Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Những “con kên kên” trong giới báo chí Việt Nam - kỳ 2


Nhà báo” Huy Đức, Hoàng Linh, Năm Cam và Ba Tung: Cuộc chơi của tiền và quyền lực ngầm

Chúng tôi tiếp tục gửi đến bạn đọc câu chuyện nổi tiếng đã làm rúng động dư luận hơn 20 năm về trước và làm rơi đài không biết bao nhiêu kẻ quyền lực trong xã hội: Vụ án bia ôm Đường Sơn Quán (Thủ đức) và những “con kên kên” cầm bút.
Vào thời điểm 1984 đất nước đang chuyển mình mở cửa, đổi mới. Kinh tế khởi sắc đồng nghĩa với những tệ nạn xã hội phát sinh theo như một dạng ký sinh trùng bám theo tiền bạc và mưu cầu danh lợi. Trước đó vài năm, cụm từ “bia ôm đèn mờ, cà phê đèn mờ” được nhắc tới quá nhiều và nhan nhãn mọc lên khắp nơi như nấm gặp mưa đầu mùa. Nhiều tụ điểm bia ôm, mại dâm được nhắc đến, được nhiều người nhớ. Nhưng tiêu điểm của bia ôm, gái mại dâm lại chọn điểm rơi tại khu rừng cao su Thủ Đức, gần nghĩa trang TP và KCN Linh Trung bây giờ. Bia ôm Đường Sơn Quán. Vì sao lại là Đường Sơn Quán trong vụ án nổi tiếng một thời mà không phải nơi nào khác?Vụ án bia ôm Đường Sơn Quán thủ đức và những “con kên kên” cầm bút
Nếu so với các quán bia ôm, quán bia vườn ngày nay thì bia ôm Đường Sơn Quán của gần 30 năm về trước chẳng là gì về hình thức lẫn qui mô, cả thủ đoạn kinh doanh. Nhưng nội dung thì xưa nay vẫn không có gì thay đổi: là nơi giao tiếp, đưa nhận hối lộ, nơi gặp gỡ cũng là nơi giải trí dành cho những kẻ có lắm tiền và có quyền lực trong xã hội. Bia ôm muôn đời vẫn là nơi nhất thiết phải có gái trẻ đẹp, biết chìu khách tới bến, đặc biệt là hầu phụng các đại gia, khách VIP không có quyền từ chối. Bia ôm Đường Sơn Quán năm xưa hút khách còn do một nguyên nhân khác: Ngoài số tiếp viên cực kỳ trẻ đẹp và sẵn sàng qua đêm với khách cớm, còn có má mì Thanh Xuân – một bà chủ xinh đẹp, sắc sảo, thông minh và cũng chịu chơi tới bến được bảo kê kiểu “người nhà” của Út Nam (Phó Chủ tịch UBND huyện Thủ Đức). Chính vì vậy mà quán bia Thanh Xuân trở thành điểm hẹn lý tưởng với nhiều cán bộ, công an và quan chức, chính quyền. Chưa ai thống kê bao nhiêu người có số má đã đến đây ăn chơi, trụy lạc với bầy tiên nữ chân dài và má mì Thanh Xuân trong nhiều năm trước ngày xảy ra vụ án. Nhưng chắc chắn một điều ai cũng biết là Trung tá Phan Thanh (Ba Tung) – Trưởng phòng CSHS CATPHCM là nhân vật bén mùi hương, say mùi bia rượu và gái đẹp thường xuyên lui tới cùng các đệ tử ruột và cả phe cánh của xã hội đen trà trộn tiếp cận, kết thân. Trong nhóm người lân la và tiệc tùng thác loạn ấy có cả nhà báo Huy Đức và Hoàng Linh – Báo Tuổi trẻ.


Sân chơi của kẻ nhiều tiền và quyền lực ngầm.


Ngày đó, chiều cuối tuần nhiều người nhầm với cảnh tượng các “quan anh” chạy tít lên cạnh nhà máy nước Thủ Đức xếp hàng để mua lẩu dê Tư Râu danh tiếng mang về Sài Gòn để ăn thời trước 1975. Sự thật không phải mua hay ăn lẩu dê mà “lẩu đặc biệt” tại Đường Sơn Quán. Thành phố thời đó không nhiều xe ô tô hay gắn máy như bây giờ, thường thì các quan đi ăn nhậu đi chung một xe với nhau kiểu tranh thủ đi công tác, kiểm tra rồi đánh chén kết hợp hoặc lén lút hẹn hò nhau, tự “phi” bằng Honda 67 lên thẳng Đường Sơn Quán. Vị thế nằm lẫn dưới bóng mát rừng cao su, chung quanh trống trải dễ quan sát và phòng ốc, chòi thum riêng biệt, mát mẻ cũng là một yêu cầu “tối thượng” của quan thầy đi nhậu bia ôm. Cũng chính vì chủ quan xung quanh trống trải, kẻ dụng tâm có mục đích đã đột nhập lén lút chộp được một số bức ảnh “sếp” Ba Tung đang ôm các em xinh đẹp trong lòng mặt ngầy ngật, sung sướng. Những bức ảnh hữu ý hay vô ý đều có tác dụng phản lại Ba Tung khi vụ việc được phơi bày, đổ bể… Một câu hỏi đặt ra sau khi vụ án ăn chơi trụy lạc Đường Sơn Quán bị phanh phui trên báo chí và khởi tố vụ án, khởi tố bị can… Hai nhà báo Huy Đức và Hoàng Linh trong nhiều câu chuyện kể sau này đều cho biết, do tòa soạn, ban biên tập chỉ đạo làm. Cứ cho là thế, vì nôm na có thể hiểu nhà báo viết điều tra tiêu cực giống như một lính chiến, chỉ huy ra lệnh và giao súng đạn, công cụ hỗ trợ là thực hiện ngay lệnh chiến đấu. Cách nghĩ này quá hợp ý và vô hình dung hợp thức hóa việc làm của phóng viên, mà ít nhất trong vụ này Hoàng Linh, Huy Đức là những kẻ rất biết vì sao phải viết bài, vì sao phải chọn vật tế thần là Ba Tung và ai sẽ được lợi trong vụ này một khi Ba Tung bị hạ bệ?




Nhà báo Huy Đức và Hoàng Linh từng tác nghiệp tại tòa soạn Tuổi trẻ.

Tiền bạc, gái đẹp và bàn tay bọc nhung của xã hội đen
Theo các thông tin tình báo thì Ba Tung có quan hệ rất thân thiết với Năm Cam (Trương Văn Cam) một trùm giang hồ đang phô trương thế lực toàn thành phố và thâu tóm các băng đảng dưới trướng. Một ông trùm xã hội đen kiểu mafia. Năm cam vung tiền bạc, gái đẹp để được thân cận cảnh sát hình sự, điều tra, các nhà báo nổi tiếng và văn nghệ sĩ và một số quan chức cấp cao. Cho đến khi vụ án Năm Cam và đồng bọn bị triệt phá, lộ ra danh sách hơn 20 nhà báo lớn nhỏ có dính líu. Có thể điểm mặt những “nhà báo đen” như: Trần Mai Hạnh (Hội Nhà báo VN), Huy Đức, Hoàng Linh (Tuổi trẻ), Đoàn Thạch Hãn, Huỳnh Bá Thành, Quang Thắng (CATPHCM), Mai Bá Kiếm, Nguyễn Hùng (Phụ Nữ TPHCM), Thư Lê (SGGP), Nguyễn Khắc Nhượng, Hữu Phú (Thanh Niên)… Nhưng sâu đậm và thân tình hơn hết vẫn là Hoàng Linh, Huy Đức, Quang Thắng. Để lấy lòng Ba Tung “anh em kết nghĩa”, Năm Cam dâng luôn ả vợ bé Kim Anh để Ba Tung tha hồ thưởng thức. Tất cả ý đồ thâm hiểm của Năm Cam và quá trình hủy hoại thanh danh Ba Tung, Hoàng Linh và Huy Đức biết rất rành rẽ. Ả Lê Thị Kim Anh sinh năm 1957, là con gái bà Chín Mẽo (Mỹ) nhà ở trong con hẽm 148 Tôn Đản, quận 4 gần nhà Năm Cam và chơi khá thân với Trúc mẫu hậu (Phan Thị Trúc) vợ Năm Cam. Năm 15 tuổi xinh đẹp rỡ ràng nhưng suốt ngày lông bông mê du hí, nhảy đầm nên khá sỏi đời. Nhiều đêm đi nhảy đầm về khuya, Kim Anh ngủ luôn tại nhà Trúc mẫu hậu. Chẳng bao lâu, đám con gái Năm Cam bắt quả tang Kim Anh đang trần như nhộng với trùm Năm Cam trên giường tại nhà. Kim Anh còn có cô em ruột tên Ngọc Lan là vợ trùm giang hồ sử dụng súng lớn là Bình Kiểm và tên Mai em ruột Kim Anh là một sát thủ dao búa rất tín cẩn dưới trướng Năm Cam. Tên này nhiều lần giết người và thoát tội nhờ Năm Cam ra tay giải cứu.
Vì Ba Tung rất “rắn” trong việc truy quét tệ nạn đánh bài, tài xỉu, đá gà và các loại tội phạm hình sự, nên Năm Cam mất đứt nguồn thu tài chính và xót của đã cống nạp bấy lâu nay. Vào lúc này, Đường Sơn Quán Thủ Đức nổi tiếng khắp nơi với đào đẹp, tiếp khách không mang nội y, phục vụ từ A đến Z trở thành một ung nhọt cho thành phố trước thềm đại hội đảng bộ và chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần VI. Do vậy, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Linh nhận được thông tin tố giác, có nhiều cán bộ tụ tập ăn chơi sa đọa tại Đường Sơn Quán – Thủ Đức cần phải dẹp bỏ và xử lý. Báo Tuổi Trẻ lúc này là tờ báo lớn của thành phố do Thành Đoàn TNCS quản lý, nên tích cực nhảy vào cuộc điều tra do Tổng Biên tập Vũ Kim Hạnh chỉ huy. Sau khi báo đăng vụ Đường Sơn Quán, số lượng phát hành tăng cao vọt, tên tuổi Huy Đức, Hoàng Linh nổi như cồn. Phía sau ánh hào quang của những việc làm này là cơ quan công an khởi tố vụ án, khởi tố các bị can Ba Tung, Út Nam, má mì Thanh Xuân… được dư luận vỗ tay hoan nghênh rần trời. Hào quang sáng ngời của Hoàng Linh, Huy Đức được Năm Cam đặc biệt quan tâm bằng nhiều bữa tiệc thưởng ăn nhậu thâu đêm với gái đẹp hạng sang và phong bì lì xì rủng rỉnh. Không ai thử đặt một câu hỏi rằng: Cái chết đầy nông nổi của con gái Ba Tung có “công” của Huy Đức với Hoàng Linh hay không ? Không ai hỏi, vì tất cả đều trút đổ lên quán bia ôm, những người liên quan, trụy lạc. Tuy không sai, nhưng quá xót xa… 




Năm Cam lúc bị bắt.

Năm Lương (Hoàng Đình Xuân) lên thay vào ghế Ba Tung, Năm Cam mang tiền đến tặng như mưa để lấy lòng và lấy ô dù che chở bình an. Nhưng chưa yên tâm vì Năm Lương hám tiền, háo sắc nhưng phàm ăn và không quyết liệt trong các vụ việc Năm Cam nhờ vả liên quan đến bọn đàn em. Sợ đêm dài lắm mộng, Năm Cam xúc tiến cặp kè thân thiết với một số thuộc hạ tiềm năng của Năm Lương như Dương Minh Ngọc, Trần Văn Cam, Quang Hữu Dũng… đề phòng bất trắc sau này. Mặt khác, Năm Cam quỷ quyệt và thâm hiểm bắn tin cho cánh nhà báo hảo hảo để tung lên nhiều vụ việc hình sự mục đích nhờ tay công an triệt hạ đối thủ để Năm Cam thao túng toàn bộ xã hội đen. Hoàng Linh, Huy Đức, Quang Thắng… là những công cụ tốt nhất và hữu hiệu nhất để giúp Năm Cam thực hiện ý đồ bá chủ.
Nhân chuyện Tùng – Phó phòng CSHS đi công vụ nước ngoài, Năm Lương kéo ghế đặt Quang Hữu Dũng ngồi lên tạo thành một phe cánh ăn rơ nhau cùng làm việc, cùng nhận tiền và cùng chơi gái. Có quyền, có tiền đồng nghĩa với việc có quyền hưởng lạc. Khi quay về thấy ghế ngồi của mình bị đe dọa, Tùng nổi điên lên và hậm hực với ông sếp “chơi không đẹp” này đã làm đơn tố cáo bồ nhí của Năm Lương là vợ của một sĩ quan chế độ Sài Gòn. Thanh tra Công an sở vào cuộc, kết quả Năm Lương bị kỷ luật, cho về hưu non. Báo chí lúc này do có nguồn tin độc quyền, nhạy cảm liên tiếp tâng bốc những chiến công của người hùng Dương Minh Ngọc, đội trưởng SBC, Quang Hữu Dũng, Nguyễn Mạnh Trung (Phó PC16) liên tiếp gặt hái những chiến công. Năm Cam cũng mượn gió những cây bút chiến để triệt vô số băng nhóm giang hồ bất trị và xâm lăng từ Hải Phòng vào. Và không thể còn ai xứng đáng hơn Sáu Ngọc ngồi vào ghế trưởng phòng cảnh sát hình sự đúng như dự đoán và đầu tư của Năm Cam. Những việc này không thể nói các nhà báo đen ngoài cuộc? Vì hàng ngày họ vẫn thường chè chén say sưa tại các quán đầy các em chân dài như nhà hàng Cam, quán Ngọc, quán bia Trần Đàm ở Lê Hồng Phong, nhà hàng Thanh Vy, Cánh Buồm, Ra Khơi… của tay chân trong hệ thống điều khiển của ông trùm Năm Cam. Nói những nhà báo này vô tội thì không thể, vì sự có mặt của họ chính là chiếc cầu gắn kết và đảm bảo tốt nhất cho “cả ba bên cùng có lợi” Xã hội đen – Nhà báo – Công an, trong hoạt động riêng của xã hội đen và nghiệp vụ của công an, nhà báo trở thành người ăn cửa giữa, người làm chứng và chơi trò tung hứng. Tất nhiên, một khi mắt xích nào bị đứt, những nhà báo đen này đu bám vào kẻ sống để tiếp tục chơi trò tung hứng.

Minh Diện: Gần đây trên một số blog đen nổi đình nổi đám trên mạng internet xuất hiện khá nhiều bài viết ký tên Minh Diện. Lúc còn ở Việt Nam tôi quá biết về bản chất con người này. Một kẻ gian manh, xảo quyệt và thượng đội hạ đạp chẳng xem ai ra gì. Là kẻ vô đạo như vậy mà gần đây thường lên tiếng dạy đời, mắng chửi người khác trên blog như thể ông ta là một con người mẫu mực, liêm chính. Kẻ không biết lại tung hô và nhầm tưởng ông ta là một người cao đạo, một bậc chính nhân quân tử. Không ai thử hỏi một câu: Vì sao ông bị đuổi cổ ra khỏi nghề báo? Vì sao ông ta bị khai trừ ra khỏi Đảng?


Ra tòa án binh vì viết “bịa đặt, vu khống” 

 
Họ tên đầy đủ Nguyễn Minh Diện sinh năm 1951 quê ở Thái Bình. Mài thủng đít quần trên ghế học vọp vẹp mãi cũng không thể đến lớp 10 (hệ 10 năm miền Bắc) nên đăng ký đi B. Nhờ vào tài ranh khôn, có chút chữ nghĩa nên được đơn vị phân công chuyên lo viết tin bài chiến trường kiểu báo tường và tuyên huấn, gởi ra Hà Nội đăng trên báo cách mạng. Do vậy mà bom đạn, chết chóc cách xa ông này, súng đạn mang theo bên người để giải quyết khâu oai là chính. 




Bộ mặt thật của "nhà báo đen" Minh Diện. Ông này cậy có súng và mặc đồ bộ đội nên hống hách, bắt nạt khá nhiều người để kiếm tiền.

Nhà văn Văn Lê, nhà văn Trần Văn Tuấn là “đồng nghiệp” tờ báo Văn nghệ Giải Phóng trong rừng trước 1975 sau này đều rất thành danh trong lĩnh vực văn chương, nghệ thuật còn Minh Diện thì làm một nhà báo. Nhưng mỗi khi nhắc đến “bạn đồng đội” hầu như hai người này lảng tránh vì sợ tai tiếng ảnh hưởng và không muốn nhận làm người quen. Có người kể lại cho nghe: khi vào tiếp quản Sài Gòn, ông này cậy có súng và mặc đồ bộ đội nên hống hách, bắt nạt khá nhiều người. Nhất là những gia đình tư bản chế độ cũ. Bà vợ ông này tên Lý người gốc Quảng Nam, gia đình là một nhà tư bản có cơ sở dệt nhuộm tại khu vực ngã tư Bảy Hiền, vì rất sợ “đánh tư sản mại bản” đưa đi cải tạo, đưa đi vùng kinh tế mới “rừng sâu, nước độc” nên nhắm mắt lấy Minh Diện để có chỗ dựa. Tuy chẳng yêu đương gì sất, nhưng cuộc hôn nhân chính trị kiểu này thời đó khá nhiều. Vì thế mà vừa thoát khỏi những cánh rừng mùa khô 1975, Minh Diện có vợ giàu sụ, có con xe dame, xe 67 để tập chạy đó đây rong ruổi, mặt vênh vênh trên chín tầng mây.

Ông này về viết cho tờ báo của đoàn thanh niên Việt Nam, thuộc hàng báo chính trị của tuổi trẻ Việt Nam. Từng là người lính, nhưng sau khi khoác lên mình chiếc áo nhà giàu, trưởng giả Minh Diện tỏ ra rất kiêu căng, ngạo mạn và hống hách không xem ai ra gì, kể cả thủ trưởng và đồng đội cũ. Năm 1988, Minh Diện được giao làm quyền trưởng ban liên lạc của báo, để chứng tỏ mình là một cây bút có số má nên ngồi tại gia bịa ra câu chuyện “xóm video đen” thuộc khu vực nhà sĩ quan quân đội trong khu doanh trại Hoàng Hoa Thám- QK7. Đây là khu gia binh của lính dù Nguyễn Cao Kỳ trước 1975, sau này tiếp quản phân chia cho sĩ quan quân đội ở.
Trong bài viết, Minh Diện kể lại chuyện nhà sĩ quan cấp tá tên Vũ Văn Nhồng kinh doanh cà phê và chiếu phim sex để câu khách ồn ào suốt ngày đêm và gây mất an ninh trật tự, phiền phức mọi người nhưng không ai dám làm gì. Đơn vị quân đội khu Hoàng Hoa Thám nổi xung thiên lên vì sự bịa đặt vu khống nhằm bôi nhọ nhân phẩm, danh dự của quân đội nên viết đơn khởi kiện ra tòa án quân sự.
Vì Minh Diện từng là một người lính và đơn vị kiểm tra toàn bộ khu vực không có sĩ quan cấp tá nào tên là Vũ Văn Nhồng. Tòa án binh xử 6 tháng tù cho hưởng án treo vì lúc đó chưa có bộ luật hình sự, luật báo chí nên chỉ cân nhắc “vu vi” mang tính răn đe. Ra khỏi cửa tòa án binh, hàm răng hô vàng ám khói thuốc của Minh Diện dường như dài ra thêm mấy centimet, vì lo lắng hoảng sợ mất ăn, mất ngủ suốt mấy tháng liền. Mặt cúi gầm gầm nhìn đất không có điệu bộ huênh hoang xấc láo như trước. Sau vụ này, nghe đâu cơ quan báo kỷ luật không cho làm lãnh đạo nữa chỉ làm một phóng viên quèn cho đến ngày bị sa thải lần thứ hai.
Chuyên gia “siêu cấp” về tống tiền doanh nghiệp
Nhớ có lần ngồi với mấy ông bạn già làm bên ngành ngân hàng ở Vũng Tàu nhậu lai rai, bỗng anh T.S giám đốc Ngân hàng Đ. giật thót người, mặt cau có khi nhìn thấy tên người gọi. Sau đó anh kể lại người gọi anh muốn gặp là nhà báo Minh Diện. Thời đó ở Vũng Tàu từ quan chức đến các doanh nghiệp nghe tin Minh Diện là khiếp vía. Không nôn tiền ra thì anh ta viết bài đánh cho te tua, tơi bời hoa lá. Hết đại gia Đào Quang Phủ EDC đến Trần Thừa, Trần Lịnh, Lê Ân, Trần Quang Vinh, Thu Hồng (XNK Côn Đảo) cả Năm Ninh, Trọng Minh – Chủ tịch tỉnh anh ta cũng không tha.
Biệt tài của Minh Diện là chiêu “rỉ tai” người này, nói người kia tố cáo, nói xấu khiến điên tiết lên tuôn ra cho ông ta nghe các bí mật làm ăn, quan hệ. Sau đó lại mang thông tin này sang bên kia tiếp tục bỏ bom khiến người kia nổi điên lên…Hoặc là dùng chiêu “khích tướng” dọa Cục trưởng, Thứ trưởng, Bộ trưởng ngành Công an cho biết… “đã có tài liệu về chỗ ông rồi”, mấy ảnh hỏi thăm có biết ông không? Sợ bắt nhầm anh em tốt…Nhiều doanh nghiệp có tật, giật mình nhảy dựng lên lo tiền bạc dấm dúi Minh Diện cho qua chuyện.
Nhiều vụ lớn, Minh Diện dọa nạt đòi cống cả tỷ đồng như chơi. Có anh bạn làm trong nghề báo kể lại: ban đầu Minh Diện viết bài “đánh” Tăng Minh Phụng tơi bời trên báo. Vốn là người Hoa, Tăng Minh Phụng thường ngại liên quan đến pháp luật nên tìm đến Minh Diện xin tha và lo cúng rất hậu hĩnh. Minh Diện bắt đầu tụ tập một số chiến hữu như bạn tôi là Hoàng Linh (Tuổi trẻ), Quang Thắng (Công an)…để dàn xếp không nên đánh Tăng Minh Phụng và đảm bảo lo “bồi dưỡng” anh em xứng đáng. Người quan trọng số 1 thì được căn nhà, hoặc xe ô tô, xe máy và tiền bạc hàng chục triệu. Minh Diện bảo gì thì Minh Phụng lo đáp ứng để mua sự an toàn.

Minh Diện tụ tập một số chiến hữu như Hoàng Linh - Tuổi trẻ , Quang Thắng - Công an …để dàn xếp không nên đánh Tăng Minh Phụng. Trong hình là trong vụ xử án Năm Cam.

Sau đó, Minh Diện viết tiếp bài khác quay ngược 100 độ ca tụng Minh Phụng đại loại là một người xuất thân hàn vi với nghề lượm ve chai, từ đó lập nghiệp, lòng dạ tốt, làm ăn chân chính, chấp hành pháp luật…và dắt Minh Phụng gặp “ông này, bà nọ” cấp trung ương, thành phố và các tỉnh mà Minh Phụng có dự án. Đặc biệt, nhờ “quân sư ngoại giao”Minh Diện mà Tăng Minh Phụng gặp và quen hết các Tổng Biên tập, Phó Tổng biên tập, Tổng thư ký tòa soạn và một số nhà báo tên tuổi các báo lớn. 




Minh Diện xơi ngon lành một biệt thự ở đồi Ngọc Tước (Hoa Hồng) của Tăng Minh Phụng tại bãi sau Vũng Tàu

Thành công phi vụ này, Minh Diện dựng trò mua bán trả góp, xơi ngon lành một biệt thự ở đồi Ngọc Tước (Hoa Hồng) của Tăng Minh Phụng tại bãi sau Vũng Tàu trị giá khoảng 3,2 tỷ đồng thời đó. Có rất nhiều doanh nghiệp buộc phải nộp tiền cho Minh Diện, dù tức đến hộc máu mồm cũng phải cười nhã nhặn, vui vẻ biếu anh vì nếu không, sẽ không một ngày bình yên với Minh Diện. Một đại gia đất Vũng Tàu căm ghét Minh Diện đến xương tủy từng thề độc rằng:Trước khi chết tôi phải nhìn thằng này chết thảm mới nhắm mắt.Rồi sau đó bù khú với mấy người bạn khác, tôi nghe kể về ông Minh Diện đang hành nghề viết thư pháp tặng chữ, đang giàu sụ và nghênh ngang như ngày nào. Nếu khác thì chỉ khác việc ông nay “đã chỉnh hàm”, sửa răng cỏ đàng hoàng như ca sĩ Hồng Nhung, không còn bộ hô như ngày xưa, lâu lâu gặp lại chưa chắc đã nhận ra. Thay hình đổi dạng cũng là việc làm hay, nhưng thường chỉ dành cho những người lắm của nhiều tiền, những đại gia, trọc phú. Đổi hình thay dạng theo nhân tướng học và tướng số học thì dù có thay đổi đến thế nào cũng không thể thay đổi bản chất, số mạng trời định. 




Vì sao Minh Diện bị tống cổ khỏi nghề báo?

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Những “con kên kên” trong giới báo chí Việt Nam -kỳ 1- Huy Đức



Xin tạm hiểu nôm na con kền kền hay “con kên kên” mà chúng tôi đề cập đến theo một nghĩa “rất đen”: đó là loài vật chuyên rình mò để rỉa xác chết và đánh chén no say trên đau khổ, mất mát của người khác không hề thương tiếc.

Chúng làm những việc gì tốt không ai thấy, chúng làm ở đâu không ai biết, không ai mời mọc chúng, nhưng nghe mùi tử thi là chúng rủ nhau kéo đến cả bầy đàn, rình rập chờ rỉa xác. Ai từng xem tục “thiên táng” của người Tây Tạng và những điều kỳ thú trong thế giới động vật hoang dã ở Phi Châu sẽ nhìn thấy loài kền kền đáng sợ này.

 

Những "con kên kên" đã và đang làm xấu đi hình ảnh và uy tín báo chí Việt Nam
Trong giới báo chí Việt Nam hiện nay, từ lâu cũng đã xuất hiện những “con kên kên” và những “bầy kên kên” chuyên xé xác, đánh hội đồng những doanh nghiệp và doanh nhân, chính khách khi người đó sa cơ thất thế mà không cần biết đúng sai. Những “con kên kên” này thường rủ nhau đi “săn phong bì”, dự các loại lễ lộc để “săn quà, vé mời vào cửa…”. Loài “kên kên” này đã làm tổn thương, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, hình ảnh báo chí cách mạng và chân chính trong xã hội Việt Nam, khiến cho nhiều người quan ngại mỗi khi tiếp xúc với báo chí.
Bắt đầu từ trang viết này, chúng tôi sẽ lần lượt vạch mặt lũ kền kền, diều hâu này, những “nhà báo đen” của xã hội đã và đang làm xấu đi hình ảnh và uy tín báo chí. Anna Huỳnh(Loạt bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của các tác giả)

 


Huy Đức 

 
“Bên thắng cuộc”, tác phẩm của nhà báo Huy Đức. Một nhà báo có tên tuổi trong làng báo Việt Nam. Anh từng làm phóng viên của nhiều tờ báo khác nhau, trước khi đóng đinh tên mình bằng những bài xã luận thường là gây nên những đánh giá khác nhau tại tờ tuần báo Sài Gòn tiếp thị. 




Sau khi yên vị tại Mỹ, nhà báo Huy Đức bắt đầu xét lại quá khứ.

Huy Đức rời khỏi nghề báo, vì lý do gì đó không rõ, chỉ nghe đồn thế này thế kia. Và rồi, anh đạt được học bổng tại một trường đại học ở Mỹ.
Sang Mỹ, anh cho xuất bản “Bên thắng cuộc”…
1. “Bên thắng cuộc”, được xuất bản dưới dạng sách in (ở Mỹ) và sách mạng, nên nếu người đọc không mua được sách in thì có thể đăng ký qua mạng rồi chuyển tiền đến các trang mạng để những trang mạng này chuyển sách về hộp thư điện tử của mình. Sách gồm hai tập, nhan đề “Giải phóng” và “Quyền bính”.
Nội dung chủ yếu của “Bên thắng cuộc”, là những chi tiết lịch sử mà theo Huy Đức, là anh đã dành thời gian hàng chục năm trời để sưu tập, ghi chép. Đại ý, anh có nói, anh viết là bởi khi nghe một nhạc sĩ nổi tiếng đề nghị “Anh phải viết để trả sự thật lại cho lịch sử”. Có thể, xem đây là tuyên ngôn chính của anh, một tuyên ngôn mang dáng dấp sứ mệnh cao cả của cá nhân anh.
Ngay khi “Bên thắng cuộc” xuất bản, rất đông người hồ hởi đón nhận. Và cũng rất nhanh chóng, cuốn sách được một số người tung hô.
Vốn dĩ, người Việt có thói quen tò mò. Kích thích được sự tò mò của đám đông, đã là thành công của bất cứ loại hình nghệ thuật nào, không chỉ gói gọn trong phạm trù chữ nghĩa.
“Bên thắng cuộc” được một vài nhân vật trong giới văn nghệ sĩ hải ngoại đánh giá cực cao, thậm chí có ai đó còn đòi trao giải Nobel cho nó. Đọc, tùy theo quan điểm hay sở thích của mỗi cá nhân. Từ đó, cá nhân có quyền đưa ra nhận định của riêng mình.
Tôi đọc “Bên thắng cuộc” cả hai tập, thấy không có gì là đặc sắc. Có lẽ, do thích đọc sử, nên tư liệu mà anh Huy Đức đưa ra trong “Bên thắng cuộc” đối với tôi không có gì mới. Anh Huy Đức viết “Bên thắng cuộc” bằng giọng văn quá khó để có thể gọi đúng tên thể loại. Gọi là tiểu thuyết cũng không phải, gọi là bút ký lại càng không, gọi là ghi chép cũng không đúng mà gọi là viết sử lại càng sai.
Sòng phẳng mà thừa nhận, anh Huy Đức đưa ra các ý kiến ngắn cho một vấn đề gì đó rất sắc sảo, tư duy phản biện tốt. Thế nhưng, khi viết hàng trăm trang sách thì có vẻ như sự sắp xếp cho liền mạch theo sự kiện là việc khiến anh khó khăn. Anh bị lẫn lộn giữa những sự kiện, năm tháng… đoạn nọ xọ đoạn kia.
Điều quan trọng nhất, anh viết “Bên thắng cuộc” bằng cái nhìn không có thiện cảm với từng cá nhân, nhóm đối tượng, thể chế… mà anh đã nhắc đến. Tôi đọc “Việt Nam Sử lược”, “Đại Việt Sử Ký toàn thư”… hay nhiều hồi ký của các tướng lĩnh của cả hai miền Nam – Bắc trong thời đất nước bị chia cắt, các nhân chứng lịch sử trong giai đoạn đặc biệt của đất nước… không thấy những tác giả này có lối viết giống anh Huy Đức.
Như đám đông đang tung hô, anh Huy Đức “đã trả lại sự thật cho lịch sử”, thì e rằng rất đáng ngại! Bởi người theo nghề viết, một khi đã viết bằng tâm thế dành hết sự thiện cảm của mình cho cá nhân hay nhóm đối tượng nào đó, thì quá khó để hy vọng vào “một sự thật”. Quan trọng hơn, rất nhiều những cá nhân bị anh Huy Đức dùng chữ nghĩa đặc tả biến họ thành những người “không có trái tim, cổ hủ, cực đoan, ấu trĩ, thù vặt”… đều là những người đã khuất. Họ không có cơ hội để phản biện.
Chính vì họ không có cơ hội để phản biện, nên đám đông thiếu mất cơ hội để xác tín những gì anh Huy Đức viết có đúng hay không? Viết bằng sự khách quan hay chủ quan? Viết để trả lại sự thật cho lịch sử hoặc viết để “theo mục đích riêng mà mình hướng đến”.


Bên thắng cuộc - Giải phóng

2. “Bên thắng cuộc” tạo cho mình vị thế hư ảo để đám đông nghĩ rằng, một cuốn sách không thể được cho xuất bản trong nước thì phải có gì đó bí ẩn, nhạy cảm(?!).
Tôi rất thích cái ý của một nhà báo cho rằng, “Bên thắng cuộc” vẫn có thể được xuất bản trong nước. Có điều, chắc chắn không nhà xuất bản nào đủ nhân lực và thời gian để thẩm định các chi tiết được nhắc đến trong cuốn sách. Nếu “Bên thắng cuộc” chỉ là hồi ký của anh Huy Đức, thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn cho việc thẩm định của biên tập viên nhà xuất bản. Đằng này,“Bên thắng cuộc” dẫn lại sự quan sát của anh Huy Đức đối với rất nhiều cá nhân (mà như tôi đã nói, đa phần là người đã khuất) thì không nhà xuất bản nào lại dám in một cuốn sách “nhục mạ rất nhiều người” trong lúc họ lại không có cơ sở để thẩm định.
Có lẽ, đây là lý do chính vì sao “Bên thắng cuộc” không xuất bản dưới hình thức sách in trong nước. Chỉ là vậy thôi, chứ có gì đâu mà phải phập phồng tin đồn để được tụng ca.
Trong bất cứ một thể chế nào, cũng có những bí mật mà chỉ một nhóm người biết. Đó là vấn đề thuộc về nguyên tắc, về nội bộ. Ngay cả cá nhân hay gia đình cũng có những bí mật, thì làm sao có thể gào lên “Hãy nói hết sự thật với chúng tôi”. Trong chúng ta, mấy ai sẽ đủ dũng khí để nói tất tần tật về bản thân mình (?!). Chắc chắn là không có ai rồi. Một cá nhân còn có bí mật, huống hồ gì một thể chế.
Bên cạnh đó, trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào cũng đều có hoàn cảnh cụ thể của riêng nó. Không ai lại lấy tư duy của thời điểm hiện tại, để phán xét tư duy của… cái thời xa lắc. Không nhẽ bây giờ, chúng ta lại xét hành vi “Cô Tấm nấu nước sôi giết Cám rồi chặt xác làm mắm gửi cho dì ghẻ” là hành vi có man rợ hay không(?!).
Anh Huy Đức, bằng thủ thuật của một cây bút mưu sinh bằng nghề viết chuyên nghiệp, lại hướng đám đông đến điều này. Mà theo tôi, đây là hành động không đàng hoàng của người cầm bút. Không hiểu được cái tâm thế của người xưa, thì sao lại có thể phán xét hành động của tiền nhân.
Không gì đau lòng hơn đối với một công dân, khi thấy Tổ quốc mình bị chia cắt. Không gì xót xa hơn khi sự chia cắt ấy lại được thực hiện bởi sức ép (và sự bao bọc giả tạo) của một quốc gia thứ ba… Làm sao một cá nhân miệng thì nói yêu nước, nhưng lòng lại quên mất bom đạn của “kẻ bảo trợ” tàn sát đồng bào của chính mình(?!). Chính vì vậy, làm sao có thể xem xương máu của những anh hùng chí sĩ, sự lao tâm khổ tứ của các bậc tiền bối… để hòa hợp hai miền, thống nhất Tổ quốc là điều “phi nghĩa”… như trong “Bên thắng cuộc” mà anh Huy Đức đã sử dụng chữ nghĩa của mình để kích động suy nghĩ của đám đông(?!). Thật lòng tôi không thể nào hiểu được.
Làm sao anh Huy Đức lại có thể “khoét sâu vào sai lầm của một thời”, những sai lầm đã được khắc phục để phủ nhận toàn bộ những máu xương của hàng vạn liệt sĩ, những người đã hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc. Mà họ là ai, họ chính là những đồng đội của anh Huy Đức như cái cách mà anh thừa nhận về chính anh trong “Bên thắng cuộc”.
Vậy đó, khi một đồng đội biến sự hy sinh của những đồng đội khác thành điều “vô nghĩa” trong mắt thế hệ trẻ bằng xảo thuật chữ nghĩa, thì tôi không biết phải xếp anh Huy Đức vào thể loại gì (?!).
Anh Huy Đức đang ở nước Mỹ, bằng sự quan sát sắc bén của mình, anh Huy Đức thừa sức hiểu ngay cả quốc gia đang dung dưỡng cho anh, cũng có không ít hạn chế của nó. Có thứ gì là toàn bích đâu, vấn đề là lòng mình có đủ bao dung để nhìn về phía tích cực hay mang sự thù hằn ích kỷ ra để soi vào tiêu cực.
Điều mà một người cầm bút chân chính thể hiện, chính là tuyệt đối không vì lý do gì để chối bỏ những thứ đã cho mình một hình hài, một dòng máu, một danh vọng. Có ai tử tế mà nhìn Tổ quốc mình chỉ toàn bằng sự u ám như anh Huy Đức đã thể hiện trong “Bên thắng cuộc” đâu.
Chắc là rất nhiều người thân, kể cả cha mẹ anh Huy Đức từ nhiều đời nay lưu ngụ trên mảnh đất hình chữ S này. Và giờ, anh Huy Đức lại đang tìm cách chối bỏ nó. Tiền nhân dạy “Cây có cội, người có tông”. Ai lại vì chút quyền lợi của cá nhân nỡ nào cầm dao mổ rạch lại vết thương đã khép miệng của nơi nuôi mình khôn lớn. Khi mà chính cá nhân ấy, là người hiểu rõ nhất hoàn cảnh đặc biệt của Tổ quốc mình. Để rồi bây giờ, lại đưa ra “một nửa sự thật” nhằm kích động đám đông, với mong muốn được thụ hưởng từ sự ban phát của “bên nào đó” theo nhu cầu của chính mình. Làm người, không ai lại nỡ nào làm thế. 




Bên thắng cuộc - Quyền bính

3. Nhà báo Lưu Đình Triều, nguyên Tổng Thư ký tòa soạn Báo Tuổi trẻ, một nhân vật được nhắc trong “Bên thắng cuộc” của anh Huy Đức, vừa có ý kiến phản hồi về chuyện “một nửa sự thật” mà anh Huy Đức nhắc đã nhắc về anh lẫn bố anh.

“…Sau này khi tôi đang học tập cải tạo, ba tôi vào Sài Gòn công tác được Trưởng trại mời lên bàn chuyện bảo lãnh. Ông từ chối và muốn tôi có thời gian học tập, rèn luyện như những người khác. Ông cũng từ chối sự ưu ái được thăm con không theo quy định mà chỉ viết một lá thư nhờ chuyển. Đến giờ tôi vẫn nhớ như in là mình đã cầm lá thư chạy ra vườn rau, lặng lẽ vừa đọc thư vừa khóc. Tôi giận, thầm trách ba tôi đã không thương tôi, lại bỏ tôi bơ vơ như thuở nào… Tôi đã xé lá thư ấy để rồi mãi sau này mới cảm nhận ra rằng đó là một cách thương con, rèn con của riêng ba tôi… Mấy đứa em của tôi ở Hà Nội khi đọc cuốn sách này đã trách ông sao nặng lời với cha mình (nhà báo Lưu Quý Kỳ) như vậy. Nhưng sự thật tôi đã có nhiều câu nhận xét cao đẹp về cha mình, nhưng tác giả cuốn sách đã không đưa vào”, lời của nhà báo Lưu Đình Triều trả lời trên tờ Thế giới và Hội nhập, một ấn phẩm của Báo Nông thôn ngày nay.

Trước khi anh Lưu Đình Triều trả lời chính thức báo chí về việc này, tôi có ngồi với anh trong một buổi ăn trưa ở đường Nguyễn Thị Diệu. Tôi hỏi anh Triều: “Không nhẽ, bố anh lại đối xử với con cái mình như anh Huy Đức đã viết. Đúng nghĩa, không có trái tim”. Anh Lưu Đình Triều có trả lời: “Không phải đâu, Huy Đức có hỏi mình. Mình trả lời có đầu có đuôi, tự dưng khi trích vào “Bên thắng cuộc” thì Huy Đức lại cố tình giấu nhẹm những chi tiết quan trọng, khiến mình bị anh chị em trong nhà phản ứng lắm”.
Tôi có nói: “Anh có quan điểm của riêng anh, nhưng em nghĩ rằng, nếu ai đó viết sai về mình, mình có thể im lặng cho qua. Tuy nhiên, một khi đã chạm đến thân sinh của mình. Đặc biệt là lúc ông cụ đã mất hàng chục năm trời, thì là con anh phải có trách nhiệm giải oan cho ông cụ”.Anh Lưu Đình Triều suy nghĩ lâu lắm, xong anh bảo: “Mình cũng đã tính đến điều này. Mình sẽ nói lại cho rõ”.
Tối Thứ ba (ngày 15/1/2013), tôi có ngồi với một nhân vật khác được anh Huy Đức nhắc đến trong “Bên thắng cuộc”. Tôi hỏi quan điểm của anh về “Bên thắng cuộc”. Đặc biệt là những chi tiết có liên quan đến anh.
Anh trả lời: “Anh già rồi, không muốn dây vào những chuyện này. Có điều, Huy Đức hỏi anh này kia đúng kiểu trà dư tửu hậu như anh em mình bây giờ, thì biết gì anh nói thôi. Huy Đức hoàn toàn không trình bày là Huy Đức sẽ đưa những chuyện ấy vào sách hay báo gì cả. Chứ nếu Huy Đức nói rõ, anh đã không trả lời gì. Anh rất bất ngờ vì điều này. Còn “Bên thắng cuộc”, anh cho rằng đó là một cái lẩu thập cẩm dở được nấu bởi một đầu bếp quá tồi”.
Tôi không muốn nhắc đến tên anh, theo đúng yêu cầu của anh. Tôi còn nghe nhiều anh em văn nghệ sĩ khác được anh Huy Đức nhắc đến, họ cũng có phản ứng. Không biết ở trên đất Mỹ anh Huy Đức có biết chuyện này không?!
Ngô Kinh Luân

Bạn nghiện Internet tới mức nào?


TTCT - Chứng nghiện Internet (1), một dạng cụ thể của chứng nghiện công nghệ mà một phiên bản dễ thấy nhất là cơn say lướt Facebook, là một trong những vấn đề thời sự ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu lên tiếng cảnh báo.

Tuy nhiên, nghiện Internet có tương tự các chứng nghiện đã được biết đến như nghiện rượu, nghiện thuốc lá, nghiện ma túy?


Nhiều quốc gia đã thừa nhận hội chứng nghiện Internet là nguy cơ tàn phá sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ - Ảnh: Tự Trung

Hội chứng nghiện Internet được đề xuất lần đầu tiên năm 1995 bởi Ivan Goldber khi ông mô tả chứng nghiện đánh bạc theo các tiêu chuẩn của Sổ tay thống kê và chẩn đoán các bệnh tâm thần (2), phiên bản 4 (DSM-4).
Có chăng chứng nghiện Internet?
Cùng với sự phát triển của công nghệ băng thông rộng và sự phổ cập của Internet, truyền thông đại chúng đề cập đến chứng nghiện Internet ngày càng nhiều. Tuy nhiên, đó có phải là một chứng nghiện hay không thì đến nay vẫn chưa thống nhất.
Năm 2006, Hiệp hội Y khoa Mỹ (American Medical Association) đã từ chối việc khuyến nghị Hiệp hội Tâm thần Mỹ (American Psychiatric Association) đưa chứng nghiện Internet vào Sổ tay thống kê và chẩn đoán các bệnh tâm thần, phiên bản 5 (DSM-5). Cuốn sổ tay này vừa được công bố ngày 22-5-2013. Trong đó, tuy bị từ chối là một bệnh nghiện chính thức, nhưng Hiệp hội Tâm thần Mỹ vẫn đưa chứng nghiện Internet vào phần phụ lục với hàm ý đây là vấn đề đáng quan tâm, cần nghiên cứu tiếp. Tuy nhiên, chứng nghiện Internet vẫn là một chủ đề được giới chuyên gia lưu ý bàn thảo (3).
Với một số nước châu Á như Hàn Quốc và Trung Quốc thì chứng nghiện Internet được coi là một hiện tượng thực tế đáng lo ngại, không cần phải bàn cãi, nhất là khi ngày càng có nhiều thanh thiếu niên vì mải mê chơi trò chơi trực tuyến (4) đến mức chết tại chỗ trong quán Internet. Với Hàn Quốc, chứng nghiện Internet thậm chí còn bị xếp thành một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất về sức khỏe cộng đồng (5).
Theo thống kê, ngay từ năm 2006, Hàn Quốc đã có 210.000 trẻ em tuổi từ 6-19 bị mắc chứng nghiện Internet và cần điều trị. Trong số đó, 20-24% số trẻ này cần phải được điều trị trong bệnh viện. Ngoài ra, do chơi điện tử nhiều, lên đến 23 giờ/tuần, nên 1,2 triệu học sinh Hàn Quốc cũng có nguy cơ bị nghiện Internet và cần được tư vấn ở cấp độ cơ bản. Đến tháng 6-2007, Hàn Quốc đã huấn luyện 1.043 chuyên gia tư vấn để làm việc trong 190 trung tâm và bệnh viện điều trị chứng nghiện Internet.
Tại Trung Quốc, tình hình cũng đáng lo ngại ở mức tương tự. Theo báo cáo, năm 2007 có khoảng 10 triệu thanh thiếu niên Trung Quốc mắc chứng nghiện Internet, ứng với khoảng 13,7% thanh thiếu niên sử dụng Internet.
Các nghiên cứu khác cho thấy với đại chúng, tỉ lệ người có dấu hiệu nghiện Internet vào khoảng 6-15%. Với học sinh sinh viên, tỉ lệ này lên đến 13-18,4% (6). Như vậy, có thể ước lượng sơ bộ tỉ lệ người nghiện Internet trung bình là khoảng 10% số người sử dụng.
Số người sử dụng Internet ở Việt Nam tính đến tháng 11-2012 lên đến hơn 31 triệu người (7). Tuy chưa có nghiên cứu thống kê nhưng nếu tỉ lệ người có triệu chứng nghiện Internet tính ở mức thấp nhất là 6% thì tỉ lệ người có triệu chứng nghiện Internet lên đến 1,8 triệu người. Một con số đáng lo ngại. Tuy nhiên, ở Việt Nam có thể có tình trạng nhiều người dùng chung một máy tính nên tỉ lệ người nghiện Internet sẽ ít hơn. Để làm rõ tình trạng này cần thiết phải có một điều tra xã hội học nghiêm túc trước khi đưa ra những kết luận chắc chắn.

Các hình thức nghiện phổ biến
Chứng nghiện Internet biểu hiện ở rất nhiều hình thức khác nhau. Một trong số các hình thức đó có thể được liệt kê dưới đây:
- Nghiện trò chơi điện tử trực tuyến (game online).
- Nghiện các nội dung khiêu dâm, đồi trụy trên mạng.
- Nghiện đánh bạc, mua sắm trên mạng.
- Nghiện nhắn tin và tán gẫu trên mạng.
- Nghiện lang thang vô định trên mạng.
- Nghiện tìm kiếm và đọc những nội dung không cần thiết.


Mô hình bệnh lý
Để giải thích nguyên nhân gây ra chứng nghiện Internet, cần thiết phải đưa ra một mô hình bệnh lý. Về đại thể, mô hình này có thể chia thành ba loại chính như sau (8):
1. Mô hình nhận thức - hành vi
Theo mô hình này, việc lạm dụng Internet là do nhận thức lệch lạc dẫn đến hành vi cũng lệch lạc theo, như chơi game online (trò chơi trực tuyến) quá mức, đánh bạc, truy cập các nội dung đồi trụy quá nhiều… tạo ra chứng nghiện Internet. Vì thế, điều trị chứng nghiện Internet trong trường hợp này sử dụng lý thuyết nhận thức - hành vi, theo đó nhấn mạnh việc sử dụng Internet có kiểm soát, và cho rằng chính suy nghĩ, nhận thức sẽ tạo ra cảm xúc, vì thế cần phải xác lập nhận thức đúng trước hết.
Việc điều trị chứng nghiện Internet theo cách này có những đặc điểm rất gần với một số quan niệm của nhà Phật như chánh kiến, chánh niệm, chánh tư duy. Vì thế, có thể vận dụng những quan điểm gần gũi này của văn hóa Phật giáo truyền thống để giúp người nghiện Internet điều chỉnh hành vi của mình.
2. Lý thuyết bù trừ
Theo lý thuyết này, người dùng Internet cảm thấy được bù đắp những khiếm khuyết ở ngoài đời thực, đặc biệt là với giới trẻ. Chẳng hạn, áp lực học hành nặng nề và đặc biệt là hệ thống thi cử, đánh giá tài năng chỉ dựa trên điểm số đã làm giới trẻ mệt mỏi và tìm kiếm sự khẳng định mình trên thế giới ảo. Ngoài đời, một trẻ có thể nhút nhát, ít bạn, hay bị trêu chọc, điểm số kém, nhưng trên thế giới ảo, cậu ta có thể là một game thủ có tiếng và được vị nể.
Ngay cả người lớn cũng có xu hướng dùng thế giới ảo để tìm kiếm cảm giác bù đắp những thất bại hoặc trốn tránh các khó khăn thực ngoài đời. Việc kết bạn, giao lưu, khẳng định mình trên mạng cũng dễ dàng hơn so với ngoài đời thực. Vì thế, bên cạnh việc tìm kiếm sự thừa nhận mình trên mạng thì việc trốn tránh cuộc đời thực bằng cách sống trong thế giới ảo cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng nghiện Internet.
Theo mô hình này, cách thức điều trị tốt nhất là khuyến khích các hoạt động thực ngoài đời, giao lưu thực, bình tĩnh giải quyết các khó khăn thực, đặc biệt phải cải tiến hệ thống đánh giá năng lực, thay vì chỉ sử dụng một tiêu chuẩn giản đơn như điểm thi hay tiền bạc. Cần hình thành một cách thức đánh giá năng lực cởi mở và toàn diện hơn cho xã hội.
3. Mô hình tâm lý thần kinh
Theo mô hình này thì chứng nghiện Internet liên quan trực tiếp đến các vấn đề về tâm lý và thần kinh. Cụ thể, động cơ nguyên thủy của con người là tìm kiếm hạnh phúc, khoái cảm và lảng tránh khổ đau. Động cơ nguyên thủy này có thể cùng với các động cơ phối kết khác, như mong muốn khẳng định mình, là một trong các thôi thúc người ta bước vào sử dụng Internet.
Khi sử dụng Internet thì hệ thần kinh được kích thích và người dùng có trải nghiệm khoái cảm. Nhưng khi nghiện, khoái cảm này sẽ trơ dần, dẫn đến thôi thúc tái sử dụng ở mức độ cao hơn. Dần dà, điều này gây ra cảm giác “vật vã” khi không được sử dụng Internet, với những biểu hiện cụ thể như: bồn chồn, mất ngủ, cảm xúc bất ổn định, dễ bực bội, cáu kỉnh... Những điều này sẽ tích tụ và chuyển thành các phản ứng tiêu cực của người nghiện Internet như nhận thức sai lệch, dữ tợn, thù nghịch, đổ lỗi...
Và để giải tỏa các phản ứng tiêu cực này cũng như hệ lụy của nó mang lại, người ta lại tăng cường sử dụng Internet để trốn tránh, để tìm lại cảm giác thỏa mãn, để xác lập giá trị của mình trong thế giới ảo. Vòng xoáy cứ như vậy tiếp tục làm người nghiện ngày càng khó bứt ra khỏi thế giới mạng.
Bạn có nghiện Internet không?
Sau khi đã đọc hết những nội dung trên thì đây là câu hỏi mà bạn phải đối diện một cách trung thực: bạn có nghiện Internet không?
Nếu có đầy đủ các biểu hiện sau thì bạn có thể bị coi là đã nghiện Internet:
1) Lạm dụng: thường gắn kèm với việc mất cảm thức về thời gian, thậm chí quên cả nhu cầu cơ bản như ăn, uống, vệ sinh…
2) Biểu hiện “vật vã”, như giận dữ, căng thẳng, thậm chí trầm cảm khi không được sử dụng Internet.
3) Mức độ sử dụng tăng, biểu hiện qua tăng thời gian dùng Internet, nhu cầu về máy tính mạnh hơn, cần phần mềm nhiều tính năng hơn.
4) Hậu quả tiêu cực như tranh cãi, nói dối, thành tích học tập/làm việc kém, tách rời xã hội, mệt mỏi thường xuyên…
Thay lời kết
Đến nay tuy chưa có một thống nhất chính xác giữa các nhà nghiên cứu về chứng nghiện Internet, nhưng những hậu quả của việc lạm dụng Internet đến sức khỏe sinh học và tâm thần, năng suất lao động, chất lượng công việc, cuộc sống gia đình, quan hệ xã hội… là có thực. Nhiều quốc gia đã hiển nhiên thừa nhận hội chứng nghiện Internet là một trong những nguy cơ tàn phá sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là với giới trẻ.
Vì thế hãy sử dụng Internet một cách thông minh để nâng cao năng suất làm việc và chất lượng cuộc sống, thay vì bị nó nuốt chửng và tàn phá cuộc đời bạn.
GIÁP VĂN DƯƠNG
___________
(1): Internet addiction disorder
(2): Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders
(3): Issues for DSM-V: Internet Addiction. Am. J. Psychiatry 165:3, March 2008
(4): Game online
(5): Ahn DH: Korean policy on treatment and rehabilitation for adolescents’ Internet addiction, in 2007 International Symposium on the Counseling and Treatment of Youth Internet Addiction. Seoul, Korea, National Youth Commission, 2007, p 49.
(6): Kimberly S. Young, Cristiano Nabuco de Abreu, Internet Addiction: A Handbook and Guide to Evaluation and Treatment, JohnWiley & Sons, Inc. 2010.
(7): http://www.thongkeInternet.vn
(8): Kimberly S. Young, Cristiano Nabuco de Abreu, A Handbook and Guide to Evaluation and Treatment, JohnWiley & Sons, Inc. 2011.
-----
Bài đăng trên Tuổi trẻ cuối tuần.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Truyền thông “Vịt trời” của những nhà báo tự phong hải ngoại

Bài đăng trên báo công an nhân dân
14:25:00 18/06/2013
Hình ảnh: Mời các bạn đọc tác phẩm "Truyền thông vịt trời của các nhà báo tự phong hải ngoại" đăng Báo CAND số ra ngày 18/6.
Có người tự nhận mình là “nhà báo” chống cộng ở hải ngoại, đã nói rằng: Đã là nhà báo hành nghề ở địa bàn, môi trường nào là phải viết hay, viết tốt về nơi đó. Tuyệt đối không đưa những thông tin “nhạy cảm”, “trái chiều” lên báo. Bù lại, anh sẽ nhận được sự đối đãi “tử tế” của các tổ chức chống cộng cực đoan (CCCĐ), các hội đoàn ma trơi, các đảng phái, mang hơi hướng chống cộng?!
Đó là một thực tế đã và đang tồn tại ở hải ngoại, đặc biệt ở xứ Bu (Mỹ) này. Tuy nhiên hiểu như vậy là chưa đúng, ý nghĩ đó chỉ dành cho những kẻ mạo danh “nhà báo”, “ký giả” mà chúng ta gọi chung là lũ “vịt trời” hành nghề cái được gọi là “nhà truyền thông”. Trong bài này chúng tôi không đi vào khía cạnh những ma mãnh của giới truyền thông cờ vàng CCCĐ. Ở đây chúng tôi đi vào nội dung nguyên nhân và tác động dẫn đến các món mà cờ vàng CCCĐ đã “xào nấu” đổi trắng thay đen như thế nào?
Xin thưa với các vị rằng: Nghề báo là một nghề đặc thù.
Đã dấn thân, anh bắt buộc phải chấp nhận đủ thứ rủi ro, nguy hiểm. Anh sẽ phải chấp nhận những tai ương, lạnh nhạt, lảng tránh, tính mạng. Chấp nhận cái nhìn thiếu thiện cảm hay thái độ bất hợp tác. “Nghề báo bạc lắm”. Nó không phải trò chơi của mấy ông thất nghiệp, chơi nổi, theo đóm ăn tàn mà mấy ông vỗ ngực xưng danh “Nhà báo” ở cái xứ Mỹ này.
Họ đâu có cần hội đủ các điều kiện sơ đẳng nhất để bước vào công cuộc “hành nghề”. Họ làm báo, rất đơn giản, chỉ cần thông thạo tiếng mẹ đẻ (viết sai chính tả cũng ok), độc giả sẽ tự luận ra hết; phải có thẻ hành nghề? Ồ, chuyện đó có quan trọng gì, ta tự cấp cho ta một cái “Cạc”, vậy là xong!
Nhiều vị là “nhà báo” cực đoan chống cộng ở xứ người không hiểu một chút gì về cái nghề này. Phương châm của người làm báo đích thực là “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” thì anh phải viết đúng, viết khách quan, viết theo lẽ phải. Anh phải đấu tranh cho sự công bằng, đấu tranh đẩy lùi cái ác, cái xấu và những tiêu cực xã hội. Còn một căn bệnh phổ biến trong giới những ông “làm báo” này là họ làm theo cách của những kẻ chẳng hiểu, hay cố tình không hiểu công việc mình làm là cái gì? Các ông tự phong “nhà báo”, “ký giả”, vậy có hiểu làm báo là gì không? Ngắn gọn là làm báo là làm một liên kết xã hội, một sản phẩm báo chí, nó thông đạt một sự kiện vừa mới xảy ra tới với mọi người, nó thu hút sự quan tâm của nhiều người vào một điểm xác định. Vậy cơ sở nào để các anh “cờ vàng” viết báo có quyền mổ xẻ, cắt nghĩa, lý giải, đánh giá, nhận định sai lệch một sự kiện? Các anh chỉ lớn tiếng, cao giọng, chỉ trích hơn một chính kiến?
Sự thực là không phải vài ba cái tin, bài bới móc, vụn vặt, chạy theo tâm lý chống cộng theo đám đông, thỏa mãn tâm lý tò mò của nhóm người nào đó, sự cổ vũ của đám người cực đoan của vài ba trang mạng xã hội sặc mùi bài xích chế độ cầm quyền ở Việt Nam là anh đã oai lắm rồi, tự vỗ ngực xưng tên là nhà này, nhà nọ? Họ đã nhận mình là “nhà báo” dám “động chạm”, “bình loạn” vung trên truyền thông? Bởi vậy truyền thông ở hải ngoại giống như trời đất đảo điên, thực hư lẫn lộn, nhân tâm xáo trộn trong đống thông tin mịt mù trước những “bình loạn” mà các “nhà báo” cờ vàng đang làm.
Không ai buộc các vị phải viết theo cái lối ngược ngạo như vậy, mà đây là sự lợi dụng cái gọi là “tự do báo chí” để trục lợi về chính trị của “nhà báo” cờ vàng cực đoan mà thôi. Nếu các vị là nhà báo chân chính, tốt cho nơi mình đang đảm trách nhiệm vụ “truyền thông”, càng không có ai có thể cấm các vị viết những bài có tính chất “chống cái xấu”, “phản biện xã hội”, bảo vệ lẽ phải. Cái chính là các vị viết thế nào mới là điều đáng bàn. “Nhà báo” cờ vàng CCCĐ viết không phải bằng lập luận, không phải bằng điều tra, không phải bằng những chứng lý cụ thể, không viết bằng cái “tâm sáng” mà viết theo “cảm tính”, anh viết theo “đơn đặt hàng chống cộng”, viết theo ý kiến cá nhân, viết không khách quan, viết thiếu trung thực thì các vị đã đi ngược lại lịch sử, đi ngược lại tâm tư nguyện vọng của đa số người dân.
Chưa bao giờ như bây giờ, những “nhà báo” tự phong ở hải ngoại phát triển đông đến chóng mặt, “ra ngõ là gặp nhà báo”. Đa phần những “nhà báo” này là “tay ngang”. Có nghĩa là xuất phát điểm anh không hề “học” về báo chí, anh chưa hề làm báo. Ta thường nghe mấy vị này cao giọng tôi làm báo, đưa tin “khách quan” nghe vậy chắc nhiều người đồng tình về thái độ này, nhưng không phải vậy. Nếu không hiểu đúng nghĩa của từ “khách quan” rất dễ người ta xoá đi cái “tôi” của bản thân mình, nhưng các vị lại chuyển sang một cái “tôi” khác.
Không khó khăn gì để nhận diện đằng sau lời hô hào của các vị “nhà báo” này đó là kiểu làm báo với thái độ trốn tránh trách nhiệm, các vị sợ hãi những phản ứng của các thế lực CCCĐ khi các vị viết trung thực. Nếu viết đúng những gì ở bên Việt Nam thì gây ra sự bùng nổ, sự chống đối của các băng đảng CCCĐ, các vị làm gì có đủ dũng khí đối đầu. Nếu các vị có đủ can đảm có đủ nội lực để viết trung thực thì còn gì phải bàn cãi nữa? Nhưng đáng tiếc các “nhà báo” cờ vàng CCCĐ, hoặc thiếu một trong hai yếu tố này, hoặc thiếu cả hai. Chính vì thế mà việc đưa thông tin không chính xác, việc bình luận về thông tin theo kiểu “hóng hớt”, “nghe hơi nồi chõ” đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” trong làng báo Việt ngữ ở hải ngoại.
Thực tế ở hải ngoại đa số người làm báo không hiểu nhiều về báo chí, có người đơn thuần chỉ là người cung cấp tin, có người viết lách với động cơ thiếu trong sáng, có người viết tin, bài… lấy nhuận bút kiếm sống, có người thậm chí không biết làm nghề gì nữa thì đi làm báo chơi.
Các vị “nhà báo” hải ngoại lúc nào cũng cao giọng tính “khách quan” của cơ quan truyền thông mà các vị đang nắm giữ, nhưng thực ra các vị không hiểu hết được nội hàm của nó thành ra nó dẫn đến những tình huống trớ trêu.
“Nghề báo là một nghề luôn được đánh giá cao ngay từ khi mới ra đời. Mục đích quan trọng nhất của nghề báo là cung cấp cho bạn đọc những thông tin thời sự chính xác và đáng tin cậy mà họ cần để có thể hành xử tốt nhất trong cuộc sống xã hội. Tuy nhiên, do môi trường kinh tế, môi trường dân tộc, môi trường chính trị… mỗi quốc gia khác nhau nên nghề báo mỗi nơi đều có những đặc thù riêng. Năm 1996, Tổ chức Các nhà báo chuyên nghiệp Mỹ đã loại bỏ khái niệm “khách quan” ra khỏi những nguyên tắc đạo đức của mình. Họ cho rằng nhà báo Mỹ là con người và đã là con người thì phải có những quan điểm cá nhân. Cho nên người làm báo càng phải cẩn trọng trong nghề để đưa ra những thông tin hữu ích cho dân tộc mình, quốc gia mình và cho nhân loại”. 
Nói như vậy để thấy rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng “cáo đội lốt sư tử” mang danh truyền thông mà không hiểu mình đang làm gì, từ hiểu sai, từ cố chấp, từ nhận thức. Và, cuối cùng là: vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhà báo.
Cổ nhân từng nói “bể học mông mênh”, không ai có thể tự tin vỗ ngực rằng mình cái gì cũng biết. 
Thời đại bùng nổ thông tin, thông tin lên ngôi. Nhưng, cũng vì vậy, có quá nhiều người tự xưng, giả danh “nhà báo” ở xứ cờ vàng chống cộng này để lừa đảo, xuyên tạc sự thật,… đủ mọi nhẽ. Hè nhau “truy hoan”, “tự sướng” trên sự xuyên tạc về những việc tiêu cực xảy ra ở Việt Nam sau khi chôm chỉa và cắt xén nội dung, ý nghĩa của mục đích bài viết. “Nhà báo” cờ vàng chống cộng là như vậy đó, họ sẽ bị đào thải!
Amari TX (Việt kiều Mỹ)

Các bảo tàng tình dục nổi tiếng nhất thế giới


1. MoSex - Bảo tàng tình dục NewYork:



Là một đất nước nổi tiếng với tư tưởng tự do tình dục, Mỹ nổi tiếng với những câu chuyện về phong cách sống hiệnđại. Chính vì thế, chẳng có gì lạ lùng khi tại đây xuất hiện1 bảo tàng chuyên về sex.
MoSex được thành lập vào năm 2002, với mục đích lưu giữ các hiện vật liên quan tới lịch sử, sự phá triển và ý nghĩa văn hóa của tình dục.
Tại đây, trưng bày một bộ sưu tập khổng lồ về nghệ thuật tình dục, tranh ảnh, trang phục, sự sáng tạo cùng nhiềuhiện vật lịch sử liên quan đến sex. “Cần phải nhìn nhận vấn đề tình dục mở hơn” là thông điệp mà bảo tàng nàytruyền tải.


2. Bảo tàng “Beppu Hihokan”:




Nếu Mosex được xem là biểu tượng cho tư tưởng tình dục thoáng tại Mỹ thì Beppu Hihokan cũng được xem là biểutượng của nền công nghiệp tình dục tại Nhật Bản. Những bức tượng phụ nữ khỏa thân trong nhiều tư thế gợi tình,hoặc cảnh các loại động vật giao phối được trưng bày khắp nơi. Có các phòng chiếu phim cấp 3 thời thập niên 80. Shock hơn nữa là hình ảnh biến thể của một số kiểu tình dục lấy ra từ các bộ phim Disney truyền thống (Bạch Tuyếtvà Bảy chú lùn). 


3. Bảo tàng tình dục cổ tại Trung Quốc:



Gắn liền với chiều dài lịch sử của Trung Quốc, văn hóa tình dục trở thành một trong những nét văn hóa cổ điểnđược những người Trung Hoa lưu truyền.

Bảo tàng mở cửa năm 1999, với hơn 3000 hiện vật khiêu dâm hoặc hiện vật giới thiệu văn hóa tình dục cổ TrungHoa. Bảo tàng cũng có ý nghĩa giáo dục giới tính, sức khỏe trong quan hệ giới tính, phương pháp dưỡng sinh và tính tôn giáo trong tình dục.
Hằng năm, rất nhiều du khách nước ngoài cũng như trong nước tới đây thăm quan để tìm hiểu về quan điểm, cáchnhìn nhận của người xưa về đời sống tình dục cổ. 


4. Bảo tàng khiêu dâm:

 
Ra đời vào năm 2004, bảo tàng khiêu dâm Hollywood là nơi lưu giữ nhiều hiện vật quan trọng nhằm phác họa lại đờisống tình dục của những ngôi sao nổi tiếng.

Bảo tàng này chỉ dành cho người lớn, chuyên giới thiệu lịch sử tình dục ở Hollywood. Với bộ sưu tập hiện vật phongphú bao gồm cả những hình khắc gợi tình ban đầu của Picasso cũng như những thông tin liên quan tới đời sống tìnhdục của các ngôi sao Hollywood lừng lẫy như Marilyn Monroe, cùng nhiều tác phẩm khiêu dâm nghệ thuật của cácnghệ sĩ Hollywood đương đại


5. Bảo tàng tình dục di động tại Đức:



Ra đời vào tháng 7 năm 2009, bảo tàng tình dục di động được chính thức đi vào hoạt động và trở thành một dấu ấnđặc biệt tại thành phố Berlin. Với những thể hiện trực tiếp và táo bạo nhất, bảo tàng tình dục di động Berlin là điểmlựa chọn khá thú vị dành cho những người lớn. Tại bảo tàng tình dục Berlin bạn dễ dàng gặp hình ảnh khá nhạy cảmvà táo bạo. Đây được xem như là 1 bảo tàng tư vấn tình dục với rất nhiều mô hình và tranh ảnh hưởng dẫn bí quyếtphòng the. Để sinh động hơn, bảo tàng cũng xây dựng khá nhiều tượng sáp khỏa thân với kích thước và bộ phậnsinh dục tương tự con người.


