Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Người Anh được phép kêu gọi lật đổ chế độ quân chủ





Photо: EPA



Ở Anh bãi bỏ lệnh cấm cách đây 165 năm về phổ biến bản in hoặc viết tay tài liệu kêu gọi bãi bỏ chế độ quân chủ.

Như các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin hôm nay, qui định liên quan trong Luật về tội phản quốc năm 1848 đã được loại trừ khỏi danh mục pháp luật hiện hành của Vương quốc Anh. Theo điều luật, đối tượng vi phạm cả gan "hình dung" sự lật đổ Ngai vàng trước đây phải đối mặt với án tù chung thân. Tuy nhiên, điều luật đã không được áp dụng từ năm 1879.

Những người thuộc phong trào “Cộng hòa” phản đối chế độ quân chủ và ủng hộ cuộc bầu cử người đứng đầu nhà nước đã hoan nghênh việc bãi bỏ "sắc luật lỗi thời". "Nhẽ ra luật này phải được hủy bỏ một thập kỷ trước,” - Graham Smith, thủ lĩnh phong trào cho biết.

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Khúc ai điếu tặng mùa đông



Những ngày mùa đông ở miền đất này, mưa sẽ luôn bên bạn mỗi ban mai, mỗi chiều tà hay mỗi đêm khuya vắng. Bạn ngồi trong phòng, nhấm nháp một tách trà và nghe tiếng nàng hát liên miên ngoài khung cửa sổ. Cô nàng mềm mại ẩm ướt ấy đang kiên trì tán tỉnh bạn, dù bạn có để ý hay không. Bạn thì vô tình. Bạn đặt chén trà sang bên cạnh rồi cúi mặt xuống những con chữ. Đôi khi giọng hát bỗng dưng rộn rã, kéo bạn trượt khỏi những dòng suy nghĩ luẩn quẩn. Nàng đang bắt vào điệp khúc. Bạn giỏng tai lên với khuôn mặt khó đăm đăm. Bạn nghĩ bạn bị làm phiền. Bạn nghĩ chính vì tiếng ồn của nàng (bạn chưa bao giờ xem đó là tiếng hát) đã làm cho cô ả mảnh khảnh kiêu sa không chịu hé răng để tặng cho bạn nửa nốt nhạc. Bạn ước ao có thêm một trăm cái cửa sổ nữa để bạn có thể bộc lộ nỗi tức giận bằng cách vùng dậy, chạy tới và đóng sầm chúng lại. Bạn nhét hai nút bông vào hai lỗ tai, nhưng thay vì nhận được sự im lặng, bạn lại điên thêm vì những tiếng u u xình xịch của một chuyến tàu. Bạn cố gắng lấy lại bình tĩnh bằng cách hít thật sâu và nhẹ nhàng thở ra, nhấp một ngụm trà, rồi lại cúi xuống tiếp tục theo đuổi mối tình đơn phương vô vọng. Ngoài kia, nàng hát bằng cả tâm hồn. Trong phòng, bạn chuyển động bằng cách dẫm chân tại chỗ.

Cô ả của bạn đôi khi tặng bạn một cái nhìn lạnh buốt khiến con tim bạn gần như đóng băng. Bạn sợ đôi mắt ấy. Bạn van xin nàng hãy hát lên những giai điệu có thể nhấn chìm trời đất vào trong một nỗi say mê choáng ngợp, để cho âm thanh cuộc sống sẽ trở nên xa xăm như tiếng vỗ cánh của một con ruồi trong giấc mộng trưa hè. Nàng bỏ rơi bạn bằng cách nhìn về phía khung cửa sổ. Bạn nghĩ mình hiểu được một phần nào đó những suy nghĩ đang diễn ra trong cái đầu bé nhỏ thanh tú của nàng. Nhưng ả mưa ngoài kia vẫn cất tiếng liên miên, và chẳng dấu hiệu nào cho thấy ả sẽ dừng lại.

Mưa ở gần bạn lắm, bên ngoài bức tường đá lạnh lẽo kia. Nàng run rẩy khi chạm vào khung cửa sổ. Những ngon tay nhỏ nhắn trắng muốt của nàng e ngại gõ lên tấm ván. Lần thứ bao nhiêu rồi, mà sao nàng hồi hộp như lần hò hẹn đầu tiên? Lần thứ bao nhiêu rồi, mà bạn không hề mở cửa? Giọng hát mềm mại của nàng giờ đây phảng phất một nỗi buồn làm héo cả không gian. Đôi lúc, nàng hất tung những giọt nước mắt của đợi chờ, hy vọng và cả nỗi đau qua khe cửa nhỏ. Lúc ấy bạn đang làm gì mà không để ý? Hay bạn có để ý, nhưng lại tỏ ra bực bội? Để đến một ngày, nàng chẳng còn nhìn thấy một khoảng trống dù bé nhỏ nào cho những giọt nước mắt thấm qua.

Bạn là kẻ có ý chí sắt đá, hay bạn là một kẻ lì lợm đáng nguyền rủa?

Bạn ngồi ở chiếc bàn gỗ ấy, với cô nàng mà bạn nói rằng là của bạn. Nàng bây giờ chẳng thèm nhìn bạn nữa, dù là một cái liếc lạnh lùng. Nàng ngó hoài ra phía cửa. Đôi tai mỏng mảnh xanh xao của nàng chăm chú hứng những tiếng động bên ngoài. Trông nàng có vẻ mệt mỏi. Nàng cần một cuộc dạo chơi. Nhưng bạn không đủ can đảm để đưa nàng đi dưới trời mưa gió. Bạn e sợ rằng cô nàng ẩm ướt kia sẽ vồ lấy bạn và dập tắt ngấm đốm than hồng quý giá về sự son sắt mà bạn luôn gìn giữ nâng niu. Có những đêm khuya, bạn nghe tiếng nàng ho, và bàn tay nàng cào vào trang giấy. Bạn tự hỏi có phải mình là một kẻ nhẫn tâm? Hay là một kẻ hèn nhát? Bạn muốn được nhìn thấy nàng bên cạnh mỗi ngày, dù nàng không yêu bạn, còn hơn để nàng biến mất vĩnh viễn? Quả là bạn nghĩ như vậy đấy.

Một ngày kia, nàng mưa thôi hát. Bạn không hề biết rằng nàng đã thôi hát từ lâu. Những âm thanh mà bạn cố lẩn tránh từ dạo mùa đông vừa ghé đến miền đất này, vào lúc nào đó, đã chuyển thành tiếng khóc than ảo não. Nàng đã cố gắng kìm nén những tiếng nấc cứ trào lên từng đợt trong chiếc cổ dài tao nhã. Ước gì bạn mở hé một cánh cửa, hẳn bạn sẽ động lòng vì những giọt nước mắt trinh trắng vỡ vụn trên gò má diễm kiều. Tất cả những điều ấy đã diễn ra bên ngoài con người bạn, bên ngoài căn phòng của bạn. Và với bạn, đó chỉ là những tiếng ồn khó chịu mà bạn sẵn sàng đánh đổi phép lịch sự để tống cổ càng nhanh càng tốt.

Bạn quá vui mừng. Bạn mở toang cửa sổ và thấy một bầu trời quang đãng. Nàng mưa đã bỏ đi, âm thầm nuốt nước mắt vào trong. Bạn nghĩ rằng bây giờ thì chẳng có lý do gì để cô bé kiêu sa của bạn không cất giọng oanh vàng. Bạn sẽ dắt nàng đi dạo dưới một bầu trời vừa mới được khai sinh bằng nỗi đau khổ của một người con gái bị hắt hủi. Bạn ngồi vào bàn với đôi chân ý nghĩ sẵn sàng bước lên những bậc thang mây. Nhưng cô nàng gầy guộc của bạn vẫn yên lặng một cách đáng ngờ. Mắt nàng đóng đinh vào một điểm nào đó trên ngọn cây trứng cá. Tay nàng chìa về phía khung cửa sổ giờ đây ngập tràn ánh nắng mùa xuân.

Nàng đã chết trong tư thế của một con người luôn khao khát được thoát ra khỏi căn phòng chật chội.

Người đàn bà nằm: từ “Thiếu nữ ngủ ngày”, đọc NGƯỜI ĐI VẮNG của Nguyễn Bình Phương







“Tôi không tin vào thứ triết học phi-dâm. Tôi không đặt hy vọng vào cách suy nghĩ đã rời bỏ tính dục.”
(W. Gombrowicz).



Người đi vắng, tự cái tựa đó đã nói rất nhiều. Cô đơn. Lo sợ. Vô hình. Bí ẩn. Khoảng trống. Người đi vắng(1999)[1] là một trong những khởi điểm của dòng chảy Nguyễn Bình Phương vào thế giới vô thức, mộng mị, hồng hoang, sẽ được tiếp nối bằng Trí nhớ suy tàn (2000) và Thoạt kỳ thuỷ (2004).

Cư dân của Người đi vắng là những hồn ma, những kẻ sống dở chết dở, những dòng sông, giọt sương, tiếng chuông… Nhưng có lẽ nhân vật nữ, Hoàn, chính là người đi vắng ly kỳ nhất. Tiểu thuyết dành phần mở đầu mô tả mối tình tay ba của Hoàn với Thắng và Cương, người chồng và người tình. Hoàn lao xe xuống vực, cơ thể huỷ hoại còn hồn phiêu diêu. Từ đó, xen kẽ những giấc mơ của Hoàn là kỷ niệm, âm hưởng, dư vị, dấu ấn mà tấm thân nhục dục trước đây của cô để lai trong hai người đàn ông. Trong Người đi vắng, tình yêu/tình dục/tâm linh gắn với nhau như hình với bóng. Chúng hiện lên lung linh, lẫn lộn vật chất tinh thần, chồng chéo giằng co nhau qua những sợi dây thần bí. Người đi vắng là truyện tình bất thường của những người tình bất kham và bất an.

Dường như trong thẩm mỹ của mỗi nhà văn, nhân vật nữ lý tưởng thường có một dáng điệu riêng. Các cô gái của Bảo Ninh, từ Phương và Hạnh của Nỗi buồn chiến tranh (1991) đến Diệu Nương của Gíó dại (1992) đều có một “dáng đi mềm mại đung đưa toàn thân”. Ở Trần Vũ, người đàn bà quyến rũ nhất trong thế quỳ. Quỳ, nhân vật nữ chính của Giấc mơ thổ (1995), “cúi gập người”, “khom lưng”, với các ngón tay khi thì “mát dịu” khi thì “nóng nảy”, luôn “mần mần lăn lăn”. Còn nằm là dáng vẻ, là số phận, mà Nguyễn Bình Phương chọn cho Hoàn của Người đi vắng. Khi yêu chồng: “Hoàn trở mình nằm ngửa, một cánh tay vắt qua đùi Thắng, khuôn mặt buông lỏng, thảnh thơi…” (tr.64). Với tình nhân: “Hoàn bị bẻ cong lưng, nửa người trên giường nửa duỗi thẳng ra nền nhà, tóc đổ tràn xuống”. Khi kề cái chết: “Hoàn nằm thiêm thiếp mồm hé mở, một ống nhựa [...] bắt từ mũi ra ngoài buông thõng ở mép giường” (tr.101). Sau này, Nguyễn Bình Phương còn viết truyện ngắn Đi và tiểu thuyết Ngồi, nhưng anh dành hai tư thế đó cho các nhân vật nam.



1. Từ Hồ Xuân Hương …

Trong Người đi vắng, Nguyễn Bình Phương phác thảo chân dung đầu tiên của nhân vật nữ vào một thời điểm quan trọng: đêm trước khi gặp nạn, tức là ngày cuối cùng khi cơ thể cô còn nguyên vẹn.

“Hoàn ngủ say sưa [...] Thắng nhổm dậy, trong ánh điện mờ mờ, miệng Hoàn hơi hé ra làn môi hồng nhạt bị vướng mấy sợi tóc. Sống mũi Hoàn cao thẳng [...] vừa kiêu sa vừa nghiêm khắc lạnh lùng [...] Hoàn trở mình nằm ngửa, một cánh tay vắt qua đùi Thắng, khuôn mặt buông lỏng, thảnh thơi, cái cổ trắng đục vặn sang trái. Tóc Hoàn mờ đen không phản chiếu một chút màu sắc nào nên nó bí ẩn mơ màng [...] Thắng cúi xuống thơm nhẹ lên ngực Hoàn.” (tr. 64-65)

Người đàn ông ngắm người đàn bà đang ngủ có phải là một ý tưởng mới trong văn học? Dân gian Đông Tây không thiếu những công-chúa-ngủ-hoàng-tử-thức từ Bạch Tuyết, Người đẹp ngủ trong lâu đài đến Ngàn lẻ một đêm. Hai nhà văn lớn thế kỷ 20, Proust trong Đi tìm thời gian đã mất và Kawabata trong Những người đẹp ngủ, đều viết về đề tài này. Gần đây, xấp xỉ bát tuần, Gabriel García Márquez dành trọn vẹn tác phẩm Kỷ niệm về những ả điếm buồn của tôi (2005) kể về mối tình của một người đàn ông 90 tuổi, một nhà báo giàu sang danh tiếng, với một trinh nữ chưa độ trăng tròn, gặp trong một lầu xanh. Nàng sẽ nằm ngủ miên man, trong khi những cảm xúc kỳ lạ xâm chiếm người đàn ông mà trái tim tưởng đã lão hoá như chân tay.

Nhà văn Việt đầu tiên khám phá chủ đề này có lẽ là Hồ Xuân Hương, trong bài thơ “Thiếu nữ ngủ ngày” hay “Ngủ quên”:
Mùa hè hây hẩy gió nồm đông,
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng.
Lược trúc chải cài trên mái tóc,
Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Đôi gò Bồng đảo sương còn ngậm,
Một lạch Đào nguyên suối chửa thông.
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt,
Đi thì cũng dở, ở không xong.

Ngược lại với nhận định của Nguyễn Huy Thiệp, tôi cho rằng cả Hồ Xuân Hương lẫn cô thiếu nữ của bà đều không “vô tư” chút nào.[2] Cô chẳng đã chọn cho mình một vẻ cực kỳ lẳng lơ? Ai chắc cô đang ngủ thật? Mỗi lần đọc bài thơ, tôi chỉ thấy lấp ló đâu đây nụ cười tinh quái của Bà chúa thơ Nôm.

Có lẽ Nguyễn Bình Phương khi viết đoạn văn trên cũng không quên bài thơ này, nhưng anh đã tiến một bước rất xa so với nữ sĩ họ Hồ, về mọi phương diện. Nếu bà đã có gan công phá tình dục, lĩnh vực cấm của lễ giáo phong kiến, mô tả một “thiếu nữ” loã thể qua ánh mắt say đắm của một người “quân tử”, Hồ Xuân Hương lại bị cầm tù bởi những từ ngữ ước lệ, ẩn dụ trơ cứng: “yếm đào”, “nương long”. Để chỉ vẻ trinh nguyên của cô gái, bà không tìm được hình ảnh nào mới hơn “sương còn ngậm”, “suối chửa thông”. Tương tự, bà buộc phải dùng hai cảnh tiên — “gò Bồng đảo”, “lạch Đào nguyên” — để vẽ lên một dung nhan nữ chuẩn, khuôn nếp, phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ đương thời. Cô thiếu nữ của Hồ Xuân Hương chỉ được cảm nhận qua thị giác của chàng quân tử. Không hơi thở, không mùi, không vị, không thân nhiệt, cô là một bức tranh đẹp nhưng tĩnh.

Ngược lại, Nguyễn Bình Phương bỏ các phép tu từ để mang lại cho sắc diện Hoàn những nét độc đáo. Anh cũng không chỉ dừng lại nắm bắt một động tác hay nét mặt của nhân vật như Hồ Xuân Hương, mà mô tả Hoàn trong một khoảng thời gian khá dài, với những tiếp nối và biến đổi. Nguyễn Bình Phương để cho cơ thể tưởng như bất động của Hoàn kích thích hầu hết các giác quan của Thắng. Thính giác — “Thắng khẽ xoay người nghe tiếng thở đều đều nhẹ nhẹ của vợ”. Thị giác — “Hoàn ngủ say sưa người hơi co”. Xúc giác— “Thắng cầm hờ bàn tay Hoàn đặt lên đùi mình, nó [...] co giật”. Đặc biệt vị giác — “Thắng cúi xuống, môi anh lượn quanh đầu nhũ hoa của Hoàn, lượn nhẹ, chậm, vị mằn mặn tan ra đầu lưỡi”. Những đoạn tả Hoàn và Cương làm tình sẽ bổ sung chức năng khứu giác: Cương bị quyến rũ bởi mùi hương của Hoàn — “Da Hoàn [...] mịn màng có mùi thơm” (tr.69). Nguyễn Bình Phương cũng chú ý đến nhiệt độ cơ thể Hoàn. Hoàn nóng — “tay Hoàn [...] ấm mềm” (tr.65), “mặt Hoàn nóng rực” (tr.71). Hoàn lạnh — “da Hoàn mát lạnh” (tr.69). Vừa nóng vừa lạnh — “Người Hoàn sốt lại, da lạnh và mềm” (tr.306). Để thực hiện điều răn “nam nữ thụ thụ bất thân”, có lẽ người xưa phải cấm cả năm giác quan khi hai kẻ khác giới gặp gỡ nhau, trong đó khứu giác và vị giác là hai thứ đáng sợ nhất bởi tính hoang dã, nguyên thuỷ, mang nhiều bản năng của chúng. Để chỉ nồng độ tình yêu trai gái, dân gian dùng hình ảnh “bén mùi nhau”. Vì vậy mà Hồ Xuân Hương đã không dám cho nhân vật của mình phiêu lưu xa hơn ngoài vùng thị giác?

Trong Người đi vắng, Hoàn ngủ, nhưng cơ thể cô không tĩnh mà động. Dưới ngòi bút của Nguyễn Bình Phương, nó không đơn thuần là cái vỏ bọc, mà có cuộc sống và ngôn ngữ riêng, nó di chuyển, phản ứng, vận hành. Không tả hình dáng mắt mũi cụ thể của Hoàn, anh diễn đạt khoé mắt, tiếng cười, giọng nói, nét mặt, cử chỉ của cô: “Hoàn oằn người”, “Đôi lông mày chau lại rồi giãn ra thở một hơi dài nặng nề”, “Hoàn xoa mặt, dí ngón cái vào giữa thuỳ trán di di” (tr.67), “Hoàn giẫy nhẹ, ngả cả người vào Cương”, “Hoàn bật cười đứng dậy đấm nhẹ vào trán Cương, đưa mắt ra chiếc cửa sổ”, “Đầu Hoàn nhúc nhích, cô cầm tay Cương kéo nó vòng qua ngực mình…” (tr.70) Nguyễn Bình Phương không định vị tính cách Hoàn, mà tả một cơ thể luôn khát nước, luôn căng ra dưới sức mạnh nội tại: “Hoàn lật đi lật lại cuốn truyện, lặng lẽ quan sát con ngựa nhưng mọi giác quan vẫn hướng về Cương”. Sắc thái của Hoàn, ngay cả khi sắp vào cõi chết, vẫn đầy sức sống : “Hoàn nằm đây, hốc hác, ghê sợ [...] Nắng từ bên trái chiếu vào [...] Sự sống lại bừng lên ở làn da xanh xám [...] Hoàn trở về đột ngột, một vẻ đẹp rực rỡ kiêu kỳ nổi bật giữa khung cảnh nhếch nhác, u ám và nặng mùi.” (tr.193)



2. Những dục vọng bất kham

Nhưng điểm khác nhau cơ bản giữa cô gái của Hồ Xuân Hương và Hoàn của Nguyễn Bình Phương là kinh nghiệm tình dục. Xuân Hương nữ sĩ, sau khi đưa hai chữ “thiếu nữ” vào tên bài thơ, vẫn muốn nhấn mạnh nét thanh tân, trinh nguyên, của nhân vật nữ: “sương còn ngậm”, “suối chửa thông”. Bà ấn định cho hai nhân vật của mình một khoảng cách — người đàn ông chỉ được nhìn còn cô xuân nữ phải nằm bất động. Nhưng liệu hai điều kiện này có đươc tôn trọng tuyệt đối không? Có lẽ vì nghi ngờ tính khả thi của nó nên Kawabata, trong tiểu thuyết của mình, đã để nhân vật nam ngót nghét thất tuần. Vẫn chưa yên tâm, nhà văn Nhật cho nàng trinh nữ bị chuốc thuốc mê liều nặng. Chung đụng duy nhất của họ là chàng luồn ngón tay vào miệng nàng để kiểm tra sự nguyên vẹn của hàm răng. Ngược lại, trong Người đi vắng, Thắng dành cho Hoàn con mắt của người chồng vừa được yêu, được thoả mãn: “Sau gần hai tháng, đêm nay vợ chồng Thắng mới làm tình với nhau cuồng nhiệt rối rít như ngày mới cưới.” (tr.65) Một cảm xúc trọn đầy. Và cùng lúc, một ao ước nối dài cảm xúc đó. Động tác “Hoàn co tay vít đầu Thắng xuống ngực mình…”, là cách đáp lời của người đàn bà. Đặt giữa bốn trăm trang phủ đầy bi kịch, đau đớn, oan khuất của Người đi vắng, bức tranhHoàn ngủ có lẽ là đoạn văn bất ngờ nhất bởi âm điệu dịu dàng của nó.

Nhiều lần tác giả Người đi vắng nói đến chất “dâm” của nhân vật nữ. Cái đẹp của Hoàn vì vậy là cái nồng nàn của một người đàn bà đa tình. Trong khi văn học Việt không ngớt lời cho mối tình đầu trinh trắng, thì Nguyễn Bình Phương là một trong số hiếm tác giả khai thác, mổ xẻ tình yêu của một thiếu phụ đã nếm mùi tình dục và ý thức được quyền uy của tính dục. Để va chạm xác thịt giữa Hoàn với Thắng và Cương được hoàn toàn là một nhu cầu, một thú vui, một khoái cảm, Nguyễn Bình Phương tước của cô khả năng sinh nở. Sau này, nghĩ về Hoàn, Thắng gần như chỉ nhớ tấm thân cụ thể của cô: “Thắng vội day ngực cho vợ [...] Ngực Hoàn teo tóp, nhão, hơi lạnh. Bao lần Thắng áp má lên ngực vợ cảm nhận cái mát mẻ mềm mại đang dâng lên hạ xuống” (tr.103), hay những thoả mãn mà cơ thể đó đem lại cho anh: “Thắng sực nhớ từ khi Hoàn bị tai nạn, anh không được làm tình nữa. Cái nhu cầu đều đều của Thắng [...] trỗi dậy từ từ, lúc đầu là sự bâng khuâng, lòng dạ cứ thót lại, da diết dần lên, hay nghĩ tới những lần vợ chồng ngủ với nhau.” (tr.312) Để tập trung mô tả cuộc sống tình dục phức tạp của Hoàn, Nguyễn Bình Phương cắt bỏ tất cả những chương đoạn không thể thiếu được trong các truyện tình: gặp gỡ, tìm hiểu, tán tỉnh… Khi Người đi vắng mở ra, thì Hoàn đã là vợ Thắng và đã gặp Cương không dưới ba mươi lần.

Vì vậy chân dung Hoàn ngủ sẽ được bổ sung bằng nhiều bức khác, thể hiện Hoàn trước và trong khi làm tình. Lần này Nguyễn Bình Phương đặt Hoàn dưới cái nhìn của Cương —người tình — như một cách nhấn mạnh nghệ thuật nhục dục của cô. Bao giờ Hoàn cũng là người khởi xướng, giống như nhiều nhân vật nữ khác củaNgười đi vắng, từ Phượng đến Thư: “Hoàn [...] đưa mắt ra chiếc cửa sổ đang mở toang cả hai cánh. Cương đóng sập nó lại, quay sang đã thấy Hoàn bỏ chiếc áo ngoài…” (tr.68) Ở Hoàn và Cương, tình yêu xác thịt được cư xử như một nghi lễ: “Rất nhiều lần Cương và Hoàn đã ngồi cùng nhau ở chỗ này hàng tiếng đồng hồ, khi ấy cả hai cùng ăn nói dè dặt vì sợ phá vỡ sự yên tĩnh xung quanh [...] Hai người ngồi cho đến lúc cơn thèm khát dâng lên, cùng đứng dậy về phòng làm tình với nhau” (tr.126) hay “Hai người cởi quần áo lặng lẽ từ tốn, tự nâng niu bản thân mình như đó là chiếc bánh dễ vỡ.” (tr.69) Chờ đợi như một khoảng thời gian cần thiết trước khi hành động, chuẩn bị cho cơn khoái cảm cuối cùng. Bằng những từ ngữ hình ảnh cụ thể, giản dị nhưng tinh tế, nét bút của Nguyễn Bình Phương thăng hoa khi anh mô tả phong cách điêu luyện của Hoàn: “Lần nào Cương cũng lắng nghe tiếng thở của Hoàn, nó nhẹ nhàng mong manh nhưng quyến rũ [...] Hoàn xoay chuyển nghiêng ngửa lên xuống theo cơn cuồng hứng của mình [...] Không ai có những động tác vuốt lưng mềm mại dâm đãng như Hoàn, những động tác ấy kết hợp với sự di chuyển của các cơ với hơi thở và mùi vị từ da thịt Hoàn tạo thành một sự mê đắm hư ảo như mối giao hoà giữa nước và ánh sáng. Vào lúc đỉnh điểm đôi chân thon dài của Hoàn thường uyển chuyển vươn cao… ” (tr.126) Lại một lần nữa, cơ thể Hoàn có khả năng đánh thức cùng lúc năm giác quan nơi người đàn ông.

Ái ân cho Hoàn những khoảnh khắc duy nhất hoà điệu với người mình yêu. Để diễn đạt hiệu quả ý tưởng này, Nguyễn Bình Phương tập trung ống kính xuống cả Hoàn và Cương: “Chân tay họ xoắn chặt nhau [...] Tay Hoàn chới với tìm chỗ bám trên lưng Cương, mồ hôi rịn ra. Hoàn xoay nghiêng người, đẩy Cương về vị trí phía sau, chân hai người lồng khít nhau cựa quậy co giật theo từng cơn hứng.” (tr.69) Ở đây hai cơ thể chỉ còn là một. Có lẽ ít nhà văn Việt nào dám để cho nhân vật đối thoại về tình dục như Nguyễn Bình Phương. Trong Người đi vắng, các cặp tình nhân đạt đến khoái cảm và trò chuyện về điều đó: “Em thích không?Cương nhổm dây, dùng ngón út gãi mấy sợi tóc mai của Hoàn, hỏi nhẹ trìu mến.” (tr.70) Về phương diện này, Người đi vắng có nhiều đoạn dễ bị coi là thô theo thẩm mỹ truyền thống: “Của anh to thật, em thích quá!Tuyết bảo.” (tr.133) Nhìn chung, Nguyễn Bình Phương không hướng về cái được coi là thanh, là thi vị. Trong tình yêu và tình dục, các nhân vật của anh có thể nhạy cảm nhưng không bao giờ lãng mạn: khi Hoàn ngủ với Cương, cô ngửi thấy “mùi chua lưu cữu” trong phòng hay “mùi hôi từ rãnh nước sau nhà”, nghe thấy nhà hàng xóm “lục xục thu xếp đồ đạc” và “con chó lách nhách cắn như ngứa mồm.” (tr.68-70)

Cuối cùng, để có một chân dung-tình dục hoàn chỉnh hơn của nhân vật nữ, Nguyễn Bình Phương chuyển cái nhìn cho chính Hoàn. Một lần anh để Hoàn ngắm mình trong gương, và chúng ta có một chân dung tự hoạ: “Hoàn dậy Thắng đã đi làm [...] Hoàn ra ngồi trước giường thấy mình xấu xí mỏi mệt [...] Đêm qua Hoàn ngủ ngon không mơ [...]. ‘Sáng nay có đến cơ quan không Hoàn?’ Bà Khánh hỏi vọng từ ban công xuống. ‘Có mẹ ạ!’ Hoàn vừa chải đầu vừa đáp, nhìn vào gương đã thấy mình đẹp hẳn lên. Một cảm giác vui vẻ, tất bật dâng lên trong lòng Hoàn. Hôm nay Hoàn muốn gặp Cương, chẳng biết để làm gì. Làm gì nhỉ ?” (tr.67)

Một nét bút đầy biến hoá. Nó chạy thoăn thoắt từ hiện tại, ngược quá khứ, sang tương lai. Về không gian, nó đi từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, từ thật đến ảo. Tất cả nhằm đạt tới một chân dung linh động của Hoàn, trong nhiều sắc thái và trạng thái khác nhau. Cái gương cùng lúc mang nhiều ý nghĩa. Nó là điểm dừng trong cuộc sống luôn vội vàng của Hoàn, để cô nhìn lại mình. Nó cũng là vũ khí chiến lược cho các cuộc chinh phục của người đàn bà đầy nhục dục này. Có lẽ vì thế mà Nguyễn Bình Phương đã đặt bức chân dung tự hoạ của Hoàn vào một thời điểm ý nghĩa: vừa làm tình với Thắng, chuẩn bị đến với Cương, để rồi vài giờ sau phi xe xuống vực?



3. Những người tình bất an

Nguyễn Bình Phương còn đi xa hơn nữa trong cuộc khai phá tình dục, khi anh đặt khái niệm này bên cạnh tâm linh. Thực vậy, ở Hoàn, cũng như ở Thắng và Cương, tình dục và tâm linh đi liền nhau, bổ sung nhau. Trong họ, bên cạnh hạnh phúc khoái lạc là đau khổ cô đơn, cuộc sống luôn kề cái chết. Thông thường tình dục và tâm linh hay được hiểu như sự đối lập giữa thể xác/tinh thần, ác/thiện, hay sự sắp xếp thứ bậc thấp/cao. Nhưng trong Người đi vắng, Nguyễn Bình Phương đã tách cặp khái niệm này ra khỏi phạm trù đạo đức nhằm chạm tới những vùng hoang vu nhất của cá nhân con người.

Về dâm dục, Hoàn có thể sánh với Kim Liên của Kim Bình Mai. Tuy nhiên, trong khi Kim Liên được xây dựng như một điển hình của hạng dâm phụ giết chồng, thì tác giả Người đi vắng cho nhân vật nữ của mình đi tìm cái chết cho chính bản thân. Ngoại tình, tự tử, Hoàn là một Anna Karénina mới, một Emma Bovary thời nay? Nhưng Nguyễn Bình Phương chọn cách đứng ngoài vòng kiềm toả của tiền bối. Hoàn của Người đi vắngkhông từ bỏ cuộc sống để trừng phạt người tình như nàng Anna kiêu hãnh hay vì nợ đầm đìa như cô Emma đỏm dáng. Nếu Hoàn day dứt vì phản bội Thắng, chưa bao giờ Nguyễn Bình Phương coi nguyên nhân hành động lao xe xuống vực của cô như một sự hối hận. Hoàn yêu Cương hay Thắng, hay cả hai? Vì sao Hoàn đi vào chỗ chết sau khi đã hạnh phúc với Cương và giải hoà với Thắng? Hoàn tìm gì khi bỏ ra đi? Tại sao Hoàn lại phi đến đền Xương Rồng “thiêng nhất thành phố, có cây cổ thụ [...] lỗ chỗ những vết đạn trong cuộc binh biến của ông Đội Cấn [...] thờ một người đàn bà”? Nguyễn Bình Phương từ chối trả lời. Anh chỉ đưa vài dấu hiệu rồi để mặc người đọc tự lý giải. Người đi vắng vì vậy là tiểu thuyết của kỷ nguyên hoài nghi, “L’Ere du soupçon”, nói theo Nathalie Sarraute.

Ở đây, cơ thể ứ tràn nhục dục của Hoàn lại một lần nữa, một cách vô thức, cho chúng ta thông tin về tương lai của nó, báo hiệu bi kịch sắp tới. Nguyễn Bình Phương thường tả Hoàn trong trạng thái bất an — “bồn chồn”, “bàng hoàng” — với những động tác bất ngờ — cô “giật mình”, “vùng dậy”, “vùng thoát” ngay trong những thời điểm đắm say. Hoàn làm tình hối hả để rồi cuốn đi trong cuộc chạy đua tới địa ngục. Dường như ở người đàn bà này, cái chết đã được báo trước: Hoàn sẽ chết sau khi phung phí, đốt cháy hết năng lượng của mình. Như chàng Raphael của Miếng da lừa, Hoàn phải trả cho những thoả mãn dục vọng bằng chính cuộc sống của cô. Cảnh Hoàn đang làm tình với Cương nhưng mắt nhìn đồng hồ, thoáng nghĩ tới cuộc sống của mình “khi không hít thở trên mặt đất này nữa” là một đoạn thú vị: “Hai người nằm cạnh nhau thở dốc [...] Những con số trên mặt đồng hồ vô nghĩa với Hoàn nhưng bản thân hành động nhìn giờ lại khiến Hoàn bồn chồn. Thời gian cứ trôi đi, đều đặn, trùng trùng điệp điệp đến rùng rợn.” (tr.70) Dường như ở Nguyễn Bình Phương, cũng như ở Balzac, dục vọng và thời gian đều là của cải, hàng hoá, còn đằng sau chúng là cái chết. Đó là một quy luật khắc nghiệt, không khoan nhượng. Anh cũng không xa Freud khi quan niệm tình dục như khởi điểm, như biểu hiện mãnh liệt nhất của cuộc sống, đồng thời là một hình thức tự huỷ. Có lẽ đây chính là điều tác giả của Người đi vắng muốn nói khi anh viết lời nhận định bí ẩn này về nhân vật nữ của mình: “Anh chưa biết đâu, em ít đòi hỏi nhưng mà nếu đã làm em cũng mãnh liệt chả kém ai. Khi người đàn bà nói câu đó với kẻ không phải là chồng mình thì tình yêu bộc lộ rõ hai mặt của nó, một đằng là cái chết vĩnh viễn, đằng kia bắt đầu sinh thành cái khác đau khổ, kiêu hãnh hơn…” (tr.126)

Nhưng trong Hoàn, cùng với bản năng chết, là khoảng trống vô định. Dường như Hoàn luôn sống trong cảm giác thiếu vắng mà cả tình yêu của Thắng lẫn Cương đều không lấp đầy nổi. Trong vòng tay Cương, nhưng Hoàn bị lôi cuốn bởi “tiếng nhạc ngựa vang vang nhè nhẹ ngoài hàng rào.” (tr.70) Con ngựa cùng tiếng chuông là hình ảnh và âm thanh không ngớt trở về trong Người đi vắng. Lần đầu tiên Hoàn xuất hiện trong tiểu thuyết, tác giả để cô đứng cạnh con ngựa: “ Hoàn lật đi lật lai cuốn truyện, lặng lẽ quan sát con ngựa.” (tr.35) Và thay vì dừng lại ở Hoàn, Nguyễn Bình Phương kéo cái nhìn sang con ngựa để tả cái đẹp dâm dục của nó cùng ý tưởng về chốn xa xăm mà nó gợi lên: “ Con ngựa xoay nửa người sang trái để lộ cái bụng căng vuốt xuôi về sau, chuông ở cổ nó reo vang vang lấp lánh.” (tr.35) Con ngựa ám ảnh tâm trí Hoàn: “Hoàn giỏng tai mắt sáng lên [...] Hoàn bàng hoàng vùng dậy mặc quần áo dắt xe ra khỏi phòng.”

Trong những giấc mơ của Hoàn sau khi gặp nạn, Nguyễn Bình Phương thường tả cô “đi, lơ đãng, vô định.” (tr.240) Đi trong cõi mơ để đối lập với nằm trong cõi thực? Hoàn “đi lang thang” (tr.161), trong “im lặng của thời gian chết” (tr.166), trong “không thời gian, không mùa, không cả bầu trời” (tr.240), găp lại con mèo đã “bỏ đi năm Hoàn lên học cấp ba” (tr.240), tìm lại “con bé con” là Hoàn ngày xưa — “con bé con cô đơn tuyệt vọng, xung quanh nó không một ai, không một sự dìu dắt [...] Con bé ấy từ lúc sinh ra đã cô đơn. Giờ nó ngồi kia, vẫn một mình chịu đựng nhẫn nại.” (tr.241) Ngay bức tranh Hoàn ngủ cũng đã được chiếu bởi thứ ánh sáng vương vấn định mệnh và chết chóc: nhìn vợ dưới ánh điện “mờ mờ”, với “quầng sáng vàng đục”, Thắng sợ “Hoàn sẽ không bao giờ dậy nữa.” (tr.65) Nó sẽ bị phá vỡ khi Thắng rời giường, nghe thấy tiếng kêu từ bãi tha ma “vọng sang rờn rợn, ai oán”, và ra khỏi vai trò người đàn ông ngắm.

Chính cái thiếu vắng nội tại, thầm kín, sâu thẳm đó tạo nên vẻ bí ẩn của Hoàn. Với Thắng và Cương, cô là người đàn bà gần gũi nhưng xa lạ: “Đã có lúc Thắng tưởng là đã hiểu được Hoàn nhưng cuối cùng anh nhận ra rằng không phải thế, Hoàn là tảng đá khép kín không có cửa” (tr.105), “Cho đến giờ phút này Cương không hiểu vì sao Hoàn lại bỏ về đột ngột như vậy” (tr.127). Hoàn mãi mãi xa lạ, khi tác giả cho cô nằm hôn mê ngay từ trang 72, để suốt hơn 300 trang sau, tả cô trong trạng thái bất tỉnh, mất ý thức và chức năng giao tiếp, tuy vẫn duy trì trong một chừng mực nhất định những chức năng sinh lý cơ bản.

Thiếu vắng, khoảng trống, cũng là đặc điểm của nhiều nhân vật khác trong Người đi vắng. Thắng bị ám ảnh bởi “một cái bóng đàn ông nằm thẳng hai tay khoanh trước ngực [...] trên mảng tường gạch lở lói lơ lửng giữa không khí” (tr.66), bởi tiếng gọi mơ hồ “Thắng ơi”. Cương sẽ hoá điên, “ngơ ngác thất thần”, “ánh mắt xa lạ mông lung”, “những sợi tóc ở gần trán nhô lên trong suốt mang nét buồn bã hoang lạ của cỏ lau trong các hoàng hôn của vùng rừng núi” (tr.239), trước khi biến đi trong một “đêm vắng”. Thư, bạn Hoàn, trước khi ngủ với Thắng, bỗng dưng đi xe tới đền Xương Rồng, để nghe thấy “tiếng mọt nghiến”, khó thở vì “dư âm của nó siết lấy ngực”, mê man nghĩ tới câu chuyện buồn về nàng Diên Bình thế kỷ 12.

Không chỉ Hoàn, Thắng, Cương, Thư, hầu hết các nhân vật của Nguyễn Bình Phương đều là những kẻ bất an, những người đi vắng. Tiểu thuyết của anh là một hợp âm với vô vàn đối thoại, độc thoại, mà người đọc không phân biệt được ai là kẻ phát ngôn. Đó cùng là những giọng nói cất lên từ cõi âm, hay tiếng rao “khàn khàn ủ ê” của ông thiến lợn vang lên trong suốt tác phẩm nhưng không ai biết mặt. Các nhân vật của Nguyễn Bình Phương thường có bộ phận thính giác cực kỳ tinh nhạy. Thế giới của anh vì vậy vừa vắng vừađầy, im lặng nhưng ồn ào, vô hình và hữu hình, thật và ảo, âm dương lẫn lộn.

Tinh thần đó hiện lên rõ nhất trong một câu cực dài, nằm cuối tiểu thuyết, ở đó hiếm hoi xuất hiện cụm từ “người đi vắng”, với những điểm thời gian và những mảng không gian vừa cụ thể vừa bấp bênh: “Trong tiếng chuông ấy hiện lên một đứa con gái ngồi vĩnh viễn giữa cơn mưa với những bông huệ trắng ủ rũ, hiện lên dòng sông cuộn trôi mang theo Tuyết về nơi quên lãng, mang theo cả người đàn ông thù hận mà không bao giờ làm gì được những khuôn mặt bằng nước...” để kết thúc bằng “những đứa bé ôm chặt hạ bộ của mình nét mặt căng thẳng vĩnh viễn, cạnh tàu lá chuối xanh nhớt vì suy nghĩ quá nhiều.” (tr.396-397)

Nguyễn Bình Phương, như ta thấy, đã biến tình dục thành mục tiêu nghiên cứu và phương tiện chính của thi pháp. Tình dục, trong Người đi vắng, tồn tại như một chất liệu, hơn nữa, một chủ đề văn học độc lập, mà không ẩn dụ hay hàm ý. Và đây là thành công lớn nhất của Nguyễn Bình Phương trong cuộc tìm kiếm quyết liệt này.



Hấp lực âm dương và thuần phong mỹ tục trong văn chương








Tình yêu và tình dục, hai khái niệm tuy khác nhau nhưng thường được đặt cạnh nhau từ khi con người bắt đầu có ý thức về xúc cảm của mình. Hầu như mối tình nào, cuộc tình nào của đôi lứa đều có nhu yếu vươn tới đỉnh điểm bằng khoái lạc tình dục (hợp nhất về thể xác) để thoả mãn tình yêu (quyến rũ về tâm hồn). Từ khoảnh khắc gặp gỡ, bén hơi, rồi đầu mày cuối mắt, nhớ nhung, cho đến giai đoạn thèm muốn mơn trớn, vuốt ve, và đỉnh cao là giao hợp thể xác, đã tỏ rõ một hấp lực âm dương bẩm sinh, thuộc bản tính khởi thuỷ,hằng tồn trong bản thể con người (hoàn toàn không liên đới nhu cầu duy trì nòi giống).

Sự tiến hoá và tiến bộ của xã hội loài người ngày càng rõ nét ở khía cạnh dùng lý trí kiểm soát bản tính, và từ đó khép đời sống con người vào những luật lệ, những cấm kỵ. Tình yêu và tình dục cũng bị uốn nắn theo khuôn khổ trong thể chế pháp trị (luật hôn nhân, sinh đẻ kế hoạch, cấm mua bán dâm...) và đức trị (tam cương ngũ thường, tiết hạnh khả phong...) cả trong ý niệm linh thiêng nữa. Một hệ thống quy ước về tình dục, tình yêu đã hình thành và trở thành những quan niệm những giá trị được giáo hoá, duy trì và bồi đắp liên tục suốt chiều dài lịch sử con người nhằm phát triển lành mạnh giống nòi và ổn định xã tắc.

Ở phương diện này (tình yêu và tình dục) con người đã đóng góp trí thông minh của mình một cách xuất sắc ở cả mặt tích cực lẫn tiêu cực không kém.

Mặt tích cực là bằng sự thông minh, con người đã và đang thiết lập một xã hội có luật lệ, đậm nét thuần phong mỹ tục, hiện thực đó rõ ràng được dư luận đồng thuận gần như tuyệt đối, được tất cả mọi phương tiện truyền thông phản ảnh hết sức dễ dàng và khoa trương.

Còn mặt đối lập kia: cũng bằng sự thông minh, con người đã cố gắng "tu dưỡng", nhưng thực tế là ra sức câu thúc, đàn áp hoặc che đậy bản tính hồn nhiên khởi thuỷ của mình, để trở thành công dân mẫu mực (tự khích lệ hay tự huyễn hoặc mình) trong một xã hội đòi hỏi chuẩn mực mỹ tục và thuần phong! Hấp lực âm dương của con người do đó không còn được thể hiện một cách nguyên bổn, hồn nhiên, công khai, tự do như nó vốn là, mà bị phong toả bằng những định nghĩa tục tĩu, ô uế, nhầy nhụa... họ không được làm tình ở chốn trang nghiêm, không được hôn phối với người trong dòng họ, không được tình tứ với người chênh lệch về tuổi tác, ngôi thứ hay đẳng cấp... mà phải chịu sự can thiệp của nền văn minh bằng những thiết chế luân lý, đạo đức và trật tự xã hội. Tình yêu và tình dục từ bản chất trinh nguyên và hoang dã, sau khi được con người đầu tư bằng trí tuệ, nó bắt đầu được nâng cấp, rồi biến thái, ẩn tích và luồn lách theo muôn hình vạn trạng để tồn tại ngoài tầm quan sát của khế ước, định chế. “Thành tựu" đó, há chẳng phải là do trí tuệ con người sáng chế ra nhằm xây dựng một cộng đồng văn minh và tiến bộ, mà bản thân con người lại phải trả giá bằng cuộc tự hành hình, tự đóng đinh câu rút mình ở cung bậc tình yêu và tình dục sao? Và tính chấttiêu cực của nó cũng là huyệt điểm tôi muốn nhấn mạnh trong bài viết này là: từ đó hàng loạt bi kịch (hổ thẹn vì tình, đau đớn vì tình, thù hận vì tình, điên loạn vì tình, tự tử vì tình...) đã xuất hiện mang tính tật nguyền và không cách nào chấm dứt trong cảnh giới tình cảm của loài người. Trong mạng lưới khắt khe của lề luật, tình cảm và tâm thức con người liên tục bị điều chỉnh, bị tổn thương do căn nguyên phóng túng và phi khuôn phép của nó. Vậy là không còn sự lựa chọn nào khác, văn học trở thành bạn đồng hành duy nhất được cậy tin và cậy nhờ của bản tính con người. Trong một xã hội càng sáng láng, càng lề thói thì tình cảm thầm kín của con người càng bức bối càng rối ren mà chỉ văn học mới đủ năng lượng để tháo gỡ và giải toả nó ở ngay vùng tối tăm khuất lấp nhất!

Nếu bạn là một người cầu thị, với đầu óc tinh khôi và con tim run rẩy bạn sẽ không con ngạc nhiên, không còn khắt khe với những tác phẩm văn học phơi bầy dục tính một cách trần trụi như Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu; Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái; Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư; Linh và Đồng tử của Vi Thuỳ Linh; Dự báo phi thời tiết của 5 tác giả nữ tuổi 8x Sài gòn; Khoan cắt bê tông và hàng loạt ấn phẩm do nhóm Mở Miệng chủ xướng gần đây. Họ (các nhà văn, nhà thơ) vừa là nạn nhân vừa là cứu cánh trong cuộc giao chiến giữa hấp lực âm dương của con người và thuần phong mỹ tục của thể chế. Hơn nữa họ là những tài năng, mới có thể giúp chúng ta phát hiện ra một bãi rác chiến tranh tâm sinh lý của con người đương đại, đang bốc mùi trong lãnh địa tình dục và tình yêu. Nếu thật bình tâm đọc lại tác phẩm của họ, một dòng sông thanh tẩy rất êm ả đang chảy qua tâm khảm, và nhận thức của mỗi chúng ta.

Đạo phật qua con mắt thi nhân



Thân Thiện Tâm



Phật giáo du nhập vào nước ta hơn ngàn năm nay. Trải qua bao thăng trầm, tôn giáo từ nước Ấn Độ xa xôi này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt Nam. Một số danh từ Phật giáo đã thành câu nói cửa miệng của mọi người, đã đóng góp một phần không nhỏ vào nền văn hóa dân tộc. Chưa hết ! Phật giáo còn là nguồn cảm hứng cho các nhà thơ, để khi thưởng thức ta không khỏi thốt lên “tuyệt diệu hảo từ”

Lấy chí nhân mà thay cường bạo
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Câu này chắc không lạ gì với chúng ta, của Ức Trai tiên sinh đây mà. Câu này gần giống câu “lấy đức báo oán” của nhà Phật. Có thể có người sẽ cho đây là một sự gán ghép mơ hồ, vì hai câu trên là trong “Bình Ngô đại cáo”. Một trong những bản tuyên ngôn độc lập hùng hồn nhất cuả nước ta. Thì đây, ta hãy nghe Nguyễn Trãi diễn thơ ý “tâm tức Phật, Phật tức tâm” của Đức Như Lai Giáo Chủ

Thân đà hết lượng thân nên nhẹ
Bụt ấy là lòng, Bụt há cầu
(Mạn thuật 8)


Đọc xong câu này ta thấy Nguyễn Trãi phần nào đã giải thoát. Ông cũng rất tin vào thuyết luân hồi nhân quả

Kẻ thời nên Bụt, kẻ nên Tiên
Tương thấy ba thân đã có duyên
(Tự thán 33)


Nguyễn Trãi cho rằng Phật pháp vô biên độ tất cả chúng sanh. Không những con người mà loài vật cũng cảm ứng được Phật pháp

Trường thiền định hùm nằm chực
Trái thì trai vượn nhọc đem
(Thuật hứng 19)

Ông là nhà Nho mà viết nên hai câu trên, cho ta thấy rằng ông đã dày công nghiên cứu đạo Phật và đây là cảm tưởng của ông khi đọc câu “không tức thị sắc,sắc tức thị không” trong Bát Nhã

Chiều mai nở, chiều hôm rụng
Sự lạ cho hay thuyết sắc không
(Mộc cận)

Bà chúa thơ Nôm – Hồ Xuân Hương đã dùng ngọn bút của mình để đả kích những kẻ giả danh

Nào nón tu lờ, nào mũ thâm
(Sư bị ong châm)
Đầu thì trọc lốc, áo chẳng tà
(Sư hổ mang )

Một cách châm biếm, vậy mà lúc đi qua một cảnh chùa cũng phải thốt lên

Tình cảnh ấy nước non này
Dẫu không Bồng đảo cũng Tiên đây

Tức cảnh thành thơ, chỉ vài nét phác thảo bà đã họa nên bức tranh thơ

Hành sơn mực điểm đôi hàng nhạn
Thứu Lĩnh đen trùm một thức mây
Lấp ló đầu đầu non vừng nguyệt chếch
Phất phơ sườn núi lá thu bay

Cảnh chùa như thế khiến ai đi qua cũng phải dừng chân đứng lại, rồi bước vào một lần để tìm thấy cứu cánh trong tâm hồn. Mà nếu có ai thờ ơ thì bà liền réo gọi

Hỡi người quân tử đi đâu đó
Thấy cảnh sao mà đứng lượm tay

Cửa từ bi luôn luôn “rộng đường phổ độ” cho những ai

Đoái trông thế sự nực cười
Như đem trò rối mà chơi khác gì
(Quan Âm Thị Kính-335-Khuyết Danh)

Cho cả những ai đã ra khỏi nhà nhưng vẫn chưa xuất “phiền não gia”

Một mình những tủi chuyện mình
Nén hương biếng thắp, quyển kinh ngại nhìn
(Phan Trần-240-Khuyết Danh)

Còn những ai đã một lần đến
Cửa thiền sẽ lén chân coi
Trông lên sư cụ ngồi tòa tụng kinh
(Quan Âm Thị Kính-310)

Nếu khéo tưởng tượng một chút sẽ thấy sư cụ như sư Nghiêm thời Đường, ngồi tụng kinh ở chùa Vân Hoa trời làm mưa rơi đầy hoa. Hoặc giả nghe sư thuyết pháp uyên thâm vi diệu, rồi thả hồn một thoáng về cõi xưa thì cảm thấy như mình được nghe đệ tử của Ngài Cưu Ma La Thập. Sư giảng kinh Niết Bàn trên núi Hổ Khưu đúng với tôn chỉ nhà Phật khiến đá núi cũng phải gật đầu.

Mưa phùn ướt áo – Khi đã lờ mờ cảm thụ được hương vị nhiệm mầu của cơm Hương Tích thì dám rũ sạch bụi trần để theo gót Phật lắm

Chẳng thèm ra áng công khanh
Mà đem thân thể làm hình dịch chi
Cho nên mến cảnh từ bi
Dám xin nhờ đức tăng ni mở lòng
(Quan Âm Thị Kính-340)


Đến như Tú Xương, kẻ sinh bất phùng thời, nợ như chúa Chổm. Vay mượn lung tung, vay cả thầy tu ! Vay không được tức mình nổi dóa

Ông bám làm chi đứa trọc đầu
(Vay sư không được)


Vậy mà cũng có lúc cụ Tú nhà mình vắt óc nặn được vài câu nghe tương đối đàng hoàng thì lại liên quan đến nhà Phật

Trẻ vui nhà, già vui chùa, xem tượng mới tô, chuông mới đúc…
Phật tổ độ cho già, tám mươi, chín mươi, mười mươi, A Di Đà Phật

Khi thấy sư ở tù ông cũng ngạc nhiên, ngậm ngùi nhưng rồi bản tính trào lộng cố hữu trong người lại nổi lên

Quảng đại từ bi cũng ở tù
Hay là kiếp trước vụng đường tu
(Sư ở tù)

Sau khi tìm hiểu thì ông biết nhà sư ấy đã

Tụng kinh cứu khổ ba trăm quyển
Ý hẳn còn quên một phép phù
(Sư ở tù)


Ông Tú Vị Xuyên biết các đệ tử của Phật có phép thần thông nếu chứng quả. Nhưng ông không biết Đức Phật khuyên răn các đệ tử của mình phải luôn trung thành giáo huấn tránh vận dụng thần túc thông hay tha tâm thông. Như trường hợp Xá Lợi Phất thi thố thần thông với hàng Lục Sư là ngoại lệ. Còn Đức Phật qua sông chỉ tốn 3 xu tiền đò. Trong khi ông Đạo sĩ nọ phải mất 30 năm tu luyện mới bay qua sông!!!

Nước Pháp tự hào có Balzac, dân Đức vinh dự bởi Goethe. Còn người Việt chúng ta ấm lòng vì Nguyễn Du. Trong hầu hết những tác phẩm của mình ông luôn trân trọng gìn giữ tánh “bản lai” của chúng sinh ở cõi Ta bà

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
(Kiều
)

Còn các nhà thơ đương đại có những lý rất người

Con gái ở biển rất hiện sinh
Năm mươi tuổi cũng dễ thất tình như chơi
(Bùi Chí Vinh)

Nhưng cũng có nhà thơ tin rằng hễ gieo nhân nào thì gặt quả nấy

Sè sè nắm đất…trần gian
Bể dâu kiếp trước, đa mang kiếp này
(Đêm Thúy Kiều-Trương Nam Hương)

Kiếp trước chưa thấy thực nghiệp thì phải đầu thai để nhận lãnh phi thực nghiệp

Luân hồi Nguyễn thác…thành ta
Phù du nước mắt, phù hoa nụ cười
(Đêm Thúy Kiều-Trương Nam Hương)

Bây giờ ta hãy xem “kẻ khờ dại” Đỗ Trung Quân chỉ dám đứng bên đường ngó “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng” (Chút tình đầu) Hoặc có “to gan” thì chờ đến “Mùa hè leo cổng trường khắc nỗi nhớ lên cây” ( Chút tình đầu) Để rồi trong đêm giao thừa “lão Đỗ” đứng bâng khuâng

Em lễ chùa nào đêm hôm nay
(Áo vàng qua ngõ)

Hàn Mặc Tử – Trong cơn điên loạn tột cùng vẫn mong hồn mình bay tới cõi trời Đạo Lợi, Đâu Suất

Nhớ khi xưa ta là chim Phượng hoàng
Vỗ cánh bay chín tầng trời cao ngất
Bay từ Đạo Lợi đến trời Đâu Suất…
(Phan Thiết)

Một hôm Hàn dừng gót phiêu du trước cửa thiền lòng thấy nao nao

Chùa không sư tụng cảnh buồn teo
Cốt Phật còn, dây chuỗi Phật đâu ?
(Chùa hoang)


Vâng ! Chùa không sư như nhà không chủ, rêu phong giăng đầy. Hàn tiếc một cõi trang nghiêm thế này mà để mặc cho thời gian bào mòn

Rứa cũng trơ gan cùng tuế nguyệt
Quanh thềm khắc khoải giọng quyên kêu
(Chùa hoang)

Máu lãng tử trong Hàn buộc chàng phải lãng đãng như mây ngàn gió núi. Chàng đi qua một chốn có cái gì khiến phải quay lại

Rừng thiền thấp thoáng dáng quần thoa
Khuê các trâm anh cũng rứa à ?
(Gái ở chùa)

Hàn ngạc nhiên là phải

Đó ! Phật giáo đã hòa nhập vào đời rất nhẹ nhàng ý nhị như thế. Không ồn ào, khoa trương, thật khó mà phân biệt đâu là ý Đạo, đâu là thơ Đời.

Trắc ẩn



Hoàng Xuân Sơn



mang theo hạnh phúc chiếc chìa khóa
bayđi
hạnhphúc
những con cú rừng đêm
cây bạch dương trắng nhờ nhờ
con mắt đèn treo. cơn bão
[đi qua địa cầu tình yêu trái phá *]
mái đơn sơ sao chịu thấu bệnh cuồng

trời đất
lối cỏ chìm dần ao thu nhìn
mỗi đơn lạnh
những cặp đôi ngày mùa côi cút
sau phiên gặt
đường quanh co đừng hòng ra bến
không còn chỉ tơ khấu lại buồm
và nỗi buồn còn đó
còi rúc trên sông

Tôi chờ em



Huỳnh Minh Lệ



Tôi gọi em qua bao lần dâu bể,
Những đền đài phế tích vọng chân mây,
Tôi chờ em, áo bay đường phố biển,
Bên cổng trường cát trắng tuổi thơ ngây.

Tôi chờ em bên sân ga quê ngoại
Những con tàu năm cũ bỏ ra đi,
Những chiếc cầu sau chiến tranh đổ nát,
Những mùa xuân lửa cháy mãi phân ly.

Tôi chờ em bên bến sông Trà Khúc,
Mẹ nhớ cha ngóng bóng dãy Bình Đê,
Chuyến xe đò ra đi không về nữa,
Đạn bom cày ngăn cách giữa hai quê.

Tôi chờ em bên bờ đầm Thị Nại,
Những con người từ đó thiếu quê hương,
Những con chim cuối đời bay luân lạc,
Nhớ thương về cố xứ bóng tà dương.

Kẻ bán, người mua và đứa ăn cắp


Ng
uyễn Hữu Khánh


The dance – Pablo Picasso

Này em! Hãy đứng dậy và bước đi. Phải bước đi. Đi đâu cũng được. Đừng ngồi đó khóc than hay nguyền rũa định mệnh. Định mệnh chẳng qua là tên ba phải khốn kiếp. Nó mỉm cười hay khinh bạc lạnh lùng tùy theo phía, hướng đầu tiên lúc em đến gặp nó. Cho nên hãy đứng lên, bước đi dù lòng hoang mang vô định. Như đã bao ngày quanh quẫn lang thang với ý nghĩ rằng thì là tất cả đã hết. Chỉ có cái chết mà thôi.

Trong nỗi cô đơn cùng cực, tôi nghĩ em cần có một điều gì thuộc về con người. Đó là âm thanh của ngôn ngữ. Tôi độc thoại với nỗi cô đơn mà em đang tuyệt vọng. Rồi diễn tả cho em thấy phần nào gương mặt của gã, được người đời khi lâm vào cảnh bí đường, bế tắt ngôn ngữ trong bi kịch của riêng mình luôn gọi hắn là định mệnh. Lẽ ra tên hắn phải viết hoa. Nhưng từ rất lâu, khoảng gần nữa thế kỷ nay hắn đã bị tiếm vị. Sự ưu ái đã không còn, người ta xếp hắn đồng đẳng đồng loại với mọi nguyên cớ tại, bị, bởi vì…

Ngay bây giờ hắn đang lãnh đạm nhìn em, tang thương như tàu lá chuối héo. Rồi giận dữ khi nhìn thấy những vạt nước ở vũng sình lầy hôi thối bám trên ống quần tà áo, toàn là hàng hiệu. Kể cả những thứ lĩnh kĩnh em mang xách trên tay. Những quà tặng thay cho một phi vụ người ta nhờ cậy. Họ trả công với sự dẫn dắt của hắn. Vì em luôn nghĩ rằng cùng một giống loại đàn bà với nhau, em giúp đỡ theo sự khẩn cầu của bạn đồng nghiệp. Việc cám ơn hay trả công bằng tế nhị của quà tặng là điều tất nhiên, tùy hỉ với trọng lương của công việc, một đặc thù hay gần như một tập quán của giống dân châu á dù bây giờ đã nhuốm màu ám muội từ hồi nào không biết. Nó thay cho cái gọi là tiền môi giới hoặc tình cảm hay biết điều. Vô hình chung em nghiểm nhiên trở thành một tú bà ảo tự hồi nào em không biết không hay. Vì theo suy nghĩ hạn hẹp của tôi. Chỉ cần một lần em được gán ghép hay một đứa kẻ cắp xách mé gọi danh từ đó, em đã coi chừng né tránh. Và dù ngu dốt nhất em cũng hiểu là nó không thế đứng cạnh cái tên gọi vẫn còn hào quang tỏa sáng. Em đã kịp dừng lại và sự việc đã nãy sinh ra cách khác, nhưng chắc chắn không phải là một trầm trọng. Dĩ nhiên nó cũng có giá của nó. Đồn thổi và mang tiếng này nọ. Nhưng ít ra em cũng được an toàn. Luật pháp thì không buộc, hay bắt tội kẻ mang tiếng. Nó là một trong những thứ thuộc phạm vi trừu tượng. Có hay không tùy theo suy nghĩ của mỗi người mỗi cá nhân. Người nào? Cá nhân nào? Đám đông nào? Không ai chứng minh được rằng nó có thật hay không về cá thể đang mang tiếng bởi lời đồn thổi. Chuyện này vẫn đang và đã xảy ra hàng ngay trên mạng, trên các tờ báo lá cải mà em từng biết. Luật pháp ở giai đoạn này không có ngây thơ và trẻ con như thế.

Em chưa đủ là một thập thành, nên vẫn luôn nghĩ rằng cùng chị em phụ nữ với nhau, em sẵn lòng giúp đỡ. Việc cám ơn bằng quà tặng vẫn là điều bình thường. Em cho nó khác xa với cái sỗ sàng khốn nạn là ngắt bớt đi và trao số tiền còn lại. Nhưng cuộc đời em bước vào chỉ mới bắt đầu một phía. Những điều gọi là quà tặng, biết điều hay cám ơn. Trong điều khoản luật không có ghi. Mà qui thành câu chữ rõ ràng tóm tắt dễ hiểu đó là tiền môi giới mãi dâm. Vốn học không đủ, vốn đời chưa vấp. Chưa một lần thông suốt nữa câu thành ngữ “dậu đỗ bìm leo” mà có khi phải trả giá gần hết cả một đời người . Cho nên tôi không ngạc nhiên khi nhìn những giọt nước mắt. Ngây thơ trong cái xã hội mua bán này, bây giờ có cạn lệ em cũng không gột chùi được. Luật pháp đã rõ ràng câu chữ. Khẳng định và buộc tội.

Có những tên đạo đức giả cho rằng đó là những giọt nước mắt hối hận. Những tên phóng viên lá cải hiểu từ phóng viên là viên đạn phóng. Những tên mù đời. Những tên sống để đợi chết. Cho mình đũ thẩm quyền khẳng định, úp chụp trên toàn bộ mọi cái gì mà em thuộc về rồi đưa ra kết luận bổ sung, ăn theo mơn trớn điều luật pháp đã thực thị, làm trầm trọng hóa luật lệ một cách hả hê. Nhưng thôi, em và tôi hãy quên bọn họ đi. Dù sao họ vẫn còn đáng tha thứ hơn những đứa ăn cắp. Ta chỉ cần một lời cảm thông thầm kín của họ trong lương tâm còn sót lại đâu đó, nếu còn; khi tuổi đời của họ mai kia đã trở thành trái núi nham nhở, sần sùi.

Bởi vì cha mẹ họ không có cái đời như cha mẹ em. Đời sống của họ được dọn bãi bằng phẳng chứ không gập ghềnh như cuộc sống em có từ ấu thơ đến lúc xuân thì. Đủ lông đủ cánh em cũng như họ lần lượt bay vào đời. Em bay trong đe dọa của gió bão rét mướt. Trang lứa em bay trong che chở ấm áp của mặt trời thui chột, nhưng vẫn còn là mặt trời. Do đó tôi hiểu những giọt nước mắt rơi tan chảy, khóe mắt bào mòn trước câm nín thắt lòng của cha mẹ; khi nhìn thấy tài sản hun đúc của mình đang thời kỳ vỡ rụng. Hãy nén lại đừng khóc nữa. Đừng để thái quá sẽ biến thành những giọt acid chỉ làm cho em vụn nát ra mà thôi.

Tôi chưa nói hết gương mặt gã định mệnh. Cái em cần là nghe được tiếng nói của con người. Một thanh vịn chắc chắn nhất cho sự cô đơn. Còn nghe để hiểu tôi nói đó không phải là điều của hiện tại tôi chờ đợi. Mong nó theo em từ đây đến lúc về nhà. Về cái mái ấm nơi em sinh ra đến lúc thành một thiếu nữ xuân thì. Khi đó vẫn có những vạt nước bẩn, vũng nước đời thơ ngây em từng bước qua; văng tóe vướng ố nơi vạt áo trên ống quần. Chỉ gây chút ít bực mình, rồi khi nó được giặt giũ phơi giăng trên sào tre, em đã quên mất nỗi khó chịu chiều qua; trong không gian có tiếng chim hót lẫn trong tiếng con gà mái cục tác sau nhà.

Bởi giản dị một điều, quần áo đó em mặc nó được mua bởi đồng tiền khiêm nhường em kiếm được. Chứ không phải bằng những hàng vải đắt tiền với cái túi xách hàng hiệu đôi lúc đã một thời em vật vờ với nó. Dù rằng bây giờ nơi đây, hiện tại bắt đầu đã không còn là một hãnh diện, một chọn lựa nữa. Tôi không hề phiền hà hay đạo đức giả để lên lớp với em rằng vào những tháng ngày trước đây, hình ảnh gia đình, các điều cần phải giới hạn đã không còn chỗ chen lấn ở thời khắc mà gã định mệnh đã mỉm cười với em. Nó dắt em đi với sự im lặng đầy khích lệ của nó. Nơi có tiền bạc cùng những dự tính em tưởng không bao giờ mới thực hiện được, trong một đêm đầu tiên đặt chân đến cái thành phố phù hoa, tham gia một trong những cuộc thi với hy vọng mãnh liệt. Em đã thế chấp, hứa hẹn cái tài sản suốt ngần ấy năm cha mẹ bú mớm giữ gìn, nuôi nấng bằng vật chất hay tinh thần- thanh đạm mà họ chỉ vừa đủ có.

Tôi không cần phải là một gã thầy bói để phỏng đoán sự mơ ước với cái vinh quang mà những tên tổ chức mang gương mặt đầy vẻ ma cô và áo quần như kép hát đang bủa vây quanh em. Cho em những lời xưng tụng. Khung cảnh sáng rở hơn lòe loẹt quá nhiều và thậm chí trải thảm đỏ trong ý nghĩ làm át nhòa đi nét ám muội của những khuôn mặt đó. Không gian hầu như được hít căng đầy nơi lồng ngực xuân thì, lúc vinh quang được kết vòng nguyệt quế đặt trên đầu đều không có vẻ gì dối trá và lừa lọc. Nó đã được xưng tụng ca ngợi, được hợp pháp hóa hoàn toàn bởi thông tin báo chí, mọi người đều nhìn thấy một mẫu mực của nhan sắc vừa được khẳng định trên truyển hình trên các màn hình phẳng đời mới nhất. Và cái TV màu đời một ngàn chín trăm không nhớ của ngôi nhà cách xa hàng trăm cây số, nơi em đang tỏa sáng, vẫn nhanh chóng đem tiếng vui mừng hạnh phúc cho cha mẹ, anh chị em về một tài sản đã có tín hiệu hứa hẹn. Những hi vọng tiếp nối những liên tưởng. Một ngôi nhà sẽ được xây cất lại. Và trên hết cả là những tiếng bấc chì luôn luôn được phủ tràn trong mọi ngõ nghách của vùng quê sẽ được thay thế bằng những lời chúc mừng không có thật trong mọi âm giọng của các láng giềng khi đối mặt với cha mẹ em.

Tôi nhìn thấy cái đêm vinh quang đó. Khi trở về nơi căn phòng, cái suy nghĩ đầu tiên là phải chuyển đến một nơi khác, dĩ nhiên tiền thuê phải đắt nhưng sang trọng và lịch lãm hơn. Mặt dầu em không hiểu thấu đáo về cái từ ngữ đã được thương mại hóa nhan nhãn hằng ngày trên bào chí hay truyền hình. Em trả lời tất cả những cuộc gọi đến, dịu dàng và dễ thương hơn bao giờ hết. Cắt đứt niềm hạnh phúc của cha mẹ, anh chị em giữa chừng là sẽ gọi lại cho họ vào lúc gần sáng, khi những cuộc mời gọi, những lời có cánh đã bắt đầu thưa thớt dần. Người thiếu nữ vinh quang, quên luôn điều hứa hẹn trong sự chờ đợi của cha mẹ, chìm đắm vào giấc ngũ trễ muộn với nỗi hạnh phúc cùng những mơ ước thật sư đã nằm gọn lõn trong lòng bàn tay.

Bao nhiêu năm rồi-Không nhớ nổi. Bây giờ tôi sống không còn quan trọng khi ngày và đêm quay vòng chu kỳ sớm tối, hôm qua hôm nay. Trên dứơi mười năm em đạt được, hơn cả mơ ước bình thường cùng một kiếp đời nơi em sinh ra. Gã định mệnh đã nuông chiều và đến lúc gã phải từ giã em. Em có một thời gian lãnh đạm và quên khuấy mất gã từ hồi nào không biết. Không còn tiếng thì thầm hằng đêm như những ngày khi các vật dụng chi tiêu cùng tiền thuê phòng sắp đến ngày gõ cửa. Em đã không cần tìm hiểu, không cần nhìn thấy, không cần phải hỏi gã nữa. Em làm bạn với một gã khác có tên gọi là thời gian không điều kiện không đề phòng.

Tên định mệnh còn ba phải. Còn gã thời gian thì luôn luôn dứt khoát và tàn nhẫn. Sự xuất hiện của gã làm người ta nhận biết bằng hình bóng một gã không nói tên nhưng luôn luôn lộ diện hoàn toàn, khi tai ương hay thảm họa xẩy đến cho mình đó là gã bệnh tưởng. Với thời gian, hắn luôn rãi đầy hoa dưới kiểu cách chứng tỏ của em, thay đổi cả phong cách, giết chết mọi cái gì vốn dĩ tạo ra em mà không hề nói cho em biết. Cái nó khiếp sợ nhất, không thi thố được mọi cạm bẫy hay lừa đảo là nếu không bao giờ em quên mất em là ai, đến từ đâu. Ôm ấp và quí mến cái mơ ước nhỏ nhoi khiêm nhường đủ cho một kiếp người của bố mẹ.

Tôi không nhắc lại mọi lỗi lầm của em để tỏ lòng thương hại. Tôi chỉ nói suy nghĩ của tôi mong làm chậm lại thời khắc tuyệt vọng không đi đến chỗ vô cùng. Hãy quên đi mọi điều kết án, dù đúng hay cố tình làm cho cái đúng trở thành một cái đúng dã man. Vì đúng và sai luôn không được dứt khoát ngay từ lúc đầu. Nó nhập nhằng, khi đem ra phân minh thì nó lại mang mang một sắc thái nhuốm màu ác độc của bào chữa và biện hộ. Do đó nó lây nhiễm truyền bệnh. Rồi tất cả những người mắc bệnh không còn quan trọng đến cái bệnh mình đang mắc phải. Từ đó dẫn dắt đến mọi bi kịch của một kết thúc. Em đã từng, và hiện tại là một minh chứng cho điều đó.

Nghe tôi, em hãy trở về nhà đi. Lên chuyến xe ngược, bởi thành phố đã không còn màng đến từ ngày tai họa tới. Em không còn nhiều thời gian. Chỉ đủ còn nhìn thấy vườn sau sót lại những cây trái không chặt bỏ lúc xây nhà cho cha mẹ. Nhìn thấy giọt nước mắt của một tan vỡ, cái buồn bã đeo ám trên mọi người thân. Mặc dầu cái đeo ám này không ai hiện tại đủ thẩm quyền để làm cái công việc thường lệ của trăm năm trước là chê bai, dè biểu, khinh khi. Rồi em xuôi xe lên thành phố để trả giá cho lỗi lầm mà em mắc phạm. Tù đầy.

Em trả giá dùm cho những kẻ đã khinh thường cha mẹ em bằng âm giọng đố kị ghen ghét khi em vừa mới xuân thì-À con nhỏ đó là con của cha Tám chạy xe ôm…

Em trả giá cho cái TV năm một ngàn chín trăm không lâu lắm, vì nó đem đến niềm kiêu hãnh cùng các người thân ngày em đăng quang một nhan sắc.

Em trả giá cho vũng nước bùn quê khi chiếc tay ga vụt ngang vô tình làm bẩn bộ quần áo em yêu thích mà em đã phải càu nhàu.

Em trả giá cho những xách tay hàng hiệu, những quà tặng đã khiến cho mơ ước của bao người thiếu nữ phải chọn một con đường đến với tên ba phải định mệnh.

Còn nhiều giá phải trả. Tôi không nhắc lại để kết tội em. Tôi chỉ nhắc lại để giải thích vì sao tôi không kết tội em. So với những gì em phải trả thì tội của em đâu còn lại bao nhiêu. Em phải trả luôn cho bọn ăn cắp hiện đang sống, đã từng xúm xít bao quanh. Tạo cho em thấy sự dễ dàng của tiền bạc và vinh quang bằng thứ chúng ăn cắp được rồi vỗ về em rằng sẽ an toàn như chúng nếu em cũng biết dùng các thứ em ăn cắp được để không phải hải sợ với gã thời gian. Nhưng em không phải là chúng nó. Em mắc cạn. Bọn ăn cắp quên em ngay tức khắc. Nguyền rủa em bằng cách vay mượn hoặc mới ăn cắp được đạo đức của người chân chánh vốn dĩ. Cũng như mới hôm qua đây bọn ăn cắp đó từng nâng niu, ăn uống kề cận với em và sau đó trả bằng những thứ tiền chúng ăn cắp được để ngủ với em. Tôi không hề trách cứ hay kết án bọn ăn cắp đó. Em bán. Người ta mua. Đứa ăn cắp cũng mua. Đó là điều tệ hại mà tôi nghĩ em là người không nhận rõ suốt một thời gian dài.

Tôi sống được bao nhiêu. Hiểu được bao nhiêu. Tôi cố gắng chia sẻ nỗi cô đơn cùng cực của em. Để em phải sống qua phút giây dễ đưa đến sự điên rồ dại dột. Phải quên và nhớ đến các điều gần gũi nhất, bởi em còn đủ trẻ để đi hết quảng đời còn lại. Cha mẹ em đã cho em hình hài, tài sản này dù còn tươi tốt hay ủ rũ như tàu là chuối héo, nó vẫn là máu thịt của họ.

Phải mất một thời gian dài em sẽ không hiện diện ở thành phố này. Và cho dù có trở lại chỉ để nhìn ngó nó sau cặp kính dăm rẽ tiền. Nếu nước mắt chỉ chầm chậm rơi dài cho một ân hận-cho một lãng quên thật sự chắc chắn thì tôi biết điều tôi nhìn về em vẫn không thay đổi, điều nói với em ngày hôm nay là em không đáng tội.

Bởi vì dù sao, em không phải là một loài-không phải là một đứa trong số bọn đang hành nghề ăn cắp. Chúng nó sống nhung nhúc, sinh sôi nãy nỡ nuôi sống lẫn nhau bằng mọi thứ chúng ăn cắp được. Vì quá đông nên chúng lúp ló khắp nơi, không chỉ riêng cho mỗi một thành phố mà em hay tôi đã sống. Tiếm vị và làm sai lệch mọi điều, như đã từng làm nát cái ý nghĩa, cái bản chất công bằng trăm năm trước của cái gã có cái tên gọi luôn buột ra từ vô thức là Định Mệnh.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Sự Ám Ảnh Của Văn Hóa Nông Nghiệp Và Môi Trường Sông Nước Trong Ngôn Ngữ Việt Nam



Mai Bá Ấn


Trên thế giới có hai loại hình văn hóa chính: Văn hóa gốc nông nghiệp (phương Đông) và Văn hóa gốc du mục (phương Tây), trong đó Việt Nam thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp điển hình, phương Tây là loại hình văn hóa gốc du mục điển hình, còn Trung Hoa là loại hình văn hóa nước đôi (nông nghiệp gốc du mục). Đến bây giờ, với những thành tựu của ngành khảo cổ học, dân tộc học, đặc biệt là công nghệ gien, Việt Nam và các nước Đông Nam Á thực sự đã là chiếc nôi của nền văn minh lúa nước của loại hình văn hóa nông nghiệp điển hình. Chính vì lẽ đó mà đã từ lâu, đời sống nông nghiệp, môi trường sông nước đã ảnh hưởng rất lớn đến tính cách sống của con người Việt Nam. Chính từ cội nguồn văn hóa mà người Việt Nam từ cách sống, cách sinh hoạt cho đến lối nhận thức, tư duy đều chịu sự chi phối nặng nề của cội nguồn văn hóa. Nhận thức đã thế, tư duy đã thế, tất nhiên sẽ được biểu hiện qua ngôn ngữ. Sự biểu hiện này, xưa nay, ta dễ dàng nhìn thấy trong ngôn ngữ các tác phẩm văn chương, đặc biệt là văn chương bình dân (văn học dân gian). Tuy nhiên, để hiểu rõ ngọn nguồn của ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày - loại ngôn ngữ mà từ bình dân đến trí thức đều thường dùng, không phải ai cũng cảm nhận hết. Trong giao tiếp thông thường, ngôn ngữ có thói quen là cứ hễ nói mà được nhiều người công nhận, hiểu được thì tất nhiên sẽ tồn tại và lưu truyền. Nhưng khi đem ngôn ngữ Việt đối chiếu với ngôn ngữ nước ngoài, mới thấy rằng: cái gốc văn hóa nông nghiệp cùng môi trường sông nước đã thực sự đã tạo nên một “trường ngôn ngữ nông nghiệp, sông nước” rất đặc thù trong giao tiếp của người Việt.

1. Ám ảnh của gốc văn hóa nông nghiệp trong ngôn ngữ Việt Nam
Là chủ nhân của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, người Việt sống chan hòa cùng cây cỏ tự nhiên, cùng với ruộng đồng gò bãi để tiến hành sản xuất nông nghiệp. Từ cách nói quen thuộc trong công việc đồng áng của mình, ngôn ngữ dần dần hình thành, vốn từ ngày càng phong phú để diễn tả mọi sự vật, sự việc cùng những tâm tư, tình cảm con người. Cách gọi tên sự vật, hiện tượng tự nhiên gắn liền với đất đai nông nghiệp tạo nên một ám ảnh khôn nguôi trong tâm thức người Việt để từ đó họ vận dụng vốn liếng ngôn ngữ này vào trong giao tiếp hàng ngày với sự chuyển nghĩa rất rõ nét và độc đáo.

1.1.Danh từ:
Khác với các dân tộc khác, khái niệm Tổ quốc, Quốc gia luôn luôn trừu tượng, người Việt Nam nông nghiệp dùng hai yếu tố quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp để chỉ Tổ quốc, Quốc gia, đó và Đất và Nước: “Đất nước Việt Nam”. Nhưng với cư dân làm nông nghiệp lúa nước, lúc cần thiết, người Việt lại lấy yếu tố quan trọng đầu tiên trong bốn yếu tố chính của sản xuất nông nghiệp: Nước - Phân - Cần - Giống để gọi Quốc gia:“Nước Việt Nam”.

Từ tư tưởng hạt mầm, hạt giống của các loại cây trồng, người Việt nâng lên để gợi dậy cả cội nguồn dân tộc: “Nòi giống Việt Nam”, “Dòng giống Tiên Rồng”…



Nghề chính của cư dân nông nghiệp là trồng trọt, vì thế các loại cây trồng trở thành đối tượng gắn bó suốt cả cuộc đời của người dân nông nghiệp. Thuần dưỡng được một loài cây để phục vụ lợi ích con người đôi lúc phải trải qua một quá trình rất dài mới nắm được đặc tính của từng loài cây để tìm cách gieo trồng, chăm bón. Chính vì lẽ đó mà cuộc sống này, cuộc đời bao la rộng lớn này được người Việt gọi một cách thân thương, gần gụi là: “Cây đời”, “Vườn đời”...



Cây cối sống được, sinh trưởng được là nhờ mũ, nhờ nhựa, vậy thì con người sống được, trưởng thành được từ nhỏ đến lớn cũng được người Việt liên tưởng như sức sống của cây trồng theo cách nói: “Nhựa sống tràn đầy”, “Tràn trề nhựa sống”… Rồi cái việc nhổ mạ đi cấy, mạ được nắm lại, bó thành từng lọn, thu hoạch các loại rau, nắm lại, bó thành từng lọn, đặc biệt là thu hoạch lúa trên đồng, bó thành từng lọn… từ đó, người Việt không ngại ngùng gọi: “Lọn tóc”, “Bó hoa”, “Nắm xương tàn”,… Từng nhúm thóc gieo vãi trên đồng để từ đó phát sinh cách nói “Một nhúm kiến thức còm cõi”… Đến mùa thu hoạch lúa, để cân đong đo đếm, người nông dân dùng cái ang để đong, từ đó, cái danh từ chỉ đơn vị đo lường này được sử dụng không phải chỉ riêng dùng cho việc đong đo sản phẩm nông nghiệp theo cách nói rất dễ thương:“Ngủ được một ang rồi”, …



Gieo trồng trong sản xuất nông nghiệp, tất đợi đến ngày cây cối ra hoa, kết trái để đợi trái chín mà thu hoạch cho bỏ công cày cấy và thu về thành quả của mình. Chính vì như vậy, người Việt xem quá trình trai gái tìm hiểu nhau, yêu thương nhau cũng như sự vun quén để mong ngày thu hoạch, cho nên, họ mới nói rằng: “Hoa tình yêu thơm ngát, tỏa hương”, “Trái tình ngọt liệm”,… hoặc hiện đại hơn, ta thường nghe nói: “Sự nghiệp đổi mới của ngành giáo dục, bước đầu đã đem lại những trái quả ngọt ngào”…



Trong sản xuất nông nghiệp thì giai đoạn cây cối làm nụ để cho hoa cho trái là một giai đoạn khởi đầu rất quan trọng của muà thu hoạch, chính vì lẽ đó, người Việt gọi tình cảm ban đầu là:“Nụ hoa đầu đời”, rồi cái danh từ “nụ” này được phái sinh nghĩa để gọi “Nụ hôn đầu đời”, rồi nói: “Tuổi thiếu niên là mầm là nụ”… “Nụ” đã vậy, còn “mầm” lại là bước khởi đầu của quá trình sinh trưởng của hạt giống, của mầm cây, từ đó, người Việt phái sinh nghĩa từ “mầm” thành “Mầm sống”, hoặc chỉ cho sự khởi đầu của một quá trình về sau: “Mầm hi vọng”, “Mầm móng của tội ác”, “Gieo mầm tình yêu”, “Hạt mầm hi vọng”…



Khi các loài rau trổ hoa mà không thu hoạch kịp, cuống hoa sẽ vượt cao lên thành “ngồng”. Cọng ngồng nhỏ bé mà vươn lên cao vút, từ đó, người Việt biến danh từ “ngồng” này thành định ngữ của tính từ và gọi những đứa bé nhanh lớn, cao mà gầy là: “Cao ngồng”, “Lớn ngồng”. Rồi cũng chính cái nõn nà, non nớt, trắng trong của những nõn chuối, nõn hoa, nõn rau, nõn cải để chỉ cái non tươi của mầm nụ các loài cây nông nghiệp, người Việt biến danh từ “nõn” thành từ chỉ mức độ làm định ngữ cho tính từ: “Da trắng nõn”, rồi thành từ láy hai: “Nước da trắng nõn nà”, tách láy hai: “Trắng nõn trắng nà”, láy bốn: “Trắng nõn nà nõn nuột” và tách láy bốn bằng cách tĩnh lượt tính từ để biến nó thành tính từ: “Ngón tay nõn nà, bàn tay nõn nuột”…

1.2. Động từ:
Từ những chuyển động của quá trình sinh trưởng của cây cối; từ những thao tác cụ thể, cử động cụ thể, hoạt động cụ thể, hành động cụ thể trong từng khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp, những động từ mang đậm yếu tố nhà nông dần dần được chuyển nghĩa trong quá trình giao tiếp của con người. Hạt giống, hạt mầm của các loài cây nông nghiệp ngoi lên khỏi mặt đất để bắt đầu giai đoạn sinh trưởng, người Việt gọi là “Mọc”. Chính vì lẽ đó mà khi mặt trời xuất hiện ở đằng đông, đỏ ửng, tròn trịa như hình một hạt đậu phộng nhô lên từ biển, liền gọi: “Mặt trời mọc”. Những ngôi nhà mới được xây lên từ một vùng đất hoang đang rộn ràng sự sống liền được gán ngay cho yếu tố “mọc” của hạt mầm: “Những ngôi nhà khang trang mọc lên từ trên vùng đất đồi hoang hóa”…

Thao tác ươm hạt, ươm cây để bắt đầu cho quá trình sinh trưởng của cây cối nông nghiệp cũng liền sau đó đi vào ngôn ngữ giao tiếp thông thường, chỉ những hành động không hề liên quan gì đến sự ươm trồng nông nghiệp: “Ươm đầy mơ ước”, “Ươm đầy khát vọng”… Hoa nở rồi rụi tàn, lá xanh rồi úa héo là chuyện của cỏ cây, vậy mà con người đã quá thì xuân liền lập tức được gán ngay động từ này vào:“Đến thời tàn rụi”, “Đôi môi tàn úa”.

Vun thành hàng để trồng khoai, trồng rau cùng những động từ: vun xới, vun trồng gắn chặt với thao tác nông nghiệp dần dần cũng chuyển sang để chỉ những hành động tạo nên những thành quả trừu tượng chứ không hề còn là hàng khoai hay luống đậu:“Có công vun trồng cho tuổi trẻ tình yêu đất nước”, “Truyền thống lịch sử cha ông đã vun đắp cho tuổi trẻ Việt Nam tình yêu nước thiết tha”…Vun hàng, luống lên rồi, khi ngọn khoai, ngọn rau vươn khỏi hàng, khỏi luống, người nông dân liền phải vén lên để nó khỏi bò lan xuống rãnh, thế rồi dần dần chuyển thành những động từ mà nghĩa của nó đã trượt rất xa cái nghĩa nông nghiệp ban đầu: “Vun vén hạnh phúc”,… hoặc khi vun xong, đất đã dẽ không thoát khí được, người nông dân bèn dùng cuốc chĩa xới lên cho tơi đất để rễ cây dễ thở, những động từ này dần dần chuyển nghĩa riêng vào giao tiếp không dính dáng gì đến chuyện khoai, rau nông nghiệp: “Chính anh là người đã vun xới cho lý tưởng cách mạng hình thành trong lớp trẻ chúng tôi ngày đó”. Và vân vân các động từ gốc nông nghiệp khác được chuyển vào ngôn ngữ giao tiếp với nhiều trường nghĩa rất phong phú như: Động tác chỉ thu hoạch kết quả:“Gặt hái thành công”, “Thu hoạch nhiều kết quả quan trọng”…; động từ chỉ quá trình sinh trưởng của cây trái: “Nẩy mầm tình yêu”, “Nẩy nở tình cảm”, “Tình yêu đơm hoa, kết trái”, “Đôi má ửng hồng”, “Đôi môi chín đỏ”, …; động từ chỉ sự rơi rụng của hoa quả: “Thành quả đạt được đã bắt đầu rơi rụng”, “Rơi rớt lại một vài ý nghĩ tiêu cực”,…

1.3. Tính từ:
So với danh từ và động từ thì tính từ mang gốc nông nghiệp xuất hiện có vẻ ít hơn. Ngoài những trường hợp danh từ chuyển hóa thành tính từ và từ chỉ mức độ làm định ngữ cho tính từ như đã nói phần trên, ta nhận thấy, dù xuất hiện ít nhưng lớp từ loại này có khả năng diễn đạt khá độc đáo và sâu sắc khi vận dụng vào ngôn ngữ giao tiếp.

Đất đai khô khan, cằn cỗi được liên tưởng và sử dụng thành: “Tâm hồn khô khan”, “Trái tim cằn cỗi”,… ; tính từ chỉ đặc điểm, tính chất (màu sắc, trạng thái) của cây cối được chuyển nghĩa thành: “Ánh mắt tươi xanh”, “Nước da mơn mởn”, “Làn da tươi mát”, …



Đặc điểm tàn úa, héo rũ của cây, lá, hoa được chuyển thành: “Thân xác héo gầy”, “Đôi môi tàn úa”, “Nụ cười xanh xao”, “Bờ môi khô quắt”…



Cái đặc điểm hành động (vất vả) và âm thanh (tạo nên giữa bùn và nước) của người đi trên cánh đồng bùn lầy cũng được liên kết với cụm danh từ “bùn nhơ” để chuyển nghĩa thành sự vất vả, khó khăn giữa cuộc đời tội lỗi:“Lội bì bõm giữa bùn nhơ cuộc sống”, rồi cả đặc điểm lao động “chân lấm tay bùn” của con người nông nghiệp cũng được vận dụng thành: “Đời nó bụi bặm và lấm láp”, “Bụi phấn lấm láp trên đôi tay người thầy giáo”…

Sẽ còn rất nhiều người kéo dài thêm nhiều minh chứng sinh động nữa về những từ xuất phát từ đời sống và sinh hoạt của cư dân gốc văn hóa nông nghiệp trong ngôn ngữ giao tiếp Việt Nam. Dù đây là những minh chứng mang tính gợi mở, nhưng ta cũng dễ dàng nhận ra rằng: chính sự ám ảnh của gốc văn hóa nông nghiệp này đã khiến trong ngôn ngữ giao tiếp của người Việt nổi bật lên đặc trưng là rất biểu tượng và đầy hình ảnh. Một ai đó muốn chuyển ngữ lớp từ ngữ này sang một ngoại ngữ nào đó e sẽ rất khó khăn, có lẽ chỉ còn cách đưa những nghĩa biểu trưng này trở về lại với nghĩa đen mà nó muốn diễn tả. Ta cứ thử tưởng tượng dịch sang tiếng Anh những cụm từ này sẽ càng dễ thấy hơn: “gieo mầm kiến thức”, “hạt giống cách mạng”…



Rõ ràng, chính gốc văn hóa nông nghiệp đã hằn một dấu ấn rất sâu đậm trong tâm thức người Việt để tạo nên cả một trường ngôn ngữ sinh động và phong phú trong tiếng Việt. Dù sao, đây mới chỉ là lớp ngôn ngữ giao tiếp thông thường, nếu thử đi vào các tác phẩm văn chương ta sẽ còn phát hiện ra nhiều điều thú vị nữa. Giả dụ như: “Các em mở ra những trang sách ruộng đồng/ Tôi cúi xuống gieo vào hạt chữ” (Đoàn Vị Thượng), hoặc“Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi)… Tôi nghĩ các luận văn, luận án về ngôn ngữ và văn học nên chăng hãy đi vào những vấn đề cụ thể này thì mới có những đóng góp của công trình, còn cứ mãi đi vào những đề tài chung chung ắt sẽ rơi vào những điều mà người đi trước đã nói.

2. Ám ảnh của môi trường sông nước trong ngôn ngữ Việt Nam
Cư dân Đông Nam Á cổ đại - một trong hai trung tâm hình thành sớm nhất của loài người đang vui sống yên bình giữa một vùng đất đai ẩm thấp, rộng lớn. Bỗng một ngày băng tan, mực nước biển dâng lên cao (khoảng 100 đến 120 mét so với hiện nay), toàn bộ vùng đồng bằng ngập trong biển nước, để từ đó hình thành nên vùng Ma-Lai đa đảo (là các quốc đảo Đông Nam Á hiện nay). Vậy là, Việt Nam đối diện với biển Đông. Biển và địa hình sông nước cùng với nền văn minh lúa nước đã trở thành một đặc điểm địa lý tự nhiên ảnh hưởng đến văn hóa Việt - một dạng văn hóa - địa khá đặc trưng. Chính vì lẽ đó mà bên cạnh nền văn hóa gốc nông nghiệp, môi trường sông nước đã trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân Việt. Điều này lý giải vì sao các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam trở thành những dân tộc có kỹ thuật chế tác các phương tiện giao thông sông nước thủ công sớm và đa dạng so với các dân tộc khác. Các nhà khảo cổ đã khai quật được những con thuyền buồm có niên đại cách nay trên 4.000 năm ở thềm lục địa Đông Nam Á. Và trên thực tế, các phương tiện giao thông trên sông nước do người Việt tạo ra, bây giờ, khó ai gọi hết tên của từng loại. Nào là bè, là mãng, là xuồng, là thúng, là ghe, là nóp, là thuyền… Rồi trong các loại xuồng, loại thuyền, loại ghe lại phân chia ra nhiều tiểu loại khác nhau: xuồng ba lá, thuyền độc mộc, thuyền đuôi tôm, thuyền nan, thuyền thúng, ghe ngo, ghe bầu… Kỹ thuật làm cầu cống thủ công để làm phương tiện giao thông qua các địa hình sông rạch, kênh suối của người Việt cổ cũng khá đa dạng: cầu khỉ, cầu tre, cầu dừa, cầu dây, cầu treo, cầu gỗ, cầu đá…; cống tre, cống dừa, cống gỗ, cống đá… khó mà kể tên cho hết. Đây chính là nguyên nhân khiến cho văn hóa giao thông (văn hóa đối phó với khoảng cách tự nhiên) của người Việt chỉ chủ yếu phát triển về giao thông đường thủy. Giao thông đường bộ thì do gốc văn hóa làng xã của cư dân nông nghiệp khống chế nên không thể phát triển. Mỗi làng là một vương quốc độc lập, tự trị, tự cấp tự túc nên không hề nghĩ tới việc di chuyển xa. Dân trong làng chỉ có từ nhà mình ra đồng làng cày cấy; lên đình làng hội họp, lễ hội; ra chợ làng mua con cá, cái rau; lên trường làng học hành dăm ba chữ… vì thế cho nên: “Nhất ruộng giữa đồng, nhì chồng giữa làng”, “Trâu ta ăn cỏ đồng ta/ Đừng ham cỏ tốt mà qua đồng người”… Giao thông đường bộ không có cơ hội phát triển, người Việt phải tận dụng tối đa môi trường giao thông sông nước. Cho nên, làng xã Việt Nam thường hình thành bên cạnh một bến sông, mọi quan hệ giao thương, buôn bán đều diễn ra ở bến sông. Từ đó hình thành nên những trung tâm đông người, cho nên không lạ gì khi các đô thị Việt Nam hiện nay đều tồn tại bên cạnh một dòng sông. Điều này cũng lý giải vì sao quá trình hình thành ngôi nhà (văn hóa kiến trúc nhà ở) của người Việt cũng mang dấu ấn sông nước rõ ràng đến vậy. Đầu tiên là Bè (để nổi được trên mặt nước), ngồi trên Bè rồi thì lại chịu nắng mưa nên phải cắm cây trên bè lấy lá lợp che, nên phát triển thành Nhà Bè. Che được nắng mưa rồi thì Bè không kín nên sàn bè thường ngập nước, vậy là phải nghĩ ngay đến cách đối phó làm cho nước không ngập lên, và như thế thúng, mãng, nóp, xuồng, ghe… đan bằng tre, khoét bằng gỗ ra đời. Nước không vào được rồi thì lo việc che nắng che mưa nên thuyền mui (thuyền có mái che) ra đời. Đây chính là Nhà thuyền (chiếc ghe bầu) của cư dân sông nước. Nó tồn tại như một ngôi nhà di động. Ở trên thuyền, có cả bàn thờ ông bà, bếp núc, giường ngủ, thậm chí là trồng rau, nuôi gà, nuôi heo; vợ chồng sinh hoạt ở đó, sinh con đẻ cái ở đó, con cái học hành và lớn lên ở đó; tổ chức cúng tổ tiên ông bà cũng ở đó. .. Cho đến khi định cư được trên đất liền, người Việt quen ở trạng thái lênh đênh cộng với địa hình đồng bằng ẩm thấp, nên ngôi nhà đầu tiên dựng được trên đất liền chính là Nhà sàn (Chính vì thế mà cái nền nhà hiện nay, ta vẫn quen gọi là sàn nhà). Cho đến khi quen dần với sự định cư, yên vị của mặt đất thì kiến trúc mái nhà Việt Nam vẫn uốn cong theo dáng con thuyền (Mái nhà của dân Trung Hoa theo mô-típ lều của cư dân đồng cỏ du mục cho nên mái thẳng, chỉ đến cuối đời Minh, mái nhà Trung Hoa mới có một nét uốn cong nhẹ). Cứ nhìn vào mái đình, miếu, chùa cổ, cố cung, nhà cổ của Việt Nam ta sẽ dễ nhận ra nét uốn cong của dáng con thuyền. Thuyền là nhà, và vì thế, con thuyền luôn có hai con mắt để biết đi đâu về đâu. Nhìn luồng nước nào nhiều tôm, nhiều cá để đánh bắt; đi tới bến nào để trao đổi cá tôm lấy hàng hóa khác; mắt nhìn được nơi đâu là sóng gió, chốn nào là bình yên… Mắt con thuyền quả là một biểu tượng đẹp, một hình tượng độc đáo của cư dân sông nước Việt Nam.

Chính môi trường sông nước đó đã hình thành nên một kho tàng đồ sộ và đa dạng, phong phú trong ngôn ngữ giao tiếp của người Việt. Từ ngôn ngữ ra đời gắn liền với địa hình sông nước, hoạt động trên sông nước, dần dần hình thành nên cả một trường ngôn ngữ sông nước trong giao tiếp của người Việt.

2.1. Danh từ: 

Như ta đã biết, khác với các dân tộc khác, khái niệm về Quốc gia khá trừu tượng và khái quát, người Việt Nam nông nghiệp lúa nước, sống giữa môi trường sông nước nên gọi Quốc gia là Đất Nước. Và vì sống bằng nghề trồng lúa nước, nên khi cần người Việt đem yếu tố đầu tiên của mình để đại diện cho cả Quốc gia: “Nước Việt Nam”. Từ Nước này, tất nhiên khi dịch sang tiếng Anh phải dịch thành Nation chứ chẳng ai dịch thành Water cho dù nó chính là Water của cư dân sông nước. Suối chảy thành dòng, muôn dòng suối đổ về chung một dòng sông, và vì thế mà người Việt chuyển nghĩa trong giao tiếp thành nhiều trường nghĩa mới. Khái quát, trừu tượng, ta có: “Dòng đời”, “Dòng thời gian”, “Dòng dõi Tiên Rồng”…Suy tư, lãng mạn ta có: “Dòng suy tư”, “Dòng suy nghĩ”, “Dòng cảm xúc”…Cụ thể mà thiêng liêng, ta có: “Dòng người”, “Nhà Dòng”, “Dòng họ”, “Dòng tộc”, “Dòng văn học”, “Theo dòng lịch sử”…; Hiện đại hơn, ta gọi: “Dòng sản phẩm”, “Dòng tiền trong lưu thông”,…Bên cạnh những dòng sông lại có những con kênh. Kênh rạch trở thành phương tiện tự nhiên được con người tận dụng để lưu thông, vì thế, danh từ “kênh” bắt đầu biến nghĩa dần để dẫn đến những trường nghĩa hoàn toàn lạ xa với nghĩa đen sông nước: “Ý kiến của quần chúng cũng là một kênh phản hồi, cung cấp thông tin”, “Kênh phát thanh”, “Kênh truyền hình”…

Về cách gọi tên phương tiện giao thông sông nước, ta nhận ra một nét độc đáo là người Việt không gọi là “Cái” (Sự vật) mà là “Con” (sinh vật hàm yếu tố chính là con người). Vì thế mà thuyền luôn có hai con mắt, có mũi thuyền, có khoang (bụng thuyền) và có đuôi thuyền. Mũi thuyền hướng về trước, nhưng “Mũi dại, lái chịu đòn” nên ta có lái thuyền, có tay chèo. Vai trò của con thuyền đối với cư dân sông nước trở thành yếu tố gắn chặt với sự sống, sinh hoạt muôn mặt của người dân, vì thế nó được chuyển nghĩa khá đa dang và phong phú, đầy hình ảnh trong ngôn ngữ Việt: “Con thuyền cách mạng”, “Thuyền hạnh phúc”, “Thuyền tình”…Thuyền đi phải đến bờ đến bến. Bờ, bến là nơi ghé lại, nơi trú ngụ của con thuyền. Thuyền vượt trùng khơi đầy bão tố, thuyền chu du khắp cùng sông nước đầy thác ghềnh, vực sâu, thác cao nguy hiểm… cho nên cập được tới bờ, về được tới bến là xem như đã thành công. Chính vì thế, bến, bờ sông nước chuyển nghĩa thành: “Bến vinh quang”, “Bến tình”, “Cập bờ hạnh phúc”;…Biển bao la, rộng lớn, muôn trùng, cả một cuộc đời của người ngư dân gắn liền với biển, vì thế chuyển nghĩa giao tiếp thành: “Biển đời”, “Biển người, “Bể khổ”, “Bể tình”, “Đời là bể khổ”, …Biển với sóng gió, bão táp, phong ba… nên trong giao tiếp ta có: “Phong ba bão táp cuộc đời”, “Sóng gió cuộc đời”, “Cuộc đời tôi tưởng đã sóng lặng bể yên nào ngờ cuối đời lại nổi lên phong ba bão táp”,… Sóng là một hiện tượng tự nhiên chỉ phát ra từ biển, mà một khi cuộc đời được ví như biển lớn, thì sóng cũng trở thành hiện tượng để chuyển sang ví von trong ngôn ngữ giao tiếp thông thường: “Làn sóng dư luận”, “Làn sóng cách mạng dâng lên”, “Sóng tình”, “Sóng mắt em đánh đắm bao thuyền tình ái”… Hiện đại hơn, lại có: “Sóng phát thanh”, “Sóng truyền hình”… Hãy thử dịch sang tiếng Anh câu văn này sẽ thấy cái độc đáo của ám ảnh sông nước trong ngôn ngữ Việt Nam:“Đảng Cộng sản Việt Nam là người lèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua bao phong ba bão táp cập đến bến bờ vinh quang”. Muốn dịch được sang tiếng Anh, nhất định ta phải chuyển nó về với nghĩa đen mới có thể giúp cho người phương Tây hiểu được nội dung câu văn:“Đảng cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam vượt qua bao khó khăn, gian khổ để đi đến thắng lợi vĩ đại cuối cùng”.

Còn đối với những phương tiện giao thông trên địa hình nhiều sông, ngòi và kênh rạch, thì chiếc cầu trở thành yếu tố số một bên cạnh con thuyền bơi (giao thông) trên biển, trên sông. Chính vì vai trò của chiếc cầu, cây cầu quá quan trọng đối với giao thông của người dân sống trên địa hình sông nước nên danh từ “Cầu” được chuyển nghĩa khá đa dạng trong ngôn ngữ giao tiếp Việt Nam. Trừu tượng và tình cảm ta có: “Cầu tình, cầu nghĩa”, “Cầu ái, cầu ân”, “Bắc một nhịp cầu tình nghĩa”, “Nhịp cầu duyên đôi lứa”…Cụ thể hơn, ta lại có kiểu nói: “Chính văn học nghệ thuật đã bắc một nhịp cầu của tình đoàn kết các dân tộc”, hoặc “Văn hóa là cầu nối để kéo gần lại hai dân tộc cách xa nhau”,… Hiện đại hơn, lại có: “Cầu truyền hình”, “Nhịp cầu giao lưu tình cảm”…

2.2. Động từ:
Ở phần “Ám ảnh của văn hóa gốc nông nghiệp trong ngôn ngữ Việt Nam”, chúng tôi đã phân tích về cách gọi “Mặt trời mọc”, ở đây, trên cơ sở một hành động cụ thể của con người sông nước là “lặn” xuống dưới mặt nước để săn bắt thủy hải sản, người Việt đã lấy hành động này chuyển nghĩa để chỉ mặt trời khuất xuống phía đằng Tây: “Mặt trời lặn”, cũng để chỉ sự mất dạng, vắng mặt lâu ngày của một đối tượng: “Lặn đi một tháng sau, hắn xuất hiện”,…Nước ngập tràn, nước dâng tràn, đầy lên, vơi xuống là những hiện tượng cụ thể, thường xuyên trong quan sát của cư dân sông nước, nhưng khi phái sinh nghĩa sang chỉ những vấn đề trừu tượng, người Việt đã sử dụng một cách đa dạng những động từ này: “Tràn đầy mơ ước”,“Sức sống dâng tràn”, “Cảm xúc trào dâng”, “Ngập tràn cảm xúc”, “Đầy tham vọng”, “Đầy ắp niềm vui”, “Ăm ắp niềm vui”, “Hạnh phúc vơi đầy”, “Suy tư lắng xuống”, “Tình yêu vơi cạn”… Sông mang phù sa “đắp bồi” cho cây cối tốt tươi, thành bãi để mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp, vì thế, động từ này khi chuyển nghĩa luôn được dùng để chỉ sự hình thành nên những điều tốt đẹp: “Bồi đắp những tình cảm trong sáng”, “Đắp bồi tình cảm cho nhau”,… “Xói mòn” là tác động của dòng chảy, của sóng nước làm cho bờ bãi bị sạt lở, biển nước lấn dần vào đất, từ đó, nó được chuyển nghĩa trong ngôn ngữ giao tiếp khi ta nói:“Đạo đức bị xói mòn”, “Xói mòn dần tình cảm thiêng liêng của năm tháng cũ”… “Tắm” là hành động thường xuyên đối với cư dân sông nước, đã “tắm” (ở đây là tắm sông, tắm biển chứ không phải tắm giếng bằng cách xối từng gàu) thì phải bơi, hụp cho cả thân hình dầm trong nước, vì thế động từ này được chuyển nghĩa rất hay trong các trường hợp: “Tắm trong biển máu”, “Tắm trong bầu không khí lễ hội”,…“Lặn”, “lội”, “hụp” là những động tác của con người hoạt động trong nước. Hai hành động này thường là tốn sức lực, vất vả, vì thể khi chuyển nghĩa để diễn đạt trong giao tiếp, chúng thường được dùng để chỉ hành động mang tính chất vát vả, phải bỏ công sức nhiều:“Lặn lội đến đây”, “Hụp lặn giữa dòng đời”… “Đắm” và “chìm” là hai động từ chỉ sự tác động của các hiện tượng tự nhiên (sóng, gió, bão, lốc…) đến những con thuyền khiến nó không nổi lên mặt nước được nữa, hai động từ đơn này ghép lại thành một cặp động từ khi chuyển sang nghĩa mới: “Đắm chìm trong máu lửa chiến tranh”, “Chìm đắm trong suy tư”…, tương tự như vậy, ta có: “Ngập chìm trong biển nhớ”, “Chìm vào giấc ngủ yên”… “Neo” và “đậu” là hai động từ để chỉ hành động làm cho thuyền dừng lại, đứng yên và vì thế, người Việt phái sinh nghĩa để nói:“Neo đậu bến tình”, “Ăn nhờ, ở đậu”…; “Lênh đênh”, “bập bềnh”, “bềnh bồng”, “trôi nổi” là những động từ chỉ sự tác động của sóng nước thủy triều làm cho những con thuyền không bình yên, vì thế khi chuyển nghĩa, người Việt đã nói đầy hình ảnh rằng: “Một kiếp lênh đênh”, “Bềnh bồng trong trong khói thuốc”, “Bập bềnh trong những điệu nhạc”, “Trôi nổi giữa dòng đời”… Rồi “tù đọng” và “trôi chảy” là hai động từ đối lập nhau để chỉ hoạt động những dòng sông, con suối…, khi chuyển nghĩa, những động từ này đem đến cho chủ ngữ vốn trừu tượng, khái quát một cách biểu nghĩa đầy hình ảnh và cụ thể: “Cuộc sống tù đọng”, “Công việc trôi chảy”… rồi kết hợp với danh từ sông nước “Dòng”, “Suối” tạo nên cách nói: “Dòng đời trôi chảy”, “Dòng đời trôi bất tận”, “Dòng nhạc chảy dài”, “Suối nhạc chảy dài”,… “Ngâm” là hành động của người nông dân khi nhấn chìm một vật gì đó xuống dưới mặt nước (Ngâm giống, ngâm mình trong nước) liền được chuyển thành cách nói khá độc đáo: “Hồ sơ bị ngâm lâu”, “Ngâm công việc như thế bao giờ cho xong?”…

2.3. Tính từ:
Cũng như những ám ảnh trong văn hóa nông nghiệp, so với danh từ và động từ thì tính từ trong trường ngôn ngữ sông nước cũng xuất hiện ít hơn. “Đầy” là tính động từ chỉ mực nước, khi là tính từ “đầy” kết hợp với “đặn” để làm nên một từ láy chỉ đặc điểm của bộ phận trên cơ thể con người: “Gương mặt đầy đặn”,… hoặc kết hợp với “tràn”, “ngập” thành tính từ chỉ mức độ: “Tình cảm tràn đầy”, “Ngập tràn cảm xúc”,… Đối lập với “đầy” là “cạn”, tính từ mức độ này khi phái nghĩa cũng mang đến cách biểu đạt khá hình ảnh: “Suy nghĩ nông cạn”, “Khô cạn tình người”, … “Nông” lại đối lập với “sâu” và vì thế, tính từ mức độ “sâu” cũng được chuyển nghĩa sang: “Ý nghĩa sâu xa”, “Tình yêu sâu thẳm”,… “Trong” và “đục” cũng là hai tính từ chỉ tính chất của nước, chính vì vậy trong giao tiếp, người Việt lập tức phái sinh nghĩa để diễn đạt tính chất, đặc điểm: “Ánh mắt trong veo”, “Quan hệ trong sáng”,… “Dòng đời trong đục”,… Rồi đem cả trạng thái chỉ sự thuận lợi trong việc chèo thuyền trên sông nước, trong quá trình giao tiếp, người Việt sử dụng tính từ này để chỉ những vấn đề êm xuôi trong cuộc sống, nó kết cấu chặt chẽ thành một câu tục ngữ: “xuôi chèo mát lái”và chuyển thành: “Công việc xuôi chèo mát lái”…

Ngoài các từ loại như trên, ám ảnh sông nước còn tạo nên những cụm từ diễn đạt đầy hình tượng khiến những cụm từ này mang một đặc trưng sông nước mà khi chuyển ngữ, người dịch sẽ không ít vất vả để thể hiện cho hết nghĩa lý của các cụm từ, ví như: “Đắm chìm trong bể khổ”, “Ngụp lặn giữa dòng đời”, “Trôi nổi giữa phong ba”, “Lênh đênh trong sông nước cuộc đời”…

Có thể nói, thống kê ra cho hết những từ, cụm từ, cách nói mang gốc văn hóa nông nghiệp và môi trường sông nước trong ngôn ngữ giao tiếp Việt Nam và giảng giải đầy đủ những nghĩa biểu trưng của chúng cũng là một việc làm cần thiết để góp phần chỉ ra sự đa dạng và phong phú của ngôn ngữ Việt Nam; đồng thời cũng để nhìn nhận rõ ràng hơn rằng: gốc văn hóa của một dân tộc có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành nên những đặc trưng của ngôn ngữ dân tộc đó./.

Về một số từ HÁN VIỆT chỉ đôi lứa



Tạ Đức Tú


Trong kho từ vựng Hán Việt, từ có nghĩa nội hàm chỉ đôi lứa khá nhiều. Đôi lứa là sự cân xứng, hài hoà tốt đẹp của nam và nữ. Từ Hán Việt chỉ đôi lứa mà chúng tôi khảo sát dưới đây là những từ chỉ về sự đẹp đôi trong mối duyên hoà trai gái.



Đôi lứa thì phải cân xứng âm dương, có âm có dương mới thành đôi lứa. Vì thế không phải ngẫu nhiên mà từ ngàn xưa những từ chi đôi lứa là sự ghép đôi các tự (chữ) chỉ về chim trống và chim mái. Hay ít nhất cũng là những thứ thường xuyên gắn bó, kề cận bên nhau như cầm sắc, bạn loan, trúc mai… Hoặc cúng là sự gắn kết duyên nợ thường xuyên qua nhiều đời như Châu Trần, Tần Tấn…

Loại từ Hán Việt chỉ đôi lứa gồm những từ do ghép tên các loài chim là phổ biến nhất. Nó thường xuất hiện như những câu chúc tụng giai ngẫu cho mối duyên hoà đôi lứa, và được sử dụng quen thuộc như là thành ngữ. Chẳng hạn, khi đôi tân lang giai nhân mới cưới người ta hay chúc câu Loan phụng hoà minh (Chim loan, chim phượng cùng hót), Loan phụng hoa chúc (Đuốc hoa loan phượng, là ngọn đèn thấp trong đêm động phòng)… Hoặc khi chồng vợ chia ly thì người ta cũng dùng hình ảnh chia lìa của chim để nói, như Loan phiêu phụng bạc (Chim phượng chim loan tách rời tan tác), Bắc nhạn nam hồng (Ta thường dịch là Én bắc nhạn nam, thực ra hồng là con chim nhạn lớn [Hán Việt tự điển - Thiều chửu] )…

Loan phụng (phượng) thể hiện rõ nhất cho sự gắn bó, hài duyên đôi lứa. Loan là con chim phượng mái, thuộc âm nên chỉ chung cho con gái; phụng là con chim phượng trống, thuộc dương nên đại diện cho con trai. Loan phượng là hình ảnh biểu trưng cho sự hài hoà, cân xứng và đẹp đôi của trai và gái. Vì thế nên người ta mới dùng hình ảnh chim loan, chim phượng cùng hót (Loan phượng hoà minh) để chỉ cảnh xum vầy, hoà thuận và hạnh phúc của vợ chồng. Gần nghĩa với từ loan phượng ta thấy từ phượng hoàng cũng có nghĩa nội tại tương tự. Phượng là con chim phượng trống, hoàng là con chim phượng mái, có trống có mái là có cảnh ấm êm chồng vợ. Nhưng từ phượng hoàng chỉ dùng để nói về loài chim phượng nói chung, ít thấy đề cập đến hàm nghĩa chỉ đôi lứa. Uyên ương cũng là một từ hay dùng để chỉ sự vầy duyên trai gái. Nếu như loan phượng gặp nhiều trong thành ngữ và dân gian như Loan ôm lấy phượng, phượng bồng lấy loan (Ca dao) thì uyên ương lại xuất hiện phổ biến trong văn chương.

Uyên ương thuộc loài chim nước, con trống gọi là uyên, con mái gọi là ương. Chúng đi đâu cũng có đôi có cặp, không khi nào rời nhau nên người xưa dùng hình ảnh uyên ương để ví với cảnh vợ chồng hoà mục. Yến oanh (anh) cũng là một từ chỉ đôi lứa khá phổ biến trong văn chương. Thực ra đây là hai loài chim khác giống, yến là chim yến, một giống chim nhỏ, oanh là chim hoàng oanh (vàng anh). Hai loài chim này có cùng đặc điểm nhỏ nhắn, hay lượn hót nên người ta hay dùng để chỉ cảnh vui vẻ, khoái lạc của gia đình: Xôn xao anh yến, dập dìu trúc mai (Truyện Kiều). Ngoài ra, cũng rất thú vị khi bắt gặp từ thư hùng trong kho từ Hán Việt. Thư là con chim mái, hùng là con chim trống. Nếu như những từ loan phượng, uyên ương có trống có mái để chỉ cảnh xum vầy hạnh phúc của gia đình thì từ thư hùng ở đây hoàn toàn trái ngược. Trống mái ở đây là sự được mất, thắng bại, tồn vong của hai thái cực khác nhau. Trận thư hùng là trận đấu sống mái, mất còn chứ không hề có sự dung hoà âm dương như các từ Hán Việt trên kia, mặc dù thư là mái còn hùng là trống!



Loại từ Hán Việt thứ hai chỉ về đôi lứa là sự gắn bó thường xuyên giữa các đồ vật. Chẳng hạn như các từ cầm sắt, trúc mai, bạn loan, giao loan… Cầm là đàn cầm, có bảy dây; sắt là đàn sắt, có hai mươi lăm dây; hai cây đàn này phải đi đôi với nhau thì cung điệu nhạc mới hay lên được. Nên người ta thường dùng từ này để chỉ về mối duyên hoà hảo hợp. Nguyễn Du rất tài hoa khi sử dụng từ này trong Truyện Kiều: Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ. (Cầm sắt: tình cảm lứa đôi; cầm kỳ: đàn và cờ - tình bạn). Trúc mai cũng là một từ thường xuất hiện trong văn chương để chỉ về đôi lứa. Đây là từ ghép tên cây mai và cây trúc.

Bạn loan cũng thấy xuất hiên trong văn chương: Còn chờ bói phượng, chưa vầy bạn loan (Quan Âm Thị Kính). Bạn là bè bạn, bạn hữu; loan là keo của chim loan, một loại keo rất chắc, chặt không đứt, bứt không rời. Ở đây chỉ sự gắn bó keo sơn bền bĩ của vợ chồng. Tương tự từ bạn loan, giao loan cũng là từ chỉ sự kết nối tình duyên trai gái, nghĩa nội hàm của nó là nối lại tình duyên: Keo (giao) loan chấp mối tơ thừa mặc em (Truyện Kiều). Ngoài ra ta còn thấy xuất hiện từ Cầm loan. Cầm là đàn cầm, loan là keo của chim loan, khi đàn cầm đứt dây có thể dùng keo của chim loan nối lại, khi nối lại dây thì đàn vẫn y như lúc chưa đứt. Gương vỡ lại lành, cầm loan là từ biểu hiện sự tan vỡ gia đình nhưng lại chấp nối được và hạnh phúc lại đến với họ như xưa: Một dây bạc mệnh dứt cầm loan (Thơ cổ).

Từ Hán Việt chỉ đôi lứa có có dạng là sự kết thân với nhau quan nhiều thế hệ. Châu Trần và Tần Tần là hai trường hợp tiêu biểu nhất. Châu Trần là hai họ đời đời kết hôn với nhau (có sách viết là hai thôn). Từ này do câu: Châu Trần nhị tính, thế thế hôn nhân. Ở đây nêu lên hàm nghĩa sự kết đôi cân xứng giữa hai họ. Tấn Tần (Tần Tấn) là hai nước thời Chiến Quốc. Do quan hệ chính trị, hai nước này thường gả công chúa qua lại cho nhau. Vì vậy nên người ta hay nhắc đến điều này như là một điển cố dùng để chỉ mối duyên chồng vợ.

Như vậy, đa số các từ Hán Việt chỉ đôi lứa sự ghép đôi tên hai đối tượng có tính tương đồng. Hoặc con trống con mái của một loài chim, hoặc là sự xuất hiện liền kề thường xuyên của hai vật, hay là sự kết nối thông gia của hai nhà qua nhiều thế hệ. Nhìn chung, mỗi cặp từ là một đôi hoàn chỉnh vẹn vẻ cả ở nguyên nghĩa của nó lẫn nghĩa chỉ về lứa đôi đang dùng. Và những từ Hán Việt này đã trở nên quen thuộc từ lâu trong tiếng Việt, vì dù cho cả những người không có chút kiến thức Hán ngữ nào cũng dễ dàng nhận biết nó là những từ chỉ về đôi lứa.