" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014
Ông Hoàng Đình Thắng (CH Séc) là kiều bào đầu tiên trong Đoàn Chủ tịch MTTQ VN
(NguoiViet.de) Sẽ có một Phó Chủ tịch UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phụ trách công tác kiều bào.
Họp báo công bố kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VIII.
Trong cuộc họp báo công bố kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2014-2019) chiều 27/9, tân Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã nhận được nhiều câu hỏi của phóng viên báo chí.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV.VN tại buổi họp báo về việc tân Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cũng là một trí thức sẽ dành sự quan tâm ra sao đối với đội ngũ trí thức kiều bào nói riêng, bà con kiều bào nói chung để phát huy được tiềm năng của lực lượng này, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII nhấn mạnh: Nguồn lực kiều bào ở nước ngoài đang ngày càng tăng, ước tính hiện nay số lượng trí thức kiều bào vào khoảng 400.000 người, đây là nguồn lực trí tuệ rất quan trọng. Bên cạnh đó, không chỉ khả năng đóng góp về tài chính thông qua đầu tư, kiều hối của bà con ngày càng tăng, mà lượng kiều bào về nước cũng ngày càng tăng, kiều bào có về quê hương, gắn bó với đất nước mới có sự hỗ trợ đất nước.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân cho biết, trong nhiệm kỳ mới, công tác vận động kiều bào sẽ dựa trên 3 trục chính: "Thứ nhất, là sử dụng các tổ chức thành viên trong Mặt trận. Mặt trận có Ban Đối ngoại và Kiều bào, tuy nhiên chúng tôi nhận thức bộ máy Mặt trận chuyên trách không bao giờ đủ sức làm việc này, trong khi Mặt trận có nhiều tổ chức thành viên như Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên... đều có mảng đối ngoại. Do vậy, chúng tôi đặt vấn đề trong công tác đối ngoại nói chung và Kiều bào nói riêng, Mặt trận phải hiệp thương với các tổ chức thành viên để phân công nhiệm vụ theo một chương trình chung. Vừa qua chúng tôi đã có phiên họp đầu tiên với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và đã có định hướng ban đầu. Sắp tới, sau Đại hội sẽ cụ thể hóa thành Chương trình hiệp thương công tác hữu nghị nhân dân và Kiều bào của Mặt trận Tổ quốc.
Thứ hai, công tác chăm lo bà con hiệu quả hơn. Cụ thể là chăm lo đời sống văn hóa, đặc biệt văn hóa dân tộc, liên kết trong nước và ngoài nước rất quan trọng. Gần 1 năm trước chúng tôi đã đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp Mặt trận chủ trì xây dựng dự thảo Đề án chăm lo phát huy văn hóa dân tộc cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Như vậy sẽ có dự án cấp Nhà nước chăm lo và phát huy văn hóa dân tộc trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thứ ba, tổ chức các cuộc giao lưu, diễn đàn cụ thể hơn xung quanh vấn đề phát huy sức mạnh của đội ngũ trí thức. Chúng tôi đã thống nhất với Liên hiệp các tổ chức khoa học kỹ thuật Việt Nam sẽ xây dựng Diễn đàn khoa học ở đó người làm khoa học trong nước và Kiều bào có thể trình bày sáng kiến của mình đóng góp xây dựng đất nước.
Trước mắt chúng tôi sẽ triển khai theo 3 hướng như vậy. Và sẽ có 1 Phó Chủ tịch Mặt trận được phân công công tác hữu nghị nhân dân và công tác kiều bào".
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân cũng cho biết, nhiệm kỳ 2014-2019 của Mặt trận là nhiệm kỳ đầu tiên có 1 ủy viên Đoàn Chủ tịch là người Việt Nam ở nước ngoài, đó là Chủ tịch Hội người Việt Nam ở Cộng hòa Séc./.
LTS: Chủ tịch Hội người Việt Nam ở Cộng hòa Séc là ông Hoàng Đình Thắng, người vừa được Ban dân vận trung ương trao tặng Huân chương lao động hạng 3 ngày 18.08.2014 tại Praha.
Bà Hà Thị Khiết, Bí thư trung ương đảng, Trưởng ban dân vận trung ương, trao Huân chương lao động hạng 3 cao quý cho ông Hoàng Đình Thắng (nguồn: secviet).
Sửa Lỗi Nhau, OK! Nhưng… Coi Chừng “Lợi Bất Cập Hại”!
Khổng Tử viết “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”, nhưng Tuân Tử chủ trương ngược lại, “Nhân chi sơ, tính bổn ác”. Tuy chủ trương ngược nhau, nhưng cả hai vị đều đúng. Thật ra mỗi vị chỉ đúng được một nửa. Vì tự bản chất, con người luôn luôn muốn điều thiện, điều tốt, nhưng con người luôn luôn bị cám dỗ bởi khuynh hướng tham sân si và bị thất tình lục dục điều khiển. Do đó, con người luôn luôn bị giằng co bởi hai khuynh hướng ngược nhau ấy: khuynh hướng thiện muốn kéo con người lên, nhưng khuynh hướng ác lại tìm cách trì con người xuống. Bị xâu xé bởi hai khuynh hướng ấy, Phaolô, một môn đồ của Đức Giêsu đã phải than: “Điều tôi muốn, thì tôi không làm; nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm” (Rm 7,15). Người tốt là người có tâm lực mạnh, thường chiến đấu chống lại sự trì kéo của khuynh hướng xấu khiến cho khuynh hướng thiện thắng thế. Còn người xấu thì thường xuôi chiều theo sự lôi cuốn của khuynh hướng xấu, và một khi đã chiều theo nó nhiều lần thì nó trở nên mạnh hơn.
Những hành động theo chiều hướng xấu, thường gọi là những lầm lỗi, sai phạm, nếu chúng không gây ra những hậu quả tai hại như đau đớn, khổ cực, mất mát, thiệt hại − chẳng những cho mình và còn cho người khác − thì có lẽ chẳng ai cần quan tâm đến việc sửa sai. Chính vì nó gây ra những hậu quả tai hại ấy mà việc sửa sai, sửa lỗi là chuyện cần thiết phải làm.
Nhưng sửa sai sao cho có hiệu quả mà không gây thiệt hại cho mình và cho người, không làm sứt mẻ tình cảm, tạo ác cảm hay thù ghét, không gây bất hòa, chia rẽ… không phải chuyện đơn giản.
Lầm lỗi, sai phạm có thể ví như một căn bệnh cần chữa trị, nếu không chữa hoặc chữa không khỏi, người bệnh sẽ đau đớn, khó chịu. Để khỏi bệnh, uống thuốc là cần thiết, nhưng uống thuốc cho đúng cách đúng liều còn cần thiết và quan trọng hơn chính việc uống thuốc. Vì nếu uống không đúng thuốc hoặc không đúng liều lượng, bệnh chẳng những không khỏi mà còn trở nên nặng hơn.
Cũng vậy, đối với lầm lỗi của một ai đó, việc sửa sai người ấy là chuyện cần thiết, nhưng sửa sai cho đúng cách và đúng liều lượng còn cần thiết hơn chính hành động sửa sai rất nhiều.
Trong việc giáo dục con cái chẳng hạn, cổ nhân ta có câu “giáo đa thành oán” (dạy dỗ nhiều quá sinh oán hận). Những bậc cha mẹ khôn ngoan thường khuyên lơn, trách mắng hoặc trừng phạt con cái một cách vừa phải, biết lựa những lúc thuận tiện nhất để khuyên bảo, và dùng những hình thức khôn ngoan nhất để sửa trị. Phương cách sửa trị cũng phải thay đổi tuỳ theo tâm lý của từng đứa con. Nói chung, nói ngọt với con cái thường có tác dụng hơn; đúng như cổ nhân nói “nói ngọt, lọt đến xương”. Tiếng Việt nói: “dạy dỗ”, nghĩa là muốn dạy thì phải dỗ. Tuy nhiên cũng có những đứa phải nói nặng lời, có đứa phải dùng đến hình phạt hay biện pháp mạnh mới thành công. Nếu cách sửa lỗi không phù hợp với tâm lý của từng đứa con, việc sửa lỗi ấy không có kết quả mỹ mãn.
Trong cuộc sống chung giữa vợ chồng cũng vậy, không ai là người thập toàn cả, ai cũng có một tật xấu nào đó làm người phối ngẫu của mình phải khó chịu và chịu đựng. Việc sửa lỗi cho nhau để giúp nhau nên hoàn thiện, để gia đình đầm ấm hơn, thoải mái hơn, trong một mức độ nào đó là cần thiết. Nhưng nếu không khéo thì chuyện sửa lỗi sẽ làm bầu khí gia đình nặng nề, chẳng những không hòa thuận được như trước mà còn tệ hại hơn, có khi tới mức hai người phải chia tay. Chẳng hạn người chồng gặp bạn bè uống rượu say bị vợ cằn nhằn, nói nặng lời, đồng thời tố cáo hết những tật xấu của chồng ra. Người chồng đang say xỉn không còn sáng suốt như bình thường, khi bị chạm tự ái liền nổi giận, xỉ vả lại, có thể còn bạo hành với vợ nữa. Nhiều trường hợp chỉ vì không chịu đựng những tật xấu nho nhỏ của nhau mà chuyện bé bị xé thành to, để rồi gia đình trở nên như hỏa ngục, cuối cùng hai vợ chồng phải đưa nhau ra tòa ly dị. Gia đình ly tán, cả hai đều bị thiệt hại lớn, nhưng tội nghiệp nhất là những đứa con còn nhỏ.
Nguyên nhân tình trạng đổ vỡ này, dưới con mắt của người vợ thì hoàn toàn là do lỗi người chồng uống rượu say, ông đã bị vợ than phiền nhiều lần mà không chịu sửa. Nhưng dưới con mắt của người chồng thì hoàn toàn là do lỗi của người vợ đã mạt sát chồng quá thậm tệ. Cả vợ lẫn chồng, ai cũng cho mình là đúng, là phải, chẳng ai nhận ra mình sai chỗ nào cả.
Nếu người chồng biết tự chủ khi gặp bạn bè, uống rượu vừa phải thì đâu có chuyện. Nhưng sự việc ở đời chẳng có ông chồng hay bà vợ nào mà không lầm lỗi, người lầm kiểu này, người lỗi kiểu khác, gây bực bội cho người kia. Nếu người vợ biết khôn khéo sửa lỗi chồng một cách tế nhị, không làm tự ái chồng bị tổn thương, đồng thời biết thông cảm với tật xấu của chồng và hoàn cảnh khiến chồng mình trở nên say xỉn như vậy, thì cũng đâu đến nỗi.
Trong trường hợp này, người chồng sai đã đành, nhưng khi người vợ sửa lỗi chồng bằng cách mạt sát chồng, thì cái sai của người vợ còn lớn hơn cái sai của người chồng rất nhiều. Cái sai ấy của người vợ khiến người chồng tiếp tục phạm một cái sai lớn hơn cái sai người vợ vừa phạm khi anh ta đánh vợ. Nói chung, khi sửa một cái sai bằng một cái sai khác, và cứ thế mà tiếp tục thì những cái sai chồng chất lên nhau, gây nên những tai hại khôn lường.
Điều đó cho thấy hai cái sai cộng lại không thành một cái đúng mà trở thành một cái sai khác lớn hơn. Để sửa một cái sai, cần sử dụng một cái đúng. Chỉ có cái đúng −đúng cách, đúng liều lượng− mới có thể sửa lại được cái sai. Sửa sai không khéo thì người sửa sai có khi còn phạm một cái sai lớn hơn cái sai của người kia, và gây tai hại nhiều hơn cái sai của người kia. Nếu chưa biết sửa sai cách nào cho khéo, cho hiệu quả mà không gây tai hại, thì ta chưa nên sửa sai. Nếu sửa mà gây tai hại thì chấp nhận không sửa sẽ ít hại hơn. Cổ nhân có câu: “Một nhịn chín lành” và “chín bỏ làm mười” tuy không hoàn toàn áp dụng được trong mọi trường hợp, nhưng có thể đó là cách hành xử khôn ngoan trong đa số trường hợp, nhất là trong đời sống chung trong gia đình cũng như ngoài xã hội, giữa những người cùng lý tưởng, cùng thực hiện một mục đích chung.
Qua câu chuyện của Jean Valjean [1] trong tác phẩm Les Misérables (Những Người Khốn Khổ) của Văn hào Victor Hugo, ta thấy 20 năm tù không hề làm cho anh trở nên tốt hơn. Nhưng sự tha thứ và lòng quảng đại của giám mục Myriel đã nhanh chóng biến đổi anh thành một con người rất tốt, có nhân cách cao thượng, có lòng nhân ái hơn người. Giả như giám mục Myriel hành xử theo tinh thần “có tội phải trừng trị”, có lẽ mãi mãi Valjean vẫn chỉ là tên ăn cắp. Nhưng để sửa lại một cái sai, ông đã dùng không chỉ một cái đúng, mà một hành động cao thượng tuyệt vời. Đó mới chính là cách sửa sai đích thực. Nếu sửa sai mà kẻ sai vẫn tiếp tục sai thì đâu còn là sửa sai đúng nghĩa nữa!
Về việc sửa sai, Đức Giêsu, vị sáng lập Kitô giáo, có dạy: “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em. Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân. Nếu nó không nghe họ, thì hãy đưa ra hội đồng tôn giáo. Nếu làm như vậy mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại” (Matthêu 18,15-17).
Theo Đức Giêsu thì việc sửa sai cần tùy nghi áp dụng từng giai đoạn một: khởi đầu cần kín đáo, riêng tư; nếu hình thức kín đáo không thành công mới dần dần tiến tới công khai. Khởi đầu cần nhẹ nhàng, dịu ngọt, tế nhị, nếu những biện pháp nhẹ không có hiệu quả thì mới sử dụng đến những biện pháp mạnh hơn.
Khi sửa sai ai, hãy tự đặt mình vào vị thế của họ để thông cảm với hoàn cảnh và sự yếu đuối của họ khiến họ lầm lỗi. Đừng chỉ biết dựa trên nguyên tắc đạo lý hay luật lệ để trách móc họ như một người ngoại cuộc. Hãy nghĩ rằng rất có thể khi ở trong hoàn cảnh của họ, mình cũng sẽ cư xử chẳng khác gì họ, thậm chí có thể tệ hơn họ. Sửa lỗi bằng cách cảm hóa thì thường hữu hiệu hơn là trách móc, kết án.
Chỉ trích, mạt sát, hạ nhục người sai lỗi không phải là cách sửa sai khôn ngoan. Theo Dale Carnegie, tác giả cuốn Đắc Nhân Tâm thì “Chỉ trích là vô bổ, nó chỉ gây ra thái độ chống đối và bào chữa. Chỉ trích còn có thể trở nên nguy hiểm vì nó chạm vào lòng kiêu hãnh cố chấp của những người xung quanh, gây tổn thương đến ý thức về tầm quan trọng của họ và kết cuộc chỉ tạo nên sự tức giận căm thù”; “Những lời chỉ trích giống như chim bồ câu đưa thư, bao giờ cũng quay trở về nơi xuất phát. Có một điều rất nguy hiểm là những người mà ta chỉ trích, lên án, chắc chắn sẽ tìm lý lẽ tự biện hộ cho mình và kết án ngược lại chúng ta”; “Bất cứ người thiếu suy nghĩ nào cũng có thể chỉ trích, oán trách và than phiền người khác. Và hầu hết những người thiếu suy nghĩ đều làm thế. Nhưng phải là người biết tự chủ và có một tâm hồn bao dung, rộng lượng mới có thể hiểu và biết tha thứ cho người khác. Vĩ nhân thường biểu lộ sự vĩ đại của mình trong cách đối xử với những con người nhỏ bé” [2].
Không nên để cho “chuyện bé xé thành to”. Để mổ một con gà không nên dùng đến dao mổ trâu. Bao giờ con gà biến thành con trâu thì mới cần đến dao to. Trái lại, để giữ hòa khí trong gia đình cũng như trong tập thể, nên “biến chuyện to thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không”. Tuyệt đối không nên bêu xấu, hạ nhục người anh em của mình. Nếu tất cả những biện pháp trên đều thất bại, thì ta đành phải chấp nhận giới hạn khả năng sửa lỗi của mình. Nếu những lầm lỗi ấy không gây tai hại nhiều cho việc chung, thì ta nên dừng việc sửa lỗi ở mức độ không gây thiệt hại nặng cho người có lỗi, tránh tình trạng oán thù vô ích.
Điều quan trọng là việc sửa sai phải phát xuất từ lòng yêu thương đối với người sai lỗi, và từ ý thức trách nhiệm đối với ích lợi chung của gia đình, của tập thể hay cộng đồng. Nên sửa lỗi cách nào để người được sửa lỗi cảm nhận được ta yêu thương họ, chỉ mong họ nên tốt đẹp hoàn thiện hơn. Tâm lý thông thường của người lầm lỗi là họ chỉ sửa lỗi theo đề nghị của ta khi họ thấy ta thật lòng yêu thương họ.
Có nhiều trường hợp ta sửa lỗi người khác chỉ để chứng tỏ rằng ta vô tội còn họ thì có tội, rằng ta tốt lành còn họ thì xấu xa, ta hữu lý còn họ thì phi lý. Sửa lỗi kiểu ấy chỉ là một hình thức tự đề cao, tự đưa mình lên và hạ thấp người anh em xuống. Sửa lỗi kiểu ấy chỉ chứng tỏ ta tự yêu mình chứ không yêu thương gì họ, và hậu quả là chỉ gây nên oán thù, chia rẽ, đúng như câu “giáo đa thành oán!” Nếu việc sửa sai ấy phát xuất từ lòng thù hận, sự ganh tị, đố kỵ thì việc sửa sai ấy đã bị sai ngay từ đầu, và hai cái sai ấy cộng lại sẽ thành cái sai khác lớn hơn nhiều.
Có danh nhân nào đó nói: “Thiện chí cộng với ngu dốt thành phá hoại”. Việc sửa sai hay sửa lỗi cho nhau là điều tốt và cần thiết, nhưng nó rất cần sự khéo léo, cần nghệ thuật đắc nhân tâm. Nếu không, việc sửa sai ấy cũng có thể trở thành phá hoại.
Trong một cộng đồng đông người, việc sai lỗi, đụng chạm lẫn nhau, sự khác biệt hay trái ngược về lập trường tôn giáo, chính trị là chuyện không thể tránh được, nó thường xảy ra như cơm bữa. Việc sửa lỗi, góp ý xây dựng nhau là chuyện hữu ích và cần thiết. Nhưng phương cách sửa lỗi và góp ý còn quan trọng và cần thiết hơn chính việc sửa lỗi và góp ý rất nhiều. Sửa lỗi hay góp ý không khéo chẳng những người có lỗi sẽ không chịu sửa, mà còn gây sự bất hòa giữa hai bên. Nếu sửa lỗi mà không có kết quả tốt đẹp thì sửa lỗi làm gì?
Trước tình trạng nhiều cộng đồng, đoàn thể ngày càng chia rẽ, đỗ vỡ, phải chăng đã đến lúc chúng ta cần xét lại xem:
− Việc sửa sai của chúng ta đối với những người lầm lỗi khiến cộng đồng hay đoàn thể trở nên tốt hơn, đoàn kết hơn hay trở nên tệ hại hơn, chia rẽ hơn?
− Việc sửa lỗi bằng cách bêu riếu, hạ nhục có thật sự là để kẻ có lỗi sửa sai, hay chỉ là lợi dụng cái sai của họ để đập họ cho bõ ghét? để thỏa mãn tính đố kỵ hay ganh ghét của mình? để trả đũa một bực bội mà họ đã gây ra cho mình?
− Việc mạt sát thậm tệ liên tục hết ngày này sang tháng khác những người mà ta cho là sai lỗi có làm cho kẻ có lỗi thay đổi, sửa lỗi, hay chỉ làm cho họ củng cố thêm lập trường của họ, đồng thời tìm cách bêu riếu, mạt sát lại ta? Và như thế thì phải chăng cả họ lẫn ta đều trở thành trò cười cho thiên hạ bằng việc “vạch áo cho người xem lưng”? Lời qua tiếng lại giữa hai bên, hai phe ảnh hưởng tốt hay xấu cho cộng đồng?
− Cần nghiêm chỉnh xét lại quá khứ xem: nếu không sửa lỗi theo cách đó thì cộng đồng sẽ yên ổn hơn hay sẽ xào xáo hơn?
Việc sai lỗi của ai đó có thể gây thiệt hại cho việc chung, cho cộng đồng, điều đó thật dễ hiểu. Nhưng việc sửa lỗi không đúng cách có thể gây hại nhiều hơn cho cộng đồng, tương tự như người uống sai thuốc, hoặc uống quá liều lượng, bệnh chẳng những không khỏi mà còn trầm trọng thêm. Việc trầm trọng hóa lầm lỗi của một người bằng việc trừng phạt quá đáng và lâu dài thường làm cộng đồng bị xáo trộn, chia rẽ và thiệt hại nhiều hơn.
Houston, ngày 7/9/2014.
Nguyễn Chính Kết
[1] Jean Valjean bị 20 năm tù vì tội ăn cắp một ổ bánh mì. Nhưng sau khi được trả tự do, anh vẫn tiếp tục phạm tội ăn cắp: anh ăn cắp những chén đĩa bạc của giám mục Myriel sau khi vị này đãi anh một bữa ăn tối và cho ngủ qua đêm. Khi cảnh sát bắt lại và giải anh đến trước vị giám mục với tang chứng là những dĩa bạc, thì ngài đã nhanh nhẹn xác nhận với cảnh sát rằng chính ngài đã tặng cho Valjean những dĩa bạc đó. Lòng quảng đại và sự tha thứ của vị giám mục đã lập tức thay đổi 180 độ cuộc đời của Jean Valjean, biến anh ta thành một con người chẳng những biết làm ăn lương thiện mà còn là một người nhân ái, luôn luôn quan tâm cứu giúp những người khốn khổ. Thật vậy, Jean Valjean đã trở thành ông Madeleine, một chủ xưởng giàu có và là thị trưởng một thành phố nhỏ, thường ra tay cứu giúp những người khốn khổ như Fantine, một phụ nữ phải hành nghề mại dâm để có tiền nuôi con gái Cosette đang bị đày đọa trong gia đình nhà Thénardier độc ác…
[2] Xem Dale Carnegie, Đắc Nhân Tâm – Phần I – Chương 1: “Muốn lấy mật, đừng phá tổ ong”
(http://sachchiaseyeuthuong.blogspot.com/2013/07/ac-nhan-tam-chuong-1.html)
Cái Dũng của Thánh Nhân Chương 3 Súc Tích Khí Lực
Thu Giang Nguyễn Duy Cần
Súc Tích Khí Lực
Yoritoma Tashi chê những kẻ táo bạo, phiến động nhất thời, những kẻ không tự chủ và cũng không chịu lo kiểm soát, ngự trị những cử chỉ lố lăng của mình, là bọn người "tư tưởng trên bắp gân".
"Tư tưởng trên bắp gân", nghĩa là gì? Với những người ấy, không cần phải chất vấn làm chi cho nhọc... Gương mặt hay dáng điệu.
Cái "bản ngã", cái chỗ thâm sâu huyền bí của họ, chỉ như một cái "thành" không củng cố, không tường luỹ, ai muốn ra vào cũng thong thả. Những kẻ nông nỗi, lơ đễnh, không cần quan sát cũng có thể hiểu được thâm tâm của họ.
Những người như thế, không thể đảm đương sự lớn. Muốn làm nên việc lớn cần phải có những người trầm mặc: vui buồn, mừng giận không hề bao giờ lộ sắc.
Điềm tĩnh là một trạng thái của nội giới... Bởi ta điềm tĩnh nơi trong, nên bề ngoài dáng điệu và cử chỉ mới thấy đặng vẻ im lặng. Cái đó, là tinh thần ảnh hưởng vật chất.
Nhưng, vật chất cũng ảnh hưởng lại tinh thần: những cử chỉ điềm đạm, nếu khéo giữ gìn, cũng khiến được tâm hồn trầm tĩnh.
Trị được thân thể, cử động của mình, là đã đi được một bước khá dài trên con đường điềm đạm.
Đi ban đêm, những kẻ nhát đường hay huýt gió, ca hát, ra dáng điệu thản nhiên... rồi thì cũng nhờ đó mà bớt sợ.
Lúc ta buồn bực chán nản, nếu cứ nằm ỳ mãi một chỗ mà than thở, rồi cũng sẽ vì đó mà buồn bực, chán nản thêm. Trái lại nếu ta phản động lại, ca hát, vui cười... tức thời những cái chán, cái buồn cũng theo tiếng cười mà tiêu ma đi hết.
Trong quân đội, người ta cũng dùng một phương pháp ấy. Muốn khêu gợi sự tôn kính và vâng lời theo mạng lệnh bề trên, người ta bày ra cách "chào cứng đơ và thẳng cẳng", đó là dùng cử động bề ngoài để chi phối bề trong.
Trong những cuộc hành lễ của các tôn giáo, những cử động nhất định như quì, lạy, đọc kinh, v.v... cũng đều do một nguyên tắc ấy mà ra. Thật vậy, những cử chỉ khiêm nhường gây cho con người có một tâm hồn khuất phục, sợ sệt... Muốn có đức tin và lòng tôn kính, hãy bước vào đền thờ hay chùa miễu, hãy dự vào những cuộc cúng lễ đi... thì rồi ta sẽ có một đức tin như những tín đồ chân thánh của các tôn giáo ấy vậy. Kẻ nào có đạo mà ít đi nhà thờ, không bao lâu sẽ không còn đức tin về đạo của mình nữa. Pascal nói: "Hãy quỳ gối và đọc kinh đi, rồi thì đức tin sẽ đến cho anh".
Vậy với những ai muốn có một tâm hồn điềm đạm, hãy trước hết gìn giữ kỷ cương một thái độ trầm tĩnh, thì rồi sự trầm tĩnh sẽ đến, tràn ngập nơi lòng mình không sai vậy.
Tại sao ta không lo điêu luyện tinh thần trầm tĩnh nơi trong trước, lại lo huấn luyện cử chỉ trầm tĩnh bên ngoài. Cái đó không có gì lạ. Ý chí trị cái hiện tượng của cảm tình dễ hơn là ngăn cấm cảm tình ấy. Giận, ta có thể trị liền cái tay ta đừng đánh đập một cách dễ dàng hơn là trị cái giận ấy đừng cho có nó. Rồi thì sự điềm tĩnh bề ngoài ấy, nó ảnh hưởng lại tinh thần bên trong của ta. Nếu ta làm bộ giận dữ rồi thì, một lúc nữa, ta sẽ giận ngay thật.
Người ta thường để ý thấy rằng, trình độ con người càng cao bao nhiêu, thì những cử động vô ý thức của thiên tính càng giảm bấy nhiêu.
Những kẻ chất phác, ngây thơ mà sự giáo dục phó mặc cho tự nhiên theo thiên tính, là những kẻ buông lỏng tâm hồn mình cho khách qua đường.
"Chế ngự những dáng điệu cho có mực thước, giữ gìn lời nói cho có khuôn thước, ấy là thái độ của những tâm hồn cao thượng".
Tóm lại, bất kỳ là ở vào trường hợp nào, nếu muốn trầm tĩnh, trước hết hãy lo giữ gìn cho sắc mặt và dáng điệu có một thái độ thản nhiên. Chắc chắn, ta sẽ thắng được mối cảm xúc nơi lòng và lần lần tâm hồn trở nên yên lặng.
Cách Tập Luyện
Trước hết, ta phải nhất định giữ gìn kỷ cương không cho mặt lộ vẻ kinh ngạc, hay bực bội vì những khó chịu do giác quan ta nhận thức.
Nghe một tiếng động to và bất ngờ, đừng giật mình hay la hoảng, hãy trầm tĩnh ngay và im lặng. Thấy cái gì lạ, dữ... đừng tỏ dấu ngạc nhiên hay kinh khủng. Đi xem hát, những lúc nhiệt hứng, đừng la lối om sòm. Rủi có đụng chạm, hay té ngã, cũng cứ thản nhiên, đừng nhăn mày nhíu mặt, tỏ dấu đau thương. Đừng để ai tội nghiệp cho mình cả. Đi xe, nếu phải bị chờ đợi, cứ thản nhiên đừng tỏ vẻ bực mình. Bất kỳ là ở trường hợp khó chịu nào, cũng phải khéo léo lợi dụng nó để luyện cử chỉ điềm tĩnh của mình.
Đừng tưởng làm như thế là tỏ ra nhu nhược, có một cử chỉ tiêu cực, thụ động. Trái lại, người như thế là người dũng mãnh nhất đời.
Đối với những xúc động về tinh thần, cũng nên lấy một cử chỉ ấy mà đối phó. Có ai nhục mạ mình, hoặc làm phật lòng mình, hãy điềm nhiên, đừng tỏ dấu khó chịu cả. Nếu cần phải trả lời, hãy ung dung tươi tỉnh mà trả lời, vắn tắt và thản nhiên, đừng cho sắc mặt biến đổi theo mối cảm của tâm tình. Bất kỳ là một sự vật nào, bất kỳ là một người nào hãy tập ngó ngay bằng cặp mắt lạnh lùng, quả quyết.
Phản ứng như thế, lâu ngày rồi thì ta sẽ thấy, chung quanh, người hay vật, không còn ảnh hưởng gì đối với ta như xưa nữa cả. Trì chí kiên tâm, một ngày một chút, đừng nản lòng, đừng gián đoạn... Một ngày kia, không xa đây, các bạn sẽ thấy đời mình thay đổi mới lạ...
Anh kép hát A. Dieudonné sau khi đóng vai Napoléon, anh thấy cái người của anh đổi khác. Những cử chỉ, những dáng điệu của Napoléon, mà anh bắt chước lâu ngày, đã thâm nhiễm vào cái người của anh, anh tưởng mình là đấng anh hùng cái thế kia và có những tính nết can đảm, quả quyết, tin mình.
Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014
Chữ nước mình- chữ nước họ
Tác giả: Đào Dục Tú
Chưa có nhà ngôn ngữ học nào thống kê tỉ mỉ trong vốn từ vựng của dân Việt ta có bao nhiêu từ gốc Hán Việt, tức chữ Hán đọc âm Việt và từ gốc Hán Việt chiếm chính xác bao nhiêu phần trăm. Thế nhưng qua cảm quan của người sử dụng tiếng mẹ đẻ không chỉ trong đời sống thường nhật mà quan trọng hơn trong công việc cầm bút hàng ngày, tôi ước đoán không dưới bẩy mươi phần trăm từ vựng Việt ngữ là gốc Hán Việt.
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bây sẽ “bị” đánh tơi bời!
Nguồn: Trên mạng
Có thể dễ dàng tìm kiếm những bài xã thuyết theo phong cách tuyên huấn, tuyên giáo quen thuộc không hề cần dùng một từ thuần Việt nào, hoặc nếu có thì thưa vắng đến mức không đáng kể..Nhân dân,quân đội ,đảng ,chính quyền ,đoàn thể,thành tích ,khuyết điểm,hạn chế,kiên quyết,diễn biến hòa bình,triệt để,tôn trọng ,cực lực ,phản đối ,chiến tranh,hòa bình,hy sinh sản xuất ,năng suất . . .đại loại tất cả những từ quen thuộc này đều gốc Hán Việt cả.
Điều đó không có gì mới nhưng quả là sự “lấn át” ngôn ngữ dễ làm một số người hiểu lệch chuyện ngôn ngữ sang chuyện . . .chính trị, tư tưởng
Đã có người trong bối cảnh quan hệ Việt Trung rơi vào cơn sóng to gió lớn do “giàn khoan”-lãnh thổ Trung Quốc di động lù lù xuất hiện trên vùng lãnh hải Việt Nam, đã đòi loại bỏ cả chữ Hán cổ trên hoành phi câu đối ở tất cả các đền chùa miếu mạo, trước hết là những di tích văn hóa-lịch sử- du lịch xây dựng mới hoặc trùng tu .
Lý do họ đưa ra,nói nôm na là người mình đâu phải không có chữ, con cháu chúng ta làm sao hiểu được cái thứ “chữ vuông như hòm” có khi mười mấy nét chấm phết một chữ lại thêm sơn son thiếp vàng kia nói cái gì. Thậm chí có người còn cao đàm khoát luận về tự tôn, tự hào, tự ái dân tộc xung quanh chuyện này với những suy diễn vô căn cứ.
Họ không cần biết đền chùa miếu mạo cùng những di tích văn hóa lịch sử do ông cha ta kiến tạo từ nhiều đời trước,là kết quả và phong cách kiến trúc văn hóa mỹ thuật mang dấu ấn Việt, trong đó chữ Hán cổ biểu tỏ chính đạo Việt,tư tưởng ,tình cảm Việt, hàm chứa dấu ấn lịch sử một thời đại đã qua ngàn năm, là những công trình vô cùng cổ xưa quý giá. Chả lẽ cần bỏ cả tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của cụ danh tướng Lý Thường Kiệt chỉ vì toàn chữ Hán cổ” Nam quốc sơn hà nam đế cư” !
Thứ nữa, có ghi âm chữ quốc ngữ-,âm Việt ghi bằng chữ la-tinh, dắt giây phía dưới hay phía trên hoành phi câu đối chẳng hạn, vừa phá vỡ chỉnh thể di tích mà con cháu ta cũng vẫn không sao hiểu được; cho dù là những hoành phi câu đối “đơn giản chữ” như “đức lưu quang” “quang tiền thùy hậu” “hàn mặc hương” “vạn thế sư biểu” vân vân.
Còn đối với hàng loạt câu đối thâm hậu ý nghĩa kiểu như “vạn cổ đan tâm minh nhật nguyệt-Thiên thu nghĩa khí tráng sơn hà” chẳng hạn, thì biết bao nhiêu chữ quốc ngữ giải thích cho xong !Đấy là chưa kể lượng chữ trên hoành phi câu đối không thể quá nhiều;hoành phi chừng ba đến năm, sáu chữ Hán cổ là cùng, chỉ có thể sử dụng chữ Hán cổ tượng hình truyền thống có ý nghĩa hàm súc rất cao.
Vả lại nghĩ cho cùng thì chữ Hán là kết quả quá trình phát triển ngôn ngữ của một dân tộc vĩ đại có vài nghìn năm hoàn thiện văn tự- chữ viết, là “công văn hóa” của người Trung Hoa, của nhiều trí tuệ trác việt người Trung Hoa từ cổ chí kim. Thứ chữ đã để lại cho hậu thế công trình trước tác của “bách gia chư tử”, hàng trăm nhà tư tưởng nhiều đời, để lại nền thơ Đường nổi tiếng thế giới ,nền tiểu thuyết lịch sử cổ Trung Hoa có ảnh hưởng không ít đến mỹ cảm văn chương Việt như Đông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, Tây Du Ký,Hồng Lâu Mộng,Thủy Hử, vân vân và vân vân.
Cái thứ chữ Hán cổ làm nên kỳ tích văn chương ,tư tưởng đó chẳng liên quan gì , chẳng “đẻ” ra và cũng không “là bà đỡ” cho đủ thứ chinh trị bành trướng, bá quyền nước lớn của nhà cầm quyền ! Đấy là chữ viết, là ngôn ngữ, là công trình văn hóa phi vật thể vào hàng cổ xưa vĩ đại nhất của bất kỳ một dân tộc nào,đặt cơ sở cho giao tiếp giữa con người và con người và để lại kho kiến thức lịch sử, khoa học tư tưởng, văn học thành văn cho hậu thế. Dân tộc nào cũng vậy..
Vả lại do hoàn cảnh lịch sử cụ thể nghìn năm Bắc thuộc, với chính sách cai trị hà khắc khốc liệt của phong kiến phương Bắc, việc ngôn ngữ Hán theo quân viễn chinh và bộ máy cai trị vào đất Việt,áp đặt vị thế độc tôn của nó trong suốt hàng nghìn năm, là chuyện “tất yếu của lịch sử”, không muốn cũng không xong.
Cũng tương tự chữ la-tinh theo chân các cố đạo phương Tây đi trước và đi sau đoàn quân viễn chinh Pháp vào “thuộc địa Việt”, dần dần hình thành chữ quốc ngữ-ghi âm tiếng Việt bằng chữ la-tinh. Chả lẽ dân ta kháng chiến chống thực dân Pháp nhưng vẫn chống “giặc dốt” khai trí học khởi đầu từ i-tờ, người Việt hiện đại sử dụng chữ la-tinh là . . .dại dột về văn hóa tư tưởng hay sao ?.
Vấn đề ở chỗ là hàng nghìn năm Bắc thuộc, một bộ phận cốt yếu khởi đầu ,khởi nguồn của tiếng Việt vẫn còn và quan trọng hơn,phong tục nước ta vẫn nguyên vẹn trong tâm thức và tâm cảm Việt. “Núi sông bờ cõi đã chia-Phong tục Bắc nam cũng khác” (Bình Ngô Đại Cáo). Hàng loạt từ chỉ quan hệ gia đình gia tộc như bố mẹ cô dì chú bác cậu mợ anh em con cháu. . .
Hàng loạt từ gọi tên các bộ phận trên cơ thể người như tóc tai mặt mũi miệng chân tay da xương ruột gan phèo phổi. Hàng loạt từ gọi tên các trạng thái tình cảm buồn vui giận ghét vân vân, hàng nghìn năm Bắc thuộc đâu có mất ! Học giả Phạm Quỳnh để đời một nhận định văn hóa chí lý “Truyện Kiều còn tiếng ta còn. Tiếng ta còn nước ta còn”. Câu Kiều mở đầu “Trăm năm trong cõi người ta-Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” bên cạnh bốn từ gốc Hán Việt “chữ tài chữ mệnh” là mười từ nôm na thuần Việt mà kết lại cụ Nguyễn Tiên Điền gọi là “lời quê”-lời quê chắp nhắt dông dài-mua vui cũng được một vài trống canh !
Trong quá trình giao lưu văn hóa song hành cùng lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, người Việt tiếp nhận,vay mượn chữ Hán hay chữ la-tinh, là chuyện bình thường. Học văn hóa xứ người thích hợp để làm giầu văn hóa xứ mình ở nhu cầu thiết yếu bậc nhất là chữ viết ,văn tự, tuyệt đối không thể quy vào tư tưởng vọng ngoại vong bản cần phủ định một cách hồ đồ .
Vấn đề ở chỗ ta vẫn là ta ,người vẫn là người. Độc lập về chính trị tư tưởng không có nghĩa là “đứng một mình” về văn hóa, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa hướng tới văn minh hiện đại thời a-còng !.
Chữ Hán cổ là một bộ phận của văn hóa dân tộc. Dù đã rơi vào tình trạng từ ngữ nhưng ánh xạ của chữ Hán cổ trên hoành phi câu đối sơn son thiếp vàng, trong hàng nghìn trang sử ,sắc phong của các triều đại phong kiến, trong mộc bản triều Nguyễn-một cổ vật quý hiếm bậc nhất vân vân. . . là tài hoa , tinh hoa trí tuệ của người Việt, đã đi vào tâm cảm Việt, tâm thức Việt .
Đấy là sự thật văn hóa ,chứng tích văn hóa tuyệt vời của nước Việt trường tồn cùng lịch sử. Ừ thì đấy là chữ nước họ, nhưng thứ chữ ấy đã được Việt hóa ở nội hàm ý nghĩa, cũng đã thành chữ nước mình. Gọi chung từ ,chữ gốc Hán Việt, nghĩa là phần tự- chữ là của nước họ,phần âm-thanh và phần nghĩa uyển chuyển là của nước mình !.Chuyện hai năm rõ mười là vậy. / .
Hệ thống định vị toàn cầu GPS hoạt động thế nào?
Ngày nay khó có thể hình dung bất cứ một chiếc máy bay, tàu thủy, hay phương tiện thám hiểm nào mà không lắp đặt bộ thu tín hiệu GPS phát ra từ những vệ tinh bay trên quỹ đạo quanh trái đất.
Khi nói đến GPS (hệ thống định vị toàn cầu), người ta thường nghĩ tới máy thu, chẳng hạn máy thu GPS trên máy bay, tàu thủy, xe hơi, hay hầu hết smartphone cũng tích hợp GPS để định vị, và cùng với các ứng dụng bản đồ chúng trở thành công cụ dẫn đường hữu hiệu. Thực tế GPS là một hệ thống định vị vận hành dựa vào 27 vệ tinh (trong đó có 3 vệ tinh dự phòng) chuyển động trên các quỹ đạo quanh trái đất, do Mỹ phát triển ban đầu cho mục đích quân sự, nay đã mở rộng ra cho cả dân sự. Các vệ tinh được bố trí sao cho tại bất kỳ thời điểm nào và ở nơi nào trên mặt đất, cũng có thể thấy ít nhất 4 vệ tinh.
Vệ tinh phát ra các tín hiệu gồm vị trí của chúng và thời điểm phát tín hiệu. Nhiệm vụ của máy thu GPS là xác định vị trí của 4 vệ tinh, tính toán khoảng cách tới các vệ tinh để từ đó tự xác định vị trí của chính nó theo công thức: Quãng đường = Vận tốc x Thời gian.
Nguyên lý xác định vị trí bằng GPS
Giả sử bạn đang ở một nơi xa lạ và muốn biết mình đang ở đâu. Bạn hỏi thăm một người dân địa phương và được biết đang cách Vũng Tàu 60 km. Thông tin nhận được mới chỉ cho bạn biết đang ở đâu đó trên vòng tròn tâm Vũng Tàu, bán kính 50 km.
Một người khác nói bạn cách Biên Hòa 40 km. Giờ thì đã rõ hơn, bạn biết mình đang ở một trong hai vị trí là giao nhau của 2 vòng tròn.
Người thứ ba cho biết, bạn đang cách TP.HCM 20 km. Và bạn đã có thể xác định vị trí hiện tại của mình là Nhơn Trạch – nơi giao của 3 vòng tròn.
Nguyên lý trên cũng được áp dụng tương tự để xác định vị trí trong hệ thống GPS, lấy điểm giao nhau của 3 mặt cầu trong không gian 3 chiều, thay vì là 3 đường tròn.
3 mặt cầu cắt nhau tại 2 điểm, cho biết vị trí của thiết bị thu GPS sẽ là 1 trong 2 điểm đó
Máy thu GPS qua tính toán xác định được khoảng cách tới một vệ tinh và biết được nó đang ở đâu đó trên mặt cầu tâm vệ tinh này. Hai mặt cầu đầu giao nhau tạo thành một vòng tròn. Mặt cầu thứ 3 sẽ cắt vòng tròn này chỉ tại 2 điểm, trong đó 1 điểm là vị trí của máy thu trên mặt đất. Điểm giao cắt thứ hai là một nơi nào đó lơ lửng trong không gian, cách xa trái đất hàng ngàn km nên có thể bỏ qua.
Một vệ tinh thứ tư cần thiết để cải thiện tính chính xác của việc xác định thời gian, vì chỉ cần sai số 1 phần triệu giây giữa đồng hồ vệ tinh và máy thu cũng có thể dẫn đến định vị sai lệch hàng trăm mét.
Như vậy để xác định vị trí của mình trên mặt đất, máy thu GPS phải tính để biết khoảng cách tới 4 vệ tinh và vị trí chính xác của các vệ tinh trên quỹ đạo.
GPS tính toán ra sao
Máy thu GPS tính toán dựa vào khoảng thời gian tính từ khi vệ tinh phát tín hiệu đến lúc nó nhận được. Đó là tín hiệu radio tần số cao, công suất cực thấp. Sóng radio chuyển động với tốc độ đều, tương đương tốc độ của ánh sáng, khoảng 300.000 km/giây trong chân không.
Để đo chính xác, chúng ta phải chắc chắn là đồng hồ trên vệ tinh và trong máy thu phải đồng bộ với nhau, chỉ cần chênh nhau 1 phần triệu giây là đã dẫn đến sai số khoảng 300 m. Với độ chính xác như vậy, chỉ có thể là đồng hồ nguyên tử. Nhưng đồng hồ nguyên tử có giá quá cao, tới hàng chục ngàn đô la Mỹ, nên chỉ có thể trang bị cho các vệ tinh. Với máy thu, người ta buộc phải chọn phương án giá rẻ, dùng đồng hồ quartz thông thường. Các đồng hồ quartz này được hiệu chỉnh liên tục dựa vào tín hiệu nhận được từ các vệ tinh để đồng bộ thời gian chính xác theo đồng hồ nguyên tử trên vệ tinh. Nhờ đó mà bốn mặt cầu giao nhau tại một điểm.
Tính khoảng cách tới vệ tinh. Vào một thời điểm nào đó trong ngày, một vệ tinh bắt đầu truyền một chuỗi dài tín hiệu số, được gọi là mã giả ngẫu nhiên. Cùng lúc, máy thu cũng bắt đầu tạo ra chuỗi mã giống hệt, sau đó một chút mới nhận được chuỗi tín hiệu của vệ tinh. Độ trễ này là khoảng thời gian truyền tín hiệu từ vệ tinh tới máy thu. Nhân thời gian trễ này với vận tốc ánh sáng, máy thu tính ra quãng đường truyền tín hiệu. Đây là khoảng cách giữa máy thu và vệ tinh, với giả thiết tín hiện truyền theo đường thẳng với vận tốc truyền không đổi.
Xác định vị trí vệ tinh. Điều này không quá khó, vì mỗi máy thu đều cập nhật và lưu trữ định kỳ một bảng tra cứu (gọi là almanac data) vị trí gần đúng của từng vệ tinh chuyển động trên quỹ đạo vào bất kỳ thời điểm nào. Một số yếu tố như lực hút của mặt trăng, mặt trời làm lệch quỹ đạo của các vệ tinh đôi chút nhưng bộ quốc phòng Mỹ liên tục giám sát vị trí chính xác của các vệ tinh và truyền những hiệu chỉnh đến các máy thu GPS thông qua tín hiệu từ vệ tinh.
Vậy là chúng ta đã biết cách mà một máy thu GPS tính toán vị trí của nó trên mặt đất dựa trên thông tin nhận được từ 4 vệ tinh địa tĩnh. Qua quá trình thu nhận tín hiệu và xử lý thông tin, máy thu cho chúng ta biết vĩ độ, kinh độ và cao độ của vị trí hiện thời. Trên smartphone, những thông tin này được thể hiện thành điểm trên bản đồ.
Dù vậy hệ thống tính toán vẫn còn những sai số. Trước hết là do phương pháp này giả định tín hiệu từ vệ tinh truyền thẳng tới các máy thu qua bầu khí quyển với vận tốc không đổi (bằng vận tốc ánh sáng). Trong thực tế, bầu khí quyển của trái đất làm chậm tốc độ truyền xuống một chút, đặc biệt là khi tín hiệu xuyên qua tầng điện ly và tầng đối lưu. Độ trễ khác nhau tùy thuộc vào vị trí của máy thu trên mặt đất, có nghĩa là rất khó để loại trừ yếu tố sai số này trong các tính toán khoảng cách. Vấn đề cũng có thể xảy ra khi các tín hiệu radio phản xạ bởi các vật chắn lớn, chẳng hạn như những dãy núi cao hay tòa nhà chọc trời, khiến máy thu nhầm vệ tinh xa hơn thực tế. Đôi khi tín hiệu từ vệ tinh có sai số, báo sai vị trí của nó.
Một số kỹ thuật được áp dụng để sửa sai số tính toán của hệ thống GPS. Hệ thống định vị toàn cầu vi sai DGPS (Differential GPS) là một dạng nâng cao của GPS, trong đó sử dụng thêm một mạng các trạm thu GPS mặt đất cố định. Ý tưởng cơ bản là để tính toán sai số tại trạm thu GPS cố định so với số liệu đo đạc chính xác đã biết từ trước. Sau đó trạm phát tín hiệu radio cung cấp thông tin hiệu chỉnh tín hiệu cho khu vực, giúp những máy thu DGPS trong khu vực đó định vị chính xác hơn. DGPS được các nước như Mỹ, Úc và Canada dùng cho các hệ thống hỗ trợ tàu bè ven biển.
Trong khi đó công nghệ hỗ trợ định vị Assisted-GPS (A-GPS) thường được dùng cho các thiết bị cầm tay. Ngoài việc định vị GPS, smartphone sử dụng A-GPS còn kết nối với máy chủ thông qua mạng 3G, GPRS hay Wi-Fi để nhận tín hiệu phát ra từ các trạm phát sóng của nhà mạng. Nhờ thế mà thiết bị khắc phục được sai số từ tín hiệu vệ tinh khi truyền xuống vùng đô thị có nhiều tán cây, cao ốc.
PC World VN, 09/2014
Vệ tinh phát ra các tín hiệu gồm vị trí của chúng và thời điểm phát tín hiệu. Nhiệm vụ của máy thu GPS là xác định vị trí của 4 vệ tinh, tính toán khoảng cách tới các vệ tinh để từ đó tự xác định vị trí của chính nó theo công thức: Quãng đường = Vận tốc x Thời gian.
Nguyên lý xác định vị trí bằng GPS
Giả sử bạn đang ở một nơi xa lạ và muốn biết mình đang ở đâu. Bạn hỏi thăm một người dân địa phương và được biết đang cách Vũng Tàu 60 km. Thông tin nhận được mới chỉ cho bạn biết đang ở đâu đó trên vòng tròn tâm Vũng Tàu, bán kính 50 km.
Một người khác nói bạn cách Biên Hòa 40 km. Giờ thì đã rõ hơn, bạn biết mình đang ở một trong hai vị trí là giao nhau của 2 vòng tròn.
Người thứ ba cho biết, bạn đang cách TP.HCM 20 km. Và bạn đã có thể xác định vị trí hiện tại của mình là Nhơn Trạch – nơi giao của 3 vòng tròn.
Nguyên lý trên cũng được áp dụng tương tự để xác định vị trí trong hệ thống GPS, lấy điểm giao nhau của 3 mặt cầu trong không gian 3 chiều, thay vì là 3 đường tròn.
3 mặt cầu cắt nhau tại 2 điểm, cho biết vị trí của thiết bị thu GPS sẽ là 1 trong 2 điểm đó
Máy thu GPS qua tính toán xác định được khoảng cách tới một vệ tinh và biết được nó đang ở đâu đó trên mặt cầu tâm vệ tinh này. Hai mặt cầu đầu giao nhau tạo thành một vòng tròn. Mặt cầu thứ 3 sẽ cắt vòng tròn này chỉ tại 2 điểm, trong đó 1 điểm là vị trí của máy thu trên mặt đất. Điểm giao cắt thứ hai là một nơi nào đó lơ lửng trong không gian, cách xa trái đất hàng ngàn km nên có thể bỏ qua.
Một vệ tinh thứ tư cần thiết để cải thiện tính chính xác của việc xác định thời gian, vì chỉ cần sai số 1 phần triệu giây giữa đồng hồ vệ tinh và máy thu cũng có thể dẫn đến định vị sai lệch hàng trăm mét.
Như vậy để xác định vị trí của mình trên mặt đất, máy thu GPS phải tính để biết khoảng cách tới 4 vệ tinh và vị trí chính xác của các vệ tinh trên quỹ đạo.
GPS tính toán ra sao
Máy thu GPS tính toán dựa vào khoảng thời gian tính từ khi vệ tinh phát tín hiệu đến lúc nó nhận được. Đó là tín hiệu radio tần số cao, công suất cực thấp. Sóng radio chuyển động với tốc độ đều, tương đương tốc độ của ánh sáng, khoảng 300.000 km/giây trong chân không.
Để đo chính xác, chúng ta phải chắc chắn là đồng hồ trên vệ tinh và trong máy thu phải đồng bộ với nhau, chỉ cần chênh nhau 1 phần triệu giây là đã dẫn đến sai số khoảng 300 m. Với độ chính xác như vậy, chỉ có thể là đồng hồ nguyên tử. Nhưng đồng hồ nguyên tử có giá quá cao, tới hàng chục ngàn đô la Mỹ, nên chỉ có thể trang bị cho các vệ tinh. Với máy thu, người ta buộc phải chọn phương án giá rẻ, dùng đồng hồ quartz thông thường. Các đồng hồ quartz này được hiệu chỉnh liên tục dựa vào tín hiệu nhận được từ các vệ tinh để đồng bộ thời gian chính xác theo đồng hồ nguyên tử trên vệ tinh. Nhờ đó mà bốn mặt cầu giao nhau tại một điểm.
Tính khoảng cách tới vệ tinh. Vào một thời điểm nào đó trong ngày, một vệ tinh bắt đầu truyền một chuỗi dài tín hiệu số, được gọi là mã giả ngẫu nhiên. Cùng lúc, máy thu cũng bắt đầu tạo ra chuỗi mã giống hệt, sau đó một chút mới nhận được chuỗi tín hiệu của vệ tinh. Độ trễ này là khoảng thời gian truyền tín hiệu từ vệ tinh tới máy thu. Nhân thời gian trễ này với vận tốc ánh sáng, máy thu tính ra quãng đường truyền tín hiệu. Đây là khoảng cách giữa máy thu và vệ tinh, với giả thiết tín hiện truyền theo đường thẳng với vận tốc truyền không đổi.
Xác định vị trí vệ tinh. Điều này không quá khó, vì mỗi máy thu đều cập nhật và lưu trữ định kỳ một bảng tra cứu (gọi là almanac data) vị trí gần đúng của từng vệ tinh chuyển động trên quỹ đạo vào bất kỳ thời điểm nào. Một số yếu tố như lực hút của mặt trăng, mặt trời làm lệch quỹ đạo của các vệ tinh đôi chút nhưng bộ quốc phòng Mỹ liên tục giám sát vị trí chính xác của các vệ tinh và truyền những hiệu chỉnh đến các máy thu GPS thông qua tín hiệu từ vệ tinh.
Vậy là chúng ta đã biết cách mà một máy thu GPS tính toán vị trí của nó trên mặt đất dựa trên thông tin nhận được từ 4 vệ tinh địa tĩnh. Qua quá trình thu nhận tín hiệu và xử lý thông tin, máy thu cho chúng ta biết vĩ độ, kinh độ và cao độ của vị trí hiện thời. Trên smartphone, những thông tin này được thể hiện thành điểm trên bản đồ.
Dù vậy hệ thống tính toán vẫn còn những sai số. Trước hết là do phương pháp này giả định tín hiệu từ vệ tinh truyền thẳng tới các máy thu qua bầu khí quyển với vận tốc không đổi (bằng vận tốc ánh sáng). Trong thực tế, bầu khí quyển của trái đất làm chậm tốc độ truyền xuống một chút, đặc biệt là khi tín hiệu xuyên qua tầng điện ly và tầng đối lưu. Độ trễ khác nhau tùy thuộc vào vị trí của máy thu trên mặt đất, có nghĩa là rất khó để loại trừ yếu tố sai số này trong các tính toán khoảng cách. Vấn đề cũng có thể xảy ra khi các tín hiệu radio phản xạ bởi các vật chắn lớn, chẳng hạn như những dãy núi cao hay tòa nhà chọc trời, khiến máy thu nhầm vệ tinh xa hơn thực tế. Đôi khi tín hiệu từ vệ tinh có sai số, báo sai vị trí của nó.
Một số kỹ thuật được áp dụng để sửa sai số tính toán của hệ thống GPS. Hệ thống định vị toàn cầu vi sai DGPS (Differential GPS) là một dạng nâng cao của GPS, trong đó sử dụng thêm một mạng các trạm thu GPS mặt đất cố định. Ý tưởng cơ bản là để tính toán sai số tại trạm thu GPS cố định so với số liệu đo đạc chính xác đã biết từ trước. Sau đó trạm phát tín hiệu radio cung cấp thông tin hiệu chỉnh tín hiệu cho khu vực, giúp những máy thu DGPS trong khu vực đó định vị chính xác hơn. DGPS được các nước như Mỹ, Úc và Canada dùng cho các hệ thống hỗ trợ tàu bè ven biển.
Trong khi đó công nghệ hỗ trợ định vị Assisted-GPS (A-GPS) thường được dùng cho các thiết bị cầm tay. Ngoài việc định vị GPS, smartphone sử dụng A-GPS còn kết nối với máy chủ thông qua mạng 3G, GPRS hay Wi-Fi để nhận tín hiệu phát ra từ các trạm phát sóng của nhà mạng. Nhờ thế mà thiết bị khắc phục được sai số từ tín hiệu vệ tinh khi truyền xuống vùng đô thị có nhiều tán cây, cao ốc.
PC World VN, 09/2014
Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014
LÊ VĂN LANG VẾT NHƠ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI VÀ BÁO ĐIỆN TỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Báo điện tử của Đảng cộng sản Việt Nam sao lại có thể treo hình một thằng chống cộng sản, luôn tìm cách xuyên tạc, bôi lọ Nhà nước và Đảng Cộng Sản Việt Nam?
Điều đáng buồn cười nhất là cái thằng xưng danh là kiến trúc sư lại chứng tỏ chỉ là một thằng ngu dốt về ngôn ngữ và là một thằng luu manh, mất dạy chuyên chửi bới người Việt, bôi lọ, xuyên tạc lãnh đạo Đảng Cộng Sản và Chính phủ Việt Nam mà cả cái làng G đều rõ nhưng mấy anh làm báo điện tử lại không hay biết gì?
Vì sao hắn lại có thể chường mặt trên bục tham luận ở trường đại học sư phạm Hà Nội?
Có chăng cái gọi là công trình nghiên cứu Bản đồ chính tả khi mà tên Lê văn Lang chứng tỏ sự hiểu biết dốt nát về ngữ âm như vậy?
Đường link dẫn G của Lê Văn Lang
https://plus.google.com/110609257921782683188/posts
Hội thảo "Một số vấn đề liên quan Chính tả tiếng Việt"
14:42 | 29/05/2012
(ĐCSVN) - Chiều 28/5, tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo "Một số vấn đề liên quan Chính tả tiếng Việt" với sự tham gia của nhiều nhà ngôn ngữ học.
Tại hội thảo, các nhà khoa học đã cùng lắng nghe và tham gia góp ý kiến cho Bảng Chính tả tiếng Việt – một nghiên cứu của Việt kiều, Kiến trúc sư Lê Văn Lang.
Theo Kiến trúc sư Lê Văn Lang, Bảng Chính tả tiếng Việt là bảng tóm lược hệ thống chính tả tiếng Việt, được thiết kế theo phương pháp bản đồ, tiện dùng như một cuốn "Sổ tay chính tả"; có mục đích ứng dụng – làm thiết bị dạy học đọc và viết tiếng Việt...
Ảnh Lê văn Lang tại hội thảo
Toàn cảnh hội thảo
Bảng Chính tả tiếng Việt được thiết kế hoàn toàn dựa trên sự quan sát thực tiễn của tác giả về khả năng, quy luật kết hợp giữa các con chữ trong việc thể hiện các âm, vần trong tiếng Việt. Trong bảng Chính tả tiếng Việt, tác giả Lê Văn Lang chia vần tiếng Việt thành 5 nhóm gồm: Nhóm vần độc lập, gồm những vần tự mình làm thành các tiếng, có khả năng tạo từ, đồng thời khi kết hợp với một phụ âm đầu nhất định nào đó thì tạo ra một tiếng khác; Nhóm vần phụ thuộc là những vần tự mình không tạo nên tiếng mà luôn luôn phải kết hợp với một phụ âm đầu nhất định nào đó; Nhóm vần cố định – những vần luôn luôn đứng một mình trong vai trò tiếng tạo từ - không thể kết hợp với bất cứ một phụ âm đầu nào; Nhóm vần Việt hóa – những vần vốn không phải là vần của tiếng Việt, chúng được Việt hóa và được sử dụng qua quá trình phiên âm; Nhóm vần triệt – gồm 10 vần bị triệt tiêu khả năng kết hợp với phụ âm đầu (không có khả năng tự mình kết hợp với phụ âm đầu), có thể coi là không hoạt động trong phép chính tả của tiếng Việt.
Theo tác giả Lê Văn Lang, ưu điểm lớn nhất của Bảng Chính tả tiếng Việt là tổng kết được hầu hết những quy luật về chính tả tiếng Việt trên một trang giấy, ví như một “bản đồ chính tả”. Sự tổng kết có hệ thống này đã cung cấp cho người sử dụng một khái niệm bao quát nhưng rất chi tiết về các quy tắc chính tả tiếng Việt.
Cũng theo tác giả, bên cạnh những ưu điểm trên, Bảng Chính tả tiếng Việt còn có một số khiếm khuyết: chưa thể hiện được chi tiết cấu trúc về âm đệm, âm chính hoặc âm cuối trong cấu trúc ngữ âm của một số vần trong tiếng Việt./.
http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=0&cn_id=524684
*PS/ xem thêm về hiểu biết ngôn ngữ của Lê văn lang
http://phamdinhtructhu.blogspot.com/2014/10/le-van-lang-tron-bo-ngon-ngu-phu-am-ngu.html
http://phamdinhtructhu.blogspot.com/2014/09/le-van-lang-am-chinh-chinh-la-ngu-dot.html
http://phamdinhtructhu.blogspot.com/2014/09/xem-thang-ong-vat-tap-chung-le-van-lang.html
http://phamdinhtructhu.blogspot.com/2014/08/ong-vat-tap-chung-le-van-lang-noi-ve.html
http://phamdinhtructhu.blogspot.com/2014/08/hieu-biet-ve-ngon-ngu-cua-le-van-lang.html
http://phamdinhtructhu.blogspot.com/2014/08/oi-ieu-ve-thang-luu-manh-mat-day-le-van.html
Thơ Trần Thị Huê
VỚI
Trong căn phòng biệt lập
Que tăm sống chật
Xâu nụ hôn vờ
Ngồi nghe nhịp tim
Của hai người úp mặt
Cô đơn tuột vào trong
Căn phòng chật
Người và que tăm biệt lập
Nụ hôn nguội một mình
Với......
CƠN LŨ
Trước bình yên một ngày
Mọi thứ còn nguyên
Nụ cười mắt lúa
Đêm ấy
Mẹ gối đầu hôn con
Ngờ đâu lần cuối
Câu nói thiếu dấu ngả nghiêng
Vô tình trôi theo cơn lũ
Thương lắm miền Trung ơi
Nước mắt sẻ chia cho khúc ruột
Các bác đến với con
Anh chị đến với nhà mình
Sao con không nói
Những lời thiếu dấu của ngày bình yên
Biết bao giờ
Nghìn năm mẹ chôn chân
Chờ con
Tìm con sau lũ.
Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói chuyện tại nhà R
BT PBM nói chuyện tại nhà R. Ảnh: HM
Ngày 1-10-2014, Bộ trưởng Phạm Bình Minh (BT PBM) đã đến Washington DC, thăm chính thức Hoa Kỳ. Tuần trước, ông đến dự và phát biểu tại UN, sau đó thăm Canada 2 ngày, và quay lại Mỹ.
BT từng có buổi nói chuyện rất thành công tại Hiệp hội Châu Á tại New York tuần trước. Sáng qua 1/10, BT PBM tới Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic International Studies – CSIS).
Video clip mà BT PBM phát biểu có thể xem tại đây. Hoặc trên YouTube. Bài nói chuyện tại Hiệp hội Châu Á có trong Clip tại đây.
Nói không qua phiên dịch tại những nơi như thế này là thách thức lớn đối với nhiều lãnh đạo quốc gia mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ. Bộ trưởng PBM đã chứng tỏ Kevin Rudd không quá lời khi nói ông là “one of the most skilled diplomats of all Asia – một trong những nhà ngoại giao kinh nghiệm nhất châu Á.”
We can not change the history but we can change the future – Chúng ta không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể thay đổi tương lai, khi BT kết luận bài phát biểu về quan hệ Việt Mỹ trải qua 20 năm hòa bình và trước đó là 20 năm chiến tranh tàn khốc. Quan hệ kinh tế, chính trị, và cụ thể từng cá nhân giữa hai dân tộc sẽ bàn thảo trong các cuộc tiếp xúc.
Câu hỏi đầu tiên do một phóng viên từ Thượng Hải (Trung Quốc) hỏi về quan hệ Việt Mỹ ảnh hưởng ra sao tới Trung Quốc và xung đột biển Đông. Vẻ mặt Bộ trưởng lại mang hình viên đạn như lúc gặp Vương Nghị. Xem phút thứ 15.
Anh thứ 2 hỏi về quan hệ với Nga, nghe tiếng Anh biết ngay là dân Ivan. Được hỏi về Cam Ranh… BT nói đó không phải là căn cứ quân sự.
Nhiều câu hỏi liên quan đến biển Đông. Khi hỏi về đường chín đoạn, BT PBM thẳng thắn “Nine dotted line is groundless.” Cách trả lời rõ ràng, không né tránh khá thuyết phục.
Điều rất lạ, có hai anh bạn “vĩ đại” Nga và Trung Quốc, từng giúp mình chống Mỹ, nay lại quay sang hỏi VN về quan hệ đặc biệt Việt Mỹ, có cảm giác họ bị đặt ngoài lề.
Buổi chiều BT PBM có cuộc gặp với nhân viên ĐSQ VN tại Mỹ và một số khách mời trong đó có TBT Cua Times, cũng tên là…Minh. Lần đầu hai ông Minh đối diện trong gang tấc, thậm chí còn bắt tay và chụp ảnh chung, cười rất tươi. Trong đời, tôi chỉ chụp với hai người nổi tiếng, ké được một ảnh với cụ Võ Nguyên Giáp (1981?) khi ông thăm Viện Tin học, và hôm qua với Bộ trưởng Minh.
Khi giới thiệu vị khách đặc biệt, đại sứ Nguyễn Quốc Cường bỏ thời gian giải thích tại sao hôm nay BT PBM mới “được phép đi Mỹ” như giới bloggers từng tung tin. Ông nói, cuộc gặp với John Kerry đã lên kế hoạch từ rất lâu, nhưng do cả hai bên khó xếp lịch, lúc thì Kerry bận, khi tìm được thời gian rảnh, BT PBM lại mắc việc khác.
ĐS Nguyễn Quốc Cường. Ảnh: HM
Hơn nữa vụ giàn khoan của Trung Quốc vào biển Đông hồi tháng 5 nên trong nước cần bên ngoại giao phải làm rất mạnh. Vì thế BT phải ở nhà, giải quyết xong xuôi, thăm cả TQ rồi mới sang Mỹ. Ý ông bảo, không trong cuộc thì không biết, cánh blogger phát biểu lung tung làm ảnh hưởng đến quan hệ Việt-Mỹ-Trung.
Theo cách hiểu của Cua Times, nếu sang Hoa Kỳ lúc đó, có thể không thuận lợi bằng lúc này. Khi sóng yên biển lặng, điều cần nói với TQ đã nói rồi “vẫn là đối tác chiến lược, là nước XHCN”, vẫn ba không, mình bơi thuyền thúng sang Mỹ thành thơi hơn. TQ đang quấy ở biển Đông mà ta sang Mỹ ngang bằng thách thức người ta. Đấy là Cua Times đoán thế. :razz:
Trong cuộc nói chuyện ngắn 30 phút, BT PBM nói chuyện không cần phao, các số liệu nhớ khá chính xác, giọng ấm và rõ ràng, dễ nghe. Nhắc đến 40 cuộc trao đổi, BT ngầm giễu “nước mình gọi là 40 cuộc giao thiệp với TQ”.
Nghe xong cuộc nói chuyện, kể cả trả lời, một bác Việt kiều nhận xét, đây là buổi thành công nhất từ xưa tới nay tại nhà R. (Tòa ĐS VN tại DC).
Mình từng nghe cụ Phan Văn Khải. Hôm cụ đến bị jet lag, hồi đó hơn 70 rồi (2007), họp cả ngày, được Bush tiếp, lại dùng phao đọc từng chữ, nên cụ mệt. Tới sứ quán đã muộn cả tiếng, cụ lả người, nhưng vẫn cố gắng xuống bắt tay một số bà con. Lên bục nói được ba câu, chào bà con, chào anh chị em trong sq… xin lỗi và đẩy micro cho bác Vũ Khoan, khi đó là PTT.
Năm sau đến bác Nguyễn Tấn Dũng, bà con đến nghe ở khách sạn 5 sao. SQ cũng trừ hao giờ cao su, đợi từ 5 giờ, tới 6:30 bác Dũng mới tới. Nhưng bác Dũng khỏe mạnh nhanh nhẹn, lên thẳng bục, giơ tay chào khách theo kiểu lãnh tụ. Rồi bác ào ào 1 tiếng liền, về tiến triển kinh tế Việt Mỹ, sắp mua 10 cái Boeing, bao nhiêu hợp đồng sẽ ký. Đại loại đọc báo và nghe bác Dũng không khác nhau là mấy. Nói xong bác vẫy chào mọi người rồi đi rất nhanh vào hậu trường, nhiều người định chụp ảnh chung nhưng bác ý bận.
Rồi đến bác Trương Tấn Sang hồi năm ngoái 7-2013. Bác Sang nói chung chung rất hay, giọng cũng sang sảng, nhưng cụ thể như thế nào, bác ít nói. Bác làm chủ tịch nước rất đúng người đúng việc.
BT PBM khi nói về Trung Quốc khá sòng phẳng, có nhắc đến tầu thuyền VN ra đương đầu với tầu chiến TQ, dù không đánh nhau, nhưng VN tỏ ra kiên nhẫn mới không đổ máu. Có phối hợp ngoại giao, quân sự, dư luận, đưa cả báo chí quốc tế ra thăm giàn khoan. BT có nhắc chi tiết TQ mang giàn khoan cách đảo Tri Tôn hơn chục hải lý. Nếu khoan được dầu ở đó, họ đòi 200 hải lý nữa thì biên giới biển của Trung Quốc vào tới Quảng Nam.
Như vậy mình phải khôn khéo, đấu tranh cho họ rút đi, nhiều thách thức không hề đơn giản. Cuối cùng họ rút thật, chả hiểu do bão mạnh hay bão dư luận hay do lý do gì mà BT Minh không muốn nói thêm.
Có chi tiết buồn cười là BT đang thao thao về TQ, chủ đề có vẻ tủ của nhà ngoại giao, người nghe cũng chăm chú, bỗng cái micro đổ xuống bàn, gây một tiếng ùm rất to như bom nổ trong loa, làm cả hội trường giật thót mình. Trong khi nói về kinh tế, tình hình trong nước, micro chẳng sao cả.
Tuy nhiên, BT rất nhanh trí và đùa, nói đến Trung Quốc nên “nó” thế đấy, làm hội trường cười ồ, chứng tỏ nhà ngoại giao này biết phản ứng trước các tình huống bất ngờ.
Bà con hỏi về tôn giáo và nhân quyền. Ảnh: HM
Về phần trao đổi, bà con tranh nhau hỏi và cảm ơn BT PBM, khen nhiều. Có một bác hỏi nhưng thực chất là trình bày về lịch sử loài người, người Trung Quốc không có nguồn gốc mà từ Ấn Độ. 15 phút liền mà chưa biết bác định hỏi gì, dài lê thê. Bác này ở Mỹ mấy chục năm nhưng vẫn còn thói quen dài dòng văn tự. Bao nhiêu người định nhắc nhở, nhưng vì lịch sự nên đành thở dài.
Một chị hỏi về nhân quyền, BT chỉ trả lời theo báo. Đó là giá trị phổ quát, nhưng áp dụng cho mỗi quốc gia, vùng miền, thì có khác nhau. Mỹ và Việt Nam luôn có các cuộc trao đổi để nhằm hiểu biết lẫn nhau. Ai cũng biết là không thể đi xa hơn.
Bộ trưởng Minh nghe câu hỏi, ghi chép, kể cả tên từng người, rồi trả lời, không bỏ sót câu nào. Có luật sư Lai giới thiệu người Nam Định, Bộ trưởng Minh khi trả lời cũng đùa “Tôi cũng người Nam Định” làm hội trường rất vui. Sau đó Đại sứ Cường cũng nói, ông là người Nam Định, nếu thêm anh Cua ở Ninh Bình, gần Nam Định, thì dân Hà Nam Ninh hơi bị đông. :razz:
Nói chung đây là cuộc gặp khá thành công vì người nghe tận mắt chứng kiến vị BT Ngoại giao nói chuyện, trả lời, kể cả xử lý cái miro đổ.
Cuối cùng có màn tặng ĐSQ VN tại Mỹ huân chương Lao động do công lao đóng góp của tòa đại sứ trong nhiều năm qua.
Cũng phải thừa nhận, nhiệm kỳ của Đại sứ Nguyễn Quốc Cường để lại ấn tượng tốt đẹp, quan hệ Việt Mỹ và bang giao quốc tế thay đổi ngày một tốt hơn. Vị đại sứ lên CNN trả lời phỏng vấn, phu nhân đại sứ tham gia các công tác ngoại giao phụ trợ, trao đổi tiếng Anh nhuần nhuyễn, tổ chức 20 năm bình thường quan hệ Việt Mỹ tại đồi Capitol, và nhiều sự kiện khác.
Hôm trước, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường có đến WB ăn trưa với khoảng 20 anh chị em làm việc trong WB, IMF, IFC và NGOs, phu nhân đại sứ Hoàng Minh Hà có nhận xét nhiều bạn trẻ và tài năng. TBT Cua Times có nói, đất nước mình có rất nhiều bạn trẻ tự tin làm việc tại các tổ chức có uy tín lớn, gần hai triệu người gốc Việt tại Mỹ, đó là một nguồn chất xám cho nước nhà. Vấn đề sử dụng như thế nào, ngoài nỗ lực của bản thân từng người, đại diện ngoại giao tại các nước cần đóng một vai trò ra sao để hướng họ về tổ quốc.
Trong buổi nói chuyện của BT PBM, Cua Times định nói mỗi câu này, nhưng vì câu hỏi quá nhiều, nên mình viết lên blog. Nghe nói BT đọc bài “Phản hồi về phát biểu của BT PBM” trên Hiệu Minh blog, hy vọng, BT sẽ đọc cả bài này.
Có chi tiết thú vị, Hoa Kỳ mời cả hai bộ trưởng ngoại giao của VN và TQ cùng một thời điểm thăm Washington DC. Ngày 1-10, hai ông Kerry và Vương Nghị trong một cuộc họp báo đã đối nhau chan chát về vấn đề Hong Kong.
Khi viết bài này, chưa biết kết quả hội đàm John Kerry – Phạm Bình Minh ra sao. Nhưng trong họp báo thế nào cũng có đoạn về tôn giáo, dân chủ và nhân quyền. BT “nhà mềnh” lại có câu trả lời trong túi “giá trị phổ quát nhưng vùng, miền, quốc gia lại khác nhau”.
Thuyền thúng tiếp tục ra khơi.
HM. 3-10-2014
Giới thiệu khách. Ảnh: HM
Nhà R kín chỗ. Ảnh: HM
Chăm chú nghe. Ảnh: HM
Đồng hương hỏi. Ảnh: HM
Tặng huân chương Lao động cho SQ VN tại DC. Ảnh: HM
Chụp ảnh kỷ niệm. Ảnh: HM
Giới thiệu nguồn gốc người Việt. Ảnh: HM
Chụp kỷ niệm. Ảnh: HM
Tìn giờ chót, Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng John Kerry phát biểu với báo giới.
http://bcove.me/nudwtpuj
Nhờ bác nào dịch hộ
http://www.state.gov/secretary/remarks/2014/10/232464.htm
SECRETARY KERRY: Thank you. Well, good morning, everybody. It’s my distinct pleasure to welcome the Deputy Prime Minister and Foreign Minister Pham Binh Minh, who I have known for many, many years. I first met him when he was a student in Boston at Tufts University, Fletcher, and we’ve seen each other many times since in my journeys to Vietnam and in his work over here.
It’s fair to say that in the first year of our comprehensive partnership, we have now made significant progress on the civilian 123 nuclear program, on the Proliferation Security Agreement, as well as on economic and other issues that are important to both of our countries.
And we still have things that we’re working on. One of the things that we want to try to conclude is the Trans-Pacific Partnership trade agreement, and Vietnam is working very hard with us in order to be able to do that. We continue to talk about issues in the bilateral relationship – human rights, economic development, private company ability to be able to do business. These are all important things. And I look forward to a good discussion today, and I’m delighted to welcome Pham Binh Minh here to have this dialogue.
Thank you. Thank you, sir.
DEPUTY PRIME MINISTER MINH: Thank you very much.
SECRETARY KERRY: Want to say anything?
DEPUTY PRIME MINISTER MINH: Good morning. Thank you, Mr. Secretary, for inviting me to visit officially the United States. Since the establishment of the comprehensive partnership, we have recorded many achievements in all fields – economic, political, security, defense, and other areas.
So I come to United States today to meet and to work with U.S. colleagues to review the bilateral relations between the two countries. I’m looking forward to have the fruitful discussions on bilateral issues, how to deepen our relation, and also discuss the regional and international issues of our mutual interest. Thank you.
SECRETARY KERRY: Thank you, sir, very much. Thank you. Thank you all very much.
DEPUTY PRIME MINISTER MINH: Thank you.
===============
Hiệu Minh
Tham khảo video giới thiệu Vương Nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc
http://www.state.gov/secretary/remarks/2014/10/232419.htm
Có phải các nhà khoa học VN không biết nghiên cứu?
Có phải các nhà khoa học Việt không biết nghiên cứu?
– Nhiều người thường lấy số lượng “rất lớn” các đơn vị nghiên cứu và phát triển (R&D), đặt bên cạnh số lượng “ít ỏi” các bằng sáng chế rồi vội vàng kết luận rằng các nhà khoa học của Việt Nam chẳng biết nghiên cứu là gì.
Thực tế không hẳn như vậy.
Người Việt thường hay nhìn vào con số để suy đoán và kết luận. Vậy, hãy xem những con số có thể cho ta biết những gì.
Việt Nam có bao nhiêu người làm R&D?
Câu hỏi đầu tiên cần trả lời là, Việt Nam có bao nhiêu người đang thực sự làm công việc R&D?
Hoạt động nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam thực sự còn yếu kém.
Đúng là theo thống kê, Việt Nam có khoảng gần 2.000 đơn vị có hoạt động R&D trong đó có khoảng 700 đơn vị trực thuộc các bộ, ngành và hơn 1.000 đơn vị khác thuộc địa phương. Tuy nhiên, đây chỉ là con số ở bề nổi.
Theo thống kê của Bộ KH&CN, tính đến hết năm 2011, Việt Nam có 134.780 nhân lực làm công tác R&D, chiếm 0,15% dân số (87,84 triệu dân). Trong số này, số lượng cán bộ nghiên cứu chỉ là 105.230 người, còn lại là cán bộ kỹ thuật, cán bộ hỗ trợ. Song, đây vẫn là những con số ở bề nổi.
Thống kê của Bộ KH&CN cho thấy, số cán bộ làm công tác nghiên cứu này chủ yếu tập trung ở các trường đại học, với 52.997 người, chiếm tới hơn 50%.
Theo quy định, các giảng viên tại các trường đại học chỉ dành từ 400-600 giờ (tùy cấp bậc giảng viên) cho hoạt động nghiên cứu trong tổng số 1.760 giờ làm việc mỗi năm. Nghĩa là, các giảng viên đại học chỉ dành từ 22-34% thời gian cho việc nghiên cứu mà thôi.
Với con số này, nếu quy đổi một cách tương đối sang số người tương đương toàn thời gian (FTE) thì nhân lực hoạt động nghiên cứu tại các trường đại học chỉ tương đương với 15 ngàn người.
Tuy vậy, đây cũng chỉ là con số lý thuyết khi thời gian xuất hiện tại các lò luyện thi hay tham gia các hoạt động kinh doanh khác của các giảng viên luôn hấp dẫn hơn nhiều so với việc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu.
Như vậy, số nhân lực dành cả ngày cho hoạt động R&D tại Việt Nam thực chất chỉ vào khoảng 67.233 người. Trong số đó, số người làm việc tại các viện, trung tâm R&D chỉ khoảng 15 ngàn người.
Còn lại, 15 ngàn người làm việc tại các doanh nghiệp, 30 ngàn người khác làm việc ở các trường đại học, các đơn vị sự nghiệp, cơ quan hành chính và các tổ chức phi lợi nhuận khác.
Con số hơn 67 ngàn nhà nghiên cứu đương nhiên không phải là con số nhỏ. Nhưng hãy làm thử một phép so sánh.
Với 67 ngàn nhà nghiên cứu thì tỉ lệ nhà nghiên cứu trên 1 triệu dân tại Việt Nam vào khoảng 762 người. Còn đây là con số tại các quốc gia mà người ta hay lấy ra so sánh với Việt Nam, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB): Mỹ: 4.650 người (2007), Trung Quốc: 936 người (2011), Hàn Quốc: 5.451 người (2010), Singapore: 6.307 người (2010), Malaysia: 1.643 người (2011)…
Nếu tính ra con số tuyệt đối, vào năm 2007, nước Mỹ có 1,4 triệu nhà nghiên cứu, Trung Quốc có 1,25 triệu nhà nghiên cứu vào năm 2011 và vào năm 2010 Hàn Quốc có 265.809 nhà nghiên cứu, cao gấp 4 lần so với Việt Nam.
Đó là mới nói tới các nhà nghiên cứu, con số cán bộ kỹ thuật (technicians) tại Việt Nam còn thê thảm hơn.
Theo thống kế của Bộ KHCN, năm 2011, Việt Nam có khoảng 9.781 người. Suy ra, tỉ lệ số cán bộ kỹ thuật trên 1 triệu dân vào khoảng 111 người/1 triệu dân. Còn đây là con số tại các quốc gia khác: Hàn Quốc: 981 người/1 triệu dân (2010), Malaysia: 158 người/1 triệu dân…
Như vậy, có thể thấy rằng, số người làm công việc nghiên cứu và kỹ thuật tại Việt Nam là cực kỳ ít ỏi so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
Việt Nam chi bao nhiêu cho R&D?
Giờ, chúng ta sẽ nói về số tiền mà Việt Nam đang chi dùng cho hoạt động R&D.
Người ta thường nói về việc Mỹ hay Trung Quốc chi rất nhiều tiền cho hoạt động R&D song lại không biết, Việt Nam đang dùng bao nhiêu tiền cho hoạt động này.
Số tiền Việt Nam chi cho hoạt động R&D hàng năm thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác.
Theo thống kê của Bộ KHCN, năm 2011, tổng chi quốc gia cho hoạt động R&D của Việt Nam (GERD) là 5.293 tỷ VND (tương đương 0,25 tỷ USD). Như vậy, tỉ lệ chi quốc gia cho R&D trên GDP của Việt Nam khoảng 0,21%.
Hãy thử đặt con số này bên cạnh các quốc gia khác. GERD của Mỹ năm 2011 là 2,77%, cao gấp 13 lần Việt Nam. Tính ra con số thực tế, số tiền mà Mỹ đầu tư cho hoạt động R&D vào khoảng 450 tỷ USD, cao hơn Việt Nam 1.785 lần.
Bạn nghĩ rằng, Hoa Kỳ là quốc gia phát triển, chuyện hơn Việt Nam là đương nhiên? Chúng ta hãy thử so sánh với anh bạn láng giềng Trung Quốc.
GERD của Trung Quốc năm 2011 là 1,84%, cao gấp 8,7 lần so với Việt Nam. Tính theo con số thực tế, số tiền mà Trung Quốc đầu tư cho hoạt động R&D vào khoảng 250 tỷ USD, cao gấp 992 lần so với Việt Nam.
Không nói chuyện với những nước lớn như Mỹ và Trung Quốc, chúng ta so với các quốc gia nhỏ hơn vậy. GERD của Hàn Quốc vào năm 2010 là 3,74%, tương đương khoảng 33,7 tỷ USD, gấp 133 lần so với Việt Nam. GERD của Malaysia vào năm 2011 là 1,07%, tương đương 2,65 tỷ USD, cao gấp 10 lần so với Việt Nam.
Một điểm cũng đáng lưu ý là nguồn tiền cho hoạt động R&D ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là do nhà nước tài trợ, chiếm 64%, các doanh nghiệp chỉ chiếm 28% trong tổng chi. Trong khi đó, nguồn tiền cho hoạt động R&D tại các quốc gia khác, nhất là các quốc gia phát triển chủ yếu đến từ doanh nghiệp.
Chúng ta lại làm một phép so sánh. Tỉ lệ cấp tài chính cho hoạt động R&D tại Trung Quốc vào năm 2011 là 77,3% từ doanh nghiệp còn chính phủ chỉ chiếm 24,26%. Tại Hàn Quốc, vào năm 2010, 71,8% nguồn tiền cho R&D đến từ doanh nghiệp, chính phủ chỉ chiếm 26,75%.
Khi R&D vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong ngân sách và khi nó vẫn được coi là hoạt động “đã có Đảng và Nhà nước lo” thì lẽ đương nhiên, R&D tại Việt Nam có muốn phát triển cũng sẽ rất khó.
Vì sao Việt Nam lại ít bằng sáng chế?
Cuối cùng, chúng ta nói tới số lượng bằng sáng chế (Patent Cooperation Treaty – PCT) ít ỏi của Việt Nam được đăng ký với thuộc Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế (WIPO).
Trước hết, hãy xem mỗi người dân và nhà nghiên cứu tại Việt Nam được chi bao nhiêu cho hoạt động R&D mỗi năm.
Bình quân kinh phí R&D trên đầu cán bộ nghiên cứu của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước khác.
Theo Bộ KHCN, GERD của Việt Nam trên đầu người năm 2011 khoảng 7 USD ppp (USD theo sức mua tương đương, con số thực tế thấp hơn nhiều) chưa bằng 1/2 so với Thái Lan (16,53 USD) và chỉ bằng 1/10 của Malaysia năm 2006 (78,63 USD) và chỉ bằng 1/20 so với Singapore năm 2009 (1.324 USD).
Nhiều người sẽ nói rằng, nước ta đông dân mà ngân sách cho nghiên cứu thì ít, đương nhiên, bình quân trên đầu dân sẽ thấp. Tuy nhiên, con số chi hoạt động R&D trên đầu cán bộ nghiên cứu cũng không khá hơn.
Theo con số của Bộ KHCN, kinh phí nghiên cứu trung bình cho một cán bộ nghiên cứu của Việt Nam vào khoảng 50 triệu/năm (khoảng 2.358 USD). Trong khi đó, ở quốc gia ngay cạnh chúng ta, Malaysia, trung bình, mỗi nhà nghiên cứu được đầu tư 57,6 ngàn USD/năm, cao gấp 24 lần so với Việt Nam.
Con số này càng cách biệt khi chúng ta so sánh với Singapore. Vào năm 2010, Singapore chi 2,09% GPD cho hoạt động R&D, khoảng 4 tỷ USD. Như vậy, trung bình, mỗi nhà nghiên cứu của Singapore nhận được 126 ngàn USD/năm, cao gấp 53 lần so với Việt Nam.
Điểm đáng nói là, theo thông báo chính thức của WIPO, để có thể đăng ký PCT quốc tế, chủ nhân của các bằng sáng chế phải đóng một khoản phí tương đương 2 ngàn USD, gần bằng toàn bộ số kinh phí được cấp cho hoạt động R&D trong vòng 1 năm của cán bộ nghiên cứu.
Người xưa từng nói: “Có thực mới vực được đạo”, với nguồn kinh phí như vậy thì thật khó để đòi hỏi các nhà nghiên cứu chạy đua đăng ký những bằng sáng chế quốc tế để “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” được.
Tạm kết
Những điều bất thường luôn là miếng bánh hấp dẫn với truyền thông. Do vậy, chẳng có gì là lạ khi việc một người nông dân chế tạo máy gặt lúa được báo chí quan tâm nhiều hơn là một nhà khoa học Việt Nam xuất khẩu được một dây chuyền sản xuất sang Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu như từ đó mà kết luận rằng, các nhà khoa học Việt chỉ biết “uống trà và tán phét” thì e là có phần hơi vội vàng.
Đã đành, hoạt động R&D tại Việt Nam còn rất yếu kém, không chỉ so với các quốc gia phát triển trên thế giới mà ngay cả với các quốc gia láng giềng. Song, trước khi đặt câu hỏi về khả năng nghiên cứu của các đơn vị R&D, cũng cần đặt câu hỏi nghiêm túc về nhận thức của doanh nghiệp, các đơn vị quản lý nhà nước cũng như truyền thông về vai trò của R&D tại một quốc gia như Việt Nam.
Lê Văn
Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014
Lê Văn Lang trọn bộ NGÔN NGỮ; Phụ âm Ngu, Âm chinh Dốt và Âm cuối Lú
CTRP CÓ NHÃ Ý DẠY "NHÀ BÁO TỰ DO" KIÊM "NHÀ HÁNg HỌC" ĐẦU TÔM +PHAMDINH TRUCTHU VIẾT CHỮ VIỆT.
Này, +PHAMDINH TRUCTHU!
Xem ra, "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu của miệt vườn Tây Ninh sẽ sẵn sàng chui bất cứ gầm giường nào để săn lùng bất cứ tin gì! Đặc biệt, suốt hơn 2 năm nay, "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu vẫn miệt mài săn lùng (thậm chí thách đố) CTRP tiết lộ thông tin về buổi hội thảo chính tả tiếng Việt tại ĐHSP HN ngày 28 tháng 5 năm 2012!
Nay, CTRP trân trọng thông báo cho "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu ở miệt vườn Tây Ninh biết rằng:
1/ Buổi hội thảo đó chẳng xa lạ và cũng không có gì bí mật đối với những cán bộ đầu ngành có liên quan đến lãnh vực ngôn ngữ và giáo dục tại Việt Nam. Và buổi hội thảo đó, với những người không liên quan thì hầu như chẳng ai để ý tới, duy chỉ có một kẻ tự xưng là "nhà báo tự do", ở miệt vườn Tây Ninh, tên là Phạm Đình Trúc Thu, vẫn cố moi móc thông tin cho bằng được!
2/ Từ cuối tháng 5/ 2012, buổi hội thảo đã được một số báo ở VN đề cập và đăng tải một cách bình thường. Bình thường như họ đã từng đăng tải những tin liên quan tới mọi hoạt động văn hoá, giáo dục khác, Nay, "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu ở miệt vườn Tây Ninh lại thách đố CTRP công khai nội dung buổi hội thảo đó trên mạng ảo Google+ này - không biết "nhà báo tự do" có mục đích gì (?)
3/ Thiết nghĩ, mạng ảo Google+ này chỉ là nơi chốn vui chơi giải trí. Người bình thường chẳng ai dùng nơi này để làm trò "khoe mẻ", hoặc làm "diễn đàn / hội thảo" cho những vấn đề nghiêm túc. Tuy nhiên, xét thấy rằng để hỗ trợ cho một số bạn trẻ hiểu thêm về chính tả tiếng Việt - đặc biệt là để đáp ứng lời thách đố của "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu, nay CTRP quyết định trình bày một số vấn đề về chính tả tiếng Việt tại trang Google+ này. Nhưng với một điều kiện sau đây:
Bất luận là "nhà báo tự do" +PHAMDINH TRUCTHU có mục đích gì khi thách đố CTRP đưa vấn đề này ra ở đây (dù là với mục đích tranh luận hoặc là với mục đích học hỏi), CTRP vẫn muốn đo lường và xác định sự quan tâm, cũng như kiến thức, về chính tả tiếng Việt của "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu.
Để đo lưòng và xác định những điều trên, CTRP yêu cầu "nhà báo tự do" +PHAMDINH TRUCTHU đáp ứng một điều kiện sau đây:
Trong buổi hội thảo ngày 28 tháng 5 năm 2012, tại ĐHSP HN, diễn giả đã chứng minh rằng: Tiếng Việt ta có 28 con chữ ghi âm đầu và 161vần. (con chữ 'p' không được xem là âm đầu của tiếng Việt).
Nay, nếu "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu có thể liệt kê và đưa ra bất cứ đường link, hoặc bất cứ tài liệu nào (của bất cứ học giả / tác giả nào khác) có đề cập tới con số 28 âm đầu và 161 vần của tiếng Việt (để chứng minh rằng 28 phụ âm đầu và 161vần ấy đã được ai đó đề cập từ trước ngày 25/5/2011) thì CTRP sẽ bàn tiếp với "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu.
Trong trường hợp không thể đáp ứng được điều kiện trên, cũng dám mong rằng "nhà báo tự do" +PHAMDINH TRUCTHU sẽ không dùng những ngôn từ mất dạy, vô văn hoá, để "thảo luận" một đề tài rất văn hoá và rất nghiêm túc như thế này.
CTRP chờ hồi đáp và trân trọng cảm ơn "nhà báo tự do" của miệt vườn Tây Ninh đã quan tâm đến những bất cập hiện hành của chính tả tiếng Việt! :)))
Này, +PHAMDINH TRUCTHU!
Xem ra, "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu của miệt vườn Tây Ninh sẽ sẵn sàng chui bất cứ gầm giường nào để săn lùng bất cứ tin gì! Đặc biệt, suốt hơn 2 năm nay, "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu vẫn miệt mài săn lùng (thậm chí thách đố) CTRP tiết lộ thông tin về buổi hội thảo chính tả tiếng Việt tại ĐHSP HN ngày 28 tháng 5 năm 2012!
Nay, CTRP trân trọng thông báo cho "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu ở miệt vườn Tây Ninh biết rằng:
1/ Buổi hội thảo đó chẳng xa lạ và cũng không có gì bí mật đối với những cán bộ đầu ngành có liên quan đến lãnh vực ngôn ngữ và giáo dục tại Việt Nam. Và buổi hội thảo đó, với những người không liên quan thì hầu như chẳng ai để ý tới, duy chỉ có một kẻ tự xưng là "nhà báo tự do", ở miệt vườn Tây Ninh, tên là Phạm Đình Trúc Thu, vẫn cố moi móc thông tin cho bằng được!
2/ Từ cuối tháng 5/ 2012, buổi hội thảo đã được một số báo ở VN đề cập và đăng tải một cách bình thường. Bình thường như họ đã từng đăng tải những tin liên quan tới mọi hoạt động văn hoá, giáo dục khác, Nay, "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu ở miệt vườn Tây Ninh lại thách đố CTRP công khai nội dung buổi hội thảo đó trên mạng ảo Google+ này - không biết "nhà báo tự do" có mục đích gì (?)
3/ Thiết nghĩ, mạng ảo Google+ này chỉ là nơi chốn vui chơi giải trí. Người bình thường chẳng ai dùng nơi này để làm trò "khoe mẻ", hoặc làm "diễn đàn / hội thảo" cho những vấn đề nghiêm túc. Tuy nhiên, xét thấy rằng để hỗ trợ cho một số bạn trẻ hiểu thêm về chính tả tiếng Việt - đặc biệt là để đáp ứng lời thách đố của "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu, nay CTRP quyết định trình bày một số vấn đề về chính tả tiếng Việt tại trang Google+ này. Nhưng với một điều kiện sau đây:
Bất luận là "nhà báo tự do" +PHAMDINH TRUCTHU có mục đích gì khi thách đố CTRP đưa vấn đề này ra ở đây (dù là với mục đích tranh luận hoặc là với mục đích học hỏi), CTRP vẫn muốn đo lường và xác định sự quan tâm, cũng như kiến thức, về chính tả tiếng Việt của "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu.
Để đo lưòng và xác định những điều trên, CTRP yêu cầu "nhà báo tự do" +PHAMDINH TRUCTHU đáp ứng một điều kiện sau đây:
Trong buổi hội thảo ngày 28 tháng 5 năm 2012, tại ĐHSP HN, diễn giả đã chứng minh rằng: Tiếng Việt ta có 28 con chữ ghi âm đầu và 161vần. (con chữ 'p' không được xem là âm đầu của tiếng Việt).
Nay, nếu "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu có thể liệt kê và đưa ra bất cứ đường link, hoặc bất cứ tài liệu nào (của bất cứ học giả / tác giả nào khác) có đề cập tới con số 28 âm đầu và 161 vần của tiếng Việt (để chứng minh rằng 28 phụ âm đầu và 161vần ấy đã được ai đó đề cập từ trước ngày 25/5/2011) thì CTRP sẽ bàn tiếp với "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu.
Trong trường hợp không thể đáp ứng được điều kiện trên, cũng dám mong rằng "nhà báo tự do" +PHAMDINH TRUCTHU sẽ không dùng những ngôn từ mất dạy, vô văn hoá, để "thảo luận" một đề tài rất văn hoá và rất nghiêm túc như thế này.
CTRP chờ hồi đáp và trân trọng cảm ơn "nhà báo tự do" của miệt vườn Tây Ninh đã quan tâm đến những bất cập hiện hành của chính tả tiếng Việt! :)))
Quả thật là chưa có đường link, hoặc bất cứ tài liệu nào của bất cứ học giả nào, tác giả nào khác để chứng minh rằng 28 phụ âm đầu đã được ai đó đề cập đến từ trước ngày 25/5/2011 vì 28 phụ âm đầu vốn là sản phẩm độc nhất vô nhị của thằng động vật tạp chủng Lê Văn Lang
Làm sao mà tìm ra được tiếng việt có 28 phụ âm đầu kia chứ? các nhà ngôn ngữ Việt Nam đều chỉ có thể biết Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu *hoặc 23 nếu tính phụ âm zero* với 24 cách đọc và được được ghi lại bằng 27 chữ cái
Tất cả những nhà ngôn ngữ Việt nam đều bị thằng động vật tạp chủng này chửi là ngu , với tôi thì rõ ràng vì tôi ngu nên mới chép lại đường link,tài liệu của các nhà ngôn ngữ Việt
Thằng động vật tạp chủng Lê Văn Lang mạnh dạng đưa ra đường link để dạy tôi thế này đây
*Cái link dưới đây có liệt kê 27 phụ âm đầu. "nhà báo tự do" Phạm Đình Trúc Thu vào đó mà ghi danh học lớp 1 nhá!
Còn con chữ ghi phụ âm đầu thứ 28 thì chờ khi nào Phạm Đình Trúc Thu bái sư, CTRP sẽ truyền dạy. :)))
b. Các phụ âm đầu Việt Nam gồm : B, C, CH, D, Đ, G (GH), GI, H, (K), KH, L, M, N, NH, NG (NGH), PH, Q (U), R, S, T, TH, TR, V, X
http://thebao.com.vn/cac-yeu-to-ngu-am-trong-tieng-viet.html
Thế nhưng phụ âm đầu thứ 28 đâu tôi vẫn chưa được nhà ngôn ngữ động vật này chỉ bảo mà chỉ thấy từ từ 28 phụ âm đầu chắc như đinh đóng cột nhà ngôn ngữ tụt xuống 24
*Vâng. Nếu tính theo âm vị, thì:
"G và (GH) cùng âm "gờ", NG và (NGH) cùng âm "ngờ", Q và (QU) cùng âm "quờ". Tổng cộng là 3 âm.
Vậy, theo cái danh sách dưới đây, chú mày tính kiểu gì mà ra "22 phụ âm đầu"??? Cho dù chú mày mò mẫm theo dấu phảy sau mỗi con chữ ghi âm đầu, hoặc trừ đầu trừ đuôi, chú mày cũng không thể có con số 22 quý hiếm đó nhà! :))
B, C, CH, D, Đ, G (GH), GI, H, (K), KH, L, M, N, NH, NG (NGH), PH, Q (U), R, S, T, TH, TR, V, X
Còn con chữ ghi phụ âm đầu thứ 28 thì chờ khi nào Phạm Đình Trúc Thu bái sư, CTRP sẽ truyền dạy. :)))
b. Các phụ âm đầu Việt Nam gồm : B, C, CH, D, Đ, G (GH), GI, H, (K), KH, L, M, N, NH, NG (NGH), PH, Q (U), R, S, T, TH, TR, V, X
http://thebao.com.vn/cac-yeu-to-ngu-am-trong-tieng-viet.html
Thế nhưng phụ âm đầu thứ 28 đâu tôi vẫn chưa được nhà ngôn ngữ động vật này chỉ bảo mà chỉ thấy từ từ 28 phụ âm đầu chắc như đinh đóng cột nhà ngôn ngữ tụt xuống 24
*Vâng. Nếu tính theo âm vị, thì:
"G và (GH) cùng âm "gờ", NG và (NGH) cùng âm "ngờ", Q và (QU) cùng âm "quờ". Tổng cộng là 3 âm.
Vậy, theo cái danh sách dưới đây, chú mày tính kiểu gì mà ra "22 phụ âm đầu"??? Cho dù chú mày mò mẫm theo dấu phảy sau mỗi con chữ ghi âm đầu, hoặc trừ đầu trừ đuôi, chú mày cũng không thể có con số 22 quý hiếm đó nhà! :))
B, C, CH, D, Đ, G (GH), GI, H, (K), KH, L, M, N, NH, NG (NGH), PH, Q (U), R, S, T, TH, TR, V, X
Rồi từ 24 xuống còn 22 phụ âm đầu
Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm:
/b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/
Cuối cùng thì như chúng ta đã thấy các nhà ngôn ngữ Việt Nam đúng là ngu vì không thể biết 28 phụ âm Ngu của thằng động vật tạp chủng Lê Văn Lang này. Ha ha...
2. ÂM CHÍNH DỐT
*THẰNG SÚC VẬT PHẠM ĐÌNH TRÚC THU VIẾT MỘT HÀNG LÒI NGÀN CỤC NGU - Cục NGU thứ nhì*.
Ngợm Thu khoe dốt rằng:
_"TRƯỚC HẾT TAO THÍ DỤ CHO THẰNG NGU MÀY CHỮ KHẮC KHOẢI_
_Ở CHỮ KHOẢI NGUYÊN ÂM O NẰM Ở VỊ TRÍ TRUNG TÂM NHƯNG KHÔNG BỎ DẤU MÀ BỎ DẤU Ở NGUYÊN ÂM A. *CÓ PHẢI DỰA VÀO NGUYÊN ÂM KHÔNG HẢ THẰNG ĐỘNG VẬT NGU DỐT*. GIỜ THÌ MỞ TO MẮT VÀ ĐẦU ĐỘNG VẬT CỦA MÀY MÀ HỌC"_
Ê, thằng súc vật mất dạy Phạm Đình Trúc Thu! Mày lắng nghe cho rõ này!
1/ "Dựa vào nguyên âm" hở?! Vậy cả 3 con chữ "O", "A", và "I" trong vần "OAI" đều là NGUYÊN ÂM, mày phải "dựa vào nguyên âm" nào hở thằng ngu?!!
2/ Mày thắc mắc tại sao dấu thanh không được ghi tại "trung tâm" (chữ O) mà lại ghi tại chữ "A" hở?! Nghe đây.
Khi người ta nói "quy tắc cũ, ghi dấu thanh ở giữa (trung tâm) - theo khuynh hướng thẩm mỹ - để nhìn cho cân đối con chữ" là chỉ áp dụng cho 3 vần, đó là: OA, OE, và UY, thằng ngu ạ! Và đây là điểm khác biệt duy nhất giữa 2 quy tắc cũ và mới. Mày hiểu không?
Ví dụ vần "OA". Quy tắc mới viết là OÀ - HOÀ - HOÀNG (bởi O là âm đệm, dấu thanh phải ghi tại âm chính là A). Quy tắc cũ viết là ÒA - HÒA - HOÀNG là để nhìn cho cân đối. Mày nhìn ra chưa?!
3/ Quy tắc: Vần có chứa 3 nguyên âm, và không có khả năng kết hợp với phụ âm cuối, ghi dấu thanh tại chữ thứ nhì. (OÁI, OÁO, OÁY, OÉO, UYA, UỶU).
Nói một cách khác, dấu thanh luôn được ghi tại ÂM CHÍNH. Vâng, ÂM CHÍNH - không phải "DỰA VÀO NGUYÊN ÂM"! Mày nghe rõ không hở thằng súc vật nhà Phạm Đình vừa ngu, vừa lưu manh, mất dạy kia?!
Nếu mày chưa hiểu ra, mày hãy nhìn vào vần "UYA" và phát âm thật lớn, mày sẽ thấy ÂM CHÍNH nó nằm ở con chữ nào!
Bây giờ, trả lại cho thằng súc vật tạp chủng +PHAMDINH TRUCTHU mày mớ chữ này. Mày mang về mà gối đầu giường.
TRƯỚC HẾT TAO GIẢNG CHO THẰNG NGU MÀY CHỮ KHẮC KHOẢI. TRONG VẦN "OAI", "O" LÀ ÂM ĐỆM,
"AI" LÀ ÂM CHÍNH. VÀ DẤU THANH LUÔN ĐƯỢC GHI Ở ÂM CHÍNH.
VÂNG, DẤU THANH LUÔN ĐƯỢC GHI TẠI ÂM CHÍNH - KHÔNG PHẢI "DỰA VÀO NGUYÊN ÂM" NÀO CẢ, THẰNG SÚC VẬT PHẠM ĐÌNH TRÚC THU VỪA NGU, VỪA HỒ DỒ MẤT DẠY Ạ!
GIỜ THÌ MÀY NÊN MỞ TO CON MẮT CHÓ VÀ CÁI ĐẦU SÚC VẬT TẠP CHỦNG CỦA MÀY RA MÀ HỌC!"
Thế nhưng sau khi tôi trích dẫn tài liệu của các nhà ngôn ngữ Việt nam thì nhà ngôn ngữ Lê Văn Lang cũng khẳng định luôn
Từ lớp 2, con nít đã được dạy rằng:
- ÂM CHÍNH là 1 trong 3 bộ phận cấu tạo VẦN của tiếng Việt. ÂM CHÍNH đóng vai trò hạt nhân của TIẾNG nên DẤU THANH ĐƯỢC GHI Ở ÂM CHÍNH.
- Và đây là thứ tự cấu trúc VẦN của tiếng Việt:
*ÂM ĐỆM + ÂM CHÍNH + ÂM CUỐI*.
- ÂM CHÍNH được ghi bằng những chữ ghi NGUYÊN ÂM. Trường hợp có MỘT nguyên âm thì gọi là NGUYÊN ÂM ĐƠN, hoặc có HAI nguyên âm thì gọi là NGUYÊN ÂM ĐÔI.
- ÂM ĐỆM được ghi bằng 1 trong 2 NGUYÊN ÂM: "O" hoặc "U". ÂM ĐỆM đứng trước ÂM CHÍNH, có chức năng biến đổi âm sắc của âm tiết (tiếng).
he he...- ÂM CHÍNH được ghi bằng những chữ ghi NGUYÊN ÂM. Trường hợp có MỘT nguyên âm thì gọi là NGUYÊN ÂM ĐƠN, hoặc có HAI nguyên âm thì gọi là NGUYÊN ÂM ĐÔI.Thế nhưng việc bỏ dấu thanh thì không dựa vào nguyên âm.
Chắc chắn là các nhà ngôn ngữ Việt nam cũng không thể nào hiểu nổi bởi cái Âm chính Dốt nhà ngôn ngữ Lê Văn Lang
*Sách vở nào viết các con chữ O, U, I là ÂM CUỐI hở Thu?
Tôi đành phải tiếp tục ngu chép các tài liệu của các nhà ngôn ngữ Việt Nam ra cho nhà ngôn ngữ Lê văn lang này đọc vậy
Âm cuối
Âm cuối có vị trí cuối cùng của âm tiết, nó có chức năng kết thúc một âm tiết. Do vậy khi có mặt của âm cuối thì âm tiết không có khả năng kết hợp thêm với âm (âm vị) nào khác ở phần sau của nó. Ví dụ: trong "cúi", thì "i" là âm cuối kết thúc âm tiết nên sau nó không thêm gì cho âm tiết lại. Trái lại, trong "quý", do "y" không phải là âm cuối vì có thể thêm vào sau nó một âm cuối như "t" trong "quýt", "nh" trong "quýnh", v.v. Những âm tiết còn có khả năng thêm vào âm cuối như "quý" ở trên, trong thực tế vẫn được kết thúc như một âm tiết hoàn chỉnh. Bởi vì ở vị trí cuối (vị trí kết thúc âm tiết) lúc ấy có mặt một âm cuối, được gọi là âm cuối zero đối lập với tất cả các âm cuối khác.
Âm cuối là bán nguyên âm /u/ (ngắn) có âm sắc trầm chỉ được phân bố sau các nguyên âm bổng và trung hoà, trừ nguyên âm "ơ" ngắn, ví dụ trong níu, áo, bêu diếu, cầu cứu... Bán nguyên âm cuối /i/ (ngắn) có âm sắc bổng chỉ được phân bố sau các nguyên âm trầm và trung hoà, ví dụ trong tôi, chơi, túi, gửi, lấy...
http://maxreading.com/sach-hay/dai-cuong-ve-tieng-viet/am-tiet-29202.html
Tuy nhiên chắc chắn rằng các nhà ngôn ngữ Việt nam cũng sẽ chẳng thể nào hiểu nổi khi nhà ngôn ngữ Lê Văn Lang oang oang bảo trong vần OAI thì O là Âm đệm và AI LÀ ÂM CHÍNH bởi AI không phải là nguyên âm và I cũng không là Âm cuối
*Sách vở nào viết các con chữ O, U, I là ÂM CUỐI hở Thu?
làm sao có thể hiểu nổi ÂM CUỐI LÚ của nhà ngôn ngữ Lê văn Lang?
Đến giờ tôi quả thật thắc mắc VÌ SAO MỘT THẰNG DỐT VỀ NGÔN NGỮ NHƯ LÊ VĂN LANG LẠI CÓ THỂ CHƯỜNG MẶT THAM LUẬN TẠI MỘT BUỔI HỘI THẢO VỀ NGÔN NGỮ CỦA MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG ĐẦU VIỆT NAM NHƯ VẬY?
Đây quả là một sự ô nhục của trường Đại học sư phạm Hà Nội.
PS/ trọn bộ ngôn ngữ Lê văn Lang quả xứng đáng là NGU-DÔT-LÚ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)