Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

THƠ CUỘN - La Ngạc Thụy










Nỗi nhớ


Nỗi nhớ cong lưỡi trăng
Men theo khe ký ức
Rũ buồn.


Cuộc đời

Ba chìm bảy nổi
Xuồng con lênh đênh ngập ngụa chiều
Ai bảo đời thấp thỏm.


Tình yêu


Yêu như Xuân Diệu cười
Bóng trăng chuyển
Ao sâu cá ngủ - trời ngạt thở.


Nụ cười


Nhăn nhúm cười vở đêm
Sân khấu phẳng lặng mưa lượn lờ
Mặt nạ.


LNT

Hòa giải với ai đây ? 8 mầm mống chia rẽ






 "Mike Wilson"

nếu kẻ nào vẫn ngoan cố tiếp tục :

1. chối bỏ chính nghĩa đánh đuổi ngoại xâm của dân tộc
2. chối bỏ thành quả thống nhất đất nước
3. kết án các lãnh tụ kháng chiến là "tội đồ"
4. chối bỏ thực tại kinh tế thị trường do tư bản đầu tư tại VN
5. chối bỏ các thành quả kinh tế tại VN
6. chối bỏ thế trung lập, độc lập chủ quyền của VN
- bang giao chiến lược với mọi cường quốc trên thế gian
7. chối bỏ vai trò chiến lược của VN để gìn giữ hòa bình
cho toàn bộ khu vực tại Biển Đông
8. luôn luôn tìm đủ mọi cách
bịa chuyện để bôi xấu đất nước và dân tộc VN

thì kẻ ấy đang hòa giải với ai
và ai hòa giải được với kẻ ấy ...???

8 điều trên là mầm mống
của chia rẽ và nội chiến tại VN
mà những kẻ ác
đang manh tâm thực hiện !!!

Nếu Phật có thật, bạn sẽ được gì và mất gì?




Shakespeare đã từng nói rằng “đừng phỉ báng những điều bạn không biết sự thật, nếu không tính mạng của bạn sẽ gặp trùng trùng điệp điệp những nguy hiểm.” Vâng, nếu khi bạn chết bạn thực sự thấy Đức Phật, Phật Pháp đúng là có thật, cũng có luân hồi và có tồn tại địa ngục. Như vậy những người lương thiện thì thật đáng quý, còn bạn, bạn đã mất đi cái gì?


Nhiều năm trước, tại một hội trường lớn có một vị học giả nói với mọi người rằng Phật là tuyệt đối không tồn tại.



Lúc mọi người muốn ông ta chứng minh lời mình nói là đúng, ông ta liền cao giọng nói như thách thức Đức Phật: “Đức Phật quả thực người có linh, hãy xuống đây, trước mặt rất đông mọi người hãy giết chết ta đi, thì chúng tôi sẽ tin là người thực sự có tồn tại”, ông ta cố ý lặng yên chờ mấy phút nữa, đương nhiên là Đức Phật không xuống để giết chết ông ta. Ông ta liền nhìn mọi người xung quanh và nói “mọi người thấy rồi đấy, Đức Phật vốn dĩ là không tồn tại”.


Bất ngờ có một người phụ nữ nông thôn, trên đầu quấn một chiếc khăn, nói với ông ta: “Tiên sinh, lý luận của ông rất cao minh, ông là một học giả uyên bác. Tôi chỉ là một phụ nữ nông thôn, không thể phản bác lại ông, chỉ muốn hỏi ông một câu hỏi ở trong tâm trí của tôi: Từ trước đến nay đã nhiều năm rồi, tôi luôn tin vào Phật, tin vào những lời dạy bảo của Phật và cảm thấy vô cùng thoải mái. Bởi vì trong lòng luôn tràn ngập niềm tin vào Phật , điều đó đã đem lại cho tôi sự bình yên và hạnh phúc to lớn nhất. Tôi hỏi ông: Nếu như khi tôi chết, phát hiện rằng những gì tôi tin vào Đức Phật hết thảy đều không tồn tại, nhưng cả đời này của tôi đã tin vào Phật, vậy tôi sẽ bị tổn thất cái gì?”
Vị học giả suy nghĩ một hồi lâu, cả hội trường yên lặng, người nghe cũng rất đồng ý với suy luận của người phụ nữ này, ngay cả vị học giả cũng thán phục suy nghĩ logic này. Ông thấp giọng trả lời ”Phu nhân, ta nghĩ bà không bị tổn thất cái gì cả”.
Người phụ nữ nông thôn lại nói với vị học giả “Cảm ơn câu trả lời tốt của ông, trong tâm tôi có một thắc mắc, nếu khi mà ông chết, ông thấy những gì Đức Phật răn dạy là đúng sự thật, lục đạo luân hồi là có tồn tại thật. Tôi muốn hỏi ông sẽ mất những gì?” Vị học giả suy nghĩ một hồi lâu và không nói được lời nào.
Cùng suy ngẫm:

Nếu bạn tin Phật và Phật không tồn tại, bạn sẽ mất những gì? Còn nếu như Phật có tồn tại thật, nhưng bạn lại phỉ báng Phật, bạn sẽ mất những gì? Thật đáng phải suy nghĩ sâu xa!

Đối với mỗi người trong chúng ta, bất kể là có tin Phật hay không thì đều biết rằng Phật là lương thiện, là từ bi và luôn bảo hộ chúng sinh. Ý chỉ của Phật là giáo huấn con người lương thiện, chân thành và khoan dung, Mọi người khi gặp nạn đều khẩn cầu Đức Phật phù hộ. Người có lòng tin vào Phật thường là người lương thiện, trong tâm họ luôn chứa đựng những lời dạy bảo và ý chỉ của Phật. Trong tâm họ luôn luôn vui vẻ và chứa đựng lòng biết ơn. Họ tin rằng thiện ác hữu báo nên họ không làm điều ác, tôn sùng lương thiện và hòa ái, chân thành, như thế không tốt sao? Và bởi vì người ta không tin vào sự tồn tại của Đức Phật, không tin vào thiện ác hữu báo, nên họ dám làm bất kỳ điều gì để đạt được danh lợi cho mình, không có đạo đức ước thúc, không có quy phạm lương tâm.

Shakespeare đã từng nói rằng “đừng phỉ báng những điều bạn không biết sự thật, nếu không tính mạng của bạn sẽ gặp trùng trùng điệp điệp những nguy hiểm.” Vâng, nếu khi bạn chết bạn thực sự thấy Đức Phật, Phật Pháp đúng là có thật, cũng có luân hồi và có tồn tại địa ngục. Như vậy những người lương thiện thì thật đáng quý, còn bạn, bạn đã mất đi cái gì?

Bản tính con người là thiện ác đồng thời tồn tại, những người tin vào Phật sẽ ước chế điều ác và hướng thiện, tâm trí của họ thực sự được vui sướng, ngược lại, những người không tin vào Phật thì cái thiện của họ cũng sẽ bị cái ác lấn át, họ sẽ làm bất kỳ điều gì họ muốn, không khác gì động vật. Hãy nhìn xung quanh chúng ta, một thế giới không có đức tin đúng đắn, người ta sẽ không phân biệt được điều gì là thực sự thiện và thực sự ác. Chân thành, lương thiện, nhẫn nhịn, những người chứa những đức tính này là những người tốt nhất. Những người bị tiền bạc thay thế thiện niệm (mọi người bái Phật vẫn vì danh lợi), những người này đã bị mất phương hướng, tìm không thấy được ý nghĩa đích thực của cuộc sống.
Hành xử lương thiện, không làm điều ác. Hạt giống lương thiện ở trong tâm hồn mỗi chúng ta, nếu không ngừng tưới lên nó đức tin đúng đắn, tôi nghĩ rằng bạn sẽ tuyệt đối không mất gì mà còn có được một cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn!

Theo NTDTV
Biên dịch: Mai Trà, biên tập: Tuệ Minh

Ngữ nghĩa của "nếu"



Câu điều kiện tiếng Việt từ trước đến nay thường chỉ được đề cập thoáng qua trong các sách ngữ pháp với tư cách là một tiểu loại của câu ghép chính phụ. Do chưa được xem trọng nên – so với tiếng Nhật, tiếng Anh chẳng hạn – nhiều vấn đề của nó vẫn chưa được làm sáng tỏ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa.
Trên cơ sở tiếp thu những thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước (trước hết là hai nhà Nhật ngữ học Maeda (1991) và Sakahara (1985)), chúng tôi đã tiến hành phân loại câu điều kiện tiếng Việt dựa vào ba tiêu chí: (1) quan hệ nhân quả (±causality) giữa hai mệnh đề[1] (protasis và apodosis), (2) tính hiện thực (±reality) của các sự việc trong phát ngôn, và (3) tần số (frequency) xuất hiện của sự việc được nói đến trong phát ngôn.
Theo tiêu chí (1) câu điều kiện tiếng Việt có thể phân thành 2 loại chính là câu điều kiện-kết quả (+causality) và câu tiền đề-kết luận (–causality).

Trong câu điều kiện-kết quả (bộ phận chủ yếu của câu điều kiện) chúng tôi dùng tiêu chí (2) về tính hiện thực để chia bộ phận này thành hai loại nhỏ hơn: giả định (–reality) và phi giả định (+reality) (= sự việc đã xảy ra trong thực tế). Trong tiếng Việt, giả định và phi giả định có thể được xác định bằng một tiêu chí bổ trợ là tần số xuất hiện sự việc: nếu sự việc có tần số lớn hơn 1, rất nhiều khả năng ta có một phát ngôn phi giả định.
Trong phần này, trên cơ sở phân loại trên, chúng tôi thử phân tích một số biểu hiện của NẾU, một kết từ có thể xem là tiêu biểu cho quan hệ điều kiện, để qua đó làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về ngữ nghĩa câu điều kiện. Nói chung, khả năng xuất hiện của NẾU trong hầu hết các tiểu loại và khả năng biểu hiện đa dạng sắc thái ngữ nghĩa của nó có thể nhận định rằng phân tích ý nghĩa của NẾU cũng gần như là phân tích ý nghĩa của câu điều kiện nói chung.
1. NẾU trong mối liên kết điều kiện – kết quả
1.1. Đặc trưng ngữ nghĩa của NẾU là biểu hiện điều kiện giả định. Với đặc trưng này hầu như NẾU nghiễm nhiên trở thành kết từ tiêu biểu cho câu điều kiện tiếng Việt. Vì câu điều kiện, như các nhà ngôn ngữ trên thế giới thừa nhận, chủ yếu biểu hiện tính giả định. Có sự giống nhau gần như tuyệt đối trong các sách ngữ pháp tiếng Việt, hễ đề cập đến câu điều kiện tiếng Việt các sách đều đưa ra mô hình (đầy đủ): NẾU M1 THÌ M2.
Một mô hình như vậy có thể biểu hiện các loại ý nghĩa điều kiện rất phong phú. NẾU M1 THÌ M2 có thể là một phát ngôn giả thiết:
(1) Nếu đồng chí được nhà trường khen thưởng thì chi đoàn sẽ cử đồng chí đi dự Đại hội thanh niên toàn trường. (dẫn theo Hoàng Tuệ) [395]
M2 của câu có chứa NẾU thường biểu hiện ý chí, phán đoán, tình cảm của người nói:
(2) a. Nếu không đủ đổ mái bằng, tôi cũng sẽ lợp ngói Tây.[NTĐM-DTH]
b. Nếu tối vẫn không có thuyền thúng qua đây thì tôi sẽ tìm cách đóng bè chuối [TXV-LL].
c. Trời ơi, nếu chồng tôi chết thì tôi sống sao được? [MCT-HBC]
Ngoài ra M2 còn bao hàm cả những hành vi tác động đến người đối thoại. Hành vi đó có thể là mệnh lệnh, yêu cầu, khuyên nhủ, cấm đoán, đe dọa:
(3) a. Nếu đi, mang con xuống bà. [TXV-LL] (yêu cầu)
b. Nếu ở nhà không chịu được thì em lại đi đi! [TXV-LL] (mệnh lệnh)
c. Nếu không nghe em, chị sẽ bị đào thải khỏi đội ngũ... [NTĐM-DTH] (đe dọa)
Không những thế, M2 của câu điều kiện chủ quan còn biểu hiện sự đánh giá của người nói:
(4) a. Chẳng phải con dám trái ý mẹ song con nghĩ đời này thầy thông thầy ký nhiều quá, nếu con làm thì có sang trọng gì đâu. [MCT-HBC]
b. Nếu được như thế thì còn gì hơn nữa. [TXV-LL]
Mệnh đề bắt đầu bằng NẾU thường là những sự việc chưa hiện thực, nhưng cũng có trường hợp nó là những sự việc thật nhưng được người nói biểu hiện như một sự việc chỉ có tính khả năng mà thôi:
(5) (Xuân Hoa đi khỏi rồi. Bác Ái đứng ngó theo tức giận thầm trong bụng). Nếu mình để cho cô ta đi rồi thì biết ngày nào có dịp tốt như vậy nữa. [MCT-HBC].
Trong trường hợp này, tiếng Việt thường dùng các từ “như thế”, “như vậy” đi kèm với NẾU để đánh dấu tính chất giả định chủ quan đó (vì vị từ so sánh “như” tiền giả định rằng hai thực thể được đem ra so sánh không thể là một, tức là nó không thể so với chính nó):
(6) Nếu tài sản như thế này thì không cần tuyên bố phá sản.
Hội Nghiên cứu Ngôn ngữ Nhật cho rằng miêu tả một sự việc thật với tư cách khả năng thì người nói có thể tránh được cách nói “trực tiếp” hoặc là người nói muốn áp dụng một quy tắc nói chung vào một trường hợp cụ thể; như thí dụ dưới đây:
(7) (Kết cục là tôi nghĩ là đối với anh ấy tôi không hề tồn tại. Hồi tưởng lục tìm trong ký ức những kỷ niệm vui chứng minh tình yêu của anh ấy mà không có). Nếu không có bằng chứng cho sự được yêu, trái tim của người vợ sẽ trở nên phân vân.(dẫn theo một bài khảo cứu của Hội Nghiên cứu Ngôn ngữ Nhật Bản)
Ngoài cách giải thích của Hội Nghiên cứu Ngôn ngữ, cũng có một cách giải thích khác. Chúng tôi cho rằng tư duy của con người dường như có xu hướng khái quát hoá một tình huống hiện thực bằng cách khoác cho nó một hình thức giả định. Bởi lẽ, dưới hình thức giả định, người nói dường như lùi ra xa khỏi tình huống đang đề cập và đóng vai trò khách quan hơn trong việc tạo phát ngôn.
NẾU đặc biệt thích hợp với trường hợp người nói cố tình dùng dạng thức giả định dù sự việc rõ ràng là có thật.
1.2. NẾU cũng còn được dùng trong giả định phản sự thật, trong nhiều trường hợp có thể thay bằng GIÁ. Nhìn chung đối với một sự việc đã xảy ra trong quá khứ, NẾU có thể giả định nó xảy ra khác đi và đưa ra phán đoán của mình về sự việc khác đi đó:
(8) a. Nếu không có anh thì tôi đã chết mất xác rồi. [TXV-LL]
b. Nếu không có anh ấy về đây thì có lẽ tôi đã hô cả huyện làm theo cái khuôn mẫu của xã của chị phía trong đê.[TXV-LL].
Dựa vào giả định phản sự thật ở quá khứ, M2 có thể biểu hiện sự việc mang tính khả năng có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. GIÁ thường dùng để bày tỏ trạng thái/cảm giác mong muốn, nuối tiếc; vì vậy đối với những sự việc mang tính khả năng như vừa nói, người ta sẽ không thay NẾU bằng GIÁ nếu không muốn làm thay lệch nghĩa của cả câu. So sánh:
(9) a. Nếu anh không báo được nghỉ học thì tôi đã đi đến trường rồi.
b. * Giá anh không báo được nghỉ học thì tôi đã đi đến trường rồi.
c. Nếu anh không giúp đỡ thì đã không kịp rồi.
d. * Giá anh không giúp đỡ thì đã không kịp rồi.
Tính chất giả định phản sự thật của M1 ở các câu trên không có gì khác biệt, tuy nhiên sự “trung hòa” về nghĩa của NẾU giúp bảo toàn được quan hệ nghĩa của câu nếu so với nét nghĩa “mong muốn, nuối tiếc” rất mạnh của GIÁ. Hơn nữa, lý do làm cho (b) và (d) không thể chấp nhận – khác với (a) và (c) – là hiện tượng bất tương hợp ngữ nghĩa trong nội bộ cấu trúc M1: cái điều thông thường người ta mong muốn không phải là “không báo trước” hoặc “không giúp đỡ” mà là ngược lại. Chính vì vậy khi bày tỏ sự mong muốn, nuối tiếc thì GIÁ hoàn toàn có thể thay cho NẾU với sự bổ sung nhất định về ngữ nghĩa:
e. Nếu (/Giá) kịp chuyến bay đó thì bây giờ chúng ta đang ở Mỹ rồi.
f. Nếu (/Giá) không ly dị thì ngày mai là ngày kỷ niệm ngày cưới của chúng tôi.
M2 của câu phản sự thật cũng có khi được tổ chức như một cấu trúc ổn định, như một biểu thức (expression):
(10) a.Nếu ngày nào thầy cũng đe nẹt nghiêm ngặt với nó thì đâu đến nỗi. [TXV-LL] b. Nhưng nếu em bình tĩnh nghe anh thì chắc là khác rồi. [TXV-LL]
Phần lớn ở những câu giả định phản sự thật bày tỏ sự nuối tiếc hay mong ước, mệnh đề chính thường bị lược bỏ, để chỉ còn lại mệnh đề phụ với NẾU mà thôi. Áp lực của cả cấu trúc câu kết hợp với ngữ nghĩa của M1 đủ mạnh để người nghe nhận thức được trạng thái/cảm xúc của người nói. Vd:
(11)a. Nếu lúc đó tôi không bị cảm thì ....
b. Nếu tôi có tiền thì ....
Theo nhận xét của chúng tôi, dường như thành phần hiển ngôn mới là trọng tâm ngữ nghĩa của câu chứ không phải kết quả giả định đã bị bỏ lửng; khi đưa ra một tình huống không có thật người ta hướng đến một kết quả cũng không có thật, nhưng với người nói, chính cái tình huống đáng phàn nàn là nguyên nhân của mọi điều tệ hại kia mới là điều đáng quan tâm.
1.3. NẾU khởi đầu mệnh đề điều kiện phi giả định để dùng biểu hiện các quy luật tự nhiên và xã hội, nói chung là những gì có giá trị “chân lý”. Trong đó ta có thể nhìn thấy mối quan hệ nhân quả hàm chứa trong các quy luật có tính khái quát, vượt thời gian, không gian. Ở câu điều kiện loại này, hầu như người nói chỉ đóng vai trò của người quan sát.
(12) a. Nếu băng tan thì sẽ biến thành nước.
b. Nếu cố gắng ắt hẳn thành công.
c. Nếu lụt thì đói.
Các quy luật có được từ kinh nghiệm, kinh nghiệm đó có thể được thí nghiệm bởi một nhà khoa học, cũng có thể là trải nghiệm của người nói:
(13)Nếu natrium tác dụng với nước thì sẽ có phản ứng nổ.
Kinh nghiệm trong thí dụ trên là kinh nghiệm có tính chất trực tiếp; ngoài ra, cũng có những kinh nghiệm có tính chất nhận thức gián tiếp và thông qua một quá trình:
(14)Nếu hút thuốc lâu ngày có thể bị ung thư phổi.
1.4. NẾU còn dùng để nói đến thói quen, tập quán của một người nào đó. Trường hợp này cũng hoàn toàn không biểu thị chủ kiến của người nói. Trong trường hợp này chúng tôi nghĩ có một sự “xâm nhập” của NẾU vào lĩnh vực vốn là đặc trưng của HỄ, CỨ, MỖI LẦN.
(15)a. Nếu thời tiết tốt thì anh ấy ở chung quanh đền thờ Phật 2, 3 tiếng đồng hồ.
b. Nếu không thấy mặt hai bữa thì chiều anh ta đi chơi ắt hẳn lên nhà mà thăm. [MCT-HBC]
Cũng có thể là những sự việc quá khứ mà bây giờ không còn tiếp diễn nữa:
(16) a. Nếu anh gật đầu chào tôi, tôi cũng chỉ mỉm cười đáp lễ rồi ai lo việc nấy thì anh lại lo một cách khác.[TTTN-NK].
b. Lính tráng chúng tôi đi bất cứ đâu, nếu được rảnh rỗi là y như rằng lại có ai đó làm ra nhạc khí. [TĐHMĐ-DNQ]
2. NẾU trong liên kết tiền đề – kết luận
Liên kết điều kiện – kết quả là những liên kết hàm chứa quan hệ nhân quả. Còn liên kết tiền đề – kết luận là mối liên kết mà không thể nhìn thấy mối quan hệ nhân quả như thế. Với quan hệ này NẾU được dùng trong một phạm vi rất rộng rãi.
2.1. NẾU trong cấu trúc suy đoán
Xét thí dụ sau:
(17) A: – Máy bay Mỹ sắp đến đấy!
B: – Nếu thế thì phải có còi báo động. [NBCT-BN].
Trong cuộc thoại, người nói và người nghe cùng chia sẻ kiến thức chung về một “quy tắc” hay logic khách quan:
M1 Õ M2 (máy bay Mỹ đến Õ có báo động);
và cả hai người đều có một suy đoán/suy luận rằng:
Không M2 Õ Không M1 (không báo động Õ không có máy bay Mỹ)
Về mặt ngôn ngữ, người nói sẽ đưa ra dựa vào tình huống thực tế (không M2) theo nhận thức của mình để đưa ra một cấu trúc tiền đề – kết luận:
NẾU M1 THÌ phải/đã M2
nhằm bác bỏ hoặc nhận định rằng M1 là sai (không có trong thực tế). Vd:
(18) a. Nếu nó ăn cắp thì nó đã mất bình tĩnh khi đứng trước tôi.
b. Nếu nó ăn cắp thì nó đã không có bộ mặt bình tĩnh như vậy khi đứng trước tôi.
Tương tự như cơ chế logic của câu điều kiện giả định phản sự thật đã thảo luận ở trên, NẾU, THÌ, ĐÃ, PHẢI là những chỉ tố cho thấy sự việc diễn đạt ở M2 là phản sự thật (không thực tế, ít nhất là trên quan điểm của người nói). Như vậy có thể trình bày logic câu trên:
[nó đã bình tĩnh] ® [nó đã không ăn cắp]: M1 sai.
Trường hợp sau đây vắng mặt chỉ tố ĐÃ, PHẢI, thay vào đó là một trạng ngữ đánh dấu tính hiện thực (“như vậy”), nhưng logic tiền đề – két luận cũng không có gì khác.
(19) Nếu thật lòng yêu cô ấy thì anh không thể chia tay một cách đơn giản như vậy được.
Thực tế là anh đã chia tay một cách đơn giản ® anh không thật yêu cô ấy, tức là M1 sai.
Người nói cũng có thể đưa ra một tiền đề (tiền đề này có thể là đúng, đã là sự thật hoặc chưa là sự thật) để kết luận theo kiểu: “Nếu sự việc ở M1 là đúng thì sự việc ở M2 cũng đúng”.
(20) a. Nếu cái xác được mang từ chỗ khác đến như vậy thì tội phạm không chỉ là một người.
b. Nếu ông sư Miến Điện đó là một cao tăng có cái xâu chuỗi không dễ gì có được đó thì chắc chắn ông ta không phải là một đào binh.[TĐHMĐ-TNQ].
2.2. NẾU trong cấu trúc đối ứng
Trong câu NẾU M1 THÌ M2 ta có thể có một cấu trúc sóng đôi về hình thức giữa M1 và M2, trên cơ sở sóng đôi hình thức như thế bộc lộ quan hệ đối ứng giữa M1 và M2. Tùy vào nội dung của hai bộphận đó mà câu có ngữ nghĩa khác nhau. Có thể kể đến một số quan hệ đối ứng sau đây:
– Quan hệ tương đồng về tính chất, đặc trưng:
(21) Nếu tỉnh tôi có nhiều mía thì tỉnh anh có nhiều đường.
– Quan hệ tương đồng về mức độ:
(22) a. Nếu gã là một công dân đáng ngờ bao nhiêu thì gã lại là một người lính đáng trọng bấy nhiêu.
b. Nếu môn toán nó tồi bao nhiêu thì môn văn nó cũng tệ bấy nhiêu.
– Quan hệ đồng nhất trong những đặc trưng tương liên (thường dùng trong các so sánh tu từ):
(23) Nếu giáo dục là một tòa nhà thì thầy giáo là những viên gạch xây nên tòa nhà đó.
– Quan hệ về tầm mức hoặc chiều hướng của sự việc (trong – ngoài, hẹp – rộng, cụ thể – khái quát v.v.):
(24) a. Nếu nam nữ bình đẳng thì trong gia đình vợ chồng cũng phải bình đẳng.
b. Nếu ăn mặc diêm dúa thế thì tâm hồn nghèo nàn.
– Quan hệ tuyển chọn một trong hai khả năng hoặc A hoặc B có thể được diễn đạt thành “Nếu không A thì B”. Tuy nhiên, có một điểm quan trọng là giữa A và B phải có một đặc trưng chung ngầm ẩnnào đó.
(25)a. Cô gái đó nếu không phải là vợ anh ấy thì chắc là gái bia ôm.
b. Thôi được rồi, đừng nói nữa. Chuyện này nếu không phải anh làm thì tôi làm vậy!
2.3. NẾU trong lời dẫn nhập
Cấu trúc NẾU M1 THÌ M2 có thể được sử dụng như một biểu thức ngữ dụng. NẾU M1 có thể là lời mào đầu có tính chất xã giao hoặc rào đón, nhằm thực hiện một hành động ngôn từ đi theo sau:
(26) a. Hồi nhỏ, thầy tôi còn sống, thầy tôi có kể tôi nghe chuyện này. Nếu các ông cho phép, tôi xin kể hầu các ông.[NTĐM-DTH]
b. Sách này thì có dính dáng đến chuyên môn của anh. Nếu anh cho là tốt thì sau khi đọc một trang, anh nói ý nghĩa của trang đó cho tôi nghe.
Khi phán đoán, quá trình suy nghĩ của người nói bị ràng buộc bởi cách thức, điểm nhìn, các hình thức phán đoán, vì vậy ở mệnh đề phụ thường bộc lộ các phương pháp tiếp cận đối tượng trong quá trình triển khai logic. Cho nên thường các động từ như nói, nhìn, nghĩ, đứng, xét, xuất phát, so sánh, v.v. được chọn làm những kiến trúc tương đối cố định để phản ánh chính cái quá trình triển khai ấy. Một số cấu trúc biểu thị tình thái câu, có vai trò như một trạng ngữ của câu như: “nếu nói thẳng”, “nếunói thật”, “nếu nhìn từ đây”, “nếu nhìn một cách khách quan”, “nếu nói đúng hơn”, “nếu nhìn sơqua”, “nếu xét kỹ”, “nếu đứng ở góc độ này” v.v..
(27)Nếu nói đến Bát Tràng là người ta nghĩ ngay đến đồ gốm sứ.
Đặc biệt, cấu trúc NẾU M1 có thể đặt ra một phạm vi giới hạn mà từ đó độ đúng sai của mệnh đềsau bị hạn định hoặc phụ thuộc vào nó.
(28) (– Như thế bình thường ba tôi là người thế nào?)
– Bình thường à? Nếu không lên cơn thì là người hết sức tử tế.
(29)Phật giáo của người Miến Điện nghĩ cũng là kỳ. Hãy dẹp bỏ sự đời, hãy cam phận (...). Lời Phật Thích ca, nếuhiểu theo nghĩa đen, nghe đâu là như thế. [TĐHMĐ-ĐNQ]
2.4. Câu tiền đề – kết luận NẾU P THÌ Q VÌ R
Ở câu điều kiện thông thường ta luôn nhìn thấy có một sự liên quan giữa mệnh đề trước và mệnhđề sau. Giá trị thật của mệnh đề trước luôn luôn thống nhất, liên quan đến mệnh đề sau. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có những câu điều kiện mà hầu như không nhìn thấy ở đó mối tương quan nào cả.
Chẳng hạn, sự việc không có áo mưa là một sự việc thật, đang tồn tại, còn việc trời có mưa hay không lại là một việc chưa thể đoán trước được. Ta có:
(30) a. Chiều nay trời mưa thì tôi không có áo mưa.
Ở câu điều kiện – kết quả thông thường, chúng ta có thể suy ra một câu khác (theo lối suy nghĩ dẫndắt) có cùng ý nghĩa với nó:
b. Nếu chiều nay trời mưa tôi không về nhà được.
c. Nếu chiều nay trời không mưa tôi có thể về nhà được.
Hoặc có thể thay đổi vị trí của hai mệnh đề:
d. Nếu tôi có thể về nhà (có nghĩa là) trời đã không mưa.
Nhưng trong câu điều kiện quan hệ tiền đề – kết luận không thể thao tác như vậy được:
e. ?? Nếu chiều nay trời mưa thì tôi không có áo mưa
cũng không thể:
f. ?? Nếu chiều nay trời không mưa tôi sẽ có áo mưa.
Có thể phân tích câu (a) dưới góc độ ngữ dụng học, theo đó khi sử dụng câu “tôi không có áo mưa” người nói nhằm dẫn dắt người nghe đến kết luận là “tôi không thể về nhà được”. Như vậy có thể diễngiải câu trên như sau:
(31) Nếu chiều nay trời mưa tôi không thể về nhà được vì tôi không có áo mưa.
Câu điều kiện {NẾU P THÌ R} được hình thành từ {NẾU P THÌ Q VÌ R]: Tình huống P sẽ dẫn đếnkết quả Q, đó là mối bận tâm của người nói, vì lý do R. Nhưng Q bị xóa bỏ, chỉ còn lại lý do gây ra mối bận tâm trong tình huống giả định đó mà thôi. Có thể hình dung sơ đồ tạo câu như sau:
NẾU P THÌ Q VÌ R Õ NẾU P THÌ Q VÌ R
Như vậy, “Nếu trời mưa thì tôi không có áo mưa” có thể hiểu như:
– Nếu trời mưa thì tôi không thể về nhà.
Mặt khác, khi nghe câu “Nếu trời mưa thì tôi không thể về nhà”, có khả năng người nghe sẽ hỏi lý do tại sao. Câu điều kiện đã trả lời trước cái câu hỏi mà người nghe chờ đợi được trả lời.
*
* *
Ở trên, chúng tôi đã phân tích tương đối chi tiết cách dùng và đặc trưng ngữ nghĩa của kết từ NẾU trong cả hai loại câu điều kiện-kết quả và câu tiền đề-kết quả. Trong một cấu trúc điều kiện vắng NẾU, nhiều trường hợp cho thấy nội dung mệnh đề (proposition) dường như không có gì khác biệt lớn (so với khi có NẾU) nhưng nhìn chung nội dung suy lý của một cấu trúc điều kiện vẫn chưa đủ chặt. Khi đó vai trò của từ THÌ trở nên rất quan trọng. Tuy nhiên, đây là một vấn đề mà chúng tôi xin bàm đến trong một dịp khác.


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH:
1. Hồ Lê, 1992, Cú pháp tiếng Việt, Q 2-Cú pháp cơ sở, Nxb KHXH, Hà Nội.
2. Hoàng Trọng Phiến, 1980, Ngữ pháp tiếng Việt - Câu, Nxb ĐH & THCN, Hà Nội.
3. Hoàng Tuệ, 1962, Giáo trình về Việt ngữ, T1, Hà Nội.
4. Nguyễn Kim Thản, 1977, Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Sweetser Eve, 1990, From Etymology to Pragmatics. Cambrige: Cambrige U.P..
6. Maeda Naoko, 1991, Jyouken bun funrui no-kousatsu, Nihongo gakuhou 13, Tokyo gaikokugo daigaku.
7. Sakahara Shigeru, 1985, Nichijou Gengo no suuiron, Tokyo daigaku shuppan kai.


NGỮ LIỆU:
1. Trần Nhật Quang, 1999, Tiếng đàn hạc Miến Điện , Nxb Văn học. (TĐHMĐ-TNQ)
2. Dương Thu Hương, 1988, Những thiên đường mù, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. (NTĐM-DTH)
3. Bảo Ninh, 1991, Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Hội nhà văn. (NBCT-BN)
4. Lê Lựu, 1995, Thời xa vắng, Nxb Hội nhà văn. (TXV-LL)
5. Nguyễn Khải, 1997, Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Trẻ. (TTTN-NK)
6. Hồ Biểu Chánh, 1988, Một chữ tình, Nxb Tổng hợp Tiền Giang. (MCT-HBC)


[1] Trong phạm vi bài này chúng tôi vẫn chấp nhận quan điểm của ngữ pháp truyền thống về cấu trúc hai “mệnh đề” (= cụm chủ vị, tiểu cú) của câu điều kiện chứ không đi theo cách trình bày cấu trúc khung đề – thuyết của ngữ pháp chức năng. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy những phân tích sau đây vẫn thích hợp khi diễn giải câu điều kiện như là một câu đơn mà “mệnh đề” trước là khung đề và “mệnh đề” sau là thuyết.

Theo Blog Tiếng Việt: Ngẫm nghĩ

Có gì đó




Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên


Có gì đó như niềm đau dĩ vãng
Đã khuất dần sau bóng lá phôi pha
Có gì đó tím bằng lăng khắc khoải
Lại về đây ru giấc ngủ an hòa

Có gì đó quắt quay day dứt
Trước sáng trong lặng lẽ ngọc ngà
Có gì đó bùi ngùi đắng đót
Âm thầm như tia nắng rớt giữa cỏ hoa

Ở nơi đó có niềm kiêu hãnh
Như thiên thanh bình thản đến không ngờ
Ở nơi đó vẫn ấm nồng ngọn lửa
Cháy khôn nguôi mặc giông bão gió mưa

Ở nơi đó nỗi buồn một nửa
Một nửa vui giữa thế thái nhân hòa
Ở nơi đó con tim có ngày ngày đợi cửa
Tiếng gõ nào thổn thức góc trời xa

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Thơ Bình Nguyên Trang






Nhà thơ Bình Nguyên Trang



Mùa hạ



Xanh mãi lên một đường chân trời
Nỗi buồn màu rơm rạ
Phượng yêu mùa bầm đỏ
Vút lên cao một tiếng mõ chùa

Mùa hạ mang ta về những hoài niệm vu vơ
Yêu đến tàn cánh hoa
Rừng rực nắng
Cơ thể xanh vào trời
Cơ thể tan vào đất
Anh và em lan tiếng gọi vào nhau

Cố nhân ơi đã gãy một cây cầu
Đã lạc đường vì sao đêm cầu tự
Đã cổ xưa một lời yêu vừa tới
Đã ngọt ngào một nỗi đắng cay
Đã vơi đi một con nước đầy
Đã khác dòng sông
Đã bao người đến tắm
Đã lở bồi con tim
Đã chậm nhanh nhịp đập
Đã xanh xao trong ngờm ngợp nắng hè
Đã tủi lòng em một phút tái tê…

Cây cứ lá và mùa cứ tới
Mùa cứ đi mùa cứ thói quen
Gió cứ thổi về nhớ nhớ quên quên
Cứ hư ảo trời xanh
Cứ cồn cào nắng đỏ
Cứ năm tháng và chuyến đò cũng lỡ

Mà chúng mình cứ sóng
Cứ lần tìm bóng nhau...




Và phía ấy


Và phía ấy sông trôi về biền biệt
Mưa mù sa hoa dại nở âm thầm
Ai tắt sáng xui chiều dâng bóng tối
Cho nhớ thương phủ ngập tâm hồn

Rằng đã vắng, anh giờ không đến nữa
Rằng đã tháng năm, bài hát đã mùa hè
Rằng gió lạnh đã nghiêng bờ vai lạnh
Tóc như rèm buông kín một chờ mong

Em chờ gì phía cuối dòng sông
Cỏ vẫn xanh như ngày anh đến
Trái tim hát dưới vòng tay ghì xiết
Rạng rỡ tháng hai trên gương mặt xuân thì

Em biết thế, đời là cuộc đi
Tình cũng vậy như sông đầy sông cạn
Và nước mắt phải đâu vì em khóc
Mưa đầu mùa trong đáy mắt em rơi

Dẫu biệt ly em vẫn biết ơn đời
Cho ta sống những tháng ngày khác lạ
Cho ta bay những chân trời tha thiết quá
Để vuột mất nào cũng trong nghĩa hồi sinh…




một ngày



Một ngày khoác túi lên vai
thấy cần đi
thấy nhớ ai
đắng lòng

Nỗi niềm
treo giữa thinh không
mùa thu đứng ở bên sông
thật hiền

Tôi
như là một người điên
phải đi cho tới
những miền rất xa
Cô đơn
ngay giữa ngôi nhà

cô đơn
ngay giữa ngàn hoa chúc mừng

Cần đi
tìm một người dưng
giữa mùa thu
mắt nửa chừng
mắt ơi

Cần đi
để nói một lời
đừng nuôi cô độc
một đời
trong nhau…



Em đã đợi



Vẫn để dành nụ hôn
thời thiếu nữ
cho một ngày anh đến cùng em

Anh
người của ngàn năm trước
người của ngàn năm sau
người của hôm nay
khi ta bắt đầu

Khi ta nhìn nhau
có tình yêu làm chứng

Em lại xỏ chân
vào đôi hài thiếu nữ
tuổi 20 chầm chậm quay về
những khổ nạn trên đời
mất dấu
lồng lộng chân trời
nhấp nháy ký tự Yêu

Tóc em bỗng là mây
xanh ngàn trùng sắc lá
mắt em bỗng là hồ
sâu thẳm đáy thời gian
tay em bỗng là hoa
dâng một mùa ân ái
và môi em
bỗng
nở đóa Thiên Đường

Em đã đợi
Dẫu mùa đi mùa tới
mặc tháng năm
trầm tích cuối con đường

Em đã đợi
bởi tin ngày anh đến
nụ hôn thời thiếu nữ
trao anh....







cửa sổ



Cửa sổ để em nhìn vào khoảng trống
để mở ra trời nắng
để khép lại trời mưa
và trong những ngày sương mù
em chờ anh gõ cửa

Dẫu rằng em không còn anh nữa
hề chi mà buồn với lẽ ở - đi
hề chi mà đau
hề chi mà xa xót

Căn phòng em những ngày mộng mị
là những ngày trống vắng niềm tin
ô cửa sổ vẫn sơn màu xanh
vẫn vì anh mà xanh

Và trong cơn mưa lá rũ không đành
em ngồi hát lời cây từ cửa sổ
ngay cả lúc nỗi đợi chờ tan vỡ
em nghiêng đời em qua mỗi chấn song

Trên trời cao còn có một dòng sông
còn thao thiết yêu một vì sao lạc
em dẫu không còn anh
dẫu là anh đã khác
dẫu tình yêu mặn nồng rồi phai nhạt
rồi hư ảo như trời

Rồi cứ thế căn phòng vừa khép cửa
người mở lòng ra mà bước tới không cùng….

Hãy tập mỉm cười trong tâm




Bắt đầu bằng đôi mắt

Đôi mắt có liên quan tới hệ thần kinh chủ động (hay thực vật), chia thành hai hệ: hệ giao cảm và hệ đối giao cảm. Hệ giao cảm điều hành những bản năng nguyên thuỷ; hệ đối giao cảm giúp con người được tĩnh tại, tạo ra những tình cảm yêu thương ...

Cả hai hệ này đều nối liền với mỗi tuyến của cơ thể. Qua trung gian của những hệ thần kinh, hệ giao cảm và đối giao cảm lệnh gia tăng hoặc kìm hãm hoạt động của chúng. Chính vì có sự liên quan giữa mắt và hệ thần kinh mà cơ thể có được toàn bộ những cảm xúc và cảm ứng tức thời. Khi thư giãn đôi mắt bằng nụ cười trong tâm, bạn giải phóng tâm trí ra khỏi gánh nặng của những căng thẳng thể chất. Trong trường hợp này, bạn đủ khả năng và tập trung sử dụng toàn bộ sinh lực sáng tạo của bạn vào công việc mà bạn đang quan tâm; đạt đến sự hài hoà với môi trường quanh bạn. Theo quan điểm của Đạo gia, mối quan hệ giữa sự thư giãn của đôi mắt và khả năng tập trung tư tưởng là điều rất quan trọng.

Một khi bạn cảm thấy trong đôi mắt mình đã rạng rỡ nụ cười, thì hãy dồn cái sinh lực này vào phủ tạng, và rót đầy các phủ tạng bằng một tình cảm thân thương.

Dưới đây là bảng chỉ dẫn những giai đoạn khác nhau trong việc thực hành nụ cười trong tâm :

1.Tuyến trước thân: Mắt, mặt, cổ, hệ tuần hoàn máu, phổi, tuỵ, lách, gan, thận, tuyến thượng thận.

2.Tuyến giữa thân: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng. Hãy nuốt nước bọt trong giai đoạn này.

3.Tuyến sau thân: Các đốt sống (từng đốt một).

Tuyến trước thân
Hãy ghi nhớ rằng nụ cười đầy sinh lực mà bạn đang dồn xuống phủ tạng cũng sẽ giúp bạn khai mở sự tuần hoàn sinh lực gọi là Tiểu Chu Thiên. Bạn phải thực hành điều này một cách nhẹ nhàng, thoải mái; hãy để nụ cười đổ xuống từ đôi mắt như một cơn mưa êm đềm, qua các phủ tạng, cho đến bộ phận sinh dục. Sau một thời gian thực hành, sự chu chuyển này sẽ diễn ra một cách tự động (là cơ thể đã hình thành và thiết lập một thói quen mới) và giúp cho các phủ tạng hoạt động một cách tốt đẹp .

Hàm
Hãy để nụ cười lan toả trên khuôn mặt, rồi sau đó hướng nó vào bên trong các hàm của bạn. Các hàm là nơi chất chứa nhiều căng thẳng nhất của cơ thể. Khi sinh lực của nụ cười trong tâm đã được lan toả, bạn có cảm giác toàn thân thư thái, buông lỏng và những căng thẳng đã rời khỏi bạn. Sự thư giãn này có thể đi kèm với cảm giác rần rần ở da và ngay cả lùng bùng ở tai. Nếu xảy ra điều này thì bạn chớ lo sợ.

Lưỡi và vòm miệng
Như chúng ta đã biết, lưỡi là điểm mà Đốc Mạch (Dương) tiếp xúc với Nhâm mạch (Âm). Hãy đặt lưỡi ở hàm trên, ngay phía sau các răng cửa. Khi lưỡi đã ở đúng vị thế, nó chạm màng hầu đóng ở đáy miệng, nhưng với những ai mới bước vào con đường luyện công, thì họ nên đặt lưỡi ở vị thế thứ nhất. (Đặt lưỡi sau các răng cửa - vị thế Phong) Một khi khí đã lan toả trong lưỡi, bạn sẽ thấy có cảm giác nóng rần rần và nếm trải những vị mà với bạn là hoàn toàn mới mẻ.

Gáy và họng
Gáy cũng là một nơi chất chứa những căng thẳng bởi vô số dây thần kinh và mạch máu có liên hệ chủ yếu đến tâm trạng, sự tươi vui, sảng khoái, đều đi ngang qua đây. Gáy giữ vai trò liên kết não bộ với thân thể. Một cái gáy kết chặt bởi lo âu và căng thẳng sẽ làm rối mù những thông điệp của não bộ và tạo ra những mắt mấu trong cơ thể. Bạn cần phải thư giãn gáy, nếu không bạn không thể thực hiện vòng tuần hoàn sinh lực gọi là Tiểu Chu Thiên. Để bắt đầu, bạn hãy gồng cứng các cơ gáy, rồi để chúng mềm mại thư giãn. Hãy thả lỏng cằm và để cho sức nặng của đầu bạn trĩu xuống trên ngực. Các Đạo gia đã khám phá ra phương pháp này trong khi nhìn tư thế của các chú rùa. Hãy thư giãn các cơ gáy trong khi mường tượng rằng đầu bạn có thể thẳng đứng mà không cần sự chống đỡ của chúng. Hãy lan toả nụ cười vào gáy và họng. Trong khi thực hiện điều này, hãy cảm nhận sự căng thẳng đang dần dần được giải toả.

Những phủ tạng chủ yếu
Tim
Tim giữ máu và khí cho toàn bộ các động mạch và tĩnh mạch. Với Nội Đan thì tim cũng như Thận, là các cơ quan chủ yếu để chuyển vị Khí. Nói cách khác ,tim có khả năng làm gia tăng năng lượng Khí và chuyển biến Khí thành một năng lượng Âm. Khi lan toả nụ cười trong tim và đong đầy nó bằng tình yêu thương thì sự tuần hoàn máu cũng gia tăng đồng thời với sự gia tăng trao đổi năng lượng Âm và Dương ở bên trong sự tuần hoàn này. Hãy cảm nhận năng lượng tình yêu xuất phát từ nụ cười của bạn đang lan toả trong hệ tuần hoàn.

Việc thực hành nụ cười trong tâm với mục tiêu làm gia tăng sự tuần hoàn Khí giúp cho tim làm việc bớt mệt nhọc hơn. Nụ cười qua đôi mắt và não bộ kích thích sự tuần hoàn sinh lực, và như thế máu có thể lưu thông một cách tự do và đầy đủ, cùng lúc với trái tim được thư giãn. Việc thực hành phương pháp nụ cười trong tâm, kết hợp với một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và những buổi thể dục đều đặn sẽ làm giảm những nguy cơ về tai biến tim mạch.

Hãy cảm nhận sự thư giãn lan toả trên khuôn mặt, gáy và đang tiến dần về tim của bạn. Bạn sẽ nhận thấy sự tươi mát êm ả ngự trị trong tim đồng thời với sự thư giãn của toàn thân. Với phương pháp này, những người cộc cằn nóng nảy, vốn thường cảm thấy đau nhức và căng thẳng trong tim hoặc vùng tim, sẽ có thể xua đi cảm giác đó. Vậy, bạn hãy để cho nụ cười toả rạng ở vùng tim. Hãy đong đầy tình yêu vào tim và để cho trái tim bạn trở thành vật "yêu quí"..

Phổi
Từ tim hãy lan toả tình yêu thương của bạn sang hai lá phổi. Hãy cảm nhận sự thư giãn của chúng và hít thở một cách thoải mái. Khi bạn hít vào rồi thở ra, hãy cảm nhận sự linh hoạt của phổi. Khi bạn thư giãn hai lá phổi và để cho sinh lực ùa vào, hãy cảm nhận về tính ẩm ướt và xốp của phổi .

Bụng
Tiếp đó, hãy để nụ cười trong trong tâm lan toả sang gan, phía bên phải, ngay dưới lồng ngực của bạn. Nếu bạn có một lá gan "chai lỳ ", nếu bạn gặp phải khó khăn trong việc tìm cảm giác, thì hãy kiên trì tập luyện để giúp cho gan của bạn mềm mại trở lại. Bằng nụ cười, bạn hãy mang lại sự sống cho lá gan; bằng yêu thương bạn hãy phục hồi những chức năng của gan bạn.

Hãy gửi đến hai quả thận của bạn, ngay dưới lồng ngực ở hai bên cột sống, các tuyến thượng thận đóng ở trên hai thận. Hãy mỉm cười với hai quả thận của bạn. Cũng tương tự như với trái tim, phương pháp này làm gia tăng sự tuần hoàn Khí trong toàn bộ cơ thể.
Hãy để nụ cười lan toả trong toàn bộ vùng trung tâm của bụng, trong lá lách và trong tuỵ của bạn. Sau đó "dẫn" nụ cười về rốn, và để nó ngưng đọng ở điểm này của cơ thể .
Nụ cười trong tâm giúp bạn thư giãn và mang lại hạnh phúc cho bạn, như thể những chất do các phủ tạng của bạn tiết ra đã trở thành một thứ thuốc tiên. Nếu bạn sống trong lo âu sợ hãi ,căng thẳng hoặc giận dữ, thì phủ tạng của bạn sẽ tiết ra những độc tố. Việc thực hành nụ cười trong tâm giúp cho hoạt động của phủ tạng trở nên nhẹ nhàng hơn. Mỗi ngày, phủ tạng của chúng ta phải đảm đương một công việc nặng nhọc; lọc và duy trì sự tuần hoàn của máu, chuyển biến thức ăn thành năng lượng, thải bỏ các độc tố, chế ngự những cảm xúc và căng thẳng. Nụ cười trong tâm giúp cho công việc được nhẹ nhàng thoải mái hơn.

Tuyến giữa thân

Cũng vậy, để bắt đầu, bạn hãy trải đầy nụ cười trong đôi mắt bạn. Sau đó hãy dẫn nụ cười vào miệng. Quậy lưỡi theo chiều hướng hầu tích tụ nước bọt. Một khi miệng đã đầy nước bọt, hãy đưa đầu lưỡi lên chạm vào vòm miệng khi các cơ cổ căng cứng, hãy nhanh chóng nuốt nước bọt. Nụ cười trong tâm cần phải theo nước bọt xuống thực quản và cùng nước bọt lan toả trong bộ máy tiêu hoá, rồi dừng lại ở rốn. Nước bọt là một chất bôi trơn tuyệt vời có chứa sinh năng mà từ trung tâm đóng tại rốn, sẽ lan toả khắp cơ thể. Với sự trợ lực của nụ cười trong tâm hãy dẫn năng lượng thần kinh vào trong dạ dày của bạn; chất lượng thức ăn mà bạn đã hấp thụ sẽ được gia tăng và sự tiêu hoá của bạn sẽ dễ dàng hơn. Hãy để nguồn năng lượng của nụ cười trong tâm giúp bạn thư giãn ruột non, ruột già và trực tràng của bạn .

Tuyến sau thân
Vẫn khởi đầu bằng nụ cười trong mắt, rồi dẫn nụ cười xuống lưỡi. Trước khi gửi nụ cười vào cột sống, hãy giữ cho lưng thẳng và hai vai hơi nghiêng về phía trước. Đưa nụ cười vào từng đốt sống, lần lượt từ đốt sống này sang đốt sống khác, đến tận xương cụt.

Sau một lúc, bạn cảm thấy nóng ran trong các đốt sống và một sự thư thái lan toả khắp người bạn. Sự thư giãn vùng xương cụt, vùng thắt lưng và xương mu tạo ra sinh lực và sinh lực này sẽ dâng lên cột sống mà không gặp phải một trở ngại nào.

Ở vùng rốn, hãy kết thúc bài tập nụ cười trong tâm bằng cách tích tụ năng lượng vào rốn. Sau một thời gian luyện tập, bạn có thể thực hiện toàn bộ bài này trong vài phút. Tuy vậy trong những buổi đầu luyện tập, bạn có thể phải mất một khoảng thời gian trước khi thực sự cảm nhận được nụ cười. Khi kết thúc bài tập, tốt hơn là bạn không nên để năng lượng đọng lại trong trung tâm bên trên (đầu hoặc tim). Vùng rốn,nơi có thể dễ dàng đón nhận một sự gia tăng nhiệt lượng, là nơi thích hợp nhất để tích tụ năng lượng. Hầu hết, những phản ứng phụ gây khó chịu đều xuất phát từ một sự tích tụ thái quá ở đầu.

Để tích tụ năng lượng ở vùng rốn, bạn hãy tập trung ý tưởng vào vùng này và mường tượng rằng năng lượng đang xoáy quanh rốn theo hình xoắn ốc, cách làn da khoảng 6 cm. Phái nam phải xoáy vòng năng lượng theo chiều kim đồng hồ và phái nữ thì theo chiều ngược lại. Sau khi đã thực hiện 24 vòng xoắn ốc, hãy đảo ngược chiều hay nói cách khác hãy chuyển năng lượng theo chiều ngược lại .

Áp dụng phương pháp nụ cười trong tâm vào đời sống hàng ngày .
Mặc dù mục tiêu chủ yếu của nụ cười trong tâm là giúp bạn thư giãn trước khi thực hành tập luyện nhưng Phương pháp nụ cười trong tâm tự nó là cả một sức mạnh. Khi áp dụng phương pháp này vào đời sống hàng ngày, bạn sẽ gặt hái được những kết quả tốt đẹp. Nếu thực hành thường xuyên, nó sẽ giúp thay đổi đời sống của bạn một cách tích cực.

Trong thực tế, có người luôn bất mãn với chính mình, sở dĩ như thế là vì anh ta luôn cảm thấy không đủ tài sức để đương đầu với tình huống trong đời. Sau một thời gian thực hành phương pháp nụ cười trong tâm, anh ta nhận thấy rằng mình đã có ít đức tính, ưu điểm và chúng đã bị che khuất bởi thái độ tự chê bai, hạ thấp của chính mình.

Nếu làm chủ được phương pháp nụ cười trong tâm thì bạn cũng như con rùa, bơi lặn trong đại dương của sự bất khả tri mà không hề sợ hãi. Bạn sẽ mang lại cho các thành phần của cơ thể một sự thư giãn và như thế bạn sẽ tự tin để đương đầu với bất cứ tình huống nào trong đời. Nụ cười của bạn sẽ đẩy lùi mọi tiêu cực và bạn sẽ cảm thấy yêu đời trong mọi hoàn cảnh.

Tóm tắt
Nụ cười trong tâm giúp bạn dẫn đưa tình yêu thương vào bên trong cơ thể, nơi rất cần đến điều đó. Bạn hãy xem cơ thể mình như một cộng đồng mà thường khi bạn vô tình không quan tâm đến hoặc đối xử tệ với những thành viên đang kiên trì tận tuỵ làm việc. Hãy học hỏi cách thức nhằm ứng xử với các cơ quan của cơ thể bạn bằng sự trìu mến và tôn trọng như thể chúng là những đứa con của bạn.

Đừng có ruồng rẫy bất cứ một cơ quan nào của cơ thể bạn. Chẳng bao lâu bạn sẽ hiểu được thế nào là yêu thương, thế nào là năng lực tình yêu từ chính nơi bản thân mình. Nếu bạn đủ kiên trì, thì đời bạn sẽ tươi vui, sẽ rạng rỡ. Những "cư dân" trong số thành phần của cơ thể bạn (phủ tạng, xương, máu, não) sẽ phục hồi và đổi mới con người bạn. Với một con người như vậy, những quan hệ của bạn với người khác và với công việc sẽ thay đổi một cách tích cực; chúng sẽ diễn ra trong an bình và yêu thương. Nói tóm lại, bạn hãy mỉm cười với chính mình, dẫu bạn đang ở nơi đâu và gặp phải bất cứ điều gì trên đường đời của bạn.

Bạn hãy học cách yêu thương từ chính nơi bản thân mình ..

nguyen diep

Số phận



Minh Trí




Có thể hiểu Số là là tổng số lượng thời gian một người có mặt trên cuộc đời này, còn Phận là phẩm chất của những ngày sống đó. Hiểu như vậy thì thấy con người nói chung khó thể quyết định nổi Số, nhưng lại có thể làm thay đổi được Phận. Nói một cách biện chứng, số và phận có mối quan hệ mật thiết với nhau; song, trên những phạm vi và cấp độ nhất định, chúng vẫn giữ được tính độc lập tương đối. Vượt lên trên hết, số luôn mang giá trị của những ước định, ẩn số, biển số. Vì khó có thể xác định được số của mình, chừng nào tới số thì người ta nghĩ đó là “tại trời” và hiểu số là “tài sản trời ban”. Sống chết do số, yểu mạng hay trường thọ cũng tại số. Tuy nhiên, quan hệ giữa số và phận không phải lúc nào cũng lệ thuộc vào trời. Nếu sinh trong thời loạn lạc hay chọn những ngành nghề nguy hiểm, phận con người sẽ treo lơ lửng, mong manh trên đầu số. Có nghĩa là chúng ta khó thể thoái thác trách nhiệm, hành vi của mình để đặt số và phận vào hai tiến trình, mà phải coi chúng như hai thuộc tính của một con người. Chỉ có điều, số trong rất nhiều trường hợp nằm ngoài khả năng kiểm soát của hành vi. Ta chỉ có thể mong cho số mình được hưởng hết tuổi trời, như nhà thơ Tô Đông Pha đời Tống đã viết trong bài thơ nổi tiếng “Thuỷ điệu ca đầu” rằng “Đãn nguyện nhân trường cửu” (Những nguyện đời người được dài lâu).

Có nhiều người chịu sống một đời hèn mọn, bấp bênh…, cũng có những người giàu sang phú quý, vợ đẹp con khôn… từ đó làm nên những thân phận khác nhau. Trong đời người ở những giai đoạn khác nhau lại tiếp tục làm nên tính khác biệt của phận. Phận ở đây nhằm chỉ tình trạng sống, cảnh sống, phẩm chất đời sống. Nó thuộc yếu tố khả biến, khác với số ở chỗ nó có thể được quyết định bởi mong muốn chủ quan và nhờ vào nỗ lực của mỗi người trong việc định dạng bản thân. Trong khi số hàm nghĩa tổng lượng thời gian tại thế, định lượng, thì phận lại biến đổi, định tính, hướng theo chiều thay đổi của cuộc sống. Việc theo đuổi, dấn thân trên con đường xác định giá trị sống là khế cơ trong quá trình thay đổi thân phận. Sống ra sao cho càng ngày càng ra mình, đó là tiến trình tạo lập nên thân phận riêng. Giả sử một con người trót sinh ra trong gia đình nghèo khó; đến một ngày kia, người ấy hoàn toàn có thể quyết định thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn ấy để tiến thân trên con đường xác lập phận mới dưới động lực của những mục tiêu lớn. Các đô thị lớn của nước ta trong nhiều năm qua đã không ngừng thu hút nhiều cá thể tới làm ăn, lập nghiệp và không ít người trong số đó xuất phát từ mục tiêu đổi đời – một cuộc cách mạng với mơ ước thay đổi thân phận. Bởi vậy, phận là thành tố khả biến, chịu sự quyết định của chủ thể.

Xét trên phương diện tổng thể phẩm chất cuộc sống, phận bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần. Để thay đổi được phận, một trong những nhân tố đóng vai trò then chốt là Thực lực của mỗi con người. Thực lực có khả năng định vị, làm nên cuộc cách mạng về phẩm chất cuộc sống. Hiểu một cách đầy đủ, Thực lực gồm sáu phương diện: Công đức lực, Gia trì lực, Cảm nhiễm lực, Nỗ lực, Quan sát lực và Ứng biến lực.

Công đức lực có thể hiểu là sức mạnh của lòng từ bi, hỷ xả, những điều mà khả năng của con người có thể đem lại cho tha nhân. Một người có thực lực không thể chỉ biết chăm lo cho riêng bản thân, sống một cách tự tư, tự lợi, mà còn phải đem tài năng, phẩm hạnh ra giúp người, giúp đời. Thực lực thể hiện trên phương diện Công đức coi như một thứ trách nhiệm tự nguyện, xuất phát từ lòng yêu thương, quan tâm tới hoàn cảnh sống của người khác. Xét cho cùng, mỗi người trong chúng ta đều chỉ là một cá thể trong chỉnh thể gồm có ta cùng tha nhân. Dù rằng, vai trò cá nhân đang ngày càng được đề cao, đến mức độc tôn; nhưng cá thể không làm nên được chỉnh thể và con người không thể sống độc lập tuyệt đối trên thế gian này. Từ công đức lực liên quan đến Gia trì lực, được hiểu là sức mạnh của sự hộ trì, giúp đỡ bởi tha nhân. Bất cứ người nào, kể từ khi còn trong bụng mẹ, chưa hề biết gì cho đến lúc trưởng thành, công thành danh toại đều hàm ân không biết bao nhiêu người. Sức mạnh của những lực lượng hữu hình hay vô hình trên thế gian luôn phù trợ chúng ta trên mỗi bước đường dẫn tới thành công. Con người ta thật khó thể nói đến thành đạt khi không nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhiều người. Thực lực tiếp theo cần nói đến là Nỗ lực. Muốn thành công trên con đường sự nghiệp, đạo hạnh hay học vấn… đều phải tự mình cố gắng vươn lên. Vì, học và hành không ai có thể làm thay. Nỗ lực chính là phẩm chất số một giúp con người không ngừng thăng tiến, vươn lên. Ngoài ra, còn phải kể đến Cảm nhiễm lực: năng lực tiềm ẩn trong sức mạnh lan toả, chiếm hữu tình cảm, tinh thần của người khác. Các bậc thành tựu đều có năng lực này, từ những thiền sư, hoà thượng cho đến chính trị gia, nghệ sĩ, giáo sư… Năng lực tiêm nhiễm, cảm hoá biến họ trở thành người có khả năng truyền cảm hứng, đam mê, đức tin đến người khác, từ đó cảm hoá, lay chuyển những khối lầm lì của tập quán cũng như tư tưởng… Một năng lực khác càng ngày càng thiết yếu trong xã hội đương đại đó là Năng lực ứng biến. Thế gian vô thường nhằm chỉ tình trạng thường biến của vạn vật. Vạn vật và cả con người đều nằm trong sự biến đổi không ngừng. Sống trong điều kiện đó đòi hỏi mỗi người phải có khả năng thích ứng với hoàn cảnh. Có thể mới có thể an nhiên, tự tại trước cảnh vật đổi sao dời. Và cuối cùng là Quan sát lực :khả năng quan sát. Bất cứ ai dù giác quan khiếm khuyết đến đâu đều có khả năng quan sát. Quan sát không chỉ bằng mắt, bằng các giác quan, mà còn bằng cả tâm hồn, tình cảm và lòng yêu thương. Có như thế, năng lực quan sát mới trở thành một trong những phẩm chất làm thay đổi phận của bản thân và người khác nhằm làm nên thực lực của mỗi con người.

Trong bất cứ điều kiện nào, dài lâu về số vẫn như một niềm mong ước, đặc biệt khi mà từng phút, từng giây, không biết bao nhiêu những nguy cơ tiềm ẩn trên cuộc đời. Số rốt cuộc vẫn thể hiện sức mạnh quyền uy biến thiên của mình cho con người tin rằng, loài người còn chịu sự chi phối bởi những thế lực ngoại tại. Chính vì thế, điều chúng ta cần hướng tới là nỗ lực làm thay đổi phận. Yếu tố không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến số, mà còn quy định phẩm chất của số. Và điều quan trọng hơn, phận hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào vai trò tự quyết của mỗi cá nhân.■

THÁI CỰC LUẬN Chương 5. Tương quan giữa Thái Cực và Vô Cực, Thái Cực và Vạn Hữu




A. Thái Cực và Vô Cực
Nho gia không phân biệt Thái Cực và Vô Cực.

Chu Liêm Khê viết: Vô Cực nhi Thái Cực.

Các Đạo gia cũng cho rằng rất khó mà phân biệt Thái Cực với Vô Cực. Thái Cực có lẽ hàm ngụ ý sinh hóa, tạo thành vũ trụ, còn Vô Cực là thực thể siêu vi của vũ trụ. Xướng Đạo Chân Ngôn tượng trưng Vô Cực, Thái Cực bằng 2 hình sau đây [1]



Vô Cực Thái Cực

Thái Cực có thêm chấm ở giữa ngụ ý rằng Thái Cực là Huyền Quan sinh xuất muôn loài.

Ngày nay ta có thể nghị luận như sau:

Thái Cực và Vô Cực là 2 phương diện của một Thực thể duy nhất, Vô Cực là Thực thể ở thế tiềm ẩn chưa hiển dương; Thái Cực là Thực thể đã hiển dương bằng cách tạo thành vũ trụ. Vô Cực là Trời Ẩn, Thái Cực là Trời Hiện. Vô Cực hàm nghĩa siêu xuất quần sinh (Transcendent). Thái Cực hàm nghĩa ẩn ngụ giữa lòng Vạn Hữu (Immanent). Thái Cực đứng đầu Vạn Hữu, nên gọi được là Hữu.

Vô Cực vì siêu xuất trên mọi hình thức, nên gọi là Vô. Cho nên nói Hữu sinh ư Vô, hay Thái Cực từ Vô Cực xuất sinh cũng đúng; mà nói Thái Cực là Vô Cực cũng vẫn đúng. [2]

B. Thái Cực và Vạn Hữu

Thái Cực là Bản Thể Vạn Hữu, nên Vạn Hữu chính là sự biểu dương của Thái Cực.

Thái Cực sinh Vạn Hữu.[3] Thái Cực vừa lồng trong Vạn Hữu vừa bao trùm Vạn Hữu.[4]

Thái Cực bất biến; Vạn Hữu biến thiên

Vạn Hữu có phân tán; Thái Cực chẳng hề phân tán.

Thái Cực vô hình tướng, Vạn Hữu có hình tướng.

Thái Cực là Tiên Thiên vì chưa có hình tướng trẫm triệu [5]

Nhìn vào đồ bản:



Ta thấy Vạn Hữu từ tâm điểm dần dần sinh hóa ra. Trung tâm tượng trưng cho Thái Cực toàn bích, nên ta thấy chỉ có một vòng tròn có chấm giữa là trung tâm. Càng tiến ra các vòng ngoài, ta càng thấy phân tán, chia phôi, thù tạp.

Đại Đỗng Chân Kinh viết: Căn bản vốn từ trung tâm mà ra...

Có suy cứu, mới thấy Căn bản vũ trụ, thực là do trung điểm phát sinh. Các hiện tượng bên ngoài đều bắt nguồn tự bên trong.

Các sự ứng dụng hiển lộ bên ngoài đều do Bản Thể bên trong sinh xuất... [6]

Thiệu Khang Tiết cũng viết: Các đồ bản đều từ trung tâm mà sinh ra. Vạn hóa, vạn sự cũng sinh ra từ Tâm Điểm Thái Cực. [7] Thế tức là chủ trương: Thái Cực ở trung tâm, còn Vạn Hữu bao bọc bên ngoài.

Thiệu tử còn nói: Học về Tiên Thiên là học về tâm. Học về Hậu Thiên là học về các bóng hình, vết tích của tâm. Những tư tưởng trên hoàn toàn giống với tư tưởng Ấn Độ.

Thật vậy, các Triết gia Ấn Độ cũng cho rằng: Thượng Đế tiềm ẩn ngay trong lòng Vạn Hữu [8] Mọi sự đã được thêu dệt trên căn cơ vĩnh cửu [9] Đấng Bất Tử ẩn sau bức màn hiện tượng [10] Tâm ta là vết tích của Đại Thể; nhờ tâm, mà ta biết Đại Thể, cũng y như nhờ vết chân, mà ta kiếm ra người [11]

Như vậy Vạn Hữu chính là vết tích của Vô Cùng.

Quan niệm vạn vật sinh từ Tâm điểm cũng là quan niệm của sách Zohar. Zohar viết: Từ điểm Thái Cực huyền vi ra cho tới các tầng cấp hạ đẳng Vạn Hữu, cái gì cũng như là áo, là vỏ bao quanh tầng lớp trên... [12]

Áp dụng vào con người, ta thấy xác không phải phần quan trọng, xác chỉ là áo, là vỏ; óc não mới quan trọng. Suy thêm nữa thì óc não cũng chưa phải thực quan trọng; trung tâm não bộ mới thực là quan trọng [13] Trung tâm là Nhất, vòng ngoài cũng là Vạn. Nhất sinh Vạn. Vạn lại quay về Nhất [14], như vậy với là vẹn lẽ tuần hoàn. Lúc ấy Trung Tâm lại trở thành qui căn khiếu, phục mệnh quan.

Quan điểm này, xác định hai chiều vãng lai [15], tụ tán của vũ trụ và của con người. Chiều đi ra là chiều thuận, sinh nhân sinh vật. Chiều đi vào, là chiều nghịch sinh Thánh, sinh Thần:



CHÚ THÍCH

[1] Xem Xướng Đạo Chân Ngôn II, trang 8.

[2] Vô Cực tức thị Thái Cực 無 極 即 是 太 極.— Xướng Đạo Chân Ngôn, quyển II - trang 8.

[3] Vạn vật giai thủy ư Không. Thái Cực Không giả dã. 萬 物 皆 始 於 空. 太 極 空 者 也.— Xướng Đạo Chân Ngôn II, trang 9.

[4] Thái Cực dã đại tắc bao thiên địa, tiểu tắc nhập giới tử. 太 極 也 大 則 包 天 地, 小 則 入 芥 子.— Xướng Đạo Chân Ngôn II, trang 8a.

[5] Phù Tiên Thiên, vật tượng vị hình, bất lộ trẫm triệu. 夫 先 天, 物 象 未 形, 不 露 朕 兆 .— Xướng Đạo Chân Ngôn II, trang 3.

[6] Căn bản nguyên do Trung... Cứu kỳ căn bản thật do ư Trung. Hiện hồ ngoại giả bản hồ nội. Chiêu hồ dụng giả do hồ thể dã. 根 本 原 由 中 ... 究 其 根 本 實 由 於 中. 現 乎 外 者 本 乎 內. 昭 乎 用 者 由 乎 體 也. — Đại Đỗng Chân Kinh quyển hạ trang 11b.

[7] Đồ giai tòng trung khởi, vạn hóa vạn sự sinh ư tâm. 圖 皆 從 中 起 萬 化 萬 事 生 於 心.— Tạ Vô Lượng, Trung Quốc Triết Học Sử, Đệ tam thiên thượng, trang 15.

[8] Brahma underlying the world. -- The Thirteen Upanishads - page 15.

[9] C'est sur l'Impérissable que tout est tissé. — (B.A.V. III 8 - 3 - 10) Instant et Cause, page 117.

[10] «C'est l'Immortel voilé par le réel.»

(Brihad Aranyaka Upanishad I. 6. 1 - 3) Instant et Cause 107

... That is the Immortal veiled by the real (satya). Life (prana, breath) (a designation of the Atman)» verily, is the Immortal. Name and form are the real. By them this Life is veiled.

(Brihad Aranyaka Upanishad I. 6.3.).

[11] «One’s self (Atman), for therein, in all these become one. That same thing, namely, this self, is the trace of the All; for by it one knows this All. Just as, verily, one might, find by a foot print». — The Thirteen Up, page 25.

[12] «A partir du mystérieux Point Suprême jusqu'au plus infime degré de la création, tout sert de vêtement à quelque autre chose et cette autre chose sert de vêtement à une chose supérieure, et ainsi de suite. De sorte que le cerveau entouré d'une enveloppe sert lui même d'enveloppe à un cerveau supérieur. Le Point Suprême projetait une lumière immense d'une telle limpidité, d'une telle transparence et d'une telle subtilité qu'elle pénétra partout... Ainsi à partir du Point Suprême, tous les degrés de la création ne sont que des enveloppes les unes pour les autres; l'enveloppe du degré supérieur forme le cerveau du degré inférieur... — Extraits du livre du Zohar, Trad. Jean de Pauli Ed.

Reder Paris 1935 page 73 - Cf. M. Senard, Le Zodiaque, page 326.

Tout dans le monde est divisé en deux parties dont l'une est visible et l'autre invisible. Ce qui est visible n'est que le reflet de ce qui est invisible. — Le livre du Zohar page 125 - Cf. M. Senard,
 le Zodiaque, page 327
[13] Não chi quan ư nhân diệc đại hĩ. 腦 之 關 於 人 亦 大 矣. — Tính Mệnh Pháp Quyết Minh Chỉ, quyển 4 - trang 12.
[14] Trình phu tử tri vạn lý qui ư nhất lý, nhi bất tri nhất lý tán ư vạn sự... 程 夫 子 知 萬 理 歸 於 一 理, 而 不 知 一 理 散 於 萬 事.— Đào Hư Tử, Đạo Dư Lục, trang 19
[15] Vãng lai giả, dĩ nội ngoại ngôn dã, dĩ tiêu tức ngôn dã. Tự nội nhi ngoại vị chi vãng, tự ngoại nhi nội vị chi lai 往 來 者 以 內 外 言 也, 以 消 息 言 也. 自 內 而 外 謂 之 往, 自 外 而 內 謂 之 來. — Tống Nguyên Học Án, Quyển 37 - trang 5.

Vấn Đề của Chính Chúng Ta: Hãy Sử Dụng Bộ Óc của Mình




Hàng ngàn năm qua, mọi quyết định về cuộc sống, mọi "kiến thức" qui ước của các ngành khoa học v.v hầu như đều bị phán chỉ từ nhóm thiểu số nắm quyền lực gọi là nhà nước chính phủ... Và kết quả là bọn chúng luôn bị minh chứng SAI...

Và HỆ QUẢ của những sai lầm gian trá này là những cuộc CHIẾN TRANH, NẠN ĐÓI, BỆNH TẬT KÉO DÀI ... trong khi nhiều trường hợp, giải pháp nằm sẵn trước mặt nhưng người dân KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN ỨNG DỤNG.

Loài người TỪNG ĐƯỢC BỌN QUYỀN CHÍNH và khoa bảng DẠY RẰNG phải có Vua, có Chúa, có Qúi Tộc ...để chăm lo bảo vệ hạnh phúc cho xã hội... Con người vui vẻ tự nguyện làm nô lệ ... cho đến khi có người KHAI PHÁ NÃO TRẠNG của nhân loại và MỞ RA cho nhân loại một hướng mới... Và những kẻ khai phá này bị quần chúng lên án là ... hoang tưởng, không thực tế, không thức thời, sống và suy nghĩ điên rồ "cõi trên" v.v

Loài người từng được BỌN QUYỀN CHÍNH và khoa bảng hệ thống giáo dục dạy rằng:

- Quả đất vuông phẳng, MẶT TRỜI QUAY CHUGN QUANH QUẢ ĐẮT
- THỨ DÂN và QUÍ TỘC không thể BÌNH ĐẳNG
- Có một GIỐNG NÒI TÔN QUÍ, thuần chủng
- Và rằng có một "BẢN SẮC VĂN HÓA CỰC KỲ LINH THIÊNG và BẤT BIẾN"
- Chủng tộc không thể hài hòa - không thể giao kết hôn nhân dị chủng
-Đàn bà KHÔNG THỂ NGANG BẰNG ĐÀN ÔNG
- Trẻ không thể KHÔN HƠN già
- Đồng tính là tội phạm, không thể hạnh phúc đóng góp cho xã hội

Tất cả đã được những thiểu số CAN TRƯỜNG TIÊN PHONG, CÓ TƯ DUY KHOA HỌC thách đố và minh chứng TẤT CẢ những TÍN ĐIỀU đó là SAI! Và cực kỳ nguy hại!

Chúng ta từng được BỌN QUYỀN CHÍNH khoa bảng dạy rằng THIÊN CHÚA TOÀN NĂNG, KINH THÁNH được CHÚA viết ra và chính xác khoa học 100%! Và cũng nhờ vào thiểu số can đảm vạch ra cái tập sách MAN RỢ phi khoa học ấy LÀ DO MỘT BỌN ĐẦU CƠ CHÍNH TRỊ HƯ CẤU TẠO THÀNH (tham khảo Shlomo Sand -việc hư cấu dân tộc do thái giáo- Nhân chủ đã giới thiệu)- Và hiện nay, càng ngày giới thanh niên sinh viên, giới văn nghệ sĩ không chỉ không tin vào nó mà còn lột trần những băng hoại man rợ gian trá của Thánh Kinh!

Chúng ta từng được BỌN QUYỀN CHÍNH giáo dục khoa bảng dạy rằng CẦN SA có hại- Thước Lá Rượu có hại... Nhưng THUỐC LÁ và RƯỢU đuọc BÁN và QUẢNG CÁO như những nhu cầu của GIẦU SANG, QUÍ PHÁI. HƯỞNG THỤ... Còn CẦN SA vẫn là độc hại.... cho đến khi cũng chỉ có một số người dùng óc suy xét chứng nghiệm của họ thách thức và minh chứng ngược lại.... Hôm nay đây CẦN SA đang được "giải tội" và bình thường hóa, vì thât sự nó có khả năng giúp ích cho sức khỏe đời sống của nhân loại trong HÀNG NGÀN NĂM QUA!!!


BỌN QUYỀN CHÍNH KHOA BẢNG CHÍNH QUI cũng từng cảnh cáo chúng ta về nạn NHÂN MÃN, THIẾU LƯƠNG THỰC, về một qua bom nhân chủng v.v để tiến hành THỰC PHẨM DI TÍNH và ĐỘC QUYỀN CAI QUẢN NGUỒN LƯƠNG THỰC.... cũng chỉ có một thiểu số dùng cái đầu chất vấn của họ để đối kháng và từng bị lên án là "khuynh tả, mị dân, tử tế hão"...Cho đến hôm nay!!!

Hôm nay, khi bằng chứng không thể còn chối cãi là DÂN SỐ ĐỊA CẦU dù tổng quát, vẫn đang tăng, nhưng ở múc CHẬM DẦN cho đến vài thập niên và sẽ TỤT DỐC GIẢM DẦN.. Hiện nay một số quốc gia tiên tiến DÂN SỐ không còn tăng trường và GIẢM HẲN.. Đó chính là lý do CHÍNH SÁCH DI DÂN HÀNG LOẠT ĐƯỢC "KHOA HỌC và CHÍNH TRỊ HÓA" tại những quớc gia này vì tính "nhậy cảm" của nó! Chiến tranh liên tục được dấy động tại các xã hội lạc hậu là một GIẢI PHÁP GIÀM DÂN SỐ "CHÚNG NÓ" khi "dân số CHÚNG TA" không còn tăng trưởng nữa!!!

Bọn quyền chính liên tục tung "những kết quả nghiên cúu" để hăm dọa quần chúng dù chúng chua bao giờ ĐÚNG, tiếp tục SAI, nhưng quần chúng vô trách nhiệm, ích kỷ, hèn hạ, thủ lợi.. vẫn tiếp tục tin vào chúng và tiếp tực lên án mỉa mai những người sáng suốt hiểu biết rõ những âm muu tàn độc của Nhà nước và lên tiếng cảnh báo cho họ.

Những "nạn dịch cúm gà" "cúm heo", Ebola v.v đâu hết rồi???

Al Qeda, Taliban là mối ĐE DỌA CỦA NHÂN LOẠI.., và giờ đây mối đe dọa của nhân loại là ISIL.. và là Nga, là Putin... và người ta vẫn TIN .. Dù hơn 50 năm qua, Âu Mỹ là kẻ dùng bom đạn giết người, tấn công chiếm đóng các quớc gia khác. tạo đảo chính biến động tại các quốc gia khác.. và nắm toàn quyền thao túng hệ thống TÀI CHÍNH và SẢN XUẤT của địa cầu!

Và hôm nay, nơi các xã hội có cái gọi là nền DÂN CHỦ XÃ HỘI GIÀN TIẾP là nơi:

- DÂN QUYỀN BỊ XÂM PHẠM còn tinh vi chặt chẽ hơn các xã hội độc tài cộng sản với những mạng lưới an ninh tình báo cao cấp bậc nhất địa cầu!!!
- Nơi nền BÁO CHÍ trở thành tay sai LOA ĐÀI cho nhà nước- quyền ngôn luận báo chí bị tước bỏ!
- Nơi cảnh sát an ninh có quyền lực không chỉ là -không giới hạn- mà còn trắng trợn bắn giết thường dân vô tội vạ.
- Nơi mà cả một hệ thống chính trị được xếp đặt mua bán bằng tiền của giới tập đoàn đại bản
- Nơi mà các "lãnh đạo DÂN CỬ nhà nước" sẵn sàng vi phạm bất cứ nguyên lý nào để bảo vệ quyền lực hiện hũu! (Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Úc v.v)

Tất cả đang diễn ra trước mắt chúng ta. Thông tin hình ành đầy trên các trang mạng do chính các công dân sáng suốt, các nhà báo nhân cách độc lập (như ông Paul Craig Roberts, Chris Hedge, Udo Ulfkotte v.v)

Những điều quần chúng, sinh viên đại học từng được rao giảng về tính ưu việt của HIẾN PHÁP. của nền tự do báo chí v.v đang vỡ ra từng mảnh nhỏ trước mất chúng ta..

Và cũng hàng ngàn năm qua, từ những cá nhân đơn lẻ được biết đến như Lão Tử, Trang, Chu, Mặc cho đến cận đại và hôm nay ... đang cảnh báo chúng ta với bắng chứng tội ác và tội phạm của bản chất băng hoại của quyền chính nhà nước chính phủ ..

Bọn Nhà nước và đám khoa bảng báo chí giáo dục chính qui- chúng luôn bị minh chứng SAI... Thế nhưng tại sao quần chúng vẫn tin vào chúng?

Aristophanes, nhà biên kịch cổ đại Hy Lạp từng than thờ "Điều khó khăn nhất luôn là giải thich cho quần chúng những điều hiển nhiên".

Tại sao vậy?
Câu trả lời đúng nhất vẫn là từ chính mỗi cá nhân chúng ta.
Chúng ta là quần chúng chứ không ai khác. Chỉ có chính quí vị mới tự thuyết phục được quí vị nếu BIẾT DÙNG BỘ ÓC của mình. Và đây cũng chính là TRÁCH NHIỆM LÀM NGƯỜI của mỗi cá nhân chúng ta.

Nhân Chủ
6-5-2015



NHỮNG TƯ LIỆU CẦN THAM KHẢO


TỘI ÁC NHÀ NƯỚC CHÍNH PHỦ

Statistics Of Vietnamese Democide

Statistics Of Japanese Democide

statistics of pre-20th century genocide and mass murder

What About Atrocities That Have Been Done in the Name of ...

Total for the 20th Century - Necrometrics

Twentieth Century Atlas - Death Tolls - Necrometrics

Iraq - MarkHumphrys.com

Reevaluated democide totals for 20th C. and China

=
"NHÂN MÃN":

Scholarly articles for international aging population

[PDF]World Population Ageing 2013 (Report) - the United Nations

World Population Ageing - the United Nations

WHO | Ageing and life-course

Population ageing - Wikipedia, the free encyclopedia

[PDF]A Global Perspective Why Population Aging Matters

[PDF]Global Population Ageing: Peril or Promise? - weforum.org - World ...

Global ageing statistics | Ageing data | HelpAge International

Ageing data | Resources | HelpAge International

Ageing | UNFPA - United Nations Population Fund

Population by Age and Sex, Australia, States and Territories



CẦN SA:

Medical cannabis - Wikipedia, the free encyclopedia

Health Benefits of Medical Marijuana - Business Insider

Medical Marijuana - What's It Good For? | IFLScience

Home - Good Intentions Medical Marijuana Services

Men's Health | The Truth About Medical Marijuana

Is Marijuana Good Medicine or Dangerous? - LiveScience

Good News for Medical Marijuana - NYTimes.com

Medical Marijuana ProCon.org

Is Marijuana Good Medicine? - WSJ

Marijuana is just good medicine | afr.com


TỘI ÁC và TÔN GIÁO


8 Atrocities Committed in the Name of Religion - Listverse

Religion, War and Atrocity | Michael Brenner - Huffington Post

Unholy Alliance: Religion and Atrocity in Our Time: Marc H ...

Atrocities, culture and religion - The Economist

Top Ten Atrocities Committed In the Name of Religion ...

Holy Horror--Atrocities in the Name of God

The Root Causes of Religious Atrocities - Rejection of ...

Christian Atrocities | Victims of Christianity | Catholic Church ...