Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Dù ở đâu, tự do báo chí cũng luôn có giới hạn của nó





Con người được sinh ra và trưởng thành từ trong cộng đồng. Bởi vậy bất kỳ cộng đồng nào cũng đòi hỏi mỗi người sống trong nó phải có ý thức chung. Nhu cầu về tự do được xem là một thuộc tính của loài người, là một quyền tự nhiên của con người. Không có tự do thì không có khám phá, không có phát minh sáng chế, không có phát triển… Nhưng tự do của mỗi cá nhân không thể bị hạn chế bởi những lợi ích nhiều mặt của quốc gia, dân tộc, trước hết là sự ổn định xã hội mà thiếu nó thì mọi phát minh, sáng tạo đều trở nên vô nghĩa. Cuộc sống còn chỉ ra rằng, quyền tự do của người này nếu không có những hạn chế nhất định thì có thể xâm hại đến quyền, lợi ích của người khác. Tự do báo chí cũng không nằm ngoài quy luật ấy.

Nhìn lại lịch sử tự do ngôn luận, tự do báo chí là một quyền cơ bản của con người, có lịch sử ra đời sau cuộc vùng dậy của nhân dân Pháp đập phá ngục tù Bastille (Paris) vào ngày 14-7-1789, lật đổ thể chế vương quyền để thành lập nền cộng hoà Pháp dựa trên ba yếu tố: Tự do, Bình đẳng, Bắc ái. Ngay trong năm 1789, Quốc hội Mỹ chỉnh lý hiến pháp lần đầu tiên công nhận quyền tự do ngôn luận tại quốc gia này. Kể từ đó, quyền tự do ngôn luận tại quốc gia này bắt đầu tràn sang một số nước châu Âu và châu Mỹ. Năm 1948 LHQ thông qua Tuyên ngôn thế giới về quyền con người trong đó công nhận tất cả mọi người đều hưởng tự do ngôn luận. Quy ước nhân quyền châu Âu ra đời năm 1950, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 cũng xác định quyền tự ngôn luận là quyền cơ bản của con người.

Tuy nhiên, quyền tự do báo chí không phải là không có giới hạn. Quy ước nhân quyền châu Âu, Điều 10-2 quy định: “Quyền tự do ngôn luận lúc nào cũng bị hạn chế bởi một số thể thức, một số điều kiện và hình phạt mà luật pháp đã quy định”. Điều 19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị khẳng định, khi thực hiện quyền tự do ngôn luận không được làm tổn hại đến danh dự và nhân phẩm người khác, lợi ích quốc gia, trật tự công cộng.

Quy ước nhân quyền châu Âu có những điều lệ vô cùng khắt khe để ngăn chặn mọi hành động nhũng lạm đối với quyền tự do ngôn luận. Điều 10-2 quy định: “sử dụng quyền tự do ngôn luận lúc nào cũng đi đôi với bổn phận và nghĩa vụ đã được quy định trong một số thể thức, điều kiện và sự trừng phạt mà phát luật đề ra”. Trong một xã hội tự do và dân chủ, thiết kế những điều lệ nhằm giới hạn một số quyền tự do ngôn luận là biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ an ninh trật tự, luân lý và đạo đức; tôn trọng danh dự và nhân phẩm người khác. Điều này hoàn toàn đúng với nguyên lý của C.Mác đưa ra hơn 100 năm trước: “Tự do báo chí bao giờ cũng có, vấn đề là tự do báo chí cho ai và tự do để làm gì” như vậy sống trong xã hội nào thì tự do báo chí cũng bị giằng buộc về tính chính trị của đất nước đó, người làm báo chịu trách nhiệm trước pháp luật về những phát ngôn của mình.

Điều 29 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền khẳng định: “Trong khi thụ hưởng các quyền và tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền và tự do của những người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”.

Đối chiếu với pháp luật quốc tế về tự do báo chí cho thấy pháp luật Việt Nam về vấn đề này hoàn toàn tương thích. 4 bản Hiến pháp của Việt Nam trước đây và mới nhất là Hiến pháp năm 2013 đều quy định cụ thể về quyền tự do ngôn luận. Điều 25, Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Điều 14.2 ghi rõ: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng”. Để cụ thể hoá quyền hiến định này, Nhà nước ta đã ban hành luật Báo chí 1989 và sử đổi bổ sung năm 1999, Luật xuất bản năm 2001 và đang soạn thảo Luật tiếp cận thông tin. Hiện Bộ Thông tinvà Truyền thông đã tổng kết 15 năm thi hành luật Báo chí năm 1989 trên cơ sở đó xây dựng Dự án luật báo chí mới và đang được tổ chức lấy ý kiến các tổ chức cá nhân trên trang thông tin điện tử của Bộ, Đề án “Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025” cũng đang chuẩn bị triển khai…

Việt Nam đã và đang làm tất cả những điều cần thiết để đổi mới, phát triển đất nước, đảm bảo quyền con người, quyền công dân, mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Báo chí Việt Nam có quyền đề cập tất cả các vấn đề mà pháp luật không cấm. Pháp luật chỉ cấm báo chí kích động nhân dân chống Nhà nước; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kích động bạo lực; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác; tiết lộ bí mật nhà nước; đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, nhân phẩm của cá nhân. Hiểu đúng về quyền tự do báo chí, đội ngũ những người làm báo Việt Nam cần phải hiểu đúng về quyền và nghĩa vụ của mình đối với dân tộc, với đất nước và nhân dân. Điều đó giúp cho dân tộc Việt Nam trở thành một khối thống nhất, nhân tố quyết định cho sự ổn định, hoà bình và bền vững.

Âm mưu của Mỹ, phương Tây đối với Việt Nam là không thay đổi. Dã tâm muốn lật đổ chế độ, tác động hướng lái Việt Nam theo quỹ đạo của chúng chưa bao giờ từ bỏ. Với âm hưởng từ các cuộc cách mạng màu, mùa xuân Ả-rập luôn là sự khích lệ đối với chúng. Thực hiện chiến lược diễn biến hoà bình tiến tới bạo loạn lật đổ là một âm mưu chúng ta đã nhận diện từ lâu nhưng nó vẫn luôn sống dai dẳng vì nó được sinh ra và nuôi bởi những quốc gia giàu có trên thế giới. Thêm vào đó, lũ “rận chủ” luôn là những con chó trung thành luôn sủa thuê cho những quốc gia này vì những trang web danlambao.blog.spot.com quanlambao.blog.spot.com… có một đội ngũ luôn xưng danh đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền” đấu tranh cho sự tự do không giới hạn của báo chí, ngôn luận hoạt động rất tích cực.

Thủ đoạn của lũ rận chủ là lợi dụng những vấn đề nóng bỏng kích động quần chúng nhân dân. Lợi dụng tự do ngôn luận để tuyên truyền vu cáo, xuyên tạc tình hình Việt Nam. Chúng cho rằng Việt Nam không có tự do ngôn luận, bị giới hạn về tự do báo chí. Nhưng những gì mà bầy rận chủ sủa thuê cho Mỹ, phương Tây thì chính những nước đó đang có những điều luật khắt khe về tự do báo chí, chưa bao giờ ở những quốc gia đó có sự tự do báo chí vô hạn cả vì vậy rận chủ xuyên tạc tự do báo chí ở Việt Nam chẳng khác nào tự vả vào mồm chúng vậy.

Vậy lý do gì mà ở phương Tây có sự giới hạn về tự do báo chí nhưng chúng lại luôn đòi Việt Nam cần phải có sự tự do vô hạn về tự do báo chí?? Đơn giản vì chúng muốn được công khai xuyên tạc, vu khống, nói xấu tuyên truyền những vấn đề sai sự thật ở Việt Nam hòng làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước để từng bước gây phẫn nộ rồi biểu tình lật đổ chế độ này như kịch bản đã từng xảy ra ở các nước Đông Âu, Trung Đông, Ả-rập và gần nhất là Ukraine. Hậu quả của những cuộc biểu tình thì tất cả ai cũng rõ, đất nước rối ren, mất ổn đinh, huynh đệ tương tàn, nhân dân đói khổ ly tán khắp nơi. Rồi dựng lên chính quyền thân Mỹ, vơ vét tiền của nhân dân, cho các nước phương Tây khai thác tài nguyên khoáng sản của đất nước. Thậm chí, những chính quyền này còn cho Mỹ biến thành “mồ chôn” với hàng ngàn chất thải phóng xạ trên chính đất nước của mình điển hình như Ukraine. Chúng ta hãy cảnh giác, trân trọng nền tự do, hoà bình. Đừng để lũ rận chủ sủa vào tai những điều vu khống.

Chiến Thắng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét