Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

VỤ ÁN VĂN HÓA 1965 : THÍCH NHẤT HẠNH & BÙI GIÁNG MONODIALOGUE – BÙI GIÁNG






Phạm Chu Thái


Lời Dẫn Nhập : Vào năm 1965 , nhà xuất bản Lá Bối ( do thượng tọa Thích Nhất Hạnh chủ trương ) đã cho phát hành quyển DIALOGUE , gồm 5 bài viết bằng ngoại ngữ ( Anh , Pháp ) của 5 tác giả Việt Nam ( Nhất Hạnh , Hồ Hữu Tường , Tam Ích , Bùi Giáng , Phạm Công Thiện ) gửi đến 5 người ( Martin Luther King , Jean Paul Sartre , André Malraux , René Char , Henry Miller ) với phần dẫn nhập Avant-Propos do Bùi Giáng chấp bút . Bài dẫn nhập này đã bị cắt bỏ một đoạn ( phần Rilke , Heidegger hòa điệu đối thoại cùng Nguyễn Du ) theo lời yêu cầu của ông Nhất Hạnh , và được sự tương nhượng của Bùi Giáng . Nhưng khi sách được Lá Bối in ra và phát hành , lại bất ngờ có 8 chữ thêm vào phần Avant – Propos ngoài dự liệu của chính tác giả . Cái dòng thêm vào gồm 8 chữ ấy , phải đặt nó vào thời điểm 65 trong hoàn cảnh đầy bi thương và đầy biến động của miền Nam Việt - Nam lúc bấy giờ , thì mới thấy hết được cái tàn khốc và oan khiên mà Bùi Giáng phải gánh chịu , cái thủ đoạn yêu nghiệt và thâm độc của ông nhà sư nhỏ nhẹ mĩm cười yêu thương bông hồng cài áo này . Cái mà sau này Bùi Giáng gọi trong MONO là :

« l’irruption du “ més – étant “ a complètement disloqué sa structure introductoire » .

MONODIALOGUE là tác phẩm ( gồm nhiều tiểu chương , xem phóng bản đính kèm ) được Bùi Giáng viết bằng 4 thứ tiếng ( Pháp , Anh , Đức , Việt ) cũng cùng năm 1965 tại Sàigòn , chỉ được đánh máy , quay ronéo , phổ biến rất hạn chế (ở VN ngày nay , giỏi lắm chỉ còn 2 người may ra giữ được bản quay ronéo này , mà ông thi sĩ Hoài Khanh là một ) . Năm 2000 , bản đánh máy MONO được Bùi Hộ ( anh Bùi Giáng , tỵ nạn tại Canada ) in thành sách , lại cũng phổ biến rất hạn chế , không bày bán . Nó được cơ duyên cầm quyển sách trên tay , đọc đi đọc lại , so Đông so Tây , rồi nghĩ tới nghĩ lui …..

( …..1965 , René Char sau khi nhận được bài viết , đã có thư riêng và gửi tặng toàn bộ tác phẩm của mình đến Bùi Giáng . Năm sau , 1966 – 68 - 69 , Char đứng ra tổ chức mời Heidegger sang Pháp , trong cái gọi là Séminaire du Thor , gần nhà Char ở Sorgue . Sáng sáng thi nhân và triết nhân thường có những buổi kéo nhau đi bộ quanh làng , vừa đi vừa bù khú đủ mọi chuyện trên trời dưới đất , ngôn ngữ Nerval được dịp song trùng với ngữ ngôn Goethe coi bộ rất tâm đầu ý hợp . Chả thế mà tối đến , Être et Temps viết thư về cho vợ , hí hửng khoe . Để rồi sau đó về lại căn nhà gỗ 42 mét vuông, căn nhà đã 40 năm trầm mặc đơn côi giữa vùng rừng núi Hắc-Lâm , sau khi đã thi hành xong nghĩa vụ là vô rừng mót củi , ra giếng múc nước về cho vợ thổi cơm , đã ngồi xuống cái bàn viết mà thanh xuân đã tự cưa gỗ đóng lấy , nơi Sein und Zeit là đứa con đầu lòng , Holzwege đã sản sinh , Was heisst Denken vừa ráo mực , biên thư và thân tặng những cuốn sách thì thầm tâm sự về cái âm u của Thế-Dạ đang trùm khắp , cái Sa Mạc lan dần đang bủa vây , mà lòng tự nhủ lòng Les vues profondes ne brillent que dans l’obscurité đến tri âm Đông phương da vàng Bùi Giáng : cái kẻ giữa cảnh ngàn non đẹp nghe ra tiếng vượn hú trong rừng sâu kia thì sẽ chẳng còn xa lạ gì cái âm vang Vô Ngôn tàng ẩn nơi mỗi bước chân đi trên ngả ba đường rừng, cái kẻ thậm thâm cái tâm sự di thần mới vừa mơ màng nhìn Hồng Lĩnh vân phong đã giật mình nghe ra Tiền Đường triều tiếu , chưa kịp quy ẩn kính đã bàng hoàng với phiếm oan thanh , thì có lạ chi mô chi mô với cái cô hàn buốt lạnh giữa hai bờ Phi-Thị , cheo leo nơi đầu non tuyết giá hay u trầm chốn sầm lĩnh quai nhai , mà dưới bình nguyên kia là cái thời của Mê Cung Hiện Đại Hóa , nơi con quái vật giai cấp hung tàn Minotaure đã bắt tay được với những tên Iago gian hiểm , cùng nhau đi vào cuộc đời , cùng nhau đeo cái mặt nạ kiều diễm Ariane … Toute pensée essentielle traverse intact la foule de ses partisans et de ses adversaires …)

Trở lại cái vụ án văn hóa Dialogue 8 chữ , đã gần 50 năm chưa được đem ra xét xử : ông Thanh Tuệ điều hành ngày ấy thì rút khỏi nxb Lá Bối ra làm An Tiêm , đã vô ngôn không nói gì , và nay thì đã chết ; ông Hoài Khanh thư ký ngày ấy thì cũng rút khỏi nxb Lá Bối ra làm Ca Dao , cũng đã vô ngôn không (dám) nói gì , và hiện nay thì tuổi già đang ngậm ngùi “ từ phụ ” với “ sắc vàng “ ở Biên Hòa ; ông thiền sư Bụt sau vụ công án Dialogue 8 chữ , thì lại phải khẩn trương ròng rã 10 năm lo ngày lo đêm đến công án Hoa Sen Bến Tre , đại thắng rồi thì lại phải phấn khởi khẩn trương mà triển khai cái công án to đùng Quốc Sư Bát Nhã , nếu mộng không thành thì liệu mà gấp rút tu luyện công án Im Lặng Sấm Sét , giờ đây nghe nói đâu cũng sắp viên mãn , còn trông mong gì nữa cái giây phút phát lồ ( bày lộ tội lỗi ra trước Chúng Nhơn không chút giấu che thời gọi là phát lồ , trái với phú tàng là che giấu ; có phát lồ thời tội mới tiêu , như bịnh cảm mà đặng phát hạn ra mồ hôi – xem Diệu Pháp Liên Hoa , phần thích nghĩa Sám Pháp , dịch giả Thích Trí Tịnh ) Nó , thằng tiểu tốt 11 tuổi lúc ấy , vừa xong cái abc Tiểu - học , đầu chưa ráo máu , thì biết cái đếch gì về DIO với lại MONO ! Đúng . Vâng .

Nhưng , dân tộc ngày nay như con tàu đang chìm dần xuống đại dương , thì không thể không biết đến nguyên do , không thể không truy tầm uyên-nguyên trong cổ - lục . Là lớp hậu bối đi sau , nó thầm cảm ơn Tản Đà tiền bối ở thế kỷ trước , đã vì có một câu nói hớ hênh lúc diện kiến Ức Trai khi xưa , khiến thằng tiểu tốt lóm nghe được nỗi lòng u uẩn của kẻ tru di , liên tưởng đến một người ngày nay , nên có lời dẫn nhập này , gửi về chốn “ lơ lửng “ , mượn 2 chữ của nhà thơ Hồ Dzếnh trong một câu thơ vô vàn cảm động .



Phạm Chu Thái

Hiver 2011 – Canada .

Tái bút : sau đây , nó xin đánh máy lại ( mà sai sót chánh tả của một thằng xa quê đã lâu , lại dốt chữ , chắc chắn là không thể không có ; chỉ xin được tiên sinh Bùi Giáng và độc giả thứ tội ) , làm phóng bản tiểu chương Dialogue trong tập MONO đính kèm , sau khi đã xin phép và được sự chấp thuận của người đại diện nxb : anh muốn làm gì thì tùy thích . Vâng , xin đa tạ .

DIALOGUE (*)
Bùi Giáng


(*) Ce texte a été donné en Introduction au DIALOGUE publié par Lá Bối . Mais l’irruption du “ més – étant “ a complètement disloqué sa structure introductoire . On risque à chaque instant de perdre la mémoire des clartés inaugurals . Dès lors , la métalepse est à la merci de la métathèse .
De quelle nature est cette Verborgenheit ?
Sur le chemin du langage , selon l’exigence du gardien prédominant , un devoir s’impose : re-cueillir le premier rayon pour l’épiphanie future d’une essentielle provenance – en – marche .
Cette page se donne ainsi la permission de s’ouvrir encore une fois .

---------------------------------------------------------------------------

Un dialogue toujours s’expose à devenir un monologue . Mais un monologue peut devenir fécond , si c’est un monologue diaphane , à travers lequel passe une « clarté nuiteuse » . L’ essence du monologue tient en ceci qu’ un être se dédouble : deux univers se contemplent dans un monde ; un monde se partage en deux contrées qu’un abîme sépare . L’essence de l’abîme réside dans le fait qu’il peut être franchi d’un bond . L’essence du bond c’est le risque .

Or le risque c’est l’essence même de la vie . Vivre , c’est risquer . Risque pour risque , pourquoi ne pas choisir le risque diaphane ?

Choisir ? Est –ce nous qui choisissons le risque ? N’est – ce pas plutôt le risque qui vient vers nous et nous choisit ?

Mais , un risque diaphane , qu’est – ce à dire ? Peut – on vraiment parler de la « diaphanéité » d’ un risque ?Non , peut - être , s’il s’agit d’un risque politique , ou militaire . Oui , peut – être , s’il s’agit du risque de la langue auquel s’ exposent ceux qui parlent , et qui parlent pour être reçus dans le sillage d’un vent .

Đùng đùng gió giục mây vần
Một xe trong cõi hồng trần như bay
Nguyễn Du

Le char qui part comme une flèche , porte toutes les marques d’un char mystique – diabolique ou divin , on ne sait .... Suivons – le du regard . Que voyons – nous ?

D’un coup , par la traversée du char , le monde dans lequel nous vivons , se dévoile comme Monde . C’est le « mondant originaire » qui instaure pour notre existence un fondement essentiel .

Le monde s’est mondifié une fois en « monde - des - poussières – roses » , assez séduisant quand même . Mais par la suite , le monde des poussières roses a glissé sans relâche sur sa pente , et risque de devenir le monde des cendres noires , c’est à dire le pur et simple « non – monde » . C’est là le danger par excellence , qui détermine l’être de notre séjour sur la terre comme un non – être sur la planète qui erre .

Occident ! Y – a – t – il là de votre faute , pour une part ? Non , bien sûr . Il s’agit d’autre chose .... Quoi donc ? Laissons La question ouverte .

La maison de l’être n’est plus . Le berger de l’être , la sentinelle du néant , nous ont abandonnés . Notre langage se frelate . Le Pli diaphane reste non – dévoilé . Qu’en est – il de l’ essence du dialogue ?

Nous avons tout perdu , et la proximité secrète de l’indivulgué , et l’intimité de l’ éloignement se portant au devant d’un avènement futur dans l’âme d’Un Grand Jeu .... nous avons tout perdu . Qu’est – ce qu’il nous reste encore à perdre ? Dans la détresse extrême dont l’absurdité nous écrase , qu’avons – nous à gagner ?

« Là où il y a danger , là croît aussi ce qui sauve ... »

Par l’ébranlement de tout étant , la Vérité de l’Être s’annonce , et brusquement se dévoile : dans une clarté étrange , face au monde , l’âme de l’Asie éternelle se réveille dans toute sa splendeur . (1)

Avons – nous conscience de toute la gravité du fait ? Quel est l’appel inexprimé qui résonne d’un bout à l’autre de la terre , et qui se tait après avoir atteint le tréfonds de nos âmes ?

Frères lointains , c’est à partir de cette question que ces feuilles bien minces ont pris la résolution – peut être fatale – de risquer leur être chétif en traversant tant de mers houleuses , pour parvenir à s’ouvrir devant vous .

-------------------------------------------------------------------------------

(1) : trong DIALOGUE , nxb Lá Bối 1965 , tại chỗ này , có thêm thắt vào 8 chữ . Bạn đọc có thể truy tầm , so chiếu , 8 chữ đó là 8 chữ gì trên mạng (như vào talawas chẳng hạn ) . Hầu như , tất cả dịch giả VN xưa nay , đều đã dựa vào bản « chính thống » Lá Bối này , rồi để hồ hởi tán thêm , để rồi phấn khởi thắt vào . Ils ne savent pas ce qu’ils font - Jésus Christ , là thế . ( Chú thích của P.C.T)

--------------------------------------------------------------------------------



ĐỐI THOẠI .

(nguyên bản tự dịch của Bùi Giáng )





Một cuộc đối thoại bao giờ cũng phơi mở , dễ trở thành một cuộc độc thoại . Mà một cuộc độc thoại lại có thể tràn trề sức sản sinh , nếu là một cuộc độc thoại trong - mờ , qua đó xuyên một « ánh đêm » . Bản chất của độc thoại là ở chỗ Hiện Tồn tự phân thân : hai vũ trụ soi mình trong một thế giới ; một thế giới chia thành hai được ngăn cách bởi một hố thẳm . Và bản chất của hố thẳm là ở chỗ nó có thể vượt qua bằng một cuộc nhảy . Và bản chất của cuộc nhảy lại là sự chấp nhận rủi ro .
Nói khác đi , chấp nhận rủi ro là bản chất của chính cuộc sống vậy . Sống , tức là đánh liều . Mà đằng nào đã « một liều ba bảy cũng liều » , thì cớ sao không chọn cuộc liều trong - mờ ?
Chọn lựa ư ? Chúng ta là kẻ chọn lựa cuộc liều ư ? Hay là cuộc liều đến với chúng ta trước và chính nó chọn chúng ta ?
Thế nhưng cuộc liều trong - mờ là như thế nào ? Người ta quả có thể nói đến « tính mờ mờ tỏ tỏ » của một cuộc liều ư ? Có lẽ không , nếu là một cuộc liều chính trị hay quân sự . Có thể là có , nếu là cuộc liều ngôn từ , khi lên tiếng nói tức chấp nhận dấn thân , và tiếng nói lên là cuốn vào cơn lốc .

Đùng đùng gió giục mây vần
Một xe trong cõi hồng trần như bay .
Nguyễn Du

Vút đi như tên bắn , cỗ xe mang trong mình mọi chứng tích huyền thoại – mà qủy sứ hay thiên thần nào có ai hay ... Hãy dõi theo . Ta thấy gì ?
Trong bóng xe qua , cõi người ta bỗng hiện nguyên hình thành Thế Giới . Đó chính là cái « thế giới bản lai diện mục » vốn đã đặt dấu ấn mang tính cách bản chất lên sinh tồn của chúng ta .

Cái thế giới đã một lần lắc mình biến thành « cõi hồng trần » khá quyến rũ . Nhưng rồi cái thế giới bụi hồng này đã không ngừng trượt dốc , mang nguy cơ trở thành thế giới tro đen , tức là một « phi-thế giới » thuần túy và đơn giản . Đó chính là mối hiểm nguy gay cấn nhất biến hiện hữu của cuộc nhân sinh trên Trái Đất thành vô-hiện hữu trên cái hành tinh đang phiêu bồng .
Hỡi Phương Tây ! Có phần lỗi nào của Người trong đó không ? Chắc chắn là không ? Dường như là một chuyện nào khác kia .... Vậy là cái gì ? Chúng ta hãy để ngỏ Vấn đề .
Ngôi nhà của hiện tồn không còn nữa . Kẻ chăn dắt hiện tồn , người lính gác của hư vô đã bỏ chúng ta . Ngôn từ của chúng ta thành ra ấp úng . Cái Nếp Gấp trong - mờ đã không được vén lên , thì sức mấy mà nói đến bản chất của đối thoại ?
Chúng ta đã mất hết , và nỗi gụi gần bí ẩn của sự vô ngôn bất khả tư nghị cùng niềm thân thiết riêng tư của sự cách xa sẽ còn mãi trở trăn với tái xuất giang hồ trong tâm hồn cuộc liều của một Cuộc Cờ Lớn ... chúng ta đã mất hết . Thử hỏi có còn lại gì để mất không ? Trong nỗi vô vọng cực cùng khi sự phi lý đè nặng lên mình , chúng ta có gì để được ?

« Đâu có hiểm nguy , đấy có giải thoát . »


Trong quay lộn của muôn vàn hiện hữu , Chân Lý của Hiện Tồn rúng động và đột ngột mở phơi : giữa một vùng sáng huyền diệu , đối mặt cùng nhân quần , Hồn Á vĩnh cửu bừng tỉnh trong tất cả vẻ rạng rỡ của mình . (2)

Liệu chúng ta có thức nhận được hết mức trầm trọng của sự tình ? Đâu là lời kêu gọi vô ngôn cộng hưởng từ đầu này tới cuối kia mặt địa cầu - lời gọi kêu đã hơn một lần khuấy động nơi sâu xa nhất của tâm hồn ta , để rồi câm nín ? (3)

Hỡi những người anh em phương xa ! Chính là từ một vấn nạn như thế đã quyết trỗi các trang mỏng manh này – mà dám là định mệnh lắm - , đánh liều thân kiếp nhỏ nhoi của chúng qua ngàn trùng sóng vỗ , để đến trước Các Bạn , mở ra ...

-----------------------------------------------------------------------------

(2) : đoạn này được in đậm trong MONODIALOGUE ( xem phóng bản đính kèm ) , có ý nhấn mạnh sự khác biệt nơi đây với bản Lá Bối ( Chú thích của P.C.T )
(3) : ý muốn nói đến Gandhi . Kẻ nào đã từng đọc những cuốn sách đầu tiên do Bùi Giáng viết ra , được in 1957 tại Sàigòn , như : Bà Huyện , Lục Vân Tiên , Truyện Kiều ; rồi 1959 : Tản Đà , Chu Mạnh Trinh , Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị … đến 1963 : Martin Heidegger và Tư Tưởng Hiện Đại … thì đều cảm thấy bàng bạc trong tác phẩm , niềm kính yêu của tác giả dành cho ông cụ này . Cái tinh thần “ bất bạo động “ của cụ ngày trước thì lại khác một trời một vực với cái chủ trương “ bất bạo động ” của con người văn minh tiến bộ chúng ta ngày nay . Le berger de l’être , la sentinelle du néant , nous ont abandonnés … là thế . ( Chú thích của P.C.T )






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét