" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015
Một số vấn đề về quyền tự do ngôn luận
ĐINH HỒNG PHÚC
Bài viết này lược thuật một số nội dung về quyền tự do ngôn luận được triết gia Nigel Warburton, hiện là Giảng viên cao cấp của Phân khoa Triết học trường Open University, bàn luận trong cuốn sách Free Speech: A Very Short Introduction (New York: Oxford University Press, 2009, tr. 1-21) của ông. Trong cuốn sách này, Nigel Warburton nêu thành nguyên tắc luận điểm rằng tự do ngôn luận là hạt nhân của nền dân chủ, là một quyền căn bản của con người, và việc bảo vệ nó là dấu hiệu của một xã hội văn minh và khoan dung; và trên nguyên tắc đó, ông cung cấp một cái nhìn tổng quan có phê phán đối với các luận điểm chính về tự do ngôn luận, giá trị và những hạn chế của nó. Phần nội dung của bài viết này nằm trong chương 1 của cuốn sách. Tên bài viết và các tiểu mục là do chúng tôi đặt.
1. NHỮNG PHƯƠNG DIỆN CỦA QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
Quyền tự do ngôn luận thuộc về giá trị đặc thù của một xã hội dân chủ. Trong nền dân chủ, các cử tri đều quan tâm đến việc lắng nghe nhiều ý kiến khác nhau và tranh luận với những ý kiến đó, đồng thời quan tâm đến việc nắm bắt các sự kiện và các lối lý giải, cũng như các quan niệm đối lập ngay cả khi họ tin rằng các quan niệm được thể hiện ra ấy có tính chất công kích về phương diện chính trị, đạo đức hay cá nhân. Những ý kiến này không phải lúc nào cũng có thể được truyền thông trực tiếp qua báo chí, truyền thanh và truyền hình, mà chúng còn thường được trình bày trong các loại hình nghệ thuật: tiểu thuyết, thi ca, điện ảnh, biếm họa, và ca từ. Chúng cũng có thể được thể hiện một cách tượng trưng bằng những hành vi như đốt một lá cờ, hay như nhiều người Mỹ phản đối Chiến tranh xâm lược Việt Nam đã làm là đốt thẻ quân dịch. Các thành viên của một nền dân chủ cũng quan tâm đến việc đại đa số các công dân phải là người chủ động tham gia tích cực vào sự bàn luận chính trị chứ không phải là người tiếp nhận thụ động chính sách từ trên ban xuống.
Một số người, như triết gia Ronald Dworkin (1931-), đi xa hơn khi cho rằng một chính quyền không cho phép mở rộng quyền tự do ngôn luận ắt là chính quyền không chính đáng và không đáng gọi là chính quyền dân chủ. Theo quan niệm này, nền dân chủ không chỉ đơn thuần là sự đảm bảo cho các cuộc bầu cử và nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, mà nó còn phải lấy việc bảo hộ quyền tự do ngôn luận rộng rãi như là điều kiện tiên quyết để nền dân chủ ấy xứng danh là dân chủ. Nhưng thực tế không hoàn toàn đơn giản như vậy. Có những trường hợp, việc bày tỏ quan điểm có thể gây ra những hậu quả khôn lường nếu người ta không cân nhắc đến những nhân tố khác, có thể quan trọng hơn cả sự tự do ngôn luận, như nền an ninh quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng chẳng hạn. Tự do ngôn luận có cái giá của nó.
Quyền tự do ngôn luận thường không phải là một vấn đề có liên quan đến các hoạt động riêng tư, mà liên quan đến các hoạt động truyền thông đại chúng như: công bố một quyển sách, một bài thơ, một bài báo, hay một bức ảnh, phát sóng một chương trình phát thanh hay truyền hình, sáng tác và triển lãm một tác phẩm nghệ thuật, đọc một bài diễn văn trong một cuộc mít-tinh chính trị, hay có thể là đăng tải một lời công kích trên nhật ký web (weblog) hay thu âm vào một hệ thống podcast. Quyền tự do ngôn luận đặc biệt quan trọng đối với người cầm bút vì bản chất hoạt động của họ là truyền thông các ý niệm trong công chúng. Hơn ba mươi năm qua, tạp chí Index on Censorship không khó khăn lắm trong việc tìm bài cho đủ trang bằng những ví dụ về các cây bút bị tước quyền truyền thông cơ bản này. Các nhà tù trên thế giới là nơi ở của nhiều người cầm bút khi họ đã vượt quá những giới hạn mà nhà cầm quyền cho phép trong việc truyền thông, và nhiều nhà văn vĩ đại nhất trong lịch sử từng bị giam cầm, tra tấn, hay thậm chí bị sát hại vì đã thể hiện công khai tư tưởng của mình.
Thuật ngữ “quyền tự do ngôn luận” có điểm hay là gắn với ý niệm về việc cá nhân truyền thông bằng một trong những cách trực tiếp nhất và riêng tư nhất mà bất cứ ai cũng có sẵn là tiếng nói. Theo cách nào đó, “quyền tự do thể hiện quan điểm” (free expression) là thuật ngữ diễn tả chính xác hơn, nhưng nó cũng hàm ý rằng cái được thể hiện phần nào có tính chủ quan; trong khi đó, trong nhiều trường hợp kiểm duyệt đầy tranh cãi đối với những người cầm bút và những người hoạt động trong các lĩnh vực khác, các sự kiện mà họ cố gắng truyền thông rộng rãi cho công chúng không hề là chủ quan. Chẳng hạn, một nhà văn Trung Quốc trong khi cung cấp các chi tiết về số lượng chính xác những sinh viên bị chết trong vụ thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989, thì không phải ông ta đang “thể hiện” một ý niệm mà là đang truyền thông các sự kiện. Nếu chính quyền Trung Quốc ngăn không cho ông ta nói thì các sự kiện vẫn còn.
Có một phương diện mà mọi người ít khi chú ý đến trong vấn đề quyền tự do ngôn luận là trong một bầu không khí không cho phép người ta thể hiện công khai quan điểm của mình, thì những quan điểm bị cấm đoán ấy cũng khó lòng bị chôn chặt trong bụng, nhất là đối với các nhà tư tưởng vốn là những người có năng lực khai triển các ý niệm của họ qua việc tương tác với người khác, hay các văn sĩ tài năng xuất chúng vốn là những người có năng lực viết ra một tác phẩm dày cộp bằng trí nhớ. Ở đâu có sự ngăn cấm của nhà nước không cho thể hiện những loại tư tưởng nào đó, thì việc tiếp xúc với tài liệu cần cho việc thể hiện các tư tưởng này một cách thuyết phục cũng bị từ chối. Cách ly một mình là biện pháp kiểm duyệt hết sức hiệu quả và thường được sử dụng chống lại các nhà văn và các nhà tư tưởng bất đồng ý kiến. Tuy nhiên, lịch sử đã cho thấy, dù nhà nước có đem cảnh tù đày hay cái chết ra đe dọa thì nhiều người vẫn không sờn lòng, họ vẫn đủ dũng cảm để nói lên tiếng nói của mình dù hậu quả có thế nào đi nữa.
2. THẾ NÀO LÀ “TỰ DO” TRONG VẤN ĐỀ NGÔN LUẬN?
Triết gia Isaiah Berlin (1909-1997) phân biệt hai khái niệm về sự tự do: tự do tiêu cực và tự do tích cực. Tự do tiêu cực là tự do không có sự cưỡng chế, nghĩa là người ta có thể làm bất cứ điều gì miễn là không bị cấm cản; trái lại, tự do tích cực là tự do con người ta thực sự làm được điều mình muốn làm. Theo hai thuật ngữ này của Berlin, con người ta hẳn là tự do theo nghĩa tiêu cực, chứ không phải theo nghĩa tích cực. Lịch sử của quyền tự do ngôn luận là lịch sử của những sự nỗ lực ngăn chặn con người truyền thông các quan điểm của mình bằng chế độ kiểm duyệt, hệ thống nhà tù, những đạo luật khắt khe, những lối đe dọa dùng bạo lực, đốt sách, ngăn chặn công cụ tìm kiếm trên mạng hay trường hợp cực đoan nhất là hành hình. Nhưng một số triết gia Marxist, như Herbert Marcuse (1898-1979) chẳng hạn, lại lưu ý rằng nếu không có chế độ kiểm duyệt thì sẽ chẳng có gì bảo đảm bảo việc thực thi nền tự do, dù bằng phương cách hay ho nào. Trong một xã hội mà toàn bộ dân chúng bị nhồi sọ và bị thao túng bởi những người kiểm soát các phương tiện truyền thông, thì quyền tự do ngôn luận chỉ phục vụ cho lợi ích của giới có quyền lực.
Tuy nhiên, tự do không có nghĩa là sự tùy tiện. Quyền tự do ngôn luận toàn diện ắt sẽ bật đèn xanh cho sự tự do vu khống, tự do lừa mị và chỉ dẫn sai lạc trong quảng cáo, tự do xuất bản các tài liệu tình dục liên quan đến trẻ em, tự do tiết lộ các bí mật quốc gia, v.v.. Nhà triết học Alexander Meiklejohn (1872-1964) cho rằng thứ tự do ngôn luận đáng mong muốn là tự do thể hiện quan điểm của mình đúng lúc đúng chỗ, chứ không phải tự do thích nói sao thì nói. Quyền tự do thể hiện quan điểm luôn có những giới hạn của nó: không phải quan điểm nào cũng có thể được thể hiện một cách tự do.
John Stuart Mill (1806-1873) lưu ý đến cái ranh giới mà tại đó việc nói hay viết là một hành vi kích động sự bạo lực. Ông ta cũng nói rõ rằng các luận cứ của ông ta cho vấn đề tự do chỉ áp dụng cho “những người đã trưởng thành về năng lực”. Chế độ gia trưởng, theo nghĩa cưỡng chế ai đó vì lợi ích của chính họ, thích hợp đối với trẻ em và đối với “các trạng thái lạc hậu của xã hội trong đó bản thân chủng tộc có thể được coi là chưa trưởng thành”; nhưng nó lại không thích hợp đối với các thành viên trưởng thành của một xã hội văn minh, loại người này chắc hẳn được tự do quyết định lấy cuộc sống của mình.
Thẩm phán Oliver Wendell Holmes (1841-1935) có nêu một nhận xét đáng chú ý rằng quyền tự do ngôn luận không bao gồm việc tự do hô hoán “Cháy!” trong một rạp hát đông người. Điều ông muốn nói ở đây là những người biện hộ cho tự do ngôn luận cần phải vạch ra một giới hạn nào đó. Hàm nghĩa của từ “tự do” có sức mạnh biểu cảm khiến người ta có thể không ý thức được giới hạn. Nếu cho phép ai đó có quyền hô hoán “cháy” trong một rạp hát đông người có thể gây ra cảnh hoảng loạn giẫm đạp gây thương tích hay thậm chí gây chết người, và cái trò chơi khăm này cũng có thể khiến cho các khán giả trở nên thờ ơ với tiếng hô “cháy” thực sự.
Như vậy, cả Mill lẫn Holmes đều nhận thấy tự do ngôn luận cần có những giới hạn và những sự cân nhắc khác đôi khi thủ tiêu bất cứ tiền giả định nào về quyền hạn tuyệt đối của tự do ngôn luận. Ngoài những sự cân nhắc đặc biệt ở thời chiến, hầu hết các hệ thống pháp luật vốn dành rộng chỗ cho quyền tự do ngôn luận vẫn chế ước sự tự do thể hiện quan điểm khi nó có tính chất phỉ báng hay vu khống, khi nó dẫn đến việc tiết lộ bí mật của nhà nước, khi nó gây nguy hại cho một phiên tòa xét xử công minh, khi nó liên quan đến một vụ xâm phạm nghiêm trọng đến đời tư của ai đó mà không có lý do chính đáng, khi nó dẫn đến việc vi phạm bản quyền, và cả trong những trường hợp quảng cáo sai sự thật. Ở nhiều nước, các loại văn hóa phẩm khiêu dâm bị hạn chế xuất bản hay tiêu thụ một cách khắc khe. Đây chỉ là một vài sự chế ước về ngôn luận và những kiểu thể hiện quan điểm phổ biến ở các quốc gia tán thành một thứ nguyên tắc tự do ngôn luận nào đó và các công dân ở các quốc gia ấy nghĩ là mình tự do.
3. CÁC LUẬN CỨ BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
Có hai loại luận cứ được dùng để bảo vệ quyền tự do ngôn luận: luận cứ công cụ và luận cứ luân lý. Các luận cứ công cụ dựa vào yêu sách rằng việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận mang lại những loại lợi ích hữu hình nào đó như hạnh phúc cá nhân nhiều hơn, xã hội phồn thịnh, hay thậm chí mang lại những lợi ích kinh tế. Chẳng hạn, Alexander Meiklejohn (1872-1964) lập luận rằng giá trị chủ yếu của quyền tự do ngôn luận là ở chỗ nó cổ xúy cho các kiểu thảo luận cần có để nền dân chủ có thể vận hành một cách có hiệu quả. Để nêu ra những phán đoán đúng đắn, các công dân phải cọ xát với hàng loạt các ý kiến; tự do ngôn luận cho phép các công dân được biết nhiều quan niệm khác nhau mà người ta hết lòng tin tưởng. Điều này rất quan trọng, bởi lẽ những người kịch liệt phản đối hiếm khi hình dung mình ở trong lập trường mà những người họ chống đối hết sức tin theo. Tốt hơn hết là lắng nghe các quan điểm bất đồng từ những người bất đồng ý kiến thực sự chứ không phải từ những người đang hình dung ra những gì mà người bất đồng ý kiến có thể nói.
Những luận cứ này viện dẫn đến những hậu quả, và với tư cách ấy, câu trả lời cho câu hỏi liệu quyền tự do ngôn luận có mang lại ích lợi cụ thể cho xã hội hay cá nhân không là một câu trả lời dựa theo kinh nghiệm: có một câu trả lời đúng, dù chúng ta biết hay không biết nội dung của câu trả lời ấy, và về nguyên tắc, ta có thể tìm ra câu trả lời ấy bằng công việc điều tra nghiên cứu những hậu quả trên thực tế và những hậu quả có thể xảy ra. Mặt bất lợi của lối tiếp cận này là ở chỗ nếu những hậu quả có ích của quyền tự do ngôn luận có thể được chứng minh là không hề xảy ra trên thực tế, thì lối biện minh cho việc bảo vệ quyền này ắt sẽ không còn chỗ đứng.
Các luận cứ luân lý biện hộ cho quyền tự do ngôn luận thường đi từ quan niệm về con người cá nhân (person) là gì đến ý niệm rằng việc cắt xén nội dung lời nói của người khác là vi phạm đến tính tự trị hay phẩm giá của họ. Ngăn cấm người khác nói ra quan điểm của họ (hay lắng nghe quan điểm của người khác) là điều hoàn toàn sai lầm, vì như thế sẽ là không tôn trọng người khác với tư cách là cá nhân có khả năng tư duy và quyết định bản thân mình. Các luận cứ này dựa trên ý niệm về giá trị nội tại của quyền tự do ngôn luận và sự nối kết giá trị này với khái niệm về sự tự trị của con người chứ không phải dựa trên bất cứ những hậu quả có thể đo lường nào vốn có thể do việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận gây ra.
4. QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN NGÀY NAY QUA HAI TRƯỜNG HỢP: NHỮNG VẦN THƠ CỦA QUỶ SATAN VÀ BỨC BIẾM HỌA ĐAN MẠCH
Mối quan hệ mật thiết của các cuộc bàn thảo về quyền tự do ngôn luận với cuộc sống đương đại là hiển nhiên. Kể từ khi phát minh ra sách, những người nắm giữ quyền hành trong xã hội đã đốt sách bằng các hành vi phá hủy mang tính tượng trưng. “Vụ hỏa thiêu những thứ phiếm huyễn” (tiếng Ý: Falò delle vanità) nổi tiếng của linh mục Girolamo Savonarola (1452-1498) tại Florence năm 1497 đã tiếp nối một truyền thống lâu dài. Ý nghĩa thiết yếu của ngọn lửa đó là thiêu hủy các đồ vật, gồm các cuốn sách trái với thuần phong mỹ tục có thể cám dỗ các chủ nhân của nó vào tội lỗi. Các biến thể của chủ đề này vẫn còn tồn tại dai dẳng tới ngày nay.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà việc đốt và kiểm duyệt sách ngày càng tăng và một số hành vi thể hiện quan điểm có thể dẫn đến những sự phản ứng có tính quốc tế với hàng triệu người phản đối. Lúc nào cũng có những lời kêu gọi kiểm soát sách báo khiêu dâm, kiềm chế phát ngôn đầy thù oán và đặt giới hạn cho sự phủ nhận tội diệt chủng người Do Thái (Holocaust denial). Ở một số nước, sự kiểm duyệt trên diện rộng của nhà nước là bình thường và việc cố gắng thể hiện bất cứ quan điểm nào ngoài quan điểm chính thống đều gặp phải những mối nguy hiểm thực sự. Tuy nhiên, những biểu hiện dễ thấy nhất của tình trạng bất khoan dung với quan điểm của người khác và những lời kêu gọi cần có sự kiểm duyệt ầm ĩ nhất trong những năm gần đây lại là từ những người cảm thấy tôn giáo của mình bị phỉ báng theo cách nào đó. Các vụ việc xoay quanh cuốn tiểu thuyết The Satanic Verse (Các vần thơ của quỷ Satan, 1988) của Salman Rushdie và các bức biếm họa Muhamad trên báo Jyllands-Posten của Đan Mạch là những trường hợp điển hình.
Ngay từ lúc mới xuất bản, cuốn tiểu thuyết The Satanic Verse đã gây nên một làn sóng chống đối kịch liệt. Ở Ấn Độ và Nam Phi, nó được liệt vào danh mục sách cấm. Cuốn sách này có vài đoạn mà nhiều tín đồ Hồi giáo coi là đã sỉ nhục sâu sắc đến tôn giáo của họ. Vào tháng Một năm 1989, người Islam giáo ở Bradford đã đốt các bản in cuốn sách này theo lối phản đối tượng trưng trong một cuộc mít-tinh. Nhiều người trong số họ nghĩ rằng cuốn tiểu thuyết của Rushdie đã cố tình bôi nhọ tôn giáo và nhà tiên tri của họ. Họ tiến hành những cuộc mít-tinh rầm rộ để chống đối cuốn sách. Năm 1989, vị thủ lĩnh tối cao Islam giáo công bố một fatwa (sắc dụ) chống lại Rushdie, về cơn bản là xách động việc sát hại ông. Các nhà xuất bản, nhà sách, và dịch giả đã có những hành động dũng cảm bất chấp những sự đe dọa bạo lực được phê chuẩn bởi quyền lực tôn giáo. Dịch giả người Nhật của cuốn sách bị sát hại. Rushdie phải sống ẩn náu trong sự bảo vệ của cảnh sát. Tuy nhiên, ở Anh và những nước khác, cuốn tiểu thuyết này vẫn được in ra và có mặt tại các hiệu sách mà chẳng bị hề hấn gì.
Trường hợp thứ hai là sự kiện tờ Jyllands-Posten đăng 12 bức biếm họa về Muhammad vào năm 2005 lại tiếp tục làm bùng lên những làn sóng phản đối mạnh mẽ. Một trong những bức vẽ gây tranh cãi nhất đã vẽ Muhammad đội một quả bom trong cái khăn đội đầu. Bài xã luận trong tờ báo nhấn mạnh rằng việc để các nhóm tôn giáo đòi hỏi sự chiếu cố đặc biệt đến các tình cảm tôn giáo của riêng họ là không thích hợp với nền dân chủ đương đại. Nhiều người, cụ thể là các tín đồ Islam giáo, coi những bức biếm họa này là những bức biếm họa đầy tính chất nhục mạ, báng bổ và cố ý khiêu khích. Các bức biếm họa này được nhiều tờ báo ở các nước Âu châu đăng lại, cho dù các nhà biên tập báo ở Anh quyết định không in chúng. Những cuộc phản đối trên toàn thế giới dẫn đến cảnh bạo lực: các tòa đại sứ quán Đan Mạch bị đốt và số người chết có thể lên đến cả trăm. Một số vị lãnh đạo Islam giáo thậm chí còn phát đi lời đe dọa đòi giết các nhà vẽ tranh biếm họa. Còn ở London, một cuộc biểu tình về các bức biếm họa diễn ra ở bên ngoài tòa Đại sứ quán Đan Mạch vào ngày 3 tháng Hai năm 2006, tại đó những người biểu tình gương các biểu ngữ chống chủ nghĩa tự do, chống quyền tự do ngôn luận và hô hào các khẩu hiệu chống người Đan Mạch và người Mỹ, đã dẫn đến những vụ bắt bớ và buộc tội kích động giết người và thù hằn sắc tộc.
Có một số khía cạnh của vấn đề quyền tự do ngôn luận trong cuộc tranh cãi này ta cần lưu ý. Động cơ ban đầu của việc đăng các bức biếm họa là để khẳng định quyền tự do ngôn luận và nhấn mạnh rằng trong một nền dân chủ hiện đại việc để cho các nhóm cá biệt có được sự bảo vệ đặc biệt khỏi phê phán là không phù hợp. Sự phản ứng chống lại các bức biếm họa nổi lên ở một số nơi như là một sự công kích chủ nghĩa tự do và giá trị của tự do ngôn luận. Khi những người phản đối bị truy tố, một số nhà bình luận cho rằng việc truy tố hành vi kích động giết người và thù hằn sắc tộc là hành động xén bớt quyền tự do ngôn luận và hiểu sai bản chất của các quan niệm được thể hiện: chúng không phải là những hành vi kích động đặc biệt mà chỉ là những hành vi thể hiện sự tổn thương chung chung. Bên dưới vụ việc này, người ta cảm thấy có một sự tự kiểm duyệt đang lan rộng ở những người chỉ trích đạo Islam do sợ bị trả đũa.
Tình trạng bất khoan dung ở đạo Islam đối với các tư tưởng bị coi là báng bổ tôn giáo không hề bị chế ước, thế nhưng chính mức độ ác liệt của việc phản đối chống lại The Satanic Verses và các bức biếm họa của người Đan Mạch đã đưa các câu hỏi về quyền tự do ngôn luận vào tiêu điểm nhạy cảm. Một vấn đề cấp bách về quyền tự do ngôn luận trong thời đại chúng ta là câu hỏi một xã hội dân chủ có nên chú ý đến những lời kêu gọi kiểm soát các hành vi thể hiện quan điểm có thể bị coi là xúc phạm đến các tín đồ tôn giáo hay không. Đây là câu hỏi rất khó trả lời, và theo Nigel Warburton, chúng ta cần khai thác lại di sản của John Stuart Mill, đặc biệt là công trình Bàn về Tự do (1859) của ông, mới có thể tìm ra câu trả lời cho vấn đề nan giải ấy.
Nguồn gốc của minh triết Việt và suy nghĩ về minh triết Việt hiện đại
TRẦN NGỌC HIÊN
Xưa nay dân tộc và đất nước thịnh suy đều có quan hệ đến sự thăng trầm của Minh triết. Việt Nam cũng vậy, sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước đã có bộ mặt khác trước nhiều. Nhưng nhìn vào thực trạng kinh tế, xã hội, văn hoá hiện nay thì người ta không rõ Minh triết Việt đang thăng hay trầm ra sao?
Để lý giải câu hỏi đó, có lẽ phải đi tìm "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt quá trình phát triển Minh triết Việt thì mới hy vọng cùng nhau nhận thức dần dần vấn đề Minh triết Việt hiện đại - trường hợp Hồ Chí Minh.
Bước đầu đi tìm sợi chỉ đỏ ấy từ thực tiễn, tôi thấy đó là mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội với văn hoá - chính trị. Đây là mối quan hệ luôn thay đổi trong các giai đoạn, các thời đại khác nhau. Chỉ khi nhận thức được sự thay đổi có tính xu hướng, tính quy luật của mối quan hệ ấy thì mới đem đến những giá trị Minh triết bền vững.
Suy nghĩ như vậy nên tôi bắt đầu phân tích cơ sở hay nguồn gốc tạo nên những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa Minh triết Việt truyền thống với Minh triết Việt hiện đại, hy vọng từ đó có thể tìm đến những giá trị Minh triết Hồ Chí Minh - đỉnh cao của Minh triết Việt hiện nay.
I. Nguồn gốc của sự giống nhau và khác nhau giữa Minh triết Việt truyền thống với Minh triết Việt hiện đại
Để làm rõ sự giống nhau và khác nhau giữa Minh triết truyền thống và hiện đại cần đến một đề tài khoa học lớn, nên ở đây tôi chỉ tìm hiểu một số mặt giống nhau và khác nhau giữa hai thời kỳ Minh triết nhằm làm rõ nguồn gốc của sự giống nhau và khác nhau đó.
Nhìn khái quát, sự giống nhau giữa hai thời kỳ Minh triết Việt tập trung ở khâu then chốt:đạo làm người. Minh triết chỉ ra con đường muốn làm người phải có đạo nghĩa là phải có nhân cách và bản lĩnh. Hai phẩm chất ấy gắn bó với nhau tạo ra "đạo làm người". Con người muốn giữ nhân cách phải có bản lĩnh, để không bị tha hoá trong môi trường xã hội phức tạp. Trong Minh triết truyền thống, con người có nhân cách là "giữ được nếp sống nghèo mà trong sạch, yên phận giữ mình, không màng danh lợi". Đối với một số người có học thì "có thể mất mọi thứ nhưng không thể mất nhân cách". Minh triết truyền thống nêu cao bản lĩnh con người là "phải hiểu được mình, thắng được mình". Danh nhân Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cho rằng: "Hiểu được mình là anh. Thắng được mình là hùng" (theo Đắc Trung trong "Luận về lẽ sống và đạo làm người").
Nhân cách và bản lĩnh của "đạo làm người" trong Minh triết Việt truyền thống đặc biệt thể hiện ở "tinh thần dân tộc yêu nước sâu sắc", trong đó biểu hiện cả bản lĩnh và nhân cách con người Việt Nam. Đây là một phẩm chất được kết tinh từ hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của nhiều thế hệ. Tính bền vững của giá trị Minh triết này thể hiện nổi bật ở hai luận điểm:
Một là,coi dân làm trọng, là nhân tố quyết định sự hưng thịnh hay suy tàn của chế độ chính trị, thể hiện luận điểm "Chở thuyền, lật thuyền đều ở dân". Hội nghị Diên Hồng mang ý nghĩa lịch sử là vì vậy.
Hai là,coi "hiền tài là nguyên khí quốc gia". Hai luận điểm đó gắn bó với nhau, làm điều kiện cho nhau. Những giá trị của Minh triết Việt truyền thống có nguồn gốc, cơ sở từ địa chính trị, địa văn hoá của Việt Nam. Cơ sở này vẫn tồn tại đến ngày nay, nên những giá trị Minh triết vẫn còn phát huy tác dụng nhất định. Mặt yếu của những giá trị Minh triết truyền thống là chưa được hình thành trên một cơ sở kinh tế phát triển. Đây là vấn đề mà việc nghiên cứu Minh triết Việt hiện đại cần bổ sung.
Ngày nay, vai trò của địa kinh tế Việt Nam sẽ ngày càng tăng, đem lại sức sống mới, chất lượng mới cho những giá trị Minh triết Việt đã có. Sự phát triển của cơ sở kinh tế mới là nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng đồng thuận cả kinh tế, xã hội và môi trường, tức phát triển bền vững. Sự phát triển kinh tế thị trường theo hướng đó sẽ đem lại bộ mặt xã hội mới, nền văn hoá mới và nền chính trị tiến bộ. Đó sẽ là sự khác nhau về nguồn gốc giữa hai thời kỳ Minh triết Việt. Nó đem lại nội hàm mới cho "đạo làm người". Nhân cách và bản lĩnh con người không chỉ ở thước đo dân tộc mà còn cả thước đo quốc tế thời hội nhập. Nó cũng đem lại nội hàm mới cho khái niệm "hiền tài" và khái niệm nhân dân, cho tinh thần dân tộc yêu nước. Hơn nữa, kinh tế thị trường phát triển bền vững là một xu thế tất yếu. Khi kinh tế tri thức thay thế kinh tế công nghiệp đã tạo ra khả năng thực tế xoá bỏ vấn nạn lịch sử "người bóc lột người" và tàn phá thiên nhiên, nghĩa là xoá bỏ những chế độ chính trị coi thường sự phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Khả năng thực tế ấy còn bao hàm sự hình thành nền chính trị nhân văn - một tiêu chí của Minh triết hiện đại.
Bước vào thế kỷ 21, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức đang tạo ra xu thế ra đời nền chính trị nhân văn thể hiện trong sự phát triển của một hệ thống gồm Nhà nước pháp quyền của dân, một xã hội dân chủ mới, một nền kinh tế thị trường phát triển bền vững. Khái niệm nền chính trị nhân văn không phải nền chính trị lo cho dân bằng cách ban phát ân huệ mà bằng sự sáng tạo trong tổ chức, hướng dẫn cho dân tự phát triển đủ sức làm chủ xây dựng nhà nước, xây dựng xã hội ngay trong phát triển kinh tế thị trường.
Như vậy, Minh triết thời hiện đại không chỉ mang lại những nội dung mới mà còn cả phương pháp mới, không chỉ làm rõ những giá trị tốt đẹp của "đạo làm người" hiện nay, mà còn phải chỉ rõ làm thế nào để thực hiện những giá trị tốt đẹp đó.
II.Từ những giá trị Hồ Chí Minh, suy nghĩ về phát triển Minh triết Việt hiện đại
Từ góc nhìn Minh triết có thể nhận ra: Cách mạng tháng Tám 1945 thành công là cột mốc lịch sử giữa hai thời kỳ của Minh triết Việt. Những giá trị chính trị và văn hoá Hồ Chí Minh là sợi chỉ đỏ hướng dẫn nhân dân ta giành chính quyền và chiến thắng trong hai cuộc chiến tranh với chủ nghĩa tư bản Pháp và chủ nghĩa tư bản Mỹ. Tôi không dùng khái niệm "thực dân Pháp và xâm lược Mỹ" mà dùng khái niệm chủ nghĩa tư bản Pháp và chủ nghĩa tư bản Mỹ là muốn nói đến hai nước có nền kinh tế thị trường phát triển cao và nền văn minh công nghiệp, trong khi Việt Nam còn là nước nông nghiệp lạc hậu, nửa phong kiến. Nhưng tại sao cuối cùng Việt Nam thắng ?
Vấn đề này phải được lý giải bằng cách nhìn vào lịch sử thế giới và Việt Nam vào sau nửa thế kỷ 20 trở đi. Từ đầu thế kỷ 21 mà nhìn lại, nhiều sự kiện của thế giới ở nửa sau thế kỷ 20 phát đi tín hiệu: gió thời đại đang đổi chiều, trong đó có các sự kiện tiêu biểu như các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nổi lên khắp nơi; sự hình thành thế giới thứ ba; sự thất bại của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phát xít; sự phát triển nền kinh tế thị trường - xã hội ở châu Âu (nhất là Bắc Âu) và chủ nghĩa xã hội - dân chủ; sự suy thoái và kết thúc chủ nghĩa xã hội nhà nước ở Liên Xô, Trung Quốc và Đông Âu; sự kết thúc chiến tranh lạnh và thế giới hai cực đối đầu; sự phát triển mạnh kinh tế tri thức và toàn cầu hoá; những hiểm hoạ có tính toàn cầu do tàn phá môi trường đi đôi với cuộc đấu tranh về xã hội và chính trị mang tính toàn cầu.
Gió thời đại đổi chiều là nhân tố khách quan tạo ra thời cơ chưa từng có cho các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ giành thắng lợi. Cách mạng tháng Tám 1945 và hai cuộc kháng chiến của Việt Nam thắng lợi nhờ thời cơ ấy.
Thời cơ đó là cơ hội chung cho mọi dân tộc đang đấu tranh giành giải phóng dân tộc, nhưng chỉ có dân tộc nào có nhân tố chủ quan, minh triết được xu thế của thời đại thì mới giành được thắng lợi.
Ở Việt Nam, nhân tố chủ quan đó là sự xuất hiện Hồ Chí Minh với những giá trị được tích hợp qua chặng đường dài, từng trải, từ khi ra đi tìm đường cứu nước (1911) cho đến khi lãnh đạo đất nước đã thể hiện ngày càng sâu sắc những đặc điểm và nội dung Minh triết Việt hiện đại. Giá trị Minh triết Hồ Chí Minh không những được khẳng định thông qua thành công về đối ngoại và đối nội, không những trong tư tưởng, quan điểm mà cả trong hành động thực hiện, trong sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nói với làm, giữa sự nghiệp với cuộc sống cá nhân.
Có thể nói Minh triết Hồ Chí Minh được tích hợp từ những giá trị của thời đại mới với những tinh hoa của Việt Nam, cho nên sức sống của nó lâu bền và sẽ lan toả trong đời sống Việt Nam, dù ở giai đoạn đầu còn nhiều cản trở.
Vậy nói vắn tắt thì Minh triết Hồ Chí Minh gồm những giá trị gì chủ yếu ?
Nếu nói một cách cô đọng thì có ba giá trị lớn gắn bó với nhau, làm điều kiện cho nhau. Đó là:
1) Độc lập cho dân tộc.
2) Tự do dân chủ cho nhân dân.
3) Sự phát triển của mỗi người.
Ba giá trị ấy trở thành ba mục tiêu của cách mạng Việt Nam, được thực hiện bằng ba cuộc giải phóng: giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Đó là nội dung cơ bản của thời đại Hồ Chí Minh.
Bước sang thế kỷ 21, kinh tế tri thức đang phát triển mạnh trên phạm vi toàn cầu, đem lại những nội dung và yêu cầu mới trong các mục tiêu: độc lập dân tộc, tự do dân chủ và phát triển con người. Vì vậy, làm rõ những nội dung và yêu cầu mới trong ba mục tiêu trên phải là định hướng phát triển Minh triết Việt hiện đại. Theo suy nghĩ bước đầu của tôi, có thể gợi ra mấy hướng nghiên cứu sau đây:
1.Mục tiêu độc lập dân tộc: Minh triết vấn đề này không nên dừng lại ở mục tiêu giành chính quyền, mà phải gắn độc lập dân tộc với phát triển bền vững. Độc lập dân tộc hiện nay phải bảo đảm vấn đề an ninh. Bên cạnh những vấn đề an ninh truyền thống, đang nảy sinh nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống ở phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu, như an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, tài nguyên, an ninh sinh học, thông tin, năng lượng, môi trường và tài chính tiền tệ. Những vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng tăng do biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai dịch bệnh, di dân bất hợp pháp, buôn lậu... gây ra.
2.Mục tiêu tự do dân chủ cho nhân dân: Minh triết vấn đề này trong thế kỷ 21 đã khác nhiều với thế kỷ 20. Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, vấn đề nhận thức và xây dựng nền dân chủ ở nước ta phải trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Không được để cho sự hấp dẫn của chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm che khuất. Vai trò và uy tín của Đảng và Nhà nước được quyết định bởi những bước tiến của nền dân chủ, chứ không phải ở tỷ lệ đầu tư và tăng trưởng. Nếu tăng trưởng kinh tế không đi đôi với tiến bộ dân chủ thì nguy cơ chệch hướng ngày càng tăng. Trái lại, nếu dân chủ hoá quá trình phát triển kinh tế thì đạt được đồng thời hai mục tiêu kinh tế và xã hội.
Để thực hiện mục tiêu này, giá trị Hồ Chí Minh chỉ cho ta thấy những yêu cầu mới.
a) Xây dựng nền dân chủ nhân dân là biểu hiện giá trị của độc lập dân tộc. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ giá trị Minh triết này:
"Nước được độc lập mà dân không được tự do thì độc lập cũng chẳng có ích gì".
b) Phải xây dựng nền dân chủ ngay trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường. Lịch sử cho thấy, chỉ phát triển kinh tế thị trường lành mạnh mới là cơ sở đẻ phát triển dân chủ và ngược lại có phát triển dân chủ mới bảo đảm sự phát triển tốt của kinh tế thị trường. Minh triết này còn được xác minh ở mặt khác: trong kinh tế tập trung của nhà nước và bao cấp chỉ hình thành quan hệ ban ơn và chịu ơn, không hề có giá trị dân chủ thực sự, với hậu quả là nhà nước sụp đổ.
c) Sau hơn 20 năm đổi mới, nhiệm vụ trung tâm của Đảng hiện nay là xây dựng nền dân chủ cho dân, kể cả đổi mới cách thực hiện dân chủ trong Đảng. Để làm tốt nhiệm vụ đó, giá trị Hồ Chí Minh là giá trị duy nhất để Đảng thực hiện dân chủ hoá xã hội Việt Nam một cách thành công và an toàn. Từ góc nhìn Minh triết thì Đảng phải tổ chức và rèn luyện nền dân chủ Việt Nam bằng nhận thức và vận dụng giá trị Hồ Chí Minh bởi vì giá trị đó thể hiện nền văn hoá mới. Đó là "nền văn hoá tương lai" như nhà thơ Liên Xô Ôxép Manđenxtam đã viết khi tiếp xúc với Hồ Chí Minh năm 1923.
3. Sự phát triển cá nhân mỗi người: Đây là kết quả cao nhất của quá trình dân chủ hoá. C.Mác đã từng dự báo khi phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa rằng: kinh tế thị trường sẽ đưa đến sự phát triển cá nhân "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển mọi người" hình thành xã hội hậu tư bản. Trong thể chế ban ơn - chịu ơn hoặc thể chế chuyên quyền độc đoán đều phủ nhận sự phát triển cá nhân mỗi người, nên hình thành "xã hội thần dân" chứ không có xã hội dân chủ.
Để vận dụng tính tất yếu về sự phát triển cá nhân trong kinh tế thị trường (được coi như là động lực và mục tiêu phát triển kinh tế) cần nắm vững mấy quy luật phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ, giáo dục trong giai đoạn hiện nay, gắn liền với quyết tâm khắc phục cho được nhược điểm chủ yếu của một xã hội lạc hậu.
a) Để tạo ra cơ sở kinh tế cho sự phát triển cá nhân, cần sửa đổi chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp theo quy luật phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Ở các nước phát triển, công ty cổ phần là phổ biến, trong đó những người lao động trong doanh nghiệp và cả người dân trở thành cổ đông. Sự phát triển công ty cổ phần tạo ra sở hữu cá nhân của lao động (cơ sở kinh tế của sự phát triển cá nhân) và sở hữu xã hội (cơ sở kinh tế của sự phát triển cộng đồng) hoàn toàn khác với sở hữu nhà nước.
b) Xây dựng nền khoa học và nền giáo dục quốc gia theo hướng đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững. Sự liên kết, thâm nhập vào nhau giữa khoa học tự nhiên với khoa học xã hội (về tri thức, phương pháp, hướng sử dụng bền vững) trong khoa học và trong giáo dục sẽ tạo ra nền văn hoá nhân văn và sự phát triển của cá nhân.
c) Trước sự cám dỗ của tiền bạc và danh lợi hiện nay thì sự phát triển cá nhân nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc vào nhân cách và bản lĩnh mỗi người.Trong Minh triết truyền thống về bản lĩnh con người là "phải hiểu được mình, thắng được mình" vẫn còn giá trị và rất cần cho hiện nay.
4. Việc thực hiện ba mục tiêu nói trên chỉ có kết quả phụ thuộc vào nhân tố quyết định nhất là xây dựng thể chế chính trị theo Minh triết Hồ Chí Minh, với quyết tâm "Hồ Chí Minh hoá nền chính trị Việt Nam", coi đó là sứ mệnh, là nghĩa vụ của các nhà chính trị, như ý kiến một số trí thức kiến nghị.
Yêu cầu này đã trở nên cấp bách khi tính tự phát trong dân và một số quan chức đã phổ biến thành một nếp sống xấu, vì nó chống lại Nhà nước pháp quyền bằng hối lộ, bằng lợi dụng quan hệ gia đình, họ hàng để tranh giành lợi ích và chức vụ. Lênin khi thực hiện chính sách kinh tế mới đã chỉ ra "Tính tự phát tiểu tư hữu là kẻ thù giấu mặt, nguy hiểm". Thậm chí là "Kẻ chủ chính của chủ nghĩa xã hội". Còn Hồ Chí Minh thì coi đó là "giặc nội xâm" làm hư hỏng xã hội và chính trị./.
Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015
Người đàn bà uống Vodka một mình
Hà Lập Nhân
mắt to mũi thon môi nhạt khăn lụa vạn phúc lấm chấm hoa chìm
tự tin sải chân lách mũi giày tím bước vào quán nhỏ
cười cười vươn những ngón mềm móng sẫm tươi khẽ nhắc chiếc ghế tre
ánh vàng màu thời gian nhẹ bẫng chọn chỗ ngồi
một góc phố quen dải nắng đông rười rượi
một chút hương vị lạ thoảng làn gió muộn len vào
gần như không giọng nói hai ngón dài vẫy vẫy
người bồi bàn trẻ nghiêng nghiêng bước lại với chiếc khay thiếc chạm hoa văn
vodka, soda, lọ tiêu, chút muối, vài lát bơ màu mỡ gà viền lớp vỏ nâu sẫm
mỏng tang ngai ngái vị khói xếp nghiêng nghiêng trong chiếc đĩa gốm bát tràng
dòng vodka nhỏ thẫm trong thoảng vị rêu phương bắc
hai chiếc ly pha lê lóng lánh lanh canh chạm vài giọt vodka sánh rơi
treo trên nụ hồng sẫm tím cắm trong chiếc lọ gốm nhỏ ấm màu đất nung
hờ hững đặt trên mặt bàn phủ khăn gấm vương vài cánh rụng
đôi khi vẳng nhịp ghế tre kót két sau lưng
tiếng mọt thời gian gậm nhấm tháng năm dài đã chót bỏ quên
người đàn bà uống vodka một mình
từng ngụm nhỏ mắt thoảng chút xa xăm lướt qua những con phố ồn ào
ngoài xa kia bao dáng hình quen, bao gương mặt lạ
ngoài xa kia bao cuộc đời bao kẻ cùng sải bước chia tay
chai vodka đã cạn hai chiếc ly trống không
những lát bơ màu mỡ gà viền lớp vỏ nâu sẫm còn nguyên
ngoài xa kia là dải đê dài, chiếc cầu sắt già nua, con sông bời bời réo gọi
người đàn bà uống vodka một mình
thơ Đinh Thị Như Thuý
Nhà thơ Đinh Thị Như Thuý
Bạn có thể làm được điều đó không?
định kiến vốn nặng nề
trì níu
khiến con người
thật khó chấp nhận sự thay đổi
của một con người
để thuyết phục
bạn sẽ phải lặp đi lặp lại hành động của bạn
như một món đồ chơi được lên dây cót
xoay vòng
xoay vòng
xoay vòng
những vòng xoay ngày một cũ
làm nên một định kiến mới
Đã dịu dàng nói lời từ biệt
Không gì tù đọng mãi
Chúng ta trượt
Và trượt
Từ một không gian
Đến một không gian
Trên những đường biên đang bị xóa nhòa
Chúng ta lặng lẽ đón nhận nhau
Không chối từ
Những thảm hại của bao nhiêu mục ruỗng
Cả những tởm lợm xót đau
Làm chúng ta vừa buồn nôn vừa chảy máu
*
Tại sao chỉ dành cho niềm vui
Chúng ta chưa bao giờ chạm ly
Cho đắng cay
Của những lần thất bại
Hôm nay
Chiếc cốc pha lê này
Màu đỏ ấm áp này
Thứ men nồng dịu này
Cơn đau rát trong cổ họng này
Chúng ta trượt
Và trượt
Không thể không mỉm cười
Những ngựa thồ đã vứt bỏ những yên cương và móng sắt
Một con người
Vừa rời bỏ chúng ta
45’ điện thoại đường dài buổi trưa
Những tranh cãi không làm sáng ra điều đang tranh cãi
Những sinh vật phù du (không phù du) bơi trong những biển
Xa
Cách nhau.
Mặn
Mặn hơn
Và mặn hơn nữa
Không phải muối nước mắt hay máu
Một điều gì ai cũng biết
Nhưng không ai tỏ ra đã biết
Những tranh cãi làm vỡ ra điều không có trong những điều đang tranh cãi
Những sinh thể đã quên
Tuổi tên
Ngày tháng
Vệt chai ngày nào trên đôi tay
Nấm mồ ngày nào chết lặng
Chỉ tiếng réo u u trong ống nghe
Chỉ tiếng réo u u
Ngắn
Ngắn hơn
Và ngắn hơn nữa
Như viên đạn ở khoảng cách gần
Tầm thấp
Khoan vào sọ não
Vỡ
Tung
Ta nhỏ nhà lớn
VĨNH HANH THÁI CHÍ BÌNH
Sự việc tưởng như là một ấn tượng của tuổi thơ, khi ta tình cờ nhận ra rằng căn nhà lá ba gian hai chái nơi gắn bó một thời với tuổi thơ của ta sao bây giờ lại nhỏ bé như vậy; cũng thế, dòng sông trước nhà nơi ta thường ra tắm giặt trông chẳng có gì lớn lao như trước. Một cảm giác thay đổi khiến ta có chút ngơ ngẩn, bâng khuâng. Vấn đề là ta vừa nhận ra rằng, nay ta đã là một người đang bước vào tuổi trưởng thành, đang quay về thăm lại mái nhà xưa con sông xưa của thời thơ ấu. Sự đổi thay, biến dịch của con người ta khá nhanh, còn cái nhà và dòng sông có thay đổi nhưng không lớn lắm để ta nhận ra chúng nhỏ lại so với trước đây. Đấy là sự biến dịch tương đối của các vật thể với nhau. Cái ngõ tre trước nhà, lúc chạy ra chạy vào ta vẫn tung tăng thoải mái nhưng bây giờ khi bước vào ta cảm giác phải cúi xuống để tránh đụng phải. Ta đã lớn thêm, cao thêm. Đối với Einstein, đấy là tính tương đối vật lý, nhưng đối với giao pháp của Đức Phật thì điều này hết sức hệ trọng đối với mỗi Phật tử của chúng ta trên bước đường tu học, khi chúng ta suy nghĩ về tâm thế của ta, về vô thường, sự biến dịch của sự vật và sự đổi thay của thế giới ta-bà này:
1
Ta nhỏ hay cái nhà lớn:
Ta nhỏ hay cái nhà lớn:
Cái nhà rộng lớn hơn chúng ta bởi một lẽ đơn giản là lúc chúng ta còn bé nhỏ, sự chiếm hữu không gian của từng vật thể đã làm cho nhận thức của chúng ta cảm nhận so sánh như thế. Nhưng khi chúng ta lớn lên, không gian chiếm dụng thay đổi, chúng ta nhìn mọi sự vật cũng thay đổi. Ngay cả với người thân yêu của chúng ta: Cha mẹ ta dường như thấp còm nhỏ bé hơn ta. Ta đã cao lớn, to con hơn trước đây. Nhìn ngôi nhà, dòng sông, hình ảnh uy nghi của cha mẹ ta, mọi sự việc đều thay đổi dưới cái nhìn của ta. Ta lớn hay ta nhỏ trong không gian và trong những con người thân yêu, gần gũi của ta. Đối với căn nhà, dòng sông nó có thay đổi nhưng không lớn lắm. Nhưng nếu ta tự nghĩ rằng sao cái nhà, con sông, nó nhỏ bé, ngắn ngủi; cha mẹ ta thấp bé hơn ta trong một không gian nhỏ hẹp, đơn điệu của nhà tranh vách lá mà chúng ta không cảm nhận được sự hân hoan hạnh phúc của cái nhà, của dòng sông của tình thương cha mẹ dành cho ta thì thật là ta quá nhỏ về tâm thức so với cái nhà với dòng sông với tình thương của cha mẹ ta. Nhưng ngược lại ta lớn thậm chí rất lớn đối với những gì mà chúng ta cho rằng nó nhỏ bé đang vây quanh ta: những kỷ niệm mà cái nhà, con sông, cha mẹ ta còn lưu giữ là vô cùng lớn lao so với cái thân nhỏ bé của chúng ta. Cảm nhận lớn nhỏ về thế giới vật chất về tâm thế con người, Đức Phật cho là tương đối như là so sánh sự vận hành của thế giới vật lý của Einstein, nhưng cao xa hơn, sống động hơn là lý vô thường, hoại diệt kể cả tâm thức, cái mà sự so sánh vật lý tương đối chưa đạt tới. Do đó ta nhỏ hay lớn so với cái nhà, so với dòng sông và ngay cả với cha mẹ ta vẫn nằm trong lý vô thường và lẽ sinh diệt của thế gian. Khi ta nhỏ nhen ích kỷ, tâm thế chúng ta hẹp hòi thì làm sao dung chứa được những cái lớn lao vẫn thường hằng trong cái vô thường, sinh diệt: tình quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nghĩa sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Ta lớn hay nhỏ là tùy cái tâm thức tương đối của ta có cùng một thể tánh bình đẳng với Tam thiên đại thiên thế giới đó chăng.
2
Câu chuyện về Tề Thiên Đại thánh trong lòng bàn tay Phật
Câu chuyện về Tề Thiên Đại thánh trong lòng bàn tay Phật
truyện Tây du ký có thể cũng cho ta một thông điệp đậm màu tinh thần tâm thức vô thường, sinh diệt. Tề thiên Đại thánh lớn hay nhỏ so với bàn tay Phật Tổ. Thoạt nhìn Tề thiên Đại thánh thấy bàn tay Phật Tổ nhỏ nhoi thế nhưng đó chỉ là bàn tay vật lý. Khi bàn tay ấy là bàn tay tâm thức, bàn tay của chơn như, không tịch thì tức khắc nó bao trùm cả tam thiên đại thiên thế giới, bàn tay của Đại ngã, thì với 72 phép thần thông, Tề Thiên Đại thánh có nhảy cao bay xa, cũng không thoát ra ngoài tính rỗng lặng vô cùng, vô biên của tâm thức đầy trí huệ, giải thoát.
Trong kinh, Đức Phật thường ẩn dụ cho tính tương đối, cho tính vô thường bằng việc lấy hạt cát sông Hằng, lấy đầu sợi lông thỏ nhỏ nhoi (hạt vi trần) để ví với cái lớn lao về hình tướng (tính vật lý), về qui mô rộng lớn (như số lượng cát sông Hằng, như Tam thiên đại thiên thế giới). Điều quan trọng ở đây là cái nhìn Đức Phật về sự biến dịch sinh động giữa cái vô cùng nhỏ bé với cái vô cùng lớn lao: từ cái nhỏ bé trở thành cái lớn lao và ngược lai. Trong thực tế cuộc sống, trong quá trình tu học, người Phật tử chúng ta mới chứng nghiệm được lẽ biến dịch vô thường này. Sở dĩ Tề Thiên Đại thánh bị chôn vùi dưới lòng bàn tay, dưới năm ngọn núi, cũng chỉ là quả của tâm vô minh, kiêu ngạo tự tôn, không thấu hiểu được giữa cái nhỏ nhoi, ích kỷ với cái rộng lớn bao dung bình đẳng do chấp ta lớn, ta giỏi, chấp người nhỏ, người kém, nên ta luôn bị vướng mắc trong cái nhỏ hẹp. Chỉ có cái tâm rộng lớn, bao dung mới chứa được muôn loài khác biệt (tính vật lý). Khi nào hạt cát sông Hằng, đầu sợi lông thỏ lại dung chứa được hằng hà sa số cát sông Hằng, chứa được Tam thiên đại thiên thế giới. Đây là yếu lý của giáo pháp của Đức Phật khi Ngài dùng đến 84.000 pháp môn cho chúng sanh trên bước đường tu học của mình, để làm được một việc hy hữu trong cuộc đời này là giác ngộ, giải thoát, là cùng với hằng hà sa số cát sông Hằng, cùng Tam thiên đại thiên thế giới, cùng với chư Phật bình đẳng. Phật tánh của chúng sanh đồng một thể với chư Phật. Cái nhỏ dung chứa cái lớn lao vô cùng, Tam thiên đại thiên thế giớI nằm gọn trên đầu sợi lông thỏ. Cái nhỏ lành thiện, trong sáng ấy đồng tánh với cái lớn lao của lòng từ bi, của tinh thần trí huệ. Nó và cái lớn thể tánh như nhau, cùng viên dung vô ngại.
Trong kinh, Đức Phật thường ẩn dụ cho tính tương đối, cho tính vô thường bằng việc lấy hạt cát sông Hằng, lấy đầu sợi lông thỏ nhỏ nhoi (hạt vi trần) để ví với cái lớn lao về hình tướng (tính vật lý), về qui mô rộng lớn (như số lượng cát sông Hằng, như Tam thiên đại thiên thế giới). Điều quan trọng ở đây là cái nhìn Đức Phật về sự biến dịch sinh động giữa cái vô cùng nhỏ bé với cái vô cùng lớn lao: từ cái nhỏ bé trở thành cái lớn lao và ngược lai. Trong thực tế cuộc sống, trong quá trình tu học, người Phật tử chúng ta mới chứng nghiệm được lẽ biến dịch vô thường này. Sở dĩ Tề Thiên Đại thánh bị chôn vùi dưới lòng bàn tay, dưới năm ngọn núi, cũng chỉ là quả của tâm vô minh, kiêu ngạo tự tôn, không thấu hiểu được giữa cái nhỏ nhoi, ích kỷ với cái rộng lớn bao dung bình đẳng do chấp ta lớn, ta giỏi, chấp người nhỏ, người kém, nên ta luôn bị vướng mắc trong cái nhỏ hẹp. Chỉ có cái tâm rộng lớn, bao dung mới chứa được muôn loài khác biệt (tính vật lý). Khi nào hạt cát sông Hằng, đầu sợi lông thỏ lại dung chứa được hằng hà sa số cát sông Hằng, chứa được Tam thiên đại thiên thế giới. Đây là yếu lý của giáo pháp của Đức Phật khi Ngài dùng đến 84.000 pháp môn cho chúng sanh trên bước đường tu học của mình, để làm được một việc hy hữu trong cuộc đời này là giác ngộ, giải thoát, là cùng với hằng hà sa số cát sông Hằng, cùng Tam thiên đại thiên thế giới, cùng với chư Phật bình đẳng. Phật tánh của chúng sanh đồng một thể với chư Phật. Cái nhỏ dung chứa cái lớn lao vô cùng, Tam thiên đại thiên thế giớI nằm gọn trên đầu sợi lông thỏ. Cái nhỏ lành thiện, trong sáng ấy đồng tánh với cái lớn lao của lòng từ bi, của tinh thần trí huệ. Nó và cái lớn thể tánh như nhau, cùng viên dung vô ngại.
3
Câu chuyện về hạt cát sông Hằng.
Trong kinh Phật, để so sánh cái lớn lao với cái nhỏ bé, Đức Phật thường sử dụng đến hình tượng cụ thể của cát sông Hằng, chỉ số nhiều; của ngọn núi Tu Di, chỉ cao lớn rộng rãi; dùng khái niệm số đo thời gian sát-na; dùng khái niệm chiều dài không gian na-do-tha… Ngài dùng cát sông Hằng như là một ẩn dụ cụ thể về số nhiều, về số lượng không thể đong đếm được. Hạt cát sông Hằng dùng làm đơn vị đếm, đơn vị cân đo của vật chất mà chúng ta có thể sờ mó, cảm nhận được. Nhờ đó việc lý giải pháp Tứ đế, lý Nhân duyên, Sinh tử luân hồi, Niết-bàn, Địa ngục… cũng như tất cả các pháp trong cõi ta-bà đều tỏ rõ, hiển hiện, dung chứa tánh Không bình đẳng của cái bé nhất, cái lớn nhất của hạt cát và cát sông Hằng; của cái không gian Nano và không gian vũ trụ của thế giới ta-bà. Đối với trí huệ của Đức Phật, khái niệm lớn – nhỏ, rộng – hẹp; cao – thấp, nhẹ – nặng… khi phát khởI liền tức khắc đã có một giả lập, một quy ước về ngã, ngã sở, năng sở… Chúng sanh thì bị cuốn trôi theo dòng giả lập, theo điểm qui ước đó… còn các bậc Bồ-tát, chư Phật thì tâm định, lặng nhìn và thấy rõ các pháp tánh chân thật, rốt ráo của nó vốn không sai khác do bởi tính giả lập, tính qui ước của nó. Kinh Đại Bảo Tích, trong phẩm Pháp Hội xuất hiện Quang Minh, trang 692 có ghi:
…
Rời xa tướng thường, tướng đoạn
Nhơn duyên tự tánh đều rỗng không
Đấng Đại Đạo sư phương tiện nói
…
4
An lành và hoan hỷ biết bao khi chúng ta có được cái “nhìn theo tinh thần “Vô thường”, tinh thần “ Vô ngã” và tinh thần “Nhân duyên” của Đạo Phật. Thế giới ta-bà có khi ta có và ngược lại là không vĩnh viễn, nghĩa là không còn giả lập không còn qui ước, không còn thời gian, không gian đối với ta. Nhưng nó vẫn có, vẫn tồn tại ngoài ta một cách độc lập như là hằng hà sa số cát sông Hằng, hằng hà sa số các pháp thế gian. Hạt cát là một hợp phần của hằng hà sa số hạt cát sông Hằng. Giữa hạt cát và tất cả cát sông Hằng có khác về số lượng (đếm – giả lập) nhưng tuyệt đối như nhau về thể tánh, đồng một thể. Do đó khi chư Bồ-tát, chư Phật trụ vững vàng như kim cương trong sai khác liền tức khắc vượt thoát mọi khổ đau, điên đảo như ngay trong đoạn mở đầu của Kinh Bát Nhã: “Quán tự tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba- la-mật-đa, thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách…” .
Có bao giờ chúng ta thấy mình bé bỏng trong vòng tay của cha mẹ; chúng ta trở về căn nhà tuổi thơ với niềm xúc động dạt dào bởi sự chở che đùm bọc ta; chúng ta lướt nhìn dòng sông quê hương với một sự tri ân lớn lao mà dòng nước ngọt phù sa đã nuôi lớn ta từng ngày. Bây giờ ta đã lớn, thậm chí đã già, có danh phận hay không, nhưng chúng ta chắc chắn vẫn nhỏ bé trước ngôi nhà quê hương, trước đấng sanh thành và với dòng sông quê ta thuở nào. Chúng ta hết sức nhỏ bé, khiêm cung trân trọng trước những giá trị văn hóa lớn lao mà đạo Phật đã mang lại cho sự bền vững của truyền thống văn hóa gia đình và cảnh trời quê hương ta trong mạch sống của cả dân tộc suốt hơn hai thiên niên kỷ qua.■
Câu chuyện về hạt cát sông Hằng.
Trong kinh Phật, để so sánh cái lớn lao với cái nhỏ bé, Đức Phật thường sử dụng đến hình tượng cụ thể của cát sông Hằng, chỉ số nhiều; của ngọn núi Tu Di, chỉ cao lớn rộng rãi; dùng khái niệm số đo thời gian sát-na; dùng khái niệm chiều dài không gian na-do-tha… Ngài dùng cát sông Hằng như là một ẩn dụ cụ thể về số nhiều, về số lượng không thể đong đếm được. Hạt cát sông Hằng dùng làm đơn vị đếm, đơn vị cân đo của vật chất mà chúng ta có thể sờ mó, cảm nhận được. Nhờ đó việc lý giải pháp Tứ đế, lý Nhân duyên, Sinh tử luân hồi, Niết-bàn, Địa ngục… cũng như tất cả các pháp trong cõi ta-bà đều tỏ rõ, hiển hiện, dung chứa tánh Không bình đẳng của cái bé nhất, cái lớn nhất của hạt cát và cát sông Hằng; của cái không gian Nano và không gian vũ trụ của thế giới ta-bà. Đối với trí huệ của Đức Phật, khái niệm lớn – nhỏ, rộng – hẹp; cao – thấp, nhẹ – nặng… khi phát khởI liền tức khắc đã có một giả lập, một quy ước về ngã, ngã sở, năng sở… Chúng sanh thì bị cuốn trôi theo dòng giả lập, theo điểm qui ước đó… còn các bậc Bồ-tát, chư Phật thì tâm định, lặng nhìn và thấy rõ các pháp tánh chân thật, rốt ráo của nó vốn không sai khác do bởi tính giả lập, tính qui ước của nó. Kinh Đại Bảo Tích, trong phẩm Pháp Hội xuất hiện Quang Minh, trang 692 có ghi:
…
Rời xa tướng thường, tướng đoạn
Nhơn duyên tự tánh đều rỗng không
Đấng Đại Đạo sư phương tiện nói
…
4
An lành và hoan hỷ biết bao khi chúng ta có được cái “nhìn theo tinh thần “Vô thường”, tinh thần “ Vô ngã” và tinh thần “Nhân duyên” của Đạo Phật. Thế giới ta-bà có khi ta có và ngược lại là không vĩnh viễn, nghĩa là không còn giả lập không còn qui ước, không còn thời gian, không gian đối với ta. Nhưng nó vẫn có, vẫn tồn tại ngoài ta một cách độc lập như là hằng hà sa số cát sông Hằng, hằng hà sa số các pháp thế gian. Hạt cát là một hợp phần của hằng hà sa số hạt cát sông Hằng. Giữa hạt cát và tất cả cát sông Hằng có khác về số lượng (đếm – giả lập) nhưng tuyệt đối như nhau về thể tánh, đồng một thể. Do đó khi chư Bồ-tát, chư Phật trụ vững vàng như kim cương trong sai khác liền tức khắc vượt thoát mọi khổ đau, điên đảo như ngay trong đoạn mở đầu của Kinh Bát Nhã: “Quán tự tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba- la-mật-đa, thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách…” .
Có bao giờ chúng ta thấy mình bé bỏng trong vòng tay của cha mẹ; chúng ta trở về căn nhà tuổi thơ với niềm xúc động dạt dào bởi sự chở che đùm bọc ta; chúng ta lướt nhìn dòng sông quê hương với một sự tri ân lớn lao mà dòng nước ngọt phù sa đã nuôi lớn ta từng ngày. Bây giờ ta đã lớn, thậm chí đã già, có danh phận hay không, nhưng chúng ta chắc chắn vẫn nhỏ bé trước ngôi nhà quê hương, trước đấng sanh thành và với dòng sông quê ta thuở nào. Chúng ta hết sức nhỏ bé, khiêm cung trân trọng trước những giá trị văn hóa lớn lao mà đạo Phật đã mang lại cho sự bền vững của truyền thống văn hóa gia đình và cảnh trời quê hương ta trong mạch sống của cả dân tộc suốt hơn hai thiên niên kỷ qua.■
Hãy viết theo ý mình
Danh Đức (TBKTSG)
- Viết là một hành động mang tính cá nhân, văn hào Pháp Flaubert đã từng nói về mình và tác phẩm của mình: “Bà Bovary, là chính tôi đấy”. Đây chính là điều mà người làm báo luôn phải khắc ghi.
Tất nhiên, trong một tòa soạn, trước khi viết cũng phải báo đề tài, trao đổi với biên tập viên, và dòm trước, ngó sau. Song, đó chính là những khuôn khổ của mọi người viết báo của mọi tờ báo trong mọi xã hội. Xã hội nào cũng có những giới hạn của nó, tờ báo nào cũng có những tôn chỉ hay ràng buộc của nó, và trong công việc làm báo luôn có khâu “coaching”, tức biên tập viên bàn bạc đề tài với phóng viên. Song, những giới hạn đó lớn hay nhỏ, nặng nề hay nhẹ, là do tính tự chủ của người làm báo. Càng tự chủ, sẽ càng thấy rộng đường...
Tự chủ từ chính việc chọn đề tài. Có nhiều thái độ có thể có. Hoặc cứ thông cáo báo chí, cứ tin thông tấn mà đưa lại, thậm chí tô màu thêm... Hoặc từ cái nguồn tin ban đầu đó tìm kiếm, kiểm tra thực hư hay đánh giá lại thực trạng, đặt lại vấn đề. Cách đây gần chục năm, báo chí đăng một tin thương tâm: một bé trai đi học về, đi ngang một cây cột điện, dây điện giăng hay rớt sao đó mà em bị điện giật chết. Những tin cháy nhà, tai nạn kiểu đó, vào những năm 1980 còn không thấy trên mặt báo! Nay thì đăng hết ngày này sang ngày khác, với đủ mọi giải thích từ các kỹ sư điện. Thế nhưng, vấn đề cốt lõi là ai phải chịu trách nhiệm về sự mất mát nhân mạng đó, thì lại không nói đến!
Rồi thì cũng có một nhà báo tra cứu nêu ra hai án lệ ở nước ngoài, hai vụ điện giật ở nơi công cộng: xã trưởng và giám đốc công ty có dàn máy gây phóng điện đó phải ra tòa, chịu án tù. Tất nhiên, việc nêu án lệ đó cũng “chẳng đi đến đâu”! Y hệt việc có tờ báo ngày nào cũng dành cả một phần chân trang để đăng tin, ảnh khiếu nại chẳng hạn ở đây cây cột đèn “say xỉn”, ở kia cái nắp cống bị văng..., và rồi hôm sau báo công rằng vụ đó, đơn vị kia “đã sửa sai”. Cách làm kiểu “công tác bạn đọc” đó chẳng khác gì vá lỗ mọt. Nếu tất cả cùng nhấn thêm một bước là quy trách nhiệm và làm dấy lên một đòi hỏi trách nhiệm, hy vọng sẽ lần hồi giảm bớt tình trạng “chẳng ai trừng phạt ai” để biến chuyển thành một tinh thần trách nhiệm phổ quát. Tạo được chuyển biến đó có lẽ phải tính bằng đơn vị là chục năm!
Chuyển biến ý thức xã hội không hề là một điều đơn giản, có thể thực hiện bằng lý thuyết, sách vở hay bằng cấp. Càng không bằng cách kẻ khẩu hiệu. Những tranh luận gần đây về những phát biểu quy chụp của ai đó về quyền giữ im lặng cho thấy bằng cấp cũng chưa phải là một đảm bảo thông hiểu. Cũng thế chuyện vịn vào dân trí thấp! Dân trí, nếu có còn thấp hay chăng, là do nền giáo dục như thế nào, do làng báo như thế nào?! “Văn dĩ tải đạo” (chở đạo lý) hay “tái đạo” (khôi phục đạo lý) là nhiệm vụ đầu tiên của người làm báo.
“Đạo lý” đó không chỉ là lý thuyết dân chủ suông mà là làm sao ứng dụng các lý thuyết đó trong đời sống hàng ngày. Kịch tác gia Pháp Molière đã vẽ ra nhân vật “trưởng giả học làm sang” há hốc mồm khi nghe người gia sư nói “Thì tôi đang dạy ông làm văn xuôi chớ còn gì nữa! Khi ông nói, tức là ông đang làm văn xuôi”, rồi cứ thế mà vỗ ngực: “Ta đang làm văn xuôi!”. Trong danh mục các giải Pulitzer của làng báo Mỹ, hạng mục giải thưởng đầu tiên là “công vụ”. Năm nay giải này được trao cho tờ The Post & Courier, ở Charleston, bang South Carolina, cho loạt bài “Đến chết mới chia lìa”, giải thích tại sao bang này lại là một trong những bang nguy hiểm nhất đối với phụ nữ, và đặt vấn đề chính quyền bang đó cần phải làm gì. Vào chung kết giải này là tờ The Boston Globe với loạt bài về những điều kiện tồi tệ mất an toàn, có thể dẫn đến chết người trong hệ thống ký túc xá duy lợi nhuận ở Boston, và tờ The Wall Street Journal cho loạt bài về nguy cơ gây ung thư cho phụ nữ qua điều trị nội khoa.
Khi chạm đến những vấn đề sống còn đó của người dân, chính là nói thay người dân. Ý của người làm báo sẽ là ý của dân và ý của trời (vox populi, vox dei).
Tất nhiên, trong một tòa soạn, trước khi viết cũng phải báo đề tài, trao đổi với biên tập viên, và dòm trước, ngó sau. Song, đó chính là những khuôn khổ của mọi người viết báo của mọi tờ báo trong mọi xã hội. Xã hội nào cũng có những giới hạn của nó, tờ báo nào cũng có những tôn chỉ hay ràng buộc của nó, và trong công việc làm báo luôn có khâu “coaching”, tức biên tập viên bàn bạc đề tài với phóng viên. Song, những giới hạn đó lớn hay nhỏ, nặng nề hay nhẹ, là do tính tự chủ của người làm báo. Càng tự chủ, sẽ càng thấy rộng đường...
Tự chủ từ chính việc chọn đề tài. Có nhiều thái độ có thể có. Hoặc cứ thông cáo báo chí, cứ tin thông tấn mà đưa lại, thậm chí tô màu thêm... Hoặc từ cái nguồn tin ban đầu đó tìm kiếm, kiểm tra thực hư hay đánh giá lại thực trạng, đặt lại vấn đề. Cách đây gần chục năm, báo chí đăng một tin thương tâm: một bé trai đi học về, đi ngang một cây cột điện, dây điện giăng hay rớt sao đó mà em bị điện giật chết. Những tin cháy nhà, tai nạn kiểu đó, vào những năm 1980 còn không thấy trên mặt báo! Nay thì đăng hết ngày này sang ngày khác, với đủ mọi giải thích từ các kỹ sư điện. Thế nhưng, vấn đề cốt lõi là ai phải chịu trách nhiệm về sự mất mát nhân mạng đó, thì lại không nói đến!
Rồi thì cũng có một nhà báo tra cứu nêu ra hai án lệ ở nước ngoài, hai vụ điện giật ở nơi công cộng: xã trưởng và giám đốc công ty có dàn máy gây phóng điện đó phải ra tòa, chịu án tù. Tất nhiên, việc nêu án lệ đó cũng “chẳng đi đến đâu”! Y hệt việc có tờ báo ngày nào cũng dành cả một phần chân trang để đăng tin, ảnh khiếu nại chẳng hạn ở đây cây cột đèn “say xỉn”, ở kia cái nắp cống bị văng..., và rồi hôm sau báo công rằng vụ đó, đơn vị kia “đã sửa sai”. Cách làm kiểu “công tác bạn đọc” đó chẳng khác gì vá lỗ mọt. Nếu tất cả cùng nhấn thêm một bước là quy trách nhiệm và làm dấy lên một đòi hỏi trách nhiệm, hy vọng sẽ lần hồi giảm bớt tình trạng “chẳng ai trừng phạt ai” để biến chuyển thành một tinh thần trách nhiệm phổ quát. Tạo được chuyển biến đó có lẽ phải tính bằng đơn vị là chục năm!
Chuyển biến ý thức xã hội không hề là một điều đơn giản, có thể thực hiện bằng lý thuyết, sách vở hay bằng cấp. Càng không bằng cách kẻ khẩu hiệu. Những tranh luận gần đây về những phát biểu quy chụp của ai đó về quyền giữ im lặng cho thấy bằng cấp cũng chưa phải là một đảm bảo thông hiểu. Cũng thế chuyện vịn vào dân trí thấp! Dân trí, nếu có còn thấp hay chăng, là do nền giáo dục như thế nào, do làng báo như thế nào?! “Văn dĩ tải đạo” (chở đạo lý) hay “tái đạo” (khôi phục đạo lý) là nhiệm vụ đầu tiên của người làm báo.
“Đạo lý” đó không chỉ là lý thuyết dân chủ suông mà là làm sao ứng dụng các lý thuyết đó trong đời sống hàng ngày. Kịch tác gia Pháp Molière đã vẽ ra nhân vật “trưởng giả học làm sang” há hốc mồm khi nghe người gia sư nói “Thì tôi đang dạy ông làm văn xuôi chớ còn gì nữa! Khi ông nói, tức là ông đang làm văn xuôi”, rồi cứ thế mà vỗ ngực: “Ta đang làm văn xuôi!”. Trong danh mục các giải Pulitzer của làng báo Mỹ, hạng mục giải thưởng đầu tiên là “công vụ”. Năm nay giải này được trao cho tờ The Post & Courier, ở Charleston, bang South Carolina, cho loạt bài “Đến chết mới chia lìa”, giải thích tại sao bang này lại là một trong những bang nguy hiểm nhất đối với phụ nữ, và đặt vấn đề chính quyền bang đó cần phải làm gì. Vào chung kết giải này là tờ The Boston Globe với loạt bài về những điều kiện tồi tệ mất an toàn, có thể dẫn đến chết người trong hệ thống ký túc xá duy lợi nhuận ở Boston, và tờ The Wall Street Journal cho loạt bài về nguy cơ gây ung thư cho phụ nữ qua điều trị nội khoa.
Khi chạm đến những vấn đề sống còn đó của người dân, chính là nói thay người dân. Ý của người làm báo sẽ là ý của dân và ý của trời (vox populi, vox dei).
Hịch… nhà báo
Tác giả: Vũ Ba Lan (Báo Lao Động)
Chúng ta cùng sinh ra giữa thời báo chí còn bao cấp! Lớn lên gặp buổi báo chí hội nhập thị trường! Ngó thấy một số ít phóng viên tiêu cực đi lại rong chơi ngoài đường, cố tình uốn cong ngòi bút để đòi tiền vàng, đem uy danh nhà báo bắt nạt cơ sở đòi hối lộ. Lại cậy thế phóng viên, giả hiệu khen chê để thu vét tiền vàng…
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm thức trắng, chỉ căm tức chưa loại trừ được khỏi đội ngũ những phóng viên rởm, những “con sâu” trong làng báo! Dẫu cho trăm đêm ròng thức trắng, nghìn ngày nghĩ cách phòng ngừa, làm cho sạch đội ngũ báo chí, nếu ta có làm sao, ta cũng cam lòng!…
Chúng ta đã cùng nhau chăm lo nghề báo đã lâu ngày. Không có ăn thì được cho cơm, không có mặc thì được cho áo; ốm đau thì có bảo hiểm y tế; cán bộ nhỏ thì được thăng chức, lương ít thì được tăng lương; thiếu máy ảnh, máy quay, máy fax, điện thoại, thì được cấp đủ; đi bộ đã có Honda và xe hơi đời mới, đi trên không đã có máy bay…
Nay một số các ngươi ngồi nhìn tệ tham nhũng, buôn lậu làm nghèo đất nước mà không biết lo, thấy giặc “nội xâm” nhởn nhơ thách thức ý Đảng, lòng dân mà không biết thẹn! Thấy bọn tiêu cực ngang nhiên vi phạm pháp luật mà không biết tức! Thấy bao tệ nạn xã hội làm nhức nhối lòng dân mà không biết căm!… Hoặc lấy nghề báo chí làm chỗ an nhàn, hoặc lấy thú văn thơ làm nơi tiêu khiển, hoặc lo làm giàu bất chính mà quên đạo đức người làm báo, hoặc bị đồng tiền cám dỗ mà không viết thẳng ngay…
Nếu không có sự đóng góp của giới báo chí thì thử hỏi, dân ta làm sao biết hết các chủ trương đường lối; công cuộc xây dựng đất nước sẽ ra sao nếu một ngày thiếu vắng thông tin? Mánh khoé kiếm tiền của một số ít phóng viên tiêu cực không thể làm cho tiêu cực mất hết, bài báo sai sẽ làm cho sự thật rối tung!… Dẫu rằng, tiền lắm, vàng nhiều, nhưng khi đã mất thanh danh khôn chuộc! Vả lại, ai uốn cong ngòi bút thì lương tâm danh dự cũng teo dần! Tiền của tuy nhiều nhưng không mua được danh dự đã mất, tài năng phải có nhưng lương tâm, đạo đức nhà báo lại cần hơn!…
Viết vì động cơ không trong sáng lại làm cho tiêu cực sinh sôi… Lúc bấy giờ, thử hỏi kỷ cương, phép nước muốn được giữ vững; nội lực nhân dân muốn được phát huy; đạo lý, truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc muốn được kế thừa và phát triển; nhà báo chân chính muốn được tôn vinh – có còn được không? Tất cả đều phụ thuộc vào đạo đức, tài năng, lương tâm và dũng khí của chính chúng ta – những người làm báo chân chính…
Vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh – xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì danh dự và trách nhiệm của nhà báo, ta viết ra bài hịch này để chúng ta cùng nhau hiểu lòng dân!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm thức trắng, chỉ căm tức chưa loại trừ được khỏi đội ngũ những phóng viên rởm, những “con sâu” trong làng báo! Dẫu cho trăm đêm ròng thức trắng, nghìn ngày nghĩ cách phòng ngừa, làm cho sạch đội ngũ báo chí, nếu ta có làm sao, ta cũng cam lòng!…
Chúng ta đã cùng nhau chăm lo nghề báo đã lâu ngày. Không có ăn thì được cho cơm, không có mặc thì được cho áo; ốm đau thì có bảo hiểm y tế; cán bộ nhỏ thì được thăng chức, lương ít thì được tăng lương; thiếu máy ảnh, máy quay, máy fax, điện thoại, thì được cấp đủ; đi bộ đã có Honda và xe hơi đời mới, đi trên không đã có máy bay…
Nay một số các ngươi ngồi nhìn tệ tham nhũng, buôn lậu làm nghèo đất nước mà không biết lo, thấy giặc “nội xâm” nhởn nhơ thách thức ý Đảng, lòng dân mà không biết thẹn! Thấy bọn tiêu cực ngang nhiên vi phạm pháp luật mà không biết tức! Thấy bao tệ nạn xã hội làm nhức nhối lòng dân mà không biết căm!… Hoặc lấy nghề báo chí làm chỗ an nhàn, hoặc lấy thú văn thơ làm nơi tiêu khiển, hoặc lo làm giàu bất chính mà quên đạo đức người làm báo, hoặc bị đồng tiền cám dỗ mà không viết thẳng ngay…
Nếu không có sự đóng góp của giới báo chí thì thử hỏi, dân ta làm sao biết hết các chủ trương đường lối; công cuộc xây dựng đất nước sẽ ra sao nếu một ngày thiếu vắng thông tin? Mánh khoé kiếm tiền của một số ít phóng viên tiêu cực không thể làm cho tiêu cực mất hết, bài báo sai sẽ làm cho sự thật rối tung!… Dẫu rằng, tiền lắm, vàng nhiều, nhưng khi đã mất thanh danh khôn chuộc! Vả lại, ai uốn cong ngòi bút thì lương tâm danh dự cũng teo dần! Tiền của tuy nhiều nhưng không mua được danh dự đã mất, tài năng phải có nhưng lương tâm, đạo đức nhà báo lại cần hơn!…
Viết vì động cơ không trong sáng lại làm cho tiêu cực sinh sôi… Lúc bấy giờ, thử hỏi kỷ cương, phép nước muốn được giữ vững; nội lực nhân dân muốn được phát huy; đạo lý, truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc muốn được kế thừa và phát triển; nhà báo chân chính muốn được tôn vinh – có còn được không? Tất cả đều phụ thuộc vào đạo đức, tài năng, lương tâm và dũng khí của chính chúng ta – những người làm báo chân chính…
Vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh – xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì danh dự và trách nhiệm của nhà báo, ta viết ra bài hịch này để chúng ta cùng nhau hiểu lòng dân!
Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015
Thơ Nồng nàn phố
ĐỜI ĐÀN BÀ CHỈ CÓ HÁNG VÀ TIM
Anh!
Nếu một ngày anh thấy chán chường những người đàn bà đi qua đời mình
Hãy về lại với em
Một đêm
Hay nửa giờ thôi cũng được
Em sẽ đưa đời đàn bà nhu mì, hiền ngoan xoa lành vết xước
Những vết xước không kịp lên da non thì anh đã tự mình ném thêm những vết xước mới
Anh không bao giờ nghĩ em cũng có những vết xước ư?
Những vết xước nhớ nhung, chờ đợi
Những vết xước mới nãy thôi còn cấm em đừng cười
Nếu một ngày cuối hạ rồi mà lá sấu chẳng rơi
Anh hãy trở về với em anh nhé
Em sẽ ôm gốc sấu già rung nhẹ
Đa đoan đàn bà đủ làm sấu rợn người trút lá lên anh
..
Nếu một ngày trong mắt đàn ông mọi thứ chẳng lành
Hãy bấu gấu váy em òa khóc
Hãy xiết gấu váy em để lau nước mắt
Hãy nhét gấu váy em vào miệng để chứng tỏ đàn ông không nấc
Đồ ngất!... chỉ có em dại dột nấc thôi!
Anh!
Mọi chuyện đã qua rồi
Sấu tháng bảy xoắn nhau thai tháng tám
Vết xước cũ thách vết xước mới dám
Làm nước mắt đàn ông thấm gấu váy em cười
Anh!
Mọi chuyện đã qua rồi
Nếu anh muốn... cứ đi đi, ùa vào vòng ngả ngớn của những người đàn bà đi qua đời anh ngày cũ
Em vẫn nằm nguyên đây, dụi mắt mình vào gấu váy hờn, dạng háng niệm kinh khổ đau cầu mùa sấu già rụng lá
Hốt một mớ sấu buồn rồi sẽ mở tròn mắt lên trời... chịu đựng và mặc cả
Hất váy rũ tung trời cho nát hết lá sấu cay!
Anh!
Đừng trở về xoa vết bong trầy
Những vết bong trầy của đàn bà chỉ nằm im trong tim và háng
Anh có quá đáng
Có quá thể
Có đủ mạnh mẽ để giã lá sấu đắp lên háng và tim?
Anh!
Nói gì với em... đừng im lìm
Em sợ
Mình không chờ nổi mùa lá sấu trút lên em!
EM ĐỦ NHÂN TỪ ĐỂ NÓI YÊU ANH
DU CA
Anh!
Nếu một ngày anh thấy chán chường những người đàn bà đi qua đời mình
Hãy về lại với em
Một đêm
Hay nửa giờ thôi cũng được
Em sẽ đưa đời đàn bà nhu mì, hiền ngoan xoa lành vết xước
Những vết xước không kịp lên da non thì anh đã tự mình ném thêm những vết xước mới
Anh không bao giờ nghĩ em cũng có những vết xước ư?
Những vết xước nhớ nhung, chờ đợi
Những vết xước mới nãy thôi còn cấm em đừng cười
Nếu một ngày cuối hạ rồi mà lá sấu chẳng rơi
Anh hãy trở về với em anh nhé
Em sẽ ôm gốc sấu già rung nhẹ
Đa đoan đàn bà đủ làm sấu rợn người trút lá lên anh
..
Nếu một ngày trong mắt đàn ông mọi thứ chẳng lành
Hãy bấu gấu váy em òa khóc
Hãy xiết gấu váy em để lau nước mắt
Hãy nhét gấu váy em vào miệng để chứng tỏ đàn ông không nấc
Đồ ngất!... chỉ có em dại dột nấc thôi!
Anh!
Mọi chuyện đã qua rồi
Sấu tháng bảy xoắn nhau thai tháng tám
Vết xước cũ thách vết xước mới dám
Làm nước mắt đàn ông thấm gấu váy em cười
Anh!
Mọi chuyện đã qua rồi
Nếu anh muốn... cứ đi đi, ùa vào vòng ngả ngớn của những người đàn bà đi qua đời anh ngày cũ
Em vẫn nằm nguyên đây, dụi mắt mình vào gấu váy hờn, dạng háng niệm kinh khổ đau cầu mùa sấu già rụng lá
Hốt một mớ sấu buồn rồi sẽ mở tròn mắt lên trời... chịu đựng và mặc cả
Hất váy rũ tung trời cho nát hết lá sấu cay!
Anh!
Đừng trở về xoa vết bong trầy
Những vết bong trầy của đàn bà chỉ nằm im trong tim và háng
Anh có quá đáng
Có quá thể
Có đủ mạnh mẽ để giã lá sấu đắp lên háng và tim?
Anh!
Nói gì với em... đừng im lìm
Em sợ
Mình không chờ nổi mùa lá sấu trút lên em!
EM ĐỦ NHÂN TỪ ĐỂ NÓI YÊU ANH
Có gửi gì cho Hà Nội ko anh?
Mai ra, em trao tận tay cho Hồ Gươm, cho 36 phố phường và cho hàng liễu cả đời buông tóc chờ bàn tay lão trời trốn mây xuống chải
Bải hoải
Lược nào gỡ hết tơ vương
Có nhắn gì với người thương
Cô gái hơn nửa đời mặc áo dài màu trắng, cài nơ màu mận đắng
Có một chiều giật thột- nuốt ngược đắng
Vào trong
Đôi bồ câu thu một bàn chân vào cánh ngông
Ngóng trông
Hư hao
Hà Nội thì thào
Hấp hối thở... trùng nhịp trầm luân cụ Rùa ngoi lên, ngụp xuống
Sóng động
Lăn tăn vạn cổ tích nâu sần
Sông Hồng vang ngân
Khóc cho buổi chia tay giữa Lạc Long Quân đeo khố vuông và nàng Âu Cơ mang yếm thắm
Những cuộc tình sâu đậm
Rồi cũng tan trôi...
Anh có muốn chạm tay vào ghế đá xưa ngồi
Bắt con kiến màu cánh gián thả vào lòng bàn tay, bắt tám chân chạy vòng quanh vòng quanh theo đường chỉ tay sâu hõm
Buổi đen trời... đi tìm đom đóm
Tình yêu cũng lập lòe đến thế mà thôi
Có hôn lên đôi môi
Màu đỏ chót
Em sẽ bắt con vàng anh không ton hót
Rằng anh đang nhớ lắm người ta
...
..
.
Em sẽ không ghen tuông, giận hờn, nguýt ngoa
Không so bỳ Hà Nội với Sài Thành, không đặt dấu chấm hỏi giữa em và nàng ấy anh yêu ai nhất?
Vì có một chân lý rất thật
Rằng đến một lúc nào đó anh có quyền được khắc khoải những dư âm
Ngày xanh
Hãy gửi tất thảy những mong manh
Những gì trong tay anh có
Riêng tình yêu trong tim kia phải dành riêng để làm mỗi em ngã đổ
Không bao giờ được trả Hà Nội đâu à nghe
Dẫu cô gái ấy vẫn đợi được nắm chặt tay anh cùng bước về
Mái phố cong che bớt mưa cho hai chiếc bóng ghỳ siết
Thì anh vẫn phải tỉnh táo để nhận biết
Sài Gòn và em đang nghiêng ngả đợi chờ
Hay... anh hãy mang nhớ nhung, vập vồ kia vào thơ
Em sẽ dúi đưa Hà Nội và cô gái xinh kia những thi từ ngọt nhất
Em chẳng màng gì sất
Kệ!
Nhé
Anh cứ vô tư vì chạm chân lên đất Hà Nội rồi em sẽ đủ nhân từ để tha thứ cho anh
Mai ra, em trao tận tay cho Hồ Gươm, cho 36 phố phường và cho hàng liễu cả đời buông tóc chờ bàn tay lão trời trốn mây xuống chải
Bải hoải
Lược nào gỡ hết tơ vương
Có nhắn gì với người thương
Cô gái hơn nửa đời mặc áo dài màu trắng, cài nơ màu mận đắng
Có một chiều giật thột- nuốt ngược đắng
Vào trong
Đôi bồ câu thu một bàn chân vào cánh ngông
Ngóng trông
Hư hao
Hà Nội thì thào
Hấp hối thở... trùng nhịp trầm luân cụ Rùa ngoi lên, ngụp xuống
Sóng động
Lăn tăn vạn cổ tích nâu sần
Sông Hồng vang ngân
Khóc cho buổi chia tay giữa Lạc Long Quân đeo khố vuông và nàng Âu Cơ mang yếm thắm
Những cuộc tình sâu đậm
Rồi cũng tan trôi...
Anh có muốn chạm tay vào ghế đá xưa ngồi
Bắt con kiến màu cánh gián thả vào lòng bàn tay, bắt tám chân chạy vòng quanh vòng quanh theo đường chỉ tay sâu hõm
Buổi đen trời... đi tìm đom đóm
Tình yêu cũng lập lòe đến thế mà thôi
Có hôn lên đôi môi
Màu đỏ chót
Em sẽ bắt con vàng anh không ton hót
Rằng anh đang nhớ lắm người ta
...
..
.
Em sẽ không ghen tuông, giận hờn, nguýt ngoa
Không so bỳ Hà Nội với Sài Thành, không đặt dấu chấm hỏi giữa em và nàng ấy anh yêu ai nhất?
Vì có một chân lý rất thật
Rằng đến một lúc nào đó anh có quyền được khắc khoải những dư âm
Ngày xanh
Hãy gửi tất thảy những mong manh
Những gì trong tay anh có
Riêng tình yêu trong tim kia phải dành riêng để làm mỗi em ngã đổ
Không bao giờ được trả Hà Nội đâu à nghe
Dẫu cô gái ấy vẫn đợi được nắm chặt tay anh cùng bước về
Mái phố cong che bớt mưa cho hai chiếc bóng ghỳ siết
Thì anh vẫn phải tỉnh táo để nhận biết
Sài Gòn và em đang nghiêng ngả đợi chờ
Hay... anh hãy mang nhớ nhung, vập vồ kia vào thơ
Em sẽ dúi đưa Hà Nội và cô gái xinh kia những thi từ ngọt nhất
Em chẳng màng gì sất
Kệ!
Nhé
Anh cứ vô tư vì chạm chân lên đất Hà Nội rồi em sẽ đủ nhân từ để tha thứ cho anh
DU CA
Em đến bên căn nhà màu nâu sầu vào chiều đông Hà Nội
Lá bàng bải hoải cởi áo nằm chờ
Lũ kiến làm thinh
Lúc lắc chòm râu rồi dãy chân đành đạch
Qưở trách
Bàng chỉ trần truồng vì em
Ly trà Mạn thơm mềm
Nhưng đâu có nồng nàn bằng khúc ca chát đắng
Rất đắng
Và phiêu
Hai đứa mình chẳng nói với nhau được nhiều
Chiều đông Hà Nội sao mà vội vàng đến thế
Chẳng để
Cái ôm cuối cùng vẹn đủ nồng cay
Guitar ác độc cào năm đầu ngón tay
Bong trầy
Em thương
Nên lòng thắt quặn
Chẳng lẽ nào vì lời hứa "ru em ngồi yên đó tôi tìm cuộc tình cho" mà cơn đông lại cóng run người điêu đứng
Khựng!
Có một nốt trầm ngụp lặn xuống tim
Chòng chành cứa
Đỏ mắt
Hà Nội khuất tất
Bắt anh ru đời ở chỗ đau em
Du ca êm
Du ca ngọt
Du ca cung trầm
Du ca cung ngân
Anh tần ngần
Úp lật đời mình để hát ru em
"Ru em ngồi yên đó tôi tìm cuộc tình cho"
Em khạo khờ
Gắn nửa hồn trước lúc quay đi
Lên nhành hoa khô gầy anh để quên nơi góc cửa
Nếu sau này, bàng không còn trần truồng nữa
Đông HN giật mình từ bỏ cuộc chơi
Trốn tìm với hạ, thu, xuân thì
Anh đừng đa nghi
Vì
Chiều hôm ấy em đã khóc!
Và yêu rất vội...
Du ca có lỗi
Với nửa hồn còn lại của cô gái hai lăm
Lá bàng bải hoải cởi áo nằm chờ
Lũ kiến làm thinh
Lúc lắc chòm râu rồi dãy chân đành đạch
Qưở trách
Bàng chỉ trần truồng vì em
Ly trà Mạn thơm mềm
Nhưng đâu có nồng nàn bằng khúc ca chát đắng
Rất đắng
Và phiêu
Hai đứa mình chẳng nói với nhau được nhiều
Chiều đông Hà Nội sao mà vội vàng đến thế
Chẳng để
Cái ôm cuối cùng vẹn đủ nồng cay
Guitar ác độc cào năm đầu ngón tay
Bong trầy
Em thương
Nên lòng thắt quặn
Chẳng lẽ nào vì lời hứa "ru em ngồi yên đó tôi tìm cuộc tình cho" mà cơn đông lại cóng run người điêu đứng
Khựng!
Có một nốt trầm ngụp lặn xuống tim
Chòng chành cứa
Đỏ mắt
Hà Nội khuất tất
Bắt anh ru đời ở chỗ đau em
Du ca êm
Du ca ngọt
Du ca cung trầm
Du ca cung ngân
Anh tần ngần
Úp lật đời mình để hát ru em
"Ru em ngồi yên đó tôi tìm cuộc tình cho"
Em khạo khờ
Gắn nửa hồn trước lúc quay đi
Lên nhành hoa khô gầy anh để quên nơi góc cửa
Nếu sau này, bàng không còn trần truồng nữa
Đông HN giật mình từ bỏ cuộc chơi
Trốn tìm với hạ, thu, xuân thì
Anh đừng đa nghi
Vì
Chiều hôm ấy em đã khóc!
Và yêu rất vội...
Du ca có lỗi
Với nửa hồn còn lại của cô gái hai lăm
Anh nhận ra em hiện hữu
Thành phố trống vắng
đêm tĩnh lặng
trong căn phòng hiu quạnh anh nghe cái lạnh của tim
tràn vào từng tế bào tìm kiếm
hơi thở đàn bà
và anh đã nghĩ đến em
đủ để thèm một giấc ngủ say mèm
Anh chợt nhận ra hơi ấm
từ bàn tay chưa được một lần chạm bờ vực sâu
nơi em cất giấu ngọn lửa sinh thành
nhân loại yêu thương
Giấc ngủ đến với anh thật nhẹ nhàng
không có giấc mơ trôi trên thành phố trống vắng
không có giấc mơ trôi qua sự tĩnh lặng của đêm
không có trái tim chảy tràn hiu quạnh
với cái lạnh làm tê cóng niềm tin.
Anh nhận ra tình yêu của mình
nhận ra em
hiện hữu...
Sỏi đá bạc đầu
Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên
Anh khen em nhiều thế
Cuộc đời là dâu bể
Nỗi đau đời người đâu thể
Bình yên
Cầm bút đâu phải tọa thiền
Nên cô đơn nhiều và cũng nhiều được mất
Con tim em
Hồn nhiên như trời đất
Như cha mẹ sinh thành
Dẫu cơm áo nhọc nhằn
Mỗi bài viết con tằm rút ruột
Nước mắt có khi chảy ngược
Nhân dân là ta, cơm áo rách lành
Con chữ ơi xin ngẩng mặt
Khỏi đắng cay hổ thẹn
Trước trời xanh
Có anh
Niềm vui nhân đôi nỗi sầu cạn nửa
Nhớ những đêm lặng lẽ trời xa
Khung cửa nhỏ là nơi ánh lửa
Cháy khôn nguôi trước gặp gỡ chiều tà
Hội ngộ chia ly nhớ nhung buồn bã…
Nhân gian sân si, nhân gian hỉ xả
Đi về đâu nước Việt của ta?
Lẫn lộn trắng đen đúng sai giả trá
Con đường nào cũng thành…xa lạ
Ngã ba buồn như không thể buồn hơn
Cảm ơn tình anh- mùa hạ
Cho hồn ấm áp rong rêu
Cho đời gừng cay muối mặn
Cảm ơn khúc hát muôn sầu
“Ngày mai sỏi đá bạc đầu
Vẫn cần có nhau” (*)
—————-
(*) Mượn ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)