Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Quý tiếc – gìn giữ



Tác giả: Trương Nhã Văn | Dịch giả: Mạnh Hùng



Ảnh Fotolia

Thiên Tri Bắc Du của sách Trang Tử có câu: “Nhân sinh thiên địa chi gian, nhược bạch câu chi quá khích, hốt nhiên nhi dĩ” ( hàm nghĩa rằng: kiếp người giữa trời đất này trôi qua quá nhanh tựa như bóng ngựa vụt qua khe hở). Nhớ lại thời đã qua, thời mà tôi vẫn còn là một bé gái bắt đầu giai đoạn thay răng, vẫn còn ôm lấy một con búp bê vải trong lòng, lúc cha mẹ chuẩn bị muốn đưa tôi đem đi đến Đài Đông và Hoa Liên du lịch, mãi cho đến bây giờ vẫn chỉ có thể dùng mấy tấm hình ố vàng mà nhớ lại. Tôi của ngày hôm nay, đang chuẩn bị nghênh đấu với cuộc thi lớn mà bước chân đi gấp gáp tràn đầy áp lực. Đưa mắt thoáng một cái đã từ một bé gái ngây thơ trở thành một vị chiến binh nhỏ hăng say. Thật làm cho người ta nhớ lại cái ngày đã từng hạnh phúc vui vẻ.

Với khoảnh khắc mờ nhạt, bạn hiện có nhận thức như thế nào về nó? Phải chăng cực kỳ hoài niệm quá khứ, vừa không biết trân trọng vừa không biết gìn giữ, vận dụng đến tất cả thời gian mà mình có? Quý tiếc những gì mình đang có, từ quý tiếc thời khắc, đến tình thân, tình bạn, tình yêu, duyên phận… Tục ngữ có câu rằng: “Thụ dục tĩnh nhi phong bất chỉ, tử dục dưỡng nhi thân bất đãi” (hàm nghĩa rằng: cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con cái muốn được phụng dưỡng mà người thân quyến đã vội ra đi). Đến khi con cái than thở mong muốn hết lòng phụng dưỡng trả hiếu cho cha mẹ, thì cha mẹ cũng đã mất. Cứ thiết nghĩ người thân đang ở bên cạnh mình, đặc biệt là cha mẹ nuôi dưỡng chúng ta, khi mà ba mẹ nói – răn bảo hết lần này đến lần khác với bạn, hãy nhớ rằng không nên cảm thấy phiền chán, ngay cả cãi lại cũng vậy, mà ngược lại còn phải biết ơn – đền đáp công ơn, cảm ơn sự miệt mài dạy dỗ của cha mẹ, mới hình thành sự trưởng thành như bây giờ cho bạn. Thường thường phải hiếu thuận với cha mẹ, đừng để đến lúc cha mẹ không khỏe rồi mới biết hết lòng hiếu thảo.

Ở nước tôi, từ nhỏ đã bắt đầu hiểu được rằng phải biết thỏa mãn với cái mình có, phải quý trọng phúc phần, phải biết ơn, thứ bảy và chủ nhật chỉ muốn ở không thì để cùng ba mẹ trở lại viện nuôi trẻ, nấu cơm cho các bạn nhỏ ăn, kể chuyện cho các bạn ấy nghe, cùng vui đùa bầu bạn với các bạn ấy. Có một lần, tôi và các bạn nhỏ ở viện nuôi trẻ đã trò chuyện một hồi về chuyện mà khiến người ta nhói lòng. “Oa! Chị hai ơi, chị có một mái tóc đen óng rạng ngời, em ngưỡng mộ quá, em cũng rất muốn có”. Khi đó, tôi nghe xong tự dưng nước mắt chảy tuôn tuôn rơi xuống, câu nói đó đã lay động đến tôi, khiến tôi cảm thấy rất chua xót, kỳ thực bạn nhỏ đó hoàn toàn không biết chính mình bị ung thư, thật là căn bệnh dễ sợ, còn ngắm thấy ánh mắt của cô bé ấy hôm đó thật ngây thơ, nó càng khiến tôi không khỏi đau lòng, kiềm chế không được mà ôm lấy cô bé ấy, cùng an ủi vỗ lưng cô bé ấy, tôi nói: “đừng lo lắng, chờ sau khi em lớn lên một chút nữa sẽ trở thành một người con gái xinh đẹp, đến khi đó sẽ giống như chị hai, gìn giữ mái tóc đẹp”. Nhưng tôi biết từ lâu, giấc mơ đó không bao giờ thành sự thật, chỉ có thể khích lệ và bầu bạn với cô bé ấy, khiến tuổi thơ của cô bé ấy lưu lại hồi ức tốt đẹp hơn. Nhìn thấy những bệnh nhân ung thư như vậy, phải chăng đang nhắc nhở chúng ta phải biết quý tiếc hơn?

Bất luận là hữu hình hay vô hình, quý tiếc – gìn giữ đều là một phần trong sự sống chúng ta. Thời khắc thấm thoát trôi qua sẽ khiến bạn càng thêm hiểu biết quý tiếc – dùng thời gian như thế nào cho tốt; sau khi xem xong trường hợp về những đứa trẻ bị bệnh ung thư trong viện nuôi trẻ kể trên, sẽ khiến bạn càng yêu mến quý tiếc những gì bạn đang có hơn. Đời người nên biết diễm phúc – quý tiếc diễm phúc ấy, không nên “Tham đắc vô yếm” (hàm nghĩa rằng: tham lam mà không có thỏa mãn – lòng tham không đáy) đến mức “Bạo điễn thiên vật” (hàm nghĩa rằng: làm cho hoang phí thứ trời cho – không biết quý thứ mà trời ban cho), nên biết quý tiếc những người mà mối liên hệ chúng ta đang có, như vậy sự sống sẽ rực sáng ý nghĩa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét