Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Nhường đường cho người – đường càng thênh thang



Tác giả: Hồ Quang Đông | Dịch giả: Mạnh Hùng



Khi hai bên rơi vào cảnh khổ, chỉ có “đường ai náy đi” mới là hành động sáng suốt. (Đại Kỷ Nguyên sưu tầm)

Tô Thức cưỡi ngựa đi dạo ra ngoại ô, lúc đi đến lối đi nhỏ bên bờ ruộng, gặp bà nông phu đang gánh đất bùn, bà nông phu ấy cũng biết vài chữ, thuận miệng liền đối: “Trọng ni lan tử lộ” (Một gánh đất bùn cản lối ngài đi)[1], sau khi lắng nghe, trong lòng kinh ngạc, trong một câu đối mà dùng tên của Khổng Tử và Tử Lộ. Lúc bác nông phu quay gánh trở đi, thấy bộ dạng Tô Thức bối rối mà cười to sằng sặc, Tô Thức nhất thời linh cảm, hiểu ra liền đáp: “Lưỡng hành phù tử tiếu nhan hồi”[2] (Lối hai bên đường người gánh gương mặt cứ cười mà vui trở về). Sau khi Tô Thức nói xong trong lòng nghĩ, chi bằng thử bà ta chút. Tô Thức cố ý để một chân gác trên lưng ngựa một chân chạm đất rồi hỏi: “Xin hỏi đại thẩm đây, tôi lên ngựa hay là xuống ngựa?”. Bà nông phu cười mà chẳng trả lời, hỏi ngược lại vị tài tử Tô Thức: “Xin hỏi, nô gia tôi đây đi tới hay là đi lùi?”. Tô tài tử nhìn nhận là bà ấy nói năng không tục nhưng tấm lòng có chút tối tăm, sau đó Tô Thức bèn thúc ngựa rời đi.

Trên đường cao tốc, các sự cố do không chịu “nhường đường” mà xảy ra là rất thường thấy.

Là người thì đều có các loại tình cảm khác nhau như tình thân quyến gia đình, tình yêu nam nữ, tình bạn, nhưng trong đó thứ tình cảm mà cha mẹ dành cho con cái là thuần túy nhất, chỉ cho đi mà không cần báo đáp; còn tình bạn giữa bạn bè, chỉ là liên hệ nghĩa đạo “kết giao của quân tử nhạt như nước”, chỉ có sự quan tâm. Tình yêu rất phức tạp, đa số lấy sự chiếm hữu, khống chế làm điểm xuất phát. Khi tình cảm còn tốt thì dính như keo sơn không buông được, nhưng nếu bỗng một hôm, tình yêu vượt khỏi đầu óc, thì biến thành khổ, khó tránh trong lòng lại sẽ có vết thương rất lớn. Nếu như đối phương không yêu bạn – không thích bạn, thì không nên vương vấn đơn phương, hai bên cùng rơi vào cảnh khổ, chỉ có đường ai nấy đi – không nên níu trước giữ sau, như vậy mới là hành động sáng suốt.

Nhưng mà, là người chứ đâu phải cây cỏ đâu, ai có thể vô tình chứ? Trong vô số chúng sinh, hay có cái khổ vì tình mà ra, mệt mỏi vì tình mà ra. Có người vì tình rồi chẳng muốn sống mà kết liễu mạng sống của mình, có người vì tình mà giết người, có cả cách nghĩ “người khiến ta thống khổ, ta cũng không để người sống yên ổn thoải mái đâu”, hoặc là “ta không có được người, kẻ khác cũng đừng mong có được người”, giết đối phương, hay là cả hai cùng lưỡng bại câu thương.


Nếu như đổi phương hướng suy nghĩ, như tận chân trời xứ nào mà không có cỏ mọc, người này không thâu nhận tôi, ngoài ra còn có người khác nữa! Chỉ cần sống tiếp, thì nhất định có hy vọng, thực tại không nhất thiết vì mất đi cái yêu thương mà ôm ấp ưu phiền – mất chí hướng.

Chú thích:

[1] Lối chơi chữ của người nông phu: Trọng ni là gánh bùn nặng, đồng âm với Trọng Ni là tên thật của Khổng Phu Tử; tử lộ (nghĩa đen là con đường của ngài) cũng là tên của một trong những học trò nổi tiếng của Khổng tử, được thầy khen là có đức dũng nhưng lại hay bị phê bình vì tính khí nóng nảy, bộp chộp.

[2]Lối chơi chữ của Tô Thức: Phù tử là người gánh đồng âm với Phu tử (danh xưng mà các học trò hay gọi Khổng tử), nhan hồi: nhan là gương mặt, hồi là trở về ; Nhan Hồi cũng là tên người học trò được Khổng tử rất ưu ái nhất, cũng là người chăm lo tu dưỡng đạo đức nhất trong số học trò của Khổng tử.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét