Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

NÓI VÀ VIẾT - TỰ DO LẾU LÁO






‘‘Nói’’, không phải dễ. Thật vậy ! Những gì mình nói, gặp ông Mít nghe xuôi tai , ổng gật gù : ‘‘ Thằng !…Nói nghe được à ! ’’. Còn gặp ông Xoài , những gì mình nói đó , ổng lại nghe không…lọt lỗ tai , nên thấy ổng nhăn mặt lắc đầu : ‘‘ Mẹ !...Thằng ăn nói ngược ngạo , nghe vô duyên thấy mụ nội !’’. Rồi, theo…thói quen xưa nay, người ‘‘chịu’’ mình nói chỉ biết làm thinh , còn người không chịu thì tiếp tục chỉ trích phê bình dài dài…Đó ! Để thấy ‘‘ Nói’’, không phải dễ ! Phải tùy đối tượng mà nói , nghĩa là phải…‘‘ bắt gân mặt’’ người nghe , để nói làm sao cho nó xuôi…

Đã nói : ‘‘ NÓI ’’, không phải dễ mà !

Ông bà mình ngày xưa dạy con cháu: " Biết thì thưa thốt , không biết thì dựa cột mà nghe ". Hay quá ! Cái gì mình biết thì mình hãy nói – dĩ nhiên là mình nói những gì mình biết tường tận , có gốc có ngọn , loại hiểu biết có…đóng dấu kiểm chứng đàng hoàng, có… phắc-tuya o-ri-gin chớ không phải đồ dỏm . Còn cái gì mình không biết thì…thọc miệng xía vô làm chi cho nó lòi cái quê cái dốt của mình ra ! Thà là mình làm thinh , lựa…cây cột nào gần chỗ người ta đang nói để "ăn chắc" là nghe cho rõ, rồi chú tâm lắng nghe mà học hỏi thêm , hầu mở mang hiểu biết. Dĩ nhiên , mình không nên "nhắm mắt nghe", bởi vì mấy…"nói sĩ " hay có tật "nổ " để chứng tỏ sự hiểu biết "minh mông thiên địa" của họ , cho nên lắm khi mấy chả cũng nói..."trật bàn đạp" mà không hay ( Mắc lo "nổ" thì làm sao… "nghe" rõ những gì họ nói ?) Nếu mình "nhắm mắt nghe", nghĩa là mình hoàn toàn tin tưởng vào những gì "nói sĩ" nói, là mình tiếp thâu..."hàm-bà-lằng" cái đúng cái sai , cái hay cái dở , mà trong đầu cứ đinh ninh tất cả là…số dách hết ! Có lẽ tại vì ngày nay có quá nhiều người "dựa cột mà nghe " theo kiểu đó nên thấy có "nói sĩ " đầu hôm sớm mai "biến" thành "Thầy" ngon lành !

Học ăn học nói Ông bà mình ngày xưa dạy con dạy cháu rằng: lúc nào cũng phải học, từ "học ăn học nói" đến " học gói học mở " ( Xin lỗi ! Tôi hay đem " ông bà ngày xưa " ra … dẫn chứng mà không một lời nhắc nhở đến " ông bà ngày nay ", bởi vì ở cái thời " ngày xưa " đó , con cháu còn biết ngồi nghe ông bà kể chuyện … đời xưa hay dạy dỗ điều hay lẽ phải … v v . Còn ở cái thời bây giờ, ông bà có … ráng gân cổ lên để nói - gọi là để " giảng mo-ran " - đã chắc gì con cháu nó nghe ! Nhiều lắm là tụi nó … " ậm à ậm ừ " cho lấy có vì đang bận coi télé, gõ PC, gọi điện thoại cầm tay cho bạn bè hay đấu đá nhau trong mấy trò chơi điện tử rộn rã ! Thành ra, ông bà ngày nay chẳng thấy có " những lời vàng ngọc " để mình … dựa vào đó mà viết … biếm văn nói ngược nói xuôi ! Xin ông bà ngày nay thông cảm ! )

Bây giờ, nói đến " Học Nói ". Xưa nay, người ta hay coi thường sự " Học nói ", cứ nghĩ là ọ ẹ từ nhỏ riết rồi lớn lên tự nhiên biết nói. Vì không học nói cho nên hễ mở miệng là nói bậy nói bạ, nói trên trời dưới đất, nói … trật đường rầy, nói trây nói tục, nói như " dùi đục chấm mắm nêm ", nói " phang ngang bửa củi ", … nói …v v . Vậy, để tránh tình trạng nói như … chó bươi thùng rác, ta phải " Học Nói " !

Thông thường, người ta dạy nói cho có lễ độ, biết nói " dạ thưa ", biết nói " cám ơn ", biết " khoanh tay cúi đầu " ( đây cũng là một cách nói, tuy nó không có lời nhưng nó nói lên sự kính trọng người trưởng thượng ) Rồi còn học nói cho văn vẻ thanh tao, không dùng những từ ngữ … đầu đường xó chợ ( có bực lắm thì cũng biết … xổ nho cho đúng điệu con người có … văn hóa, ví dụ : thay vì " Đ.Mẹ ! Đ. Bà ! " thì chỉ nên … khạc ra vài tiếng " Thằng khốn nạn ! Mầy không biết tao là ai à ? " rồi đưa tay vào lưng quần làm như sắp rút cái gì ra, vậy là đối tượng … xếp ve ngay ! ) Tiếp theo là học nói làm sao để nói đúng nơi đúng lúc, đúng chủ đề … v v . Và còn nữa ! " Học Nói ", không phải chỉ vài câu là … hết bài ! Cho nên đừng ngạc nhiên sao có những người tuổi đời đã … nặng ký mà vẫn lui cui đi học nói !

Ở cái chốn Blog này viết cũng như nói vậy,cũng có lắm kẻ lắm mồm muốn nói gì là nói và tự cho đó là cái quyền tự do " ngôn luận". Cũng bởi từ lâu người ta đã quên nói thật cho nên chẳng ai muốn lên tiếng phê phán những thằng nói bậy, ngược lại túm tụm lại xụ nịnh tâng bốc nhau càng làm cho những kẻ nói bậy tưởng mình có cái quyền " nói bậy".


Việt nam trở thành một đất nước mà nạn tham nhũng được xếp vào top đầu thế giới cũng bởi cái thói quen không dám nói xuất phát cũng từ cái tính ích kỷ thủ lợi cho bản thân mình, sợ phiền hà...hay nói chung là sợ bị ghét. Điều đáng buồn cười là ở cái làng blog này không biết họ thủ lợi cho cá nhân mình cái gì?


Ít ai dám lên tiếng chửi những thằng nói bậy, những thằng đạo đức giả, những thằng khoác lác, hợm hĩnh...và thế nên chúng cứ múa bút mà viết, tha hồ mà đánh giá, chửi bới...vô căn vô cứ chỉ nhằm mục đích thỏa mản cái tôi của chúng và cho rằng đó là cái quyền không ai có thể xâm phạm được.


Bọn người này thường là những thằng có chút đỉnh học vấn nhưng muốn tỏ ra ta đây hiểu biết , muốn chơi trội...và đáng tiếc là có nhiều người biết rõ chúng nói bậy, sủa bậy nhưng không dám lên tiếng, thậm chí còn xúm xít lại vuốt ve để cùng nhau n tìm cái cảm giác được mơn trớn, được an ủi, được tâng bốc... cái tôi vốn ọp ẹp của họ.


Cái đám người này có cái hiểu biết gì về " tư do ngôn luận" đặc biệt, chúng tự cho là trên Blog của chúng thì chúng muốn viết gì thì viết theo ý thích của chúng nhưng chúng lại muốn mọi người đọc và không có quyền phê phán. Chúng ị ra " cứt" ở nhà chúng và bày ra trước mắt, trước mũi mọi người rối tuyên bố xanh rờn " Thằng nào không thích thì đừng đọc, đừng ngửi và đi chỗ khác chơi". Nếu có người không chịu nỗi cái mùi " thối" chúng ị ra lên tiếng chửi thì chúng oang oang la lên là mất lịch sự, là kiếm chuyện, là thiếu tôn trọng...bởi nhà chúng thì chúng muốn làm gì thì làm.Muốn viết gì thì viết trở thành đặc quyền của chúng.


Thì ra lão  Hòn Sỏi nhà ta đã quay trở lại, vì vậy  phải viết tiếp để không Lão lại đánh đồng  với Thằng Bà Lão Vui tính chỉ biết đơm đặt chuyện bôi lọ Lão thì phiền. trong cái bài Bờ lốc, Bờ lờ của Lão có đoạn khá dài :

"Cái lối văn trơn tru bác học kinh điển, kinh khủng mà cũng kinh người, không thích. Thậm chí sáo rỗng bỏ mẹ. Người ta gọi đó là lối văn hiện thực chủ nghĩa. Ngày trước vừa phải học , phải đọc vô khối văn chương phải viết thế này , không được viết thế kia. Văn chương như thế làm gì có hiện thực. Những tác phẩm hiện thực đích thực hầu như không chốn dung thân, không chân lưu hành. Chủ nhân của nó tất cả đều bị vả vỡ mồm cả. Còn lại những cái gọi tác phẩm hay là tác oai, tác quái. Được các ông thợ cạo, mà ta quen gọi là nhà phê bình soi xét, ca tụng, được đọc trên đài đăng trên báo, thậm trí nhét vào sách giáo khoa. Nói thật bây giờ đọc lại những tác phẩm ấy phải nghiến răng vào, cố lắm, bản lĩnh lắm cũng chẳng đọc hết được. Mà đọc xong rồi lại có cảm giác không thể tin đó là sự thật.
Là người Việt đen trùi trũi, sống giữa đời thường cần đếch gì cái thứ văn chương nhàn nhạt rỗng tuếch. Cái tính giai cấp trong văn đã quá chật hẹp và xấu xí, đầy rẫy những sai lầm mà ba ông trong cái hội nhà văn… nhà nước… nhà dột… gì đó gọi là văn chương bác học. Văn gì viết thì nịnh nọt (nịnh cái căng củ cọt). Cái thứ văn tưởng ngọt như đường chẳng hóa ra còn tanh tưởi, khí hư … không bằng nước đái. Thực chất là lối hành văn mang tính chất học trò. Nghe vi vút lắm đấy! Vừa đọc vừa hình dung tiếng sáo diều trên trời cao. Đọc thì thấy sốt ruột mà rốt cục chẳng có mẹ gì."

Đọc bài này  không khỏi ngạc nhiên vì cái chuyện Bờ lóc Bờ lờ liên quan gì đến nền văn học Việt nam khiến lão đem ra xổ tẹt, miệt thị như vậy? Nhưng đọc kỷ lại với câu này thì  hiểu ngay mục đích của lão : "Những tác phẩm hiện thực đích thực hầu như không chốn dung thân, không chốn lưu hành. Chủ nhân của nó tất cả đều bị vả vỡ mồm cả". Lão cùng Bà lão vui tính cùng một giuộc mà. Trước đây các bài trên Blog của lão leng xèng cũng không dám qui chụp tội cho ai nhưng từ khi Blog Bà Vui tính bị  đánh, không thể tiếp tục đăng những bài xuyên tạc, nói xấu Đảng và Nhà nước Việt Nam nữa thi trên Blog Hòn Sỏi xuất hiện bài viết này.  Chửi Lão dốt nhưng xem lão chẳng dốt tí nào.

Với câu nói trên lão đã truyền đạt với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam thì : Những tác phẩm hiện thực đích thực hầu như không chốn dung thân, không chốn lưu hành.Chủ nhân của nó đều bị tát vỡ mồm.". Những tác phẩm nào, tác giả nào và ai tát vỡ mồm? Tất cả và kẻ tát hẳn là Đảng cộng sản và Nhà nước Việt nam. Bởi nói cụ thể thì làm sao qui chụp được, luận điệu cũng giống y chang Bà Lão Vui tính nên có ý kiến hai Blog này chỉ là một cũng đáng để suy nghĩ.

Và thế là cả một dòng Văn học Việt nam mà chúng ta có thể hiểu ở đây là văn học cách mạng, và cả văn học đương đại ( dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản mà) đều là thứ láo toét " không thể tin đó là sự thật".


Điều đó lại càng thể hiện rõ hơn khi Lão tuyên bố : Cái tính giai cấp trong văn đã quá chật hẹp và xấu xí, đầy rẫy những sai lầm mà ba ông trong cái hội nhà văn… nhà nước… nhà dột… gì đó gọi là văn chương bác học. Văn gì viết thì nịnh nọt (nịnh cái căng củ cọt). Cái thứ văn tưởng ngọt như đường chẳng hóa ra còn tanh tưởi, khí hư … không bằng nước đái. Chắc các bạn cũng hiểu cái chữ khí hư ... mà thằng vô lại này sử dụng rồi.
Những nhà văn, nhà phê bình cũng bị lão miệt thị chỉ là "đám thợ cạo". và trong đó đã không có ít nhà văn đã phải đổ máu trên chiến trường để mà viết những tác phẩm " Tanh tưởi, khí hư...không bằng nước đái" của lão Sỏi, bà Lão vui tính và những mụ đàn bà của chúng
Đấy bọn chúng là như thế đấy.

Trong bài viết " Đuổi hình bắt bóng" Lão cũng sẳn sàng đem cả nữ anh hùng dân tộc ra mà báng bổ : "Bỏ vợ đẹp con khôn để đi tìm chút trăng hoa. Đúng là có voi còn đòi Hai Bà Trưng." Vậy là hai nữ anh hùng dân tộc Hai Bà Trưng bị lão biến thành thứ " Trăng Hoa" cho những thằng đàn ông hám gái.  Bài này đã đăng trên "Xa
lộ Thanh niên xa" với tựa là Đào Hoa - tác giả Phan An. 


Nói và viết của bọn vô lại này là vậy, chỉ có thứ văn chương của bọn chúng mới xứng tầm và chúng sẵn sàng chia sẻ cho nhau và chia sẻ cho tất cả mọi người trên thế giới blog này

Mục đích của bọn này hẳn đã rõ, thế nhưng lúc nào chúng cũng bảo viết blog cho vui, để giải trí và chúng được ngay một đám đàn bà thích được sự vuốt ve của chúng xúm xít vây quanh, ủng hộ, động viên, san sẽ những sản phẩm như trên của chúng

Thế nên, khi  chửi thằng Bà Lão viết bài bịa đặt nhằm vu cáo  thì Lão nhảy vào  ngay .
Bọn này đều hiểu rất rõ tại sao tôi chửi chúng thế nhưng chúng vẫn luôn tìm cách tung hỏa mù để đánh lạc hướng dư luận.

Thế giới Blog này chỉ là của riêng bọn chúng những thằng vô lại sẳn sàng chà đạp, mạt sát tất cả chỉ để với mục đích nói xấu chế độ Cộng sản và Nhà nước Việt nam và không ai được quyền chửi chúng.
 Nói thật nếu như chúng lộ hẳn mặt thật, người thật đi xem ai làm gì chúng.Ở đây, chỉ chửi chúng thôi
Như  đã nói, chia sẻ đồng nghĩa với phổ biến. Luật pháp Việt nam đã qui định rất rõ những gì được phổ biến. Đạo đức xã hội cũng có những qui định chuẩn mực. Thế nhưng với bọn người này, chúng đem cục phân chia sẻ riêng với nhau ăn uống thì cũng chẳng ai thèm để ý, đằng này chúng cố tình buộc mọi người ăn, ăn không được thì ngửi để rồi dần dần quen với cái thứ phân của chúng mà không còn nghe thối nữa.

Bọn chúng đến với Blog chẳng có " giải trí" chút nào, bởi giải trí sẽ không ai viết hay đăng những Bài xuyên tạc, nói xấu đảng cầm quyền và nhà nước nơi chúng đang sinh sống cả.Chỉ có những thằng vô lại sẵn sàng bán linh hồn vì tiền mới phản bội lại chính đất nước mình. Ấy, nhưng chúng luôn khoác trên mình hình ảnh của một người đàn ông đạo đức.

Có hàng triệu người đang viết blog, giải trí trên blog nên không phải blog là chỉ riêng của những thằng vô lại như bà lão vui tính, Hòn Sỏi để lếu láo nói gì thì nói, viết gì thì viết.


19 nhận xét:

  1. Việt Nam mình còn kiểm duyệt ghê lắm anh ơi.
    Chúc anh luôn bình an

    Trả lờiXóa
  2. Viết phải biết lách em à. Nước nào cũng vậy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sống làm người hay làm con lươn,con chạch chỉ quen chui rúc dưới bùn đen?
      Cụ Nguyễn Công Trứ có nói rằng :
      Kiếp sau xin chớ làm người.
      Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
      Đến cỏ cây cũng cần phải ngay thẳng đấy anh ơi !

      Xóa
    2. Sống làm người hay làm con lươn,con chạch chỉ quen chui rúc dưới bùn đen?
      Cụ Nguyễn Công Trứ có nói rằng :
      Kiếp sau xin chớ làm người.
      Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
      Đến cỏ cây cũng cần phải ngay thẳng đấy anh ơi !

      Xóa
    3. Lách không phải là lương là chạch mà là người túc trí biết làm đúng viết đúng nói đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời cơ. Hi hi...Ngay thẳng như thằng Hòn sỏi, nhà Gom Lá bàng mà câu giao du đấy hả. Người bà bảo " nồi nào úp vung nấy, ' gần mực thì đen gần đèn thì sáng" luôn có giá trị ở mọi thời đại

      Xóa
    4. Trích :
      Người bà bảo " nồi nào úp vung nấy, ' gần mực thì đen gần đèn thì sáng" luôn có giá trị ở mọi thời đại.
      Em xin phép được sửa đoạn văn trên của anh cho nó sát nghĩa và xưng tầm của anh : Đúng là sách xưa nói rằng,VÂN TÒNG LONG,PHONG TÒNG HỔ,NGƯU TẦM NGƯU,MÃ TẦM MÃ,mọi thứ ở đời nó theo bầy theo loại nó cả.Hơn mấy nghìn năm rồi vẫn còn giá trị với bọn bay.
      Anh em mình là những người hiểu biết cả,anh có mắng em thì anh cũng phải mắng như thế chứ ạ.Cho em nghe cũng đỡ xấu hổ phần nào( được mắng bằng văn hóa anh ạ).

      Xóa
    5. Trích :
      Lách không phải là lương là chạch mà là người túc trí biết làm đúng viết đúng nói đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời cơ.
      Thế thì anh đánh đố em rồi,ở đời luôn thay đổi anh ạ.Nó vốn dĩ là: Sáng đúng,chiều sai đến ngày mai lại đúng,biết thế nào mà lần bây giờ? chuyện như thế chắc anh hiểu rõ hơn em đấy chứ? Chỉ có bản thân mình thì vẫn theo tâm trí mình thôi.

      Xóa
    6. tôi làm gì mắng cậu tôi chỉ nhắc nhỡ khéo cậu thôi. còn chuyện viết lách thì cậu nói đúng "sáng đúng chiều sai" thì người túc trí họ biết nói vào buổi sáng chứ chiều thì họ cố nhịn không nói. Hi hi...

      Xóa
    7. thôi có khi nói vậy cậu không hiểu nhưng những người làm báo thì trước khi viết đều phải trả lời cho các câu hỏi này : Viết cái gì? Viết để cho ai đọc? Viết để làm gì?-Đó cũng là đều mà Nhà Báo Hồ chí Minh tâm niệm

      Xóa
    8. Trích:
      Viết cái gì? Viết để cho ai đọc? Viết để làm gì?-Đó cũng là đều mà Nhà Báo Hồ chí Minh tâm niệm.
      Vâng,câu này em thấy giống ba câu hỏi lớn của phật giáo dành cho nhân loai nhằm dẫn dắt nhân loại tới chân lý tuyệt đối là CHÂN - THIỆN - MỸ anh ạ(phật tổ đã thừa nhận rằng,phật giáo cũng chỉ là một con đường trong rất nhiều con đường để dẫn tới chân lý tối thượng thôi).
      1-Ta là ai,ta từ đâu tới?
      2-Ta đến đây để làm gì?
      3-Làm xong việc này ta đi đâu?
      Em nghĩ : Bác Hồ đã cụ thể hóa ba câu hỏi hỏi trên để phân tích riêng cho những nhà báo,nhà văn anh ạ. Nhà báo,nhà văn hay nhà gì đi nữa thì yêu cầu đầu tiên phải CHÂN THỰC-HOÀN THIỆN-TOÀN MỸ,không đạt được yêu cầu đó thì có nghĩa là không xứng đáng.

      Xóa
    9. Cho phép giải thích cho rõ thêm.
      Cần phải CHÂN THỰC nhìn nhận cái đúng,cái sai.Nhìn nhận đúng rồi thì HOÀN THIỆN mới đúng được và sẽ là TOÀN MỸ.

      Xóa
    10. Trên đời không ai là đạt được sự toàn mỹ cả chỉ có những người đã đạt được sự vô ngã ( Đức Phật).Người này bảo đúng, người kia bảo sai. Ta ở đâu trong sai đúng? bản thân sự vật mới chân thực, đó là cái nhìn Như Thị. Muốn của cái nhìn đó Tâm phải được mở thoát ra khỏi cái "tôi" của mình. Với Phật thì không có chân lý đâu cậu, chỉ có Giác ngộ thôi!

      Xóa
    11. không biết cậu đả phân biệt được đâu là lời nói đâu là hành vi được thực hiện bằng lời nói chưa. Hành vi được thực hiện bằng lời nói là chân thực đó!

      Xóa
    12. Vâng,anh ạ.
      Chính là giác ngộ ( tìm,hiểu ra chân lý đó,để nhận thức đúng để hoàn thiện bản thân tiến tới minh triết,nhân văn xóa bỏ được chữ con trong chữ con người thôi,chứ không phải để thành tiên,thành phật hay là một cái gì đó) để tiến tới chân lý đó anh ơi.Như trên em cũng nói rồi,phật giáo cũng chỉ là một con đường trong rất nhiều con đường để dẫn tới chân lý tối cao đó rồi mà.
      Lời nói có thể đúng,có thể sai nhưng không bao giờ được phép lấy cái sai để sửa chữa sai lầm của người khác anh ạ.

      Xóa
    13. Cậu có bao giờ tư duy ngược chưa? Có những kẻ cố ý sai thì không bao giờ sửa được, bởi việc làm của họ có mục đích. Người ta thường dễ lầm lẫn hiện tượng và bản chất. Hiện tượng có thể thay đổi nhưng bản chất thì khó thay đổi được. Luật là để hạn chế bản chất chứ không thể sửa đổi bản chất. Đọc câu chuyện 18 vị la hán cậu sẽ hiểu. 18 tướng cướp là hiện tượng 18 la hán là bản chất. Phật chỉ khai mở bản chất mà thôi.
      Người có thể thấy cái sai của người khác mà không thấy cái sai của mình thì không phải là người mà chỉ là con vật mang hình người thôi.

      Xóa
    14. Cảm ơn anh đã bỏ thời để trao đổi,em rất vui vì qua trao đổi em đã hiểu được thêm nhiều thứ.18 vị la hán khi chưa được giác ngộ (học hỏi,hiểu biết) thì làm cướp.Sau khi được giác ngộ (học hỏi,hiểu biết) thì thành 18 vị La Hán,em chỉ biết vậy thôi,mà cũng chỉ cần thế là đủ anh ạ.
      Em chào anh.

      Xóa
    15. nói chuyện với cậu thì thấy cậu còn nhiều điều chưa thông suốt lắm. Giác ngộ là ở "Tâm" chứ không phải học hỏi, hiểu biết. Loại trí thức tâm bất nhân thì học hỏi hiểu biết cao bao nhiêu cũng chỉ là con vật thôi

      Xóa
  3. Em nghĩ dù nói với nhau ở đời thực và viết cho nhau ở đời ảo thì 1 trong những điều quan trọng vẫn luôn là tính chân thật và sự tôn trọng lẫn nhau. Dưới hình thức ngôn ngữ văn phong nào thì tính dễ hiểu, dễ nghe, dễ đi vào lòng người, hay tóm lại là lối thể hiện càng giản dị càng thích. Rất vui vì được biết ngôi nhà của anh ạ :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đều quan trọng là tính chân thật đó. Cám ơn em ghé thăm

      Xóa