Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghe nhạc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghe nhạc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Cảm thức về thời gian trong nhạc Trịnh



Nhiều nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn viết nên những nỗi niềm của người phụ nữ trong bước chuyển của thời gian, vạn vật.
Cách đây không lâu, trong bộ phim có doanh thu cao nhất lịch sử điện ảnh Việt Nam - Em là bà nội của anh, ca sĩ trẻ Miu Lê khoác thêm hình hài mới cho những ca khúc của Trịnh Công Sơn. Trong trẻo, mộc mạc và hiện đại, phần thể hiện của Miu Lê như kéo người trẻ xích lại gần thêm với di sản âm nhạc của một trong những nhạc sĩ tài hoa Việt Nam.
Trong phim, ca khúc Còn tuổi nào cho em được khán giả đặc biệt ưa thích. Đây là một bài hát nặng hoài cảm, đầy tình mến thương của Trịnh Công Sơn dành cho phái đẹp.

“…Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay
Tuổi nào ngồi hát mây bay ngang trời
Tay măng trôi trên vùng tóc dài
Bao nhiêu cơn mơ vừa tuổi này
Tuổi nào ngơ ngác tìm tiếng gió heo may…”

Phụ nữ hay ngoái đầu nhìn lại, hay nhớ tiếc thời gian, hay cảm thấy sự tàn lụi cả khi đang rực rỡ thanh xuân nhất. Có những chiều bâng khuâng, nhìn lá vàng rụng, người đàn bà không khỏi chạnh lòng nhớ về thời thơ trẻ.
Thời gian lúc nào cũng vội, chỉ vài cái chớp mắt, nàng đã chẳng còn là người thiếu nữ “ngồi hát mây bay ngang trời”, với đôi tay măng, vùng tóc dài. Lời bài hát còn vương chút ngơ ngác của kẻ tỉnh dậy đã thấy mình đi qua cuộc đời tựa hồ như đi qua những giấc chiêm bao.
“…Tuổi nào vừa thoáng buồn áo gầy vai
Tuổi nào ghi dấu chân chim qua trời
Xin cho tay em còn muốt dài
Xin cho cô đơn vào tuổi này
Tuổi nào lang thang thành phố tóc mây cài…”

Còn tuổi nào cho em họa nên hình ảnh của một người đàn bà âm thầm chải tóc khi chiểu phủ bóng, nhìn lá vàng, miên man với hồi ức. Năm tháng chưa bao giờ vì thấy phụ nữ là phái yếu mà bớt phũ phàng, khắc nghiệt. Điều đó đặc biệt đúng với những người đàn bà Việt thường có thói quen hy sinh quá nhiều vì người khác đến quên cả bản thân. Ca khúc này, vì thế, chỉ có thể được thấu cảm tận cùng bởi những người đàn bà Á châu.
Màu của thời gian, cảm thức về sự thay đổi vận hành của mùa, của vạn vật - những điều tưởng như rất trừu tượng - đã được chạm khắc vào những ca từ của Trịnh Công Sơn một cách thật gần gũi, nồng nàn.
Bởi ông đã đặt bước đi của thời gian ấy vào những hình bóng yêu kiều của những người đàn bà, của những cuộc tình, hay rộng lớn hơn là của tha nhân. Trong Diễm xưa, hình ảnh hiện tại và quá khứ của người phụ nữ như đan hòa vào nhau qua màn mưa gợi nên một nỗi hoài vọng, nâng niu:

"Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu..."
(Diễm xưa).

Chính từ sự yêu thương, nâng niu ấy, dường như có lúc, Trịnh Công Sơn muốn thời gian ngừng lại, để mái tóc người ông thương vẫn giữ mãi nét thanh xuân, để sự vĩnh cửu của thời gian ướp hương cho vẻ đẹp ấy còn mãi:

"Ru mãi ngàn năm giòng tóc em buồn
Bàn tay em năm ngón ru trên ngàn năm
Trên mùa lá xanh ngón tay em gầy
Nên mãi ru thêm ngàn năm
Ru em từng ngón xuân nồng"
(Ru em từng ngón xuân nồng).

Hình ảnh những đôi “vai gầy” luôn trở đi trở lại trong những sáng tác của Trịnh Công Sơn. Ông thương cho những “Vai em gầy guộc nhỏ - Như cánh vạc về chốn xa xôi” (Như cánh vạc bay) hay từng “Gọi nắng trên vai em gầy - đường xa áo bay” (Hạ Trắng). Nếu vai gầy tạo cảm giác mỏng manh, yếu đuối thì những mái tóc mây luôn chảy dài bất tận trong những sáng tác của ông như một sự ám ảnh, như một khoảng trời mơ mộng, một dòng thác không cạn của những tâm sự.

Với phụ nữ, Trịnh Công Sơn dường như thừa dịu dàng. Ông lúc nào cũng tự nhún mình, trân trọng, nâng niu phái đẹp. Trong Ru tình, ông từng viết “Ru em ngồi yên nhé, Tôi tìm cuộc tình cho”. Trong Biết đâu nguồn cội, ông khiêm tốn “Tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài”. Trong Còn tuổi nào cho em, Trịnh Công Sơn như thầm cầu xin tạo hóa vô tình hãy nhẹ bớt bàn tay, đừng quá phũ phàng với người đẹp: “Xin cho tay em còn muốt dài”, “Xin cho cô đơn vào tuổi này”. Người đàn ông nhỏ bé ấy thấu hiểu và thương yêu một cách sâu sắc, trọn vẹn thân phận của người đàn bà.

“…Em xin tuổi nào còn tuổi nào cho nhau
Trời xanh trong mắt em sâu
Mây xuống vây quanh giọt sầu
Em xin tuổi nào
Còn tuổi trời hư vô
Bàn tay che dấu lệ nhòa…”

Nhạc Trịnh thường tạo cảm giác buồn bã man mác. Nỗi buồn thường đẹp đẽ, mơ hồ, không rõ hình hài với một chuỗi những cảnh trí ẩn hiện trong những lớp sương dày của ký ức. Người nghe thoáng thấy hình ảnh của một đôi “mắt sâu”, một “mái tóc mây cài”, “vai gầy” hay “những ngón tay muốt dài”. Giai nhân trong nhạc Trịnh chẳng bao giờ đẹp lồ lộ ngỡ ngàng mà thường nép mình trong ký ức, chấp chới như những cơn mơ, không thể nắm bắt.

Nhạc Trịnh chưa bao giờ đánh đố ở câu từ. Những từ ngữ ông sử dụng thường rất giản dị, dễ cảm, dễ hiểu. Tuy nhiên, để đọc được “thông điệp dưới bề mặt” của tác phẩm không phải là một điều đơn giản vì người nghe thường không chạy kịp với mạch tư duy của nghệ sĩ. Nghe nhạc Trịnh, ta dễ choáng ngợp bởi một chuỗi hình ảnh, những liên tưởng có vẻ rất ngẫu hứng và ngẫu nhiên. Ca khúc như một mạch nguồn bất tận của cảm xúc, ký ức và hình ảnh, khiến người nghe – kẻ ngoài cuộc – dễ cảm thấy bị chới với, cuốn theo và đắm chìm.
Trịnh Công Sơn đã viết nên những nỗi niềm - cả vui sướng lẫn tuyệt vọng - đầy nâng niu và trìu mến về đàn bà. Để từ tác phẩm của ông, phụ nữ tìm thấy một tri kỷ rất đỗi dịu dàng.

Anh Trâm

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Bài ca Hồ Chí Minh (the Ballad of Ho Chi Minh)

Bài ca Hồ Chí Minh (the Ballad of Ho Chi Minh)






----------

Nhân dịp 19-5, ngày sinh nhật Bác, chúng ta hãy cùng nghe lại bài ca bất hủ The Ballad of Ho Chi Minh của nhà soạn nhạc, nghệ sĩ Ewan MacColl:



Tác giả bài hát là nghệ sĩ nổi tiếng người Anh gốc Scotland, tên khai sinh là Jams (Jimmie) Henry Miller. Ewan MacColl sinh ngày 25-1-1925 tại Salfont, Lancashire và mất ngày 20-10-1989. 
Nghệ sĩ Ewan MacColl

Bài hát mang phong cách nhạc truyền thống Ireland này được Ewan MacColl sáng tác và trình diễn lần đầu tại các thành phố của nước Anh vào những năm 1954, 1955. Sau đó, vào những năm cuối thập niên 1960 nó được biểu diễn rộng rãi tại các nước châu Âu như một ca khúc điển hình trong phong trào phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Bài hát cũng được ca sĩ người Mỹ Pete Seeger, anh vợ của Ewan MacColl phổ biến trong các phong trào phản chiến sôi động tại nước Mỹ.
Năm 1967, Ewan MacColl và vợ là Peggy Seeger đã biểu diễn bài hát này tại “Đại hội Liên hoan quốc tế ca hát phản kháng chiến tranh” diễn ra ở La Habana (Cuba). Sau đó, bản nhạc được tặng lại cho đoàn đại biểu Việt Nam mà ca sĩ Quang Hưng là đại diện, ngoài bìa bản nhạc còn có 4 câu thơ đề từ:
“In life there are things can’t change
The bird not subjugated ever 
These people live forever with time
Ho Chi Minh!
Dịch:
“Trên đời có những điều không thể đổi thay
Có những loài chim không khuất phục bao giờ
Có những con người sống mãi với thời gian
Hồ Chí  Minh!”.
Nhạc sĩ Nguyễn Phú Ân là người đặt lời Việt cho bài hát (chi tiết này nay ít người biết đến) và ca sĩ Quang Hưng là người đầu tiên hát bài hát này với lời Việt, cũng vào ngày sinh nhật Bác, 19-5-1967 tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội.
Ca sĩ Quang Hưng và nhạc sĩ Nguyễn Phú Ân, người đặt lời Việt cho bài hát
Video dưới đây là bài hát do ca sĩ Quang Hưng trình bày:

Ca khúc The Ballad of Ho Chi Minh còn được phổ biến bằng nhiều thứ tiếng khác, xin trân trọng giới thiệu một số phiên bản dưới đây:

BẢN GỐC TIẾNG ANH CỦA EWAN MACCOLL:




BẢN TIẾNG VIỆT CỦA NHẠC SĨ NGUYỄN PHÚ ÂN:


Miền biển Đông, xa tắp nơi chân trời
Người dân ở đó lầm than đói nghèo
Từ đau thương Người đi khắp năm châu
Lòng tin mặt trời chân lý sáng soi
Rọi chiếu tới dân mình

Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh!
Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh!

Vượt trùng sóng người đi khắp phương trời
Luyện tôi ý chí lòng nuôi căm thù
Hồ Chí Minh ngày đêm xót thương dân 
tộc nô lệ vì đế quốc dã man
Giày xéo đất nước mình

giày xéo Đông Dương này, 
tàn sát bao con người

Từng giờ cháy lửa cách mạng lan tràn
Từ rừng Việt Bắc vào đến Tháp Mười
Hồ Chí Minh niềm tin đấu tranh cho 
tự do điệp trùng đội ngũ lớn lên
Ngày thêm mỗi trưởng thành 

một ý chí tuyệt vời, 
bằng chiến công diệt thù

Lòng thành kính toàn dân gọi Cha già
Vì Người đã sống để cho muôn người
Hồ Chí Minh mùa xuân chứa chan muôn niềm tin
Người từ chân lý sinh ra
Vì thế giới hoà bình 

Người hiến dâng đời mình
Người hiến dâng đời mình
Người hiến dâng đời mình

Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh!
Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh!

 

PHIÊN BẢN TIẾNG Ý CỦA BRUNO PIANTA:


BALLATA DI HO CHI MINH

Tanto lontano in estremo oriente
Oltre il Laos e il suo confin
Vive l'uomo che è padre della gente vietnamita
Il suo nome è Ho-Chi-Minh 

Ho Ho Ho-Chi-Minh 
Ho Ho Ho-Chi-Minh

Ho-Chi-Minh andò sul mare
La vita si guadagnò così
Il lavoro più duro fu quel che lo educò
Lo sfruttamento fu l'a b c

Ho Ho Ho-Chi-Minh 
Ho Ho Ho-Chi-Minh

Ho-Chi-Minh ritornò in patria
Fame e miseria vide allor
Vide i suoi fratelli ridotti come schiavi
E dappertutto l'invasor

Ho Ho Ho-Chi-Minh 
Ho Ho Ho-Chi-Minh

Ho-chi-minh se ne andò in montagna
Quaranta eroi lo seguiron là
A combattere contro l'invasore eran decisi
Per la morte o la libertà

Ho Ho Ho-Chi-Minh 
Ho Ho Ho-Chi-Minh

Eran quaranta poi furon cento
Poi centomila con Ho-Chi-Minh
I francesi poi furono cacciati con la lotta
Dai soldati del Viet-Minh

Ho Ho Ho-Chi-Minh 
Ho Ho Ho-Chi-Minh

Ogni soldato è un contadino
Ieri sera a zappare andò
Stamattina si butta la mitragliatrice in spalla
E combatte per lo zio Ho

Ho Ho Ho-Chi-Minh 
Ho Ho Ho-Chi-Minh

Oggi il nemico è ancor più forte
Ma sconfiggere non ci può
Combattiamo per la rivoluzione popolare
Per il Vietnam e lo zio Ho

Ho Ho Ho-Chi-Minh 
Ho Ho Ho-Chi-Minh

 

Phiên bản tiếng Pháp của Francesca Solleville:

 

LA BALLADE DE HO CHI MINH

Tout là-bas au soleil levant
du côté de la mer de Chine
Il y a un homme que tout un peuple révère comme un père, 
et cet homme était Ho-Chi-Minh.
Ho Ho Ho Chi Minh, 
Ho Ho Ho Chi Minh.
Ceux du Nord e ceux du Delta
ceux des montagnes et ceux des plaines
mènent le meme combat pour chercher des fusils
jeunes et vieux tous units derrière Ho Chi Minh.
Ho Ho Ho Chi Minh, 
Ho Ho Ho Chi Minh.
Ho Chi Minh partit vers son temps
dans la marine pendant trois ans
là, les privation les humiliation l'exploitation
ont été son pain quotidien.
Ho Ho Ho Chi Minh, 
Ho Ho Ho Chi Minh.
Quand il fut du retour au pays
il fallait voir ce qu'il a vu
misère et famine et des soldats étrangers
terrorisant son pauvre peuple d'Indochine.
Ho Ho Ho Chi Minh, 
Ho Ho Ho Chi Minh.
Ho Chi Minh et une poignée d'hommes
s'en sont allés dans les montagnes
au nom de leur frères terreur de l'ombre
alors se jurèrent de chasser tous les aggresseurs.
Ho Ho Ho Chi Minh, 
Ho Ho Ho Chi Minh.
Une poignée et puis des centaines
et les centaines sont des milliers
et grandit l'armée qui va libérer toute l'Indochine
la vaillante armée du Viet Minh.
Ho Ho Ho Chi Minh, 
Ho Ho Ho Chi Minh.
Soldat le jour, paysan la nuit
le soir venu c'est un grand parcours
au matin il passe la bretelle de son fusil
à l'épaule, telle est l'armée de l'oncle Ho.
Ho Ho Ho Chi Minh, 
Ho Ho Ho Chi Minh.
Des montagnes et de la jungle
des hauts plateaux et des rizières
les hommes et les femmes sont commes des graines
dans tout le Viêt-Nam la victoire est la liberté.
Ho Ho Ho Chi Minh, 
Ho Ho Ho Chi Minh.
Et du Nord jusqu' au bout du Delta
l'armée avance, l'armée Viet Minh
et le vent se tait long les bords du cap d'Indochine
liberté fête et Ho Chi Minh.
Ho Ho Ho Chi Minh, Ho Ho Ho Chi Minh.
Ho Ho Ho Chi Minh, Ho Ho Ho Chi Minh.

 

Phiên bản tiếng Tây Ban Nha của Rolando Alarcón:

BALADA DE HO CHI MINH

En Saigón la montaña ruge
y los valles en silencio están
porque el joven y el viejo campesino
luchan por la libertad para su Vietnam.

Ho, Ho, Ho Chi Minh
Ho, Ho, Ho Chi Minh

Ho Chi Minh era un marinero
que una tarde regresó feliz
y encontró que su pueblo estaba triste;
triste no era la esperanza de Ho Chi Minh.

Ho, Ho, Ho Chi Minh
Ho, Ho, Ho Chi Minh

Ho Chi Minh se fue a la montaña
y su pueblo también marchó
y soñaba que su tierra era libre,
contra el enemigo y contra el invasor.

Ho, Ho, Ho Chi Minh
Ho, Ho, Ho Chi Minh

Y creció como un mar gigante
cien y miles junto a Ho Chi Minh.
Florecían soldados para el pueblo,
para dar la libertad, para el Viet Minh.

Ho, Ho, Ho Chi Minh
Ho, Ho, Ho Chi Minh

"Libertad" gritan las banderas
y en la selva se oye una canción:
es el pueblo que marcha a la victoria,
paz y libertad serán para el Vietnam.

Ho, Ho, Ho Chi Minh
Ho, Ho, Ho Chi Minh
 
Phiên bản tiếng Thụy Điển của nhóm Knutna Nävar:

BALLADEN OM HO CHI MINH

Långt borta, bortom oceanen.
Långt bortom havets östra strand
fanns en man som var ledare för folket i Vietnam
och hans namn det var Ho Chi Minh

Ho, Ho, Ho Chi Minh
Ho, Ho, Ho Chi Minh

Ho Chi Minh var sjöman på haven
han levde länge borta från sitt land
Han såg imperialismens härjningar
utsugning och förtryck

Ho, Ho, Ho Chi Minh
Ho, Ho, Ho Chi Minh

Ho Chi Minh studerade Marx och Lenin
byggde upp Partiet som visar vägen fram
Dom blev hjältar i det vietnamesiska folkets kamp för ett enat och fritt Vietnam.

Ho, Ho, Ho Chi Minh
Ho, Ho, Ho Chi Minh

Fjorton män blev till hundra
blev hundratusen och Ho Chi Minh
han ledde och enade Vietnams starka folkarmé
för landets befrielse

Ho, Ho, Ho Chi Minh
Ho, Ho, Ho Chi Minh

Varje bonde är en soldat
när kvällen kommer tar han sitt gevär
Om dagen jobbar han på fälten
detta är folkets motståndskraft

Ho, Ho, Ho Chi Minh
Ho, Ho, Ho Chi Minh

Från alla berg och djungler
från risfälten och slätterna
marcherar män och kvinnor i befrielsearmén
Folket Segrar där de drar fram 

Ho, Ho, Ho Chi Minh
Ho, Ho, Ho Chi Minh
 
Phiên bản tiếng Phần Lan của Elvi Sinervo:

BALLADI HO TŠI MINHISTÄ

Vuorten tuolla puolen asuu
kaukana kansa Vietnamin
Eli siellä mies
rakastama Indokiinan kansan
ja se mies oli Ho Tši Minh
Ho Ho Ho Tši Minh

Kiersi maita länttä, itää
maailman tunsi, tiesi tään
että valta on sillä
jolla raha on ja armeijat
vaan kansaa riistetään
Ho Ho Ho Tši Minh

Synnyinmaahan saapui jälleen
aika kun vaihtui. Mutta ei
kansa saanutkaan vapautta
Uudet sortajat sai
ja se kaiken toivon vei
Ho Ho Ho Tši Minh

Kotkat lentää korkealla
Vuorilla sissiarmeijaa
johti Ho Tši Minh
Aika oli tullut Vietnamin
jo vieras sortaja karkoittaa
Ho Ho Ho Tši Minh

Lentoon nousee vuorten kotkat
taisteluun kansa Vietnamin
Tuuli kuljettaa
vapauden viestin kautta maan
On kohta saapuva Ho Tši Minh
Ho Ho Ho Tši Minh
Ho Ho Ho Tši Minh

Phiên bản tiếng Nhật của Hidaka Yoshi:
 

ホーチミンのバラード 
とおい海のむこう 
東の海のむこう
インド・シナの父とよばれる
その人の名はホーチミン
山に デルタに 
若者も年よりも
自由のためにたたかう
ホーチミンとともに
わかいホーチミン 
船に乗り海をこえ
国をでてまなんだことが
彼も未来をきめた
彼が帰ってきて 
そこに見たものは
うえと貧乏と他国の兵士
おもい靴音ひびく
ひとに呼びかけて 
山にのぼった
解放軍がそこにうまれた
彼はきたえられた
夕べにくわをもち 
朝にはライフル
兵士たちはみんな百姓
それがホーチミンの兵士
平野にジャングルに 
山にも海辺にも
インド・シナの兵士はすすむ
男も女もすすむ
平和と自由と 
そしてホーチミン
インド・シナの旗をなびかせ
ベトミンの兵士はすすむ

------

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Bài Hát The Land of Vietnamese (Miền đất của người Việt Nam)





Thiếu Long giới thiệu



The land of Vietnamese (Miền đất của người Việt Nam) là một bài hát phản chiến, lưu hành ở các nước phương Tây và Mỹ trong những năm Mỹ gây chiến ở Việt Nam. Bài hát khá nổi tiếng và mọi người truyền tay nhau hát nhưng tác giả của nó là một ẩn sĩ mà đến nay không thấy nguồn nào xác định được rõ ràng tác giả là ai. Đây là một bài hát về âm nhạc thì đậm chất nhạc đồng quê (country music) Anh - Mỹ, về nội dung thì nó vô cùng hào hùng, da diết, bi tráng, thiết tha, nói về một miền đất kiên cường sẽ luôn tồn tại không khuất phục trước giặc Mỹ. Một bài hát nước ngoài nhưng lại đậm chất kiêu hùng Việt Nam, thể hiện lên đc cái đặc thù văn hóa dân tộc giữ gìn sông núi của người Việt.



Đây là một bài hát nước ngoài nhưng đi vào lòng người Việt, là người Việt nhưng nghe bài này thật sự là tan nát cõi lòng, tự hỏi tại sao đất nước mình, dân tộc mình lại chịu nhiều thảm cảnh và bất hạnh hơn các dân tộc khác như vậy, và tại sao dân tộc mình là anh hùng đến như vậy, bất khuất mạnh mẽ đến như vậy.

Đề nghị những người có trách nhiệm trong lĩnh vực văn hóa rà soát, tìm hiểu xem ai là tác giả bài này và chuyển ngữ lời hát, hòa âm, đưa lên trình diễn trong các chương trình văn nghệ lớn, cho các dịp lễ lớn, giống như chúng ta đã làm với bài The Ballad of Ho Chi Minh (Bài ca Hồ Chí Minh) của nhạc sĩ Ewan MacColl. Chúng đều là những bài hát nước ngoài nhưng thấm đẫm đặc thù Việt Nam, văn hóa Việt Nam, tinh thần Việt Nam, tâm hồn Việt Nam.

Đây là version hát bởi nữ ca sĩ Kate Francis, với một giọng hát da diết ru hồn nhưng lại thể hiện lên được khí phách Việt Nam:

The Land of Vietnamese

Published on Aug 31, 2012

https://www.youtube.com/watch?v=iCEfUuEKgZI



Lời ca - nguyên bản tiếng Anh:
Should all the leaves for all the trees
Surscorch from bombs and poisoned water,
Should not a single Vietnamese
Remain alive from cruel man slaughter,
The elephants will rage enroll
And wage against all the Yanks a war,
And wage against all the Yanks a war.

Should all the elephants be killed
And all the fields be ruined to pieces,
Yet life in Vietnam can be still
Again arise some living species :
The leagues ant and buzzing bees,
To sting the Yanks for the Vietnamese,
To sting the Yanks for the Vietnamese.

The birds and fish will take them bite,
All those, who came to kill and murder,
The snakes will hiss from noon till night
And then more bees will come further,
The animals will keep their rakes
Until the drive all away the Yanks,
Until the drive all away the Yanks.

Should all the beasts become extinct
The grass will raise from bombard tuffet,
And by the nature of instinct
Will crash the Yanks for those, who suffer.
You can not slash in hand a breeze
Not split the land of the Vietnamese,
Not split the land of the Vietnamese.

Tạm dịch lời Việt:
Dù tất cả lá cây trên cành
Tan héo dưới bom và chất độc hóa học
Dù không còn một người Việt
Sống nổi dưới những trò tàn sát con người tàn ác

Thì những chú voi sẽ giận dữ tham chiến
Và sẽ chống lại lính Mỹ trong một cuộc chiến mới
Và sẽ chống lại lính Mỹ trong một cuộc chiến mới

Dù tất cả chú voi đó bị giết
Và tất cả đồng ruộng bị phá hủy thành tro
Tuy thế mầm sống ở Việt Nam vẫn có thể
Lần nữa mọc lên những sinh vật:
Những nhóm kiến lửa và ong vò vẽ,
Để cắn lính Mỹ cho dân tộc Việt Nam
Để cắn lính Mỹ cho dân tộc Việt Nam

Chim chóc và cá sẽ góp những đòn cắn vào
Tất cả những tên tới đất này để giết chóc
Những chú rắn sẽ rít lên từ chiều đến đêm tối
Và thêm những chú ong tham chiến nhiều hơn

Những động vật đó sẽ tiếp tục lùng sục
Cho đến khi nào xua đuổi hết lính Mỹ,
Cho đến khi nào xua đuổi hết lính Mỹ.

Dù tất cả những loài vật đó trở nên tuyệt chủng
Thì cỏ lại sẽ mọc lên từ những hố bom
Và từ bản năng thiên nhiên
Sẽ quấn lấy chân lính Mỹ, những kẻ bị tổn thất

Anh không thể chém lìa ngọn gió
Không thể chém lìa miền đất của người Việt Nam,
Không thể chém lìa miền đất của người Việt Nam.

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Buồn Bã Với Những Môi Hôn



Tất cả bài nhạc của Trịnh Công Sơn đều ngắn hoặc rất ngắn. Riêng một bài duy nhất mang dáng dấp một trường ca : bài Đoá Hoa Vô Thường. Với nhạc dạo đệm trước mỗi đoản khúc, bài hát kể một tình sử triết lý qua cách hiểu của Trịnh Công Sơn về chữ " ái " và chữ " tâm ".

Đây không phải là lần đầu vô thường đi vào lời ca của Trịnh Công Sơn. Vô thường bàng bạc trong nhạc Trịnh Công Sơn từ thuở đầu, nhưng không mấy ai để ý. Lời ca của anh hay quá, thơ quá, hát lên nghe đã bâng khuâng rồi, đâu cần hiểu ý nghĩa, chỉ mang máng thấy lời thơ có một chiều sâu triết lý thiếu vắng hẳn trong nhạc Việt Nam. Có lẽ chính tác giả cũng chưa ý thức được rõ ràng điều mình cảm nhận, và chính nhờ thế mà tính cách mông lung của lời ca làm rung động lòng người, khác với lời văn sáng sủa. VớiĐóa Hoa Vô Thường, Trịnh Công Sơn nhạc hoá lý thuyết và lý thuyết hoá nhạc. Anh còn chua thêm giải thích ở mỗi chuyển mạch để ý của nhạc được hiểu rõ hơn. Đoạn thứ nhất là đi tìm tình, nhịp thong dong. Đoạn thứ hai là gặp tình, đưa tình về, nhịp hớn hở,mùa xuân trên những mái nhà, có con chim hót tên là ái ân. Đoạn thứ ba là bốn mùa yêu nhau trong lẽ vô thường của trời đất. Sau đó, nhạc bắt đầu hiu hắt, một thời yêu dấu đã qua, ôi áo xưa em là một chút mây phù du. Rồi nhạc mạnh và êm dịu lại để đi vào đoạn kết : từ đó ta là đêm nở đoá hoa vô thường. Tại sao nhạc êm dịu lại ? Anh giải thích : tình do tâm ta mà sinh, có khi tình mất mà tâm còn động vọng, đến lúc tâm bình an thì tình kia cũng đoạn nỗi.

Chữ " ái ", đó là chỗ mà ai cũng thấy nơi Trịnh Công Sơn, chiếc nôi trong đó chúng ta nằm nghe anh ru từ mấy chục năm nay. Chữ " tâm " là cánh cửa mới mở ra trước Trịnh Công Sơn, nơi anh có cảm tưởng đang đến, kết thúc một đời rong chơi. Từ " ái " đến " tâm ", Đóa Hoa Vô Thường trình bày một quá trình chuyển hoá trong đó chuyện đời cũng như chuyện tình diễn biến dưới hình thức đối nghịch của từng đôi, từng cặp như tôi với em : tìm/gặp, gặp/mất, mất/còn, có/không. Vô thường, trong Trịnh Công Sơn, không có gì khác hơn là cái có đi vào cái không. Có thể ý tưởng về quá trình đối nghịch đó đã nằm trong vô thức của Trịnh Công Sơn từ trẻ. Hát lại Trịnh Công Sơn từ khi anh mất, trực nhận của tôi chợt bắt gặp vô thức của anh. Tôi sẽ nói ở đây những đối nghịch đó mà tôi nghĩ luôn luôn là nét chính trong nhạc Trịnh Công Sơn. Tôi sẽ trích khá nhiều ví dụ, nhưng tôi phải tự kiềm chế tôi, nếu không thì hát hoài không dứt.

Tôi muốn bắt đầu bằng một đối nghịch trong cách vẽ tranh của Trịnh Công Sơn. Chẳng tại sao cả. Chỉ vì nói đến nhạc Trịnh Công Sơn mà bắt đầu bằng triết lý chắc là không ổn, vì anh là thi sĩ. Phải bắt đầu bằng người đẹp, người đẹp nhất trong tất cả những người đẹp nhất từ hai trăm năm nay : Thúy Kiều.

Gió sẽ mừng vì tóc em bay
Cho mây hờn ngủ quên trên vai


Tại sao gió sẽ mừng ? Vì tóc em là gió. Gió đùa với gió, làm sao gió không vui ? Tại sao mây lại hờn ? Vì tóc em là mây. Mây thua nước tóc, làm sao mây không dỗi ? Em là giai nhân toàn bích. Thế nhưng một nhan sắc toàn bích không làm Trịnh Công Sơn rung động. Giữa toàn bích, anh chấm một nét hỏng, và chính nét hỏng đó là cái duyên làm say lòng người.

Cho mây hờn ngủ quên trên vai
Vai em gầy guộc nhỏ
Như cánh vạc về chốn xa xôi


Tất cả những người đẹp của Trịnh Công Sơn đều có vai gầy. Vai gầy, có thể đẹp. Nhưng gầy guộc thì nhất quyết là hỏng. Thì thiếu da thơm quả ngọt mùa xuân. Vậy mà khi thả giọng trầm xuống chữ guộc, tôi tưởng như nghe có cánh con vạc bất chợt vỗ nước bay vào đêm thâu. Đêm vắng sâu hơn và Thúy Kiều đẹp hơn.

Đối nghịch là nét nhạc riêng của Trịnh Công Sơn. Anh nói một điều rồi anh nói điều trái lại. Như nét hỏng nằm giữa toàn bích. Bài hát này của anh đối nghịch với bài hát kia, lời một đối nghịch với lời hai, câu sau nghịch với câu trước, thậm chí hai hình ảnh nghịch nhau trong cùng một câu, trong vòng đôi ba chữ.

Tôi lấy ví dụ Trịnh Công Sơn hát cô đơn. Anh là người cô đơn cùng cực :

Trời cao đất rộng một mình tôi đi
Một mình tôi đi
Đời như vô tận một mình tôi về
Với tôi.


Anh cô đơn với. Chữ với làm tôi rờn rợn. Như câu sau này :

Một ngày thấy bóng em qua nơi này / một lần với bóng tôi
Một ngày đã có em xa nơi này / một ngày với vắng tôi

Với vắng tôi. Em chỉ với khi nào không có tôi. Em cộng với con dấu trừ. Cho nên chúng ta chỉ có cái bóng của nhau.
Trịnh Công Sơn hát cô đơn thảm sầu như vậy, nhưng hát đôi lứa cũng nồng nhiệt vời vợi. Anh cổ vũ :

Hãy ru nhau trên những lời gió mới
Hãy yêu nhau cho gạch đá có tin vui...
Hãy kêu tên nhau trên ghềnh dưới bãi
Dù mai nơi này người có xa người


Trịnh Công Sơn hát tuyệt vọng. Anh nằm chết lịm trong tuyệt vọng, tuyệt vọng rơi rất gần rơi xuống trong tôi như hoa tiễn đưa rơi trên mộ. Nhưng anh lại đánh trống thúc quân đừng tuyệt vọng tôi ơi đừng tuyệt vọng. Anh đang nằm xuống hay anh đã đứng dậy ?

Trịnh Công Sơn nhìn đời buồn tênh. Buồn tênh !

Sống có bao năm vui vui buồn buồn người người ngợm ngợm
Sống chết mong manh như thân cỏ hèn mọc đầy núi non


Nhưng Trịnh Công Sơn yêu đời thắm thiết. Anh quỳ xuống, tạ ơn đời đã cho anh hạnh phúc lẫn thương đau :

Dù đến rồi đi tôi cũng xin / tạ ơn người tạ ơn đời
Tạ ơn ai đã cho tôi còn những ngày / quên kiếp sống lẻ loi
Dù đến rồi đi tôi cũng xin / tạ ơn người tạ ơn đời
Tạ ơn ai đã cho tôi tình sáng ngời / như sao xuống từ trời


Tôi biết có người sẽ nói : thì Trịnh Công Sơn cũng như mọi nghệ sĩ khác, có vui có buồn, có yêu thương, có tuyệt vọng. Không phải thế ! Trong nhạc Trịnh Công Sơn, vui đi cặp đôi với buồn, hạnh phúc sóng bước với thương đau trong cùng một bài, trong cùng một câu. Đây là hai vế trong cùng một bài, vế thứ nhất là thương đau :

Tình yêu như nỗi chết cơn đau thật dài
Tình khâu môi cười / hình hài xưa đã thay / mặn nồng xưa cũng phai
Tình chia nhau gian dối / tình đày tình đôi nơi


Vế thứ hai là hạnh phúc :

Một mai thức dậy / chợt hồn như ngất ngây / chợt buồn trong mắt nai
Rồi tình vui trong mắt / rồi tình mềm trong tay

Hạnh phúc tưởng như thiên thu :

Tình cho nhau môi ấm / một lần là trăm năm

Cũng hai vế đối nhau như thế trong hai đoạn, tôi hát thêm bài nữa. Đoạn trước là phụ bạc, nợ nần :

Hai mươi năm xin trả nợ dài
Trả nợ một đời em đã phụ tôi
Em phụ tôi một thời bé dại
Thơ dại ra đi không nhớ gì tôi
Thơ dại ra đi quên hết tình tôi

Đoạn sau là tha thứ lau xoá oán trách, yêu thương vẫy gọi yêu thương :

Bao nhiêu năm vẫn lại nhiệm mầu
Trả nợ một lần quên hết tình đau
Hai mươi năm vẫn là thuở nào
Nợ lại lần này trong cõi đời sau

Đó là hai vế nghịch nhau trong một bài. Bây giờ là hai vế nghịch nhau trong cùng một đoạn. Như thế này là có hay không :

Tiếng thì thầm từng đêm nhớ lại
Ngỡ chỉ là cơn say
đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời
Như một lời chia tay


Như thế này là xa hay gần :

Tình như nắng vội tắt chiều hôm
Tình không xa nhưng không thật gần


Như thế này là rộng hay hẹp :

Tình yêu như biển biển rộng hai vai
Tình yêu như biển biển hẹp tay người
Biển hẹp tay người
Lạc lối.


Như thế này là có hay không, mưa hay nắng, đông hay xuân, khứ hay hồi :

Ngoài hiên vắng giọt thầm cuối đông
Trời chợt nắng vườn đầy lá non
Người lên tiếng hỏi người có không
Người đi vắng về nơi bế bồng


Như thế này là sống hay chết, tàn hay nở :

Chìm dưới cơn mưa một người chết đêm qua
Chìm dưới đất kia một người sống thiên thu
Chìm khuất trong ta một lời nói vu vơ
Chìm dưới sương thu là một đóa thơm tho

Như thế này là ngày hay đêm, lên hay xuống :

Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông
Ngày vừa lên hay đêm xuống mênh mông

Đó là hai vế nghịch nhau trong cùng một đoạn, hoặc giữa câu trước với câu sau. Nhưng lại rất lắm khi nghịch với thuận, không với có, trộn lẫn với nhau, buồn xen trong vui, mông lung không biết đâu là vui đâu là buồn. Mưa là buồn chăng ? Không hẳn, mưa trong Trịnh Công Sơn rất hồng, vì mưa trong nắng, mưa khi trời ươm nắng cho mây hồng. Nắng là vui chăng ? Không hẳn, lung linh nắng thủy tinh vàng, nhưng nắng lên mà chợt hồn buồn dâng mênh mang. Mưa Huế rất nặng hột, vậy mà mưa cứ như thì thầm dưới chân ngà. Nắng được trời gọi lên, nhưng trời cũng chẳng biết đó là nắng của mưa hay mưa của nắng :

Gọi nắng cho cơn mưa chiều nhiều hoa trắng bay
Nắng qua mắt buồn lòng hoa bướm say

Bao nhiêu nụ hồng trong Trịnh Công Sơn, lạ quá, đều là nụ hồng tàn : em gọi nụ hồng vừa tàn cuối sân ; đóa hoa hồng tàn hôn lên môi em ngày tháng dài. Có một chút của cái này và một chút của cái kia. Có một chút của cái này trong một chút của cái kia. Có một chút xuôi trong ngược. Trăm năm trong xuân thì. Chân như trong hạt lệ :

Bước tới hư vô khoác áo chân như
Long lanh giọt lệ / long lanh giọt lệ / giọt lệ thiên thu

Phôi pha cũng vậy. Trong nhớ đã có quên, trong quên vẫn cứ nhớ, tưởng vơi mà đầy, trong con nước rút đi có hồng thuỷ dâng lên :

Tình ngỡ đã phôi pha nhưng tình vẫn còn đầy
Người ngỡ đã xa xăm bỗng về quá thênh thang
Ôi áo xưa lồng lộng đã xô dạt trời chiều
Như từng cơn nước rộng xoá một ngày đìu hiu

Đến đây, e không còn nói đối nghịch được nữa. E phải nói đối hợp. Vẫn nghịch như trời với đất, nhưng sương phủ mênh mông nối đất với trời. Chỉ còn mông lung sương. Rõ ràng nhất là cặp vợ chồng đi-về. Không bao giờ Trịnh Công Sơn nói đi mà không nói về. Hễ có đi là có về, hễ về là lại đi, không bao giờ câu trên đi mà không có câu dưới về, thậm chí đi về nằm ôm nhau trong một câu, trong hai chữ, trong một cõi, một cõi đi về.

Trong khi ta về lại nhớ ta đi
đi lên non cao đi về biển rộng

Vừa đi vừa về như thế, đôi chân loanh quanh không biết xoay sở thế nào, tự hỏi, thắc mắc : đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Bốn mùa cũng loanh quanh như thế : mùa xuân chưa qua mùa hạ đã đến, mùa thu chưa đi, mới đầu thu thôi chân ngựa đã về. Mà chỗ về của Trịnh Công Sơn cũng lạ : không phải về nơi đây mà về chốn xa. Con người ra đi, tưởng đi đến đâu, ô hay chỉ làm một vòng xinh rồi trở về nơi cũ, như nằm mộng thấy mình đi :

Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tuỵ
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị
Ngày xưa.


Tôi nghe có người nói một câu hay khi đến thăm một người rất danh tiếng vừa chết : chỉ có ông ta không biết ông ta chết. Tôi nghĩ Trịnh Công Sơn không nói như vậy. Chắc anh vẫn đang thấy anh, vẫn đang thấy mọi người tiếp tục chạy vòng quanh. Tiếp tục đi, tiếp tục về. Tôi nghe như anh đang hát thế này với các người đẹp đến khóc anh : Này em,

Không có đâu em này không có cái chết đầu tiên
Và có đâu bao giờ đâu có cái chết sau cùng

Không có đầu tiên, không có sau cùng, không đầu không đuôi, làm sao chết được, bởi vì làm sao bước ? Phải có cái bước đầu tiên mới có cái bước thứ hai, mới có cái bước sau cùng, mới chết, mới có người khóc, mới có văn tế. Vì bước không được, cho nên Trịnh Công Sơn chỉ lăn, và anh đã nghêu ngao như thế rồi. Anh ngồi giữa con phố, nhìn những gót chân thon đi ngược, nhìn những gót chân hồng đi xuôi, và anh í a tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài. Anh lăn như thế nhiều lần với ám ảnh tử sinh. Sống chết là bánh xe lăn tròn, vô thuỷ vô chung. Trịnh Công Sơn không nói bánh xe, nhưng anh lăn theo những hòn sỏi, hòn đá, vốn là những hình ảnh quen thân của anh từ những bái hát đầu :

Hòn đá lăn bên đồi / hòn đá rớt xuống cành mai
Rụng cánh hoa mai gầy / chim chóc hát tiếng qua đời


Trước đây, khi hát những bài đó, tôi không để ý đến ý niệm bánh xe, nhưng gần đây, Trịnh Công Sơn làm tôi ngạc nhiên khi anh đưa đối hợp có-không, một-hai, vào lời nhạc của anh một cách rõ rệt, thú vị, tinh quái. Anh khóc như thế này :

Còn hai con mắt khóc người một con
Còn hai con mắt một con khóc người

Lối khóc rất ngộ này tóm tắt cách nhìn đời của Trịnh Công Sơn trong suốt nhạc phẩm của anh. Với một con mắt anh nhìn người. Với một con mắt anh nhìn anh. Một con mắt, anh nhìn tình phai. Một con mắt, anh nhìn anh thở dài. Nhưng cùng một con mắt kia, anh vừa nhìn thấy em yêu thương, vừa thấy em thú dữ. Cùng một con mắt này, anh vừa thấy đêm tối tăm, vừa thấy đêm nồng nàn. Chẳng biết mắt nào là mắt còn lại, chỉ biết rằng con mắt còn lại nhìn một thành hai. Chỉ biết rằng :

Con mắt còn lại nhìn đời là không
Nhìn em hư vô nhìn em bóng nắng
Con mắt còn lại là con mắt ai

Trịnh Công Sơn làm tôi giật mình. Bóng nắng là một chữ trong kinh, và, như anh nói, từ khi trời là trời trăng là trăng câu kinh đã bước vào đời. Con mắt còn lại là con mắt ai ? Tôi không muốn nghĩ như thế, nhưng tôi cảm thấy câu trả lời nằm trong đoạn kết củaĐoá Hoa Vô Thường mà anh đã soạn rất khúc chiết với nhập đề, thân bài, kết luận, với quá trình tìm em - gặp em - mất em - an nhiên.

Trịnh Công Sơn làm tôi giật mình. Anh bắt tôi phải hát lại những bài hát trước trong cảm nhận mới đó của tôi về chập chờn bóng nắng trong tâm thức của anh. Con mắt còn lại hiện ra, và đây là một mà hai :

Từ lúc đưa em về
Là biết xa nghìn trùng


Nghìn trùng nằm ngay nơi giây phút tao ngộ. Và đây là hai mà một :

Từ trăng thôi là nguyệt một hôm bỗng nghe ra
Buồn vui kia là một như quên trong nỗi nhớ
Từ trăng thôi là nguyệt tôi như giọt nắng ngoài kia
Từ em thôi là nguyệt coi như phút đó tình cờ

Buồn vui là một, quên nhớ là một, phút tình cờ chụp bắt được điều đó hiện ra đây đó khá nhiều, có điều là Trịnh Công Sơn hát lên nhẹ nhàng như thơ, người hát nghe giọng thơ nhiều hơn là nghe ý tưởng. Nếu để ý, câu hát sâu thẳm. Lại ví dụ :

Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ

Thật bình yên. Mà buồn ! Buồn nằm sẵn trong bình yên ? Nếu không, tại sao anh khóc từ bao giờ ? Anh khóc từ trước, rồi anh mới giật mình, trong một phút tình cờ, thấy mình đang khóc. Ai không tin ở cái giật mình đó, hãy nghe Trịnh Công Sơn giật mình một lần thứ hai :

Dù thật lệ rơi lòng không buồn mấy
Giật mình tỉnh ra ô nắng lên rồi

Thật lệ rơi. Mà không buồn ! Giật mình : nắng lên. Thế thì nắng đã nằm sẵn trong giọt lệ ? Là một với giọt lệ ?

Tôi bắt gặp chớp nhoáng thần bí đó trong cả cách dùng tĩnh từ của Trịnh Công Sơn : môi em hồng như lá hư không. Lá hư không là thế nào ? Là môi em vừa có dáng như ngọn lá vừa có dáng không như ngọn lá ? Là có màu vừa hồng vừa không phải hồng ? Có một cái gì vừa thật vừa không thật ? Nghĩ cho thật kỹ, đúng là môi em tôi như thế. Đúng như tôi nghĩ là như thế. Nói như ngọn lá, như màu hồng là sai.

Lại một tĩnh từ khác trong rất nhiều ví dụ như vậy :

Nhìn cỏ cây ráng pha màu hồng
Nhìn lại em áo lụa thinh không

Ráng chiều có thật nhưng sắp đi vào hư ảo rồi, chớp nhoáng thôi. Nhìn hư trong thực như thế, giật mình nhìn lại em tôi... ôi thần kỳ hai chữ thinh không ! Lụa nhẹ như khói đang tan, em cũng vậy, như thực như huyễn, chỉ còn là nét đẹp diễm ảo, mong manh đó thôi.

Tôi không muốn đóng khung Trịnh Công Sơn trong một triết thuyết nào cả. Anh tuyên bố chỉ muốn làm kẻ rong chơi và chấp tay van vái chỉ xin được như thế mà thôi. Nhưng khi anh mất, tôi không khỏi nghĩ đến những mong manh đã ám ảnh anh những năm gần đây và tôi giật mình chợt thấy anh đã là thi sĩ của mong manh như vậy từ lúc đầu, từ bao giờ ? Đây là đoá quỳnh của thuở xuân xanh :

Đêm này đêm buồn bã với những môi hôn
Trong vườn trăng vừa khép những đoá mong manh

Tại sao môi hôn mà buồn bã thế ? Buồn nằm trong hạnh phúc ? Là một với nhau ? Nhưng quả thật đoá quỳnh đã hôn đêm trăng như thế. Hãy xem hoa nở :

Ta mang cho em một đoá quỳnh
Quỳnh thơm hay môi em thơm
Em mang cho ta một chút tình
Miệng cười khúc khích trên lưng

Hoa đang nở trên lưng một cuống lá dài như môi ai cười trên lưng một người tình. Nhưng cũng môi đó, mới cười với trăng đã hôn từ giã đêm trăng với những cánh đang khép, đang úa, buồn bã. Tôi giật mình : đoá quỳnh của thuở xuân xanh chính là đoá hoa vô thường nở trong tâm của anh ở khoảng cuối đời. Anh đi với đoá quỳnh, anh đến với đoá quỳnh, khép lại một chu kỳ vòng quanh. Anh là đêm trăng của ngày xưa đã hôn nhau buồn bã với đoá quỳnh mong manh và từ đó dòng nhạc của anh róc rách những mong manh như thế cho đến khi anh chơt nhận ra ta là đêm nở đoá hoa vô thường.

***

Còn lại chuyện cuối cùng phải nói : vậy thì tôi với em là một hay hai ? Là một chăng ? Thì đấy, Trịnh Công Sơn đã có lần hăng hái :

Em là tôi và tôi cũng là em

Chẳng ai tin. Người không tin nhất chính là anh. Đừng tin !

Đừng nghe tôi nói lời tăm tối
Đừng tin tôi nhé vì tiếng cười
Tôi như là người ngồi trong đêm dài
Nhìn tôi đang quá ngậm ngùi


Tôi với em không thể là một được bởi vì em là muộn phiền và muộn phiền thì đối nghịch với hồn nhiên mà tôi mơ ước. Hồn nhiên lấp lánh như mặt trời trong lắm bài. Trịnh Công Sơn mơ ước trở về với hồn nhiên như trở về với bản chất của anh, như trở về với con chim thuở nhỏ, với hoa trên đồng xanh một sớm mai rất hồng. Anh muốn trở về với thật thà, với khờ dại, với ngây ngô, anh ngẩn ngơ nhìn người kia, dường như chờ đợi thật ra đang ngồi thảnh thơi, anh nhìn đứa bé. Đứa bé ! đó mới thật là một của Trịnh Công Sơn, bởi vì đó là hồn nhiên, đó là cội nguồn, đó là quê nhà nằm sâu trong tiềm thức của anh. Hồn nhiên có khi trở về lồng lộng trong cả bài hát như cánh diều lồng lộng trong không, có khi âm thầm, văng vẳng, thiết tha, sâu lắng trong một câu, trong một chữ. Những lúc đó, Trịnh Công Sơn hân hoan :

Hôm nay tôi nghe có con chim về gọi
Về giữa trời về hót giữa đời tôi
Hôm nay tôi nghe tôi cười như đứa bé
Mới lớn lên giữa đời sống kia


Trịnh Công Sơn là người thi sĩ duy nhất của tình yêu không cho chữ em đi sóng đôi một cặp ngọt ngào với chữ anh. Chữ em mồ côi chữ anh trên lưỡi. Chữ em mù loà đi tìm chữ anh. Gặp vớ vẩn một hai lần trong một hai bài hát đầu, nhưng nhạt nhẽo, vô duyên lắm. Còn thì Trịnh Công Sơn chỉ tôi với em, em với ta, như thử hai người yêu là hai người ở trọ gần nhau.

Có lẽ vì thế mà tôi hát Trịnh Công Sơn với hạnh phúc tràn trề. Bởi vì tôi hát sự thực trong lòng tôi, trong lòng người, trong lòng đời. Có bao giờ ai một với ai trong cuộc tình ? Cứ xa xa mà tôi khiêm tốn như thế, hoạ may tưởng mình có lúc đến gần làm một. Như thế là hạnh phúc. Đến gần, giọt nắng thủy tinh có khi là giọt lệ.



Cao Huy Thuần

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

NHẠC DƯƠNG PHƯƠNG LINH







Dương Phương Linh - chân dung tự họa

MỘT LẦN

Thơ & Nhạc : Dương phương Linh
Trình bày : Mộng Trang
Hòa âm : Eric Miller
Vidéo & Photos : P.Linh



LẠC MẤT NỤ CƯỜI

Nhạc & lời: Dương Phương Linh
Trình bày : Mộng Trang
Hòa âm : Eric Miller


Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

14 tình khúc buồn





1-Chủ nhật buồn- Rezso Seress


Chủ nhật buồn (nguyên tác tiếng Hungary là Szomorú vasárnap, tiếng Anh – Gloomy Sunday, tiếng Pháp – Sombre Dimanche, còn có biệt danh là Bài hát tử thần) được xem như tác phẩm tầm cở thế giới của Hungary trong âm nhạc. Tại nước Pháp ca khúc này được bình chọn là bản nhạc tình buồn nhất của thế kỷ XX.

Ngay từ khi ra đời năm 1932, Chủ nhật buồn đã bắt đầu chinh phục thế giới bằng cơn sốt … đau buồn tập thể, dẫn đến… tự sát với con số lên đến hàng trăm người tại nhiều nước. Có tới 15 quốc gia đâm đơn kiện tác giả Seress buộc tội ông có liên quan đến những cái chết đó. Seress cố gắng thu hồi bài hát nhưng không thành công, bản thân ông cũng tự tử vào năm 1968 vì nhữngám ảnh không cưỡng nỗi.

Chủ nhật buồn” được biết đến ở Việt Nam rất sớm, từ đầu thập niên 50, qua lời Việt của nhạc sĩ Phạm Duy. Ca từ tiếng Việt, mặc dù được phỏng theo bản tiếng Pháp, nhưng lại theo sát phản ánh tinh thần của nguyên bản một cách tài tình : “Chủ nhật buồn, đi lê thê – Cầm một vòng hoa đê mê – Bước chân về với gian nhà – Với trái tim cùng nặng nề…”

2-Đừng bỏ em một mình-Thơ: Minh Đức Hoài Trinh, nhạc: Phạm Duy



 Đừng bỏ em một mình là lời của một cô gái chết khi còn rất trẻ. Bài hát như tâm tình oán than của cô gái khi nằm trong quan tài, từ những tiếng động lạnh người khi đóng nắp, đốt nhang, hạ huyệt… Ý niệm mãnh liệt nhất của cô xuyên suốt ca khúc chính là "Đừng bỏ em một mình" - cô không muốn những người còn sống bỏ cô lại trong nỗi cô đơn, không muốn mình bị chìm vào quên lãng trong ký ức của mọi người…

Đừng bỏ em một mình


Đừng bỏ em một mình
Khi trăng về lạnh lẽo
Khi chuông chùa u minh
Chậm rãi tiếng cầu kinh

Đừng bỏ em một mình
Khi mưa chiều rào rạt
Lũ chim buồn xơ xác
Tìm nhau gục vào mình

Đừng bỏ em một mình
Trời đất đang làm kinh
Rừng xa quằn quại gió
Thu buốt vết hồ tinh

Đừng bỏ em một mình
Đừng bắt em làm thinh
Cho em gào nức nở
Hòa đại dương mông mênh


Đừng bỏ em một mình
Biển đêm vời vợi quá
Bước chân đời nghiêng ngả
Vũ trụ vàng thênh thênh


Đừng bỏ em một mình
Môi vệ thần không linh
Tiếng thời gian rền rĩ
Đường nghĩa trang gập ghềnh

Đừng bỏ em một mình
Bắt em nghe tiếng búa
Tiếng búa nện vào đinh
Hòa trong tiếng u minh

Đừng bỏ em một mình
Bóng thuyền ma lênh đênh
Vòng hoa tang héo úa
Yêu quái vẫn vô tình

Đừng bỏ em một mình
Cho côn trùng rúc rỉa
Cỏ dại phủ mộ trinh
Cho bão tố bấp bênh

Đừng bỏ em một mình
Mấy ngàn năm sau nữa
Ai mái tóc còn xinh
Đừng bỏ em một mình


3-Em đi rồi- Lam Phương 



Em đi rồi được Lam Phương sáng tác dành riêng cho Họa Mi trong một hoàn cảnh đặc biệt.

Năm 1988, Họa Mi-nữ danh ca của những năm 70 có giọng hát đẹp như một loài chim hiếm hoi- đã ở lại Pháp trong một cuộc lưu diễn, để lại VN người chồng-nghệ sỹ saxophone Lê Tấn Quốc gần như mù lòa và ba người con sau 10 năm chung sống. Sự không trở về của Họa Mi gây ra những sóng gió lớn, ngoài yếu tố chính trị, việc bỏ lại chồng con bị coi là quá nhẫn tâm, vô tình vô nghĩa. Ít ai biết, đó là cả một sự hy sinh thầm lặng quên mình… chỉ vì mục đích là tìm đường chữa đôi mắt cho chồng ( nên nhớ năm 1988 VN đang trong bối cảnh khó khăn, khủng hoảng toàn diện). Ba năm sau Họa Mi bảo lãnh cho nhạc sỹ Lê Tấn Quốc và các con sang Pháp để anh có điều kiện chữa mắt. Tiếc là, đôi mắt ấy không bao giờ có thể chữa lành được nữa, những bác sỹ giỏi nhất tại Pháp cũng đành ngậm ngùi lắc đầu. Lê Tấn Quốc trở nên tuyệt vọng. với cá tính nghệ sỹ mạnh mẽ của mình, anh dứt khoát một mình trở về Việt Nam… Cuộc chia tay ấy mang nhiều nước mắt. Bởi họ vẫn còn rất yêu nhau …

Không còn cách nào khác, số phận đã buộc Họa Mi không thể quay về, đành phải tiếp tục hành trình sống nơi xứ người. Tiếng hát Họa Mi qua Em đi rồi chính là lời thổn thức rưng rưng cho thân phận riêng mình, tuyệt hay và cũng tận cùng đáy buồn:

Em đi rồi, đường xưa có nắng không anh?
Lá hoa còn xanh, hay tàn theo tháng ngày ?
Giờ một mình anh, lẻ bước trong sương mai
Người tình còn đâu, chỉ đớn đau con tim


Em đi rồi từ đây tiếng hát cô đơn
Biết chia cùng ai nỗi buồn trên xứ người
Một lần biệt ly chẳng biết nói năng chi
Lệ tràn bờ mi thì đã quá chia ly...


4-Một lần cuối-Hoàng Thi Thơ (ca sỹ Quang Dũng ) 

Tình yêu nào tan vỡ, chia ly mà không thấm đẫm nước mắt, nhưng cái khác ở Một lần cuối không phải là suối nước mắt của người phụ nữ, mà là đôi giọt nước mắt hiếm hoi của người đàn ông. Hiếm hoi như vắt kiệt từ con tim, vét cạn tận đáy lòng…


  

Anh vuốt 
tóc em anh vuốt tóc em
Một lần cuối, một lần cuối cùng rồi thôi
Anh hốt trăng thanh trên áo em xanh
Một lần cuối như những lần đó xa xôi
Anh nắm tay em anh nắm tay em
Một lần cuối, một lần cuối
Một lần cuối cùng
để còn tìm thấy đời êm lần cuối
Một lần cuối cùng thôi em ơi…






5- Ướt mi-Trịnh Công Sơn 




Trịnh Công Sơn lưu lạc vào Sài gòn từ cuối thập niên 50. Chàng thư sinh mới 16 tuổi gầy gò, đa tình nhưng chưa là gì cả đã say đắm Thanh Thúy trong một lần đến phòng trà ca nhạc nghe cô hát. Thanh Thúy lúc này đã thành danh với sắc đẹp nao lòng và giọng hát ru buồn não nề.


Tình yêu đơn phương đã nhập vào cung đàn, và ca khúc đầu tay Ướt Mi của Trịnh Công Sơn ra đời. Ướt mi chính là cảm nhận, rung động trước Thanh Thúy với giọng hát như “khóc trong đêm mưa, than trong câu ca”, mối tình không ngỏ thành lời “Thương ai về ngõ tối, sương rơi kín đôi vai… Thương một người và mái tóc buông lơi…” Thanh Thúy cũng là người đầu tiên hát bài Ướt Mi qua tiếng đàn dương cầm của Nguyễn Ánh 9 rất hay; nhưng cô chẳng bận lòng với chút tình con con ấy..., vì như chính Trịnh thú nhận: “Nói yêu thì cũng khó, bởi tôi nhỏ tuổi hơn nàng"


6- Hoài cảm-Cung Tiến

Một Hoài Cảm chưa thể nói hết về Cung Tiến, song rõ ràng đây là một ca khúc không chỉ thành công nhất trong cuộc đời sáng tác của ông, mà còn xứng đáng xếp vào hàng bất tử trong làng âm nhạc Việt. Càng thảng thốt hơn, khi ta biết rằng Cung Tiến viết Hoài cảm năm 1953, lúc mới 14 tuổi.

Nỗi buồn trong Hoài cảm đến không nhanh, cứ chầm chậm, chầm chậm... như một làn khói mỏng len vào tâm hồn ta, một sự tri âm đồng điệu kín đáo:


Chiều buồn len lén tâm tư
Mơ hồ nghe lá thu mưa
Dạt dào tựa những âm xưa
Thiết tha ngân lên lời xưa



Nỗi buồn ở đây nhuốm một màu sắc nhớ nhung và thoáng chút mơ hồ, nhưng rồi không thể mãi giấu được một hình bóng cố nhân


Quạnh hiu về thấm không gian
âm thầm như lấn vào hồn
Buổi chiều chợt nhớ cố nhân
Sương buồn lắng qua hoàng hôn


Nỗi buồn dần phủ kín tất cả, từ không gian đến tâm hồn. Tâm tư cứ mãi như bị người yêu hành hạ, bị cố nhân dày vò ray rứt, như muốn khóc, muốn được yêu, được buồn, được khóc, để rồi phải thốt lên:

Lòng cuồng điên vì nhớ
ôi đâu người, đâu ân tình cũ?
Một mùa thu xa vắng
Như mơ hồ về trong đêm tối
Cố nhân xa rồi, có ai về lối xưa?



7- Người đi qua đời tôi- thơ: Trần Dạ Từ, nhạc: Phạm Đình Chương (ca sỹ Thái Thanh)
Nhạc sĩ Anh Bằng, người đã phổ nhạc hàng trăm bài thơ cho rằng Phạm Đình Chương là nhạc sĩ phổ thơ hay nhất của âm nhạc Việt nam. Số lượng sáng tác của ông không nhiều nhưng lại có nhiều ca khúc đi vào bất tử. Người đi qua đời tôi là một trong số đó.

Người đi qua đời tôi đã thể hiện hết một Phạm Đình Chương của u sầu, hoài niệm; của tiếc nhớ, đớn đau sau khi chia tay người vợ ca sỹ Khánh Ngọc (mà người thứ 3 gây ra sự cố không ai khác lại là ông anh rể P.D nổi tiếng). Ca khúc có âm điệu chậm, buồn; lời ca cũng ray rức, khói sương, thậm chí có phần ... thê lương, u ám: Chiều âm vang ngàn sóng / trên lối về nghĩa trang / nghe những lời linh hồn/trong mộ phần đen tối... đã nghe một lần là khắc khoãi không bao giờ quên được


Nguyên tác bài thơ mang tên Thơ cũ của Nàng, dù đổi tên so với bài bát nhưng tính nghệ thuật, hồn thơ như cộng hưởng vào nhau, cùng giữ nguyên sức sống lâu bền theo thời gian





Thơ Cũ Của Nàng

Người đi qua đời tôi
Trong những chiều đông sầu
Mưa mù lên mấy vai
Gió mù lên mấy trời
Mây mù lên mấy biển

Người đi qua đời tôi
Hồn lưng mùa rét mướt
Đường bay đầy lá mùa
Vàng xưa đầy dấu chân
Lòng vắng như ngày tháng
Đen tối vùng lãng quên

Người đi qua đời tôi
Chiều ầm vang tiếng sóng
Bàn tay mềm khói sương
Tiếng hát nào hơ nóng

Người đi qua đời tôi
Nghe những lời linh hồn
Phi lao dài tiếng ru
Êm ái lòng hối tiếc
Trên lối về nghĩa trang
Trong mộ phần tối đen

Người đi qua đời tôi
Không nhớ gì sao người
Em đi qua đời anh
Không nhớ gì sao em.

8-Mắt lệ cho nàng- Từ Công Phụng

Vạn câu tình cũ, xin gửi cho đời... Mỗi tình yêu đắm say ít có khi nào chia tay trong lặng lẽ. Người đau khổ cùng cực, trái tim như tan thành trăm mảnh, kẻ uất ức biến tình yêu thành thù hận... Nếu nhiều ca khúc thường cho cảm giác tê tái và đau khổ thì Mắt Lệ Cho Người đem lại cho ta sự yên lặng nghĩ suy và đôi chút như lời sám hối.

Mưa soi dấu chân em qua cầu
Theo những cánh rong trôi trên niềm đau
Đời em đã khép đi vội vàng
Tình ta cũng lấp lối thiên đàng
Như cánh chim khuất ngàn,
Còn mong chi ngày yêu dấu."



Lời ca nhẹ nhàng, tự sự nhưng mang khá nhiều ẩn dụ "những cánh rong trôi", "cánh chim khuất ngàn", "mưa âm thầm"... khiến bài hát miên man trong nỗi buồn trầm lắng. Thêm vào đó là những lời than thở khẽ khàng "còn mong chi ngày yêu dấu", "em thấy không cõi đời vô vọng", khiến người ta hiểu tình cảm ấy không phải dễ chia lìa mà thực sự trong đó vẫn còn dư ba của yêu thương...

Xin em hãy cho tôi tạ tình,
Khi em đã đi qua khoảng đời tôi
Dù một khoảnh khắc sớm phai tàn
Và lệ em rớt trên môi nhạt
Đôi mắt em rất buồn, đôi chúng ta rất buồn
Vạn câu tình cũ, xin gửi cho đời."





9- Tiếng xưa- Dương Thiệu Tước 


Tiếng xưa nhìn cuộc đời qua lăng kính hoàng hôn, nhớ về dĩ vãng, luyến tiếc một thời xa xưa; cũng thơ mộng, cũng sang trọng nhưng đượm một vẻ buồn như trách cho thân phận, duyên kiếp. Ta không thấy ở đây một chuyện tình, một người yêu cụ thể, nhưng vẫn đâu đó hình bóng con người như hư ảo, xa vắng :


Đâu bóng trăng xưa, mơ khúc nghê thường
Phai tàn một thời liệt oanh, xa đưa gió mây lạnh lùng
Chiều thu, nhớ nhung vì đâu,
thắm đôi giòng châu, tiếc thay tài cao đành lỡ làng…
Man mác khói hương bay dịu dàng,
như tóc mây vương
Dáng liễu mơ màng,
cung đàn nhỏ lệ Tầm Dương.
Ai đó tri âm biết cùng.



Giai điệu Tiếng xưa từ khi ra đời đã trở thành kinh điển cho mọi giáo trình dạy âm nhạc ở VN, không chỉ thanh nhạc, nhạc cụ cổ truyền như đàn bầu, sáo, đàn tranh… mà cả nhạc cụ Tây phương như guitar, violon…Tuy nhiên để diễn tả được hết hồn nhạc, nổi buồn sâu thẳm của bài hát, các ca sỹ hát bài này đều chọn hát trên nền hòa âm của các nhạc cụ cổ truyền- đây cũng là một khác biệt hiếm thấy củaTiếng xưa.


10- Mưa nửa đêm- Trúc Phương 

Mưa nửa đêm- một sáng tác đưa lại tên tuổi cho Trúc Phương và cả người hát là Thanh Thúy với dấu ấn không phai nhạt cùng thời gian. Cũng như hàng trăm sáng tác khác của Trúc Phương, ca từ trong Mưa nửa đêm giản dị, ít trau chuốt, không trừu tượng khó hiểu nhưng giai điệu thì lại đặc biệt mượt mà, trầm buồn, ray rức, ưu tư trước thời cuộc (dạo đó đang là chiến tranh khốc liệt), trước những mối tình dang dở, trái ngang của cuộc đời.



Nói đến Trúc Phương là phải nói đến những bản bolero bất hủ xứng đáng với danh xưng “Ông hoàng bolero của tân nhạc Việt Nam”. Cuộc đời ông đầy những chuyện buồn, buồn như chính những nhạc phẩm của ông - nhất là cái chết vào năm 1995 trong cảnh nghèo nàn, bi đát và cô quạnh trong căn phòng trọ tồi tàn với tài sản duy nhất là một đôi dép nhựa .!





Ngoài hiên mưa tuôn mưa lạnh
xuyên qua áo ai ...canh dài nghe bùi ngùi
Mưa lên phố nhỏ có một người vừa ra đi đêm nay
Để bao nhiêu luyến thương lại lòng tôi

11- Sang ngang- Đổ Lễ 

Ðỗ Lễ viết nhiều tình ca, chính xác hơn là những khúc ca dang dở của tình yêu.. Cứ nghe ông đặt tên các ca khúc là người ta đủ thấy điều đó: Hận Tình, Lời Người Yêu, Oan Trái, Sang Ngang, Tan Vỡ, Tình Buồn, Tình Phụ, Tuyệt Tình... Nhạc phẩm nổi tiếng Sang ngang được viết năm 18 tuổi cũng bắt nguồn từ mối tình đầu dang dở, là tiếng lòng thổn thức của Đỗ Lễ.


Dòng nhạc trong Sang ngang êm dịu, trầm buồn và mang nặng sầu tư, nỗi thống trách trước một mối tình không trọn vẹn, chất chứa đầy đau đớn cam chịu:

Thôi nín đi em!
Lệ đẫm vai rồi
Buồn thương nhớ ơi!
Anh hỡi đôi mình
Mộng nay đã tan
Tình đã dở dang

Em khóc những chiều
Anh xót xa nhiều
Thương cho tình yêu
Nỗi buồn chua cay
Khi tình đổi thay
Thôi hết sum vầy





12- Giết người trong mộng- Phạm Duy

Giết người trong mộng được sáng tác với cảm hứng từ hai câu thơ của Hàn Mạc Tử trong bài Hành khất:
Làm sao giết được người trong mộng
Để trả thù duyên kiếp phụ phàng ?


Hai câu này mở đầu cho bài hát như một lời than van, liền đó bộc phát trở thành những xúc cảm điên cuồng, ngây dại, tuyệt vọng:

Giết người đi, giết người đi
Giết người trong mộng đã bội thề
Giết người đi, giết người đi
Giết người quên tình nghĩa phu thê


Lời ca dần trở sang trạng thái hoang mang hụt hẫng. Con người tự hỏi mình: Giết người trong mộng hay giữ người trong mộng ? " Người trong mộng không chết, giống như cái chất lãng mạn, nồng mặn ngọt ngào của tình yêu bao đời còn đó. "Giết" mà "người ấy" vẫn sống, mãnh liệt, sâu thẳm, đậm đà hơn. Thôi thì ta hãy giữ lấy hình bóng tình yêu, dẫu bẽ bàng…

Làm sao giữ được người trong mộng
Để được tình yêu, dẫu bẽ bàng.
Giết người trong mộng?
Hay giữ người trong mộng?
Giết người trong mộng?
Hay giữ người mộng mơ?




13- Đừng xa em đêm nay- Đức Huy

Đừng xa em đêm nay của Đức Huy buồn nhưng không sầu thương bi lụy đến mức đốt cháy tâm can con người, nó mơn man tựa làn gió heo may lướt nhẹ trên những đồng lúa vàng mẩy bông, có một chút gì xót xa, khắc khoãi nhưng chan chứa hy vọng vào một tình yêu có thực, rất gần.


Đừng xa em đêm nay khi bóng trăng qua hàng cây
Đừng xa em đêm nay đêm rất dài
Vòng tay em cô đơn đêm khuya vắng nghe buồn hơn
Con tim em khát khao yêu thương


Giọt nước mắt nào đổ trong bóng tối
Khi nằm lắng nghe tiếng đêm, lắng nghe tiếng đêm
Nghe nhịp đập con tim, ru em giấc ngủ yên
Đời em vắng lặng và anh đã đến
Như ngọn nến trong bóng đêm, nến trong bóng đêm
Soi vào tim em những xao xuyến đã ngủ quên





14-Tôi đưa em sang sông-Nhật Ngân &Y Vũ

Một buổi chiều vàng, ta ngồi se sắt trong quán nhỏ, chợt thấy nhói lòng khi những giai điệu cố quên của "Tôi đưa em sang sông" lại len lỏi vào trí nhớ mờ mịt của ta. Cũng có thể là chính ta, hoặc cũng có thể chỉ là một kẻ xa lạ nào đó trong một chiều mưa đưa đón người mình yêu trên chiếc xe đạp của muôn năm cũ.

Tôi đưa em sang sông, chiều xưa mưa rơi âm thầm
Để thấm ướt chiếc áo xanh, và đẫm ướt mái tóc em
Nếu xưa trời không mưa, đường vắng đâu cần tôi đưa
Chẳng lẽ chung một lối về mà nở quay mặt bước đi


Tôi đưa em sang sông, bàn tay nâng niu ân cần
Sợ bến đất lấm gót chân, sợ bến gió buốt trái tim
Nếu tôi đừng đưa em, thì chắc đôi mình không quen
Đừng bước chung một lối mòn, có đâu chiều nay tôi buồn


Bất chợt ta nhìn xuống đôi chân mệt mỏi của ta, tưởng như vết bùn ngày xưa trên con đường lấm ướt còn đó.
Bất chợt ta thấy bàn tay ta nóng rực, chắc vì bao năm đã qua bàn tay nhỏ bé kia vẫn mãi nằm gọn trong đó…




Vĩ thanh: 14 tình khúc buồn…muốn khóc trên đây chỉ là cảm nhận của riêng tôi đối với một số tình khúc được sáng tác trong những hoàn cảnh đặc biệt, từ cảm xúc thực hoặc để lại ấn tượng sâu đậm nào đó. Tôi cũng yêu thích Buồn tàn thu (Văn Cao), Con thuyền không bến (Đặng Thế Phong), Thu hát cho người (Vũ Đức Sao Biển)…, nhưng các tình khúc này đã đưa vào tuyển 14 tình khúc mùa thu bất hủ rồi. Trừ một Đỗ Nhuận duy nhất ngoại lệ -trong sự nghiệp âm nhạc không sáng tác một bản tình ca nào; các nhạc sỹ VN khác đều có những tình khúc buồn thuộc hàng bất tử, được nhiều thế hệ người nghe VN yêu thích. Có những nhạc sỹ như Vũ Thành An, Trúc Phương… chỉ sáng tác những tình khúc buồn. Có những ca sỹ như Thanh Thúy, Chế Linh…chỉ hát những tình khúc buồn. Mỗi người một phong cách, một dấu ấn riêng… các tình khúc đó đều xứng đáng có tên trong top những tình khúc buồn. Thôi thì đành chấp nhận cái gọi là… tương đối vậy. Chỉ mong được chia sẽ một chút đồng cảm với bạn bè và quý độc giả đã là hạnh phúc lắm rồi !

Buồn như ly rượu đầy, không có ai cùng cạn
Buồn như ly rượu cạn, không còn rượu để say…

Nguồn: http://www.nhuygialai.com/2011/12/14-tinh-khuc-buon-muonkhoc.html#ixzz3jXQVydEe
(blog: Phố núi và bạn bè...)