Hiển thị các bài đăng có nhãn đó đây. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đó đây. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

CHIẾC CHÉN KỲ DIỆU- CHÉN KHỔNG TỬ







Được nhiều người biết đến với cái tên chén “Khổng Tử”, món cổ vật quý giá của dòng họ Lê tại nhà cổ Tấn Ký, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam là một minh chứng điển hình cho sự uyên thâm, sâu sắc của người xưa.
Chén cổ bí ẩn

Đến thăm nhà cổ Tấn Ký tại số nhà 101 Nguyễn Thái Học, thành phố Hội An, ngoài lối kiến trúc cổ kính độc đáo được lưu giữ gần như trọn vẹn suốt 200 năm, điều làm nhiều du khách trầm trồ không dứt chính là bộ sưu tập chén bát, đĩa, bình cổ lên tới hàng trăm chiếc được gia đình nhà họ Lê – chủ nhà Tấn Ký trưng bày, giới thiệu. Giữa hàng trăm món cổ vật giá trị, chiếc chén “Khổng Tử” nổi bật lên như một món bảo vật quý của dòng họ. Nước men không quá đặc biệt, “tuổi đời” cũng không hẳn cao hơn những cổ vật khác, sự độc đáo của chiếc chén cổ nằm ở công năng kì lạ chưa ai giải thích được, cũng như những bài học thâm trầm theo thời gian năm tháng của người xưa.

Theo lời bà Tân Xuân, dâu đời thứ 6 của tộc Lê, món cổ vật quý của gia đình được cụ tổ sưu tầm được từ hơn 200 trước. Trước khi được một chuyên gia về đồ cổ của Nhật giúp xác định niên đại và tìm hiểu lai lịch, chiếc chén nhỏ được gia đình gọi là chén “tám phần” hay chén không đầy. Cái tên đơn giản, nhưng bật lên được sự độc đáo lạ kì ẩn chứa đằng sau vật quý.

Thoạt trông, chiếc chén cũng giống như những chiếc chén uống trà, uống rượu thông thường khác, chỉ lạ hơn chút xíu ở bức tượng hình ông tiên nhô lên giữa lòng chén. Ngay dưới chân ông tiên là một lỗ thoát nước nhỏ thông với đáy chén phía ngoài. Đây cũng là nơi cất giấu những mấu chốt của bí mật, là nguồn gốc cho những điều thêu dệt kì bí về những bí mật ẩn giấu đằng sau chiếc chén cổ của người xưa.

Chiếc chén “Khổng Tử” rót nước mãi mà vẫn không đầy



Chiếc chén “Khổng Tử” kỳ lạ rót nước không đầy.

Trước cái nhìn ngạc nhiên pha lẫn nghi ngờ của chúng tôi, bà Tân Xuân quyết định lấy chiếc chén ra “biểu diễn”, một việc rất hiếm khi xảy ra bởi gia đình chỉ đem chén “Khổng Tử” ra trong những dịp đặc biệt. Vừa từ từ rót nước vào chén, bà Xuân vừa giải thích: “Chén có tên là chén tám phần bởi nó chỉ chấp nhận… 8 phần nước, rót nhiều hơn chút là nó đổ đi ngay”. Mực nước lên đến 8 phần chén, ngập khoảng đến cổ ông tiên, bà dừng lại, nước vẫn được giữ trong chén bình thường. Nhưng, khi bà Xuân vừa nghiêng tay châm thêm chút xíu, như có phép lạ, nước trong chén ồ ạt chảy ra ngoài qua cái lỗ nhỏ dưới chân bức tượng. Thoáng chốc, cái chén đã rỗng không.

Chiếc chén “Khổng Tử” rót nước mãi mà vẫn không đầy

Điều nhiều người thắc mắc là, tại sao cũng cái lỗ đấy mà khi đổ “tám phần” nước vào mà nước không chảy, nhưng chỉ thêm chừng “nửa phần” nữa là nước bị chảy đi, mà chảy đi bằng hết, làm chén rỗng không chứ không phải chảy một phần nhỏ bằng với lượng nước châm thêm vào?

Lời dạy của cao nhân

Theo những lời giới thiệu của gia đình họ Lê với du khách xa gần, chiếc chén quý của gia đình có nguồn gốc từ Trung Hoa, do cụ tổ mua được từ những thương nhân bên đó sang buôn bán. Đây là món đồ gắn liền với vị triết gia nổi tiếng “Khổng Tử”. Tương truyền, trong một lần đi qua sa mạc, “Khổng Tử” vừa đói vừa khát tưởng chừng sắp chết. May mắn thay, ông gặp một ông lão và được dẫn tới một ao nước, cho một cái chén để múc nước uống. Đương lúc khát khô, “Khổng Tử” xuống múc một chén nước đầy nhưng vừa đưa đến miệng thì nước chảy sạch đi không còn giọt nào. Sau vài lần như thế, ông hiểu ra rằng muốn uống được nước thì chỉ múc lưng chừng. Về sau, “Khổng Tử” hình thành nên thuyết Trung dung, chủ trương con người phải biết kiềm chế hành vi, giữ mình ở trạng thái trung hòa, không thái quá. Nội dung thuyết này khá khó hiểu với người đời, nên các môn đệ của ông đã làm ra chiếc chén không đầy như trên để người đời dễ hiểu và làm theo.

Giữ mình vừa phải, tránh sa vào những suy nghĩ thái quá, cực đoan mà dẫn tới những điều không hay, những hành động không đúng mực… là bài học thâm trầm được người xưa khéo gửi gắm trong chiếc chén cổ. Có ít, vừa phải thì đủ để tận hưởng, nhưng tham lam quá thì lắm khi lại trở về con số 0, như dòng nước trôi tuột đi không cảm xúc. Theo một chuyên gia Nhật Bản được gia đình họ Lê nhờ xác định niên đại, chiếc chén “Khổng Tử” có từ 550-600 năm về trước. Như vậy là từng ấy thời gian, những bài học uyên thâm đó lặng lẽ đi cùng năm tháng, trải qua bao luân lạc thăng trầm cùng chiếc chén rồi đến tay và nằm yên vị trong những món đồ gia bảo của một tộc họ lâu đời bên bến sông Hoài.

Nguồn : http://www.dauxua.com/

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

“Truyền nhân” của Vanga – cô bé 7 tuổi với lời tiên đoán…




Tác giả: Thanh Mai (tổng hợp)


Kaede Uber, cô bé được mệnh danh là hậu duệ của Vanga đã đưa ra những lời tiên tri khủng khiếp cho tương lai của thế giới.

Cô bé Kaede Uber có khả năng nhìn thấy tương lai và giao tiếp với người ngoài hành tinh, được cho là hậu duệ và người kế tục của nhà tiên tri mù Vanga, người từng sống ẩn dật ở vùng hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bulgari.

Nhà tiên tri mù Baba Vanga nổi tiểng thế giới có tên gọi đầy đủ là Vangelia Pandeva Dimitrova. Trước khi qua đời vào năm 1996, bà Vanga trăn trối rằng vài năm sau khi bà mất, sẽ có một cô bé – người kế tục với khả năng tiên tri đặc biệt như bà được sinh ra ở châu Âu vào đúng thời điểm nhiều biến cố lớn trên thế giới xảy ra.

Phải đến tận năm 2009, mọi người mới nhớ ra lời trăn trối của Vanga sau khi một tờ báo Pháp đăng bài ngắn nói về Kaede Uber về khả năng tiên tri của cô bé.

Ban đầu không ai tin vào khả năng đặc biệt của cô. Sau đó các nhà khoa học và các nhà ngoại cảm đã liên tục kiểm tra và thử thách để chắc chắn về khả năng tiên tri của Uber. Lời trăn trối của bà Vanga đã được xác nhận.

Năm 2011, cô bé 7 tuổi đã thu hút sự chú ý của dư luận với khả năng tiên tri và chữa bệnh của mình. Cô càng ngày càng có nhiều đặc điểm giống nhà tiên tri mù Vanga. Khi thị lực của cô kém dần đi, cùng với những cử chỉ rất giống bà.

Uber có khả năng “nhìn thấy tương lai và giao tiếp với người ngoài hành tinh”.


Những tiên đoán chính xác của Uber

– Trong một chương trình do truyền hình của Nga, Uber đã dự đoán được rằng thị trường tài chính thế giới sẽ lao vào cơn khủng hoảng trầm trọng vào năm 2008.

– Trong thời gian diễn ra bầu cử Tổng thống ở Nga, hai phóng viên truyền hình đã đưa cho Uber xem hình ảnh các ứng cử viên Tổng thống. Cô bé đã chỉ vào một tấm hình của Putin. Lời tiên đoán của cô trở thành sự thật.

Chúng ta đều đã thấy rõ được những sự kiện mà Uber tiên đoán đã trở thành sự thật.

Tuy nhiên, khi những thông tin về Uber chính thức được xác nhận thì cô bé và gia đình bắt đầu bị theo dõi, không được sống yên ổn, họ đột nhiên biến mất trong suốt 5 năm liền. Nhiều tin đồn thậm chí còn cho rằng cô bé đã chết.

Cho đến tận tháng 1 đầu năm nay, cô bé Uber mới xuất hiện trên sóng truyền hình và đưa ra những dự đoán tiếp theo của mình.

“Nếu tình trạng tấn công khủng bố tiếp tục tràn lan ở châu Âu, cùng với đó là việc không tìm ra lời giải cho bài toán nhập cư, cả thế giới có thể sẽ gặp nguy hiểm”, Kaede Uber tiên đoán.

Ban đầu dư luận không mấy để tâm tới lời tiên tri của của Uber, cho đến khi nhìn nhận lại vấn đề từ vụ khủng bố xảy ra ở Bỉ cuối tháng 3 và mới nhất là vụ tấn công ở Nice, Pháp giữa tháng 7.

Cùng với phát ngôn gần đây nhất của tổng thống Nga Putin. Ông cho rằng, cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn ở châu Âu là nhổ tận gốc chủ nghĩa khủng bố trong khi vẫn duy trì chủ quyền lãnh thổ của những quốc gia đang bị ảnh hưởng bởi khủng bố và dừng ngay mọi hành động đơn phương.

“Nếu chúng ta hành động một cách đơn phương và tranh cãi về những nguyên tắc kiểu như dân chủ cho những khu vực trên, nó sẽ còn đẩy chúng ta tới một ngõ cụt nghiêm trọng hơn” – ông Putin kết luận.

Và “Không một quốc gia châu Âu nào có thể tự mình đối phó (với cuộc khủng hoảng người tị nạn) và cũng không một quốc gia nào có thể chối từ trách nhiệm của mình” – ông nhấn mạnh.

Uber cũng có những cử chỉ rất giống bà Vanga như ánh mắt hay cách chỉ tay.


Giống như lời tiên tri của cô bé Uber từ tháng Một năm nay, phát ngôn của ông Putin cho thấy tình trạng chủ nghĩa khủng bố tiếp tục tràn lan khắp châu Âu kéo theo cuộc khủng hoảng người tị nạn. Mặc dù đưa ra được nguyên nhân nhưng chưa có giải pháp nào giải quyết đứt bài toán nạn nhập cư này.

Cho thấy rằng lời tiên tri của cô bé chính xác hoàn toàn.

Mới đây, Uber lại tái xuất trên sóng truyền hình NV để trả lời 15 câu hỏi quan trọng nhất về nhiều vấn đề đang khiến thế giới quan tâm, đặc biệt về nạn khủng bố hoành hành.

“Rất nhiều người sẽ bị sát hại và máu sẽ đổ xuống rất nhiều” lời tiên đoán của Kaede Uber khiến mọi người lo lắng và hoang mang, thế giới sẽ trải qua một nỗi kinh hoàng mới và Mỹ có thể sẽ là nơi phải hứng chịu một cuộc khủng bố đẫm máu. Cô bé khẳng định: “Tai họa sẽ ập đến trong 4 tháng nữa”.

————

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/truyen-nhan-cua-vanga–co-be-7-tuoi-voi-loi-tien-doan-3320857/

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

BÍ ẨN NHỮNG NGÔI MIẾU THỜ VEN ĐƯỜNG





XUẤT XỨ RÙNG RỢN

Hầu như dọc các tuyến đường bộ, đường trên khắp đất nước, nơi nào cũng có những ngôi miếu nhỏ. Bình thường, ít ai chú ý đến những ngôi miếu nhỏ xíu, cất đơn sơ, nằm khiêm tốn bên vệ đường hoặc bờ sông, mép rạch. Thế nhưng thử hỏi thăm lai lịch những ngôi miếu ấy, khi nghe kể xong, chắc chắc ai cũng phải rùng mình. Ngoại trừ một số tín đồ tôn giáo xây miếu trước cửa nhà đề thờ thổ thần, còn lại, hầu hết những nơi khác, người ta cất miếu để nhang khói cho những người chết oan, chết thảm khốc giữa đường. Vì vậy những ngôi miếu ấy được gọi lả “miếu oan hồn”, “miếu cô hồn” hoặc “miếu vong hồn”.
Những cái chết rùng rợn, chết oan giữa đường chiếm số ít là do ngã bệnh, đột quị, số đông còn lại thuộc về tai nạn giao thông. Mà đã chết tại chỗ do tai nạn giao thông thì hiếm có cái chết “hiền”. Chuyện nạn nhân bị phanh thây, tay một nơi, đầu một nẻo đã ám ảnh tâm trí những cư dân sống ven quốc lộ thường xuyên. Có lẽ do chứng kiến và bị ám ảnh những cái chết thảm khốc ấy, người ta thường thấy ma, quỉ. Và khi có người bị ma nhát, quỉ ghẹo, những nơi ấy, người ta lập ngay miếu thờ. Về mặt tâm linh, người ta cho rằng những ngôi miếu ấy sẽ giúp vong hồn người chết sẽ được siêu thoát, không quấy rầy người sống. Về mặt xã hội, những cái miếu ấy xem như “biển báo” cho những người điều khiển xe trên đường biết rằng “nơi đây thường xảy ra tai nạn chết người rùng rợn”.

Tại cây số thứ 25, Bàu Cỏ, xã Tân Hung, huyện Tân Châu, Tây Ninh có một ngôi miếu nhỏ. Theo lời người dân nơi đây kể lại, cái chết đầu tiên xảy ra nơi đây vào nằm 1975 là một cô gái. Thời điểm đó, con đường này chưa tráng nhựa, nhà cửa thưa thớt. Đó là con đường của cánh xe “be” tải gỗ đại thụ nặng hàng chục tấn từ rừng già Campuchia về. Hàng đêm từng đoàn xe “be” chạy rung rinh mặt đất cho đến sáng. Để trốn thuế kiểm lâm đặt chốt tại Tân Trung, mỗi đoàn xe chỉ mở đèn chiếc đầu tiên và chiếc cuối cùng. Những chiếc chạy giữa chỉ mở đèn gầm.
Một buổi sáng sớm, người dân địa phương rúng động khi phát hiện xác chết của một cô gái nát bấy nằm giữa đường. Có lẽ, tai nạn xảy ra từ lúc nửa đêm và từng chiếc xe nằng hàng chục tấn cứ liên tiếp nghiền xác cô gái cho đến khi phát hiện. Người dân địa phương phải nhặt từng mẩu xương và chút thịt vương vãi lẫn với đất cát để mai táng. Không hiểu vì sao, cái đầu cô gái còn nguyên vẹn nằm lăn lốc trong một vạt cỏ hôi cao quá đầu người.

Bẳng một thời gian, đêm nọ, bà Hai là người mẹ chiến sỹ đã từng bám trụ vùng đất cách mạng từ thưở kháng chiến đến lúc đất nước thống nhất, có chuyện cần phải đi ngang qua nơi xảy ra tai nạn vào ban đêm. Bỗng nhiên bà trông thấy một mái tóc đen, dài xõa xuống từ ngọn cây xay xuống đến mặt đường. Bà không thuộc loại yếu bóng vía nên bình tĩnh bước đến gần để xem đó là chuyện gì. Qua ánh sáng nhập nhoạng của ánh trăng non bà trông thấy một cái đầu không có thân hình. Cái đầu mang gương mặt đầy máu đang lơ lửng trên cành cây xay đang nhe răng cười. Bà quét lia ánh đèn bình ac quy soi vào thẳng gương mặt kia. Ngay lập tức gương mặt biến mất. Không tin dị đoan, bà quay trở về nhà báo với Chính quyền Cách mạng Lâm Thời rồi xách súng AR15 huy động mấy đứa con đang là du lích xã ra bao vây khu vực đó. Bà nghĩ một phần tử nào đó đang mượn chuyện ma quỉ nhát bà với mục đích quấy rối trị an. Thế nhưng lùng sục suốt đêm vẫn chẳng thấy dấu vết gì. Ngày hôm sau, chính anh con trai út của bà đi ngang chổ cây xay lại bị “ai đó” nắm tóc giật. Anh ngước nhìn lên và trông thấy những gì hôm qua mẹ anh trông thấy.
Một tháng sau, người con rể thứ năm của bà Hai sử dụng chiếc xe hon da 67 đi công việc. Khoảng 12 giờ trưa, anh về đến ngỏ nhưng không quẹo vào mà đâm thẳng vào gốc cây xay chấn thương sọ. Khi người nhà chạy ra sơ cứu, mặc cho mồm, khóe mắt lẫn lỗ tai ứa máu, anh vẫn cố thều thào nói đứt quãng: “Nó ở trên cây xay…”. Chỉ nói có vậy, anh tắt thở.
Sau này, rất nhiều người dân đi ngang qua đó vào ban đêm hoặc trưa vắng thỉnh thoảng lại thấy cái đầu có mái tóc dài lơ lửng trên ngọn cây xay. Sự việc được báo cáo về Công an huyện. Lúc đó, ông Sáu M. là trưởng Công an huyện đã ghi nhận sự việc vào sổ tay để đặc biệt quan tâm theo dõi hiện tượng nhưng không có kết luận.

Người dân đã tự nguyện đem cây, lá đến gốc cây xay lẳng lặng cất ngôi miểu nhỏ đốt nhang khấn vái, cầu xin cô gái đừng quấy phá để họ yên tâm đi thăm đồng khuya sớm. Từ đó, cái đầu không còn thấy xuất hiện nữa. Cho đến tận bây giờ, khi con đường đã được tráng nhựa khang trang, rộng rãi, thoáng đãng nhưng thỉnh thoảng nơi đó vẫn xảy ra tai nạn giao thông.

Ven quốc lộ I A đoạn Bình Thuận có ngôi miếu được người dân cho là thờ Hông Hài Nhi. Cánh tài xế Bắc Nam truyền miệng nhau rằng, đó là ngôi miếu linh thiêng nhất tuyến đường vạn lý này. Và bất cứ tài xế nào đi ngang qua đều phải nhấn còi chào “cậu”. Họ kể rằng, cách nay khoảng 20 năm, mẹ con người ăn xin đi bộ dọc từ miền Trung hướng về Sài Gòn, khi đến đoạn đường này thì quá nửa đêm. Hai mẹ con chui vào sau một tảng đá ngủ chờ sáng đi tiếp. Gần sáng, khi mẹ còn ngủ đứa bé chỉ mới 5 tuổi đi ra đường và bị một chiếc xe tải cán chết. Sáng dậy, bà mẹ vùi tạm xác đứa con sau tảng đá rồi tiếp tục hành trình. Từ đó, cánh tài xế đi đêm ngang đoạn đường này thường trông thấy bất ngờ một đứa bé đứng giữa đường ngay trước mũi xe. Phãn xạ tự nhiên, họ thắng thật gấp thế là xe lật nghiêng. Hầu hết những vụ tai nạn giao thông xảy ra nơi đây, khi tài xế thoát chết đều khẳng định đã lâm vào tình huống y như vậy. Ông Chiêu, cư ngụ ở xã Khánh Hậu, Long An, có thâm niên 40 năm lái xe, nay đã giải nghệ kể, chính ông đã từng “vướng tay lái” một lần tại đoạn miếu “cậu Hồng Hài Nhi”. Lần đó ông chở trái cây từ Tiền Giang ra cửa khẩu Móng Cái. Trên xe ngoài ông còn 1 lái phụ và bà chủ hàng. Xe đang ngon trớn với tốc độ khoảng 80 km/giờ. Chợt lái phụ hét: “Có đứa con nít nhà ai đứng đón xe kìa”. Ông nhìn theo ánh đèn pha dài ra phía trước nhưng chẳng thấy gì cả. Đột nhiên, ngay trước đầu xe khoảng 5 mét, ông chợt thấy một đứa bé trần truồng đứng giữa đường. Bà chủ hàng thét hoảng: “Coi chừng con nít!”. Ông đạp thắng sát sàn xe. Chiếc xe bị thắng đột ngột quay ngang rồi lộn 2 vòng. Giây phút kinh hoàng trôi qua, ông chui ra khỏi chiếc xe bẹp dúm để quan sát xem đứa bé có bị chiếc xe cán trúng không. Không có đứa bé nào cả. Bà chủ lẫn anh phụ xế cũng thoát chết nhưng bị xây xát, máu me đầy người đã cùng ông dùng đèn pin rọi nát mặt đất vẫn không thấy đứa bé nào cả. Qua cánh tài xế dừng xe chia buồn, ông mới hay đoạn đường này có ngôi miếu của “cậu”. Đến sáng, bà chủ hàng kinh sợ bỏ tiền nhờ người xây sửa ngôi miếu bằng cây đã mục thành ngôi miếu xi măng. Từ đó, ông bắt chước cánh tài xế khác, cứ đến đoạn đường này là bóp còi “chào”. Những chuyến hàng đi ngang miếu “cậu” nhằm ngày mùng 1 hoặc 15 âm lịch, ông đều dừng xe đốt nén nhang van vái “cậu” độ trì tay lái.

Đoạn đường kinh hoàng thứ hai đối với cánh tài xế Nam Bắc là cung đường cũ qua đèo Hải Vân. Cung đường dài 25 km này có hơn 42 ngôi miếu. Theo anh Dũng, cư dân địa phương cho biết: “Con số 42 là bề nỗi. Nếu tính luôn những ngôi miếu đã mục nát tự hủy thì có hơn 60 cái. Một số miếu không còn tồn tại nhưng người ta vẫn cứ thắp nhang dưới các gốc cây ven đường”.

Mỗi ngôi miếu ở đây đều gắn liền đến “sự tích” của ít nhất 10 vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Ngôi miếu ở cung đường cuối trước đi lên đỉnh đèo là nơi xảy ra vụ đổ xe vận tải hành khách làm chết 50 người vào năm 1998. Chiêc xe chở hành khách từ tp, *** đi Hà Nội đang rặn ga bò chậm rãi lên đỉnh đèo. Bất ngờ từ phía ngược chiều, nơi đầu khúc cua, một chiếc xe tải xuất hiện lao nhanh xuống. Chiếc xe tải đã mất thắng. Ông Hải – Tài xế xe khách, cư ngụ ở phường I, quận 8, tp. HCM chỉ còn biết nép xe ven mép thung lũng sâu hun hút nhắm mắt chờ đợi thảm họa. Bị chiếc xe tải lao thẳng vào, chiếc xe khách văng ra khỏi thanh chắn bảo vệ và lao vụt xuống thung lũng. Không ai còn sống, chỉ mỗi người tài xế vướng người vào một nhánh cây nhô ra lưng chừng thung lũng. Người tài xế ôm nhánh cây chịu trận suốt một ngày mới được những người cứu hộ tìm thấy. Người tài xế bị khủng hoảnh tinh thần, suốt ngày lơ ngơ như người đã mất hồn. Hơn 10 năm sau ông mới quên được thảm họa và trở lại bình thường nhưng vẫn chưa đủ can đảm đặt tay vào vô lăng.





BÍ ẨN NHỮNG NGÔI MIẾU THỜ VEN ĐƯỜNG | Truyen Ma Co That
BÍ ẨN NHỮNG NGÔI MIẾU THỜ VEN ĐƯỜNG
TRUYENMACOTHAT.NET

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

*** Mèo mẹ 5 lần nhảy vào lửa để cứu con .












Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và vĩ đại nhất trên đời này . Người mẹ nào cũng sẵn sàng hy sinh vì con của mình , ngay cả trong loài vật cũng vậy . Nhưng hy sinh cho con đến mức 5 lần nhảy vào lửa để cứu con thì có lẽ nhiều con người còn thua con mèo mẹ can đảm tuyệt vời này .


Câu chuyện xảy ra vào ngày 30-03-1996 , đội cứu hỏa của thành phố Brooklyn , New York , được gọi đến để chữa lửa cho 1 tòa nhà bỏ hoang . Đây vốn là 1 nhà kho chứa hàng nhưng đã nhiều tháng không được sử dụng . Trong lúc đang chữa lửa , ông David Gianelli để ý thấy có 1 con mèo hoang cứ chạy ra chạy vào mấy lần , băng qua đám lửa đỏ để xông vào bên trong . Mới đầu ông không quan tâm lắm , nhưng khi thấy con mèo chạy vào đám lửa đến lần thứ 4 thì ông rất ngạc nhiên .

Khi đám lửa được dập tắt gần hết , ông lại thấy con mèo chạy vào lần nữa , lần này ông để ý theo dõi thì khi thấy nó chạy ra , miệng có ngậm 1 chú mèo con .

Ông Gianelli tò mò đi theo thì thấy con mèo mẹ đã cứu được cả đàn 5 con mèo con ra , nhưng bản thân nó thì bị thương trầm trọng . 2 mí mắt mèo bị cháy dính chặt vào nhau khiến cho nó không còn thấy đường , lông mặt của nó hoàn toàn cháy rụi , 1 chân bị bỏng nặng chảy máu không ngừng , và khắp mình bị cháy loang lổ , đen thui , khét lẹt . Con mèo mẹ dù không còn nhìn thấy , vẫn cố gắng dụi mũi vào từng đứa con , để biết chắc là tất cả còn sống , rồi nó không gượng được nữa , ngã gục xuống .

Ông Gianelli thấy vậy thì vô cùng xúc động . Ông vội báo lại cho cấp trên rồi cởi áo ra bọc cả 6 mẹ con mèo vào , vội vàng đem ra xe chở đến bệnh viện thú y gần đó nhất .

Thương thế của mèo mẹ nặng đến nỗi thú y cũng không chắc có cứu được không . Nhân viên trực hôm đó nói rằng họ chưa từng thấy 1 con mèo nào bị cháy bỏng nặng như thế , vậy mà nó vẫn không ngần ngại liên tiếp xông vào lửa để cứu bằng được tất cả con của mình ra , thật là 1 điều kỳ diệu . Mèo mẹ đau đớn nằm gục đó , nhưng mỗi lần nó nghe tiếng mèo con kêu meo meo , là nó lại gắng gượng ngồi dậy và dũi dũi mũi để tìm con !

Thú y nói với ông Gianelli là để cứu 6 mẹ con mèo hoang này thì phải chữa trị rất công phu và hàng tháng trời , số tiền sẽ lên đến 10 mấy ngàn đô , nếu không có tiền trả thì họ sẽ đành phải chích thuốc cho chúng ngủ luôn không thức dậy nữa để không đau đớn . Ông Gianelli năn nỉ bác sĩ hãy dùng mọi cách để cứu mèo , tiền bạc ông sẽ lo . Ông gọi điện thoại về báo cho đội cứu hỏa thì ai cũng hăng hái nói sẵn sàng đóng góp để cứu mèo .

Nhưng rồi ông Gianelli và đồng đội đã không phải bỏ ra đồng nào , vì khi câu chuyện cảm động về tình mẫu tử này được đưa lên báo , đã khiến cho cả nước Mỹ xúc động . Bệnh viện thú y Northshore Animal League ( Viện Thú Y Bể Bắc ) đã nhận được hơn 7000 lá thư hỏi thăm và chúc sức khỏe cho mèo , cùng hàng chục ngàn đô la tiền quyên góp để trả viện phí .

Cuối cùng mèo mẹ và 4 trong 5 con mèo con đã được cứu sống . Chú mèo bé nhất không cứu được vì bị nhiễm trùng quá nặng . Mèo mẹ được đặt tên là Scarlett và sau đó đã được bà Karen Wellen nhận nuôi . Bà Karen bị tai nạn giao thông và bị thương tật nhưng may mắn không chết , nên bà quyết định nhận nuôi những thú vật nào cũng bị thương tật như bà . Mèo mẹ Scarlett đã sống yên ổn , hạnh phúc với bà cho đến khi qua đời vào năm 2008 , được 13 tuổi ( Thông thường mèo sống đến 15 tuổi là thọ lắm ) . 4 con mèo con được chia ra làm 2 nhóm và cũng được 2 gia đình nhận nuôi .

Để tưởng nhớ và vinh danh tình mẫu tử tuyệt vời của mèo mẹ Scarlett , bệnh viện thú y Northshore đã đặt ra 1 giải thưởng đặc biệt dành cho những con vật can đảm , hy sinh thân mình để cứu người hoặc cứu các con vật khác . Giải thưởng này được đặt tên là Giải Thưởng Scarlett và được trao tặng hàng năm .

Một con mèo hoang mà còn biết thương con , hy sinh vì con vô bờ bến như vậy , thì thấy thật buồn thay cho 1 số bà mẹ là con người mà lại sẵn sàng vứt bỏ , đánh đập , ngược đãi con mình . Ở VN , nạn phá thai đang tăng nhanh 1 cách đáng sợ , và VN đang trở thành quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới . Đây là 1 điều rất đáng xấu hổ !

Mong rằng các bạn gái , các bà mẹ VN , khi đọc câu chuyện này sẽ suy nghĩ và thấy xúc động thật sự , để sau này không làm những điều có hại cho những đứa con bé nhỏ của mình , cho dù chúng đã chào đời hay chưa .

Tình mẫu tử là thiêng liêng và vĩ đại nhất , mà không phải ai cũng may mắn có được , xin hãy luôn gìn giữ và trân trọng .

Ngoc Nhi Nguyen

https://en.wikipedia.org/wiki/Scarlett_(cat)

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Người đàn ông chôn 10 nghìn hài nhi và có quyết định khiến triệu người ngưỡng mộ





Cuộc sống đối với mỗi người chúng ta đều có những ý nghĩa thi vị khác nhau, nhưng có rất ít người có được tinh thần hoàn toàn vô tư, vị tha, tôn trọng mỗi một sinh mệnh khác. Tại thành phố biển Nha Trang, Khánh Hòa có một người đàn ông được nhiều người biết đến và kính trọng mỗi khi nhắc tên, đó là ông Phúc. Trong vòng 15 năm qua, ông Phúc đã giải cứu hơn 100 trẻ sơ sinh.

Tất cả câu chuyện bắt đầu vào năm 2001, khi đó vợ của ông Phúc vừa mới có thai. Ông đi cùng vợ vào bệnh viện để kiểm tra tình trạng thai nhi. Tại đây ông thấy có rất nhiều phụ nữ mang thai cũng ra vào bệnh viện, nhưng họ lại không đi đến phòng kiểm tra, thay vào đó họ lại chọn đi theo một hướng khác.



Sau nhiều lần chứng kiến cảnh tượng như vậy, ông Phúc mới hiểu được chính tại nơi những sinh mệnh nhỏ bé sắp chào đời cũng lại chính là nơi kết thúc rất nhiều sinh mệnh còn chưa có cơ hội được chào đời. Nhiều phụ nữ đã lỡ mang thai vì đủ mọi lý do, người do không kế hoạch hoá, người thì không sử dụng phương pháp tránh thai, những cô gái trẻ vì thiếu hiểu biết hay nhẹ dạ cả tin nên chót mang thai và không muốn ai biết… Tất cả họ đều không còn cách lựa chọn nào khác nên đành phải phá thai. Thậm chí có những cô gái đã mang thai vào thời kỳ giữa của thai kỳ, thai nhi lúc này đã thành hình và khá lớn, họ cũng biết rằng việc phá thai sẽ gây ra một nguy hiểm rất cao, nhưng vẫn quyết chọn phá thai…

Việc những sinh linh đáng thương này không thể nào đến được thế gian này đã khiến cho ông Phúc cảm thấy vô cùng xót thương và đau lòng. Vì vậy ông đã quyết định mình phải làm một điều gì đó cho những đứa trẻ tội nghiệp này. Ông Phúc đã đi hỏi bệnh viện rằng liệu mình có thể mang đi những bào thai đã bị phá rồi không? Dưới sự thành tâm mãnh liệt của ông, bệnh viện cuối cùng đã đồng ý.



Ông Phúc vốn chỉ là một thợ xây dựng vì vậy ông đã dành hết số tiền tiết kiệm ít ỏi của mình để mua một mảnh đất nhỏ. Sau đó chôn cất những bào thai sinh linh bé nhỏ ở đây. Bạn đầu vợ của ông còn nghĩ rằng có lẽ ông có vấn đề rồi, nhưng ông vẫn kiên quyết thực hiện kế hoạch này. Ông hy vọng thông qua hành động này khiến cho những sinh mệnh bé nhỏ này cảm nhận được sự tôn trọng cơ bản. Công việc tưởng chừng bình dị đó kéo dài cho đến nay đã được 15 năm, ông Phúc cũng đã chôn cất ở đây tới hơn 10.000 sinh linh… Quả là một con số khổng lồ!



Kể từ khi chôn cất những sinh linh tội nghiệp này ở đây, ông vẫn luôn nhen nhóm một ước mơ rằng mình không chỉ giúp những đứa trẻ chưa được ra đời có một nơi an nghỉ tốt lành mà còn có thể cứu chúng trước khi chúng bị phá đi. Nghĩa trang này không chỉ là nơi để tưởng nhớ hay hoài niệm, mà ông còn hy vọng nơi này có thể chạm được vào sâu trong tâm những bà mẹ mang thai, khiến họ thay đổi quyết định phá thai.



Danh tiếng về tấm lòng nhân ái của ông đã dần dần được mọi người truyền đi, bắt đầu có một số bà mẹ trẻ chưa kết hôn hoặc phụ nữ mang thai tìm đến ông để nhờ giúp đỡ, hy vọng ông có thể cứu sống những sinh linh nằm trong bụng họ. Ông Phúc rốt cuộc đã đồng ý nguyện vọng của họ, ông đột nhiên từ một người giữ vai trò chăm sóc nghĩa trang trở thành một người cha nuôi dưỡng những đứa trẻ mồ côi. Ông đã một mình nuôi dưỡng những đứa trẻ bị bỏ đi này và chờ đợi hy vọng rằng sẽ có một ngày những người mẹ này sau khi có công việc ổn định hay đã bình ổn về cuộc sống sẽ thay đổi cách nghĩ mà quay trở lại đón nhận con mình.





Nơi này cũng đang từ một nghĩa địa dần dần trở thành một trung tâm chăm sóc giáo dục đặc biệt, quy mô lên tới hơn 100 em. Đôi khi vì có quá nhiều trẻ em, ông Phúc không thể nhớ nổi nên ông đã đặt tên cho các cô bé bé cậu bé với cái tên như Vinh, Tâm… tiếp theo đó là tên họ của mẹ chúng.



Nuôi dưỡng bao nhiêu trẻ em như vậy là một nhiệm vụ rất khó khăn, nhưng ông vẫn luôn lạc quan, vui vẻ. Những đứa trẻ này đối với ông mà nói không chỉ là một sự nuôi dưỡng tạm bợ, ngược lại càng giống như nuôi dưỡng chính máu mủ của mình. Ông thà để bản thân mình phải chết đói còn hơn nhìn thấy một người mẹ vì không có khả năng nuôi dưỡng đứa trẻ mà từ bỏ chúng đi.



Có người từng hỏi ông rằng liệu ông sẽ có thể duy trì như vậy đến khi nào? Ông đã trả lời: “Tôi sẽ tiếp tục hành động này cho đến hơi thở cuối cùng. Tôi hy vọng sau khi tôi đi con của tôi sẽ tiếp tục nuôi dưỡng và giúp đỡ những trẻ em khác.”Đối với 100 đứa trẻ này mà nói ông Phúc như một người cha thân yêu nhất của chúng, đồng thời ông cũng là một người cha đáng kính nhất trên thế giới.





Hành động của ông Phúc không chỉ thay đổi cuộc sống của những đứa trẻ này, tinh thần và tấm lòng lương thiện từ bi của ông đã thật sự ảnh hưởng tới rất nhiều người. Trong vài năm qua đã có khá nhiều trại trẻ mồ côi tư nhân cũng đã được thiết lập và thu nhận nhiều trẻ em cơ nhỡ không nơi nương tựa. Sự tôn trọng của ông đối với các sinh linh bé nhỏ này thật đáng để chúng ta ngưỡng mộ và học hỏi nhiều điều! Nếu thế giới này ai cũng có được tấm lòng vị tha, yêu thương giúp đỡ người khác như ông thì quả thật là một điều tuyệt vời.

Xem thêm: Địa chỉ và số điện thoại của chú Tống Phước Phúc

Bạch Mỹ – Daikynguyenvn

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Phát hiện người đàn ông sống bình thường mà hầu như không có não

 



GenK

  

Bí ẩn về việc con người chỉ thực sự sử dụng 10% não bộ và có những khả năng đặc biệt khi kích hoạt 100% đã được giải đáp. Lý thuyết này hoàn toàn sai, vì các nhà khoa học đã chứng minh rằng con người luôn sử dụng 100% não bộ. Mỗi một khu vực đều có chức năng riêng và vô cùng quan trọng.

Thế nhưng một người đàn ông tại Pháp có thể sống và hoạt động bình thường trong khi bị tổn thương tới 90% bộ não. Sự việc này đã thách thức sự hiểu biết và những nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học, về sự thật có phải chúng ta đang chỉ sử dụng 10% của bộ não hay không?

Người đàn ông 44 tuổi tại Pháp được giấu tên cho biết ông vẫn có một cuộc sống hoàn toàn bình thường. Chỉ đến một hôm, ông đến khám bác sĩ vì cảm thấy chân trái của ông có vấn đề.

Sau khi tiến hành các công đoạn kiểm tra thông thường, ông được đưa đi chụp X-quang để kiểm tra chức năng của não bộ. Các bác sĩ sau khi nhìn kết quả đã vô cùng kinh ngạc.


 

Bên trong hộp sọ của người đàn ông này chứa đầy chất lỏng, chỉ có một lớp mỏng mô não ở bên ngoài. Các phần bên trong của bộ não gần như là không còn lại chút gì.

Các bác sĩ cho biết phần lớn bộ não của ông đã bị ăn mòn do sự tích tụ của chất lỏng bên trong suốt 30 năm qua. Căn bệnh kỳ lạ này được biết đến với cái tên "não úng thủy".

Tuy nhiên điều đáng nói là người đàn ông này không gặp phải bất kỳ vấn đề nào về hoạt động cũng như cả tinh thần. Mặc dù qua bài kiểm tra IQ ông chỉ đạt 75 điểm, nhưng ông vẫn rất minh mẫn.

Thậm chí ông còn hoàn thành khá tốt công việc của mình như một công chức. Ông cũng đã lấy vợ và có 2 người con. Cuộc sống của ông không khác gì một người bình thường.

Có phải con người chỉ cần tới 10% não bộ?

Sự thật về người đàn ông Pháp ở trên đã phản bác lại tất cả những nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học về chức năng thực sự của bộ não. Liệu rằng bộ não của chúng ta có sử dụng hết 100% các khu vực, hay chỉ sử dụng 10% tiếp tục là câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Nhà tâm lý học nhận thức Axel Cleeremans đến từ Đại học Libre de Bruxelles, Bỉ đã đưa ra một giả thuyết gây tranh cãi nhưng có thể giải thích được hiện tượng trên. Đó là bộ não không chia thành những vùng với chức năng có sẵn khi chúng ta sinh ra.

Thay vào đó, bộ não sẽ tự học và tự phân chia nhiệm vụ cho từng khu vực trong quá trình chúng ta phát triển. Nếu như chúng ta phát triển một cách bình thường, bộ não sẽ phân chia nhiệm vụ cho toàn bộ các khu vực theo một cách đồng đều.

Nhưng trong trường hợp của người đàn ông chỉ có 10% bộ não, quá trình phát triển khác biệt khiến cho phần não còn lại tự học để có thể đảm nhiệm tất cả những nhiệm vụ này. Giả thuyết của ông Cleeremans có thể giải thích được lý do vì sao với 10% bộ não, một người vẫn có thể hoạt động và có ý thức như bình thường.

Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng nếu như bộ não có thời gian học tập để có thể phân chia lại nhiệm vụ. Nếu trong trường hợp khác, một người đã trưởng thành bị tổn hại 90% bộ não. Khi đó, bộ não đã phân bố nhiệm vụ một cách rõ ràng cho từng khu vực, nếu các khu vực đó bị tổn hại thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động và nhận thức của người đó.

Giả thuyết này cũng mở ra một cánh cửa mới đối với các nhà khoa học trong việc nghiên cứu những bí ẩn của bộ não. Có nghĩa là bộ não của con người mặc dù hoạt động hết 100%, nhưng vẫn có thể tiếp tục tăng lên nếu như được huấn luyện.

Những bí ẩn này vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu.

https://vi.sott.net/article/962-Phat-hien-nguoi-dan-ong-song-binh-thuong-ma-hau-nhu-khong-co-nao

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

BÁT PHỞ BÒ, HAY LÀ CHUYỆN TỰ DO VÀ THƯỢNG ĐẾ









Một buổi sáng cuối năm, trời se se lạnh, tôi ngồi trước một tô phở bò bốc khói nghi ngút, thơm lừng. Chợt cảm thấy hạnh phúc ở đời đôi khi chỉ cần những điều thật là giản dị.

Hạnh phúc của tôi hôm ấy là sự kết hợp tinh tế giữa những sợi phở trắng mềm, nước phở thơm ngọt, một ít húng quế, ngò gai, và tất nhiên không thể thiếu những lát thịt bò nấu khéo.

Đã ăn phở thì tôi chỉ ăn phở bò, và đã ăn bò thì chỉ ăn gầu và nạm. Những miếng thịt mà khi cắn vào lập tức tràn ra thứ chất ngọt đê mê, làm tê dại từ đầu lưỡi đến tận chân răng.

Tất cả kéo dài chừng mươi phút...

Trong lúc chờ tính tiền, tôi mở điện thoại xem nhanh tin tức. Tôi hơi sững lại khi đọc thấy tin một người vừa bị giết hôm qua vì tội ăn thịt bò, ở một đất nước xa xôi nào đó. Tôi bất giác nhìn lại tô phở vừa ăn. Không còn sót lại miếng nào, tất cả đã nằm yên trong bụng. Bỗng nhiên từ dạ dày trào lên cảm giác cồn cào. Đúng hơn một cảm giác căm phẫn, khinh bỉ. Bây giờ là năm nào rồi mà có thể giết nhau vì những lý do ngu xuẩn như thế?

Thật ra, tất cả chuyện này tôi đã biết qua. Đó là một thứ tôn giáo được dựng lên cách đây trên một ngàn năm, ở một nơi vô cùng xa xôi nào đó. Tín đồ đạo này tin rằng thế giới được tạo ra bởi một Đấng tạo hóa tối cao, và, không biết vì lý do gì, họ tin rằng mỗi con bò là một đại diện của đấng tối cao ấy. Bởi thế đối với họ, con bò là một loài vật vô cùng linh thiêng. Những con bò ở đất nước xa xôi ấy được thờ cúng như những vị thần. Xúc phạm đến con bò là xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng nhất của họ. Ai cố tình xúc phạm thì tùy theo mức độ nặng nhẹ mà sẽ bị đánh roi và bắt phải đi phục dịch những con bò ở trong vùng.

Còn ai cả gan dám ăn thịt bò thì sẽ phải chịu một cái chết thảm khốc.

Người ta gọi tôn giáo này là Bò giáo (BG).

Những điều này tôi đã đọc được ở đâu đó từ rất lâu, nhưng tôi chỉ coi nó là một thứ cổ tích hoang đường và quên đi nhanh sau đó. Dù sao thì cũng là chuyện từ cả ngàn năm trước, và ở một nơi quá xa xôi để có thể ảnh hưởng đến tôi.

Cho đến hôm tôi ăn xong tô phở bò và đọc thấy cái tin nực cười nọ. Chuyện cổ tích hoang đường kia xem ra đã vượt qua được bức tường thời gian dày cả ngàn năm để đến thế giới hiện tại.

Tuy nhiên, vẫn còn bức tường không gian. Vụ giết người này xảy ra ở một xứ sở u mê chết tiệt nào đó. Còn tôi thì đang đường hoàng ăn phở bò ở một nước văn minh, dân chủ, pháp trị và thế tục. Tôi ăn thịt bò theo đúng hiến pháp và pháp luật, ai có thể ngăn cản được tôi ? Ngày mai tôi sẽ tiếp tục, tôi sẽ ăn bò kho, và hôm sau sẽ là bò né, cứ như thế...

Và tôi không phải là người duy nhất, tất cả những người xung quanh tôi đều nghĩ như thế. Có thể ăn thịt bò là một sự báng bổ ghê gớm nhất, tồi tệ nhất đối với người BG. So what?

Trong thế giới hiện đại, mọi người đều có quyền có niềm tin tôn giáo. Họ có thể tôn thờ bất kỳ cái gì họ muốn, từ những thứ cụ thể như con bò, ngọn núi, bộ phận sinh dục hay một người đã chết, cho đến những thứ do họ tự tưởng tượng ra như thần linh hay thượng đế. Đó là quyền tự do tín ngưỡng của họ.

Pháp luật bảo vệ bản thân họ, dưới dạng con người, đảm bảo cho họ thực thi quyền tự do tôn giáo. Nhưng pháp luật không bảo vệ những thứ mà họ tôn thờ. Cho dù những thứ đó đối với họ là linh thiêng, bất khả xâm phạm như thế nào đi nữa thì đó cũng chỉ là niềm tin riêng của họ. Sự linh thiêng đó không được pháp luật công nhận, và nó tuyệt đối không được dùng làm lý do để thu hẹp quyền tự do của người khác.

*

Tin tức về một người ăn thịt bò bị giết bởi một nhóm BG cực đoan rốt cuộc cũng không để lại dấu ấn gì nhiều. Một vài tờ báo chỉ nói qua loa trong mục “Chuyện lạ bốn phương”. Phần đông mọi người không quan tâm đến chuyện đó. Phần còn lại thì coi là một chuyện tiếu lâm. Suy cho cùng, ở những đất nước tối tăm ấy, nếu không bị giết vì ăn thịt bò thì người ta cũng có thể dễ dàng bị giết vì vô số lý do khác.

Một số ít người nhìn thấy trong đó một nguy cơ không thể xem thường. Nhưng không ai tin họ cả, và sự việc dần chìm vào quên lãng.

Nhiều năm sau đó, trong nước bắt đầu xuất hiện một cộng đồng BG với quy mô rất nhỏ. Trong một nền Cộng hòa thật sự, nơi mà quyền tự do tín ngưỡng là không thể xâm phạm, thì việc xuất hiện một cộng đồng tôn giáo mới không gây ra bất cứ một sự thay đổi nào trong đời sống xã hội.

Những người BG này phần lớn là người nhập cư từ nơi khác. Họ nói chung là những người khiêm tốn, cần cù, trung thực. Tôn giáo của họ đặt cho họ nhiều điều luật để trở thành những tín đồ tốt, với phần thưởng là sau khi chết được lên thiên đàng sống sung sướng hạnh phúc bên những người đồng đạo.

Cộng đồng BG này cũng rất kín kẽ về mặt tôn giáo. Họ ít khi thể hiện niềm tin của họ với người ngoài, điều đó khiến cho phần lớn người khác không hiểu gì về tôn giáo của họ. Nói đúng hơn là rất nhiều người thậm chí còn không biết đến sự hiện diện một cộng đồng BG, vì quy mô những cộng đồng này quá nhỏ và rải rác.

Nói chung là với sự xuất hiện những cộng đồng BG đầu tiên này, nề nếp xã hội vẫn không có gì thay đổi. Mỗi sáng cuối tuần tôi vẫn ra quán quen đầu ngõ làm một tô phở bò thơm lừng nghi ngút khói.

Nhưng khoảng hai chục năm sau. Mọi chuyện bắt đầu có sự thay đổi.

Nói đúng hơn là mọi việc từ từ biến đổi trong suốt hai mươi năm. Chậm chạp tới mức người ta đôi lúc không nhận ra được rằng mọi việc đang thay đổi.

Bản năng sinh tồn từ hàng trăm ngàn năm khiến con người luôn biết tự thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh mới. Nếu sự thích ứng này diễn ra rất chậm chạp và vô ý thức, nó sẽ khiến người ta sẽ không nhận ra là hoàn cảnh đang thay đổi. Họ chỉ nhận ra khi so sánh hoàn cảnh hiện tại với hoàn cảnh trong một quá khứ đủ xa.

Ở thời điểm này, cộng đồng BG, tuy vẫn là thiểu số, nhưng đã lớn hơn nhiều so với hai thập niên trước đó. Hầu như tất cả mọi người đều quen biết một vài người BG. Trong tất cả các lớp học, các doanh nghiệp, các cơ quan đoàn thể đều có sự hiện diện của người BG. Nhiều người BG thành công trong cuộc sống, nhiều người trở thành giáo sư có tiếng, doanh nhân thành đạt, tham gia các đảng phái chính trị, v.v...

Tất nhiên, việc BG xuất hiện khắp mọi nơi bản thân nó không phải là một vấn đề. Những người thuộc tôn giáo khác, hoặc không tôn giáo nào cả, cũng có mặt ở khắp mọi nơi, thậm chí là với số lượng nhiều hơn hẳn. Khi mọi người sống chung với trong một nền Cộng hòa, thì việc một người thuộc tôn giáo này hay tôn giáo khác hay không tôn giáo nào cả không có gì quan trọng.

Cái thay đổi lớn nhất là nhận thức xã hội đối với BG. Từ chỗ hầu như không hiểu gì về BG, bây giờ người ta đã bắt đầu hiểu rằng con bò là loài vật linh thiêng đối với người BG. Và họ đã biết là không nên nói về con bò, thay tệ hơn là thịt bò, trước mặt một người BG.

Nhưng ngoài việc đó ra thì cuộc “sống chung” nhìn chung là vẫn tốt đẹp. Miễn là bạn đối xử đúng mực với người BG thì sẽ không có chuyện gì xảy ra. Bạn sẽ không dọn món thịt bò khi mời một người BG đến nhà ăn tối, và bạn sẽ không nói về niềm đam mê của bạn với món phở bò trước mặt họ.

Về phần người BG, họ cũng đối xử với người khác trong tinh thần tôn trọng. Chẳng hạn nếu được mời đi ăn cưới và trong số các món ăn có món thịt bò, họ sẽ không phàn nàn gì cả, chỉ đơn giản là không đụng đũa vào món thịt bò. Và họ ăn tất cả các món khác như không có chuyện gì xảy ra.

Nhìn chung, người BG hòa nhập rất tốt vào xã hội. Họ đã cho thấy BG là một tôn giáo ôn hòa, hướng thiện, vị tha, và hoàn toàn tương thích với khái niệm Cộng hòa.

Đến thời điểm này, cuộc sống xã hội tuy có nhiều thay đổi, nhưng mỗi sáng cuối tuần tôi vẫn có thể ra quán quen đầu ngõ làm một tô phở bò thơm lừng nghi ngút khói...

*

Lại thêm hai chục năm.

Thế giới lúc này có phần hỗn loạn. Kinh tế sa sút, chiến tranh triền miên. Một số nhà độc tài bị lật đổ, các phe phái nổi lên nội chiến, đất nước tan hoang, khói lửa ngất trời.

Trong các phe phái đang hăng tiết đánh nhau, nổi lên các phe theo chủ nghĩa BG cực đoan. Gọi là “các phe” vì BG không phải là một thể thống nhất, mà gồm nhiều khuynh hướng khác nhau. Tuy tất cả đều dùng cùng một quyển “Bò Thánh Kinh” làm nền tảng, nhưng cuốn kinh này không có một cách diễn giải duy nhất. Mỗi cách diễn giải khác nhau lại trở thành cơ sở để hình thành một khuynh hướng BG mới.

Cách diễn giải của các phe BG cực đoan tuy khác nhau ở một số chi tiết, nhưng tất đều đồng ý với nhau ở một chi tiết quan trọng: bò là một loài vật linh thiêng, là hiện thân của Thượng Đế, bất kỳ kẻ nào ăn thịt bò hoặc cỗ vũ ăn thịt bò đều phải chết. Và lý do của sự đồng thuận này đơn giản là vì điều đó được ghi rất rõ ràng trong cuốn “Bò Thánh Kinh”.

BG lúc này đã là một tôn giáo toàn cầu. Họ có mặt đông đảo ở hầu hết mọi nơi, kể cả ở các nước dân chủ thế tục vốn hoàn toàn không có truyền thống BG. Phần lớn BG trên thế giới theo khuynh hướng ôn hòa, họ chấp nhận sống chung với các tôn giáo khác, và chấp nhận nhìn thấy loài vật linh thiêng của họ bị ăn thịt, miễn là bản thân họ không ăn.

Nhưng những tổ chức BG cực đoan thì không nghĩ như thế, họ gọi những người BG ôn hòa là phản đồ, vì không thực hiện đúng những gì được ghi trong Kinh, cụ thể là trừng phạt những kẻ ăn thịt bò. Các tổ chức BG cực đoan này ra sức tuyên truyền kích động để cực đoan hóa người BG ôn hòa trên khắp thế giới, đặc biệt là tại những nước vô thần, nơi mà họ coi là kẻ thù của BG.

Trong lúc đó, tại nơi tôi đang ở, BG đã mang một diện mạo mới. Đó không còn là một tôn giáo kín kẽ khiêm nhường trước đây. Cộng đồng BG lúc này tiếp tục lớn mạnh hơn rất nhiều. Thay vì chấp nhận sống chung với những người không cùng niềm tin tôn giáo, họ bắt đầu tuyên truyền rằng hành động ăn thịt bò là hành động báng bổ thánh thần, là sự xúc phạm sâu sắc đến tình cảm tôn giáo của họ.

Sự thay đổi thái độ này được thực hiện một cách rất chậm rãi trong suốt mấy chục năm. Rất nhiều người đã thích nghi một cách vô thức với sự thay đổi này. Nhờ đó BG nhận được một sự ủng hộ nhất định từ chính những người không phải BG. Lý do của những người ủng hộ này đưa ra đại khái là cần phải tôn trọng tình cảm tôn giáo thiêng liêng của người khác.

Cuối cùng thì nỗ lực của người BG cũng đạt được một số thành quả. Họ đã gây áp lực để đóng cửa hàng loạt trại chăn nuôi bò và lò giết mổ. Món thịt bò bị loại ra khỏi thực đơn ở các trường học. Các nhà hàng, quán ăn cũng bắt đầu bỏ những món làm từ thịt bò.

Việc ăn thịt bò tất nhiên vẫn được luật pháp cho phép, nhưng dưới áp lực tôn giáo, nó đã trở thành một việc cấm kỵ. Hành động đi ăn phở bò đầu ngõ của tôi bây giờ đã gần như trở thành một việc bất hợp pháp. Thật ra, có muốn cũng không còn được nữa, hàng phở ấy giờ chỉ còn bán phở gà.

Minh họa: Internet

Cuối cùng, chỉ còn một nhà hàng kiên cường bám trụ, đó là “Charlie Hebdo”.

Charlie là một nhà hàng nhỏ, nhưng khá nổi tiếng vì cách chế biến rất táo bạo. Đã có nhiều người đến thử nhưng không ăn được vì không hợp khẩu vị. Nhưng Charlie vẫn có một lượng khách quen nhất định, những người này đương nhiên là rất mê các món ăn ở đây.

Thực đơn của Charlie có tất cả các loại món ăn, trong đó có cả thịt bò. Trong lúc các nhà hàng khác đã loại bỏ món bò thì Charlie vẫn nhất quyết giữ nguyên. Để làm được việc đó giờ đây họ phải tự nuôi bò và tự giết mổ. Nhưng họ vẫn quyết tâm làm, thậm chí không tăng giá tiền, chỉ để thực khách được tự do ăn tất cả những gì họ muốn, kể cả thịt bò.

Từ đó “Charlie Hebdo” thường xuyên trở thành mục tiêu phá hoại của một số kẻ BG. Mắm tôm, sơn đỏ, cứt đái, không thiếu thứ gì. Chủ nhà hàng, Charb, bị một số tổ chức BG cực đoan liệt vào danh sách kẻ thù BG cần phải tiêu diệt.

Nhưng họ vẫn tiếp tục phục vụ tất cả các món ăn, kể cả thịt bò.

Một ngày đầu tháng Giêng, trong lúc chuẩn bị mở hàng, Charb cùng một số đầu bếp và nhân viên bị một số kẻ BG cực đoan đột nhập giết hại dã man.

Đó là một cú sốc vô cùng nặng nề, tưởng chừng Charlie sẽ phải đóng cửa. Như thế sẽ không còn bất cứ nhà hàng nào phục vụ thịt bò nữa.

Nhưng không, ngay sau đó, Charlie lại tiếp tục mở cửa, phục vụ tất cả mọi thứ, kể cả thịt bò.

Một năm sau vụ thảm sát, người ta vẫn còn tranh cãi về “Charlie Hebdo”. Rất nhiều người chê bai Charlie quá dại dột, tự tìm lấy cái chết. Người khác thì bảo tự do nào cũng phải có giới hạn, ăn thịt bò là xúc phạm đến người BG thì không được ăn nữa, không phải cứ cái gì hợp pháp là được ăn. Người khác nữa thì bảo chính những người như “Charlie Hebdo” đã làm cho BG trở nên ngày càng cực đoan. Vân vân.

Với tôi thì Charlie là những người dũng cảm, họ vừa phải một mình chiến đấu bảo vệ cho tự do của tất cả mọi người trước cái thế lực tôn giáo, vừa phải chống đỡ những áp lực từ những người sẵn sàng từ bỏ tự do với hi vọng ngây thơ rằng điều đó sẽ ngăn chặn được chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.

Khiêm Nguyễn, từ Paris

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016

Phía sau những tờ đô la ...



Phía sau những tờ đô la con gửi về...phía sau những câu nói" mày thiếu gì tiền " mà bạn bè vẫn ban tặng cho con...

Vui lòng chia sẻ để mọi người ở việt nam có cái nhìn chính xác hơn về cuộc sống xa xứ, biết giữ gìn, quý trọng những đồng tiền mà ae lao động gửi về. Có nhiều ae đi làm mấy năm về người thân ở nhà xây nhà to cửa rộng quá. Và cuối cùng là con số 0. Tiền làm ra mới khó chứ tiêu thì nhanh lắm.

Hình ảnh này là thật, nhưng không đại diện cho tất cả ae lao động ở nươc ngoài. Chúng tôi cũng không phải than vãn gì cả bởi vì cs làm ở đâu cũng vậy. Có làm mới có ăn. Đi làm thuê kiếm tiền thì sao đòi hỏi gì nhiều. Cái mà chúng tôi muốn gửi đến là một khía cạnh khác, không phải cuộc sống xa hoa như mọi người vẫn nghỉ, và rồi từ đó gia đình bạn bè ở vn biết giữ gìn, trân trọng đồng tiền chúng tôi gửi về hơn.
Và ae nào đang có dự định đi làm việc tại nước ngoài cứ yên tâm mà đi. Cuộc sống luôn là sự đánh đổi.
Chúc tất cả mọi người luôn may mắn và thành công.
Có ai về bên kia đất nước
Thở giùm tôi hơi thở quê hương
Con én lạc bầy nơi viễn xứ
Vẫn đêm khóc lệ tha hương.
Cảm ơn



https://web.facebook.com/nguoivietxaxuvn/?pnref=story.unseen-section

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Về “thảo nê mã”: vì sao Trung Quốc lại cấm từ này trên Twitter tiếng Trung?








Caonima, hay thảo nê mã.

 Trong bài “NGV (bài 4): Max Delany hỏi, Ai Weiwei trả lời” có đoạn Ai Weiwei nói về tác phẩm “Bóng bay Caonima” như sau:

“Caonima là một hình thức nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội Trung Quốc. Chính sách kiểm duyệt hiện nay của Trung Quốc không cho phép nhắc đến những từ này trên phiên bản Twitter tiếng Trung. Việc bỗng nhiên những từ này biến mất trong khi hằng ngày vẫn thường được sử dụng thật là điều đáng hổ thẹn. Vì vậy Caonima là một từ vựng mới nhằm tôn vinh quyền tự do ngôn luận và đồng thời còn là một sản phẩm trí tuệ của quần chúng.”

Đặng Thái (người dịch) có giải thích về từ này như sau: “Caonima trong tiếng Trung giản thể là 草泥马 (Thảo nê mã) nghĩa đen dịch sát là ‘Ngựa cỏ bùn’ là một con vật tưởng tượng được cộng đồng mạng Trung Quốc đại lục dùng như một biểu tượng thách thức sự kiểm duyệt internet ngặt nghèo ở Trung Quốc. Hình ảnh của nó giống như con lạc đà không bướu Nam Mỹ (Alcapa). Tuy nhiên Caonima còn đồng âm (khác thanh điệu một chút) với câu chửi rất bậy và phổ biến trong tiếng Quan thoại (giống ‘Đê ma ma’ ở Việt Nam).”

Bạn Rieng&Chung trong phần bình luận của bài có lý giải như sau về việc cấm chữ Caonima trên mạng bằng tiếng Trung:



Một “tác phẩm” chơi chữ kiểu Tàu của Kenneth Tin-Kin Hung. M.L.G.B trong tác phẩm này là viết tắt của Mã Lặc Qua Bích” (马勒戈壁). Trong bài này có giải thích: “Sa Mạc Mahler Gobi là quê hương hư cấu của ‘ngựa thảo nê’ (ngựa bùn cỏ) – đây là từ cư dân mạng hay dùng để thay thế cho từ 肏你妈 (đ* mẹ mày) do có cách đọc gần giống nhau để tránh kiểm duyệt trên mạng. Trong tiếng Trung Quốc, (马勒戈壁) “mǎ lè gē bì” nghe cũng giống như 妈了个屄 (l*n mẹ mày)”

*

Về Caonima. Theo quy cách viết “trong sáng” của nhà mình (mà em gặp trong sách đọc hồi nhỏ) sẽ là “Đ. mẹ mày”. Tất nhiên, đã dùng để “cảm thán” thì câu chửi cũng tuân theo quy luật ngắn gọn hóa, nên người Trung Quốc thường chỉ nói “cao” (tức Đ.!), hoặc “wo cao” (Tao đ.!)

Có những lúc, những chỗ, bất kể ở Bắc Kinh hay Hà Nội, những từ chửi kiểu này, như dán ngay trên môi một bộ phận không nhỏ người, đến mức không biết nó có rất bậy hay không nữa (ít nhất là đối với người đang nói), vì nó đi trước những nội dung sự việc rất bình thường.

Tuy nhiên em nghĩ việc ngăn cấm Caonima và những từ tương tự (dưới dạng chữ Hán, đúng nghĩa) trên mạng là điều cần thiết. Xuất phát từ một đặc tính (có lẽ là tự nhiên và căn bản) của con người: tạm gọi là “dâm ngôn không bằng dâm nhãn”.

Con người đa phần có ấn tượng mạnh từ mắt hơn là từ tai. Nghe một “khái niệm”, chẳng hạn “yêu”, “hôn” hay cả “Đ.” đi nữa, cũng không ấn tượng (và nhớ lâu) bằng nhìn hình ảnh minh họa của nó.

Theo logic này, em nghĩ kể cả nhìn thấy cái chữ đó, tuy không sinh động bằng hình ảnh, nhưng cũng gây ấn tượng hơn là nghe thấy nó. Một phần là vì tính chủ động lựa chọn cái để nhìn (theo nhu cầu tâm sinh lý của bản thân) cao hơn tính chủ động của tai. Âm thanh vào tai xong dễ bị các âm thanh khác thế chỗ và xóa nhòa.


“Cupid và thảo nê mã”, tranh của Hạ Oánh

Túm lại, với đa phần những người (đã và đang chửi bậy) sẽ là: khi nói “Đ.!”, thì chắc phải gần 100% xác suất hắn ta không hề nghĩ đến cái hành động đó, kể cả khi hắn tự viết cái từ đó ra một cách đầy đủ. Nhưng để hắn nhìn thấy “hình ảnh” thì 100% hắn sẽ nghĩ đến, và nếu hắn chỉ nhìn cụm chữ đấy, có lẽ không dưới 50% khả năng hắn cũng nghĩ đến điều đó.

Chữ Hán là chữ tượng hình, tính minh họa cao, ý tứ nhiều khi rất “hình ảnh”. Chẳng hạn chữ “cao” nói trên được viết bằng một chữ “nhập” ở trên và chữ “nhục” (tức thịt) ở dưới. Nên việc “ngăn chặn” các từ kiểu caonima xuất hiện dày đặc cũng cấp thiết hơn. Còn tiếng Việt, viết tắt đi bằng một dấu chấm như thế, có lẽ chỉ để “nhắc nhở” nhau là chữ đấy không hay ho gì, hạn chế, hạn chế!

Tất nhiên, một kẻ chửi bậy bằng miệng cùng lắm là đôi ba trăm người nghe thấy, mà cũng chỉ nghe một lần, rồi quên. Thậm chí chẳng ma nào nghe thấy. Chứ một kẻ viết bậy (lên mạng, lên tường) thì có hàng ngàn hàng triệu người đọc thấy, thậm chí đọc nhiều lần. Chỉ số đo độ “bậy” quy theo trục phát tán, chứ không phải nội hàm ý nghĩa. Bác Ngải Vị Vị nâng Caonima lên tầm “tự do ngôn luận” có vẻ hơi quá.



Bức ảnh “18 loã hán” (chơi chữ với 18 vị La Hán) chụp trước bộ tượng “12 con giáp” của Ngải Vị Vị. Ảnh chụp tại studio riêng của Ngải Vị Vị tại Bắc Kinh vào hôm 18.2.2010 (mồng 3 Tết Canh Dần). Đây là một bức ảnh Ngải Vị Vị ngẫu hứng chụp cùng bạn bè và những người ái mộ ông khi họ đến tham gia một buổi tụ họp tại studio.




*

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Vì sao quan chức Mỹ khó có cơ hội tham nhũng?



Cơ quan Đạo đức Chính phủ Mỹ (US Office Of Government Ethics, OGE) chỉ là một cơ quan nhỏ trong bộ máy chính phủ Mỹ nhưng lại lập thành tích nổi bật trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước này. Có người gọi nó là “Thanh gươm Damocles ngăn chặn tham nhũng”. Vừa qua tôi đã đến thăm OGE。
Thuê phòng làm việc, mỗi năm 1,3 triệu USD
OGE tọa lạc tại số nhà 1201 đại lộ New York vùng tây bắc thủ đô Washington. Đây là một tòa nhà văn phòng cho thuê. Lên đến tầng 5, ra khỏi thang máy tôi đã thấy tấm biển logo của OGE đập vào mắt: đầu một chú chim ưng trắng mắt sắc như dao nằm giữa hàng chữ “Cơ quan Đạo đức Chính phủ Mỹ” ôm vòng xung quanh, khiến người ta có cảm giác con mắt ấy đang săm soi từng vị công chức, ngăn chặn họ có những hành vi phi đạo đức.
Đúng giờ hẹn, một phụ nữ ở phòng đối ngoại ra đón tôi. Trong câu chuyện xã giao, bà nói, dịch tên gọi OGE thành “Cơ quan Đạo đức” không thích hợp lắm, vì trong tiếng Anh, “đạo đức” (morals) và “luân lý” (ethics) là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Đạo đức chủ yếu nói giá trị quan và tín ngưỡng của một người, mà OGE lại không quản lý chuyện ấy. Nhưng trước đó tôi đã tìm hiểu thấy là trong tiếng Trung Quốc hai từ này thường dùng lẫn lộn, vì thế tuy dịch OGE là “Cơ quan Đạo đức” thì không chính xác song từ này lại được dùng rất phổ biến, hãy tạm thời công nhận trước khi tìm được từ khác chính xác hơn.

Sau vài câu xã giao, tôi được dẫn tới phòng làm việc của Giám đốc OGE – ông Robert I. Cusick.[1] Chủ nhân nhiệt tình dẫn khách đi xem các phòng làm việc thuộc OGE. Trên tường phòng của ông Cusick treo nhiều chứng chỉ và các huy chương. Tôi để ý tới tấm biển có viết câu “Hãy để cuộc đời của bạn nói thay bạn” (Let Your Life Speak) – có lẽ đây là câu châm ngôn tự răn mình của chủ nhân. Trên tường còn treo ảnh Sir Thomas More tác giả cuốn “Utopia”, nhà không tưởng chủ nghĩa nổi tiếng người Anh thời Văn nghệ phục hưng. Vì sao ngài Giám đốc OGE lại quan tâm đến More?

Cusick giải thích: Thomas More từng làm luật sư, nghị sĩ, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Hạ viện và Chánh Tòa Tối cao Anh Quốc, có thời là nhân vật số hai chỉ sau vua Anh. Nhưng do trong công việc ông luôn kiên trì quan điểm của mình, không chịu nhẫn nhịn nên vua Henry VIII rất bực mình. Năm 1532, khi xử lý việc hôn nhân của vua Anh với cung nữ Anna Paulin, ông không chịu đi ngược niềm tin của mình mà từ chức Chánh Tòa Tối cao, điều đó đã chọc tức Henry VIII. Hậu quả là năm 1535 ông bị xử tử với tội “phản quốc’. Trên đoạn đầu đài, ông tỏ ra vô cùng dũng cảm, trước khi lưỡi dao đao phủ hạ xuống đầu, ông còn cẩn thận vuốt bộ râu đồ sộ của mình ra khỏi cái thớt chặt đầu. Có người nghe thấy châm biếm nói: “Bộ râu này mà cũng bị chặt thì tiếc quá nhỉ, nó chưa bao giờ phạm tội phản quốc mà!” Cusick nói, trước cường quyền, More không tiếc hy sinh tính mạng mình để giữ được lương tâm và tiết tháo, “Trên thế giới hiện nay có rất nhiều người, nhất là các luật sư, đều coi More là tấm gương của đạo đức và lương tâm”.

Nói rồi Cusick đi vào câu chuyện chính, giới thiệu về Cơ quan OGE của mình. Ông cho biết tất cả các phòng làm việc đều thuê, toàn bộ tầng 5 rộng thênh thang này là của OGE, tiền thuê hàng năm khoảng 1,3 triệu USD. Cusick dẫn tôi đi thăm các phòng mất mấy tiếng đồng hồ. Tại một phòng, có thấy các tủ đựng hồ sơ mở toang cửa. Ông bảo, đây là những bảng khai báo tài sản của các quan chức cấp cao Chính phủ Mỹ nộp lên, trong đó dĩ nhiên có “của Tổng thống Bush và phó Tổng thống Cheney”. Khi ấy vì đã hết giờ làm việc nên không có cán bộ để lấy cho tôi xem hai bản khai thú vị đó. Tại phòng họp tôi thấy dán đầy biếm họa. Cusick nói, đây là một dự án giáo dục đạo đức cho cán bộ chính quyền; để tăng sức thu hút, các nhân viên OGE làm một loạt tranh cartoon (hoạt hình), dùng hình thức chuyện cartoon để giải thích quy phạm đạo đức một cách hình ảnh.

OGE có cấp bậc tương đương FBI nhưng chỉ có 70 cán bộ
Trở lại phòng làm việc, ông Cusick giới thiệu sơ qua lịch sử của OGE. Được thành lập theo “Luật Đạo đức chính quyền Mỹ năm 1978”, mới đầu OGE thuộc Tổng cục Quản lý Nhân sự Chính phủ Liên bang, năm 1989 tách ra thành cơ quan độc lập trực thuộc Chính phủ Liên bang. OGE có chức trách chính là:

- Soạn thảo Quy phạm hành vi đạo đức của nhân viên làm thuê trong các cơ quan hành chính;

- Xét duyệt các quy tắc phụ về hành vi đạo đức do các ban ngành hành chính đặt ra;

- Giám sát tình hình thi hành khai báo tài sản công khai và bí mật của các quan chức chính quyền;

- Thẩm xét lý lịch những quan chức được Tổng thống bổ nhiệm (cuối cùng phải được Quốc hội phê duyệt) xem họ có va chạm lợi ích kinh tế (với chính quyền) hay không.


Cusick cho biết Giám đốc OGE do Tổng thống bổ nhiệm, nhiệm kỳ 5 năm, phải được Quốc hội phê chuẩn. Giám đốc OGE chịu trách nhiệm trước Tổng thống; nếu không được Quốc hội đồng ý thì Tổng thống không có quyền bãi miễn. Cho tới nay chưa một Giám đốc nào của OGE bị Tổng thống miễn chức. “Tôi từng đi lính, đã làm ở văn phòng luật hơn 30 năm, được Tổng thống Bush đề cử, tháng 5/2006 được Thượng viện phê chuẩn. Về cấp bậc, OGE thấp hơn Bộ nhưng tôi ngang cấp với Giám đốc Cơ quan Điều tra Liên bang FBI (thuộc Bộ Tư pháp) và Chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang”, ông nói.

Cusick cho biết OGE có 5 cơ quan:

- Văn phòng Giám đốc (Office of the Director, OD), chủ yếu bảo đảm OGE hoàn thành nhiệm vụ được Tổng thống và Quốc hội giao phó;

- Vụ Viện trợ quốc tế và sáng kiến Chính phủ (The Office of International Assistance and Governance Initiatives, OIAGI), chủ yếu phụ trách các dự án hợp tác quốc tế của OGE, tấn công tham nhũng và nâng cao trình độ liêm khiết của chính quyền các nước trên phạm vi toàn cầu ;

- Vụ Tư vấn luật pháp và chính sách pháp lý (The Office of General Counsel and Legal Policy, OGC & LP), chủ yếu biên soạn và giải thích các quy phạm đạo đức liên quan, xây dựng hệ thống quy chế đạo đức chính quyền thống nhất trong cơ quan hành chính Liên bang, …;

- Vụ Chương trình cơ quan chính phủ (The Office of Agency Programs, OAP), chủ yếu giám sát tình hình vận hành chương trình đạo đức chính quyền của các cơ quan lớn thuộc Chính phủ Liên bang và cung cấp dịch vụ cho họ; dưới vụ này còn có Phòng Dịch vụ dự án, Phòng Giáo dục đào tạo và Phòng Thẩm duyệt dự án;

- Vụ Quản lý hành chính và thông tin (The Office of Administration and Information Management, OAIM), chủ yếu cung cấp hậu cần và dịch vụ kỹ thuật giúp cho việc vận hành mọi dự án của OGE.

Giám đốc Cusick cho biết toàn bộ OGE chỉ có 70 nhân viên, trong đó có 15 luật sư; ngân sách hàng năm là 12 triệu USD. Chính phủ Mỹ có rất nhiều cơ quan lớn. Cơ quan lớn thứ hai trong Chính phủ Liên bang là Bộ Cựu chiến binh (Dept. of Veterans Affairs) có 250 nghìn nhân viên. So với họ “Chúng tôi đúng là bé quá!”, ông nói.

Cusick nhấn mạnh, các bộ ngành trong Chính phủ đều có đặt Văn phòng đạo đức công chức, Giám đốc Văn phòng đó do bộ trưởng bổ nhiệm. OGE dùng phương thức thẩm duyệt định kỳ để giám sát sự vận hành của các chương trình đạo đức của các bộ ngành. Theo cơ chế tam quyền phân lập, OGE chỉ có quyền quản lý các cơ quan hành chính. Quốc hội và Tòa Tối cao có riêng cơ quan quản lý đạo đức của họ. Các bang và phần nhiều các đô thị đều có cơ quan tương tự, họ không chịu sự quản lý của OGE.

Giám đốc OGE có quyền yêu cầu các quan chức cấp cao phải tiếp nhận đào tạo một thầy một trò.

Tuy Cơ quan Đạo đức Chính phủ Mỹ OGE có cấp bậc không cao, số nhân viên không nhiều, cũng không quản lý Quốc hội, Tòa Tối cao, chính quyền các bang và chính quyền các cấp, nhưng OGE có quyền lực thực tế rất lớn. Theo thống kê, số công chức Chính phủ Liên bang do OGE quản lý là 3,6 triệu người, kể cả Tổng thống, phó Tổng thống, các bộ trưởng.
Cusick cho biết, cứ 4 năm một lần, OGE lại cử cán bộ thẩm tra đến các cơ quan Chính phủ tiến hành kiểm tra tình hình thi hành quy phạm đạo đức. OGE có nhiều cán bộ thẩm tra, mỗi người phụ trách 3-4 cơ quan chính phủ. Thẩm tra xong, họ gửi báo cáo thẩm tra tới Ủy ban đạo đức của đơn vị sở tại. Nếu phát hiện vấn đề gì trong thẩm tra thì Giám đốc OGE có quyền ra lệnh cho đơn vị đó sửa chữa khuyết điểm trong một thời hạn nhất định, và trong 60 ngày phải báo cáo tình hình sửa chữa. Trong vòng 6 tháng sau khi gửi báo cáo thẩm tra, OGE phải tiến hành tái thẩm tra tình hình chỉnh sửa của đơn vị đó. Nếu đơn vị nào có vấn đề gì nghiêm trọng về đạo đức thì OGE có thể tiến hành thẩm tra bất cứ lúc nào, không cần chờ 4 năm một lần.

Cusick cho biết, ngoài Văn phòng đạo đức ra, các bộ còn có Văn phòng Chánh Thanh tra, phụ trách xử lý các vụ vi phạm trong bộ. Nếu phát hiện quan chức nào phạm luật, OGE có quyền thông báo cho Chánh Thanh tra của đơn vị có quan chức đó và yêu cầu điều tra. Nếu yêu cầu này bị từ chối thì OGE có thể báo cáo thẳng lên Nhà Trắng. “Cho tới nay chưa Chánh Thanh tra nào từ chối yêu cầu của chúng tôi”, Cusick nói.

Trường hợp vấn đề nghiêm trọng liên quan tới phạm tội hình sự thì OGE giải quyết ra sao? Cusick cho biết khi ấy OGE sẽ chuyển hồ sơ tới Vụ Liêm khiết công thuộc Cục Hình sự Bộ Tư pháp hoặc FBI để họ điều tra và khởi tố.

Là một cơ quan phòng chống tham nhũng, OGE còn có chức năng giáo dục và đào tạo. Thí dụ các viên chức mới tuyển dụng dù ở cấp bậc cao thấp thế nào đều phải tiếp thu đào tạo huấn luyện; cương vị khác nhau thì thời gian đào tạo khác nhau, nhưng ít nhất không được dưới một giờ. Những quan chức cần khai báo tài sản công khai hoặc bí mật hàng năm còn phải tiếp thu đào tạo thêm ngoài quy định. Bình thường OGE còn tiến hành đào tạo trên mạng cho các công chức phổ thông. Ngoài ra hơn 1.200 quan chức cấp cao của Chính phủ còn phải tiếp thu đào tạo đối diện trực tiếp một thầy một trò. Việc giáo dục đạo đức liêm chính trên mạng tiến hành mỗi năm ít nhất một lần, thông thường chủ yếu giáo dục về các chuẩn mực và quy tắc luật pháp hành vi đạo đức. Nói chung đều dùng cách trả lời trên mạng để kiểm tra kết quả học tập. Ai chưa tiếp thu sát hạch trên mạng thì sẽ tiếp thu phụ đạo một thầy một trò, đối diện trực tiếp, cho tới khi đạt yêu cầu sát hạch mới thôi. Để tăng cường hiệu quả đào tạo, sau mỗi điều quy phạm về đạo đức đều có thí dụ vụ án điển hình được lựa chọn công phu, như vậy học viên hiểu sâu hơn quy phạm đó. Cusick nói cứ cách 12 đến 18 tháng, OGE lại tổ chức một đại hội toàn quốc, hơn 600 cán bộ phụ trách công tác đạo đức trên cả nước về dự.

Qua phần trình bầy ở trên có thể thấy công việc chủ yếu của Cơ quan đạo đức chính quyền Mỹ OGE là giám sát hướng dẫn, đào tạo và thẩm tra. Nó không can thiệp quá nhiều vào vụ án cụ thể, song cũng hợp tác với các ban ngành khác trong việc phạt các quan chức có vi phạm nặng. Thí dụ John Frederick là quan chức phụ trách các công trình xây dựng của Hải quân Mỹ, có nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành hợp đồng một dự án xây dựng của chính phủ do công ty DMI thầu. Vị quan chức này đã nhiều lần ngỏ ý với lãnh đạo công ty DMI là muốn kiếm một ít bổng lộc. Thế là DMI bèn chia một phần công trình mình thầu cho công ty do Frederick lập ra. Frederick không báo cáo việc này lên trên. Trong vòng chưa đầy một năm, công ty ông này kiếm được thu nhập 26 nghìn USD, Frederick trích một phần thu nhập này “lại quả” cho lãnh đạo DMI. Như vậy John Fredrick đã vị phạm quy định đạo đức cấm nhân viên nhà nước lợi dụng chức quyền để giúp cho cá nhân hoặc tổ chức khác giành được lợi ích kinh tế. Kết quả John Frederick bị kỷ luật 6 năm theo dõi, 6 tháng giam lỏng quản chế, lao động phục vụ cộng đồng 100 giờ và nộp phạt 12.000 USD.

Ca ngợi Vụ Liêm chính HongKong có quyền điều tra

Trong quá trình phỏng vấn, tôi có nhắc tới Vụ Liêm chính Hong Kong.[2] Ông Cusick vui vẻ nói: “Tôi biết cơ quan ấy. Họ làm việc rất cừ! Theo tôi Vụ Liêm chính Hong Kong là cơ quan có uy lực lớn nhất trong số nhiều cơ quan đạo đức chính quyền của các nước trên thế giới. Họ có 1.300 nhân viên, có quyền điều tra, có đội ngũ chấp pháp của riêng họ. So với họ, chúng tôi chủ yếu chỉ làm công việc có tính phòng ngừa; cũng có chút quyền điều tra nhưng rất hữu hạn.”

Như vậy sau này liệu OGE cũng có quyền điều tra như Vụ Liêm chính Hong Kong không? Cusick trả lời: “Có thể sẽ như vậy! OGE được thành lập theo Luật đạo đức chính quyền liên bang. Hiện nay quyền điều tra của chúng tôi rất hữu hạn. Nếu Quốc hội thông qua luật mới thì có thể thay đổi tình trạng này.” Nhưng ông nói hiện nay cơ chế của OGE vận hành rất tốt, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp và Chánh Thanh tra của các Bộ, vì thế chúng tôi chưa muốn thay đổi hiện trạng.

Hầu hết các vấn đề luân lý đạo đức “đều nằm trong dự đoán”

Cơ quan đạo đức chính quyền Mỹ OGE có mối liên hệ khăng khít với cơ quan tương đương của các nước khác tới mức tôi rất ngạc nhiên. Ông Cusick cho biết hầu như tuần nào cũng có phái đoàn nước ngoài tới thăm OGE. Các đồng nghiệp Israel và Vụ Liêm chính Hong Kong từng tới đây. Riêng trong năm tài chính 2006, OGE đã tiếp 134 người Trung Quốc đến tham quan. Nửa đầu năm 2007 có 46 khách Trung Quốc đến thăm OGE, trong đó có quan chức Bộ Giám sát Trung Quốc. Cusick cho biết mấy năm trước OGE đã giúp Argentina lập Cơ quan đạo đức của chính phủ nước họ. OGE còn giữ liên lạc mật thiết với các nước thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng và Cơ quan Liêm chính của EU.

Cusick nói, tuy các nước khác nhau về văn hóa và tình hình nội bộ nhưng vấn đề luân lý đạo đức của quan chức thì lại “giống nhau kinh khủng”, có thể nói hầu hết các vấn đề đó đều “nằm trong dự đoán”.

Giám đốc Cusick cho biết, tuy thỉnh thoảng có các quan chức tham nhũng sa lưới luật pháp, nhưng may sao nước Mỹ chưa xảy ra nạn tham nhũng có hệ thống, quy mô lớn. Số lượng vụ án quan chức phạm luật phải chuyển sang Bộ Tư pháp khởi tố mấy năm qua giữ ở mức độ ổn định, không tăng. Nhiều cuộc điều tra theo thư nặc danh cho thấy phần lớn quan chức đều tự giác tuân theo quy phạm đạo đức. “Điều đó khiến chúng tôi rất tự hào”, ông nói.

Dĩ nhiên nói thế không có nghĩa là OGE có thể yên tâm. “Làm thế nào để các quan chức cấp cao có thể ghi lòng tạc dạ các chuẩn tắc đạo đức – đây là thách thức lớn nhất của chúng tôi!” Cusick giải thích: đó là do các quan chức cấp cao bận nhiều việc nên sự quan tâm đến chuẩn mực đạo đức rất dễ bị các công việc khác can nhiễu. Khi tôi nhắc tới một số vụ bê bối gần đây bị báo chí làm ầm ỹ, Cusick nói: “Thế là tốt! Báo đài càng vạch trần đầy đủ sự việc thì mọi người càng thận trọng suy nghĩ, các quan chức càng nhạy cảm hơn đối với vấn đề đạo đức!”

Tác giả: Đường Dũng (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Nguyễn Hải Hoành biên dịch và chú thích từ nguồn world.people.com.cn.

—————————
[1] Từ 9/1/2013 là ông Walter M. Shaub, Jr. Xem: http://www.oge.gov

[2] Independent Commission Against Corruption (ICAC 廉政公署). Ngân sách ICAC tài khóa 2008–2009 là 756, 9 triệu HK$. Xem: http://www.icac.org.hk/en/home/

(Nghiên Cứu Quốc Tế)
http://nghiencuuquocte.net/2015/12/08/quan-chuc-my-kho-tham-nhung/

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Số liệu về người Việt ở Mĩ



Tính đến năm 1980, chỉ có 231,000 người Việt định cư ở Mĩ. Mười năm sau, con số này tăng gần gấp đôi (543 ngàn), đến 2012 thì có 1.26 triệu người Việt định cư ở Mĩ. Khoảng 40% người Việt định cư ở bang California, và tập trung ở 3 quận: Cam, Santa Clara và Los Angeles. Sau California là Texas cũng có nhiều người Việt định cư, với tỉ trọng 12%. Các tiểu bang khác có khá đông người Việt là Washington (4%), Florida (4%), và Virginia (3%). Cho đến nay, cộng đồng người Việt ở Mĩ đứng hàng thứ 4 về dân số (sau Ấn Độ, Phi Luật Tân, và Tàu).


Tiếng Anh: Năm 2012, khoảng 68% người Việt ở Mĩ (5 tuổi trở lên) có trình độ tiếng Anh xếp vào nhóm "Limited English Proficient" (LEP). Tỉ lệ này ở các sắc tộc Đông Nam Á là 47%. (Cần nói thêm rằng LEP bao gồm những người không nói viết được tiếng Anh, hay nói viết chưa tốt). Khoảng 7% người nói tiếng Anh trong nhà, và tỉ lệ này ở cộng đồng Đông Á là 15%. ("Đông Á" ở đây bao gồm Brunei, Miến Điện, Kampuchea, Nam Dương, Lào, Mã Lai, Phi Luật Tân, Singapore, Thái Lan và Việt Nam).


Việc làm: Ở những người 16 tuổi trở lên, 69% người Việt có việc làm (số liệu 2012), và tỉ lệ này có vẻ cao hơn các cộng đồng Đông Á (68%) và cộng đồng di dân nói chung (67%) và người Mĩ bản xứ (63%). Gần 1/3 người Việt làm trong lĩnh vực dịch vụ, và tỉ lệ này trong cộng đồng Đông Nam Á là 26%, người Mĩ bản xứ là 17%.


Thu nhập: Số liệu năm 2012 cho thấy thu nhập trung bình của người Việt là 55736 USD. Mức thu nhập này thấp hơn cộng đồng Đông Nam Á (65488 USD), nhưng cao hơn các cộng đồng di dân nói chung (46983) và cao hơn thu nhập bình quân của người Mĩ bản xứ (51975).


Khoảng 15% người Việt di dân được xếp vào nhóm "nghèo". Tỉ lệ này hơi cao hơn cộng đồng Đông Nam Á (12%) nhưng thấp hơn các cộng đồng di dân nói chung (19%) và tương đương với người bản xứ (15%).


Giúp quê nhà: Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, năm 2013, cộng đồng người Việt ở Mĩ gửi về VN 11 tỉ USD. Con số này chiếm gần 6% GDP của VN.


Nhận xét


Tính chung, ở Mĩ hiện nay có gần 2 triệu người sinh đẻ ở Việt Nam hay sinh đẻ ở Mĩ với cha mẹ từ Việt Nam. So sánh với các cộng đồng người Đông Nam Á ở Mĩ, người Việt nói chung có khả năng tiếng Anh kém hơn, thu nhập thấp hơn do trình độ học vấn thấp hơn. Nhưng so với cộng đồng người di dân nói chung và người Mĩ bản xứ thì người cộng đồng người Việt có thu nhập bình quân cao hơn do tỉ lệ có công ăn việc làm cao hơn. Cần phải lưu ý rằng đại đa số người Việt định cư ở Mĩ là người tị nạn, nên thời gian để ổn định cuộc sống có phần lâu hơn các cộng đồng khác. Tuy nhiên, có thể nói trong 30 năm qua, cộng đồng người Việt ở Mĩ đã ổn định, và với xu hướng hiện nay, trong vòng một thập niên nữa cộng đồng người Việt sẽ tương đương với các cộng đồng người Đông Nam Á khác.


Nguồn:


http://migrationpolicy.org/article/vietnamese-immigrants-united-states

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Cây Nareepol giống hình phụ nữ khoả thân


Yến Hương 


Loại cây lạ lùng này, có tên là 'Nareepol' được tìm thấy ở Thái Lan. Naree có nghĩa là “cô gái “ “phụ nữ” và Pol có nghĩa là “thực vật” hoặc “cây” (Buah in Malay) có nghĩa là "cây phụ nữ". Đó là những gì tuyệt vời mà tạo hóa đã ban cho thế gian.
Đặc biệt khi đàn ông, con trai “gãi” vào thân cây thì lá cây rung lên như bị buồn. Nhưng nếu là phụ nữ “gãi” thì cây không có phản ứng gì. Loại cây này được tìm thấy ở tỉnh Petchaboon Thái lan với những quả hình người phụ nữ tự nhiên mà giống đến kinh ngạc, đã thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm viếng. Người dân vùng này còn gọi là cây Naree (woman), cây chỉ mọc ở vùng quê xa xôi thuộc tỉnh Petchaboon cách Bangkok hơn 500 km.
Nhiều nhà khoa học Mỹ đã đến đây nghiên cứu và tìm thấy phấn hoa bên trong “cô gái” nhưng họ vẫn chưa xác định được tại sao vỏ của trái cây lại có hình thù kỳ lạ đến thế.
ST.

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Nghệ thuật săn cá bằng chim cốc trên dòng Ly Giang


Đến với Ly Giang, Quế Lâm, Trung Quốc, bạn sẽ không chỉ trầm trồ vì cảnh đẹp non nước tuyệt mỹ nơi đây mà còn bị cuốn hút với hình ảnh người câu cá chèo chiếc bè tre trên dòng sông êm đềm cùng chú chim cốc kiêu hãnh phía trước.


Hình ảnh người câu cá với những chú chim cốc đã
gắn bó với dòng sông Ly từ hơn nghìn năm nay. Bắt cá bằng chim cốc là một trong những nghề nuôi sống những người dân quanh sông Ly từ 1.300 năm qua. Trải qua năm tháng và đổi thay của cuộc sống, nhiều hình thức đánh bắt cá đã xuất hiện thay thế cách đánh bắt cũ. Nhưng vẫn còn những ngư dân yêu thích cách đánh bắt cá bằng chim cốc. Khi dòng sông Ly trở thành điểm du lịch nổi tiếng, hình ảnh những người ngư dân bắt cá bằng chim cốc cũng trở thành nét độc đáo chỉ có ở Quế Lâm.

Trên chiếc bè tre với những chú chim cốc đã sẵn sàng rình mồi, ông lão ngồi lặng trong đêm khuya tĩnh mịch. Ánh đèn sáng nhỏ nhoi phía trước, vừa để thu hút cá vừa đủ để thao tác những động tác cần thiết. Những chú chim cốc tinh ranh được buộc chân với một chiếc cần bằng tre để điều khiển. Thấy bóng cá, những chú chim lao xuống nước. Khi được kéo lên, trong mỏ chú bao giờ cũng ngậm một con cá.

Lão ngư dân có cách khéo léo để các chú chim nhả cá khỏi miệng, và phần thưởng cho chúng sẽ là những chú cá nhỏ. Suốt đêm, người ngư dân và chú chim cốc miệt mài bắt cá. Khi ánh bình minh ló rạng cuối chân trời và ánh hồng lan tỏa khắp những ngọn núi đá vôi trên dòng Ly Giang, cũng là lúc ông cất dọn đồ đạc và rẽ sóng vào bờ, lên chợ cá buổi sớm.



Những chú cốc miệt mài bắt cá.
Hình ảnh chiếc bè tre rẽ sóng trên dòng sông phẳng lặng trong ánh bình minh với một ông lão đội nón, một hai chú chim cốc rỉa cánh trên bè và giỏ cá đầy đã trở thành nét đẹp không thể thiếu trên dòng Ly Giang. Đã có rất nhiều nhiếp ảnh gia không quản ngại đêm hôm đến với dòng sông, chụp cho được những tấm ảnh huyền ảo. Không khó để có một tấm ảnh đẹp bởi chính bản thân bối cảnh đã quá tuyệt vời.

Ly Giang là một trong mười thắng cảnh đẹp nhất của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), là tinh hoa của non nước Quế Lâm. Đoạn sông 84 km từ Quế Lâm đến Dương Sóc giống như một dải lụa xanh, chảy uốn lượn qua hàng trăm quả núi. Những đỉnh núi với những vách đá dựng đứng soi mình xuống dòng sông và các cảnh quan thiên nhiên hai bên bờ sông đẹp tựa tranh vẽ.



Nét đẹp của riêng Ly Giang.
Lam Linh
vnexpress.net

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Vì sao ở Nhật không có ăn xin?


Vì sao ở Nhật không có ăn xin?

Tác giả: Theo NTDTV (Tinh Vệ biên dịch)





Trên đường về nhà tôi trông thấy một người già đi chiếc xe đạp, phía sau xe thồ cái túi vỏ lon. Tôi chợt nhớ ngày mai là ngày đổ rác trong tuần theo quy định, cụ già hiển nhiên là ra tay trước công ty thu gom rác, cụ thu nhặt những vỏ lon bị những nhà hàng quán bar bỏ đi.

Chắc chắn đêm nay là cơ hội kiếm tiền của ông trong suốt tuần lễ. Số tiền này ông sẽ đi mua mấy thùng mì ăn liền, hai miếng đậu hũ, thêm một bình rượu, nằm trong căn phòng nhỏ bằng nhựa xung ở dưới chân cây cầu lớn thưởng thức món ăn ngon. Ông cụ này là một người già sống lang thang.
Có thông kê ở Tokyo có hơn 2000 người sống lang thang giống như ông. Mùa hè năm ngoái, tôi được chứng kiến cảnh một gia đình lang thang sống dưới cái trụ cầu ở Edogawa. Trụ cầu có thể che mưa, nước sông Edogawa có thể tắm giặt, vì khu vực thuộc đất công nên trở thành nơi trú tạm cho những người lang thang.

Những ngôi nhà của họ thường dùng miếng nhựa dày màu xanh da trời dựng lên, trong có miếng nệm nhỏ được nhặt ở đâu đó, nếu tốt thì có thêm đồ điện, ví dụ như cái tivi nhỏ và nồi cơm điện… Không biết từ đâu lại có được một máy phát điện cỡ nhỏ, trở thành trạm phát điện các hộ gia đình vô gia cư.

Thông thường công việc của họ là lượm lặt những tập san bỏ đi ở trong các thùng rác ở trạm tàu hoặc trên các chuyến tàu. Thế rồi chúng được mang đến những bến xe, thậm chí những nơi đầu phố sầm uất, bày thành cái quầy và được định giá tiền rẻ hơn khoảng một nửa. Tất nhiên, quản lý đô thị Tokyo không để ý đến chuyện này.

Những người sống lang thang này đa số là người già, cũng có người tuổi trung niên. Trước đó có thể họ là cán bộ lãnh đạo trong những công ty, hoặc là ông chủ nhỏ hộ cá thể, vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà cuối cùng họ chọn cuộc sống lang thang này, họ không muốn tiếp tục công việc như trước nữa vì cảm thấy cuộc sống không có đồng hồ báo thức này mới là hạnh phúc.
Chính phủ Nhật Bản có chính sách “cuộc sống bảo hộ” với những người nghèo khó. Chỉ cần bạn khó khăn trong cuộc sống là bạn có thể đến chính quyền địa phương xin hưởng chế độ “cuộc sống bảo hộ”. Những người hưởng “cuộc sống bảo hộ” như ở Tokyo hàng tháng được nhận 120.000 yên Nhật (khoảng hơn 22 triệu đồng), đủ chi cho ăn ở.

Nhưng có rất nhiều người lang thang từ chối nhận, vì họ cảm thấy: Sống bằng sức lao động của mình là sự tôn nghiêm của bổn phận làm người. Ở Tokyo, thậm chí khắp nơi trên đất nước Nhật Bản đều không có những người xin ăn dọc đường, đừng nói đến chuyện những đứa trẻ bị đánh gẫy tay chân bắt đi xin ăn. Nhật Bản không có ăn xin, đây là sự thực ở đảo quốc đáng yêu này.

Tôi hỏi một giáo sư xã hội học ở Đại học Keio: “Nhật Bản tại sao không có ăn xin?” Ông trả lời thẳng thắn:


Thứ nhất, vấn đề thể diện với người Nhật cực cao, họ thà chết đói chứ không đi xin bố thí; thứ hai, người Nhật đặc biệt khinh rẻ những kẻ không làm mà được hưởng; thứ ba, trong truyền thống văn hóa võ sĩ đạo Nhật Bản có quan niệm “thà nghèo chứ không thể ngắn chí”.

——————-
(Đại Kỷ Nguyên VN)

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Con đường lãng mạn nhất Hà Nội chính thức mang tên Trịnh Công Sơn



LÊ MÂY (VIETNAM+)

 Thông tin chính thức từ gia đình cố nhạc sỹ, buổi lễ đặt tên đường Trịnh Công Sơn sẽ được diễn ra vào lúc 8 giờ 30 ngày 26/8 tại vườn hoa Lý Tự Trọng, quận Tây Hồ, Hà Nội. Trước đó, quyết định đặt tên một con đường mang tên Trịnh Công Sơn tại Hà Nội được Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội thông qua ngày 6/7.


Tên cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn chính thức được đặt
cho con đường lãng mạn nhất Hà Nội. (Ảnh: BTC)

Được mệnh danh là con đường lãng mạn và đẹp nhất Thủ đô, ôm quanh ven hồ Tây, con đường mang tên Trịnh Công Sơn dài 900m, rộng 9,5–12,5m, kéo dài từ ngã ba, ngõ 612 Lạc Long Quân đến giao với dốc ngã ba đê Âu Cơ, quận Tây Hồ. Trước khi được đặt tên chính thức, con đường ven hồ Tây còn được nhân dân và giới nghệ sỹ gọi bằng hai cái tên lãng mạn khác là đường Sen Hồ Tây hoặc phố Sâm Cầm Hồ Tây.

Không khó để trả lời vì sao con đường ven Hồ Tây sẽ mang tên cố nhạc sỹ tài hoa xứ Huế.

Dường như, là ai khi đi qua con đường này, đều có chung cảm nhận con đường như mang dấu ấn, vận vào tính cách và âm nhạc của Trịnh Công Sơn. Vừa nhỏ nhẹ, khiêm nhường, vừa an yên, lãng mạn.

Vẻ đẹp con đường Trịnh Công Sơn trong hoàng hôn... (Ảnh: BTC)

Là ai đó, khi đi qua con đường lãng mạn ấy, mà nhớ đến “bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh Mặt Trời” trong “Nhớ mùa thu Hà Nội” của ông, hay chính hình hài “Đường phố dài một đường phố dài/ Đường phố này một chiều tôi tới/ Đi thong dong tôi chào vẫy mọi người /Đường phố cười,” thì hẳn dư vị đó không phải vô tình.

Công chúng yêu nhạc Trịnh, chắc vẫn còn nhớ bốn mươi lăm năm trước, Trịnh Công Sơn đã sáng tác ca khúc “Huế-Sài Gòn-Hà Nội.” Hẳn là ngày đó, chắc ông không nghĩ sẽ có một ngày tên mình được đặt cho những con phố ở những thành phố lớn của nước Việt: Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Hà Nội.

Theo gia đình cố nhạc sỹ, buổi lễ đặt tên đường Trịnh Công Sơn sẽ có sự tham dự của đại diện Ủy ban Nhân dân quận Tây Hồ, Hội nhạc sỹ, Hội Nhà văn, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

Cùng trong tuần lễ đó, cùng với sự hiện diện của gia đình cố nhạc sỹ Trịnh công Sơn, chương trình Học bổng Âm nhạc Trịnh Công Sơn tại Thành phố Hồ Chí Minh (28/8) cũng sẽ chính thức ra mắt, nhằm hỗ trợ các tài năng âm nhạc Việt Nam cũng như cho các em có triệu chứng tự kỷ.

...Và trong sương sớm mùa Đông. (Ảnh: BTC)

Chương trình Học bổng còn có sự tham gia của RedOne, một trong những nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sỹ hàng đầu thế giới, từng nhiều lần giành được giải Grammy, hiện đang hợp tác với rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Lady Gaga, Nicky Minaj, One Direction, J.Lo, Usher, Quincy Jones, Enrique Iglesias, Nicole Scherzinger…/.


http://www.vietnamplus.vn/con-duong-lang-man-nhat-ha-noi-chinh-thuc-mang-ten-trinh-cong-son/339472.vnp

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Người đánh giày câm và chú chó mù trên đường phố SG.



Người đàn ông bị câm ôm chú chó mù đi đánh giày khắp nơi như một nốt lặng giữa thành phố huyên náo, xa hoa...
Người đàn ông chúng tôi nhắc đến trong phóng sự ảnh dưới đây là anh Trần Khắc Ân (SN 1977, quê An Giang. Anh làm nghề đánh giày, sống quanh phố Thái Văn Lung, Lê Thánh Tôn, Thi Sách (Q1, TP.HCM) hơn 9 năm nay.

Người bạn nhỏ của anh là chú chó mù, suốt ngày bên nhau, những lúc mưu sinh, khi ăn, ngủ...Hai 'số phận' khốn khó nương tựa vào nhau - một câu chuyện tưởng như chỉ tồn tại trong cổ tích.


Người đàn ông bị câm làm nghề đánh giày và chú chó mù mưu sinh hàng ngày trên phố Thái Văn Lung.














Đôi bạn luôn quấn quýt bên nhau như hình với bóng, nương tựa vào nhau.


Công việc hàng ngày của anh Lung





Những người sống quanh phố là khách hàng thường xuyên của anh Ân rất quen thuộc hình ảnh: anh đánh giày câm và chú chó mù...


Mải mê làm việc nhưng anh vẫn không rời mắt khỏi người bạn nhỏ của mình


Chú chó cũng vậy, chẳng bao giờ rời xa người chủ


Chủ nghèo, nhưng thức ăn của anh bạn nhỏ lúc nào cũng luôn sẵn sàng...


Gia tài của anh Ân là chiếc balô quần áo và chú chó mù thân yêu. Hành trang ấy theo anh đi khắp phố phường Sài Gòn để mưu sinh


Anh Ân giới thiệu chỗ ngủ của mình được ông chủ khách sạn cho tá túc mỗi đêm


Chú chó quấn quýt bên anh ngay cả khi ngủ


Hai mắt không thấy gì nhưng chú chó vẫn thức 'trông đồ' cho chủ


Hình ảnh chú chó ngủ say bên chiếc hộp đánh giày của người chủ


Và...cứ thế, đôi bạn ngày qua ngày cùng nhau đi khắp phố phường Sài Gòn mưu sinh


Đinh Tuấn