" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")
Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014
John C. Schafer - Hiện tượng Trịnh Công Sơn (phần 1 & phần 2)
Vy Huyền và Hoài Phi dịch
Và tiếp tục:
Trong bài hát này chúng ta thấy một số chủ đề mà Trịnh Công Sơn trở lại nhiều lần: nỗi buồn về chiến tranh, sự quan trọng của tình yêu – tình yêu giữa con người và tình yêu cho Việt Nam, đất mẹ - và sự quan tâm đến thân phận của con người, những con người Việt Nam và xa hơn nữa là cho tất cả nhân loại.
Như những dòng trên bộc lộ, nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn khác hẳn với những bài hát trước đó của ông không chỉ về chủ đề mà còn về kỹ thuật. Mặc dù lúc đầu ông được mọi người chú ý đến bởi những bài tình ca siêu hình và đôi khi siêu thực, nhưng những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn lại rất hợp lý và rất thực. Ông nhắc đến những trận đánh thật (trận Pleime, Đồng Xoài) và những vũ khí (Claymores, lựu đạn). Trong khi những bài tình ca không kể một câu chuyện chặt chẽ, những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn lại ở dạng một câu chuyện và một số bài như “Người con gái Việt Nam da vàng” kể lại một câu chuyện rõ ràng từ đầu đến cuối. Trần Hữu Thục cho rằng khi một người nhìn vào toàn bộ sự nghiệp của Trịnh Công Sơn, những bài hát phản chiến của ông nổi bật trong một vị trí riêng khác hẳn những bài tình ca và những bài hát khác về thân phận con người. Những bài hát này mang vẻ như “những bài tường trình về chiến trận” (2001, 63). Tại sao Trịnh Công Sơn thay đổi lối viết lời ca? Trần Hữu Thục nói rằng bởi vì ông muốn gởi “một thông điệp rõ ràng” về chiến tranh và sự cần thiết của hoà bình (58).
Trịnh Công Sơn và Khánh Ly có thể chỉ là hai người bạn thân thiết, không phải là tình nhân, nhưng nhiều người Việt Nam tin rằng ông đã viết bài hát này cho bà. [19]
Nhân tình
Thơ
Trần Hữu Khả
Thương lại những Bông Hoa
Giữa đời tôi nở lạc
Một khoảng trời xanh-rất xanh
rất trong
ngây thơ ngần ngại
vườn mắt em
một dòng song mềm mại
mượt mà đưa hương vờn bay quấn quýt
suối tóc em
môi màu son và má màu hồng phấn
áo váy tinh khôi- tinh khôi- lượt là e ấp
ngây dại chiêm ngắm
khát khao ta về thao thức
Rồi em
cũng về với ta
đã thuộc về ta- cho ta
vạn kiếp tu thân
công thành viên mãn..
Dường như
ta ngủ- say sưa trong mơn man vòng vây Nguyệt Quế
lâu rồi
những nhịp đập buồng tim cuống cuồng thôi thúc _uất ức đột tử
những trắng đêm vụng dại hẹn hò _ gông cùm cột chặt
mắt môi một thời hương trời sắc nước
thắt đáy lưng ong rụng rời thần xác
bên ta
rẻ rúnng. bọt bèo
tên nhân tình khắc kỷ ân huệ phung phí
trộm những bông hoa đẹp nhất
về nuôi nhốt trong độc dược lãng quên
Ta - ở đâu trong đôi mắt thất thần lạnh lẻo
Chờ một đốm sáng quay về nhảy múa phiêu linh
Ta - ở đâu bên bờ môi từng rực hồng nồng nàn run rẩy
Giờ lặng câm đói khát màu son..
bước lữ hành bụi bặm
Ta có là ta- giữa những bông hoa
từng trải chiếu mời ta yên giấc cung chúc cứu rỗi
khóc cùng ta- chảy bớt máu sân si
kéo ta về tắm gội- để đôi lần ta tử tế làm người
Ta là ai- bên cạnh những bông hoa
một thời ân sũng
một thời cưu mang.
Chuyện con tim
Truyện ngắn
Vũ Ngọc Anh
Nằm viện mà chữa bệnh tim cũng có cái lý thú của nó.
Sau 5 ngày cấp cứu...mình được đưa qua phòng Siêu Âm để rà soát xem nó có bao nhiêu đường đi...nẽo về.
Lén lén nhìn qua màn hình...thấy đen thui...chạy lung tung chẳng hiểu mô tê gì...thì nghe cô trợ lý (chắc là y tá) bổng hỏi cô bác sĩ: ” Sao không thấy trái tim?”. Cô bs Siêu Âm bảo: ”Tại ổng hít vô...nó chạy đi chỗ khác chứ sao không có”. Bs nói tiếp: ” Không có tâm còn sống được chứ không có trái tim làm sao sống. Người ta bán tâm để sống chứ có ai bán tim để sống đâu!”
WoW...! Cái ông Vương Dương Minh người Tàu này ở tận tk.16 mà đã xác định ”con tim là cái khối huyết nhục” còn ”cái tâm là cái tri thiện tri ác”. Hóa ra hai cái này cách xa nhau mấy gan tay lận!
Nhưng mãi đến bây giờ...tk.21...vẫn còn có quá nhiều người vẫn đoan quyết rằng ” cái tâm nó nằm ở trong quả tim”.
Ngó tới...ngó lui...mới thấy rằng Đức Phật hay thiệt là hay...cách nay trên 2.500 năm đã xác định cái tâm nó nằm chình ình ở trong não:
- ” Mỗi khi biết, nhận thức thì đó là tâm biết hay tâm thức.
Mỗi khi suy nghĩ, đó là tâm suy nghĩ hay tâm hành.
Mỗi khi tưởng nhớ, tưởng tượng, đó là tâm tưởng.
Mỗi khi cảm giác vui buồn, sướng khổ đó là tâm thọ”
”Tâm = Thọ, Tưởng, Hành, Thức.
Khi tâm suy nghĩ (hành), khởi lên những ý nghĩ, thì người ta gọi là tâm nghĩ hay ý nghĩ, do đó tâm đồng nghĩa với ý.
Khi tâm biết nhận thức thì gọi là tâm thức, cho nên người ta cũng gọi tâm là thức.
Tâm (citta), thức (vinnana), và ý (mano) được xem như là tâm vương, còn thọ, tưởng, hành là những tâm sở”.
( Thích Trí Siêu Lê Mạnh Thác – ”Tâm và Ta” – tr. 108 &109 - xb Phương Đông.2007 -)
Cảm ơn trái tim!
Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014
VỤ ÁN VĂN HÓA 1965 : THÍCH NHẤT HẠNH & BÙI GIÁNG MONODIALOGUE – BÙI GIÁNG
Phạm Chu Thái
Lời Dẫn Nhập : Vào năm 1965 , nhà xuất bản Lá Bối ( do thượng tọa Thích Nhất Hạnh chủ trương ) đã cho phát hành quyển DIALOGUE , gồm 5 bài viết bằng ngoại ngữ ( Anh , Pháp ) của 5 tác giả Việt Nam ( Nhất Hạnh , Hồ Hữu Tường , Tam Ích , Bùi Giáng , Phạm Công Thiện ) gửi đến 5 người ( Martin Luther King , Jean Paul Sartre , André Malraux , René Char , Henry Miller ) với phần dẫn nhập Avant-Propos do Bùi Giáng chấp bút . Bài dẫn nhập này đã bị cắt bỏ một đoạn ( phần Rilke , Heidegger hòa điệu đối thoại cùng Nguyễn Du ) theo lời yêu cầu của ông Nhất Hạnh , và được sự tương nhượng của Bùi Giáng . Nhưng khi sách được Lá Bối in ra và phát hành , lại bất ngờ có 8 chữ thêm vào phần Avant – Propos ngoài dự liệu của chính tác giả . Cái dòng thêm vào gồm 8 chữ ấy , phải đặt nó vào thời điểm 65 trong hoàn cảnh đầy bi thương và đầy biến động của miền Nam Việt - Nam lúc bấy giờ , thì mới thấy hết được cái tàn khốc và oan khiên mà Bùi Giáng phải gánh chịu , cái thủ đoạn yêu nghiệt và thâm độc của ông nhà sư nhỏ nhẹ mĩm cười yêu thương bông hồng cài áo này . Cái mà sau này Bùi Giáng gọi trong MONO là :
« l’irruption du “ més – étant “ a complètement disloqué sa structure introductoire » .
MONODIALOGUE là tác phẩm ( gồm nhiều tiểu chương , xem phóng bản đính kèm ) được Bùi Giáng viết bằng 4 thứ tiếng ( Pháp , Anh , Đức , Việt ) cũng cùng năm 1965 tại Sàigòn , chỉ được đánh máy , quay ronéo , phổ biến rất hạn chế (ở VN ngày nay , giỏi lắm chỉ còn 2 người may ra giữ được bản quay ronéo này , mà ông thi sĩ Hoài Khanh là một ) . Năm 2000 , bản đánh máy MONO được Bùi Hộ ( anh Bùi Giáng , tỵ nạn tại Canada ) in thành sách , lại cũng phổ biến rất hạn chế , không bày bán . Nó được cơ duyên cầm quyển sách trên tay , đọc đi đọc lại , so Đông so Tây , rồi nghĩ tới nghĩ lui …..
( …..1965 , René Char sau khi nhận được bài viết , đã có thư riêng và gửi tặng toàn bộ tác phẩm của mình đến Bùi Giáng . Năm sau , 1966 – 68 - 69 , Char đứng ra tổ chức mời Heidegger sang Pháp , trong cái gọi là Séminaire du Thor , gần nhà Char ở Sorgue . Sáng sáng thi nhân và triết nhân thường có những buổi kéo nhau đi bộ quanh làng , vừa đi vừa bù khú đủ mọi chuyện trên trời dưới đất , ngôn ngữ Nerval được dịp song trùng với ngữ ngôn Goethe coi bộ rất tâm đầu ý hợp . Chả thế mà tối đến , Être et Temps viết thư về cho vợ , hí hửng khoe . Để rồi sau đó về lại căn nhà gỗ 42 mét vuông, căn nhà đã 40 năm trầm mặc đơn côi giữa vùng rừng núi Hắc-Lâm , sau khi đã thi hành xong nghĩa vụ là vô rừng mót củi , ra giếng múc nước về cho vợ thổi cơm , đã ngồi xuống cái bàn viết mà thanh xuân đã tự cưa gỗ đóng lấy , nơi Sein und Zeit là đứa con đầu lòng , Holzwege đã sản sinh , Was heisst Denken vừa ráo mực , biên thư và thân tặng những cuốn sách thì thầm tâm sự về cái âm u của Thế-Dạ đang trùm khắp , cái Sa Mạc lan dần đang bủa vây , mà lòng tự nhủ lòng Les vues profondes ne brillent que dans l’obscurité đến tri âm Đông phương da vàng Bùi Giáng : cái kẻ giữa cảnh ngàn non đẹp nghe ra tiếng vượn hú trong rừng sâu kia thì sẽ chẳng còn xa lạ gì cái âm vang Vô Ngôn tàng ẩn nơi mỗi bước chân đi trên ngả ba đường rừng, cái kẻ thậm thâm cái tâm sự di thần mới vừa mơ màng nhìn Hồng Lĩnh vân phong đã giật mình nghe ra Tiền Đường triều tiếu , chưa kịp quy ẩn kính đã bàng hoàng với phiếm oan thanh , thì có lạ chi mô chi mô với cái cô hàn buốt lạnh giữa hai bờ Phi-Thị , cheo leo nơi đầu non tuyết giá hay u trầm chốn sầm lĩnh quai nhai , mà dưới bình nguyên kia là cái thời của Mê Cung Hiện Đại Hóa , nơi con quái vật giai cấp hung tàn Minotaure đã bắt tay được với những tên Iago gian hiểm , cùng nhau đi vào cuộc đời , cùng nhau đeo cái mặt nạ kiều diễm Ariane … Toute pensée essentielle traverse intact la foule de ses partisans et de ses adversaires …)
Trở lại cái vụ án văn hóa Dialogue 8 chữ , đã gần 50 năm chưa được đem ra xét xử : ông Thanh Tuệ điều hành ngày ấy thì rút khỏi nxb Lá Bối ra làm An Tiêm , đã vô ngôn không nói gì , và nay thì đã chết ; ông Hoài Khanh thư ký ngày ấy thì cũng rút khỏi nxb Lá Bối ra làm Ca Dao , cũng đã vô ngôn không (dám) nói gì , và hiện nay thì tuổi già đang ngậm ngùi “ từ phụ ” với “ sắc vàng “ ở Biên Hòa ; ông thiền sư Bụt sau vụ công án Dialogue 8 chữ , thì lại phải khẩn trương ròng rã 10 năm lo ngày lo đêm đến công án Hoa Sen Bến Tre , đại thắng rồi thì lại phải phấn khởi khẩn trương mà triển khai cái công án to đùng Quốc Sư Bát Nhã , nếu mộng không thành thì liệu mà gấp rút tu luyện công án Im Lặng Sấm Sét , giờ đây nghe nói đâu cũng sắp viên mãn , còn trông mong gì nữa cái giây phút phát lồ ( bày lộ tội lỗi ra trước Chúng Nhơn không chút giấu che thời gọi là phát lồ , trái với phú tàng là che giấu ; có phát lồ thời tội mới tiêu , như bịnh cảm mà đặng phát hạn ra mồ hôi – xem Diệu Pháp Liên Hoa , phần thích nghĩa Sám Pháp , dịch giả Thích Trí Tịnh ) Nó , thằng tiểu tốt 11 tuổi lúc ấy , vừa xong cái abc Tiểu - học , đầu chưa ráo máu , thì biết cái đếch gì về DIO với lại MONO ! Đúng . Vâng .
Nhưng , dân tộc ngày nay như con tàu đang chìm dần xuống đại dương , thì không thể không biết đến nguyên do , không thể không truy tầm uyên-nguyên trong cổ - lục . Là lớp hậu bối đi sau , nó thầm cảm ơn Tản Đà tiền bối ở thế kỷ trước , đã vì có một câu nói hớ hênh lúc diện kiến Ức Trai khi xưa , khiến thằng tiểu tốt lóm nghe được nỗi lòng u uẩn của kẻ tru di , liên tưởng đến một người ngày nay , nên có lời dẫn nhập này , gửi về chốn “ lơ lửng “ , mượn 2 chữ của nhà thơ Hồ Dzếnh trong một câu thơ vô vàn cảm động .
Phạm Chu Thái
Hiver 2011 – Canada .
Tái bút : sau đây , nó xin đánh máy lại ( mà sai sót chánh tả của một thằng xa quê đã lâu , lại dốt chữ , chắc chắn là không thể không có ; chỉ xin được tiên sinh Bùi Giáng và độc giả thứ tội ) , làm phóng bản tiểu chương Dialogue trong tập MONO đính kèm , sau khi đã xin phép và được sự chấp thuận của người đại diện nxb : anh muốn làm gì thì tùy thích . Vâng , xin đa tạ .
DIALOGUE (*)
Bùi Giáng
(*) Ce texte a été donné en Introduction au DIALOGUE publié par Lá Bối . Mais l’irruption du “ més – étant “ a complètement disloqué sa structure introductoire . On risque à chaque instant de perdre la mémoire des clartés inaugurals . Dès lors , la métalepse est à la merci de la métathèse .
De quelle nature est cette Verborgenheit ?
Sur le chemin du langage , selon l’exigence du gardien prédominant , un devoir s’impose : re-cueillir le premier rayon pour l’épiphanie future d’une essentielle provenance – en – marche .
Cette page se donne ainsi la permission de s’ouvrir encore une fois .
---------------------------------------------------------------------------
Un dialogue toujours s’expose à devenir un monologue . Mais un monologue peut devenir fécond , si c’est un monologue diaphane , à travers lequel passe une « clarté nuiteuse » . L’ essence du monologue tient en ceci qu’ un être se dédouble : deux univers se contemplent dans un monde ; un monde se partage en deux contrées qu’un abîme sépare . L’essence de l’abîme réside dans le fait qu’il peut être franchi d’un bond . L’essence du bond c’est le risque .
Or le risque c’est l’essence même de la vie . Vivre , c’est risquer . Risque pour risque , pourquoi ne pas choisir le risque diaphane ?
Choisir ? Est –ce nous qui choisissons le risque ? N’est – ce pas plutôt le risque qui vient vers nous et nous choisit ?
Mais , un risque diaphane , qu’est – ce à dire ? Peut – on vraiment parler de la « diaphanéité » d’ un risque ?Non , peut - être , s’il s’agit d’un risque politique , ou militaire . Oui , peut – être , s’il s’agit du risque de la langue auquel s’ exposent ceux qui parlent , et qui parlent pour être reçus dans le sillage d’un vent .
Đùng đùng gió giục mây vần
Một xe trong cõi hồng trần như bay
Nguyễn Du
Le char qui part comme une flèche , porte toutes les marques d’un char mystique – diabolique ou divin , on ne sait .... Suivons – le du regard . Que voyons – nous ?
D’un coup , par la traversée du char , le monde dans lequel nous vivons , se dévoile comme Monde . C’est le « mondant originaire » qui instaure pour notre existence un fondement essentiel .
Le monde s’est mondifié une fois en « monde - des - poussières – roses » , assez séduisant quand même . Mais par la suite , le monde des poussières roses a glissé sans relâche sur sa pente , et risque de devenir le monde des cendres noires , c’est à dire le pur et simple « non – monde » . C’est là le danger par excellence , qui détermine l’être de notre séjour sur la terre comme un non – être sur la planète qui erre .
Occident ! Y – a – t – il là de votre faute , pour une part ? Non , bien sûr . Il s’agit d’autre chose .... Quoi donc ? Laissons La question ouverte .
La maison de l’être n’est plus . Le berger de l’être , la sentinelle du néant , nous ont abandonnés . Notre langage se frelate . Le Pli diaphane reste non – dévoilé . Qu’en est – il de l’ essence du dialogue ?
Nous avons tout perdu , et la proximité secrète de l’indivulgué , et l’intimité de l’ éloignement se portant au devant d’un avènement futur dans l’âme d’Un Grand Jeu .... nous avons tout perdu . Qu’est – ce qu’il nous reste encore à perdre ? Dans la détresse extrême dont l’absurdité nous écrase , qu’avons – nous à gagner ?
« Là où il y a danger , là croît aussi ce qui sauve ... »
Par l’ébranlement de tout étant , la Vérité de l’Être s’annonce , et brusquement se dévoile : dans une clarté étrange , face au monde , l’âme de l’Asie éternelle se réveille dans toute sa splendeur . (1)
Avons – nous conscience de toute la gravité du fait ? Quel est l’appel inexprimé qui résonne d’un bout à l’autre de la terre , et qui se tait après avoir atteint le tréfonds de nos âmes ?
Frères lointains , c’est à partir de cette question que ces feuilles bien minces ont pris la résolution – peut être fatale – de risquer leur être chétif en traversant tant de mers houleuses , pour parvenir à s’ouvrir devant vous .
-------------------------------------------------------------------------------
(1) : trong DIALOGUE , nxb Lá Bối 1965 , tại chỗ này , có thêm thắt vào 8 chữ . Bạn đọc có thể truy tầm , so chiếu , 8 chữ đó là 8 chữ gì trên mạng (như vào talawas chẳng hạn ) . Hầu như , tất cả dịch giả VN xưa nay , đều đã dựa vào bản « chính thống » Lá Bối này , rồi để hồ hởi tán thêm , để rồi phấn khởi thắt vào . Ils ne savent pas ce qu’ils font - Jésus Christ , là thế . ( Chú thích của P.C.T)
--------------------------------------------------------------------------------
ĐỐI THOẠI .
(nguyên bản tự dịch của Bùi Giáng )
Một cuộc đối thoại bao giờ cũng phơi mở , dễ trở thành một cuộc độc thoại . Mà một cuộc độc thoại lại có thể tràn trề sức sản sinh , nếu là một cuộc độc thoại trong - mờ , qua đó xuyên một « ánh đêm » . Bản chất của độc thoại là ở chỗ Hiện Tồn tự phân thân : hai vũ trụ soi mình trong một thế giới ; một thế giới chia thành hai được ngăn cách bởi một hố thẳm . Và bản chất của hố thẳm là ở chỗ nó có thể vượt qua bằng một cuộc nhảy . Và bản chất của cuộc nhảy lại là sự chấp nhận rủi ro .
Nói khác đi , chấp nhận rủi ro là bản chất của chính cuộc sống vậy . Sống , tức là đánh liều . Mà đằng nào đã « một liều ba bảy cũng liều » , thì cớ sao không chọn cuộc liều trong - mờ ?
Chọn lựa ư ? Chúng ta là kẻ chọn lựa cuộc liều ư ? Hay là cuộc liều đến với chúng ta trước và chính nó chọn chúng ta ?
Thế nhưng cuộc liều trong - mờ là như thế nào ? Người ta quả có thể nói đến « tính mờ mờ tỏ tỏ » của một cuộc liều ư ? Có lẽ không , nếu là một cuộc liều chính trị hay quân sự . Có thể là có , nếu là cuộc liều ngôn từ , khi lên tiếng nói tức chấp nhận dấn thân , và tiếng nói lên là cuốn vào cơn lốc .
Đùng đùng gió giục mây vần
Một xe trong cõi hồng trần như bay .
Nguyễn Du
Vút đi như tên bắn , cỗ xe mang trong mình mọi chứng tích huyền thoại – mà qủy sứ hay thiên thần nào có ai hay ... Hãy dõi theo . Ta thấy gì ?
Trong bóng xe qua , cõi người ta bỗng hiện nguyên hình thành Thế Giới . Đó chính là cái « thế giới bản lai diện mục » vốn đã đặt dấu ấn mang tính cách bản chất lên sinh tồn của chúng ta .
Cái thế giới đã một lần lắc mình biến thành « cõi hồng trần » khá quyến rũ . Nhưng rồi cái thế giới bụi hồng này đã không ngừng trượt dốc , mang nguy cơ trở thành thế giới tro đen , tức là một « phi-thế giới » thuần túy và đơn giản . Đó chính là mối hiểm nguy gay cấn nhất biến hiện hữu của cuộc nhân sinh trên Trái Đất thành vô-hiện hữu trên cái hành tinh đang phiêu bồng .
Hỡi Phương Tây ! Có phần lỗi nào của Người trong đó không ? Chắc chắn là không ? Dường như là một chuyện nào khác kia .... Vậy là cái gì ? Chúng ta hãy để ngỏ Vấn đề .
Ngôi nhà của hiện tồn không còn nữa . Kẻ chăn dắt hiện tồn , người lính gác của hư vô đã bỏ chúng ta . Ngôn từ của chúng ta thành ra ấp úng . Cái Nếp Gấp trong - mờ đã không được vén lên , thì sức mấy mà nói đến bản chất của đối thoại ?
Chúng ta đã mất hết , và nỗi gụi gần bí ẩn của sự vô ngôn bất khả tư nghị cùng niềm thân thiết riêng tư của sự cách xa sẽ còn mãi trở trăn với tái xuất giang hồ trong tâm hồn cuộc liều của một Cuộc Cờ Lớn ... chúng ta đã mất hết . Thử hỏi có còn lại gì để mất không ? Trong nỗi vô vọng cực cùng khi sự phi lý đè nặng lên mình , chúng ta có gì để được ?
« Đâu có hiểm nguy , đấy có giải thoát . »
Trong quay lộn của muôn vàn hiện hữu , Chân Lý của Hiện Tồn rúng động và đột ngột mở phơi : giữa một vùng sáng huyền diệu , đối mặt cùng nhân quần , Hồn Á vĩnh cửu bừng tỉnh trong tất cả vẻ rạng rỡ của mình . (2)
Liệu chúng ta có thức nhận được hết mức trầm trọng của sự tình ? Đâu là lời kêu gọi vô ngôn cộng hưởng từ đầu này tới cuối kia mặt địa cầu - lời gọi kêu đã hơn một lần khuấy động nơi sâu xa nhất của tâm hồn ta , để rồi câm nín ? (3)
Hỡi những người anh em phương xa ! Chính là từ một vấn nạn như thế đã quyết trỗi các trang mỏng manh này – mà dám là định mệnh lắm - , đánh liều thân kiếp nhỏ nhoi của chúng qua ngàn trùng sóng vỗ , để đến trước Các Bạn , mở ra ...
-----------------------------------------------------------------------------
(2) : đoạn này được in đậm trong MONODIALOGUE ( xem phóng bản đính kèm ) , có ý nhấn mạnh sự khác biệt nơi đây với bản Lá Bối ( Chú thích của P.C.T )
(3) : ý muốn nói đến Gandhi . Kẻ nào đã từng đọc những cuốn sách đầu tiên do Bùi Giáng viết ra , được in 1957 tại Sàigòn , như : Bà Huyện , Lục Vân Tiên , Truyện Kiều ; rồi 1959 : Tản Đà , Chu Mạnh Trinh , Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị … đến 1963 : Martin Heidegger và Tư Tưởng Hiện Đại … thì đều cảm thấy bàng bạc trong tác phẩm , niềm kính yêu của tác giả dành cho ông cụ này . Cái tinh thần “ bất bạo động “ của cụ ngày trước thì lại khác một trời một vực với cái chủ trương “ bất bạo động ” của con người văn minh tiến bộ chúng ta ngày nay . Le berger de l’être , la sentinelle du néant , nous ont abandonnés … là thế . ( Chú thích của P.C.T )
HÌNH NHƯ TÔI VÀ CHÚNG TA ĐANG CHẾT
Nguyễn Ngọc Hải
nếu chiến tranh là một trò chơi của thần linh
mà loài người chỉ là một công cụ thí nghiệm
tôi không có ý kiến gì
nếu chiến tranh là một trò chơi của quỷ dữ
mà loài người chỉ là một công cụ thí nghiệm
tôi không có ý kiến gì
nhưng nếu chiến tranh là một ván cờ của một nhóm người hiếu chiến
ở đó con người chỉ đóng vai trò là những con tốt thí
để phục vụ những mục đích đê tiện và hèn hạ
tôi phải có ý kiến
Ai tình nguyện chịu trừng phạt?
Ai tình nguyện chịu hứng bom?
Ai tình nguyện hứng chịu những quả rốc két?
Ai tình nguyện hứng chịu những quả tên lửa?
Thượng Đế đã chết
chẳng còn ai trên đời này chịu nhận khổ hạnh, đớn đau, cái chết vào mình để mong xoá tan đi tội lỗi của thế gian
tôi và chúng ta đang bàng quan nhìn trò chơi chiến tranh đang dạo bước trên thân xác những thường dân vô tội
tôi và chúng ta vẫn đang đánh chén no nê hoà bình bằng những bữa tiệc thịnh soạn
cả thế giới đang đứng nhìn chiến tranh bằng sự lạnh lùng và thờ ơ
tôi không tin lũ người suốt ngày rao giảng về nhân quyền
tôi không tin lũ người được gắn mác cứu hoà bình thế giới
tôi không tin lũ người vờ vĩnh xót thương cái chết của thường dân bằng vài giọt lệ giả dối
tôi nguyền rủa những lời tuyên bố ngoại giao sáo rỗng kêu gọi hoà bình
tôi nguyền rủa những nghị quyết chấm dứt xung đột hời hợt hòng xoa dịu dư luận
tôi nguyền rủa lũ người đang tự phong cho mình sứ mệnh cứu vớt hoà bình thế giới
tôi và chúng ta không làm gì hết!
tôi và chúng đang xem chiến tranh như xem một siêu phẩm giải trí của Hollywood
hình như thế giới này đang chết
trong tiếng cười man rợ của chiến tranh
hình như thế giới này đang chết
trong mùi thịt khét và máu tanh!
hình như tôi và chúng ta đang chết
trong tiếng kêu rên xiết của hoà bình!
Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014
Trong đất ... em vô thường
Phi Ngọc
Đêm nay mình em đắm chìm trong bao nhố nhăng đời mình… Mà chẳng ai đến nói cùng em rằng: “Rồi đời em sẽ thôi những ngày lang thang… Em ở hiền mai em sẽ lấy được tấm chồng tốt…” Không. Không một ai nói với em về điều đó cả. Họ cứ mãi đến bên đời em, rồi lại bỏ em ra đi, họ mặc đời em bơ vơ vô cùng vô tận.
Mà có mặc chi, đời em lãng em chịu, em ngẩn ngơ, em dại khờ chi chi…
Em mãi một mình…
… Buồn một mình
… Cô đơn một mình
… Vui một mình
… Yêu thương một mình.
… Khóc một mình.
… Cười một mình.
… Hờn dỗi một mình.
… Nồng nàn cũng một mình.
… Hát một mình…
Bởi đời này, em chỉ có một mình, vì em thương em hơn cả những người tình của em.
Và những đêm như đêm nay, em lại muốn một mình. Một mình tỉ tê với những nỗi buồn, rồi mặc kể những trẻ con trong em được khóc, khóc thẩn thờ, khóc ngẩn ngơ ngay cả trong cơn mê ngủ. Em nằm một mình trong đêm, em đong đưa với nhịp đời, em viết bằng nhịp vọng chông chênh...
Em ôm chặt chiếc gối nhỏ, như một đứa trẻ mãi ôm khư khư món đồ chơi bên mình.
Ừ! Thì em bé, em khờ dại vậy đó, em hay giận dỗi vậy đó. Có lẽ em giận dỗi cả thế gian này, giận cả những yêu thương... Nên thôi người cứ mặc kệ em đi.
... kệ em nghêu ngao hát ca
... Kệ em cứ mãi hát một mình bài hát hôm nào người hát trong đêm vắng
cứ để bóng tối lắng nghe, cho những dịu dàng trong em lắng nghe....
Em muốn hát cho tất cả cùng nghe, để rồi tất cả vạn vật quanh em sẽ cùng em ngân nga giai điệu quen thuộc ấy...
Mà nào có ai cấm được em đâu, em cứ làm những gì em thích thôi. Em cứ bướng bỉnh nếu em muốn, em cứ lăn khóc nếu em muốn, em cứ lảm nhảm một mình nếu em thích, em cứ viết những điều mà em nghĩ, Thế thôi.
Dù ai nói em với vẩn, em mặc kệ
Em ghét nhìn những thằng con trai rỗi người, cứ mãi bám miết theo mình, nó khiến em cảm thấy bực mình và khó chịu lắm. Em chỉ muốn nói chuyện với những người em muốn, còn tất cả quanh em chỉ là nhân ảnh nhạt nhòa. Nhưng đừng vội bảo em đỏng đảnh nhé, em không đỏng đảnh đâu, em chỉ đang cố ngẩng cao đầu mà sống và em sống em chỉ cần làm những điều em thích mà thôi...
Ấy thế, người đừng nói em tào lao nha, đừng nói em vớ vẩn nữa...
Em sống ở trần gian này trong nỗi ghét trần đời
Bổng em nhớ bài hát Thùy Chi, và giọng hát Giấc mơ trưa, nó như hát cho cuộc đời mang đầy sương gió của phụ nữ... Đắng cả cõi lòng này. Mà hôm nay em có buồn đâu chứ, có cô đơn đâu chứ... Sao em cứ mãi hát như thế này
Em nằm em nhớ
Một ngày trong veo
Một mùa nghiêng nghiêng
Cánh đồng xa mờ
Cánh cò nghiêng cuối trời
Em về nơi ấy
Một bờ vai xanh
Một dòng tóc xanh
Đó là chân trời
Hay là mưa cuối trời
ĐK:
Và gió theo em trôi về con đường
Và nắng theo em trên dòng sông vắng
Mùa đã trôi đi những miền xanh thẳm
Người đã quên đi những lần em buồn
Từng dấu chân xưa trên đường em về
Giờ đã ra hoa những nhành hoa vắng
Người đã đi qua những lời em kể
Này giấc mơ trưa bao giờ em về?
Một tiếng chuông chùa
Người đã đi qua những lời em kể
Này giấc mơ trưa bao giờ em về?
Một giấc mơ vắng
Rồi tự dưng em muốn úp mặt xuống đất khóc nức nở... Nhưng có lẽ không dưng mà em lại muốn được "gần gủi" với đất đâu nhé.... Thỉnh thoảng em thấy đất quyến rũ, đến nỗi chẳng thể nào cưỡng lại được sức hút của đất. Chả lẽ giờ đây, em lại chạy về quê, tìm một nhúm đất quê hương đem về phòng để ở cạnh đấy mọi ngày, được ngửi cái vị nồng của đất, được cảm nhận cái vị mát lạnh của đất.... Những điều mà ai trong chúng ta rồi cũng sẽ trải qua, phải hòa trộn vào lòng đất...
Tiếng đàn cò réo rắt, khiến em lại hướng về đất càng thêm...
Về với đất để ta lại tự tại, lại an nhiên.... Kiểu như mặc đời đến,đời đi... em vô thường mặc định
Đêm nay mình em đắm chìm trong bao nhố nhăng đời mình… Mà chẳng ai đến nói cùng em rằng: “Rồi đời em sẽ thôi những ngày lang thang… Em ở hiền mai em sẽ lấy được tấm chồng tốt…” Không. Không một ai nói với em về điều đó cả. Họ cứ mãi đến bên đời em, rồi lại bỏ em ra đi, họ mặc đời em bơ vơ vô cùng vô tận.
Mà có mặc chi, đời em lãng em chịu, em ngẩn ngơ, em dại khờ chi chi…
Em mãi một mình…
… Buồn một mình
… Cô đơn một mình
… Vui một mình
… Yêu thương một mình.
… Khóc một mình.
… Cười một mình.
… Hờn dỗi một mình.
… Nồng nàn cũng một mình.
… Hát một mình…
Bởi đời này, em chỉ có một mình, vì em thương em hơn cả những người tình của em.
Và những đêm như đêm nay, em lại muốn một mình. Một mình tỉ tê với những nỗi buồn, rồi mặc kể những trẻ con trong em được khóc, khóc thẩn thờ, khóc ngẩn ngơ ngay cả trong cơn mê ngủ. Em nằm một mình trong đêm, em đong đưa với nhịp đời, em viết bằng nhịp vọng chông chênh...
Em ôm chặt chiếc gối nhỏ, như một đứa trẻ mãi ôm khư khư món đồ chơi bên mình.
Ừ! Thì em bé, em khờ dại vậy đó, em hay giận dỗi vậy đó. Có lẽ em giận dỗi cả thế gian này, giận cả những yêu thương... Nên thôi người cứ mặc kệ em đi.
... kệ em nghêu ngao hát ca
... Kệ em cứ mãi hát một mình bài hát hôm nào người hát trong đêm vắng
cứ để bóng tối lắng nghe, cho những dịu dàng trong em lắng nghe....
Em muốn hát cho tất cả cùng nghe, để rồi tất cả vạn vật quanh em sẽ cùng em ngân nga giai điệu quen thuộc ấy...
Mà nào có ai cấm được em đâu, em cứ làm những gì em thích thôi. Em cứ bướng bỉnh nếu em muốn, em cứ lăn khóc nếu em muốn, em cứ lảm nhảm một mình nếu em thích, em cứ viết những điều mà em nghĩ, Thế thôi.
Dù ai nói em với vẩn, em mặc kệ
Em ghét nhìn những thằng con trai rỗi người, cứ mãi bám miết theo mình, nó khiến em cảm thấy bực mình và khó chịu lắm. Em chỉ muốn nói chuyện với những người em muốn, còn tất cả quanh em chỉ là nhân ảnh nhạt nhòa. Nhưng đừng vội bảo em đỏng đảnh nhé, em không đỏng đảnh đâu, em chỉ đang cố ngẩng cao đầu mà sống và em sống em chỉ cần làm những điều em thích mà thôi...
Ấy thế, người đừng nói em tào lao nha, đừng nói em vớ vẩn nữa...
Em sống ở trần gian này trong nỗi ghét trần đời
Bổng em nhớ bài hát Thùy Chi, và giọng hát Giấc mơ trưa, nó như hát cho cuộc đời mang đầy sương gió của phụ nữ... Đắng cả cõi lòng này. Mà hôm nay em có buồn đâu chứ, có cô đơn đâu chứ... Sao em cứ mãi hát như thế này
Em nằm em nhớ
Một ngày trong veo
Một mùa nghiêng nghiêng
Cánh đồng xa mờ
Cánh cò nghiêng cuối trời
Em về nơi ấy
Một bờ vai xanh
Một dòng tóc xanh
Đó là chân trời
Hay là mưa cuối trời
ĐK:
Và gió theo em trôi về con đường
Và nắng theo em trên dòng sông vắng
Mùa đã trôi đi những miền xanh thẳm
Người đã quên đi những lần em buồn
Từng dấu chân xưa trên đường em về
Giờ đã ra hoa những nhành hoa vắng
Người đã đi qua những lời em kể
Này giấc mơ trưa bao giờ em về?
Một tiếng chuông chùa
Người đã đi qua những lời em kể
Này giấc mơ trưa bao giờ em về?
Một giấc mơ vắng
Rồi tự dưng em muốn úp mặt xuống đất khóc nức nở... Nhưng có lẽ không dưng mà em lại muốn được "gần gủi" với đất đâu nhé.... Thỉnh thoảng em thấy đất quyến rũ, đến nỗi chẳng thể nào cưỡng lại được sức hút của đất. Chả lẽ giờ đây, em lại chạy về quê, tìm một nhúm đất quê hương đem về phòng để ở cạnh đấy mọi ngày, được ngửi cái vị nồng của đất, được cảm nhận cái vị mát lạnh của đất.... Những điều mà ai trong chúng ta rồi cũng sẽ trải qua, phải hòa trộn vào lòng đất...
Tiếng đàn cò réo rắt, khiến em lại hướng về đất càng thêm...
Về với đất để ta lại tự tại, lại an nhiên.... Kiểu như mặc đời đến,đời đi... em vô thường mặc định
Du Nguyên & trong giấc mơ ai cũng cười
hình như là tiếng gió. gió vừa đi qua nỗi buồn trong đêm sâu
hình như là tiềng buồn. buồn vừa rơi trên môi dịu dàng luống tuổi
hình như là ai đó, rất xa rồi
xa rồi ai đó
trong đêm thâu, những đôi mắt sâu
hình như mình buồn lay lay
bay bay từng sợi tóc
theo tiếng mèo kêu
meo meo
lều khều
tiếng kêu sắp đuối
mình cũng sắp đuối
môi bắt đầu biết khô
khi không còn đợi
ngoài sân ga màu mắt sâu
hết đôi bàn chân trở lại
hình như là tiếng vui. vui chưng hửng đi qua năm giây ngắn ngủi lủi thủi trong giấc mơ của tôi
hình như là mắt nâu. nâu vừa đặt chân về lại nỗi buồn rầu
tôi chẳng bắt con chuồn chuồn rầu lòng nữa đâu
trong giấc mơ
giấc mơ của tôi
ai cũng cười
hình như
những lắp ráp về ngôn ngữ
không mang mình khỏi ảo vọng ban đầu
trong giấc mơ chuồn chuồn
những con côn trùng đang cười
trước khi bị đớp
nào nào đó đó
tôi không còn thiết tha gì những chiếc lá vàng
lá vàng cũng đã bỏ tôi mà đi
tôi không còn nhớ nhung gì dòng sông
những dòng sông chảy mãi
tôi không còn chờ đợi người yêu dấu
anh ấy cũng bỏ tôi rồi
và một mai nào nào đó đó
những vòng xe cuộn mãi
ta chẳng thể ngoái lại
nhìn một câu cười
nụ cười nào nào đó đó
tôi chỉ có thể nhớ rằng mình đã từng rất buồn
những năm nào nào đó đó
và sau lưng một cuộc đời đã chết
một cuộc đời nào nào đó đó.
Nhà thơ Du Nguyên
ồ lêu ồ lêu
tối nay mình uống café
mình phê phê rồi
ồ lêu ồ lêu
trong xó buồn vui của mình, có nhiều ngày cafe
đê mê ồ lêu ồ lêu
buồn bạn ạ
nước mắt mình đang chảy ra
li ti ồ lêu ồ lêu
nếu nhiều ngày như thế, mình biết làm gì?
café mà pha thêm bia
café còn nâu?
mình mà pha thêm bạn
mình còn tươi?
ôi mình ước những đứa bé lại được nghe hát ru
ôi mình ước được thơ dại như ngày đầu chuồn chuồn cắn rốn
ôi mình ước mình đừng yếu đuối
biết cười những lúc nắng trời
tối nay mình uống café
mình lê thê rồi
toàn nói chuyện ồ lêu ồ lêu
trong xó của đêm
có ai rầm rì về một thời ai cũng ồ lêu ồ lêu
LỜI NGUYỀN
truyện ngắn của TẠ XUÂN HẢI
Cầu Sòng là một nơi hoàn toàn vắng vẻ. Nếu có công chuyện thật sự cấp bách phải qua sông, người ta vòng xuống phía hạ nguồn khoảng nửa cây số, ở đó có một chiếc cầu khác. Hoặc người ta chèo thuyền. Cũng có thể người ta bơi khi con nước hiền lành. Nhưng nhất định người ta không đặt chân lên cây cầu ấy. Không biết từ bao giờ, người ta kinh khiếp nó như kinh khiếp một con ác quỷ. Mà quả thật dân làng tin rằng ở đó có một con ác quỷ trú thân. Để vỗ về và để tỏ ra kính sợ, người ta đã lập một cái am thờ ngay chỗ chân cầu, và tôn xưng nó là Ngài. Lời nguyền của Ngài vẫn còn được truyền lại đến tận hôm nay:
"Nửa bàn chân chạm cầu Sòng
Đàn bà chết sáng, đàn ông chết chiều"
Cây cầu Sòng nằm đó, quên lãng, bình thản, già cỗi, như một con người đã đi đến tận cùng đau khổ, gối tay lên đầu và duỗi thẳng hai chân, thôi không đợi chờ, thôi không hy vọng, thôi không cần sự sẻ chia hay thấu hiểu của người đời.
Nhưng một ngày nọ, có một ông lão từ phương xa vừa đến ngôi làng đã đi qua cây cầu ấy. Ông lão có thân hình nhỏ thó, tay cắp túi vải, đội một chiếc mũ nồi bạc phếch. Ông không hề biết đến lời nguyền đáng sợ kia. Ông đang đi tìm một chốn bình yên để nghỉ ngơi sau những giông bão của cuộc đời. Trong buổi chiều hôm ấy, ông đã tìm được một căn nhà nhỏ ở rìa làng. Bà chủ nhà, ở cách đó năm cái ngõ, bảo với ông rằng chồng bà khi còn sống đã xây nó cho đứa con trai duy nhất. Nhưng cách đây ba năm, một căn bệnh bất ngờ đã cướp nó khỏi tay bà. Bà đã giữ gìn cho ngôi nhà sạch sẽ tinh tươm. Bà không muốn nó trở nên hoang phế. Bà cũng không nghĩ sẽ cho bất cứ một người lạ nào đến ở, nhưng không hiểu sao vừa gặp ông, bà đã thấy mến ngay. "Ông ạ", bà nói, "nhiều lúc tôi cứ nghĩ đó chỉ là một cơn ác mộng, và khi tỉnh dậy, tôi sẽ lại thấy nó đứng đó, mỉm cười với tôi. Tôi cứ sang đây suốt, quét dọn, lau chùi. Tôi sợ nhỡ nó về, nó sẽ không vừa ý khi thấy cái sân đầy lá rụng, và cái nhà thì mạng nhện chăng đầy. Ông thấy tôi có lẩm cẩm không". Ông lắc đầu. Ông nói rằng trước đây ông cũng từng có cảm giác như vậy, khi vợ và đứa con gái của ông bị chết trong một tai nạn ô tô. Ông không tin rằng họ đã ra đi vĩnh viễn. Ông châm một điếu thuốc, ngồi xuống bậc thềm và hướng mắt ra phía dòng sông xanh thẳm. Bà ngồi xuống bên ông, họ cùng im lặng để chia sẻ với nhau những nỗi mất mát lớn lao trong quá khứ. Một lúc như vậy rồi bà đứng dậy. Bà bảo ông đợi bà một lát. Bà về nhà và lúc sau trở sang, khệ nệ xách theo một cái túi lớn. "Ấy là một số đồ đạc cần dùng. Tôi thấy ông chẳng mang theo gì cả. Ít nhất ông cũng cần chúng để nấu ăn, và một chỗ ngủ tươm tất. Nếu muốn sắm thêm gì, thì có một cái quán nhỏ phía đầu làng, ông cũng có thể mua thức ăn ở đó vào mỗi buổi sáng. Chợ thì hơi xa, mà hai ngày mới có một phiên". Ông mỉm cười cảm động. "Cám ơn trời đã đưa tôi đến một ngôi làng xinh đẹp, và gặp được một người tốt bụng như bà", ông nói, "cũng chẳng cần phải sắm sửa thêm gì nữa. Ở tuổi chúng mình, người ta đâu có cần nhiều, đúng không bà?". Bà gật đầu và cười làm cho khuôn mặt nhăn nheo. "Ông đừng lo gì về chuyện tiền thuê nhà", bà nói, "trả bao nhiêu và bao giờ trả cũng được. Tôi cảm thấy vui vì có ông ở đây, mỗi đêm căn nhà sẽ sáng ánh đèn, nó làm cho lòng tôi bớt lạnh lẽo". Ông cười buồn, thấy khóe mắt cay cay. Rồi bà chào ông và ra về. Ông nhìn theo bóng bà cho đến khi bà rẽ ra con đường lớn và khuất hẳn. Ông đưa điếu thuốc lên môi rồi nhẹ nhàng thả khói. Ông thấy lòng mình dìu dịu. Cuối cùng thì ông đã có một nơi chốn yên ổn để sống nốt những tháng ngày còn lại của kiếp người.
Nhưng ông lão không biết rằng vào chiều hôm đó, khi ông đi qua chiếc cầu Sòng, một số người câu cá ở bờ sông đã nhìn thấy. Họ tức tốc chạy về và kể lại cho mấy người già mà họ gặp trên đường. "Lão già ngu xuẩn ấy", họ nói, "hẳn lão ta không biết mình vừa làm một điều khủng khiếp". Họ bàn luận sôi nổi. Lúc sau có một người đàn ông chạy đến. "Hình như lão thuê ngôi nhà bỏ trống phía rìa làng", hắn vừa nói vừa vuốt ngực, "có nên đến và cho lão biết không?". Mấy cụ già ra chiều nghĩ ngợi. Họ nói hãy khoan đã, cần phải có đủ mặt các vị trưởng lão. Một số người được cắt cử đi làm nhiệm vụ báo tin. Và một cuộc họp khẩn cấp được tiến hành ở đình làng.
Khi họ đến nơi thì ông lão vẫn còn ngồi nơi thềm hút thuốc, đôi mắt lim dim. Mãi đến khi họ cất tiếng chào thì ông lão mới giật mình và mở mắt ra. Ông tươi cười chào họ, ông xin lỗi vì đáng ra ông phải là người đến thăm họ trước. Họ bảo họ không đến thăm chơi, họ đến vì có việc quan trọng. Họ hỏi có phải ông đã qua sông trên chiếc cầu Sòng không. Và khi ông lão bảo có, họ cho ông biết rằng ông đã gặp phải tai họa nghiêm trọng. Ông lão ngơ ngác không hiểu. Họ kể cho ông lão về lời nguyền đáng sợ của Ngài, ai vi phạm lời nguyền ấy đều sẽ chết vào ngày hôm sau. "Ông sẽ chết vào chiều mai", họ giải thích, "bởi Ngài cần có thời gian để tỉnh ngủ và nghĩ ra một hình phạt ghê rợn chưa từng có. Ngài không thích sự lặp lại. Ngài luôn có những kế hoạch hoàn hảo". Họ lo sợ thay cho ông lão, trong khi ông lão đã lấy lại được vẻ bình thản, tay đưa điếu thuốc lên môi và mỉm cười lịch sự. Họ nhấn mạnh với ông rằng đó không phải chuyện để đùa. Họ khuyên ông nên đem lễ vật đến am thờ và tạ lỗi với Ngài, hoặc đi tìm một thầy pháp đủ mạnh để có thể thông tri với Ngài, nhằm cứu lấy tính mạng, dù họ không dám chắc là nó có mang lại kết quả hay không. "Dù sao cũng nên thử mọi cách, còn hơn ngồi yên chờ chết". Khi thấy ông lão vẫn chỉ lặng yên, họ kể cho ông nghe về những người trước đây dám đặt chân lên cây cầu đã phải nhận một cái chết đau đớn khủng khiếp như thế nào. "Mọi người đã thực sự được chứng kiến những cái chết đó?", ông lão hỏi. Họ hơi bối rối, nhưng hầu như ngay lập tức, họ lấy lại được bình tĩnh. Họ nói với ông rằng một vài người trong số họ đã từng được thấy, và còn thêm nhiều người nữa. Họ liệt kê ra một loạt những cái tên. "Ông phải tin mới được, vì đó là sự thật mười mươi". Rồi khi thấy ông vẫn không có vẻ gì sợ sệt, họ tức giận vô cùng. "Lão xem chúng mình như đám trẻ con", một gã trẻ tuổi nhổ nước bọt xuống sân và lẩm bẩm. Mấy cụ già thì nhìn chằm chằm vào mặt ông lão. Khi biết chẳng còn cách nào để làm cho ông lão tin về chuyện đó, họ kéo nhau ra về, lòng đầy tức tối. "Nếu đã như vậy", họ nói với nhau, "cứ để lão chết đi!". "Tội nghiệp", một cụ già nói, "tội nghiệp cho những kẻ mất lòng tin". Mấy người còn lại nhao nhao: "Tội nghiệp cái mẹ khỉ! Lão muốn thế mà, cho lão trắng mắt ra!". Họ chào nhau rồi ai về nhà nấy.
Lúc trời chập choạng tối, khi ông già đang khêu bấc để thắp cái đèn dầu thì bà chủ nhà đến. Bà cất tiếng ngay từ ngoài sân. "Ông ơi, ông đâu rồi? Tôi vừa nghe chuyện. Ôi chao! Thế này thì nguy tận mạng!". Ông lão bước ra cửa, cất tiếng chào bà. "Ôi trời, thế mà ông vẫn còn bình thản được sao. Ông sắp chết đến nơi rồi. Ma xui quỷ khiến thế nào mà ông lại dám đi qua cây cầu chết chóc ấy. Nửa bàn chân chạm cầu Sòng, đàn bà chết sáng, đàn ông chết chiều. Ôi chao, khốn nạn cái thân ông". Ông nói rằng bà đừng hoảng lên như thế. Ông chẳng khi nào tin vào những kiểu lời nguyền vớ vẩn ấy. "Vớ vẩn ư? Không đâu ông ơi, có thật đấy. Ngài thiêng lắm. Giờ phải làm thế nào đ…â…y..?". Bà kéo dài câu nói thành một tiếng rên. "Bà này", ông chậm rãi ngồi xuống thềm, "trước nhất là tôi không tin một lời nguyền có thể giết chết người ta, thứ nữa, nếu nó có giết được đi chăng nữa, thì tôi cũng chẳng có gì phải sợ. Tôi chẳng còn sống được mấy nỗi, chết trước hay chết sau vài năm đâu có nghĩa lý gì. Dạo trước, khi vợ con tôi mới ra đi, tôi đã tìm cách để được đi theo họ, thế mà cả ba lần đều không thành. Nếu mà lời nguyền có thực, thì tôi phải cảm ơn nó mới phải. Tôi sẽ được đoàn tụ với vợ con tôi. Bà ạ, tôi hỏi cái này chí không phải, nếu bà có điều gì phiền hà, tôi có thể ra đi ngay tối nay. Tôi không muốn ngôi nhà mà bà yêu quý bị cái thân già này làm cho vấy bẩn". Bà già xua tay lia lịa, bà nói rằng bà không hề có ý đó. Bà chỉ lo cho ông thôi. Bà sang là muốn khuyên ông nên tìm cách cách gì đó để hóa giải lời nguyền. Nhưng nếu ông đã nghĩ như vậy, bà cũng không năn nỉ nữa. "Ừ thì sống chết có số, giàu sang tại trời", bà nói vậy. Ông mỉm cười: "tôi cảm ơn bà nhiều lắm, một lần nữa tôi phải nói rằng bà là một con người tốt bụng vô cùng. Bà làm tôi nhớ đến nhà tôi, và làm tôi có cảm giác như thể đây là quê hương của mình vậy". Bà già cúi đầu. Bà thấy ông thật biết cách làm yên lòng người khác. Bà cố để không cho ông thấy mình đang cười. Rồi bằng một câu chào vội vã, bà bước ra ngõ và rẽ vào đường lớn.
Chiều hôm sau, cả đám dân làng đều thấp thỏm chờ đợi lời nguyền sẽ ra tay với lão già lỳ lợm ngu xuẩn. Họ tụ tập thành từng nhóm, đứng ngoài đường và chốc chốc lại nhìn vào trong nhà của người đàn ông nọ. Bà chủ nhà thì không dám đến, bà nói rằng bà sẽ không chịu nổi khi nhìn cảnh ông lão bị hành hạ cho đến chết. Ông lão ngồi ở chiếc bàn gỗ nhỏ ngoài hiên, đôi mắt chăm chú nhìn vào một vật gì đó. Tay phải của ông thỉnh thoảng lại đưa điếu thuốc lên môi và rít một hơi dài. Có lúc ông mỉm cười một mình, có lúc ông đưa hai tay lên bưng mặt. Dường như ông không biết đến đám người đang tụ tập ngoài kia và chờ đợi cái chết của ông. Trong một lần sơ ý, ông làm rơi chiếc ly thủy tinh có tay cầm xuống nền gạch. Một tiếng choang khô khốc vang lên làm cả đám đông giật mình kinh hãi. ‘Bắt đầu rồi đấy", họ xì xào. Họ cố nhướng cổ thật cao, có một số người còn chạy vào tận cổng. Một số kẻ thì thầm gì đó vào tai kẻ khác. Mấy bà già lầm rầm khấn vái. Một số kẻ nhắm mắt không dám nhìn. Ông lão chậm chạp bước ra khỏi ghế, đi lấy một cái chổi và nhóm những mảnh vỡ thủy tinh lại một chỗ. Sau đó ông hất chúng vào cái thùng đựng rác bằng nhựa có nước sơn màu xanh nhạt. Ngay lúc đó ông mới phát hiện ra ở ngoài đường có bao nhiêu là người đang đứng đó, nhìn mình. Ông mỉm cười chào họ, nhưng không ai mỉm cười đáp trả. Ông dựa cái chổi vào tường và trở lại bàn, châm một điếu thuốc mới rồi cúi xuống chăm chú như chưa có điều gì xảy ra.
Đám đông bắt đầu sốt ruột khi mặt trời sắp lặn. Một số phụ nữ đành luyến tiếc trở về nhà để chuẩn bị bữa tối. "Hét lên thật to khi chuyện đó xẩy ra nhé", họ dặn những kẻ ở lại. Lũ trẻ con cũng bị kéo về, dù một số đứa cứ nằng nặc không chịu. Chúng nằm ra giữa đất và khóc rống lên cho đến khi người lớn dọa chúng rằng, nếu không về, Ngài cũng sẽ đến tìm cả chúng nữa. Còn lại một đám khoảng vài chục người, trong đó có ba bốn cụ già. Họ ngồi thành một vòng tròn trên đám cỏ dưới một gốc cây xà cừ lớn.
- Nó chắc chắn sẽ xảy ra với lão già chứ? Một gã mặt non choẹt hỏi.
- Chắc chắn nó sẽ xảy ra. Chỉ là không biết đích xác lúc nào thôi. Có thể Ngài đang gắng nghĩ ra một hình phạt thật khủng khiếp, bởi lâu rồi ngài chưa được ra tay. Một cụ già nói.
- Có khi nào Ngài đã quên lời nguyền của mình không? Một gã mặt đầy tàn nhang xen vào.
- Quên thế nào được! Chỉ là Ngài suy nghĩ hơi lâu một chút. Hẳn Ngài đã già rồi, không còn minh mẫn và khỏe mạnh như xưa. Một gã trẻ tuổi khác tinh nghịch.
- Báng bổ! Ngài không bao giờ già! một cụ già dỗ cái điếu thuốc lào xuống đất, chờ mà xem, kiểu gì cũng trong chiều nay.
Một vài kẻ đứng dậy và nhìn vào trong nhà của ông lão. Nhưng ông vẫn chúi mũi xuống bàn. Họ lắc đầu với mấy người khác và lại ngồi xuống.
Trời đã nhá nhem tối. Đám đông chỉ còn lại khoảng mươi người. Vẫn không có chuyện gì xẩy đến. Ông lão đã đứng dậy, vào bếp nhóm lò chuẩn bị bữa tối. Ngọn lửa rực lên soi chiếu khuôn mặt nhăn nheo và bình thản. Đám người bắt đầu chán nản. Họ truyền tay nhau điếu thuốc lào và ngáp dài liên tục. Một số kẻ đánh ben bét vào chân để xua muỗi. Một số kẻ ngó vào ngôi nhà lần cuối rồi phủi đít đi về. Đến bảy giờ tối thì không còn một ai ở lại nữa. Tuy vậy, trong đêm, người ta vẫn dỏng tai lên nghe ngóng. Họ vẫn hy vọng tai họa sẽ xảy đến với ông lão xa lạ kỳ quặc kia, muộn còn hơn không. Họ ngóng chờ nó như ngóng chờ lễ hội mùa xuân. Rồi họ chìm vào giấc ngủ đầy những băn khoăn khó tả, đầy những mộng mị kinh khiếp thỏa thuê.
Suốt cả buổi chiều hôm ấy, bà chủ nhà cũng đứng ngồi không yên. Bà đi ra sân, ra ngõ, định ra đường lớn rồi lại trở vào nhà. Một tiếng chó sủa cũng khiến bà hoảng hốt. Lúc chiều tàn, bà như trút được gánh nặng khi biết ông lão vẫn bình an vô sự. Bà muốn sang nhà ông để chia vui với ông, nhưng bà lại thôi. Bà nghĩ ông chẳng cần đến những lời chia vui ấy, vì ông đâu có sợ phải chết. Vả lại, ai mà biết được rằng tai họa đã thực sự đi qua hay vẫn còn rập rình đâu đó ngoài kia? Tốt nhất, với tâm trạng này, bà nên ở nhà và để ông được yên tĩnh một mình.
Ngày hôm sau, rồi hôm sau nữa, ông già vẫn bình an vô sự. Tất nhiên người vui mừng nhất là bà chủ nhà. Bà nghĩ Ngài đã động lòng trắc ẩn trước con người đáng mến kia. Những người phụ nữ khác cũng chẳng còn bận tâm. Trẻ con thì hoàn toàn quên béng. Nhưng đối với một số người thì sự việc không đơn giản như vậy. Đó là một sự xúc phạm không thể tha thứ. Làm sao mà một con người lạ mặt, vừa đến từ một nơi xa xôi nào đó lại dám dẫm lên lời nguyền mà cả dân làng đã phải kiêng sợ từ bấy lâu nay? Và dẫm lên mà không hề bị trừng phạt? Ông ta đã làm cho tập tục bị xáo trộn. Ông ta đã làm cho niềm tin của dân làng vào các vị bô lão bị lung lay. Rồi mọi chuyện sẽ đi đến đâu, khi mà lời nói của các vị không còn được cháu con tuân phục? Thế nghĩa là đâu chỉ lời nguyền bị vô hiệu hóa, mà ngay cả nề nếp kỷ cương cũng bị đe dọa. Người đàn ông kia hẳn nhiên phải bị trừng phạt. Và một cuộc họp nữa được triệu tập ngay lập tức. Người đàn ông bị buộc phải dời đi. Ông ta không phải là người, ông ta là một con quỷ dữ đội lốt người. Vì sao ư? Vì đến cả Ngài cũng không dám ra tay trừng phạt hắn. Hắn quá cao tay ấn. Hắn chế ngự được cả lời nguyền. Hắn chế ngự được Ngài. Nhưng còn dân làng? Sẽ phải làm sao khi Ngài tức giận và trút tất cả nỗi tức giận đó lên đám người vô tội? Ngài sẽ hủy hoại cả cái làng này nếu như còn tiếp tục chứa chấp kẻ thù không đội trời chung của Ngài.
Chiều hôm đó, một số người đã đến ngôi nhà ông lão ở và báo cho ông biết quyết định của dân làng. "Thế đã là quá tử tế với lão rồi đấy nhé". Họ quan sát thái độ của ông. Ông ngồi yên lặng, mắt nhìn ra phía bờ sông, một cái nhìn xa xăm vời vợi. "Lão phải dời đi ngay chiều nay, nhớ nhé, ngay chiều nay đấy", họ nhắc lại lần nữa để chắc chắn là ông đã nghe thủng lỗ tai rồi ra về. Ông lão vẫn ngồi nhìn vào xa xăm. Đoạn ông lôi bức ảnh nhỏ từ trong túi áo ra, vuốt ve nó và giơ lên ngắm nghía. Ông nghĩ đến vợ và đứa con gái của mình. Ông đã rời bỏ thành phố và đi thật xa về những miền quê để không phải nhìn thấy những con đường lớn và những chiếc ô tô, và khi gặp được ngôi làng này, gặp bà già tốt bụng ấy, ông những tưởng mình sẽ được yên tâm sống nốt quãng đời còn lại, giữa cỏ cây và dòng sông tươi mát, giữa những người nông dân bình dị. Ông đã chuẩn bị tâm thế để nằm xuống nghỉ ngơi dưới bầu trời rộng rãi trong lành. Nhưng điều đó giờ đây là không thể. Ông là kẻ có tội, hay đúng hơn, người ta bắt ông phải là kẻ có tội. Một kẻ dám chà đạp lên lời nguyền, chà đạp lên sự bình yên của những người khác. Giờ thì ông sẽ lại phải ra đi. Ông không thể sống trên nỗi lo sợ và căm ghét của người đời. Mà họ cũng chẳng đời nào để ông yên, nếu ông cứ cố tình ở lại. Chân ông run lên khi nghĩ đến con đường phía trước. Ông uể oải đứng dậy, vào nhà. Ông nhét mấy bộ quần áo vào chiếc túi vải cũ nát, chụp chiếc mũ nồi bạc phếch lên đầu. Khi trở ra, ông gặp bà chủ nhà đang đứng dưới sân và nhìn ông. Ông cố tỏ ra bình thản. Bà bảo bà rất lấy làm tiếc, nhưng ông biết đấy, dân làng đã đồng ý với quyết định của các vị trưởng lão. Ông mỉm cười với bà. "Tôi hiểu mà, đó đâu phải là lỗi của bà, cũng chẳng phải lỗi của ai. Tôi không thuộc về nơi này, đơn giản vậy thôi. Hẳn sẽ còn nhiều chỗ khác mà tôi có thể đến và sinh sống. Tôi chỉ buồn khi phải xa bà, người bạn già tốt bụng của tôi". Bà bảo bà rất lo lắng khi để ông ra đi lúc trời sắp tối như thế này. "Chẳng sao đâu", ông nói, "đêm tối có còn xa lạ gì đối với tôi. Trước khi đến đây, tôi đã trải qua biết bao nhiêu là đêm tối trên đường". Bà im lặng. Bà đưa mắt nhìn bao trùm toàn bộ người ông. Bà muốn lưu giữ hình ảnh của con người dễ mến này, con người đã làm cho căn nhà thôi hoang vắng. Rồi bà chào ông và ra về. Bà không muốn nhìn thấy cảnh chia ly. Chờ cho bà đi khuất một lúc lâu, ông mới đứng dậy, khép cửa lại, châm một điếu thuốc và bước xuống sân. Không hiểu tại sao, ông lại muốn leo lên cây cầu Sòng một lần nữa. Ông xuyên qua bóng tối của ngôi làng và hướng ra phía bờ sông. Gió thổi mạnh từng cơn, mang theo không khí ẩm lạnh của một cơn giông sắp đến. Trên môi ông lão, điếu thuốc lập lòe như một con đom đóm lạc bầy.
Mấy ngày sau, họ tìm thấy xác ông lão dạt vào bãi ngô non ở bờ sông phía bên kia. Có người buồn, có kẻ vui, riêng bà chủ nhà thì quay mặt đi và khóc. Nhưng tất cả dân làng đều đồng ý với nhau rằng: cuối cùng thì lời nguyền đã ra tay.
Cầu Sòng là một nơi hoàn toàn vắng vẻ. Nếu có công chuyện thật sự cấp bách phải qua sông, người ta vòng xuống phía hạ nguồn khoảng nửa cây số, ở đó có một chiếc cầu khác. Hoặc người ta chèo thuyền. Cũng có thể người ta bơi khi con nước hiền lành. Nhưng nhất định người ta không đặt chân lên cây cầu ấy. Không biết từ bao giờ, người ta kinh khiếp nó như kinh khiếp một con ác quỷ. Mà quả thật dân làng tin rằng ở đó có một con ác quỷ trú thân. Để vỗ về và để tỏ ra kính sợ, người ta đã lập một cái am thờ ngay chỗ chân cầu, và tôn xưng nó là Ngài. Lời nguyền của Ngài vẫn còn được truyền lại đến tận hôm nay:
"Nửa bàn chân chạm cầu Sòng
Đàn bà chết sáng, đàn ông chết chiều"
Cây cầu Sòng nằm đó, quên lãng, bình thản, già cỗi, như một con người đã đi đến tận cùng đau khổ, gối tay lên đầu và duỗi thẳng hai chân, thôi không đợi chờ, thôi không hy vọng, thôi không cần sự sẻ chia hay thấu hiểu của người đời.
Nhưng một ngày nọ, có một ông lão từ phương xa vừa đến ngôi làng đã đi qua cây cầu ấy. Ông lão có thân hình nhỏ thó, tay cắp túi vải, đội một chiếc mũ nồi bạc phếch. Ông không hề biết đến lời nguyền đáng sợ kia. Ông đang đi tìm một chốn bình yên để nghỉ ngơi sau những giông bão của cuộc đời. Trong buổi chiều hôm ấy, ông đã tìm được một căn nhà nhỏ ở rìa làng. Bà chủ nhà, ở cách đó năm cái ngõ, bảo với ông rằng chồng bà khi còn sống đã xây nó cho đứa con trai duy nhất. Nhưng cách đây ba năm, một căn bệnh bất ngờ đã cướp nó khỏi tay bà. Bà đã giữ gìn cho ngôi nhà sạch sẽ tinh tươm. Bà không muốn nó trở nên hoang phế. Bà cũng không nghĩ sẽ cho bất cứ một người lạ nào đến ở, nhưng không hiểu sao vừa gặp ông, bà đã thấy mến ngay. "Ông ạ", bà nói, "nhiều lúc tôi cứ nghĩ đó chỉ là một cơn ác mộng, và khi tỉnh dậy, tôi sẽ lại thấy nó đứng đó, mỉm cười với tôi. Tôi cứ sang đây suốt, quét dọn, lau chùi. Tôi sợ nhỡ nó về, nó sẽ không vừa ý khi thấy cái sân đầy lá rụng, và cái nhà thì mạng nhện chăng đầy. Ông thấy tôi có lẩm cẩm không". Ông lắc đầu. Ông nói rằng trước đây ông cũng từng có cảm giác như vậy, khi vợ và đứa con gái của ông bị chết trong một tai nạn ô tô. Ông không tin rằng họ đã ra đi vĩnh viễn. Ông châm một điếu thuốc, ngồi xuống bậc thềm và hướng mắt ra phía dòng sông xanh thẳm. Bà ngồi xuống bên ông, họ cùng im lặng để chia sẻ với nhau những nỗi mất mát lớn lao trong quá khứ. Một lúc như vậy rồi bà đứng dậy. Bà bảo ông đợi bà một lát. Bà về nhà và lúc sau trở sang, khệ nệ xách theo một cái túi lớn. "Ấy là một số đồ đạc cần dùng. Tôi thấy ông chẳng mang theo gì cả. Ít nhất ông cũng cần chúng để nấu ăn, và một chỗ ngủ tươm tất. Nếu muốn sắm thêm gì, thì có một cái quán nhỏ phía đầu làng, ông cũng có thể mua thức ăn ở đó vào mỗi buổi sáng. Chợ thì hơi xa, mà hai ngày mới có một phiên". Ông mỉm cười cảm động. "Cám ơn trời đã đưa tôi đến một ngôi làng xinh đẹp, và gặp được một người tốt bụng như bà", ông nói, "cũng chẳng cần phải sắm sửa thêm gì nữa. Ở tuổi chúng mình, người ta đâu có cần nhiều, đúng không bà?". Bà gật đầu và cười làm cho khuôn mặt nhăn nheo. "Ông đừng lo gì về chuyện tiền thuê nhà", bà nói, "trả bao nhiêu và bao giờ trả cũng được. Tôi cảm thấy vui vì có ông ở đây, mỗi đêm căn nhà sẽ sáng ánh đèn, nó làm cho lòng tôi bớt lạnh lẽo". Ông cười buồn, thấy khóe mắt cay cay. Rồi bà chào ông và ra về. Ông nhìn theo bóng bà cho đến khi bà rẽ ra con đường lớn và khuất hẳn. Ông đưa điếu thuốc lên môi rồi nhẹ nhàng thả khói. Ông thấy lòng mình dìu dịu. Cuối cùng thì ông đã có một nơi chốn yên ổn để sống nốt những tháng ngày còn lại của kiếp người.
Nhưng ông lão không biết rằng vào chiều hôm đó, khi ông đi qua chiếc cầu Sòng, một số người câu cá ở bờ sông đã nhìn thấy. Họ tức tốc chạy về và kể lại cho mấy người già mà họ gặp trên đường. "Lão già ngu xuẩn ấy", họ nói, "hẳn lão ta không biết mình vừa làm một điều khủng khiếp". Họ bàn luận sôi nổi. Lúc sau có một người đàn ông chạy đến. "Hình như lão thuê ngôi nhà bỏ trống phía rìa làng", hắn vừa nói vừa vuốt ngực, "có nên đến và cho lão biết không?". Mấy cụ già ra chiều nghĩ ngợi. Họ nói hãy khoan đã, cần phải có đủ mặt các vị trưởng lão. Một số người được cắt cử đi làm nhiệm vụ báo tin. Và một cuộc họp khẩn cấp được tiến hành ở đình làng.
Khi họ đến nơi thì ông lão vẫn còn ngồi nơi thềm hút thuốc, đôi mắt lim dim. Mãi đến khi họ cất tiếng chào thì ông lão mới giật mình và mở mắt ra. Ông tươi cười chào họ, ông xin lỗi vì đáng ra ông phải là người đến thăm họ trước. Họ bảo họ không đến thăm chơi, họ đến vì có việc quan trọng. Họ hỏi có phải ông đã qua sông trên chiếc cầu Sòng không. Và khi ông lão bảo có, họ cho ông biết rằng ông đã gặp phải tai họa nghiêm trọng. Ông lão ngơ ngác không hiểu. Họ kể cho ông lão về lời nguyền đáng sợ của Ngài, ai vi phạm lời nguyền ấy đều sẽ chết vào ngày hôm sau. "Ông sẽ chết vào chiều mai", họ giải thích, "bởi Ngài cần có thời gian để tỉnh ngủ và nghĩ ra một hình phạt ghê rợn chưa từng có. Ngài không thích sự lặp lại. Ngài luôn có những kế hoạch hoàn hảo". Họ lo sợ thay cho ông lão, trong khi ông lão đã lấy lại được vẻ bình thản, tay đưa điếu thuốc lên môi và mỉm cười lịch sự. Họ nhấn mạnh với ông rằng đó không phải chuyện để đùa. Họ khuyên ông nên đem lễ vật đến am thờ và tạ lỗi với Ngài, hoặc đi tìm một thầy pháp đủ mạnh để có thể thông tri với Ngài, nhằm cứu lấy tính mạng, dù họ không dám chắc là nó có mang lại kết quả hay không. "Dù sao cũng nên thử mọi cách, còn hơn ngồi yên chờ chết". Khi thấy ông lão vẫn chỉ lặng yên, họ kể cho ông nghe về những người trước đây dám đặt chân lên cây cầu đã phải nhận một cái chết đau đớn khủng khiếp như thế nào. "Mọi người đã thực sự được chứng kiến những cái chết đó?", ông lão hỏi. Họ hơi bối rối, nhưng hầu như ngay lập tức, họ lấy lại được bình tĩnh. Họ nói với ông rằng một vài người trong số họ đã từng được thấy, và còn thêm nhiều người nữa. Họ liệt kê ra một loạt những cái tên. "Ông phải tin mới được, vì đó là sự thật mười mươi". Rồi khi thấy ông vẫn không có vẻ gì sợ sệt, họ tức giận vô cùng. "Lão xem chúng mình như đám trẻ con", một gã trẻ tuổi nhổ nước bọt xuống sân và lẩm bẩm. Mấy cụ già thì nhìn chằm chằm vào mặt ông lão. Khi biết chẳng còn cách nào để làm cho ông lão tin về chuyện đó, họ kéo nhau ra về, lòng đầy tức tối. "Nếu đã như vậy", họ nói với nhau, "cứ để lão chết đi!". "Tội nghiệp", một cụ già nói, "tội nghiệp cho những kẻ mất lòng tin". Mấy người còn lại nhao nhao: "Tội nghiệp cái mẹ khỉ! Lão muốn thế mà, cho lão trắng mắt ra!". Họ chào nhau rồi ai về nhà nấy.
Lúc trời chập choạng tối, khi ông già đang khêu bấc để thắp cái đèn dầu thì bà chủ nhà đến. Bà cất tiếng ngay từ ngoài sân. "Ông ơi, ông đâu rồi? Tôi vừa nghe chuyện. Ôi chao! Thế này thì nguy tận mạng!". Ông lão bước ra cửa, cất tiếng chào bà. "Ôi trời, thế mà ông vẫn còn bình thản được sao. Ông sắp chết đến nơi rồi. Ma xui quỷ khiến thế nào mà ông lại dám đi qua cây cầu chết chóc ấy. Nửa bàn chân chạm cầu Sòng, đàn bà chết sáng, đàn ông chết chiều. Ôi chao, khốn nạn cái thân ông". Ông nói rằng bà đừng hoảng lên như thế. Ông chẳng khi nào tin vào những kiểu lời nguyền vớ vẩn ấy. "Vớ vẩn ư? Không đâu ông ơi, có thật đấy. Ngài thiêng lắm. Giờ phải làm thế nào đ…â…y..?". Bà kéo dài câu nói thành một tiếng rên. "Bà này", ông chậm rãi ngồi xuống thềm, "trước nhất là tôi không tin một lời nguyền có thể giết chết người ta, thứ nữa, nếu nó có giết được đi chăng nữa, thì tôi cũng chẳng có gì phải sợ. Tôi chẳng còn sống được mấy nỗi, chết trước hay chết sau vài năm đâu có nghĩa lý gì. Dạo trước, khi vợ con tôi mới ra đi, tôi đã tìm cách để được đi theo họ, thế mà cả ba lần đều không thành. Nếu mà lời nguyền có thực, thì tôi phải cảm ơn nó mới phải. Tôi sẽ được đoàn tụ với vợ con tôi. Bà ạ, tôi hỏi cái này chí không phải, nếu bà có điều gì phiền hà, tôi có thể ra đi ngay tối nay. Tôi không muốn ngôi nhà mà bà yêu quý bị cái thân già này làm cho vấy bẩn". Bà già xua tay lia lịa, bà nói rằng bà không hề có ý đó. Bà chỉ lo cho ông thôi. Bà sang là muốn khuyên ông nên tìm cách cách gì đó để hóa giải lời nguyền. Nhưng nếu ông đã nghĩ như vậy, bà cũng không năn nỉ nữa. "Ừ thì sống chết có số, giàu sang tại trời", bà nói vậy. Ông mỉm cười: "tôi cảm ơn bà nhiều lắm, một lần nữa tôi phải nói rằng bà là một con người tốt bụng vô cùng. Bà làm tôi nhớ đến nhà tôi, và làm tôi có cảm giác như thể đây là quê hương của mình vậy". Bà già cúi đầu. Bà thấy ông thật biết cách làm yên lòng người khác. Bà cố để không cho ông thấy mình đang cười. Rồi bằng một câu chào vội vã, bà bước ra ngõ và rẽ vào đường lớn.
Chiều hôm sau, cả đám dân làng đều thấp thỏm chờ đợi lời nguyền sẽ ra tay với lão già lỳ lợm ngu xuẩn. Họ tụ tập thành từng nhóm, đứng ngoài đường và chốc chốc lại nhìn vào trong nhà của người đàn ông nọ. Bà chủ nhà thì không dám đến, bà nói rằng bà sẽ không chịu nổi khi nhìn cảnh ông lão bị hành hạ cho đến chết. Ông lão ngồi ở chiếc bàn gỗ nhỏ ngoài hiên, đôi mắt chăm chú nhìn vào một vật gì đó. Tay phải của ông thỉnh thoảng lại đưa điếu thuốc lên môi và rít một hơi dài. Có lúc ông mỉm cười một mình, có lúc ông đưa hai tay lên bưng mặt. Dường như ông không biết đến đám người đang tụ tập ngoài kia và chờ đợi cái chết của ông. Trong một lần sơ ý, ông làm rơi chiếc ly thủy tinh có tay cầm xuống nền gạch. Một tiếng choang khô khốc vang lên làm cả đám đông giật mình kinh hãi. ‘Bắt đầu rồi đấy", họ xì xào. Họ cố nhướng cổ thật cao, có một số người còn chạy vào tận cổng. Một số kẻ thì thầm gì đó vào tai kẻ khác. Mấy bà già lầm rầm khấn vái. Một số kẻ nhắm mắt không dám nhìn. Ông lão chậm chạp bước ra khỏi ghế, đi lấy một cái chổi và nhóm những mảnh vỡ thủy tinh lại một chỗ. Sau đó ông hất chúng vào cái thùng đựng rác bằng nhựa có nước sơn màu xanh nhạt. Ngay lúc đó ông mới phát hiện ra ở ngoài đường có bao nhiêu là người đang đứng đó, nhìn mình. Ông mỉm cười chào họ, nhưng không ai mỉm cười đáp trả. Ông dựa cái chổi vào tường và trở lại bàn, châm một điếu thuốc mới rồi cúi xuống chăm chú như chưa có điều gì xảy ra.
Đám đông bắt đầu sốt ruột khi mặt trời sắp lặn. Một số phụ nữ đành luyến tiếc trở về nhà để chuẩn bị bữa tối. "Hét lên thật to khi chuyện đó xẩy ra nhé", họ dặn những kẻ ở lại. Lũ trẻ con cũng bị kéo về, dù một số đứa cứ nằng nặc không chịu. Chúng nằm ra giữa đất và khóc rống lên cho đến khi người lớn dọa chúng rằng, nếu không về, Ngài cũng sẽ đến tìm cả chúng nữa. Còn lại một đám khoảng vài chục người, trong đó có ba bốn cụ già. Họ ngồi thành một vòng tròn trên đám cỏ dưới một gốc cây xà cừ lớn.
- Nó chắc chắn sẽ xảy ra với lão già chứ? Một gã mặt non choẹt hỏi.
- Chắc chắn nó sẽ xảy ra. Chỉ là không biết đích xác lúc nào thôi. Có thể Ngài đang gắng nghĩ ra một hình phạt thật khủng khiếp, bởi lâu rồi ngài chưa được ra tay. Một cụ già nói.
- Có khi nào Ngài đã quên lời nguyền của mình không? Một gã mặt đầy tàn nhang xen vào.
- Quên thế nào được! Chỉ là Ngài suy nghĩ hơi lâu một chút. Hẳn Ngài đã già rồi, không còn minh mẫn và khỏe mạnh như xưa. Một gã trẻ tuổi khác tinh nghịch.
- Báng bổ! Ngài không bao giờ già! một cụ già dỗ cái điếu thuốc lào xuống đất, chờ mà xem, kiểu gì cũng trong chiều nay.
Một vài kẻ đứng dậy và nhìn vào trong nhà của ông lão. Nhưng ông vẫn chúi mũi xuống bàn. Họ lắc đầu với mấy người khác và lại ngồi xuống.
Trời đã nhá nhem tối. Đám đông chỉ còn lại khoảng mươi người. Vẫn không có chuyện gì xẩy đến. Ông lão đã đứng dậy, vào bếp nhóm lò chuẩn bị bữa tối. Ngọn lửa rực lên soi chiếu khuôn mặt nhăn nheo và bình thản. Đám người bắt đầu chán nản. Họ truyền tay nhau điếu thuốc lào và ngáp dài liên tục. Một số kẻ đánh ben bét vào chân để xua muỗi. Một số kẻ ngó vào ngôi nhà lần cuối rồi phủi đít đi về. Đến bảy giờ tối thì không còn một ai ở lại nữa. Tuy vậy, trong đêm, người ta vẫn dỏng tai lên nghe ngóng. Họ vẫn hy vọng tai họa sẽ xảy đến với ông lão xa lạ kỳ quặc kia, muộn còn hơn không. Họ ngóng chờ nó như ngóng chờ lễ hội mùa xuân. Rồi họ chìm vào giấc ngủ đầy những băn khoăn khó tả, đầy những mộng mị kinh khiếp thỏa thuê.
Suốt cả buổi chiều hôm ấy, bà chủ nhà cũng đứng ngồi không yên. Bà đi ra sân, ra ngõ, định ra đường lớn rồi lại trở vào nhà. Một tiếng chó sủa cũng khiến bà hoảng hốt. Lúc chiều tàn, bà như trút được gánh nặng khi biết ông lão vẫn bình an vô sự. Bà muốn sang nhà ông để chia vui với ông, nhưng bà lại thôi. Bà nghĩ ông chẳng cần đến những lời chia vui ấy, vì ông đâu có sợ phải chết. Vả lại, ai mà biết được rằng tai họa đã thực sự đi qua hay vẫn còn rập rình đâu đó ngoài kia? Tốt nhất, với tâm trạng này, bà nên ở nhà và để ông được yên tĩnh một mình.
Ngày hôm sau, rồi hôm sau nữa, ông già vẫn bình an vô sự. Tất nhiên người vui mừng nhất là bà chủ nhà. Bà nghĩ Ngài đã động lòng trắc ẩn trước con người đáng mến kia. Những người phụ nữ khác cũng chẳng còn bận tâm. Trẻ con thì hoàn toàn quên béng. Nhưng đối với một số người thì sự việc không đơn giản như vậy. Đó là một sự xúc phạm không thể tha thứ. Làm sao mà một con người lạ mặt, vừa đến từ một nơi xa xôi nào đó lại dám dẫm lên lời nguyền mà cả dân làng đã phải kiêng sợ từ bấy lâu nay? Và dẫm lên mà không hề bị trừng phạt? Ông ta đã làm cho tập tục bị xáo trộn. Ông ta đã làm cho niềm tin của dân làng vào các vị bô lão bị lung lay. Rồi mọi chuyện sẽ đi đến đâu, khi mà lời nói của các vị không còn được cháu con tuân phục? Thế nghĩa là đâu chỉ lời nguyền bị vô hiệu hóa, mà ngay cả nề nếp kỷ cương cũng bị đe dọa. Người đàn ông kia hẳn nhiên phải bị trừng phạt. Và một cuộc họp nữa được triệu tập ngay lập tức. Người đàn ông bị buộc phải dời đi. Ông ta không phải là người, ông ta là một con quỷ dữ đội lốt người. Vì sao ư? Vì đến cả Ngài cũng không dám ra tay trừng phạt hắn. Hắn quá cao tay ấn. Hắn chế ngự được cả lời nguyền. Hắn chế ngự được Ngài. Nhưng còn dân làng? Sẽ phải làm sao khi Ngài tức giận và trút tất cả nỗi tức giận đó lên đám người vô tội? Ngài sẽ hủy hoại cả cái làng này nếu như còn tiếp tục chứa chấp kẻ thù không đội trời chung của Ngài.
Chiều hôm đó, một số người đã đến ngôi nhà ông lão ở và báo cho ông biết quyết định của dân làng. "Thế đã là quá tử tế với lão rồi đấy nhé". Họ quan sát thái độ của ông. Ông ngồi yên lặng, mắt nhìn ra phía bờ sông, một cái nhìn xa xăm vời vợi. "Lão phải dời đi ngay chiều nay, nhớ nhé, ngay chiều nay đấy", họ nhắc lại lần nữa để chắc chắn là ông đã nghe thủng lỗ tai rồi ra về. Ông lão vẫn ngồi nhìn vào xa xăm. Đoạn ông lôi bức ảnh nhỏ từ trong túi áo ra, vuốt ve nó và giơ lên ngắm nghía. Ông nghĩ đến vợ và đứa con gái của mình. Ông đã rời bỏ thành phố và đi thật xa về những miền quê để không phải nhìn thấy những con đường lớn và những chiếc ô tô, và khi gặp được ngôi làng này, gặp bà già tốt bụng ấy, ông những tưởng mình sẽ được yên tâm sống nốt quãng đời còn lại, giữa cỏ cây và dòng sông tươi mát, giữa những người nông dân bình dị. Ông đã chuẩn bị tâm thế để nằm xuống nghỉ ngơi dưới bầu trời rộng rãi trong lành. Nhưng điều đó giờ đây là không thể. Ông là kẻ có tội, hay đúng hơn, người ta bắt ông phải là kẻ có tội. Một kẻ dám chà đạp lên lời nguyền, chà đạp lên sự bình yên của những người khác. Giờ thì ông sẽ lại phải ra đi. Ông không thể sống trên nỗi lo sợ và căm ghét của người đời. Mà họ cũng chẳng đời nào để ông yên, nếu ông cứ cố tình ở lại. Chân ông run lên khi nghĩ đến con đường phía trước. Ông uể oải đứng dậy, vào nhà. Ông nhét mấy bộ quần áo vào chiếc túi vải cũ nát, chụp chiếc mũ nồi bạc phếch lên đầu. Khi trở ra, ông gặp bà chủ nhà đang đứng dưới sân và nhìn ông. Ông cố tỏ ra bình thản. Bà bảo bà rất lấy làm tiếc, nhưng ông biết đấy, dân làng đã đồng ý với quyết định của các vị trưởng lão. Ông mỉm cười với bà. "Tôi hiểu mà, đó đâu phải là lỗi của bà, cũng chẳng phải lỗi của ai. Tôi không thuộc về nơi này, đơn giản vậy thôi. Hẳn sẽ còn nhiều chỗ khác mà tôi có thể đến và sinh sống. Tôi chỉ buồn khi phải xa bà, người bạn già tốt bụng của tôi". Bà bảo bà rất lo lắng khi để ông ra đi lúc trời sắp tối như thế này. "Chẳng sao đâu", ông nói, "đêm tối có còn xa lạ gì đối với tôi. Trước khi đến đây, tôi đã trải qua biết bao nhiêu là đêm tối trên đường". Bà im lặng. Bà đưa mắt nhìn bao trùm toàn bộ người ông. Bà muốn lưu giữ hình ảnh của con người dễ mến này, con người đã làm cho căn nhà thôi hoang vắng. Rồi bà chào ông và ra về. Bà không muốn nhìn thấy cảnh chia ly. Chờ cho bà đi khuất một lúc lâu, ông mới đứng dậy, khép cửa lại, châm một điếu thuốc và bước xuống sân. Không hiểu tại sao, ông lại muốn leo lên cây cầu Sòng một lần nữa. Ông xuyên qua bóng tối của ngôi làng và hướng ra phía bờ sông. Gió thổi mạnh từng cơn, mang theo không khí ẩm lạnh của một cơn giông sắp đến. Trên môi ông lão, điếu thuốc lập lòe như một con đom đóm lạc bầy.
Mấy ngày sau, họ tìm thấy xác ông lão dạt vào bãi ngô non ở bờ sông phía bên kia. Có người buồn, có kẻ vui, riêng bà chủ nhà thì quay mặt đi và khóc. Nhưng tất cả dân làng đều đồng ý với nhau rằng: cuối cùng thì lời nguyền đã ra tay.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)