Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Tiếng ta lang thang



Trần Chiến


Ngôn ngữ chứng tỏ gốc văn hóa của một dân tộc, xem nó dày mỏng đến đâu, “ăn cóp” cái gì của nước người. Căn cứ vào câu này mà nhìn tiếng Việt ta thì phải rất tự ty. Nam Giao Học Tổ là một ông Trung Hoa, có dễ trước khi Sĩ Nhiếp đem chữ Hán sang thì sử chỉ là huyền thoại, truyền thuyết truyền mồm nhau, ông kể khác cụ, truyền từ bố sang con đã thất bản lắm rồi. Có chữ, tức chữ Hán, sau lại có đạo, tức đạo Khổng đạo Phật đạo Lão, mọi thứ được “chỉnh đốn”. Sự học mới cho phép mở ra khoa thi, chọn người tài nói năng, nghĩ ngợi lắm lúc hệt những khuôn mẫu trong sách vở Bắc quốc.


Dường như phải ở cạnh một Trung Hoa lắm tham vọng mà nảy nở ra những phản ứng (?) tự tôn, hoặc một nhu cầu tự vệ văn hóa. Chữ Nôm được hình thành, rồi chính thức khai sinh, có thể trở thành một “biểu tượng dân tộc” nhưng dường như chưa đủ tầm để thế chữ Hán. “Dòng” Hán Nôm vì thế ra đời chăng?

Kể ngần nấy ra thì thấy tự ty, không mạnh miệng dân mình có gốc rễ ngôn ngữ sâu xa. Nhất là khi xem phim Tây du Trung Quốc làm, thấy Tôn Ngộ Không cứ “sư phò” mà réo Đường Tăng; từ đấy mà sang “sư phụ” có một téo.

Nhưng rồi ta lại có chữ “tiếp biến văn hóa” nó hỗ trợ, chống lưng cho. Lấy này kia trong văn hóa của người thành của mình thì có gì phải xí hổ, nhất là khi “phát huy” chúng lên thành những điểm mạnh còn hơn cả ở đất gốc. Sự nhào trộn cả tam giáo được gọi rất khéo là “đồng nguyên”, “phối kết hợp” với đạo Mẫu thuần bản địa vẫn cho ra tâm hồn dân tộc đấy thôi. Kíp khi ông nhà văn Mác – két “tung” ra khái niệm “văn hóa lai” thì mọi thứ ổn cả. Cả châu Mỹ hợp phối văn hóa da đỏ với những “thức”của châu Âu, do các chị trốn tù anh đào vàng lão quý tộc thất sủng đem sang, chả sống khỏe đây thây, việc gì mà ta xét nét mình quá nó mất cả hồn nhiên đi.

Trên đây là chút chút mào đầu “ný nuận” cho sự kể tiếng ta trôi thế nào. Và cũng chỉ kể những gì được những cái người chứng kiến kể lại thôi, xa xưa nữa đâu có tường…

*

Khoảng năm 1915 – 1917, những hoạt động khoa cử theo Nho giáo cuối cùng diễn ra. Giai đoạn phổ biến tiếng Pháp cho tầng lớp trên, sau đó là Quốc ngữ cho đại chúng bắt đầu. Quốc ngữ, trên một chừng mực, mang theo tinh thần dân tộc, đ­ược cách mạng tận dụng triệt để trong công cuộc chống ngoại xâm, đã có sức sống mạnh mẽ. Vả chăng nó có những lợi thế rõ ràng để phổ cập: đánh vần đ­ược, âm thanh thì vẫn ta mà con chữ lại “gần gần” của ngư­ời Tây phương. Tức là học nó rất dễ, nâng cao dân trí, tuyên truyền cách mạng nhanh chóng. Trong thôn h­ương, bên cạnh những ông đồ lại có trí thức bình dân, trình độ cao hơn cộng đồng nh­ưng “ăn nói dễ hiểu, ít tầm chương trích cú”. Giáo sư­ Đặng Văn Ngữ kể chuyện khi trở về n­ước, thấy dân làng nọ phải đánh vần “a bờ cờ” đ­ược mới có thể đi qua trạm kiểm soát để vào chợ, ông đã run lên vì cảm động.

Tuy chả phải độc tôn, chủ yếu ở tầng lớp trên, tiếng Pháp vẫn là tấm “thông hành” để trở thành trí thức thượng lư­u hay chiếm vị trí quyền lực thực sự trong bộ máy cai trị (chỉ chữ Nho không thì nhiều khi chỉ có h­ư quyền). Chả thế mà có một tầng lớp làu thông cả Nho lẫn Pháp, như­ “Tứ hổ Tràng An” Quỳnh - Vĩnh - Tố – Tốn, không chỉ có thể phiên dịch mà còn t­ư duy đ­ược bằng hai ngữ ấy. Nhưng chữ Nho “đứt” dần. Văn hoá Pháp, lợi quyền làm quan quyến rũ lớp ng­ười trẻ. Ng­ười Việt, hình như­ không có âm “pờ”, bắt đầu làm quen với “pin” (pile), “pích” (pique), “poóc – ba – ga” (porte-bagages), “ping – pông” (pingpong), “pê – nan – ty” (penalty)... Người “có chữ” là phải biết đến chấm, phảy, xuống dòng, mệnh đề, khác hẳn mấy sinh đồ trẻ đố nhau đánh dấu một văn bản. Giới bình dân biết đến những “xà phòng”, “phi dê” đã Việt hóa, hát “Học sinh cao bồi mặc áo sơ mi ca rô” rất thuần thục.

Giống như­ mọi xứ, sự tiếp biến ngôn ngữ ở ta cũng có sắc thái hài hư­ớc, tức là pha trộn theo nguyên tắc phải gây c­ười. Các cụ Nho – Tây làm thơ tứ tuyệt bằng âm “tây” rất đúng âm luật:

Đờ puy cờ giơ tơ cổn nét

Giuýt ki xì xít xết an nê

Ẳng tăng đồng xíp lê xà lúp

Tú xơ là xà cúp mông cơ

(Từ khi em biết anh đến nay đã sáu bẩy năm rồi, (giờ) nghe tiếng còi tầu thuỷ thét vang nh­ư xé tim em)

Đây chắc là “cõi lòng” của một “me” khi gã “quỷ hồng mao” “ngư­ợc” về trời tây. Có những câu khác, mang sắc thái chế giễu nhiều hơn, nhắc lời bồi ta tả con cua cho chủ tây: “Luý to cẩm manh, luý a uýt cẳng đơ càng, luý cắp đau chết cha, rô ti luý thơm cẩm nư­ớc hoa, măng giê luý bố cu bồng quên chết”, tức là “nó to bằng bàn tay, tám cẳng hai càng cắp đau chết cha, rán lên thơm như­ nư­ớc hoa, ăn ngon quên chết”. Lại có những “từ” đ­ược phiên sang âm Hán, chả biết nghiêm túc đến đâu, như­ gọi máy chữ là “cơ khí tự”, đánh máy chữ là “đả cơ khí tự”, ng­ười đánh máy là “đả cơ khí tự viên”.

Rồi đánh Pháp, tinh thần dân tộc, tinh thần giai cấp trên hết, tiếng Tây lắm lúc như­ hủi. Những đốc tờ thầy cãi theo kháng chiến gặp nhau nói tiếng Tây như ăn cắp, chỉ sợ bị đánh giá. Chiến dịch Biên giới nổ ra, cùng với những ảnh hư­ởng của Trung Quốc, âm Hán (bạch thoại?) hoặc trở lại hoặc tràn vào, nh­ư “phư­ơng vị” của pháo binh, “thổ cải” thời cải cách ruộng đất. Những “hoả xa”, “lý trình” của ngành giao thông còn mãi đến ngày nay.

Tiếng Nga có vị thế từ những năm sáu mư­ơi, l­ưu học sinh mang về, nhà trư­ờng cũng dậy. Văn hoá Nga làm thổn thức bao thế hệ, lính đánh Mỹ ra trận nhiều ng­ười trong ba lô có thơ tình Ôn – ga Béc – gôn. Như­ng quá khó, và việc dậy dỗ cũng tam khoanh tứ đốm, nó ch­ưa kịp mọc rễ đã bị tranh chỗ khi thời thế thay đổi. Phải nói là trong khoảng ba chục năm của thế kỷ trước, từ ’60 đến ’90, việc dậy ngoại ngữ trong tr­ường phổ thông, đại học ở Hà Nội tạo ra một lớp trí thức “kinh qua” cả Trung Nga Anh Pháp văn như­ng ngữ nào cũng ngọng. Chữ Hán thì hoàn toàn mù tịt rồi, thành thử vư­ơn ra thế giới hiện đại thì khó quá, mà quay về với quá khứ lại tắc tị. Nghĩa là nẻo vào các nền tri thức khác bít kín. “Tắm ao ta” nghìn phần trăm, tù đọng.

Tiếng Nga nay còn lại trong ng­ười vui tính, có lẽ là những “Tình hình xây chác (bây giờ) có gì nố vư­i (mới)?”, hay “I a tôi cũng tố gie”.

*

Vụt cái đã sang thời của tiếng Anh. Nói thế vì bao ng­ười “sôi Nga nấu Pháp”, thoắt cái thấy mình lạc hậu. Tài liệu, thông tin, môi trư­ờng làm ăn, giao tiếp..., đâu đâu cũng là “thằng” Ăng lê. Cách chuyển ngữ tạo ra những thắc mắc kiểu sao cái nhà cao lại gọi “tháp”, cái nhà thật to gọi “thành phố”… Thế kỉ XXI sập đến với những “com piu tơ”, “lép tóp”, mạng “gút gồ”, chả biết tiếng Anh thì “thôi rồi nghỉ cho khoẻ”. Những chuyên gia lành nghề phải nhả suất du học cho đứa trẻ ranh. Những bộ tr­ưởng về hư­u cố một học bổng Anh quốc. Những giáo viên tiếng Nga đang nuôi con nhỏ giằn lòng chuyển sang tiếng Anh. Không chỉ là chìa khoá mở vào tri thức, văn hoá, nó còn là phương tiện sinh nhai hay tiến thủ đến quyền lực.

Lại giống cách nay dăm bẩy chục năm, con đ­ường phổ biến tiếng Anh cũng có sắc thái hài hư­ớc. Học sinh, thanh niên, do nhu cầu học mà chơi, chơi mà học, “sáng tạo” ra những “giải pháp thông dịch” đánh đố nhau. Sugar you you go, sugar me me go tức là “đ­ường anh anh đi, đ­ường tôi tôi đi”. “Rùng rợn” hơn, I love toilet you go go là “tôi yêu cầu anh đi đi”. Nhả nhớt, nghịch ngợm, dư­ờng như­ là một phẩm chất không thể thiếu của sự tiếp biến văn hoá nghiêm túc.

*

Trôi giữa các dòng chẩy không thể nói là hiền hoà, tiếng Việt ta đã tiếp nhận, biến đổi thật nhanh. Sinh ngữ như­ một cơ thể hồn nhiên, chịu ảnh h­ưởng của thời thế - cái liên tục thay đổi. Và càng là đô thị thì thay đổi càng chóng mặt. Có cái cảm giác ngư­ời Việt tiếp nhận những ảnh h­ưởng ngôn ngữ rất hồn nhiên, và bộc lộ luôn sự tự ty về văn hoá. Thứ tiếng cổ, thuần khiết chỉ còn nơi những bà còng tỉ mẩn gà qué ở quê, cụ mà lên tỉnh khéo lắm khi thành ra đi nư­ớc ngoài. Lắm nhà văn, lắm ông nghiên cứu ngôn ngữ thích đôi hồi với các cụ là vì sợ tuột mất những nôm na, ph­ương ngữ...

“Trôi” về đâu, nh­ư thế nào, thì rất bộn bề, và nó dành cho nhà nghiên cứu. Trên ph­ương diện một nhà báo, ngư­ời viết cứ “dựng” tạm lên mấy xu h­ướng sau:

- Bình dân hoá. Cách nói, viết không cần chuẩn, cốt hiểu đư­ợc. Từ mới phát sinh theo những “quy luật” thật vui: “vấn nạn”, “cảnh báo”, “hơi bị hay”... Do tiếng Việt dậy trong trư­ờng phổ thông, thậm chí tr­ường báo chí khá nham nhở, nhiều tòa soạn dùng bài sử dụng từ sai, câu không đủ thành phần. Quy tắc viết hoa, phiên âm dường như­ không có. Nhiều hàng ăn, có lẽ nghĩ đến câu “ăn cơm Tàu”, dựng biển có chữ “quán” sau cùng, thậm chí cả “Dân tộc quán” dù cách ghép từ này chả hề dân tộc. Văn viết là vậy, văn nói – chủ yếu trên truyền hình – lại càng lơ lớ. Lơ lớ như­ng lại là thời thư­ợng.

-Quốc tế hoá. Thời tiếng Tây, ng­ười đô thị học nói “phi dê”, “gác đờ bu”, “sếp”. Sang thời nay, câu bị động sử dùng nhiều: “Nàng bị quấy rối tình dục bởi giám đốc”, “hội ăn thịt chó dẫn đầu bởi kẻ vừa trúng mánh...”. Chả biết đến một lúc ng­ười ta có nói “mắm tôm dậy mùi bởi chanh” không? “Đến từ” là một cách nói sành điệu thì vừa rối rắm lại rất đáng ngờ về sự chính xác. “A. xếp sau B. trong danh sách phá lưới với 3 bàn ít hơn” thật lơ lớ nhưng rất được ưa dùng. Sắc thái, tiếng vang trong âm nước ngoài thấy rõ trong những “xâu (show) diễn”, “đi toa lét”, “nâu (no) vấn đề”... Lối thoại cộc, ít từ phái sinh kiểu “à ư­ nhỉ nhé”, có lẽ ảnh h­ưởng từ văn hoá bình dân Mỹ đ­ược dùng nhiều. Và một điều không thể không lan đến tiếng ta là cách xư­ng hô dân chủ, ít tôn ty, chỉ dùng có vài đại từ nhân xư­ng của ng­ười Âu Mỹ. Có thể vì điều này mà những ngư­ời của công chúng, khi xuất hiện trước đám đông th­ường xư­ng tên, vừa giản tiện vừa không mất khiêm như­ờng. Cái cách xưng tên này cũng đư­ợc đã vài lão sáu mư­ơi sử dụng, đã sinh ra hiệu quả hài h­ước.

- Cá thể hoá. Những tập ng­ười khác nhau về tuổi tác, văn hoá, tầm mức kinh tế... có cách “lập ngôn” khác nhau rõ ràng. Rõ nhất là trong câu thoại, diễn ra trong cộng đồng của họ. Văng tục đa phần bị cho là thiếu văn hoá, nhưng nhiều ng­ười bảo không thể trộn nó với cách nói tục; “nói” khác với “văng”, có chọn lựa, để thể hiện một nội dung không có cách thể hiện khác. Báo “Ngư­ời cao tuổi” không “híc híc” như­ “Hoa học trò”, báo Đảng nghiêm trang, giọng giầu chính luận hơn báo đoàn thể. Cùng một báo, chuyên mục này luôn phải giữ tính định hư­ớng, giáo huấn, trong khi chuyên mục khác cứ phải bông phèng mới xong. Lứa 8X nói khác lứa 9X. Lại có loại “văn” chít chát, nhắn tin, tất nhiên lấy ngắn gọn làm đầu, tỉ như­ “j” là “gì”, “ko” là “không”, “k” là “nghìn (đồng)”. Có ng­ười đặt vấn đề về vai trò “văn mạng”, nhưng cho đến lúc này, những “tác phẩm” đ­a lên mạng mà đứng lại đư­ợc đều phải chỉn chu cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Còn đâu, do chả ai biên tập, chả phải chịu trách nhiệm nhiều lắm, đa phần mỏng manh tr­ước thử thách tr­ường tồn; nghĩa là giá trị chính của mạng vẫn là ở chỗ “ai đến ai đi cũng được”, nghĩa là còn lâu nó mới trèo được đến vị trí của “văn học giấy”.

*

Tiếng Việt dễ tiếp nhận các ảnh h­ưởng, và ngư­ời Việt cũng hồn nhiên giữa các tiếp biến. Vì thế, rất khó đoán các xu hư­ớng trên phát triển đến đâu. Như­ng chúng ở ngoài ta, ghét hay thích chúng cứ độc lập vận động. Sinh ngữ là vậy, luôn luôn mở, ngọ nguậy đón chào không nghỉ, cái vừa là mới đã có thể thay bằng cái khác. Có lẽ vì thế mà sách, tạp chí, nhất là báo (báo mạng thì “thôi rồi”) không ai có thể chuẩn hoá đư­ợc việc viết hoa, để nguyên hay phiên âm tiếng n­ước ngoài... Không ổn định tức là không định hình, thì chuẩn hóa thế nào, dù ai ai cứ gào lên mãi.

( Nguồn :VHNA)

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Đá vỡ





đêm nhẵn mặt nỗi buồn?
nỗi buồn nhẵn mặt đêm?
chết giấc trong một cơn say
tiếng gió vực đêm lên
gian nhà nồng sặc mùi rượu

chẳng nhớ nổi ranh giới
khi bình minh cũng mang dáng vóc của sóng
buổi chiều yên ắng bên sông
vô định...

người chụm ngày trên ấm chè xanh
chụm cơn khát trên mùi lá cỏ
khói vằn lên mắt đục
xương rồng chọi nắng thinh không

chẳng nhớ nổi ranh giới
khi bình yên dậm chân nên nỗi ngày đá vỡ
hiền dịu
u mê
giọng nói trăm năm khẩu hình ,mắt bét nhè

người đừng nhìn chim sẻ giật mình bay lên
đừng hát cứ để ngày trôi trên tóc
đừng ngả nón để cây đời chết yểu
đừng bặm môi cười dưới một đêm trăng

mùi rượu
đêm nhẵn mặt
hay
nỗi buồn
ngất ngây!

Trương Thị Bách My

Lắng nghe những lời thị phi






Với góc nhìn nhân văn, tất cả mọi thứ đều có nguyên do của nó. Nhưng với tính bảo thủ, cố hữu, ích kỷ tồn tại ít nhiều trong mỗi con người thì thật khó lòng tiếp nhận những lời thị phi, xoi mói thay cho những ngôn từ hoa mỹ, ngọt ngào. Nếu ai đó khen ta, ta có biểu hiện đỏ mặt, nở mũi, mở cờ trong bụng. Còn ai đó chê ta, ta có tâm trạng buồn, ấm ức, mặt ỉu xìu như xe xẹp lốp, rồi tìm đủ mọi cách để “trả thù” cho hả dạ. Trả thù xong ta cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng. Rồi cuộc hành trình ấy cứ tiếp diễn như người bơi ngược nước, để sinh tồn buộc ta phải cố sức chống chọi với dòng nước dữ, hay là đầu hàng số phận, phó thác cho nước lũ cuốn trôi vào vô định.

Người nào chửi ta mà ta không nghe, không hề bận tâm lo nghĩ thì lời chửi ấy lại quay về với chính họ mà thôi. Chẳng khác gì họ ngửa mặt nhổ nước bọt lên trời, tiếc thay, nước bọt không thấu trời mà rơi xuống trên mặt họ. Nhưng thử hỏi mấy ai đủ kiên nhẫn hành trì việc đó, không đáp trả tức thời thì cũng chờ cơ hội phản ứng, hoặc nao nao cố giữ trong lòng từ ngày này qua tháng nọ, năm kia. Thế thì, tại sao chúng ta không biết lắng nghe những lời thị phi, đủ can đảm để đối diện với thực tế, dùng lý trí để phân tích, dùng thực tiễn cuộc sống để kiểm chứng, để sống vững vàng hơn.

Ngạn ngữ có câu: “Bảy mươi chưa hết què, chớ vội khoe mình lành”. Thế nên, đồng hành với những lời hay ý đẹp, ngôn từ hoa mỹ, sự ca tụng tán thán là sự chỉ trích, châm chỉa, xoi mói theo kiểu “vạch lá tìm sâu” cũng là điều dễ hiểu trong đời sống thường nhật của con người phàm tục. Vấn đề là chúng ta phải chấp nhận, tiếp nhận và xử lý nó thế nào cho khôn khéo, tinh tế, đòi hỏi năng lực thích nghi với môi trường sống, như hiện tượng sống chung với lũ, lũ qua rồi thì đất sẽ khô thôi!

Biết lắng nghe những lời thị phi, nghĩa là chúng ta đã dũng cảm thực hiện phương châm “Hãy bỏ qua những lỗi nhỏ của người khác, nhưng phải nghiêm khắc lỗi nhỏ của chính mình”, để rồi ta được “lớn” thêm một chút, trưởng thành, chững chạc hơn trên con đường vươn tới giá trị sống Chân-Thiện-Mỹ. “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Rồi mai đây nếu có còn phải nghe những lời thị phi khác, nghe âm thanh gầm rú của những ngôn từ chát chúa, đanh đá… thì ta không còn ngỡ ngàng, hoặc bối rối như chưa hề được nghe lời thị phi. Tuy nhiên, có những lời thị phi không xác đáng thì chớ bận tâm, vì nó thiếu cơ sở minh chứng, kiểu vu khống, vu oan nhằm làm hại người khác, để thực hiện ý đồ xấu xa của họ. Trong trường hợp này chúng ta im lặng là vàng, mỉm cười chờ sự thật hiển hiện phơi bày là thượng sách.

Tốt hơn hết, bạn hãy làm tốt công việc mình đang làm, thiết tha yêu cuộc sống mà mình đang sống, nâng niu giá trị sống từng ngày. “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/ Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”. Đồng thời ta biết lắng nghe tiếng gọi của trái tim mình, cùng sẻ chia, hướng những điều tốt đẹp đến với mọi người xung quanh, đặc biệt là phải kiên nhẫn luyện lòng: “Người tưới nước lo phần dẫn nước/ Thợ cung tên lo chuốt cung tên/ Thợ hồ tô vách xây nền/ Cũng như người trí ngày đêm luyện lòng”.
Trên hành trình tìm kiếm giá trị đích thực cuộc sống, bên cạnh con đường nhung lụa, bằng phẳng là những đoạn đường chông gai, khúc khuỷu. Chúng ta hãy can đảm để lắng nghe những lời thị phi như một phần tất yếu của cuộc sống. Hết mưa thì nắng ửng lên thôi! Sự thật rồi cũng trở về tự thân vốn có của nó: tinh khôi, nõn nà, trong sáng như giọt sương mai hay tràn đầy nhựa sống như chồi non xanh biếc của xuân lòng bất tận…

Võ Văn Dần

Quan tòa




Hai anh đầy tớ ngồi cãi với nhau

Anh thứ nhất bảo : 1+1= 2

Anh thứ hai bảo : 1+1 = 3

Không anh nào chịu anh nào bèn quyết định đến nhờ Quan tòa phân xử

Sau khi nghe, Quan phán ngay :

- Thằng 1+1=3 được về cày ruộng tiếp.

_ Thằng 1+1= 2 lôi ra đánh 50 roi rồi cho về tiếp tục đi ở đợ

Anh thứ nhất chịu đòn xong không phục hỏi Quan : Thưa quan, sao con trả lời đúng mà bị phạt đánh đòn?Quan thủng thẳng trả lời : Mày biết là đúng rồi còn tốn thời gian cãi với thằng ngu kia làm gì. Cái tội của mày là làm lãng phí thời gian của chủ mày. Mày đã ngu còn cố chấp thì tao cho thêm đòn nữa.

Anh thứ nhất chưa chịu nói : " Thằng đó nó ngu sao quan không dạy nó". Quan cười bảo : " Mày đúng là ngu mà. Nếu những thằng như bọn mày mà khôn thì tao làm quan làm gì?".

25 CÂU NÓI CỦA AYN RAND – MỘT TRONG NHỮNG TRIẾT GIA HÀNG ĐẦU CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO





KU BÚA

Ayn Rand là một trong những triết gia tiêu biểu nhất của chủ nghĩa tự do, cho dù bà ta không bao giờ chấp nhận ngôn từ đó. Triết lý của bà đã là cảm hứng có các thế hệ doanh nhân và lãnh đạo trong thế kỷ 20 trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Bà tin vào sự tự do tuyệt đối cho con người và xem chính phủ là một thứ ma quái.

Kho tàng văn học của bà quá lớn để có thể tóm tắt lại. Nhưng xin mời đọc giả đọc 25 danh ngôn của bà để hiểu được một phần về bà cũng như những giá trị bà bảo vệ. Đọc giả nếu muốn đọc thêm những tác phẩm của Ayn Rand có thể bắt đầu với cuốn Suối Nguồn (The Foundtainhead) và Atlas Shrugged, hai tác phẩm tiêu biểu nhất của bà.

1. Chính phủ là sự đe dọa nguy hiểm nhất đối với quyền con người; nó giữ quyền lợi độc quyền về việc sử dụng bạo lực đối với những nạn nhân (nhân dân).


2. Hãy tự hỏi bản thân bạn rằng giấc mơ của thiên đường và sự vĩ đại có nên chờ đợi chúng ta ở dưới đáy mộ – hay nó có thể thuộc về chúng ta ở đây và ngay bây giờ trên trái đất này.

3. Văn minh là sự tiến triển hướng đến một xã hội của sự riêng tư. Sự tồn tại của loài người hoang dại bấy lâu nay đều xảy ra trong sự công khai, điều hành bởi luật lệ của bộ lạc. Văn minh là quá trình giải cứu con người khỏi con người.

4. Đừng bao giờ nói rằng sự khát khao làm việc tốt bằng sự ép buộc là một động lực cao cả. Sự tham muốn quyền lực và sự ngu dốt đều không phải là động lực cao cả.

5. Từ những thứ nhỏ nhất cho đến những giá trị tôn giáo cao cả nhất, từ cái bánh xe cho tới tòa nhà chọc trời, tất cả mọi thứ chúng ta đang có đến từ một hành động của con người – chức năng của tâm trí lý luận của anh ta.

6. Chính phủ giúp doanh nghiệp cũng thảm họa như khi chính phủ kết tội ai đó. Cách duy nhất để chính phủ trở thành một dịch vụ cho sự thịnh vượng quốc gia là đừng xen tay vào.

7. Tôi thề, bởi cuộc sống của tôi và tình yêu của tôi cho nó, rằng tôi sẽ không bao giờ sống vì một người khác, và cũng không hỏi một người khác sống vì tôi.

8. Quyền lợi cá nhân không phải là một thứ của các lá phiếu bầu cử; đa số không có quyền gì để lấy đi quyền lợi của thiểu số; chức năng chính trị của quyền lợi là để bảo vệ thiểu số từ sự đàn áp của đa số. Thiểu số nhỏ nhất trên trái đất chính là ‘mỗi cá nhân’.

9. Nơi nào có sự hy sinh, nơi đó có người nào đó thu thập thành quả của những hy sinh đó. Nơi nào có sự phục vụ, nơi đó có người nào đó được phục vụ. Người nào nói với bạn về sự hy sinh là đang nói về người nô lệ và chủ nô lệ, và muốn trở thành người chủ nô lệ.

10. Tính đặc trưng của con người là, khi các con thú tìm cách tồn tại bằng hòa mình vào môi trường xung quanh, con người tồn tại bằng cách thay đổi môi trường xung quanh theo ý mình.

11. Tiền bạc là cái thước đo sự cao thượng của một xã hội.

12. Chỉ có người nào không cần, mới đủ khả năng nhận tài sản thừa kế, đó là người có thể làm ra của cải cho dù anh bắt đầu ở bất cứ nơi đâu.

13. Con người tự đặt ra câu hỏi vì họ quá sợ hãi để nhìn thẳng. Bạn chỉ cần nhìn thẳng là thấy con đường, và khi bạn thấy nó, đừng ngồi đó mà nhìn – hãy bước đi.

14. Lý luận không phải tự động. Những ai bác bỏ lý luận không thể nào được nó chính phục. Đừng mong chờ gì từ họ. Hãy để họ yên.

15. Hãy bỏ chạy từ những người nào nói với bạn rằng tiền bạc là tội lỗi. Đó là dấu hiệu của một người ăn cắp đang dần hiện mặt.

16. Người nào cho phép một người lãnh đạo chỉ hướng cho anh ta là một thứ tàn trụi đang được kéo đến bãi hoang.

17. Quyền lực duy nhất bất cứ một chính phủ nào có được là quyền lực để săn lùng tội phạm. Khi không có đủ tội phạm, chính phủ làm ra tội phạm. Họ tuyên bố quá nhiều thứ thành phạm pháp đến mức con người không thể nào sống mà không cần vi phạm luật lệ.

18. Mục đích của đạo đức là để dạy bạn, không phải để chịu đựng và chết, mà để bạn tận hưởng và sống.

19. Câu hỏi ở đây không phải là ai sẽ cho phép tôi làm, mà là ai sẽ ngưng tôi làm.

20. Vấn đề gì cũng có hai mặt: một mặt là đúng và mặt kia là sai, nhưng ở giữa luôn là tội lỗi.

21. Có một cấp độ của sự hèn hạ thấp hơn những kẻ thích nghi: những kẻ thích nghi theo trào lưu.

22. Chúng ta đang nhanh chóng tiến đến giai đoạn tối cao của sự đảo ngược: giai đoạn khi chính phủ được tự do để làm bất cứ điều gì họ muốn, trong khi công dân chỉ có thể hành động với sự cho phép của chính phủ; đó là giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử nhân loại, giai đoạn của sự cai trị bởi quyền lực.

23. Khi tôi chết, tôi hy vọng sẽ được đi Thiên Đường, mặc dù đó là một Địa Ngục nào đó.

24. Sự thịnh vượng là sản phẩm của tư duy con người.

25. Loại người vô nghĩa nhất là những người không có mục đích sống.

BIỂN ĐÔNG: Cái Gía của Tín Lý Nhà Nước Quốc Gia: Chiến Tranh, Nghèo Đói , Áp Bức và Đế Quốc




Không kể khi một cuộc chiến tranh xảy ra, đặc biệt trong chiến cảnh liên quốc khu vực, hàng triệu sinh mạng sẽ bị hy sinh và tạo nối dài những khổ đau bất hạnh và căm thù phân hóa cho những người sống sót, với những gián đoạn rối loạn kinh tế đời sống, mà riêng người Việt đã liên tục trải qua trong hơn nửa thế kỷ qua- tín lý quốc gia nhà nước buộc quần chúng phải tự hủy giá trị cần thiết căn bản của đời sống hiện tại hàng ngày để phục vụ "định chế mê tín" vì "quyền lợi quốc gia" này - mà thật sự chỉ là phục vụ một nhóm thiểu số quyền lực gọi là "chính phủ"
Cái gọi là "đe dọa chiến tranh" tại biển đông và sự bành trướng của Trung quốc đã khiến cả khủ vực dồn tài nguyên nhân lực vào mua sắm "kỹ nghệ chiến tranh".

Riêng Việt Nam, trong quá khứ đã từng mua vũ khí từ Trung Quốc và sau này từ Nga (2013) (khoảng 3 tỉ rưỡi Mỹ kim trang bị quân sự - như mua chiến đấu cơ Sukhoi Su-27 và Su-30 của Nga và các chiến cụ vũ khí khác).

Dưới "áp lực"( toan tính) chính trị và quyền lợi kinh tế hiện nay giữa Trung Quốc, Nga, Mỹ và Liên Âu (NATO) lượng mua bán vũ khí từ Nga có khả năng giảm, và Việt Nam đã đang điều đình với nhà nước Mỹ và các công ty sản xuất vũ khí của Mỹ và Liên âu như Airbus, Lockheed Martin và Boeing để mua vũ khí. Cần hiểu rằng đây không chỉ đơn thuần là "mua vũ khí" mà chính là "quan hệ kinh tế, đặc biệt chính trị, trực tiếp" giữa hai định chế nhà nước. Cũng có nghĩa bàn cờ chính trị, hay "quyền ảnh hưởng chính trị" tại khu vực đang đổi thay.

Trong cùng lúc đó, đời sống an sinh hàng ngày của dân chúng như y tế, vệ sinh, giáo dục, nhà cửa, hộ khẩu v.v chưa được quan tâm đầy đủ. Bệnh viện với hàng dẫy người la liệt nằm chờ nơi hành lang thiếu kém chăm sóc. Dân chúng ăn ở chen chúc, không nơi cư ngụ, thiếu điều kiện vệ sinh căn bản. Những chăm sóc nếu quan tâm nâng cấp, chi phí cũng không chỉ không vượt quá chi phí quân sự, an ninh rình mò mà còn có năng lực sinh ra nguồn lợi tức kinh tế đa phương bù đắp trong sinh hoạt phát triển xã hội, ngược lại khi mua sắm vũ khí là chi phí gia tăng một chiều hàng chục ti mỹ kim làm tổn hại nguồn tài nguyên nhân lực vốn đã khan hiếm khó khăn của xã hội.

Chưa kể một thực tế, mua sắm gia tăng quân sự và an ninh kềm chế nội chính trên dân chúng của mình đơn phương, KHÔNG BAO GIỜ là giải pháp đối kháng ngoại xâm hay bảo vệ "quốc gia"- mà giải pháp nền tảng lâu bền là tạo điều kiện để dân sinh thăng tiến- làm cho dân chúng văn minh tiến bộ sung túc, trong đó nền tảng là nền tự do tự chủ sinh hoạt  của quần chúng.

Sức mạnh của một xã hội hay quốc gia, không bao giờ nằm ở chính phủ mạnh quyền, hay công an đông đảo rình mò bắt bớ giỏi, và quân đội nhiều vũ khí, mà ở quần chúng tự do và văn minh nhận thức tiến bộ và sung túc. Cứ nhìn "sức mạnh" thật của các xã hội nhỏ-đất-ít - dân Âu Châu, Hàn, Nhật và "sức mạnh" của con "khủng long" Sô Viết đã chết, và hiện nay của "con rồng thật nhưng mất khả năng bay" Trung Quốc với một nhà nước và quân đội mạnh quyền to lớn với khối dân khổng lồ nheo nhúc đang chép nhặt văn minh kỹ thuật tích lũy là giầu nhanh gọn, và nỗ lực di chuyển tài sản, di dân và "du học" khi có thể, để ra khỏi cái "tổ quốc hùng mạnh" đó, là bằng chứng điển hình. Dĩ nhiên tạm gác sự đối kháng đang âm ỉ trong bao tử con- rồng- bò này. Vì nó không thể bay và đang bò, nên nó cần khè lửa hù dọa thị oai với chính nó để tự an tâm và nhát dọa bầy con cái "se sẻ" lối xóm !

Lịch sử tương tranh trong khung cảnh định chế nhà nước đã cho thấy giải pháp quân sự luôn luôn đã không giải quyết được vấn đề mà còn tạo thêm vấn nạn lớn hơn trong tương lai. Sự căng thẳng tranh chấp đã đưa đến các cuộc chiến, hàng trăm ngàn, hàng triệu nhân mạng đã bị hy sinh oan uổng, tài nguyên phí phạm, hận thù gia tăng và vấn đề vẫn đang căng thẳng hôm nay, chính là bằng chứng điển hình và rõ rệt về bản chất thất bại của giải pháp quân sự. Căng thẳng tranh chấp lãnh thổ chủ quyền đều có thể được giải quyết bằng thương thảo và vận động quần chúng- không phải tuyên truyền chính qui từ nhà nước -( điển hình là đảo Sakhalin của Nhật, Nga đang chiếm giữ, hay giữa Nhật, Hàn và nhìn qua Ukraine sẽ hiểu).

Cái gọi là "tranh chấp" giữa các nhà nước quốc gia, chỉ nổi lên khi có nhu cầu củng cố vai trò chính phủ đang phải đối đầu với những thách đố từ quần chúng. Sự vụ tranh chấp giữa Trung Nhật về Senkaku Islands và Nhật Hàn vềLiancourt Rocks, hoặc Angkor WAt Preah Vihear Temple giữa Thái Miên v.v cũng nằm trong mục tiêu này.

Riêng "biển đông" nằm ở một kích thước lớn hơn, bởi nó KHÔNG CHỈ liên đới cả một khu vực nhiều quốc gia và đường hải hành lẫn không lưu của khu vực những quốc gia này. Đó là chưa nói đến những "đồ đoán lượng định" về "tiềm lực tài nguyên" của vùng biển, mà là cả một vùng ảnh hưởng chính trị lâu dài trong bối cảnh "cường quốc đế quốc" Mỹ đã và đang mở rộng sự bao trải toàn cầu với hơn ngàn căn cứ quân sự khắp lục địa và đại dương (Guam, Diego Garcia) và "sự đang vươn ra" của Trung Quốc hôm nay- (Nga dù mạnh hơn Trung Quốc- tự biết và tự kềm chế với khối Âu Châu có quần chúng vững mạnh, nhưng đang bị Âu Mỹ khiêu khích trấn ngược).

Nghĩa là "hành động biến cố" nó có "lợi điểm" tạo sợ hãi" và "tăng cường vai trò chính phủ" một cách nhanh, mạnh hơn và là vấn đề "bất khả tư nghị" của chính phủ độc quyền hơn bất cứ "mối đe dọa" tranh chấp quốc gia nào- và dĩ nhiên, vì là tranh chấp KHU VỰC, nên sự chọn lựa giải pháp cho vấn đề không còn chỉ là "yêu nước ta" chống địch mà còn nằm nền tảng ở sự tự nguyện chọn lựa một "đàn anh", hay đế quốc chủ trì hậu thuẫn cho nước ta nữa. Vấn đề nền tảng nằm ngay ở đây.

"Đế quốc Mỹ", hay "chuẩn đế quốc Tầu cọp giấy" bỗng nhiên được chính đáng hóa làm hai ứng viên quốc tế-đế quốc chính đáng để các KHỐI QUẦN CHÚNG chọn "phe" nằm dưới, và mặc nhiên quên hẳn mối đe dọa chung của tính 'ĐẾ QUỐC" dù bất cứ đế quốc nào, kiểu nào!

Khi nhìn bản đồ "biển đông", gác bỏ cảm tính chủ nghĩa quốc gia tổ cò, một cách công tâm sòng phẳng, cái tuyên bố chủ quyền về hai quần đảo Trường Hoàng rõ là vớ vẩn lằng nhằng vì tham vọng tự ái chủ nghĩa và quyền lực giữa các định chế nhà nước hơn là giữa các "dân tộc". Và nó không thể giải quyết hẳn hòi thỏa đáng dù là "công pháp" hay bạo lực- Trường Sa thì nó xa Việt Nam và xa hẳn khỏi Trung Quốc nhưng gần sát Mã , Phi nhiều hơn ai hết! Nhưng cả 5 quốc gia đều gào thét là của RIÊNG mình!!! Hoàng Sa lại nẳm giữa Trung Quốc và Việt Nam và chẳng dính gần "con ma" nào khác, VÀ  NHÀ NƯỚC NÀO CŨNG ĐÒI LÀ CỦA RIÊNG MÌNH. Với hàm ý LÀM CHỦ ĐẤT ĐẢO sẽ ĐƯƠNG NHIÊN theo CÔNG PHÁP được chủ quyền thêm vài trăm hải lý mặt biển. Và dân chúng thì hầu như đại đa số chẳng hề thấy biết mặt mũi cái phần "linh thiêng sông núi" này, và chẳng hề quan tâm... cho đến khi  nhà nước các nơi nổi trống la làng... mọi người dân mọi bên bắt đầu rên rỉ xót xa cho lãnh thổ linh thiêng...rồi gào thét căm thù lẫn nhau!







Những trò hề diễu dở nhất, nhưng lại là "nỗi sợ ăn khách" nhất là cái "lưỡi bò" Trung Quốc tuyên bố. Cái tuyên bố chủ quyền mà ngay người "Trung Quốc" nếu tỉnh táo cũng thở dài. Vì nó không thể thực hiện và vững bền được dù là công pháp hay bạo lực, dù có Mỹ hay không có Mỹ phản đối. Trong hoàn cảnh liên lập kinh tế và khả năng mua bán kỹ nghệ kỹ thuật quân sự hiện đại của thế kỷ 21, nó không cho phép bất cứ cường quốc nào chiếm cứ bằng bạo lực và lưu giữ lâu bền một khu vực hải dư như thế, kể cả Mỹ - sự sụp đổ của chủ nghĩa đế quốc thực dân cũ đã qua (tự bản thân "Đế quốc Hán", La Mã, Mông Cổ, Anh v.v ) trong lịch sử đã minh chứng rõ ràng. Giới quyền lực "tỉnh táo thuộc sử" cũng như khoa bảng Trung quốc chắc chắn hiểu điều này. Nhưng tại sao nhà nước Trung Quốc lại tuyên bố khơi khơi như thế? Và tại sao Âu Mỹ, đặc biệt Obama Mỹ, lại vờ vĩnh và à ơi dí dầu, lấp lửng nửa chống nửa thuận:

"Sư thật là Trung Quốc đang thành công, to lớn và mạnh mẽ, dân chúng Tầu tài giỏi và siêng năng, và có lẽ một vài tuyên bố chủ quyền của TQ là chính đáng... Nhưng TQ không nên chỉ thực hiện điều này dựa vào sức mạnh sô lấn người khác.. Nếu thật sự những tuyên bố chủ quyền của TQ là chính đáng, người ta sẽ công nhận nó"..(The truth is, is that China is going to be successful, it's big, it's powerful, its people are talented and they work hard and, and it may be that some of their claims are legitimate,". "But they... shouldn't just try to establish that based on throwing elbows and pushing people out of the way." "If in fact their claims are legitimate, people will recognize them," OBAMA

Hệ quả và diễn biến toàn diện trong tương lai ra sao chưa rõ, nhưng hệ quả đầu tiên là các quốc gia đang nghèo, đang cần tiết kiệm tập trung tài nguyên nhân lực vào đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao dân sinh, (y tế, giáo dục, việc làm), đã phải đình trệ hay giảm tốc chuyển tài nguyên nhân lực và nội chính vào quân sự mua vũ khí. Và các "đế quốc đàn anh" chưa cần giải quyết căng thẳng khu vực, đã thu lượm hàng trăm tỉ mỹ kim tiền bán vũ khí, thúc đẩy nền kỹ nghệ và chiến tranh của chúng. (Xin tham khảo về bảng giá cả các chiến cụ vũ khí, máy bay, tầu chiến, súng đạn v.v cũng như chi phí bảo trì vũ khí--Phải Cảnh Giác: Chiến Tranh Nền Tảng của Quyền Lực..)

Quan trọng nhất, các bậc đàn em sau khi chọn đàn anh, mua vũ khí, đồng nghĩa với lệ thuộc không chỉ kỹ thuật sử dụng bảo trì và sử dụng, cũng như thường trực mua bổ xung đạn dược cho các loại vũ khí này, mà còn trở thành lệ thuộc quyết định chính trị ngoại giao và ngay cả chính sách nội chính khi có nhu cầu của "đàn anh đế quốc". Bài học miền Nam, Nam Hàn, Úc v.v với Mỹ và miền Bắc với Nga Tầu là điển hình. Như vậy, một chiến cảnh phân chia quyền lực khu vực đa dạng, chi tiết, và HƯ ẢO hơn cuộc "chiến tranh lạnh" đang được hình thành.

Chi tiết, đa dạng và "Hư ảo" vì khi nhìn vào thượng tầng cấu trúc quyền lực "quốc gia và đế quốc tương tranh" này, là cả một mối "hợp tác liên lập chặt chẽ" trong lãnh vực AN NINH và NGOẠI THƯƠNG như bản thống kê ngoại thương giữa Mỹ, Liên Âu, và Trung Cộng đã cho thấy (The Great Decoupling-China and the New World Order-Tham Khảo Số Liệu Kinh Tế Ngoại Thương Mỹ và Các Quốc Gia-Tham Khảo Số Liệu Kinh Tế: Trung Quốc -Liên Âu-Tham Khảo Số Liệu Kinh Tế: Mỹ -Trung Quốc). Hay nói một cách ra vẻ "khệnh khạng hàn lâm khoa bảng" là nguyên lý nghịch thuẫn của quyền lực khống trị đang hình thành tận dụng (Antony Cyril Sutton Nguyên Lý NGHỊCH THUẪN) -

(Quí độc giả khi tham khảo các số liệu ngoại thương, cần tự hỏi tại sao Mỹ và Liên Âu "thản nhiên" chấp nhận thâm thủng cán cân ngoại thương hàng trăm tỉ "thua thiệt" hàng năm về phía Trung Quốc? Nhưng vẫn bình chân mạnh khỏe tiến hành chiến tranh? Nếu là kẻ thù và căng thẳng đến cường độ chiến tranh, con số lợi nhuận ngoại thương của Trung Quốc từ Mỹ và Liên Âu, con số trao đổi ngoại thương đang giúp giữ vững "nền kinh tế cường quốc" của Tầu, có tồn tại để ổn định 1.4 tỉ dân số với ba (3) vùng đối kháng âm ỉ- Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng- để làm cường quốc không?)

Quần chúng CẦN CÓ KẺ THÙ để tăng mức phân hóa, dễ dàng ổn định, giảm đối kháng, củng cố tính chính đáng không chỉ cho định chế nhà nước quốc gia mà vai trò ĐẾ QUỐC để khống trị. Cứ nhồi nhét một lập luận tổ quốc bị đe dọa, dân chúng bị tấn công , mọi chuyện sẽ dể dàng cho việc tận dụng tài sản và sinh mạng của quần chúng: cai trị hữu hiệu!


""Cuối cùng thì những kẻ lãnh đạo của đất nước, sẽ quyết định chính sách, và điều này luôn luôn là vấn đề đơn giản lôi kéo quần chúng theo, bất kể là trong nền dân chủ hay độc tài phát xít, hay dân chủ quốc hội, hay độc tài cộng sản. Có tiếng nói của dân hay không tiếng nói của dân, quần chúng luôn luôn được lôi vào vòng xếp đặt của giới lãnh đạo. Điều này dễ dàng thôi. Tất cả bạn phải làm chỉ là nói với quần chúng rằng họ đang bị tấn công, đồng thời lên án những ai kêu gọi hòa bình là không yêu nước là đặt đất nước vào tình trạng lâm nguy. Điều này hiệu nghiệm như nhau ở bất kỳ xã hội đất nước nào" (But, after all, it is the leaders of the country who determine the policy and it is always a simple matter to drag the people along, whether it is a democracy, or a fascist dictatorship, or a parliament, or a communist dictatorship. Voice or no voice, the people can always be brought to the bidding of the leaders. That is easy. All you have to do is tell them they are being attacked, and denounce the peacemakers for lack of patriotism and exposing the country to danger. It works the same in any country.') Hermann Göring

Cái giá và cái bẫy của nguyên lý nghịch thuẫn quyền lực nhà nước quốc gia giăng ra cho nhân loại là như vậy.

Giữa Đen Và Trắng



Thời cổ đại, triết gia Hy Lạp Aristotle đã liệt kê ra mười ba loại ngụy biện khác nhau. Trong đó có ngụy biện trắng -đen, hay như trong logic học có đề cập đến sự lựa chọn sai ( false alternatives ).
http://linglogic.wikia.com/wiki/False_alternatives

Nguỵ biện trắng- đen giống một cái bẫy, bẫy sập và kiềm tỏa tư duy con người trong đời sống tương tác chính trị xã hội. Ngụy biện này mang công thức logic học rất dễ hiểu và đơn giản, và nhân loại thường mắc sai lầm căn bản khi đưa ra lựa chọn và nhận định.

Đại loại, ngụy biện đó dựa trên dạng suy luận mà trong đầu người đó đã có mặc định sẵn những khả năng và sự việc đối lập nhau, qua đó người lập luận đưa ra một nhận định nếu không phải A thì tất nhiên phải là B, nếu không phải B thì tất nhiên phải là A, tuy rằng, trên thực tế vẫn có C, D,E, vv….

Hay, nếu A xấu thì hiển nhiên B phải là tốt, vì A và B đối lập nhau, trên thực tế, A xấu không hẳn B sẽ tốt.

Hoặc, nếu A là chính thể độc tài nào đó, thì B, chính thể đối lập với A ắt hẳn là chính thể tự do dân chủ, ngược lại, nếu B là chính thể tự do dân chủ thì A, hắt hẳn phải là chính thể độc tài.

Chẳng hạn, CSVN đối đầu với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa từ thời Ngô Đình Diệm đến thời Dương Văn Minh, song trên thực tế lịch sử đã chứng minh, Việt Nam Cộng Hòa chưa bao giờ được coi là chính quyền mang màu sắc tự do dân chủ cho dù dưới bất kỳ nhà lãnh đạo nào. Tuy nhiên, bọn ngụy ngục chống cộng vẫn ngày tháng giơ cao ngọn cờ vàng giẻ rách để tuyên dương giá trị tự do dân chủ dưới thời VNCH, đơn giản vì VNCH đối đầu với CSVN, và cờ vàng giẻ rách ba que là đối trọng đầy ý nghĩa thiêng liêng với cờ đỏ của CSVN.

Ngụy biện trắng- đen trong những quốc gia còn thần thánh hóa chủ nghĩa dân tộc, lòng yêu nước.

Đối với những cá nhân và cộng đồng sống trong quốc gia có quá trình chống giặc ngoại xâm lâu dài , hay trong những quốc gia có những chính thể độc tài sát máu thì người dân có lề lối suy nghĩ quan niệm rơi vào ngụy biện trắng đen dễ nhất, nhanh nhất và dễ thấy nhất.

Trải qua những quá trình lịch sử, người dân thường bị ám ảnh , đe dọa bởi thảm họa đô hộ của ngoại bang, từ đó họ đã tự huân tập thói quen chính đáng hóa , thậm chí thần thánh hóa quyền lực sức mạnh của kẻ cầm quyền. Tự nguyện làm nô lệ, làm con cừu cho  nhà nước chăn dắt với tâm thế tự hào, tin tưởng vào sức mạnh quyền lực của  nhà nước sẽ mang lại đời sống tự do hạnh phúc như chúng vẫn thường rêu rao qua phương tiện truyền thông.

Tệ hại hơn, là không thiếu những cá nhân tin vào chính nghĩa quốc gia mang niềm tự hào và sẵn sàng hy sinh tính mạng cầm súng chiến đấu với giặc ngoại xâm vì cái gọi là độc lập tự do, để rồi cuối cùng nếu bỏ mạng ngoài chiến trường thì là hy sinh cho tổ quốc, phục vụ cho tổ tò vò, nếu còn sống thì thành anh hùng , được tung hô ca ngợi nhưng khi nhận ra sự thật thì cũng đành ngậm ngùi vì thấy lý tưởng của mình đã bị phản bội,. Xương máu của bao nhiêu thanh niên đã ngã xuống vì ngộ nhận cái gọi là tự do độc lập, nhưng bọn cầm quyền là nhóm hưởng lợi, tự chúng nó thần thánh hóa chúng , tự chúng  cho rằng  có công và tự ca ngợi công lao thành quả mà thật ra, đó là xương máu, công sức của toàn bộ dân tộc.

Đơn giản là A: ngoại bang là xấu vì đô hộ và xâm chiếm, thì B, quyền lực, sức mạnh của Nhà nước là tốt và cần, cũng như A là ngoại bang, là xâm chiếm, là phi nghĩa, thì B, lực lượng quân đội cầm súng chống giặc ngoại xâm là chính nghĩa.

Nhưng trên thực tế, cái mà gọi là chính nghĩa đó thường là trò bịp. Sau khi kết thúc một cuộc chiến, đất nước tan hoang, tâm lý con người mệt mỏi và toàn bộ xã hội phải dốc sức xây dựng lại đất nước thì đó là thời điểm thích hợp để bọn cầm quyền thiết lập và tăng cường nền độc tài với công cụ đắc lực nhất là cảnh sát và quân đội
Quân đội và cảnh sát trước đó được dùng để chống lại ngoại bang, thì cũng sẽ được dùng để đàn áp những phong trào phản kháng đòi hỏi quyền lợi của dân chúng. Xin đừng quên vụ Thiên An Môn, cũng là quân đội được dùng để đàn áp, giết hại thường dân theo lệnh của bọn nắm quyền. Hàng trăm ngàn sinh viên biểu tình tại quảng trường Thien An Môn bị lực lượng quân đội xả súng giết hại , chỉ sau gật đầu của Đặng Tiểu Bình.



Hãy nhìn vào tấm gương điển hình của các nhà độc tài quân phiệt như Gaddafi, Saddam Hussien, những nhà độc tài đến từ Chile như Pinoche..., những tên độc tài này giống nhau một yếu tố dùng sức mạnh quân đội đàn áp, giết hại các phong trào đối kháng tôn giáo hay quan điểm chính trị để củng cố quyền lực của chúng

Tại Hàn Quốc, Chun Doo Hwan đã dùng cả cảnh sát và quân đội đàn áp phong trào dân chủ Gwangju (1 ), kết quả là 144 thường dân thiệt mạng, chưa kể thường dân bị thương và số lượng cảnh sát, quân đội bị giết trongsuốt quá trình đàn áp phong trào dân chủ được khởi xướng bởi Kim Dea Jung, đó là những con số ‘’ chính thức’’ (2 )
Những tên độc tài này trong quá khứ không ngần ngại sử dụng lực lượng quân đội bắn vào đám đông biểu tình, bắn vào người dân của chúng không chút do dự

Chủ nghĩa yêu nước thần thánh hóa từ nhu cầu thống trị của bọn cầm quyền, kết hợp với não trạng bị bó hẹp của người dân ,được đóng khung sẵn trong ngụy biện và nhận định giữa trắng và đen, giữa ta với địch , giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa cảnh sát và tội phạm, giữa an ninh xã hội và bất ổn xã hội vẫn hiện hữu, miên viễn tại những xã hội độc tài và ngay cả những xã hội dân chủ.

Ngụy biện trắng- đen đối với an ninh xã hội và quyền lực cai trị của bọn quyền chính cùng với công cụ bạo lực là công an cảnh sát
Giữa công an và tội phạm đe dọa an ninh trật tự xã hội, thì trước hết, kẻ đe dọa tính mạng người dân và gây hoảng loạn trong xã hội là những kẻ xấu, những kẻ đó cần phải bị trừng trị để giữ cho xã hội được an toàn,để con người sống với nhau môt cách bình đẳng và không có sự chà đạp từ những kể mạnh và có tâm thế sẵn sàng phạm tội để đạt được mục đích.
Thế nên cần phải có sức mạnh quyền lực từ phía nhà cầm quyền để mang lại yên ổn tâm lý cho cộng đồng, và công cụ đắc lực thực hiện sức mạnh bạo lực đó chính là công an tay sai. Nhưng, nếu một ai trong đám đông tối dạ bị kiềm tỏa tư duy phải lựa chọn giữa trắng và đen thì họ sẽ chọn, A: tội phạm xấu, thì tất nhiên B, công an trấn áp và dẹp truy bắt tội phạm phải là tốt.

Hoặc là A: khủng bố là xấu, thì B: lực lượng an ninh quân đội phải tốt, vì phải tận thiện để bảo vệ an ninh xã hội

Nhưng trên những tờ báo độc lập không thiếu những vụ công an đánh chết thường dân vô tội rất dã man, ngay cả ở Mỹ, một quốc gia mà bọn chống cộng ca ngợi là tự do nhân bản hàng năm vẫn xảy ra hàng trăm vụ cảnh sát an ninh xả súng giết dân thường, mà đa số nạn nhân là những người da đen. http://rt.com/usa/180648-police-shootings-african-american/

Con người , với nhận xét thiếu lý tính đều cho rằng ít có nhà nước nào lại đàn áp, thậm chí giết người dân của mình, vì dù sao cũng là cùng dòng máu, cùng nòi giống và tiếp hưởng từ tiền nhân những giá trị văn hóa và giá trị xã hội.

Thế nên sự đe dọa từ bên ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn những màn khủng bố giả địch là chiêu trò lợi hại của bọn nhà nước Mỹ và Tây phương. Thứ nhất, chúng đánh vào niềm tin của người dân rằng ít có nhà nước nào chà đạp, thậm chí giết người dân của mình, do vậy những kẻ đe dọa anh ninh xã hội phải là những kẻ đến từ bên ngoài , nếu không phải là nhà nước, tất nhiên, phải là khủng bố ( lại là ngụy biện trắng- đen ) nhằm mục đích gây hoảng loạn, sợ hãi trong dân chúng trước sự đe dọa an ninh từ những nhóm đến từ bên ngoài quốc gia lãnh thổ, qua đó bọn nhà nước quyền chính có lý do chính đáng xết chặt tự do chung của người dân, tăng cường lực lượng công an và quân đội, sẵn sàng đàn áp những cá nhân nổi dậy đối kháng khi cần thiết.

Ở đây, ta thấy một điều, bọn nhà nước tạo ra đen ( khủng bố ) để người dân chọn lựa trắng ( quyền lực nhà nước ) nhà nước, sẵn sàng chịu sự kiểm soát tự do cá nhân , tự do thân thể , đổi lại là được an toàn mà không mảy may, nghi ngờ chất vấn.

Trên đời không chỉ có A và B, cũng như không chỉ có hai gam màu đen- trắng. Chúng ta còn những gam màu xanh, đỏ tím vàng và rất nhiều màu sắc khác. Hiểu được như vậy, tức đã đặt chân trên con đường đến với tự do, thứ tự do thực sự không bám víu vào định chế quyền lực của bọn nhà nước, cảnh sát và quân đội, có như vậy chúng ta mới có thể hy vọng trở thành những công dân của địa cầu, sẵn sàng bước qua khỏi gianh giới của quốc gia, chính nghĩa dân tộc để hướng tới nền tự do chung của nhân loại.

Nguyễn Mạnh Chung


(1). Phong trào đấu tranh dân chủ của sinh viên Hàn Quốc diễn ra vào đầu tháng 3 năm 1980 đến tháng 5 năm 1980 tại thành phố Quang Châu ( Gwangju ), Hàn Quốc. Ngày nay, người ta thường nhắc đến phong trào dân chủ Gwangju với chủ đích nhắm tới sự kiện này.
(2 ) Trích từ ‘’ Hàn Quốc, Dân Chủ Và Độc Tài’’ của Hồ Sỹ Quý, Viện Nghiên Cứu Đông Á.

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

còn đâu Ô thước chở sầu





Ta chờ em đã mấy mùa Ngâu
mà sao xây mãi nhip cầu không đâu
có phải vì mưa quá nặng sầu
nên bầy Ô thước đớn đau bỏ mình

Ta chờ em lạc cả bóng hình
mà sao mưa vẫn vô tình đổ Ngâu
có còn đâu Ô thước chở sầu
cho Ngâu nát cả nhịp cầu nhân duyên

Đêm mưa say một giấc mơ tiên
tỉnh ra bảy sắc đảo điên cầu vồng
nhân duyên trời định có hay không
cho Ngâu trút mãi nhớ mong nhịp cầu

"Ở một thế giới khác" - Chùm thơ của Nguyễn Nhật Huy




Tác giả trẻ Nguyễn Nhật Huy




NHỮNG ĐỨA TRẺ HÌNH VUÔNG



Không còn thửa ruộng nào cho lũ trẻ chăn trâu
Tuổi thơ thả diều trên cánh đồng máy tính
Không còn con dế nào hát về nhiệm màu
Đôi mắt tròn
lăn trên màn ipad
Câu chuyện cổ cũng thành nhàn nhạt
Bà mẹ ru con bằng khúc nhạc thị trường
Những đứa trẻ vuông
lớn lên bằng nỗi niềm góc cạnh.



NÓI VỚI CON PHIÊN BẢN FACE



Rồi sau này tôi nói với con tôi
Con hãy lên facebook mà chơi
Nhưng nhớ like một cách thành thực
Đừng vì lấy lòng ai mà click chuột
Cũng đừng hùa vào đám đông mà thóa mạ con người
Đừng lột đồ cho họ ném đá con ơi
Bởi face hay đời cũng đều cần tự trọng

Cha sẽ dạy con
Đừng để trang quảng cáo nào lừa lọc
Họ giật tít mà kiếm ăn trên những nỗi buồn
Và nhớ điều này hơn con
Đừng đem sỉ nhục vào những status con nhé

Sống trên đời là cần mạnh mẽ
Nhưng không phải dìm nhau cho thỏa giận hơn
Và nếu một ngày con muốn làm ơn
Cứ viết đi những bao dung thật đẹp.



Ở MỘT THẾ GIỚI KHÁC



Ở một thế giới khác
Người ta yêu thường bằng hành động nhiều hơn
Và những đứa trẻ không bao giờ bị miệt thị

Ở một thế giới khác
Không có ánh mắt thăm thẳm nào
Đức tin dắt con người đến thung lũng màu xanh
Những người nghèo vẫn còn nhưng không lừa dối
mà tự trọng với vốn có của đời

Ở một thế giới khác
Những người giầu không quá chật chội
Khi sẻ chia một chút tiếng cười
Người đi chợ
mua thơ chứ không phải oto hay iphone hàng hiệu

Ở một thế giới khác
khi tắc đường người ta biết nhường nhau

Một thế giới khác ở đâu
một thế giới khác
thánh thần không biết

Hình như mình đã ngủ mệt
Chuông hẹn giờ
thức dậy đi thôi.



CHỢT NGHĨ



Đêm nằm chợt nghĩ, một ngày khi từ giã cõi đời
Lời mình nói sẽ là điều gì
Không muốn nghĩ
nhưng thanh âm cứ dội từ đâu đó

Mình sẽ nói gì
Chắc không phải là lời tỏ tình
Cũng không phải kiểm điểm cuối năm
Không phải...nhà lầu, xe hơi...không phải....

Mình sẽ nói gì trước cái chết
Khi cả cuộc đời theo đuổi những không đâu
Mình không muốn nghĩ đâu
Mình sợ
Cuối cuộc đời trên nấm mồ xanh cỏ
Chỉ có một nỗi buồn lớn hơn bia mộ
Và gạch nỗi trống không hai con số
Có ai nghĩ bao giờ
Sẽ nói gì với bia đá của mình

Trịnh Công Sơn- Đặng Tiến




Báo Văn Học số 39, tháng 4-1989, có ghi lại một buổi tọa đàm về bộ truyện Mùa Biển Động của Nguyễn Mộng Giác, nhà văn Nhật Tiến đã phát biểu ngoài đề :

"Nói về tác phẩm văn nghệ mà ảnh hưởng rõ nét nhất, tôi nghĩ có lẽ mình chỉ có nhạc Trịnh Công Sơn, nó gây cái tâm lý phản chiến. Còn tác phẩm văn thơ của chúng ta nó chỉ bàng bạc thôi". Anh còn khẳng định : "nó đi thẳng vào đời sống". Nhà văn Hoàng Khởi Phong vùa vào: "Riêng với nhạc Trịnh Công Sơn, tôi nghĩ có đi thẳng vào lòng người" (tr. 55).

Trong văn chương, ngoài đề có khi là lời tâm huyết. Nhật Tiến nổi danh về lòng ngay thẳng và nghĩa khí. Hoàng Khởi Phong là cựu đại úy quân cảnh, một binh chủng mà Trịnh Công Sơn thường phải dè chừng ...

Cái thời làm nhạc phản chiến ... thời đại bác ru đêm ...

Dùng chữ nhạc phản chiến, theo kiểu anti-guerre, anti war, là nói cho gọn, và đã có người phản bác, cho rằng mông lung, vì người nghệ sĩ chân chính nào mà không chống chiến tranh ? Ngoài ra, những ca khúc Trịnh Công Sơn tố cáo chiến tranh, gào gọi hoà bình còn bày tỏ khát vọng thống nhất đất nước, tình tự dân tộc, tình yêu nhân loại, niềm tin vào cuộc đời, tình người và hạnh phúc lứa đôi. Những tình cảm này đan quyện vào nhau. Hơn nữa một số nhạc tình thuần tuý, nội dung không quan hệ gì đến chiến tranh, khi nghe trong đám đông, cũng tạo nên một cảm giác thời thế, từ một thời phản chiến.

Vì vậy, gọi là nhạc "phản chiến" là nói tắt, trong điều kiện bất túc của ngôn ngữ. Gọi cách khác, là ca khúc tranh đấu cho hoà bình, tuy dài dòng mà vẫn không đủ ý.

Nói chung, những ca khúc "phản chiến" của Trịnh Công Sơn gia tăng số lượng và cường độ dài theo cuộc chiến, đồng thời cũng chuyển mình theo từng giai đoạn ngắn của thời cuộc thập niên 1963-1973. Nhưng là tiếng nói tự phát, phản ứng tự nhiên của một cá nhân, một công dân, không thuộc đảng phái hay tổ chức chính trị nào. Đây là điều kỳ lạ trong hoàn cảnh chính trị thời đó và chính nó đã tạo ra hào quang của Trịnh Công Sơn: người ta hát, và yêu Trịnh Công Sơn, tạo ra hiện tượng Trịnh Công Sơn, một là vì ca khúc của anh đáp ứng lại những khát vọng của thời đại, hai là người nghe, trực cảm rằng những lời ca ấy không mang một ý đồ chính trị nào. Bây giờ, hơn ba mươi năm sau các sự cố, nghe lại ca khúc Trịnh Công Sơn, so sánh với những yêu sách thời đó, chúng ta có thể tin được vào chứng từ của họa sĩ Bửu Chỉ, bạn thân với Trịnh Công Sơn trong nhiều giai đoạn, trước và sau 1975,

"Tắt một câu, trong dòng nhạc phản chiến của mình, Trịnh Công Sơn đã chẳng có một toan tính chính trị nào cả. Mà tất cả làm theo mệnh lệnh của con tim mình (...). Trái tim nhân ái, nhạy cảm, chỉ biết nói lên những cảm xúc nồng nhiệt của mình đối với quê hương, dân tộc, dù thiếu vắng một thái độ chính trị, nhưng trung thực. Nghĩa là tự đáy lòng mình thì mình nói".(1)

Bửu Chỉ đã tham dự vào Phong Trào Sinh Viên đấu tranh cho hòa bình, trực diện chống đối chính quyền Sài gòn, bị bắt 1971 và chỉ được phóng thích năm 1975. Anh sinh hoạt với Trịnh Công Sơn tại Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên những năm 75-79, cho đến nay vẫn được xem như là một tiếng nói trung thực. Khi Bửu Chỉ nhận thấy - hay thật ra là phản ánh một dư luận - cho Trịnh Công Sơn là "thiếu vắng một thái độ chính trị, nhưng ..." thì chúng ta có thể hiểu thêm được một hoàn cảnh, để từ đó tìm hiểu vị trí Trịnh Công Sơn trong thế sự, giữa những âm thanh và cuồng nộ.

Và phải chăng vì chỉ viết "theo mệnh lệnh của con tim", chứ không theo một thứ mệnh lệnh khác, mà ngày nay những ca khúc tranh đấu của Trịnh Công Sơn, dù đã đóng góp lớn lao vào biến chuyển của đất nước, đã không được in lại, hát lại trong nước, như một số tác phẩm khác, của các vị Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, v.v. Và những văn bia, những kỷ yếu chính thức ghi lại thành tích cách mạng thời đó, ngày nay cũng không nhắc nhở gì đến Trịnh Công Sơn.

Ngoài ra, nếu nhạc thời thế của Trịnh Công Sơn xuất phát từ cảm xúc, thì ta có thể lần theo lịch trình sáng tác để tìm đến những biến chuyển trong tâm tư tác giả trước thời cuộc sôi động lúc đó. Tuy nhiên chúng tôi khó nắm chắc thời điểm thành hình của từng ca khúc, dù đã cố gắng. Chỉ mong đề xuất những nét chính.

Sau đệ nhị thế chiến, nhiều tư trào hoà bình trên thế giới đã tạo ra giòng thơ nhạc phản chiến như bài Barbara, thơ Prévert, Kosma phổ nhạc, đã thịnh hành tại Miền Nam những năm 1950, với lời ca thật mạnh "ôi ngu xuẩn chiến tranh" nguyên văn tiếng Pháp khá tục "quelle connerie la guerre". Tiếp đó, là những bài hát phản chiến thô bạo của Boris Vian đã vang dội một thời trong tuổi trẻ Trịnh Công Sơn. Theo sau là nhạc phẩm của Bob Dylan và Joan Baez. Chúng tôi đã nhắc qua điều này trong một bài trước đây(2) .

Có lẽ những suy nghĩ về dân tộc, đất nước, số phận con người trong chiến tranh đã manh nha từ lâu ở Trịnh Công Sơn, và đã được khơi động từ những biến cố tại Huế và miền Trung năm 63, mà bạn bè anh đã tham gia tích cực và sôi nổi. Bản thân Trịnh Công Sơn không dự cuộc trực tiếp, nhưng khó có thể nói là không giao động. Sau những bản nhạc tình đã nổi tiếng, thì 1964, Trịnh Công Sơnđưa vào Lời Mẹ Ru một vài âm hưởng xót xa, báo hiệu cho những ru khúc đau thương về sau :

Lời mẹ ru con nghe ra nỗi niềm
Đời mẹ ru con mây kia cũng buồn
Con ngủ trên mây
Tiếng khóc ban đầu còn đau, còn đau
Ru con khôn lớn ...Con Rồng cháu Tiên
Một đời ru con, nên mắt ưu phiền


Về thời điểm, tư liệu của Hoàng Nguyên Nhuận, bút danh của Hoàng văn Giàu, xác nhận "năm 1963, trong lúc anh chị em chúng tôi lận đận trong tù, sau chiến dịch Nước Lũ thì Trịnh Công Sơn vẫn còn mơ màng Nhìn Những Mùa Thu Đi. Đến năm 1964, sau khi nhập Tuyệt Tình Cốc, thì Trịnh Công Sơn hầu như đã trở thành một người mới".(Bài viết tháng 10.1995, và tháng 8.2001).

Lối hát ru Việt Nam, như ru con Nam Bộ, thỉnh thoảng cũng có câu thắt thẻo ruột gan, nhưng ít khi diễn tả buồn đau trong thân phận làm người như ở Trịnh Công Sơn, càng về sau càng da diết.

Vết Lăn Trầm, 1965, là một ca khúc đậm đặc phong cách Trịnh Công Sơn, đau thương và huyền bí :

Vết lăn trầm vết lăn trầm
Hằn lên phiến đá nâu thêm ưu phiền
Như có lần chim muông hằn dấu chân
Người đi phiêu du từ đó chưa thấy về quê nhà
Người chợt nhớ mình như đá
Đá lăn vết lăn trầm
Từ cơn đau ấy lưu thân mỏi mòn
Ôi mắt thầm van xin lời thánh đêm
Bài ca dao trên cồn đá
Trên ngai vàng quê hương ...

Ca từ rệu rã, u hoài, xa vắng, nhưng cô đọng cả tâm giới Trịnh Công Sơn, lúc ấy và về sau. Về sau, sẽ có hằng vạn chuyến xe claymore lựu đạn, hằng vạn tấn bon trút xuống đầu làng, cũng chỉ là âm vang lăn trầm vết đá. Hoàng Phủ Ngọc Tường, bạn thân Trịnh Công Sơn đã tinh ý nhận xét :

"Vết Lăn Trầm bắt đầu tiếp cận nỗi bất hạnh của một tuổi trẻ bị cuốn hút vào cơn lốc của chinh chiến, và đây là bài hát mở đầu nội dung phản chiến của nhạc Trịnh Công Sơn" (3)

Chọn 1965 làm thời điểm cho nhạc thời thế Trịnh Công Sơn, còn có những lý do khác: đó là cao điểm của chiến tranh Việt Nam, thời của những Người Chết Trận Đồng Xoài, Pleime ... thời người Mỹ đổ bộ lên Miền Nam, bắt đầu ném bom miền Bắc. Cũng là cao trào tranh đấu miền Trung trước khi bị dập tắt vào năm 1966.

Thời đó, ca khúc Trịnh Công Sơn, nhạc tình và nhạc tranh đấu, được in ronéo, chuyền tay. Năm 1966, nhà An Tiêm xuất bản tập Ca Khúc Trịnh Công Sơn, Thần Thoại Quê Hương, Tình Yêu và Thân Phận, 12 bài, ngoài Tuổi Đá Buồn làm từ 1961, những bài khác làm vào 1965-1966, đều mang nội dung : thân phận trong chiến tranh.

Cuối năm 1966 và sang 1967, Trịnh Công Sơn đã sáng tác một loạt ca khúc chống chiến tranh nổi tiếng: Người con Gái Việt Nam Da Vàng, Đại Bác Ru Đêm, Tình Ca của Người Mất Trí, ...Tác giả tự ấn hành lấy, do đó không ghi năm xuất bản, thành tập Ca Khúc Da Vàng. Về sau, sau Mậu Thân, 1968, anh thêm 2 bài : Hát Trên Những Xác Người và Bài Ca Dành cho Những Xác Người, ghi là Ca Khúc Da Vàng 2, dự tính in trong tập Kinh Việt Nam, tự xuất bản 1968. Những bản in lại về sau, không thấy 2 bài này. Vậy ta có thể xem Ca Khúc Da Vàng gồm 12 hay 14 bài, tùy phương pháp.

Gần đây Khánh Ly có hát và phát hành ba đĩa hát CD lấy tên Ca Khúc Da Vàng I (1996), II (1998) và III (1999), mỗi CD gồm 10 bài, có đủ 14 bài da vàng chính danh. Những bài khác là nhạc phản chiến nổi tiếng của Trịnh Công Sơn.

Tập Kinh Việt Nam mở đầu bằng lời tựa, tác giả bày tỏ khát vọng hoà bình, viết 1968, có lẽ sau Mậu Thân và tin tức về hòa hội Paris ; tập nhạc gồm có 12 bài, bắt đầu bằng Dân Ta Phải Sống và khép lại với Nối Vòng Tay Lớn.

Năm 1970, dưới tên nhà xuất bản Nhân Bản, anh tự ấn hành Ta Phải Thấy Mặt Trời, gồm 11 bài, như : Việt Nam ơi Hãy Vùng Lên, Huế Sài Gòn Hà Nội, v. v.

Năm 1972, sau Mùa Hè đỏ lửa, anh cho in tập Phụ Khúc Da Vàng, vẫn dưới tên nhà xuất bản Nhân Bản, gồm 9 bài : Một Ngày Vinh Quang, Một Ngày Tuyệt Vọng, Xác Ta Xác Thù, Chưa Mất Niềm Tin. ...

Bửu Chỉ sau khi nhắc lại thư mục, đã ghi: "tổng kết 5 tập với 58 ca khúc, chưa kể những bài rời được sáng tác ngay trong những cuộc xuống đường, cùng thanh niên, sinh viên, học sinh Huế" (bài đã dẫn).

Trong một tiểu luận Cao học đệ trình tại Đại Học Paris 7, 1991, Michiko Yoshi, cũng là bạn , được Trịnh Công Sơn giúp đỡ và hướng dẫn, đếm được 69 bài phản chiến. Trên tổng số 136 bài làm từ 1959 đến 1972 mà cô ấy sưu tầm được, tỷ lệ là 51 %. Nếu chỉ tính từ 1965 đến 1972, tỷ lệ còn cao hơn nữa. Nghĩa là trong một thời gian dài, thời gian sáng tác khoẻ nhất, rung cảm chính của Trịnh Công Sơn là thời thế. Và ngược chiều, chính những ca khúc kêu gọi hoà bình đã làm nên danh tiếng Trịnh Công Sơn, đã tạo nên huyền thoại Trịnh Công Sơn, trong một thời điểm nhất định của miền Nam Việt Nam vào những năm 1966-1972.

Thời điểm sáng tác hay in ấn một nhạc bản không quan trọng bằng việc công chúng phổ biến, hưởng ứng những bài hát đó trong giai đoạn, hoàn cảnh nào. Chúng tôi ghi cặn kẽ thời điểm để làm tư liệu về sau.

Hoàng Nguyên Nhuận nhắc lại "nếu Huế là thánh địa của Phật Giáo và nếu bản nhạc Phật Giáo Việt Nam của Lê Cao Phan là nhịp đạo hành của thanh niên Phật tử, thì Trịnh Công Sơn chính là nhịp đập con tim của phong trào thanh niên trên đường vận động hoà bình, độc lập và an lạc cho đồng bào đồng loại" (b.đ.d) tại các thành phố miền Nam từ 1963 đến 1966.

Từ 1965, theo trí nhớ Đinh Cường, Trịnh Công Sơn mới trực tiếp "xuống đường" tham dự vào những buổi hát của sinh viên, học sinh Sài Gòn, bắt đầu từ khuôn viên trường Đại Học Văn Khoa. Sau đó Trịnh Công Sơn thường hát với Khánh Ly, từ 1967, theo lời Khánh Ly kể, cho đến sự cố nổ súng tại trường Đại Học Văn Khoa cuối năm 1967. Sau biến cố này, Sơn thôi đi hát "cho đồng bào tôi nghe" hát trước quần chúng đông đảo, chủ yếu là thanh niên, sinh viên Sài Gòn. Nhưng vẫn còn về hát cho sinh viên Huế cho đến 1970-1971.

Nhiều người đã nhắc đến giai đoạn này, nhưng ít ai còn nhớ cụ thể : Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đã hát những bài gì. Michiko còn giữ cuộn băng thu lại một buổi hát cộng đồng, có lẽ một trong các buổi cuối cùng tại Quán Văn Sài Gòn, tháng 12 năm 1967, với cả không khí quần chúng:

Trịnh Công Sơn hát: Người Già Em Bé, Đêm Bây Giờ Đêm Mai, Ngày Dài Trên Quê Hương, Ngụ Ngôn Mùa Đông, Tôi Sẽ Đi Thăm, Đi Tìm Quê Hương, Người Con Gái Việt Nam Da Vàng.

Khánh Ly hát: Diễm Xưa, Mưa Hồng, Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng, Gọi Tên Bốn Mùa, Còn Tuổi Nào Cho Em, Tình Ca Của Nguời Mất Trí, Xin Cho Tôi, Xin Mặt Trời Ngủ Yên, Tuổi Đá Buồn.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly song ca: Nhìn Những Mùa Thu Đi, Ca Dao Mẹ.

Chúng ta lưu ý đến nội dung xen kẽ của những ca khúc, được trình diễn trong các buổi hát công cộng, đông đảo đến hàng trăm, hàng ngàn người nghe hay trong những cuộc họp mặt bỏ túi giữa bạn bè. Tình khúc được hát giữa những bài chống chiến tranh, tự dưng cũng mang tác dụng "phản chiến". Đây là hậu quả tâm lý tự nhiên, mà ngày nay lý thuyết liên văn bản đã thừa nhận. Những bài hát ca ngợi tình yêu, tiếc thương hạnh phúc, những Diễm Xưa, Tuổi Đá Buồn bỗng nhiên mang một nội dung hòa bình. Từ đó xác định được trong sự nghiệp Trịnh Công Sơn bài nào là nhạc "phản chiến", không phải là việc đơn giản về mặt thực tế. Dù rằng về mặt sách vở, ta có thể đếm được 58 bài như Bửu Chỉ hay 69 bài như Michiko.

Làm sao em biết bia đá không đau...
Này em đã khóc chiều mưa đỉnh cao...
Tóc em như trời xưa đã qua đi ngàn năm...
Tuổi nào ngồi khóc tình đã nghìn thu...
Rồi mùa xuân không về, mùa thu cũng ra đi ...

Những câu hát, trích từ tiếng hát Khánh Ly thời 1967 ca ngợi tình yêu, nhưng có nhất thiết là tình yêu trai gái ?

Gọn hơn nữa : tình yêu như trái phá, là chuyện tình yêu, hay trái phá?

Về ý nghĩa, âm hưởng của một bài hát tuỳ thuộc vào bối cảnh, trong lý thuyết liên văn bản. Nhìn Những Mùa Thu Đi là một bản nhạc tình, không can dự gì đến thế sự. Nhưng Thái Kim Lan đã kể lại một kỷ niệm súc tích : Ngày 20/8/1963, chính quyền Sài Gòn tấn công vào chùa chiền khắp nước, chị bị bắt tại Huế cùng với nhiều thanh niên sinh viên Phật tử và nhiều người bị tình nghi, như Hoàng Phủ Ngọc Tường, tình cờ trong túi có mảnh giấy ghi bài hát:

"Huế dạo ấy đang độ vào thu, ban đêm mưa sầm sập trên mái ngói, buổi sáng sớm trời trong trẻo, một thứ trong suốt như đóng đinh vạn vật dừng lại ở một điểm cố định, cây bàng độc nhất trong sân đứng với mấy chiếc lá đỏ trên cành, chúng tôi ngồi tay trơn trên nền nhà, trẻ măng là mái tóc và vầng trán, trẻ măng là sự ôm ấp những lý tưởng, những hoài vọng, những ước ao, những chờ đợi của tuổi hai mươi - và chúng tôi đã đếm ngày tháng bằng Nhìn Những Mùa Thu Đi .."

Và trong tù, sáng trưa, chiều tối, ngày này qua ngày khác, các bạn trẻ đã huýt sáo hay ngân nga bài này.

"Trong đời tôi, đã nghe và đã hát một bài chưa bao giờ nhiều lần và trong một quãng thời gian dài liên tiếp trong 3 tháng như thế(...)

Có thể nói hành trình ca khúc Trịnh Công Sơn thực sự bắt đầu từ Nhìn Những Mùa Thu Đi chứ không phải Ướt mi dù Ướt Mi đã làm cho người ta biết đến Sơn" (4)

Chị nói vậy là chủ quan. Nhưng vô hình trung, đã tiết lộ một sự thật : Nhìn Những Mùa Thu Đicó thể là tác phẩm đầu tay, dưới dạng thức một bài thơ, làm từ 1957, Trịnh Công Sơn đã tự phổ nhạc nhiều lần, nhưng chỉ mới chép tay cho bạn bè. Do đó mà tình cờ nó nằm trong túi Hoàng Phủ Ngọc Tường đêm 20/8/1963, khi anh đang ngủ ở nhà thì bị công an đến bắt. Nếu không có sự cố, có thể là bản thảo sẽ bị thất lạc, như nhiều sáng tác của Trịnh Công Sơn, có thể lên đên 50 % trên tổng số.

Về nội dung bài hát, không phải chỉ một mình Thái Kim Lan nhận ra niềm u hoài của một thế hệ, khi hát và nghe trong hoàn cảnh đặc biệt. Bản thân tôi không tranh đấu, không tù tội gì, cũng đã cảm nhận được tâm sự của một lứa tuổi :

Gió heo may đã về
Chiều tím loang vỉa hè
...

Thương cho người rồi lạnh lùng riêng

Nó không tình lụy như Chiều tím chiều nhớ thương ai của thơ Đinh Hùng, Đan Thọ phổ nhạc, mà là vết bầm tím trong tâm tư một thời đại. Bây giờ tôi còn cảm động khi nghe lại bài hát, do chính Sơn hát cùng với Khánh Ly :

Chuyện chúng mình ngày xưa
Anh ghi bằng nhiều thu vắng
Đến thu này thì mộng nhạt phai

Tình và Mộng ở đây, không nhất thiết phải dính dáng gì đến phụ nữ.

Thêm một liên văn bản khác: Nguyễn Quốc Trụ trong bài viết tưởng niệm Trịnh Công Sơn, kể lại rằng cho đến khoảng 1966 :

"Chưa để ý đến nhạc Trịnh Công Sơn, nói rõ hơn, nó chưa thấm vào tôi.Phải khi đứa em tôi mất, tới lượt tôi vào Trung Tâm Ba Quang Trung, trong những đêm cận Tết, nằm trên chiếc giường sắt lạnh lẽo, một anh chàng nào đó, chắc quá nhớ bồ, cứ huýt sáo bài ỏTình Nhớ, gần như suốt đêm, thế là tiếng nhạc bám riết lấy tôi, rứt không ra. Lúc này tiếng nhạc của anh, đối với riêng tôi, qua lần gặp gỡ trên, như trút hết những âm tiết địa phương, và trở thành tiếng nói chung của Miền Nam, tức là của cả thế giới, vào thời điểm đó, khi cùng nói : hãy yêu nhau thay vì giết nhau. Bởi vì chưa bao giờ và chẳng bao giờ Miền Nam chấp nhận cuộc chiến đó. Chính vì vậy, họ lãnh đạm với chính quyền, ưu ái với Miền Bắc, vì họ đều tin một điều : Miền Bắc sẽ kết thúc cuộc chiến, và người Mỹ sẽ ra đi. Nhạc Trịnh Công Sơn nói lên tiếng nói đó.

Tính phản chiến của nhạc anh, chính là tính phản chiến của cả một miền đất" .(5)

Giữa một rừng than khóc ki khu, thì bài Nguyễn Quốc Trụ, nhanh, ngắn nhưng giá trị. Vì chính xác và dũng cảm. Ai đó nói: hình học là nghệ thuật lý luận đúng trên một hình vẽ ... sai. Nguyễn Quốc Trụ khởi đi từ một bản nhạc tình ... ngoài đề. Tình Nhớ thì can dự gì đến phản chiến? Bài hát đại khái :

Người ngỡ đã xa xăm
Bỗng về quá thênh thang
Ôi áo xưa lồng lộng
Đã xô dạt trời chiều ...

Nói về nhạc phản chiến , cứ gì phải dựa vào Đại Bác Ru Đêm ?

Một ví dụ liên văn bản nữa, bài Cõi Tạm, thường được nghe sau này,

Nhân gian về trọ nhiều nơi
Bâng khuâng là những đôi môi rất hồng

Là một câu hát nhẹ nhàng, vui tươi, nhưng gợi đau thương cho những kẻ đã từng biết tiền thân câu này :

Nhân gian về trọ nhiều nơi
Riêng đây là chốn chưa nguôi máu đào


Tác phẩm được làm năm 1973, hoà ước Paris đã được ký kết mà bom đạn vẫn tiếp tục rơi trên đất nước.

Nếu chỉ làm nhạc tình, thì Trịnh Công Sơn sẽ là Lê Uyên Phương hay Từ Công Phụng ; nếu chỉ làm nhạc đấu tranh Trịnh Công Sơn sẽ là Nguyễn Đức Quang hay Tôn Thất Lập ; nếu pha pha tình yêu và thân phận, Trịnh Công Sơn sẽ là Vũ Thành An. Nếu chỉ phản chiến, e chỉ hơn Nguyễn văn Đông.

Nhưng Trịnh Công Sơn đã tổng hợp một thời đại và xây dựng được một sự nghiệp riêng, gắn bó với vận mệnh đất nước.

Rào nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn vào một ấp chiến lược, là việc không sát với thực tế xã hội. Trong thời gian 1967-1972, Sơn sáng tác khoảng 70 bài hát kêu gọi hòa bình, và khoảng một nửa được phổ biến rộng rãi. Nhưng những ca khúc thuần tuý thế sự đó đã được kết hợp với hàng trăm tình khúc khác, cùng phong cách, trong một hoàn cảnh xã hội và chính trị đặc biệt, đến với quần chúng thanh niên cùng tâm trạng. Những điều kiện đó đã hội tụ vào thời hoàng kim của kỹ thuật thu âm bằng máy ghi âm gọn nhẹ, từ băng cối chuyền sang băng cassette, phổ biến từ trong nước ra đến hải ngoại. Từ những Trung Tâm Băng Nhạc và ... Đài Phát Thanh Sài Gòn !

Nghệ thuật Trịnh Công Sơn xét trong toàn bộ, nội dung, hình thức, chủ đề, thể loại, hội với những điều kiện khách quan về chính trị, xã hội, kinh tế, kỹ thuật đã tạo danh tiếng Trịnh Công Sơn trong một thời gian kỷ lục, như Phạm Duy đã nhắc : "Tình khúc Trịnh Công Sơn ra đời, từ giàn phóng là Quán Văn được hoả tiễn Khánh Ly đưa vút vào phòng trà, rồi vào băng casette và chỉ trong một thời gian rất ngắn đã chinh phục được tất cả người nghe..So sánh với những tình khúc ba bốn chục năm qua, ngôn ngữ trong nhạc Trịnh Công Sơn rất mới" (6) .

Sở dĩ đi nhanh như thế vì nhạc tình yêu đã kết hợp với nhạc đấu tranh, được hát trực tiếp, hát cộng đồng. Tác giả hoà nhập vào quần chúng, rồi trở thành một hiện tượng phút chốc thành thần tượng. Đã có lúc thính giả mộ điệu xâu xé để chia nhau mỗi mảnh áo măng tô cũ rách của Trịnh Công Sơn, theo lối "fan" ở phương Tây.

Ngoài ra, hiện tượng Trịnh Công Sơn cũng đã thành hình qua vài yếu tố phụ : dáng người mảnh khảnh, nho nhã, bạch diện thư sinh làm người ta yêu mà không làm người ta sợ. Anh chăm sóc kỹ lưỡng cách ăn mặc, "sang" một cách kín đáo, "thàng" khi trình diễn. Nói năng nhỏ nhẹ, giọng Huế dịu dàng, trung lập, không phải là giọng Bắc Kỳ toàn trị, hay Nam Kỳ tự trị, mà với một giọng Huế trung dung, thường thường là phát âm đúng. Lối nói thân mật, tạo ra ảo tưởng ở nhiều người : mình là người thân thiết của Trịnh Công Sơn, không "nhất" thì cũng gần gần như vậy. Cái cảm giác "gần gần" không phải lúc nào cũng lành mạnh.

Lối sống đơn giản : cà kê bạn bè, khề khà quán sá. Thịnh thời 1967, đêm đi hát, khuya về, kê ghế bố ngủ với bạn bè ở hội Hoạ Sĩ Trẻ, sáng dậy ra quán đợi bạn đãi tách cà phê, mời điếu thuốc lá. Rượu chè, thuốc lá cũng là cách đến, cách ở lại với đời, đãi đưa bè bạn, dần dần tới chỗ đãi đưa số mệnh. Nghiện mà không ngập. Lữ Quỳnh, bạn thân, cho rằng Sơn không nghiện. Nói thế là để bao che, nhưng cũng có cơ sở.

Thêm vào hình ảnh Khánh Ly, "Ôi tóc em dài đêm thần thoại ..." , khi hát đi chân đất - nữ hoàng chân đất, la comtesse aux pieds nus - của một thời - giọng hát rũ rượi, da diết, diễn tả nỗi trầm thống vô vọng: "tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người". Hai người đi với nhau, tạo nên hình ảnh "đôi lứa", một đôi trai/gái trong tình bạn hồn nhiên, vô tội, nhắc lại trong giới thanh niên trí thức tiểu thuyết Đôi Bạn chưa xa của Nhất Linh. Cũng có quê hương, tình yêu, thân phận, nhiệm vụ với đất nước, trong đó, mùa thu cũng ra đi, mùa đông vời vợi, mùa hạ khói mây, tình yêu dấu chim bay. Lời ca như nhắc lại một cô Loan tựa cửa nhìn xa ... Mây vẩn từng không chim bay đi ... (Xuân Diệu).

Truyền thuyết uyên ương là một ước mơ cao đẹp của Á Đông ; nhưng giới hạn tình cảm trong vòng nam nữ, vợ chồng, tính dục. Chuyện Khánh Ly-Trịnh Công Sơn dường như không vậy. Ngày 8/4/2001, Khánh Ly kể lại "một mối liên hệ cao hơn, đẹp đẽ hơn, thánh thiện hơn là những tình cảm đời thường"(7) . Hình ảnh đôi bạn trẻ, một couple ở đây rất mới, đáp lại ước mơ hiện đại của một thế hệ thanh niên muốn phá vỡ quan niệm nam nữ thọ thọ bất thân còn đè nặng lên xã hội Việt Nam. Và muốn lìa bỏ kỷ niệm những mối "tình nghèo, anh cày thuê, em dắt trâu" kiểu đồng hương Ngọc Cẩm-Nguyễn Hữu Thiết.

Trong dư luận, họ cũng không bị nghi ngờ hay tai tiếng, dù người đời có kẻ thắc mắc, tò mò. Những tâm hồn phóng khoáng và "hiện đại" thì gạt phăng đi loại "tò mò bệnh hoạn" ấy. Và đặc biệt Trịnh Công Sơn là người tăm tiếng mà không tai tiếng. Thính giả yêu thương ái ngại cho anh chàng nhạc sĩ tài hoa ngần ấy mà bao giờ cũng bị tình phụ mà không nghe nói phụ tình : Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ. Mà sự thật cũng gần gần như thế, dù rằng không ai đi tìm hiểu vì sao mà "lúc đưa em về là biết xa nghìn trùng".

Hơn nữa, ca khúc Trịnh Công Sơn gây được tiếng vang là nhờ giọng hát Khánh Ly: "Một giọng hát có thể xuống rất thấp, rất trầm, mà cũng có thể lên rất cao, một giọng hát khoẻ, dài hơi, giàu nhạc tính. Khánh Ly bao giờ cũng hát đúng giọng, đúng nhịp, ngân, láy đúng lúc, cách phát âm tiếng Việt chuẩn xác - càng về sau càng già giặn thêm - một giọng hát ngay từ thời ấy, tuy vẫn còn nguyên cái chất tươi mát, hồn nhiên của tuổi đôi mươi, nhưng dường như đã mang nặng sầu đau ; một giọng hát vừa có thể lẳng lơ một cách đáng yêu, trong các bản tình ca lãng mạn, lại vừa có thể phẫn nộ, bi ai, trong các bài ca phản chiến"(8) , như nhận xét của Văn Ngọc. Bạn Văn Ngọc, theo sự hiểu biết của chúng tôi, là một người uyên bác về âm nhạc.

Cuối cùng, Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thường đi hát cộng đồng, nghĩa là hát không công, không lấy thù lao, chủ yếu là cho thính giả trẻ, tại các giảng đường, giáo đường. Họ tạo, hay tái tạo, một hình ảnh lý tưởng cho nghệ thuật, nhất là nghệ thuật ca hát - mang theo lý tưởng nhân đạo, tình yêu và chính trị. Trong khi đó, đa số nhạc sĩ khác hát để lấy ca-sê, lấy tiền, hay lãnh lương. Có khi lãnh lương để hát "cho đồng bào tôi nghe".

Trong một dư luận - và hoàn cảnh xã hội - thuận lợi, nhạc Trịnh Công Sơn còn đáp ứng lại nhiều nhu cầu tâm lý khác của Miền Nam, bằng nội dung và nghệ thuật trong ca khúc.

*

Tâm lý thời đó, chủ yếu là chống chiến tranh.Và nói như Phạm Duy, ai mà chẳng phản chiến, cứ gì là Trịnh Công Sơn ?

Như vậy, từ đâu mà nhạc kêu gọi hoà bình của anh lại tạo nên hiện tượng? Phải chăng từ vị trí Trịnh Công Sơn chọn lựa để tố cáo chiến tranh. Không nên nói giản lược: tự quan điểm nhân dân, vì nhân dân là một khái niệm chính trị khó định nghĩa, thậm chí còn bị nhân danh trong những mưu đồ đen tối.

Ở Miền Nam, vào thời điểm 1970, người dân không còn tin cậy vào chính quyền và những tổ chức chính trị. Họ có tín ngưỡng, nhưng không tin cậy vào tôn giáo như là những thế lực chính trị. Thiên Chúa Giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, đã từng được võ trang từ thời chiến tranh Việt Pháp. Phật giáo nổi tiếng chủ trương bất bạo động, cũng có thời kỳ được vũ trang, dù chỉ trong giai đoạn ngắn, 1965 ; đường lối đưa bàn thờ Phật xuống đường không phải là ai cũng tán thành. Phạm Duy đã hát những bài Tâm Ca tâm huyết "tôi sẽ hát to hơn tiếng súng bên bờ ruộng già" nhưng mặc bà ba đen đứng chung với những đoàn Xây Dựng Nông Thôn. Tôn Thất Lập Hát cho Dân Tôi Nghe, thì không mấy người hát theo, vì "dân tôi" nhận ra tiếng gọi đến từ phía "bên kia".

Sinh trưởng từ một gia đình Phật giáo, Trịnh Công Sơn vẫn giữ khoảng cách với các cao trào chính trị do Phật giáo chủ động, dù về sau, Hoàng Nguyên Nhuận có khẳng định "phong trào đấu tranh của thanh niên sinh viên học sinh Huế bùng nổ tự mùa Hạ 1963, đã đẻ ra Trịnh Công Sơn"(bđd). Thời điểm đó, lời nhạc Trịnh Công Sơn mang từ vựng Thiên chúa giáo nhiều hơn từ vựng Phật giáo: như giáo đường, lời buồn thánh, vùng ăn năn, cát bụi, địa đàng ... Nhưng đây là chữ nghĩa văn chương nhiều hơn là rung cảm tôn giáo, gọi là khuôn sáo cũng được, dùng để đẩy đưa câu hát cho có vẻ "hiện đại". Khi cần phải khẳng định một thái độ chính trị giữa những biểu ngữ, gậy gộc thì Trịnh Công Sơn chọn lựa minh mẫn:

Đợi chờ yêu thương trên cây thánh giá
Đợi xoá sân si dưới bóng bồ đề

(Đợi có một ngày),
trong Phụ Khúc Da Vàng, 1972

Không theo giáo phái, Trịnh Công Sơn không phải là người đảng phái. Không nghe anh nói, mà không nghe ai nói là anh dây dưa với một chính đảng nào, cái đảng của Miền Nam đã để lại kỷ niệm hãi hùng gần nhất là đảng Cần Lao. Còn đảng Cộng Sản thì không dễ gì tiếp xúc, mà nói thực tình, nghe qua đã ớn.

Anh Nguyễn văn Trung, trong nhiều bài báo trên Văn Học gần đây, có nhắc lại giai đoạn đó và cho biết các "phong trào sinh viên thời đó do Thành Đoàn, một tổ chức của Đảng Cộng Sản, chỉ đạo, triển khai điều khiển" (9). Lê văn Nuôi, chủ tịch Tổng Đoàn Học Sinh Sài Gòn hồi đó kể lại rằng, trong ban Chấp hành Tổng Hội Sinh Viên, nhiệm kỳ 69-70, gồm có 7 người thì đã có 4 là người của Thành Đoàn, như chủ tịch Nguyễn văn Quỳ, phó chủ tịch Huỳnh Tấn Mẫm. Và có lúc phó tổng thống Kỳ đã cho mượn nhà làm trụ sở (10).

Tuy nhiên, anh Trung không nhắc, có lẽ vì là ngoài đề, vô tình thôi, là những phong trào đó phát triển được là có sự khuyến khích của người Mỹ, với những Chương Trình Công Tác Hè, Lên Đường, Quận 8, v.v, chưa kể những tổ chức Thanh Niên Thiện Nguyện, Thiện Chí "nằm vùng" từ trước.

Và dĩ nhiên, chính sách của người Mỹ được chính quyền Sài Gòn thực thi. Đó là thời Nguyễn Cao Kỳ, với nội các chiến tranh, chính phủ của Người Nghèo, của người Trẻ, làm Cách Mạng Xã Hội, v.v.Ông Kỳ muốn lấy lòng thanh niên trí thức tiến bộ, trong đó có Nguyễn văn Trung. Ông Kỳ lại muốn dựa vào khối Phật giáo ấn Quang, và có cảm tình với đám tranh đấu miền Trung mà ông đã thẳng tay đàn áp năm 1966. Hoàng Nguyên Nhuận mới đây còn nhắc lại (11) .

Riêng với Trịnh Công Sơn, tướng Kỳ lại có tình riêng, một cảm tình nghệ sĩ liên tài. Ngoài những chai rượu, ông còn cho đi máy bay về Huế để ... hát nhạc phản chiến !

Dài dòng như vậy để người đọc thấy tại sao một nhạc sĩ không hợp lệ quân dịch, lại có thể ngang nhiên hát nhạc phản chiến tại trường Đại Học Văn Khoa, ngay trước dinh Độc Lập, và dõng dạc : gia tài của Mẹ một bọn lai căng, gia tài của Mẹ một lũ bội tình.

Trịnh Công Sơn sống giữa những tranh chấp chính trị mà không dính líu đến chính quyền hay đảng phái, giáo phái, phe phái. Mặc dầu anh thích bạn bè, ưa đàn đúm.

Quần chúng biết ngay điều đó. Chúng ta ngày nay mất công nghiên cứu văn bản, khổ tâm truy tầm tư liệu để tìm hiểu, chứ quần chúng thì họ rất nhạy bén, và nhận ra đâu là tiếng nói vô tư, ngay thật, đâu là tiếng nói có dụng ý, mưu đồ.

Đây là lý do chính giải thích sự thành công nhanh chóng của Trịnh Công Sơn, một sớm một chiều đã thành hiện tượng.

Ví dụ bài Tình Ca Của Người Mất Trí, 1967, đã được tiếp nhận và truyền bá tức khắc :

Tôi có người yêu chết trận Pleime
... chết ngoài Hà Nội
... chết không hận thù
Nằm chết như mơ ...

Quần chúng hiểu ra ngay biểu tượng "mất trí", một bài hát không có lập trường theo bên này, hay được chỉ đạo từ phía bên kia. Lời ca dội vang chiến sự, nhưng không có mưu đồ, quả là lời người mất trí. Mất trí là mất tất cả, không còn gì, ngoài cái trí của mình, của riêng mình. Cái trí xa lìa thực tại, bị sa thải ra ngoài thực tại. Trí tuệ ấy chỉ yêu Một Người, nhưng người yêu duy nhất đã chết trên khắp chiến trường, chết mọi kiểu, mọi cách, thậm chí nằm chết như mơ. Chết như mơ ?

Người ta thường nói: đẹp như mơ, chứ ai nói chết như mơ.

Tinh nghịch đổi vài chữ, câu hát vẫn hợp lý, vẫn hay, dù ý nghĩa bị lật ngược :

Tôi có người yêu gặp tại Ba Gia
Tôi có người yêu vừa mới đêm qua
Yêu thật tình cờ, yêu chẳng hẹn hò
Yêu chẳng thề nguyền hạnh phúc như mơ

Lật ngược hay xếp xuôi, tỉnh trí hay mất trí, tình ca hay chiến ca, ai biết đâu là đâu.

Cũng như bài sau này: Hát Trên Những Xác Người, làm sau Mậu Thân 1968 :

Mẹ vỗ tay reo mừng chiến tranh
Chị vỗ tay hoan hô hoà bình
Người vỗ tay cho thêm thù hận
Người vỗ tay xa dần ăn năn ...

Không biết phải giải thích ra sao, ngoài cơn điên loạn của một thời đại.

Nói về những oan khốc chiến tranh, Trịnh Công Sơn đã có lời nhập đề tưng tửng :

Đại bác đêm đêm dội về thành phố
Người phu quét đường ngừng chổi lắng nghe


Nghe như là nghe nhạc, nghe quen như câu dạo buồn. Nhạc không lời, một loại romance sans parole. Thậm chí: đại bác như kinh không mang lời nguyện.

Đại bác như kinh ?

Bài hát kết thúc bằng cụm từ có mẹ có em. Cũng như những thành ngữ: có mẹ có cha, có anh có em, có vợ có chồng, có mẹ có em, diễn tả cảnh sum họp, ấm cúng, nhưng ở đây là một đống xương thịt bầy nhầy :

Từng vạn chuyến xe claymore lựu đạn
Hàng vạn chuyến xe mang vô thị thành
Từng vùng thịt xương có mẹ có em

Sơn có những lời tưng tửng tàn độc như thế, hay đèn thắp thì mờ, ám ảnh cả một đời bạn mình là Bửu ý. Nguyên tác trong bài Đi Tìm Quê Hương (1967) :

Người nô lệ da vàng ngủ quên
Ngủ quên trong căn nhà nhỏ
Đèn thắp thì mờ ...

Dĩ nhiên, trong văn cảnh, câu hát có nghĩa: đèn không đủ sáng. Nhưng lìa văn cảnh, lời ca dội vào tim : đèn thắp thì sáng, chứ sao đèn thắp thì mờ ?

Nhẫn nhục trong những cơ cực trầm kha truyền kiếp, người phụ nữ Huế có câu hát não nùng :

Ví dầu đèn tắt, có trăng
Khổ thì em chịu, biết mần răng đặng chừ ?


Nhưng cũng không đoạn trường bằng đèn thắp thì mờ. Bây giờ Sơn đã đi xa, nhớ câu hát xưa mà thương những người bạn cũ, những người còn ở lại, trong cuộc đời mà Tản Đà đã định nghĩa: đời là cõi bắt con người phải sống.

Những ngọn đèn. Thắp thì mờ...

Năm 1968 là khúc quành trong thời sự Việt Nam, đồng thời là bước ngoặt trong nhạc cảm Trịnh Công Sơn. Có thể có những lý do riêng chung.

Trước hết, là sự kiện nổ súng đêm hát 20/12/1967, tại Quán Văn trong khuôn viên trường Đại Học Văn Khoa. Để tuyên bố kỷ niệm ngày thành lập Mặt Trận Giải Phóng, một nữ khán giả đã cướp micro ; nhân viên ban tổ chức giành lại, và bị bắn trọng thương. Cô gái lên xe Honda bỏ đi. Khoảng hai trăm thính giả - trong đó có nhiều quân nhân - đã dương mắt nhìn theo. Trịnh Công Sơn cùng với Khánh Ly, từ đêm đó không còn đi hát như thế tại Sài Gòn. Nhưng về Huế vẫn hát với sinh viên, đến 1970-1971 thì lại hăng hái tham gia tích cực những sinh hoạt cộng đồng tại Huế.

Do đó, vụ Tết Mậu Thân 1968, anh ở Huế, và đã ẩn thân ở thư viện Đại Học Huế. Phe cộng sản dường như có lùng kiếm, dĩ nhiên, để yêu cầu tối thiểu là làm một bài hát ca ngợi "Ngôi sao trên đỉnh Phu văn Lâu". Sơn đã không làm điều ấy, và ngược lại đã sáng tác hai bài tố cáo cảnh giết người, chôn người là Hát Trên Những Xác Người và Bài Ca Dành Cho Những Xác Người, với địa danh bãi chôn người chính xác : Chiều đi qua Bãi Dâu ... Sau đó Trịnh Công Sơn vẫn ở Huế, làm một số bài ca gửi vào Sài Gòn, mà sinh viên, thanh niên tiếp tục hát trong những phong trào xuống đường lúc đó rất sôi nổi.

*

Hiệu quả chính trị của vụ Tổng Công Kích 1968 là hoà hội Paris mở ra để kết thúc chiến cuộc. Khả năng hòa bình đã ló dạng và Trịnh Công Sơn chuyển hướng, làm những ca khúc có nội dung chính trị rõ rệt, trực tiếp kêu gọi hoà bình, với tập Kinh Việt Nam (1968) và Ta phải thấy Mặt Trời (1969).

Thời điểm này, họa sĩ Trịnh Cung, bạn anh, đã vẽ bức tranh nổi tiếng: Đứa Trẻ Du Ca, tay ôm đàn cầm, có con chim đậu trên mái tóc, ý muốn nói hòa bình đang về trong thôn xóm. Hoà bình là khát vọng chung của thanh niên, và người dân thời đó, mà ca khúc Trịnh Công Sơn đã vang vọng qua những tiêu đề : Ngày Mai Đây Bình Yên, Cánh Đồng Hoà Bình, Đồng Dao Hoà Bình. Và đặc biệt là Nối Vòng Tay Lớn.

Cho đến ngày hoà hội Paris, nhạc thời thế Trịnh Công Sơn chủ yếu là oán trách chiến tranh, một cách thụ động, tố giác những oan khiên vừa tàn khốc vừa phi lý, cảnh một chiếc xe tang, trái mìn nổ chậm, người chết hai lần, thịt da nát tan (Ngụ Ngôn Mùa Đông). Hay than vãn : ôi quê hương đã lầm than, sao còn, còn chiến tranh (Du Mục).

Trong Kinh Việt Nam, từ 1968, anh tích cực kêu gọi: Dân ta phải Sống, Dựng lại Người, Dựng lại Nhà, Hãy đi cùng nhau, và cụ thể hơn nữa Nối Vòng Tay Lớn. Hay ít nhất cũng là Chờ nhìn Quê Hương sáng chói và tra vấn Ta thấy gì đêm nay ? Sao mắt Mẹ chưa vui ? Đấy là tên những bài hát, những Hành Ca trong tham vọng trở thành một hành khúc Việt Nam:

Đoàn người đi miên man
Tìm ánh sáng cho Việt Nam
Tìm quê hương xưa
Giống Tiên Rồng, giống da vàng ...
Nối cho liền, nối hai miền ...

Nói là "quốc ca hụt" là đùa vui, nhưng cũng không sai bao nhiêu (giá dụ: nếu đám tranh đấu Miền Trung thành công trong dự tính ly khai năm 1965, rồi từ đó nắm được chính quyền Miền Nam, thì chúng ta e phải đứng nghiêm, nghe nhạc Trịnh Công Sơn khi chào cờ. Chuyện đã không xảy ra, nhưng không phải là không có khả năng xảy ra trong tuyệt đối).

Thời điểm 1968, hội nghị Paris thật sự đã tạo nên niềm hy vọng vô biên. Trịnh Công Sơn viết lời tựa Kinh Việt Nam :

Kinh Việt Nam là những tiếng kêu thương thống thiết, khởi sự tự một thực trạng máu xương ... Những bài ca được viết từ những hân hoan lắng nghe được trong lòng người. Đó là nỗi hân hoan của đám đông chờ mong ngày hồi sinh ...

Đã có điều gì không thật suốt hai mươi năm nay (...) Chúng ta, dù muốn dù không, bị biến thành những mũi tên định hướng được bắn đi từ những đồ hình huy hoàng tưởng tượng và ngắn hạn. Dân ta tàn phế hai mươi năm. Nước mắt và máu đã làm thành những con suối lớn chảy mòn tiềm lực sáng tạo (...)

Xin hãy dừng tay và cùng chờ nhìn một mặt trời tươi trẻ sẽ đựoc khai sinh ở phương đông(...)

Xin hãy dừng tay để được nghe ba mươi mốt triệu tiếng hò reo trong cùng một phút hân hoan (...)

Tiếng hát đã có thể cất lên để nuôi lớn ước mơ (...)

Một ước mơ vĩ đại, làm bằng những đau thương nối dài vào hoang tưởng ịmột ngày mà lòng mình vui sướng hơn muôn nghìn năm (Cánh Đồng Hoà Bình).

Bây giờ, nhớ lại mà thương cho một thế hệ thanh niên đã dở sống dở chết trong hoang tưởng :

Hai mươi năm hận thù đã qua
Hôm nay thấy mặt người đổi mới
Ta yêu Trời, ta yêu ta, ta yêu em
Ta yêu nắng hòa bình vừa đến ...
Hai mươi năm chờ đợi từng phút giây
Hôm nay tiếng Hòa Bình đã thấy
Trên môi người trên môi ta, trên môi em
Trên môi những người Việt nghèo khốn
Hai mươi năm chờ đợi đã lâu ...


(Đồng Dao Hòa Bình)


Hai mươi năm là tính từ 1948, hay trước đó nữa, nghĩa là không kể Điện Biên Phủ, không kể đến hiệp định Genève, dù sao cũng tạo được cảm giác hoà bình trong đôi ba năm. Nhưng nền hoà bình tạm bợ ấy đã phải mua bằng cái giá chia đôi Nam Bắc, mầm mống cho một cuộc chiến tranh khác, lâu dài hơn, thảm khốc hơn, gây nhiều thù hận hơn. Khi Sơn viết hai mươi năm nội chiến từng ngày, thì hằng triệu người đã hát, từ năm này qua năm khác, dù có lúc bị cấm. Hai chữ nội chiến, nếu không có lý, cũng có cơ sở tình cảm của nó. Và đáp ứng lại với tâm lý quần chúng không bị chính trị hóa, không bị giáo dục chính trị, những người dân đau lòng vì cảnh nồi da xáo thịt, mà không truy tầm đến căn nguyên phức tạp.

Có lúc anh bộc trực, chính xác hơn :

Hai mươi năm là xác người Việt nằm
Làm sao ta giết hết những đứa con Việt Nam ?
Xưa ta không thù hận
Vì đâu tay ta vấy máu ?


(Tuổi Trẻ Việt Nam) 1969



Không dễ dàng gì trả lời câu hỏi vì đâu, nếu không đơn giản lặp lại luận điệu bên này hay bên kia. Không có cuộc chiến tranh nào mà lý do đơn giản, chỉ có những đầu óc đơn giản. Thời Nam Bắc Triều, Trịnh Nguyễn phân tranh, Nam Hà Bắc Hà, cuộc chiến chưa chắc đã bắt nguồn từ những lý do đơn giản. Giữa lòng thế kỷ XX, hoàn cảnh càng phức tạp. Chiến tranh Việt Nam, khởi sự là dân tộc giành quyền tự quyết, chống ngoại xâm, nhưng cũng là chiến tranh ý thức hệ, nối dài biên giới chiến tranh lạnh, với sự can thiệp của nước ngoài. Nhưng đồng thời cũng có tính cách nội chiến :

Triệu người đã chết, hãy mở mắt ra
Lật xác quân thù, mặt người Việt Nam trên đó
Đi trên những xác người : bao năm thắng những ai ?


(Những Ai còn là Việt Nam) 1969

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không nghị luận chính trị, vì nghị luận sẽ không thành bài hát ; anh chỉ nói lên cảm xúc :

Ôi bom đạn cày trên những xác
Ôi da vàng Việt Nam vỡ nát
Xương thịt đó thiêng liêng vô cùng

(Đêm Bây Giờ, Đêm Mai) 1967



Bây giờ lý luận rằng nguồn gốc của chiến tranh Việt Nam không phải là nội chiến là việc của người làm chính trị, phân tích "bản chất" theo chính kiến, "chính nghĩa" của mình. Người nghệ sĩ chỉ nói lên hiện tượng.

Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ phản chiến ; quần chúng có hai con đường đến với anh : một là đến với người nhạc sĩ, hai là đến với người phản chiến ; họ chọn con đường thứ nhất, nếu anh có tài ; họ chọn con đường thứ hai, nếu anh đáp lại tâm tư của họ. Còn những người đi tìm một đồng chí hay chiến hữu, thì dĩ nhiên là thất vọng rồi công phẫn.

Cả hai chính quyền Nam Bắc đã trả công hậu hĩ, và trả ơn đầy đủ cho những cán bộ "hát cho dân tôi nghe". Dân tôi không nghe, lỗi đâu phải tại "cánh vạc bay" ?



*

Từ 1968, trong những gào gọi hoà bình, thêm một ý tưởng hiện ra rõ nét, là thống nhất đất nước.

Hoà bình là một ước vọng của nhân sinh, ai ai cũng chia sẻ. Thống nhất là một đòi hỏi chính trị, người muốn thế nọ, kẻ muốn thế kia, đại khái qua hai câu hỏi : thống nhất bằng cách nào ; và ai chủ động thống nhất ? Trịnh Công Sơn nói lên niềm mơ ước công dân, và không trả lời hai câu hỏi chính kiến, cũng như nhiều nhạc sĩ khác : Phạm Đình Chương viết Hội Trùng Dương, Phạm Duy viết Con Đường Cái Quan, đều chia sẻ một nguyện vọng.

Khát vọng thống nhất đã bàng bạc trong những bản nhạc của Sơn trước đó :

Đêm sông Hương nhung nhớ
Ngày Cửu Long mơ, mơ thấy gì
Mơ một ngày Hồng Hà góp Hội Trùng Dương
Đây quê hương trông ngóng và mẹ chờ mong


(Lại Gần Với Nhau) (1966)



Nhưng phải đợi đến Kinh Việt Nam (1968) yêu sách ấy mới được diễn đạt chính xác :

Chờ ngày Việt Nam thống nhất

(Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói)

Reo vui cờ thống nhất
Chân bước đi trên ba Miền

(Những Ai Còn Là Việt Nam)

Chính chúng ta phải có mọi quyền
Đứng lên đòi thống nhất quê hương

(Chính Chúng Ta Phải Nói)

Bắc Nam Trung ơi đoàn kết một miền

(Huế, Sài Gòn, Hà Nội)

Thậm chí anh đã hát rất quyền uy: Hỡi Ba Miền vùng lên Cách Mạng.

Nói Một Miền Rưỡi, thì không sao; nói Ba Miền là đã có vấn đề ; nói Hai Miền "vùng lên cách Mạng" sẽ còn nặng tội hơn nữa! ôi ! Sơn ơi là Sơn ơi !

Những bài hát rền vang khí thế. Quan điểm chính trị rõ nét, dù là tự phát, cũng có thể thành hình qua những thảo luận với bạn bè. Vì không dễ gì mà trong vài tháng, Sơn đã sáng tác được hằng chục bài hát đồng quy về một nội dung chính trị nhất quán.

Mưu cầu hoà bình đi đôi với ước mơ thống nhất là khát vọng chung. Và đến 1968, người dân thấy rõ không thể có hoà bình mà không có thống nhất. Không cần am tường chính trị cũng thấy điều ấy. Vài ba năm trước, những người thân thiết với Trịnh Công Sơn trong phong trào tranh đấu Miền Trung còn mơ tưởng: "tạm thời Nam Bắc làm hoà, để có lý do cho Mỹ rút chân ra khỏi Việt Nam. Miền Nam Trung Lập trong vòng hai mươi năm (...) Nam Bắc hiệp thương" (12 )như Hoàng Nguyên Nhuận đã tuyên bố trên báo Chuyển Luân.

Khi tại Paris hoà hội bốn bên đang tiếp diễn, thì trên danh nghĩa Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã biến thành Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời. Rõ ràng là Nam Bắc thế vô lưỡng lập: muốn có hoà bình thì phải thống nhất Nam Bắc bằng cách này hay cách khác.

Cách nào đi nữa thì cũng dưới một màu cờ, do đó Trịnh Công Sơn đã hát: Ta thấy gì trong đêm nay ? Cờ bay trăm ngọn cờ bay ... Anh mong sớm Dựng lại Người, Dựng lại Nhà : tình ta bay theo sóng ngọn cờ ...

Không thể tránh được câu hỏi: ngọn cờ gì ? Thật tâm thì Trịnh Công Sơn cũng không biết là cờ gì. Trả lời câu hỏi đó, là thêm một lần chia rẽ, đau thương.

Nhạc sĩ rất bén nhạy, từ 1968 đã linh cảm :

Đêm nay hoà bình, sao mắt mẹ chưa vui
Nhìn quanh anh em không ai còn lại
Anh thầm gọi tên ai. Gọi tên ai ...
Anh đi trận về nghe lại chuyện kể
Ngỡ giấc mơ ...

(Sao mắt Mẹ Chưa vui)

Năm ấy, bài hát thành công nhất là Nối Vòng Tay Lớn:


Rừng núi dang tay nối lại biển xa
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà

(...)

Thành phố nối thôn xa vời vợi
Người chết nối linh thiêng vào đời ...


Nhạc điệu phong phú, hào hùng, phóng khoáng và lời ca vừa nhẹ nhàng vừa súc tích, nối liền con người với nhau, với đất nước, thành phố với thôn quê, quá khứ với hiện tại, người chết với tương lai. Nhà văn Nguyễn văn Thọ, một bộ đội "phía bên kia", kể lại rằng khi tiến quân vào Sài Gòn ngày 30/4/1975, nghe bài này anh đã chùng tay súng :

"Mặt đất bao la, anh em ta về
Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng


Lời ca không phải là tiếng thách thức tử thủ. Lời ca không phải là tiếng bể máu như kết cục thường của chiến cuộc, lời ca khi ấy làm chùng xuống không khí thù hận và hằn học". (13)

Nhưng đây là chuyện về sau - nói ra đây -để thấy tác dụng của một khúc nhạc phản chiến.

*

Năm 1969, Bửu Chỉ kể lại: "thỉnh thoảng người ta lại nghe phong thanh đâu đó về một giải pháp hoà bình cho Việt Nam, rồi tại tắt ngấm...Phong trào đấu tranh hoà bình Việt Nam ở các đô thị lại bùng lên mãnh liệt" (Bài đã dẫn), nhạc khúc Trịnh Công Sơn gắn bó với hoàn cảnh, mang một nét mới : chính chúng ta phải nói : chính người dân Việt Nam phải có quyền quyết định về vận mệnh dân tộc, trên cơ sở hoà bình-thống nhất :

Khi tim người rực lửa cầu mong
Chính chúng ta phải có mọi quyền
Đứng lên đòi thống nhất quê hương
Quyết chối từ chém giết anh em
Chính chúng ta phải nói hoà bình
Đất nước này chỉ còn lại người điên


Tháng 8/1969, anh viết: "Hai mươi năm qua con người Việt Nam khốn khổ đã hiểu được thấm thía rằng không còn một nhân danh nào đủ ý nghĩa và xứng đáng để còn một chỗ đứng trên cái điêu tàn to lớn phủ ngập đời sống nơi đây nữa" (14)

Trịnh Công Sơn kêu gọi Ta Đi Dựng Cờ, Đừng Mong Ai Đừng Nghi Ngại. Lời ca hùng hồn, khẩu hiệu, có lúc đại ngôn: đã đến lúc cách mạng tiến lên. Bài Ta Quyết Phải Sống :

Còn sống xin các anh quyết còn cách mạng
Đời ta ta lo, xin xếp vũ khí ...

Quyết làm cách mạng và phải xếp vũ khí: nguyện vọng thành khẩn và ngây thơ của một nghệ sĩ giữa những thế lực vô minh, với hằng triệu tay súng mỗi bên, với pháo đài bay, xe tăng, hoả tiễn. Cách mạng, trong mơ ước Trịnh Công Sơn là cuộc đổi đời triệt để, tự bóng tối ra ánh sáng, từ xương máu ra hoà bình "một rạng đông mới sẽ được khai sinh. Nhựa mới sẽ luân lưu cuồn cuộn trong những thân thể Việt Nam"(14).

Trong Những Giọt Máu Trổ Bông, sau khi tính sổ hằng tỷ tỷ giọt máu đã chảy thành suối thành sông hay đã khô cằn trên đất nước, đã che khuất mặt trời, nhạc sĩ quyết định :


Những giọt máu đến ngày trổ bông
Nở hoà bình cho đêm vắng xôn xao tiếng người
Ngày dân ta đi dành lấy hoà bình
Ta phải thấy mặt trời


Và Mặt Trời là biểu tượng ánh sáng, hơi ấm, sự sống và phương hướng: phương Đông, phía mặt trời mọc: "Tuổi trẻ Việt Nam, trời sáng phương Đông". "Một mặt trời tươi trẻ sẽ được khai sinh ở phương Đông".Sơn có lần giải thích : người phương Tây, khi định hướng, dùng chữ orientation, nghĩa là nhắm hướng orient, phương Đông. Việt Nam là chiến trường giữa những thế lực mê chấp đến từ phương Tây. Trong khi đó, phương Đông nguồn cội của đức tin, là quê hương của hoà bình, hoà giải và hoá giải.

Anh và bạn bè anh ở Huế, trong giới Phật tử, đã tin như vậy, theo hồi ký gủa Giáo sư Erich Wulff khi ông kể lại vụ xe thiết giáp đàn áp dân lành tại Huế tháng 5/1963 mà ông đã mục kích. Ông nói về thanh niên Huế và chiến tranh: "Họ xem như là một cuộc chiến tranh tôn giáo (...)càng ngày càng cổ võ cho một nền văn hoá dân tộc mang tính cách Phật giáo và một sách lược chính trị trung lập"(15).

Tư tưởng Phật giáo tiềm ẩn nơi Trịnh Công Sơn, có lẽ đã khởi sắc từ ý thức chính trị, xã hội và văn hoá, trong một thời điểm nhất định. Do đó, tâm hướng về nguồn, về phương Đông, về Đạo trong nghĩa Phật giáo hay Lão Trang, ở Trịnh Công Sơn khác với Hơi Tàn Đông á nơi Vũ Hoàng Chương ba mươi năm trước, và cách nhau hai cuộc chiến tranh ; rồi ý hướng về Đạo, vài ba năm sau, từ 1973, sẽ đơm hoa kết nụ thành những đoá hoa vô thường trong nhiều ca khúc.

Phật tính là mạch nước ngầm trong tâm hồn Trịnh Công Sơn, gặp một hố bom, nó chợt Thấy Mặt Trời, và tuôn trào thành Nguồn Thơ Suối Nhạc.

*

Phụ Khúc Da Vàng,xuất bản 1972, gồm 9 bài, với Người Mẹ Ô Lý, bài hát tặng người Mẹ già đã gặp trong đoàn người từ Quảng Trị về Huế ; và Mùa áo Quan, tặng những thành phố Việt Nam, có một lần không còn bóng dáng con người, phản ánh chiến trường Trị Thiên khốc liệt những năm 1971-1972, với mặt trận Nam Lào, Đường 9, Cổ thành Quảng Trị, Mùa Hè Đỏ Lửa. Xa hơn nữa, trên khắp chiến trường miền Nam, đi đâu cũng thấy xác người Trị Thiên, theo lời Phan Nhật Nam : Kontum thì dân dinh điền, An Lộc là dân cạo mủ cao su, Bình Giả là dân Cam Lộ, Khe Sanh mới đến định cư. Những phận người nằm chết cong queo, chết vào lòng đèo, chết cạnh gầm cầu, chết nghẹn ngào mình không manh áo. Phan Nhật Nam "nhìn tận mắt những thảm cảnh trên vùng đất quê hương: một bộ xương trẻ con trong chiếc thau nhựa bạc màu ... Một người đàn bà đưa bàn tay trước từng miếng thịt, xoa trên chiếc đầu lâu của người chồng xấu số" (16)

Khi các phe phái hoà đàm tại Paris thì bom đạn vẫn ác liệt. Chiến xa miền Bắc đã tràn qua sông Bến Hải, mục tiêu vừa quân sự, vừa chính trị là bôi xoá tàn tích hiệp định Genève và vĩ tuyến 17, chứng tỏ chiến trường Việt Nam là một, trong khi chờ đợi nước Việt Nam là một.

Bề ngoài Trịnh Công Sơn vẫn hô hào "Chưa mất niềm tin, vì quê hương sẽ có ngày hoà bình (...), trong lòng nhau thấp thoáng bóng cờ chung". Nhưng ở thâm tâm anh đã bi quan lắm khi "đợi con kên kên trên cành nhỏ lệ":

Bao nhiêu năm chờ đợi
Oán thù là khí giới
Trong con tim lời nói yêu thương
Đã mất rồi

(Đợi Có Một Ngày)



Trịnh Công Sơn gói ghém nỗi hoang mang chán chường một thế hệ :


Mười lăm năm em có buồn không ?
...Đường anh em đi hoài không tới
Đường văn minh xương cao cùng với núi
Đường lương tâm mênh mang hoài bóng tối

... Hãy nhìn lại anh em trên chiến trường
Tìm đâu ra những nét mặt thù
Được hay thua những thắng bại kia
Mặt quê hương tan nát từng giờ

(Hãy Nhìn Lại)

Khúc hát ngắn đã quy chiếu mọi góc cạnh, kích thước một cuộc chiến tranh, thuộc loại khốc liệt nhất mà dân tộc phải trải qua. Nếu ai đó chê trách Trịnh Công Sơn lờ mờ về chính trị, thì phải hiểu chính trị theo nghĩa lập trường, phe phái. Đứng trên lương tâm dân tộc mà nói, ít có sử gia hay nhà bình luận chính trị nào, mà thu vén được cả bi kịch của đất nước trong cả chiều dài, chiều rộng lẫn chiều sâu bằng bấy nhiêu câu chữ, được giai điệu của nhạc thuật xoáy sâu vào tâm khảm của thời đại.

*

Đã nhiều người nói Trịnh Công Sơn là thiên tài. Sự đánh giá thành tâm, nhưng mơ hồ, sử dụng một khái niệm khó định nghĩa và không có tiểu chuẩn. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, chữ thiên tài bao hàm một ngụ ý chính trị. Nhưng nhìn dưới ánh sáng nào đi nữa, sự nghiệp Trịnh Công Sơn cũng là một khối tài tình. Tài và tình sinh ra nhau, nuôi dưỡng lấy nhau bằng lương thực một trần ai khổ ải. Chữ tài, phần nào, là của trời cho ; chữ tình là khối đau thương khổ luyện trong khổ nạn.
Và chính khối đau thương - qua những lời ca phản chiến - đã vinh danh Trịnh Công Sơn trong khổ nạn, vinh danh bên ngoài ý muốn của nhiều quyền lực thế trị ; và sau này nữa, bên ngoài những mê chấp sân si.
Song song với ca khúc hoà bình làm trong một thời điểm đặc biệt, Trịnh Công Sơn vẫn sáng tác nhạc phẩm ca ngợi tình yêu, tình bạn, thiên nhiên và cuộc đời. Tất cả tâm cảm ấy cùng chiếu rọi về tình người, nổi bật trong khổ nạn.



*

Nhân đề tài Ca khúc đòi hỏi Hoà Bình của Trịnh Công Sơn, chúng tôi nhắc lại từng giai đoạn trong quá trình nhạc phẩm và bối cảnh chính trị, xã hội của miền Nam chủ yếu từ 1965 đến 1972. Trong những điều kiện tạo nên hiện tượng Trịnh Công Sơn, có yếu tố lớn lao với kích thước lịch sử, có chi tiết bình thường như cách ăn mặc hay ăn nói. Trong tâm tưởng người nghe khó đo lường được cái gì là chính, cái gì là phụ trong những điều kiện làm nên danh phận một tác gia. Điều này bổ sung cho điều kia, chúng tôi ghép lại như những mảnh vỡ của một thời đại.

Và cũng lưu ý dè dặt: bài nào chính xác là phản chiến ? Đối với những người từng nghe, từng sống những ca khúc Trịnh Công Sơn thời thịnh hành, thì khó trả lời.

Với nhiều người, toàn bộ nhạc Trịnh Công Sơn thời đó đều diễn tả khát vọng hoà bình. Những bản nhạc tình, dù chỉ hoà tấu không lời, cũng vang vọng ít nhiều âm hưởng của niềm mong ước đó. Nhưng có một cách phân biệt, nghịch lý nhưng thiết thực : bài nào mà ngày nay không được in lại, đồng thời không được trình diễn trong nước, thì nó là nhạc ... phản chiến !

Đây lại là một cách gián tiếp minh xác vị trí chính trị của Trịnh Công Sơn trong giai đoạn anh làm khoảng 70 bài hát được gọi là phản chiến.

Và ca khúc duy nhất của Trịnh Công Sơn mà chúng tôi có thể xác định thời điểm sáng tác là Ra Đồng Giữa Ngọ làm tại Huế tháng 12 năm 1974, vào những ngày năm cùng tháng tận của một chế độ, chế độ đã sinh trưởng ra anh. Bài hát tiên tri về nhiều mặt :

Thằng bé xinh xinh chơi diều giữa Ngọ
Ngờ đâu hội ngộ tan giữa hư không

Sơn qua đời ngày 1 tháng Tư, vào giờ Chính Ngọ, như con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo, con diều rơi cho vực thẳm buồn theo ...

Đối với một số bạn bè, Sơn bao giờ cũng như đứa bé, suốt đời buồn vui như một đứa bé. Và họ, ngày nay, còn hát theo Sơn :


Thằng bé xinh xinh bay vờn giữa Ngọ
Ngờ đâu hội ngộ tan giữa hư không

...Tan trong trời hồng làm giọt mưa trong
Tan trên cuộc đời làm lời ru êm

...Tan trong nụ cười gọi mời yêu thương
Tan trong cội nguồn.


Vậy thôi, thôi nhé, vậy nhé, Sơn nhé. Khi khác gặp lại Toa.

Đặng Tiến