Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Vì sao ở Nhật không có ăn xin?


Vì sao ở Nhật không có ăn xin?

Tác giả: Theo NTDTV (Tinh Vệ biên dịch)





Trên đường về nhà tôi trông thấy một người già đi chiếc xe đạp, phía sau xe thồ cái túi vỏ lon. Tôi chợt nhớ ngày mai là ngày đổ rác trong tuần theo quy định, cụ già hiển nhiên là ra tay trước công ty thu gom rác, cụ thu nhặt những vỏ lon bị những nhà hàng quán bar bỏ đi.

Chắc chắn đêm nay là cơ hội kiếm tiền của ông trong suốt tuần lễ. Số tiền này ông sẽ đi mua mấy thùng mì ăn liền, hai miếng đậu hũ, thêm một bình rượu, nằm trong căn phòng nhỏ bằng nhựa xung ở dưới chân cây cầu lớn thưởng thức món ăn ngon. Ông cụ này là một người già sống lang thang.
Có thông kê ở Tokyo có hơn 2000 người sống lang thang giống như ông. Mùa hè năm ngoái, tôi được chứng kiến cảnh một gia đình lang thang sống dưới cái trụ cầu ở Edogawa. Trụ cầu có thể che mưa, nước sông Edogawa có thể tắm giặt, vì khu vực thuộc đất công nên trở thành nơi trú tạm cho những người lang thang.

Những ngôi nhà của họ thường dùng miếng nhựa dày màu xanh da trời dựng lên, trong có miếng nệm nhỏ được nhặt ở đâu đó, nếu tốt thì có thêm đồ điện, ví dụ như cái tivi nhỏ và nồi cơm điện… Không biết từ đâu lại có được một máy phát điện cỡ nhỏ, trở thành trạm phát điện các hộ gia đình vô gia cư.

Thông thường công việc của họ là lượm lặt những tập san bỏ đi ở trong các thùng rác ở trạm tàu hoặc trên các chuyến tàu. Thế rồi chúng được mang đến những bến xe, thậm chí những nơi đầu phố sầm uất, bày thành cái quầy và được định giá tiền rẻ hơn khoảng một nửa. Tất nhiên, quản lý đô thị Tokyo không để ý đến chuyện này.

Những người sống lang thang này đa số là người già, cũng có người tuổi trung niên. Trước đó có thể họ là cán bộ lãnh đạo trong những công ty, hoặc là ông chủ nhỏ hộ cá thể, vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà cuối cùng họ chọn cuộc sống lang thang này, họ không muốn tiếp tục công việc như trước nữa vì cảm thấy cuộc sống không có đồng hồ báo thức này mới là hạnh phúc.
Chính phủ Nhật Bản có chính sách “cuộc sống bảo hộ” với những người nghèo khó. Chỉ cần bạn khó khăn trong cuộc sống là bạn có thể đến chính quyền địa phương xin hưởng chế độ “cuộc sống bảo hộ”. Những người hưởng “cuộc sống bảo hộ” như ở Tokyo hàng tháng được nhận 120.000 yên Nhật (khoảng hơn 22 triệu đồng), đủ chi cho ăn ở.

Nhưng có rất nhiều người lang thang từ chối nhận, vì họ cảm thấy: Sống bằng sức lao động của mình là sự tôn nghiêm của bổn phận làm người. Ở Tokyo, thậm chí khắp nơi trên đất nước Nhật Bản đều không có những người xin ăn dọc đường, đừng nói đến chuyện những đứa trẻ bị đánh gẫy tay chân bắt đi xin ăn. Nhật Bản không có ăn xin, đây là sự thực ở đảo quốc đáng yêu này.

Tôi hỏi một giáo sư xã hội học ở Đại học Keio: “Nhật Bản tại sao không có ăn xin?” Ông trả lời thẳng thắn:


Thứ nhất, vấn đề thể diện với người Nhật cực cao, họ thà chết đói chứ không đi xin bố thí; thứ hai, người Nhật đặc biệt khinh rẻ những kẻ không làm mà được hưởng; thứ ba, trong truyền thống văn hóa võ sĩ đạo Nhật Bản có quan niệm “thà nghèo chứ không thể ngắn chí”.

——————-
(Đại Kỷ Nguyên VN)

Dù ở đâu, tự do báo chí cũng luôn có giới hạn của nó





Con người được sinh ra và trưởng thành từ trong cộng đồng. Bởi vậy bất kỳ cộng đồng nào cũng đòi hỏi mỗi người sống trong nó phải có ý thức chung. Nhu cầu về tự do được xem là một thuộc tính của loài người, là một quyền tự nhiên của con người. Không có tự do thì không có khám phá, không có phát minh sáng chế, không có phát triển… Nhưng tự do của mỗi cá nhân không thể bị hạn chế bởi những lợi ích nhiều mặt của quốc gia, dân tộc, trước hết là sự ổn định xã hội mà thiếu nó thì mọi phát minh, sáng tạo đều trở nên vô nghĩa. Cuộc sống còn chỉ ra rằng, quyền tự do của người này nếu không có những hạn chế nhất định thì có thể xâm hại đến quyền, lợi ích của người khác. Tự do báo chí cũng không nằm ngoài quy luật ấy.

Nhìn lại lịch sử tự do ngôn luận, tự do báo chí là một quyền cơ bản của con người, có lịch sử ra đời sau cuộc vùng dậy của nhân dân Pháp đập phá ngục tù Bastille (Paris) vào ngày 14-7-1789, lật đổ thể chế vương quyền để thành lập nền cộng hoà Pháp dựa trên ba yếu tố: Tự do, Bình đẳng, Bắc ái. Ngay trong năm 1789, Quốc hội Mỹ chỉnh lý hiến pháp lần đầu tiên công nhận quyền tự do ngôn luận tại quốc gia này. Kể từ đó, quyền tự do ngôn luận tại quốc gia này bắt đầu tràn sang một số nước châu Âu và châu Mỹ. Năm 1948 LHQ thông qua Tuyên ngôn thế giới về quyền con người trong đó công nhận tất cả mọi người đều hưởng tự do ngôn luận. Quy ước nhân quyền châu Âu ra đời năm 1950, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 cũng xác định quyền tự ngôn luận là quyền cơ bản của con người.

Tuy nhiên, quyền tự do báo chí không phải là không có giới hạn. Quy ước nhân quyền châu Âu, Điều 10-2 quy định: “Quyền tự do ngôn luận lúc nào cũng bị hạn chế bởi một số thể thức, một số điều kiện và hình phạt mà luật pháp đã quy định”. Điều 19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị khẳng định, khi thực hiện quyền tự do ngôn luận không được làm tổn hại đến danh dự và nhân phẩm người khác, lợi ích quốc gia, trật tự công cộng.

Quy ước nhân quyền châu Âu có những điều lệ vô cùng khắt khe để ngăn chặn mọi hành động nhũng lạm đối với quyền tự do ngôn luận. Điều 10-2 quy định: “sử dụng quyền tự do ngôn luận lúc nào cũng đi đôi với bổn phận và nghĩa vụ đã được quy định trong một số thể thức, điều kiện và sự trừng phạt mà phát luật đề ra”. Trong một xã hội tự do và dân chủ, thiết kế những điều lệ nhằm giới hạn một số quyền tự do ngôn luận là biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ an ninh trật tự, luân lý và đạo đức; tôn trọng danh dự và nhân phẩm người khác. Điều này hoàn toàn đúng với nguyên lý của C.Mác đưa ra hơn 100 năm trước: “Tự do báo chí bao giờ cũng có, vấn đề là tự do báo chí cho ai và tự do để làm gì” như vậy sống trong xã hội nào thì tự do báo chí cũng bị giằng buộc về tính chính trị của đất nước đó, người làm báo chịu trách nhiệm trước pháp luật về những phát ngôn của mình.

Điều 29 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền khẳng định: “Trong khi thụ hưởng các quyền và tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền và tự do của những người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”.

Đối chiếu với pháp luật quốc tế về tự do báo chí cho thấy pháp luật Việt Nam về vấn đề này hoàn toàn tương thích. 4 bản Hiến pháp của Việt Nam trước đây và mới nhất là Hiến pháp năm 2013 đều quy định cụ thể về quyền tự do ngôn luận. Điều 25, Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Điều 14.2 ghi rõ: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng”. Để cụ thể hoá quyền hiến định này, Nhà nước ta đã ban hành luật Báo chí 1989 và sử đổi bổ sung năm 1999, Luật xuất bản năm 2001 và đang soạn thảo Luật tiếp cận thông tin. Hiện Bộ Thông tinvà Truyền thông đã tổng kết 15 năm thi hành luật Báo chí năm 1989 trên cơ sở đó xây dựng Dự án luật báo chí mới và đang được tổ chức lấy ý kiến các tổ chức cá nhân trên trang thông tin điện tử của Bộ, Đề án “Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025” cũng đang chuẩn bị triển khai…

Việt Nam đã và đang làm tất cả những điều cần thiết để đổi mới, phát triển đất nước, đảm bảo quyền con người, quyền công dân, mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Báo chí Việt Nam có quyền đề cập tất cả các vấn đề mà pháp luật không cấm. Pháp luật chỉ cấm báo chí kích động nhân dân chống Nhà nước; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kích động bạo lực; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác; tiết lộ bí mật nhà nước; đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, nhân phẩm của cá nhân. Hiểu đúng về quyền tự do báo chí, đội ngũ những người làm báo Việt Nam cần phải hiểu đúng về quyền và nghĩa vụ của mình đối với dân tộc, với đất nước và nhân dân. Điều đó giúp cho dân tộc Việt Nam trở thành một khối thống nhất, nhân tố quyết định cho sự ổn định, hoà bình và bền vững.

Âm mưu của Mỹ, phương Tây đối với Việt Nam là không thay đổi. Dã tâm muốn lật đổ chế độ, tác động hướng lái Việt Nam theo quỹ đạo của chúng chưa bao giờ từ bỏ. Với âm hưởng từ các cuộc cách mạng màu, mùa xuân Ả-rập luôn là sự khích lệ đối với chúng. Thực hiện chiến lược diễn biến hoà bình tiến tới bạo loạn lật đổ là một âm mưu chúng ta đã nhận diện từ lâu nhưng nó vẫn luôn sống dai dẳng vì nó được sinh ra và nuôi bởi những quốc gia giàu có trên thế giới. Thêm vào đó, lũ “rận chủ” luôn là những con chó trung thành luôn sủa thuê cho những quốc gia này vì những trang web danlambao.blog.spot.com quanlambao.blog.spot.com… có một đội ngũ luôn xưng danh đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền” đấu tranh cho sự tự do không giới hạn của báo chí, ngôn luận hoạt động rất tích cực.

Thủ đoạn của lũ rận chủ là lợi dụng những vấn đề nóng bỏng kích động quần chúng nhân dân. Lợi dụng tự do ngôn luận để tuyên truyền vu cáo, xuyên tạc tình hình Việt Nam. Chúng cho rằng Việt Nam không có tự do ngôn luận, bị giới hạn về tự do báo chí. Nhưng những gì mà bầy rận chủ sủa thuê cho Mỹ, phương Tây thì chính những nước đó đang có những điều luật khắt khe về tự do báo chí, chưa bao giờ ở những quốc gia đó có sự tự do báo chí vô hạn cả vì vậy rận chủ xuyên tạc tự do báo chí ở Việt Nam chẳng khác nào tự vả vào mồm chúng vậy.

Vậy lý do gì mà ở phương Tây có sự giới hạn về tự do báo chí nhưng chúng lại luôn đòi Việt Nam cần phải có sự tự do vô hạn về tự do báo chí?? Đơn giản vì chúng muốn được công khai xuyên tạc, vu khống, nói xấu tuyên truyền những vấn đề sai sự thật ở Việt Nam hòng làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước để từng bước gây phẫn nộ rồi biểu tình lật đổ chế độ này như kịch bản đã từng xảy ra ở các nước Đông Âu, Trung Đông, Ả-rập và gần nhất là Ukraine. Hậu quả của những cuộc biểu tình thì tất cả ai cũng rõ, đất nước rối ren, mất ổn đinh, huynh đệ tương tàn, nhân dân đói khổ ly tán khắp nơi. Rồi dựng lên chính quyền thân Mỹ, vơ vét tiền của nhân dân, cho các nước phương Tây khai thác tài nguyên khoáng sản của đất nước. Thậm chí, những chính quyền này còn cho Mỹ biến thành “mồ chôn” với hàng ngàn chất thải phóng xạ trên chính đất nước của mình điển hình như Ukraine. Chúng ta hãy cảnh giác, trân trọng nền tự do, hoà bình. Đừng để lũ rận chủ sủa vào tai những điều vu khống.

Chiến Thắng

Sự thật về Ý tưởng điên rồ của ĐQ Mỹ định sử dụng bom nguyên tử trong chiến tranh Việt Nam!




Hôm nay Lão tình cờ đọc được một bài viết mang tựa đề: Worst Idea Ever: Dropping Nuclear Bombs During the Vietnam War (Tạm dịch: Ý tưởng tồi tệ nhất từ trước tới giờ : Thả bom hạt nhân Trong cuộc chiến tranh Việt Nam)


Nguồn:

http://www.nationalinterest.org/feature/worst-idea-ever-dropping-nuclear-bombs-during-the-vietnam-13668

Bài viết này đã phân tích tình huống Lầu Năm Góc và Cựu tổng thống Johnson đã bàn bạc cân nhắc đến tình huống sẽ sử dụng bom nguyên tử để sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, qua phân tích của các chuyên gia quân sự, việc sử dụng bom nguyên tử để tham chiến ở Việt Nam trong nỗ lực vực lại uy thế và nỗi nhục của không quân Mỹ trong những đợt không kích ném bom đánh phá miền Bắc. Tuy nhiên, lo sợ trước khả năng Liên Xô và Trung Quốc sẽ cung cấp vũ khí nguyên tử cho Việt Nam, lo sợ quân đội Bắc Việt sẽ nuốt trọn những cứ điểm của quân đội Mỹ trên chiến trường Nam -Việt Nam. Sự thất bại là không thể tránh khỏi nếu sử dụng bom nguyên tử tại chiến trường Việt Nam nơi địa hình không lý tưởng cho việc sử dụng bom nguyên tử. Đồng thời không một cơ sở nào của Mỹ có thể sản xuất được số lượng bom khổng lồ đến thế cho quân đội Mỹ để phục vụ cho chiến trường Việt Nam.

Bom Nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản năm 1945


Thật nguy hiểm khi lầu năm góc đã tính toán đến phương án sử dụng bom nguyên tử trong chiến tranh Việt Nam, nếu thông tin này là chính xác thì rõ ràng thật may mắn cho Việt Nam trong lịch sử, bởi nếu Mỹ sử dụng bom nguyên tử thật thì với sức hủy diệt của hàng trăm quả bom nguyên tử không biết tương lai của Việt Nam sau chiến tranh sẽ như thế nào? Và tội ác của đế quốc Mỹ liệu có dừng lại ở những hậu quả nặng nề từ chiến tranh như những nạn nhân chất độc da cam Điôxin ở Việt Nam. Bởi những hậu quả từ vụ ném bom xuống Nhật Bản của đế quốc Mỹ đã khiến cả nhân loại kinh hoang bởi sức tàn phá của những quả bom này.



Những nạn nhân trong vụ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản của đế quốc Mỹ

Trần Ái Quốc

Nội dung bài viết:

By February 1966, frustration with the U.S. bombing campaign against North Vietnam rose high enough to spur talk of going nuclear. Throughout the Vietnam War, such talk was mostly just that, but in 1966, it worried certain people enough to gin up a classified study of tactical nuclear weapons use in Southeast Asia. The study’s authors—members of the JASONs, the Pentagon’s “wise men”—concluded that any way you looked at it, nukes in ‘Nam were a very bad idea.

The JASONs were and are highly respected within the Defense Department. Defense consultants drawn from the cream of academia, they had the Pentagon’s ear and the freedom to choose their research topics. Early in 1966 four of them—chemistry professor Robert Gomer, quantum physicist Steven Weinberg, particle physicist Courtenay Wright, and mathematician Freeman Dyson—decided to look into the the use of nukes in Vietnam for that summer’s study.

According to Seymour Deitchman, who served with the Institute for Defense Analysis, the organization that supported the JASONs, “…there had been not infrequent talk among some of the military people involved in planning the war effort, with whom I had contact, that ‘a few nukes’ dropped on strategic locations, such as the Mu Gia pass through the mountainous barrier along the North Vietnamese-Laotian border, would close that pass (and others) for good.”

Freeman Dyson recalled, “We were prompted to write this report by some remarks we heard at an informal party, probably in Spring 1966. A high-ranking military officer with access to President Johnson was heard to say, ‘It might be a good idea to toss in a nuke from time to time, just to keep the other side guessing.’ We had no way to tell whether the speaker was joking or serious. Just in case he was serious, we decided to do our study.”

All four men entered the project believing that nuclear weapons would only make a brutal war more terrible. But they faced a rhetorical dilemma: if they addressed ethical and moral issues around tactical nuke use, they risked being dismissed as “soft” and unreliable. Therefore, they chose to explicitly exclude ethical and moral issues and focus solely on military and political ramifications. Steven Weinberg said the analysis was “…honestly done, but I have to admit that its conclusions were pretty much what we expected from the beginning.”

Those conclusions were eye-opening. Although a RAND Corporation study estimated that one tactical nuclear weapon equaled twelve conventional bombing attacks, the JASONs concluded that an all-nuclear “rolling thunder”–style bombing campaign would require 3000 tactical nukes a year. Not even the massive U.S. nuclear production complex could support that kind of use.

Even with such awesome firepower, the results looked unsatisfying. Wargames played under Big War conditions—massed troop and armor concentrations in Europe—indicated that each nuke would only kill one hundred soldiers. Attacks against small, dispersed forces moving under jungle cover looked even less effective.

Mountain passes along the Ho Chi Minh Trail could be shut down and large areas of forest blown down by tactical nukes very effectively, but only until the Vietnamese cleared new paths. Maintaining damage and radiation levels would require repeated nuclear attacks and as one JASON said, “a tree only falls once.”

Tactical nukes could destroy tunnel systems, but required precise targeting. If targeting were that precise why not just use conventional B-52 strikes? Said former CIA analyst Daniel Ellsberg, “If you don’t have a target for B-52s, you don’t have a target for nuclears.”

In sum, the JASONs concluded that unilateral U.S. use of tactical nukes wouldn’t make much of a difference to the war effort. It could, however, provoke some very nasty consequences. Says historian Alex Wellerstein, “Since World War II, the US has the strongest interest in not breaking the ‘nuclear taboo’ because once nukes start becoming normalized, the US usually stands to lose the most, or at least a lot.”

U.S. nuclear strikes in Vietnam might have compelled the USSR and/or China to respond. The Soviet Union could not afford another loss of face only four years after the Cuban Missile Crisis and might well have supplied North Vietnam with tactical nukes. Such weapons, the JASONs noted, were just the sort of military forces the U.S. deployed to Vietnam in large bases and ports and large troop concentrations.

If weapons comparable to the Honest John battlefield missile or the Davy Crockett nuclear bazookamade it into Viet Cong hands the results would have been catastrophic. “If about 100 weapons of 10-KT yield each could be delivered from base parameters onto all 70 [US] target areas in a coordinated strike,” wrote the JASONs, “the U.S. fighting capability in Vietnam would be essentially annihilated[emphasis added].”

THÂM CUNG BÍ SỬ LÀNG "RẬN"


KỲ I: HUỲNH NGỌC CHÊNH NÓI MẸ NẤM LÀ LOẠI “QUÁ SỨC TỆ”


Từ trước tới nay, Huỳnh Ngọc Chênh luôn được người trong giới hết sức “thần tượng” vì y không chỉ là kẻ lão làng, có những bước đi chậm nhưng chắc, lắm mưu nhiều kế mà còn ở trên mạng xã hội, đặc biệt là facebook, ở Chênh khó tìm ra những kẽ hở nào.

Tuy nhiên, sống lâu thì con cáo cũng bị lòi đuôi, cáo già Huỳnh Ngọc Chênh vừa qua đã làm cho cộng đồng facebook náo loạn vì chiến tranh thiếu suýt nữa là phải động tay động chân ngoài màn đấu khẩu với “hót gơn” Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm Gấu).

Chân dung Mẹ Nấm Gấu Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Nguồn: Internet)

Khơi mào cho màn chiến tranh này xảy ra, đó là Huỳnh Ngọc Chênh bình luận ở facebook Lạc Giữa Sài Gòn nói về Mẹ Nấm:
“Mẹ Nấm quá sức tệ, thật không ngờ lại đi giao du, tung hứng với những đứa tục tĩu như vậy”.
Cùng “góp sức” với Huỳnh Ngọc Chênh để đấu tố Mẹ Nấm là những facebook máu chiến và rực lửa với những bình luận không kém cạnh phần “hăng máu” như kẻ đầu sọ là mấy. Facebook Anhtuan Ngo thì nói Mẹ Nấm với những đứa tục tĩu không khác gì “Mèo mả gà đồng” hay như facer Tim Pham thì chốt hạ “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”.

Đáp lại, Mẹ Nấm như con “gấu” lồng lộn trong chuồng, ngay lập tức viết status:
“Anh Chênh vào chất vấn mình tại sao giao du (comment) với anh Ly Cu Tê bên nhà Tony Ngo. Chuyện lẽ thường ai cũng có quyền hỏi như vậy. Cái hài vê lờ tiếp theo là từ câu hỏi trên các anh chị biến thành chốn đấu tố tư cách tôi ở nhà người khác. Và nói luôn, không có đứa nào đủ thẩm quyền để phán xét tư cách tôi”.

Theo như Mẹ Nấm Gấu thì đáng lẽ sự việc diễn ra rất bình thường nhưng do đàn anh Huỳnh Ngọc Chênh cố ý đẩy đi quá xa. Sau khi "góp ý" của mình qua hộp thư chát trên facebook gửi cho Mẹ Nấm Gấu không thấy trả lời lại, Huỳnh Ngọc Chênh cảm thấy không được tôn trọng, lòng tự ái dâng trào, liền đưa Mẹ Nấm ra "thanh thiên bạch nhật" đấu tố tư cách của Mẹ Nấm mà chưa có sự "cho phép" của thị. Vụ việc được nhiều thành phần thay nhau vào bình luận, kẻ vào lời ra, kẻ hùa theo "đàn anh" Huỳnh Ngọc Chênh, kẻ bênh vực "hót - gơ" Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Satus châm ngòi nổ của Huỳnh Ngọc Chênh được Mẹ Nấm Gấu cho là tính đàn bà, hẹp hòi (Nguồn: FB Lạc Giữa Sài Gòn)

Sau đó vài tiếng đồng hồ, giải thích cho sự "mất tích" của mình là vì lý do "mất điện", Mẹ Nấm Gấu điên tiết khi chạm ngay bài viết đậm tính chất đàn bà, hẹp hòi, ích kỷ và đầy tính đố kỵ nhau của Huỳnh Ngọc Chênh trên facebook. Trước thì Mẹ Nấm còn giữ được bình tĩnh khi xưng "anh-em" với đàn anh nhưng sau đó, trước sự đố kỵ, bản chất tính đàn bà hẹp hòi của Chênh, Thị Nấm không còn sự nể nang, giữ kẽ trong cách xưng hô nữa mà thẳng thừng xưng ngang hàng. Thâm chí, Nấm còn nói Huỳnh Ngọc Chênh là "đứa nào" khi tuyên bố "không có đứa nào đủ thẩm quyền để phán xét tư cách tôi”.

Trước sự "hổ báo", láo lếu của đàn em, Huỳnh Ngọc Chênh như con chó đang nằm mà bị giẫm phải đuôi, gằn lên từng từ: “Bây chừ bạn đã unfriend tôi rồi nên tôi xin rút lại mọi lời”. Tuy nhiên, Mẹ Nấm "phang" lại ngay sau đó bằng những câu từ phũ phàng không kém: "Nhầm, tôi không là bạn bè với anh từ lâu, trước cả khi anh nhắn tin cho tôi”.

Thị Nấm còn cười khẩy trước sự già lẩm cẩm trước tuổi của Huỳnh Ngọc Chênh. Và Mẹ Nấm không quên "khơi gợi" lại câu chuyện từ quá khứ. Khi mà Mẹ Nấm bị "những thằng giương cờ đấu tranh dân chủ ném đá, kết tội" thì những kẻ facebook "đạo mạo" như Huỳnh Ngọc Chênh lúc ấy đang ở đâu? Tại sao khi ấy lại làm "anh hùng núp", đóng cửa cài then, im ỉm giương mắt nhìn đàn em gặp họa? Để đến bây giờ, khi mọi chuyện đã êm xuôi, thì những kẻ sống đạo đức giả như Huỳnh Ngọc Chênh lại trồi lên để truy vấn, kết tội thị Nấm như vậy?

“Trong lúc tôi hân hạnh được những thằng giương cờ đấu tranh dân chủ ném đá, kết tội thì các nhà facebook đạo mạo ở đâu mà nay truy vấn tôi kiểu này thế?”
Trước đây, những cuộc "chiến tranh" mà đặc biệt là màn đấu khẩu giữa các "rận" với nhau là chuyện như "cơm bữa". Đối với mẹ Nấm thì ta từng chứng kiến nhiều cuộc đấu khẩu nảy lửa giữa thị với cá nhân, tổ chức khác. Bên cạnh cuộc "chiến tranh một mất một còn" giữa Mẹ Nấm Gấu và Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió) - cũng là người tình cũ của thị. Cuộc chiến này tuy cũng "không còn tình, không còn nghĩa" giữa hai bên nhưng là cuộc đấu khẩu gián tiếp thông qua các bài viết. Đằng này, cuộc chiến hiện nay giữa Huỳnh Ngọc Chênh và "người đẹp" 02 con Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là "từ mặt" nhau trực tiếp qua từng con chữ trước bàn dân thiên hạ.

Thế mới biết, những kẻ khoác trên mình những bộ áo quần, váy vóc đẹp, bộ kính sang chảnh kèm theo nhiều thứ hàng hiệu khác...cùng với cái loa mồm suốt ngày leo lẻo, ra rả đấu tranh cho "dân chủ", "nhân quyền" nhưng chỉ là cái mã, cái mác gắn bên ngoài. Ẩn đằng sau vẻ ngoài đạo đức giả ấy là những bản chất thối nát, vụ lợi cho bản thân thông qua những bóc mẽ của chính người trong cuộc.

Thật là bi hài thay cho các "zân chủ"!


KỲ II: HUỲNH THỤC VY BỊ ĐỒNG BỌN BÓC MẼ VỤ 100$


Như đã biết ngoài Viet Duc Le thì còn có thêm đội quân hùng hậu như Tony Ngo,Ly Cu Tê, Nguyễn Đan Quế… đều xung phong làm “anh hùng”, bất chấp gạch đá để vạch trần bộ mặt thật của những kẻ mang danh “dân chủ”. Trước đó danh sách “dân chủ” bị bóc mẽ bản chất thật gồm những kẻ máu mặt, đầu sỏ như Lê Công Định, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm Gấu)…nay lại thêm “đả nữ” Huỳnh Thục Vy.
  
Chân dung "nàng công chúa" nhận tiền giúp đỡ của người khác mà "quay đít", "không lời hỏi thăm, không lời cảm ơn" - mang tên Huỳnh Thục Vy (Nguồn: Internet)

Qua câu chuyện “hồi ức” của mình, Tony Ngo đã vạch trần bản chất của Huỳnh Thục Vy được giả nai với một vẻ bề ngoài có nhan sắc. Y kể rằng, hồi Huỳnh Thục Vy đang "đói nghèo, mắc nạn chi đó" nên đồng bọn thương mà thi nhau góp từng đồng tiền để "cổ tai qua nạn khỏi". Hồi ấy, đa số "rận chủ" cũng đang cũng đang chật vật với cuộc sống cơm áo gạo tiền nơi tha phương cầu thực nên cũng không có dư dả để giúp đỡ người khác.

Trong đó có Hồ Lan Hương, "dạo ấy cũng tán gia bại sản", "trong nhà ngoài mấy lon gạo đong hàng bữa thì éo có gì khác". Nhưng, theo Tony Ngo thì mặc dù tình cảnh của bản thân mình như vậy nhưng khi một người bạn khác của mình nhắn tin nhờ Hồ Lan Hương cho "mượn 100quot; để gửi cho "nàng công chúa" đất Quoảng Nôm (Quảng Nam) là Huỳnh Thục Vy.

Như đã nói ở trên, tình cảnh của Hồ Lan Hương lúc ấy cũng chỉ thiếu nước cầm bát ra đường ăn xin nữa mà thôi. Tuy nhiên, nhờ "có người đặt cọc tiền cho Hồ Lan Hương" với thị "mót tiền lì xì, từng tờ tiền 2$ may mắn trong ví ra để gom cho đủ 100quot;. Vậy là đã đủ 100$ cho bạn của Hồ Lan Hương mượn để gửi cho "nàng công chúa".


Chân dung Tony Ngo (ngoài cùng bên phải) (Nguồn: FBNV)


Tuy nhiên, nghịch cảnh xảy ra khi thái độ trâng tráo, "ăn cháo đá bát" của "nàng công chúa" Huỳnh Thục Vy đã làm cho đồng bọn của thị một phen biết được bộ mặt thật của thị:
"Xong Zú gọi điện cho công chúa đến nhận tiền. Đến nhà, nàng công chúa xinh đẹp, đỏng đảnh của chúng ta sau khi nghe Zú nói có bạn nhờ Zú chuyển cho nàng 100$ giúp nàng tai qua nạn khỏi thì nàng công chúa “nhả ngọc phun châu” như thế này:
“Cho có một trăm đô thôi hả, tưởng nhiều chứ”
Sau đó nàng công chúa nhà ta quay đít bỏ đi, không thèm hỏi thăm người cho tiền lấy một câu và tất nhiên là cũng không hề có lấy một lời cảm ơn nào. Và đối với Zú Hồ Lan Hương thì càng không có chuyện mơ màng đến lời cảm ơn của nàng công chúa. Sau này người bạn của Zú về VN, Zú kể lại chuyện, người bạn này cứ vò đầu bức tai, cứ ấm ớ mà hổng nói nên được một lời nào!"
Tony Ngo đắng cay khi nhắc lại thái độ của "nàng công chúa" Huỳnh Thục Vy khi thị đến nhận tiền của người khác gửi về giúp đỡ mình. Sau khi "nhả ngọc phun châu" rằng: "Cho có một trăm đô thôi hả, tưởng nhiều chứ" thì Huỳnh Thục Vy "quay đít bỏ đi" và "không hề hỏi thăm", "một lời cảm ơn" nào.

Tony Ngo đã phải chua chát khi thốt lên những lời cay đắng, xót xa với chính đồng bọn của mình - những kẻ sống đạo đức giả như Huỳnh Thục Vy là:
“Người tô vẽ bản thân, khoát lên người bộ áo đấu tranh dân chủ nhưng thực chất trong đầu của họ chỉ nghĩ đến việc kiếm tiền. Họ rất tham lam và vô học”.

KỲ III: CẶP HỌ HUỲNH "XÙ LÔNG" BẢO VỆ NHAU


Cặp họ Huỳnh được đồng bọn của chúng gọi là cặp "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã" không ai khác ngoài lão già Huỳnh Ngọc Chênh và "nhan sắc" Huỳnh Thục Vy. Thời gian vừa qua, việc Huỳnh Ngọc Chênh và Mẹ Nấm Gấu và phe cánh "đấu khẩu", hạ bệ nhau "một mất một còn" không ai là không biết. Và việc Huỳnh Ngọc Chênh bị lép vế trước "đàn em" là Mẹ Nấm Gấu khi khẩu chiến trước bàn dân thiên hạ trên mạng xã hội facebook công khai. Huỳnh Ngọc Chênh thì bị bọn em út nói thẳng: "Già rồi, hai thứ tóc còn ngu". Xem thêm:

1. Huỳnh Ngọc Chênh nói Mẹ Nấm là loại "hết sức tệ"
2. Huỳnh Thục Vy bị đồng bọn bóc mẽ vụ 100$

Cặp "mèo mả gà đồng" họ Huỳnh (Huỳnh Ngọc Chênh và Huỳnh Thục Vy) (Nguồn: FBNV)

Đứng trước nguy cơ "thất bại", nhận một bàn thua trông thấy vì ít "fans" (hâm mộ) hơn, Huỳnh Ngọc Chênh như con hổ đơn côi ngay trên lãnh thổ của chính mình. Tưởng chừng như lão già Huỳnh Ngọc Chênh một mình chiến đấu đến thì đến phút chót "nàng công chúa" họ Huỳnh xuất hiện, cùng tham gia vào màn đấu khẩu, cùng phe cánh với "đàn anh" cùng họ. Huỳnh Thục Vy cũng không lép vế trước đồng bọn của mình khi cùng hùa vào với Huỳnh Ngọc Chênh:
"Nói thật, mình không bao giờ làm bạn Fb với những người hạ nhục có chủ ý những anh chị em đấu tranh như thế này cả. Dù có thể bất đồng với anh chị em nhiều vấn đề, nhưng hùa vào những kẻ hạ nhục anh chị em mình thì không thể chấp nhận được".
Trước những lời lẽ giả nhân, giả ngãi của "nàng công chúa" Huỳnh Thục Vy, đồng bọn của thị kẻ hùa vào bênh vực, kẻ thì bóc mẽ bản chất. Bọn chúng cho rằng, chính vì Huỳnh Thục Vy cũng bị nhóm Viet Duc Le, Ly Cu Tê, Tony Ngo, Nguyễn Đan Quế, Hồ Lan Hương...bóc mẽ vụ thị là loại người sống vô ơn, "ăn cháo đá bát" khi nhận tiền của người khác giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn mà không một lời "hỏi thăm" hay "cảm ơn". Bởi lẽ, thị cứ ngỡ số tiền là mấy trăm triệu VNĐ hoặc ít hơn cũng xấp xỉ từng ấy nhưng con số chỉ là 100$ nên thị đã tỏ thái độ "không thể chấp nhận được" đối 
với người giúp đỡ mình

.
Những status của chính đồng bọn của Huỳnh Ngọc Chênh viết về y (Nguồn: FB Tony Ngo)


Huỳnh Thục Vy chua chát khi đàn chị Thúy Nga hay đàn anh Nguyễn Văn Đài cũng vào like (thích) những status của Viet Duc Le, Tony Ngo, Nguyễn Đan Quế...Thị "cảnh báo" những kẻ này:
"Nhiều anh em mình như chị Thuy Nga, anh Nguyễn Văn Đài, còn vô làm bạn và Like Stt của anh ta nữa, chắc là do like khi chưa hiểu ý. Khổ ghê".
Huỳnh Thục Vy còn tỏ ra hơn người khi "nhắc nhở" đàn anh chị rằng thì là mà nên có "trách nhiệm" với nút like (thích) trên facebook của chính mình. Đáp lại là nick Dung Dang tức giận nói: "Bạn là ai mà đi dạy người khác cách sử dụng nút like, like hay không là quyền của mỗi cá nhân". Thậm chí, nick Dung Dang còn tuyên bố thẳng thừng:
"Học đòi làm Điếu Cày mà không biết ngay cái cơ bản là quyền con người". Nó (Huỳnh Thục Vy) không có tư cách để dạy người khác".
Như đi ra giữa biển không có phao cứu, thị liền tìm ngay đồng minh, cùng Huỳnh Ngọc Chênh "xù lông" cố vớt vát bảo vệ bản thân trước "gạch đá" của chính đồng bọn.Trước những lời lẽ đạo đức giả của Huỳnh Thục Vy trước những thông tin lột tả bản chất thật của chính mình, Viet Duc Le như đổ thêm dầu vào lửa, khiến cho đồng bọn lại thêm một cơ hội được chứng kiến bộ mặt thật xấu xa được giấu diếm cẩn thận với vẻ bề ngoài có tí nhan sắc:
"Nói thật chứ xưa kia tui rất có cảm tình với cha con cô Huỳnh Thục Vy này nhưng càng ngày thấy họ như đang HÀNH NGHỀ DÂN CHỦ và lợi dụng dân chủ để kinh doanh cafe, nghe đâu sẽ ra CD để bán lấy tiền cho mục đích đấu tranh nữa cơ. Còn chuyện làm nổi để cho các cơ quan nước ngoài biết như tập đọc tiếng Anh kiểu ậm ì è để quay video clip...Xem mà thấy tức cười".
Để nhiều kẻ cùng chí tuyến với những kẻ ở trên phải ngao ngán khi cứ mỗi lần online facebook thì đập vào mắt đầu tiên là những cuộc chiến giữa đồng bọn với nhau. Mặc cho những lời khuyên như "không được vạch áo cho người xem lưng", "anh em nội bộ thì đóng cửa mà dạy nhau" hay như "đẹp thì phô ra chứ xấu xa ai lại đưa lên công khai thế này"...phe cánh Mẹ Nấm Gấu, Nguyễn Đan Quế, Viet Duc Le...và cặp "mèo mả gà đồng" họ Huỳnh (Huỳnh Ngọc Chênh, Huỳnh Thục Vy)...vẫn đang "nóng" với phương châm "một mất một còn".

KỲ CUỐI: “KHÔNG GỌI CÁC NHÀ “DÂN CHỦ” LÀ XẠO QUẦN THÌ GỌI LÀ GÌ”

Đó là câu nói của Tony Ngo dành cho phe phái của Huỳnh Ngọc Chênh, Huỳnh Công Thuận, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Đình Bổn...khi nhóm này ngoài việc được gắn mác "dân chủ" nhưng mồm năm miệng mười, áp đặt quan điểm của mình cho người khác...


Trước những bằng chứng đưa ra công khai về bộ mặt thật của một số “zân chủ” có số có má như Lê Công Định, Điếu Cày…một nick facebook có tên là Ly Cu Tê đã “góp sức” với phía vạch trần bằng những status bóc mẽ những kẻ trên không kém phần “long trọng”.

Chân dung nhân vật Ly Cu Tê (Nguồn: FBNV)

Nếu như phe cánh bên Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Đình Bổn, Huỳnh Công Thuận…không thể phản biện lại các bằng chứng trên để bảo vệ bè Lê Công Định hay Hải Điếu Cày vì sự thật rõ mười mươi như trong bằng chứng bên kia công bố; chỉ có thể vớt vát bằng việc ‘bới lông tìm vết” địch thủ. Đấy là việc đưa ra các status của Ly Cu Tê khi y này viết bằng những lời lẽ tục tĩu như việc gọi tên Lê Công Định bằng việc nói lái hay những từ như ĐM…

Và phe cánh này cho rằng, việc nói tục tĩu của đồng bọn là vi phạm nhân quyền, không nằm trong danh sách những người mang mác “đấu tranh dân chủ”.

Đáp lại, phe bên này cũng không thua kém khi nói:
"Thôi đi mấy nhà đạo đức giả. Thằng nhà đạo đức nào ở đây dám tuyên bố chưa từng chửi thề. Đm thằng nào nói láo mất ku. Giám chơi không? Đám này tuy chửi thề nói bậy nhưng chưa biết ăn giựt đụ chạy hay kiếm tiền từ xác chết như các nhà đạo đức đâu nhé. Giả tạo". (Phan Công Hải)
Nhóm Tony Ngo, Viet Duc Le, Phan Công Hải...đã nhắc lại những sự kiện mà chính phe cánh của Huỳnh Ngọc Chênh, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Đình Bổn...trước đó đã tung hê, cổ vũ rầm rộ. Đó là theo nhóm này cho rằng, nick Ly Cu Tê có những status đưa lên facebook có đưa ra một số bộ phận phụ khoa để minh họa cho bài viết của mình về một số nhà "đấu tranh zân chủ" như Lê Công Định, Hải Điếu Cày...thì ngay lập tức nhóm của lão già Huỳnh Ngọc Chênh lên tiếng "rao giảng" đạo đức, văn hóa này kia. Nhóm này phản bác:

"Có một dạo, Ly Cu Tê chuyên viết các bài chửi bới cộng sản, biếm họa một cách tục tĩu, vô văn hóa thì được cộng đồng "dân chủ" like, share và nhận được vô vàn lời khen các sự tục tĩu, vô văn háo đó. Điều lạ lùng là sau này, khi Ly Cu Tê lỡ phóng bút đụng chạm tới một số người (Lê Công Định, Hải Điếu Cày...) thì Tê lại bị chính những người khen cái sự tục tĩu, vô văn hóa của Tê chửi mắng Tê là thằng tục tĩu, vô văn hóa (hại não)".Nhóm này đã chỉ đích danh rằng thì là mà "thành tích" của nhóm Huỳnh Ngọc Chênh trước đây đã có "văn hóa" và sống đạo đức khi những sự việc sau:


Nhóm Tony Ngo, Đoàn Khắc Xuyến, Viet Duc Le...mỉa mai nhóm Huỳnh Ngọc Chênh với các dẫn chứng đối đáp rõ ràng. Nhóm Tony Ngo châm biếm rằng, trước đây, chính nhóm của Huỳnh Ngọc Chênh vào like, share, hoan hô, cổ vũ khi mỗi status tục tĩu của Ly Cu Tê viết trên facebook nhưng "giờ anh Tê nhà tôi động đến thói hư tật xấu của các nhà thì các nhà dạy đạo đức học cho anh Tê nhà tôi vì các nhà cho rằng anh Tê nhà tôi thiếu đạo đức. Hay chưa".
  
Chân dung lão già "hai thứ tóc rồi còn ngu" mang tên Huỳnh Ngọc Chênh (Nguồn: Internet)

Rồi vụ cô người mẫu Trần Thị Trang uống rượu say và thích thể hiện khi văng tục với lực lượng công an và chống người thi hành công vụ thì bọn được gắn mác "dân chủ' như Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Lân Thắng, Huỳnh Công Thuận...lại tung hê, cổ vũ, khoái chí, đưa cô người mẫu này lên tận mây xanh. Hay như vụ Nah Sơn đăng lên Youtube với những lời lẽ tục tĩu, bậy bạ, vô học thì những kẻ "có văn hóa" trên cũng gật gù, khen lấy khen để, rồi cũng share rồi tung hê...

Nhưng, khi Trần Thị Trang tỉnh rượu, hối lỗi với những trang giấy viết nhận lỗi của chính mình và mẹ ruột hay Nah Sơn khi nhận ra lỗi lầm của mình, quay lại chửi bọn "dân chủ" với những lời tục tĩu nhất thì bọn này cũng giả quay mặt làm ngơ, với phương châm "chắc nó trừ mình ra" và câm như hến.

Nhóm này cũng chỉ thẳng vào nhóm Huỳnh Ngọc Chênh rằng: Cổ vũ và tung hê những hành động vô văn hóa như Trần Thị Trang hay Nah Sơn để rồi lại giở thói đạo đức giả, lên mặt dạy "văn hóa" cho người khác vì bị người khác bóc mẽ bản chất thật của chính mình?

"Cuộc chiến" vẫn chưa kết thúc nếu như Huỳnh Ngọc Chênh tỏ ra "đuối lý" nên không bình luận "đối chất" với nhóm Tony Ngo nữa mà "hủy bạn bè" với nhóm này. Nick Nghi Le Duc theo dõi từ đầu và cũng thẳng thắn "góp ý" cho cuộc chiến giữa 02 nhóm này:

"Thôi thì đấu một lần đi, chia rẽ rõ ràng, nhóm nào ra nhóm đó. Ai có và còn tâm với đất nước thì đi tiếp. Còn ai không có tâm mà sống lợi dụng lẫn nhau kiểu "côn đồ trên mạng" thì cũng lưu tâm, biết và cho nghỉ ngơi trong danh sách block. Lại hóng, xoá, bị xoá, block và bị blocks cũng thấy thoải mái và đỡ bận tâm về sau".
Trước sự tấn công bằng dẫn chứng rõ ràng, "nói có sách, mách có chứng" cùng với sự đông đảo "dân chủ" khác ủng hộ, cổ vũ của nhóm Tony Ngo, Phan Công Hải, Viet Duc Le...thì nhóm Huỳnh Ngọc Chênh yếu ớt chống cự bằng việc cãi cùn. Và nhóm Huỳnh Ngọc Chênh cũng rơi rớt dần "nhân lực" khi đuối lý vì "chiến tranh" với sự thật mà nhóm bên kia bóc mẽ.

"Càng khơi ra càng thối", thế mới biết, nội bộ những kẻ tự gắn mác cho mình là "đấu tranh dân chủ", "nhân quyền" thì cuối cùng cũng chỉ là những kẻ chỉ vì tính vị kỷ, vì quyền lợi của cá nhân mình mà "hoạt động" mà thôi.



An Chiến

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

thu



Lê Phước Dạ Đăng







hàng cây định giá bằng những bộ xương
đầu hẻm cạnh vườn
trơ trọi
cọng que lắc lư chiến thắng
khử trừ
sự dối trá
bất tử

ai oán gió chiêu hồn
rầm rập dấu âm binh

từ cội rễ bi thương nhựa ứa
mật của đất tích trầm ký gởi

"XÃ HỘI DÂN SỰ" CHỈ THEO LỀ TRÁI ?




Mấy năm gần đây, trên dư luận lề trái, cụm từ "xã hội dân sự" đã trở thành một mốt thời trang. Ngày nay, tuyệt đại đa số các tổ chức đấu tranh đã công khai tuyên bố rằng mình là một phần của xã hội dân sự. Không ít tiếng nói trong phong trào đã đồng thuận rằng tiến trình dân chủ hóa ở Việt Nam gắn liền với sự phát triển của xã hội dân sự, và chỉ có thể giành thắng lợi khi các tổ chức dân sự đủ lớn mạnh để vận động quần chúng xuống đường đấu tranh.

Mốt "xã hội dân sự" này hình thành vì hai lí do chính.

Thứ nhất, là tình hình quốc tế thay đổi. Chỉ mới vài thập kỷ trước, mọi chính phủ phương Tây đều quả quyết rằng chủ nghĩa Cộng Sản là xấu, các chế độ Cộng Sản phải bị tiêu diệt, hoặc ít nhất là bị tẩy chay. Thời đó, các đảng phái chống Cộng có thể được Mỹ rót những khoản đầu tư kếch xù. Tuy vậy, khi những quyền lợi thực tiễn về kinh tế và địa chính trị khiến "thế giới tự do" và "địa ngục Cộng Sản" ngày càng thân thiết với nhau hơn, thái độ cực đoan này không dùng được nữa. Càng ngày, chính quyền Mỹ càng khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng Hoa Kỳ tôn trọng thể chế chính trị hiện tại của Việt Nam, và muốn giúp chính phủ Việt Nam đạt được những bước tiến bộ về nhân quyền và pháp luật. Thế là chính quyền Cộng Sản trở thành đối tác chính trị của Mỹ, thay vì một đối tượng xấu cần lật đổ hoặc tẩy chay.

Trong tình hình mới, Mỹ không thể, và cũng không muốn công khai hỗ trợ những đảng phái đối lập chủ trương lật đổ chính quyền. Vì vậy, dòng tiền đầu tư chảy sang một xu hướng mới. Đó là những "tổ chức dân sự" được thành lập để "xiển dương nhân quyền, công bằng xã hội và thượng tôn pháp luật". Dù sao đi nữa, đường lối hoạt động trên danh nghĩa ấy cũng phù hợp với những tuyên bố mà hai chính phủ Việt Nam và Mỹ đã thỏa thuận với nhau. Thế là dù muốn hay không muốn, các nhà hoạt động cũng đành nói ít đi về thay đổi thể chế, và nói nhiều hơn về nhân quyền. Các chính đảng đối lập cũng kín tiếng hơn, và đảng viên thường chỉ hiện diện công khai trong lốt "xã hội dân sự".

Lí do thứ hai là lách luật. Nếu cứ tham gia các chính đảng đòi dân chủ theo lối cũ, thì khi bị bắt, người ta sẽ dễ dàng bị khép vào điều 79 Bộ luật Hình sự, là "Âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân". Còn nếu tuyên bố rằng mình chỉ tham gia một tổ chức dân sự chuyên quảng bá những giá trị phổ cập mà nhà nước Việt Nam đã công nhận trước quốc tế, thì bản án, nếu có, sẽ nhẹ hơn nhiều. Thế là trong mắt các nhà đấu tranh, cụm từ "xã hội dân sự" đã trở thành một lá chắn và bình phong vô cùng hữu ích.
Mốt "xã hội dân sự" kể trên có cả cái hay lẫn cái dở. Dư luận đã đổ quá nhiều nước miếng để mô tả hết cái hay. Vì vậy, dưới đây, tôi chỉ xin điểm qua vài hạn chế của mốt này.

Hạn chế đầu tiên là những "tổ chức dân sự" kể trên dường như chưa chính danh lắm.

Nhìn chung, xã hội dân sự bao gồm những tổ chức mà người ta tự nguyện gia nhập, độc lập với các nhà nước, và không được thành lập để tham gia tranh cử. Tôi quan ngại sâu sắc về tính độc lập của các tổ chức dân sự lề trái ở Việt Nam. Trong thực tế, đa số những tổ chức đó rất lệ thuộc vào dòng fund trực tiếp hoặc gián tiếp từ các chính phủ nước ngoài. Hầu như chẳng có "tổ chức dân sự" nào sống được nhờ môi trường dân sự Việt Nam, tức là bằng tiền của người dân trong nước. Vậy thì đâu có độc lập với các chính phủ. Thêm vào đó, trong những cuộc trò chuyện không chính thức, nhiều "nhà hoạt động dân sự" lề trái cũng hiếm khi che giấu mục đích lật đổ chế độ và giành chiến thắng cho chính đảng mà mình đang theo. Tôi không nói việc này là sai hay đúng, nhưng tôi tin rằng nó không chính danh lắm trong mắt người mình.

Hạn chế thứ hai là nạn độc quyền danh nghĩa. Cái danh "xã hội dân sự" thật béo bở. Khi phát biểu trong các cuộc gặp, hội nghị, hoặc trên truyền thông quốc tế, các tổ chức đối lập thường liệt kê danh sách mấy chục "tổ chức xã hội dân sự", hay "hội đoàn độc lập" ở Việt Nam. Họ làm như thể xã hội dân sự Việt Nam chỉ có mấy chục tổ chức này, và cái nào cũng bị đàn áp bởi chính quyền. Trong khi đó, hầu hết các tổ chức này có chung danh sách thành viên, nghĩa là nhiều tổ chức thực ra chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Ngoài ra, trong thực tế, xã hội dân sự Việt Nam không chỉ bao gồm những tổ chức đối lập. Hiện có hàng vạn tổ chức dân sự đã hoặc chưa được cấp phép, thuộc mọi địa hạt của đời sống, đang công khai hoạt động ở Việt Nam. Nếu thực lòng muốn phát triển xã hội dân sự và xiển dương nhân quyền ở trong nước, tôi nghĩ các tổ chức đối lập nên nhận xét công tâm hơn về môi trường dân sự mới mở ra này. Nếu cứ trình bày rằng Việt Nam chỉ có vài chục tổ chức dân sự, và phát biểu nhân danh toàn thể xã hội dân sự Việt Nam, tôi e dư luận cả trong lẫn ngoài sẽ có nhiều lời đàm tiếu.

Hạn chế thứ ba là quá lệ thuộc vào môi trường chính trị quốc tế. Bản thân cái mốt xã hội dân sự đã là một sản phẩm phụ của những thỏa thuận đối ngoại giữa chính quyền Việt Nam và các chính quyền phương Tây. Nhiều tổ chức dân sự đối lập dành hầu hết tâm sức để lên án chính quyền Việt Nam hiện tại trong cuộc gặp với những chính quyền khác mà họ cho là tốt bụng và chính nghĩa hơn, những mong nhận được sự cứu giúp của các vị này. Có lẽ để trở thành một phần của xã hội dân sự đích thực, các tổ chức đối lập nên dành thêm sự quan tâm cho các thành phần dân chúng ở Việt Nam, thay vì tiếp tục bị ám ảnh bởi các chính quyền đó.

Nhà dân chủ

Quan điểm hiếu hạnh trong “Mâu tử Lý hoặc luận”



 Ngộ Bổn




Uống nước nhớ nguồn” vốn là truyền thống đạo hiếu của người dân Việt Nam từ ngàn xưa. Đến khi nước ta bị giặc phương Bắc đô hộ, ảnh hưởng văn hóa của Nho giáo thì hạnh hiếu càng được xem trọng. Nếu cuộc sống và con người là thiêng liêng cao quý thì hiếu đạo là điều rất đáng lưu tâm. Hiếu hạnh cần được hiểu như là một đức tính cao đẹp trong hầu hết các nền văn hóa nhân loại. Đó là thái độ sống với lòng biết ơn, nhớ ơn và báo ơn công đức sinh thành dưỡng dục đối với cha mẹ.

Tuy nhiên, cuộc sống có muôn hình vạn trạng và nền văn hóa của mỗi quốc gia cũng khác nhau, cho nên quan niệm về chữ hiếu và hình thức báo hiếu cũng có đôi nét khác biệt. Điều này ta bắt gặp rất rõ trong tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử.

Khi xử lý những điều sai lầm, Mâu Tử đã hóa giải thắc mắc về quan điểm hiếu hạnh của Phật giáo và Nho giáo thể hiện rõ nét nhất trong điều 9 của tác phẩm này:

“Hiếu kinh ghi: ‘Thân thể, tóc da nhận từ cha mẹ, không dám hủy hoại’. Lúc sắp mất, Tăng Tử bảo: ‘Mở tay ta ra, duỗi chân ta ra!’. Nay Sa-môn cắt tóc, phải chăng trái với lời của Thánh nhân, không hợp với đạo của người con hiếu?”.

Nho giáo cho rằng: Thân thể, tóc da là do cha mẹ ban cho, nhọc nhằn nuôi nấng, nên người con hiếu phải biết chăm sóc giữ gìn, không được hủy hoại hay để tổn thương. Thế nên, Tăng Tử biết mình sắp mất, bảo học trò: ‘Mở tay ta ra, duỗi chân ta ra!’, nghĩa là để lộ chân tay, biểu hiện cơ thể còn đầy đủ, nguyên vẹn, không trái với đạo hiếu. Vì vậy, thời đó ‘Sa-môn cắt tóc’, Nho giáo cho là vượt ngoài quy định lễ giáo của Thánh hiền, là trái với điều thiện.

Mâu Tử bác bỏ và quở trách: “Hủy báng Thánh hiền là bất nhân, bàn luận không đúng là bất trí. Bất nhân, bất trí thì lấy gì lập đức. Đức nếu không lập thì đó là hạng gian trá ngu muội. Luận bàn đâu phải dễ dàng như thế!”.

Để giải thích việc cắt tóc của các Tăng sĩ Phật giáo, Mâu Tử đưa ra ba trường hợp được các Thánh hiền thừa nhận.

Trường hợp thứ nhất, “Có người nước Tề đi thuyền qua sông. Người cha rơi xuống nước. Người con nắm tay xốc ngược đầu cha cho nước chảy ra miệng mà cứu sống được cha. Xốc ngược đầu cha thì còn bất hiếu nào lớn hơn? Nhưng vì bảo toàn thân thể của cha, nếu khoanh tay giữ đạo người con hiếu thì cha đã chết đuối rồi”. Ở trường hợp này, nếu người con một mực giữ hiếu đạo sẽ đưa đến hậu quả khó lường. Đạo hiếu như thế, tự thân đã mang nhiều hạn chế trong việc quy định lễ giáo.

Trường hợp thứ hai, việc “Thái Bá cắt tóc, vẽ mình, tự theo phong tục của nước Ngô, nước Việt, trái với nghĩa thân thể tóc da. Thế mà, Khổng Tử khen ngợi ông ta: Thái Bá đáng gọi là bậc chí đức vậy.” Rõ ràng Hiếu kinh đã mang tính mâu thuẫn qua nhân chứng thực tiễn là Thái Bá.

Trường hợp thứ ba, việc phá hoại một phần hay toàn phần thân thể: “Dự Nhượng nuốt than, sơn mình; Nhiếp Chính lột mặt, tự vẫn; Bá Cơ đạp lửa; Cao Hạnh hủy dung nhan”. Vậy mà “quân tử cho họ là dũng cảm và chết vì nghĩa, không nghe ai chê là tự hủy hoại”. Đến đây xem như quy định của Hiếu kinh đã “đánh mất hết mọi giá trị” [4, 411].

Kết thúc câu trả lời cho người chất vấn, Mâu Tử khẳng định: “Sa-môn cạo bỏ râu tóc, so với bốn người trên, đâu có cách xa”. Vậy có gì đáng để người đời chê trách và thắc mắc?

Lấy hiếu làm đầu trong nếp sống đạo đức và phẩm hạnh làm người, chương đầu của Hiếu kinh hết sức đề cao. Ngoài việc “thân thể, tóc da nhận từ cha mẹ không dám tổn thương là đứng đầu hạnh hiếu”, sau đó “lập thân hành đạo, nêu danh với đời sau để cha mẹ được rạng danh là cuối cùng của hạnh hiếu”, thì người con còn phải lập gia đình, sinh con để nối dõi tông đường. Quan điểm này được Mạnh Tử xiển dương mạnh mẽ qua câu: “Tội bất hiếu có ba điều, mà không con nối dõi là nặng nhất” [3, 1054]. Cho nên, không có gì ngạc nhiên khi Nho gia thắc mắc về vấn đề tu sĩ Phật giáo từ bỏ gia đình, sống không gia đình “sao trái với hạnh hiếu và phúc đức như thế?” (điều 10).

Mâu Tử lý giải: “Sa môn tu hành đạo đức để thay cho niềm vui thế tục, giữ tâm hiền thiện để thay cho lạc thú vợ con” (điều 10). Vì “vợ con, tài sản là vật thừa ở đời, giữ thân trong sạch vô vi là huyền diệu của đạo” (điều 10). Từ đó, Mâu Tử xác định quan điểm hiếu đạo trong Phật giáo rất rõ ràng qua điều 4: “Ở nhà có thể dùng thờ cha mẹ, làm chủ nước có thể dùng để trị dân, sống một mình có thể dùng để sửa thân”.

Quả thật, trên thế gian này, mang nợ ai, ta còn mong có ngày trả được, nhưng ơn cha nghĩa mẹ, ta không thể báo đáp cho cân, bởi đó là tim óc, máu lệ đổi bằng mạng sống của người. Lần giở những trang sách Thánh hiền, ta không khỏi bùi ngùi xúc động về tấm lòng hiếu thảo của các hiền nhân. Đó là lòng hiếu thảo của vua Thuấn cảm động đến trời, Hán Văn đế nếm thuốc rồi dâng lên mẹ, Tử Lộ đội gạo thuê để lấy tiền phụng dưỡng mẹ cha, Đổng Vĩnh bán thân để lo tang lễ cho cha, Đinh Lan khắc tượng thờ cha mẹ, Vương Thôi nghe sấm khóc mộ… Những bậc Thánh hiền thời xưa xem nhẹ bản thân để phụng dưỡng cha mẹ. Quả thật hạnh hiếu được xem là thứ tình cảm thiêng liêng tuyệt đối!

Thế nên, bàn về đạo hiếu, Khổng Tử đặt nặng trách nhiệm của người con đối với cha mẹ qua năm điều:

Ngày thường ở với cha mẹ phải hết lòng cung kính.
Phụng dưỡng thì phải làm cho cha mẹ vui.
Lúc cha mẹ có bệnh phải tỏ lòng quan tâm lo lắng.
Khi cha mẹ mất thì phải buồn rầu thương khóc.
Lúc tế lễ thì phải tỏ vẻ trang nghiêm.


Làm tròn năm điều trên, mới gọi là thờ phụng cha mẹ vậy. [5]

Tuy nhiên đôi khi, giá trị trung hiếu tiết nghĩa ngày xưa của Nho giáo đã đưa con người trong nhiều trường hợp đến chỗ bế tắc hay kết thúc bằng các hình thức bi thương, như trường hợp Quách Cự chôn con nuôi mẹ, Ngô Mãnh để mặc cho muỗi hút máu…

Đối với Phật giáo, nói đến ân đức cao rộng sâu dày của cha mẹ, Đức Phật dạy:

Có hai hạng người, này các Tỳ-kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỳ-kheo, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm cho đến 100 tuổi; nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dầu tại đấy, mẹ cha có vãi tiểu tiện, đại tiện, như vậy, này các Tỳ- kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Hơn nữa, này các Tỳ-kheo, nếu có an trí cha mẹ vào quốc độ với tối thượng uy lực, trên quả đất lớn với bảy báu này, như vậy, này các Tỳ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỳ-kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này” [2, 119].

Sự hiện hữu của người con trên quả đất này là một niềm vui vô hạn, biểu hiện công lao to lớn vô ngần của mẹ cha mà người con không sao đáp đền trọn vẹn. Thế nên, ngoài cách báo đáp như kinh Thiện Sanh trình bày, người con phải có trách nhiệm khuyến hóa cha mẹ hướng tâm đến đạo giải thoát, giác ngộ.

Trên phương diện căn bản, Đức Phật dạy bổn phận người con phải luôn hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ qua năm điều như kinh Thiện Sanh ghi:

Cung phụng hiếu dưỡng cha mẹ không để thiếu thốn.
Phàm làm điều gì trước phải thưa cho cha mẹ biết.
Cha mẹ làm điều gì mình phải kính thuận, không được chống báng.
Không trái với việc làm của cha mẹ.
Không ngăn cản việc lành của cha mẹ.
[1, 567]

Tuy nhiên, đền đáp ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục bằng của cải vật chất, tiền của và lòng thương kính, Phật giáo quan niệm sự đền đáp ấy chưa đủ. Người con chí hiếu phải biết hướng dẫn cha mẹ có chánh kiến, chánh tín, trợ duyên cha mẹ hướng đến sự giải thoát, giác ngộ:

“Đối với mẹ cha không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào lòng tin; đối với mẹ cha theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới; đối với mẹ cha xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào bố thí; đối với mẹ cha theo ác trí tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha” [2, 119-120].

Đến đây, ta gợi nhớ lại hình ảnh cao quý của Đức Thế Tôn và chư vị Thánh tăng đã thể hiện tâm hiếu như là một hạnh nguyện tu tập giải thoát đối với tự thân và cha mẹ. Đó là hình ảnh: Đức Thế Tôn hóa độ cha mẹ đắc quả Thánh, hưởng phước trời; Tôn giả Mục-kiền- liên làm lễ Vu-lan bồn, cứu mẹ thoát kiếp ngạ quỷ; Tôn giả Xá-lợi-phất độ mẹ đắc quả Thánh rồi mới nhập Niết-bàn; Bồ-tát Địa Tạng phát đại nguyện cứu mẹ thoát khỏi ba đường ác…

Hơn bao giờ hết, xưa cũng như nay, dù cha mẹ còn hay đã khuất, dù ở cương vị nào, người con hiếu vẫn luôn quý kính mẹ cha. Từ tâm hiếu ấy, tình người được giáo dục và phát triển, cũng từ tình người ấy mà có tình thương yêu nhân loại và tất cả chúng sanh.

Như vậy, “Hiếu” là nền tảng căn bản của đạo làm người, là nhân tố quyết định để hình thành lòng nhân của người quân tử, mẫu người lý tưởng của Nho giáo.

Việc tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ đều bắt đầu từ đức tính cao đẹp của con người. Đức tính ấy không gì khác hơn là hạnh hiếu.

Với đạo Phật, tinh thần hiếu hạnh không chỉ giới hạn đơn thuần như thế gian và cũng không gò bó khuôn mẫu như Nho giáo. Chữ hiếu theo đạo Phật có tầm nhìn xa hơn, vì nó không chỉ dạy con người đền trả công ơn cha mẹ đầy đủ về vật chất và tinh thần mà còn hướng cha mẹ đến con đường giải thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi, đoạn tận mọi khổ đau ngay trong đời sống hiện tại và mãi mãi về sau. Hãy làm tròn bổn phận của người con hiếu theo tinh thần Phật giáo. Có như thế mới mong đền đáp ân đức lớn lao của hai đấng sanh thành một cách đầy đủ và trọn vẹn. Đây chính là điểm khác biệt căn bản về chữ hiếu giữa Phật giáo và Nho giáo. ■„



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kinh Trường A-hàm (1991), tập I, (Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm dịch), Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành.
Kinh Tăng Chi Bộ (1996), tập I, (Hòa thượng Thích Minh Châu dịch), Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành.
Chu Hy (1999), Tứ thư tập chú, (Nguyễn Đức Lân dịch và chú giải), Nxb Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội.
Lê Mạnh Thát (2008), Nghiên cứu về Mâu Tử, NxbVăn Hóa Sài Gòn.
Đức Khổng Tử dạy về chữ hiếu, tham khảo tại: http://www.thegioivohinh.com/diendan/showthread. php?t=21993
Mâu Tử Lý hoặc luận, Hoằng Minh tập, quyển 1, Đại Chính tân tu Đại tạng kinh (牟子理惑論, 《弘明集》卷1, 大正新修大藏經, T52, No. 2102.

Mẹ tôi

 Võ Văn Lân




Cũng như phần đông phụ nữ nông thôn nước ta thời trước, mẹ tôi “chữ nhất là một” cũng không biết. Mọi thứ văn tự mua bán, vay mượn… mẹ phải điểm chỉ. Tuy nhiên, khi đụng đến con số, mặc dù mẹ chỉ tính rợ nhưng không một ly sai chạy. Và vì thế mẹ vẫn là “nội tướng” tài ba quán xuyến mọi việc đối nội đối ngoại. Mẹ tôi không hơn thua với ai nên chẳng bao giờ to tiếng nặng lời, kể cả với chồng con hay với bà con xóm giềng. Đến nỗi có lúc bọn tôi phải lên tiếng, “Mẹ nhịn mãi người ta lấn lướt!”. Mẹ chỉ cười: “Một điều nhịn chín điều lành, các con ạ!”. Có phải vì thế mà người quen kẻ lạ ai cũng mến, nhưng mẹ thì vất vả và nhà thì khó khăn thiếu thốn?

Gà vừa gáy canh tư trong cái giá rét cắt da những ngày đông xứ Huế, tôi còn mơ mơ màng màng với giấc ngủ ngon về sáng, chợt hao gầy dáng mẹ xiêu xiêu vách đất đã đánh thức tôi dậy. Ánh lửa rơm bập bùng, một bên bếp nồi cơm, bên kia nồi cám heo, ấm nước chè kê ở giữa… Khi mọi người thức dậy cơm đã lên mâm, nước đã vô bình. Lúc ai nấy đã ngồi vào ăn sáng để kịp người nào việc nấy thì mẹ lại quày quả vào chuồng heo, tay bưng nồi cám. Thấy bóng mẹ, mấy con heo đang kêu réo lập tức im re. Đàn gà vịt đang tha thẩn ngoài sân cũng ngẩng đầu đón mẹ. Xong việc, mẹ vừa ăn qua quít vừa tranh thủ thu dọn và chuẩn bị bữa lỡ bới ra đồng. Thời buổi gạo châu củi quế, bà mẹ quê nào chẳng thế! Tuy nhiên để “sắp nhỏ” chúng tôi có chén cơm vun mà ít phải độn khoai hay sắn lát… thì đó là cả một sự khéo léo khi ghế, khi xới và đơm cơm. Lại còn phải tính toán làm sao để ai cũng no và có chút đồ ăn mặn miệng… chứa chan tấm lòng mẹ! Bí quyết nào đâu, mà chỉ đơn giản là mẹ tiện tặn phần mình bù cho chồng con sự no đủ để mọi người đủ sức làm việc nắng nôi cực nhọc… Bao nhiêu việc lo gần tính xa đặt lên đôi vai gầy gò thân mẹ. Chuyện học đứa này vừa xong mẹ lại tính chuyện làm đứa khác. Dựng vợ gả chồng con trai con gái, đứa nào cũng công ăn việc làm, nơi ăn chốn ở mẹ mới yên. Mẹ còn vươn tay dài đến tương lai con cháu! Chị cả tôi lấy chồng xa, mẹ ngày đêm trăn trở “Không biết có ăn ở phải đạo trên thuận dưới hòa?” Nhưng có tính gì cũng không qua số trời, ăn ở với nhau chưa được bao lâu vợ chồng bất hòa chị quay về. Chị khổ một, mẹ lo hai ba và lại dang tay bảo bọc. Chị đi thêm bước nữa và có hai con với một dân quân du kích. Tưởng đã êm ấm ngờ đâu anh bị Tây bắt. Đôi tay gầy gò của mẹ chị nương; mẹ trông cháu để chị ngược xuôi tần tảo nuôi con và bới xách cho chồng. Hết rể đến lượt anh tôi bị Tây bắt, mẹ lại mất ăn bỏ ngủ chạy ngược chạy xuôi. May mà anh trốn thoát trở về nhưng sợ bị dòm ngó… mẹ tìm cách gởi anh xuống phố học nghề. Ra nghề kiếm được ít tiền anh đòi cưới vợ phố. Nhà gái đòi hỏi “duyên con gái, lễ vật phải đủ tiền neo tiền cưới, không cau lồng rượu ché cũng cau buồng rượu hũ, nữ trang giản tiện cũng đôi bông tai, chiếc vòng, đôi xuyến!”. Thấy không kham nổi, ba tôi khuyên anh lui nhưng mẹ thì nhất quyết “dù chi cũng là duyên là nợ” và xoay xở vay mượn lo đám cưới! Rồi lần lượt ba năm hai đứa con ra đời, vợ chồng anh làm lụng tất bật. Mẹ thấy thế không đành lòng vẫn động viên, “Có phước mới con đàn cháu đống” và không tiền bạc mẹ giúp công! Thấy mẹ vất vả, bọn tôi tỏ ý lo lắng. Mẹ bác: “Mấy đứa bay ăn chưa no lo chưa tới trời cho mẹ khỏe mạnh để chi mà không giúp con cháu!”. Thấy thế chị cả đòi ra riêng, mẹ một hai “đói no có nhau không đi mô hết!”. Hết rể và con trai bị tù, đến lượt ba tôi bị Tây bắt giam ở lao Văn Thánh. “Họa vô đơn chí” mẹ chạy đôn chạy đáo, nghe ai bày cha xứ nhà thờ có thế lực với Tây, mẹ đánh liều gõ cửa nhờ can thiệp. Cha hứa nhưng giúp thế nào mà mẹ đi mòn gót chân và bao thứ của ngon vật lạ, buồng chuối thanh tiêu chín cây, trái mít ngự chín bói chưa bao giờ dám bỏ vô miệng mẹ đều đem biếu, mà mấy năm trời ba vẫn chưa được thả.

Năm 1954 hòa bình lập lại, ba được thả về, do bị tra tấn nên không lâu sau ba mất. Mọi việc một tay mẹ gánh vác, tuy thế chuyện đơm quảy giỗ chạp bên nội bên ngoại không bỏ sót, việc phải trái xóm giềng mẹ chu tất. Đôi bàn tay sần sùi, gót chân nứt nẻ, ngón chân quắt queo… vết hằn năm tháng dãi dầu nắng mưa! Nhưng có bao giờ mẹ nửa lời than vãn! Bọn tôi lắm lúc vô tình chê mẹ xuề xòa và ăn mặc lằng xằng. Mẹ luôn chịu thương chịu khó vì chồng con, ham lam ham làm có lúc nào rảnh để phiền hà, trách cứ ai!

Mấy năm trung học trọ học xa nhà, tôi luôn trông đến cuối tuần để về nhà. Chị Hai tôi kể lại: “Mới sớm thứ bảy mẹ đã đi ra đi vô, hết sân đến bếp, luôn tay luôn tay chân dọn cái này dẹp cái kia!”. Tôi về nhà thì “chục bữa như một” được thỏa thuê với nồi cơm gạo mùa, đọi canh chuối nấu rau sân lá lốt bốc khói thơm lựng. Ngồi một bên, mẹ phành phạch chiếc quạt mo, xua mấy con muỗi vo ve cho con ăn ngon, lâu lâu phất một cái về mình! Và sáng thứ hai tờ mờ sáng tôi trở lại trường thì trong cặp đã sẵn mo cơm ép; bữa thì cá bống thệ kho rim, bữa muối sả kho tép! Mẹ đi theo ra ngõ, choàng chiếc tơi lá ra ngoài tấm bạt ny-lông để cho ấm rồi dúi vào túi con ít tiền (tiền bán mấy thứ linh tinh trong nương dồn lại…!). Một kỷ niệm in sâu vào tâm khảm, tôi làm sao quên! Một sáng chủ nhật sau hai tuần ôn thi không về nhà, tôi ngạc nhiên thấy mẹ tìm đến chỗ trọ và chờ đợi đến khi tôi đi học về. Tôi tiền đã hết nên mừng trong bụng nhưng chợt thấy chiếc áo dài bạc thếch không che kín cái quần ống xắn lò xo mẹ mặc, đôi dép xỏ quai mòn lỉn… tôi cảm thấy ngượng. Mẹ nhìn một lúc lâu tưởng như tôi đã thay đổi nhiều lắm sau thời gian dài không gặp. Trao tôi món tiền cùng gói thức ăn rồi mẹ quày quả đội nón ra về mẹ đã băng bộ bốn năm cây số. Mẹ về rồi nỗi xót xa nhói lên trong lòng. Tôi tự nhủ “Có phải mình xấu hổ với bạn về sự quê mùa của mẹ!” .Tôi lấy làm hối hận và tự hứa lần sau sẽ làm gì cho mẹ vui. Nhưng lần sau, lần sau nữa… cho đến khi trưởng thành, lo toan cuộc sống vợ con gia đình lận đận… tôi vẫn chưa làm được điều gì cho mẹ vui… nói chi đền đáp công ơn trời biển mẹ cha. Giở đây thức ngon món lạ tôi không thiếu thứ gì nhưng làm sao tìm lại được cảm giác “ấm áp” nồi cơm thơm phức hương vị quê nhà và tô canh chuối chứa chan lòng mẹ!

Một việc khác tuy nhỏ nhưng sâu đậm ấn tượng về mẹ. Năm 1945 nạn đói khủng khiếp xảy ra cho người dân Huế và nhiều nơi cả nước. Từ thành đến vùng quê người người chết đói la liệt không kịp chôn. Để cầm cự cái đói, người lớn, con nít trong đó cả mẹ và hai chị tôi đổ ra đồng đào nát bờ mương đường ruộng lấy rau rìu, củ éo về nấu cháo độ nhựt. Cây mít trước sân nhà có mấy trái, không dám ăn để dành phòng khi ngặt nghèo. Đã lấy gai nè rào lại nhưng bỗng mất một trái. Ba tôi quyết rình tìm thủ phạm. Một đêm tối trời, bỗng phát hiện kẻ trộm đang leo trên cây, ba vội rút cây thước gỗ xông ra. Mẹ giữ chặt ba lại ra dấu im lặng và nói nhỏ: “Thằng Dần đó chứ ai, đừng làm nó sợ nó té!”. Sáng ra lạ thay trái mít nằm dưới gốc. Mót máy nhà còn hơn lon gạo, mẹ bảo chị tôi đem cùng trái mít đến chỗ Dần thì thấy anh đã nằm chết trước rạp tranh ở bến đò. Mẹ tôi cùng hàng xóm lo chôn cất anh.

Mẹ tôi có cách mua bán lạ đời, mọi thứ trong vườn mẹ để bạn hàng tự hái, tự đếm rồi trả tiền. Mấy đứa tôi thắc mắc: “Có phải ai cũng thiệt cả đâu?”. Mẹ cười “Mình ở từ (giữ chùa) mua bán phải nới một chút cho người ta kiếm miếng cơm, miếng cháo nuôi con, khác nào cúng Phật, mất đi đâu mà tính toán!”. Bạn hàng có người thiệt thà nhưng không phải ai cũng ngay thẳng, có người than thiếu vốn xin bán xong đem tiền trả nhưng bán xong lặn mất chẳng thấy trả vốn nói chi lời. Bọn tôi cười, mẹ tỉnh bơ “Có răng họ mới rứa, mất lộc này Trời Phật cho lộc khác, hanh hao chi thêm mang tội!”. Thật ra buồng cau, trái mít, chùm nhãn… không cân không đếm mà bao nhiêu trái, mấy chục cân mẹ ước chính xác. Biết thế mấy chị bạn hàng rất nể và từ cảm phục họ đổi tính đổi nết! Người ta nói người già hay giở chứng, mẹ tôi cũng không ngoại lệ nhưng kiểu giở chứng của mẹ thật chẳng giống ai. Về già mẹ ăn uống đạm bạc và không chịu sắm sửa. Con cháu mua tô bún, tô mì… mẹ xua tay “Thôi để sắp trẻ ăn cho có sức có vóc mần việc nặng, mẹ già rồi ăn uống mấy xí!”. Biết ý, con cháu sắm sẵn cho mẹ bộ quần áo, đôi dép… “Bận chi chẳng được miễn sạch sẽ, lành lặn mua sắm chi cho tốn” rồi mẹ gói cất “… để tết nhứt đám cưới đám hỏi mặc cho con cháu vui!”. Ai biếu chút tiền mẹ cũng “… để dành khi có ai gặp ngặt nghèo có mà giúp”. Giúp ai được việc gì mẹ “hả dạ” vô cùng!

Sau ngày giải phóng, con cái tứ tán mỗi đứa một nơi. Tiếng đông con nhưng đứa nào đứa nấy lo bản thân và gia đình riêng mình chưa xong lấy chi lo cho mẹ! Nhưng “nước mắt chảy xuống” có bao giờ mẹ đòi hỏi hay trách cứ con cái, trái lại ngày đêm mẹ cầu Phật Trời phù hộ cho con cháu bình yên! Và sống hẩm hút với chị Hai ở quê nhờ vào bán mấy thứ vặt vãnh trong nương, nhưng năm thì mười họa tôi về thăm, lần nào mẹ cũng dúi vào túi ít tiền làm quà cho cháu, không nhận không được! Tôi đinh ninh mẹ còn sống chục năm nữa, chờ khá lên một chút chăm lo mẹ tốt hơn. Ngờ đâu mẹ ra đi không kịp trở tay, tôi bối rối không biết tính sao! Nhưng nhờ duyên lành tôi về kịp. Đến nhà mọi thứ đã đâu vào đó… chị tôi cho biết nhờ sự giúp đỡ quí báu của thầy Khế Chơn và nhóm thiện nguyện bác Siêu. Những năm 80 thế kỷ trước tôn giáo tín ngưỡng còn là vấn đề nhạy cảm, sinh hoạt tâm linh còn hạn chế. Tuy thế anh em tôi thật vô cùng ngạc nhiên và xúc động trước sự quan tâm của quý Thầy trong Ban Hoằng pháp Tình hội và các bác trong khuôn hội. Hôm trước ngày di quan, hai cháu sinh viên đến báo cho gia đình biết “Tối nay Thầy đến chủ trì lễ thuyết linh và cầu siêu cho mệ”. Sáu giờ tối hai hàng Phật tử khuôn hội… áo tràng nghiêm chỉnh đứng hai bên đường nghênh đón thầy. Bảy giờ một vị Sư trẻ mặc bộ đồ đà giản dị dung mạo đoan trang… bước vào nhà. Mọi người kháo nhau là thầy Khế Chơn… Mặc dù được báo trước, tôi sững sờ nhìn và ai nấy đều bị thu hút bởi nét mặt rạng rỡ cử chỉ khoan hòa, nụ cười tươi trên khuôn mặt Thầy! Nhờ sự chuẩn bị chu đáo của quý bác và các cháu sinh viên, Thầy tiến hành nghi lễ Bạch Phật, cầu siêu và lễ thuyết linh. Nhiễu quanh quan tài nhiều vòng, Thầy đọc chú niệm Phật, nhắc lại những điều sinh thời mẹ tôi đã làm không sót việc nào, nhiều việc là con nhưng anh em tôi không hề biết. Những ngày còn khó khăn mẹ đã tham gia góp gạo cứu tế và khi biết không còn sống được bao lâu mẹ dặn chị tôi làm đám sơ sài với tiền dành dụm còn để cúng cho quỹ từ thiện… Thầy ân cần nhắc nhở hương linh vững vàng hướng theo tín nguyện hạnh, Đức Phật A-di-đà và Thánh chúng sẵn sàng dang rộng vòng tay từ bi đón nhận. Và khuyên con cháu người thân thực hiện lời Phật dạy phóng sanh, bố thí, niệm Phật… hồi hướng người quá cố, tạo thuận duyên giúp tiến trình vãng sanh tốt đẹp! Mấy cháu sinh viên tình nguyện đến giúp mẹ tôi những ngày cuối đời kể lại “Mệ ra đi nhẹ nhàng, tay không rời chuỗi hột!”. Tang lễ hoàn tất tốt đẹp ngoài cả sự mong đợi. Hồi tưởng đôi nét về người mẹ quá cố con cháu vô cùng cảm kích và tự hào về mẹ nhưng khi nhắc đến nhận thức nông cạn một thời anh em tôi không khỏi lấy làm ăn năn. Và xin sám hối về nông nỗi có lúc suy bì “Người ta cha mẹ khôn ngoan lanh lợi, gia đình sung túc con cái ăn trắng mặc trơn. Cha mẹ mình chơn chất thật thà… nên nhà nghèo, anh em mình thiệt thòi!”. Thật ra nhà nghèo con đông vật chất thiếu thốn nhưng tình cảm không thiếu; cha mẹ đã giật gấu vá vai để chúng tôi được ăn học và dạy dỗ chu đáo! Anh em tôi đứa nào cũng có da có thịt, cao lớn mập mạnh chỉ có mẹ ngày càng gầy gò quắt queo. Một phần máu huyết thịt da của mẹ đã chuyền sang con cái! Và trước bao biến cố cái chết cận kề trong gang tấc, tôi chợt nghĩ đến mẹ… và một quyết định kịp thời, đúng đắn giúp tôi vượt qua hiểm nạn. Do đâu? Tôi tự hỏi nếu không được tưới tẩm bởi việc ăn hiền ở từ và sự nhẫn nhịn của mẹ. Người xưa thường nói “Con trai nhờ phước mẹ!”. Nên chăng sửa lại “Con cái nhờ phước mẹ!”. Con trai con gái nào lớn khôn mà chẳng từ tấm lòng mẹ bao dung.■

Chữ nghĩa.




Thỉnh thoảng tôi nghe những giọng nữ trẻ trên tivi là diễn viên miền Nam nói trong mấy phim ảnh: "Sao dợ?", "Đi đâu dợ?", còn nam diễn viên, hoặc diễn viên lớn tuổi lại không nói như thế. Người miền Nam thường phát âm chữ v = d, chẳng hạn và = dà, vinh dự = dinh dự, vanh vách = danh dách,.. Nếu hiểu như thế thì "Sao dợ" sẽ thành "Sao vợ?", "Đi đâu dợ?" sẽ thành "Đi đâu vợ?". Nữ mà nói như thế thì thành... đồng tính mất, nhưng những ai ở miền Nam lâu sẽ hiểu ngay "dợ" = "vậy", "Sao dợ?" = "Sao vậy?", "Đi đâu dợ?" = "Đi đâu vậy"?". Từ chữ "vậy" phát âm thành "dậy", "dợ".


Tiếng Việt nó khó và "rối" thế, nhưng chịu khó tìm hiểu đôi chút thấy cũng rất thú vị, Vừa qua tôi có dịp học thêm được "tiếng Nghệ" nhờ những bạn blog hay qua lại, nói là "học" cũng không đúng, chẳng qua chỉ mới "làm quen" với nhiều từ ngữ khá lạ lùng trong tiếng nói của người Nghệ An (tiếng Nghệ, mà tôi nghĩ vui thành... tiếng ngộ). Hay chú ý đến ngôn ngữ, từ ngữ, trước đây tôi có vài quyển sách viết về tiếng Mường đọc thấy rất thích thú, tiếng Mường là thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường, rất gần với tiếng nói của người Việt, trong hệ ngôn ngữ Môn-Khmer vùng Nam Á. Trong tiếng Mường có rất nhiều từ ngữ tương đồng với tiếng Việt, chỉ khác ở phát âm, và nhận thấy âm điệu của tiếng Mường khá giống tiếng Nghệ, đọc trên trang mạng Wikipedia trong mục từ Tiếng Mường, thấy cũng nhận xét như thế.

Bây giờ ta hay nghe nói "phương ngữ", chẳng hạn "phương ngữ Bắc bộ", "phương ngữ Nam bộ", hay "phương ngữ Trung bộ". Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) giải thích:

- phương ngữ d. Biến thể theo địa phương hoặc theo tầng lớp xã hội của một ngôn ngữ.

Ở miền Nam trước đây trong các từ điển lại không ghi nhận từ "phương ngữ", như Việt Nam Tự điển của Đào Văn Tập, Việt Nam Tự điển của Lê Văn Đức - Lê Ngọc Trụ, hay Tự điển Việt Nam của Ban Tu thư Khai Trí, mà chỉ có từ "phương ngôn" với giải nghĩa: Tiếng nói của từng địa phương, Tục ngữ. Trong Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), giải thích từ "phương ngôn" như sau:

- phương ngôn. d. 1 Như tục ngữ. Phương ngôn có câu: Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ. 2 (cũ). Phương ngữ.

Như vậy, theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt hiện nay ta có thể thấy "phương ngôn" và "phương ngữ" được hiểu như nhau.

Trong một số sách viết về ngôn ngữ hiện nay, viết trong phương ngữ có "tiếng", chẳng hạn cùng trong phương ngữ Bắc bộ có tiếng Nghệ, tiếng Hà Nội, tiếng Bùi Chu-Phát Diệm.., tức là phân biệt tiếng nói của từng địa phương, tương tự phương ngữ Trung bộ có tiếng Huế, tiếng Quảng Nam, tiếng Bình Định, tiếng Nha Trang..., phương ngữ Nam bộ có tiếng Sài Gòn, tiếng Sóc Trăng, tiếng Cần Thơ... Để ý một chút ta thấy rất đúng, trong phương ngữ Bắc bộ tiếng Nghệ An nói khác tiếng Hà Nội, hay tiếng của người ở Bùi Chu-Phát Diệm, có điều hơi lạ, người miền Bắc nói chung ít uốn lưỡi khi nói chữ "r", chữ "r" thường được thay bằng "d" (r = d), "rồi" nói thành "dồi", "rảnh rỗi" nói thành "dảnh dỗi", nhưng người vùng Bùi Chu-Phát Diệm thì âm vần "d" lại nói thành "r", chẳng hạn Phát Diệm = Phát Riệm, nhân dân = nhân rân... Còn ở miền Nam thường uốn lưỡi chữ "r", nhưng cũng có địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long nói rảnh rỗi = gảnh gỗi, con cá rô bỏ vào rổ nhảy rột rột = con cá gô bỏ vào gổ nhảy gột gột. Trong từ "tr" cũng thế, đa số uốn lưỡi phát âm đúng "tr". Nhưng cũng có địa phương phát âm "tr" thành "ch" như người miền Bắc, cá tra = cá cha, trắc trở = chắc chở...

Ngay trong một địa phương như Sài Gòn cũng có nơi phát âm khác nhau. Theo một khảo sát trong quyển Tiếp xúc Ngôn ngữ ở Việt Nam (TS. Nguyễn Kiên Trường chủ biên, NXB Khoa học Xã hội-2005). Người Sài Gòn nói chung nói từ "rượu" = rựu", nhưng người dân khu vực Bình Thạnh nói thành "rụ" (rượu = rựu = rụ), các từ lượm = lựm = lụm, mưu = mưu = mu...

Trong phương ngữ Nam bộ ta thấy có một số từ riêng, khác với phương ngữ Bắc bộ, như Nam bộ nói bông, Bắc bộ nói hoa. Nam bộ nói chén, Bắc bộ nói bát. Nam bộ nóitrái, Bắc bộ nói quả. Nam bộ nói đậu phọng, Bắc bộ nói lạc... Có sách viết do kỵ húy chữ "Hoa" là tên mẹ của vua Thiệu Trị (Hồ Thị Hoa, hoàng hậu vợ của vua Minh Mạng), nên người miền Nam gọi thành "bông". Nhưng hình như không phải như thế. Trong tiếng Mường còn hiện diện cả hai từ "wa" và "pông" để chỉ bông, hoa. Tiếng Mường nói Cải pông wa nì pẫu hốc là pông chi = Cái bông hoa này người ta gọi là bông hoa gì? Hoặc Nhả nả cỏ môch câl pông cúc = nhà nó có một cây bông (hoa) cúc. Ta nói hoa hoét, thì tiếng Mường nói wa wét, ta nói bông cúc, bông lan, hoa cúc, hoa lan, tiếng Mường nói pông cúc, pông lan, wa cúc, wa lan... Như vậy chữ "bông" ở miền Nam còn tìm thấy trong tiếng Mường (pông), cũng như chữ "hoa" ở miền Bắc cũng còn hiện diện trong tiếng Mường (wa). Người miền Nam kỵ húy chữ "hoa" cho nên đã nói trại thành "huê", như Huê kiều = Hoa kiều, huê hồng = hoa hồng. Kỵ húy chữ kính = kiếng, cảnh = kiểng...

Phương ngữ Nam bộ có từ chén, phương ngữ Bắc bộ có từ bát với nghĩa tương đương. Cũng giống như bông và hoa. Trong tiếng Mường hiện diện cả hai từ này. Người Mường nói chẻn rão = chén rượu, pát cơm = bát cơm, pát đác = bát nước...

Miền Nam nói "trái", miền Bắc nói "quả", từ "quả" không thấy hiện diện trong tiếng Mường, nhưng từ "trái" lại có trong tiếng Mường. Tiếng Mường gọi quả là "tlải", người Mường nói Thương rà tlải cà tủ bỏi = Thương nhau quả (trái) cà chấm muối. Âm "tl" thay cho "tr" ta còn thấy trong tiếng Việt cổ, từ ngữ thời các cố đạo Tây phương xa xưa sang Việt Nam, sách vở còn ghi chép Đức Chúa Tlời (blời) = Đức Chúa Trời.

Miền Nam nói "cái chi?", miền Bắc nói "cái gì?". Từ gì không thấy trong tiếng Mường nhưng từ chi lại có. Người Mường nói Chăng cỏ chi ăn, chí cỏ cơm rau dưa thơi = Chẳng có chi (gì) ăn chỉ có cơn rau dưa thôi.

Miền Nam nói "đậu phọng", miền Bắc nói "lạc". Từ đậu phọng không thấy trong tiếng Mường nhưng từ lạc lại có. Người Mường nói Enh rang lac thỉa nì ay mà ăn, chắl hết= Anh rang lạc kiểu này ai mà ăn, cháy hết.

Qua xem xét một số từ ngữ trên ta có thể đặt câu hỏi: "Tại sao người Nam bộ ở tuốt phía Nam của đất nước, mà trong phương ngữ Nam bộ lại có những từ ngữ tương đồng với tiếng Mường, là một dân tộc ở vùng miền núi phía Bắc?". Điều này có lẽ cũng không có gì khó hiểu, bởi người miền Nam chỉ mới hiện diện chưa đến nửa thiên niên kỷ nơi vùng đất phương Nam. Những cư dân đầu tiên của người Việt đặt chân tới vùng đất này là vào thời các chúa Nguyễn, đa phần là người vùng Thuận Hóa, và ít hơn là người miền Bắc... Điều này còn thấy rõ nét qua ngôn ngữ như kể trên...

Trong tiếng Mường còn rất nhiều từ mà tiếng Việt còn thấy ở từ đơn, hay trong từ ghép, chẳng hạn tiếng Việt nói "hèn yếu", thì tiếng Mường hèn = yếu, tiếng Việt nói "nhỏ mọn", tiếng Mường mõn = nhỏ, tiếng Việt nói "xiêu vẹo", tiếng Mường wẽo = cong.v.v...

Lúc rảnh rỗi, ngồi xem ba cái chữ nghĩa cũng vui...

PN-Hiệp
Tham khào:

- Từ điển Mường-Việt, Nguyễn Văn Khang chủ biên, NXB Văn hóa Dân tộc-Hà Nội-2002.

Nghịch lý Trích Luận ngữ tân thư




Thiên hạ chật ních người, kẻ cô liêu cứ coi như đồng vắng. Vòng danh lợi tít mù, gã ngủ gật cứ hờ hững như không. Tấm áo chữ “nhân” may đã nghìn năm, nay vá chằng vá đụp. Đến bao giờ…? Hóa công là tưởng tượng. Tiên đạo là vô vi. Thánh nhân là hoang đường. Bạn bè là xa xỉ. Rốt cuộc nâng vật nặng ngàn cân, có khi không cần dùng sức. Thổi một sợi tóc, có lúc phải dùng đến bão dông… Vẫn lời “tựa” trong “Luận ngữ tân thư”. Sau đây, lại xin trích một đoạn trong bộ sách đó:

– Nghịch lý cũng là một loại “lý”. Nhưng là cái “lý” nghịch, “lý” không thuận. Thánh nhân có bàn đến nghịch lý không?

– Thánh nhân thì cái gì khác có thể không bàn, chứ đã gọi là “lý” thì dù nghịch hay thuận cũng không thể không bàn đến.

– Thánh nhân bàn như thế nào?

– Khổng Tử bảo: “Danh không chính thì ngôn không thuận. Ngôn không thuận thì việc không thành. Việc không thành thì lễ nhạc suy. Lễ nhạc suy thì hình phạt không trúng. Hình phạt không trúng thì dân không biết đặt tay chân vào đâu cho đúng chỗ”. Túi mình không móc, lại móc túi người khác. Thế là tay nhầm. Đường mình không đi, lại đi vào đường người khác. Thế là chân nhầm. Vợ mình không ôm, lại ôm vợ người khác. Thế là cả tay lẫn chân đều nhầm. Ruộng mình không cày, lại cày ruộng người khác. Thế là nhầm vào đến ruột gan. Người có đạo không thờ, lại tôn thờ kẻ vô đạo. Thế là nhầm vào đến cốt tủy… Rốt cuộc thiên hạ nhầm lẫn lung tung. Mầm loạn cũng từ đấy mà sinh ra.

– Nhưng cái “lý” ấy, xem ra chưa có gì gọi là nghịch?

– Hơn một trăm năm sau, ông Mạnh Tử phát triển cái “lý” trên của Khổng Tử. Ông bảo: “Nước có đạo thì đặt ra hình phạt để ngăn ngừa cường bạo. Nước vô đạo thì đặt ra hình phạt để thi hành cường bạo”. Thế là cùng đặt ra “hình phạt”, mà té ra ở thời “có đạo” và thời “vô đạo” lại nhằm vào những mục đích ngược hẳn nhau. Như thế tất phải có một thời là nghịch lý.

– Vậy khi nào thì hết nghịch lý?
– Khi tất cả các “lý” trên đời đều… nghịch!
– Thánh nhân buồn nhất lúc nào?
– Người ta thường nhận ra niềm vui nhanh hơn nhận ra nỗi buồn. Thánh nhân thì ngược lại.
– Thánh nhân buồn như thế nào?

– Tử Hạ nói: “ngồi với kẻ hèn, có cái thú thấy mình là sang. Ngồi với kẻ khó, có cái thú thấy mình là giàu. Ngồi với tiểu nhân, có cái thú thấy mình là quân tử. Nhưng ngồi với kẻ ngu, có cái buồn không biết nói chuyện gì”.

– Thánh nhân vui nhất lúc nào?

– Tăng Tử bảo: “Làm con thấy cha mẹ vui, làm thầy thấy học trò hiểu, làm bạn thấy bạn nhớ mình, làm người thấy giữ được chữ tín. Đó là những nỗi vui lớn trong đời”.

– Thánh nhân có khi nào vội vàng không?

– Việc đời có lúc khoan, lúc nhặt. Làm người có lúc vội, lúc thư. Thánh nhân cũng không là ngoại lệ.

– Thánh nhân vội vàng như thế nào?

– Khỗng Tử có học trò tên Mỗ, người nước Đằng. Mỗ học vào loại trung bình, song luôn luôn tự cho mình là giỏi nhất. Học được vài năm, Mỗ xin về nước vì tưởng rằng đã học hết đạo của thầy. Tử Cống thấy vậy hỏi:

– Người ấy về nước rồi làm quan có sao không?

Khổng Tử rung đùi đáp:

– Không sao.

Lại hỏi tiếp:

– Làm tướng có được không?

Khổng Tử vuốt râu đáp:

– Được.

Lại hỏi tiếp:

– Thế nhỡ về làm giặc?

Khổng Tử vừa ngáp vừa trả lời:

– Cũng không hại gì.

Bấy giờ Tử Cống mới yên tâm mà thủng thẳng:

– Nghe nói Mỗ xin về nước chỉ để làm thầy!

Khổng Tử vừa nghe câu đó bỗng giật bắn mình. Thế là chân không kịp xỏ giày, áo không kịp cài khuy, vội vàng lao ra cổng chạy hớt hơ hớt hải. Học trò đuổi theo hỏi: “thầy chạy đi đâu?”. Khổng Tử vừa chạy vừa đáp:

– Sang ngay nước Đằng.

Học trò lại hỏi: “sang nước Đằng làm gì?”. Khổng Tử vẫn vừa chạy vừa trả lời:

Sang ngăn không cho tên Mỗ làm thầy. Hắn có làm quan thì cùng lắm chỉ hại đến một ấp. Làm tướng cũng chỉ hại đến một thành. Thậm chí có làm giặc cũng chưa chắc đã hại nổi ai. Nhưng nếu hắn làm thầy thì sẽ hại đến muôn đời. Ngay cả ta cũng khó mà tránh khỏi liên luỵ…



Phạm Lưu Vũ