Thời cổ đại, triết gia Hy Lạp Aristotle đã liệt kê ra mười ba loại ngụy biện khác nhau. Trong đó có ngụy biện trắng -đen, hay như trong logic học có đề cập đến sự lựa chọn sai ( false alternatives ).
http://linglogic.wikia.com/wiki/False_alternatives
Nguỵ biện trắng- đen giống một cái bẫy, bẫy sập và kiềm tỏa tư duy con người trong đời sống tương tác chính trị xã hội. Ngụy biện này mang công thức logic học rất dễ hiểu và đơn giản, và nhân loại thường mắc sai lầm căn bản khi đưa ra lựa chọn và nhận định.
Đại loại, ngụy biện đó dựa trên dạng suy luận mà trong đầu người đó đã có mặc định sẵn những khả năng và sự việc đối lập nhau, qua đó người lập luận đưa ra một nhận định nếu không phải A thì tất nhiên phải là B, nếu không phải B thì tất nhiên phải là A, tuy rằng, trên thực tế vẫn có C, D,E, vv….
Hay, nếu A xấu thì hiển nhiên B phải là tốt, vì A và B đối lập nhau, trên thực tế, A xấu không hẳn B sẽ tốt.
Hoặc, nếu A là chính thể độc tài nào đó, thì B, chính thể đối lập với A ắt hẳn là chính thể tự do dân chủ, ngược lại, nếu B là chính thể tự do dân chủ thì A, hắt hẳn phải là chính thể độc tài.
Chẳng hạn, CSVN đối đầu với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa từ thời Ngô Đình Diệm đến thời Dương Văn Minh, song trên thực tế lịch sử đã chứng minh, Việt Nam Cộng Hòa chưa bao giờ được coi là chính quyền mang màu sắc tự do dân chủ cho dù dưới bất kỳ nhà lãnh đạo nào. Tuy nhiên, bọn ngụy ngục chống cộng vẫn ngày tháng giơ cao ngọn cờ vàng giẻ rách để tuyên dương giá trị tự do dân chủ dưới thời VNCH, đơn giản vì VNCH đối đầu với CSVN, và cờ vàng giẻ rách ba que là đối trọng đầy ý nghĩa thiêng liêng với cờ đỏ của CSVN.
Ngụy biện trắng- đen trong những quốc gia còn thần thánh hóa chủ nghĩa dân tộc, lòng yêu nước.
Đối với những cá nhân và cộng đồng sống trong quốc gia có quá trình chống giặc ngoại xâm lâu dài , hay trong những quốc gia có những chính thể độc tài sát máu thì người dân có lề lối suy nghĩ quan niệm rơi vào ngụy biện trắng đen dễ nhất, nhanh nhất và dễ thấy nhất.
Trải qua những quá trình lịch sử, người dân thường bị ám ảnh , đe dọa bởi thảm họa đô hộ của ngoại bang, từ đó họ đã tự huân tập thói quen chính đáng hóa , thậm chí thần thánh hóa quyền lực sức mạnh của kẻ cầm quyền. Tự nguyện làm nô lệ, làm con cừu cho nhà nước chăn dắt với tâm thế tự hào, tin tưởng vào sức mạnh quyền lực của nhà nước sẽ mang lại đời sống tự do hạnh phúc như chúng vẫn thường rêu rao qua phương tiện truyền thông.
Tệ hại hơn, là không thiếu những cá nhân tin vào chính nghĩa quốc gia mang niềm tự hào và sẵn sàng hy sinh tính mạng cầm súng chiến đấu với giặc ngoại xâm vì cái gọi là độc lập tự do, để rồi cuối cùng nếu bỏ mạng ngoài chiến trường thì là hy sinh cho tổ quốc, phục vụ cho tổ tò vò, nếu còn sống thì thành anh hùng , được tung hô ca ngợi nhưng khi nhận ra sự thật thì cũng đành ngậm ngùi vì thấy lý tưởng của mình đã bị phản bội,. Xương máu của bao nhiêu thanh niên đã ngã xuống vì ngộ nhận cái gọi là tự do độc lập, nhưng bọn cầm quyền là nhóm hưởng lợi, tự chúng nó thần thánh hóa chúng , tự chúng cho rằng có công và tự ca ngợi công lao thành quả mà thật ra, đó là xương máu, công sức của toàn bộ dân tộc.
Đơn giản là A: ngoại bang là xấu vì đô hộ và xâm chiếm, thì B, quyền lực, sức mạnh của Nhà nước là tốt và cần, cũng như A là ngoại bang, là xâm chiếm, là phi nghĩa, thì B, lực lượng quân đội cầm súng chống giặc ngoại xâm là chính nghĩa.
Nhưng trên thực tế, cái mà gọi là chính nghĩa đó thường là trò bịp. Sau khi kết thúc một cuộc chiến, đất nước tan hoang, tâm lý con người mệt mỏi và toàn bộ xã hội phải dốc sức xây dựng lại đất nước thì đó là thời điểm thích hợp để bọn cầm quyền thiết lập và tăng cường nền độc tài với công cụ đắc lực nhất là cảnh sát và quân đội
Quân đội và cảnh sát trước đó được dùng để chống lại ngoại bang, thì cũng sẽ được dùng để đàn áp những phong trào phản kháng đòi hỏi quyền lợi của dân chúng. Xin đừng quên vụ Thiên An Môn, cũng là quân đội được dùng để đàn áp, giết hại thường dân theo lệnh của bọn nắm quyền. Hàng trăm ngàn sinh viên biểu tình tại quảng trường Thien An Môn bị lực lượng quân đội xả súng giết hại , chỉ sau gật đầu của Đặng Tiểu Bình.
Hãy nhìn vào tấm gương điển hình của các nhà độc tài quân phiệt như Gaddafi, Saddam Hussien, những nhà độc tài đến từ Chile như Pinoche..., những tên độc tài này giống nhau một yếu tố dùng sức mạnh quân đội đàn áp, giết hại các phong trào đối kháng tôn giáo hay quan điểm chính trị để củng cố quyền lực của chúng
Tại Hàn Quốc, Chun Doo Hwan đã dùng cả cảnh sát và quân đội đàn áp phong trào dân chủ Gwangju (1 ), kết quả là 144 thường dân thiệt mạng, chưa kể thường dân bị thương và số lượng cảnh sát, quân đội bị giết trongsuốt quá trình đàn áp phong trào dân chủ được khởi xướng bởi Kim Dea Jung, đó là những con số ‘’ chính thức’’ (2 )
Những tên độc tài này trong quá khứ không ngần ngại sử dụng lực lượng quân đội bắn vào đám đông biểu tình, bắn vào người dân của chúng không chút do dự
Chủ nghĩa yêu nước thần thánh hóa từ nhu cầu thống trị của bọn cầm quyền, kết hợp với não trạng bị bó hẹp của người dân ,được đóng khung sẵn trong ngụy biện và nhận định giữa trắng và đen, giữa ta với địch , giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa cảnh sát và tội phạm, giữa an ninh xã hội và bất ổn xã hội vẫn hiện hữu, miên viễn tại những xã hội độc tài và ngay cả những xã hội dân chủ.
Ngụy biện trắng- đen đối với an ninh xã hội và quyền lực cai trị của bọn quyền chính cùng với công cụ bạo lực là công an cảnh sát
Giữa công an và tội phạm đe dọa an ninh trật tự xã hội, thì trước hết, kẻ đe dọa tính mạng người dân và gây hoảng loạn trong xã hội là những kẻ xấu, những kẻ đó cần phải bị trừng trị để giữ cho xã hội được an toàn,để con người sống với nhau môt cách bình đẳng và không có sự chà đạp từ những kể mạnh và có tâm thế sẵn sàng phạm tội để đạt được mục đích.
Thế nên cần phải có sức mạnh quyền lực từ phía nhà cầm quyền để mang lại yên ổn tâm lý cho cộng đồng, và công cụ đắc lực thực hiện sức mạnh bạo lực đó chính là công an tay sai. Nhưng, nếu một ai trong đám đông tối dạ bị kiềm tỏa tư duy phải lựa chọn giữa trắng và đen thì họ sẽ chọn, A: tội phạm xấu, thì tất nhiên B, công an trấn áp và dẹp truy bắt tội phạm phải là tốt.
Hoặc là A: khủng bố là xấu, thì B: lực lượng an ninh quân đội phải tốt, vì phải tận thiện để bảo vệ an ninh xã hội
Nhưng trên những tờ báo độc lập không thiếu những vụ công an đánh chết thường dân vô tội rất dã man, ngay cả ở Mỹ, một quốc gia mà bọn chống cộng ca ngợi là tự do nhân bản hàng năm vẫn xảy ra hàng trăm vụ cảnh sát an ninh xả súng giết dân thường, mà đa số nạn nhân là những người da đen. http://rt.com/usa/180648-police-shootings-african-american/
Con người , với nhận xét thiếu lý tính đều cho rằng ít có nhà nước nào lại đàn áp, thậm chí giết người dân của mình, vì dù sao cũng là cùng dòng máu, cùng nòi giống và tiếp hưởng từ tiền nhân những giá trị văn hóa và giá trị xã hội.
Thế nên sự đe dọa từ bên ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn những màn khủng bố giả địch là chiêu trò lợi hại của bọn nhà nước Mỹ và Tây phương. Thứ nhất, chúng đánh vào niềm tin của người dân rằng ít có nhà nước nào chà đạp, thậm chí giết người dân của mình, do vậy những kẻ đe dọa anh ninh xã hội phải là những kẻ đến từ bên ngoài , nếu không phải là nhà nước, tất nhiên, phải là khủng bố ( lại là ngụy biện trắng- đen ) nhằm mục đích gây hoảng loạn, sợ hãi trong dân chúng trước sự đe dọa an ninh từ những nhóm đến từ bên ngoài quốc gia lãnh thổ, qua đó bọn nhà nước quyền chính có lý do chính đáng xết chặt tự do chung của người dân, tăng cường lực lượng công an và quân đội, sẵn sàng đàn áp những cá nhân nổi dậy đối kháng khi cần thiết.
Ở đây, ta thấy một điều, bọn nhà nước tạo ra đen ( khủng bố ) để người dân chọn lựa trắng ( quyền lực nhà nước ) nhà nước, sẵn sàng chịu sự kiểm soát tự do cá nhân , tự do thân thể , đổi lại là được an toàn mà không mảy may, nghi ngờ chất vấn.
Trên đời không chỉ có A và B, cũng như không chỉ có hai gam màu đen- trắng. Chúng ta còn những gam màu xanh, đỏ tím vàng và rất nhiều màu sắc khác. Hiểu được như vậy, tức đã đặt chân trên con đường đến với tự do, thứ tự do thực sự không bám víu vào định chế quyền lực của bọn nhà nước, cảnh sát và quân đội, có như vậy chúng ta mới có thể hy vọng trở thành những công dân của địa cầu, sẵn sàng bước qua khỏi gianh giới của quốc gia, chính nghĩa dân tộc để hướng tới nền tự do chung của nhân loại.
Nguyễn Mạnh Chung
(1). Phong trào đấu tranh dân chủ của sinh viên Hàn Quốc diễn ra vào đầu tháng 3 năm 1980 đến tháng 5 năm 1980 tại thành phố Quang Châu ( Gwangju ), Hàn Quốc. Ngày nay, người ta thường nhắc đến phong trào dân chủ Gwangju với chủ đích nhắm tới sự kiện này.
(2 ) Trích từ ‘’ Hàn Quốc, Dân Chủ Và Độc Tài’’ của Hồ Sỹ Quý, Viện Nghiên Cứu Đông Á.
(1). Phong trào đấu tranh dân chủ của sinh viên Hàn Quốc diễn ra vào đầu tháng 3 năm 1980 đến tháng 5 năm 1980 tại thành phố Quang Châu ( Gwangju ), Hàn Quốc. Ngày nay, người ta thường nhắc đến phong trào dân chủ Gwangju với chủ đích nhắm tới sự kiện này.
(2 ) Trích từ ‘’ Hàn Quốc, Dân Chủ Và Độc Tài’’ của Hồ Sỹ Quý, Viện Nghiên Cứu Đông Á.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét