Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM & TRUNG QUỐC TRONG 30 NĂM QUA( phần 1 và 2)






Nhà Xuất Bản Sự Thật






Chú Dẫn Của Nhà Xuất Bản


Cuốn sách Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua là một văn kiện quan trọng của Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979 nhằm vạch trần bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong suốt một thời gian dài. Cuốn sách này gồm toàn văn bản văn kiện nói trên.

Tháng 10 năm 1979
Nhà Xuất Bản Sự Thật



◎◎◎


PHẦN THỨ NHẤT

VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC

Những hành động thù địch công khai của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam, mà đỉnh cao là cuộc chiến tranh xâm lược của họ ngày 17 tháng 2 năm 1979, đã làm cho dư luận thế giới ngạc nhiên trước sự thay đổi đột ngột về chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam.

Sự thay đổi đó không phải là điều bất ngờ, mà là sự phát triển lô-gích của chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của những người lãnh đạo Trung Quốc trong 30 năm qua.

Trên thế giới chưa có những người lãnh đạo một nước nào về mặt chiến lược đã lật ngược chính sách liên minh, đổi bạn thành thù, đổi thù thành bạn nhanh chóng và toàn diện như những người lãnh đạo Trung Quốc.

Từ chỗ coi Liên Xô là đồng minh lớn nhất, họ đi đến chỗ coi Liên Xô là kẻ thù nguy hiểm nhất.

Từ chỗ coi đế quốc Mỹ là kẻ thù nguy hiểm nhất mà bản chất không bao giờ thay đổi, họ đi đến chỗ coi đế quốc Mỹ là đồng minh tin cậy, câu kết với đế quốc Mỹ và trắng trợn tuyên bố Trung Quốc là NATO (1) ở phương đông.

Từ chỗ coi phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ la tinh là “bão táp cách mạng” trực tiếp đánh vào chủ nghĩa đế quốc và cho rằng rốt cuộc sự nghiệp cách mạng của toàn bộ giai cấp vô sản quốc tế sẽ tuỳ thuộc vào cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ở khu vực này (2), họ đi đến chỗ cùng với đế quốc chống lại và phá hoại phong trào giải phóng dân tộc, ủng hộ những lực lượng phản động, như tên độc tài Pinôchê ở Chilê, các tổ chức FNLA và UNITA do Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) giật dây ở Angôla, vua Palêvi ở Iran, nuôi dưỡng bè lũ diệt chủng PônPốt-Iêngxary v..v…Họ ngang nhiên xuyên tạc nguyên nhân và tính chất của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới hiện nay, coi các cuộc đấu tranh này là sản phẩm của sự tranh giành bá quyền giữa các nước lớn, chứ không phải là sự nghiệp cách mạng của nhân dân các nước.

Cùng với sự lật ngược chính sách liên minh của họ trên thế giới là những cuộc thanh trừng tàn bạo và đẫm máu ở trong nước, đàn áp những người chống đối, làm đảo lộn nhiều lần vai trò của những người trong giới cầm quyền. Có người hôm nay được coi là nhà lãnh đạo cách mạng chân chính, ngày mai trở thành kẻ thù, kẻ phản bội của cách mạng Trung Quốc; có người trong vòng mấy năm lần lượt bị đổ và được phục hồi đến hai ba lần.

Chiến lược của những người lãnh đạo Trung Quốc có những thay đổi rất lớn. Nhưng có một điều không thay đổi: đó là mục tiêu chiến lược muốn nhanh chóng đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc bậc nhất thế giới và thực hiện mưu đồ bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của họ đối với các nước khác.

Tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1956, Chủ tich Mao Trạch Đông đã nói:

“Chúng ta phải trở thành quốc gia hàng đầu về phát triển văn hoá, khoa học kỹ thuật và công nghiệp…Không thể chấp nhận rằng sau một vài chục năm, chúng ta vẫn chưa trở thành cường quốc số một trên thế giới”

Sau đó, tháng 9 năm 1959, tại Hội nghị của Quân uỷ trung ương, chủ tịch Mao Trạch Đông lại nói:

“Chúng ta phải chinh phục trái đất. Đó là mục tiêu của chúng ta”

Ngay từ khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa tháng 10 năm 1949, những người cầm quyền ở Bắc Kinh đã bắt tay đẩy mạnh việc thực hiện mục tiêu chiến lược của họ. Mặc dầu nền kinh tế của Trung Quốc còn lạc hậu, từ cuối những năm 1950 họ đã ra sức xây dựng lực lượng hạt nhân chiến lược và hiện nay đang đẩy mạnh việc thực hiện “hiện đại hoá” về quân sự, về sản xuất và tích trữ vũ khí hạt nhân. Trong lĩnh vực kinh tế, điều giống nhau giữa “đại nhảy vọt” năm 1958 và “bốn hiện đại hoá” mới nêu ra vài ba năm nay là cả hai kế hoạch đó đều nhằm mục tiêu chiến lược bành trướng và bá quyền của những người lãnh đạo Trung Quốc.


(1) Tức khối xâm lược Bắc Đại Tây Dương (B.T.)

(2) Cần nhắc lại rằng tại hội nghị đại biểu các Đảng Cộng Sản và Công Nhân tháng 11 năm 1960. Đoàn đại biểu Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã đồng ý với nhận định sự phát triển của xã hội loài người.

I- VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU CỦA TRUNG QUỐC

Trong chiến lược toàn cầu của những người lãnh đạo Trung Quốc, nếu họ coi Liên Xô và Mỹ là những đối tượng chủ yếu cần phải chiến thắng, thì họ coi Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính để dễ bề đạt được lợi ích chiến lược của họ.

Bước vào những năm 1950, khi bắt đầu công cuộc xây dựng lại hòng đưa nước Trung Hoa nhanh chóng trở thành cường quốc trên thế giới, những người lãnh đạo Trung Quốc phải đối phó với cuộc chiến tranh của Mỹ xâm lược Triều Tiên ở phía bắc và mối nguy cơ đe doạ an ninh của Trung Quốc ở phía nam do cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam gây ra. Đồng thời đế quốc Mỹ, tên đế quốc đầu sỏ và tên sen đầm quốc tế, thi hành một chính sách thù địch đối với Trung Quốc và đang ra sức tiến hành kế hoạch bao vây, cô lập Trung Quốc.

Cuộc kháng chiến thắng lợi của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân Campuchia chống thực dân Pháp đã đưa đến Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. Pháp lo sợ thắng lợi hoàn toàn của nhân dân Việt Nam sẽ dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc Pháp. Trung Quốc là nước cung cấp nhiều vũ khí nhất cho Việt Nam vào cuối cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp. Những người lãnh đạo Trung Quốc đã lợi dụng tình hình đó để đứng ra làm người thương lượng chủ yếu đối với đế quốc Pháp, câu kết với chúng và cùng nhau thoả hiệp về một giải pháp có lợi cho Trung Quốc và Pháp, không có lợi cho nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân Campuchia. Họ đã hy sinh lợi ích của nhân dân ba nước ở Đông Dương để bảo đảm an ninh cho Trung Quốc ở phía nam, để thực hiện mưu đồ nắm Việt Nam và Đông Dương, đồng thời để có vai trò là một nước lớn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, trước hết là ở châu Á. Trong Hội nghị Giơnevơ năm 1954 mà phần đầu dành cho vấn đề Triều Tiên, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa lần đầu tiên xuất hiện ngang hàng với bốn cường quốc uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Đó là một cơ hội tốt cho những người lãnh đạo Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng của mình ở khu vực châu Á và châu Phi. Đồng thời, họ tìm cách bắt tay với đế quốc Mỹ qua các cuộc thương lượng trực tiếp bắt đầu Giơnevơ, về sau chuyển sang Vacsava.

Từ sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, đế quốc Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào Việt Nam, nhằm biến miền Nam Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới và một căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam châu Á. Những người cầm quyền ở Bắc Kinh muốn duy trì lâu dài tình trạng Việt Nam bị chia cắt. Nhưng nhân dân Việt Nam đã anh dũng đứng lên chống Mỹ cứu nước và ngày càng giành được nhiều thắng lợi.

Cuối những năm 1960, đế quốc Mỹ bị sa lầy trong chiến tranh xâm lược chống Việt Nam, một cuộc chiến tranh đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng về kinh tế, chính trị và xã hội của nước Mỹ, đồng thời làm suy yếu thêm vị trí của đế quốc Mỹ trên thế giới. Tình hình đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh mẽ và tạo cho các nước Tây Âu, Nhật Bản có cơ hội ngoi lên thành những lực lượng cạnh tranh mạnh mẽ với Mỹ. Trước tình thế ngày càng tuyệt vọng, tổng thống Nichxơn đã đề ra kế hoạch “Việt Nam hoá” chiến tranh và theo kinh nghiệm của đế quốc Pháp năm 1954, dùng Trung Quốc hòng giải quyết vấn đề Việt Nam với những điều kiện có lợi cho đế quốc Mỹ: rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam mà vẫn giữ được chế độ bù nhìn Nguyễn Văn Thiệu ở miền nam Việt Nam. Đồng thời, chính quyền Nichxơn chơi con bài Trung Quốc để gây sức ép đối với Liên Xô, chống phong trào cách mạng thế giới.

Lợi dụng sự suy yếu của đế quốc Mỹ và chiều hướng chính sách của chính quyền Nichxơn, những người lãnh đạo Trung Quốc tăng cường chống Liên Xô và thoả hiệp với Mỹ, giúp Mỹ giải quyết vấn đề Việt Nam để cố tạo nên thế ba nước lớn trên thế giới theo công thức của Kitxinhgơ về “thế giới nhiều cực”, trong đó một trong ba cực lớn là Trung Quốc, xoá bỏ “thế hai cực” Mỹ và Liên Xô đã hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai, đồng thời dùng vấn đề Việt Nam để đổi lấy việc Mỹ rút khỏi Đài Loan. Do đó, họ lật ngược chính sách liên minh, bắt đầu từ việc coi Liên Xô là kẻ thù chủ yếu, gây ra xung đột biên giới với Liên Xô tháng 3 năm 1969, đến việc phản bội Việt Nam lần thứ hai, buôn bán với Mỹ để ngăn cản thắng lợi hoàn toàn của nhân dân Việt Nam. Trong năm 1971, họ lần lượt tiến hành chính sách “ngoại giao bóng bàn”, đón tiếp Kitxinhgơ ở Bắc Kinh. Tiếp đó là việc khôi phục địa vị của Trung Quốc ở Liên hợp quốc và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trở thành một trong năm uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an. Đỉnh cao là việc Trung Quốc tiếp tổng thống Mỹ Nichxơn và hai bên ra Thông cáo Thượng Hải tháng 2 năm 1972. Đối với những người cầm quyền Bắc Kinh, sự câu kết với đế quốc Mỹ là một bước có ý nghĩa quyết định đối với việc triển khai chiến lược toàn cầu của họ.

Cũng như sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, những người lãnh đạo Trung Quốc sau Hiệp định Pari tháng 1 năm 1973 về Việt Nam, muốn duy trì nguyên trạng ở miền nam Việt Nam. “Cách mạng Trung Quốc và Đảng cộng sản Trung Quốc” của chủ tịch Mao Trạch Đông viết năm 1939 do hiệu sách Tân Hoa thư điếm (Dực Nam) tái bản tháng 6 năm 1949. Trong đó có đoạn viết:

“Sau khi dùng chiến tranh đánh bại Trung Quốc, các nước đế quốc đã cướp đi nhiều nước phụ thuộc và một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc: Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ và Lữ Thuận. Anh chiếm Miến Điện, Butan, Nêpan và Hương Cảng. Pháp chiếm An Nam…”

Đường vẽ chấm là “biên giới” của Trung Quốc theo quan điểm bành trướng, những vùng đánh số là những lãnh thổ mà nhà cầm quyền Bắc Kinh cho là đã bị nước ngoài “chiếm mất” bao gồm: một phần lớn đất vùng Viễn Đông và Trung Á của Liên Xô (số 1, 17, 18), Át Xam (số 6), Xích Kim (số 4), Butan (số 5), Miến Điện (số 7), Nêpan (số 3), Thái Lan (số 10), Việt Nam (số 11), Lào, Campuchia…

Vì vậy thắng lợi của nhân dân Việt Nam năm 1975 đánh sụp hoàn toàn chính quyền tay sai của Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà không chỉ là một thất bại lớn của đế quốc Mỹ mà còn là một thất bại lớn của những người cầm quyền Bắc Kinh trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu và mưu đố bành trướng, bá quyền của họ. Từ đó, họ công khai thi hành chính sách thù địch chống Việt Nam, kể cả bằng biện pháp quân sự.

Như vậy, trong 30 năm qua, Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc. Vì Việt Nam có vị trí rất quan trọng trong chiến lược của Pháp giữa những năm 1950 cũng như trong chiến lược của Mỹ đầu những năm 1970, những người lãnh đạo Trung Quốc đã dùng “con bài” Việt Nam để câu kết với bọn đế quốc, phục vụ cho ý đồ chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của họ. Đồng thời họ mưu toan một mình nắm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, một vấn đề trung tâm của đời sống chính trị quốc tế lúc bấy giờ để giương cao chiêu bài “chống chủ nghĩa đế quốc” hòng nắm quyền “lãnh đạo cách mạng thế giới”, dìm ảnh hưởng của Liên Xô.

II- VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH ĐÔNG NAM Á CỦA TRUNG QUỐC.

Đông Nam châu Á là hướng bành trướng cổ truyền trong lịch sử Trung Quốc, là khu vực mà từ lâu những người lãnh đạo nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ước mơ thôn tính.

Trong năm 1936, chủ tịch Mao Trạch Đông kể chuyện với nhà báo Mỹ Etga Xnâu ở Diên An về thời trẻ của mình, đã bộc lộ ý nghĩ sau khi đọc một cuốn sách nhỏ nói đến việc Nhật chiếm Triều Tiên và Đài Loan, việc mất “chủ quyền” Trung Hoa ở Đông Dương, Miến Điện và nhiều nơi khác:

“Đọc xong, tôi lấy làm thất vọng đối với tương lai đất nước tôi và tôi bắt đầu nhận thức rằng bổn phận của mọi người là phải đóng góp cứu nước”. (Ét-ga Xnâu: Ngôi sao đỏ trên đất Trung Hoa, Nhà xuất bản Pen-guyn, Lân đơn, 1972, tr. 159)

Tài liệu của Đảng cộng sản Trung Quốc do chủ tịch Mao Trạch Đông viết mang tên Cách mạng Trung Quốc và Đảng cộng sản Trung Quốc, xuất bản năm 1939 có viết:

“Các nước đế quốc sau khi đánh bại Trung Quốc, đã chiếm các nước phụ thuộc của Trung Quốc: Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ và Lữ Thuận. Anh chiếm Miến Điện, Butan, Hương Cảng, Pháp chiếm An Nam…”

Cuốn sách Sơ lược lịch sử Trung Quốc hiện đại xuất bản năm 1954 ở Bắc Kinh có bản đồ vẻ lãnh thổ Trung Quốc bao gồm cả nhiều nước chung quanh, kể cả ở Đông Nam châu Á và vùng biển Đông.

Ý đồ bành trướng của những người lãnh đạo Trung Quốc đặc biệt lộ rõ ở câu nói của chủ tịch Mao Trạch Đông trong cuộc hội đàm với đại biểu Đảng Lao động Việt Nam ở Vũ Hán năm 1963:

“Tôi sẽ làm chủ tịch của 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam châu Á”

Cũng trong dịp này, chủ tịch Mao Trạch Đông so sánh nước Thái Lan với tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, về diện tích thì tương đương nhưng về số dân thì tỉnh Tứ Xuyên đông gấp đôi, và nói rằng Trung Quốc cần đưa người xuống Thái Lan để ở; đối với nước Lào đất rộng người thưa, chủ tịch Mao Trạch Đông cũng cho rằng Trung Quốc cần đưa người xuống Lào để ở.



Chủ tịch Mao Trạch Đông còn khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965:

“Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo…Một vùng như Đông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản…xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…Sau khi giành được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”.

So với các khu vực khác trên thế giới, Đông Nam châu Á là khu vực mà Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi nhất, có nhiều phương tiện và khả năng nhất (hơn 20 triệu Hoa kiều, các chính đảng lệ thuộc vào Đảng cộng sản Trung Quốc, Đông Nam châu Á có đường đất liền với Trung Quốc…) để thực hiện chính sách bành trướng và bá quyền nước lớn của mình. Cho nên trong 30 năm qua, những người lãnh đạo nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã dùng nhiều thủ đoạn để thực hiện chính sách bành trướng ở khu vực này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng của họ.

Họ xây dựng lực lượng hạt nhân chiến lược, phát triển lực lượng kinh tế, ỷ thế nước lớn, đe doạ bằng quân sự và hứa hẹn viện trợ về kinh tế để mua chuộc, lôi kéo hoặc gây sức ép với các nước ở khu vực này, hòng làm cho các nước đó phải đi vào quỹ đạo của họ. Họ xâm phạm lãnh thổ các nước và gây ra xung đột biên giới, dùng lực lượng tay sai hoặc trực tiếp đem quân xâm lược, hòng làm suy yếu để dễ bề khuất phục, thôn tính nước này, nước khác trong khu vực. Họ không từ bất kỳ một hành động tàn bạo nào, như họ đã dùng tập đoàn Pônpốt- Iêngxary thực hiện chính sách diệt chủng ở Campuchia. Họ dùng nhiều công cụ ở các nước Đông Nam châu Á: lực lượng Hoa kiều làm “đạo quân thứ năm”, các tổ chức gọi là “cộng sản” theo mệnh lệnh của Bắc Kinh, các dân tộc thiểu số ở cấc nước thuộc khu vực này có ít nhiều nguồn gốc dân tộc ở Trung Quốc để phục vụ cho chính sách bành trướng và bá quyền của họ.

Về việc sử dụng lực lượng Hoa kiều, ý đồ của Bắc Kinh đã được thể hiện rõ nhất trong ý kiến của bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Nghị:

“Singapore có trên 90% là người Trung Quốc, trong số dân hơn 1 triệu người thì hơn 90 vạn là người Trung Quốc. Cho nên Singapore hoàn toàn trở thành một quốc gia do người Trung Quốc ở đó tổ chức”. (3)

Những người lãnh đạo Trung Quốc lợi dụng mâu thuẫn giữa các dân tộc ở Đông Nam châu Á, chia rẽ các nước thuộc tổ chức ASEAN (4) với ba nước trên bán đảo Đông Dương, chia rẽ các nước với nhau như đã chia rẽ Malayxia với Inđônêxia, Miến Điện với Thái Lan…Đặc biệt họ lợi dụng tình hình ở Đông Nam châu Á là một trong những khu vực sục sôi cách mạng trên thế giới, phong trào độc lập dân tộc ngày càng phát triển và chủ nghĩa thực dân đế quốc ngày càng suy yếu để thực hiện ý đồ bành trướng của họ. Khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam năm 1954, họ muốn duy trì ở miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia sự có mặt của Pháp là một tên đế quốc đã suy yếu để ngăn cản Mỹ, tên đế quốc đầu sỏ thâm nhập vào Đông Dương và hạn chế thắng lợi hoàn toàn của cách mạng ba nước ở Đông Dương. Khi Mỹ suy yếu và thất bại ở vùng này, họ muốn duy trì sự có mặt của Mỹ để cùng với Mỹ thống trị các nước trong khu vực. Làm như vậy, họ hy vọng dựa vào chủ nghĩa đế quốc ngăn chặn sự phát triển của cách mạng để từng bước lấp cái gọi là lỗ hổng ở Đông Nam châu Á, tiến đến gạt dần các đồng minh đế quốc để độc chiếm khu vực này. Họ tung ra luận điệu lừa bịp là ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô để che dấu âm mưu đen tối của họ.


(3) Trong cuộc nói chuyện với chuyện với các đại biểu người Hoa ỏ Việt Nam đến chào mừng đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Trung Quốc do Thủ tướng Chu Ân Lai dẫn đầu thăm Việt Nam, tháng 5 năm 1960.

(4) Tức hội các người Đông Nam Á, thành lập năm 1967. (B.T.)

Việt Nam có một vị trí chiến lược ở Đông Nam châu Á. Trong lịch sử, bọn bành trướng phong kiến Trung Quốc đã nhiều lần xâm lược hòng thôn tính Việt Nam, dùng Việt Nam làm bàn đạp để xâm lược các nước khác ở Đông Nam châu Á. Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, trong các đảng cộng sản ở khu vực này chỉ có Đảng cộng sản Việt Nam giành được chính quyền và thành lập Nhà nước công nông đầu tiên trong khu vực. Cách mạng Việt Nam có ảnh hưởng to lớn do đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Những người lãnh đạo Trung Quốc âm mưu nắm Việt Nam để nắm toàn bộ bán đảo Đông Dương, mở đường đi xuống Đông Nam châu Á. Trong cuộc gặp giữa đại biểu bốn đảng cộng sản Việt Nam, Trung Quốc, Inđônêxia và Lào tại Quảng Đông tháng 9 năm 1963, thủ tướng Chu Ân Lai nói:

“Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cho một con đường mới xuống Đông Nam châu Á”.

Để làm suy yếu và nắm lấy Việt Nam, họ ra sức phá sự đoàn kết giữa ba nước ở bán đảo Đông Dương, chia rẽ ba nước với nhau, đặc biệt là chia rẽ Lào và Campuchia với Việt Nam. Đồng thời họ cố lôi kéo các nước khác ở Đông Nam châu Á đối lập với Việt Nam, vu khống, bôi xấu, hòng cô lập Việt Nam với các nước trên thế giới.

Những người cầm quyền Bắc Kinh rêu rao cái gọi là “chủ quyền” của họ đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đầu năm 1974, với sự đồng tình của Mỹ, họ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, bộ phận lãnh thổ của Việt Nam để từng bước kiểm soát biển Đông, khống chế Việt Nam và toàn bộ Đông Nam châu Á, đồng thời khai thác tài nguyên phong phú ở vùng biển Đông.

Những người lãnh đạo Trung Quốc hy vọng tập hợp lực lượng ở Đông Nam Châu Á để tiến đến tập hợp lực lượng trên thế giới hòng thực hiện chiến lược toàn cầu của họ. Những năm 1960 họ ra sức tập hợp lực lượng ở các khu vực Á, Phi, Mỹ latinh để nắm quyền “lãnh đạo cách mạng thế giới” và chống Liên Xô. Để đạt mục tiêu đó, từ năm 1963 họ ráo riết vận động họp 11 đảng cộng sản, trong đó có 8 đảng ở Đông Nam châu Á hòng lập ra một thứ “Quốc tế cộng sản” mới do họ khống chế, xây dựng cái gọi là “trục Bắc Kinh- Giacacta-Phnông Pênh-Bình Nhưỡng-Hà Nội”, thông qua Inđônêxia vận động triệu tập “Hội nghị các lực lượng mới trỗi dậy” (CONEFO) để thành lập một tổ chức quốc tế đối lập với Liên hợp quốc; đồng thời vận động tổ chức Hội nghị Á-Phi lần thứ hai (dự định họp ở Angiê năm 1965). Nhưng những người lãnh đạo Trung Quốc đã không thành công trong các kế hoạch đen tối này. Đó là vì họ đi ngược lại lợi ích của cách mạng thế giới là tăng cường hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào độc lập dân tộc, dân chủ, vì họ vấp phải đường lối độc lập tự chủ trước sau như một của Việt Nam.

◎◎◎





Trong 30 năm qua, những người lãnh đạo Trung Quốc coi Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với chiến lược của họ, luôn luôn tìm cách nắm Việt Nam. Muốn như vậy, nước Việt Nam phải là một nước không mạnh, bị chia cắt, không độc lập và lệ thuộc Trung Quốc. Trái lại, một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và giàu mạnh, có đường lối độc lập tự chủ và đường lối quốc tế đúng đắn là một cản trở lớn cho chiến lược toàn cầu của những người lãnh đạo Trung Quốc, trước hết là cho chính sách bành trướng của họ ở Đông Nam châu Á. Đó là nguyên nhân vì sao trước đây họ vừa giúp, vừa kiềm chế cách mạng Việt Nam, mỗi khi Việt Nam đánh thắng đế quốc thì họ lại buôn bán, thoả hiệp với đế quốc trên lưng nhân dân Việt Nam; vì sao từ chỗ giấu mặt chống Việt Nam họ đã chuyển sang công khai thù địch với Việt Nam và đi tới trắng trợn tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Chính sách của những người lãnh đạo Trung Quốc muốn thôn tính Việt Nam nằm trong chính sách chung của họ đối với các nước Đông Nam châu Á cũng như đối với các nước láng giềng khác. Họ đã muốn chiếm đất đai của Ấn Độ và thực tế đã chiếm một bộ phận đất đai của Ấn Độ trong cuộc chiến tranh năm 1962; họ không muốn có một nước Ấn Độ mạnh mà họ cho rằng có thể tranh giành với họ “vai trò lãnh đạo” các nước Á-Phi. Họ vẫn mưu toan chiếm Mông Cổ, mặc dù họ đã công nhận nước Cộng hoà nhân dân Mông Cổ là một quốc gia độc lập. Họ muốn chiếm một phần đất đai của Liên Xô, rất không muốn có bên cạnh Trung Quốc một nước Liên Xô hùng mạnh, nên họ tìm mọi cách hạ uy thế của Liên Xô, đẩy các nước đế quốc gây chiến tranh với Liên Xô, đẩy các nước Á-Phi Mỹ la tinh chống Liên Xô. Họ tập trung mọi cố gắng để dấy lên một cuộc “thập tự chinh quốc tế” của các lực lượng đế quốc và phản động chống Liên Xô dưới chiêu bài “chống bá quyền” theo công thức của chủ tịch Mao Trạch Đông “Ngồi trên núi xem hổ đánh nhau”. Như nhiều nhà chính trị và báo chí Tây Âu nhận định, Trung Quốc quyết tâm “đánh Liên Xô đến người Tây Âu cuối cùng” cũng như Trung Quốc trước đây đã quyết tâm “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”.

Chiến lược quốc tế ngày nay của những người lãnh đạo Trung Quốc, mặc dù núp dưới chiêu bài nào, đã phơi trần tính chất cực kỳ phản cách mạng của nó và những người lãnh đạo Trung Quốc đã hiện nguyên hình là những người theo chủ nghĩa sô vanh nước lớn, những người dân tộc chủ nghĩa tư sản.

Chính sách ngày nay của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam, mặc dù được nguỵ trang khéo léo như thế nào, vẫn chỉ là chính sách của những hoàng đế “thiên triều” trong mấy nghìn năm qua, nhằm thôn tính Việt Nam, biến Việt Nam thành một chư hầu của Trung Quốc.



PHẦN THỨ HAI

TRUNG QUỐC VỚI VIỆC KẾT THÚC CUỘC CHẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG NĂM 1954.
I- SAU ĐIỆN BIÊN PHỦ, NHÂN DÂN VIỆT NAM CÓ KHẢ NĂNG HOÀN TOÀN GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC

Năm 1945, nhân dân Việt Nam với tinh thần quật khởi, tự lực tự cường đã làm cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Mấy tháng sau, thực dân Pháp đã chiếm lại các tỉnh ở Nam Bộ, và từ tháng 12 năm 1946 nhân dân Việt Nam đã phải tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài chống đế quốc Pháp xâm lược trên phạm vi cả nước để bảo vệ độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam vô cùng gian khổ và hết sức anh dũng ngày càng giành được nhiều thắng lợi to lớn. các chiến thắng của nhân dân Việt Nam củng như các chiến thắng của nhân dân Lào (dưới sự lãnh đạo của Chính phủ kháng chiến Lào) và của nhân dân Campuchia (dưới sự lãnh đạo của Chính phủ kháng chiến Campuchia), đặc biệt là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của quân và dân Việt Nam đã làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường rất có lợi cho các lực lượng kháng chiến Việt Nam, Lào và Campuchia, và đặt đế quốc Pháp trước một tình thế vô cùng khó khăn.

Bộ trưởng quốc phòng Pháp R. Plêven cùng với chủ tịc Hội đồng tham mưu trưởng tướng P. Êli, tham mưu trưởng lục quân tướng Blăng, tham mưu trưởng không quân tướng Phay, sau khi đi khảo sát chiến trường Đông Dương tháng 2 năm 1954 đã đi tới một nhận xét bi quan về tình hình chiến trường như sau:

“Một sự tăng cường dù lớn đến đâu cho quân đội viễn chinh cũng không thể làm thay đổi được tình hình. Vả lại, sự cố gắng về quân sự của chính quốc đã đến giới hạn cuối cùng. Tất cả những điều mà chúng ta có thể hy vọng là tạo điều kiện quân sự thuận lợi nhất cho một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột”. (1)

Ngày 18 thánh 5 năm 1954, lo ngại Quân đội nhân dân Việt Nam có thể tiến công đồng bằng Bắc Bộ, thủ tướng Pháp Lanien đã cử tướng Êli sang Đông Dương để truyền đạt chỉ thị cho tướng Nava, tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp: lúc này phải lấy mục tiêu chính, trên tất cả các cái khác, là cứu quân đội viễn chinh.

Đại sứ Sôven, Phó trưởng đoàn đại biểu của Pháp tại Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, trong một báo cáo gửi Bộ Ngoại giao Pháp đã viết:

“Chúng ta khó giữ được Hà Nội, Bộ chỉ huy cho biết gửi thêm hai sư đoàn nữa cũng không giữ được thủ phủ Bắc Kỳ…”. (2)

Trước đây Chính phủ Lanien muốn thương lượng trên thế mạnh quân sự để giữ nguyên được Lào, Campuchia và cố giữ được những quyền lợi gì có thể giữ được ở Việt Nam, coi đó là giải pháp “danh dự” đối với Pháp. Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, chính phủ đó còn muốn thương lượng, nhằm trước hết cứu vãn đội quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương khỏi nguy cơ bị tiêu diệt.

Phong trào phản chiến của nhân dân Pháp, mà nòng cốt là Đảng cộng sản Pháp, chống cuộc “chiến tranh bẩn thỉu” ở Đông Dương phát triển mạnh. Chính quyền ở Pháp vốn đã chia rẽ về nhiều vấn đề càng thêm chia rẽ trước những khó khăn nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và xã hội. Thất bại của Pháp ở Đông Dương sẽ dẫn đến sự sụp đổ toàn bộ hệ thống thuộc địa của đế quốc Pháp, nhất là ở Bắc Phi. Trong bối cảnh đó, Pháp bước vào Hội nghị Giơnevơ năm 1954 với sự tham gia của Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp và các bên tham chiến ở Đông Dương.


(1) G. La-cu-tuya và P. Đơ-vi-le: Sự kết thúc của một cuộc chiến tranh, Nhà xuất bản Xơi, Paris, 1960, tr. 62-63.

(2) P. Ru-a-nê: Măng-dét Phrăng-xơ cầm quyền, Nhà cuất bản La-phông, Paris, 1965, tr. 146.



II- LẬP TRƯỜNG CỦA TRUNG QUỐC Ở GIƠNEVƠ KHÁC HẲN LẬP TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM, NHƯNG PHÙ HỢP VỚI LẬP TRƯỜNG CỦA PHÁP.

Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949 trong tình hình thế giới đã hình thành hai hệ thống đối lập về chính trị, kinh tế và quân sự. Ở châu Âu cuộc chiến tranh lạnh ngày càng phát triển và ở châu Á có hai cuộc chiến tranh nóng ở Triều Tiên và Đông Dương. Những người lãnh đạo nước Trung Hoa mới muốn tranh thủ điều kiện hoà bình để nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế, tăng cường tiềm lực quân sự, làm cho Trung Quốc sớm trở thành một cường quốc lớn trên thế giới, thực hiện tham vọng bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn, chủ yếu hướng về Đông nam châu Á.

Mặc dù khoảng một triệu quân Trung Quốc đã bị thương vong trong chiến tranh Triều Tiên, những người lãnh đạo Trung Quốc, để có một khu đệm phía đông bắc, năm 1953 đã chịu nhận một cuộc ngừng bắn ở Triều Tiên: duy trì nguyên trạng, chia cắt lâu dài Triều Tiên.

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng trực tiếp, nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc luôn luôn ủng hộ, cổ vũ, giúp đỡ lẫn nhau, vì nước Việt Nam độc lập có nghĩa là Trung Quốc không bị sự uy hiếp của chủ nghĩa đế quốc ở phía nam. Năm 1950, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trung Quốc là nước viện trợ vũ khí, trang bị quân sự nhiều nhất cho Việt Nam trong những năm cuối cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam.

Tại Hội nghị Giơnevơ năm 1954, lập trường của Việt Nam là đi tới một giải pháp hoàn chỉnh: đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, vấn đề Lào và vấn đề Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước ở Đông Dương.

Đối với những người lãnh đạo Trung Quốc, Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Triều Tiên và Đông Dương là một cơ hội để họ cùng với các nước lớn bàn bạc và giải quyết các vấn đề quốc tế lớn, mặc dù Mỹ đang thù địch với Trung Quốc, Pháp chưa có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Tưởng Giới Thạch còn giữ vị trí của Trung Quốc là một trong năm uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.

Những người lãnh đạo Trung Quốc muốn chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương bằng một giải pháp theo kiểu Triều Tiên, nghĩa là đình chỉ chiến sự mà không có giải pháp chính trị. Ngày 24 tháng 8 năm 1953, chính thủ tướng Chu Ân Lai đã tuyên bố: đình chiến ở Triều Tiên có thể dùng làm mẫu mực cho những cuộc xung đột khác. Với một giải pháp như thế, những người cầm quyền Trung Quốc hy vọng tạo được một khu đệm ở Đông nam châu Á, ngăn chặn Mỹ vào thay thế Pháp ở Đông Dương, tránh được sự đụng đầu trực tiếp với Mỹ, bảo đảm an ninh cho biên giới phía nam của Trung Quốc, đồng thời hạn chế thắng lợi của Việt Nam, chia rẽ nhân dân ba nước Đông Dương, hòng làm suy yếu và thôn tính ba nước đó, dùng làm bàn đạp bành trướng xuống Đông nam châu Á.

Pháp đến Hội nghị Giơnevơ cũng nhằm đạt được một cuộc ngừng bắn theo kiểu Triều Tiên để cứu đội quân viễn chinh Pháp, chia cắt Việt Nam, duy trì chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương.

Rõ ràng lập trường của Trung Quốc khác hẳn lập trường của Việt Nam, nhưng lại rất phù hợp với lập trường của Pháp.

III- HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ ĐÔNG DƯƠNG VÀ SỰ PHẢN BỘI CỦA NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC.

Tháng 4 năm 1954, trong một cuộc họp giữa các đoàn đại biểu Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc chuẩn bị cho Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương, đại biểu Trung Quốc đã nói : ” Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa không thể công khai giúp Việt Nam được trong trường hợp cuộc xung đột ở đây mở rộng”.

Lợi dụng vị trí là một nước viện trợ quân sự chủ yếu và nắm con đường vận chuyển duy nhất chi viện cho Việt Nam, đồng thời lợi dụng việc Pháp không muốn nói chuyện trên thế yếu với Việt Nam, những người lãnh đạo Trung Quốc đã tự cho phép mình đàm phán trực tiếp với Pháp để thoả thuận về những điểm cơ bản của một giải pháp về vấn đề Đông Dương.

Quá trình đàm phán về thực chất tại Hội nghị Giơnevơ đã diễn ra qua hai thời kỳ:

Thời kỳ thứ nhất từ ngày 8 tháng 5 đến ngày 23 tháng 6 năm 1954, trưởng đoàn đại biểu Pháp, trong khi tránh tiếp xúc với Việt Nam, đã đàm phán trực tiếp với trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc bốn lần, đi tới thoả thuận về những nét cơ bản của một Hiệp định ngừng bắn ở Đông Dương.

Đáng chú ý là cuộc tiếp xúc lần thứ ba ngày 17 tháng 6 năm 1954, thủ tướng Chu Ân Lai gặp trưởng đoàn đại biểu Pháp G.Biđô, đưa ra những nhân nhượng chính trị có tính chất cơ bản, có hại cho nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia: Trung Quốc có thể chấp nhận Việt Nam có hai chính quyền (Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chính phủ bù nhìn Bảo Đại), công nhận Chính phủ Vương quốc Lào và Chính phủ Vương quốc Campuchía, từ bỏ yêu cầu có đại biểu của Cính phủ kháng chiến Lào và Chính phủ kháng chiến Campuchia tham gia Hội nghị Giơnevơ, và đưa ra vấn đề quân đội nước ngoài, kể cả quân tình nguyện Việt Nam phải rút khỏi Lào và Campuchia.

Lần thứ tư, ngày 23 tháng 6 năm 1954, thủ tướng Chu Ân Lai gặp Măngđét Phranxơ, thủ tướng mới của Pháp, đưa ra những nhượng bộ mới: chia cắt Việt Nam, hai miền Việt Nam cùng tồn tại hoà bình, giải quyết vấn đề quân sự trước, tách rời việc giải quyết ba vấn đề Việt Nam, Lào, Campuchia; Trung Quốc sẵn sàng nhìn nhận ba nước này trong khối Liên hiệp Pháp và muốn Lào, Campuchia sẽ có bộ mặt mới ở Đông nam châu Á như Ấn Độ, Inđônêxia, ngược lại chỉ yêu cầu không có căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Dương. Do đó, Trung Quốc và Pháp đạt được một giải pháp khung cho vấn đề Đông Dương.

Những điểm mà những người lãnh đạo Trung Quốc đã thoả thuận với Pháp rất phù hợp với giải pháp 7 điểm của Anh-Mỹ đưa ra ngày 29 tháng 6 năm 1954, tức là 6 ngày sau cuộc tiếp xúc giữa Chu Ân Lai và Măngđét Phranxơ.

Thời kỳ thứ hai từ ngày 23 tháng 6 đến ngày 20 tháng 7 năm 1954, Đoàn đại biểu Pháp tiến hành đàm phán trực tiếp với Đoàn đại biểu Việt Nam để giải quyết các vấn đề cụ thể. Trung Quốc giữ vai trò thúc đẩy phía Việt Nam nhân nhượng. Đến ngày 10 tháng 7 năm 1954, phía Việt Nam vẫn kiên trì lập trường của mình về vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia, vẫn chủ trương đòi có đại biểu của Chính phủ kháng chiến Lào và Chính phủ kháng chiến Campuchia tham gia như các bên đàm phán, định giới tuyến quân sự tạm thời ở Việt Nam là vĩ tuyến 13, tổ chức tổng tuyển cử tự do trong thời hạn 6 tháng để thống nhất nước nhà. Đối với việc giải quyết vấn đề Lào và vấn đề Campuchia, Việt Nam vẫn giữ quan điểm là ở Lào có hai vùng tập kết của lực lượng kháng chiến: một vùng ở phía bắc giáp Trung Quốc và Việt Nam và một vùng ở Trung và Hạ Lào; ở Campuchia có hai vùng tập kết của lực lượng kháng chiến Campuchia ở phía đông và đông bắc sông Mêcông và phía tây nam sông Mêcông; tổ chức tổng tuyển cử tự do trong thời hạn 6 tháng ở Lào và Campuchia.

Từ tháng 5 năm 1954, đoàn đại biểu Trung Quốc đưa ra phương án lấy vĩ tuyến 16 làm giới tuyến giữa hai miền Việt Nam, và còn muốn Việt nam nhân nhượng nhiều hơn nữa, thậm chí muốn Việt Nam bỏ cả thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và đường số 5 (đường nối liền Hà Nội với Hải Phòng):

“Đánh giá (phương án vĩ tuyến 16) khó có thể thoả thuận, nếu không được thì sẽ lấy Hải Phòng làm cửa bể tự do, ở gần đấy cho Pháp đóng một số quân nhất định, nếu không được nữa thì đem đường số 5 và Hà Nội, Hải Phòng làm khu công quản và phi quân sự…”. (3)

Nhưng về sau, đặc biệt từ ngày 10 tháng 7 năm 1954, 10 ngày trước khi Hội nghị Giơnevơ kết thúc, Trung Quốc ngày càng thúc ép Việt Nam nhân nhượng, “có những điều kiện công bằng và hợp lý để Chính phủ Pháp có thể nhận được để đi đến Hiệp định trong vòng 10 ngày, điều kiện đưa ra nên giản đơn, rõ ràng để dễ đi đến hiệp thương, không nên làm phức tạp lôi thôi để tránh thảo luận mất thì giờ, rườm rà, kéo dài đàm phán để cho Mỹ phá hoại”. (4)

Khi đó Trung Quốc còn lo sợ Mỹ có thể can thiệp bằng vũ trang vào Đông Dương, uy hiếp an ninh của Trung Quốc, nhưng cần nói rằng Trung Quốc cũng dùng những lời của Mỹ đe doạ chiến tranh để ép Việt Nam.


(3) Điện văn của Chu Ân Lai, ngày 30 tháng 5 năm 1954 gửi Ban Chấp Hành trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, sao gửi Ban Chấp Hành trung ương Đảng Lao Động Việt Nam.

(4) Điện văn của Chu Ân Lai, ngày 10 tháng 7 năm 1954 gửi Ban chấp hành trung ương Đảng Lao Động Việt Nam.



Sự thật là sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, Mỹ không có khả năng can thiệp quân sự trực tiếp vào Đông Dương. Thái độ cứng rắn của Mỹ ở Hội nghị Giơnevơ chẳng qua là do Mỹ sợ Pháp vì bị thua ở chiến trường, có nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế, tài chính, có thể chấp nhận một giải pháp không có lợi cho việc Mỹ nhảy vào Đông Dương sau này. Khi Pháp đã cùng với Trung Quốc thoả thuận được một giải pháp khung về Đông Dương và Mỹ đã đưa được tên tay sai Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng chính phủ bù nhìn Sài Gòn ( ngày 13 tháng 6 năm 1954), thì Mỹ thấy có thể chấp nhận một hiệp định theo hướng Trung Quốc và Pháp đã thoả thuận giải quyết cả ba vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia. Tuy vậy, Mỹ không tham gia vào bản Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị là vì Mỹ muốn được rảnh tay sau này để vi phạm Hiệp định Giơnevơ thông qua chính quyền Ngô Đình Diệm, buộc Pháp phải rút lui để thay thế Pháp ở Đông Dương.





Sau Điện Biên Phủ, rõ ràng là với sự giúp đỡ của hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là của Trung Quốc, quân và dân Việt Nam có khả năng giải phóng cả nước, nhưng giải pháp mà Đoàn đại biểu Trung Quốc đã thoả thuận với Đoàn đại biểu Pháp ở Giơnevơ không phản ảnh so sánh lực lượng trên chién trường, cũng không đáp ứng đầy đủ những yêu cầu chính trị của giải pháp do Đoàn đại biểu Việt Nam đề ra.

Xuất phát từ truyền thống yêu chuộng hoà bình, theo xu thế chung giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng và trong tình thế bị Trung Quốc ép buộc, Việt Nam đã chấp nhận giải pháp: các nước tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào, nhân dân Campuchia, ngừng bắn đồng thời ở Việt Nam và trên toàn chiến trường Đông Dương, Pháp rút quân, vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai miền, tiến tới có tổng tuyển cử tự do trong cả nước sau hai năm để thống nhất nước nhà.

Ở Lào có một khu tập kết cho các lực lượng kháng chiến lào gồm hai tỉnh Sầm Nưa và Phongsalỳ. Ở Campuchia lực lượng kháng chiến không có khu tập kết nào và phục viên tại chỗ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đánh dấu một bước thắng lợi của các lực lượng cách mạng ở Đông Dương, đồng thời là một đóng góp quan trọng mở đầu sự tan rã hoàn toàn của hệ thống thuộc địa của đế quốc Pháp và báo hiệu quá trình sụp đổ không thể đảo ngược được của chủ nghĩa thực dân cũ, của chủ nghĩa đế quốc thế giới. Nhưng giải pháp Giơnevơ đã ngăn cản nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đạt được thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Pháp, một khả năng rõ ràng là hiện thực như so sánh lực lượng trên chiến trường lúc bấy giờ đã chỉ rõ.

Đó là điều mà những người lãnh đạo Trung Quốc hiểu rõ hơn ai hết.

Đây là sự phản bội thứ nhất của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân Lào và nhân dân Campuchia.

( Còn tiếp)

Về “thảo nê mã”: vì sao Trung Quốc lại cấm từ này trên Twitter tiếng Trung?








Caonima, hay thảo nê mã.

 Trong bài “NGV (bài 4): Max Delany hỏi, Ai Weiwei trả lời” có đoạn Ai Weiwei nói về tác phẩm “Bóng bay Caonima” như sau:

“Caonima là một hình thức nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội Trung Quốc. Chính sách kiểm duyệt hiện nay của Trung Quốc không cho phép nhắc đến những từ này trên phiên bản Twitter tiếng Trung. Việc bỗng nhiên những từ này biến mất trong khi hằng ngày vẫn thường được sử dụng thật là điều đáng hổ thẹn. Vì vậy Caonima là một từ vựng mới nhằm tôn vinh quyền tự do ngôn luận và đồng thời còn là một sản phẩm trí tuệ của quần chúng.”

Đặng Thái (người dịch) có giải thích về từ này như sau: “Caonima trong tiếng Trung giản thể là 草泥马 (Thảo nê mã) nghĩa đen dịch sát là ‘Ngựa cỏ bùn’ là một con vật tưởng tượng được cộng đồng mạng Trung Quốc đại lục dùng như một biểu tượng thách thức sự kiểm duyệt internet ngặt nghèo ở Trung Quốc. Hình ảnh của nó giống như con lạc đà không bướu Nam Mỹ (Alcapa). Tuy nhiên Caonima còn đồng âm (khác thanh điệu một chút) với câu chửi rất bậy và phổ biến trong tiếng Quan thoại (giống ‘Đê ma ma’ ở Việt Nam).”

Bạn Rieng&Chung trong phần bình luận của bài có lý giải như sau về việc cấm chữ Caonima trên mạng bằng tiếng Trung:



Một “tác phẩm” chơi chữ kiểu Tàu của Kenneth Tin-Kin Hung. M.L.G.B trong tác phẩm này là viết tắt của Mã Lặc Qua Bích” (马勒戈壁). Trong bài này có giải thích: “Sa Mạc Mahler Gobi là quê hương hư cấu của ‘ngựa thảo nê’ (ngựa bùn cỏ) – đây là từ cư dân mạng hay dùng để thay thế cho từ 肏你妈 (đ* mẹ mày) do có cách đọc gần giống nhau để tránh kiểm duyệt trên mạng. Trong tiếng Trung Quốc, (马勒戈壁) “mǎ lè gē bì” nghe cũng giống như 妈了个屄 (l*n mẹ mày)”

*

Về Caonima. Theo quy cách viết “trong sáng” của nhà mình (mà em gặp trong sách đọc hồi nhỏ) sẽ là “Đ. mẹ mày”. Tất nhiên, đã dùng để “cảm thán” thì câu chửi cũng tuân theo quy luật ngắn gọn hóa, nên người Trung Quốc thường chỉ nói “cao” (tức Đ.!), hoặc “wo cao” (Tao đ.!)

Có những lúc, những chỗ, bất kể ở Bắc Kinh hay Hà Nội, những từ chửi kiểu này, như dán ngay trên môi một bộ phận không nhỏ người, đến mức không biết nó có rất bậy hay không nữa (ít nhất là đối với người đang nói), vì nó đi trước những nội dung sự việc rất bình thường.

Tuy nhiên em nghĩ việc ngăn cấm Caonima và những từ tương tự (dưới dạng chữ Hán, đúng nghĩa) trên mạng là điều cần thiết. Xuất phát từ một đặc tính (có lẽ là tự nhiên và căn bản) của con người: tạm gọi là “dâm ngôn không bằng dâm nhãn”.

Con người đa phần có ấn tượng mạnh từ mắt hơn là từ tai. Nghe một “khái niệm”, chẳng hạn “yêu”, “hôn” hay cả “Đ.” đi nữa, cũng không ấn tượng (và nhớ lâu) bằng nhìn hình ảnh minh họa của nó.

Theo logic này, em nghĩ kể cả nhìn thấy cái chữ đó, tuy không sinh động bằng hình ảnh, nhưng cũng gây ấn tượng hơn là nghe thấy nó. Một phần là vì tính chủ động lựa chọn cái để nhìn (theo nhu cầu tâm sinh lý của bản thân) cao hơn tính chủ động của tai. Âm thanh vào tai xong dễ bị các âm thanh khác thế chỗ và xóa nhòa.


“Cupid và thảo nê mã”, tranh của Hạ Oánh

Túm lại, với đa phần những người (đã và đang chửi bậy) sẽ là: khi nói “Đ.!”, thì chắc phải gần 100% xác suất hắn ta không hề nghĩ đến cái hành động đó, kể cả khi hắn tự viết cái từ đó ra một cách đầy đủ. Nhưng để hắn nhìn thấy “hình ảnh” thì 100% hắn sẽ nghĩ đến, và nếu hắn chỉ nhìn cụm chữ đấy, có lẽ không dưới 50% khả năng hắn cũng nghĩ đến điều đó.

Chữ Hán là chữ tượng hình, tính minh họa cao, ý tứ nhiều khi rất “hình ảnh”. Chẳng hạn chữ “cao” nói trên được viết bằng một chữ “nhập” ở trên và chữ “nhục” (tức thịt) ở dưới. Nên việc “ngăn chặn” các từ kiểu caonima xuất hiện dày đặc cũng cấp thiết hơn. Còn tiếng Việt, viết tắt đi bằng một dấu chấm như thế, có lẽ chỉ để “nhắc nhở” nhau là chữ đấy không hay ho gì, hạn chế, hạn chế!

Tất nhiên, một kẻ chửi bậy bằng miệng cùng lắm là đôi ba trăm người nghe thấy, mà cũng chỉ nghe một lần, rồi quên. Thậm chí chẳng ma nào nghe thấy. Chứ một kẻ viết bậy (lên mạng, lên tường) thì có hàng ngàn hàng triệu người đọc thấy, thậm chí đọc nhiều lần. Chỉ số đo độ “bậy” quy theo trục phát tán, chứ không phải nội hàm ý nghĩa. Bác Ngải Vị Vị nâng Caonima lên tầm “tự do ngôn luận” có vẻ hơi quá.



Bức ảnh “18 loã hán” (chơi chữ với 18 vị La Hán) chụp trước bộ tượng “12 con giáp” của Ngải Vị Vị. Ảnh chụp tại studio riêng của Ngải Vị Vị tại Bắc Kinh vào hôm 18.2.2010 (mồng 3 Tết Canh Dần). Đây là một bức ảnh Ngải Vị Vị ngẫu hứng chụp cùng bạn bè và những người ái mộ ông khi họ đến tham gia một buổi tụ họp tại studio.




*

Chỉ cần một nửa



Chỉ cần một nửa vành môi
một nửa nụ cười
em để lại trên bầu trời đêm
cũng đủ khiến không gian êm đềm
bóng về bên thềm
ve vuốt môi thơm


Ta đứng đợi trăm năm vẫn thế
vầng trăng tròn soi rõ phân ly...

hai ý tưởng về văn chương của Márai Sándor



Márai Sándor



Nguyễn Hồng Nhung
Dịch từ nguyên bản tiếng Hungary

41/  Không ai có thể bảo vệ được nhà văn

Đã một vài lần tôi bị săn đuổi và bị tấn công - và trong sự nghiệp của một nhà văn, sự săn đuổi bị lặp lại này là không thể tránh khỏi - tôi đã nghiệm thấy rằng, sự cứu giúp bên ngoài chưa bao giờ cứu nổi một nhà văn bị tấn công.

Kể cả quyền lực, tòa án, sự ủng hộ của các bạn đồng nghiệp, thậm chí cả sự cổ vũ tự nguyện của những kẻ thiện chí lẫn các bậc thông thái có kinh nghiệm cũng vậy.

Nhà văn chỉ được cứu vớt bằng những tác phẩm của mình.

Mà cũng chưa cần kể đến chất lượng tác phẩm, báu vật duy nhất của nhà văn, mà là ý đồ, thứ được thắp sáng trong cuộc đời nhà văn.

Đấy là thứ ánh sáng, là sức mạnh bí ẩn –là thứ mà một cách nào đấy– đem lại cho nhà văn sự kiên cố.

Như vậy nhà văn chỉ có thể bị thất bại, nếu người khác chứng minh được rằng ý đồ của nhà văn là không chân thành.

Lúc đó dẫn đến sự tự vẫn của nhà văn và tác phẩm.

Còn tất cả những điều khác đều không đáng kể: bản án, sự bảo vệ.

42/  việc đọc sách
Cần phải đọc với toàn bộ sức mình. Đôi khi toàn bộ sức lực để đọc này còn phải mạnh mẽ hơn cả sức lực viết nên thứ để bạn đọc. Cần phải đọc một cách kính cẩn, đầy đam mê, hoàn toàn tập trung tư tưởng, và không khoan nhượng. Nhà văn có thể rông dài, nhưng bạn phải đọc một cách súc tích. Đọc tất cả những từ nối tiếp nhau trong cuốn sách, cần phải lắng nghe, nhận thấy những dấu vết dẫn đến sự cô đọng, để ý tới những tín hiệu bí mật, mà nhà văn có thể quên nhìn ra, khi mải miết đi về phía trước với tác phẩm. Không bao giờ được phép đọc một cách hờ hững, hời hợt, như một kẻ được mời tới dự một bữa tiệc của thượng đế, mà chỉ lấy dĩa để bới thức ăn trong đĩa.

Hãy đọc một cách trang trọng, phóng khoáng.

Hãy đọc như thể đấy là cuốn sách cuối cùng của bạn trước khi xuống nhà mồ.

Đọc một cách sống chết, bởi đấy là phần thưởng lớn nhất của con người.

Hãy thử nghĩ mà xem, chỉ có Con Người Biết Đọc.

SỰ CÔ ĐƠN CỦA CÁ NHÂN VÀ LINH HỒN






( Như nhiều văn bản thiêng đã viết, từng xảy ra cái người ta( gọi là) sự”thất bại” của linh hồn. Tia lửa Thượng Đế sau một quá trình phát triển lâu dài biến thành một linh hồn sống, học cách cùng Tinh Thần thử hoạt động trong lĩnh vực thứ bảy của vũ trụ. Năng lượng rung của lĩnh vực này phù hợp với nhân loại ngày nay. Còn độ rung của sáu lĩnh vực vũ trụ khác cao hơn, bởi vậy nó tạo ra trường phát triển của những đợt sóng đời sống đi trước con người khá xa. Nhưng đến một ngày, trong tấm áo linh hồn mới, nhân loại của chúng ta cũng sẽ đạt tới những lĩnh vực này một cách vinh quang.)


Truyền thuyết về hoa Thủy Tiên cho rằng con người nhận ra hình ảnh Thượng Đế của mình trong nước vĩnh cửu ( trong các sức mạnh đời sống Vũ Trụ -Thượng Đế), nên con người hiến dâng mình cho hình ảnh ấy và tan hòa vào đó. Nhưng cũng theo một ý nghĩa khác của truyền thuyết này, linh hồn đã quá gắn bó với thân xác mỹ lệ biểu hiện trong vật chất, bởi vậy linh hồn đã rời xa hình ảnh Tinh Thần cổ. Và thế là dáng hình ánh sáng của nó mờ nhạt dần và sau cùng biến mất.

Đấy là khi ta bàn tới sự cô đơn của cá nhân và của linh hồn”thất bại”.

Cá nhân con người ở bất kỳ độ tuổi nào và ở bất kỳ nơi đâu cũng đều kinh nghiệm được sự cô đơn, điều này bắt đầu khi đứa trẻ mới sinh cất tiếng khóc, khi người mẹ lại nghĩ rằng hãy để nó kêu khóc một chút cũng chẳng sao, bởi sau cùng nó sẽ mệt, sẽ nín và sẽ ngủ. Điều này cũng phù hợp với một quan điểm biện bạch khác: đôi khi tiếng than khóc có lợi cho sự phát triển của phổi.

Trong phút giây như vậy, con người, ngay khi chỉ mới là đứa trẻ sơ sinh đã cảm thấy mình cô độc và bị bỏ rơi, bởi nó đòi hỏi sự quan tâm vì một lý do nào đó nhưng không được đáp ứng. Bởi vậy có lẽ trẻ sơ sinh cảm thấy an toàn nhất khi được bọc trong khăn ấm nằm trong vòng tay ôm của người mẹ hoặc người cha.

Đứa trẻ lớn dần, cũng cảm thấy rất đơn độc khi người khác không hiểu nó. Cả thời thanh niên cũng như trong quá trình trở thành người lớn, con người suốt cuộc đời đều trải qua và có đầy kinh nghiệm về những giây phút đơn độc. Biết bao nhiêu lần, một người lớn tựa cửa sổ nhìn ra, chỉ hòng mong một người nào đó đến thăm, đến chơi với mình!

Nhưng: khi nào bắt đầu sự cô đơn của Linh Hồn, và điều ấy có ý nghĩa gì?

Linh hồn luôn cảm thấy những nỗi cô đơn lớn khi nó trải qua các giai đoạn đời sống, bởi nó đã bị đứt đoạn với Tinh Thần, với khả năng tạo dựng của vũ trụ. Khi thiếu thốn sự phù hợp, con người-ánh sáng của nó bị tan rã, giống như nó đã bỏ lại một tiểu vũ trụ thiếu linh hồn.

Đây là một hiện tượng cực kỳ bi thảm. Cái gì xảy ra sau đó? Trên nền tảng cứu vớt của một kế hoạch Vũ trụ-Thượng đế vô hình xuất hiện (cái gọi là) tính cách cá nhân, lưu tâm đến vị trí thất bại của „con người-ánh sáng”. Tính cách cá nhân- trong một khoảnh khắc của linh hồn- có khả năng nhận ra sự cô đơn của linh hồn và đáp vấn trả lại. Rồi, cả hai hỗ trợ hoạt động cùng nhau, cùng tìm kiếm mối quan hệ liên quan đến Tinh Thần mà linh hồn đã đánh mất ở một thời xa xăm nào đó.

Cái cá nhân- một tính cách cá nhân –thay thế con người-ánh sáng, nhận lấy những nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển. Tình thương yêu Thượng Đế (cái Toàn Thể) một lần nữa vẫy gọi linh hồn hãy quay trở lại với Tinh Thần. Nhưng, linh hồn chỉ để ý tới bản thân nó và bị ràng buộc chặt chẽ với thể xác vật chất trần thế của nó.

Mối quan hệ giữa linh hồn và tinh thần ban đầu cần bị gián đoạn. Sau nhiều kinh nghiệm và nhiều nỗi đau khổ đi kèm theo quá trình thu thập kinh nghiệm này, linh hồn sẽ đạt tới một điểm, nơi mạch tìm trào dâng từ huyết quản để nhào nặn nó trong nhu cầu cô đơn.

Giờ đây linh hồn đã biết quay về với Tinh Thần cội nguồn của mình. Giờ đây nó không còn thèm khát trần thế nữa, mà khao khát một trường đời sống khác. Nó khao khát mạnh mẽ được hướng tới Tinh Thần- sự sáng sủa, sự tỉnh táo cội nguồn. Và bằng khát vọng này một quá trình thanh tẩy bắt đầu, một con đường dẫn đến việc chữa lành bệnh.

Cá nhân, sau tất cả những điều trên sẽ cùng linh hồn tiến bước trên con đường chuyển hóa, và cùng nhận thấy, chúng cần đồng thanh hợp tác như thế nào trong sự phát triển. Khi đó xuất hiện một nỗ lực đòi hỏi khủng khiếp nhất : hãy hiến dâng bản thân. Đây là một lộ trình được chờ đợi để xem xem con người rốt cuộc sẽ làm gì cho chính bản thân mình.

Nếu linh hồn quay về với Tinh Thần, khi đó một quá trình đời sống hoàn toàn mới sẽ được thực hiện. Hệ quả đặc biệt của quá trình này: những sức mạnh của những tầng cao hơn của linh hồn sẽ chiếu sáng những dạng hình cơ thể tinh tế hơn của con người, và thế là sự giác ngộ dần dần tăng lên, sau cùng xu hướng chỉ chú ý đến cái Tôi sẽ giải tỏa. Từ lúc đó một ý thức, một nhận thức mới hình thành trong linh hồn sẽ trở thành điểm quyết định đời sống của cá nhân.

Nếu Tinh Thần và linh hồn trở thành một, từ sự hợp tác hoạt động này dường như một sinh linh mới bỗng được tự do: đây là con người-ánh sáng, một kẻ vẫn luôn luôn ở đó nhưng giờ đây mới tỏa sáng trở lại. Con người cũ của cá nhân vẫn dự phần vào ý thức mới của linh hồn trong một thời gian ngắn, cái mà chúng ta hay gọi là ý thức -tinh thần-linh hồn riêng rẽ, nhưng sau cùng ý thức này sẽ tan hòa hoàn toàn vào con người mới.

Người ta hay coi sự dâng hiến con người cũ này là phần thưởng đạt được của một cá nhân chuyển hóa. Hermes đặt tên mối quan hệ tinh thần này là” lộ phí của cuộc đua”! Và ý thức mới tiếp tục tồn tại trong con người cá nhân mới.

Khi: Từ bỏ sự tỉnh táo?

Sự cô đơn của cá nhân đi trên con đường này mang một tính chất hoàn toàn khác. Tất cả mọi người đều khác nhau, và đều đi trên con đường riêng của họ. Tất cả mọi người đều trải qua con đường này một cách khác nhau, bởi vậy họ có thể rất cô đơn.

Họ trải qua niềm vui kiếm tìm trong buổi ban đầu của quá trình này, để sau rốt hiểu ra ý nghĩa của đời sống của mình. Họ bắt đầu quá trình này bằng sự dâng hiến hoàn toàn, nhưng chẳng mấy chốc họ đứng trước những sự kiện khiến họ chưa thể đánh giá hết các hậu quả của nó. Rất có thể điều này chống lại họ và họ rút lui ra khỏi mọi phước lành của ánh sáng và rơi trở lại sự cô độc.

Hoặc họ gặp thử thách trên đường, như thể ánh sáng- sự tỉnh táo không còn đến với họ nữa. Một lần nữa họ muốn được tắm trong ánh sáng và kinh nghiệm bản thân từ bên trong, nhưng dường như ánh sáng này lẩn tránh họ, và họ lại cảm thấy đơn độc và bị bỏ rơi.

Sự thử thách này có nghĩa như sau: phải chăng ta đi trên con đường mòn này chỉ vì niềm hạnh phúc và sự tăng trưởng riêng tư, hay ta chịu mọi thử thách để giải thoát linh hồn ta khỏi sự cầm tù trần thế? Nếu nhận biết rõ về tất cả những điều này, lúc đó linh hồn sẽ có lợi thế: trung thành ở lại với con đường đã chọn.

Tiếp tục tiến bước trên đường, con người sẽ đến một ngã ba, nơi chẳng có ai giúp đỡ. Không bảng chỉ đường, cần một mình lựa chọn, đấy là nỗi cô đơn không gì tả xiết. Tượng trưng cho trạng thái cô đơn này là hình ảnh Chúa Jezus trong sa mạc.

Và sự thử thách này không bao giờ tránh khỏi đối với một kẻ học trò đi trên con đường mòn. Nhưng con đường này không chỉ có sự cô đơn thuần túy và vô tận. Rất nhiều khi niềm hạnh phúc, và những khoảnh khắc tuyệt vời bất chợt ập tới. Một con đường tràn ngập niềm vui từ những đỉnh cao và vực sâu của kinh nghiệm. Vì khát vọng giải thoát, cần thiết có sự cô đơn.

Đây chính là ý nghĩa tượng trưng của Patmos, hòn đảo của sự cô đơn.

Khi thánh Pál (Phaulo) cập bến Patmos, như trong chương đầu tiên của sách Khải Huyền đã viết, con đường hành hương của ngài gần như chấm dứt. Ở đó con người - ánh sáng cội nguồn, đứa con của Tinh Thần và Linh hồn hiện ra trước ngài.

Sau một thời kỳ hầu như không có sự kết thúc, con người mới một lần nữa lại trở lại vị trí của nó trong vũ trụ.

Huyền thoại – Patmos:

„Chỉ có một cánh cửa duy nhất mở ra trước mặt chúng ta con đường đi đến trật tự của Thượng Đế. Chỉ có một cách chúng ta đến được với những huyền thoại bí ẩn của Chúa. Và cũng duy nhất chúng ta chỉ có một khả năng để hiểu xuyên thấu huyền thoại của cuốn sách Khải Huyền. Đấy là Patmos, chìa khóa của một đời sống mới. Patmos là một hòn đảo đầy đá, lạnh lẽo và hoang vu. Đấy là nơi để đầy ải trong thời cổ. Bởi vậy nó là hình ảnh tượng trưng cho trạng thái về mặt vật chất lẫn tinh thần của người học trò bước sang giai đoạn phát triển chín muồi. Patmos thể hiện sự khắc nghiệt lớn cùng sự thanh tẩy trải qua một sa mạc trần trụi để con người có thể kinh nghiệm một con đường dẫn đến đời sống thực chất. Patmos thể hiện điều sau: „ Dù nó vẫn ở lại thế gian, nhưng nó không còn trở thành con người thế gian nữa.” Những quyền lực và sức mạnh của trật tự tự nhiên trần thế vẫn xuất hiện chống lại kẻ hành hương, và thử tìm cách đày ải nó, trong khi con người muốn phụng sự một vương quốc cao xa hơn bằng nỗ lực thể hiện hết mọi khả năng tinh thần của nó.

Tại Patmos tất cả những kẻ hành hương gặp nhau bởi sự chung thủy trước sau với „ Lời của Thượng Đế và bằng chứng về Chúa” Trong cuộc đời của tất cả những kẻ hành hương sẽ đạt đến một khoảnh khắc nó cảm thấy nó biến thành kẻ xa lạ trong thiên nhiên, sau đó bị coi là kẻ thù địch, và giống như với Chúa của nó, nó bị” đẩy vào giữa những bàn tay bạo tàn”

Giờ đây chỉ còn Patmos dành cho nó. Một hiện thực lạnh lẽo và cứng rắn như đá hiện ra trước mặt nó. Một cuộc đời mới bắt đầu gắn chặt với nó, như nước thủy triều dâng lên, khiến nó không chỉ trở thành bạn đồng hành của đau khổ, mà còn là bạn trong một vương quốc huy hoàng xa xôi. (Sách Khải huyền.1,9). Từ bên trong con người nó, sự thánh thiện và minh triết nở bừng như một đóa hoa hồng phục sinh.

Nguyễn Hồng Nhung sưu tầm và dịch từ nguyên bản tiếng Hungary

( Budapest. 2016. január 13.)

(Bản dịch này tặng cho tất cả những ai đang đi tìm chính bản thân mình- NHN)

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Khoe khoang cái gì- tương lai sẽ mất đi chính thứ đó







Nếu bạn khoe khoang về cái gì thì bạn sẽ thất bại về cái đó, vì thế là người có năng lực, bạn không cần thiết phải nói ra mà hãy để người khác tự đánh giá về mình.
Hãy ghi nhớ những lời dạy dưới đây để tích phúc báo, đời người có 3 thứ không thể nói:
1. Cái tốt của bản thân mình.
2. Những điều không tốt của người khác.
3. Kế hoạch tương lai của bản thân.
Bạn càng hãnh diện về cái gì, thì lại càng dễ mất đi cái đó!
Có thể bạn sẽ nói: Cái đáng tự hào là sự thành thật, vậy tại sao khoe khoang lại không thể được? Nhưng bạn có biết khi bạn khoe khoang là bạn đang tự hạ thấp giá trị chính mình, tự cho người đối diện thấy mình là ai và chính bạn đang vô tâm làm tổn thương người khác, tự cho rằng mình cao hơn họ, một khi người đó bị bạn làm tổn thương, liệu họ có còn đối xử tốt với bạn nữa không?
Khoe khoang vẻ đẹp bề ngoài, thì phải cẩn thận kẻo sau này bạn lại trở thành một người xấu xí.
Bạn khoe khoang sự giàu có, thì phải cẩn thận sau này sẽ bị phá sản.
Bạn khoe khoang thành tích học tập tốt, thì phải cẩn thận kẻo sau này thi không đỗ.
Tốt nhất là bạn không nên tự hào khoe khoang con cái trong nhà thế nào. Đó cũng là giúp con bạn bớt đi kẻ thù, để khiến cho người đời và quỷ thần không ganh tỵ với chúng, mà ngược lại khiến họ bảo vệ và ủng hộ chúng mới phải.
Khoe khoang cái gì, thì phải cẩn thận kẻo tương lai sẽ đánh mất đi chính cái đó!

Ví dụ: Bạn có viên ngọc quý, bạn đi đâu cũng khoe ra cho người khác xem. Như vậy ma quỷ sẽ rất muốn hủy hoại viên ngọc của bạn. Theo đó, chúng sẽ lợi dụng những người có tâm địa xấu để thực hiện ý đồ của mình.
Con người thường tự hủy hoại đi công đức của mình trong những trường hợp thế nào? Chính là, hãnh diện về công đức của mình, hãnh diện về việc tu hành của mình, khoe khoang bản thân được hưởng số may mắn.
Nho gia có câu: Họa phúc của một người còn phải xem người đó khiêm tốn hay kiêu ngạo.
Con người, không nên tùy tiện nói ra những việc chưa hoàn thành và các kế hoạch của tương lai.
Nhân quả, nói ra rồi sẽ thay đổi. Cũng giống như ân oán trong nhân gian, nói thẳng ra nhân quả thì có thể sẽ khiến nặng thêm hoặc sẽ gặp phải báo ứng. Vẫn chưa làm xong xuôi, mà nói trắng ra là một điều kiêng kỵ.

Trong Mật Tông, chính là khuyên răn con người không nên tùy tiện nói ra kế hoạch, những việc chưa hoàn thành. Đây được coi là việc riêng tư. Trừ khi là đã hoàn thành, khỏi hết bệnh, khi hóa giải hết mới có thể tiết lộ một chút vừa phải, hơn nữa phải giấu tên giấu tuổi.

Trong kinh Lăng nghiêm có viết: “Tính cuồng dừng lại thì chính là dừng ở cõi Phật”. Tính cuồng ở đây là nói tính ngông cuồng tự đại, cả mơ ước viển vông và thái độ coi thường người khác của bạn. Kiểu người luôn vỗ ngực cho mình là thông minh nhất, chỉ biết mình cái gì cũng hơn người.
Vậy cõi Phật là gì? Đó chính là giác ngộ, đó chính là khai ngộ.
Do đó nếu bạn có thể bỏ đi cái tính khoe khoang, kiêu ngạo của bản thân mình, thì đây là điều rất tốt cho bạn.
( ST)

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

Lòng biết ơn là một mỹ đức




Tác giả: Quán Minh



[Chanhkien.org] Chu Tử Trị (1617-1688) là một nhà tư tưởng nổi tiếng của Trung Quốc. Ông đã biên soạn một luận thuyết gồm 506 chữ bao hàm những lời giáo huấn cho hậu thế. Nhiều điều trong luận thuyết của ông đã trở thành những câu châm ngôn được người đời truyền tụng và học tập rộng rãi. Ông giảng: “Đối với mỗi bát cháo ta húp và mỗi hạt gạo ta ăn, ta phải nhớ về sự khó nhọc của người nông dân trồng nên chúng. Đối với từng mảnh lụa ta mặc và từng sợi chỉ ta dùng, ta phải nghĩ về công lao của những người dệt nên chúng.” Thường xuyên tâm niệm lòng biết ơn chính là thể hiện của tâm tính lương thiện, và là một quy phạm căn bản để làm người. Những người nào biết hài lòng với cuộc sống của mình sẽ hiểu được ý nghĩa của lòng biết ơn. Khi một người cảm thấy biết ơn từng bông hoa, từng cọng cỏ, từng ngọn núi, và từng ngụm nước, thì cuộc sống của người đó chắc chắn sẽ rất phong phú và đầy ý vị.

Chuyện kể rằng ông Stevens sống ở một thành phố của Mỹ đã làm lập trình viên cho một công ty phần mềm được 8 năm. Ông những tưởng rằng mình sẽ làm ở công ty này đến khi về hưu và kết thúc sự nghiệp. Nhưng bỗng nhiên công ty phá sản. Đứa con thứ ba của Stevens lại vừa mới chào đời, cho nên ông phải tìm việc khác ngay lập tức. Thế mà sau một tháng tìm kiếm, ông vẫn chưa thể tìm được một công việc. Ông không còn kỹ năng nào khác ngoài lập trình.

Cuối cùng, ông đọc trên báo thấy một công ty phần mềm đang tuyển lập trình viên. Nhiều người đã ứng tuyển vào cùng vị trí đó và mức độ cạnh tranh rất gay gắt. Sau khi vượt qua vòng phỏng vấn đầu tiên, một tuần sau công ty yêu cầu ông làm một bài kiểm tra viết. Bằng kiến thức chuyên môn uyên bác của mình, ông đã vượt qua kỳ thi viết một cách dễ dàng. Hai ngày sau, ông được hẹn đến một cuộc phỏng vấn nữa. Ông rất tự tin khi bước vào buổi phỏng vấn và nghĩ rằng mình sẽ vượt qua vì ông là một lập trình viên rất xuất sắc. Thế nhưng trong suốt buổi hôm ấy, người phỏng vấn không hề hỏi ông một câu hỏi kỹ thuật nào. Thay vào đó, họ hỏi xem ông nghĩ rằng nền công nghiệp phần mềm sẽ phát triển theo hướng nào. Ông chưa từng nghĩ về vấn đề đó trước đây và đã không có câu trả lời thỏa đáng. Vài ngày sau, ông nhận được tin rằng mình không được nhận.

Mặc dù không có được việc làm, nhưng Stevens cho rằng ông đã học được nhiều điều từ quy trình phỏng vấn này. Ông đã quyết định viết thư cám ơn. Ông dành khá nhiều thời gian để viết bức thư, trong đó ông viết: “Tôi xin cám ơn quý công ty đã dành nhân lực và những tài nguyên khác để cho tôi có cơ hội được tham gia kỳ thi viết và phỏng vấn. Dù rằng tôi không được nhận, nhưng thông qua quá trình tuyển dụng này tôi đã học được nhiều điều mới mẻ về nền công nghiệp phần mềm. Xin cám ơn mọi nỗ lực mà quý công ty đã dành cho đơn ứng tuyển của tôi. Xin cám ơn một lần nữa!”

Công ty này chưa từng nhận một lá thư kiểu như vậy bao giờ từ một ứng cử viên bị loại. Bức thư đó đã được truyền từ thấp lên cao, cuối cùng đến tay của vị chủ tịch. Sau khi đọc xong, ông không nói gì cả mà chỉ cất bức thư vào hộc bàn.

Ba tháng sau, vào dịp Giáng Sinh, ông Stevens nhận được một tấm thiệp mừng năm mới rất đẹp. Tấm thiệp được gửi từ công ty mà ông đã gửi thư cám ơn. Trong đó viết: “Gửi ông Stevens, chúng tôi muốn mời ông cùng tham gia với chúng tôi trong kỳ nghỉ Năm Mới”. Thì ra công ty này đang có một đợt tuyển dụng mới và vị chủ tịch của công ty đã nghĩ ngay đến ông Stevens nhờ bức thư của ông.

Công ty phần mềm đó là tập đoàn Microsoft. Sau hơn 12 năm làm việc, ông Stevens đã được thăng chức làm phó chủ tịch tập đoàn.

Dẫu rằng mọi người đều biết lòng biết ơn đối với người khác là một đức tính tốt, nhưng trong một xã hội thực dụng, trong một môi trường mà đồng tiền được xem là vạn năng, thì chúng ta đang lãng quên sự biết ơn của mình, ngay cả khi chúng ta gặp thất bại, cuộc sống vẫn rất sôi động và muôn màu muôn vẻ. Lòng biết ơn là một cảm xúc từ tận đáy lòng. Nó có thể làm cho tính cách của con người mạnh mẽ hơn. Lòng biết ơn là khởi điểm của hạnh phúc, và cũng là ngọn nguồn của sự tiến bộ. Cũng nhờ lòng biết ơn mà chúng ta trân quý các mối quan hệ tiền duyên và những phúc phận. Thường xuyên duy trì một lòng biết ơn sẽ mang lại lợi ích to lớn không chỉ cho người khác, mà còn cho chính mình.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/33198
http://www.pureinsight.org/node/3221

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

Đàn Vượn Vói Trăng




Nguyễn Thị Hải Hà



Ban đầu bà không chú ý, nhưng gặp nó nhiều lần bà bỗng đâm ra nghi ngờ, phải chăng đó chỉ là ảo giác của bà?

Hôm nọ, bà đi đám tang. Người qua đời là chị vợ của anh xếp, người Mỹ. Nhà quàn ở gần trạm xe lửa Fanwood cách trạm Dunellen của nàng, ba trạm. Mặc dù những người làm việc chung đề nghị bà đi chung xe với họ, bà khăng khăng từ chối.

- Giữa mùa đông mà trời ấm đẹp quá tôi muốn lợi dụng cơ hội này đi bộ vài con phố chừng năm phút cho thoải mái. Sau đó tôi sẽ đón xe lửa về nhà, giản dị lắm, các bạn không phải mất công đưa đón tôi.

Bà thích đi một mình. Nhất là bà biết trong số người đi dự đám tang có bà thư ký thối mồm. Cứ tưởng tượng ngồi chung xe, bà ta nói luôn mồm, và hơi thở của bà được dịp toát ra. Chỉ nghĩ đến thế bà đã thấy buồn nôn.

Bà đến trạm xe lửa Fanwood sớm hơn giờ ấn định khoảng 15 phút. Mùa Đông năm nay ấm bất thường. Người ta bảo rằng đây là triệu chứng bầu khí quyển bị hâm nóng. Fanwood là một trạm xe lửa nhỏ, thuộc loại di tích cổ, xinh xắn nhưng ít người dùng. Nó ngồi cạnh bụi hoa tú cầu. Mùa hè bụi cây mọc um tùm cao hơn đầu người lấn che khuất cả lối đi hẹp. Bây giờ bụi cây chỉ còn là cành khô nên lối đi dường như rộng hơn. Nó ngồi quay lưng về hướng bà, cách độ mười mét. Thoạt nhìn bà tưởng là sóc. Nếu là sóc thì hơi bé và màu đen thì khá hiếm. Chung quanh vắng tanh, không có gì để nhìn ngắm nên bà để ý đến nó hơn. Nhìn một hồi, cách nó bóc vỏ hạt dẻ đưa vào miệng nhấm nháp thì bà nhận ra nó là con vượn. Vượn đen. Xứ này là xứ lạnh, khu này tuy vắng nhưng vẫn là phố xá, làm gì có vượn chạy rong ngoài đường? Loại vượn này cũng rất hiếm vì nó rất bé, có thể nắm gọn trong lòng bàn tay. Tò mò bà đứng dậy đi gần đến nó thì nó bỏ đi. Đi bằng hai chân sau, lom khom với hai cánh tay thật dài. Một tay sờ đầu tay kia để thõng chạm mặt đất. Từ xa, xe lửa đang hú còi trước khi vào trạm, ánh đèn lấp lánh làm bà lóa mắt. Bà quay lại nhìn có ý tìm nhưng nó biến mất.

Trước đó, bà đã thấy nó ở nhà quàn. Trong tấm ảnh treo trên tường, bà chỉ thấy cái lưng của nó thôi. Một phụ nữ tuy còn còn trẻ nhưng đã béo xồ xề, mặc áo màu xám bạc lóng lánh như dát kim tuyến với xâu chuỗi thật to che lấp cả vùng ngực đồ sộ của cô ta. Cô ta ngồi phía trước, lấp đi một phần tấm ảnh. Tấm ảnh sống động đến độ bà có cảm tưởng con vượn ngồi trên vai của cô ta. Bà thầm nghĩ, không biết cô này chưng diện để đi đám tang hay đi dạ tiệc. Ối sao bà khắt khe, bà tự mắng thầm. Nhà quàn vẫn là chỗ cho người ta tìm cách ký hợp đồng mua bán, hay móc nối để thăng quan tiến chức từ trước đến nay kia mà. Bà tò mò ngắm chung quanh, tự hỏi đến ngày mình qua đời khung cảnh có như thế này không. Khi mắt bà quay trở lại chỗ cũ, cô gái to béo mặc áo màu xám bạc lóng lánh đã rời chỗ ngồi. Con vượn không còn ở trong tấm ảnh nữa mà thay vào đó là con đường hun hút đi vào vô tận. Chắc là mắt mình quáng chứ ai lại treo ảnh vượn trong nhà quàn. Bà thầm trách mình.

Bà lại thấy nó ở cánh rừng sau nhà. Nó ngồi thu lu trên cành cây khô, thoạt nhìn tưởng con chim quạ. Nhưng khi nó đánh đu vắt vẻo rồi chuyền từ cành nọ qua cành kia. Lại cũng chính là nó, con vượn bà nhìn thấy ở nhà quàn. Bà gặp nó trước đó nhiều lần, ở góc phố, gần tiệm Pizza, thậm chí trong tường kính cửa sổ. Bà cho đó là ảo giác nhưng tự hỏi tại sao lại là con vượn mà không là một cái gì khác. Con vượn xuất hiện cùng lúc với cơn đau âm ỉ ở phía sau cần cổ, phía phải. Thỉnh thoảng hai chân bà yếu hẵn. Bà ngồi nhiều hơn đi.

Rừng có rất nhiều dây leo. Những sợi dây leo thật chắc, nhỏ thì bằng ngón tay, to thì bằng cổ chân. Có sợi từ bên trên thòng xuống khoanh thành nhiều vòng trên mặt đất. Nhìn thấy những dây leo này tận mắt sẽ nghĩ rằng chuyện đu dây của Tarzan, không phải chỉ hoàn toàn dựa vào tưởng tượng. Có sợi dây leo, lại dường như mọc từ dưới đất lên, vì nó chôn cứng dưới mặt đất và mọc song song với chiều cao của cây. Những sợi dây này giúp con vượn tuột từ trên cao xuống mặt đất dễ dàng và nhanh chóng.

Bà muốn gọi báo Cảnh sát là có con vượn ở đằng sau nhà, nhưng ngại hình ảnh con vượn chỉ là ảo giác trong mắt bà, khi Cảnh sát đến không thấy nó bà sẽ khó giải thích. Dẫu con vượn là sự thật thì chưa chắc nó đã ngồi yên một chỗ. Dự báo thời tiết sẽ lạnh nhiệt độ đêm nay sẽ rơi rất nhanh và có tuyết làm bà lo ngại. Đây không phải là vượn trắng mặt đỏ của người Nhật nên chắc là nó không chịu lạnh nổi. Bà tự hỏi có cách nào để dụ con vượn vào nhà để tránh cơn tuyết đêm nay không?

Con vượn dần dần đến gần bà. Từ trên ngọn cây, tụt xuống gốc cây, mon men đến ngồi trên đầu hàng rào bê tông, vượt khoảng sân nhỏ, rồi lên trên sàn gỗ. Nó ngồi ở bụi cúc khô nhìn bà như chờ được cho ăn. Da mặt nó đen bóng nhưng nét mặt giống một đứa trẻ. Một con vượn rất bé cao chừng chưa đầy hai tấc. Bà nhớ có nghe đến một loại vượn màu đen rất bé gọi là Hầu Viên, người bình dân gọi là con lọ nồi. Có mấy hạt walnut bóc vỏ sẵn đang cầm trên tay bà đưa cho Hầu Viên. Bà ngạc nhiên khi nó tiến đến gần đưa tay nhận walnut mà không có chút gì sợ hãi. Khi bà mở cửa sau trở vào nhà, Hầu Viên, như một đứa bé, nắm tay bà đi theo.

- Hầu Viên không sợ loài người à? Tôi đang định gọi Cảnh Sát đây.

Bà hỏi, không nghĩ là sẽ được nghe câu trả lời. Tuy nhiên, khi Hầu Viên chạm tay, bà nghe, âm thanh như vọng từ giếng sâu. Hầu Viên móc từ lỗ tai ra một cái gì đó giống như một quả nho đen, đưa cho bà rồi ra hiệu cho bà nhét vào lỗ tai. Đó là một viên ngọc đen bóng loáng. Hầu Viên giải thích.

- Đây là cái máy thông dịch các loại ngôn ngữ giữa người-và-người và người-và-vật. Chỉ cần một người có nó là cả hai sẽ hiểu ngôn ngữ của nhau như cùng nói một ngôn ngữ. Về chuyện sợ loài người, thật ra nếu muốn, thật sự muốn, thì bà đã gọi từ lâu. Mãi đến lúc này bà vẫn không tin là bà nhìn thấy một con vượn đi theo bà khắp nơi nên tôi biết bà sẽ không nói với ai cả. Bà sợ người ta nghĩ là bà bị bệnh ảo giác. Bà chỉ than đau đầu mà người ta đã bắt đầu soi rọi bộ não của bà mấy lần.

- Vâng, họ bảo sợ rằng tôi có bệnh khối u trong não. Bà nói.

- Thật ra, chỉ có người tôi muốn cho thấy mới có thể nhìn thấy tôi. Vả lại, loài người không phải ai cũng đáng sợ. Chỉ có bóng tối trong tâm hồn họ mới đáng sợ thôi. Tôi không sợ bà vì biết tôi bà đã lâu, tôi biết bà trước khi bà nhận ra tôi, biết cả bóng tối trong tâm hồn bà.

- Biết tôi? Sao hay vậy?

- Tôi ở trong nhà bà từ lâu. Chỉ có điều là bà không nhìn thấy tôi thôi.

- Ở trong nhà tôi? Bằng cách nào? Bà hỏi. Nếu đã ở sẵn trong nhà tôi thì tại sao lại đi theo tôi vào cửa sau. Có phải tôi đã gặp Hầu Viên ở Fanwood không?

- Vâng. Chính là tôi đó. Còn ở nhiều nơi nữa, bà biết những nơi bà đã nhìn thấy tôi mà. Tôi muốn bà quen với sự hiện diện của tôi, kẻo đột ngột quá tôi e bà sẽ có những phản ứng không hay. Bà đã khá yếu rồi dù bà cứ tưởng là bà còn khỏe lắm. Chúng ta gặp nhau từ mấy mươi năm về trước, ở cửa hiệu bán quà trong viện bảo tàng Sackler Washington DC. Hôm ấy bà mua một món đồ giá chín mươi chín đồng chín mươi chín xu. Bà trả bằng tờ giấy một trăm. Người bán hàng không có một xu để thối lại. Bà quên mang thẻ tín dụng. Người bán hàng cứ dặn dò bà phải trở lại để anh ta có thể thối tiền cho bà. Bà còn nhớ không?

- Tôi không nhớ vụ một xu, nhưng tôi nhớ mang máng có mua vài món quà trong đó có một xâu chuỗi chữ.

- Đúng là nó. Xâu chuỗi màu đen, bao gồm những chữ có nghĩa là khỉ bằng nhiều thứ ngôn ngữ trên thế giới. Hầu Viên đáp lời tôi. Ngưng một chút, nghiêng đầu nhìn tôi, Hầu Viên nói tiếp. Tôi là một chữ trong xâu chuỗi chữ ấy.

- Thảo nào, tôi nhìn thấy hình dáng Hầu Viên rất quen thuộc mà tôi không nhớ là gặp ở đâu.

- Thân người tôi, hai tay, và hai chân là hình chữ K, cùng với cái đuôi tạo thành chữ Khỉ theo tiếng Việt.

- Tuy nhiên cặp mắt của Hầu Viên rất giống cặp mắt của chữ Viên tiếng Hàn, người ta tạc làm sao mà đôi mắt giống như hai đóa hoa nho nhỏ.

- Cám ơn bà, đã khen tôi có đôi mắt đẹp như hai đóa hoa. Ít ra tôi cũng không đến nỗi xấu xí như Yoda.

Nghĩ cũng lạ, vì là loài vượn nên bà không sợ, chứ nếu đây là một người đàn ông chưa chắc là bà đã dám mời vào nhà. Dù đã nhiều lần nghe kể về loài khỉ hay bắt chước người, bật diêm quẹt làm cháy nhà, thấy người ta tắm trẻ bắt chước rồi nhận chìm đứa trẻ, thậm chí con vượn có thể giết người vì nổi giận; bà không thấy sợ hãi. Có lẽ một phần vì Hầu Viên có vẻ hiền lành thân thiện. Và có lẽ cũng vì Hầu Viên nhỏ bé lại có khuôn mặt giống người.

Ở cửa hàng bán quà của bảo tàng viện Sackler, bà nhìn xâu chuỗi, khắc bằng gỗ thông, sơn đen, giống y như xâu chuỗi chữ do Từ Băng sáng tác nhưng nhỏ hơn. Mỗi chữ to cỡ bàn tay của bà. Chuỗi chữ của Từ Băng treo từ tầng cao nhất của viện bảo tàng thòng xuống tầng hầm rồi chấm dứt nơi mặt hồ tĩnh tâm[1]. Khi cầm trên tay xâu chuỗi chữ bà cảm thấy như có luồng điện chạy dọc trên người rồi thoát ra trên từng đầu ngón tay. Trong lúc cảm thấy luồng điện bà cũng nhìn thấy những vùng sáng lóa. Trong những vùng sáng ấy là hình ảnh giống như những đoạn phim ngắn, hay những giấc mơ ngắn không ý nghĩa. Xâu chuỗi nóng ran lên, và bà có cảm tưởng xâu chuỗi sẽ thay đổi cuộc đời bà. Không biết là sẽ tốt hay xấu hơn nhưng sẽ là một thay đổi lớn.

- Lần đó tôi đi chơi với một người bạn trai. Không hợp tính, cãi nhau luôn, chuyến đi là cơ hội để chúng tôi suy nghĩ có nên tiếp tục duy trì mối tình không hạnh phúc hay không. Sau chuyến đi chúng tôi không còn gặp nhau. Anh ấy biến mất như tan loãng vào hư không. Không một lời từ biệt. Tôi ngỡ là anh ấy giữ xâu chuỗi và tôi vì không muốn gặp lại, cũng không muốn anh ấy ngờ rằng tôi viện cớ để gặp lại anh ấy nên cũng không gọi điện thoại hay nhắc nhở gì cả. Tôi không ngờ xâu chuỗi chữ vẫn ở trong nhà tôi. Và hôm nay gặp Hầu Viên, chắc phải có duyên gì, chứ không lẽ Hầu Viên gặp tôi chỉ để hoàn lại một xu mà ngay từ đầu đã không phải là món nợ của Hầu Viên?

- Bà sẽ ngạc nhiên vô cùng khi thấy cuộc đời là những chuỗi nợ chỉ nhỏ bằng một xu. Hầu Viên mỉm cười, giọng thong thả như nói đùa.

- Thế Hầu Viên sẽ trả nợ như thế nào?

- Tôi sẽ chữa bệnh cho bà.

- Tôi không có bệnh gì cả.

- Bà bị bệnh chấn thương tâm lý sau chuyến vượt biển của bà. Tuy bệnh của bà không phá hủy nếp sống thầm lặng của bà, nhưng nó ngăn cản bà có một cuộc sống hạnh phúc. Bà sợ hãi nhiều thứ và bà quá cầu toàn.

Hầu Viên kê khai chứng bệnh của tôi và tôi công nhận là nhiều cái cũng có lý. Thí dụ như tôi sợ đi xa vì đi xa thì phải lái xe. Tôi sợ lái xe vì sợ hư xe, xe chết máy dọc đường, và những bất trắc trên đường như gặp kẻ xấu lúc xe hư. Tôi sợ người yêu giết tôi chết bằng cách dàn xếp cho xe gặp tai nạn, chọn đường nhỏ vắng để dễ giết tôi. Đi máy bay thì sợ máy bay rớt, sợ không tặc. Đi tàu thì sợ tàu chìm và nhớ lại cảm giác khi vượt biển bằng thuyền. Tôi luôn luôn nhìn thấy những thói hư tật xấu của bạn bè và người thân. Tôi đòi hỏi sự sạch sẽ, ngăn nắp tuyệt đối do đó tôi không thể sống chung với người khác hay nuôi thú vật. Tôi không muốn đi du lịch sang các nước khác vì sang Nhật thì sợ phóng xạ, sóng thần, động đất. Sang Việt Nam thì sợ bắt bớ vô cớ, xe cộ không theo đúng luật lưu thông, thức ăn có chất độc.

- Tôi thấy khó đồng ý với Hầu Viên. Cho dù bản tính tôi có hơi kỳ quặc nhưng tôi không nghĩ đó là bệnh tâm lý. Tôi yêu đàn ông nhưng không đủ để chịu đựng nỗi khổ do sống chung với họ. Và tôi cũng từng nuôi mèo. Con mèo cũng là nỗi khổ của tôi vì tôi phải thu dọn săn sóc nó, nhưng dẫu sao vẫn ít nhọc nhằn hơn nuôi một đứa bé. Nhưng giả tỉ như Hầu Viên nói đúng thì Hầu Viên sẽ chữa trị bằng cách nào? Dùng trò chuyện như một phương pháp trị liệu tâm lý? Hay đưa tôi vào bệnh viện tâm thần?

Hầu Viên dẫn tôi xuống hầm. Khi người bạn trai của tôi biến mất, anh ấy có để lại một ít đồ vụn vặt chứa trong một cái thùng nằm khuất ở góc hầm. Tôi tránh nhìn đến nó. Thỉnh thoảng nhìn thấy nó tôi hậm hực, tình yêu ra đi nhưng rác rưới còn sót lại. Hầu Viên biết chỗ của xâu chuỗi chữ vì nó đã từng là nơi trú ẩn của Hầu Viên. Mang xâu chuỗi chữ lên tầng trên, Hầu Viên treo một đầu của xâu chuỗi chữ lên cái đèn treo trên trần. Sau đó, Hầu Viên giúp tôi đẩy cái bàn trong phòng học dạt qua một bên.

Chuỗi chữ dài chấm đất trông giống như một đàn khỉ đang níu tay nhau. Hầu Viên, lấy hộp phấn màu, loại dùng để vẽ lên mặt đất tôi mua vào dịp xem triễn lãm vẽ trên đường phố, vẽ thoăn thoắt trên nền nhà. Nền nhà tôi biến thành một cái hồ gợn sóng.

Đúng như thời tiết đã dự đoán. Trời đổ tuyết. Những hạt tuyết mềm rơi tạt vào cửa kính những âm thanh dịu dàng. Ngoài tiếng tuyết vơi vạn vật trở nên êm đềm tĩnh lặng.

- Bà rời bỏ quê hương xứ sở vì không thể sống ở đó. Bà cũng không thích nơi bà ở bây giờ, coi nó chỉ là nơi tạm trú. Bà có một nơi chốn lý tưởng nào không?

- Ý của Hầu Viên muốn hỏi là tôi có mơ ước được sống ở thiên đàng hay một utopia phải không? Có thiên đàng hay không?

- Tôi tin là có một thế giới hoàn hảo hơn thế giới chúng ta đang sống. Hầu Viên trả lời. Nhưng trước hết tôi phải chữa bệnh cho bà đã. Bệnh của bà là do có quá nhiều tính khỉ trong người.

Hầu Viên nắm nhẹ ngón tay út của bà, và từ từ rút ra, ban đầu chỉ là sợi tơ rồi sợi tơ dần dần lớn lên biến thành một người giống như bà nhưng nhỏ hơn, chỉ cao cỡ bàn tay, đầu ngón tay út của người này vẫn còn nối vào đầu ngón tay út của bà. Hầu Viên bứt sợi tơ giữa hai đầu ngón tay út, nhẹ nhàng hơn bứt một cọng kẹo kéo. Bà có cảm giác một phần tư tưởng bị rứt ra khỏi thể xác nhưng không làm cho bà cảm thấy đau đớn. Trái lại bà thấy người nhẹ nhõm như vừa trút được một mối lo âu nào đó. Hầu Viên rút một hơi ra cả chục người bé tí như thế. Hầu Viên chỉ từng người và giải thích. Bà này tự cao, cứ nghĩ là mình giỏi, thông minh hơn người những lời bà thốt ra toàn là chân thiện mỹ. Bà này ghét người giàu, người đẹp hơn bà. Bà này ham mê quyền lực, muốn mọi người phải phủ phục tuân lệnh bà. Bà này tuy giàu nhưng có tật ăn cắp vặt, vì cho rằng những thứ người ta bán quá đắt, không xứng đáng với giá trị món đồ. Bà này yêu người có vợ và luôn nuôi ý tưởng ngoại tình. Bà này cố chấp và ngoan cố không biết phục thiện. Bà này có tật thù dai. Bà này lường gạt vài mối tình chân thật dùng lời ngon ngọt chinh phục trái tim người ta rồi bỏ vì chán. Bà này cứ tự cho những gì mình viết là văn chương đáng lưu giữ muôn đời, cố gắng cạnh tranh dùng mưu mẹo để được ghi vào văn học sử.

Những người phụ nữ bé nhỏ này có hình dáng rất giống bà. Họ rủ nhau ra phòng khách chuyện trò sôi nổi về văn học, âm nhạc, và phim ảnh. Tuy nhiên chỉ một lúc sau họ đã tranh cãi chí chóe những vấn đề về nữ quyền, dịch thuật, văn học di dân. Và chính trị nữa, Giời ạ! Họ ném nhau bằng cà chua và trứng bẩn thỉu cả cái phòng khách sạch sẽ của bà.

- Không ngờ trong tôi có nhiều cái tính khỉ đến thế. Bà thở dài nói với Hầu Viên. Cái xấu đã ra khỏi người tôi và bây giờ tôi phải sống trong cảnh hỗn độn này. Tôi không thể mang họ trở lại vào bên trong tôi.

- Bà đừng buồn. Chập sau họ sẽ rủ nhau ra đi cả trả lại nếp sống yên tĩnh của ngôi nhà này. Nếu bà muốn tôi sẽ tặng bà một chuyến đi chơi xa, coi như là một hình thức chữa bệnh cho bà.

Hầu Viên dẫn bà đến xâu chuỗi chữ thòng xuống mặt hồ bảo bà nhìn vào. Bên cạnh bà, trong hồ là một thanh niên mặt vuông, tóc dợn sóng. Bà thấy quen mà không nhớ ra là ai. Anh ta bảo rằng bà nợ anh ta một món nợ lớn. Và hôm nay là ngày bà phải trả nợ. Mặt hồ biến thành một màn ảnh, và trên màn ảnh là một khúc phim xưa đã phai màu.

Bà thấy những hình ảnh như sau. Chàng trai đứng trong một nhà thờ nói chuyện với những người ăn mặc đơn giản nghèo nàn như những người tị nạn. Chàng trai dẫn một cô gái trẻ đi mua sắm ở một thương xá đắt tiền. Chàng đòi hôn, cô gái từ chối. Kẹt xe, chàng trai cáu kỉnh mắng chửi người lái xe chung quanh. Chàng trai người dính đầy máu, cảnh sát còng tay, đang ấn đầu chàng trai cúi xuống lúc vào xe cảnh sát.

- Bà vừa xem lại quá khứ của bà ở hồ tĩnh tâm. Bà không nhớ gì phải không? Khi tâm lý của bà không chịu đựng được một sự thật đắng cay, ký ức bị đẩy vào lãng quên. Mấy mươi năm về trước, khi bà mới sang Mỹ, bà có quen một người Thân, người đàn ông bà nhìn thấy trong mặt hồ. Anh ta là người H’ Mong sống ở Lào. Bà và Thân gặp nhau ở nhà thờ nơi bà học Anh ngữ. Thân nhiều lần đưa bà đi chơi và mua sắm quần áo quà cáp cho bà. Bà nhận quà và Thân nghĩ là bà cũng yêu Thân nên bày tỏ tình yêu. Bà lợi dụng Thân và khi thấy Thân muốn tiến xa hơn, bà tuyệt giao với Thân. Những món quà ngày xưa là món nợ lớn của bà.

- Bây giờ tôi nhớ ra rồi. Anh ta làm phụ bếp cho một nhà hàng Tàu, so với đồng lương của anh ta thì những món quà anh ta cho tôi quả là rất lớn, rất tốn kém. Lúc ấy tôi nghèo quá, Thân cho tôi những món quà quá xa xỉ và nó khêu gợi lòng kiêu căng và tham lam muốn sở hữu những thứ mà đàn bà con gái đều yêu thích. Tôi không yêu anh ấy không phải vì anh ấy nghèo và ít học, mà vì anh ấy rất nóng nảy cộc cằn. Tôi nhìn thấy vẻ hung tợn của anh ấy và e ngại sau này sẽ trở thành nạn nhân dưới tay của anh ta. Tôi dứt khóat không gặp anh ta nữa. Ngoài tôi ra anh ấy còn quen nhiều người nhưng ai cũng lảng tránh anh ta. Tôi nghĩ tôi đã quyết định khôn ngoan.

- Sự từ chối tình yêu của bà, cộng thêm sự từ chối của nhiều phụ nữ khác, với Thân đó là sự phản bội. Anh ta nảy sinh lòng thù hận phụ nữ. Anh cưới một người phụ nữ người Hispanic. Nghi là người phụ nữ này ngoại tình, anh ta giết chết người phụ nữ này. Giết bằng dao, moi móc cả tim gan ra ngoài để xem trái tim của người đàn bà ra thế nào mà người nào cũng phản bội anh ta.

- Vâng, tôi có đọc tin ấy trên báo. Cảnh Sát đến bắt người anh ta đầy máu me. Và nội tạng của người phụ nữ vương vãi khắp phòng.

- Bây giờ tôi phải làm gì? Tôi không nghĩ những món quà anh ta cho tôi có thể xem là nợ, tại vì anh ta tự nguyện tặng quà cho tôi.

- Anh ta tặng quà cho bà với ý nghĩ tặng quà cho người yêu. Hễ bà nhận quà tức là đồng ý đáp lại tình yêu.

- Cho dù ban đầu tôi có cảm tình với anh ta thì tôi cũng sẽ rời bỏ vì cái tính hung tợn của anh ta. Anh ta trút nỗi hận vào một người đàn bà điều đó không làm anh ta đáng được tha thứ và cũng không làm tôi cảm thấy đó là lỗi của tôi. Thật đáng thương cho người phụ nữ bị anh ta giết chết như vậy. Tôi rất tiếc đã không thể đáp lại những món quà anh ta cho tôi nhưng không đồng ý với quan điểm của Hầu Viên. Người Việt Nam thường nói,bắc thang lên hỏi ông trời, có tiền cho gái có đòi được không. Dẫu đó là nợ thì tôi cũng sẽ không trả nợ này.

Hầu Viên khoát tay, tỏ ý không muốn tranh cãi với bà. Bà nghĩ thầm chuyện kỳ lạ thật. Hầu Viên không phải là người nợ bà một xu, bà cũng không hề đòi món nợ này, thế mà hắn vẫn tìm đến bà để trả nợ. Giả tỉ như Thân cứ nhất định đòi nợ thì bà phải phản ứng thế nào đây?

- Tôi không đòi nợ. Tôi chỉ muốn rút ra hết những tính khỉ trong người bà và sau đó sẽ giới thiệu với bà một thế giới khác có thể hợp ý với bà, sẽ được xem là tốt đẹp hơn cái cõi người mà chúng ta đang sống.

Những người phụ nữ nhỏ bé, một phần trong con người bà ở ngoài phòng khách đã thôi cãi nhau. Mỗi người cắm cúi vào smart phone, tablet, notebook, laptop hướng về cõi người của riêng họ. Hầu Viên mời bà nhìn vào mặt hồ tĩnh tâm lần nữa.

Bên ngoài, tuyết rơi lặng lẽ, bầu trời đầy mây có ánh sáng màu hồng nhạt như thể ở bên kia lớp mây dày có một vầng ánh sáng. Hồ tĩnh tâm, hay là cái hình vẽ không gian ba chiều giống như vũng nước ngay bên dưới xâu chuỗi chữ khỉ, lăn tăn gợn sóng với vầng trăng. Hầu Viên nói như một hướng dẫn viên du lịch.

- Đi theo hướng vầng trăng, bà sẽ đến nơi đó. Một vùng đất gần như toàn hảo. Không khí sạch, thức ăn sạch, có thiên nhiên ngay trong thành phố, không chiến tranh, không tội ác. Người ta có thể kiểm soát cái chết, tự thiết kế cách chết cho mình trong tương lai. Thí dụ như một người sau khi sống lâu quá cảm thấy muốn chọn cho mình một cái chết không đau đớn hay bệnh tật thì ý muốn này có thể thực hiện được.

- Bằng cách nào?

- Người ta đến một trại an dưỡng dành cho người tự thiết kế cái phần kết thúc cuộc sống, chọn chương trình và ghi vào máy.

- Như là programming vậy? Tôi ngắt lời.

- Vâng. Hầu Viên gật đầu, nói tiếp. Người ấy sẽ rút ra một phần người (hay nói đúng hơn, một phần khỉ) để nằm ngủ ở trại an dưỡng và cái phần người muốn làm gì tùy thích cho đến lúc cái program ấy bắt đầu.

- Thú vị nhỉ?

- Thú vị gấp nhiều lần hơn cái tôi vừa kể. Tôi không thể miêu tả cho hết cuộc sống ở thế giới đó. Mỗi người phải tự trải nghiệm mà thôi.

- Giả tỉ như tôi đến đó một thời gian sau tôi muốn quay về nơi này, thì điều này có thể thực hiện không?

- Có chứ. Thì bà cứ đi ngược hướng trở lại. Xâu chuỗi chữ này sẽ là nhịp cầu nối của hai thế giới. Tôi tin là khi đến đó bà sẽ không muốn quay về.

- Nguyên xâu chuỗi này có nhiều chữ, tại sao chỉ có một mình Hầu Viên đến đây? Bà hỏi.

- Đây không phải là xâu chuỗi độc nhất. Và mỗi chữ khỉ đi về nơi ngôn ngữ gốc của nó, nơi có nguồn nợ của nó.

- Hầu Viên rút ra từ tôi nhiều người giống tôi và chứa tính khỉ của tôi. Những người này sẽ như thế nào?

- Họ có thể biến thành khỉ và đi đến bất cứ nơi nào họ thích. Hay họ có thể ở lại nhà này. Họ sẽ là bạn của nhau, là chị em với nhau, vì không ai biết rõ ý thích và tính nết của họ hơn.

- Suốt đời tôi ở mãi một nơi, nhiều khi lòng tôi mơ ước được thăm viếng hay sống một nơi hoàn toàn khác hẵn cuộc sống hiện nay. Tôi muốn thử đến nơi có vầng trăng dưới hồ tĩnh tâm. Nếu không thích sống ở đó tôi sẽ quay trở lại.

Hầu Viên gật đầu, nắm tay bà dẫn đến miệng hồ. Tay bà cầm lấy một đầu xâu chuỗi chữ. Chân bà vừa chạm mặt nước hồ thì ngay lập tức bà biến thành một con khỉ nhỏ bằng bàn tay, leo thoăn thoắt xuống lòng hồ về hướng mặt trăng. Hầu Viên nói vọng theo.

- Nếu bà trở ngược đầu, bà sẽ nhìn thấy vầng trăng biến thành mặt trời, và ánh đèn này sẽ trở thành mặt trăng. Một trong những cách có thể giúp bà trở lại căn nhà này là bà phải tìm cho ra một người nào đó đồng ý mua xâu chuỗi chữ khỉ này và làm sao cho họ thiếu nợ bà ít nhất là một xu. Phần tiếp theo là tất cả những chi tiết vừa xảy ra tối hôm nay, bà biết rồi. Bà cần gom lại tất cả tính khỉ của bà, mỗi con người rút ra từ thân xác của bà có mang một phần trí tuệ của bà. Nếu thiếu nhiều phần người, bà sẽ bị mất trí nhớ.

Hầu Viên tháo xâu chuỗi từ đèn treo trên trần rồi ném vào nó vào trong hồ tĩnh tâm. Mặt nước khô dần để lại sàn nhà với nhiều nét phấn vẽ. Hầu Viên chọn một tấm ảnh của bà đắp lên mặt và từ từ biến thành một phụ nữ giống như bà. Những người đàn bà nhỏ bé biến thành một những con khỉ nhỏ rất đáng yêu. Người đàn bà ra đứng cạnh cửa sổ, hé rèm nhìn ra bên ngoài. Tuyết đã ngưng rơi.

Hầu Viên vốn là một người sống ở thế giới dưới đáy hồ đi về hướng mặt trăng. Sau một thời gian sống quá lâu ở một nơi thật nhạt nhẽo, không có cái xấu vì thế không có cái tốt, không có nỗi buồn nên không có niềm vui, không có cái chết nên cái sống trở nên vô nghĩa. Hầu Viên chọn cách chết cho Hầu Viên bằng cách trở lại cõi thế gian.



[1] Từ Băng, nghệ sĩ điêu khắc đương đại, đã sáng tác một xâu chuỗi khắc bằng gỗ bao gồm chữ khỉ của nhiều ngôn ngữ trên thế giới như tiếng Ả rập, Đại hàn, Trung quốc, và Anh quốc. Xâu chuỗi chữ này được treo từ trên tầng cao nhất đến tầng hầm của viện bảo tàng Sackler (Washington DC). Chuỗi chữ này chấm dứt bên trên một hồ nước. Xâu chuỗi chữ là hiện thân của một câu chuyện dân gian. Ngày xưa có một đàn vượn chơi đùa trên cây cao dưới bóng trăng. Một con khỉ nhìn thấy bóng trăng trong hồ tưởng rằng mặt trăng đã rơi xuống nước nên kêu gọi cả đàn đi vớt mặt trăng. Từ trên ngọn cây đàn vượn nắm tay nhau tạo thành một chuỗi dài thả xuống hồ. Khi đụng vào mặt nước mặt trăng vỡ vụn. Loài vượn bảo nhau mặt trăng, kho tàng quí giá của thiên nhiên mất rồi, buồn quá kêu khóc vang trời. Một con vượn khác bình tĩnh hơn chỉ lên trời bảo rằng, mặt trăng vẫn còn, dưới hồ chỉ là bóng trăng trong nước.





Nguyễn Thị Hải Hà

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

góp nhặt cát đá Văn Chương cuối năm 2015







Ta sẽ đến ngày thu tỉnh lẻ
Lữ hành tìm kỷ vật cho người

Lý Ốc BR



Góp nhặt cát đá* Văn Chương như món quà đầu Xuân Bính Thân thân tặng bạn đọc Gió O. Góp nhặt chỉ giới hạn trong phạm vi những người viết văn làm thơtrên 3 trang mạng văn học hải ngoại: Da Màu, Tiền Vệ, Gió O vào một hai tháng cuối năm. Và cũng chỉ trong vòng những cây bút định cư tại Âu Châu, Bắc Mỹvà Úc . Những sáng tác văn chương trong lĩnh vực văn xuôi, thơ và dịch thuật. Tôi cố gắng làm công việc này hy vọng sẽ đem lại một niềm vui nhỏ đến cùng quý đọc giả trong không khí đón Tết. Những góp nhặt sau đây không hẳn là những kỳ hoa dị thảo hay là quốc sắc thiên hương. Đó chỉ là những mối duyên. Một nét môi, một ánh mắt, nụ cười, một dáng vẻ hay cử chỉ bắt mắt dễ coi thế thôi. Nhưng quý vị cũng dễ nhận ra từng dáng dấp văn phong tự do, phóng khoáng, phong phú trong văn chương; hay riêng lẻ qua giọng điệu. Đó có lẽ là đặc điểm của họ. Bởi không tròn trịa không gai gốc, tôi tin là họ sẽ còn tiếp tục bước lữ hành. Happy New Year Everyone. (LOBR)



@ Văn xuôi

Mỗi đêm, Cu Tí ngủ với những ánh sao lung linh và những con thú biển dễ thương. Những giấc mơ của Cu Tí cũng đổi màu ngoạn mục như ánh sáng êm dịu toả ra từ cái đèn Rùa. Mẹ làm Rùa nói với Cu Tí, “Anh Hai ơi, ngủ ngon nghe!” Rồi Mẹ thay Cu Tí nói với Rùa, “Rùa ơi, ‘dủ don’ (ngủ ngon) nghe!”

Khi bắt đầu biết bò, Cu Tí ôm cái đèn Rùa bò lổm ngổm trong phòng chơi và dần dần mở rộng lãnh thổ qua các phòng khác. Cu Tí bò bằng ‘ba chân’ vì một ‘chân’ trước mắc ôm đèn Rùa. Mỗi lần Cu Tí ôm đèn Rùa bò tới bò lui, thì Mẹ lại trẻ ra mười tuổi vì cười.

Lớn một chút, Cu Tí ôm đèn Rùa chơi cả ngày, như chơi với gấu bông, khỉ bông, cồ-la-là (koala) bông, bò bông, và tất cả những thú nhồi bông khác mà Cu Tí được tặng, dù mai Rùa có hơi cứng.

Dì Lâm hay xin Mẹ cho Cu Tí qua chơi với Dì. Mẹ hay hỏi ngược lại, “Em học tối tăm mặt mũi, còn chưa có giờ ăn ngủ, còn đâu mà chới với em bé?”

Năm năm rưỡi sau. Cu Tí đã thành Anh Hai đến ba lần, và một em đã về cõi xa. Lần nào sanh em, Mẹ cũng mở đèn Rùa cho em bé ngủ: Anh Tư, rồi tới Út Mĩm. Anh Tư ngủ giỏi như Anh Hai. Còn Út Mĩm lớn con hơn hai Anh, ngủ dài hơi nhất.

Khen ai khéo mua cái đèn Rùa… Đèn Rùa là đèn Rùa ơi ! (Trangđài Glassey-Trầnguyễn chuyện ngắn: Đèn Rùa)



Dù sao, tôi cũng xin còn được nhớ lại Sàigòn những chiều mưa ướt trên sông. Mưa đằm đằm bay suốt một khoảng sông ngút mắt. Lúc ấy, chắc em khoảng mười bảy, mười tám tuổi, phải không? Quán chiều, cạnh bờ sông, chỉ có hai người khách là anh với em thôi. Cô chủ quán lui vào trong chiếc chòi tre. Chỉ còn quạnh vắng tiếng mưa. Những bè gỗ mục trôi lênh đênh trên dòng sông trắng. Cơn mưa đằm đằm đan chéo một nỗi nhớ nhung. Anh ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới. (1) Tiếng chuông nhà thờ vọng lại như ngân lên trong mưa thành một điệu nhạc trắng mênh mang. Những cơn gió thốc hắt hơi mưa vào chúng ta. Tóc em bay mưa, mềm. Em đặt hai bàn tay em, lạnh giá, trong hai tay anh. Em bảo nhỏ em không sợ mưa nữa. Anh thương em biết bao vì câu nói tội nghiệp ấy. Bây giờ, lầm lũi trong suốt những cơn mưa của đời sống mình, anh vẫn còn nhớ câu nói nhỏ nhẹ và tin tưởng của em chiều mưa giăng trên sông ấy. Ừ, tất cả những cơn mưa đều làm cho mình mạnh lên, anh vẫn nhủ mình như thế. (Bùi Vĩnh Phúc tuỳ bút: Hãy ngước mặt và thả bay đi những cơn mưa)



@ Tản mạn

Tôi đọc Langston Hughes từ những năm mới bắt đầu học ESL, chương trình Anh ngữ cho người ngoại quốc. Thơ của Langston Hughes chữ dùng đơn giản nhưng ý thơ hùng biện và đầy khẩu khí. Bài thơ tôi đọc đầu tiên là Dreams.

Hold fast to dreams

For if dreams die

Life is a broken-winged bird

That cannot fly

Hãy ôm chặt ước mơ

Vì nếu ước mơ tàn

Đời như chim gãy cánh

Không thể nào bay cao.

Là người tị nạn bắt đầu xây dựng tương lai với hai bàn tay không, bài thơ của ông như một lời khích lệ lớn lao. Ông còn nhiều bài thơkhác cũng nói về mơ ước. Không biết ông mơ gì? Mơ thành một nhạc sĩ jazz lừng danh, hay mơ cải cách xã hội, san bằng thành kiến áp đặt lên người da màu? Ông ngụ ý gì khi cùng một bài thơ ông đặt cho hai cái tên? Harlem còn được gọi là Dream Deferred. Harlem, thành phố của những người da màu di cư từ miền Nam lên để lập nghiệp. Harlem cũng là nơi qui tụ những nhạc sĩ Jazz tài hoa. Hughes còn rất bài thơ hay như Song for a Dark Girl, Dream Boogie, Dream Variations, Theme for English B,… nhưng tôi lãng quênông, vì tôi phải theo đuổi ông thần tài để nương nhờ miếng cơm manh áo. Cho đến khi tôi tìm hiểu về nhạc Blues thì gặp lại ông qua bài thơ The Weary Blues (Điệu Blues Mỏi Mòn)… (Nguyễn Thị Hải Hà tản mạn dịch thuật: Nhạc Blues và Ca Dao Việt Nam)



Tháng Mười, 2015. Đã vào thu, mà vẫn có những ngày nóng bức như mùa hè. Đêm ngủ phải mở quạt. Quạt chạy bằng điện mặt trời. Xe cũng chạy bằng điện mặt trời. Từ khi trở lại Mỹ sau một năm sống ở Bắc Âu năm 2004, tôi đã làm tất cả mọi việc trong tầm tay và đời sống hằng ngày để giảm ‘vết chân’ CO2 từ cá nhân và gia đình mình. Hai vợ chồng son bắt đầu xây tổ ấm, tôi ‘vận động’ chồng gắn hệthống điện mặt trời. Anh nói, “Mình đang túng mà Cưng! Mắc quá!” Tôi nài, “Môi trường còn túng hơn mình!” 2009, chúng tôi ‘trồng rừng’ trên nóc nhà. Mỗi tháng, tuỳ nắng nhiều hay ít, ‘rừng’ của chúng tôi thay đổi mật độ cây: 16 cây, 18 cây, 15 cây. Rừng không có lá, nhưng làm xanh thiên nhiên, làm ổn định khí quyển, làm an lòng người có trách nhiệm với môi trường, làm đèn sáng mỗi đêm để tôi đọc sách cho con.

Hôm đi mua xe hơi điện, các con tíu tít. “Xe này không có khói hả Mẹ?” Gia đình nhỏ của chúng tôi tiết kiệm khi cần, để dùng đúng chỗ, như để mua solar panels, như để trả payment cho xe hơi điện. Để mua cho chính mình một nếp sống có trách nhiệm với môi trường. Những từ vựng đầu tiên tôi dạy con là ‘compost’ và ‘recycle,’ để mỗi đứa bé từ khi chập chững biết đi đã có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Con trai lớn đi học mẫu giáo. Cái giỏ đựng cơm trưa bị sút chỉ. Cô giáo nhắc, “Con về nói Mẹ mua giỏ khác.” Con trai về nhà nói, “Mẹ ơi, Mẹ vá lại dùm con. Cô giáo nói mua giỏ khác, nhưng con biết, Mẹ may lại được.” Trồng rau trồng cà và trái cây cho con. Con hiểu, trái chín trên cành đến từ vườn nhà, không mất công xe tải hạng nặng chở đi đường xa để mang đến, tránh nhiều khí thải cho môi trường. (Trangđài Glassey-Trầnguyễn tản mạn: Làm hòa với trái đất)



@ Thơ ca

Ly bia đắng buổi chiều mùa hạ

người đàn ông kỳ dị

như một kẻ lữ hành

Gatsby của lòng em

của tình em



Gatsby tránh xa thị phi tầm thường khốn nạn

yên lặng trong một cõi xa xôi

cùng người đàn bà hoang dại

trong lành

(Như Quỳnh de Prelle thơ: Gatsby)



Không bút không mực tôi viết một câu thơ

lặng lẽ như con đường

không dấu chân của khách hành hương

yên tịnh và vô ưu

như giọt sương tan trên chiếc lá no đầy lục diệp

vô trú xứ như một cánh chim

tôi lao vào bầu trời xanh vô tận

không màu không sắc

tôi vẽ một bức tranh vô hình

chiều kích vô biên của bình minh

tôi chết lịm trong thinh lặng, trong lửa

trong thơ, trong sắc màu

như một sự tận hiến thơ mộng

(Lê Nguyên Tịnh thơ tưởng niệm: Bay đi như một cánh chim)



ngựa ơi ngẩng cao đầu tung cao vó hí thật vang

đá vào chín tầng trời mười tầng đất cho mù mịt cõi hồng trần

ngựa ô chẳng có kiệu vàng

phân vân hai ngả: thiên đàng? thế gian?

(Mây Lan thơ: Hà Cẩm Tâm - Lý Ngựa Ô)



Nơi đây trạm vắng thưa người

Tàu con một bóng lạnh còi ngược xuôi

Sân ga nào tiễn chân tôi ?

Ngoài kia chiều xuống bồi hồi nhân gian

Cây ôm mặt đất thưa tàng

Bãi xa bày biện những hàng lá xanh

Tàu đi chậm, tàu đi nhanh

Tàu tôi là chuyến lữ hành trạm xa …

(Lâm Hảo Dũng thơ: Ở trạm xe hoả Thanaleng-Lào)



@ Dịch thuật

Thi sĩ đương đại đang hoài nghi rồi ngờ vực, trước hết, về chính bản thân của họ. Họ công khai thú nhận, làm nhà thơ một cách bất đắc dĩ, nghĩa là, họ đang cưu mang một chút hổ thẹn nào đó. Nhưng trong thời đại nhiễu nhương của chúng ta, sẽ dễ dàng thừa nhận sự sai lầm, nếu những khuyết điểm đó làm cho cái nhìn toàn diện thêm quyến rủ, hơn là nhận chân những giá trị riêng tư, bởi giá trị này tiềm ẩn xâu xa và không bao giờ có thể hoàn toàn tin tưởng ..... Khi phải điền nộp đơn từ hoặc trò chuyện với người lạ, thi sĩ không thểtránh né việc tiết lộ nghề nghiệp, họ thường dùng tên gọi thông dụng, là "nhà văn", hoặc thay thế nghề "thi sĩ" bằng bất cứ nghề nào khác mà họ đang kiếm sống trong khi viết lách. Các quan chức và các hành khách trên xe buýt sẽ tỏ thái độ khá hoang mang và cảnh giác, khi khám phá, họ đang liên hệ với một thi sĩ. Tôi nghĩ rằng các triết gia cũng gặp phải những phản ứng tương tựa. Tuy vậy, triết gia ở vị trí khá hơn, vì thường xuyên họ có thể điểm trang nghề nghiệp bằng tước hiệu học vấn: Giáo sư triết học, nghe rất khả kính. (Ngu Yên: Thi Sĩ Trong Thế Giới Hôm Nay)



Nàng thuộc loại phụ nữ gầy tự nhiên, mắt đen, tóc nâu dài thả phủ lưng. Nàng thích đeo chuỗi đá màu xanh turquois, và thích đeo hoa tai dài lủng lẳng.

“Trời ơi, đừng có khùng quá. Đó không phải là tình yêu, em biết dư rồi mà,” Mel nói. “Anh không biết cái đó gọi là gì, nhưng anh chắc chắn em không thể gọi đó là tình yêu.”

“Anh muốn nói gì thì nói, nhưng em biết nó là tình yêu,” Terri nói. “Với anh, điều này nghe có vẻ điên, nhưng sự thật vẫn là sự thật. Mỗi người mỗi khác mà, Mel. Đúng là đôi khi anh ấy làm nhiều chuyện điên rồ. Vâng. Nhưng anh ấy yêu em. Chắc là chỉ có anh ấy mới yêu cái kiểu như thế, nhưng anh ấy yêu em. Có bóng dáng tình yêu trong những hành vi điên rồ, Mel. Đừng có nói trong hành động điên rồkhông có tình yêu.”

Mel thở ra. Anh nâng ly rượu và quay về hướng Laura và tôi. “Hắn đe dọa sẽ giết tôi,” Mel nói. Anh nốc nốt chỗ rượu và với lấy chai gin. “Terri là người lãng mạn. Terri thuộc nhóm người đá-em-đi-để-em-thấy-mình-được-thương-yêu. Terri, cục cưng ơi, đừng có biến sắc mặt như vậy.” Mel vói tay qua bên kia bàn vuốt má Terri. Anh nhoẻn miệng cười với nàng.

“Bây giờ anh ấy lại muốn làm lành.” Terri nói.

“Làm lành chuyện gì?” Mel nói. “Có gì đâu mà phải làm lành? Anh biết chuyện anh biết. Có thế thôi.”

“Tại sao chúng ta lại bắt đầu về chủ đề này?” Terri nói. Nàng nâng ly uống cạn chỗ rượu. “Mel lúc nào cũng nghĩ đến tình yêu,” nàng nói. “Đúng không anh, anh yêu?” Nàng mỉm cười, và tôi nghĩ chuyện sẽ chấm dứt ở đây. (Nguyễn Thị Hải Hà dịch truyện Raymond Carver:Chúng ta nói gì khi nói chuyện tình yêu).



...........................................................................................................................................

* Góp Nhặt Cát Đá: Tên quyển sách dịch của Đỗ Đình Đồng, Sài Gòn 1971 Lá Bối ấn hành. Sách dịch từ quyển Sa Thạch Tập của Thiền SưMuju Nhật Bản.

* Đèn Rùa: http://www.gio-o.com/TrangDai/TrangDaiGlasseyTranguyenDenRua.htm

* Hãy ngước mặt và thả bay đi những cơn mưa: http://damau.org/archives/40463

* Nhạc Blues và Ca Dao Việt Nam: http://www.gio-o.com/NguyenThiHaiHa/NguyenThiHaiHaBlues1.htm

* Làm hoà trái đất: http://www.gio-o.com/TrangDai/TrangDaiGlasseyTranguyenLamHoaVTD.htm

* Gatsby: http://damau.org/archives/40520

* Bay đi như một cánh chim: http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=19450

* Hà Cẩm Tâm - Lý Ngựa Ô: http://www.gio-o.com/Chung/MayLanHaCamTamLNO.htm

* Ở trạm xe hoả Thanaleng-Lào: http://www.gio-o.com/LamHaoDung/LamHaoDungThanaleng.htm

* Thi Sĩ Trong Thế Giới Hôm Nay: http://www.gio-o.com/NguYen/NguYenNobel1996.htm

* Chúng ta nói gì khi nói chuyện tình yêu: http://www.gio-o.com/NguyenThiHaiHa/NguyenThiHaiHaRCarverLove.htm



Tết Con Khỉ 2016

Lý Ốc BR