6. Bảo tàng tình dục cổ tại Pháp:

 
Cũng tương tự Trung Quốc, tại Pháp cũng tồn tại 1 bảo tàng tình dục cổ. Bảo tàng độc đáo này được ra mắt vàonăm 1997, tọa lạc tại Pigalle. Tại đây, người tới tham quan dễ dàng chiêm ngưỡng bức tượng, phù điêu...liên quan tớivăn hóa tình dục từ thời cổ xưa trong quan niệm của người Pháp.




Đây cũng xem như là 1 trong những bảo tàng văn hóa quan trọng của đất nước Pháp.


7. Bảo tàng tình dục tại Amsterdam:

Nếu nhắc tới những bảo tàng nhạy cảm người ta không thể bỏ qua bảo tàng chuyện ấy Amsterdam. Đây được biết đến như là một trong những bảo tàng nhạy cảm nhất thế giới khi lưu trữ khá nhiều hiện vật liên quan tới đời sống tình dục của con người.




Đặt chân tới bảo tàng tình dục ở Amsterdam, bạn sẽ chiêm ngưỡng rất nhiều tác phẩm “chuyện ấy” mà có thể sẽkhiến bạn vừa thích thú vừa đỏ mặt.


Sex Museum – “Venustempel”
Damrak 18
1015 LH Amsterdam

Theo tri thức trẻ

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Những đạo luật kỳ dị ở Mỹ



Có một số người cứ thấy nói đến điều luật nào đó của Việt Nam là chửi, rằng thì là mà đạo luật XHCN lạc hậu, dã man và họ không ngớt ca ngợi những đạo luật ở "thiên đường tự do" Hoa Kỳ. Kỳ thực, những người này dường như chả biết gì về luật pháp Hoa Kỳ. Theo giới luật gia chuyên về luật quốc tế thì luật pháp Hoa Kỳ lạc hậu và rối rắm, phức tạp vào loại nhất nhì thế giới!


*******

Nói về những thứ luật lạ đời, không biết đã được đặt ra tự bao giờ, nhưng chắc khó mà áp dụng trong thời buổi hiện nay, thì bên Mỹ cũng có cả tỉ thứ luật như vậy. Ghi ra đây một vài cái nghe mà hết hồn luôn:



Tiểu bang Alabama: - Không được đeo râu mép giả vào nhà thờ

California: - Không được để thú vật làm tình ngoài chốn công cộng trong vòng 1,500 feet (tức 457.2 mét) từ các nhà hàng, trường học, nhà thờ, chùa… - Phụ nữ không được mặc đồ bộ loại chỉ dùng ở nhà trong khi đang lái xe
Florida: - Phụ nữ độc thân không được nhảy dù, lướt ván vào ngày Chủ Nhật - Không được hát ở chốn công cộng khi đang mặc đồ bơi - Khi làm chuyện phòng the, chỉ có tư thế "truyền thống" là hợp pháp và cấm hôn ngực phụ nữ trong lúc làm tình.
Tiểu bang Michigan: - Không được chửi thề trước mặt phụ nữ và trẻ em
New York: - Phải mua giấy phép trước khi treo quần áo trên dây phơi đồ
North Dakota: - Nằm ngủ mà vẫn mang giầy là phạm pháp
Massachusetts:

- Cấm làm tình trong tư thế "cưỡi ngựa"

Texas: - Sẽ phạm pháp khi uống 3 hớp bia khi đang đứng - Cuốn từ điển toàn thư Britannica bị cấm vì trong đó có công thức chỉ dẫn nấu bia tại nhà




Quá 5 phút rồi anh ơi, mời anh lên đồn!

- Ở Iowa, bạn chỉ được hôn trong vòng 5 phút, quá thời gian này là phạm luật.

- Ở thành phố Miami, bang Florida, động vật có thể bắt chước hành động của người nhưng người bắt chước động vật thì phạm luật.


- Tại Oxford, bang Ohio, phụ nữ không được phép thay đồ trước ảnh của nam giới.


Bắt quả tang anh hôn vợ khi chị nhà đang ngủ nhé! Lên đồn!

- Tại Logan, Colorado, hôn một phụ nữ khi nàng đang ngủ là trái với quy định của pháp luật.


- Tại bang Vermont, nếu phụ nữ muốn trồng răng giả, việc đầu tiên là phải xin phép chồng, chỉ khi chồng đồng ý bằng văn bản thì người vợ mới được thực hiện.


- Ở Quitman, Georgia, để gà chạy băng qua đường là phạm pháp.


- Ở Cleverland, Ohio, nếu bắt chuột mà không có chứng chỉ săn bắn là phạm pháp. Bạn nào đọc xong nghe lùng bùng không tin nổi, có thể vào đây kiểm chứng và tìm hiểu thêm: -
http://www.lawguru.com/weird/part01.html - http://www.dumblaws.com/




Một số đạo luật kỳ dị khác:


- Tại London (Anh) có luật cấm đánh vợ sau 9 giờ tối vì tiếng la hét của người bị đánh gây ồn ào phiền nhiễu đến hàng xóm.


- Phụ nữ ở Paris (Pháp) cuối cùng cũng được phép mặc quần dài mà không lo bị truy tố sau khi mới đây chính phủ của Tổng thống Hollande dỡ bỏ lệnh cấm kỳ quặc này.


- Ở Pháp, bạn có thể nuôi lợn tùy ý nhưng việc đặt tên phải hết sức lưu ý. Bạn có thể tìm những tên thật dễ thương, ngộ nghĩnh nhưng trừ tên Naponeon ra.


Bác sĩ! Xin ông chớ có quay mặt lại!
- Ở Bahrain, nam bác sĩ phụ khoa có quyền khám bộ phận kín của phụ nữ nhưng không được nhìn trực tiếp mà phải nhìn qua gương soi; nếu thăm khám trực tiếp là phạm pháp!
Theo PhoBolsa TV và một số nguồn khác

Vài món ăn đắt nhất



Trên thế giới có rất nhiều món ăn lên đến cả trăm triệu. Bởi món ăn không chỉ quý hiếm, bổ dưỡng, chữa được một số bệnh mà còn cho thức khách những khám phá mới lạ bởi hương vị có một không hai của nó.

Có giá lên đến hàng nghìn USD, các món ăn đắt nhất thế giới không chỉ quý hiếm mà còn đưa đến cho người ăn những dư vị khác lạ.
1. Cà phê Kopi Luwak, Indonesia
Loại cà phê này hầu như chỉ có ở Indonesia, trên các hòn đảo Sumatra, Java và Sulawesi. Từ Kopi Luwak được dùng để chỉ một loại hạt do loài cầy vòi đốm ăn quả cà phê rồi thải ra.
Trong khi đó tên gọi Kopi Luwak bắt nguồn từ từ kopi trong tiếng Indonesia có nghĩa là cà phê. Luwak là tên một vùng thuộc đảo Java, đồng thời cũng là tên của một loài cầy cư trú ở đó. Loài này phân bố rải rác ở các nước vùng Đông Nam Á như Indonesia, Philippines, Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Thức ăn ưa thích của chúng là quả cà phê.

Tuy nhiên, khi vào dạ dày chỉ có cùi cà phê được tiêu hoá, còn hạt cà phê lại theo đường tiêu hóa bị thải ra ngoài. Dưới tác dụng lên men của các enzym trong dạ dày mùi vị của cà phê bị biến đổi, tạo ra hương vị đậm đà, hơi lẫn mùi mốc.
Diễn viên người Anh John Cleese đã tả rằng: "nó vừa có vị bùi bùi của đất, lại ngai ngái như bị mốc, vừa dìu dịu, lại giống như nước sirô, đậm đà như mang theo âm hưởng của rừng già và của sôcôla. "Đúng ra thì chỉ có phần thịt cà phê được lên men tiêu hoá. Hạt cà phê còn có lớp vỏ cứng bảo vệ, cho nên nếu như có chịu tác dụng của enzym đi chăng nữa thì tác dụng đó cũng là rất nhỏ.
Hương vị của Kopi Luwak do họ cầy hương ở Indonesia sản xuất ra tinh khiết hơn so với họ cầy hương ở châu Phi. Nguyên nhân là ở chỗ những con cầy hương ở châu Á chỉ ăn cây cỏ, trong khi họ hàng của chúng ở châu Phi lại quen ăn thịt.
Loại cà phê này có tên là Kopi Luwak và được sản xuất tại Indonesia. Chúng được thải ra từ đường tiêu hóa của một loại cầy hương có tên là Civet. Giá bán gần 230 USD/kg.
2. Pho mát của nai sừng tấm Bắc Mỹ(Moose Milk Cheese )

Pho mát của nai sừng tấm Bắc Mỹ có giá lên đến 500 USD/kg. Loại pho mát này chỉ có tại trang trại nuôi nai sừng tấm ở nông thôn Thụy Điển.
3. Thịt bò Kobe, Nhật Bản
Thịt bò Kobe là loại thịt bò nổi tiếng thế giới và là một đặc sản của thành phố Kobe thuộc vùng Kinki, Nhật Bản. Bò Kobe thuộc giống bò Tajima-ushi, một giống bò độc đáo của vùng Kobe.Cách nuôi bò của Kobe thật ít ai có thể hình dung nổi. Những con bò Kobe được nuôi nấng, săn sóc chẳng khác gì những ông hoàng bà chúa; được cho ăn toàn những thức ăn bổ dưỡng như bắp non, lúa mạch, cỏ tươi; ...được uống bia để ăn cho ngon miệng; được tắm nước nóng, nghe nhạc trữ tình của Mozart, Chopin để thư giãn; và đặc biệt là hàng ngày được massage với rượu sakê! Massage để làm gì? Xin thưa để những lớp mỡ hòa quyện vào lớp thịt nạc khiến cho thịt bò Kobe trở nên béo ngậy, thơm ngon.
Bò Kobe là một trong 3 giống bò Wagyū cho thịt ngon nhất. Hương thơm nhẹ, vị béo quyện cùng với những thớ thịt mượt mà như tan dần trong miệng đã làm cho thịt bò Kobe được xếp vào hàng thượng hạng.
Giá bán của thịt bò Kobe đến từ vùng Kobe của Nhật Bản lên đến 500 USD/kg.

Thịt bò Kobe là loại thịt bò đắt nhất thế giới. Một cân Anh
(0,454kg) có giá khoảng 100USD, ( hơn 3 triệu đồng/kg) ! Bạn có thể thưởng thức món ăn này tại nhà hàng Craftsteak, New York, nước Mỹ với giá là 2800 đô la Mỹ (khoảng hơn 53 triệu đồng).


Thịt bò Wagyu tươi...

4. Khoai tây La Bonnotte, Pháp: Khi nhắc đến những món ăn thuộc dạng “quý tộc mới dám động vào”, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ nhắc đến khoai tây. Tuy nhiên, đó lại là chuyện trước đây mà thôi. Khoai tây La Bonnotte là một trong những thực phẩm đắt nhất quả đất và nó chỉ được phục vụ trong những nhà hàng sang trọng.Giá của loại khoai tây La Bonnote lên đến hơn 2.000 USD/kg. Nó được trồng ở trên đảo Noirmoutier (Tây Nam nước Pháp).


Nhìn hấp dẫn quá cơ. Giá của một 1 kilogam khoai tây La Bonnotte vào khoảng 700 USD (tương đương 14,7 triệu VNĐ), điều này khiến nó trở thành loại khoai tây đắt giá nhất. Việc có giá như vậy không chỉ vì vị mặn ngon lành của nó, mà còn vì nó rất hiếm. Loại khoai tây này chỉ được trồng ở Noirmoutier, một hòn đảo ngoài khơi phía tây nước Pháp.


Những củ khoai tây này rất hiếm.
Chỉ có một 100 tấn khoai được sản xuất mỗi năm và chúng được thu hoạch bằng tay. Củ và lá của La Bonnotte quá “mỏng manh” để có thể thu hoạch bằng máy, đó là chưa kể đến việc nó còn được bón bằng tảo và rong biển để có hương vị “độc nhất”: vị mặn. Cũng chính vì sự mỏng manh của nó khiến cho các công ty nông nghiệp không buồn để ý đến (do họ không thể canh tác theo kiểu công nghiệp nên không đem lại nhiều lợi nhuận). Vì vậy, La Bonnotte tồn tại dường như nhờ vào tình yêu và sự chăm sóc của những người Pháp yêu khoai tây!

La Bonnotte còn được gọi là "Vua khoai tây", những củ khoai này được trồng vào tháng 2 và sẵn sàng thu hoạch vào tuần đầu tiên của tháng 5. Hơn thế nữa, nó sẽ giữ lại tất cả hương vị nếu như được thu hoạch và thưởng thức trong cùng một ngày!



5. Cá ngừ vây xanh

Cá ngừ vây xanh có giá lên tới 2.600 USD/kg. Kỷ lục lớn nhất về loại cá ngừ vây xanh được đấu giá là 736.000 USD. Một con cá ngừ vây xanh lớn – cân nặng 415 ký – đang được ướp trong đá lạnh và đang hướng về Nhật Bản để đấu giá, nơi nó có thể mang lại cho người bắt hàng chục ngàn đô la.
Trong phiên đấu giá đầu tiên của năm mới tại chợ cá tấp nập Tsukiji ở Tokyo, con cá ngừ nặng 222 kg mắc câu ở ngoài khơi phía đông bắc Nhật Bản đã được bán ra với giá 155,4 triệu yen, tương đương 1,7 triệu USD.
Theo Telegraph, loại cá có thịt màu đỏ hồng tươi ngon là nguồn nguyên liệu cao cấp để làm món sushi và sashimi. Những lát ngon nhất của con cá ngừ vây xanh có thể được bán ra với giá 2.000 yen (22,7 USD) một lát tại các cửa hàng sushi hạng sang của Tokyo.
Người giành quyền sở hữu con cá là Kiyoshi Kimura, chủ tịch tập đoàn Kiyomura, điều hành chuỗi nhà hàng Sushi-Zanmai. Ông cho rằng cái giá trên khá cao nhưng ông muốn mua con cá để "quảng bá cho Nhật Bản".
Ông dự kiến chế biến con cá để phục vụ cho các khách hàng vào cuối ngày hôm qua, dù ông không hé lộ chi phí mỗi suất ăn là bao nhiêu.
Chính ông Kimura cũng lập kỷ lục trong phiên đấu giá dịp năm mới năm ngoái với 56,4 triệu yen (gần 640.000 USD). Phiên đấu giá thu hút nhiều doanh nhân giàu có như một cách ăn mừng năm mới và thu hút sự chú ý của công chúng. Mức giá cao không nhất thiết phản ánh chất lượng cá đi kèm.
Nhật Bản tiêu thụ 80% cá ngừ vây xanh đánh bắt được trên toàn thế giới và một lượng lớn loại cá này từ khắp toàn cầu cũng được vận chuyển sang Nhật Bản để tiêu thụ.
Số lượng của ba loại cá ngừ vây xanh Thái Bình dương, Đại Tây dương, Nam Thái Bình dương, đều đã giảm xuống rõ rệt trong vòng 15 năm qua do tình trạng đánh bắt quá mức.
Hồi đầu tuần, một nhóm liên chính phủ dự kiến công bố dữ liệu số lượng cá ngừ vây xanh Thái Bình dương, trong đó các nhà môi trường tin rằng có một sự giảm sút đáng báo động.
Lượng cá ngừ vây xanh Nam Thái Bình dương cũng đã giảm từ 3 đến 8% so với ban đầu. Lượng cá ngừ vây xanh Đại Tây dương và Địa Trung Hải giảm 60% từ năm 1997 đến 2007 do bị đánh bắt tràn lan, thường là bất hợp pháp, đánh bắt vượt mức cho phép và hạn ngạch lỏng lẻo. Dù tình hình đã được cải thiện trong vòng năm gần đây nhưng cách chuyên gia cho biết triển vọng cho các loài cá này vẫn còn rất mong manh.


6. Nấm Matsutake, Nhật Bản

Nấm Matsutake, loài nấm tượng trưng cho giới quý tộc và cuộc sống xa hoa, phú quý của xứ sở Mặt trời mọc.

Nấm Matsutake được yêu quý, bởi nó chỉ mọc được trong môi trường tự nhiên. Nơi lý tưởng nhất cho Matsutake sinh trưởng và phát triển chính là những rừng thông, nơi vùng đất mỏng. Có lẽ chính vì “gắn bó” với thông nhiều như thế, nên mùi vị của Matsutake rất khó diễn tả, thoảng một chút mùi nhựa thông xen mùi quế, lẫn mùi phô mai chín.


Nấm Matsutake của Nhật Bản được bán với giá 4.000 USD/kg.

7. Hoa Saffron

Saffron là loại cây quý, dùng làm thuốc và để làm gia vị, người nước ngoài rất ưa dùng loại hoa này. Saffron được trồng nhiều tại Morocco, Iran và Tây Ban Nha, mỗi đóa hoa có 3 nhụy nhỏ li ti - phải hái đến 200 nghìn hoa mới thu được khoảng 1 kilogram Saffron.

Saffron có tác dụng để trị các bệnh: cảm cúm, khô da, đau dạ dày, cao huyết áp, chống trầm cảm và một số bệnh khác.

Hiện nay các bác sĩ trên thế giới đang nghiên cứu và đã có kết luận ban đầu: saffron có tác dụng điều trị ung thư gan, đây có thể coi là tin vui với những ai bị mắc căn bệnh hiểm nghèo này. Ngoài tác dụng chữa bệnh, hoa saffron còn được dùng như một loại mỹ phẩm thượng hạng làm đẹp da cho phụ nữ. Nhụy hoa rất nhỏ nhưng lại có những tính năng chữa bệnh thật đặc biệt.
Ngoài tác dụng chữa bệnh nhụy hoa saffron còn được sử dụng làm gia vị và nó được coi là gia vị đắt nhất thế giới và hoa saffron còn được dùng như một loại mỹ phẩm thượng hạng làm đẹp da cho phụ nữ.

Hoa Saffron - một loại gia vị quý có giá lên đến hơn 4.000 USD/kg. Chúng được thu hoạc bằng tay và phải mất hơn 75.000 sợi Saffron mới thu được khoảng 0,5kg gia vị.

8. Nấm trắng Truffles, châu Âu

Có thể gọi Truffles là nấm (fungus) vì nó không có rễ và hạt, thường mọc quanh cây sồi hay cây dẻ, gọi là gia vị (spice) cũng đều đúng, vì nấm truffles riêng một mình nó không phải là một món ăn, nhưng nó được dùng làm hương liệu để nấu nướng sẽ làm tăng thêm hương vị cho các món khác.

Có ba loại nấm truffle có thể ăn được, cả ba đều nổi tiếng nhờ hương vị thơm ngát: Summer Truffle, Truffle mùa hè, còn gọi là Truffle Anh Quốc (Tuber aestivum); Truffle của làng Vaucluse và Magny, tỉnh Périgord bên Pháp còn gọi là Truffle Ðen (Tuber melano sporum); và Truffle miền Piedmont còn gọi là Truffle Trắng của Y¨ Ðại Lợi (Tuber magnatum).



Nấm trắng Truffles ở châu Âu có giá hơn 7.000 USD/kg.

9. Dưa hấu Dansuke, Nhật Bản

Đây là loại dưa hấu đen chỉ trồng được trên đảo Hokkaido ở Nhật Bản. Trong mỗi vụ thu hoạch chỉ có khoảng 65 quả trên khắp cả đảo. Những người trồng loại dưa này nói rằng nó có độ ngọt lớn gấp nhiều lần dưa hấu thường.


Dưa hấu Dansuke được trồng ở Nhật Bản đã từng được bán với giá 6.100 USD hồi năm 2009.

10. Trà màu xanh lá cây Tieguany



Loại trà màu xanh lá cây Tieguany có giá tới 6.000 USD/kg.

11.Chai rượu Tequila sẽ được Công ty sản xuất rượu Tequila Ley.925 của Mexico bán đấu giá vào tháng 8-2007 tại London, Paris, Monaco và Dubai với giá lên tới 1 triệu Euro, tương đương gần 2 triệu USD theo thời giá hiện tại.Chai rượu được biết tới dưới cái tên “The Diamond Sterling” và là một chai trong bộ sưu tập “Niềm đam mê Tequila của người Aztec” .

Nếu được bán với giá kể trên chai rượu Tequila không những trở thành chai rượu đắt nhất thế giới, mà danh tính của chủ nhân sẽ được ghi danh vào cuốn kỷ lục Guinness, được mời du lịch các kim tự tháp Chichen Itza và Teotihuacan cũng như được đến thăm vùng Tequila ở Jalisco của Mexico.
Chai rượu Tequila này nặng 8kg, được bọc 4kg bạch kim và nạm 4.000 viên kim cương.
12.Giống dưa Yubari (Nhật): Tại một buổi đấu giá diễn ra ở Chợ bán buôn trung tâm Sapporo thuộc phía Bắc Hokkaido vào hôm 4/5, cặp dưa vàng Yubari đã được bán với giá 1,6 triệu yên (hơn 331 triệu đồng). Đây là mức giá cao thứ ba từng được trả cho giống dưa vàng danh tiếng.



Cặp dưa vàng Yubari được đấu giá thành công với giá 1,6 triệu yên, tương đương hơn 331 triệu đồng. Ảnh: AFP

Một người buôn hoa quả địa phương đã trở thành chủ nhân cặp dưa vàng nặng 3,7kg sau khi trả mức giá tương đương với khoản tiền bỏ ra để mua một chiếc xe hơi loại nhỏ. Ở đất nước mà một quả táo có giá hơn 5 USD, một gói 20 quả anh đào có giá hơn 100 USD thì rõ ràng người tiêu dùng Nhật đã quá quen với những loại hoa quả giá cao ngất ngưởng như thế này.
Con số 1,6 triệu yên trả cho cặp dưa vàng Yubari cho thấy khao khát về việc tạo dựng uy tín lớn tới mức nào. Dưa vàng Yubari vốn được coi là một biểu tượng địa vị ở Nhật Bản, giống như một loại rượu hảo hạng. Chúng thường được dùng làm quà tặng đặc biệt cho bạn bè và đồng nghiệp.

Năm 2008, một cặp dưa vàng Yubari được bán đấu giá với mức kỷ lục 2,5 triệu yên (hơn 517 triệu đồng). Dưa đạt tiêu chuẩn chất lượng cao phải có hình cầu hoàn hảo cùng lớp vỏ gồm những đường vân xếp đều đặn. Cuống dưa hình chữ T phải còn nguyên trên thân dưa. Người ta còn cầu kỳ đặt dưa bên trong những chiếc hộp được trang trí đẹp mắt trước khi đem đi bán.
13.Trứng cá Caviar


Caviar, tiếng Việt Nam gọi là trứng cá đen. Trứng cá đen - nổi tiếng trong giới sành ẩm thực với tên gọi viên ngọc trai đen, là loại thức ăn vô cùng quý hiếm được khai thác từ Cá Tầm. Trứng cá Caviar được bán với giá 25.000 USD

Cupcake phượng hoàng vàng

Một trong những món ăn đắt nhất thế giới không thể không nhắc tới là chiếc cupcake có tên là "Phượng hoàng vàng" được trình làng vừa giữa năm 2012 của quán café Bloomsbury tại Dubai (Ấn Độ).




Chiếc bánh có cái tên mỹ miều này được làm từ chocolate Ý, 23 cara vàng ăn được, dâu tây, rất nhiều bụi vàng và có giá bán lên tới 600 triệu đồng. Đế lót bánh cũng được làm từ vàng 24 cara. Để thưởng thức chiếc bánh này, bạn phải được đặt mua trước ít nhất 48 giờ.

Ly cocktail 27321

Năm 2008, khách sạn hình cánh buồm nổi tiếng thế giới Burj Al Arab đã chế ra ly cocktail đắt nhất thế giới với mức giá 27.321 UAE dirham (tương đương với khoảng 155 triệu đồng). Tên gọi và mức giá của ly cocktail là sự kết hợp giữa 27 tầng nhà và 321m chiều cao của khách sạn.



Cocktail 27321 được làm từ rượu whisky đơn mạch nha Macallan 55 năm tuổi từ Moray, Scotland, trái cây đắng sấy khô, đường trái cây tự chế và đựng trong ly dát vàng 18 cara. Mặc dù bán được 10 ly cocktail 27321 trong vòng 6 tháng, nhưng hiện tại Burj Al Arab đã ngừng pha chế và phục vụ loại cocktail này.

Món tráng miệng Chocolate Frrrozen Haute

Món bánh tráng miệng sôcôla Frrrozen Haute cũng được xếp vào danh sách những món ăn đắt nhất thế giới. Món bánh của nhà hàng Serendipity 3 (New York) có giá bán lên tới 18.173 đôla (tương đương với khoảng 380 triệu đồng) này là sự kết hợp của 28 loại cacao, 5 gram vàng 23 cara và rất nhiều bột vàng phủ phía trên.



Bánh được đựng trong một ly lót vàng lá ăn được, được trang trí bằng vàng 18 cara và vòng kim cương. Chiếc thìa để thưởng thức món bánh này cũng được nạm nhiều viên kim cương quý.

Bánh kẹp thịt “Le Burger Extravagant”





Chắc bạn sẽ hỏi liệu một chiếc bánh kẹp thịt đắt nhất thế giới thì sẽ có những gì? Nhân bánh được làm từ thịt bò waygu của Nhật Bản (loại bò được chăm sóc với chế độ đặc biệt như massage, ăn cỏ tươi hoặc lúa non, uống nước tinh khiết hoặc bia, thả ở những trang trại rộng), phết bơ làm từ hơn 10 loại thảo mộc, muối lấy từ nước biển Thái Bình Dương rồi đem cô cạn bằng khói gỗ Salish Alderwood, phomat cheddar nổi tiếng của Anh, trứng chim cút chiên, nấm Capagna trắng và trứng cá muối Kaluga.

Chiếc bánh này được trang trí bằng một chiếc tăm vàng có gắn kim cương ở trên. Để được thưởng thức chiếc bánh này, thực khách sẽ phải chi $293 (khoảng hơn 6 triệu đồng). “Le Burger Extravagant” cũng là một trong những món ăn đắt đỏ của nhà hàng Serendipity 3.

Sushi Del Oriente

Sushi Del Oriente được cuốn bằng vàng lá 24K với năm viên kim cương châu Phi 0,2 carat trang trí ở phía trên. Món ăn này do đầu bếp nổi tiếng Angelito Araneta Jr của công ty ẩm thực cao cấp Karat Chef (Manila, Philippines) thực hiện và được bán với giá 85.727,59 peso Philippines (khoảng 45 triệu đồng).

Sushi Del Oriente thường được đấng mày râu lựa chọn để làm quà cầu hôn. Quả thực nếu là cô gái may mắn được cầu hôn bằng món sushi này, chắn hẳn bạn khó có thể nói lời từ chối.

Món súp “Đức Phật nhảy qua tường”

Sở dĩ món súp này có cái tên lạ đến thế bởi nhà hàng Mayfair Kai (London) - nơi chế biến ra món ăn này tin rằng nó ngon đến mức những người ăn chay cũng vui lòng nếm thử.





Thành phần của loại súp đặc biệt này bao gồm vây cá mập, bào ngư, nấm hoa Nhật Bản, dưa chuột biển khô, sò điệp, thịt gà, giăm bông Hồ Nam, thịt lợn và nhân sâm. Nếu muốn thưởng thức món ăn có cái tên độc đáo này, bạn hãy chuẩn bị 108 bảng Anh (khoảng 3,5 triệu đồng) và đừng quên phải đặt trước 5 ngày.
Bánh Frittata - 1000 đô/1 cái (~19 triệu đồng/1 cái)
Món ăn sáng đắt tiền này bao gồm trứng, tôm hùm và 10 ounces (khoảng 3 lạng) trứng cá muối mà mỗi ounce trứng cá muối có giá khoảng 1,2 triệu đồng. Trong menu của nhà hàng món còn rất nhiều món đắt tiền khác nữa...

Liệu ăn có ngon không nhỉ?
Trứng cá muối Beluga:$130/ 10 grams - Beluga Caviar 250 Grams: $2,900


Trứng cá muối Beluga được xem là thực phẩm đắt tiền nhất thế giới bởi mỗi kg trứng muối có giá đến 5000 đô la Mỹ. Đây là trứng cá của loài cá tầm Beluga sinh sống chủ yếu ở vùng biển Caspi. Đây là những quả trứng lớn nhất trong họ nhà cá sử dụng làm trứng cá muối. Trứng cá tầm có nhiều màu sắc từ tím đến đen và các màu nhạt khác.
$2,520/ hủ 14-ounce

Cá nóc “Fugu”


Fugu là cá nóc theo cách nói của người Nhật được chế biến thành món ăn rất cầu kỳ. Bởi bản thân cá nóc có chứa độc tố gây chết người mà người đầu bếp phải hết sức chú ý. Đầu bếp chế biến cá nóc từ các nhà hàng hạng sang của Nhật đều phải được rèn luyện công phu khi bắt đầu chế biến món ăn “tử thần” này.

Gan ngỗng béo “Foie Gras”



Đứng thứ hai sau trứng cá hồi muối là món gan ngỗng của người Pháp. Để có được món “Foie Gras” người ta phải chuẩn bị từ khâu chọn giống gia cầm đến khi lấy gan chế biến món ăn. Người ta nuôi vịt, ngỗng ở trang trại theo một chế độ nghiêm ngặt, đặc biệt là giai đoạn cho ăn vỗ béo trong hai tuần vào tháng thứ ba, nhờ đó, gan sẽ sản sinh ra mỡ. Gan ngỗng nổi tiếng nhất được sản xuất ở vùng Perigord, Tây Nam nước Pháp.
Haute Dog(HOT DOGS):Giá: 69 USD/chiếc
Địa chỉ: Serendipity 3, New York, Mỹ
So với một chiếc bánh hotdog thông thường chỉ có giá 2 USD, thì với 69 USD, “haute dog” đã trở thành chiếc bánh hotdog đắt nhất hiện nay. Công thức của món bánh này không thể thiếu dầu nấm cục trắng, nấm cục đen (loại nấm đắt nhất thế giới), gan ngỗng, thịt bò 100% nguyên chất, bánh quy cây nhập khẩu từ Đức.

Mì Ramen: Giá: 110 USD
Địa chỉ: Fujimaki Gekijyo, Tokyo, Nhật Bản
Mì Ramen là món ăn quen thuộc của người Nhật Bản. Tuy nhiên, món mì Ramen làm ở nhà hàng Fujimaki Gekijyo lại vô cùng khác biệt. Mì được làm từ loại thịt lợn và thịt bò thượng hạng, với gia vị được nhập từ Trung Quốc và Thái Lan, cùng 20 loại nguyên liệu bí mật khác của nhà hàng.

Bánh sandwich Von Essen Platinum Club
Giá: 197 USD
Địa chỉ: Von Essen, Berkshire, Anh
Chưa có loại bánh sandwich nào được chế biến đặc biệt như bánh Von Essen. Bánh được làm từ những nguyên liệu đắt tiền như: Giăm bông Iberico của Tây Ban Nha ngon nhất thế giới được phơi khô 30 tháng, thịt gà Poulet de Bresse (loại gà được mệnh danh “gà quý phái” được nhập từ Pháp), nấm cục trắng (220.000 USD/kg), trứng chim cút, cà chua khô của Ý, bột mì lên men trong vòng 24 giờ.

Beer "The end of History"Giá: 800 USD – 1.000 USD
Địa chỉ: BrewDog, Scotland
Đây là loại bia có nồng độ cồn cực mạnh, thậm chí còn mạnh hơn tất cả các loại whisky và vodka hiện có. Điểm nhấn của mỗi chai bia là được đặt trong xác động vật lượm được sau khi chúng chết ở trên đường. Một chai bia “The End of History” được pha trộn từ 330ml bia vàng của Bỉ, 55% cồn, quả của cây bách xù, rượu mật ong và quả la hán.

Bánh Bagel đắt nhất thế giới - 1000 đô/1 cái (~19 triệu đồng/1 cái)
Loại bánh Bagel này được làm bởi bếp trưởng khách sạn Westin, New York, ông Frank Tujague. Loại bánh này được phủ lên trên nấm Truýp trắng, quả Goji, pho mát, kem tươi tất cả đều là loại đắt tiền. Cái giá 19 triệu đồng cho 1 chiếc bánh Bagel đặc biệt này thực ra không phải là quá khó hiểu, nếu chúng ta nhìn vào những nguyên liệu làm nên nó. Trong đó thì Nấm Truýp trắng là loại nấm quý và đắt nhất trên thế giới. Nó chính là loại thực phẩm đắt nhất trên thế giới.Chiếc bánh ngon mắt này được làm từ kem pho mát trộn nấm Truyff trắng, thạch Goji (một loại thạch được làm từ quả goji trộn với rượu vang trắng của Đức) và điều khiến nó trở nên đắt nhất là được gắn thêm những lá vàng 23 carat bên trong.




Toàn những nguyên liệu đắt tiền.
Kem Golden Opulence: Giá: 1.000 USD
Địa chỉ: Serendipity 3, New York, Mỹ
Ly kem đắt nhất thế giới này được phủ những lá vàng 23 carat lên trên đỉnh và được trộn từ rất nhiều nguyên liệu, trong đó phải kể đến: Kem vani Tahitian, sôcôla Tuscan Amedei Porceleana, sôcôla Venezuelan Chuao, đường trái cây Paris, nấm cục, bột hạnh nhân anh đào và trứng cá muối đã được làm ngọt Grand Passion.
Trứng chiên Zillion Dollar - Giá: 1.000 USD
Địa chỉ: Norma’s, New York, Mỹ
Món trứng tráng này chứa ít nguyên liệu nhất trong tất cả các món ăn đắt nhất thế giới. Muốn làm món ăn này, bạn phải chuẩn bị một con tôm hùm, trứng và 280 gam trứng cá muối sevruga được đặt bên trên trứng.
Bánh pa-tê Wagyu
Giá: 2.000 USD/miếng
Địa chỉ: Fence Gate Inn, Lancashire, Anh
Với giá 16.000 USD/chiếc, thoạt nghe, người ăn sẽ nghĩ ngay món ăn được làm rất công phu và có thể được đính cả kim cương. Tuy nhiên, nó được lại chế biến chủ yếu từ thịt và nấm mà cụ thể là 2,7 kg thịt bò Kobe, nấm Matsutake (2.000 USD/kg), nấm cục, hai chai rượu Chateau Mouton Rothschild 1982. Bề mặt của bánh cũng được phủ thêm vàng 23 carat.

Samundari Khazana, món cà ri hải sản đắt nhất thế giới - 3200 đô/1 suất (~60 triệu đồng/1 suất) Địa chỉ: Bombay Brasserie, London, Anh
1 nhà hàng ở Bombay, Ấn Độ đã làm ra món ăn này với tất cả các nguyên liệu đắt nhất mà họ có. Món ăn gồm có cua Devon, nấm truýp trắng, cà chua, trứng cá muối Beluga. Ngoài ra còn có tôm hùm Scotland, bào ngư... và lá vàng dát mỏng để bao phủ món ăn. Tất cả những nguyên liệu đó dễ dàng làm cho chúng ta hiểu được rằng vì sao món ăn này đắt đến vậy.



Trang trí khá hấp dẫn.
"Pizza Pizza Louis XIII"
Giá: 12.000 USD
Địa chỉ: Chef Relato Viola, Ý
Bánh Pizza Louis XIII được mệnh danh là loại bánh pizza đắt nhất thế giới với nguyên liệu là tôm hùm, trứng cá muối, 8 loại pho mát, muối gia vị lấy từ hồ muối màu hồng Hillier ở bờ tây Australia. Ngoài ra, mỗi chiếc bánh còn được tưới loại rượu Louis XIII Remy Martin thượng hạng.
Có thể nói chiếc pizza đường kính 30cm này là loại bánh pizza đắt nhất thế giới. Với những nguyên liệu đắt như là tôm hùm được ướp trong rượu Cognac, trứng cá muối ngâm trong rượu sâm banh, cá hồi hun khói, thịt nai rừng... Ngoài những thành phần đó ra còn có những lá vàng 24 cara được dát mỏng. Không biết có ăn được những lá vàng này không nhỉ?



Pizza mới ra lò nè !!!

Bột nghệ tây



Bột nghệ tây là loại gia vị đắt tiền nhất, mỗi một pound bột nghệ tây có giá 2000 đô la Mỹ. Những bông hoa nghệ tây được hái bằng tay và phải hàng ngàn bông hoa như thế mới lấy được 1kg bột nghệ nguyên chất. Bột nghệ có vị đắng, sắc vàng tươi hoặc đỏ dùng để nhuộm thực phẩm và làm tăng hương vị cho món ăn.



La Madeline au Truffe: Knipschildt Chocolatier bán $250/ hộp.


Red Iranian Saffron
This type of saffron is of a quality called Sargol grade, which means "top of the flower,” and costs $750 for 100 grams.



Fresh Black Winter Truffles
These Italian truffles are among the most expensive in the world—a quarter pound will subtract $400 from your bank account!



Kopi Luwak Coffee
Made from coffee berries that have been—we are not lying—eaten by and passed through the digestive tract of a civet, a cat-sized mammal found in Southeast Asia and Southern China, a pound costs $229.95.

Dom Perignon 1988 Vintage Champagne
This well-known Champagne maker is synonymous with expensive costs, but this particular vintage, at $700 a bottle, is still pretty outrageous.


Goose Foie Gras
Goose liver foie gras is known for its softer, creamier taste than its duck liver counterpart. However, at $115 for 10 ounces, it's certainly not soft on your wallet.



Golden Opulence Sundae
New York City eatery Serendipity 3 holds the Guinness World Record for "Most Expensive Sundae." This $1,000 dessert includes a 23-karat edible gold leaf, rare chocolates and ice cream, served in a crystal goblet with an 18-karat gold spoon.



Tieguanyin Tea
This premium variety of Chinese oolong tea is closely related to green tea, and one kilo of it can cost as much as $3,000.

Martini on the Rock
At Manhattan’s Algonquin Hotel, you can sit in the lap of luxury at the Blue Bar and for $10,000 you can purchase the hotel's famous martini, which includes the diamond of your choice as decoration in the bottom of your glass.
Eating your favorite dishes accompanied by the most expensive cheese will be tasteful and delicious. Cheese is one of the vital food materials that you always need every day. Your lovable dishes will look plain if you do not apply any cheese. There are many types of cheese that you can find in the store, but finding the best one is difficult. It seems that the most expensive cheese can be considered as the highest quality product for the buyers. If you are rich people and want to enjoy the delicious taste, you may need to take a look at the list of the most expensive cheese below.
5. Gorau Glas
The fifth position of the most expensive cheese is filled Gorau Glas. This cheese is called as the cow’s milk blue cheese. The production of this cheese takes place in United Kingdom especially at Dwyran, Anglessy. The one in charge to make this wonderful cheese is Margaret Davies. The cash that you have to prepare if you want to get a pound of this most expensive cheese is $40. The rate is high for this cheese involves extensive labor process. The reputation of this product is great for it has won numerous awards across European continents.


Most expensive cheese: Gorau Glas
4. Bitto
Bitto grabs the fourth position of the most expensive cheese. The material used to produce this type of cheese is a combination of orbic goat milk along with the Swedish brown cow. This cheese is also named as formaggio italiano. The production of this cheese involves traditional ways which have been embedded in the heart of the farmers who live in this area. Bitto is considered as the only cheese in the world which requires 10 years of ripening process. You have to pay $55 per pound.


Most expensive cheese: Bitto
3. Moose cheese
The third place of the most expensive cheese is set for Moose cheese. If you want to buy this product, you may need to go to Moose House located on Bjurholm, Sweden. In this house, you will have an opportunity to introduce yourself to the popular moose called as Haelga, Gullan, and Juno. The price tag of this cheese is hilarious. You have to pay for $500 for every pound.

2. Caciocavallo Podolico
Caciocavallo Podolico is located on the second position of the most expensive cheese. The popularity of this cheese in the southern part of Italy is doubtless. The milk of this cheese comes from the rare breed of Italian cow named as Podolica. That’s why it is sold in highly expensive value. If you are interested to get a pound of this most expensive cheese, you have to spend $650.


Most expensive cheese: Caciocavallo Podolico
1. Ass Cheese The first place of the most expensive cheese is grabbed by Ass cheese. You have to pay for $700 if you want a pound of this cheese. This cheese is originated in the Zasavica Special Nature Reverse. This place houses more than a hundred Balkan donkeys which can produce the milk. To make a kilogram of ass cheese, the manufacturer has to use 25-liter milk.

Posted by VĂN NGHỆ