VĨNH HANH THÁI CHÍ BÌNH
Sự việc tưởng như là một ấn tượng của tuổi thơ, khi ta tình cờ nhận ra rằng căn nhà lá ba gian hai chái nơi gắn bó một thời với tuổi thơ của ta sao bây giờ lại nhỏ bé như vậy; cũng thế, dòng sông trước nhà nơi ta thường ra tắm giặt trông chẳng có gì lớn lao như trước. Một cảm giác thay đổi khiến ta có chút ngơ ngẩn, bâng khuâng. Vấn đề là ta vừa nhận ra rằng, nay ta đã là một người đang bước vào tuổi trưởng thành, đang quay về thăm lại mái nhà xưa con sông xưa của thời thơ ấu. Sự đổi thay, biến dịch của con người ta khá nhanh, còn cái nhà và dòng sông có thay đổi nhưng không lớn lắm để ta nhận ra chúng nhỏ lại so với trước đây. Đấy là sự biến dịch tương đối của các vật thể với nhau. Cái ngõ tre trước nhà, lúc chạy ra chạy vào ta vẫn tung tăng thoải mái nhưng bây giờ khi bước vào ta cảm giác phải cúi xuống để tránh đụng phải. Ta đã lớn thêm, cao thêm. Đối với Einstein, đấy là tính tương đối vật lý, nhưng đối với giao pháp của Đức Phật thì điều này hết sức hệ trọng đối với mỗi Phật tử của chúng ta trên bước đường tu học, khi chúng ta suy nghĩ về tâm thế của ta, về vô thường, sự biến dịch của sự vật và sự đổi thay của thế giới ta-bà này:
1
Ta nhỏ hay cái nhà lớn:
Ta nhỏ hay cái nhà lớn:
Cái nhà rộng lớn hơn chúng ta bởi một lẽ đơn giản là lúc chúng ta còn bé nhỏ, sự chiếm hữu không gian của từng vật thể đã làm cho nhận thức của chúng ta cảm nhận so sánh như thế. Nhưng khi chúng ta lớn lên, không gian chiếm dụng thay đổi, chúng ta nhìn mọi sự vật cũng thay đổi. Ngay cả với người thân yêu của chúng ta: Cha mẹ ta dường như thấp còm nhỏ bé hơn ta. Ta đã cao lớn, to con hơn trước đây. Nhìn ngôi nhà, dòng sông, hình ảnh uy nghi của cha mẹ ta, mọi sự việc đều thay đổi dưới cái nhìn của ta. Ta lớn hay ta nhỏ trong không gian và trong những con người thân yêu, gần gũi của ta. Đối với căn nhà, dòng sông nó có thay đổi nhưng không lớn lắm. Nhưng nếu ta tự nghĩ rằng sao cái nhà, con sông, nó nhỏ bé, ngắn ngủi; cha mẹ ta thấp bé hơn ta trong một không gian nhỏ hẹp, đơn điệu của nhà tranh vách lá mà chúng ta không cảm nhận được sự hân hoan hạnh phúc của cái nhà, của dòng sông của tình thương cha mẹ dành cho ta thì thật là ta quá nhỏ về tâm thức so với cái nhà với dòng sông với tình thương của cha mẹ ta. Nhưng ngược lại ta lớn thậm chí rất lớn đối với những gì mà chúng ta cho rằng nó nhỏ bé đang vây quanh ta: những kỷ niệm mà cái nhà, con sông, cha mẹ ta còn lưu giữ là vô cùng lớn lao so với cái thân nhỏ bé của chúng ta. Cảm nhận lớn nhỏ về thế giới vật chất về tâm thế con người, Đức Phật cho là tương đối như là so sánh sự vận hành của thế giới vật lý của Einstein, nhưng cao xa hơn, sống động hơn là lý vô thường, hoại diệt kể cả tâm thức, cái mà sự so sánh vật lý tương đối chưa đạt tới. Do đó ta nhỏ hay lớn so với cái nhà, so với dòng sông và ngay cả với cha mẹ ta vẫn nằm trong lý vô thường và lẽ sinh diệt của thế gian. Khi ta nhỏ nhen ích kỷ, tâm thế chúng ta hẹp hòi thì làm sao dung chứa được những cái lớn lao vẫn thường hằng trong cái vô thường, sinh diệt: tình quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nghĩa sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Ta lớn hay nhỏ là tùy cái tâm thức tương đối của ta có cùng một thể tánh bình đẳng với Tam thiên đại thiên thế giới đó chăng.
2
Câu chuyện về Tề Thiên Đại thánh trong lòng bàn tay Phật
Câu chuyện về Tề Thiên Đại thánh trong lòng bàn tay Phật
truyện Tây du ký có thể cũng cho ta một thông điệp đậm màu tinh thần tâm thức vô thường, sinh diệt. Tề thiên Đại thánh lớn hay nhỏ so với bàn tay Phật Tổ. Thoạt nhìn Tề thiên Đại thánh thấy bàn tay Phật Tổ nhỏ nhoi thế nhưng đó chỉ là bàn tay vật lý. Khi bàn tay ấy là bàn tay tâm thức, bàn tay của chơn như, không tịch thì tức khắc nó bao trùm cả tam thiên đại thiên thế giới, bàn tay của Đại ngã, thì với 72 phép thần thông, Tề Thiên Đại thánh có nhảy cao bay xa, cũng không thoát ra ngoài tính rỗng lặng vô cùng, vô biên của tâm thức đầy trí huệ, giải thoát.
Trong kinh, Đức Phật thường ẩn dụ cho tính tương đối, cho tính vô thường bằng việc lấy hạt cát sông Hằng, lấy đầu sợi lông thỏ nhỏ nhoi (hạt vi trần) để ví với cái lớn lao về hình tướng (tính vật lý), về qui mô rộng lớn (như số lượng cát sông Hằng, như Tam thiên đại thiên thế giới). Điều quan trọng ở đây là cái nhìn Đức Phật về sự biến dịch sinh động giữa cái vô cùng nhỏ bé với cái vô cùng lớn lao: từ cái nhỏ bé trở thành cái lớn lao và ngược lai. Trong thực tế cuộc sống, trong quá trình tu học, người Phật tử chúng ta mới chứng nghiệm được lẽ biến dịch vô thường này. Sở dĩ Tề Thiên Đại thánh bị chôn vùi dưới lòng bàn tay, dưới năm ngọn núi, cũng chỉ là quả của tâm vô minh, kiêu ngạo tự tôn, không thấu hiểu được giữa cái nhỏ nhoi, ích kỷ với cái rộng lớn bao dung bình đẳng do chấp ta lớn, ta giỏi, chấp người nhỏ, người kém, nên ta luôn bị vướng mắc trong cái nhỏ hẹp. Chỉ có cái tâm rộng lớn, bao dung mới chứa được muôn loài khác biệt (tính vật lý). Khi nào hạt cát sông Hằng, đầu sợi lông thỏ lại dung chứa được hằng hà sa số cát sông Hằng, chứa được Tam thiên đại thiên thế giới. Đây là yếu lý của giáo pháp của Đức Phật khi Ngài dùng đến 84.000 pháp môn cho chúng sanh trên bước đường tu học của mình, để làm được một việc hy hữu trong cuộc đời này là giác ngộ, giải thoát, là cùng với hằng hà sa số cát sông Hằng, cùng Tam thiên đại thiên thế giới, cùng với chư Phật bình đẳng. Phật tánh của chúng sanh đồng một thể với chư Phật. Cái nhỏ dung chứa cái lớn lao vô cùng, Tam thiên đại thiên thế giớI nằm gọn trên đầu sợi lông thỏ. Cái nhỏ lành thiện, trong sáng ấy đồng tánh với cái lớn lao của lòng từ bi, của tinh thần trí huệ. Nó và cái lớn thể tánh như nhau, cùng viên dung vô ngại.
Trong kinh, Đức Phật thường ẩn dụ cho tính tương đối, cho tính vô thường bằng việc lấy hạt cát sông Hằng, lấy đầu sợi lông thỏ nhỏ nhoi (hạt vi trần) để ví với cái lớn lao về hình tướng (tính vật lý), về qui mô rộng lớn (như số lượng cát sông Hằng, như Tam thiên đại thiên thế giới). Điều quan trọng ở đây là cái nhìn Đức Phật về sự biến dịch sinh động giữa cái vô cùng nhỏ bé với cái vô cùng lớn lao: từ cái nhỏ bé trở thành cái lớn lao và ngược lai. Trong thực tế cuộc sống, trong quá trình tu học, người Phật tử chúng ta mới chứng nghiệm được lẽ biến dịch vô thường này. Sở dĩ Tề Thiên Đại thánh bị chôn vùi dưới lòng bàn tay, dưới năm ngọn núi, cũng chỉ là quả của tâm vô minh, kiêu ngạo tự tôn, không thấu hiểu được giữa cái nhỏ nhoi, ích kỷ với cái rộng lớn bao dung bình đẳng do chấp ta lớn, ta giỏi, chấp người nhỏ, người kém, nên ta luôn bị vướng mắc trong cái nhỏ hẹp. Chỉ có cái tâm rộng lớn, bao dung mới chứa được muôn loài khác biệt (tính vật lý). Khi nào hạt cát sông Hằng, đầu sợi lông thỏ lại dung chứa được hằng hà sa số cát sông Hằng, chứa được Tam thiên đại thiên thế giới. Đây là yếu lý của giáo pháp của Đức Phật khi Ngài dùng đến 84.000 pháp môn cho chúng sanh trên bước đường tu học của mình, để làm được một việc hy hữu trong cuộc đời này là giác ngộ, giải thoát, là cùng với hằng hà sa số cát sông Hằng, cùng Tam thiên đại thiên thế giới, cùng với chư Phật bình đẳng. Phật tánh của chúng sanh đồng một thể với chư Phật. Cái nhỏ dung chứa cái lớn lao vô cùng, Tam thiên đại thiên thế giớI nằm gọn trên đầu sợi lông thỏ. Cái nhỏ lành thiện, trong sáng ấy đồng tánh với cái lớn lao của lòng từ bi, của tinh thần trí huệ. Nó và cái lớn thể tánh như nhau, cùng viên dung vô ngại.
3
Câu chuyện về hạt cát sông Hằng.
Trong kinh Phật, để so sánh cái lớn lao với cái nhỏ bé, Đức Phật thường sử dụng đến hình tượng cụ thể của cát sông Hằng, chỉ số nhiều; của ngọn núi Tu Di, chỉ cao lớn rộng rãi; dùng khái niệm số đo thời gian sát-na; dùng khái niệm chiều dài không gian na-do-tha… Ngài dùng cát sông Hằng như là một ẩn dụ cụ thể về số nhiều, về số lượng không thể đong đếm được. Hạt cát sông Hằng dùng làm đơn vị đếm, đơn vị cân đo của vật chất mà chúng ta có thể sờ mó, cảm nhận được. Nhờ đó việc lý giải pháp Tứ đế, lý Nhân duyên, Sinh tử luân hồi, Niết-bàn, Địa ngục… cũng như tất cả các pháp trong cõi ta-bà đều tỏ rõ, hiển hiện, dung chứa tánh Không bình đẳng của cái bé nhất, cái lớn nhất của hạt cát và cát sông Hằng; của cái không gian Nano và không gian vũ trụ của thế giới ta-bà. Đối với trí huệ của Đức Phật, khái niệm lớn – nhỏ, rộng – hẹp; cao – thấp, nhẹ – nặng… khi phát khởI liền tức khắc đã có một giả lập, một quy ước về ngã, ngã sở, năng sở… Chúng sanh thì bị cuốn trôi theo dòng giả lập, theo điểm qui ước đó… còn các bậc Bồ-tát, chư Phật thì tâm định, lặng nhìn và thấy rõ các pháp tánh chân thật, rốt ráo của nó vốn không sai khác do bởi tính giả lập, tính qui ước của nó. Kinh Đại Bảo Tích, trong phẩm Pháp Hội xuất hiện Quang Minh, trang 692 có ghi:
…
Rời xa tướng thường, tướng đoạn
Nhơn duyên tự tánh đều rỗng không
Đấng Đại Đạo sư phương tiện nói
…
4
An lành và hoan hỷ biết bao khi chúng ta có được cái “nhìn theo tinh thần “Vô thường”, tinh thần “ Vô ngã” và tinh thần “Nhân duyên” của Đạo Phật. Thế giới ta-bà có khi ta có và ngược lại là không vĩnh viễn, nghĩa là không còn giả lập không còn qui ước, không còn thời gian, không gian đối với ta. Nhưng nó vẫn có, vẫn tồn tại ngoài ta một cách độc lập như là hằng hà sa số cát sông Hằng, hằng hà sa số các pháp thế gian. Hạt cát là một hợp phần của hằng hà sa số hạt cát sông Hằng. Giữa hạt cát và tất cả cát sông Hằng có khác về số lượng (đếm – giả lập) nhưng tuyệt đối như nhau về thể tánh, đồng một thể. Do đó khi chư Bồ-tát, chư Phật trụ vững vàng như kim cương trong sai khác liền tức khắc vượt thoát mọi khổ đau, điên đảo như ngay trong đoạn mở đầu của Kinh Bát Nhã: “Quán tự tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba- la-mật-đa, thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách…” .
Có bao giờ chúng ta thấy mình bé bỏng trong vòng tay của cha mẹ; chúng ta trở về căn nhà tuổi thơ với niềm xúc động dạt dào bởi sự chở che đùm bọc ta; chúng ta lướt nhìn dòng sông quê hương với một sự tri ân lớn lao mà dòng nước ngọt phù sa đã nuôi lớn ta từng ngày. Bây giờ ta đã lớn, thậm chí đã già, có danh phận hay không, nhưng chúng ta chắc chắn vẫn nhỏ bé trước ngôi nhà quê hương, trước đấng sanh thành và với dòng sông quê ta thuở nào. Chúng ta hết sức nhỏ bé, khiêm cung trân trọng trước những giá trị văn hóa lớn lao mà đạo Phật đã mang lại cho sự bền vững của truyền thống văn hóa gia đình và cảnh trời quê hương ta trong mạch sống của cả dân tộc suốt hơn hai thiên niên kỷ qua.■
Câu chuyện về hạt cát sông Hằng.
Trong kinh Phật, để so sánh cái lớn lao với cái nhỏ bé, Đức Phật thường sử dụng đến hình tượng cụ thể của cát sông Hằng, chỉ số nhiều; của ngọn núi Tu Di, chỉ cao lớn rộng rãi; dùng khái niệm số đo thời gian sát-na; dùng khái niệm chiều dài không gian na-do-tha… Ngài dùng cát sông Hằng như là một ẩn dụ cụ thể về số nhiều, về số lượng không thể đong đếm được. Hạt cát sông Hằng dùng làm đơn vị đếm, đơn vị cân đo của vật chất mà chúng ta có thể sờ mó, cảm nhận được. Nhờ đó việc lý giải pháp Tứ đế, lý Nhân duyên, Sinh tử luân hồi, Niết-bàn, Địa ngục… cũng như tất cả các pháp trong cõi ta-bà đều tỏ rõ, hiển hiện, dung chứa tánh Không bình đẳng của cái bé nhất, cái lớn nhất của hạt cát và cát sông Hằng; của cái không gian Nano và không gian vũ trụ của thế giới ta-bà. Đối với trí huệ của Đức Phật, khái niệm lớn – nhỏ, rộng – hẹp; cao – thấp, nhẹ – nặng… khi phát khởI liền tức khắc đã có một giả lập, một quy ước về ngã, ngã sở, năng sở… Chúng sanh thì bị cuốn trôi theo dòng giả lập, theo điểm qui ước đó… còn các bậc Bồ-tát, chư Phật thì tâm định, lặng nhìn và thấy rõ các pháp tánh chân thật, rốt ráo của nó vốn không sai khác do bởi tính giả lập, tính qui ước của nó. Kinh Đại Bảo Tích, trong phẩm Pháp Hội xuất hiện Quang Minh, trang 692 có ghi:
…
Rời xa tướng thường, tướng đoạn
Nhơn duyên tự tánh đều rỗng không
Đấng Đại Đạo sư phương tiện nói
…
4
An lành và hoan hỷ biết bao khi chúng ta có được cái “nhìn theo tinh thần “Vô thường”, tinh thần “ Vô ngã” và tinh thần “Nhân duyên” của Đạo Phật. Thế giới ta-bà có khi ta có và ngược lại là không vĩnh viễn, nghĩa là không còn giả lập không còn qui ước, không còn thời gian, không gian đối với ta. Nhưng nó vẫn có, vẫn tồn tại ngoài ta một cách độc lập như là hằng hà sa số cát sông Hằng, hằng hà sa số các pháp thế gian. Hạt cát là một hợp phần của hằng hà sa số hạt cát sông Hằng. Giữa hạt cát và tất cả cát sông Hằng có khác về số lượng (đếm – giả lập) nhưng tuyệt đối như nhau về thể tánh, đồng một thể. Do đó khi chư Bồ-tát, chư Phật trụ vững vàng như kim cương trong sai khác liền tức khắc vượt thoát mọi khổ đau, điên đảo như ngay trong đoạn mở đầu của Kinh Bát Nhã: “Quán tự tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba- la-mật-đa, thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách…” .
Có bao giờ chúng ta thấy mình bé bỏng trong vòng tay của cha mẹ; chúng ta trở về căn nhà tuổi thơ với niềm xúc động dạt dào bởi sự chở che đùm bọc ta; chúng ta lướt nhìn dòng sông quê hương với một sự tri ân lớn lao mà dòng nước ngọt phù sa đã nuôi lớn ta từng ngày. Bây giờ ta đã lớn, thậm chí đã già, có danh phận hay không, nhưng chúng ta chắc chắn vẫn nhỏ bé trước ngôi nhà quê hương, trước đấng sanh thành và với dòng sông quê ta thuở nào. Chúng ta hết sức nhỏ bé, khiêm cung trân trọng trước những giá trị văn hóa lớn lao mà đạo Phật đã mang lại cho sự bền vững của truyền thống văn hóa gia đình và cảnh trời quê hương ta trong mạch sống của cả dân tộc suốt hơn hai thiên niên kỷ qua.■
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét