Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

BIỂN ĐÔNG: Cái Gía của Tín Lý Nhà Nước Quốc Gia: Chiến Tranh, Nghèo Đói , Áp Bức và Đế Quốc




Không kể khi một cuộc chiến tranh xảy ra, đặc biệt trong chiến cảnh liên quốc khu vực, hàng triệu sinh mạng sẽ bị hy sinh và tạo nối dài những khổ đau bất hạnh và căm thù phân hóa cho những người sống sót, với những gián đoạn rối loạn kinh tế đời sống, mà riêng người Việt đã liên tục trải qua trong hơn nửa thế kỷ qua- tín lý quốc gia nhà nước buộc quần chúng phải tự hủy giá trị cần thiết căn bản của đời sống hiện tại hàng ngày để phục vụ "định chế mê tín" vì "quyền lợi quốc gia" này - mà thật sự chỉ là phục vụ một nhóm thiểu số quyền lực gọi là "chính phủ"
Cái gọi là "đe dọa chiến tranh" tại biển đông và sự bành trướng của Trung quốc đã khiến cả khủ vực dồn tài nguyên nhân lực vào mua sắm "kỹ nghệ chiến tranh".

Riêng Việt Nam, trong quá khứ đã từng mua vũ khí từ Trung Quốc và sau này từ Nga (2013) (khoảng 3 tỉ rưỡi Mỹ kim trang bị quân sự - như mua chiến đấu cơ Sukhoi Su-27 và Su-30 của Nga và các chiến cụ vũ khí khác).

Dưới "áp lực"( toan tính) chính trị và quyền lợi kinh tế hiện nay giữa Trung Quốc, Nga, Mỹ và Liên Âu (NATO) lượng mua bán vũ khí từ Nga có khả năng giảm, và Việt Nam đã đang điều đình với nhà nước Mỹ và các công ty sản xuất vũ khí của Mỹ và Liên âu như Airbus, Lockheed Martin và Boeing để mua vũ khí. Cần hiểu rằng đây không chỉ đơn thuần là "mua vũ khí" mà chính là "quan hệ kinh tế, đặc biệt chính trị, trực tiếp" giữa hai định chế nhà nước. Cũng có nghĩa bàn cờ chính trị, hay "quyền ảnh hưởng chính trị" tại khu vực đang đổi thay.

Trong cùng lúc đó, đời sống an sinh hàng ngày của dân chúng như y tế, vệ sinh, giáo dục, nhà cửa, hộ khẩu v.v chưa được quan tâm đầy đủ. Bệnh viện với hàng dẫy người la liệt nằm chờ nơi hành lang thiếu kém chăm sóc. Dân chúng ăn ở chen chúc, không nơi cư ngụ, thiếu điều kiện vệ sinh căn bản. Những chăm sóc nếu quan tâm nâng cấp, chi phí cũng không chỉ không vượt quá chi phí quân sự, an ninh rình mò mà còn có năng lực sinh ra nguồn lợi tức kinh tế đa phương bù đắp trong sinh hoạt phát triển xã hội, ngược lại khi mua sắm vũ khí là chi phí gia tăng một chiều hàng chục ti mỹ kim làm tổn hại nguồn tài nguyên nhân lực vốn đã khan hiếm khó khăn của xã hội.

Chưa kể một thực tế, mua sắm gia tăng quân sự và an ninh kềm chế nội chính trên dân chúng của mình đơn phương, KHÔNG BAO GIỜ là giải pháp đối kháng ngoại xâm hay bảo vệ "quốc gia"- mà giải pháp nền tảng lâu bền là tạo điều kiện để dân sinh thăng tiến- làm cho dân chúng văn minh tiến bộ sung túc, trong đó nền tảng là nền tự do tự chủ sinh hoạt  của quần chúng.

Sức mạnh của một xã hội hay quốc gia, không bao giờ nằm ở chính phủ mạnh quyền, hay công an đông đảo rình mò bắt bớ giỏi, và quân đội nhiều vũ khí, mà ở quần chúng tự do và văn minh nhận thức tiến bộ và sung túc. Cứ nhìn "sức mạnh" thật của các xã hội nhỏ-đất-ít - dân Âu Châu, Hàn, Nhật và "sức mạnh" của con "khủng long" Sô Viết đã chết, và hiện nay của "con rồng thật nhưng mất khả năng bay" Trung Quốc với một nhà nước và quân đội mạnh quyền to lớn với khối dân khổng lồ nheo nhúc đang chép nhặt văn minh kỹ thuật tích lũy là giầu nhanh gọn, và nỗ lực di chuyển tài sản, di dân và "du học" khi có thể, để ra khỏi cái "tổ quốc hùng mạnh" đó, là bằng chứng điển hình. Dĩ nhiên tạm gác sự đối kháng đang âm ỉ trong bao tử con- rồng- bò này. Vì nó không thể bay và đang bò, nên nó cần khè lửa hù dọa thị oai với chính nó để tự an tâm và nhát dọa bầy con cái "se sẻ" lối xóm !

Lịch sử tương tranh trong khung cảnh định chế nhà nước đã cho thấy giải pháp quân sự luôn luôn đã không giải quyết được vấn đề mà còn tạo thêm vấn nạn lớn hơn trong tương lai. Sự căng thẳng tranh chấp đã đưa đến các cuộc chiến, hàng trăm ngàn, hàng triệu nhân mạng đã bị hy sinh oan uổng, tài nguyên phí phạm, hận thù gia tăng và vấn đề vẫn đang căng thẳng hôm nay, chính là bằng chứng điển hình và rõ rệt về bản chất thất bại của giải pháp quân sự. Căng thẳng tranh chấp lãnh thổ chủ quyền đều có thể được giải quyết bằng thương thảo và vận động quần chúng- không phải tuyên truyền chính qui từ nhà nước -( điển hình là đảo Sakhalin của Nhật, Nga đang chiếm giữ, hay giữa Nhật, Hàn và nhìn qua Ukraine sẽ hiểu).

Cái gọi là "tranh chấp" giữa các nhà nước quốc gia, chỉ nổi lên khi có nhu cầu củng cố vai trò chính phủ đang phải đối đầu với những thách đố từ quần chúng. Sự vụ tranh chấp giữa Trung Nhật về Senkaku Islands và Nhật Hàn vềLiancourt Rocks, hoặc Angkor WAt Preah Vihear Temple giữa Thái Miên v.v cũng nằm trong mục tiêu này.

Riêng "biển đông" nằm ở một kích thước lớn hơn, bởi nó KHÔNG CHỈ liên đới cả một khu vực nhiều quốc gia và đường hải hành lẫn không lưu của khu vực những quốc gia này. Đó là chưa nói đến những "đồ đoán lượng định" về "tiềm lực tài nguyên" của vùng biển, mà là cả một vùng ảnh hưởng chính trị lâu dài trong bối cảnh "cường quốc đế quốc" Mỹ đã và đang mở rộng sự bao trải toàn cầu với hơn ngàn căn cứ quân sự khắp lục địa và đại dương (Guam, Diego Garcia) và "sự đang vươn ra" của Trung Quốc hôm nay- (Nga dù mạnh hơn Trung Quốc- tự biết và tự kềm chế với khối Âu Châu có quần chúng vững mạnh, nhưng đang bị Âu Mỹ khiêu khích trấn ngược).

Nghĩa là "hành động biến cố" nó có "lợi điểm" tạo sợ hãi" và "tăng cường vai trò chính phủ" một cách nhanh, mạnh hơn và là vấn đề "bất khả tư nghị" của chính phủ độc quyền hơn bất cứ "mối đe dọa" tranh chấp quốc gia nào- và dĩ nhiên, vì là tranh chấp KHU VỰC, nên sự chọn lựa giải pháp cho vấn đề không còn chỉ là "yêu nước ta" chống địch mà còn nằm nền tảng ở sự tự nguyện chọn lựa một "đàn anh", hay đế quốc chủ trì hậu thuẫn cho nước ta nữa. Vấn đề nền tảng nằm ngay ở đây.

"Đế quốc Mỹ", hay "chuẩn đế quốc Tầu cọp giấy" bỗng nhiên được chính đáng hóa làm hai ứng viên quốc tế-đế quốc chính đáng để các KHỐI QUẦN CHÚNG chọn "phe" nằm dưới, và mặc nhiên quên hẳn mối đe dọa chung của tính 'ĐẾ QUỐC" dù bất cứ đế quốc nào, kiểu nào!

Khi nhìn bản đồ "biển đông", gác bỏ cảm tính chủ nghĩa quốc gia tổ cò, một cách công tâm sòng phẳng, cái tuyên bố chủ quyền về hai quần đảo Trường Hoàng rõ là vớ vẩn lằng nhằng vì tham vọng tự ái chủ nghĩa và quyền lực giữa các định chế nhà nước hơn là giữa các "dân tộc". Và nó không thể giải quyết hẳn hòi thỏa đáng dù là "công pháp" hay bạo lực- Trường Sa thì nó xa Việt Nam và xa hẳn khỏi Trung Quốc nhưng gần sát Mã , Phi nhiều hơn ai hết! Nhưng cả 5 quốc gia đều gào thét là của RIÊNG mình!!! Hoàng Sa lại nẳm giữa Trung Quốc và Việt Nam và chẳng dính gần "con ma" nào khác, VÀ  NHÀ NƯỚC NÀO CŨNG ĐÒI LÀ CỦA RIÊNG MÌNH. Với hàm ý LÀM CHỦ ĐẤT ĐẢO sẽ ĐƯƠNG NHIÊN theo CÔNG PHÁP được chủ quyền thêm vài trăm hải lý mặt biển. Và dân chúng thì hầu như đại đa số chẳng hề thấy biết mặt mũi cái phần "linh thiêng sông núi" này, và chẳng hề quan tâm... cho đến khi  nhà nước các nơi nổi trống la làng... mọi người dân mọi bên bắt đầu rên rỉ xót xa cho lãnh thổ linh thiêng...rồi gào thét căm thù lẫn nhau!







Những trò hề diễu dở nhất, nhưng lại là "nỗi sợ ăn khách" nhất là cái "lưỡi bò" Trung Quốc tuyên bố. Cái tuyên bố chủ quyền mà ngay người "Trung Quốc" nếu tỉnh táo cũng thở dài. Vì nó không thể thực hiện và vững bền được dù là công pháp hay bạo lực, dù có Mỹ hay không có Mỹ phản đối. Trong hoàn cảnh liên lập kinh tế và khả năng mua bán kỹ nghệ kỹ thuật quân sự hiện đại của thế kỷ 21, nó không cho phép bất cứ cường quốc nào chiếm cứ bằng bạo lực và lưu giữ lâu bền một khu vực hải dư như thế, kể cả Mỹ - sự sụp đổ của chủ nghĩa đế quốc thực dân cũ đã qua (tự bản thân "Đế quốc Hán", La Mã, Mông Cổ, Anh v.v ) trong lịch sử đã minh chứng rõ ràng. Giới quyền lực "tỉnh táo thuộc sử" cũng như khoa bảng Trung quốc chắc chắn hiểu điều này. Nhưng tại sao nhà nước Trung Quốc lại tuyên bố khơi khơi như thế? Và tại sao Âu Mỹ, đặc biệt Obama Mỹ, lại vờ vĩnh và à ơi dí dầu, lấp lửng nửa chống nửa thuận:

"Sư thật là Trung Quốc đang thành công, to lớn và mạnh mẽ, dân chúng Tầu tài giỏi và siêng năng, và có lẽ một vài tuyên bố chủ quyền của TQ là chính đáng... Nhưng TQ không nên chỉ thực hiện điều này dựa vào sức mạnh sô lấn người khác.. Nếu thật sự những tuyên bố chủ quyền của TQ là chính đáng, người ta sẽ công nhận nó"..(The truth is, is that China is going to be successful, it's big, it's powerful, its people are talented and they work hard and, and it may be that some of their claims are legitimate,". "But they... shouldn't just try to establish that based on throwing elbows and pushing people out of the way." "If in fact their claims are legitimate, people will recognize them," OBAMA

Hệ quả và diễn biến toàn diện trong tương lai ra sao chưa rõ, nhưng hệ quả đầu tiên là các quốc gia đang nghèo, đang cần tiết kiệm tập trung tài nguyên nhân lực vào đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao dân sinh, (y tế, giáo dục, việc làm), đã phải đình trệ hay giảm tốc chuyển tài nguyên nhân lực và nội chính vào quân sự mua vũ khí. Và các "đế quốc đàn anh" chưa cần giải quyết căng thẳng khu vực, đã thu lượm hàng trăm tỉ mỹ kim tiền bán vũ khí, thúc đẩy nền kỹ nghệ và chiến tranh của chúng. (Xin tham khảo về bảng giá cả các chiến cụ vũ khí, máy bay, tầu chiến, súng đạn v.v cũng như chi phí bảo trì vũ khí--Phải Cảnh Giác: Chiến Tranh Nền Tảng của Quyền Lực..)

Quan trọng nhất, các bậc đàn em sau khi chọn đàn anh, mua vũ khí, đồng nghĩa với lệ thuộc không chỉ kỹ thuật sử dụng bảo trì và sử dụng, cũng như thường trực mua bổ xung đạn dược cho các loại vũ khí này, mà còn trở thành lệ thuộc quyết định chính trị ngoại giao và ngay cả chính sách nội chính khi có nhu cầu của "đàn anh đế quốc". Bài học miền Nam, Nam Hàn, Úc v.v với Mỹ và miền Bắc với Nga Tầu là điển hình. Như vậy, một chiến cảnh phân chia quyền lực khu vực đa dạng, chi tiết, và HƯ ẢO hơn cuộc "chiến tranh lạnh" đang được hình thành.

Chi tiết, đa dạng và "Hư ảo" vì khi nhìn vào thượng tầng cấu trúc quyền lực "quốc gia và đế quốc tương tranh" này, là cả một mối "hợp tác liên lập chặt chẽ" trong lãnh vực AN NINH và NGOẠI THƯƠNG như bản thống kê ngoại thương giữa Mỹ, Liên Âu, và Trung Cộng đã cho thấy (The Great Decoupling-China and the New World Order-Tham Khảo Số Liệu Kinh Tế Ngoại Thương Mỹ và Các Quốc Gia-Tham Khảo Số Liệu Kinh Tế: Trung Quốc -Liên Âu-Tham Khảo Số Liệu Kinh Tế: Mỹ -Trung Quốc). Hay nói một cách ra vẻ "khệnh khạng hàn lâm khoa bảng" là nguyên lý nghịch thuẫn của quyền lực khống trị đang hình thành tận dụng (Antony Cyril Sutton Nguyên Lý NGHỊCH THUẪN) -

(Quí độc giả khi tham khảo các số liệu ngoại thương, cần tự hỏi tại sao Mỹ và Liên Âu "thản nhiên" chấp nhận thâm thủng cán cân ngoại thương hàng trăm tỉ "thua thiệt" hàng năm về phía Trung Quốc? Nhưng vẫn bình chân mạnh khỏe tiến hành chiến tranh? Nếu là kẻ thù và căng thẳng đến cường độ chiến tranh, con số lợi nhuận ngoại thương của Trung Quốc từ Mỹ và Liên Âu, con số trao đổi ngoại thương đang giúp giữ vững "nền kinh tế cường quốc" của Tầu, có tồn tại để ổn định 1.4 tỉ dân số với ba (3) vùng đối kháng âm ỉ- Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng- để làm cường quốc không?)

Quần chúng CẦN CÓ KẺ THÙ để tăng mức phân hóa, dễ dàng ổn định, giảm đối kháng, củng cố tính chính đáng không chỉ cho định chế nhà nước quốc gia mà vai trò ĐẾ QUỐC để khống trị. Cứ nhồi nhét một lập luận tổ quốc bị đe dọa, dân chúng bị tấn công , mọi chuyện sẽ dể dàng cho việc tận dụng tài sản và sinh mạng của quần chúng: cai trị hữu hiệu!


""Cuối cùng thì những kẻ lãnh đạo của đất nước, sẽ quyết định chính sách, và điều này luôn luôn là vấn đề đơn giản lôi kéo quần chúng theo, bất kể là trong nền dân chủ hay độc tài phát xít, hay dân chủ quốc hội, hay độc tài cộng sản. Có tiếng nói của dân hay không tiếng nói của dân, quần chúng luôn luôn được lôi vào vòng xếp đặt của giới lãnh đạo. Điều này dễ dàng thôi. Tất cả bạn phải làm chỉ là nói với quần chúng rằng họ đang bị tấn công, đồng thời lên án những ai kêu gọi hòa bình là không yêu nước là đặt đất nước vào tình trạng lâm nguy. Điều này hiệu nghiệm như nhau ở bất kỳ xã hội đất nước nào" (But, after all, it is the leaders of the country who determine the policy and it is always a simple matter to drag the people along, whether it is a democracy, or a fascist dictatorship, or a parliament, or a communist dictatorship. Voice or no voice, the people can always be brought to the bidding of the leaders. That is easy. All you have to do is tell them they are being attacked, and denounce the peacemakers for lack of patriotism and exposing the country to danger. It works the same in any country.') Hermann Göring

Cái giá và cái bẫy của nguyên lý nghịch thuẫn quyền lực nhà nước quốc gia giăng ra cho nhân loại là như vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét