Hiển thị các bài đăng có nhãn TẠP VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TẠP VĂN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Phong – Hoa – Tuyết – Nguyệt




Cuộc đời thực thực hư hư, thoáng một cái tuổi xuân đã trôi qua. Và thế là cũng đã hết cả một đời người. Có những tiếc nuối, có những hư hao, có những lưu luyến, có những cuộc chia li không chờ được đến ngày tái ngộ để cuối cùng vẫn là buồn nhớ xót xa! Có những nỗi buồn kết đọng lại thành những khúc ca bi lụy để người đời sau còn hoài vấn vương…

Chuyện kể rằng: Vào một đêm trăng sáng, trong cái lạnh giá của mùa đông trên núi, với gió, với tuyết rơi lất phất trắng xóa tứ bề, có một lữ khách phiêu bạt giang hồ lâm trọng bệnh. Ông ta vốn từ lâu sống ẩn dật trên núi, xa lánh cõi trần tục. Trong cái tiết trời lạnh lẽo buốt giá và tàn nhẫn của mùa đông, dường như chẳng có một sự sống nào tồn tại nổi, những phút giây đau yếu khiến người đàn ông phiêu bạt từng trải bỗng nhiên thấm thía cái nỗi cô độc tận cùng của mình. Bất chợt, ông bỗng nhớ đến người thiếu nữ ngày xưa thương nhớ. Chỉ vì định mệnh, ông và người con gái ấy đã không thể ở bên nhau.Suốt bao nhiêu năm tháng xa lánh trần gian, xa lánh thế tục cùng tình ái con người, ông vẫn chưa bao giờ nguôi đau đáu về hình bóng thuở trẻ trai. Giờ phút này, chỉ còn ông với trăng, với gió, với hoa cỏ oằn mình trong lạnh giá và với những cơn mưa tuyết cứ rơi không ngừng… Trong cái ngao ngán của kiếp người, ông lão tự than thở một mình rằng: “Phải chăng cuộc đời quá ngắn ngủi để thưởng thức Phong Hoa Tuyết Nguyệt?” Cùng lúc đó, có một người khách lỡ độ đường đi ngang qua, ghé vào xin tá túc cho qua cơn mưa tuyết đêm khuya. Nghe thấu câu chuyện của ông lão tội nghiệp. Anh ta đã dùng cây sáo của mình hòa tấu lên một khúc trong bộ tứ Phong – Hoa – Tuyết – Nguyệt. Quả thực, trước mắt đấy, là phong, là hoa, là tuyết, là nguyệt, là một bức tranh hoàn mỹ của thiên nhiên. Chỉ có điều, lòng người với những ưu tư, sầu muộn ngổn ngang nên vẫn ngỡ rằng mình không thể thấu trọn vẻ đẹp thanh tao kia!


St

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Một cái tách




Quách Nhiên


Một cái tách, nhìn chưa biết bên trong chứa đựng nước gì. Đã là tách, thì thói quen cho là cà phê hay trà. Bởi chỉ ở xa nhìn, thói quen minh định theo cái nhìn bên ngoài, đôi lúc khiến gây nhiều hiểu lầm! Khó mà hiểu tâm tư ai, có lẽ khoan minh định để đỡ phiền cho tâm mình.


Nhìn được bên trong, thấy màu sắc, có thể đoán định, cũng chưa hẳn. Đôi khi màu sắc tương tự! Có thể là nước gạo rang, hay những thứ nước thuốc nào đó… Sống gần, nghĩ rằng hiểu nhau, nhưng chưa hẳn. Khi có một va chạm mới biết lâu nay mình chỉ nhìn bên ngoài nên chưa hiểu được tâm tình người đang giao tiếp.

Chính vậy khi muốn chứng minh điều gì đó trong tâm, người ta phải bày tỏ ra, để người bên cạnh hiểu rằng tâm mình nghĩ vậy!
Mình luôn đòi hỏi người bên cạnh phải chứng minh điều này điều kia trong tâm, nên mọi thứ được trình hiện để chúng ta yên tâm rằng sự thật là vậy!

Sự chân thành, đôi khi không cần đòi hỏi. Vì mọi chân thành luôn được thể hiện qua những điều rất vô hình mà chỉ tâm cảm nhận! Sự cảm nhận chỉ có khi tâm mình lắng lại, yên bình. Nếu tâm đang giao động thì chỉ nhận định qua những gì được trình hiện theo sự mong muốn của mình mà thôi.

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Viết khóc hay viết cười Cái nào dễ












Hôm nào đó lâu rồi tôi thấy cái mục bookends của New York Times có đưa ra câu hỏi: giữa hai cách viết, viết một cách nghiêm túc hay viết một cách tếu táo, cách nào dễ viết. Tôi chỉ đọc câu hỏi nhưng không đọc các bài thảo luận. Từ cái câu hỏi này tôi nảy ra câu tự hỏi khác. Viết cho người đọc cảm động đến khóc, hay viết làm cho người đọc bật cười, cách nào dễ. Mỗi cách có ưu điểm riêng, nhưng viết cách nào cũng khó cả. Tôi nghĩ, viết làm cho người ta khóc làm cho người ta nhớ đến người viết và tác phẩm nhiều hơn. Tuy nhiên viết “bi kịch” cũng như viết truyện tình, càng nhiều người khai thác, càng khó hơn gây ấn tượng với độc giả hơn. Nếu bảo tôi phải chọn một trong hai cách viết tôi thích làm người ta cười hơn.

Vốn kém nhan sắc, tôi thường nghe nói con gái xấu thì phải có nết đẹp, phải hiền hậu ngoan ngoãn để dễ (được) thương. Không thuộc loại ngoan hiền, ngay từ lúc nhỏ tôi đã nghiệm ra một điều, nếu tôi chọc người ta cười, người ta có thiện cảm với tôi hơn. Ai cũng thích người chọc cho mình cười, miễn là mình đừng cười trên nỗi đau khổ của đối tượng. Cuộc đời có quá nhiều đau khổ nên khi đọc sách xem phim tôi thường cố tránh chuyện buồn, những chuyện tác giả cố vắt cho ra nước mắt của người đọc làm lòng tôi nặng nề. Với nhiều độc giả Việt, đọc mà không khóc thì truyện nhạt, không hay. Đó là một trong những lý do nhiều người không thích truyện dịch Tây phương vì nó nhạt quá. Truyện Tây phương hay là ở chỗ tình tiết ly kì, cấu trúc biến hóa, hàm chứa tư tưởng lớn, hay giàu tính sáng tạo, v.v… Những truyện buồn đặc biệt thường được báo trước, melodrama.

Viết cho người đọc chảy nước mắt rất khó. Người viết phải có mức nhạy cảm rất cao, bản thân mình phải đau nỗi đau đó, thì mới thuyết phục được độc giả. Tôi trốn tránh chuyện buồn một phần là vì tôi rất dễ rơi nước mắt. Tôi đọc một bài thơ hay, nghe một khúc nhạc hay, dù bài thơ hay đoạn nhạc không thuộc loại buồn nhưng hễ tôi thấy rung động là tôi chảy nước mắt. Chiều qua ngồi trên xe lửa, nghe mấy bài hát của Leonard Cohen, đến bài By The Rivers Dark tôi cũng nước mắt vòng quanh, phải lén lau nước mắt, sợ người ngồi chung quanh ái ngại chẳng hiểu chuyện gì. Mà bài hát này chẳng có gì gọi là đau buồn. “I live my life in Babylon.” Cohen có lẽ nhắc đến những người Jew bị bắt buộc rời bỏ quê hương đến sinh sống lập nghiệp ở thành phố Babylon làm tôi nghĩ đến kiếp sống tha hương của tôi.

Cũng vì cái tính mau nước mắt này mà tôi phục Trần nguyễn Trang
đài sát ván. Tôi chú ý đến Trần Nguyễn Trang Đài đã lâu. Từ khi còn gặp đâu đó trên các diễn đàn mạng trước khi tôi đến với Gió O. Gặp mặt càng hiểu vì sao nàng luôn được các diễn đàn yêu mến. Tài hoa quá mà không yêu sao được. Hôm gặp nhau ở ngày Dó Oi, chúng tôi bàn tán chút đỉnh về đề tài thuyết trình. Thuyết trình là nàng Trang Đài ấy, chứ tôi ngay từ đầu đã giao hẹn trước với Vũ Khuyên và O Huệ là “chỉ nói vài câu giỡn chơi cho vui thôi chứ không có tham luận đâu nghen.”. Trang Đài chìa bài của nàng ra trước mặt tôi phân bua: “Em đã nói với O Huệ là ngay bây giờ nếu rút tên em ra là vẫn OK nhen. Còn hễ để em nói là em cứ tiến lên đó.” Bài của Trang Đài làm tôi có ấn tượng rất mạnh. Chủ đề nghiêm túc. Bố cục rõ ràng, ba phần: Tự do, Phồn Thực, Hoang Đường. Cả ba ý đều hay. Nàng viết theo cách viết luận văn nghiêm túc. Mỗi phân đoạn đều nêu rõ tiểu đề. Nàng lại có cả những con số về các thể loại bài vở của Gió O, rất công phu. Tuy công phu như thế nhưng theo Trang Đài thì nàng viết không vất vả lắm; nàng gõ vội vàng sau khi chơi cả ngày với các con trong công viên rồi lên sân khấu ngay. Tôi phục Trang Đài quá cỡ. Sau này trong Bảng Phong Thần của ngày Dó Oi, O Huệ khen là bài của Trang Đài nặng kí nhất. Ngay lúc ấy tôi cũng thấy là bài của Trang Đài nặng kí thật.

Một chút lấn cấn của Trang Đài “cho phép Gió O rút bài mình bây giờ vẫn còn kịp” làm tôi bớt sợ hơn. Nghĩ thầm, bài hay như thế mà tác giả còn e ngại, thì nỗi khiếp vía của tôi thật là bình thường. Tôi rất sợ xuất hiện trước đám đông. Đám cưới cháu kêu tôi bằng dì, nhà gái gọi tôi lên chúc vài câu tôi thụt lui, đẩy chồng lên nói giúp. Trang Đài “cằn nhằn” với tôi chị lên nói người ta cười, em nói chẳng ai cười. Tôi nghĩ thầm, người ta chắc đang bận kềm lòng để nước mắt đừng chảy ra.

Đi đâu cho thiếp theo cùng,
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam.
Ví dầu tình có dở dang,
Thì cho thiếp gọi đò ngang thiếp về

Tôi đã kềm lòng để đừng rơi nước mắt, nhưng nước mắt ràn rụa ướt cả cái kính lão. Tôi chảy nước mắt vì bài thơ hay, vì giọng hát run run như sắp khóc của Trang Đài. Chỉ cần trích dẫn bốn câu thơ-ca dao-bài hát mà Trang Đài nhắc cho người nghe nhớ lại thân phận bọt bèo của người phụ nữ VN, năn nỉ được thương yêu hầu hạ, rồi khi bị hất hủi lại năn nỉ xin cho được về nhà bên kia sông. Về nhà, tôi vẫn nhớ bài ca dao với giọng hát của nàng và câu hỏi, nếu như nàng là phụ nữ có ba con đang sống ở Vũng Áng thì đời nàng sẽ ra sao. Tôi phục Trang Đài sau khi hát bài ca dao, nghĩ về thân phận người đàn bà ở Vũng Áng vẫn còn tiếp tục thuyết trình được. Chứ nếu là tôi thì chắc tôi sẽ khóc ngay trên khán đài. Đông Thi mà khóc mếu máo thì khó coi chết được.

Rõ ràng, làm người ta khóc rất khó nhưng làm được thì người nghe nhớ nhiều hơn.

Tôi chọn viết cái gì cho vui, nói cái gì cho người ta cười vì… dễ hơn. Dĩ nhiên, mức độ thâm thúy của cái cười đòi hỏi mức độ của tài năng. Đa phần, người nghe rất dễ tính. Mục hài trên sân sấu bao giờ cũng được ưa chuộng. Một trong những cái dễ gây cười nhất là cứ việc bêu xấu mình. Khi mình dám bêu xấu mình thì mình sẽ không còn sợ xấu nữa. Tôi thích chọc người ta cười, vì khi cười người ta dễ tính hơn, và dễ bỏ qua những khiếm khuyết.

Điều mà tôi muốn nghe là tiếng cười của khán giả, hôm ấy rất nhiều đại thụ trong văn học hải ngoại. Tôi sợ nói quá nên không nghe thấy gì ngoài tiếng nói run run của tôi. O Huệ có gửi cho cái video mà mãi đến bây giờ tôi vẫn không dám xem. Điều làm tôi sợ nhất là tôi sẽ nổi tiếng. Không phải nổi tiếng nói hay, mà là nổi tiếng vừa già vừa xấu.

Nguyễn thị Hải Hà



Con Mở Cửa Ngày Đầu Tháng Chạp



Con mở cửa ngày đầu tháng Chạp
vạt đàn tranh
đưa võng
tiếng trời
rạ ôm ruộng
húp bầu đất cạn
buổi chợ chiều lấp lửng
khô ran
chiếc áo trắng
mài nước sông mấy bận
cái quần con
nhảy cò chập
co chân
lập đông đáo đầu hè
cục cựa
cục vôi thừa
lấp xấp ô quan

Con mở cửa ngày đầu tháng Chạp
một màu xanh rớt xuống
vỡ giữa hồ
con bói cá
lao đi cùng bí mật
rêu xanh buồn
nằm khóc bạn
tồ ô

Con mở cửa ngày đầu tháng Chạp
rèm vô ngôn
ẩn hiện chân không
trái mù u
hẹn hò vạn hạnh
cây tầm vông
cắc cớ giận Ông Trời


Trangđài Glasssey-Trầnguyễn

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Suy ngẫm về tự do







Tác giả: Nguyễn Văn Trọng


Tôi nhận thấy nhiều người Việt thường hiểu TỰ DO như đồng nghĩa với “muốn làm gì thì làm“; họ cho rằng đòi hỏi TỰ DO giống như đòi hỏi tình trạng vô kỉ luật, vô chính phủ gì đó. Những người này hình như lo lắng nhiều cho tình trạng xã hội hỗn loạn hiện nay, nên biểu lộ một thái độ không mấy thiện cảm với khái niệm TỰ DO. Sự hiểu lầm này trước đây hình như cũng khá phổ biến ở phương Tây nên các tác giả bàn về tự do đều rất cẩn trọng trong định nghĩa khái niệm của mình. J.S. Mill quan tâm đến khoảng không gian riêng tư của cá nhân không trực tiếp ảnh hưởng đến xã hội, vì thế xã hội không nên can thiệp vào.



Ông muốn thiết lập ranh giới cho sự can thiệp chính đáng của xã hội vào cuộc sống cá nhân. I. Berlin thừa nhận tự do là một từ ngữ khá mơ hồ và tăm tối, vì thế mà người ta gán cho từ ngữ ấy vô số ý nghĩa khác nhau. Ông bàn về hai khái niệm khác nhau của TỰ DO: tự do phủ định (negative) và tự do khẳng định (positive). G.P. Fedotov cho rằng thật hiển nhiên là không gian tự do cá nhân trong mối quan hệ với xã hội không thể là vô hạn được vì như thế là triệt tiêu luôn cả khái niệm xã hội như một cộng đồng sinh hoạt có tổ chức. Như vậy cách hiểu TỰ DO như “muốn làm gì thì làm” khiến cho khái niệm TỰ DO trở thành vô nghĩa và G.P. Fedotov cho rằng đó là thủ thuật quen thuộc mà các kẻ thù của TỰ DO ưa sử dụng để bác bỏ quyền tự do.

Đối với tôi thì việc tiếp thu khái niệm TỰ DO thể hiện trên hai bình diện:

Một là: xã hội sẽ không có tự do, nếu mỗi thành viên của nó không biết tôn trọng không gian tự do của người khác. Mỗi thành viên của xã hội phải xem xét hành vi của bản thân mình trong ứng xử đối với tha nhân có vượt quá ranh giới của tính chính đáng hay không, có xâm phạm vào không gian tự do (theo ý nghĩa phủ định) của người khác hay không. Đây là thái độ cần thiết của mỗi người nhằm tạo nên một xã hội văn minh, biết tôn trọng sự khác biệt của người khác trong chừng mực sự khác biệt ấy không xâm hại đến lợi ích xã hội.

Như vậy trước hết nhận thức về tự do đòi hỏi mỗi người có thái độ biết kiềm chế bản thân trong việc can thiệp vào công việc của người khác chứ không phải là “muốn làm gì thì làm“. Ngay cả những người với thiện ý muốn “nhào nặn” người khác theo mẫu hình mà họ cho là tốt đẹp, thì cũng phải tự tra vấn bản thân xem: làm như thế họ có phủ nhận khả năng tự trị của người bị “nhào nặn” và có tự xem mình như Thượng đế hay không, làm như thế họ có vi phạm quy tắc vàng về đạo đức “kỉ sở bất dục vật thi ư nhân”(điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác) như Khổng Tử đã phát biểu hay không.

Hai là: mỗi người nên suy ngẫm về việc sử dụng không gian tự do của mình như thế nào để cho cuộc sống của mình có ý nghĩa, đây chính là nội dung của tự do khẳng định. Hai tác phẩm Tất định luận và tự do lựa chọn (I. Berlin), Con người trong thế giới tinh thần, (Trải nghiệm triết học cá biệt luận) (N.A. Berdyaev) có ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề này. Tự do trong ý nghĩa khẳng định hàm nghĩa mỗi người có tự do lựa chọn cứu cánh[1] cho cuộc đời mình và điều này thể hiện phẩm giá làm người.

Đây không phải là việc dễ dàng vì nó đòi hỏi con người phải tự nhận thức được bản thân mình, từ đó xác định một hệ thống giá trị nhân bản như cứu cánh cho cuộc đời mình. Điều này đòi hỏi một hiểu biết[2] nhất định. Không phải bất cứ ai cũng kham nổi gánh nặng này, nên con người thường hay từ bỏ tự do lựa chọn trong ý nghĩa nhân bản để quy phục theo các áp lực nô dịch đến từ các dục vọng bất thiện. Trong tác phẩm To Have or To Be (Sở hữu hay hiện hữu) triết gia Đức Erich Fromm đưa ra hai kiểu mẫu sống: kiểu mẫu sở hữu và kiểu mẫu hiện hữu. Kiểu mẫu sở hữu xem giá trị cuộc sống là ở những gì con người sở hữu và chiếm đoạt được. Kiểu mẫu hiện hữu xem giá trị cuộc sống là ở những phẩm tính tinh thần mà con người đạt được.

Tôi rất chú ý tới nhận xét của N. Berdyaev:”Ý chí vươn tới hùng mạnh, vươn tới ưu thế và thống trị, chính là bệnh cuồng si, đó không phải là ý chí tự do và ý chí vươn tới tự do.” Ham muốn làm ông chủ chính là biểu hiện của tình trạng nô lệ. Tôi có ấn tượng sâu sắc với tiểu luận “John Stuart Mill và những cứu cánh của cuộc sống” của I. Berlin (trong dịch phẩmTất định luận và tự do lựa chọn). I. Berlin đã nhận xét về J.S. Mill như sau:”Đối với ông [J. Mill] con người khác con vật trước hết chẳng phải vì có lí trí cũng chẳng phải vì biết tạo ra công cụ và phương pháp, mà vì con người có khả năng lựa chọn, con người thể hiện mình nhiều nhất trong việc tự lựa chọn chứ không phải được lựa chọn cho [mục đích nào đó], là người cưỡi ngựa chứ không phải là con ngựa, là người tìm kiếm những cứu cánh chứ không đơn thuần là phương tiện, – những cứu cánh mà anh ta theo đuổi mỗi người theo cách riêng của mình…” Sau đó I. Berlin nhận xét tiếp:”Mill tin tưởng rằng con người mang tính tự phát, rằng con người có tự do lựa chọn, rằng con người tự nhào nặn nên tính cách của mình, rằng do kết quả tác động qua lại của con người với tự nhiên và với những người khác mà một thứ gì đó mới mẻ liên tục xuất hiện, và rằng cái mới mẻ ấy đúng là thứ đặc trưng nhất và nhân bản nhất của con người.“

Tự do lựa chọn cứu cánh của cuộc sống trong lịch sử liên quan nhiều đến các phong trào tôn giáo. Tôn giáo về tổng thể là một vấn đề đa chiều và phức tạp. Các nhà nghiên cứu thường chú ý đến một số phương diện nhất định của các phong trào tôn giáo trong lịch sử. Về phần mình, tôi chỉ quan tâm đến tôn giáo về phương diện văn hóa tinh thần – những gì dẫn đưa các thành viên của cộng đồng tôn giáo vào một định hướng tinh thần nhất định.

Tôi không đề cập đến diễn biến của các phong trào tôn giáo đã biết trong lịch sử thông qua hoạt động của các giáo hội, vốn là vấn đề chứa đựng nhiều mâu thuẫn lịch sử rất phức tạp. Tôi chú ý đến định nghĩa tôn giáo của E. Fromm, khi ông cho rằng “tôn giáo” của một cộng đồng là “bất cứ một hệ thống tư tưởng và hành động nào được chia sẻ bởi một nhóm người, cung cấp cho mỗi cá nhân một khung định hướng và một mục tiêu để hiến dâng”. Tôi cho rằng xét về phương diện văn hóa tinh thần thì cuộc sống tôn giáo là cuộc sống cá nhân riêng tư trong thâm nhập vào chiều sâu của nó. N. Berdyaev tự cho mình là tín đồ Kitô giáo nhưng không ràng buộc bản thân với bất cứ giáo hội nào.

Tự do lựa chọn cứu cánh của cuộc sống được khẳng định bởi những người có khuynh hướng triết học hiện sinh, chỉ chú trọng đến thân phận của con người. Họ khẳng định hai phẩm tính đặc thù của con người là chủ thể tính và tự do tính. Chủ thể tính hàm nghĩa con người không phải là một “sự vật” mà là một tiểu vũ trụ có thế giới nội tâm (thế giới tinh thần) không đồng nhất với thế giới tự nhiên của các “sự vật”. Con người không phản ứng lại một cách nhất định như các “sự vật”.

Chủ thể tính gắn liền với tự do tính, khẳng định con người là một nhân vị tự do.[3] Con người có thể tự do lựa chọn đi xuống thấp tới những thang bậc thấp kém nhất của thế giới thú vật, nhưng cũng có thể nâng cao bản thân mình lên tới phạm vi cao cả nhất của thần thánh. Là nhân vị tự do nên con người phải chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình. Khi một người chối bỏ tự do (để đổi lấy miếng ăn hay sự an toàn chẳng hạn), thì anh ta cũng mất đi phẩm giá làm người để rơi xuống hàng “sự vật”. Nhưng việc chối bỏ tự do suy đến cùng thì cũng vẫn là một lựa chọn và anh ta phải chịu trách nhiệm với lựa chọn ấy của mình. Nói theo ngôn ngữ Phật giáo thì con người tự tạo nghiệp cho mình bằng những lựa chọn mà anh ta thực hiện trong cuộc đời mình; mọi sinh linh tự quyết định bản chất và hiện hữu cho chính nó bằng các hành động của nó.[4] Hệ quả là: sự đa dạng là bản chất của con người chứ không phải là điều kiện nhất thời.

Các nhà văn lớn của nhân loại có thể khám phá được những tình huống sa đọa khác nhau của con người và qua đó dạy cho con người những bài học nhân bản. Các nhân vật tiểu thuyết của Dostoevsky phạm những tội ác vì những cám dỗ bất thiện, nhưng những cám dỗ ấy được che đậy bởi những động cơ có vẻ bề ngoài thánh thiện. Bi kịch của các nhân vật ấy là trong sâu thẳm của tâm hồn, họ vẫn biết rằng họ đã phạm tội ác và họ trải nghiệm những giày vò khủng khiếp trong nội tâm. Dostoevsky cho rằng cuộc sống đầy những bất an trong tâm như thế chính là địa ngục trừng phạt họ vì những tội ác đã làm.

Tự do lựa chọn cứu cánh của cuộc sống xưa nay vẫn luôn là trách nhiệm làm người đầy khó khăn. Trong xã hội cổ đại việc phân biệt thiện ác có vẻ đơn giản hơn và cuộc sống giản dị về vật chất khiến cho con người có nhiều giây phút tĩnh lặng ở lại một mình với chính mình để đối thoại với lương tâm của mình (cũng tức là đối thoại với Thượng đế của mình đối với những người theo tôn giáo). Cuộc sống hiện đại với đủ thứ ác quỷ đội lốt thánh nhân khiến cho việc phân biệt thiện ác trở nên khó khăn phức tạp hơn.

Nhịp sống hiện đại đầy tất bật hối hả khiến cho con người hiếm khi có được những giây phút tĩnh lặng ở một mình với chính mình và hình như con người hiện đại cũng cố tình lảng tránh những phút giây như thế, rất có thể là do e ngại tình trạng bất an nội tâm xảy ra sau đó. E. Fromm cho rằng nỗi sợ hãi phải ở một mình với chính mình thực ra là cảm giác bối rối cận kề với nỗi kinh hãi phải nhìn thấy con người vừa quen thuộc lại vừa lạ lùng, chúng ta thấy khiếp sợ và bỏ chạy. Phải chăng vì vậy mà con người đương đại thường lựa chọn nhập bọn với lũ người chẳng ra gì để nhậu nhẹt hay tán nhảm, còn hơn là ở một mình với chính mình?

[1] Tôi dùng từ “cứu cánh” theo nghĩa của Từ điển tiếng Việt ( tr. 243, Hà nội, 1992) như là “mục đích cuối cùng”. “Cứu cánh” và “phương tiện” là cặp phạm trù đối lập với nhau.

[2] Erich Fromm (1900-1980) phân biệt hiểu biết (understanding) là phẩm tính đặc thù của riêng con người khôn ngoan (homo sapiens) khác với trí tuệ tài khéo (manipulative intelligence) như một công cụ nhằm đạt được những mục đích thực dụng, là phẩm tính con người có chung với thú vật.

[3] Trần Thái Đỉnh, Triết học hiện sinh, NXB Văn học và Công ty sách Thời đại, 2005, tr. 25-34.

[4] J. Takakusu, Tinh hoa triết học Phật giáo, Tuệ Sỹ dịch, NXB Phương Đông 2008, tr. 49.

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

Người dân miền Trung có gì? Chúng ta có gì?







Chúng tôi (Ngô Nguyệt Hữu, Lê Hữu Chính, Bạch Hoàn) chẳng có gì cả, ngoại trừ những người thân yêu. Chúng tôi chẳng có gì, ngoại trừ một chỗ ngủ êm ấm. Chúng tôi chẳng có gì, ngoại trừ một căn nhà khô ráo. Chúng tôi chẳng có gì, ngoại trừ một ít thức ăn dự trữ trong tủ lạnh...

Sẽ chẳng là gì cả với những thứ tôi đang sở hữu nếu so với 71.000 hộ dân ở Quảng Bình, 24.158 hộ dân ở Hà Tĩnh đang chìm trong lũ dữ. Chúng tôi hiểu, hàng trăm ngàn người dân xứ ấy đang khốn khó ra sao.

Đó là phải giữ nỗi bi thương vì mất người thân chờ ngày nước rút tiếng khóc mới vỡ oà. Đó là phải nuốt nước mắt xẻ thịt gia sản lớn nhất của mình là con trâu con bò chết vùi trong nước. Đó là những căn nhà tềnh toàng đầy ắp bùn đất và nỗi buồn. Đó là những cuốn tập vở học sinh ướt sũng. Đó là nỗi cơ cực lẫn tủi hờn bế tắc khi nghĩ về ngày mai...

Ngày mai vườn bưởi không một còn trái. Ngày mai chuồng gà không còn một con. Ngày mai bồ thóc trong nhà đã mọc mầm hết thảy, còn hũ gạo đã hết sạch từ hôm nay... Ngày mai là cái đói, là bệnh tật, là con đường đến trường xa xôi và gập ghềnh, là tương lai thêm mù mịt...

Chúng tôi không có gì cả ngoại trừ những giọt nước mắt cho sự mất mát và đau thương của những người có cùng dòng máu, cùng tiếng nói, cùng thân phận như tôi, như các anh chị.

Chúng tôi cũng giống những người nơi dân miền Trung khốn khổ ấy, cùng một phận dân đen. Nhưng, làm được gì tôi sẽ làm, bé mọn thôi, cố hết sức mình thôi. Với mong muốn và hy vọng những muộn phiền sẽ sớm rút đi như con nước lũ, để ngày mai ai cũng hạnh phúc khi thấy được ánh mặt trời.

Vì tôi bé mọn, nên chúng tôi mong các anh chị hãy cùng tôi giúp đỡ đồng bào mình.

Chúng tôi dự tính sẽ trao tiền mặt cho những gia đình gặp tai họa do thiên tai lẫn nhân tai trong cơn lũ này. Mỗi suất từ thiện là 500.000-2.000.000 đồng (tuỳ đối tượng thiệt hại) trao cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi lũ ở Quảng Bình và Hà Tĩnh. Khoảng thứ 6 tuần này tôi sẽ đi Hà Tĩnh, Quảng Bình, mang theo tấm lòng của các anh chị, với hy vọng các cháu có thể mua tập vở mới, một bộ đồ mới đến trường. Với hy vọng gia đình các cháu có thêm được con gà choai, con lợn giống...

Toàn bộ tiền đóng góp của các anh chị sẽ được tôi đi trao tận tay bà con, để đảm bảo không có tình trạng ăn bớt ăn xén như những năm qua ở miền Trung. Chúng tôi cũng sẽ tự lo tất cả chi phí tổ chức, đi lại nên đảm bảo tiền hỗ trợ của các anh chị được bao nhiêu sẽ đến tay người dân trọn vẹn bấy nhiêu.

Mọi khoản đóng góp sẽ được cập nhật chi tiết trên facebook cá nhân Bạch Hoàn. Danh sách ủng hộ và số điện thoại, địa chỉ liên lạc của người nhận ủng hộ cũng sẽ cập nhật để cộng đồng đối chiếu.

Chúng tôi nhỏ bé và rất cần sự chung tay của các anh chị. Hiện chúng tôi đã nhận được thông tin hỗ trợ đầu tiên của một tập đoàn đề nghị giấu tên. Họ cho biết sẽ ủng hộ chương trình tôi đang phát động với số tiền 500 triệu đồng.

Chúng tôi mong có thêm nhiều anh chị, các cá nhân và doanh nghiệp đồng hành.

Mọi đóng góp xin gửi về tài khoản tên Bạch Thị Hoàn, số tài khoản 0971000000474, Vietcombank chi nhánh Thanh Trì, Hà Nội. Chúng tôi sẽ nhận đóng góp từ nay đến ngày 21-10.

Chúng tôi cũng mong mọi người chia sẻ bài viết này như một hành động ủng hộ bà con. Trân trọng cám ơn.

https://www.facebook.com/bachhoanvtv24/posts/1811217605792153

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Hai câu hỏi của nhà văn Nguyễn Văn Thọ










Nhà văn Nguyễn Văn Thọ và họa sĩ Thành Chương, ảnh do Trần Đăng Khoa chụp


1. Vì sao phải thù hận?


Tôi là người lính từng tham gia chiến tranh, tự nguyện và hết lòng. Nhiệm vụ của người lính; trách nhiệm với đồng đội, đơn vị, tổ quốc; danh dự cá nhân, gia đình đã buộc tôi gắn kết với chiến tranh 12 năm.
Tôi có sự căm thù không? Không! Chúng tôi biết gì người Mỹ mà căm thù họ! Nhưng người Mỹ đã tới.
Khởi đầu của cuộc chiến, Mỹ ném bom miền Bắc và tuyên bố: “Đánh cho Việt Nam quay lại thời đại đồ đá”. Hãy hình dung, khi một con người bị sỉ nhục như thế, nhất là con người ấy yêu quê hương, yêu từng viên đá, gốc cây Hà Nội, sẽ hành xử ra sao nhất là khi anh ta trực tiếp nhìn rõ bom của người Mỹ ném xuống mảnh đất thân yêu, giết chết bao con người chưa một lần gây hấn với họ. Họ, người Mỹ đã ném chiến tranh xuống quê hương của tôi, của em, của ta và của chúng ta, khi Hà Nội là trái tim của cả nước.
Và khi ấy, hỏi ai lại cam tâm ngồi yên. Và chúng tôi đã ra trận chiến đấu với chỉ lòng dũng cảm vô song, bởi nếu không có lòng dũng cảm, sẽ không ai dám chống lại người Mỹ, khi thực sự nhìn chúng bay, rải thảm cái chết...
Chúng tôi phải đánh nhau với súng ống cổ lỗ, từ súng máy 12, 7 ly tới pháo 57, 100 ly, đều là loại súng ống của đại chiến II. Kể cả tận khi trang bị tên lửa thì Sam II cũng là loại tên lửa cổ lỗ. Trong khi đó, người Mỹ dùng tất cả sức mạnh của hải quân của không quân từ B52 tới F, A các loại siêu thanh, đều là phương tiện hiện đại nhất.
Thế hệ chúng tôi đã kế tục truyền thống chống Nguyên Mông của tiền nhân, thay vì thích trên cánh tay, chúng tôi thích hai từ Sát Thát vào tận trái tim từng người ra trận. Lứa Hà Nội khi ấy đều đa số có học, ý thức rất rõ việc chúng tôi đang làm, đang chiến đấu, theo đuổi. Chúng tôi đã đánh hàng trăm trận, bất kể khi người Mỹ với sức mạnh quân sự tưởng như ăn sống nuốt tươi đối thủ trên không và trên biển, trên bộ. Nhưng sự áp đảo của cả đạo quân gồm không quân hải quân, xe tăng và bộ binh trang bị tận răng, no đủ như ở nhà, vẫn không làm chúng tôi run sợ. Mãi tới năm 1971 họ mới nhận ra, khi anh làm nhục một dân tộc, tức là các anh đã khơi dậy một cơn giận dữ bất tận của một dân tộc.
Khi những hòa ước được ký kết, người Mỹ hạn chế và chấm dứt ném bom miền Bắc chúng tôi lại vào Nam chiến đấu. Hỏi tôi có hận thù gì với anh em binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa không? Không! Tôi không có hận thù gì với anh em binh sĩ miền Nam, nhưng tôi không muốn người Mỹ và tất cả binh lính nước ngoài chà đạp lên Tổ quốc tôi. Khi người Mỹ sát cánh với họ chà đạp 60 vạn gót giầy trên quê hương miền Nam, tôi đã một lần nữa vào Nam chiến đấu.
Tôi không có ân oán gì về cá nhân với anh em binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa cả, nhưng chúng tôi, những con người tường các quy luật của chiến tranh, cả sử nước nhà và lịch sử thế giới, ý thức rất rõ và cụ thể từng trận chiến rằng: Chiến tranh chỉ chấm dứt khi có một bên thắng bên thua, vì đất nước Việt Nam không thể chia cắt. Do vậy, tôi và bao người đã chiến đấu cho cánh quân bên chúng tôi - bộ đội miền Bắc, tới giọt máu, tới sức lực cuối cùng, nhằm chiến thắng để chấm dứt chiến tranh chứ không phải giải quyết thù hận. Ngày 30/4/1975, trước khi tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, hàng vạn vạn binh sĩ chúng tôi đều muốn sống, cầu nguyện được là kẻ sống sót cuối cùng sau cuộc chiến; song không ai bảo đảm rằng, họ có thể chắc chắn sẽ còn lại trong trận chiến cuối ấy.
Cho tới hôm nay khi ngồi viết những dòng này tôi nhận ra, cuộc chiến ở Việt Nam đã gây ra một vết thương rất sâu và rất dài cho dân tộc Việt Nam. Hàng triệu người dân đã bỏ mình. Hàng triệu gia đình đã mất cha, mất chồng và mất con trên trận mạc. Cũng do chiến tranh để lại, hàng triệu người đã bỏ nước ra đi, ly tán và mất mát đau khổ trên biển xanh, trong rừng rậm, để lại một vết hận không nhỏ trong một bộ phận không nhỏ những gia đình phía chiến tuyến bên kia. Đó là niềm đau vô cùng lớn không chỉ riêng ai khi họ còn yêu đất nước.
Sự mất mát của thế hệ chúng tôi cả hai bên, sự mất mát của cả dân tộc tới ngày 30/4 khi đất nước yên súng, giang sơn thu về một cõi là sự đòi hỏi tất yếu của lịch sử, của dân tộc nhưng đó cũng đã phải trả với giá quá đắt. Và một câu hỏi luôn luôn làm tôi đau nhức là tại sao cứ phải căm thù khi tất cả đều là nòi giống Việt, khi mà xu hướng chung của nhân loại tiến bộ là hòa bình cho tất cả các dân tộc, cởi bỏ tất cả nỗi niềm và xóa đi đau đớn giận hờn với chính nỗ lực của từng con người chúng ta.
Rồi đây thế hệ chúng tôi cả hai phía sẽ theo quy luật sinh bệnh lão tử, rồi đây đất nước này dành cho và chỉ là cho các thế hệ sau chúng tôi; chúng không liên quan gì tới những hận thù trận mạc bấy nay và cười diễu cha anh nếu còn cố chấp. Vậy lý do gì để con người Việt Nam vẫn chia tách và hận thù về những điều đã qua mà không thực sự chung tay hàn gắn, nếu thực sự yêu thương đất nước và dân tộc này?
Nguyễn Văn Thọ

http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/vi-sao-phai-thu-han-3203302.html

-------


2. Xã Hội Đã Là Của Ai?


Đỗ xe máy để Thành Chương từ bên kia đường sang, trước cửa báo Nhân Dân, bên kia đường, cửa một nhà sang trọng cao ngất. Nhà có đường hầm đi xuống. Lập tức một tay bảo vệ to con bước ra:
- Đề nghi bác không đỗ xe ở đây, lấy lối lên xuống cho xe vào nhà.
Mình chả nói gì. Dũng Tí nhẹ nhàng , bọn tớ đỗ tí đón người. Đi ngay.
Bảo vệ lừ lừ mắt.
Mình lộn tiết:
-Vỉa hè của nhà cậu hả? Đường của nhà cậu hả? Tất cả các con đường vỉa hè tụi nhà giầu chiếm hết đều là của nhà tụi chủ cậu hả?
Tay bảo vệ nhìn mình mắt tức lắm. Nhưng có lẽ biết mặt hàng tụi này không vừa nên bỏ đi.
Rồi ba thằng đi. Nghĩ mà buồn. Cái thằng cha ấy cũng là dân áo ngắn, ăn cơm chúa múa tối ngày nghĩ cũng tội. Nó được tụi nhà giầu thuê để làm việc ấy.
Tất cả hầu như nhiều nhà cửa Hà Nội hầu như xưa của nhà nước, tập thể bây giờ đều thuộc về tư bản hết. Quanh Bách hóa tổng hợp, tất cả các cơ sở của Nhà máy, hàng trăm ngôi nhà cơ quan 5 tổng công ty bán buôn, bán lẻ, nhưng nơi thuộc về Sở hữu nhà nước nhà máy, công xưởng nữa, như Nhà máy rượu, Nhà máy dệt mùng 8.3, Cơ khí Trần Hưng Đạo, Trung Quy Mô, Xí nghiệp Xe điện...tất cả những mảnh đất vàng béo bở nhất trong phút chốc chục năm nay đều thuộc về cá nhân, tụi tư bản béo mập. Và trước cửa tất cả các tòa nhà ấy đều có đám anh em lam lũ làm tay sai mẫn cán cho chúng. Không còn chỗ nào thuộc về nhân dân cả.
Như thế còn hơn cả Đức và Pháp cái nền móng đều tan nát hết chỉ còn đỉnh phất phơ lá cờ CNXH - Tư liệu sản xuất, tài sản thuộc về Nhân dân.
Xã hội hình như mất hết cái cũ, nền tảng như nước Pháp, Đức...Nhưng ở Đức, Pháp không thằng nào dám đuổi tao đứng ở đó nếu không có biển cấm đỗ. Và biển cấm đỗ là do quy hoạch giao thông thành phố. Ở hơ, thế tất cả chúng ta bây giờ làm công cho ai, phục vụ ai?
Buồn, buồn mãi, cay đắng.
Đèo Thành Chương đi phố. Im lặng không nói câu nào...cứ hoai hoải lòng tràn ngập đắng cay, nhớ cả tuổi thanh xuân hai đứa....Nhớ bao năm tháng mình và bao trai Hà Nội dám chết cho một xã hội công bằng cho CNXH. Không bao giờ ân hận vì cả đời sẵn sành chết cho dân tộc này cho Thống nhất đất nước. Còn cho công bằng bác ái ư? Nó ở đâu?
Và tụi béo mập kia chúng nó có tài hơn mình không? Sao tụi nó phắt nhiên giầu thế? Giá như tụi nó giỏi như ông sáng tạo ra mạng, ra quả táo, ra Fb hay ra máy móc mới cho nhân loại thì đã đành. VN chưa có ai như thế cả song tụi nó giàu lắm lắm: Bây giờ khắp mọi nơi chúng nó đều có quyền đuổi mình.
Vừa rồi lên Yên Bái hỏi dân đen, ai cũng bảo:
- Chả tin các ông nữa. Ông bí thư kia chết rồi. Trời xét, trời phán còn bây giờ đâu cũng Nhà Trà, Quán Trà, đất Trà, vườn Trà Là...Ông em ruột vừa cử giữ chức to nơi nắm nhiều quyền lực tài sản tài nguyên có mảnh đất to vật vã ngay trong thành phố thì chúng tôi tin ai? Ông là cán bộ Trung ương hả?
- Không, tôi cũng là dân đen?- Mình bảo
- Dân đen sao quan tâm tới Đảng? Không tin!
Ôi cay đắng. Nước mắt ứa ra. Chương hỏi, sao thế? Sao mày khóc?
-Không, tao khóc đâu.
Cay Đắng!
Xã hội bây giờ của ai? Thuộc về ai?



https://www.facebook.com/tho.nguyenvan.737/posts/10206797288362138

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

SÀI GÒN VỚI BÀI CA VỀ THÂN PHẬN CON NGƯỜI









Trước 1975, Sài Gòn rộn ràng các dòng nhạc. Tôi, chẳng hiểu nguyên cớ nào, từ tuổi thiếu niên đã rất thích nghe và hát theo nhạc.

Nghe hát tá lả, chẳng có gu âm nhạc gì cả. Từ trữ tình cho đến sôi động, từ tiền chiến cho đến thời thượng. Thời gian trôi qua, cuộc sống bộn bề, nhiều lời ca quen thuộc trước đây cứ mai một. Chợt nhớ, chợt quên. Quên nhiều hơn nhớ. Nhưng lạ, có một số bài, kể cả những bài dù nay không còn ai hát, vẫn nhớ. Đó là những bài ca về thân phận con người – dưới mắt nhìn của tôi.

Hồi ấy, dù Sài Gòn yên bình hơn so với nhiều tỉnh, thành khác nhưng cái không khí thời chiến vẫn hiện diện trên báo, trong những câu chuyện dưới các mái nhà. Có lẽ vì thế nên có không ít bài hát trữ tình trĩu nặng u buồn khi nói về thân phận con người. Tác giả có nhiều bài hát về loại này chính là cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn… Đại bác qua đây đánh thức mẹ dậy/ Đại bác qua đây con thơ buồn tủi (Đại bác ru đêm), hay Chiều đi lên đồi cao/ Hát trên những xác người/ Tôi đã thấy, tôi đã thấy/ Trên con đường, người ta bồng bế nhau chạy trốn (Hát trên những xác người)… Rất nhiều người trẻ yêu nhạc Trịnh luôn ghi nhớ những bài ca trên vì lời ca gợi nhớ sự mất mát, tan vỡ, chia lìa, đau khổ mà thân phận con người phải gánh chịu trong thời chiến.



Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với Đại bác ru đêm gợi nhớ sự mất mát, tan vỡ, chia lìa, đau khổ trong thời chiến.

Không chỉ Trịnh Công Sơn, một số nhạc sĩ cũng có những “ca khúc thân phận” ở mức độ dẫn truyền cảm xúc khác nhau. Từ câu chuyện về mùa xuân và đứa con phải xa nhà, không về, nhóm nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân đã viết nên Xuân này con không về. Thời ấy, qua giọng hát truyền cảm của Duy Khánh, một nỗi niềm rất nhỏ bé của một người trong tết xa quê dường như đã lan tỏa rộng trong sự đồng cảm của bao người.

Số phận một người có thể không giống ai nhưng có khi hàng ngàn, chục ngàn số phận lại tương đồng trong một thời điểm, một không gian nào đó. Như mùa hè đỏ lửa 1972, hàng ngàn sinh viên bị hạ tuổi hoãn dịch, bị đôn quân. Thế là đành Trả lại em yêu khung trời đại học… để anh sẽ ra đi, sẽ đến Nơi có quê hương mịt mù thuốc súng… và Anh sẽ ra đi chẳng mong ngày về (Trả lại em yêu – Phạm Duy).

Trong xu hướng hát như một lời than thở, thậm chí như một lời ai oán… thì có lẽ những bài hát về thân phận người lính chế độ cũ đã dẫn đầu. Rất nhiều người khoác áo lính thời trước đã bần thần khi một ngày vừa tàn, chợt nghe vút lên Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt bên bờ lau sậy này/ Bây giờ anh ở đâu, bây giờ anh ở đâu/ Còn trên đời này đang xông pha đèo cao dốc thẳm hay đã về bên kia, phương trời miên viễn chiêm bao (Người tình không chân dung – Hoàng Trọng).

Thực tế không cần biết người lính đang ở đâu nhưng bài hát đã khiến bao người đồng cảnh ngộ với anh phải quay quắt, gặm nhấm về thân phận của mình. Chất ai oán còn dâng cao hơn với Tưởng như còn người yêu (thơ Lê Thị Ý – nhạc Phạm Duy). Tôi thật khó quên một tối bị phạt chống thế chờ trong sân trường bộ binh Thủ Đức mà bên kia hội quán cứ vọng về lời ca Ngày mai đi nhận xác chồng/ Say đi để thấy mình không là mình… Em không nhìn được xác chàng/ Anh lên lon giữa hai hàng nến chong/ Mùi hương cứ tưởng hơi chồng/ Ôm mồ cứ tưởng ôm vòng người yêu… Nghe mà choáng cùng nỗi đau tận cùng của người thiếu phụ. Thoáng qua một ý nghĩ đào ngũ vì sự liên tưởng: Mai này liệu có kịp tìm được ai khóc cho ta chăng?

Đất nước thống nhất, những lời ca Sài Gòn năm xưa về thân phận con người vắng tiếng dần.

Một thời hòa bình – một thời phát triển hẳn sẽ khó tìm được những bài ca thở than về phận người. Tôi đã từng nghĩ thế khi bước vào cuộc đời mới sau 1975. Nhưng tôi đã nhầm. Xã hội vẫn còn chìm lắng, ray rứt nhiều thân phận con người, ở nhiều góc độ. Nhà thơ ơi, nhạc sĩ ơi, hãy lắng nghe, hãy cảm nhận và viết. Như nhạc sĩ Minh Khang đã đồng cảm với cậu bé đánh giày, bán vé số lang thang… để bài ca Đứa bé được ra đời: Cuộc sống mưu sinh chỉ làm em qua cơn đói từng ngày/ Vì em không cha, vì em đã mất mẹ/ Thương đau vẫn là đau thương…

Vâng, khốn khó phận người vẫn còn trong cuộc sống. Đồng cảm, chia sẻ cùng những phận người ấy đã và đang có những bàn tay thắt chặt để tạo ra những đợt Tiếp sức đến trường hay những Bữa cơm có thịt (tên gọi một số hoạt động xã hội có ý nghĩa)…

Và như thế cuộc sống vẫn chờ đợi nhiều hơn nữa những lời ca cùng giai điệu ấm áp, truyền cảm về phận người để nối gần lại tình cảm cộng đồng.

Theo Lưu Đình Triều/Pháp Luật

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Trò chơi về Sự Im lặng




Ngồi trước màn hình trắng tinh mà đôi tay chẳng biết sẽ hiện hữu trên nó những ký tự nào. Ngôn ngữ rời bỏ nó theo cùng cách mà nó đến, không hữu ý mà cũng chẳng vô tình, chỉ là tự nhiên, như nước chảy xuôi, như mưa rơi xuống...


Ngôn ngữ rời bỏ nó nhưng suy tư thì không, vì thế, nó luôn có cảm giác đang bị lột trần trước bàn dân thiên hạ. Lúc nào cũng trống trải mà không thốt lên thành lời, lúc nào cũng ngượng ngùng mà không biết lấy gì đậy che. Một mớcảm xúchỗn độn, thất thường, vui buồn tùy hứng, như trời thích mưa thì mưa mà thích nắng thì nắng...





Hôm nay tôi đã tự thưởng cho mình vài ba chung rượu nhạt, dăm điếu thuốc dở dang... để cố đưa dòng tư tưởng của mình sâu thêm chút nữa... Kết quả là có một giấc ngủ thật say, không mộng mị...nhưng đáng tiếc đó lại là một giấc ngủ của thân xác, không phải là giấc ngủ của tư duy...


Người đời sẽ lại bảo không nên uống rượu và hút thuốc, vì nó không tốt cho sức khỏe... Và tôi sẽ lại nhếch môi cười cho những lý lẽ đậm chất khoa học đó. Tôi không là cái máy, để cần phải chạy trơn tru. Tôi làcon người, và tôi yêu những khiếm khuyết bất toàn như yêu những gì được gọi là thiện hảo công chính.




Từ lâu rồi, tôi không còn thiết tha đấu tranh cho cái đúng và cái sai nữa. Đúng Sai chỉ là một nhận xét tại một thời điểm, chưa kể trong cùng một thời điểm luôn ẩn chứa cả cái đúng lẫn cái sai. Người ta khổ đau chưa đủ sao, chỉ để hơn thua nhau xem ai sai ai đúng?! Và vì thấy khổ đau đủ rồi, nên thôi, dẹp Đúng Sai sang một bên...


Từ lâu rồi, tôi không còn vật vã với hạnh phúc và khổ đau nữa. Hạnh phúc và Khổ đau chỉ là một dạngcảm xúcvề một sự kiện nào đó, chưa kể khi một sự kiện nào đó tương tác với ta, bao giờ cũng mang cả hai chiều khổ đau lẫn hạnh phúc. Người ta mệt mỏi trong cuộc tìm kiếm này chưa đủ sao, chỉ để tìm cầu hạnh phúc và trốn tránh khổ đau?! Và vì thấy mệt mỏi đủ rồi, nên thôi, đừng lấy Hạnh phúc hay Khổ đau làm đích đến nữa...




Bây giờ đã hơn 4giờ sáng, một số thức giấc thể xác để bận cuộc mưu sinh. Nhưng trong số những người thức giấc đó, có bao kẻ thật sự thức tỉnh về đời sống và thân phận của chính mình? Hay họ chỉ mở đôi mắt chứ chưa thật sự thức cái nhìn? Hay họ chỉ nhìn nhưng chưa bao giờ thấy? Và trong số những cái thấy đó, có bao nhiêu cái được hiểu? Trong số những cái được gọi là hiểu, bao nhiêu biết cảm thông? Trong số những cảm thông, bao nhiêu biết cảm thông vì người khác hơn là cảm thông vì chính mình?...


Bây giờ kim đồng hồ đang di chuyển về 5giờ của ngày mới, một số còn ngái ngủ cho giấc mơ sáng chưa đẫy đà. Nhưng ai là kẻ đang mơ mà biết mình đang mơ? hay họ vẫn cố nán lại cái thể xác uể oải của mình để thiện toàn giấc mơ, chỉ để đi đến tận cùng của khốn cùng, và tỉnh giấc trong sự thảng thốt của một giấc mộng cô liêu và vô nghĩa?




Trong tiếng nhạc trầm bổng du dương, tôi để tôi bay theo nó, như áng mây theo gió về bốn phương trời mà không cần một điểm tựa. Điểm tựa chỉ dành cho ai đó khát khao sự an toàn. Sự an toàn chỉ có ý nghĩa với ai đó đang cảm thấy nguy hiểm, đang thiếu sự an yên. Sự an toàn hoàn toàn vô nghĩa với một áng mây, với một cơn gió, với một hạt mưa...và với cả chính tôi nữa.


Trong tiết trời thanh tân của ngày mời, tôi để tôi tan loãng giữa màn hình trắng tinh, mà mọi ký tự ghi dấu trên nó chỉ là trò chơi thoắt ẩn thoắt hiện. Có cũng được mà Không cũng được, có thành câu với đầy đủ chủ vị hay vô nghĩa như sự lắp ghép của 24 chữ cái không phải là vấn đề gì quá quan trọng. Ký tự không phải là chiếc thuyền chuyên chở dòng chảy suy tư, thì ngôn ngữ càng không phải là phương tiện truyền tải những gì tôi muốn chia sẻ.





Nếu đã yêu, không nói cũng hiểu
Nếu không yêu, càng nói càng thêm phiền
Bởi thế, mật ngữ tối thượng nhất phải là sự im lặng
Còn lỡ nói ra rồi, thì cũng chỉ muốn nói về sự im lặng đó thôi!!



Read more:http://www.suynghiem.vn/2016/09/tro-choi-ve-su-im-lang.html#ixzz4KlGNIqlA

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

Giữa cõi nhân gian, cõi tôi, người




 UYÊN NGUYÊN



1.
Ðã nhiều tháng qua, hôm nay mới có được một ngày thảnh thơi, giữa không gian yên tịnh.

Sáng nay khi bước vào thư phòng, tôi liền đóng hết cửa lại, mong giảm thiểu những tiếng động lao xao từ ngoài phố vọng lên. Buổi sáng không có ai ngoài tôi với những vật dụng vô tri. Lắm lúc tôi nghĩ, như bây giờ mình cũng muốn được vô tri tựa những ghế bàn, cây viết, lọ hoa…

Nhưng không phải, mọi vật chung quanh đều khoác lên người một dáng vẻ riêng, cũng có ngôn ngữ riêng để thổ lộ điều gì đó, và tôi chợt nhận ra những vật dụng tưởng rằng vô tri nằm bất động kia, một thời lại là chỗ đậm đà ân nghĩa.

Tôi cảm nhận mọi điều ở đây thật thân thiết, như bằng hữu lâu ngày quý trọng, ở gần đâm quen, một bận xa sẽ nhớ.

Mỗi ngày tôi vẫn tủn mủn với những vật dụng vô tri như thế. Ghế đỡ tôi ngồi, bàn nâng tôi vững, viết giúp tôi miệt mài thêu ý tưởng, lọ hoa giúp tôi thư giãn một phần đời đa đoan và nhiều vật dụng khác nữa, như lũ bạn hiền đoanh tay cùng buồn vui mấy bận theo đời.

Những vật dụng vô tri như thế, ẩn mật trong ngôn ngữ riêng của mỗi hoàn cảnh, đã dạy tôi rất nhiều bài học ý nghĩa của cuộc sống, mà giữa những khoảng trống, trắng, chơi vơi, tôi từng khi ngã xuống, vẫn có điều gì mầu nhiệm kéo, lôi về.

2.
Sáng nay ngồi giữa vuông vức bốn vách tường câm lặng, tôi tập ngồi lắng nghe những người bạn vô tri một cách thành khẩn, và trong âm ngữ của từng món bày biện giữa căn phòng nhỏ bé này, có tiếng của một cốc trà thâm trầm, từ tốn và bao dung.

Một lần tôi nghe, chuyện kể rằng: Khi thiền sư Banzan Hoshaku 盘山宝积 (720-814) đi ngang một khu chợ, tình cờ nghe được mẩu đối thoại giữa anh hàng thịt và khách hàng.’Cho tôi miếng thịt ngon nhất mà tiệm anh có,’ người khách hàng nói. Song, anh hàng thịt trả lời: ‘Trong tiệm tôi, mọi thứ đều nhất, chị chẳng tìm ở đây được miếng thịt nào mà không nhất cả.’ Nghe những lời này, Banzan tức thì giác ngộ.

Kỳ thật cõi người xưa nay, thường có lắm điều dây dưa, vì chấp vào phương tiện thiện xảo của cổ nhân bất đắc dĩ lập thành văn tự ngôn ngữ để dẫn dắt những kẻ hậu học, rồi đem huyên thuyên bát sách và biện biệt so đo. Chẳng trách, ngài Triệu Châu (778-897) năm xưa đã cảnh thức: ‘Ðạo thật không khó, miễn đừng so đo.’ (Bích Nham Lục – Tuyết Ðậu Trùng Hiển 980-1052)

Cho nên, khi thiền sư Banzan nghe được câu nói ‘mọi thứ đều nhất!’ tức ngộ, là tâm không còn phân biệt, hiểu lẽ tất cả chúng sinh bình đẳng như nhau, đều là Phật đang thành!

Kinh Bát Nhã nói: “Khi Bồ tát Quán-tự-tại thực hành trí tuệ Bát Nhã thâm sâu, soi thấy (tất cả) là Không, Ngài liền vượt mọi khổ nạn.” Tất cả là Không, tức là không còn phân biệt cái gì hơn cái gì.

Ở đây, lời nói dù xuất xứ của một anh hàng thịt, mang nghiệp quả sát sanh sâu dày, nhưng vẫn có công năng làm thức tỉnh một bậc thiều sư, bởi khi tâm đã không còn phân biệt, kỳ thị, thì lời nói kia là phương tiện để nương theo tu tỉnh. Bồ Tát biến thân, thỏng tay vào chợ, cũng ‘bệnh’ như chúng sanh, nhưng đại bi nguyện thì đời đời kiếp kiếp giải thoát cho tất thảy chúng sanh: ‘Con phũ phục thỉnh cầu Ðức Thế Tôn Từ Bi chứng minh cho con, trong thời kỳ dữ dội đầy năm thứ vẫn đục, con nguyện vào đó trước. Nếu còn một chúng sinh chưa được thành Phật, không bao giờ với họ, con bỏ mà Niết Bàn.’ (Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

3.
Giữa cõi nhân gian, cõi tôi là người, giữa ma đạo vẫn ngày ngày mở rộng ra thênh thang, ai dám tự xưng mình thánh thiện hay biết trước mình được tốt lành mãi. Và cũng bởi khởi niệm có “ta tốt hơn, ta hay hơn, ta giàu hơn, ta sang hơn, ta đẹp hơn…” mà thế giới ba nghìn trầm luân hỏa ngục.

Buổi sáng tôi ngồi im lặng, nâng trên tay cốc trà hương thơm lừng, đời sống vẫn nối tiếp theo nhau những quả nghiệp trùng trùng mà khi lãnh nhận, không có cách nào khác hơn, tôi tập hạnh bao dung của tách trà mà uống vơi cạn trong niềm hạnh phúc nhận biết, mong còn kịp tiếp nhận thêm những điều mới với niềm tin sẽ khác.

Dù sao, giữa cõi bao la ngợm, người tôi là muôn một, thì tôi vẫn luôn quý trọng những điều tốt lành, như quý trọng những ân tình mà ghế bàn, cây viết, lọ hoa hay tách trà đã sẻ chia từng ngày.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

S UY THOÁI CẢM XÚC


dangminhlien






Bên cạnh lý trí, cảm xúc là một thuộc tính quí báu của con người, làm cho con người có đời sống tinh thần hoàn chỉnh
Hiểu vắn tắt thì cảm xúc là những xung động phản ứng tâm lý tự nhiên với ngoại cảnh gây nên sự rung cảm hay các thái độ tâm lí khác nhau một cách tức thời mà chưa qua suy xét của phân tích lí trí. Ví dụ thấy vui khi bắt gặp cảnh người… vui và buồn khi ngược lại
Tuổi càng nhỏ con người càng giầu cảm xúc và càng lớn càng trải càng nhiều kiến thức thì phần lí trí trí tuệ càng cao. Đó là điều tự nhiên hợp qui luật
Cảm xúc có tích cực và tiêu cực tùy mức độ cũng như sự phù hợp của nó với ngoại cảnh.Cảm xúc nhạy bén là tiền đề tốt cho nhận thức lý trí và hành động.
Cảm xúc là cái thường trực nơi mỗi người tưởng như khó mà mất hay nghèo đi

Nhưng: ngày nay, con người có xu hướng bị áp lực của công việc của mưu sinh đè nặng. Sự lo lắng, tính toán, cân nhắc quá kỹ lưỡng/ nâng lên đặt xuống nhằm đạt mục đích nào đó khiến các nơ ron thần kinh luôn ở trạng thái căng và lý trí hóa. Không ít người đã mắc bệnh, thậm chí đột tử

Những người càng thành công về tiền bạc, chức vụ bao nhiêu dường như càng khô khan và lạnh lùng đi bấy nhiêu. Tâm hồn họ đã hầu như thu nhỏ lại. Họ ít có cái cười, cái bắt tay hay chào hỏi chuyện trò giao tiếp chân thực và nòng hậu kể cả với thân hữu, và xung quanh ngại ngùng dần miễn cưỡng dần khi phải tiếp xúc với họ. Thậm chí họ cũng không còn đủ thời gian thư giãn, mở lòng ra với ngoại cảnh. Việc thưởng thức nghệ thuật hay vui chơi đời thường nào đó cũng giảm hẳn, và nếu có cũng chỉ chiếu lệ hững hờ. Cảm xúc và nhiệt huyết nguội lạnh, chỉ còn là những thao tác máy móc nhằm đạt mục đích. Có người sau một thời gian nỗ lực phấn đấu đảm đương chức vụ hay công việc nào đó đã hoàn toàn thành người khác theo nghĩa trên. Tới lúc nhận ra đó là mất mát lớn thì quá muộn

Người Việt nam nói chung là duy cảm song hiện nay thời công nghiệp hóa và vật chất hóa thì duy cảm cũng mờ nhạt rồi. Đa số khá là lí trí, lí trí tính toán đến cả hôn nhân. Tất nhiên là cái lí trí đó theo nghĩa cân nhắc ích kỷ chứ không phải lí trí tri thức cao. Người Việt bây giờ chỉ duy cảm với cái gì bâng quơ nghĩa là không liên quan việc mình và lợi ích của mình; ví dụ, có thể sẵn sàng khóc cười với cảnh ngộ đâu đó miễn không mảy may ảnh hưởng. Còn lại thì phải nói là đa số khá thận trọng chặt chẽ tới rị mọ. Cực đoan hơn, trong một số môi trường cạnh tranh khốc liệt thì nhiều người đã thú nhận là phải mang vài ba bộ mặt tới mức quen rồi – không ngượng ngại gì!

Không rõ rằng những gì nêu trên có phải là nguyên nhân làm giảm tính nhân hòa, nhân bản không; nhưng thấy rõ đó là sự suy nghèo đi của nhân tính. Và sẽ là nguy hiểm dễ gây hậu quả xấu nếu ai giữ trọng trách to nhỏ nào đó mà chỉ hành động như cái máy, quyết định hồ đồ không suy xét tới khía cạnh nhân tính cá nhân hay cộng đồng

Làm thế nào để phòng tránh tình trạng trên?
Một mặt hãy chú ý chăm sóc bảo dưỡng phần cảm xúc tâm hồn qua việc giảnh những phút thả lỏng thư giãn giải lao; qua việc tiếp xúc với những gì gây rung cảm thẩm mỹ, bồi dưỡng cảm xúc như nghe bản nhạc hay, ngắm cảnh thiên nhiên đẹp hoặc tự sáng tác nghệ thuật : thơ, văn, nhạc, ảnh, vẽ …tùy khả năng. Hãy thỉnh thoảng tự kiểm bản thân xem tâm tính có gì trục trặc để kịp thời điều chỉnh theo hướng lí trí và cảm xúc hài hòa. Việc kiểm soát tâm lí này còn có lợi ích quan trong trong việc nâng cao trí tuệ cảm xúc – một hướng mới mà khoa tâm lí học tiên tiến lưu ý ( trong entry sau là bài dịch sưu tầm được có bàn kỹ về vấn đề này)…

Mặt khác, có lẽ cần bảo nhau xác định lại mục đích sống. Sống chẳng phải là để đoạt và đạt hết cái này kia về lợi quyền mà là để hoàn thiện bản thân nhằm tồn tại và tăng tiến về tâm, thể, trí .Tại vì nhiều người đã đoạt và đạt rất nhiều lợi ích tiền quyền song không biết thế nào là đủ là tri túc. Trong khi đó họ thoái bộ nhiều về tâm trí tư tưởng tinh thần cảm xúc so với lúc mới vào đời. Tôi thấy không ít người đã vô cảm ( với cái đúng, cái hay, cái tốt…) mà chỉ còn công việc và thu lợi ích mới làm họ vui. Mọi cái phải răm rắp ( dù áp đặt và có hại) dưới mắt họ, họ mới bằng lòng. Họ vẫn có cảm xúc song là các cảm xúc tiêu cực méo mó sặc chất vị kỷ

Sống để giành để giật lấy thì khó có tâm hồn thư thái mà chỉ còn áp lực đua tranh căng thẳng triền miên. Hãy cứ phấn đấu mưu sinh phát triển nhưng phải theo khả năng phù hợp và nội lực bản thân là chính chứ không phải bằng các thủ đoạn xấu nhằm đi tắt đón đầu và có danh có lợi bằng mọi giá

Cổ nhân khuyên: Tùy duyên hợp việc, tùy ngộ nhi an, tri túc – tri bỉ – tri kỷ, ( biết đủ, biết mình, biết người ) mới có bằng an và cân bằng về tinh thần

Kiến và rệp



 hoạ sĩ Đỗ Đức



1 – Các nhà sinh học từ lâu phát hiện ra một loại kiến đen chăn rệp rất cần mẫn. Có nhẽ nó yêu rệp hơn cả nòi giống nó. Trời sắp mưa, sắp có có bão lũ, ngoài viêc ôm phôi trứng về nơi trú ẩn đẻ giữ nói giống thì việc trước tiên nó mang rệp mới nở, trứng rệp và cõng cả con rệp già đi trú ở nơi an toàn trước. Tốt quá phải không.
Không họ hàng hang hốc mà được đối xử thế, con rệp yếu mềm yên tâm được an toàn, không cần cố gắng để trở nên rắn rỏi, nó cứ sống tự tại cho đến khi lìa đời.
Một ngày kia, người nghiên cứu chỉ ra, con rệp hút thức ăn từ chất diệp lục trong lá cây, thải ra một loại phân mà kiến đen đặc biệt thích. Họ nhà kiến đen sống bằng thứ đó, chúng ăn phân rệp. Hóa ra rệp là cỗ máy sản xuất thức ăn cho chúng, không có rệp thì chúng chết quay lơ. Điều đó cắt nghĩa cho việc rệp được kiến bảo vệ hơn nòi giống chúng là do chúng cần chất thải kia chứ kiến yêu quí gì con rệp, và rệp đâu phải cha mẹ chúng. Chúng đã sống cộng sinh với nhau: có rệp thì có kiến, có kiến thì có rệp.
Đó là lối sống cộng sinh. Lối cộng sinh này đang rất phát triển ở Việt Nam. Và ở ta người biến thành kiến và thành rệp nhiều vô thiên lủng. Đó là giai đoạn xã hội mắc lỗi về phát triển, luật pháp và người điều hành chưa hoàn thiện và đầy kẻ cơ hội lợi dụng chỗ hổng đó đẻ chơi trò kiến và rệp!
2 – Sinh vật nó thế. Chuyện con người có biến đổi gì thì thực ra không hơn gì cộng đồng rệp và kiến. Nó chính xác là một quy luật tự nhiên, tồn tại tự nhiên. Chẳng hề có loại côn trùng tốt và xấu hơn, cũng như con người, ban đầu cũng chẳng có tốt và xấu, Nó chỉ thay đổi khi có nhu cầu nẩy sinh, và những cái đầu năng động và vô đạo đức xuất hiện nhìn ra cái lợi dụng được nhau và tiến hành khai thác!.
Nhưng con người có nhận thức. Con người do vậy biết đặt ra thể chế, đẻ ra luật pháp để khắc chế bớt sự bất công, làm cho xã hội hài hòa hơn. Nhưng chỉ một chút quên đi luật pháp là xã hội dễ quay trở về lối sống của loài kiến rệp và cuộc sống của người lao động sẽ bị đe dọa.
Nhìn ra thì dễ, nhưng khắc chế được tinh thần kiến rệp là chuyện lâu dài của loài người. Còn nhọc nhằn lắm!

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

Khi người ta nghèo



 Viết bởi hoạ sĩ Đỗ Đức


1 – Nói về đời một con người thì chẳng có ai giàu từ lọt lòng cả. Tất cả sinh ra đều hai bàn tay trắng.
( và cả khi chết đi thì cũng vậy thôi, vẫn hai bàn tay trắng, mang được gì đi đâu)
Sinh ra trong nhà giàu có , được hưởng quyền ăn ngon mặc đẹp , được học hành tử tế là đang được bao cấp từ bố mẹ. Còn tách rời ra thì cũng chỉ ngang thân với trẻ lang thang cơ nhỡ.
Nói thế để thấy con nhà nghèo phải lao vào kiếm sống sớm hơn. Kiếm sống từ khi tri thức còn đơn sơ, chủ yếu là hành động bản năng của giống nòi, rồi dần dần khá lên khi đúc rút được kinh nghiệm. Khi con nhà giàu cơ nhỡ thì khả năng tồn tại khó bằng đứa trẻ phải lăn lóc từ nhỏ. Để thích ứng với môi trường sống thì cũng vẫn mất một số thời gian thử thách không nhỏ.
2 – Khi người ta nghèo, sẽ nảy sinh ra ba hướng lựa chọn. Thứ nhất là chấp nhận hoàn cảnh, bằng lòng với năng lực của mình. Có thể sẽ khi no khi đói, nhưng sẽ là người lành sống bằng chính sức mình bỏ ra hoặc dưới sự sai khiến của người khác. Thứ hai, người không cam phận, có đầu óc một chút thì sẽ tìm đủ mọi cách vươn lên trổ hết tài kiếm sống để thoát khỏi cái nghèo, sẽ trở nên rắn rỏi trước cuộc sống và thành đạt ở mức cao nhất trong khả năng của họ. Thứ ba là lưu manh hóa. Trộm cắp lừa đảo với mưu mẹo của loài thú, bất chấp đạo lý và thành kẻ hư hỏng suốt đời.
Không có lựa chọn thứ tư. Người xưa nói: “người ba đấng, của ba loài” là cái ý đó.
Ba cách lựa chọn này thì ở nông thôn hay thành thị đều có những hạng người như vậy. Tuy vây, cách lựa chọn thứ nhất thì ở nông thôn nhiều hơn, nghĩa là chấp nhận hoàn cảnh , sống lành với năng lực của mình. Sự vươn lên có nhưng không nhiều vì tri thức hạn chế.
Hai lựa chọn sau xảy ra nhiều hơn ở nơi phố phường. Nơi đó có nhiều cơ hội mở đường hơn . về sự năng động của môi trường, về thông tin và cơ hội đều náo nhiệt. Có người từ nghèo đói nhưng chủ động trước cuộc sống với bản lĩnh cứng cỏi của mình đã vươn lên thành đạt . Có thể thấy nhiều ví dụ ở trường hợp này.
Còn lựa chọn thứ ba, thành lưu manh hư hỏng, thuộc về hạng người ham hố nhiều muốn đi tắt đón đầu kiếm lợi nhanh cho mình, tự đẩy mình vào chốn tù tội, đánh mất cả cuộc đời.
Ba sự lựa chọn này thực ra nó có ở đủ các tầng lớp ở cao xuống thấp. Từ lao động chân tay đến lao động trí óc, từ dân đen đến trí thức, từ làm ăn kinh tế đến chính trị hay nghiên cứu khoa học hoặc làm nghệ thuật… đều có ba sự lựa chọn và đều có ba hạng người.
Đời mỗi con người, cuộc sống đều dành cho những cơ hội ngang nhau, Ai mà chủ động thì nắm được cơ hội thì sẽ ngẩng mặt lên, ai không chủ động thì cơ hội có đến cũng tuột mất vì không có khả năng bắt giữ. Cho nên câu chuyện học nữa, học mãi, là như vậy, học để tạo ra cho mình cái vốn đối ứng khi cơ hội đến thì đủ năng lực nắm giữ (không phải học gạo, lý thuyết suông). Không có thành công cho loại người lêu lổng. Chân lý ở đời là vậy. 

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Quý tiếc – gìn giữ



Tác giả: Trương Nhã Văn | Dịch giả: Mạnh Hùng



Ảnh Fotolia

Thiên Tri Bắc Du của sách Trang Tử có câu: “Nhân sinh thiên địa chi gian, nhược bạch câu chi quá khích, hốt nhiên nhi dĩ” ( hàm nghĩa rằng: kiếp người giữa trời đất này trôi qua quá nhanh tựa như bóng ngựa vụt qua khe hở). Nhớ lại thời đã qua, thời mà tôi vẫn còn là một bé gái bắt đầu giai đoạn thay răng, vẫn còn ôm lấy một con búp bê vải trong lòng, lúc cha mẹ chuẩn bị muốn đưa tôi đem đi đến Đài Đông và Hoa Liên du lịch, mãi cho đến bây giờ vẫn chỉ có thể dùng mấy tấm hình ố vàng mà nhớ lại. Tôi của ngày hôm nay, đang chuẩn bị nghênh đấu với cuộc thi lớn mà bước chân đi gấp gáp tràn đầy áp lực. Đưa mắt thoáng một cái đã từ một bé gái ngây thơ trở thành một vị chiến binh nhỏ hăng say. Thật làm cho người ta nhớ lại cái ngày đã từng hạnh phúc vui vẻ.

Với khoảnh khắc mờ nhạt, bạn hiện có nhận thức như thế nào về nó? Phải chăng cực kỳ hoài niệm quá khứ, vừa không biết trân trọng vừa không biết gìn giữ, vận dụng đến tất cả thời gian mà mình có? Quý tiếc những gì mình đang có, từ quý tiếc thời khắc, đến tình thân, tình bạn, tình yêu, duyên phận… Tục ngữ có câu rằng: “Thụ dục tĩnh nhi phong bất chỉ, tử dục dưỡng nhi thân bất đãi” (hàm nghĩa rằng: cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con cái muốn được phụng dưỡng mà người thân quyến đã vội ra đi). Đến khi con cái than thở mong muốn hết lòng phụng dưỡng trả hiếu cho cha mẹ, thì cha mẹ cũng đã mất. Cứ thiết nghĩ người thân đang ở bên cạnh mình, đặc biệt là cha mẹ nuôi dưỡng chúng ta, khi mà ba mẹ nói – răn bảo hết lần này đến lần khác với bạn, hãy nhớ rằng không nên cảm thấy phiền chán, ngay cả cãi lại cũng vậy, mà ngược lại còn phải biết ơn – đền đáp công ơn, cảm ơn sự miệt mài dạy dỗ của cha mẹ, mới hình thành sự trưởng thành như bây giờ cho bạn. Thường thường phải hiếu thuận với cha mẹ, đừng để đến lúc cha mẹ không khỏe rồi mới biết hết lòng hiếu thảo.

Ở nước tôi, từ nhỏ đã bắt đầu hiểu được rằng phải biết thỏa mãn với cái mình có, phải quý trọng phúc phần, phải biết ơn, thứ bảy và chủ nhật chỉ muốn ở không thì để cùng ba mẹ trở lại viện nuôi trẻ, nấu cơm cho các bạn nhỏ ăn, kể chuyện cho các bạn ấy nghe, cùng vui đùa bầu bạn với các bạn ấy. Có một lần, tôi và các bạn nhỏ ở viện nuôi trẻ đã trò chuyện một hồi về chuyện mà khiến người ta nhói lòng. “Oa! Chị hai ơi, chị có một mái tóc đen óng rạng ngời, em ngưỡng mộ quá, em cũng rất muốn có”. Khi đó, tôi nghe xong tự dưng nước mắt chảy tuôn tuôn rơi xuống, câu nói đó đã lay động đến tôi, khiến tôi cảm thấy rất chua xót, kỳ thực bạn nhỏ đó hoàn toàn không biết chính mình bị ung thư, thật là căn bệnh dễ sợ, còn ngắm thấy ánh mắt của cô bé ấy hôm đó thật ngây thơ, nó càng khiến tôi không khỏi đau lòng, kiềm chế không được mà ôm lấy cô bé ấy, cùng an ủi vỗ lưng cô bé ấy, tôi nói: “đừng lo lắng, chờ sau khi em lớn lên một chút nữa sẽ trở thành một người con gái xinh đẹp, đến khi đó sẽ giống như chị hai, gìn giữ mái tóc đẹp”. Nhưng tôi biết từ lâu, giấc mơ đó không bao giờ thành sự thật, chỉ có thể khích lệ và bầu bạn với cô bé ấy, khiến tuổi thơ của cô bé ấy lưu lại hồi ức tốt đẹp hơn. Nhìn thấy những bệnh nhân ung thư như vậy, phải chăng đang nhắc nhở chúng ta phải biết quý tiếc hơn?

Bất luận là hữu hình hay vô hình, quý tiếc – gìn giữ đều là một phần trong sự sống chúng ta. Thời khắc thấm thoát trôi qua sẽ khiến bạn càng thêm hiểu biết quý tiếc – dùng thời gian như thế nào cho tốt; sau khi xem xong trường hợp về những đứa trẻ bị bệnh ung thư trong viện nuôi trẻ kể trên, sẽ khiến bạn càng yêu mến quý tiếc những gì bạn đang có hơn. Đời người nên biết diễm phúc – quý tiếc diễm phúc ấy, không nên “Tham đắc vô yếm” (hàm nghĩa rằng: tham lam mà không có thỏa mãn – lòng tham không đáy) đến mức “Bạo điễn thiên vật” (hàm nghĩa rằng: làm cho hoang phí thứ trời cho – không biết quý thứ mà trời ban cho), nên biết quý tiếc những người mà mối liên hệ chúng ta đang có, như vậy sự sống sẽ rực sáng ý nghĩa.

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

Cúng Cô Hồn - Nhìn Từ Cửa Sổ Xã Hội





Dương Kinh Thành



Có thể thấy, việc “cúng cô hồn” mang tính xã hội rất lớn, kết nối được tình thương giữa người và người, giữa hai bờ sống chết. Kiến tạo nên tình đoàn kết nhằm hước đến một cuộc sống hoàn mỹ và hoàn thiện hơn. Vậy chớ nên đem cái nhận thức hạn hẹp, biên kiến của mình để đánh giá ý nghĩa cao đẹp của tập tục “cúng cô hồn” ấy của người dân Việt chúng ta. (DKT)

Tháng sáu buôn nhãn bán tram
Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân.
(ca dao)

 Trước đây, nhớ mùa Vu lan 2548, khi nhận lời viết bài cho một tạp chí Phật giáo, vị thầy tổng biên tập có yêu cầu tôi là làm sao đừng nói những điều người khác đã thường hay nói hoặc những việc quá cũ để tránh bị trùng lắp, được nhắc đi nhắc lại nhiểu lần , đã trở thành điệp khúc muôn thưở. Nó giống như căn bệnh cố hữu của không ít vị thầy là hay giảng những gì mình thích mà người khác đã biết, dù bản thân không phài là một giảng sư! Tôi chỉ ậm ừ cho qua vì biết chắc chắn rằng tôi sẽ vẫn phài làm như thế !Không phải không có đề tài để viết, nhưng tự trong thâm tâm vẫn cứ thấy những vấn đề mình sẽ nêu ra đây đúng là rất cũ, nhưng cuộc sống bên ngoài cửa sổ xã hội kia, khi bước ra nhìn chung quanh vẫn cuồn cuộn những điều tuy rất cũ ấy với cái nhìn có quán xét tư lương, thì nó lại rất mới, mới liên tục như trong mỗi tế bào thân thể chúng ta từng sát na thay đổi biết bao lần. Vì vậy bài viết này vẫn không đi ngoài cơn lốc ấy, có nghĩa vẫn sẽ là một chuyện rất...cũ !



Cúng tháng bảy với người Phật tử

Có một thời gian dài, các phương tiện truyền thông tuyên truyền lên án việc “cúng cô hồn” với rất nhiều lý do mang nặng căn bệnh thiên kiến. Người ta dựa vào hình thức cúng trong dân gian gọi là “cúng giựt dàn”, “cúng cô hồn” hay “cúng rằm tháng bảy” v...v..rồi thảy tiền cho trẻ con lượm, hoặc tranh nhau giựt đồ cúng. Thế mới là “cúng cô hồn”! Đó là lý do để kích bác; nào là khinh miệt trẻ em (ý nói nghèo đói phài giành giựt mà ăn), và những thức ăn như khoai, bắp, cóc, đậu, mía, bánh bò ... bị rơi vãi trong quá trình “giựt” ấy thì cho rằng lãng phí và khi không xem trọng của cài xã hội của người làm ra nó! v..v... và v..v...

Chúng ta không trách họ sao chẳng tìm hiểu tường tận ý nghĩa “cái sự cúng kỳ lạ” ấy, và tại sao cá nhân, nhà nhà, tất nhiên cũng không thiếu các cơ quan xí nghiệp, nhà máy (ban đầu phần đông ở lãnh vực tư nhân) cũng đầu phải cúng như vậy, nếu có điều kiện, nhưng chúng ta tiếc cho họ là tại sao ngay lúc chứng kiến những cảnh tượng “trái tai gai mắt” ấy mà không dừng lại, vào thẳng nhà người cúng, ngăn càn lại và hỏi tại sai phải cúng như vậy? Không những đã nhà nhà, người người cúng cô hồn, mà mỗi chợ, mỗi xóm ấp thậm chí mỗi bác tài xế lái xe cũng đều làm như thế mỗi khi đến rằm tháng bảy hàng năm. Không ai bắt buộc ai phài cúng, người có tiền thì có mâm cúng đầy đủ, người eo hẹp thì một vài cái bánh, chén cháo loãng trước sân nhà cũng ấm lòng nghĩa tình mùa mưa ngâu tháng bảy. Như vậy, “cái sự cúng kỳ lạ” ấy nghiễm nhiên đã trở thành tập quán cộng đồng nằm trong một góc văn hóa sống của người Việt từ ngàn xưa.

Có người lấy làm khó chịu trước việc này mà trách móc tại sao cúng cô hồn sao không cúng ở chùa, đình làng mà lại cúng ở chợ, ở cơ quan, xí nghiệp vá cả các nhà dân khu xóm ấp!

Nhớ xưa kia, có một lễ hội mang tên “Đổ Giàn” của làng võ An Thái, huyện An Nhơn tỉnh Bình Định, ngày nay đã được các cấp chính quyền sở tại cho phục dựng và tổ chức lại hằng năm nhân ngày rằm tháng bảy âm lịch. Chính câu ca dao xưa đã thôi thúc trách nhiệm tỉnh Bình Định cho phục hồi lễ hội độc đáo này :

Đồn rằng An Thái, Chùa Bà
Làm chay, hát bội đông đà quá đông
Đàn bà cho chí đàn ông
Xem xong “ba ngọ”(*) lại trông đỗ giàn.

Tự hào về vùng đất võ An Nhơn của mình (Trai An Nhơn, gái An Vinh)hoặcRoi Thuận Truyền, Quyền An Thái) nên có bên cạnh một lễ hội “Đỗ Giàn” như vậy càng mang thêm ý nghĩa giàu truyền thống nhân văn, trong đó ngoài tiêu chí tưởng nhớ công ơn các bậc tiền hiền, giáo dục tinh thần uống nước nhớ nguồn cho mai sai, còn có thêm ý nghĩa thắt chặt thêm những mối tương duyên, gắn kết nghĩa tình keo sơn như nhất với nhau.

Tất nhiên có được như vậy là nhờ vào tinh thần hai ngàn năm Phật giáo VN đã từng bước thắm được vào lối sống, cách sống xã hội, nhưng bài viết này xin không nói nhiều đến ý nghĩa rằm tháng bảy hay tục lệ “cúng cô hồn” có liên quan hay ảnh hưởng tinh thần nhà Phật như thế nào, mà chỉ muốn nhấn mạnh việc ”cúng cô hồn” đã trở thành tập tục - lễ hội dân gian, mang tính xã hội rất cao, và như thế đã trở thành tài sản “phi vật thể” quý giá của dân tộc từ rất lâu đời. Chính yếu tố cộng đồng này này mà “cúng cô hồn” phải cúng ở những nơi công cộng, bên vệ đường, bến sông, đầu chợ,v...v.. và nếu ở tư gia thì nhất thiết phải là ở trước sân. Hướng đến thế giới của người đã mất, để tưởng nhớ và chia sớt ấm lạnh cho họ đó là tinh thần Đại Hùng Lực, Đại Từ Bi to lớn. Trong thế giới người đà mất ấy vì nghiệp dĩ vươn mang, khó siêu thoát nên còn vất vưởng đó đây chờ ngày giờ thọ nghiệp nên mới gọi là “cô hồn” hoặc “oan hồn uổng tử” hay “cô hồn các đảng”. Oai linh chư Phật, Bồ Tát hay những Long Thần Hộ Pháp khiến những cô hồn này rất sợ không dám đến gần con người; do đó Bồ Tát Quán Thế Âm dùng hiện thân Đại Sĩ của mình thành Tiêu Diện để thống lỉnh họ trên bước đường vất vưởng nhân ngày “xá tội vong nhân” hằng năm, tiếp nhận từ tấm lòng Từ Bi nơi con người một giọt nước giải oan, một vật thí ăn cho đỡ lòng tháng ngày vất vưởng.



Cúng tháng bảy 1. với người ít tiền 2. ngoài vĩa hè

Đến đây, có một điều không thể không nhắc đến là việc “cúng cô hồn “ như vậy họ có ăn được hay không ! Trước hết có lẽ chúng ta nên nhấn mạnh đến tinh thần của thế giới Hoa Nghiêm là hãy nhìn và hiểu trong nhận thức chớ không nên bị mê mờ trong nhận định theo chiều hướng thực dụng đơn điệu. Bởi vì chỉ có cụm từ “ cúng có ăn được không” đã ghì chặt tư duy, quanh quẩn miệng chén của quan niệm thực dụng tội nghiệp, khó có cơ hội thoát ra, ghì chặt vỏ bọc vô minh khó có cơ hội thóat ra. Nhớ lại từ hơn hai trăm năm trước, khi đất nước ta nghiêng ngửa bởi ách nô vong , văn hóa và bản sắc dân tộc đôi phen đứng bên bờ hủy họai bởi làn sóng thực dụng, duy ý chí của phương diện vật lý xâm lấn. Con người muốn bay khỏi mặt đất phải gắn vào lưng đôi cánh của loài điểu thú. Vì bị đè nặng như vậy cho nên khó có thể hiểu được nhân vật Tôn Ngộ Không của cụ Ngô Thừa Ân (1500(?)- 1581) với 72 phép thần thông đi mây về gió như thế nào chứ chưa nói đến nhiều chuyện ẩn dụ khác! Ông Bụt trong cổ tích, cô tiên trong kho tàng văn học cổ Việt Nam, hay những con người có sức mạnh thần thánh, bay về trời v...v...có ai bay lên khỏi mặt đất mà phải gắn đôi cánh chim bao giờ ?



Cúng tháng bảy 3. cô hồn tài xế 4. các cơ sở kinh doanh

Chính lối nhìn và hiểu bằng cặp mắt thực dụng nông cạn như vậy đã đầy con người xa rời nguồn gốc, Tổ Tiên, xem thường nơi mình cắt rốn chôn nhau, thậm chí dễ dàng phản bội non sông đất nước, đến mức không còn biết phân biệt phải trái. Câu ca dao xưa ông bà mình lên án thành phần bất hiếu, vô nghì với mẹ cha cũng vì vậy mà bị hiểu theo tinh thần thực dụng, nghèo nhận thức rất đáng thương“Sống thời chẳng chịu cho ăn/ chết thời cúng tế làm văn tế ruồi”! Để rồi có lẽ chính những lối “suy tư” lệch lạc này cứ ngày càng bổ sung vào đội ngũ “oan hồn uổng tử” để ngày rằm tháng bày, “cúng cô hồn” hàng năm mãi còn ?

Chúng ta đừng quên ở phương Tây, cũng có lễ hội Halloween (All Hollows’ Eve) diễn ra cuối tháng 10 đầu tháng 11 dương lịch hằng năm. Một lễ hội nặng về Gia Tô giáo. Theo Wikipedia thì đây là tam nhật mùa các thánh(Allhallowtide) mùa tưởng nhớ các thánh và các linh hồn. Việc hóa trang đeo mặt nạ để trêu chọc và thách đố thần chết. Bên cạnh đó việc hóa trang mặt nạ chủ yếu dành cho các em bé thiếu nhi đến gõ cửa từng nhà xin thức ăn, kèn trống, lo ó náo động suốt đêm, một hình thức mang rất đậm dáng vấp của một loại “cô hồn” ở phương Đông mà chúng ta đang nói đến, người có óc khôi hài thì chỉ đích danh đó là “cô hồn sống”!



Trẻ con cùng nhau đi từng nhà xin kẹo ở Mỹ trong đêm Halloween

Trong thế giới của nhận thức, chuyện cúng có ăn được hay không, không thành vấn đề bận tâm, có chăng là kiến tạo được tinh thần Từ bi, lòng tương thân tương ái cao độ, vượt qua biên giới của sự sống chết, làm biên độ giáo dục vững chắc cho chính xã hội đương thời. Nhiều bậc giảng sư ngày trước đã chỉ rõ cho chúng ta thấy Từ bi khác với Bái Ái hay Tình Thương như thế nào. Nói dễ hiểu là Từ bi được ví như ánh sáng mặt trời rọi chiếu khắp nơi, không phân biệt hàn sang, giàu nghèo. Còn Bác ái chỉ là ngọn đèn phin nằm trong tay tham muốn đối tượng , mục đích của người sử dụng. Đó là Ái Kiến không hơn không kém. Vì thế hai từ Từ Bi hiện nay đã được sử dụng rộng rải, không còn là của riêng Phật giáo, nhiều nơi khác đã dùng chữ Từ Bi , chọn ánh sáng mặt trời thay vì ánh đèn pin nhỏ mọn và ích kỷ.

Ở trong mỗi ngôi chùa thì không đợi đến rằm tháng bảy mới “cúng cô hồn” mà mỗi ngày vào buổi xế chiều đều có các thời cúng thí thực đều đặn. Lớn hơn thì trong các ngày lễ lớn quan trọng còn có lễ Trai Đàn Chẩn tế quy mô. Các nghi thức Phật giáo mỗi vùng miền có khác nhau nhưng tựu trung vẫn là dựa vào oai thấn Tiêu Diện Đại Sỉ, triệu thỉnh các vong linh để mong cầu giải thoát cho tất cà. Đến với những buổi lễ này chúng ta dễ dàng cảm nhận giữa hai cõi Âm-Dương bến bờ nào có bao xa! Cũng có thể, qua đó, đôi khi chính mình lầm lẫn giữa ta và “cô hồn” ai là ai ! Vả cũng ở đó bạn sẽ hiểu thêm câu thơ trong văn tế thập loại chúng sanh của cụ Tiên điền Nguyễn Du ( 1766 - 1820 ) có đoạn:

“Ai đến đây dưới trtên ngồi lại/ Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu/ Phép thiêng biến ít thành nhiểu/ Trên nhờ Tôn Giả chia đều chúng sinh..” Rất trùng hợp với ý thơ triết lý của thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore ( 1861 - 1941 )” Trong sự sống thì nhiều biến thành một/ Trong cái chết thì một biến thành nhiều”.

Như vậy có thể thấy, việc “cúng cô hồn” mang tính xã hội rất lớn, kết nối được tình thương giữa người và người, giữa hai bờ sống chết. Kiến tạo nên tình đoàn kết nhằm hướng đến một cuộc sống hoàn mỹ và hoàn thiện hơn. Vậy chớ nên đem cái nhận thức hạn hẹp, biên kiến của mình để đánh giá ý nghĩa cao đẹp của tập tục “cúng cô hồn” ấy của người dân Việt chúng ta.

Ở một góc hẹp khác của mặt bằng xã hội, có những sự thật trần trụi như muốn vỗ đôm đốp vào mặt chúng ta buộc phải nhìn và suy gẫm, cho dù có muốn tin là sự thật hay không. Trong cuộc thi viết mang tên “ Sài gòn- TP. Hồ Chí Minh Kỷ Niệm Không Quên” do báo Tuổi Trẻ tổ chức năm 2005, anh Thiện Nhân, một nhân chứng sống của cát bụi lầm than giữa đất Sài gòn ngày lang bạt cơ nhỡ, đã có bài viết mang tên cộc lốc“Cúng Cô Hồn”. Bài đã đạt giải khuyến khích và đăng trên báo này ngày 02/03/2005. Nội dung bài viết ấy tác giả kể về tháng ngày đói khổ, tìm sự sống mà mùa “cúng cô hồn” hàng năm giúp anh no đủ nữa tháng ( “cúng cô hồn” ở tư gia chỉ được bắt đầu từ sau ngày rằm tháng bảy âm lịch cho đến hết tháng). Hết nhà này tới nhà khác, anh và đám bạn lang thang no đủ “ nhờ những vật phẩm ”cúng cô hồn “ ấy giữa đất Sài thành hoa lệ này. Sau này khi vượt khó vươn lên, có cuộc sống đủ đầy, hằng năm anh vẫn “cúng cô hồn” ngay trước cửa nhà mình và bố thí lương thực cho người nghèo như để nhớ ơn năm xưa chính những khúc mía, bánh tép, bánh quy, đậu phộng ‘cúng cô hồn” giúp anh no lòng đỡ dạ của những người Sài gòn năm xưa.



Mâm cúng cô hồn của gian hàng ven đường

Dòng sau cùng bài dự thi, anh Thiện Nhân viết” Giờ đây, mỗi năm cứ đến mùa Vu Lan, lẫn trong hương khói tôi như thấy cha mẹ mình hiện về. Cảm thương cho những thân phận cơ nhỡ. Người Sài gòn luôn nhớ ‘cúng cô hồn” cho trẻ con được bữa ăn ngon. Tôi cũng bày biện cúng mà nghe mặn đắng trên môi dòng nước mắt hôm nào kiếm ăn giữa xứ người. Sài gòn không không thiếu những tấm lòng, có khi chỉa qua vài cái bánh trên mâm cúng như một thói lệ xa xưa còn truyền lại../.”

Trên mặt bằng xã hội, thử một lần đặt chân bước xuống, chúng ta sẽ chạm phải vô số vấn đề, có vấn đề tuy tầm thường nhưng lắm lúc chúng ta sai lầm trong cách nhìn và hiểu (Kiến Hoặc) mà nếu không được lý giài thì sẽ giữ mãi cái sai lầm đó (TƯ Hoặc) là điều cũng dễ thấy.

Vâng ! Vấn đề “Cúng Cô Hồn”



Dương Kinh Thành

-------------------------------

(*) Ba đêm hát Bội.

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016

vân tưởng y thường hoa tưởng dung [1]



Nguyễn thị Hải Hà



Trong tứ đức công, dung, ngôn, hạnh, nếu đọc từ trái qua phải thì dung đứng hàng thứ nhì. Nếu đi từ phải qua trái thì dung đứng hàng thứ ba. Dầu gì đi nữa nó vẫn không đứng hàng thứ nhất. Tuy nhiên xem chừng rất nhiều người trên thế giới, kể cả dân Âu Mỹ, không hề bị Trung Hoa áp đặt phong tục lên xứ sở của họ, đã đặt chữ Dung lên hàng đầu.


Dung theo từ điển Hán Việt của ông Đào Duy Anh có nghĩa là dáng mạo bên ngoài. Không thấy từ điển nói dung có nghĩa là hình dáng đẹp. Không hiểu tại sao khi dung trở thành một trong bốn cái đức hạnh của phụ nữ, người ta cứ nằng nặc bắt phụ nữ chúng tôi phải đẹp.

Định nghĩa cái vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ thay đổi theo thời gian (xưa và nay) và không gian (từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ thành đến tỉnh). Tuy nhiên ngay cả khi so sánh vẻ đẹp của phụ nữ cùng thời và cùng trong quốc gia, thậm chí cùng làng, mỗi cá nhân có một định nghĩa hay quan niệm về cái đẹp khác nhau.

Người xưa có câu kẻ sĩ vì người thấu hiểu mình mà liều chết, người phụ nữ vì người ngắm mình mà làm điểm trang. Có nghĩa là khi muốn làm vui lòng, hay vui mắt một người nào đó, người phụ nữ có thể thay đổi dung nhan của mình, từ xấu biến ra đẹp, hay ít xấu đi, và từ đẹp có thể biến thành người đẹp hơn. Điều này cũng nói lên một điều, cái đẹp của diện mạo là cái có thể thay đổi được.


Tuy nhiên cũng có người quan niệm nếu sinh ra đời với nhan sắc xấu xí thì người ta phải chịu xấu xí suốt đời. Chiyo, nhân vật chính trong quyển “Memoirs of a Geisha,”[2] là một cô bé nghèo bị bán vào một trà viện làm người hầu hạ giúp việc vặt. Một hôm Chiyo được mang ra nhà tắm công cộng, tắm rửa kỳ cọ cho sạch sẽ, rồi mặc một cái áo kimono bằng lụa màu xanh da trời có thêu cỏ xanh và hoa vàng rực rỡ. Cô được cho đi hầu hạ Hatsumomo để học nghề làm geisha. Ai cũng nói Chiyo xinh đẹp, và cô có đôi mắt màu xám rất đặc biệt. Vì ghen tị, và biết là cô bé Chiyo được huấn luyện để một ngày nào đó sẽ thay thế địa vị của mình, Hatsumomo rất hà khắc với Chiyo. Khi Chiyo đang hầu giúp Hatsumomo trang điểm, Hatsumomo nói toạt vào mặt của Chiyo là cô bé không thể nào trở nên đẹp đẽ được nếu chỉ dùng son phấn, và cái mùi cá biển tanh tưởi, Chiyo sinh ra trong một làng dân chài, thì không thể nào tan biến. Còn nếu đã xấu mà nghèo thì còn mức độ tệ hại càng tăng. Dĩ nhiên Hatsumomo nói điêu như thế chỉ vì ghen tị chứ không phải là sự thật. Bởi vì trên thế giới nói chung, và Hoa Kỳ nói riêng, cái kỹ nghệ thay đổi nhan sắc biến người xấu thành ra đẹp, làm người đẹp trở nên đẹp hơn là một kỹ nghệ có ngân quỹ lớn nhất trên thị trường.


Tùy theo địa phương và phong tục, người ta chú trọng nét đẹp của những bộ phận khác nhau trên thân thể của người phụ nữ. Phụ nữ Âu Mỹ thời nay thích phô trương vẻ đẹp của đôi chân và bộ ngực. Đối với đàn ông Nhật, vẻ đẹp cái cổ của người phụ nữ Nhật sau lớp áo kimono cũng tương đương với vẻ đẹp của đôi chân và bộ ngực của người phụ nữ Tây phương. Các geisha khi mặc kimono, họ để cổ áo ở phía sau trễ xuống thật sâu đến độ thấy được vài đốt xương đầu tiên của cột xương sống. Có lẽ điều này cũng tương tự như một cô gái trẻ ở Paris mặc váy ngắn. Các cô geisha khi điểm trang họ bôi phấn trắng dày như một cái mặt nạ nhưng họ cố tình chừa ra, để trần một khoảng da sát chân tóc. Trong khi son phấn làm cho vẻ mặt của cô có vẻ giả tạo như mặt nạ thì cái khoảng da trần càng trở nên gợi cảm, các đấng lang quân “dana”[3] càng bị cái khoảng da trần này thu hút đặc biệt hơn.


Ngày nay người ta không chỉ sửa đổi được nét đẹp trên mặt như mũi, mắt, môi, răng, người ta còn sửa đổi cả ngực, mông và phái tính. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, dù dân tộc họ vẫn còn chậm tiến và kỹ thuật thay đổi hình dáng không tối tân, người ta có thể thay đổi những bộ phận trên thân thể của người phụ nữ tưởng chừng như không thể nào sửa chữa được. Thí dụ như làm sao để có cái cổ dài hơn.





Nguồn ảnh[4]



Phụ nữ Padaung ở Burma đã đeo vào cổ rất nhiều vòng kiềng chồng lên nhau để làm cho cổ dài hơn. Thật ra những vòng này đã đè xương cổ của họ xuống để cổ họ có vẻ cao hơn. Chẳng những người ta có thể kéo dài cổ người ta còn có thể làm xương sọ dãn ra.









Đây là bức ảnh của người vợ mà Tù trưởng bộ lạc Mangebetou yêu nhất. Thoạt nhìn có thể người đọc chỉ thấy kiểu tóc thật là cầu kỳ, tuy nhiên nếu nhìn kỹ sẽ thấy người ta quấn xương sọ để làm xương sọ dãn dài ra. Tác giả của bức ảnh này là Georges-Marie Haardt chụp trong khoảng thời gian 1926.



Phụ nữ ít khi hài lòng với hình dáng của mình. Người Việt Nam thích có làn da trắng ngà, ra đường thì trùm khăn che mặt đeo găng tay trong khi người Âu Mỹ tốn thì giờ và rất nhiều tiền để phơi cho da của họ trở nên nâu, có rất nhiều khi họ bị bỏng đỏ như con tôm hùm bị luộc nhưng không thể nâu rám nắng. Ngay cả khi họ biết những tia tử ngoại gây ra ung thư da, vào mùa đông họ vẫn vào các phòng thẫm mỹ để phơi nắng nhân tạo cho da trở nên rám nắng. Họ quan niệm màu da rám nắng làm cho họ có vẻ khỏe mạnh và có tiền (đi du lịch ở các miền nắng ấm). Người Việt mình thích uốn cho tóc quăn thành từng lọn như tóc của người Âu Mỹ trong khi các cô gái da đen, tóc của họ vốn xoăn tít, tốn rất nhiều tiền dùng hơi nóng và chất hóa học để kéo cho tóc của họ được thẳng như tóc người Á Châu.


Phụ nữ châu Âu và châu Á không thích có lông tơ trên mép nên khi chúng mọc hơi rậm một chút là họ dùng sáp để nhổ cho sạch trong khi người Ainu của Nhật Bản có tập tục xâm màu xanh đậm lên môi phụ nữ cho giống bộ râu mép bằng cách thoa hóng khói lên dao và cắt lên môi.







Ngày nay, tục lệ này cũng như nhiều tục lệ làm đẹp khác đã trở nên lỗi thời. Thí dụ như tục bó chân của người Trung Hoa, nhuộm răng của người Việt Nam. Tôi không biết chắc nhưng đoán tục cà răng căng tai của người thiểu số Việt Nam có lẽ cũng không còn. Ngày nay người ta cố gắng nhịn ăn tập thể dục đễ giữ cho thân hình được thon thả. Nét gầy được xem là tiêu chuẩn của cái đẹp hôm nay. Tuy nhiên nếu chúng ta quan sát các bức tranh mỹ thuật Tây phương vào thế kỷ mười sáu và mười bảy, các người mẫu thời bấy giờ phải nói rất là đẫy đà. Thí dụ như người vợ trong bức tranh the Banker and his wife của Reymerswaele năm 1540, một vài bức tranh trong đó có bức tự họa của Artemisia Gentileschi, hay Aurora của Reni. Ngay cả việc gầy béo cũng thay đổi theo thời gian. Những năm 80, người mẫu nổi tiếng, như Kate Moss, thường gầy rộc trơ xương đến độ giống như người ghiền ma túy.


Ai cũng có một khái niệm thế nào là đẹp, nhưng thường là mơ hồ. Có người nghiên cứu cho rằng nét mặt phải đối xứng, và có một tỉ lệ nhất định giữa kích thước, độ xa gần to nhỏ của mắt môi mũi trên khuôn mặt để được gọi là đẹp. Vào thời phong kiến, các quan lại Trung Hoa viết một cuốn cẩm nang bao gồm 24 tiêu chuẩn hướng dẫn các quan địa phương chọn người đẹp để tiến cung hầu vua. Người Trung Hoa đã sáng tạo biết bao nhiêu mẫu người đẹp vẫn còn được ca ngợi mãi đến ngày nay như Bao Tự, Tây Thi, Đắc Kỷ, Điêu Thuyền, đã từng khuynh đảo Trung Hoa, thì cũng chính họ đã sáng tạo ra một người phụ nữ có thể xem là nhà tiên phong của phong trào nữ quyền của Trung Hoa. Nhân vật ấy là Chung Vô Diệm. Bà hoàng hậu đầu sừng xấu xí kinh hồn này đã chinh Đông kích Tây để bảo vệ giang sơn của chồng trong khi nhà vua tha hồ ân ái trụy lạc với các quí phi hương trời sắc nước. Các nàng quí phi tìm cách giết bà để được lên ngôi hoàng hậu nên bị bà giết như giết ngóe làm đấng vương quân vừa đau đớn vừa sợ hãi mà chỉ dám khóc thầm. Để bà được quân vương chiếu cố, với hy vọng sinh con trai nối ngôi vua, một vị tiên nào đó đã phải cho bà đeo một viên ngọc làm biến hình, cho bà tạm thời mất cặp sừng để dung nhan bà trở nên dễ nhìn một chút chớ không thôi vua sợ không dám đến gần người đã bảo vệ giang sơn của mình. Ai cũng bảo trai tài gái sắc. Trường hợp bà Chung Vô Diệm thì phải nói trai sắc gái tài. Thời xưa là thế chứ thời bây giờ chắc là bà đã giáng chức ông chồng để lên ngôi đế.

Đã là phụ nữ thì phải đẹp. Đẹp người đẹp nết. Không đẹp người thì nết phải đẹp gấp đôi. Có nghĩa là gì gì đi nữa đàn bà cũng phải đẹp. Nhà văn Võ Hồng đã phát biểu như thế này “Cần có thêm một nụ cười, những nụ cười. Đúng vậy, nụ cười cần thiết làm rạng nở một khuôn mặt. Đôi mắt có dịp để sáng lên long lanh, đôi hàm răng ngà có dịp để làm đắm đuối tâm hồn kẻ nhìn. Như một món ăn tuyệt hảo phải có đủ yếu tố ngon miệng, thơm nơi mũi và nhìn đẹp mắt, một người đàn bà muốn ngự trị nơi tâm hồn người đàn ông phải có những ưu điểm nhiều mặt.”[5]


Ngày nay phụ nữ làm đủ mọi cách để giữ và làm tăng vẻ đẹp. Chúng ta đã thấy nhuộm tóc, tẩy răng, chích Botox, bơm ngực, sửa mũi, cắt mắt, căng da, xâm mình, xỏ lỗ tai hằng chục lỗ, xỏ lỗ mũi, xỏ lỗ rốn, xỏ môi, và còn hằng bao nhiêu thứ. Người ta tốn tiền mua áo nịt ngực để làm tăng vẻ đẹp của bộ ngực. Rồi khi phụ nữ Mỹ đòi quyền bình đẳng, người ta thò tay vào áo lôi cái áo nịt ngực ra ném vào đống lửa đốt cho cháy tiêu. Khi báo chí ngày nay in hình những bộ ngực trần có thể bị buộc tội là khiêu dâm, thì có rất nhiều người phụ nữ trên thế giới để trần bộ ngực là một hình ảnh quốc hồn quốc túy.

Phụ nữ Papua Guinea trong bộ y phục cổ truyển. Trong khi phụ nữ thời nay tốn biết bao nhiêu tiền vào các loại áo nịt ngực thì phụ nữ xứ Papua Guinea phô bày của trời cho đúc sẵn một tòa thiên nhiên.





Ảnh của Nguyễn thị Hải Hà



Phụ nữ Mehinaku đội những cái mão của đàn ông để nhảy múa trong buổi lễ yamurikumá. Họ ca ngợi, những người đàn bà (theo lời truyền tụng) sống trong làng không có đàn ông đã săn bắn bắt cá và cúng tế lễ bái, như đàn ông. Mặc dù phụ nữ trong cổ tích (hay huyền thoại) này có đặc tính như những người nữ binh trong vùng Amazon, phụ nữ Mehinaku không phải là những người chiến đấu.





Phụ nữ của bộ lạc Ouled Nails, vùng Tougort của quốc gia Algeria. Phụ nữ ở đây nổi tiếng về múa bụng. Những xâu chuỗi kết bằng đồng tiền xu có khi được đeo trên cổ có khi được đeo vòng ngang đầu.


Lý Bạch làm thơ rằng “Vân tưởng y thường hoa tưởng dung” có nghĩa là nhìn mây mà tưởng xiêm áo của nàng, nhìn hoa mà tưởng khuôn mặt nàng. Ngược lại với khái niệm nhìn hoa mà nhớ gương mặt người đẹp, những nữ vũ viên Yakan của người thiểu số ở Phi Luật Tân đã chấm phấn trắng đầy mặt nên nhìn gương mặt đẹp của họ tưởng như ngắm nhìn nét hoa.[6]







Cái quan niệm trai tài gái sắc ít nhiều cũng đã ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn vẹn tài năng người phụ nữ. Đã sinh ra làm đàn bà thì không cần phải có tài tế thế trị bang, hay quản trị kinh doanh, cũng không cần giỏi về khoa học hay nghệ thuật. Chỉ cần đẹp mà thôi. Tôi có một chị bạn quan tâm đến nhan sắc của chị đến độ chị luôn luôn thức giấc trước khi chồng chị thức giấc và suốt cuộc đời, chị tự hào, không bao giờ để chồng chị bắt gặp mặt chị trần trụi không phấn son.

Theo nhà thơ Đoàn Phú Tứ, ngày xưa có một nàng vương phi lúc cuối đời khi dung nhan bà trở nên sa sút tiều tụy bà tránh gặp mặt rồng, với hy vọng giữ mãi trong ông một hình ảnh đẹp của mình. Thay vì gặp vua bà gửi một phần mái tóc (có lẽ vẫn còn rất đẹp) và nhà thơ Đoàn Phú Tứ đã diễn tả qua một đoạn thơ trong bài Màu Thời Gian:

Tóc mây một món chiếc dao vàng
Nghìn trùng e lệ phụng quân vương
Trăm năm tình cũ lìa không hận
Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng
Duyên trăm năm đứt đoạn
Tình muôn thuở còn hương


Tôi nghĩ, không nhan sắc đôi khi cũng là một điểm lợi. Nếu một người đàn bà nhan sắc tầm thường, thành công về một lãnh vực nào đó người ta sẽ không nghĩ là người này thành công nhờ vào nhan sắc. Đôi khi tôi tự nhủ nếu Anna Karenina và Thúy Kiều chỉ là những phụ nữ nhan sắc tầm thường có lẽ cuộc đời họ không đến nỗi bất hạnh.

Túy Hồng trong truyện ngắn Thư Tình đã bàn chuyện trai tài gái sắc như sau:

Tình yêu, việc lớn em làm. Đời em chỉ có một chuyện là chuyện tình. Em không muốn ai biết, em không hề khoe với ai tao đã có người yêu… Em giữ kín như em đậy vung kín nồi cơm khi cạn nước. Em yêu anh thật tham, thật sân, thật si. Yêu bằng tất cả cái cốt đa tình… Tự trời không, tình yêu đến; tự vô vi, tình yêu đến không chuẩn bị, không đón chờ…

Anh có tài, em không có gì hết. Đã không có gì hết em lại chẳng phải giai nhân. Em thương cái tài của anh như cái đầu thương cái gối, như bàn chân thương đôi guốc, như chiếc cổ mơ một món đồ trang sức. Nước mình người học giỏi thì nhiều, nhưng người có tài thật ít; bởi đó anh là thứ quý, anh là cây tứ quý.

Em là một cô gái xấu xí, không có vốn trời… Ngày nào cũng soi gương mà không thấy gì lạ, chẳng thấy hiện tượng mới. Nhưng em vẫn bằng lòng mình, không ai bằng lòng mình hết thì mình bằng lòng mình vậy.”[7]


Bà biết tự bằng lòng với chính mình chứ không giống như cô gái trong một bài hát của một nhạc sĩ trẻ gốc người Việt Nam ở Úc châu. Anh viết một bài hát rất cảm động về một cô gái rất xinh đẹp nhưng khi cô soi gương cô tự thấy mình xấu như ma quỷ vì thế cô rất là đau khổ. Người mình thường hay nói, đẹp hay xấu tùy người đối diện. Cô người yêu của Nguyễn Bính ra thành phố học làm đẹp thế mà nhà thơ của chúng ta cứ van xin cô làm ơn đừng thay đổi “Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.” Cái đẹp vì thế rất là tương đối. Quan niệm như bà Túy Hồng, mình tự bằng lòng với nhan sắc của mình, là một quan niệm rất khôn ngoan.

Đôi khi chỉ vì muốn thay đổi những khuyết điểm trên gương mặt mình hay thân thể mình, nhiều phụ nữ đã trải qua những cuộc giải phẫu, thường thì không mấy nguy hiểm, nhưng đôi khi vì dị ứng với thuốc tê và thuốc tê, có thể đưa đến cái chết. Cứ khoảng 50,000 ca giải phẫu là có một ca chết trên bàn giải phẫu vì dị ứng thuốc tê và thuốc mê. Trong phim “Nights in Rodanthe”[8] có một đoạn ngắn nói về một người đàn ông trên đảo Rodanthe có vợ chết trên bàn mổ chỉ vì bà muốn cắt bỏ cái bướu nằm chìm dưới da trên mặt. Bà bảo bà muốn làm đẹp cho ông. Và khi bà mất rồi ông đau đớn than rằng chỉ có bà thấy cái bướu đó làm cho bà không đẹp chứ đối với ông bà lúc nào cũng đẹp, và đẹp nhất là đôi mắt nâu dịu dàng đã khép lại nghìn đời. Như đã nói, phụ nữ thường hay khắt khe với nhan sắc của mình; chứ khi đã yêu người đàn ông thường yêu cả những cái được xem là khuyết điểm, cái răng khểnh, nốt ruồi trái chỗ, cái sẹo ở chân tóc, v.v… thậm chí ngày xưa có người yêu một người đàn bà chột mắt, say mê đến độ đã nghĩ rằng tất cả phụ nữ có hai mắt đều bị một mắt thừa. Và nhân vật chính của bà Nguyễn thị Thanh Sâm trong quyển Cõi Đá Vàng đã yêu một người phụ nữ mắt hiếng, lớn tuổi hơn anh chàng, đến độ đồng ý chịu bị khai trừ ra khỏi đảng Cộng Sản để được giữ người yêu.

Tôi không biết có cái gì cứ thôi thúc tôi nghĩ hoài về cái đẹp bên ngoài của phụ nữ. Nó làm tôi trăn trở đủ để ngồi viết một bài dài. Rồi tôi nhận ra, vô thức của tôi ngấm ngầm bị tổn thương chỉ vì một nhận xét của người cô đã hơn bảy mươi tuổi. Cô nói lúc không có mặt tôi vì tưởng tôi đã đi ngủ: “Cái con Hà nó làm sao thế? Sao mà tóc nó bạc thế mà không chịu nhuộm đi?” Tôi nghe có tiếng suỵt của các người em họ. Tóc tôi dài, vẫn bóng, vẫn mướt, vẫn dày, và vẫn mềm. Tóc bạc chỉ là tóc khác màu. Tóc highlight thì đã sao nếu tâm hồn tôi vẫn trẻ? Dẫu tôi hằng nghĩ rằng tôi bằng lòng với cái tuổi sắp già của tôi nhưng hình như tôi không mấy thành thật với chính mình. Bởi vì nếu tôi thật sự bằng lòng với chính mình tại sao tôi lại trăn trở. Rồi tôi lại nhủ lấy mình, ai đó đã từng nói rằng, cái đẹp giống như ánh sáng của cái đèn lồng phải từ trong tâm tỏa ra; thôi thì ráng dối lòng mà tự tin là mình vẫn còn trẻ và …đẹp. Nhé, ráng tin nhé!




[1] Thanh Bình Điệu của Lý Bạch

[2] Tác giả Arthur Golden

[3] Người tài trợ cho nghệ nhân geisha.

[4] Đa số ảnh dùng trong bài này được sưu tập trên internet nhưng không nhớ nguồn. Rất có thể những tấm ảnh này xuất hiện trên tạp chí National Geographic Society vào những năm 2009 hay xưa hơn.

[5] Trích trong truyện ngắn Mong Manh Một Thoáng , tuyển tập Văn Miền Nam tập Ba, Thư Ấn Quán năm 2009, trang 1506-7.

[6] Nguồn ảnh: http://s144.photobucket.com/user/rosarinho9/media/Yakanbride-BasilanIsland.jpg.html



[7] Trích truyện ngắn Thư Tình, tuyển tập Văn Miên Nam tập Ba, Thư Ấn Quán 2009, trang 1307-8.

[8] Truyện của Nicholas Sparks, phim do Richard Gere và Diane Lane thủ vai, George C. Wolfe đạo diễn.

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Trưởng giả học làm sang



PHẠM CHU SA



(PL)- Xin mượn tên vở hài kịch nổi tiếng của đại văn hào Pháp Molière viết từ thế kỷ 18 để nói về những chuyện hôm nay.


Hơn ba thế kỷ rưỡi đã trôi qua nhưng những chuyện Molière viết trong Trưởng giả học làm sang như vẫn còn nguyên giá trị với một số “trưởng giả” người Việt giàu nổi hôm nay. Gần 30 năm trước, vừa bước sang thời kỳ đổi mới nhưng đã có một số người nhờ biết nắm bắt thời cơ đã phất lên nhanh, đổi đời bèn xây nhà, sắm xe. Tôi nhớ mãi một ví von chua chát tôi đọc được trong tập truyện trào phúng Chuyện như đùa của nhà văn Mai Ngữ. Ông là nhà văn trào phúng Việt Nam được ví với nhà văn trào phúng nổi tiếng thế giới người Thổ Nhĩ Kỳ Azit Nezin. Mai Ngữ viết, đại ý: Trên đường phố Hà Nội bấy giờ bắt đầu có nhiều nhà mới xây bên cạnh những ngôi nhà cũ kỹ. Có ngôi nhà mới xây, mặt tiền ốp toàn đá hoa cương đen bóng, Mai Ngữ bảo, nhìn từ xa nó giống như một cái nhà mồ, đến gần trông như cái nhà xí khổng lồ! Bây giờ thì ít ai ốp đá đen trước mặt nhà nữa. Nhiều người xây nhà lầu, biệt thự trang trí bằng các tượng đá hay phù điêu cho nó “sang trọng và quý phái” - chữ dùng của một ông kiến trúc sư trẻ giới thiệu trên tivi về một ngôi nhà trang trí toàn tượng và phù điêu mô phỏng kiến trúc trường phái tân cổ điển châu Âu. Một số chi tiết lại được dát vàng cho nó “tăng phần quý phái và sang trọng”. Trong một đoạn phóng sự ngắn phát trên truyền hình mà ông kiến trúc sư nhắc đi nhắc lại đến năm bảy lần cụm từ “sang trọng và quý phái”, có lẽ ông ta PR để dụ những người nhiều tiền tính xây nhà xịn nhưng thiếu kiến thức thẩm mỹ lại học đòi làm sang.


Tôi chợt nhớ mấy năm trước, một chàng ca sĩ nhạc sến nổi tiếng, có cát sê ‟khủng” nhất bấy giờ, giàu lên rất nhanh. Anh chàng mua một căn nhà cổ ở một con đường tuyệt đẹp tại trung tâm Sài Gòn, đập ra xây một căn biệt thự theo phong cách tân cổ điển rất hoành tráng với nhiều phù điêu, tượng đá - đặc biệt là tượng đồng (hay giả đồng?) toàn thân của anh ta đặt ngay cửa ra vào rất oai vệ, ai đi qua cũng ngoái lại nhìn. Nhiều người phì cười vì tính hợm hĩnh của anh ta nhưng cũng có người yêu thích dòng nhạc và mê giọng hát chàng ca sĩ nhạc sến này trầm trồ, chỉ trỏ tượng anh ta.


Thời gian qua, có lúc tràn ngập thông tin trên mạng về nhiều đám cưới con cái các đại gia với hàng đoàn siêu xe rước dâu trị giá cả trăm tỉ đồng, hay có đại gia khoe mẽ trên các trang mạng với dàn siêu xe nhiều triệu đôla nhốt trong các garage cốt để coi chơi, thỉnh thoảng mới lấy lúc chiếc này lúc chiếc khác ra chạy chơi một vòng rồi đem vô cất (chứ đường sá và giao thông lộn xộn ở TP, chạy siêu xe ra đường lỡ va quẹt trầy xước, các tài xế xe buýt, xe tải lấy gì bồi thường!). Nghĩ cũng lạ, bỏ một đống tiền ra mua xế siêu sang đem về (có chiếc như Rolls Royce giá hơn triệu đô, phải thuê chở bằng máy bay) chỉ để xem chơi và... đưa lên mạng khoe!


Hôm rồi, tôi đang ngồi cà phê với mấy người bạn ở đường sách, một người bạn nhà văn tình cờ thấy một đại gia đi mua sách. Bạn tôi bảo lạ thật, tao quen biết thằng này, nó có đọc sách bao giờ đâu mà đi mua sách? Một người khác bảo không đọc nhưng mua về đóng bìa da gáy vàng để trong tủ sách chễm chệ ở phòng khách cho nó sang, cần gì đọc! Một ông bạn già vốn là thầy giáo về hưu bảo dù sao như thế cũng còn hơn. Tôi có thằng học trò đang phất lắm, năm ngoái nó mời mình ăn tân gia, một căn biệt thự cả triệu đô bên Phú Mỹ Hưng, nó khoe cái phòng tắm của nó trang bị cả vài trăm triệu đồng nhưng nhìn quanh phòng khách thênh thang bóng loáng, sang trọng chẳng hề thấy kệ sách, cuốn sách nào, dù nó cũng đã tốt nghiệp đại học gì đó...