Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

một tỷ hai trăm lẻ chín triệu con đường đi tìm chìa khóa





Nhà sư Nhất hạnh đi tìm Phật tâm trời Đông cách tân Phật pháp trời Tây

 đúng hay sai, thời gian chưa trả lời

Thi sĩ Bùi Giáng viết rằng, Nhất Hạnh tâm hồn bị vây khốn bởi Tây Phương (1)

đúng hay sai, thời gian chưa trả lời

Chúng ta cũng có thể hiểu, Bùi Giáng tâm hồn bị Đông Phương vây khốn

đúng hay sai thời gian chưa trả lời.

Nhà sư sạch tóc phân biệt người có tóc loay hoay nhập triều thùy thủ

thi sĩ tóc dài phân biệt người nghiêm trọng tóc ngắn lanh quanh kiến tích

trâu và rồng con nào dễ tìm hơn

đúng hay sai thời gian chưa trả lời

Con vật này dưới đất gọi là trùn

vào biển gọi thuồng luồng

bay lên gọi là rồng

chưa hề có ai thấy rồng thật.

Hơn 1500 năm trước Trương Tăng Dao họa long điểm tinh

không có tưởng ra có

có rồi vẽ mắt rồng bay

lập họa Siêu Nhiên

mãi 1920 mới có Siêu Thực.

Đúng hay sai thời gian chưa trả lời.

Có kẻ nuôi cá, tập cá từ nước lên bờ

đi như thú vật bốn chân

ngày ngày dẫn đi dạo

người người ngợi khen

Charles Darwin chứng minh tiến hóa.

Một hôm, cá lở vận rơi xuống sông

chết đuối.

Đúng hay sai thời gian chưa trả lời.

Ánh sáng đuốc thâm u làm đêm tăng kỳ tích đầy huyền hoặc

ánh đèn điện làm đêm sáng choang thấy rõ đường đi

ánh sáng nào cho tim niềm sung sướng

tự hào hơn

đúng hay sai thời gian chưa trả lời.

Trái đất có một tỷ hai trăm lẻ chín triệu con đường lớn nhỏ

đường nào cũng có người đi

người đi nào cũng cần ánh sáng

dù kẻ mù, vẫn cần đèn lồng. (2)

Mặt trời mọc phương Đông lặn phương Tây. Thật ra chúng ta xoay quanh mặt trời.

Mặt trăng mọc phương Tây lặn phương Đông. Thật ra mặt trăng xoay quanh chúng ta.

Trời và trăng soi sáng chân bước

đường đi hướng Đông đi mãi không tới Đông quay về gặp hướng Tây

đường về hướng Tây đi mãi không tới Tây quay lại gặp hướng Đông.

Đông và Tây khác nhau như máu tuần hoàn tẩy chất dơ mang khí thở vào trí tuệ.

Đông và Tây khác nhau như mắt thấy tai nghe đem tâm tình sung mãn hương thơm.

Nhất hạnh đi hướng Tây đi mãi gặp Bùi Giáng.

Bùi Giáng đi hướng Đông đi mãi gặp Nhất hạnh.

Đông và Tây khác nhau câu hỏi giống nhau câu trả lời:

Mỗi câu hỏi mang tới câu hỏi khác câu hỏi khác câu hỏi khác

mỗi câu trả lời như mở cánh cửa để thấy cửa khác đóng cửa khác đóng cửa khác đóng

cánh cửa cuối cùng bị khoá chặt không có chìa khóa

hỏi chìa khoá trả lời bất khả tư nghị hoặc đây là bí tích

trả lời chính là ổ khóa.





Không ai tìm thấy chìa khóa

không mở được cánh cửa cuối cùng

không biết gì phía sau

không thể đi trở về

thôi thì sáng tác hồi sau tái ngộ.

sáng tác cần phải có thưởng ngoạn

thưởng ngoạn lại yêu thích dâm dục tiền tài danh vọng giả dố

thôi thì dọa sợ cho xong.

Con nít bị dọa ma

thiếu nhi bị dọa hỏa ngục điện ngục nấu dầu cưa xương cắt lưỡi

lớn lên bị dọa ác lai ác báo gieo gió gặt bão

không ai nói gieo bão gặt được thứ gì

về già bị dọa bệnh tật chết chóc ân oán đời sau

suốt cả một đời bị dọa bởi Phật Chúa Muhammad Khổng Tử cha thầy quan quyền pháp luật trường học thầy cô ăn cướp ăn trộm giết người da trắng da đen da đỏ Mỹ Nga Tàu....v..v..

không phút nào ngơi nghỉ

làm sao không buồn khổ lo âu

làm sao không hoang tưởng hạnh phúc

làm sao không sợ cái bóng thiên thu?

Kẻ sống bị dọa có tội

kẻ chết bị dọa không được lên trời không được đầu thai

kẻ chưa sinh bị dọa tội tổ tông chờ sẵn

điều luật cha làm con chịu nay ở trần gian đã bỏ đã quên.

Nào phải Đông hay Tây vây khốn tâm hồn,chính sợ hãi vây tâm hồn khốn nạn.

Không ai tìm thấy chìa khóa nhưng mấy ai biết rằng không hề có chìa khóa?
sống là có chết là không, chìa khóa để làm gì?



Câu hỏi này sẽ mang tới câu hỏi khác câu hỏi khác câu hỏi khác..........
Thời gian chưa trả lời.



GHI:

(1): Không phải nguyên văn, chỉ là ý.
(2) Câu chuyện người mù đi đường cầm đèn, không phải cho ông mà cho người khác thấy.



Ngu Yên

Người




Bỗng nhiên cả hai muốn khóc
Giữa câu chuyện cuộc đời
Nước mắt đàn ông lặng lẽ ngược trôi
Nước mắt đàn bà mỉm cười mặn
làn môi

Không hẹn gặp mà bỗng thành gặp gỡ
Giữa điên đảo nổi trôi
Giữa trắng đen hay dở ngược xuôi
Xa xôi quá là hai số phận
Bỗng về đây hội tụ kiếp người



Giữa danh lợi mất còn thua được
Lênh đênh thế và cô đơn thế
Tựa vào đâu để hành trình không mỏi mệt
Trên ghế quyền lực
Hỡi người dịu hiền trầm mặc cô liêu

Giữa hoang mang nhân thế tình yêu
Gánh cả hai trên đôi vai mảnh dẻ
Giông bão qua rồi đời người hát khẽ
Hạnh phúc như con xúc xắc xúc xẻ
rủi may

Cho dù thế thì ta vẫn sống
Thẳng ngay một kiếp con người
Cho dù thế thì ta vẫn sống
Chia lòng nhân với mọi phận đời

Cho dù thế thì ta vẫn sống
Yêu đóa hoa nở giữa tinh khôi
Cho dù thế thì ta vẫn sống
Thẳm sâu trong tâm một chữ
Người

Có phải không- người ơi…


KimDung/Kỳ Duyên

Ra ngõ gặp nhà thơ



Tôi có một ông bạn rất thân. Thế nhưng từ ngày cả hai đứa về hưu, chúng tôi chưa một lần gặp lại, bởi lẽ ông ấy ở mãi quận Tây Hồ còn tôi ở tít tận khu đô thị Linh Đàm thuộc quận Hoàng Mai. Khoảng cách giữa hai nhà chúng tôi phải tới 15 km. Bỗng nhiên hôm vừa rồi ông gọi điện nói rằng sẽ đến thăm tôi. Tôi vừa mừng vừa cảm động. Mừng vì đã lâu rồi bạn bè mới gặp lại nhau.

Cảm động vì bầu trời Hà Nội từ tết âm lịch đến giờ ngày nào cũng u ám, ẩm thấp , đường xá bẩn thỉu , ấy thế mà ông vẫn không ngại . Tôi thật thà dặn bạn : “Ông cứ gọi taxi mà đi , mình sẽ trả tiền xe cho ông” . Ông bạn tôi chẳng những không tự ái mà còn khen : “Ông vẫn ga lăng như ngày nào” .

Tôi gọi điện đến nhà hàng Hương Rừng trong khu đô thị Linh Đàm đặt trước một phòng VIP và hẹn 11 giờ chúng tôi sẽ có mặt .




Khoảng 9 giờ đã có tiếng chuông bính boong . Tôi ra mở cửa . Trước mặt tôi là ông bạn thân đã ở vào cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng còn rất phong độ và lịch lãm : quần áo là thẳng tắp , giầy đen bóng lộn , kính trắng gọng vàng , đầu đội chiếc mũ phớt Nga mà ông đã mua từ hồi chúng tôi cùng học ở Viện Hàn lâm khoa học xã hội Liên Xô (AOH)
Tôi pha ấm trà Thái Nguyên mời bạn rồi nói luôn kế hoạch : Từ giờ đến 10 giờ 50 chúng mình đàm đạo ; 11 giờ ăn trưa , trong khi ăn tiếp tục nói chuyện ; 13 giờ mình gọi taxi cho ông về .
Vừa uống xong chén trà nóng , ông bạn đã thở ngắn , than dài :
– Về hưu rồi mà cũng chẳng được yên thân
– Sao thế ?
- Tất cả chỉ vì THƠ . Không hiểu sao từ ngày về hưu bà vợ mình lại sinh ra đổ đốn , suốt ngày làm thơ . Nào thơ có hay gì cho cam , toàn thơ “con cóc” . Khu dân cư mình có cả một câu lạc bộ thơ . Thành viên của cái câu lạc bộ ấy toàn là những ông bà về hưu hâm đến tỉ độ .



Nhà mình rộng rãi , bà vợ mình lại có tính bốc đồng ; hễ có ai khen thơ của bà ấy hay là sướng tít mắt lên . Thế là bà ấy được bọn họ “nịnh” , bầu làm chủ nhiệm câu lạc bộ và chọn nhà mình làm địa điểm sinh hoạt . Thời chiến tranh ra ngõ gặp anh hùng , bây giờ thì RA NGÕ GẶP “NHÀ THƠ” . Ớn quá!! Ngừng một lát , ông nói tiếp : Hôm 8/3 vừa rồi bà ấy triệu tập các “nhà thơ” của câu lạc bộ đến nhà mình sinh hoạt và chiêu đãi rất thịnh soạn .

Chỉ khổ con bé ô sin phải đi chợ từ sớm mua đủ thứ nào là thịt bò , thịt gà , bánh phở , rau thơm…Chương trình sinh hoạt của các “nhà thơ” hôm ấy là mỗi người phải đọc một bài thơ mới sáng tác , nếu đúng chủ đề 8/3 thì càng tốt . Họ “kính mời” bà vợ mình (chủ nhiệm câu lạc bộ) đọc thơ trước . Bà ấy đọc bài thơ mới sáng tác có tên là “Tình em” .




Thơ không ra thơ , thẩn không ra thẩn mà các thành viên cũng vỗ tay rào rào . Người tiếp theo là một ông có chất giọng đặc sệt xứ Nghệ . Ông ta xin đọc một cụm bài thơ ngắn vừa mới sáng tác theo đúng chủ đề 8/3 . Ông ta hắng giọng rồi đọc bài thơ đầu tiên
 

Hôm nay mùng tám tháng ba
Rủ nhau xem chị em ta đánh cầu
Lông bay vùn vụt trên đầu
Ngó qua thì tiếc , nhìn lâu thì thèm

Tiếng vỗ tay lại nổi lên rào rào . Bà vợ mình với tư cách là chủ nhiệm câu lạc bộ trịch thượng khen : “chuẩn không cần chỉnh” . Cứ thế , cứ thế hết ông này đến bà kia thi nhau đọc các “tuyệt phẩm” của mình . Toàn thơ con cóc . Ngay từ đầu mình đã phải sơ tán lên phòng làm việc ở tầng hai , đóng chặt cửa lại , nhưng các “nhà thơ” vẫn cứ oang oang , người thì đọc , kẻ thì ngâm , nghe mà muốn ói…Phải đến 13 giờ các vị ấy mới tan cuộc.

Các “nhà thơ” chơi hết sạch cả hai chai rượu Chivas 18 mà thằng con rể mình nó đi Xingapo về biếu . Tức điên người nhưng chả lẽ lại cãi nhau với bà ấy . Mà có cãi nhau thì mình thua là cái chắc . Thôi thì “tránh voi chẳng xấu mặt nào”



Kể đến đây , ông bạn dặn tôi : Khi nào ông đến nhà mình thì phải gọi điện trước . Nếu bà ấy có nhà thì mình hẹn ông tới nhà hàng nào đó rồi vừa nhâm nhi vừa nói chuyện . Để bà ấy gặp ông thì dứt không ra đâu . Bà ấy sẽ đọc thơ cho ông nghe cả ngày . Tính ông lại cả nể , hay khen người khác . Ông mà khen thơ của bà ấy thì “thôi rồi Lượm ơi !”

*
* *

Tôi rất tâm đắc với câu nói của ông bạn : RA NGÕ GẶP “NHÀ THƠ” , cho nên buổi chiều hôm đó tôi lục lại tất cả các tập thơ mà người ta tặng trong thời gian gần đây . Có tất cả hơn 10 quyển . Tác giả đủ loại . Nhà thơ xịn , là hội viên Hội nhà văn khoảng ba , bốn người . Còn lại là những “nhà thơ nghiệp dư” đã về hưu mà tôi từng quen biết . Họ đều đề tặng rất trân trọng . Thí dụ : “Kính tặng anh Tiến Hải” , “Kính tặng đồng chí Tiến Hải” , “Thân tặng anh Tiến Hải” .

Mấy ông bạn đồng môn thời học phổ thông hay đại học thì đề tặng thân mật hơn . “Thân quý tặng Tiến Hải” , “Tặng Tiến Hải” hoặc “Tiến Hải ơi , tặng mày đọc cho vui”…Có điều rất lạ , tất cả các tập thơ đó đều do những nhà xuất bản danh tiếng xuất bản như : “Nhà xuất bản Văn học” , “Nhà xuất bản Hội nhà văn” , “Nhà xuất bản Phụ nữ” , “Nhà xuất bản Thanh niên” , “Nhà xuất bản Thông tấn” . Sách được in trang trọng , giấy tốt , trình bày rất đẹp và ở bìa bốn thường có ảnh của tác giả kèm theo vài dòng trích ngang về tiểu sử .



Thú thật , vì câu nói của ông bạn mà lần này tôi mới có dịp đọc kỹ những tập thơ đó . Đúng là có nhiều bài không phải là thơ . Tôi xin trích nguyên văn một số câu ở một số bài trong một số tác phẩm của một số tác giả nhưng vì tế nhị nên không ghi rõ xuất xứ . Thí dụ :
Chúng tôi đến nhà anh một buổi chiều
Thắp hương kính cẩn viếng cha anh
Anh chắp tay rì rầm khấn vái
“Kính lạy cha !
Đây là vợ chồng bạn con thân thiết
Chúng con sống với nhau có trước có sau
Xin cha phù hộ độ trì cho cô chú ấy được hạnh phúc dài lâu
Và phù hộ cho tình bạn của chúng con suốt đời chung thủy
….
Hoặc :
Bố mẹ đi làm
Bà cháu ở nhà
Tìm đủ cách chơi
Để mà dỗ bé
Nào là đi chợ
Mua sắm các thứ
Bà bán cho tôi
Thứ này thứ nọ
….
Hoặc :
Hai đứa chúng ta cùng chung họ
Lại chung đèn sách một mái trường
Cuối đời còn gánh chung một việc
Làm báo cho ba đời Thủ tướng
….
Nhiều lắm , nhưng chỉ xin trích mấy câu ở mấy bài thế thôi để bạn đọc còn cảm thấy thòm thèm

*
* *

Mỗi nhà thơ chỉ cần có vài ba bài thơ để đời là quá đủ . Thí dụ , nói đến Hoàng Cầm , người ta nghĩ ngay tới bài “Bên kia sông đuống” ; nói đến Hữu Loan , người ta nghĩ ngay tới bài “Màu tím hoa sim” ; nói đến Quang Dũng , người ta nghĩ ngay tới bài “Tây tiến” ; nói đến Nguyễn Bính , người ta nghĩ ngay tới bài “Cô hái mơ”…Nói cho thật khách quan và công bằng thì nhiều nhà thơ xịn vẫn có những bài thơ dở . Vì sợ động chạm , tôi không tiện trích dẫn , xin bạn đọc thông cảm .

Lại phải nói thêm . Có những người không phải là nhà thơ , nhưng vẫn có một số bài thơ hay . Chi bộ tôi có một ông tên là Hoàng Thái Sơn . Nghề nghiệp của ông là kỹ sư địa chất , không liên quan gì đến thơ ca . Ấy thế mà vừa rồi ông cho ra mắt tập thơ ĐÊM TÌNH YÊU , nxb Hội nhà văn . Tập thơ dày 236 trang gồm 171 bài , khổ sách 13x19cm .

Ông sang tận nhà tôi chơi và tặng tập thơ này với lời đề tặng rất trân trọng : “Kính tặng đồng chí Tiến Hải” . Ông khiêm tốn nói : “Tôi không phải là nhà thơ nhưng vì rất yêu thơ nên mới có tập thơ này . Mong đồng chí Hải xem và cho ý kiến nhận xét nhé” . Tôi đã đọc hết cả 171 bài thơ trong tập thơ ĐÊM TÌNH YÊU của ông . Tất nhiên khả năng thẩm định thơ của tôi thua xa chị Kim Dung – Kỳ Duyên nhưng cũng đủ trình độ để nhận biết bài thơ nào là hay , bài thơ nào là dở .

Trong tập thơ ĐÊM TÌNH YÊU của ông Hoàng Thái Sơn có một số bài thơ khá hay .Tôi xin trích nguyên văn một số bài ngắn để chị Kim Dung – Kỳ Duyên tham khảo và bạn đọc thưởng thức :

CHIỀU HÔM
Chiều ơi !sao lặng thế chiều
Cho tôi đôi cánh sáo diều để bay
Bầu trời man mác hương say
Gió du khẽ lá , đám mây mơ màng
Dòng sông nước chảy dịu dàng
Con đò ai đã sang ngang mất rồi
Chiều hôm quyến rũ hồn tôi
Hoàng hôn buông bóng khép đôi mắt buồn

EM ĐẾN BÊN ANH
Em đến , hoa sim lại nở đầy
Mắt trong như ngọc tím thơ ngây
Mây trôi nhè nhẹ ru hồn gió
Nắng phủ tình thơ lên vòm cây

HOA HỒNG VÀNG
Hoa hồng vàng lung linh trong nắng
Sắc màu vương giả ánh kiêu sa
Hương thơm quyến rũ hồn tao khách
Sâu nặng tình yêu trong kiếp hoa

*
* *

Mấy năm nay với sự ra đời của hàng nghìn câu lạc bộ thơ của các cụ về hưu trong toàn quốc và việc xuất bản quá dễ dãi của các nhà xuất bản (miễn là tác giả có tiền) làm cho nhiều người lo ngại về chất lượng của nền văn học nước nhà . Nhiều người rất dị ứng với thơ của các cụ về hưu . Nhưng theo tôi , điều đó không có gì đáng ngại , bởi vì văn học có khả năng sàng lọc và tự đào thải rất lớn .

Một tác phẩm nào đó ra đời nó có thể sống mãi hoặc chết yểu ngay trong lòng bạn đọc . Không phải là nhà thơ nhưng vẫn có những bài thơ sống mãi . Là nhà thơ đích thực nhưng vẫn có những bài thơ chết yểu . Chuyện đó quá đỗi bình thường ./.

Tiến Hải

( Theo Blog Kim Dung? Kỳ Duyên)

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Người Láng Giềng Xinh Đẹp



Rabindranath Tagore 
Hoàng Cường dịch



 Tình cảm tôi đối với người góa phụ trẻ cạnh nhà chỉ là những tình cảm tôn thờ. Ít nhất, đó là điều tôi kể với bạn bè và tự nhủ thầm với mình. Ngay Nabin, người bạn thân nhất của tôi, cũng không hay biết tí gì về tâm trạng thực của tôi. Và tôi cảm thấy phần nào tự hào là đã giữ được sự đắm say của mình trong sáng bằng cách giấu nó ở chỗ sâu kín nhất trong tim. Nàng như một bông hoa xêphali đẫm sương, vừa chớm nở đã bị gãy rụng xuống đất. Quá tươi tắn và thiêng liêng đối với chiếc giường cưới trải hoa, chỗ của nàng là ở trên trời. Nhưng sự đắm say giống như con suối trên núi, không chịu bị giam hãm ở nơi phát sinh mà phải tìm một lối thoát. Vì lẽ đó, tôi đã tìm cách thể hiện những cảm xúc của mình bằng những bài thơ, song ngòi bút miễn cưỡng của tôi không chịu viết ra những điều báng bổ đối với thần tượng của tôi. Một chuyện kỳ lạ là đúng vào thời gian đó, anh bạn Nabin của tôi lại mắc bệnh sính làm thơ. Nó đột ngột đến với anh như một trận động đất. Đây là cơn bệnh đầu tiên của anh chàng tội nghiệp, nên anh không chuẩn bị tí gì về cả vần lẫn điệu. Anh không cưỡng lại nổi vì đã bị nó mê hoặc khác nào một người đàn ông góa mê cô vợ kế. Vì vậy Nabin đến nhờ tôi giúp. Chủ đề các bài thơ của anh thật cũ, cũ lắm, cũ mà vẫn luôn luôn mới: tất cả các bài thơ của anh đều nói về người yêu. Tôi vỗ lưng anh, đùa hỏi: " Thế nào, anh bạn, nàng là ai?" . Nabin cười trả lời: " à điều đó thì mình chưa tìm ra" Thú thực, tôi rất khoái được giúp bạn. Như con gà ấp trứng con vịt, tôi đem hết niềm say đắm nồng nàn bị kìm hãm của mình trút sang những lời thổ lộ của Nabin. Tôi thêm thắt và nhuận sắc cho các văn phẩm thô kệch của anh nhiều đến nỗi phần của tôi chiếm gần hết các bài thơ đó. Nabin thường ngạc nhiên thốt lên:
- Đúng là điều mình muốn nói mà không diễn đạt nổi. Không hiểu làm thế nào mà cậu nắm bắt được những tình cảm tinh tế này? Với giọng nhà thơ, tôi đáp: - Chúng sinh ra từ trí tưởng tượng của mình. Như cậu biết, sự thật thì lặng lẽ chỉ có trí tưởng tượng mới hùng hồn. Thực tế đè nén dòng tình cảm như một tảng đá, còn trí tưởng tượng tự mở ra cho nó một con đường. Và anh chàng Nabin tội nghiệp ấp úng: " Đúng thế, đúng thế, mình hiểu" , rồi nghĩ ngợi một lát, lại lẩm bẩm: " Đúng thế, đúng thế, cậu nói đúng!" . Như tôi đã nói, ở mối tình của tôi có một cái gì cung kính, tế nhị khiến tôi không dám diễn đạt nó thành lời. Nhưng, lấy Nabin làm cái màn che, không còn gì cản trở ngòi bút thao thao bất tuyệt của tôi nữa và những tình cảm thực sự nồng nàn, trào ra thành những bài thơ viết hộ người khác. Những lúc minh mẫn, Nabin bảo: - Nhưng đây là những bài thơ của cậu đấy chứ! Để mình đăng nó dưới tên cậu. - Bậy nào - tôi trả lời - bạn thân mến, những bài thơ này là của cậu đấy. Mình chỉ chấm sửa đôi chút chỗ này chỗ kia thôi. Dần dần Nabin tin là như vậy. Tôi không chối cãi là với tâm trạng của nhà thiên văn khi quan sát bầu trời cao, thỉnh thoảng tôi có hướng con mắt về phía cửa sổ nhà bên cạnh. Và cũng đúng là thỉnh thoảng những cái nhìn vụng trộm của tôi đã chộp được một hình ảnh thoáng qua. Nhưng chỉ cần thoáng qua trong giây lát hình ảnh cao quý của nguồn khích lệ ấy, ngay tức khắc tất cả những gì xáo động và vẩn đục trong tình cảm tôi trở thành êm ả thanh khiết. Song một hôm tôi giật mình sửng sốt. Liệu tôi có thể tin được ở mắt mình không? Hôm đó là một buổi chiều hè nóng nực, khi trời có vẻ sắp bão, mây kéo đen kịt một góc trời phía tây bắc. Giữa khung cảnh ngập trong một thứ ánh sáng kỳ lạ và đáng sợ ấy, cô láng giềng xinh đẹp của tôi đang ngước mắt nhìn lên khoảng không gian trống rỗng. Và tôi phát hiện ra trong ánh mắt xa xăm của đôi mắt đen láy ấy có một niềm khao khát vô vọng! Phải chăng, may ra, vẫn còn một quả núi lửa sôi động nào đó trong mặt trăng êm ả rực rỡ kia của tôi? Hỡi ơi, cái ánh mắt khát khao không bến bờ kia, nó đang tung bay qua các đám mây như một con chim hăm hở, chắc chắn muốn tìm, không phải thiên đường, mà là tổ ấm trong một trái tim người. Nhìn thấy khát vọng khôn tả của ánh mắt ấy, tôi khó kiềm chế được lòng mình. Tôi không còn bằng lòng với việc sửa những bài thơ thô thiển nữa. Toàn bộ con người tôi ao ước được giải bày bằng một hành động cao quý. Sau cùng, tôi nghĩ sẽ dốc hết tâm trí làm cho việc tái giá của các góa phụ được hoan nghênh và trở thành phổ biến ở nước mình. Tôi sẵn sàng không những diễn thuyết và viết báo về vấn đề này mà còn bỏ tiền của ra cho sự nghiệp ấy. Nabin bắt đầu tranh cãi với tôi: ở góa suốt đời có một ý nghĩa thanh khiết và êm đềm dịu dàng vô hạn, một vẻ đẹp thanh bình như ở những nơi yên ngủ của những người đã khuất, lung linh dưới ánh trăng bàng bạc của ngày mười một kiêng khem 1. Riêng cái khả năng tái hôn chẳng làm tiêu tan cái vẻ đẹp thần tiên của nó sao?
Bây giờ kiểu nghĩ ủy mị ấy làm cho tôi tức giận liền. Thời buổi đói kém nếu có kẻ nào no thừa nói đến đồ ăn thức uống với một vẻ khinh khỉnh và khuyên nhủ người sắp chết đói hãy làm nguôi cơn đói bằng hương thơm và tiếng chim hót, thì ta nghĩ về hắn thế nào? Tôi bực bội nói: - Này Nabin, đối với người nghệ sĩ, cảnh hoang tàn có thể là đẹp đấy, nhưng người ta xây nhà không phải chỉ để cho các nghệ sĩ ngắm mà là để ở. Vì vậy phải tu sửa những ngôi nhà ấy cho tốt, cho dù vì thế mà các nghệ sĩ hậm hực. Đối với cậu, đứng xa mà lý tưởng hóa cuộc sống góa bụa thì rất dễ, nhưng cậu phải nhớ rằng, trong cảnh sống góa bụa kia có một trái tim nhạy cảm, đập dồn vì đau khổ và khao khát. Ban đầu, tôi tưởng làm thay đổi được cách nghĩ của Nabin chắc khó, vì vậy có lẽ tôi đã nói hăng hơn mức cần thiết, nhưng sau bài diễn văn ngắn ngủi tôi có phần ngạc nhiên khi thấy Nabin buông một tiếng thở dài trầm ngâm rồi hoàn toàn nhất trí. Phần kết bài diễn văn có sức thuyết phục hơn mà tôi định nói tiếp hóa ra không cần thiết nữa. Khoảng một tuần sau, Nabin đến gặp tôi, bảo rằng, nếu được tôi giúp thì anh sẵn sàng mở đầu bằng cách chính anh sẽ lấy một góa phụ làm vợ. Tôi mừng quá, vồn vập ôm hôn anh, hứa là anh cần cho việc ấy bao nhiêu tiền, tôi sẽ giúp hết. Sau đó, Nabin kể với tôi câu chuyện của anh. Tôi được biết, người mà Nabin đem lòng thương mến không phải là một con người tưởng tượng. Té ra cả Nabin nữa trước đây cũng đã có thời say mê một góa phụ từ xa nhưng không thổ lộ với ai tình cảm của mình. Sau đấy, tờ báo thường đăng những bài thơ của Nabin, hay nói đúng hơn là những bài thơ của tôi, đã tới tay người đẹp. Và những bài thơ ấy không phải không có tác dụng. Như Nabin cẩn thận giải thích, không phải anh đã chủ tâm tiến hành chuyện yêu đương theo cách ấy. Thực ra, - anh nói, - anh hoàn toàn không biết là người góa phụ kia đọc được chữ. Nabin thường gửi qua bưu điện tờ báo đăng thơ của anh đến anh trai người góa phụ mà không đề tên người gửi. Đó chỉ là một trò ngông cuồng, một sự nhân nhượng đối với mối tình say mê tuyệt vọng của anh. Đó chỉ là những bông hoa cúng đặt trên bàn thờ, Trời Phật có biết hay không, có nhận đồ tế hay không, chuyện ấy không phải là việc của người đi lễ. Và Nabin đặc biệt muốn tôi hiểu rằng, khi anh dựa vào cớ này cớ khác tìm cách làm quen với anh trai người góa phụ, anh không có ý định dứt khoát. Ta thường đặc biệt chú ý đến cả những ai gần gũi với người ta yêu. Tiếp theo là một câu chuyện dài kể lại hai người đã làm quen với nhau như thế nào khi người anh trai kia ốm. Sự có mặt của chính nhà thơ cố nhiên mở ra nhiều dịp bàn luận về các bài thơ, và những buổi bàn luận ấy không nhất thiết bó hẹp ở chủ đề đã làm nẩy sinh ra việc bàn luận. Sau lần thua tôi trong cuộc tranh luận mới đây, Nabin đánh bạo cầu hôn người góa phụ. Ban đầu, anh không được nàng ưng thuận, nhưng khi anh triệt để sử dụng những lý lẽ hùng hồn của tôi, cộng thêm một hai giọt nước mắt của anh, thì người đẹp đã đầu hàng không điều kiện. Bây giờ, người giám hộ nàng cần một ít tiền để thu xếp công việc. - Đây, cậu cầm lấy - tôi nói. - Nhưng, cậu biết đấy, - Nabin nói tiếp - phải mất mấy tháng nữa cha mình mới đủ nguôi giận để tiếp tục trợ cấp cho mình. Trong thời gian ấy, chúng mình biết lấy gì mà sống?
Tôi lẳng lặng viết cho anh bạn tờ ngân phiếu đủ số tiền cần thiết, rồi bảo: - Nào bây giờ cậu nói cho mình biết nàng là ai đi. Cậu chớ coi mình có thể là tình địch của cậu, vì mình xin thề là sẽ không làm thơ tặng nàng, và dù cho có làm thì cũng không gửi cho anh trai nàng, mà cho cậu! - Sao cậu lại nói thế, - Nabin nói - Mình giấu tên nàng không phải vì sợ cậu trở thành tình địch! Thực tế là nàng bị xáo động rất mạnh khi quyết định bước đi bất thường này, và yêu cầu mình chớ kể việc này với bạn bè. Nhưng nay không cần thiết nữa, vì mọi chuyện đã được thu xếp xong xuôi. Nàng ở số mười chín, ngay cạnh nhà cậu đó thôi. Nếu tim tôi là một cái nồi hơi bằng sắt thì có lẽ nó đã nổ tung rồi. Tôi chỉ hỏi: - Vậy nàng không phản đối gì chuyện tái hôn à? - Hiện nay thì không, - Nabin trả lời với một nụ cười. - Có phải chỉ riêng những bài thơ đã gây ra sự thay đổi thần kỳ này không? - Đúng thế, cậu biết đấy, các bài thơ của mình cũng không đến nỗi tồi, có phải không? - Nabin nói. Tôi nguyền rủa thầm trong bụng. Nhưng tôi nguyền rủa ai mới được cơ chứ? Rủa Nabin à? Hay rủa chính tôi? Rủa Trời à? Tôi rủa tất cả. 

(Rút trong tập " Mây và mặt trời" , NXB Văn học 1986) -------------------------------- 
1 ở Ấn Độ, ngày thứ 11 của tuần trăng được coi là ngày nhịn ăn và ăn năn hối lỗi. 

Bài học từ một dòng sông



Chu Thụy Nguyên




tôi đã được học
vẫn nhắm một con mắt lại
và tin
những điều tôi vẫn khăng khăng
cho là chết tiệt
một ánh mắt còn lại
tôi luôn dán chặt
nơi lỗ châu mai
để nhìn rõ từ thâu đêm suốt sáng
đích ngắm
lúc nào là rõ nhất
miệng của tên dâm tặc
vừa chui vào chỗ ấy chưa kịp chùi
đã oang oang giảng điều đạo lý
miệng của ả kỹ nữ chưa mặc kịp quần lót
đã hùng hồn dạy chương đức dục
bên dưới ngọn đồi
là trường đời gai góc
nơi những gã dốt nát nhưng lắm mép
dạy bạn cách cài nút quần sao cho thật nhanh
sau những lần hiếp dâm
dòng sông bên kia ngọn đồi
nơi bạn tôi nằm xuống
ngay trong ngày ký kết hưu chiến
nơi ít nhất một lần nó loang máu
nơi ít nhất một lần nó ngưng chảy
nơi nó từng dạy tôi
hãy vốc nước rửa sạch cả hai mắt
lúc nào cũng phải tận dụng hết nhãn quan
để nhìn thấy sự thật
dẫu trước khi phải chìm lĩm …

Phục sinh tôi




Võ Công Liêm



tôi tàn phai chiều rụng xuống trên lưng đồi
nắng đợi . đôi chân mòn lê bước
nhớ
bâng khuâng lòng dại dột vô cùng
thổi lên tóc . thất lạc bốn phương . hề!
ngoảnh cổ về tư cố hương
một dòng sông ấp mộng cũ
đuổi theo trăng ngút ngàn mưa gió xoáy
để mai rồi tình chết vẫn như không . trôi xuôi câu mái đẩy
núi vẫy gọi
biển vỗ về
lệ chảy xuôi vai mềm . đắng con tim
động giữa thinh không một tiếng . rền
phục sinh tôi
đoái hoài như chó ốm
nằm ôm đàn mà gảy nhịp tiêu tương
xin ân xá một lần . để thấy trăng sao mà cảm tạ đôi điều
làm thân tế độ kiếp lưu đày . vực thẳm đen
em
tháng năm buồn vời vợi
ta
bỏ lại những mảng tình da diết . cuối chân trời
làm hình tượng một thời quá vãng . vết chân chim
in dấu dã tràng . ta xe cát đời ta con sóng bạc
để trở về thăm thẳm nhớ . một hình hài xiêu vẹo chốn phong ba
sát na ơi! mi là ai? – là cõi thời gian vô tận số
ngừng lại để nghe lời tha thiết gọi
oái
trong đôi mắt rướm máu
phục sinh tôi
một linh hồn ốm nặng
giữa bãi đời hư vô :

chết
chưa
chôn

amen !

“Mây của trời cứ để gió cuốn đi”




*Photo: Any Direct Flight


Người ta muốn chia tay, có nên níu kéo không?

Sẽ rất nhiều người khuyên bạn rằng không nên níu kéo làm gì một người đã muốn ra đi nhưng cũng sẽ có người bảo bạn rằng hãy biết dũng cảm níu giữ hạnh phúc của chính mình, như vậy mới là yêu thực sự. Mỗi người một cách suy nghĩ và vì thế sẽ cho bạn những lời khuyên khác nhau. Hãy trân trọng những lời khuyên và những con người ấy vì họ thực sự quan tâm đến bạn đấy. Nhưng có một thực tế không thể chối cãi đó là người ta không phải bạn, người ta không trải qua cuộc tình đó nên tuyệt nhiên không thể hiểu rõ mọi cơ sự để mà đưa ra lời khuyên hợp tình hợp lý nhất. Người duy nhất bạn nên lắng nghe để đưa ra quyết định cuối cùng đó là chính mình.

Khi người kia nói lời chia tay, bạn có cả ngàn lý do để buồn đau, để muốn người đó ở lại bên mình, để tình yêu không vỡ nát ngay trước mắt mình. Nhưng hãy xem những lý do đó là vì mình hay vì người kia, nếu đa số lý do bạn muốn níu chân người kia là vì mình thì xin bạn đấy… hãy để cho người ta đi đi còn nếu lý do là vì người kia thì hãy dũng cảm giữ người đó lại…
Níu kéo người ta vì mình

Chia tay người đó, bạn buồn đau và lo lắng cho chuỗi ngày sắp tới một-mình không-người-yêu? Sẽ không có ai đưa bạn đi xem phim vào mỗi tối cuối tuần, không có ai đưa bạn đi dạo, đi chơi cũng như bạn ốm cũng sẽ không có người mua cháo đến thăm bạn, lúc tức giận không có chỗ để trút? Chưa hết, bạn lo không thể yêu thêm một ai nữa hay bi kịch hơn sẽ chẳng có ai để mắt đến bạn nữa rồi thì “ế”. Những lý do này rất nhiều nhưng tựu chung thì chúng cùng giống nhau ở một điểm “bạn đang lo cho chính mình”. Nếu lý do bạn không đành lòng để cho người đó ra đi là thuộc về kiểu lý do này thì xin bạn… hãy để cho người ta đi đi.

Người đấy đang bất hạnh trong chính mối quan hệ này vì bạn đâu có yêu người ta, bạn chỉ yêu chính bản thân mình mà thôi. Tất cả những gì bạn muốn người ấy làm chỉ là để làm cho bạn vui, thậm chí những gì bạn làm cho người ấy cũng chỉ là vì… mình. Hãy nhìn lại cuộc tình vừa qua, bạn có thấy đúng như vậy không? Bạn muốn người ta phải thế này thế khác, phải làm xem có vừa ý đẹp lòng bạn thì bạn vui không thì bạn cáu giận làm tổn thương người ta. Đây vốn dĩ không phải là tình yêu thì níu kéo làm gì cho khổ người khổ ta. Hãy trả lại tự do cho một tâm hồn, người ấy xứng đáng có một tình yêu trọn vẹn hơn với một người yêu mới biết quan tâm và chia sẻ với anh ấy. Còn bạn, bạn sẽ sớm tìm được một người bạn muốn mang lại cho người ấy hạnh phúc thôi.
Níu kéo vì hạnh phúc của người ấy

Bạn thực sự yêu là khi bạn quan tâm đến người ấy hơn cả chính bản thân mình. Chỉ cần thấy người đó vui và hạnh phúc, chỉ thế là đủ. Bạn chẳng đòi hỏi người đó phải thế này thế kia chỉ để làm bản thân mình hài lòng. Ngay đến cả khi người ấy muốn chia tay, thậm chí bạn cũng giấu nước mắt mà buông tay chỉ để cho người ấy được hạnh phúc hơn, tìm thấy ai đó tốt hơn bạn để yêu. Nhưng bạn ạ… sẽ chẳng có ai yêu anh ta nhiều hơn bạn cũng như không ai có thể làm cho anh ta hạnh phúc bằng bạn được đâu.

Nếu thực sự yêu, hãy dũng cảm giữ lấy bàn tay ấy. Dù khó khăn nhưng hãy thử một lần được hết lòng hết sức với tình yêu của mình. Cho dù có thất bại thì cũng đã trọn vẹn với tình cảm của con tim mình. Hãy chân thành cho người ấy thấy tình cảm của bạn, rằng bạn thực sự yêu và luôn cố gắng để cho người ấy được hạnh phúc. Nếu anh ta cũng thực sự yêu bạn, hai người sẽ có thêm một cơ hội nữa để yêu thương. Nếu không thì bạn cũng hiểu rằng đã đến lúc nên buông tay vì… mình. Anh ta không yêu bạn thì cũng không xứng đáng với tình yêu của bạn. Hãy để dành tình cảm đó cho một người xứng đáng hơn. Yên tâm nhé, người ấy nhất định sẽ đến mà!

Chuyện tình yêu vốn dĩ đã rất phức tạp vì con tim và lý trí đôi khi cứ chạy ngược chiều. Nhưng dù sao đi chăng nữa, là tình yêu và hạnh phúc của mình thì đừng đặt lên tay người khác. Hay là người đưa ra quyết định, bạn nhé!



Bảo Bình

1% sẽ ăn hết của 99%


Nguyễn Vạn Phú

Thomas Piketty: “Tôi tin vào sở hữu tư nhân. Nhưng chủ nghĩa tư bản và thị trường phải là nô lệ cho nền dân chủ chứ không phải ngược lại”.



(TBKTSG) - Nếu trong giới kinh tế học mà cũng có ngôi sao như trong giới điện ảnh, ca hát thì Thomas Piketty ắt sẽ là ngôi sao mới nổi, đang được đón chào chẳng kém diễn viên Brad Pitt. Cuốn sách vừa xuất bản bằng tiếng Anh của ông, “Capital in the Twenty-First Century - Tư bản trong thế kỷ 21” tuần trước lọt vào danh sách sách bán chạy nhất của tờ New York Times.

Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Krugman cho rằng cuốn sách của Piketty sẽ “thay đổi cả cách chúng ta suy nghĩ về xã hội và cách chúng ta nghiên cứu kinh tế học”.

Chủ đề cuốn sách đang gây xôn xao dư luận này là bất bình đẳng trong thu nhập, một chủ đề quen thuộc, từng được đề cập trong hàng ngàn cuốn sách hay hàng ngàn bài viết trước đây. Thế nhưng vì sao sách của Thomas Piketty lại trở thành hiện tượng?

Trước tiên phải nói ngay sự bất bình đẳng trong thu nhập mà tác giả đề cập chủ yếu không xoay quanh chuyện lương các CEO cao gấp mấy trăm lần lương công nhân (có nhưng không phải là điểm chính). Sự bất bình đẳng này thể hiện giữa hai xu hướng: thu nhập từ tư bản, có tốc độ tăng cao hơn nhiều so với thu nhập từ sức lao động, thường thấp hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Lương của Bill Gates nay có thể không là bao nhiêu cả khi không còn làm cho Microsoft nhưng so với năm ngoái, tài sản của ông năm nay đã tăng thêm 9 tỉ đô la, lên 76 tỉ đô la Mỹ. Mức tăng ấy đến từ lợi tức tư bản mà dân gian chúng ta thường nói “tiền đẻ ra tiền”.Tốc độ tăng này cao hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP của nước Mỹ - điều đó có nghĩa,dù không muốn nhưng Bill Gates sẽ tiếp tục ngày càng giàu, trong khi đại đa số dân Mỹ thấy thu nhập hầu như không tăng. Vì vậy khoảng cách giàu nghèo giữa Bill Gates và những người có thu nhập từ tư bản như ông và những người làm công ăn lương sẽ ngày càng giãn ra, giãn dần ra đến một tỷ lệ không tưởng nổi.

Đó chính là lập luận chính của cuốn sách “Tư bản trong thế kỷ 21”. Tư bản, theo định nghĩa của Piketty gồm tất cả những tài sản mà người ta có thể sở hữu và mua bán trên thị trường, như bất động sản, vốn trong doanh nghiệp, máy móc, nhà xưởng, kể cả tài sản sở hữu trí tuệ.


Tư bản tạo ra thu nhập và theo Piketty, hiện nay ở các nước phát triển, thu nhập từ tư bản vào khoảng 4-5%/năm. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân của các nước này chỉ vào khoảng 1-2%/năm.

Điều gì sẽ xảy ra nếu hai tốc độ chênh lệch nhau này cứ thế tiếp diễn trong suốt thế kỷ 21 này? Chắc chắn sẽ đến lúc những người nắm tư bản trong tay sẽ chiếm gần hết thu nhập của một nước trong khi những người còn lại, tức chỉ biết dùng sức lao động để tạo ra thu nhập, sẽ phải chia miếng bánh ngày càng nhỏ đi. Cuối cùng thế giới sẽ quay trở lại hình ảnh của châu Âu vào thế kỷ 19 khi giới thượng lưu không làm gì cả, chỉ biết hưởng lợi tức trên điền trang như trong các cuốn tiểu thuyết cổ điển và giới lao động bình dân luôn sống trong chật vật nghèo khó.

Lập luận này đi ngược lại những gì kinh tế học lâu nay thường giả định, rằng kinh tế thị trường sẽ làm cho bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng nhỏ lại nhưng Piketty thuyết phục được nhiều người nhờ khối lượng dữ liệu khổng lồ trải dài suốt mấy trăm năm mà ông từng thu thập, phân tích để viết cuốn sách. Ví dụ ông cho rằng giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20, sự bất bình đẳng không rõ nét lắm là bởi tư bản hay sản nghiệp của nhiều người đã bị hủy diệt qua hai cuộc đại thế chiến, qua những cơn khủng hoảng và chỉ mới tích lũy lên lại mức xưa vào nửa cuối thế kỷ 20.

Điều gây ấn tượng trong lập luận của tác giả là: nền kinh tế càng rơi vào trì trệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế càng giảm thì sự bất bình đẳng trong thu nhập càng cao (vì chênh lệch giữa thu nhập từ tư bản và thu nhập từ lao động càng cách biệt).

VỤ NHÃ THUYÊN- "BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU", AI PHẠM PHÁP?




Trong những người ký tên vào BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU gửi PGS. TS. Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt nhất chúng ta lại thấy có những “gương mặt thân quen”, luôn ở trên tuyến đấu chống đối như Nguyên Ngọc, Nguyễn Huệ Chi, Chu Hảo, Nguyễn Quang A, Phạm Xuân Nguyên, Tương Lai, Nguyễn Quang Lập. Tôi cũng chỉ ra thêm một số những ngưởi tôi biết, những người tôi quen, và thật tiếc có cả những người từng thân thiết với tôi như Chu Văn Sơn, Hoàng Hưng, Ngô Văn Giá, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Từ Huy, Trần Đình Sử, Trần Ngọc Vương, Lại Nguyên Ân, Phạm Vĩnh Cư, Đỗ Lai Thuý, Trương Đăng Dung “Đã và đang làm việc trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu, tại Việt Nam”. Họ ký tên “để phản đối và yêu cầu ông hủy Quyết định số 667/QĐ-ĐHSPHN ngày 11 tháng Ba năm 2014 và Quyết định số 708/QĐ-ĐHSPHN ngày 14 tháng Ba năm 2014, do trường Đại học Sư phạm Hà Nội ban hành, về việc không công nhận luận văn và thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của Đỗ Thị Thoan bởi hai văn bản này là phi pháp và phi lý” vì:
“Theo Quy chế Đào tạo Trình độ Thạc sĩ ... của Bộ Giáo dục và Đào tạo... không có cơ sở pháp lý cho việc được gọi là “thẩm định””
“Khoản 1 Điều 22 Quy chế văn bằng, chứng chỉ ... của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo... đã quy định cụ thể năm trường hợp bị thu hồi hay huỷ bỏ văn bằng... Đỗ Thị Thoan không thuộc trường hợp nào trên đây, do đó thu hồi văn bằng của Bà là trái với Quy chế này”.
Thật tiếc cho những “nhà trí thức này” không biết có phải do “nghiên cứu” nhiều quá mà “tẩu hỏa nhập ma”, không thấy trong 5 trường hợp “văn bằng, chứng chỉ” bị thu hồi thì có trường hợp“b) Cấp cho người không đủ điều kiện”.
PGS. TS. Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã thu hồi bằng thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan chính vì điều “b” đó nên hoàn toàn hợp pháp. Như vậy, chính “BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU ” của các vị tố ông Hiệu trưởng “phạm pháp” thì chính các vị lại phạm pháp. Còn nếu các ông, bà không hiểu điều này thì chứng tỏ các vị chưa đọc luận văn của Đỗ Thị Thoan, còn đọc rồi mà vẫn chưa hiểu thì là do các vị dốt!
Với nước ngoài, theo TRẦN VIỆT QUANG - HỒ NGỌC THẮNG trên nhandan trong bài Ho-đâu-cần-quan-tâm-tới-khoa-học: “Ðiều 21 quy định thủ tục thi, bảo vệ luận văn thạc sĩ ngành kinh tế Trường Ðại học Tổng hợp Dortmund ghi rõ: Học vị thạc sĩ có thể bị tước nếu sau khi trao, phát hiện người làm luận văn lừa dối hoặc có sự ngộ nhận của hội đồng chấm luận văn”.
Thật buồn cười khi thấy có cái “BẢN” trên thì lại quá bất ngờ khi có thêm “Thư gửi ông Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội” của 4 ông GS dạy ở nước ngoài: Hồ Tú Bảo (Nhật Bản), Trần Văn Thọ (Nhật Bản), Cao Huy Thuần (Pháp) và đặc biệt nhà toán học nổi danh thế giới Ngô Bảo Châu (Hoa Kỳ). Riêng Ngô Bảo Châu, với toán học, GS Ngô Bảo Châu đúng là châu, ngọc. Tiếc là Châu không hiểu điều một nhà chuyên môn rất giỏi rất có thể lại là một nhà trí thức tồi. Nên khi dấn thân sang lĩnh vực tư tưởng, chính trị, xã hội cần một loại tư duy khác mà Châu không có, đó là tư duy minh triết, thì nên tránh xa là hơn, nếu không Châu phải sửa lại tên mới đúng đó!
Trong “Thư” trên 4 ông GS viết: “Chúng tôi thấy cần phải phân biệt rõ ràng hai chỗ đứng khác nhau: một đằng là một hiện tượng văn học, một đằng là việc nghiên cứu hiện tượng đó. Nghiên cứu một hiện tượng không có nghĩa là người nghiên cứu đồng ý với hiện tượng ấy”. Điều này chứng tỏ các vị này cũng chưa đọc, hoặc dốt đọc không hiểu luận văn của Đỗ Thị Thoan. 4 vị cần phải hiểu, việc thu hồi bằng không phải do Đỗ Thị Thoan nghiên cứu thơ Mở Miệng mà do Đỗ thị Thoan “không đủ điều kiện” theo đúng “Khoản 1 Điều 22 Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân” nói trên.
***
Việc thu hồi luận văn của Đỗ Thị Thoan vì “không đủ điều kiện” bởi những điều cụ thể như sau:
1- Đỗ Thị Thoan sai lầm về cơ sở lý luận:
Về cơ sở lý luận để viết luận văn, theo Nhà phê bình - dịch giả Nguyễn Văn Dân, trong bài Văn học nhìn từ lý thuyết trung tâm - ngoại vi trên http://nhavantphcm.com.vn/, từ đầu thế kỷ XX đã có rất nhiều lý thuyết về trung tâm và ngoại vi thế nhưng không hiểu sao tác giả luận văn lại chọn Derrida, Foucault và Lacan, nhất là Derrida, trong khi nếu nói về lý thuyết trung tâm – ngoại vi thì họ không phải là đại diện. Cụ thể Nguyễn Văn Dân viết:
“Hầu hết toàn bộ phần giới thuyết của mục 1 chương I luận văn là những đoạn văn dịch lại các bài lược thuật về các lý thuyết trong cuốn từ điển đã dẫn ở trên (Encyclopedia of Contemporary Literary Theory [Irena R. Mararyk chủ biên], University of Toronto Press, Toronto – Buffalo – London, 1993-1997, tr. 585) (thỉnh thoảng mới được để trong ngoặc kép, còn nhiều chỗ viết như thể chính tác giả đang lược thuật tác phẩm gốc vậy), và đều có nhiều chỗ dịch sai”.
Nguyễn Văn Dân đã dẫn chứng cách hiểu sai. Đỗ Thị Thoan viết:
“Khái niệm” ‘Lề’ (Margin) và trung tâm (centre) của Derrida “chỉ ra những giới hạn được kiến tạo gắn chặt với tiến trình hình thành những cặp đối lập có tính chất thứ bậc”.
Mà theo ông phải là:
“Thuật ngữ” ‘lề’ [ngoại vi] và trung tâm (centre) của Derrida “chỉ những giới hạn được tạo dựng gắn với một quá trìnhvượt khỏi những quan hệ đối lập nhị nguyên và có thứ bậc”.
Đỗ Thị Thoan cho “Lề” và “Trung tâm” là hai khái niệm để chỉ ra “những giới hạn” bởi các cặp đối lập. Còn theo cách hiểu của Nguyễn Văn Dân, “Lề” và “Trung tâm” cũng chỉ ra “những giới hạn” nhưng “gắn với” một quá trình “vượt khỏi những quan hệ đối lập”.
Như vậy là hai cách hiểu ngược nhau, Đỗ Thị Thoan cho hai khái niệm “Lề” và “Trung tâm” dùng để chỉ ra cái “giới hạn” xác định giữa hai cái. Còn Nguyễn Văn Dân cho “Lề” và “Trung tâm” là hai thuật ngữ dùng để chỉ ra sự “vượt khỏi” cái “giới hạn” ấy.
Nếu ai hiểu thuyết Giải cấu trúc (Deconstruction) của Derrida thì sẽ thấy cách hiểu của Nguyễn Văn Dân là đúng.
Cấu trúc luận (structuralism) cho ngôn ngữ đóng vai trò trung tâm. Nhà ngôn ngữ học F. Saussure đã định nghĩa ngôn ngữ là sự kết hợp hai phần: cái biểu đạt (Signifier, SFR) và đối tượng được biểu đạt (Signified, SFD). Ngôn ngữ là đối tượng chính để xác định cấu trúc của một văn bản. Cấu trúc luận coi cấu trúc văn bản là vị trí trung tâm tạo nghĩa, loại trừ những yếu tố chủ quan mà cái TÔI chủ thể luôn đóng vai trò then chốt của thái độ phê bình. Chính tại điều này, cấu trúc luận đã bộc lộ những khuyết điểm, mở đường cho một học thuyết mới ra đời: Giải Cấu Trúc (Deconstruction).
Deconstruction (giải cấu trúc) là sự kết hợp của hai từ construction/destruction (xây dựng và phá hủy). Giải cấu trúc lật đổ quan niệm cấu trúc ngôn ngữ của cấu trúc luận. Coi cấu trúc ngôn ngữ không tồn tại như những khuôn mẫu bất biến, mà tính chất năng động của ngôn ngữ sống (“sinh ngữ”) luôn luôn vượt qua mọi quy ước đã có, sẽ mở ra một loạt những ý nghĩa mới.
Giải cấu trúc cho mọi hệ thống đều được tạo nên từ ít hoặc nhiều các cặp đối lập nhị phân (binary oppositional pair). Theo Derrida, một trong hai phần của cặp sẽ quan trọng hơn phần còn lại. Như Tốt/xấu, Hiền hậu/gian ác, Sáng/tối, Nam/nữ, Phải/trái, các yếu tố đứng trước bao giờ cũng có giá trị hơn so với phần đứng sau. Trong một hệ thống nguyên tắc của sự khác biệt (différance, principle of difference) sẽ chỉ ra cái “trung tâm”. Nhưng trung tâm là một phần của hệ thống nhưng lại vượt thoát tính chất cấu trúc của hệ thống.
(Tham khảo Nguyễn Minh Quân trong bài Lý thuyết và phê bình văn học đương đại: từ cấu trúc luận đến giải cấu trúc).
Sự vượt thoát khỏi khuôn mẫu được xác lập bởi tính đối lập nhị phân, vượt thoát sự đối lập giữa “Trung tâm” vả “Lề” chính là tư tưởng “giải cấu trúc” của Derrida. Vì vậy, Đỗ Thị Thoan cho “Lề” và “Trung tâm” chỉ ra cái giới hạn xác định do “hình thành các cặp đối lập” là hiểu ngược. Rồi cho nền văn chương chính thống là “Trung tâm” và thơ nhóm Mở miệng là “Lề” theo lý thuyết Derrida là sai!
Nói đến Derrida là nói đến Giải cấu trúc mà bản chất lý thuyết của Derrida là về việc đọc chứ không phải là lý thuyết văn học. Theo CATHERINE HALPERN trong danh-nhan-triet-hoc trên tranghttp://www.triethoc.edu.vn/, Giải cấu trúc là trình bầy một cách tiếp cận riêng các văn bản: “Derrida thích phô bày những vùng tối … Ông tỉ mỉ đọc đi đọc lại, phân tích kỹ lưỡng và cạn kiệt các văn bản, đưa ra ánh sáng những gì bị kìm nén, ẩn giấu trong văn bản, làm cho văn bản nói lên một điều gì đó hoàn toàn khác với những gì văn bản có vẻ biểu nghĩa: “Văn bản chỉ là văn bản nếu người đọc lần đầu không thấy được quy luật bố cục và quy tắc kết cấu của nó. Văn bản luôn luôn vô hình.” Đó là đặc điểm của “giải kiến tạo”, khái niệm đã đi khắp thế giới”.
2-Đỗ Thị Thoan có những quan điểm chính trị sai lầm:
Trần Mạnh Hảo, quen thói lu loa đã viết bài “Chính trị hóa khoa học và văn học để ‘đánh’ Nhã Thuyên là không chính danh”cho Luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên là “nghiên cứu khoa khọc… các ông lại dùng chính trị để làm hệ quy chiếu quy kết một văn bản khoa học là hoàn toàn chống lại phương pháp luận Marxism”. Trên BBC tiếng Việt, Phạm Xuân Nguyên gọi vụ Nhã Thuyên là "chính trị hóa", "phi khoa học" của "những thế lực" nào đó. Mặc Lâm (RFA, Bangkok) cũng theo gót tiền bối Trần Mạnh Hảo cho “Nhã Thuyên, nạn nhân của nền chính trị hướng dẫn văn học”.
Không muốn cãi lý với những người này vì họ cố tình không hiểu sao cãi? Nhưng tôi vẫn phải viết ra sự thật cho bạn đọc hiểu. Trong luận văn của mình chính Nhã Thuyên đã “Chính trị hóa” văn chương. Điều này cũng tốt thôi, có thể cần khuyến khích, nhưng hơi khó đấy. Không ai cầm bàn chuyện chính trị, người ta chỉ cấm hoặc có thể xử tù những bàn luận sai trái, xuyên tạc, thổi phồng để chống đối. Tiếc là chính Nhã Thuyên có những sai trái như vậy. Cô viết:
“nghiên cứu từ góc độ chính trị học văn hóa… có ý nghĩa gợi ý quan trọng với tôi trong quá trình thực hiện đề tài này… Soi chiếu vào Việt Nam hiện nay, có thể hiểu rõ hơn khái niệm „tự do‟ mà chúng ta có. Một hệ thống tư tưởng được cấu trúc trên cơ sở chủ nghĩa Marx không chấp nhận sự ngoại biệt đơn lẻ, không chấp nhận những hoài nghi, bởi khi chấp nhận những hoài nghi mang tính ngoại biệt, ý thức hệ này sẽ mất đi … quyền lực tuyệt đối, và tất yếu toàn bộ hệ thống chính trị và kinh tế sẽ bị sụp đổ”.
Như vậy, Nhã Thuyên đã viết với một giọng điệu y như của một kẻ chống cộng thứ thiệt. Cô hoàn toàn không hiểu nên đã xuyên tạc bản chất của Chủ nghĩa Mác. Bởi quy luật quan trọng nhất củaphép biện chứng duy vật trong triết học Mác là “Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập” là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Có điều để vận dụng sao cho đúng các quy luật vào thực tiễn cuộc sống là điều không dễ, nó phụ thuộc vào trình độ lý luận cũng như trình độ mọi mặt của xã hội.
Từ lầm lạc trên, Đỗ Thị Thoan không ngần ngại cho cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười là “bảo thủ”:
“sau chấn thương Thiên An Môn tại Trung Hoa… Tại Việt Nam, Đỗ Mười được bầu làm làm Tổng bí thư, đánh dấu sự khôi phục quyền lực của Đảng với tư tưởng bảo thủ về văn nghệ, bằng cách „tái chế‟ định nghĩa của Nguyễn Văn Linh về Đổi Mới: - Văn học ta chỉ có thể Đổi Mới đúng hướng trong sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta theo hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của đảng.”…Tinh thần của Đổi Mới đã bị bóp méo, hay là vo tròn lại” (Luận văn, tr.27).
Từ quan điểm như vậy, Đỗ Thị Thoan có những nhận thức ngược trước những hiện tượng văn chương “phản đạo lý” bị quan điểm chính thống phê phán:
“Sau Đổi Mới, tác phẩm của những nhà văn tỏ thái độ không theo chỉ thị và đường lối, như Dương Thu Hương, bị dán một cái nhãn khác: văn nghệ chống Đảng, chống chế độ cộng sản… Đó rõ ràng là một cách nói bị áp chế bởi quan niệm chính trị… tính chất văn học đều không được đặt lên hàng đầu. Chúng là một thứ công cụ của tuyên truyền, về bản chất không có gì khác biệt”.
Những tác phẩm: Những thiên đường mù, Bên kia bờ ảo vọng, Đỉnh cao chói lọi không phải như Đỗ Thị Thoan viết “bị dán một cái nhãn khác: văn nghệ chống Đảng” mà là “bị dán một cái nhãn đúng”. Dương Thu Hương đúng là đã chống đối chính trị một cách sai trái bằng văn chương nên đã bị chính trị trừng trị bằng pháp luật, nghĩa là bắt bỏ tù! Thế thôi!
Đỗ Thị Thoan tiếp:
“Cao trào thời Đổi Mới bộc lộ tương đối rõ hai hướng đi: giai đoạn nỗ lực „nói sự thật‟ với Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, và nỗ lực cách tân lối viết, chẳng hạn Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Phan Huyền Thư trong thơ… Nhưng không khó thấy rằng việc chính quyền tạo ảo giác cho văn nghệ sĩ về việc „làm nghệ thuật một cách bình thường‟ „làm gì thì làm miễn không động đến chính trị‟ là một chiếc bánh vẽ của quyền lực (Luận văn, tr.30).
Rồi so sánh:
“Việc Nguyễn Huy Thiệp nhét cứt vào miệng kẻ sĩ Bắc Hà để hạ bệ thần tượng hoàn toàn khác việc Mở Miệng đưa chuyện cứt đái ra nói công khai… Mở Miệng… thể hiện sự phản kháng bằng nhận thức rộng rãi hơn... Họ văng tục và nói về cứt đái nhưng muốn lật đổ hơn là xây dựng… vì niềm tin vào sự thật cũng không còn”; “Mở Miệng, sinh ra trong bối cảnh „thống nhất đất nước‟đã tiếp thu cả hai nguồn nổi loạn ấy, để bị/được gánh vác thêm vai trò của „những kẻ phản đảng‟ bên cạnh ý hướng văn chương”; “với những tác giả phản biện và đổi mới văn chương, những người đang giữ chặt lấy vị trí bên lề của mình để nuôi dưỡng một kinh nghiệm chống đối, năng lực chống đối, sáng tạo một thế giới thay thế”.
3-Đỗ Thị Thoan có hành vi kích động làm loạn và lật đổ:
Từ bối cảnh trên, Đỗ Thị Thoan cho nhóm Mở Miệng ra đời với sứ mệnh nổi loạn và lật đổ cái “xã hội không chấp nhận đa nguyên về ý thức hệ và tư tưởng, Cái Khác là cái cần bị loại trừ, bị chèn ép”; “ở từ khóa Cộng Sản. Bùi Chát lật đổ các slogan xã hội, các ảo tưởng được đóng đinh trong ngôn ngữ ý thức hệ”; “Cuộc chiến đấu để phá vỡ tính chất đơn nhất của ý thức hệ mà nhà nước muốn duy trì ít nhiều trở nên xa lạ với nhiều người trẻ, bởi ý thức hệ theo mô hình Marx Lenin này đã tự tan rã và phần nhiều chỉ là những tuyên truyền trống rỗng”.
Về cái lý tưởng cả xã hội theo đó mà phấn đấu, Đỗ Thị Thoan cho biết Bùi Chát muốn “giải bỏ”; “Kết tinh trong từ „lý tưởng‟ đó, là cả một quá khứ đau thương, hào hùng, đầy bi kịch của dân tộc, mà cái kết cục vừa bi thảm vừa hài hước: thế là hết. Bùi Chát lôi tuột những lý tưởng cao vời, những suy tư sâu xa xuống các vấn đề thực hữu, vui nhộn như một câu chuyện tiếu lâm dân gian”; “thực hành thơ của Mở Miệng như là nỗ lực giải trung tâm cái chính thống”, “Cùng với sự nổi tiếng của Mở Miệng, nxb Giấy Vụn đã trở thành một huyền thoại… nơi tụ hội các anh em giang hồ, huyền thoại về sự thăm dò của an ninh, huyền thoại của những kẻ sẵn sàng „đái vào Chúa‟… hình ảnh Mở Miệng: Lạ, Phá Phách, phá hỏng tiếng Việt, phản kháng về chính trị, chống đối chính quyền. Họ là kết hợp của Cách Tân và Phản Kháng”; “bức tường Berlin có thể chỉ mất một ngày để xây và mất mấy chục năm để phá. Vậy có nên ca ngợi sự phá của Mở Miệng?”
4-Đỗ Thị Thoan có những quan điểm phản thẩm mỹ, phi nhân tính, cũng với mục đích chống đối chính trị:
Đỗ Thị Thoan viết:
“Xin đọc lại một số bài thơ đầu tiên của các nhà thơ Mở Miệng … hé lộ phẩm chất của những kẻ có tài. Bùi Chát đem đến phong vị đầy thi tính của đời thường” với những câu: “Tôi ném nước bọt lên tường/ Tôi yêu những người đàn bà đang là chuột dưới cống/ Tôi thấy em mặc quần lót mười nghìn ba cái mua ở vỉa hè”; “Tôi kêu đòi chữ nghĩa/ Tôi tổ chức chiến tranh/ Tôi nam mô vị chúa trời”; “Tôi cải tạo âm hộ”.
Dường như giới thiệu như trên chưa đủ, cô bình thêm:
“Những thi phẩm này (đúng là phải gọi bằng từ „thi phẩm‟) đều sạch, đẹp và giàu năng lượng lẫn cảm xúc”(Luận văn, tr.64-65).
“có hai thứ taboo vào loại lớn nhất, nguy hiểm nhất trong các xã hội Việt Nam là Nói Tục và Chính Trị thì đều được các nhà thơ Mở Miệng và những người đồng ý hướng xuyên thủng. Sự giải phóng trước hết thể hiện trong những cuộc chơi ngôn từ”.
Thơ nói riêng và văn chương nói chung là sản phẩm văn hóa, tức từ cuộc sống bề bộn và bụi bặm, phải tinh lọc, phải chưng cất công phu qua tài và tâm của thi sĩ thì mới có thể có được. Con người khác con vật vì biết xấu hổ. Bị lột truồng giữa đám đông ai cũng phải thấy xấu hổ. Nên làm thơ bằng cách lột truồng chữ nghĩa một cách vô cảm cũng là mất nhân tính. Vậy mà Đỗ Thị Thoan khen loại thơ tục tĩu và dơ dáy đó như thế này: “Hiếm có bài thơ nào sử dụng những chữ vốn bị cho là cấm kị tài tình và hấp dẫn đến thế”. Cô cho là “mĩ học của cái tục”: “Quan niệm về ngôn ngữ của họ, khi dùng một cách công khai và vô tội [vạ] các từ chỉ bộ phận sinh dục, hành vi tính giao như… là nỗ lực, theo họ, trả lại sự bình đẳng của từ ngữ”.
Đòi trả lại “sự bình đẳng của từ ngữ” là lý sự mất nhân tính, vì không thể lột truồng chữ nghĩa trong văn chương cũng như người ta không thể lột truồng trước đám đông. Kể cả cô Thoan này tôi tin là cũng không dám cởi truồng tiếp chuyện nhà thơ “tài tình” cởi truồng viết loại “thơ cởi truồng” giữa chốn đông người. Chỉ có súc vật và những người bị điên không còn biết xấu hổ thì mới có thể như thế mà thôi!
Nhưng Đỗ Thị Thoan lại giải thích: “Vấn đề bị phản ứng nhất của Mở Miệng là Mở Miệng bị đồng nhất với văng tục”; nhưng “văng tục xuất hiện như một cách xả bỏ, một nỗi uất ức… Liên quan đến chính trị khi nó văng tục để chửi, để căm uất, … là cách nhổ vào ngôn ngữ tuyên huấn giả trá”; “Cái “bức tường Berlin”, hữu hình là chế độ kiểm duyệt, vô hình là ý thức làm thơ – và cùng với nó – ý thức đọc thơ lừng lững ngự trị, kiên cố, những thiết chế bảo toàn chân lý trong ngôn ngữ mang nặng tính chất ý thức hệ”;“Lịch sử không còn được là một sự thật, nó bị hoài nghi, và bản thân lịch sử hoài nghi chính nó, nó bị nhạo báng, và bản thân nó là một nỗi nhạo báng…Những cuộc lật mặt nạ liên tục diễn ra dưới hình thức phủ định, chơi đùa, hay mua vui với việc kể chuyện tiếu lâm lịch sử. Như thể chỉ cần gỡ bỏ những tấm áo đạo đức thần thánh đang choàng lên lịch sử, chúng ta có thể vạch mặt sự gian xảo của nó, tội lỗi của nó, chúng ta có thể tìm lại gương mặt đã bị giày xéo và bị xóa hết các đường nét của chúng ta…các nhà thơ Mở Miệng đã … phản ứng với quá khứ với một thái độ hủy diệt và lật đổ trong sự nhạo báng”
Và rồi Đỗ Thị Thoan không ngần ngại kêu gọi “đập phá triệt để” như sau:
“Cái đập ngăn khủng khiếp không chỉ là vấn đề ngôn ngữ và tìm tòi ý hướng thể loại, thơ ca, nhập lưu với hiện đại mà là cả một đập ngăn về ý thức hệ, tư tưởng, chính trị. Sau Mở Miệng, người ta mới thấy thơ Việt cần một sự đập phá triệt để, một cuộc đập phá dữ dội, chấp nhận trả giá. Những người này không vị tương lai, mà họ trở thành kẻ dọn đường cho tương lai”.
Đỗ Thị Thoan còn liều mạng bình tán một hành động liều mạng không kém đó là việc làm thơ diễu nhại cả tác phẩm của Bác Hồ, người được cả một đất nước tôn thờ:
“Tập Bài thơ một vần của Bùi Chát, mặc dù là thơ tự do, nhưng tính chất một vần nằm ở từ khóa cộng sản. Bùi Chát lật đổ các slogan xã hội, các ảo tưởng được đóng đinh trong ngôn ngữ ý thức hệ. Chẳng hạn: “Đường Kách Mệnh Đi một ngày đàng, học [& hành] một giường khôn. Con đường nối những con đường. Dẫn tới các nhà thương. Ngồi một mình. Em nói như mưa. Thì tại sao chúng ta không lên giường. Để đào những cái mương. Giữ mãi lời thề xưa…”.
(Đường Kách Mệnh: một tác phẩm của cố chủ tịch nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa Hồ Chí Minh) (Luận văn, tr. 71-72).
Nhà phê bình Nguyễn Văn Lưu viết:
“Giễu nhại một con người như thế là một việc làm vô đạo, thất đức, bất nhân, bất nghĩa. Chúng tôi muốn góp ý với các bạn đồng nghiệp là nhà văn Nguyễn Đăng Điệp - Viện trưởng Viện Văn học và nhà văn Văn Giá - Trưởng khoa Lý luận - phê bình văn học Trường Đại học Văn hóa (Bộ Văn hóa), hai thành viên Hội đồng chấm luận án và Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên - người đã đọc bản thảo “Những tiếng nói ngầm” cho Nhã Thuyên - rằng các bạn nên giữ sự trung thực cho ngòi bút của mình, nên tự trọng về nhân cách. Các bạn có thể xin ra khỏi Đảng, tự nguyện trả lại các chức danh và học vị mà thể chế này - do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập – đã phong tặng cho các bạn rồi làm một nhà văn tự do thì hay hơn”.
Với Nhã Thuyên cũng vậy, cô nên nhớ Trường ĐHSP HN là một cơ quan thuộc thể chế này. Cô muốn chống thể chế nên xin nghỉ dậy, chọn vị trí đối nghịch để viết như trên thì có lý hơn! Chỉ với tư cách công dân, việc cố tình cổ vũ những kẻ nhân danh “thơ” để chống và đòi lật đổ chế độ là phạm pháp. Để có được những ngày hòa bình hôm nay, máu của biết bao người đã đổ, tại sao những kẻ thế hệ sau và kẻ đứng ngoài cuộc chiến, không đổ dù chỉ một giọt mồ hôi, cũng được hưởng cuộc sống thanh bình, lại muốn làm loạn, đòi lật đổ? Phải chăng chỉ vì ghen ăn tức ở, vì bất tài mà tham vọng không đạt, đã chống đối?
***
Còn thơ Mở Miệng, không phải làm theo lý thuyết của Derrida như sai lầm của Đỗ Thị Thoan và những người đã cho cô điểm 10, mà tất cả những cái kỳ quái của nhóm này đã dựa trên lý thuyết Hậu hiện đại. Các nhà phê bình cho rằng, tất cả những sự khác thường đó của bút pháp Hậu hiện đại, theo Lyotard: “Hiện nay chúng ta đang ở trong một hình thức mới của bệnh thần kinh phân liệt". Mọi sự việc và con người đều bị bóp méo; tính trung thực và lành mạnh bị phế bỏ; lịch sử bị làm méo mó một cách có ý thức. Sự nhại phỏng (pastiche): một loại hoán vị, xáo trộn những kiểu viết cũ, đó là lối lai tạp tạo ra sự giật gân và nhại văn để giễu cợt. Nhà văn hậu hiện đại Phá vỡ cấu trúc, gắng hết sức đập nát bốn yếu tố của tiểu thuyết là cốt chuyện, nhân vật, cảnh trí và đề tài, v.v…
Riêng về nhóm Mở Miệng tôi đã viết: “đã có những nhóm cực đoan đúng là đã làm ra được văn chương hậu hiện đại thứ thiệt nhưng tiếc là chỉ mới ở dạng thấp nhất của nó. Ví dụ như tính phản kháng, phản kháng cao cấp tức là phải có khả năng phân tích sự yếu kém của cái cũ và đưa ra được cái mới tốt hơn thay thế, còn chỉ chống đối suông thì quá đơn giản, chỉ đơn giản là “quậy”, cái thái độ không cần đến nghệ sĩ mà những kẻ bất hảo vô học còn làm tốt hơn. Có quá nhiều sự thô bỉ, bẩn thỉu, nhầy nhụa và hằn học, thậm chí lưu manh, trong văn chương “hậu hiện đại” này. Trong văn chương có hỗn loạn, thô tục, bẩn thỉu, bởi cuộc sống có phần như thế, nhưng coi chúng là “đặc trưng”, là “thi pháp” thì đã phi lý, phi mỹ, phi luân và cuối cùng là phi nhân hóa những đặc tính của văn chương”.
Họ làm ra một loại thơ đi ngược lại luân thường đạo lý, phản thẩm mỹ, nhạo báng cả lịch sử, cả lãnh tụ, cả Chúa, cả Phật! Muốn dùng “bên lề” để chống lại “trung tâm”, tức là dùng tư tưởng vô chính phủ chống lại nhà nước. Chính vì thế họ đã được lực lượng chống phá nhà nước tung hô.
Tôi đã viết:
“Ngoài hành động kích động có tính chất phạm pháp của những kẻ nổi loạn, việc sử dụng tùy tiện hình ảnh các bậc thần thánh là hành động báng bổ của kẻ lưu manh, vô văn hóa, xúc phạm nghiêm trọng tín ngưỡng giáo dân. Giáo hội Thiên Chúa giáo và Giáo hội Phật giáo cần phải kiện những kẻ phạm pháp ra tòa!”
***
Và thật lạ, trong những ngày hôm nay, trước việc thu hồi luận văn của Nhã Thuyên tuy muộn nhưng rất đúng và cần thiết, vậy mà lại xuất hiện cái BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU. Trong danh sách hơn trăm “nhà trí thức” đã ký tên dưới đó, những người ngoài ngành văn chương “nói leo” không kể làm gì, tôi chỉ nêu ra vài nhà văn.
Nguyên Ngọc từ 1979, khi còn được trọng dụng, từng nói: “nghệ thuật giữ cho con người không sa xuống thành con vật”. Vậy mà vì cái gì bây giờ ông bênh vực sự ca ngợi loại thơ mà đến con vật đọc cũng phải xấu hổ?
Trong danh sách đó, thật tiếc, cũng có người tôi từng coi là “bạn vong niên”, GS Trần Đình Sử. Ông cho phê phán Nhã Thuyên là do không hiểu chuyện “trung tâm, ngoại biên”; là “phê bình kiểm dịch”. Tôi đã viết: “tưởng ông sẽ có cái nhìn minh triết về cuộc đời, để có thể hiểu sâu sắc về lịch sử của đất nước này, hiểu hạn chế của dân tộc này, hiểu được những giá trị quý giá mà chúng ta đang có được bằng một cách đầy nhọc nhằn; ánh sáng của tư duy ông có thể nhìn xa, xuyên qua được những tăm tối vây quanh mình; nhưng không, ông lại có tên trong danh sách bênh vực Phương Uyên; và gần đây nhất, ông cũng bênh vực Nhã Thuyên!”.
Còn Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch HNV Hà Nội, cho: “Các văn bản sáng tác được viết theo cấu trúc nghệ thuật. Các văn bản phê bình được viết theo cấu trúc khoa học” nên phải đọc “có lý thuyết và phương pháp”, không thể hồ đồ suy diễn “ngoài văn học, ngoài khoa học”. Tôi đã viết: “trong vụ Nhã Thuyên, nếu không thấy được cái bẩn thỉu, cái thô tục, sự báng bổ lãnh tụ, sự quấy rối, sự chống đối, sự làm loạn trong thơ Mở miệng; và không thấy Nhã Thuyên tung hô sai thì Nguyên đã lấy cách đọc “mù chữ” của mình để chê cách đọc mà Nguyên cho là chưa “vỡ chữ” của ông Lưu!”
***
Với Đỗ Thị Thoan, một cô gái Tỉnh Đông (Hải Dương), đồng hương với tôi, nghe nói từng là học sinh chuyên văn của tỉnh nữa. Tại sao cháu lại có hành động như thế? Nhà phê bình Đỗ Ngọc Yên trong bài Thực chất vấn đề đằng sau cái gọi là “Vị trí của kẻ bên lề” trên trang nguyenhuuquy đã trả lời trọn vẹn nỗi băn khoăn của tôi:
“Và Nhã Thuyên cũng không giấu giếm ý đồ của mình… Tôiapply grant (có mối quan tâm lớn) của ANA, một quỹ tài trợ nghệ thuật độc lập ở châu Á… Thời điểm đó, ở VN, hầu như chỉ có các nghệ sĩ visual art (nghệ thuật thị giác) apply các tài trợ nghệ thuật, và tôi muốn thử tìm các cơ hội tài trợ cho văn chương”.
Vậy là ý đồ làm tiền của Nhã Thuyên đã rõ ràng. Chỉ có điều để kiếm được tiền của một quỹ tài trợ nghệ thuật độc lập của nước ngoài thì chắc chắn là “Ông mất chân giò, bà thò chai rượu” là chuyện đương nhiên … Theo đó, Đỗ Thị Thoan đã chọn thơ của nhóm Mở Miệng để vừa khảo sát phục vụ cho dự định làm tiền trong tương lai, vừa đóng cho mình một cái mác “Thạc sĩ” bằng một “luận văn cao học”. Điều ấy cũng đồng nghĩa với việc để nhận được tiền tài trợ buộc Đỗ Thị Thoan phải tiến từ “phản biện” thơ ca đến phản kháng xã hội như một logic tất yếu… vì làm tiền mà Đỗ Thị Thoan sẵn sàng bán đứng tất cả những điều thiêng liêng nhất mà pháp luật nước ta không cho phép”. 

26-4-2014
ĐÔNG LA

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

KÝ ỨC MONG MANH





Ấy là lúc tôi nhớ về thời thơ trẻ
quê hương dang tay rộng mở một khung trời
như cánh cửa lòng vừa hé mở tinh khôi
trên trời cao mong manh làn mây trắng xóa
hạ thật trong xanh

Lũ phượng thi nhau đỏ thắm
nghiêng bóng phía đầu thu
phía có những con gái con trai tuổi đôi tám đôi chín
từ mọi nẻo đường cùng về tựu trường năm học mới
với những rung cảm lạ lẩm đầu đời
phượng đỏ như môi

Ấy là lúc sắc tím lục bình phủ kín mặt sông
nhánh sông cuối phố của dòng Hương Giang
dáng xưa áo tím
bèo nước trôi mau để lại màu nhung nhớ
in sâu vào ký ức không quên
đủ để viết nên trang thơ tình lãng mạng
người đi kẻ ở đằng đẳng đến muôn sau
điều còn lại tất cả là hiện tại
buồn chăng vui chăng

Một buổi sớm thức dậy
nhặt vài cánh hoa vừa rơi đêm qua
trong khu vườn tình ái của Appolinaire
còn nồng hương thạch thảo
trên từng cánh mỏng còn đọng sương mai
màu sắc thắm xinh như một nét môi tươi
như muốn níu giữ cuộc tình mãi mãi lung linh
khi mùa thu đã chết

Và đôi tay tình nhân dìu nhau…dìu nhau
qua những vai cầu
Mirabeau – Thê Húc - Trường Tiền …
tiếng sóng vỗ nhẹ dưới chân cầu
như tiếng nhạc chơi vơi
tiếng nhạc không lời
không xưa
không nay
không vĩnh viễn
không thiên thu.

Hồng Vinh ( Nha Trang)