Khí vận nhà Sản ngày càng u ám. Trong họ chia năm xẻ bảy tranh giành quyền lợi, đánh nhau sứt đầu mẻ trán, đến mức cụ Tổng Chưởng- người có vai vế lớn nhất họ- dù tuổi già bóng xế vẫn phải trèo lên lưng cọp, nay Nam mai Bắc, cực khổ trăm bề chỉ mong giữ được bình ổn cả họ được nhờ. Thế nhưng, gia phong họ Sản từ năm mươi năm trước đã bị suy thoái, nên con cháu đạo đức suy đồi, ham ăn hơn ham làm, kẻ có tài thì thì cũng chết yểu, duy có mỗi cụ Tổng là còn có chút "Uy", được nhiều cháu chắt ủng hộ nên cụ quyết dùng chút hơi tàn còn lại mà "cải tổ " họ nhà.
Tiếc thay, cái đức họ nhà sản đã cùng dù cố lắm, cụ Tổng cũng chỉ "phế truất" được mấy cái thằng " trời đánh thánh đâm" lộ mặt. Việc đó, không làm cho họ nhà Sản tươi sáng hơn, chỉ khiến những thằng "thánh đâm trời đánh" còn chưa lộ mặt kết lại với nhau, còn lôi kéo kẻ ngoài "âm mưu" chiếm quyền điều hành họ nhà sản của cụ Tổng.
Về tổng thể, các chi, nhánh con cháu họ nhà Sản đều "ăn lên làm ra", nhưng xét cho cùng là "ăn của bá tánh", chứ chẳng có tài cán gì ngoài cái việc " mua quan bán tước". Riêng chính họ thì nhà Sản thì nợ nần như chúa Chổm.
Sau bao ngày đi Nam đi Bắc, sang Đông về Tây, cụ Tổng chưởng nhà Sản chẳng còn hy vọng nào ngoài việc phải cải " vận khí" cho họ nhà Sản. Nhớ chuyện Đinh Bộ Lĩnh, nhờ cải táng hài cốt cha ông mà sau dẹp loạn 12 sứ quân làm vua một cõi.
Cụ chuyên tâm hằng đêm khấn lạy Cao Biền. Một đêm, cụ mơ thấy Cao tiên sư hiện về báo mộng, chỉ cho Cụ khu đất Long mạch. Mừng quá, cụ liền triệu tập con cháu thân thích. Sau nhiều ngày bàn bạc, cả họ thông nhất ban hành "nghị quyết" thành lập cái nghĩa trang cho cả họ, kinh phí 1.4000 tỷ.
Số tiền chẳng phải nhỏ trong lúc túi tiền chung của cả họ thì chẳng có mấy đồng, nên Cụ đành quyết định "hy sinh "những thằng " trời đánh thánh đâm " đã lộ mặt lấy tài sản của chúng làm " ngân sách " xây dựng nghĩa trang họ. Cụ hô hào con cháu thực hiện phương châm " đánh một thằng mà cứu trăm thằng"!
Giờ Cụ có phần nào an tâm ra đi, dù sau cũng có "long mạch" mà nằm , cầu cho khí vận nhà Sản phục hồi thịnh vượng như xưa- cái thời loạn lạc, binh đao-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét