Báo Văn Nghệ số 16 ra ngày 19 tháng 4 năm 2014 có đăng bài “Để hiểu rõ hơn thực chất của một luận văn” của PGS.TS Phan Trọng Thưởng, mà theo chapeau giới thiệu của báo Văn nghệ, đây là “toàn văn bản nhận xét phản biện của PGS.TS Phan Trọng Thưởng tại Hội đồng thẩm định luận văn do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thành lập” có những chi tiết vu khống nghiêm trọng về cá nhân tôi mà tôi buộc phải làm rõ.
Trước hết, xin được thưa rằng, tôi sẽ không tranh luận lại các luận điểm nhận xét về luận văn của tôi mà ông Phan Trọng Thưởng đưa ra, vì hai lí do.
Một, tôi đọc văn bản này như một văn bản được viết bởi một người đọc bất kì, dù đăng báo giấy hay đăng mạng, như các bài báo phê phán của Chu Giang và nhiều người khác dạo trước, hay như các bài viết khẳng định giá trị của luận văn. Ở góc độ này, tôi vẫn giữ ý kiến rằng, mọi người đọc đều có quyền nhận xét một sản phẩm theo cách mà họ muốn, và tôi, tác giả luận văn, trước hết, tôi chỉ có thể lắng nghe, nếu có duyên may thì được dịp trao đổi và học hỏi, nếu không, thì biết vậy thôi. Luận văn của tôi có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng, và tôi không (thể) can thiệp vào việc đọc nó, diễn giải nó như thế nào.
Hai, nếu quả thực đúng như lời báo VN, đây là “toàn văn bản nhận xét phản biện của PGS.TSPhan Trọng Thưởng tại Hội đồng thẩm định luận văn do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thành lập”, cũng theo báo VN, theo quyết định ngày 12 tháng 2 năm 2014 của trường ĐHSP HN, thì tôikhông có trách nhiệm phải trao đổi lại các luận điểm phản biện của ông Phan Trọng Thưởng vì lẽ: Tôi (cũng như người hướng dẫn và các thành viên hội đồng chấm luận văn của tôi năm 2010) không được biết tới quyết định thành lập hội đồng này, không được chứng kiến quá trình làm việc của hội đồng, không được dự cuộc phản biện của hội đồng thẩm định. Trong hội đồng chấm luận văn năm 2010, sau khi các thành viên hội đồng trình bày nhận xét của họ và nêu câu hỏi cho học viên, tôi có cơ hội và nhiệm vụ trao đổi lại và trả lời các câu hỏi, các chất vấn của họ. Một hội đồng thẩm định lại luận văn, nếu tôi, tác giả luận văn, là người được tham dự, tôi sẽ có trách nhiệm phải hồi đáp các nhận xét phản biện này.
Điểm mà tôi bắt buộc phải làm rõ và tôi đề nghị ông Phan Trọng Thưởng, với tư cách là tác giả văn bản này, làm rõ, liên quan tới hai chi tiết trong bài báo, xin được trích nguyên văn, trong phần “Kết luận và kiến nghị của người nhận xét”, trang 18, Báo Văn Nghệ.
Kết luận 1 của ông Phan Trọng Thưởng:
“1. Như tác giả luận văn đã tự xác nhận, đây là một luận văn “chính trị đội lốt văn chương”: (Trang 18, báo VN). Tôi đề nghị ông làm rõ tôi đã “tự xác nhận” điều đó như thế nào, trong đoạn trích dẫn nào.
Kết luận 2 là một chi tiết không minh bạch về thông tin, có thể gây hiểu lầm và dẫn tới những cáo buộc nghiêm trọng:
“2 – Từ luận văn này, với bút danh Nhã Thuyên đã phát triển thành 5 tiểu luận nằm trong một cấu trúc thống nhất mang tên: Những tiếng nói ngầm được đăng trên trang mạng internet (Damau) dưới sự tài trợ của các tổ chức nước ngoài.” (trang 18, báo VN)
Về dự án này, tôi đã nói rõ trên blog cá nhân mình. Xin xem ở đây:
Về Những tiếng nói ngầm:
http://junglepoetry.wordpress.com/2013/07/14/ve-nhung-tieng-noi-ngam/
Kết quả của dự án, gồm 5 tiểu luận dài, 1 video tư liệu phỏng vấn mà Damau là nơi đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này xuất bản chúng online:
Lời cảm ơn: – Damau đăng cùng video tư liệu. Cũng có thể xem ở đây.
http://damau.org/archives/26422
Một phỏng vấn khác bằng văn bản với Mở Miệng được thực hiện qua email, được đăng trên Damau và sau đó là Tiền Vệ cùng một khoảng thời gian:
Damau: Trò chuyện với Lý Đợi và Bùi Chát: Khước từ thoả hiệp để lựa chọn tự dohttp://damau.org/archives/20163
Tiền Vệ:
http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do;jsessionid=5B00DBFD1FFA4DDE491ABA7A3139CF1C?action=viewArtwork&artworkId=12829
Lời ngỏ: http://damau.org/archives/26260
Tiểu luận 1: Những va chạm: thơ ca, bối cảnh, cá nhân – một cách chia sẻ mối quan tâm cá nhân của tôi, và vì sao lại dẫn tới mối quan tâm này.
http://damau.org/archives/26280
Tiểu luận 2: Thơ ca của sự phủ định và sự phủ định thơ – về cách nhìn của tôi với cái gọi là thơ chính trị. http://damau.org/archives/26320
Tiểu luận 3: Cuộc nổi dậy của rác thải - đây là tiểu luận về Mở Miệng, và thực ra có thể xem là sự viết lại luận văn cao học của tôi.
http://damau.org/archives/26332
Tiểu luận 4: Những tiếng nói cộng hưởng – về các nhà thơ nữ.
http://damau.org/archives/26386
Tiểu luận 5: Nguyễn Quốc Chánh - một nhà thơ -bóng tối trọn vẹn như tôi nhìn thấy, cảm thấy, nếu tôi cần hình dung bằng một ẩn dụ.
http://damau.org/archives/26342
Có mấy điều mà tôi nhất định phải khẳng định lại như sau:
1. Dự án Những tiếng nói ngầm được hoàn thành sau khi tôi tốt nghiệp cao học trường Sư phạm. Trong thời gian này, tôi vẫn sống và làm việc như một người viết tự do. Đây là dự án cá nhân mà tôi phát triển một phần từ luận văn. Dự án này không phải chỉ viết về Mở Miệng.
2. Damau, nơi các tiểu luận của dự án này được đăng tải, không phải là một trang mạng internet trôi nổi. Đây là một tạp chí văn chương độc lập và phi lợi nhuận, được sáng lập và điều hành bởi một nhóm các nhà văn, dịch giả người Việt/gốc Việt đang lưu trú ở các quốc gia khác nhau. Damau không trực thuộc một hội đoàn hay một tổ chức chính trị nào. Damau hiện tại cũng không trả nhuận bút cho các tác giả có bài đăng. Vì thế, Damau, nơi đăng tải dự án này, không phải là một “tổ chức nước ngoài” đã trả tiền tôi để tôi làm và đăng tải dự án này. (!)
Xin xem chủ trương của damau tại đây:
http://damau.org/chu-truong
Trích:
“Chủ trương của Da Màu là gì?
Da Màu chủ trương một diễn đàn văn chương không biên giới, một diễn đàn mở rộng cho mọi khuynh hướng sáng tác, mọi tác giả, mọi khai phá đúng nghĩa. Da Màu chủ trương một nền văn chương Việt Nam không đặt trọng tâm và không lệ thuộc vào một thể chế chính trị nào. Da Màu là một mô hình tiên phong chủ xướng một đối thoại tự do giữa các ngôn ngữ, đặc biệt là giữa những ngôn ngữ bên lề và những ngôn ngữ có thế lực kinh tế và chính trị. Da Màu chủ trương thúc đẩy văn chương Việt Nam đương đại vượt những rào cản để đạt mức phổ quát trong bối cảnh toàn cầu hóa.”
(hết trích)
Chỉ cần vào thư mục các tác giả tác phẩm đăng tải trên tạp chí online này, tôi có thể thấy không ít nhà văn, nhà thơ, dịch giả đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Thậm chí, trong phạm vi hiểu biết của tôi, có không ít tác giả là hội viên Hội nhà văn Việt Nam nữa. Nhưng điều đó có phương hại gì tới việc đăng tải tác phẩm trên một trang mạng văn học xuyên biên giới?
Đó là khẳng định từ phía tôi, với tư cách tác giả dự án Những tiếng nói ngầm, để làm rõ rằng, Damau chỉ là nơi xuất bản tác phẩm. Nó bình đẳng như các trang mạng văn chương khác, trong thời đại này. Có khác, là nó không thuộc một hội đoàn chính trị hay nghề nghiệp nào, chẳng hạn như trang của Hội nhà văn, của Viện văn học, hay các tạp chí online hoạt động được cấp phép trong nước.
3. Vậy đâu là nơi tôi đã nhận được tài trợ một phần cho dự án này? Tôi đã trả lời rõ ràng: đó là quỹ ANA (ArtsNetworkAsia), theo giới thiệu, bằng tiếng Việt của họ như sau: “Tổ chức Liên kết Nghệ thuật Châu Á (Arts Network Asia – ANA) là một nhóm các nghệ sĩ, nhà hoạt động văn hóa và nghệ thuật độc lập chủ yếu đến từ Đông Nam Á, với mục đích khuyến khích và hỗ trợ sự hợp tác nghệ thuật trong khu vực cũng như phát triển những kỹ năng quản trị và quản lý hành chính tại Châu Á. ANA khởi đầu tại Châu Á, dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, hoạt động cùng với các nghệ sĩ Châu Á và được thúc đẩy bởi phương châm hợp tác một cách có ý nghĩa..”
Xin xem trang web của họ, chọn ngôn ngữ mà bạn muốn đọc. Trang web support ngôn ngữ của các nước Đông Nam Á.
http://www.artsnetworkasia.org/main.html
Đây là file giới thiệu bằng tiếng Việt:
AboutTheNetworkVietnam
Như vậy,
- ANA là một tổ chức nước ngoài, nhưng không phải một tổ chức chính trị mà là một Tổ chức liên kết Nghệ thuật Châu Á.
- Để nhận tài trợ của tổ chức này, bạn cần phải làm gì? Bạn cần phải vào website của họ, xem hướng dẫn nộp hồ sơ và gửi hồ sơ tới họ, thường bao gồm CV và bản trình bày tóm tắt dự án (cá nhân hoặc có hợp tác) của mình, từ tư cách cá nhân hoặc nhóm, và các yêu cầu liên quan. Sau đó, mọi việc bạn có thể làm là chờ đợi xem hồ sơ của bạn có được nhận tài trợ hay không.
Tất cả các nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ, các nhà hoạt động nghệ thuật, văn hoá… đều có thể nộp hồ sơ xin tài trợ của quỹ ANA.
Tất cả các dự án được nhận tài trợ đều được thông báo công khai trên trang web của họ.
- Dự án của tôi, theo như tôi được biết từ các thông tin công khai trên trang web của họ, là dự án đầu tiên về văn chương ở Việt Nam được nhận tài trợ trong những năm gần đây từ quỹ nghệ thuật này. Điều này, tôi có thể lí giải rất đơn giản: Từ trước tới nay, ở Việt Nam, các nghệ sĩ thị giác, phim ảnh, hội hoạ, các nhà hoạt động xã hội, văn hoá, nghệ thuật… được tiếp xúc sớm hơn với các cách thức tìm tài trợ và họ cũng chủ động hơn trong việc tìm tài trợ từ các quỹ nghệ thuật độc lập. Khi tôi nộp hồ sơ cho dự án này, tôi muốn thử nghiệm hướng tìm tài trợ đó. Thay vì bạn tìm cách vào Hội nhà văn hay vào một hội nghề nghiệp nào đó và viết đơn xin tài trợ của Hội, và nếu bạn cũng không có khả năng tự tìm tài trợ từ các doanh nghiệp, các hội đoàn khác…, nếu bạn không dư dả tiền bạc để làm những việc bạn muốn làm, thì bạn có thể có những cách thức khác để hỗ trợ công việc của mình. Tìm tài trợ từ các quỹ độc lập là một cách phổ biến trên toàn thế giới.
Hẳn nhiên, tôi ước tôi không bao giờ phải vã mồ hôi viết các loại hồ sơ, dự án để tìm tài trợ! Vì đó không phải là công việc dễ dàng và dễ chịu. Cho tới thời điểm này, ANA là quỹ duy nhất mà tôi đã apply.
- Quỹ ANA chỉ là một trong vô vàn các quỹ nghệ thuật độc lập trên thế giới hiện nay, và là một quỹ hiếm hoi đến từ các nghệ sĩ Đông Nam Á và hướng tới việc hỗ trợ các nghệ sĩ châu Á, nhất là các nghệ sĩ Đông Nam Á.
Danh sách các nghệ sĩ Việt Nam nhận được tài trợ của quỹ này, tôi chỉ xin điểm danh họ từ trang web, theo thống kê năm như sau:
Năm 2012: nhóm Dragon, Thành phố Hồ Chí Minh với dự án Dragon Team.
http://www.artsnetworkasia.org/content/proposals/DragonTeam.html
Năm 2011: Nhã Thuyên, với dự án Underground Voices:
http://www.artsnetworkasia.org/content/proposals/NhaThuyen.html
Năm 2009:
Trương Thiên, nghệ sĩ thị giác với dự án về môi trường và nghệ thuật cộng đồng “Last Holidays”
http://www.artsnetworkasia.org/content/proposals/Truong-Thien.html
Nhóm +84, được tài trợ với dự án về múa đương đại kết hợp với hãng dân ca Việt Bắc, Thái Nguyên:
http://www.artsnetworkasia.org/content/proposals/84-Group.html
Tìm tài trợ cho các hoạt động nghệ thuật, văn hoá độc lập như một sự chủ động cho nhu cầu lao động và phát triển sự nghiệp của người làm văn hoá, nghệ thuật, cũng như vì nhu cầu trao đổi trong cộng đồng, hẳn nhiên là một việc làm bình thường trên thế giới này.
Từ những trình bày trên đây, tôi:
- bác bỏ cáo buộc không có căn cứ cho rằng tôi “tự xác nhận đây là một luận văn “chính trị đội lốt văn chương”.
- bác bỏ thông tin rằng tôi làm dự án Những tiếng nói ngầm với sự tài trợ của CÁC TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI như văn bản ông Phan Trọng Thưởng công bố trên báo Văn nghệ, nhằm cáo buộc tôi có “động cơ công kích, đả phá chế độ chính trị rõ rệt hơn” (trang 18, báo Văn nghệ).
- những thông tin như vậy mang tính chất vu khống rõ ràng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống cá nhân của tôi, một người viết văn tự do và không thuộc vào bất cứ tổ chức, hội đoàn nào cho tới thời điểm hiện tại.April 15, 2014
Samizdat và hơn thế nữa
Posted in underground voices project (2011-2012) ¶ 4 Comments
Câu chuyện samizdat (sẽ còn) là một câu chuyện dài ở ta và sẽ nhiều chỗ cho những thảo luận. Tôi chỉ đặt một cái ghi nhớ ở đây.
Báo Nhân Dân hôm nay có thể giải trí người đọc bằng một đoạn viết về samizdat. Tôi nghĩ đây là điểm duy nhất trong bài báo mà tôi muốn tranh luận lại. Tôi đang hình dung, với trách nhiệm của một tờ báo lớn, báo Nhân Dân có thể đăng cai mở một cuộc thảo luận công khai về Samizdat cho các nhà nghiên cứu, giới sưu tập, các nhà văn, các nhà xuất bản…tham gia trao đổi chăng?
http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/22905702-ho-dau-can-quan-tam-toi-khoa-hoc.html
Xin trích lại:
“Trong luận văn, ÐTT sử dụng khái niệm samizdat (tiếng Ðức là Samisdat) để khẳng định, biện hộ “thơ rác, thơ dơ”. Theo Wikipedia tiếng Ðức, Samisdat là khái niệm chỉ các ấn phẩm tự làm ra, bị cấm, nên ngoài việc đọc cho nhau nghe thì cách duy nhất là phổ biến bí mật. Với hình thức nhân bản truyền tay, Samisdat chỉ tồn tại trong thời chiến tranh lạnh, tác giả của Samisdat là một số người đi đầu phong trào chống chế độ. Theo các tài liệu khác thì khẩu hiệu của những người đã làm ra Samisdat là: “Mehr Samisdat schafft mehr Opposition” (Nhiều samisdat tạo ra nhiều chống đối); câu này được viết theo một vòng hình elip, để từ đó có thể hiểu là: nhiều chống đối tạo ra nhiều Samisdat! Ở CHLB Ðức, sản phẩm Samisdat hiện chỉ được lưu giữ ở nhà bảo tàng, kho lưu trữ, chưa bao giờ được xuất bản. Một vài người vì tò mò, hoặc vì muốn cổ vũ phong trào chống đối tại một số nước thì ra vẻ nghiên cứu để khoác cho Samisdat nhãn nghệ thuật, khoa học; còn về đại thể thì đến nay không mấy ai biết Samisdat là cái gì, người thuộc cái gọi là “thơ” trong Samisdat lại càng không. Vì Samisdat ra đời không phải vì mục đích văn học, mà chỉ là một phương tiện phục vụ hoạt động chính trị chống đối chế độ, nên khi “sứ mạng” xong rồi thì Samisdat cũng bị lãng quên.”
“Những gì xảy ra ở Liên Xô và Ðông Âu trong quá khứ, được ghi lại trong sách báo đã chỉ rõ rằng, Samisdat là một công cụ nguy hiểm đối với xã hội.”
(hết trích)
Tháng 7 năm 2012, Báo Tia Sáng đã bàn luận về vấn đề này:
- Bài của TS Giáo dục, nhà thơ, dịch giả tiếng Nga Nguyễn Thuỵ Anh, một người học Nga “Samizdat, từ bao giờ và như thế nào?”.
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&News=5388&CategoryID=41
Nếu samizdat là vô giá trị, hẳn ngày nay ta không được đọc B. Pasternak, A. Solzhenitsyn, M.Bulgakov… và nhiều tác giả khác. Nếu samizdat là vô giá trị, hẳn học sinh trong các trường học Việt Nam hẳn sẽ không có cơ may học Tố Hữu, Hồ Chí Minh và rất nhiều văn thơ cách mạng giai đoạn đầu vì họ cũng xuất bản samizdat.
Rộng hơn về câu chuyện về samizdat, là xuất bản phá cách đương đại, hay là xu hướng xuất bản độc lập đương đại. Tôi có từng trích dịch một phỏng vấn:
- http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&News=5402&CategoryID=41
- Nếu samizdat là vô ích, người ta đã không dành những chuyên đề lớn để nghiên cứu về nó trên thế giới. Đây là các bài báo trên tạp chí Poetics Today 2008 trong Chuyên đề Samizdat, chuyên đề tôi đã giúp ích tôi nhiều khi làm luận văn. Tôi xin upload lên đây các bản pdf để bạn đọc tiện tham khảo và trao đổi. Nếu các bạn quan tâm, có thể dịch các tiểu luận này.
- Joseph Benatov, Demystifying the Logic of Tamizdat: Philip Roth’s Anti-Spectacular Literary Politics
- J. Martin Daughtry, Sonic Samizdat”: Situating Unofficial Recording in the Post-Stalinist Soviet Union
- Alexander Gribanov, Samizdat according to Andropov
- Ann Komaromi, Samizdat as Extra-Gutenberg Phenomenon
- Martin Machovec, The Types and Functions of Samizdat Publications in Czechoslovakia, 1948–1989
- Peter Steiner, Introduction: On Samizdat, Tamizdat, Magnitizdat, andOther Strange Words That Are Difficult to Pronounce – poetictoday 2008
- Leona Toker, Samizdat and the Problem of Authorial Control: The Case of Varlam Shalamov
- Alexei Yurchak: Suspending the Political: Late Soviet Artistic Experiments on the Margins of the State
The Types and Functions of Samizdat Publications in Czechoslovakia, 1948_1989
Situating Unofficial Recording in the Post-Stalinist Soviet Union
Samizdat as Extra-Gutenberg Phenomenon
Samizdat and the Problem of Authorial Control-The Case of Varlam Shalamov
Samizdat according to Andropov
Late Soviet Artistic Experiments on the Margins of the State
Introduction- On Samizdat, Tamizdat, Magnitizdat, and Other Strange Words That Are Difficult to Pronounce
Demystifying the Logic of Tamizdat-Philip Roth’s Anti-Spectacular Literary Politics
April 8, 2014
Kaitlin’s book by ajar
Posted in events ¶ Leave a comment
Ajar can be touched (more) physically now:
chapbooks for sale. contact me at nhathuyenaz@gmail.com if you want a copy.
more about Kaitlin Rees and her poems:
http://ajarmagazine.com/2013/10/23/i-love-you-all-the-strangers/
And a show of poetry and painting:
From manzi art space:
10-24.04.2014 ::: NHỮNG BÓNG MA TÌNH CỜ
‘Những Bóng ma Tình cờ’ là dự án kết hợp giữa thi ca và hội họa của Kaitlin Rees và Baptiste Gilloz, với sự tham gia phiên dịch của Nhã Thuyên. Những bức vẽ trên toan với kích thước 116×92 cm không theo bất cứ chủ đề nào, nên có khả năng gợi lên bất cứ điều gì. Người xem được tạo một không gian mở để soi chiếu chính bản thân mình, tìm ra những điều có nghĩa, và cả những điều vô nghĩa. Tuyển tập bao gồm mười bài thơ nhìn nhận các tác phẩm hội họa từ bên ngoài, và dần dần đi sâu tìm hiểu vào bên trong; nhằm mục đích khám phá những mặt khác nhau của sự cân bằng trong các mối quan hệ. Trưng bày khai mạc vào ngày 10.04.2014 và kéo dài tới 24.04.2014, bao gồm các tác phẩm hội họa, một tuyển tập thơ nhỏ, và một video trình chiếu.
Khai mạc: 19h00, thứ Năm 10.04.2014
Trưng bày: 10-24.04.2014
Vào cửa tự do
10-24 Apr 2014 – CASUAL GHOSTS
‘Casual Ghosts’ is a collaborative project of poetry and painting between Kaitlin Rees and Baptiste Gilloz, with Nha Thuyen as translator. The 116×92 cm paintings on canvas are not of anything and so can evoke everything. They allow the viewer an open space for the projection of self, of sense, of nonsense. The ten poems collected in a chapbook start with a looking outward at these works, and end in a looking inward, exploring different faces of balance in relationships. The exhibition will include paintings, a small book of poems, and a video projection.
Opening: 7PM Thurs 10 April
Showcase: 10-24 April
Manzi Art Space, 14 Phan Huy Ich
Free entry
Yên San reads:
https://www.youtube.com/watch?v=G5ML3iFTCrM&feature=youtu.beApril 7, 2014
Khách thơ
Posted in Uncategorized ¶ 3 Comments
nhathuyen:
Tôi nhớ những khoảnh khắc khi tôi viết bài viết này. Khoảng thời gian đó, tôi nghĩ, một lần nữa, dù bất cứ chuyện gì xảy ra, mình cũng phải ôm mang cộng đồng (tưởng tượng) của mình, mình ôm mang ngôn ngữ của mình, và thơ ca, tình yêu, tình bạn đang ôm mang mình. Nhưng lúc này, một lần nữa, tôi căng thẳng đối diện với chính mình, để được tin lại một lần nữa, và thấy tan tác quá chừng, khó quá chừng.
Originally posted on NHA THUYEN:
————————————–Really love Google at the moment: Do you mean Poetry = (Don’t ) panic?————–
– Khách thơ gặp lúc mùa xuân chín –
- Hàn Mặc Tử & a dreaming non-reader-
1. Ba năm trước, khi tôi đang ở tuổi 24, một người bạn tặng tôi một câu trích từ một tiểu luận về Ezra Pound của T.S.Eliot, tiểu luận “Ezra Pound: His Metric and Poetry”: “When a poet alters or develops, many of his admirers are sure to drop off. Any poet, if he is to survive as a writer beyond his twenty-fifth year, must alter; he must seek new literary influences; he will have different emotions to express” “Khi một nhà thơ thay đổi hoặc phát triển, hắn ta chắc chắn sẽ để rơi rụng đi nhiều kẻ ái mộ. Bất cứ nhà thơ nào, nếu muốn sống sót như một người viết qua…
View original 1,722 more wordsApril 3, 2014
Đơn đề nghị & Phản hồi
Posted in Uncategorized, underground voices project (2011-2012) ¶ 15 Comments
Ngày 03 April 2014: tôi đi gửi đơn đề nghị ông hiệu trưởng và phòng sau đại học của trường ĐHSPHN minh bạch hoá những thông tin và các quy định pháp lý dẫn tới quyết định huỷ huỷ huỷ một chiều.
Ngày 13 April, nhờ vào dịch vụ chuyển phát nhanh, tôi nhận được thư trả lời của phòng sau đại học, trường ĐHSP, nơi cung cấp dịch vụ giáo dục sau đại học mà tôi đã sử dụng.
Đây là đơn đề nghị của tôi: Thuguihieutruongedit
16 April 2014: Đơn đề nghị lần 2. Nhắc lại những yêu cầu không được đáp ứng của lần 1.
Featured image: Oxane
Này em.
Trên đời này, được làm người là một chuyện khó. Phật kể, có một khúc gỗ bộng trôi lềnh bềnh trên mặt biển, bị gió thổi trôi dạt hết phương này đến phương khác. Lại có con rùa mù, cứ trăm năm mới ngóc đầu lên mặt biển một lần. Phật dạy, con rùa mù tìm cách chui đầu vào lỗ nhỏ của khúc gỗ trôi giạt khó khăn như thế nào, thì sinh ra được làm kiếp người cũng khó như thế ấy. Hàng triệu tinh trùng thi nhau mới có một tinh trùng gặp được trứng, bao nhiêu lần trứng rụng mới có một lần được thụ tinh. Phải tinh trùng ấy gặp trứng ấy thì mới là em, nếu không thì đã thành người khác rồi. Cái cơ duyên nó nhỏ từng ấy. Vậy cớ gì mà em không hạnh phúc?
Em có biết bao nhiêu cái thai phải bỏ đi trước khi được chín tháng mười ngày, bao nhiêu bà mẹ đau đớn vì mất con lúc còn sơ sinh, bao nhiêu đứa trẻ tử vong trước độ tuổi trưởng thành vì dịch bệnh, vì tai nạn, vì chết đói, có bao nhiêu em bé nhỏ tuổi hơn em mà phải lang thang bươn chải kiếm sống. Được lớn lên thành người, được cơ thể lành lặn, được cha mẹ nuôi nấng yêu thương cho ăn mặc học hành. Vậy cớ gì mà em không hạnh phúc?
Em đã gặp rất nhiều người trong đời, đã may mắn gặp những người yêu thương em và được em yêu thương. Dù những người đó không phải lúc nào cũng trùng nhau, nhưng người không thiệt bụng thương em thì đã (hay cũng sẽ) rời bỏ em, chỉ còn lại bên em những tấm lòng chân thật, những người yêu em vì chính em. Vậy cớ gì mà em không hạnh phúc?
source: cosmic-rebirth
Em đã được đi vài nơi, đã may mắn thấy được nhiều cảnh đẹp trong đời, ngày mặt trời lưng núi, đêm trăng treo mặt biển, được nhìn cây cối xanh tươi, được nghe chim muông ca hót. Những phép màu giản dị ấy, ngắm mỗi ngày mà không thấy cảm động sao, thiên nhiên diễm tuyệt dường ấy, được chiêm ngưỡng mà không thấy vui sướng sao. Vậy cớ gì mà em không hạnh phúc?
Em, em đã biết nhiều thứ trong đời. Đã nếm mùi vui, giận, buồn, ghét, đã biết chua cay mặn ngọt ra sao. Đã biết sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, biết thân này vốn hữu hạn. Nhận thấy thời gian của mình không có nhiều trên đời, những người em mến không ở mãi bên em. Vậy cớ gì em không trân trọng phút giây hiện tại. Vậy cớ gì mà em không hạnh phúc.
Em, em đã nhận những điều đẹp đẽ trong đời. Nụ cười, niềm vui, nỗi buồn, nước mắt, những cái ôm và những nụ hôn. Khi em trao tặng, cũng là lúc em được nhận lại. Cho nhiều thì nhận nhiều, đời đơn giản chỉ có thế thôi. Vậy cớ gì mà em không hạnh phúc?
Em, em đã làm kha khá điều trong đời. Và những mơ ước nếu cố gắng rồi em sẽ đạt được. Vậy thì sao phải ủ dột chán nản, vậy sao phải nóng nảy lo toan. Hãy ngồi đây ta cùng em thử chén trà thơm. Mùi trà thoang thoảng hương đưa, mùi cỏ dại gió lùa ngoài cửa sổ. Nhắm mắt một lát. Thở dài thật chậm, rồi hít vào thật sâu. Thấy mình đang sống, ngay tại phút giây này. Rồi em mỉm cười, trong lòng như nở hoa.
Chẳng có cớ gì để em không hạnh phúc.
Rosie Nguyen
Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã.
Gần đây, khi tình hình Biển Đông căng thẳng, nhất là sau khi Trung Quốc có những bước đi ngang ngược, bất chấp lẽ phải và sự thật như khẳng định yêu sách về “Đường Lưỡi bò”, lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa”, biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa”...
Nhà báo Chu Phương sinh năm 1960, Cử nhân Anh văn (1982), Thạc sỹ Báo chí truyền thông (1989), từ 1989 đến nay là biên tập viên công tác tại Ban biên tập đối ngoại củaTân Hoa xã.
Ông là nhân vật nổi tiếng có quan điểm thẳng thắn trong làng báo Trung Quốc, hồi tháng 3 năm nay, từng gây chấn động dư luận bởi là người viết những bài đầu tiên đăng trênBlog Sina.com phê phán Bạc Hy Lai và “mô hình Trùng Khánh” ngay từ khi nhân vật này còn đang trên đỉnh cao danh vọng và quyền lực.
Ngày 17-7, ông cho đăng bài viết “Hiện trạng Nam Hải (Biển Đông) có lẽ sẽ kéo lùi cải cách chính trị của Trung Quốc”.
Trong đó ông viết: “Ý nghĩa lớn nhất của việc lập ra “thành phố Tam Sa” là chường cho bàn dân thiên hạ thấy nỗi nhục của Trung Quốc; đồng thời cũng sẽ buộc chính phủ và quân đội Trung Quốc phải giở bài ngửa với các quốc gia xung quanh và quốc tế... Chúng ta từ nhỏ đã được nhìn thấy tấm bản đồ Nam Hải (Biển Đông).
Một đường biên giới đứt đoạn rất thô màu hồng đưa toàn bộ Nam Hải vào trong bản đồ Trung Quốc. Cho đến ngày nay chúng ta mới biết sự thực không phải như vậy. Cái đường biên giới quốc gia ấy không những các nước láng giềng và cả quốc tế không công nhận, mà ngay chính phủ và các học giả nước ta (Trung Quốc) cũng không giải thích rõ được”.
Trước đó, ngày 29-6, Chu Phương viết bài: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là trò cười quốc tế, mạnh mẽ yêu cầu hủy bỏ ngay!”. Bài này đã được nhiều diễn đàn mạng đăng lại.
Chu Phương viết: “Nhiều người dân nước ta đến giờ vẫn không hiểu Nga tại sao lại lần đầu tiên tham gia cuộc diễn tập quân sự lớn Thái Bình Dương do Mỹ chủ đạo. Kỳ thực, đó chính là sự phản ứng mạnh mẽ của quốc tế trước hành động thiết lập “thành phố Tam Sa” đi ngược lại luật quốc tế và vô trách nhiệm của Trung Quốc.
Nếu giai tầng lãnh đạo Trung Quốc đến giờ vẫn không đọc hiểu được thứ ngôn ngữ quốc tế chung đó thì sẽ kéo nhân dân Trung Quốc sa vào một cuộc chiến tranh không thể thoát ra.
Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là một trò cười quốc tế điển hình. Chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận sõ sai lầm to lớn của mình, sớm có hành động sửa chữa sai sót.
Bản thân tôi mạnh mẽ kêu gọi: hãy lập tức hủy bỏ “thành phố Tam Sa”, triển khai sớm nhất có thể được việc đối thoại mang tính xây dựng với các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông), dốc sức cho việc làm dịu tình hình căng thẳng ở Nam Hải, loại bỏ nguy cơ chiến tranh, đưa Trung Quốc quay trở lại với đại gia đình quốc tế”.
Chu Phương viết: “Trung Quốc đã trải qua kiểu hành động tùy tiện thời “Cách mạng văn hóa”, đã tự mình nếm trải thời kỳ “chính trị thống soái”, cần phải nhận thức được mình là thành viên của đại gia đình quốc tế, cần phải tuân thủ các chuẩn tắc và quy phạm mà cả cộng đồng quốc tế tuân theo.
Trong xử lý công việc quốc tế, nhất là xử lý các vấn đề phức tạp, tồn tại tranh chấp nghiêm trọng giữa các quốc gia, tuyệt đối không được tự mình hành động một mình theo quan niệm giá trị, quan niệm lịch sử và lập trường của mình, chỉ nói điều mình nghĩ; như thế không những không giúp gì cho việc giải quyết tranh chấp quốc tế, mà còn làm tình hình xấu thêm, gia tăng thêm quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước xung quanh.
Đồng thời cũng làm tổn hại đến hình ảnh và địa vị quốc tế của Trung Quốc, làm suy yếu tiếng nói của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Trong vấn đề ngoại giao, trong xử lý công việc quan hệ quốc tế, chúng ta cần phải có thêm nhiều nhà ngoại giao, nhà chiến lược quốc tế và những chính trị gia thực sự có tầm để tham gia vào việc quyết sách; quyết không nghe theo tiếng gào thét của những “cuồng nhân chiến tranh” hay để cho quân sự chỉ huy chính trị. Kinh nghiệm lịch sử của tất cả các quốc gia cho thấy rõ: quân nhân can dự chính trị chỉ đem lại tai họa cho đất nước”.
Về việc chính phủ Trung Quốc vội vàng tuyên bố lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa” bao gồm toàn bộ vùng biển trong “Đường biên giới 9 đoạn” mà họ tự vạch ra một cách vô căn cứ, Chu Phương thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là bước đi sai lầm nhất và không sáng suốt nhất của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông), khiến cả quốc tế chê cười những nhà quyết sách Trung Quốc thiếu kiến thức về luật quốc tế muốn thông qua việc thiết lập “thành phố”, ngang nhiên đưa công hải (vùng biển quốc tế) vào lãnh hải của nước mình.
Cách làm sai trái ấy không chỉ tạo ra tiền lệ quốc tế, mà còn trở thành trò cười quốc tế, tất sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Quá trình thiết lập “thành phố Tam Sa” thể hiện sự nóng vội và cẩu thả, rõ ràng là quyết định được đưa ra thiếu luận chứng khoa học và không sáng suốt.
Hành động này không chỉ đi ngược lại luật pháp và tập quán quốc tế, mà cũng trái với những quy định pháp luật của chính Trung Quốc về việc thành lập thành phố, càng đi ngược lại quốc sách và chiến lược phát triển hòa bình phù hợp mà Trung Quốc cần có”.
Ông phân tích: “Hành động sai lầm nguy hiểm vô trách nhiệm của một số người trong việc thiết lập “thành phố Tam Sa” đang đẩy nhân dân Trung Quốc sa vào miệng hố chiến tranh. Nhân dân Trung Quốc cần hòa bình, không cần chiến tranh. Trong việc xử lý vấn đề quốc tế và xử lý vấn đề quan hệ với các nước, Trung Quốc cần phải tỉnh táo, không được cuồng nhiệt. Trung Quốc cần làm một dân tộc có trách nhiệm, đứng thẳng giữa khu rừng các dân tộc thế giới; quyết không thể làm một “cô nhi thế giới” hành động ngang bướng. Trong việc giải quyết công việc quốc tế, Trung Quốc cần phải học cách tuân theo quy tắc trò chơi đã được cả quốc tế công nhận, tránh một mình một kiểu, mình khen mình hay, đừng để trở thành Triều Tiên thứ hai”.
Chu Phương thẳng thắn đề xuất ý kiến cá nhân: “Đối với vấn đề “thành phố Tam Sa”, chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận ra sai lầm lớn lao của mình, xin đừng ngại mất thể diện mà bỏ lỡ thời cơ. Trung Quốc cần sớm hành động, sửa chữa sai sót...
Kinh nghiệm lịch sử cho chúng ta thấy, một Trung Quốc cô lập sẽ không có tiền đồ. Việc Nga tham gia cuộc diễn tập quân sự Thái Bình Dương vẫn chưa khiến một số chính khách và quân nhân của ta tỉnh ra.
Trong thế giới ngày nay, sự phát triển của một quốc gia càng cần có sự quan tâm, tham dự và giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Đừng nói gì Trung Quốc đang tự coi mình là “quốc gia đang phát triển”, mà ngay cả Mỹ, “Siêu cường quốc duy nhất thế giới” hiện cũng đang ngày càng biết cách lợi dụng và dựa vào cộng đồng quốc tế để đạt được mục đích của mình”.
Ông kết luận: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là hành động tự cô lập mình của Trung Quốc, là một sai lầm chiến lược to lớn cần phải nhanh chóng sửa chữa!”.
Thu Thủy
Theo Sina.com, Zhoufang.blshe.com
Photo: Elena Shumilova
“Hãy chậm rãi khi chọn bạn, và càng chậm hơn khi đổi bạn.”- Benjamin Franklin
“Chọn bạn mà chơi” – chúng ta đã từng nghe thấy câu này nhiều lần, không từ bố mẹ thì cũng từ chính… những người xung quanh của mình với nhiều hình thức khác nhau. Vậy tại sao chúng ta phải chọn bạn? Vì chúng ta sẽ tiếp xúc với thế giới bên ngoài thường xuyên, những gì chúng ta làm ở độ tuổi của chúng ta dường như đều do ảnh hưởng từ người khác. Từ cách ăn mặc, đi đứng, cách nói chuyện cho đến thái độ với người đối diện…
Vậy cho đến khi nào thì chúng ta sẽ không còn bị ảnh hưởng từ những người xung quanh nữa? Khi chúng ta lên Đại học? Hay khi ta bắt đầu đi làm? Hoặc khi ta có người yêu? Chẳng có khi nào cả, vì quả Địa cầu này vẫn còn đang chứa chấp hơn bảy tỷ người!
Ngoài những mối quan hệ ta đang có, trong tương lai chúng ta sẽ còn có những mối quan hệ mới với những con người mới, và biết đâu chừng chúng ta sẽ thân thiết với nhiều người trong số đó nữa. Chúng ta sẽ mãi mãi chịu ảnh hưởng bởi những người xung quanh, từ lời ăn tiếng nói cho đến hành động, cả thái độ và phản ứng của họ trước mỗi tình huống. Không tin thì bạn cứ thử nhớ lại xem…
Suốt mấy năm học phổ thông, ai trong chúng ta cũng đều đã từng tiếp xúc với rất nhiều các “quý nhân” phò trợ việc học hành. Bố mẹ, thầy cô liên tục nhắc nhở, đốc thúc các kiểu. Bạn bè hết kiếm chỗ học thêm này tới chỗ học thêm khác để tu luyện, lại còn rủ ta theo cho có tụ để có gì còn học tập lẫn nhau cho dễ. Ngày qua tháng lại có nhiêu đó lặp đi lặp lại. Không phân biệt học sinh chăm ngoan hay thành phần cá biệt, không phân biệt học giỏi hay học dở, sớm hay muộn cũng sẽ phải vào guồng học tập chung với tụi nó dù có muốn hay không – hoặc là học giỏi hơn, hoặc là càng học thì càng… đuối.
Như bạn thấy đấy, chúng ta luôn bị ảnh hưởng bởi con người và môi trường xung quanh. Khi tiếp xúc một thời gian đủ lâu, chúng ta sẽ phải tìm cách hòa nhập và điều chỉnh lại bản thân để tập thích nghi, tựa như một bức tranh trống sẽ được tô vẽ đủ các thể loại màu sắc lên trên đó vậy. Vấn đề là bản thân mình liệu có trở thành một con người tốt hơn không, hay tính tình mình sẽ vô tình trở nên tiêu cực hơn trong môi trường đó cùng với những con người đó? Vạn vật luôn luôn vận động và thay đổi không ngừng, con người cũng không nằm ngoài cái vòng xoáy này…
Vì vậy việc chọn bạn mà chơi là một điều rất quan trọng. Nếu bạn chơi với những người giỏi về công nghệ điện tử, sau này bạn sẽ học được những điều liên quan đến thế giới công nghệ từ họ. Nếu bạn chơi với những người thường xuyên phàn nàn thế này thế kia, sớm hay muộn thì bạn cũng sẽ bắt đầu có thái độ phàn nàn giống y như những người đó. Nếu bạn gia nhập một đội chơi game Liên Minh Huyền Thoại, sớm muộn gì các bạn cũng sẽ vào game luyện tập tác chiến cùng nhau, nếu không thì lập đội để làm gì.
Dạo trước khi chơi Facebook, tôi có add friend một vài người mà ngoài đời tôi cũng không quen thân gì, tự dưng thấy họ add thì mình add lại thôi. Nhiều khi họ hay đăng lên những cái status mang nội dung rất tiêu cực. Thỉnh thoảng đăng lên thôi thì không nói làm gì, ai mà chẳng có lúc này lúc kia. Vấn đề là mấy cái status như thế cứ lặp đi lặp lại trên news feed hoài, không chỉ một lần mà là rất nhiều lần, ngày nào cũng như ngày nào chỉ có nhiêu đó chuyện! Không vì chuyện bản thân, thì cũng vì chuyện bố mẹ, bạn bè, xã hội các kiểu. Thậm chí có lần còn thấy cả một bài diễn văn kêu ca than vãn của một bạn nữ – dài tới nỗi phải bấm vô chữ See More mới xem được hết. Tưởng thế nào, té ra cớ sự là do… cái hột mụn bé tí teo nằm trên da mặt của cô nàng, đọc xong chỉ biết cười trừ cả buổi trời.
Facebook là trang cá nhân, làm gì trên đó là chuyện của mỗi người, về khoản này thì tôi đồng ý. Tuy nhiên, cho dù là mạng xã hội ảo đi chăng nữa, đằng sau những cái avatar và status ấy vẫn là những con người thật. Không phải là tôi không tôn trọng họ, vì dù có muốn hay không chúng ta vẫn cần phải cố gắng đối xử và tôn trọng mọi người như nhau – đó là nguyên tắc đối xử căn bản giữa người và người. Tôi chỉ không muốn dành thời gian với người cứ có chuyện là suốt ngày oang oang lên cho thiên hạ biết, mỗi lần đọc là mỗi lần cảm thấy căng thẳng và khó chịu âm ỉ ở đâu đó. Thà lướt qua không thèm đọc nữa hoặc unfriend luôn còn hơn phí thời gian để tiêu hoá những thứ linh tinh…
Tuy vậy, việc từ bỏ các mối quan hệ trong đời thực không đơn giản như một cái click chuột trên Facebook. Nhất là sau này khi đi làm, chúng ta sẽ thường xuyên tiếp xúc với sếp cùng với những người đồng nghiệp khác ở chỗ làm. Giờ lỡ ta không muốn giữ quan hệ với một ai nữa, chẳng lẽ giờ tới trước mặt người ta mà tuyên bố phũ phàng “tôi không muốn làm bạn với cậu nữa” sao?
Thật ra không nhất thiết phải thế, chỉ cần giảm thiểu thời gian tiếp xúc, có gặp mặt nhau chỉ cần nói vài ba câu xã giao là được để giữ sự tôn trọng tối thiểu cần thiết. Tìm người khác phù hợp hơn mà thiết lập quan hệ. Tìm đứa bạn khác mà chơi chung. Thậm chí chơi… một mình cũng được nữa nếu bạn cảm thấy không ai tốt hơn chính mình! Vì những người suốt ngày tỏ thái độ tiêu cực, chê bai này kia chẳng khác gì những “con giám ngục tinh thần” tựa như tụi giám ngục Azkaban trong Harry Potter vậy. Nghĩa là mới nghe thấy tên thôi đã cảm thấy chán nản và sợ hãi, một khi họ tiếp xúc với bạn là bạn cảm thấy như bị hút sức sống ra khỏi cơ thể vậy (cũng hên cho bạn là họ không có Nụ hôn chết chóc như mấy con giám ngục trong phim!).
Thế còn bạn, bạn có đang thường xuyên gặp phải những “con giám ngục tinh thần” ở trên không? Trên Facebook hay bất kỳ ai xung quanh bạn? Nếu có thì không nên tiếp xúc với họ nữa, tìm người khác! Chúng ta có thể không được chọn gia đình khi mới sinh ra, nhưng chúng ta vẫn còn có toàn quyền lựa chọn bạn bè. Người duy nhất có quyền lựa chọn này, chính là bạn đấy!
Vì những niềm đau khổ của chúng ta, đôi khi bắt nguồn từ những mối quan hệ lầm lạc…
Nhật Niên
Con gái lấy chồng, cha uống một bữa say
Một bữa thôi ngày mai đừng uống nữa
Trống hoác trống huơ nhà ngay ngọn gió
Ai nhớ kéo mền đắp ngực cho cha.
Con gái lấy chồng đâu phải xứ xa
Nhưng cũng chẳng gần như ngày hôm qua được
Khăn áo, vườn sân, vịt gà, cơm nước…
Cầu thang cao cha bước phải coi chừng.
Con gái lấy chồng cha ở với người dưng
Hàng xóm láng giềng tối đèn tắt lửa
Con muốn nói đến người dưng khác nữa
Áo rách cần người vá, cha ơi!
Con biết cha cười nhưng chẳng phải cha vui
Mười mấy năm, đầu dầm sương, chén cơm chan nắng
Ngày bé con đau, khát lời ru, lòng cha thắt quặn
Mong người đi chỉ một chốc quay về…
Con gái lấy chồng ít bữa lại về thăm
Nhưng chẳng thể gần như ngày hôm qua được
Đi cả đời bên con, khó gì đâu cha thêm một bước
Con lấy chồng rồi cha yên dạ, nghe cha!
Đứa con gái giật mình khi giọt nước chảy ra
Từ khóe mắt người đàn ông mười mấy năm không khóc
Ừ, có khó gì đâu thêm người đàn bà khác
Nhưng
Ngày con vu quy
Sao người đàn bà cũ vẫn không về!
Nguyễn Thị Kim Tuyến
Mạng tin “Đa chiều” của Mỹ bản tiếng Trung Quốc ngày 11/5 và 13/5/2014 liên tiếp đăng các bài phân tích về pháp lý của các học giả Trung Quốc đối với Biển Đông trong một số cuộc hội thảo. Họ cho rằng Trung Quốc bị đuối lý về phương diện pháp lý cũng như hiện thực ở Biển Đông. Cuộc hội thảo đã điểm lại bối cảnh xảy ra xung đột, những tác nhân gây ra xung đột, chiên lược của Mỹ đối với khu vực cũng như những chính sách không thực tế của Trung Quốc thời gian qua.
Về bối cảnh Trung Quốc tăng cường gây hấn với một số nước thời gian qua ở Biển Đông, nhất là đối với Philippin, Việt Nam và một số nước khác, hội thảo cho rằng, về khách quan, Trung Quốc rất lo ngại “nhân tố Mỹ” chen vào quá sâu ở Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, kiềm chế và cản trở chiến lược lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Ngay từ thời Bush nắm quyền, Mỹ đã nhận thức được “Cuộc đấu với Trung Quốc” mới là cuộc đấu thực sự đối với Mỹ trong chiến lược toàn cầu. Vì vậy, chiến lược “Trở lại Châu Á – Thái Bình Dương” và “Tái cân bằng Châu Á” trong đó lấy Trung Quốc làm đối thủ mới phản ánh đúng tầm quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Đến thời Obama làm Tổng thống, chiến lược này của Mỹ càng được thể hiện rõ nét hơn. Nên ông Obama thực hiện phương châm “Ra sức củng cố và tăng cường quan hệ với đồng minh truyền thống, Mỹ cần tăng cường mở rộng thêm bạn và đối tác mới” làm cho các nước ủng hộ Mỹ trong khu vực ngày càng tăng. Chiến lược này không hề giảm sút và lơi lỏng cho dù bị Nga phản kích ở Châu Âu, lấn chiếm Ucraina.
Trong nhiệm kỳ đầu, Obama đã liên tục đưa tàu tự do đi lại trong khu vực mà Trung Quốc gọi là “Cửu đoạn” hay “Biển nội địa” (inside sea) của Trung Quốc. Vì Mỹ cho rằng đây là “biển quốc tế” (open sea) và yêu sách chủ quyền về “Cửu đoạn” của Trung Quốc là vô lý.
Khi Obama bước sang nhiệm kỳ hai Tổng thống, Mỹ công khai phủ định và bác bỏ cái gọi là “Cửu đoạn” của Trung Quốc, ủng hộ các nước trong ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc, như Philippin, Việt Nam, Indonexia, Malaixia... ở Biển Đông, ủng hộ Nhật Bản bảo vệ chủ quyền quần đảo Senkaku (Điếu Ngư). Tháng 10/2012, Cố vấn an ninh Jeffrey Bader nói: “Yêu cầu về chủ quyền của Trung Quốc đối với Cửu đoạn không phù hợp với luật pháp quốc tế. Tuyên bố về chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc là mơ hồ, mập mờ nước đôi, khó hiểu”.
Tiếp đó, tháng 5/2014,Trợ lý phụ trách công việc Châu Á – Thái Bình Dương BNG Mỹ, Daniel Russel khi thăm các nước Châu Á đã mạnh mẽ lên án Trung Quốc và cho rằng yêu sách chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc đã phá hoại hòa bình ổn định khu vực. Cái gọi là “chủ quyền đối với Cửu đoạn” không phù hợp với luật pháp quốc tế. Tháng 3/2014, Tư lệnh Thái Bình Dương Samuel Locklear khi thăm Trung Quốc yêu cầu phía Trung Quốc giải thích về cái gọi là “Cửu đoạn” và cho rằng đây là vùng biển tự do đi lại.
Cùng với việc lên án trên, Mỹ luôn yêu cầu Trung Quốc phải thực hiện theo Công ước về Luật biển 1982 của Liên Hợp Quốc. Chính sách này của Mỹ khiến Trung Quốc lo ngại và tự mình nhận thấy bị đuối lý về cơ sở pháp lý của “Cửu đoạn”. Tàu chiến của Mỹ vẫn đi tuần tiễu trong vùng biển “Cửu đoạn” mà Trung Quốc không dám làm gì.
Do thực lực quân sự, nhất là hải quân thì Trung Quốc vẫn yếu thế hơn Mỹ, nên đã sử dụng “con bài Nga” răn đe Mỹ, như yêu cầu Nga cùng tiến hành cuộc tập trận chung “Liên hợp trên biển -2014” từ 20/5 tới 26/5/2014 mà Trung Quốc muốn thuyết phục Nga tiến sát đảo Senkaku (Điếu Ngư) và xuống sâu hơn xuống Biển Đông.
Đại tá Roman Martov, Người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương ngày 13/5/2014 cho biết phía Trung Quốc yêu cầu cuộc diễn tập kéo dài, tiến sát tới đảo Điếu Ngư mà Nhật Bản gọi là Senkaku hiện hai nước Trung – Nhật đang tranh chấp và đi xa hơn nữa xuống cả Biển Nam Trung Hoa. Dư luận báo chí Nga cho biết thời gian và địa điểm của cuộc tập trận chung này do chính Tập Cận Bình đề xuất với Putin nhằm kiềm chế Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương.
Mạng tin “Đa chiều” ngày13/5/2014 cho biết về quy mô, địa điểm cũng như thời gian tổ chức cuộc tập trận chung này rõ ràng thể hiện ý đồ của Bắc Kinh là muốn kéo Nga vào cuộc tranh chấp ở Thái Bình Dương, cùng Trung Quốc kiềm chế Mỹ, kéo Hải quân Nga vào cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng là Nhật Bản và một số nước ASEAN.
Về lý lẽ thì Trung Quốc bị đuối lý trên Biển Đông
Báo chí Hồng Công cho biết thời gian qua, các học giả Trung Quốc tiến hành một số cuộc hội thảo về vấn đề pháp lý đối với Biển Đông và rút ra kết luận là phía Trung Quốc bị đuối lý về các mặt, thể hiện như sau:
Một là, về thời gian. Tháng 9/1945, Tổng thống Harry Truman cho công bố “Thông cáo thềm lục địa” của Mỹ, chủ trương Mỹ có quyền quản hạt và kiểm soát thềm lục địa và đáy biển đối với vùng biển nội địa kế cận tiếp nối với biển quốc tế. Năm 1947, Trung Quốc dưới thời Quốc dân đảng cũng cho công bố một đường ảo đứt đoạn chủ quyền đối với Biển Nam Trung Hoa. Tức là Trung Quốc chỉ có chủ quyền đối với vùng biển đã tiến hành đo đạc dòng nước và đối với những đảo đã tiến hành thăm dò. Tuyên bố này bị Mỹ lên án, nhưng nhìn chung ít tranh chấp xảy ra với các nước láng giềng vì chỉ là đường ảo đứt đoạn.
Năm 1958, Trung Quốc ra “Tuyên bố về lãnh hải” đưa ra khái niệm biển nội địa nhưng không hề đề cập tới Khu vực Biển Đông và các đảo, bãi ở Biển Đông.
Tháng 2/ 1960 Indonexia công bố Pháp lệnh về vùng biển kể từ lãnh hải 12 hải lý trở ra.
Ngày 12/5/1977, Việt Nam công bố “Vùng lãnh hải, khu vực lân cận, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”, trong đó tuyên bố lãnh hải 12 hải lý và vùng đặc quyền khai thác kinh tế 200 hải lý.
Tháng 6/1978, Philippin ra tuyên bố “Pháp lệnh Tổng thống số 1599” trong đó có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ bản trở ra.
Tháng 4/1980, Malaixia cũng ra tuyên bố “Vùng đặc quyền khai thác kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ bản trở ra.
Năm 1982, Brunay cũng ra tuyên bố “Pháp lệnh ngư nghiệp Brunay” về vùng đặc quyền khai thác kinh tế 200 hải lý.
Năm 1986 Trung Quốc công bố “Luật ngư nghiệp”, năm 1998 công bố “Luật Vùng đặc quyền khai thác kinh tế và thềm lục địa” nhưng không hề chỉ rõ phạm vi Vùng đặc quyền khai thác kinh tế ở Biển Đông, càng không tuyên bố về biên giới ở Biển Đông. Năm 2012 khi Trung Quốc thành lập Thành phố Tam Sa quản lý vùng Biển Nam Hải, nhưng cũng không công bố cụ thể giới hạn như thế nào.
Như vậy, xét về mặt thời gian, Trung Quốc là nước công bố chậm nhất trong khi các nước khác đã tiến hành quản hạt và khai thác từ lâu. Hơn nữa, nhưng công bố đều rất mơ hồ về giới hạn địa lý, nên theo Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc là không phù hợp về thời gian cũng như tính pháp lý.
Hai là đuối lý về địa lý. Năm 1947, Trung Quốc thời Quốc Dân Đảng công bố chủ quyền đối với biển Đông chỉ là đường đứt đoạn, giới hạn trong khu vực bản thân Trung Quốc tiến hành đo đạc được mực nước, dòng nước chảy cũng như những đảo đã được thăm dò, chứ không có cái gọi là “Cửu đoạn” như của lãnh đạo Trung Quốc hiện nay. Nên nhìn chung được dư luận các nước trên thế giới (trừ Mỹ) và các nước láng giềng chấp nhận.
Ngay những tuyên bố của Trung Quốc, như “Tuyên bố về lãnh hải” năm 1958, “Luật ngư nghiệp” năm 1986 và “Vùng đắc quyền khai thác kinh tế” năm 1998 cũng không đề cập tới biển Biển Đông, nếu có đề cập cũng chỉ là “đường tưởng tượng” không có mốc giới hạn, nên không có giá trị pháp lý.
Trên thực tế, các nước như Indonexia, Philippin, Brunay, Việt Nam, Malaixia từ lâu nay đã tiến hành khai thác dầu khí và tác nghiệp ngay trên cái gọi là “Vùng biển” mà Trung Quốc gọi là của mình. Tàu cá, các tàu thăm dò của Trung Quốc tới vùng biển này đều bị các nước xua đuổi và bắt giữ. Rốt cuộc cái gọi là “Cửu đoạn” là như thế nào? Khái niệm này hoàn toàn mơ hồ và bản thân Trung Quốc cũng không thể lý giải nổi. Trên thực tế, bản thân lãnh đạo Trung Quốc biết rất rõ không có nước nào kể cả Trung Quốc hoàn toàn có hoàn toàn chủ quyền đối với toàn bộ cái gọi là “Cửu đoạn” mơ hồ này.
-Ba là, đuối lý về Khái niệm “Biển nội địa” và “Biển ngỏ”. Trung Quốc tự nhận có chủ quyền đối với “Cửu đoạn”, nghĩa là vùng Biển này là “Biển nội địa” của Trung Quốc chứ không còn là vùng biển quốc tế (open sea). Nhưng trên thực tế các nước đang khai thác, chiếm đóng nhiều đảo và kiểm soát các vùng biển này.
Tàu chiến Mỹ và tàu chiến các nước khác trên thế giới vẫn thường xuyên đi lại, tập trận trên vùng biển này không cần thông báo hoặc xin phép Trung Quốc, thậm chí tàu chiến Trung Quốc khi đi tuần tiễu bảo vệ cái gọi là “Biển nội địa” của mình khi gặp tàu chiến Mỹ đi tuần tiễu bảo vệ Philippin, thì lập tức ngừng lại giữ cự ly để tránh xung đột. Thời gian qua các tàu chiến Mỹnhư tàu USS Cowpens luôn giám sát tầu sân bay “Liêu Ninh” xuống Biển Đông, hay tàu chỉ huy LCC19 ngày 5/5/2014 đi vào vùng biển này gặp tàu chiến Trung Quốc, tàu chiến Trung Quốc đã chủ động dừng lại để tránh xảy ra xung đột. Điều này, lãnh đạo Trung Quốc biết rất rõ là do tính pháp lý không phù hợp, nên các nước vẫn tự do đi lại. Đặng Tiểu Bình đưa ra cái gọi là “Chủ quyền của ta, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”, bản thân chủ trương này chứng tỏ Trung Quốc không có chủ quyền.
Cũng giống như việc Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ ở Biển Hoa Đông với Nhật Bản, nhưng ngay ngày sau đó, máy bay B52 của Mỹ, máy bay của Hàn Quốc, của Nhật Bản đều lần lượt bay qua ADIZ mà không hề thông báo trước cho phía Trung Quốc. Bởi vậy, cái gọi là “Cửu đoạn” không có tính pháp lý, cho dù thời gian tới Trung Quốc có thiết lập cái gọi là “ADIZ thứ hai” ở Biển Đông cũng không có giá trị pháp lý như đã làm với Nhật Bản.
Tờ “Đa chiều” cho biết cuộc hội thảo kết luận rằng việc Trung Quốc vội vã đưa ra “Cửu đoạn” trong khi bị đuối lý và chưa chuẩn đầy đủ về thực lực, nên đây chẳng qua chỉ là biện pháp tình thế xí phần, đối phó với Mỹ. Xét về địa vị chiến lược, hiện nay Mỹ mới là “Trung tâm an ninh” của Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc đang muốn tranh giành, nhưng chưa thể với tới. Hiện Trung Quốc đuối cả về lý, đuối cả về thực lực, đuối cả về địa vị chiến lược, đuối cả về uy tín quốc tế. Thời gian qua Chủ tịch Tập Cận Bình cố gắng lôi kéo Nga về hùa với mình kiềm chế Mỹ tại Châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, các học giả Trung Quốc cho rằng để giữ hòa bình và ổn định Khu vực Biển Đông, biện pháp duy nhất là phải thực hiện theo “Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc”, bản thân Trung Quốc phải thực sự tuân thủ điều mình đã cam kết. /.
Kiều Tỉnh
Các học giả của Mỹ, Châu Á và Châu Âu đã lên tiếng vạch trần âm mưu này của Trung Quốc.
Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan vi phạm chủ quyền Việt Nam là một bước trong kế hoạch độc chiếm Biển Đông.
Giáo sư, Tiến sỹ Marvin C. Ott chuyên gia phân tích chiến lược chuyên nghiên cứu về Đông Á của Đại học John Hopkins, Mỹ
Theo Giáo sư, Tiến sỹ Marvin C. Ott, chuyên gia phân tích chiến lược chuyên nghiên cứu về Đông Á của Đại học John Hopkins, Mỹ, người thường xuyên xuất hiện trên kênh truyền hình CNN với vai trò bình luận viên về các vấn đề Châu Á, việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một bước trong kế hoạch đã được chuẩn bị kỹ lưỡng của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông. Quyết tâm của Trung Quốc nhằm kiểm soát các vùng đất và nước tại Biển Đông là rất rõ ràng trong suốt một thời gian dài
Thực hiện quyết tâm đó, Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt các vụ việc bất chấp luật pháp quốc tế, gần đây nhất là tranh chấp với Philippines tại bãi cạn Scarborough. Việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thực ra cùng một kiểu vụ việc đã xảy ra với Philippines và trong thời gian tới Trung Quốc có thể gây ra các vụ việc liên quan đến hàng loạt nước khác.
Giáo sư Gordon G. Chang, tác giả cuốn sách “The Coming Collapse of China” (Nguồn: doanhnghiepvn.vn)
Về hành động hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, trong bài viết trên tờ Forbes nổi tiếng của Mỹ, Giáo sư Gordon G. Chang chỉ ra rằng, Bắc Kinh có thể muốn tận dụng sự phân tâm của Washington trong cuộc khủng hoảng ở Ukraina hoặc thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama hay chỉ muốn uy hiếp một quốc gia nhỏ bé. Cho dù vì bất cứ lý do gì thì việc Trung Quốc đang làm đều rất nguy hiểm. Tác giả Gordon G. Chang khẳng định: “Lịch sử Việt Nam chưa bao giờ có chuyện lùi bước, ngay cả khi đối mặt với hành động khiêu khích của quốc gia láng giềng hùng mạnh như Trung Quốc.
Hai nước đã nhiều lần đối đầu… nhưng rõ ràng Hà Nội không sợ người hàng xóm của mình. Sẽ không còn niềm tự hào nếu người Việt Nam để Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng biển gần bờ của mình trong thời gian này mà không có sự ngăn cản”. Kết thúc bài viết, tác giả nhấn mạnh, tham vọng của Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền với hầu hết vùng lãnh thổ và vùng biển của các quốc gia xung quanh sẽ không dừng lại trừ khi bị buộc phải dừng lại.
Tiến sỹ Gregory Poling, chuyên gia về Đông Nam Á thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) (Nguồn: vietbao.vn)
Tiến sỹ Gregory Poling, chuyên gia về Đông Nam Á thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington cho biết, vụ việc giàn khoan càng chứng minh cho dã tâm của Trung Quốc muốn thay đổi hiện trạng ở Biển Đông bất chấp phản ứng của các nước. Đối với các bên tranh chấp khác với Trung Quốc trong khu vực Biển Đông như Philippines, Malaysia và Brunei, cũng như Nhật Bản ở biển Hoa Đông, sự việc này cho thấy Trung Quốc đang tiếp tục lập trường hung hăng, cứng rắn trong vấn đề tranh chấp biển.
Vụ việc này, cùng với các hành động tập trận Trung Quốc vào đầu năm nay của Bắc Kinh tại bãi ngầm James chỉ cách bờ biển Malaysia có 80km và bao vây, chặn tàu Philippines đi vào Bãi Cỏ Mây, là chỉ dấu rõ ràng cho thấy vì tham vọng tại Biển Đông, Bắc Kinh đã bất chấp các khiếu nại và hành động của các nước láng giềng, kể cả những nỗ lực dùng biện pháp trọng tài quốc tế để phân xử tranh chấp hay xích lại gần Hoa Kỳ.
Trung Quốc hạ đặt giàn khoan vì mục đích chính trị, muốn thử thách Mỹ. Đây là hành động nguy hiểm, vi phạm luật pháp quốc tế đồng thời làm dấy lên mối lo ngại từ các nước.
Ông Taylor Fravel, Giáo sư chính trị học tại Học viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ (Nguồn: vietnamplus.vn)
Giáo sư Chính trị học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) Taylor Fravel, chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề lãnh thổ của Trung Quốc, cho rằng việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD – 981 trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông là không có cơ sở pháp lý, phục vụ ý đồ chính trị với mưu đồ độc chiếm Biển Đông và thử thách Mỹ. Giáo sư Taylor Fravel khẳng định vị trí giàn khoan cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 120 hải lý, vì thế nằm trên thềm lục địa và nằm hoàn toàn trong Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Xét về mặt kinh tế, chưa có cơ sở chứng minh khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan có trữ lượng hydrocarbon lớn.
Vì thế, hạ đặt giàn khoan HD – 981 với chi phí xây dựng khoảng 1 tỷ USD và chi phí vận hành lớn không phải là một dự án nhiều tiềm năng. Từ đây có thể thấy rằng Trung Quốc sử dụng giàn khoan là nhằm khẳng định và thực thi quyền tài phán đối với các vùng nước mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông. Giáo sư Taylor Fravel còn nêu rõ, Bắc Kinh luôn có tham vọng mở rộng lãnh thổ và thích hành động đơn phương. Bằng chứng là trong những năm qua, nước này liên tục mời các công ty dầu khí nước ngoài đầu tư khai thác tại các lô ngoài khơi bờ biển Việt Nam.
Điều này càng cho thấy Trung Quốc có thiên hướng muốn bành trướng. Ngoài ra, Giáo sư Fravel cũng nhận định, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa kết thúc chuyến công du tới khu vực, trong đó có chuyến thăm hai quốc gia cũng có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông là Malaysia và Philippines, hành động của Bắc Kinh cho thấy nước này có thể đang tìm cách thử thách cam kết “xoay trục” sang Châu Á của Washington.
Về mục đích,ý đồ của Trung Quốc trong vấn đề này, Tiến sỹ Gregory Poling cũng cho rằng hoàn toàn không phải vì vấn đề kinh tế. Cũng chẳng phải dầu lửa. Trung Quốc chỉ có một giàn khoan như Hải Dương 981. Nó được sử dụng chính ở vùng biển Hong Kong, và ở khu vực không có tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc cần giàn khoan này sử dụng vào mục đích chính là khai thác dầu, thế nên họ tuyên bố chỉ cắm ở đó cho tới tháng Tám hoặc sớm hơn rồi rút về để khoan kiếm dầu thực sự.
Thế nên đưa giàn khoan tới chỉ là muốn gửi một thông điệp chính trị. Đối với Mỹ, Trung Quốc cũng đang phát đi một tín hiệu rằng Bắc Kinh không tin Washington có đủ tiền để làm những gì là cần thiết để bảo vệ các đối tác trong khu vực và ngăn chặn Trung Quốc bành trướng. Đối với cộng đồng quốc tế, hành động của Bắc Kinh đại diện cho một thách thức với luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Bên cạnh đó, có thể Trung Quốc cũng muốn khiêu khích Việt Nam, muốn Việt Nam có phản ứng vượt giới hạn. Bài mà Bắc Kinh vẫn sử dụng lâu nay là dùng các lực lượng phi quân đội nhưng vẫn đầy khiêu khích để đưa các nước vào bẫy.
Tiến sỹ Ernest Bower, chuyên gia hàng đầu về Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) (Nguồn: vov.vn)
Tiến sỹ Ernest Bower, cố vấn cao cấp phụ trách Nghiên cứu Đông Nam Á, đồng giám đốc tổ chức Sáng kiến đối tác Thái Bình Dương tại tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington DC, cho biết hành động gây hấn mới của Trung Quốc đang gây ra mối lo ngại cho các nước và Việt Nam có thể nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế từ vấn đề này.
Ông Ernest Bower nhấn mạnh, rõ ràng là sự gây hấn mới của Trung Quốc đang gây ra mối lo ngại trong các nước láng giềng. Hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng bày tỏ lo ngại trước việc một nước lớn sử dụng sức mạnh kinh tế – quân sự để thúc đẩy các lợi ích chủ quyền của mình, trong khi gây hại cho một quốc gia nhỏ hơn. Trong trường hợp này, gần như tất cả các quốc gia đều chia sẻ lợi ích trong việc thuyết phục Trung Quốc tham gia xây dựng và tuân thủ các quy tắc. Nếu không, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ bị mất ổn định bởi sự quyết đoán của Trung Quốc và thương mại – đầu tư trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Andrew Billo, học giả thuộc Asia Society, đang giảng bài tại Đại học Lý Quang Diệu, Singapore.
Học giả Andrew Billo, chuyên nghiên cứu về khu vực Đông Nam Á thuộc Hội Châu Á (Asia Society) có trụ sở tại thành phố New York khẳng định việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD – 981 vào thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Việt Nam là sự vi phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam theo Công ước luật biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Dự báo về tình hình Biển Đông sau hành động khiêu khích này của Trung Quốc, ông Andrew cho rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục hành động theo cách bất chấp luật pháp quốc tế và không tôn trọng chủ quyền đã được công nhận của các quốc gia láng giềng.
————-
http://www.baomoi.com/Hoc-gia-My-vach-tran-am-muu-cua-Trung-Quoc/119/13861934.epi
Trung Quốc và Nga vừa thông báo đã ký kết hợp đồng khí đốt trị giá khoảng 400 tỷ USD, BBC đưa tin. Theo thỏa thuận, Nga sẽ cung cấp khoảng 38 tỷ mét khối tấn khí đốt thiên nhiên mỗi năm cho nền kinh tế Trung Quốc đang nở rộ, bắt đầu từ năm 2018. Ảnh: BBC
Thỏa thuận giữa công ty khí đốt Gazprom của Nga và Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) có kỳ hạn mười năm. Hiện con số chính thức chưa được công bố, nhưng tổng giá trị của hợp đồng được ước tính đạt mức xấp xỉ 400 tỷ USD. Kênh RT ước tính Trung Quốc sẽ phải trả cho Nga 350 USD cho mỗi mét khối khí đốt.
Cổ phiếu của Gazprom lập tức tăng 2% trên thị trường chứng khoán Nga sau thông tin trên.
Theo thỏa thuận, Nga sẽ cung cấp khoảng 38 tỷ mét khối tấn khí đốt thiên nhiên mỗi năm cho nền kinh tế Trung Quốc đang nở rộ, bắt đầu từ năm 2018.
Trong mười năm qua, Trung Quốc nhập khẩu khí đốt từ nhiều nước, trong đó lớn nhất là Turkmenistan. Myanmar cũng vừa thêm tên vào danh sách các nhà cung cấp khí đốt cho Trung Quốc vào năm ngoái.
Một điểm cần được lưu tâm khác trong thỏa thuận lần này là việc xây dựng đường ống dẫn khí tới Trung Quốc.
Hiện chỉ có một đường ống duy nhất chạy dọc vùng viễn Đông Nga tới biên giới Trung Quốc có tên "The Power of Siberia". Đường ống được hoàn thành năm 2007, 3 năm sau khi Gazprom và CNPC ký thỏa thuận ban đầu.
Nhưng gói tài chính tiêu tốn khoản 22 - 30 tỷ USD để lắp đặt đường ống chạy vào Trung Quốc vẫn là tâm điểm nóng của các cuộc thảo luận gần đây.
Hiện Trung Quốc đang là bạn hàng thương mại lớn nhất của Nga với tổng trị giá giao thương đạt 90 tỷ USD năm 2013. Hai nước đang nhắm tới mục tiêu đẩy con số tăng gấp đôi trong 10 năm tới.
Hồng Thanh Quang
Trong đêm không định kiếm tìm
Bỗng nhiên giữa những nổi chìm gặp nhau
Cách xa hơn nửa địa cầu
Lặng thầm âm vọng thành câu ấm lòng
Người như một chấm sen hồng
Bao năm lưu lạc trên dòng thời gian
Ta toàn cô độc thành thân
Lạ thay khoảnh khắc thấy gần viễn phương
Mới hay rối lẫn thông thường
Đôi khi sáng tỏ con đường nhập ân
Chậm thêm chút nữa bàn chân
Để trên ngả rẽ khẽ hằn dấu nhau.
Wayne Karlin
Tham gia cuộc chiến ở Việt Nam khi tuổi đời mới mười chín, song năm mươi năm đã trôi qua, nhà văn Mỹ Wayne Karlin vẫn không ngưng ám ảnh về những thương đau mà cuộc chiến này gây ra đối với người dân hai nước.
Suốt năm mươi năm qua, nhà văn Wayne Karlin đã tích cực tham gia công cuộc “hàn gắn vết thương chiến tranh” qua hàng loạt hoạt động tích cực: sáng tác văn chương; tham gia hoạt động cùng các cựu chiến binh Mỹ như biểu tình phản đối chiến tranh, cùng thành lập công ty xuất bản tư nhân First Casualty Press (1973), biên tập sách của các nhà văn là cựu chiến binh Mỹ, giới thiệu và biên tập sách văn học Việt Nam dịch ra tiếng Anh, tham gia các hoạt động từ thiện của cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam như tặng toàn bộ lợi nhuận từ sách cho bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội - nơi từng bị phá hủy nặng nề bởi trận bom năm 1972, xây dựng trường học cho thiếu nhi ở Quảng Trị, tham gia dự án Renew (Tái tạo) hướng dẫn cho người dân Quảng Trị về việc phát hiện, tránh và vô hiệu hóa những quả bom chưa nổ…
- Có phải ông bắt đầu sự nghiệp viết lách sau khi giã từ nhiệm vụ của một người lính hải quân lục chiến Mỹ trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn từ 1966 - 1967?
- Đúng vậy, sau khi trở về từ cuộc chiến tranh Việt Nam, tôi học đại học và bắt đầu viết văn từ đó, dù tác phẩm đầu tiên của tôi - nội dung cũng về chiến tranh Việt Nam, không được xuất bản mãi cho tới năm 1973. Tôi thích đọc sách từ nhỏ và luôn muốn trở thành nhà văn. Nếu không tham gia chiến tranh, tôi nghĩ mình vẫn bước vào nghiệp văn, nhưng chiến tranh đã đem lại cho tôi đề tài sáng tác đầu tiên. Đó là sự kiện quan trọng nhất đã xảy ra đối với thế hệ tôi, với đất nước tôi, với chính tôi. Vì thế dĩ nhiên tôi phải viết về nó. Không phải tất cả sách của tôi đều viết về chiến tranh, nhưng chiến tranh hoặc di chứng chiến tranh đã từng và vẫn đang là trọng tâm trong sự nghiệp sáng tác của tôi.
Anh lính Wayne Karlin luôn tranh thủ đọc sách
- Tại sao chỉ tham gia cuộc chiến có một năm nhưng ông vẫn bị ám ảnh về cuộc chiến ở Việt Nam suốt mấy chục năm như vậy? Ông có nhớ gì về ngày 30.4.1975 khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng?
- Đúng là tôi đã bị tác động mạnh vì giết chóc và nạn đói vẫn tiếp diễn ở Việt Nam sau khi tôi về nước. Tôi vẫn có nhiều bạn bè trong cuộc chiến và nhiều người Mỹ vẫn dửng dưng về điều đang diễn ra lúc đó bởi họ vẫn có thể sống cuộc sống của họ và phớt lờ chiến tranh, chỉ trừ phi họ có người thân tham gia trong đó. Hồi học đại học, tôi đã tham gia vào một tổ chức hòa bình của sinh viên, rồi tổ chức cựu binh Mỹ chống chiến tranh Việt Nam, tham gia các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh, rồi làm việc tại nhà xuất bản First Casualty Press. Và khi ngày 30.4.1975 tới, tôi thấy khuây khỏa… nhưng cũng thương tiếc và giận dữ vì đã có quá nhiều người chết và quá nhiều công trình bị phá hủy.
- Có phải việc biên tập tác phẩm của cựu binh Mỹ đã dần khiến ông thay đổi suy nghĩ về Việt Nam?
- Thực ra tôi đã quay lại chống chiến tranh từ khi tôi vẫn đang ở trong cuộc chiến, vì tôi cảm nhận được chiến tranh đã hủy hoại cả hai bên, cả Việt Nam và Mỹ. Tôi đã chứng kiến bạn bè mình và cả những người Việt Nam phải chết mà không ai biết lý do tại sao. Nhưng tôi vẫn chưa hiểu thấu đáo hết toàn cảnh theo một nghĩa rộng hơn những kinh nghiệm mà tôi đã trải qua cho tới khi quay về nước và đọc thêm nhiều về cuộc chiến này, gồm cả tiểu thuyết và thơ về chiến tranh. Một số nhà văn Mỹ yêu thích của tôi (nhiều người trong số này cũng là bạn bè tôi) cũng đã tác động sâu sắc tới tôi và tới công việc của tôi như Tim O’Brien, Larry Heinemann, Phil Caputo, W. D. Ehrhart, Yusef Komunyakaa… Từ năm 1995, tôi cũng bị tác động nhiều từ tác phẩm được dịch ra tiếng Anh của các nhà văn Việt Nam như Hồ Anh Thái, Lê Minh Khuê, Bảo Ninh… Và tôi vừa đọc xong cuốn tự truyệnChuyện nghề của Thủy rất hấp dẫn của bạn tôi - đạo diễn phim tài liệu Trần Văn Thủy.
- Ông đã bắt đầu dịch, biên tập các tác phẩm văn học Việt như thế nào?
- Năm 1988, rồi 1993 tiếp đó, tôi là một trong số các nhà văn Mỹ được gặp gỡ các nhà văn Việt Nam thông qua trung tâm William Joiner. Năm 1988 và 1993 có một số nhà văn Việt Nam đến Mỹ, trong đó có Lê Minh Khuê. Chúng tôi đã làm việc cùng nhau. Đó là những trải nghiệm làm thay đổi cuộc sống khi được gặp gỡ những con người yêu bản thân mình bằng nhiều cách và không ai biết được rằng có thời điểm chúng tôi đã phải giết lẫn nhau nếu chỉ cần nhìn thấy nhau. Văn chương hay như một tấm kính và như một cánh cửa sổ: bạn có thể thấy chính mình phản ánh qua các nhân vật. Bạn cũng có thể nhìn thấy hoặc hiểu những thế giới khác nhau của họ. Những câu chuyện của tôi và về những người từng có thời phải giết lẫn nhau này luôn có sức mạnh ghê gớm. Sau đó, tôi, nhà văn Lê Minh Khuê và nhà văn Hồ Anh Thái thường bàn với nhau về một tuyển tập truyện nói về những ảnh hưởng của chiến tranh do cả nhà văn Mỹ và Việt Nam viết. Lần đầu tiên tôi quay lại Việt Nam vào cuối năm 1994 đầu 1995 để ký hợp đồng với các nhà văn Việt và Hội nhà văn Việt Nam. Kết quả là tuyển tập The Other Side of Heaven: Postwar Fiction (Phía bên kia góc trời - tác phẩm hậu chiến) đã ra đời, của nhà văn cả hai bên Mỹ - Việt, do tôi, Lê Minh Khuê, Trương Vũ chủ biên, có sự trợ giúp to lớn của nhà văn Hồ Anh Thái. Cuốn sách nhanh chóng trở nên ăn khách và đoạt giải thưởng Paterson năm 1998. Năm 1995, Lê Minh Khuê và Hồ Anh Thái sang Mỹ và chúng tôi đã đi thực hiện một tour giới thiệu cuốn sách này khắp nước Mỹ. Vì vậy Curbsone Press đã nhờ tôi hàng năm mang tới một tác phẩm văn học Việt Nam, và tôi đã thực hiện điều này được mười năm qua. Tôi và nhà văn Hồ Anh Thái đã biên tập một tuyển tập truyện có tên Love after war (Tình yêu sau chiến tranh) xoay quanh đề tài này và đã được xuất bản ở cả hai nước. Chúng tôi cũng cùng biên tập một số tiểu thuyết Mỹ đương đại.
- Ông thích tác phẩm của nhà văn Việt nào nhất?
- Có lẽ là của Hồ Anh Thái. Tôi đã giới thiệu ba tác phẩm của anh ấy cho ba nhà xuất bản của Mỹ là Curbstone, NXB Đại học Washington và NXB Đại học Texas. Tác phẩm của Lê Minh Khuê và Bảo Ninh cũng tác động tới tôi mạnh mẽ ở khía cạnh một cựu binh. Tôi yêu thích tất cả tác phẩm văn học Việt mà tôi đã giới thiệu nhưng phần lớn trong số chúng khá cổ điển như Truyện Kiều, Spring Essence (thơ Hồ Xuân Hương, John Balaban dịch)… Việc biên tập tác phẩm văn học của các nhà văn Việt đều rất khó. Tôi yêu thích sự dũng cảm và thành thực của các nhà văn Việt và những câu chuyện của họ đã giới thiệu cho độc giả về con người phức tạp trong những tình huống phổ biến toàn cầu mà bất kỳ ai cũng có thể bị dính vào.
- Việc viết đi viết lại những tác phẩm mang đề tài chiến tranh, việc biên tập các cuốn sách của các cựu binh Mỹ có khiến ông thấy kiệt sức?
- Đúng là tôi có cảm thấy kiệt sức và bị ám ảnh thật, nhưng tôi vẫn tiếp tục viết. Điều khiến tôi ám ảnh nhất là nhiều người trong số chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm phải viết nên sự thật về chiến tranh và chúng tôi phải sống lại với điều đó mỗi lần khi chúng tôi viết về nó một cách thành thực nhất. Tôi bị ám ảnh bởi những điều mà chúng tôi đã không học được và bởi cái cách mà chiến tranh đã tác động đến cả hai đất nước – những cựu binh Mỹ và gia đình họ; những người Việt đã bị thương hoặc bị chết bởi những quả bom còn nằm sâu trong lòng đất; hàng trăm nghìn “những linh hồn phiêu dạt” còn mất tích, những thế hệ chịu di chứng bởi chất độc da cam.
- Từng viết kịch bản và cố vấn làm một bộ phim liên quan đến Việt Nam, ông có muốn tiếp tục công việc này và xin ông chia sẻ về kế hoạch sáng tác sắp tới?
- Tôi rất vui khi tham gia vào đoàn phim The Song of the Stork (Vũ khúc con cò) và đã viết một kịch bản khác về Việt Nam cho một nhà sản xuất không phải là người Việt. Nhưng anh ấy chưa tìm được đủ tiền sản xuất. Và tôi hiện rất muốn chuyển thể cuốn sáchWandering Souls (Những linh hồn phiêu dạt, NXB Thông tấn xuất bản bằng tiếng Việt, 2009) của tôi lên phim truyện. Tôi vừa viết xong một cuốn tiểu thuyết mới, xoay quanh những tác động vào một thành phố nhỏ của Mỹ bởi những chiến tranh gần đây ở Iraq và Afghanistan. Và tôi cũng đang nghiên cứu hướng đi cho tác phẩm tiếp theo. Ngoài ra tôi cũng vừa biên tập xong một tác phẩm văn học Việt khác mà tôi chưa muốn công bố.
- Ông muốn nói gì với Việt Nam ở hiện tại?
- Tôi đã quay lại Việt Nam khoảng mười lần nhưng phải đến lần thứ tư, mới quay lại được vùng đất mà tôi từng tham chiến là Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và Quảng Trị. Tôi đã đi du lịch cùng bạn bè Việt Nam tại đây và luôn có cảm giác như được sinh ra lần nữa. Tôi biết các bạn còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục, nhưng tôi yêu đất nước xinh đẹp và con người nơi đây. Tôi sung sướng khi được ngắm nhìn Việt Nam trong hòa bình. Lần đầu tiên tôi được nhìn đất nước các bạn qua con mắt của một anh lính hải quân lục chiến mới mười chín tuổi, và con người trẻ trung này vẫn luôn ở bên tôi, qua con mắt đã già đi hiện giờ của tôi, cảm nhận được những điều kỳ diệu về trái tim của đất nước các bạn. Một trái tim từng bị che lấp bởi sự hiện diện của chúng tôi ở đó, với vũ khí trong tay. Tôi luôn mong muốn Việt Nam được hòa bình, hùng mạnh, tràn ngập cả hạnh phúc tinh thần, vật chất, và giàu có. Tôi ước mình sớm được quay lại Việt Nam.
- Cám ơn ông và mong đợi tác phẩm của ông sớm ra mắt với độc giả Việt!
Nhà văn Wayne Karlin hiện nay
Nhà văn Wayne Karlin sinh ngày 13.6.1945 tại Los Angeles, Carlifornia, Mỹ. Đã xuất bản mười tiểu thuyết (Wandering Souls, Marble Mountain, War Movies: Journeys to Vietnam, The Wished-For Country, Prisoners, Rumors and Stones, Crossover, Lost Armies, The Extras, Us…).Sách biên tập: Winning Hearts and Minds: Poetry by Vietnam Veterans, Free Fire Zone: Short Fiction by Vietnam Veterans;The Stars, The Earth, The River(Những ngôi sao, trái đất, dòng sông, tập truyện của Lê Minh Khuê, 1997); Behind the Red Mist (Trong sương hồng hiện ra, Hồ Anh Thái, 1998); Against the Flood (Ngược dòng nước lũ, Ma Văn Kháng, 2000); Past Continuous (Thời gian của người, Nguyễn Khải, 2001); The Cemetery of Chua Village (Nghĩa địa xóm Chùa, Đoàn Lê, 2005), Love After War: Contemporary Fiction from Viet Nam (Tình yêu sau chiến tranh - Văn xuôi đương đại Việt Nam, đồng chủ biên với Hồ Anh Thái, 2005), An Insignificant Family (Gia đình bé mọn, Dạ Ngân, 2009)… Ông là giáo sư giảng dạy ngôn ngữ và văn học tại College of Southern Maryland từ giữa thập niên 1980 đến nay.