Caonima, hay thảo nê mã.
Trong bài “NGV (bài 4): Max Delany hỏi, Ai Weiwei trả lời” có đoạn Ai Weiwei nói về tác phẩm “Bóng bay Caonima” như sau:
“Caonima là một hình thức nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội Trung Quốc. Chính sách kiểm duyệt hiện nay của Trung Quốc không cho phép nhắc đến những từ này trên phiên bản Twitter tiếng Trung. Việc bỗng nhiên những từ này biến mất trong khi hằng ngày vẫn thường được sử dụng thật là điều đáng hổ thẹn. Vì vậy Caonima là một từ vựng mới nhằm tôn vinh quyền tự do ngôn luận và đồng thời còn là một sản phẩm trí tuệ của quần chúng.”
Đặng Thái (người dịch) có giải thích về từ này như sau: “Caonima trong tiếng Trung giản thể là 草泥马 (Thảo nê mã) nghĩa đen dịch sát là ‘Ngựa cỏ bùn’ là một con vật tưởng tượng được cộng đồng mạng Trung Quốc đại lục dùng như một biểu tượng thách thức sự kiểm duyệt internet ngặt nghèo ở Trung Quốc. Hình ảnh của nó giống như con lạc đà không bướu Nam Mỹ (Alcapa). Tuy nhiên Caonima còn đồng âm (khác thanh điệu một chút) với câu chửi rất bậy và phổ biến trong tiếng Quan thoại (giống ‘Đê ma ma’ ở Việt Nam).”
Bạn Rieng&Chung trong phần bình luận của bài có lý giải như sau về việc cấm chữ Caonima trên mạng bằng tiếng Trung:
Một “tác phẩm” chơi chữ kiểu Tàu của Kenneth Tin-Kin Hung. M.L.G.B trong tác phẩm này là viết tắt của Mã Lặc Qua Bích” (马勒戈壁). Trong bài này có giải thích: “Sa Mạc Mahler Gobi là quê hương hư cấu của ‘ngựa thảo nê’ (ngựa bùn cỏ) – đây là từ cư dân mạng hay dùng để thay thế cho từ 肏你妈 (đ* mẹ mày) do có cách đọc gần giống nhau để tránh kiểm duyệt trên mạng. Trong tiếng Trung Quốc, (马勒戈壁) “mǎ lè gē bì” nghe cũng giống như 妈了个屄 (l*n mẹ mày)”
*
Về Caonima. Theo quy cách viết “trong sáng” của nhà mình (mà em gặp trong sách đọc hồi nhỏ) sẽ là “Đ. mẹ mày”. Tất nhiên, đã dùng để “cảm thán” thì câu chửi cũng tuân theo quy luật ngắn gọn hóa, nên người Trung Quốc thường chỉ nói “cao” (tức Đ.!), hoặc “wo cao” (Tao đ.!)
Có những lúc, những chỗ, bất kể ở Bắc Kinh hay Hà Nội, những từ chửi kiểu này, như dán ngay trên môi một bộ phận không nhỏ người, đến mức không biết nó có rất bậy hay không nữa (ít nhất là đối với người đang nói), vì nó đi trước những nội dung sự việc rất bình thường.
Tuy nhiên em nghĩ việc ngăn cấm Caonima và những từ tương tự (dưới dạng chữ Hán, đúng nghĩa) trên mạng là điều cần thiết. Xuất phát từ một đặc tính (có lẽ là tự nhiên và căn bản) của con người: tạm gọi là “dâm ngôn không bằng dâm nhãn”.
Con người đa phần có ấn tượng mạnh từ mắt hơn là từ tai. Nghe một “khái niệm”, chẳng hạn “yêu”, “hôn” hay cả “Đ.” đi nữa, cũng không ấn tượng (và nhớ lâu) bằng nhìn hình ảnh minh họa của nó.
Theo logic này, em nghĩ kể cả nhìn thấy cái chữ đó, tuy không sinh động bằng hình ảnh, nhưng cũng gây ấn tượng hơn là nghe thấy nó. Một phần là vì tính chủ động lựa chọn cái để nhìn (theo nhu cầu tâm sinh lý của bản thân) cao hơn tính chủ động của tai. Âm thanh vào tai xong dễ bị các âm thanh khác thế chỗ và xóa nhòa.
“Cupid và thảo nê mã”, tranh của Hạ Oánh
Túm lại, với đa phần những người (đã và đang chửi bậy) sẽ là: khi nói “Đ.!”, thì chắc phải gần 100% xác suất hắn ta không hề nghĩ đến cái hành động đó, kể cả khi hắn tự viết cái từ đó ra một cách đầy đủ. Nhưng để hắn nhìn thấy “hình ảnh” thì 100% hắn sẽ nghĩ đến, và nếu hắn chỉ nhìn cụm chữ đấy, có lẽ không dưới 50% khả năng hắn cũng nghĩ đến điều đó.
Chữ Hán là chữ tượng hình, tính minh họa cao, ý tứ nhiều khi rất “hình ảnh”. Chẳng hạn chữ “cao” nói trên được viết bằng một chữ “nhập” ở trên và chữ “nhục” (tức thịt) ở dưới. Nên việc “ngăn chặn” các từ kiểu caonima xuất hiện dày đặc cũng cấp thiết hơn. Còn tiếng Việt, viết tắt đi bằng một dấu chấm như thế, có lẽ chỉ để “nhắc nhở” nhau là chữ đấy không hay ho gì, hạn chế, hạn chế!
Tất nhiên, một kẻ chửi bậy bằng miệng cùng lắm là đôi ba trăm người nghe thấy, mà cũng chỉ nghe một lần, rồi quên. Thậm chí chẳng ma nào nghe thấy. Chứ một kẻ viết bậy (lên mạng, lên tường) thì có hàng ngàn hàng triệu người đọc thấy, thậm chí đọc nhiều lần. Chỉ số đo độ “bậy” quy theo trục phát tán, chứ không phải nội hàm ý nghĩa. Bác Ngải Vị Vị nâng Caonima lên tầm “tự do ngôn luận” có vẻ hơi quá.
Bức ảnh “18 loã hán” (chơi chữ với 18 vị La Hán) chụp trước bộ tượng “12 con giáp” của Ngải Vị Vị. Ảnh chụp tại studio riêng của Ngải Vị Vị tại Bắc Kinh vào hôm 18.2.2010 (mồng 3 Tết Canh Dần). Đây là một bức ảnh Ngải Vị Vị ngẫu hứng chụp cùng bạn bè và những người ái mộ ông khi họ đến tham gia một buổi tụ họp tại studio.
*
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét