát rất lớn do quản lý yếu kém. Trách nhiệm của ông Minh là rất lớn. Trong đó chắc chắn có sự chia lại cho ông Minh và những người có liên quan.

10. Đài Truyền hình Việt Nam trong những năm qua, sản xuất nhiều chương trình nhảm nhí nhằm mục đích kiếm tiền, chia chát, gây phẫn nộ trong dư luận và đi ngược lại chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Về nội dung: chưa bao giờ các chương trình của Đài THVN – Đài Quốc gia lại có nhiều sai sót có tính truyền thống như thời kỳ này. Lý do là sự yếu kém của ông Tổng Giám đốc trong quản lý báo chí; lúc nào cũng tự cao tự đại cho mình là người rất giỏi nhất; ai nói cũng nhảy vào chặn họng người đối thoại. Do vậy không ai đối thoại, trao đổi với ông Tổng Giám đốc nữa, dẫn đến khi một mình diễn thuyết về báo chí cả buổi hôm 21/6 đã tự khóc và thừa nhận mình cô đơn (thực chất ông Minh học về Luyện kim, mỏ ở Nga – chưa từng qua một khóa đào tạo về báo chí cách mạng). Bộ Thông tin Truyền thông đã thống kê có đến hơn 50 trường hợp sai sót có tính yếu kém về chính trị (như bản đồ không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa), yếu về văn hóa (làm khồ bằng khăn Piêu), tục tĩu trên sóng Truyền hình Quốc Gia…

11. Việc Ông Trần Bình Minh bổ nhiệm Đinh Trần Việt là cháu ruột phụ trách trung tâm tin tức VTV24 và con trai Trần Việt Hoàng làm lãnh đạo Phòng tại VTV24… Con dâu và nhiều cháu chắt trong đài Truyền hình Việt Nam gây bức xúc dư luận, sai quy trình tuyển dụng bổ nhiệm. Về nhân sự: trong nhiệm kỳ của Ông Minh, ông ta bổ nhiệm gần 200 cán bộ; trong đó việc bổ nhiệm “đúng quy trình’’nhưng đều do sự sắp đặt của ông Minh. Cụ thể:

– Bổ nhiệm ông Nguyễn Thành Lưu làm Giám đốc vào 2013 thì 2014 ông Lưu bị cách chức vì tham ô số tiền 7tỷ, hiện đã nộp 3,5 tỷ. Nay ông Minh bày cách cho ông Lưu chuyển sang AVG để né tội.

– Bỏ nhiêm ông Cao Văn Liết làm giám đốc Trung tâm Mỹ thuật của Đài trong khi ông Liết trước đó làm lỗ 1.800 tỷ tại doanh nghiệp K+ và chỉ làm giám đốc TT Mỹ thuật 2 năm, ông ta đã tham nhũng 2 tỷ, làm thất thoát 7 tỷ; hiện thanh tra Đài, C46 Bộ Công an đã vào điều tra.

– Bổ nhiệm bà Lê Bình làm Giám đốc VTV24 – Chuyển Động 2014 khi vẫn còn dính án tham nhũng 3,5 tỷ và còn là Trưởng phòng Bản tin tài chính Ban Thời sự; hồ sơ vẫn treo ở C46 Bộ Công An.

– Bổ nhiệm bà Thanh Thư làm Giám đốc Trung tâm thời tiết, thì chỉ một năm sau bà Thư dính tội ăn chặn, giả chứng từ 2 tỷ.

12. Chiếu theo nghị quyết Trung Ương 4 khóa XII, ông Minh có nhiều biểu hiện tự diễn biến tự chuyển hóa, suy thoái đạo đức.

13. Ở VTV người ta gọi ông Minh là Minh Toàn Quyền (Toàn là lái xe riêng; Quyền là Thư ký riêng), còn Lê Bình là bồ ruột không biết sợ ai vì Bình là đệm của Trần Bình Minh. Công việc giao cho các cấp phó nhưng ông ta lại vượt phó chỉ đạo trực tiếp hết; cấp phó đã chỉ đạo công việc thì ông ta chỉ đạo ngược lại, làm mất uy tín phó rồi coi cấp phó kém trình độ. Chính vì vậy mà hàng loạt sai phạm của các đơn vị cấp dưới liên tục xảy ra; vì khi Phó Tổng giám đốc chỉ đạo cơ sở thì họ nói “việc này đã báo cáo TGĐ và TGĐ chỉ đạo làm như thế này”. Chính vì vậy, các cấp phó không quản lý được các đơn vị làm cho họ luôn có sai phạm như: Phó TGĐ Nguyễn Thị Thu Hiền dính vụ tham nhũng ở tạp chí, VTV24, TT dự báo thời tiết; ông Lương Phó TGĐ dính vụ Quảng cáo, K+; ông Lam Kiết Tường Phó TGĐ dính vụ tham nhũng của cô Đào Tạp chí, vụ ông Phạm Phi Thường Giám đốc VTV Cần Thơ; ông Phó TGĐ Phạm Việt Tiến dính vụ tham nhũng lớn của ông Liết ở Trung tâm Mỹ thuật.

Trên đây là những vụ mà chúng tôi nắm được chính xác 100%, đề nghị các đồng chí cho kiểm tra; và đây cũng lý giải tại sao chỉ trong khoảng thời gian cầm quyền 5 năm, Đài không còn quỹ Phúc lợi. Thu nhập của CBCNVC xuống thấp, không còn dự phòng cho các khoản đầu tư, lý do là ông Minh và bè lũ tham nhũng ở Đài đã rút ruột hết rồi.

Rất mong các đồng chí cho kiểm tra trước khi tái bổ nhiệm ông Minh làm Tổng Giám đốc nhiệm kỳ 2016-2021.

Trân trọng!

Những cán bộ tâm huyết Đài THVN gửi đơn này.

Nguồn: FB