Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

GIỐNG LOÀI KHỐN KHỔ




Featured Image: Rupam Das




“Bản chất của giống loài khốn khổ của chúng ta đó là những kẻ bước đi trên con đường được trải nhựa êm ái luôn ném đá những kẻ chỉ ra những con đường mới.” – Voltaire
Tự do – bình đẳng – bác ái

Tự do – bình đẳng – bác ái là các giá trị loài người có được sau Cách mạng dân chủ Pháp (1789 – 1799), khi lực lượng dân chủ và cộng hòa lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. Bước sang thế kỷ XXI, triết lý thịnh hành nhất là “dân chủ” và “quyền con người”. Các học giả phương Tây từ lâu đã nhấn mạnh hai khái niệm này và xem chúng như là động lực cơ bản cho sự phát triển của thế kỷ XXI.

Thực chất, các khái niệm này đã có từ xa xưa. Cách đây hơn 2500 năm, đã có những bậc thầy xuất hiện cùng lúc ở nhiều nơi, giao giảng tầm quan trọng của tình yêu, lòng từ bi, sự yêu thương đồng loại. Ở Ấn Độ là sự xuất hiện của Gautama Buddha, ở Trung Quốc là Lao Tzu, ở Hy Lạp là Socrates …

Đặc biệt phải kể đến sự xuất hiện của Chúa Jesus ở vùng Galilee miền bắc Israel. Người rao giảng tầm quan trọng của việc sám hối tội lỗi, thay đổi lối sống, yêu thương và chia sẻ với nhau.


“Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật. Thật thế, các điều răn như: Ngươi không được ngoại tình, không được giết người, không được trộm cắp, không được ham muốn, cũng như các điều răn khác, đều tóm lại trong lời này: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Đã yêu thương thì không làm hại người đồng loại; yêu thương là chu toàn Lề Luật vậy. “(Rô-ma 13,8)

Người phản đối các lãnh đạo tôn giáo Do Thái là Sadducees và Pharisees, cho rằng họ quá quan tâm đến tiền bạc và quyền lực. Thích thú với những giáo lý và những việc làm bác ái của Người, người dân đã tin theo và thay đổi lối sống. Mọi người dần cảm nhận được những giá trị của tự do, bác ái và bình đẳng đem lại. Do được người dân tôn là đấng Messiah (người được thần linh lựa chọn), Người đã bị những lãnh đạo Do Thái khác coi là kẻ khiêu khích chính trị và bị kết án là “dị giáo”. Chính những lãnh đạo này đã thỏa hiệp với nhà chức trách La Mã và Chúa Jesus bị trao cho thái thú La Mã Pontius Pilate. Ông ta đã cho phép kết tội và đóng đinh Chúa Jesus trên thập giá, hình phạt thường chỉ dành cho các tội phạm giết người.

Mặc cho cái chết tàn khốc của Chúa Jesus, các môn đệ của Người vẫn giảng dạy giáo lý của Người. Do muốn duy trì chế độ quân chủ, các lãnh đạo chính trị và tôn giáo thời đó đã cấu kết nhau bách hại những ai rao giảng giáo lý của Chúa Jesus. Tuy nhiên, giáo lý của Chúa Jesus vẫn tồn tại mạnh mẽ và vẫn lưu lại cho đến ngày nay.
Giống loài khốn khổ

Đến đây chúng ta có thể đặt ra câu hỏi: tại sao các giá trị tự do – bình đẳng – bác ái đã xuất hiện lâu như vậy, mà chế độ quân chủ vẫn duy trì đến hơn 1700 năm sau. Chỉ đến khi có cách mạng dân chủ Pháp, những giá trị này mới được chấp nhận rộng rãi?

Có hai lý do chính. Thứ nhất một thực tế phải hiểu là trong lịch sử loài người, luôn luôn có một đẳng cấp thống trị nhỏ nhoi, cố gắng lợi dụng quyền lực và tiền bạc của mình để áp đặt “giải pháp” của mình trên đại đa số quần chúng. Họ thực hiện nhiều biện pháp, như sử dụng bạo lực, tuyên truyền nhồi sọ để thuyết phục đông đảo nhân dân. Bất kỳ ai đứng lên nói sự thật thì sẽ bị họ bôi nhọ và đàn áp.

Nguyên nhân thứ hai quan trọng hơn. Đó là ý thức hạn chế của đông đảo người dân. Sợ hãi trước cường quyền, im lặng hờ hững trước cái ác, ngu dốt nghe theo những lời hứa hão của giai cấp cầm quyền tham lam và ích kỷ. Đành rằng “nhân vô thập toàn”, tuy nhiên đa số luôn nhìn đến lợi ích trước mắt mà quyên đi lợi ích lâu dài. Những tư tưởng lớn đi trước thời đại bao giờ cũng bị cho là “dị giáo”, tuy nhiên thực tế luôn chứng minh chân lý luôn thuộc về thiểu số.


Khi các người thấy mây kéo lên ở phía tây, các người nói ngay: ‘Mưa đến nơi rồi.’ Và xảy ra đúng như vậy. Khi thấy gió nồm thổi, các người nói: ‘Trời sẽ oi bức.’ Và xảy ra đúng như vậy. Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc đất trời, thì các ngươi biết nhận xét, còn thời đại này, sao các người lại không biết nhận xét? Sao các người không tự mình nhận xét xem cái gì là phải? Thật vậy, khi anh đi cùng đối phương ra tòa, thì dọc đường hãy cố gắng giải quyết với người ấy cho xong, kẻo người ấy lôi anh đến quan tòa, quan tòa lại nộp anh cho thừa phát lại, và thừa phát lại tống anh vào ngục. Tôi bảo cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó trước khi trả hết đồng kẽm cuối cùng.” – Chúa Jesus)

Trong những xã hội trì trệ và bảo thủ, con người phải tự mình trang bị một tư duy độc lập. Tư duy độc lập bắt đầu bằng những câu hỏi là tình trạng hiện tại do ai duy trì và họ có những ích lợi gì vào sự ù lì của tình thế? Kế đến, ta phải sẵn sàng đối phó thường trực với những ù lì rồi phá phách của những thành phần không muốn đổi thay hay tiến bộ của xã hội vì lợi ích cá nhân, gia đình hay phe nhóm. Không có một tinh thần bất khuất và kiên trì, chúng ta sẽ bỏ cuộc không chóng thì chày, vì sức đề kháng của phe bảo thủ rất mạnh.
“Tôn giáo” tư bản

Quay trở lại với cuộc cách mạng dân chủ Pháp. Lý do dẫn đến cuộc cách mạng này cũng không lấy gì làm vẻ vang. Tất cả chỉ vì hai chữ: Đồng tiền.

Khoảng thế kỷ 17, thương mại phát triển mạnh mẽ và số lượng các thành phố gia tăng nhanh chóng. Điều đó đã hình thành nên cộng đồng hùng mạnh của các thương gia và chủ đất. Phẫn nộ trước mức thuế mà quốc vương áp đặt, những nhà tư sản giàu có hình thành ý tưởng về một chính phủ đại diện khi họ tìm cách chống lại quyền lực nhà vua.

Bắt đầu khởi nguồn từ Cách mạng Huy hoàng của vương quốc Anh rồi lan đến sang Pháp. Dĩ nhiên, để làm một cuộc cách mạng, phải có một học thuyết “lọc lừa” để mê hoặc dân chúng nghe theo. Đi tiên phong là bá tước người Anh John Locke (1632-1704). Trong các tác phẩm của mình, Locke lập luận rằng con người phục tùng chính quyền không phải vì xu hướng phục tùng một lãnh đạo chuyên chế là bẩm sinh nội tại của con người, mà vì một chính quyền hợp pháp sẽ bảo vệ quyền sở hữu của họ. Nếu không được bảo vệ, những người có tài sản có quyền thôi ủng hộ chính quyền này và lập ra một chính quyền khác. Không phải nhà vua thì có quyền cai trị mà là chính người dân có quyền chấp thuận hay không. Thomas Jefferson (1743-1826) đã sử dụng các ý tưởng của Locke trong Tuyên ngôn Độc lập (1776) để bênh vực cho cuộc nổi dạy của các thuộc địa Anh ở châu Mỹ, với cụm từ “mưu cầu hạnh phúc” (nói trắng phớ là “mưu cầu tài sản” cho nhanh).

Quá thuyết phục với lý tưởng tự do, bình đẳng, được quyền sở hữu tài sản và theo đuổi tích lũy tài sản, người dân ở các nước phương Tây đã đồng loạt hưởng ứng với hàng loạt cuộc nổi dậy và các phong trào giành độc lập. Rốt cuộc, sau 3 thế kỷ, chế độ quân chủ đã biến mất khỏi thế giới phương Tây.

Miễn nhiễm với phong trào này là Liên Xô và Trung Quốc. Có lẽ người dân ở hai đất nước này thánh khiết, không coi trọng đồng tiền, tin tưởng một mực vào chế độ sẽ đem lại hạnh phúc cho muôn dân!

Khác hẳn với các chế độ độc tài dùng roi vọt gông cùm để thúc đẩy, “tôn giáo” tư bản đã lợi dụng điểm yếu cố hữu của con người để buộc người dân làm nô lệ với tinh thần hoàn toàn “tự nguyện”: lòng tham tiền bạc và những món nợ ngập đầu. Mục đích chung quy vẫn là lợi dụng công sức và tài sản của quần chúng “ngu ngơ” để làm đầy túi tiền cá nhân và phe nhóm. Các thủ thuật ăn cắp thì vô cùng tinh vi, chẳng hạn in thêm tiền để gây lạm phát (anh có 10 đồng, tôi muốn lấy 1, tôi chỉ việc làm cho tiền mất giá 10% là anh đã bị móc túi mà không hề biết); chính phủ đi vay bừa bãi để thế hệ sau phải gánh nợ chồng chất; đầu cơ, làm giá hay lướt sóng trên các thị trường tiêu thụ hay tài chính; ….


“Ngoài xã hội, không ít người nhận ra những thủ thuật ăn cắp này. Tuy nhiên “tôn giáo” tư bản vẫn sử dụng một tuyệt chiêu khác: mua trước trả sau. Không nơi nào mà một người tay trắng có thể mua nhà, tậu xe, sắm sửa tiêu xài như ở xứ Mỹ. Có thể bạn không muốn nợ, nhưng chắc chắn là vợ con và đa số thành viên gia đình bạn bè sẵn sàng “shop” dùm bạn. Đòi hỏi duy nhất: bạn phải có công việc và phải nô lệ nghiêm túc. Mất công việc là mất tất cả.
Vì lòng tham và vì cái giây xích nợ vô hình này, cả trăm triệu nô lệ Mỹ đã đẩy nền kinh tế và xã hội Mỹ lên đỉnh cao thế giới dưới danh nghĩa”thị trường và tự do”. Trong khi đó các xã hội “phong kiến cổ hủ” phải trì trệ trong đống bùn vì ngu xuẩn. Các lãnh đạo nơi đây không hiểu rằng con ngựa sẽ chạy nhanh hơn nếu bạn treo trước đầu nó một củ cà rốt tươi ngon; chứ không thể dùng roi siết cương suốt chặng đường dài.” – TS. Alan Phan (sáng lập viên của Alan Phan Associates)

Trong các lần thuyết giảng trước dân chúng, Chúa Jesus đã nói: “Thầy bảo thật anh em, người giàu có khó vào Nước Trời.” Trong kinh thánh, đã kể một câu chuyện về người thanh niên có nhiều của cải đến gặp Chúa Jesus như sau:


Bấy giờ có một người đến thưa Đức Jesus rằng: ‘Thưa Thầy, tôi phải làm điều gì đó tốt để được sự sống đời đời?’ Đức Jesus đáp: ’Sao anh hỏi tôi về điều tốt? Chỉ có một Đấng tốt lành mà thôi. Nếu anh muốn vào cõi sống, thì hãy giữ các điều răn. Người ấy hỏi: ‘Điều răn nào?’ Đức Jesus đáp: ‘Ngươi không được giết người. Ngươi không được ngoại tình. Ngươi không được trộm cắp. Ngươi không được làm chứng gian. Ngươi phải thờ cha kính mẹ’, và ‘Ngươi phải yêu đồng loại như yêu chính mình.’ Người thanh niên ấy nói:’Tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ, tôi còn thiếu điều gì nữa không?’ Đức Jesus đáp: ‘Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi.’ Nghe lời đó, người thanh niên buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.

Con người hầu như ở thời đại nào cũng vậy. Tham lam, ham muốn thật nhiều tài sản. Khi đã ăn no mặc ấm thì tiếp tục kiếm tìm thêm của cải. Chúng ta nô lệ cho những gì mình sở hữu (We are possessed by what we possess). Judas đã phản bội Chúa Jesus cũng chỉ vì 30 đồng bạc!
Vượt qua những giới hạn của sự nhận thức
Đã có quá nhiều cuộc tranh cãi giữa các ý thức hệ là chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản. Theo quan điểm của tôi, cả ba chủ nghĩa trên là những biến thể của công nghiệp hóa. Chủ nghĩa tư bản là công nghiệp hóa do tư nhân chủ động, chủ nghĩa cộng sản là công nghiệp hóa do nhà nước chủ động, còn chủ nghĩa xã hội là sự pha trộn của cả hai.

Công nghiệp hóa mang lại của cải, chăm sóc y tế, giáo dục, giao thông, sự hào hứng và lạc thú. Tuy nhiên, công nghiệp hóa có thể không bền vững nếu không có thuộc địa để khai thác. Các quốc gia đã công nghiệp hóa đang phải vất vả duy trì mức sống của họ. Với các quốc gia mới đang nỗ lực công nghiệp hóa, nguồn lực cần thiết để thực hiện quá trình này càng trở nên khan hiếm hơn.

Để phục vụ mưu đồ khai thác thuộc địa của mình, các quốc gia đã công nghiệp hóa tung ra học thuyết “thị trường tự do” và “toàn cầu hóa”. Như các thấy, các học thuyết “lọc lừa” luôn đi trước để thuyết phục quần chúng “ngu ngơ”. Mục tiêu của hai học thuyết này là kêu gọi các nước mở cửa tối đa thị trường, giảm bớt sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế.

Hãy mở rộng tầm nhìn, chúng ta thấy gì? Kinh tế thị trường làm ra của cải tiền bạc nhưng chúng không đồng nghĩa với sự thịnh vượng. Những nhà máy khổng lồ sản xuất hàng hóa tiêu dùng khắp thế giới không đồng nghĩa người dân nơi đặt nhà máy hưởng đồng lương cao như lẽ ra họ phải được hưởng. Bởi lợi nhuận làm ra phần lớn bị hút vào những công đoạn vẫn được duy trì ở nước giàu. Điều làm cho người dân ở nhiều nước phẫn nộ là trong khi các tập đoàn tài chính phải nhận tiền đóng thuế của họ để tiếp tục tồn tại, các tay điều hành từng dẫn dắt họ đến con người nguy khốn hiện nay lại vẫn hưởng những khoản lương kếch sù.

Hiện nay, 20 phần trăm dân số giàu có nhất kiểm soát hơn 80 phần trăm tổng tài sản của thế giới. Phần lớn của cải trên Trái đất không còn do chính phủ của các quốc gia kiếm soát và điều tiết. Chúng thuộc về các công ty đa quốc gia dưới một số hình thức nằm ngoài quyền kiểm soát của các quốc gia và có giá trị lớn hơn tài sản của rất nhiều quốc gia trên thế giới.


Nếu đơn giản hóa vấn đề, có thể thấy mô hình sản xuất xoay quanh một chữ V, dưới đáy là khâu sản xuất hay lắp ráp, ở hai đầu là các công đoạn “cao cấp” hơn như nghiên cứu, thiết kế hay tiếp thị, xây dựng thương hiệu. Toàn cầu hóa, với nhiều công ty đa quốc gia, là cố gắng đẩy các công đoạn nằm ở dưới đến các nước giá nhân công rẻ và giữ lại phần trên cho mình. Các nước cũng cố gắng trèo lên bậc thang giá trị để phát triển nhanh hơn. Vấn đề của toàn cầu hóa, vì vậy, chính là ở chỗ định giá một cách bất công các khâu sản xuất này, giá tiền công sản xuất lúc nào cũng thấp hơn nhiều lần, chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong một chiếc giày thời trang chẳng hạn.

Toàn cầu hóa được xem là đem lại cơ hội cho mọi người nhưng giá trị của cơ hội đó hoàn toàn khác nhau trong khi sản xuất đi liền với ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt, xáo trộn xã hội vì các dòng chảy lao động. Ở các khâu “cao cấp”, vũ khí bảo vệ “giá trị” chính là quyền sở hữu trí tuệ, được các nước phát triển bảo vệ bằng mọi giá – bởi chỉ bằng cách này họ mới định được giá cao. Chính rào cản sở hữu trí tuệ làm cho các nước nghèo khó lòng bứt phá lên được, trong khi làm ra bao nhiêu tiền phải đổ vào hết để trả cho các khâu “thiết kế” hay “xây dựng thương hiệu”.

Và để các nước chịu tham gia vào sự phân công khiên cưỡng này, luật lệ thương mại, mở cửa thị trường, tạo thuận lợi cho đồng vốn đầu tư được đặt ra và giám sát bằng cách định chế quốc tế. Kết quả là cả thế giới trở thành bãi thử sản phẩm với hàng loạt đời máy tính, điện thoại di động… đua nhau ra đời. Thử hỏi nếu chỉ vì thỏa mãn nhu cầu sử dụng, liệu toàn bộ số máy tính hay máy điện thoại đã sản xuất có quá đủ cho 6,4 tỉ người trên toàn thế giới sử dụng hay không? Một công việc bàn giấy bình thường cách đây mấy chục năm chỉ phải tiêu tốn một lần tiền cho một chiếc máy đánh chữ; nay ắt phải tiêu gấp mấy chục lần và tiêu liên tục cho cùng phương tiện làm việc – chiếc máy tính.” – Nguyễn Vạn Phú (Tổng thư ký Thời báo Kinh tế Sài Gòn)


Và trong kế hoạch thực hiện mưu đồ, không thể không kể đến kẻ tiếp tay: phương tiện truyền thông. Phương tiện truyền thông ngày đêm dội bom kích thích lòng ghen tỵ, ước muốn chiếm hữu, muốn hơn người khác. Nó tung ra hàng loạt các quảng cáo về các sản phẩm và được quảng bá biến từ “cái người ta muốn có” thành “cái người ta cần có”. Chính cái mô hình biến ước muốn của người tiêu dùng thành nhu cầu rồi tìm cách thỏa mãn cái nhu cầu đó đã làm tài nguyên trái đất ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm xảy ra khắp nơi trong khi không thể giúp hàng trăm triệu người khác có đủ cơm ăn áo mặc theo đúng nhu cầu rất sơ đẳng của họ.


“Khắp mọi nơi, từ văn hóa đại chúng cho đến hệ thống tuyên truyền, luôn có một sức ép khiến người ta cảm thấy rằng họ vô dụng, rằng vai trò duy nhất họ có thể có chỉ là thông qua những quyết định và tiêu thụ.” – Noam Chomsky

Hãy quan sát xung quanh chúng ta xem chúng ta cần làm gì vào lúc này. Với mức tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm qua, nguồn lực và tài nguyên của trái đất chắc cũng đủ để nuôi sống nhân loại, không để ai phải chết đói hay sống vật vờ dưới ngưỡng nghèo. Nhưng thử hỏi xem tại sao con người không đủ tỉnh táo để cùng nhau chia sẻ nguồn lực và tài nguyên ấy? Tại sao người giàu lại dùng đủ trăm phương ngàn kế để làm cho túi tiền của mình đầy hơn, đẩy đồng loại của mình nghèo đi? Thế giới đang cần lắm tình yêu, sự sẻ chia, sự yêu thương giữa người và người trong thời điểm này.

Rất nhiều những học giả, các bậc thiện tri thức, những chính trị gia và các nhà khoa học chân chính đã cảnh báo. Nhưng loài người làm gì. Ngoảnh mặt đi không thèm nghe. Con người hoa mắt với những đánh bóng hư ảo của các “nhân vật” xã hội, chỉ ước ao bắt chước mọi hành vi lố lăng của họ, đam mê các màn xiếc và trò giác đấu (thời La Mã) hay các giải bóng đá và những cuộc thi hoa hậu, lễ hội (thời nay) …


Thật vậy sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường.” (Ti – mô – thê 4,3)
Hãy mang ánh sáng đến với thế giới

“Người ta nói vô tâm thì vô lo, những gì bạn không biết thì không thể làm hại bạn. Chúng ta thường chỉ muốn thu mình trong cái thế giới nhỏ nhoi của ta, tránh xa những gắng nặng mà sự thật có thể đem lại. Người mù đâu thể nhìn thấy cái xấu, người điếc chẳng thể nghe điều tệ hại, còn người vô tâm thậm chí không có khái niệm gì.” – Trần Hùng John (tác giả cuốn sách John đi tìm Hùng)

Bạn có thể lựa chọn cuộc sống vô tâm, lựa chọn sự dối trá hay lựa chọn sự thật. Đó là quyền mà Đấng Tạo Hóa đã ban cho bạn. Tôi không có quyền phán xét. Với tôi, tôi chọn sự thật. Sự thật đem lại nhiều cay đắng nhưng lại mang tới sự khai sáng và nhận thức đúng đắn. Nhận thức đúng sẽ dẫn tới hành động đúng. Hành động phát sinh hành động. Sự thật giúp chúng ta có được con mắt tinh tường, phân biệt phải trái đúng sai, đem lại sự khôn ngoan chân thật.


Đèn của thân thế là con mắt. Vậy nếu mắt anh sáng, thì toàn thân anh sẽ sáng. Còn nếu mất anh xấu, thì toàn thân anh sẽ tối. Vậy nếu ánh sáng nơi anh lại thành bóng tối, thì tối biết chừng nào.” – Chúa Jesus
Hãy cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Hãy hy sinh. Hãy dấn thân. Chúng ta hãy mang tình yêu và ánh sáng của sự nhận thức đi khắp mọi nơi. Chúng ta hãy trở thành những người đi gieo giống. Tôi tin chúng ta sẽ thành công. Vì chúng ta là thế hệ trẻ.


Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời.” (Những lời nói cuối cùng của Chúa Jesus với các môn đệ trước khi Người bị đóng đinh vào Thập Tự)

Để kết thúc bài viết , tôi xin trích dụ ngôn người đi gieo giống trong kinh thánh, các bạn hãy thử tự mình giải thích nhé. Chúng các bạn thành công trên con đường bạn đã chọn.


“Người đi gieo giống đi ra gieo giống. Trong khi người ấy gieo, thì có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. Có những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ đất không có nhiều; nó mọc ngay, vì đất không sâu; nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt. Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục. Ai có tai thì nghe.” – Chúa Jesus



Khải Huyền

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Động lực để Việt Nam phát triển thần kỳ




 VIENHANLAM

“Cách đây bốn, năm mươi năm thì Việt Nam và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm tôi rà lại tư liệu thì thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại Việt Nam, và Việt Nam hiện có 90.000 người sống tại Hàn Quốc. Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc ở Việt Nam làm ông chủ, còn người Việt Nam ở Hàn Quốc thì làm ôsin. Nghe mà xót lòng.”


Đó là chia sẻ gần đây của Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng trên báo Tuổi Trẻ.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Vũ Minh Khương – tiến sỹ về “kinh tế học phát triển” tại Đại học Harvard, giáo sư đại học quốc gia Singapore – chia sẻ công thức để đi tới sự thịnh vượng cho VIệt Nam. Theo đó, động lực phát triển của một đất nước có thể gói gọn trong ba chữ EEC – emotion (cảm xúc), enlightenment (sự khai sáng) và coordination (tính phối thuộc).

Năm 1960, Hàn Quốc và Philippines tương đồng về mọi mặt. Thậm chí, Philippines lợi thế hơn rất nhiều như sự hỗ trợ của quốc tế, dân trí khá tốt, tiếng Anh thông thạo. Lúc đó mọi người dự báo rằng, một ngày nào đó Hàn Quốc sẽ kém xa Philippines và Philippines đã sẵn sàng cho sự phát triển thịnh vượng. Thế nhưng ba mươi năm sau, nhìn lại Hàn Quốc đã tổ chức được Olympic thế giới và khẳng định được vị thế một dân tộc đang trỗi dậy rất mạnh mẽ.

Vì sao đất nước họ đi được nhanh như thế? Việc trì trệ có thể nhiều lý giải, nhưng để cất cánh thì rõ ràng có bài học rất lớn mà các nước muốn trỗi dậy phải học hỏi. Robert Lucas, một giáo sư Mỹ nổi tiếng, kinh tế gia đoạt giải Nobel có nói rằng: “Nếu ta hiểu được thấu đáo con đường đi đến phồn vinh của một đất nước, thì chắc chắn ta sẽ làm ra được một cái thần kỳ khác tương tự như thế”.



Theo ông Vũ Minh Khương, quá trình phát triển của mỗi quốc gia tổng kết lại bằng tiếng Anh chỉ có 3 chữ “EEC”. E thứ nhất là emotion, trong tiếng Anh người ta còn chơi chữ tốt hơn: “E stands for Energy” nghĩa là năng lượng, motion là chuyển động. Đây là cội nguồn và động lực trung tâm của mọi quá trình cải biến. Bởi vì phát triển kinh tế không phải chỉ là quá trình đầu tư đơn thuần mà đây là công cuộc cải biến vĩ đại đòi hỏi sự chuyển động rất lớn, nói cách khác con người phải có xúc cảm rất cao.

Emotion có hai trạng thái quan trọng. Trạng thái thấp của emotion chỉ đơn thuần là cảm xúc, thường là nghi kỵ, bi quan, ức chế. Nếu chỉ đơn thuần giải phóng năng lượng xúc cảm ở trạng thái thấp như thế sẽ gây ra những rối loạn, thậm chí phức tạp và bất ổn. Chẳng hạn chúng ta thấy ở cấp độ quốc gia, công ty thì đơn từ kiện tụng triền miên.

Tuy nhiên, nếu nâng được xúc cảm lên cấp độ cao hơn, “aspiration”, là khát vọng, là sự lo lắng cho vận mệnh quốc gia và ý thức trách nhiệm với tương lai. Khi xúc cảm ở dạng này được giải phóng ra thì năng lượng vô cùng lớn. Tổng thống Park Chun Hee khi khởi xướng cuộc cải cách cho Hàn Quốc, đã tuyên bố rõ: “Tôi mong muốn từng ngày làm cho Hàn Quốc đuổi kịp Nhật Bản”. Đó là lời thề thiêng liêng, lời tuyên thệ về phồn vinh của đất nước. Động lực xúc cảm này truyền tải rất mạnh mẽ đến giới tinh hoa. Cái hay là dưới thời Tổng thống Lý Thừa Vãn trước đó, các tập đoàn, công ty tham nhũng triền miên nhưng ông Park Chun Hee không bắt tù họ, mà mời họ cùng ngồi với chính phủ để bàn bạc làm gì để dân tộc Hàn Quốc tiến lên, đối phó được với sự đe doạ của bên ngoài và tình thế thế giới đang khắc nghiệt như thế. Họ đã chụm đầu với nhau và đi những bước thần kỳ.

Phải nói rằng đất nước Hàn Quốc ngày đấy còn đói khát, khổ sở hơn nước ta rất nhiều. Đầu tư nước ngoài không đáng kể, chỉ có một số trợ giúp nhất định của Mỹ và bồi thường chiến tranh của Nhật Bản. Nhưng người dân họ tràn đầy xúc cảm, khát vọng vươn lên, từ người lãnh đạo đến các doanh nhân và người dân.

Chữ E thứ 2 là Enlightenment, nghĩa là độ khai sáng, mà độ khai sáng phải luôn luôn trau dồi, phải nhận thức rõ bối cảnh thế giới, tri thức về thế giới của mình phải thông suốt. Tư duy của mình phải học hỏi, mở mang, quý trọng đồng bào mình, quý trọng các cộng đồng xung quanh, phải liên tục học hỏi. Chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của sự khai sáng từ cuộc cải cách Minh Trị của Nhật Bản đến các cải cách của các nước sau này như Hàn Quốc, Singapore, thậm chí Trung Quốc với cải cách của Đặng Tiểu Bình.

Điều quan trọng nhất là người lãnh đạo phải khai sáng, nếu không sẽ bị sa lầy vào những khủng hoảng không cần thiết như Nga hoặc Trung Quốc hiện nay. Những biểu hiện có thể thấy là họ hà khắc với dân tộc thiểu số, không coi trọng láng giềng, coi thường quy luật phát triển của lịch sử. Ngay cả trong chống tham nhũng, lẽ ra phải xây dựng những cơ chế khiến người ta không tham nhũng được, thay vì phát động đại chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”. Khi độ khai sáng có dấu hiệu đi xuống, chắc chắn đất nước ấy sẽ gặp khó khăn trên con đường phát triển trong thời gian tới.

Tôi muốn lưu ý rằng, enlightenment là yếu tố luôn luôn tự khai sáng chính mình chứ không phải anh có khai sáng rồi là yên tâm. Đây là quá trình học hỏi không ngừng, luôn luôn xem lại mình và nhìn lại người khác, nhìn sang người khác để thấy cái hay của người khác để học hỏi, cái dở của người khác để tránh. Đấy là trách nhiệm của người lãnh đạo, trách nhiệm của tri thức, trách nhiệm của doanh nghiệp, trách nhiệm của từng người dân.

Chữ C – chân kiềng thứ ba là Coordination – tính phối thuộc, đòi hỏi đội ngũ có năng lực. Động lực phát triển của đất nước phải được hiện thực hoá thành những chương trình cụ thể, dưới sự dẫn dắt, điều hành và phối hợp của những con người cụ thể.

Tổng hợp

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?



Tác giả: Trần Xuân Bách
.



.
Talawas: Ông Trần Xuân Bách, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng trong giai đoạn 1986-1990, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới đứng trước những biến đổi nền tảng và cuối cùng tan vỡ, là một trong những nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam công khai đưa ra sớm nhất yêu cầu về đa nguyên chính trị, về cải tổ chính trị song song với cải cách kinh tế, nhưng không tìm được sự ủng hộ trong Đảng và buộc phải nghỉ hưu từ tháng 8.1990. Ngày 01.01.2006, ông qua đời tại Hà Nội, thọ 83 tuổi, tang lễ đã được cử hành ngày 07.01.2006. Nhân dịp này, chúng tôi xin giới thiệu một bài phát biểu cuối năm 1989 của ông về chủ nghĩa xã hội. Ở thời điểm này, bức tường Berlin đã sụp đổ.
.
Chủ nghĩa xã hội thế giới đang đứng trước những thử thách lớn
Một điểm rất thống nhất của toàn xã hội, toàn thể nhân dân hiện nay là trăn trở với tình hình trên thế giới và trong nước. Muốn đưa dân tộc ta tiến lên. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu ta bình chân như vại trước tình hình hiện nay là thiếu trách nhiệm.



Chủ nghĩa xã hội trên thế giới đang đứng trước những thử thách lớn và những triển vọng lớn. Do từ những thử thách của thời đại và những triển vọng lớn cũng là do thời đại. Tất cả các dân tộc đều trong hoàn cảnh bức xức, cả chủ nghĩa tư bản, cả chủ nghĩa xã hội, cả loài người đều như vậy. Có hai lý do của sự bức xúc:
Chỉ còn 10 năm nữa là bước sang thế kỷ XXI, dân tộc nào bị tụt hậu vào giữa thế kỷ XXI là nguy hiểm vô cùng, vì đây là thời đại của cách mạng khoa học kỹ thuật, của bùng nổ thông tin và giao lưu quốc tế.

Xử lý vấn đề này không thể một nhóm, một người nào làm được. Cả dân tộc phải chuẩn bị và làm công việc này.
Diễn biến chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa đang căng thẳng, phức tạp và dây chuyền. Vì sao có tính dây chuyền? Vì ta ở trong thời đại thông tin, không thể bưng bít thông tin được. Ai bưng bít thông tin là lạc hậu nhất. Phải cung cấp thông tin đầy đủ để người ta lựa chọn.

Không thể nghĩ rằng ở châu Âu thì sôi sục, còn châu Á thì ổn định. Không thể chủ quan cho mình là ổn định. Tất cả các nước xã hội chủ nghĩa đều nằm trong sự vận động để tiến lên, đều có những mâu thuẫn lớn, đều phải phá vỡ sức đè nén của những cái cũ, không anh nào có thể yên trí mình ổn định được. Có khi tuần này còn huênh hoang, tuần sau đã bị đảo lộn.

Tình hình chung hiện nay là biểu hiện của tư duy khoa học đang lấn át tư duy giáo điều, tư duy khoa học đang thay thế tư duy giáo điều. Lịch sử đang thay đổi mạnh. Mác trao cho chúng ta vũ khí biện chứng duy vật và biện chứng lịch sử, chớ không phải trao ta Kinh Thánh! Việc vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản phải căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử đương thời như Mác nói.

Mác sống thời chủ nghĩa tư bản cổ điển, ngày nay là chủ nghĩa tư bản hiện đại, có nhiều cái khác với thời Mác. Ngay thời Lê-nin, khi đề ra chính sách kinh tế mới (NEP), cũng đã đổi khác với những dự báo của Mác rồi.
Phải có tư duy khoa học. Tụng từng câu „Kinh Thánh“ trong sách Mác không bảo vệ được chủ nghĩa Mác đâu. Ngay cả về chủ nghĩa xã hội hiện nay đang có những cuộc tranh luận để hiểu nó thế nào cho đúng. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là đi tới một xã hội, trong đó sự phát triển toàn diện của mọi người là điều kiện cho sự phát triển toàn diện của xã hội [1] như Mác và Ănghen nói trong „Tuyên ngôn Cộng sản“. Còn cụ thể như thế nào thì ta phải tìm. Trong Hội nghị Trung ương lần thứ 7, có thảo luận một vấn đề thú vị: Ban Văn hoá Tư tưởng đề nghị nêu những thuộc tính của chủ nghĩa xã hội, nhưng bị bác bỏ.

Ta phải nhận lỗi trước Mác vì đã làm méo mó chủ nghĩa Mác
Cho đến nay ta thấy có nhiều kiểu chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội kiểu Staline, chủ nghĩa xã hội kiểu Mao Trạch Đông, kiểu Pôn Pốt. Bây giờ đang có nhiều ý kiến khác nhau về chủ nghĩa xã hội. Những dòng ý kiến khác nhau là quá trình trưởng thành, không sợ gì cả. Ở Liên Xô, người ta đang tranh luận Liên Xô ở vào thời kỳ nào của chủ nghĩa xã hội, và khái niệm chủ nghĩa xã hội phát triển bị bác bỏ vì nó được dùng để che đậy cho tình trạng trì trệ. Ta phải nhận lỗi trước Mác vì đã làm méo mó chủ nghĩa Mác. Ta đã chọn một mô hình, mà mô hình đó là sự lai ghép chủ nghĩa xã hội phương Tây với chủ nghĩa xã hội phương Đông. Bây giờ ta phải gỡ ra khỏi hai thứ giáo điều ấy.

Phải tiếp tục hoàn thiện tư duy khoa học của Đại hội 6
Vấn đề của mọi vấn đề hiện nay là tư duy khoa học. Đại hội 6 đã khởi động theo hướng này và phải tiếp tục hoàn thiện thêm. Đại hội 6 đúc kết bốn bài học có tính lý luận, tuy mới ở dạng sơ chế, lấy dân làm gốc, nắm vững quy luật khách quan, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Đảng phải ngang tầm nhiệm vụ lịch sử. Bản thân Đảng phải trở thành trí tuệ tiên phong của cả dân tộc, muốn thế phải có lý luận tiên phong.
Những gì đang diễn ra ở thế giới chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan, là sự phát triển tiến bộ, là thời kỳ thai nghén chủ nghĩa xã hội đích thực (dân chủ, khoa học,nhân đạo, hiện đại).
Hai xu thế chủ yếu chuyển sang kinh tế hàng hóa và dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa, đó cũng là hai cái mà Đại hội 6 khởi động.

Dân chủ không phải là ban ơn
Dân chủ không phải là ban ơn, không phải là mở rộng dân chủ (mở rộng). Đó là quyền của dân, với tư cách là người làm nên lịch sử, không phải là ban phát, do tấm lòng của người lãnh đạo này hay người lãnh đạo kia. Thực chất của dân chủ hóa là khơi động trí tuệ của toàn dân tộc để tháo gỡ khó khăn và đưa đất nước đi lên kịp thời đại.
Từ hai vấn đề đó, xẩy ra một vấn đề quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là thế nào? Có nước tự cho mình không cần đổi mới, đã bị bục vỡ. Có nước coi đổi mới kinh tế phải làm nhanh, còn đổi mới chính trị thì chầm chậm cũng bục chuyện. Có nước chỉ đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị, đã bục to. Có nước làm cả hai, nhưng không nhịp nhàng, gặp khó khăn. Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân.
Từ nay đến hết thế kỷ XX, chủ nghĩa xã hội thế giới sẽ hoàn thiện và trưởng thành một bước lớn. Trong quá trình biến động này, mất đi cái gì? Mất chủ nghĩa xã hội kiểu quan liêu–hành chánh, bao cấp, mất tư duy giáo điều. Và như thế là đúng lý luận của Mác, là phủ định của phủ định.
Đây là thời kỳ thai nghén chủ nghĩa xã hội đích thực. Phải có bà đỡ là dân chủ xã hội chủ nghĩa. Có bà đỡ khéo tay, có bà đỡ vụng tay, nhưng phải có bà đỡ.

Cần phải khách quan, bình tĩnh và đổi mới
Ở Trung Quốc, Giang Trạch Dân đọc diễn văn coi là đã giải quyết được cơ bản vấn đề ăn no mặc ấm. Tôi rất nghi ngờ điều đó, Giang lại nêu lên độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh, kế hoạch hóa tập trung và tư tưởng Mao Trạch Đông. Cuộc cải cách của Trung quốc như vậy là đi theo chu kỳ vòng tròn, không phải theo đường xoáy trôn ốc. Sau vụ đàn áp Thiên An Môn, Trung Quốc không tuyên truyền về cải tổ ở Liên Xô nữa.
Ở Liên Xô, Gocbachốp coi cải tổ là cuộc cách mạng với các thành phần và các nhân tố khác nhau, đan xen nhau, thống nhất với nhau và độ dài của cải tổ có thể là hàng chục năm. Đồng chí Gocbachốp nêu lên ba vấn đề chính của cải tổ dân chủ hóa, hạch toán kinh tế và cải tổ Đảng, cải tổ để có chủ nghĩa xã hội nhiều hơn. Đặt vấn đề như vậy là đúng chứ không sai. Kinh tế Liên Xô năm 1989 phát triển chậm. Nhưng theo Rưgiơcốp, mặc dù căng thẳng, song không thể quay lại con đường cũ, vì đó là ngõ cụt. Năm 1989 là năm khó khăn nhất của Liên Xô, nhưng rồi sẽ trở lại bình thường. Liên Xô rất thận trọng trong vấn đề xử lý giá và tỉ giá, vì đây là một nước rất lớn.
Trước cuộc khủng hoảng ở các nước xã hội chủ nghĩa, cần phải khách quan, bình tĩnh và phải đánh giá theo quan niệm đổi mới. Sau hội nghị 7 của trung ương, chúng tôi đã rút kinh nghiệm. Ngày 25-11-1989 Bộ Chính trị chúng tôi đã họp và đánh giá tình hình các nước Đông Âu theo quan điểm đổi mới. Cuộc khủng hoảng ở các nước đó diễn ra trong bối cảnh khoa học kỹ thuật và giao lưu quốc tế phát triển mạnh, ý thức độc lập và dân chủ tăng nhanh và thông tin bùng nổ. Tập thể Bộ Chính trị phân định có hai loại mâu thuẫn cần chú trọng: mâu thuẫn nội tại tích tụ lâu ngày của chủ nghĩa xã hội và mâu thuẫn giữa hai hệ thống. Nguyên nhân khủng hoảng là lãnh đạo sai lầm, vi phạm dân chủ, duy ý chí, bảo thủ trì trệ, đổi mới lệch lạc, đội ngũ đảng viên cán bộ thoái hóa, hư hỏng. Trong khi đó thì chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động triệt để lợi dụng. Bọn đế quốc ngay từ khi chủ nghĩa cộng sản ra đời, đã kịch liệt chống lại và luôn nói tới cái chết của chủ nghĩa cộng sản, không có gì mới.
Thái độ của Đảng ta là rút kinh nghiệm hội nghị 7, cần tránh cả hai thái độ hốt hoảng (cho chủ nghĩa xã hội đang có nguy cơ mất ở Đông Âu) và chủ quan (cho mình chẳng có vấn đề gì lớn, vẫn giả định).

Phải thực hiện dân chủ từ trên xuống dưới
Bộ Chính trị quyết định: Phải tiếp tục đổi mới, phải thực hiện dân chủ mạnh mẽ trong Đảng từ trên xuống dưới, từ Bộ Chính trị trở đi. Cần quán triệt và thực hiện nghị quyết Đại hội 6, nghị quyết 13 của Bộ Chính trị về công tác đối ngoại và nghị quyết trung ương lần thứ 6 về cơ cấu kinh tế.

Không thể dùng quyền lực thay cho năng lực
Vấn đề năng lực của Đảng nổi lên hàng đầu trong lúc này. Không thể dùng quyền lực thay cho năng lực. Thời đại nào có trí tuệ của thời đại ấy. Đảng phải có năng lực trí tuệ.
Xã hội ta đã chớm vui vì sức ép lạm phát và thị trường có giảm đi nhưng lòng dân vẫn còn chưa yên. Dân đang đòi hỏi dân chủ hóa, đòi hỏi công bằng xã hội, đòi hỏi cán bộ, đảng viên và Đảng phải vươn lên vị trí tiên phong. Đảng phải kết tinh truyền thống dân tộc và trí tuệ thời đại, không như thế thì không giữ được vai trò lãnh đạo.
Đừng đổ lỗi cho cải tổ, đổi mới, cải cách. Đổi mới là cái gương để ta soi. Nếu mặt bị nhơ chỉ rửa mặt chứ không phải là đập vỡ gương.
Vấn đề đặt ra lúc này là phải đổi mới đồng bộ, tổng thể, cả cơ chế kinh tế lẫn cơ chế chính trị. Hai vấn đề chủ yếu của cơ chế kinh tế là vấn đề sở hữu và vấn đề thị trường (luận đề: Kế hoạch nằm trong chứ không nằm ngoài và đứng trên thị trường). Hai vấn đề chính của cơ chế chính trị là: quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh, vai trò lãnh đạo của Đảng và quyền lực của nhân dân (luận đề: Đảng nằm trong chứ không nằm ngoài và đứng trên xã hội).

[1]Câu trong nguyên bản tiếng Đức „[…] worin die freie Entwicklung eines jeden die Bedingung für die freie Entwicklung aller ist“ („trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người“), nguồn: MEW, Dietz-Verlag, Berlin, 1956 ff., Bd. 4, S. 482, hoặc website: http://www.mlwerke.de/me/me04/me04_459.htm(Chú thích của talawas)
Nguồn: Bài phát biểu ngày 13.12.1989 do „Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ“ quay ronéo và phổ biến, Những vấn đề Việt Nam, Nhà xuất bản Trăm Hoa, California, 1992, trang 389-393


http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=6228&rb=0403


PS/ BÀI VIẾT CỦA MỘT NGƯỜI CỘNG SẢN ĐÁNG KÍNH

Tâm đàm về cái Sự học, Tri thức và Trí thức




 Nguyễn Tất Thịnh
(Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia)



Ngày xưa, người có trình độ như ông Giáo Thứ ( trong Sống Mòn của Nam Cao ) có thể được xem là Trí thức. Nói chúng họ có vẻ như là người học rộng biết nhiều, và có trình độ được đào tạo cao hơn mặt bằng chung, thuộc tầng lớp được xã hội gọi là ‘Thày’, như Thày Giáo, Thày cãi, Thày thuốc…

Ở xã hội ta, nhiều chục năm nay, mặc định trong nhìn nhận của xã hội, Trí thức là ‘một tầng lớp học cao của xã hội’ có bằng cấp từ Đại học trở lên. Nhưng kì lạ hơn nữa, khi theo điều tra của cá nhân tôi, tầng lớp này, dường như, một cách phổ biến trong nhiều năm, được hầu hết cộng đồng xem rằng họ thường ở trong biên chế các Cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức lớn ( NGO chẳng hạn ). Đến nay thậm chí đương nhiên còn có sự so sánh – phải nói là có lý nhưng rất kì quái – Bằng Đại học Tại chức không bằng Chính qui, Trí thức trong biên chế Nhà nước được đào tạo tốt hơn Trí thức ở các tổ chức ngoài Nhà nước, Phó Tiến sĩ tức là Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học…



Giuyn Vecnơ viết: Biết quan sát, tận dụng từng điều nhỏ nhặt quanh ta tất có ngày đắc dụng. Có bà mẹ, nhà khá giả, muốn con hơn người, nhờ tìm Thày giỏi dạy cho con mình. Được giới thiệu đến Thày, chưa yên tâm, bà ấy hỏi lại: thế Thày của ông là ai, tôi muốn cho con tôi học người ấy cơ… Cuối cùng được dẫn đến Khổng Tử, bà cũng hỏi vậy. Khổng Tử bảo: Thày của ta là Hạng Thác, 7 tuổi, bên hàng xóm đó. Ý nghĩa của việc học là vậy ! Nhờ học mà tích lũy được Tri thức. Học ở mọi chỗ, học ở mọi người, ở mọi nơi, ở mọi lúc. Đi đến tổng kết thành các Qui luật, hình thành nên Qui tắc, xác định những Quy phạm. Nhưng điều mấu chốt là tạo trong Não khả năng tư duy, tôi tạm gọi là ‘Opening Source Knowledge’

Cụ Huỳnh Thúc Kháng, một Nho sĩ, có tư tưởng : học cho có Đạo đức, học cho có hiểu biết, học để giỏi ứng dụng. Thật là hay. Nhưng tôi muốn thêm vào cái sự học, từ thấp đến cao là : Biết -> Hiểu -> Hành -> Cải -> Đạo

Tri thức là hiểu biết mà Nhân loại đã tích lũy liên tục trong lịch sử phát triển, cần được chia sẻ rộng rãi và các nền giáo dục cần có trách nhiệm phổ cập dần để nâng cao dân trí theo hướng Minh Sáng, Thông Huệ, Trí Hành. Nhưng Trí thức luôn là tầng lớp tinh hoa của nền dân trí đó,khẳng định mình trên tòa nhà của Tri thức cao.

Triết lý làm việc của Trí thức là : SỰ THẬT + PHẢN BIỆN + CÁCH TÂN

Phương pháp làm việc của Trí thức là : CƠ SỞ KHOA HỌC + KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU + ĐỀ XUẤT HỌC PHÁP

Những phẩm chất giá trị của Trí thức là: CHÍNH HỌC + CHÍNH KHÍ + CHÍNH NHÂN ( Lưu ý : Chữ Chính – đúng đắn + chuẩn mực + ngay thẳng ! Đó là ngược nghĩa với chữ Tà )

Nếu một bộ phận lớn Nhân dân bị đẩy, cuốn vào quan niệm Tri thức là cái nơ vang vàng tim tím, Trí thức là người có mảnh bằng cấp xanh xanh đỏ đỏ, hết thảy có thể đi tắt đón đầu mà xì tiền mua ngay được ở những góc phố chợ để leo lên những ‘cái ghế quan chức’ … thì tận cùng của sự suy đồi về Dân trí rồi

Chân lý có Một, Sự thật có Hai, Cuộc sống có Đúng có Sai và có Cái Khác. Sách vở ghi chép những hữu hạn của Tri thức, nhưng nếu Trí thức là một cái đầu ai đó chứa đầy chữ nghĩa trong một đống sách vở mà đã có thể dương dương tự đắc là có học vấn hơn người, rồi trích dẫn, rồi đưa ra những lý luận giáo điều, những công thức sơ cứng mà phán xét, phủ định những cách khác thì đó là hủ nho vậy. Ghê sợ hơn là cản trở sự tươi mới, những thay đổi và phát triển bằng những danh bằng học vị hay bằng những ngụy biện ‘uyên thâm’ khiến người khác khó cãi cho được, mà thực ra là để giữ cái ghế của mình – đó chính là hủ bại vậy. Trí thức như thế nếu làm Lãnh đạo thì nguy khốn, mạt vận cho xã hội lắm thay!


Có Tri thức, là Trí thức mà khó sống tốt, khó được trọng dụng, khó phát triển thì lỗi tại điều gì ? Và tai họa sẽ là gì? Câu trả lời muôn thưở là đã quá rõ ràng. Nhưng nếu Xã hội có Tri thức và Trí thức thật sự và không chỉ là một vài lớp người mà thành một giai tầng, một đội ngũ thì tình hình đó nếu có chỉ là số ít, nhất thời, không diễn ra lâu dài được, không thế lực nào vùi dập được…Chúng ta mới hiểu thế nào là Sức mạnh của Tri thức và Quyền lực của Trí thức ( quyền lực Thứ Tư ), mới biết vì thế bất chấp sai lầm khủng khiếp Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc, những tai họa đày ải biệt xứ đến Siberia băng giá của Nước Nga, họ vẫn có những Tàu Vũ trụ, Năng lượng Nguyên tử…vẫn là Cường Quốc!

Trí thức một cách chính đáng và chính thống phải có mặt ở mọi tuyến đầu của Cuộc sống, ở vị trí quan trọng nhất trong xã hội, tham gia tiên phong giải quyết tích cực, trên cơ sở khoa học và thực tiễn những vấn đề, những bài toán Mới mẻ / Nóng bỏng / Phát triển. Có được vậy, nhờ vậy Nước Non Việt này mới khỏi tủi nhục. Nhưng có được như thế hay không lại phụ thuộc vào Thể chế chính trị, Cơ chế dùng người và Nhân sinh quan của Lãnh đạo được sinh ra từ đó rồi!!!

Cuối bài, tôi có vài lời tâm can:

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

LÊ VĂN LANG-Động vật tạp chủng lê văn lang bàn về chữ lễ- đúng là thiên hạ đệ nhất ngu




SAU KHI BỊ LÒI RA CÁI DỐT VỀ NGÔN NGỮ VIỆT THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG  LÊ VĂN LANG  TẠP VỘI KHOÁT LÊN NGƯỜI CÁI ÁO RA VẺ NHÀ ĐẠO ĐỨC GIÁO DỤC BÀN VỀ 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY NHƯ SAU

Tóm lại, từ những đúc kết trên, xét thấy rằng "5 điều Bác Hồ dạy" này hình như không thích hợp cho bất cứ giới quần chúng nào của nhân dân Việt Nam. Lý do: từ trước cái ngày mà cái mốt văn hoá XHCN chào đời ở Paris, vào năm 1848, nhân dân Việt Nam đã có một nền văn hiến vững vàng - trải qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Họ có đủ kinh nghiệm và trí tuệ để đối phó với mọi biến động của thời cuộc để trường tồn và phát triển.


Nếu cho rằng 5 khuôn vàng thước ngọc này chỉ dành riêng cho lớp thiếu niên nhì đồng, những mầm non của đất nước, thì e rằng không được ổn - bởi nó thiếu hẳn chữ "Lễ"!

Truyền thống văn hoá của dân tộc ta luôn lấy chữ "Lễ" làm đầu. "Tiên học lễ, hậu học văn"! "Lễ" trong gia đình, "Lễ" ngoài xã hội. Cái "Lễ" của "quan nhất thời, dân vạn đại"! Có "Lễ" mới có "Nhân"! Có thành "Nhân" mới có "Nghĩa", có "Trí", có "Tín"!

Người xưa có câu: "Nhất niên chi kế mạc nhược chủng cốc; thập niên chi kế mạc nhược chủng mộc; bách niên chi kế mạc nhược chủng nhân." (Vì lợi ích một năm thì phải trồng cốc; vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây; vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người). Trồng người "vô lễ" thì có khác gì là huỷ đi cái công cuộc trăm năm!


ĐỌC ĐOẠN NÀY TÔI KHÔNG KHỎI BẬT CƯỜI VÌ NÓ LẠI TIẾP TỤC KHOE DỐT NÊN COM CHO NÓ MỘT CÂU
He he...
YÊU TỔ QUỐC YÊU ĐỒNG BÀO ĐÓ LÀ CÁI LỄ ĐẦU TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT RỒI THẰNG NGU DỐT VÀ LÁO XẠO.
HA HA... CÁI THẰNG TẠP CHỦNG NHƯ MÀY LÀM SAO BIẾT NGƯỜI VIỆT CÓ CÁI BÀN THỜ TRỜI ĐẤT CHỨ.


VẬY LÀ THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG NÀY LIỀN COM MỘT MẠCH



Công Tử Rừng Phong

07:02


1
Trả lời



Này, ngợm +PHAMDINH TRUCTHU!
Đối với loại ngợm đê tiện, chỉ quen giở thói lưu manh, mất dạy như chú mày, nếu mang chuyện chữ nghĩa hoặc những đạo lý làm người ra mà nói thì quả là làm cái chuyện "nước đổ đầu vẹt" - uổng lời! Nhưng nếu không mắng vào mặt chú mày một trận thì chú mày cứ phun ra toàn những rác rưởi dơ bẩn, khó ngửi lắm lắm!

Có câu: "Tiểu biện hại nghĩa, tiểu ngôn phá đạo", chú mày có hiểu không? Chú mày cứ lấp liếm trơ trẽn, cãi chày cãi cối bằng những ngôn từ đầu đường xó chợ, và bằng những hành vi bỉ ổi, chỉ càng tố cáo rõ thêm cái bản chất vô lại, mất dạy của chú mày!

Tới giờ này, chú mày đã học thuộc 27 chữ ghi phụ âm đầu của tiếng Việt chưa? Hay chú mày vẫn còn trơ trẽn chày cối "22 phụ âm đầu" bằng cái đầu tôm to đùng của chú mày?!

Chỉ vì để trả thù cá nhân mà chú mày đã trơ trẽn khoác lên người cái áo "yêu nước, yêu đồng bào"! Để rồi bằng cái đầu tôm to đùng, chú mày trơ trẽn phun ra những lời chửi bới tục tĩu - y hệt bọn du thủ du thực đầu đường xó chợ! Thậm chí chú mày cũng không chừa bất kỳ một thủ đoạn bỉ ổi nào, cố đặt điều bôi nhọ đối phương cho bằng được! Chú mày có biết rằng khi chú mày cố tình "ngậm cứt phun người" như thế, cái mồm của chú mày sẽ ra sao không?

Thật là vinh dự cho cả dòng họ Phạm Đình ở Tây Ninh đã sanh dạy ra một thằng ngợm như chú mày nhể! Nói theo cách hiểu chữ "Lễ" của chú mày, phải chăng Phạm Đình Trúc Thu chú mày đang "đãnh lễ" cho tổ tiên nhà Phạm Đình bằng cái thói lưu manh mất dạy, cộng với những ngôn từ đầu đường xó chợ ấy?!

Tiện đây, dạy cho cái đầu tôm chú mày vài chữ của Thánh Hiền: "Lễ chi dụng, hoà vi quý" ! Công dụng của "lễ" cốt là để giữ lấy chữ "hoà." Tuy nhiên, nếu vì mưu cầu chữ "hoà" mà phải khom lưng cúi đầu, dâng đất cho giặc ngoại xâm thì đó chỉ là cái "lễ" của phường sâu dân mọt nước!

"Yêu" khác xa với "lễ"! Ví như việc phụng dưỡng cha mẹ già, nếu chỉ yêu thương chăm sóc mà không "kính" thì có khác gì chăm sóc con chó, con mèo cưng yêu?!
Tương tự, "yêu đồng bào" mà không tôn trọng ý dân, ấy là coi thường nhân dân! Không thể gọi là "lễ"!

"Tế" và "lễ" là hai phạm trù khác nhau. Chú mày không nên dùng cái đầu tôm to đùng ấy mà suy từ cái "bàn thờ trời đất" của việc cúng tế ra phép tắc của "lễ nghĩa"! Tư duy theo kiểu đầu tôm của chú mày, không lẽ những người theo đạo Thiên Chúa, Tin Lành, đạo Hồi, v.v... họ không có cái "bàn thờ trời đất" tức là họ không biết lễ nghĩa là gì chắc?!

Tóm lại, từ "yêu" tới "lễ", con đường cách xa hàng vạn vạn cánh rừng cao su bạt ngàn! Chú mày chớ có quanh quẩn bên gốc cao su ở miệt Tây Ninh mà đoán già đoán non về gốc cao su ở tận lưu vực Amazon!

Quan trọng hơn hết, chú mày nên bắt đầu từ"tiên học lễ" kẻo thiên hạ nhìn vào cưới khinh cả dòng họ Phạm Đình ở miệt Tây Ninh đã sanh dạy ra một thằng ngợm mất dạy như chú mày!

HA HA... TÔI LẠI PHẢI CƯỜI ĐẾN ĐAU BỤNG. THÔI THÌ CŨNG CHÉP RA ĐÂY ĐỂ LŨ ĐỘNG VẬT CHÚNG NÓ ĐỌC VẬY


 Lễ Nghĩa trong Tư Tưởng Việt



Sau khi đã lướt qua ý nghĩa của lễ, cũng như sự chuyển biến của nó trong một số giai đoạn lịch sử của Nho giáo, chúng tôi xin được trở lại điểm mà chúng tôi muốn chứng minh, đó là sự biến hóa của lễ khi du nhập vào trong nền văn hóa phương Nam. Như các quan niệm Nho học khác, lễ khi du nhập vào Việt Nam đã không còn giữ lại cái ý nghĩa nguyên thủy của nó như từng được thấy trong Luận Ngữ, hay trong Mạnh Tử. Lễ trong Việt Nho cũng không hẳn đồng nhất với lễ trong Lễ Ký, hay của nhóm pháp gia. Như chúng ta sẽ thấy, lễ trong tư tưởng Việt không chỉ là những hình thức nghi lễ mà thôi, nó nói lên cái nhân cách của con người; lễ cũng không chỉ hạn hẹp trong những sinh hoạt cúng tế, hay sinh hoạt công cộng, nhưng đã biến thành sinh hoạt toàn diện của con người dù ở bất cứ nơi nào, thời gian nào. Câu tục ngữ "cái nết đánh chết cái đẹp" nói lên sự trọng lễ của người Việt nơi đây. Tương tự, câu "tiên học lễ, hậu học văn" không chỉ biểu tả tầm quan trọng của nghi lễ, mà thực ra nói lên sự kiện là con người có lễ phép là con người trung thực xứng đáng là con người. Ðể phát triển những ý nghĩa của lễ nơi người Việt, chúng tôi sẽ phân tích một số quan niệm ảnh hưởng sâu rộng tới nhân cách và cuộc sống của người Việt. Nơi đây chúng tôi xin được hạn hẹp những luận điểm qua việc phân tích ba quan niệm lễ phép, lễ chế và lễ nghĩa.

1. Từ Lễ Ký tới Việt Lễ
Ðạo Nho ở Việt Nam luôn trong một trạng thái chuyển biến. Nó không chỉ là Khổng Học, hay Nho học, mà đã biến thành Cửa Khổng Sân Trình, và nhất là Nho Giáo, [40] hay đúng hơn, Ðạo Nho. [41] Sự biến thiên này không phải ngẫu nhiên như chúng tôi đã chứng minh trong các luận văn khác. [42] Từ một sự chuyển biến như vậy, chúng ta bắt buộc phải suy luận một cách rất luận chứng (logic) là chữ lễ cũng biến đổi. Do đó, xin nhấn mạnh nơi đây là chữ lễ trong văn hóa Việt không hoàn toàn đồng nhất với chữ lễ mà chúng ta thấy trong nền triết lý của Nho gia, hay Nho học, đặc biệt sau thời Tuân Tử và thời Ðông Hán. Nói một cách minh bạch hơn, chữ lễ của người Việt đã biến đổi, vừa phong phú hơn, nhưng - nếu chúng tôi không lầm - vẫn còn trung thực với nền Nho học nguyên thủy, và nhất là gần với tư tưởng của Mạnh Tử. [43] Ðàng khác chữ lễ của người Việt không hẳn mang tính chất hình thức. 


Nó phản ảnh một cách trung thực cái tâm (conscience), cái tình (sense, sensibility), cái tư (lối suy tư, logic) và cái cảm (tức cách cảm nhiệm, taste) của người Việt. Lễ được diễn tả qua những hình thức mà chúng ta gọi là văn (tức vẻ đẹp, beauty), hoa (tính chất cao thượng, elegance) của cách sống và lối suy tư. Và sau cùng, lễ cũng là một phương thế giáo hóa biến con người thành người có văn, có học, tức người quân tử, người trượng phu. Ðây chính là một trong những ý nghĩa căn bản nhất của nền văn hóa hóa Việt, khác biệt với nền văn hóa cơ khí hay công cụ (tức văn minh), lấy công cụ chứ không phải chính con người để đo lường cuộc sống.
Phần sau đây của luận văn nhắm chứng minh những quan điểm trên, qua những phân tích về chữ lễ, và về sự liên quan mật thiết giữa lễ và nghĩa trong tư tưởng Việt, cũng như vai trò của lễ nghĩa trong cuộc sống toàn diện của họ. Chỉ trong một mạch văn như vậy, chúng ta mới có thể nhận ra được rằng, người Việt hiểu lễ (giống như người Tầu) ở những điểm sau: lễ như là quy tắc (lễ pháp), lễ như là hình thức trong những cuộc tương giao (lễ nghi), lễ như là một thể chế (lễ chế), lễ như là hình ảnh của lương tâm (lễ nghĩa), lễ như là một thước mực đo lường tư cách con người (lễ độ), và lễ như là một phương thế giáo dục cũng như quản lý xã hội (lễ trị). Nhưng hơn người Tầu, người Việt coi lễ nghĩa không chỉ là cái lý, mà là chính là những hình ảnh, những phương thế, những quy luật nội tại (không phải là pháp luật, như chúng tôi sẽ giải thích sự khác biệt giữa lễ pháp và lễ phép, cũng như lễ độ và chế độ) của cuộc sống. Nói cách khác, lễ nghĩa là chính cách sống biểu hiện tâm thức, tinh thần, tình cảm, cảm vị (cảm nhận) của người Việt. Hơn thế nữa, lễ cũng được coi như một động lực làm con người thăng tiến, gần giống như vai trò của nhạc mà Khổng Tử rất chú trọng: "hưng ư lễ, thành ư nhạc". Hưng, thành là những điều kiện tất yếu đảm bảo lễ. Thiếu thành, thiếu tín, thiếu hưng, hay nói cách chung, thiếu đạo đức, lễ chỉ là những nghi thức trống rỗng, vô bổ. Ðể chứng minh những điểm trên, chúng tôi xin được phép phân tích hai quan niệm mà chúng ta thường thấy trong nền văn hóa Việt, đó là lễ phép và lễ nghĩa. Chỉ với hai quan niệm này, chúng ta cũng đã có thể nhận ra một cách dễ dàng sự khác biệt tư duy và lối sống của người phương Bắc và người phương Nam.

2. Lễ Phép


Thứ nhất, chúng ta hiểu lễ phép không hoàn toàn theo nghĩa lễ pháp của những nho gia thủ cựu. [44] Khi ca tụng người nào đó rất lễ phép, chúng ta không chỉ muốn nói ông (bà) ta theo đúng lễ, đúng phép, đúng tắc, mà còn muốn nhấn mạnh đến tư cách của người đó (một con nhà gia giáo, một người tốt, một con người lịch sự, biết cách xử thế...). Sự khác biệt này đòi buộc chúng ta phải tìm hiểu sự biến đổi từ pháp sang phép, từ lễ pháp sang lễ phép trong nền văn hóa Việt. Theo thiển kiến của người viết, không hẳn là đúng, thì phép là một loại quy luật không lệ thuộc hình thức, trong khi pháp là quy luật theo hình thức. Nếu, pháp luật đòi buộc chúng ta phải theo những quy định từng có, từng được viết hay từng đã được thi hành, thì phép không hoàn toàn như thế. Phép (hay quy phép, hay khuôn phép) là những quy tắc do chính chúng ta và cho chính chúng ta, không cần ghi chép, cũng không cần phải theo một mẫu mực cố định. Phép thường biến đổi tùy theo sự tương giao, tùy theo tầm quan trọng, tùy theo tình cảm. Thế nên, chúng ta có phép làng, phép cha, phép mẹ, phép thầy. Chúng ta cũng có phép làm con, phép làm dân, phép làm chồng, phép làm vợ, phép làm trò, vân vân. Và đặc biệt hơn cả, ngay cả trong giới giang hồ, người ta cũng có những phép tắc, tức những quy luật bất thành văn tự, Chúng ta biết, trong Luận Ngữ, Khổng Tử chỉ đòi phải chính danh "quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử", nhưng không có một quy pháp nào nhất định về chính danh cả. Phải đợi tới kỳ Pháp trị của nhóm pháp gia, nhất là Thương Ưởng, người ta mới thấy những quy luật rề rà nhưng tỉ mỉ xác định nguyên tắc chính danh. [45] Ðiều này khiến một số học giả như Kim Ðịnh xác quyết tư tưởng Việt nho gần gũi hơn với tư tưởng nguyên Nho. Mà quả thực, phép không bị hình thức ràng buộc. Nói cách khác phép không nhất thiết là pháp mặc dù là một loại quy luật; và nếu suy cho tới cùng thì phép cũng không luôn phải là phép, bởi lẽ, phép thay đổi tùy người, tùy quan hệ, tùy hoàn cảnh. Nếu có quy tắc do lường, hay xác định phép, thì đó chính là cái mà ta goi là thành tâm, tín, nghĩa và nhất là nhân nghĩa. Thế nên, giữ phép, giữ tắc có nghĩa là thành tâm, thành tín tuân theo cái mà ta phải làm, tức là phải theo nghĩa vậy. [46] 


Theo mạch văn này, lễ phép có nghĩa là một người biết cư xử đúng với địa vị, với tư thế, với sự tương quan với những người khác. Ðúng lễ nơi đây có nghĩa là đúng với địa vị, đúng với vị thế, đúng với cá tính, vân vân. Ðúng lễ cũng có nghĩa là tùy nơi, tùy thời, đúng với cảm tình, vân vân. Nói một cách khác, giữ phép giữ tắc luôn luôn tuân theo nguyên lý siêu hình của thiên thời, địa lợi và nhất là nhân hòa. Chính vì vậy mà cùng một hành động tôn trọng, tôn kính chúng ta có những lễ khác nhau.

Bái (vái, lạy) cha mẹ là một hành vi lễ phép, cúi đầu chào bạn bè là một hành động lễ phép. Nhưng nếu chỉ cúi đầu chào cha mẹ mình thì chưa đủ lễ phép. Bởi lẽ, với bạn bè, ta cùng đồng hàng, nhưng đối với cha mẹ, chúng ta là bậc dưới. Lối bắt tay với cha mẹ, với thầy dậy giống y hệt lối bắt tay bắt chân với bạn bè ngày nay không phản ánh được cái phép tắc của người Việt là như vậy. Bởi khi với một hành vi như thế, chúng ta coi cha mẹ và bạn bè "cá mè một lứa"; [47] chúng ta đã không còn giữ được cái mà cha ông chúng ta gọi là "tôn ti trật tự."

Tuy thế, hình thức vái lạy vẫn chưa hẳn nói lên được tinh thần lễ phép. Lễ phép đòi hỏi chúng ta phải thành tâm, chứ không chỉ theo một hình thức một cách vô ý thức, hay một cách máy móc, hay vì bị áp lực từ bên ngoài. Chính vì vậy mà Khổng Tử từng nhận định về hiếu thảo qua chính lòng thành, đại khái một con người thiếu thành tâm (tức thiếu tinh thần lễ nghĩa) thì việc nuôi cha mẹ (tức hình thức) vẫn chưa nói lên được ý nghĩa thâm sâu của hiếu thảo. [48] Một lối nhìn như vậy thấy rõ ràng nơi các nho gia Việt. Lòng thành của một Lục Vân Tiên đôi với mẹ (khóc thương mẹ tới độ mù mắt), lòng hiếu thảo chân thật của Thúy Kiều đối với phụ thân (bán mình chuộc cha) đã thay đổi được cái mệnh của tài nhân "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau." Chính vì sự thành tâm, mà "Tâm thành đã thấu tới Trời", và kết quả là "Xưa nay nhân định thắng Thiên cũng nhiều." Ngoài thành tâm, còn có thành tín, thành thực, những đức tính này mới biến lễ thành một lối sống toàn diện, chứ không chỉ là những hình thức trống rỗng nữa.

3. Lễ Chế

Thường chúng ta hiểu lễ chế như một thể chế dựa trên lễ. Ðiều này không sai, bởi lẽ Khổng Tử vốn trọng lễ, và ngài coi lễ như biểu hiện của một con người đạo đức, một xã hội hoàn hảo. [49] Thực vậy, cuộc đời của ngài gắn liền với lễ. Từ khi còn giữ một chức quan nhỏ coi lễ nghi, tới những lời giảng dạy của ngài về sau, luôn gắn liền với lễ. 

Ðiểm quan trọng nơi đây là ngài không hiểu lễ chế như là một thể chế xây dựng trên những nghi thức, nhưng trên một nền đạo đức với những đức tính thành tâm, nhân ái, trung hiếu, tín nghĩa làm nền tảng. [50] Vậy thì, lễ chế phải được hiểu theo một ý nghĩa sâu hơn là chế độ dựa vào hình thức bề ngoài của lễ nghi. Như chúng tôi đã giải thích ở đoạn trên, nếu lễ đồng nghĩa với đạo đức, và nếu lễ nghi phản ánh những hành vi đạo đức, thì lễ chế là những nghi thức, tập tục, hay hành vi biểu tả cái tinh thần đạo đức này. 

Thí dụ để tỏ lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ, hành vi bái, lạy, quỳ... là những hành vi có thể diễn tả một cách đầy đủ nhất lòng thành của con cái. Ðể tỏ lòng kính trọng và cảm tạ ơn giáo dục của thầy giáo, cử chỉ cúi đầu, khoanh tay... nói lên một cách trung thực tấm lòng biết ơn của cậu học trò. Những thí dụ tương tự như trên cho chúng ta thấy, mỗi nghi thức đều có cái lý của nó. Nhưng tất cả những nghi thức này phải dựa trên nền tảng đạo đức, tức dựa trên những đức tính thành tâm, nhân nghĩa, trung hiếu, vân vân. Nhưng ngược lại, nếu những hình thức nghi lễ thiếu nội dung, hay khi thi hành những nghi lễ mà thiếu thành tâm, thì thể chế dựa trên những nghi lễ như vậy quả là rườm rà, thừa thãi. Những giới trẻ ngày nay, nhất là những bạn trẻ không được giáo dục trong cái nôi văn hóa của Viễn Ðông, sẽ coi thường và ghét bỏ nghi lễ là như vậy. Hiểu như thế, chúng ta có thể khẳng định là lễ chế không hẳn đồng nghĩa với lễ trị, bởi lẽ lễ chế chỉ là những biểu hiện hình thức bên ngoài của nền đạo đức bên trong mà thôi. Chúng không thể đồng nhất chúng. Khổng Từ từng nói: "Ðạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ. Ðạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách." [51] Chỉ mãi về sau, lễ chế bị hiểu đồng nghĩa với lễ trị như thấy trong tư tưởng của Tuân Tử và trong Lễ Ký đời Hán (mà chúng tôi đã trình bày trong phần trên). Nhưng một lối hiểu như vậy đã bóp mép cái nguyên tính của lễ. Khi tách rời lễ khỏi nghĩa, lễ chỉ là một nghi thức, vô thưởng vô phạt mà thôi.

Trong tư tưởng Việt, tuy bị ảnh hưởng của nhóm Ðổng Trọng Thư, và nhất là hai anh em họ Trình, và sau này, bởi Chu Hy, ta thấy người Việt vẫn không hẳn hiểu lễ chế như lễ trị. Lễ chế không hẳn là một chế độ lấy lễ để trị dân, hay để khống chế dân như trong tư tưởng của Tuân Tử và nhất là của nhóm pháp gia. Lễ chế được hiểu như cách sống, một lối sống phù hợp với phong tục tập quán và nhất là cá tính của mỗi địa phương, mỗi sắc dân "nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục". Ðạo vợ chồng ở Việt Nam không còn theo cái lễ mà chúng ta gọi là tam tòng. Người phụ nữ Việt không hẳn coi tứ đức như khuôn vàng thước ngọc. Những phụ nữ anh hùng như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Âu, và ngay cả hai Cô Giang, Cô Bắc không hẳn theo dúng đạo tam tòng tứ đức, nhưng lại là những người phụ nữ được kính trọng hơn cả.

4. Lễ Nghĩa

Ðối với người Việt, hai chuẩn mực quan trọng nhất, có lẽ là nhân nghĩa và lễ nghĩa. Nói là quan trọng nhất, bởi lẽ hiếu nghĩa, trung nghĩa, tín nghĩa đều được xây dựng trên nhân nghĩa và lễ nghĩa. Ta không thể có hiếu nếu thiếu nhân [52] ta cũng không thể có trung, có tín nếu thiếu nhân nghĩa. 


Tương tự, hành vi hiếu chỉ có thể biểu hiện qua lễ, qua thái độ (lễ độ), qua hành vi (lễ phép), qua lối suy nghĩ đạo đức đòi buộc (lễ nghĩa). Và cũng trong một mạch văn trên, lòng thành tín, lòng trung thành cũng chỉ có thể dãi bày ra được qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động hợp lễ. Một người yêu kính cha mẹ không thể có những ngôn ngữ vô lễ đối với đấng sinh thành. Một người trung quân không thể "cá mè một lứa" với nhà vua, y hệt một người học sinh tốt không thể "coi thầy bằng vung" bởi lẽ "không thầy đố mày làm lên." Từ đây, chúng ta nhận ra được là nhân nghĩa và lễ nghĩa là nền tảng cho mọi nhân đức khác.

Như phân tích trong tiết về lễ, nền tảng của lễ nghĩa mang tính chất bản thể, tức tính chất gắn liền với sự hiện hữu của con người. Như vậy, ta có thể nói là lễ nghĩa gắn liền với bản tính. Ðây là lý do tại sao nho gia Việt hiểu hay giải thích lý thuyết tính bản thiện của Mạnh Tử theo cái ý nghĩa của lễ nghĩa và nhân nghĩa, và theo đạo nhân cuả Khổng Tử. Là bản tính, lễ nghĩa không thể tách rời con người. Một người thiếu lễ nghĩa là "ngợm" như dân gian thường nghĩ. 


Sự việc làm con người siêu việt trên vạn vật chính là vì con người có lễ nghĩa. Ðiều mà chúng ta hãnh diện gọi là văn hóa Việt, thực ra là những cách sống, cách xử thế, cách tổ chức theo lễ nghĩa. [53] Ðiều mà chúng ta nâng lên hàng tinh thần, cũng chính là lễ nghĩa: hồn nước, lễ gia tiên, lễ giỗ tổ. Ðiều mà chúng ta coi như một yếu tố quyết định tương lai dân tộc, lại cũng chính là lễ và nghĩa. Lễ: "Tiên học lễ, hậu học văn" chứ không phải là "tiên học võ", hay "tiên học thuật" và sau đó mới học lễ. 

Và đây cũng là điều giúp chúng ta hiểu được tại sao, người Việt chúng ta chấp nhận "cái nết đánh chết cái đẹp"; họ hiểu cái sắc đẹp của phụ nữ theo hạnh, theo ngôn, theo dung và theo công. Trong khi nghĩa: cái nghĩa khí của những anh hùng liệt nữ, cái nghĩa của Lê Lai khi cứu Lê Lợi, cái nghĩa khí của Trần Quốc Toản, của Lê Văn Duyệt. Chính cái nghĩa này mới làm cho cái lễ phát huy được công năng của nó: tức làm con người có nhân cách, tức xứng đáng làm người.

Chỉ trong một mạch nguồn như thế, câu nói "Tiên học lễ, hậu học văn" mới được hiểu một cách trung thực hơn. Câu nói này không có nghĩa là lễ đi trước, văn đi sau, hay lễ quan trọng hơn văn (như ngay cả Giáo sư Kim Ðịnh từng hiểu, và cụ tìm cách chứng minh ngược lại), [54] nhưng muốn nói lên tầm quan trọng của lễ nghĩa: lễ nghĩa chính là nền căn bản của đạo làm người. Mà khi nói đạo làm người, người Việt muốn nhấn mạnh đến một con người (1) theo đúng cái đạo ai cũng phải theo, đó là: đạo con người trung thực, một con người thăng tiến, một con người tiếp tục và phát sinh ra giá trị của nhân loại. (2) Một con người trung thực đòi ta không được phản bội với những bản tính bẩm sinh của con người, mà bản tính đó vốn là nhân nghĩa, hay tính bản thiện, hay dĩ hòa vi qúy. (3) Một con người thăng tiến là một con người văn hoá (biến thành tươi đẹp theo đúng nghĩa của "văn nhân hóa thành"). Mà yếu tố quyết định văn hóa lại chính là lễ nghĩa. (4) Một con người toàn vẹn cũng là con người biết sáng tạo, hay cộng tác vào sự sáng tạo, làm con người và xã hội hoàn bị hơn. Sự sáng tạo, sự hoàn hảo được thấy rõ rệt hơn cả là sự hoàn bị của lễ. Ðây chính là lý do tại sao Khổng Tử yêu thích nhạc, lễ, và múa. Người Việt chúng ta cũng hiểu như vậy, khi lễ tế, lễ cúng, lễ bái, hôn lễ, tang lễ, vân vân, luôn là trung tâm sinh hoạt của con người Việt trong qúa khứ, và cả hiện nay. Nói cách khác, lễ nghĩa tạo ra nhân cách con người.


GS.Trần Văn Ðoàn
Ðại Học Quốc Gia Ðài Loan

* những chữ nghiêng đậm trong bài thay cho sự trả lời về Lễ đối với lũ động vật Tuấn Anh, Phan An, Lê Bùi Lân...nhất là động vật tạp chủng THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT NGU LÊ VĂN LANG.

RIÊNG NGƯỜI VIỆT LẬP BÀN THIÊNG TRƯỚC NHÀ MỖI NGÀY ĐỐT NHANG THÌ THẰNG ĐỘNG VẬT TẠP CHỦNG LÊ VĂN LANG THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT NGU NÀY HIỂU LÀ TẾ THÌ THẬT HẾT Ý. HA HA...KHÔNG BIẾT LŨ ĐỘNG VẬT NÀY ĐỌC CÓ HIỂU HAY KHÔNG NỮA

YÊU TỔ QUỐC, YÊU ĐỒNG BÀO CHÍNH LÀ CÁI LỄ ĐỀU TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT. CỐ MÀ HIỂU NHÉ LŨ ĐỘNG VẬT CÒN CỐ MÀ KHÔNG HIỂU THÌ BỌN MÀY CÀNG CHỨNG TỎ CHỈ LÀ LŨ CHÓ MÀ THÔI

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

LÊ VĂN LANG-Động Vật Tạp chủng Lê Văn lang quả danh bất hư truyền THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT NGU




Mấy ngày lễ lộc lo ăn nhậu không có thời gian ghé vào bờ lờ xem lũ động vật, đặc biệt là Động vật Tạp chủng LÊ VĂN LANG làm trò khỉ gì, sủa thế nào. Hôm nay, vào đọc cái mấy cái com của nó mà cười đến đau bụng. Đúng là thằng động vật này sợ thiên hạ tuy đã biết nó ngu nhưng không biết nó là THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT NGU


Công Tử Rừng Phong

Hôm qua 00:29

1
Trả lời

Bớ đầu tôm Phạm Đình Trúc Thu!
Lấp liếm kiểu như rứa là chít tía chú mày rồi! Này, chú mày đọc lại cho kĩ nhá!
==================
_"Ở bài này ghi cũng rất rõ G (GH), NG (NGH),Q (U) cũng chỉ là 3 phụ âm nhưng cái lũ dốt đó đã biến thành 6 phụ âm. Đúng là kinh khủng bởi chúng chẳng hiểu gì về ngôn ngữ nên cô nàng trần Thị Ngọc Huệ mới đếm ra 27 phụ âm. Đúng là dốt
Chính động vật tạp chủng Lê văn Lang cũng đếm thành 27!"_
======================
Vâng. Nếu tính theo âm vị, thì:
"G và (GH) cùng âm "gờ", NG và (NGH) cùng âm "ngờ", Q và (QU) cùng âm "quờ". Tổng cộng là 3 âm.

Vậy, theo cái danh sách dưới đây, chú mày tính kiểu gì mà ra "22 phụ âm đầu"??? Cho dù chú mày mò mẫm theo dấu phảy sau mỗi con chữ ghi âm đầu, hoặc trừ đầu trừ đuôi, chú mày cũng không thể có con số 22 quý hiếm đó nhà! :))

TRƯỚC ĐÂY TÔI ĐÃ TỪNG NÓI THẰNG LƯU MANH LÊ VĂN LANG CHỈ BIẾT ĐỌC CHỮ CHỨ KHÔNG BIẾT HIỂU CHỮ. GIỜ THÌ NÓ CÀNG THỂ HIỆN RÕ HƠN.
THIÊN ĐỊA THÁNH THẦN ƠI, THẰNG ĐỘNG VẬT NÀY VẪN CỨ TƯỞNG PHỤ ÂM LÀ CHỮ VIẾT, CHO DÙ TÔI ĐÃ CỐ TÌNH ĐƯA KHÁI NIỆM PHỤ ÂM CỦA WIKIPEDEA CHO LŨ ĐỘNG VẬT ĐỌC
Phụ âm
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Phụ âm là âm thanh của lời nói, được phát âm rõ ràng với sự đóng hoàn toàn hay một phần của thanh quản. Ví dụ [p] (tiếng Anh: "pop"), phát âm bằng môi; [t](tiếng Việt: "ta"), phát âm bằng phần phía trước của lưỡi; [k] (tiếng Việt: "cá", đừng nhầm lẫn với kh), phát âm bằng mặt lưng của lưỡi; [h], phát âm từ họng; [f] và[s], phát âm bằng cách đưa không khí qua một đường thoát hẹp; [m] và [n] là những âm mà không khí được thoát ra đằng mũi (âm mũi). Đối lập với phụ âm lànguyên âm.

Vì số phụ âm trong các ngôn ngữ trên toàn thế giới lớn hơn nhiều lần số ký tự trong bất kỳ bảng chữ cái nào, những nhà ngôn ngữ học đã tạo ra bảng mẫu tự phiên âm quốc tế (IPA) với mỗi ký tự ghi một âm.


KHÔNG CHỈ VẬY TÔI CÒN ĐƯA THÊM TÀI LIỆU TRÍCH TỪ SÁCH ĐẠI CƯƠNG VỀ TIẾNG VIỆT

1.Tiếng Việt có 23 âm vị là phụ âm. Tư ơng ứng với 23 âm vị phụ âm thì có 24 cách đọc (phát âm), và được ghi lại bằng 27 chữ viết. 27 chữ viết này được hình thành từ 19 chữ cái (con chữ)
-
http://maxreading.com/sach-hay/dai-cuong-ve-tieng-viet/he-thong-am-vi-29205.html

Chúng tôi viết "p+h, ..." là muốn biểu thị chữ ph, ... được tạo thành từ sự tổ hợp của 2 phụ âm p và h, ...

- Những âm tiết không có âm đầu (như: âm, êm, oai, uyên) khi phát âm được bắt đầu bằng động tác khép kín khe thanh, sau đó mở ra đột ngột gây nên một tiếng bật. Động tác khép kín ấy có giá trị như một phụ âm và người ta gọi là âm tắc thanh hầu, kí hiệu: /?/.
 HA HA... CHỈ CẦN PHÁT ÂM 22 PHỤ ÂM CỦA TIẾNG VIỆT LÀ THỂ HIỆN 27 CHỮ VIẾT  ĐẤY LŨ ĐỘNG VẬT NGU DỐT

THÔI THÌ ĐÀNH PHẢI CHỈ CHO CHÚNG VẬY.


Thí dụ 
phụ âm /k/ đọc là xê/quy/ca tương ứng với 3 chữ viết c,q,k
phụ âm / ŋ/ đọc là /ngờ/ tương ứng với 2 chữ viết ng,ngh

HA HA... CHẮC KHÔNG CẦN PHẢI TIẾP TỤC .
 THẾ MÀ HẮN VẪN TỎ RA HIỂU BIẾT KHI BẢO ĐẦU TÔM 
Chú mày càng hàm hồ lấp liếm chỉ càng lòi thêm cái dốt, cái mất dạy của cái đầu tôm của chú mày ra mà thôi! Điều quan trọng nhất là chú mày có biết "hình vị" và "âm vị" là cái chi chi không?
BÂY GIỜ THÌ ĐỂ TỰ NÓ TÌM RA 22 PHỤ ÂM VÀ 27 CHỮ VIẾT VẬY. HA HA...
Động vật tạp chủng Lê văn Lang quả là xứng danh thiên hạ nhất ngu dẫn đầu lũ động vật Khóc vô lệ * nước mắt cá sấu, Miền đất lạnh* nghĩa địa...V...V... ha ha....