Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Tâm đàm về cái Sự học, Tri thức và Trí thức




 Nguyễn Tất Thịnh
(Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia)



Ngày xưa, người có trình độ như ông Giáo Thứ ( trong Sống Mòn của Nam Cao ) có thể được xem là Trí thức. Nói chúng họ có vẻ như là người học rộng biết nhiều, và có trình độ được đào tạo cao hơn mặt bằng chung, thuộc tầng lớp được xã hội gọi là ‘Thày’, như Thày Giáo, Thày cãi, Thày thuốc…

Ở xã hội ta, nhiều chục năm nay, mặc định trong nhìn nhận của xã hội, Trí thức là ‘một tầng lớp học cao của xã hội’ có bằng cấp từ Đại học trở lên. Nhưng kì lạ hơn nữa, khi theo điều tra của cá nhân tôi, tầng lớp này, dường như, một cách phổ biến trong nhiều năm, được hầu hết cộng đồng xem rằng họ thường ở trong biên chế các Cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức lớn ( NGO chẳng hạn ). Đến nay thậm chí đương nhiên còn có sự so sánh – phải nói là có lý nhưng rất kì quái – Bằng Đại học Tại chức không bằng Chính qui, Trí thức trong biên chế Nhà nước được đào tạo tốt hơn Trí thức ở các tổ chức ngoài Nhà nước, Phó Tiến sĩ tức là Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học…



Giuyn Vecnơ viết: Biết quan sát, tận dụng từng điều nhỏ nhặt quanh ta tất có ngày đắc dụng. Có bà mẹ, nhà khá giả, muốn con hơn người, nhờ tìm Thày giỏi dạy cho con mình. Được giới thiệu đến Thày, chưa yên tâm, bà ấy hỏi lại: thế Thày của ông là ai, tôi muốn cho con tôi học người ấy cơ… Cuối cùng được dẫn đến Khổng Tử, bà cũng hỏi vậy. Khổng Tử bảo: Thày của ta là Hạng Thác, 7 tuổi, bên hàng xóm đó. Ý nghĩa của việc học là vậy ! Nhờ học mà tích lũy được Tri thức. Học ở mọi chỗ, học ở mọi người, ở mọi nơi, ở mọi lúc. Đi đến tổng kết thành các Qui luật, hình thành nên Qui tắc, xác định những Quy phạm. Nhưng điều mấu chốt là tạo trong Não khả năng tư duy, tôi tạm gọi là ‘Opening Source Knowledge’

Cụ Huỳnh Thúc Kháng, một Nho sĩ, có tư tưởng : học cho có Đạo đức, học cho có hiểu biết, học để giỏi ứng dụng. Thật là hay. Nhưng tôi muốn thêm vào cái sự học, từ thấp đến cao là : Biết -> Hiểu -> Hành -> Cải -> Đạo

Tri thức là hiểu biết mà Nhân loại đã tích lũy liên tục trong lịch sử phát triển, cần được chia sẻ rộng rãi và các nền giáo dục cần có trách nhiệm phổ cập dần để nâng cao dân trí theo hướng Minh Sáng, Thông Huệ, Trí Hành. Nhưng Trí thức luôn là tầng lớp tinh hoa của nền dân trí đó,khẳng định mình trên tòa nhà của Tri thức cao.

Triết lý làm việc của Trí thức là : SỰ THẬT + PHẢN BIỆN + CÁCH TÂN

Phương pháp làm việc của Trí thức là : CƠ SỞ KHOA HỌC + KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU + ĐỀ XUẤT HỌC PHÁP

Những phẩm chất giá trị của Trí thức là: CHÍNH HỌC + CHÍNH KHÍ + CHÍNH NHÂN ( Lưu ý : Chữ Chính – đúng đắn + chuẩn mực + ngay thẳng ! Đó là ngược nghĩa với chữ Tà )

Nếu một bộ phận lớn Nhân dân bị đẩy, cuốn vào quan niệm Tri thức là cái nơ vang vàng tim tím, Trí thức là người có mảnh bằng cấp xanh xanh đỏ đỏ, hết thảy có thể đi tắt đón đầu mà xì tiền mua ngay được ở những góc phố chợ để leo lên những ‘cái ghế quan chức’ … thì tận cùng của sự suy đồi về Dân trí rồi

Chân lý có Một, Sự thật có Hai, Cuộc sống có Đúng có Sai và có Cái Khác. Sách vở ghi chép những hữu hạn của Tri thức, nhưng nếu Trí thức là một cái đầu ai đó chứa đầy chữ nghĩa trong một đống sách vở mà đã có thể dương dương tự đắc là có học vấn hơn người, rồi trích dẫn, rồi đưa ra những lý luận giáo điều, những công thức sơ cứng mà phán xét, phủ định những cách khác thì đó là hủ nho vậy. Ghê sợ hơn là cản trở sự tươi mới, những thay đổi và phát triển bằng những danh bằng học vị hay bằng những ngụy biện ‘uyên thâm’ khiến người khác khó cãi cho được, mà thực ra là để giữ cái ghế của mình – đó chính là hủ bại vậy. Trí thức như thế nếu làm Lãnh đạo thì nguy khốn, mạt vận cho xã hội lắm thay!


Có Tri thức, là Trí thức mà khó sống tốt, khó được trọng dụng, khó phát triển thì lỗi tại điều gì ? Và tai họa sẽ là gì? Câu trả lời muôn thưở là đã quá rõ ràng. Nhưng nếu Xã hội có Tri thức và Trí thức thật sự và không chỉ là một vài lớp người mà thành một giai tầng, một đội ngũ thì tình hình đó nếu có chỉ là số ít, nhất thời, không diễn ra lâu dài được, không thế lực nào vùi dập được…Chúng ta mới hiểu thế nào là Sức mạnh của Tri thức và Quyền lực của Trí thức ( quyền lực Thứ Tư ), mới biết vì thế bất chấp sai lầm khủng khiếp Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc, những tai họa đày ải biệt xứ đến Siberia băng giá của Nước Nga, họ vẫn có những Tàu Vũ trụ, Năng lượng Nguyên tử…vẫn là Cường Quốc!

Trí thức một cách chính đáng và chính thống phải có mặt ở mọi tuyến đầu của Cuộc sống, ở vị trí quan trọng nhất trong xã hội, tham gia tiên phong giải quyết tích cực, trên cơ sở khoa học và thực tiễn những vấn đề, những bài toán Mới mẻ / Nóng bỏng / Phát triển. Có được vậy, nhờ vậy Nước Non Việt này mới khỏi tủi nhục. Nhưng có được như thế hay không lại phụ thuộc vào Thể chế chính trị, Cơ chế dùng người và Nhân sinh quan của Lãnh đạo được sinh ra từ đó rồi!!!

Cuối bài, tôi có vài lời tâm can:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét