Hôm nào đó lâu rồi tôi thấy cái mục bookends của New York Times có đưa ra câu hỏi: giữa hai cách viết, viết một cách nghiêm túc hay viết một cách tếu táo, cách nào dễ viết. Tôi chỉ đọc câu hỏi nhưng không đọc các bài thảo luận. Từ cái câu hỏi này tôi nảy ra câu tự hỏi khác. Viết cho người đọc cảm động đến khóc, hay viết làm cho người đọc bật cười, cách nào dễ. Mỗi cách có ưu điểm riêng, nhưng viết cách nào cũng khó cả. Tôi nghĩ, viết làm cho người ta khóc làm cho người ta nhớ đến người viết và tác phẩm nhiều hơn. Tuy nhiên viết “bi kịch” cũng như viết truyện tình, càng nhiều người khai thác, càng khó hơn gây ấn tượng với độc giả hơn. Nếu bảo tôi phải chọn một trong hai cách viết tôi thích làm người ta cười hơn.
Vốn kém nhan sắc, tôi thường nghe nói con gái xấu thì phải có nết đẹp, phải hiền hậu ngoan ngoãn để dễ (được) thương. Không thuộc loại ngoan hiền, ngay từ lúc nhỏ tôi đã nghiệm ra một điều, nếu tôi chọc người ta cười, người ta có thiện cảm với tôi hơn. Ai cũng thích người chọc cho mình cười, miễn là mình đừng cười trên nỗi đau khổ của đối tượng. Cuộc đời có quá nhiều đau khổ nên khi đọc sách xem phim tôi thường cố tránh chuyện buồn, những chuyện tác giả cố vắt cho ra nước mắt của người đọc làm lòng tôi nặng nề. Với nhiều độc giả Việt, đọc mà không khóc thì truyện nhạt, không hay. Đó là một trong những lý do nhiều người không thích truyện dịch Tây phương vì nó nhạt quá. Truyện Tây phương hay là ở chỗ tình tiết ly kì, cấu trúc biến hóa, hàm chứa tư tưởng lớn, hay giàu tính sáng tạo, v.v… Những truyện buồn đặc biệt thường được báo trước, melodrama.
Viết cho người đọc chảy nước mắt rất khó. Người viết phải có mức nhạy cảm rất cao, bản thân mình phải đau nỗi đau đó, thì mới thuyết phục được độc giả. Tôi trốn tránh chuyện buồn một phần là vì tôi rất dễ rơi nước mắt. Tôi đọc một bài thơ hay, nghe một khúc nhạc hay, dù bài thơ hay đoạn nhạc không thuộc loại buồn nhưng hễ tôi thấy rung động là tôi chảy nước mắt. Chiều qua ngồi trên xe lửa, nghe mấy bài hát của Leonard Cohen, đến bài By The Rivers Dark tôi cũng nước mắt vòng quanh, phải lén lau nước mắt, sợ người ngồi chung quanh ái ngại chẳng hiểu chuyện gì. Mà bài hát này chẳng có gì gọi là đau buồn. “I live my life in Babylon.” Cohen có lẽ nhắc đến những người Jew bị bắt buộc rời bỏ quê hương đến sinh sống lập nghiệp ở thành phố Babylon làm tôi nghĩ đến kiếp sống tha hương của tôi.
Cũng vì cái tính mau nước mắt này mà tôi phục Trần nguyễn Trang
đài sát ván. Tôi chú ý đến Trần Nguyễn Trang Đài đã lâu. Từ khi còn gặp đâu đó trên các diễn đàn mạng trước khi tôi đến với Gió O. Gặp mặt càng hiểu vì sao nàng luôn được các diễn đàn yêu mến. Tài hoa quá mà không yêu sao được. Hôm gặp nhau ở ngày Dó Oi, chúng tôi bàn tán chút đỉnh về đề tài thuyết trình. Thuyết trình là nàng Trang Đài ấy, chứ tôi ngay từ đầu đã giao hẹn trước với Vũ Khuyên và O Huệ là “chỉ nói vài câu giỡn chơi cho vui thôi chứ không có tham luận đâu nghen.”. Trang Đài chìa bài của nàng ra trước mặt tôi phân bua: “Em đã nói với O Huệ là ngay bây giờ nếu rút tên em ra là vẫn OK nhen. Còn hễ để em nói là em cứ tiến lên đó.” Bài của Trang Đài làm tôi có ấn tượng rất mạnh. Chủ đề nghiêm túc. Bố cục rõ ràng, ba phần: Tự do, Phồn Thực, Hoang Đường. Cả ba ý đều hay. Nàng viết theo cách viết luận văn nghiêm túc. Mỗi phân đoạn đều nêu rõ tiểu đề. Nàng lại có cả những con số về các thể loại bài vở của Gió O, rất công phu. Tuy công phu như thế nhưng theo Trang Đài thì nàng viết không vất vả lắm; nàng gõ vội vàng sau khi chơi cả ngày với các con trong công viên rồi lên sân khấu ngay. Tôi phục Trang Đài quá cỡ. Sau này trong Bảng Phong Thần của ngày Dó Oi, O Huệ khen là bài của Trang Đài nặng kí nhất. Ngay lúc ấy tôi cũng thấy là bài của Trang Đài nặng kí thật.
Một chút lấn cấn của Trang Đài “cho phép Gió O rút bài mình bây giờ vẫn còn kịp” làm tôi bớt sợ hơn. Nghĩ thầm, bài hay như thế mà tác giả còn e ngại, thì nỗi khiếp vía của tôi thật là bình thường. Tôi rất sợ xuất hiện trước đám đông. Đám cưới cháu kêu tôi bằng dì, nhà gái gọi tôi lên chúc vài câu tôi thụt lui, đẩy chồng lên nói giúp. Trang Đài “cằn nhằn” với tôi chị lên nói người ta cười, em nói chẳng ai cười. Tôi nghĩ thầm, người ta chắc đang bận kềm lòng để nước mắt đừng chảy ra.
Đi đâu cho thiếp theo cùng,
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam.
Ví dầu tình có dở dang,
Thì cho thiếp gọi đò ngang thiếp về
Tôi đã kềm lòng để đừng rơi nước mắt, nhưng nước mắt ràn rụa ướt cả cái kính lão. Tôi chảy nước mắt vì bài thơ hay, vì giọng hát run run như sắp khóc của Trang Đài. Chỉ cần trích dẫn bốn câu thơ-ca dao-bài hát mà Trang Đài nhắc cho người nghe nhớ lại thân phận bọt bèo của người phụ nữ VN, năn nỉ được thương yêu hầu hạ, rồi khi bị hất hủi lại năn nỉ xin cho được về nhà bên kia sông. Về nhà, tôi vẫn nhớ bài ca dao với giọng hát của nàng và câu hỏi, nếu như nàng là phụ nữ có ba con đang sống ở Vũng Áng thì đời nàng sẽ ra sao. Tôi phục Trang Đài sau khi hát bài ca dao, nghĩ về thân phận người đàn bà ở Vũng Áng vẫn còn tiếp tục thuyết trình được. Chứ nếu là tôi thì chắc tôi sẽ khóc ngay trên khán đài. Đông Thi mà khóc mếu máo thì khó coi chết được.
Rõ ràng, làm người ta khóc rất khó nhưng làm được thì người nghe nhớ nhiều hơn.
Tôi chọn viết cái gì cho vui, nói cái gì cho người ta cười vì… dễ hơn. Dĩ nhiên, mức độ thâm thúy của cái cười đòi hỏi mức độ của tài năng. Đa phần, người nghe rất dễ tính. Mục hài trên sân sấu bao giờ cũng được ưa chuộng. Một trong những cái dễ gây cười nhất là cứ việc bêu xấu mình. Khi mình dám bêu xấu mình thì mình sẽ không còn sợ xấu nữa. Tôi thích chọc người ta cười, vì khi cười người ta dễ tính hơn, và dễ bỏ qua những khiếm khuyết.
Điều mà tôi muốn nghe là tiếng cười của khán giả, hôm ấy rất nhiều đại thụ trong văn học hải ngoại. Tôi sợ nói quá nên không nghe thấy gì ngoài tiếng nói run run của tôi. O Huệ có gửi cho cái video mà mãi đến bây giờ tôi vẫn không dám xem. Điều làm tôi sợ nhất là tôi sẽ nổi tiếng. Không phải nổi tiếng nói hay, mà là nổi tiếng vừa già vừa xấu.
Nguyễn thị Hải Hà
Một chút lấn cấn của Trang Đài “cho phép Gió O rút bài mình bây giờ vẫn còn kịp” làm tôi bớt sợ hơn. Nghĩ thầm, bài hay như thế mà tác giả còn e ngại, thì nỗi khiếp vía của tôi thật là bình thường. Tôi rất sợ xuất hiện trước đám đông. Đám cưới cháu kêu tôi bằng dì, nhà gái gọi tôi lên chúc vài câu tôi thụt lui, đẩy chồng lên nói giúp. Trang Đài “cằn nhằn” với tôi chị lên nói người ta cười, em nói chẳng ai cười. Tôi nghĩ thầm, người ta chắc đang bận kềm lòng để nước mắt đừng chảy ra.
Đi đâu cho thiếp theo cùng,
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam.
Ví dầu tình có dở dang,
Thì cho thiếp gọi đò ngang thiếp về
Tôi đã kềm lòng để đừng rơi nước mắt, nhưng nước mắt ràn rụa ướt cả cái kính lão. Tôi chảy nước mắt vì bài thơ hay, vì giọng hát run run như sắp khóc của Trang Đài. Chỉ cần trích dẫn bốn câu thơ-ca dao-bài hát mà Trang Đài nhắc cho người nghe nhớ lại thân phận bọt bèo của người phụ nữ VN, năn nỉ được thương yêu hầu hạ, rồi khi bị hất hủi lại năn nỉ xin cho được về nhà bên kia sông. Về nhà, tôi vẫn nhớ bài ca dao với giọng hát của nàng và câu hỏi, nếu như nàng là phụ nữ có ba con đang sống ở Vũng Áng thì đời nàng sẽ ra sao. Tôi phục Trang Đài sau khi hát bài ca dao, nghĩ về thân phận người đàn bà ở Vũng Áng vẫn còn tiếp tục thuyết trình được. Chứ nếu là tôi thì chắc tôi sẽ khóc ngay trên khán đài. Đông Thi mà khóc mếu máo thì khó coi chết được.
Rõ ràng, làm người ta khóc rất khó nhưng làm được thì người nghe nhớ nhiều hơn.
Tôi chọn viết cái gì cho vui, nói cái gì cho người ta cười vì… dễ hơn. Dĩ nhiên, mức độ thâm thúy của cái cười đòi hỏi mức độ của tài năng. Đa phần, người nghe rất dễ tính. Mục hài trên sân sấu bao giờ cũng được ưa chuộng. Một trong những cái dễ gây cười nhất là cứ việc bêu xấu mình. Khi mình dám bêu xấu mình thì mình sẽ không còn sợ xấu nữa. Tôi thích chọc người ta cười, vì khi cười người ta dễ tính hơn, và dễ bỏ qua những khiếm khuyết.
Điều mà tôi muốn nghe là tiếng cười của khán giả, hôm ấy rất nhiều đại thụ trong văn học hải ngoại. Tôi sợ nói quá nên không nghe thấy gì ngoài tiếng nói run run của tôi. O Huệ có gửi cho cái video mà mãi đến bây giờ tôi vẫn không dám xem. Điều làm tôi sợ nhất là tôi sẽ nổi tiếng. Không phải nổi tiếng nói hay, mà là nổi tiếng vừa già vừa xấu.
Nguyễn thị Hải Hà
Con Mở Cửa Ngày Đầu Tháng Chạp
Con mở cửa ngày đầu tháng Chạp
vạt đàn tranh
đưa võng
tiếng trời
rạ ôm ruộng
húp bầu đất cạn
buổi chợ chiều lấp lửng
khô ran
chiếc áo trắng
mài nước sông mấy bận
cái quần con
nhảy cò chập
co chân
lập đông đáo đầu hè
cục cựa
cục vôi thừa
lấp xấp ô quan
Con mở cửa ngày đầu tháng Chạp
một màu xanh rớt xuống
vỡ giữa hồ
con bói cá
lao đi cùng bí mật
rêu xanh buồn
nằm khóc bạn
tồ ô
Con mở cửa ngày đầu tháng Chạp
rèm vô ngôn
ẩn hiện chân không
trái mù u
hẹn hò vạn hạnh
cây tầm vông
cắc cớ giận Ông Trời
Trangđài Glasssey-Trầnguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét