Bài đăng trên báo công an nhân dân
Có người tự nhận mình là “nhà báo” chống cộng ở hải
ngoại, đã nói rằng: Đã là nhà báo hành nghề ở địa bàn, môi trường nào là
phải viết hay, viết tốt về nơi đó. Tuyệt đối không đưa những thông tin
“nhạy cảm”, “trái chiều” lên báo. Bù lại, anh sẽ nhận được sự đối đãi
“tử tế” của các tổ chức chống cộng cực đoan (CCCĐ), các hội đoàn ma
trơi, các đảng phái, mang hơi hướng chống cộng?!
Đó là một thực tế đã và đang tồn tại ở
hải ngoại, đặc biệt ở xứ Bu (Mỹ) này. Tuy nhiên hiểu như vậy là chưa
đúng, ý nghĩ đó chỉ dành cho những kẻ mạo danh “nhà báo”, “ký giả” mà
chúng ta gọi chung là lũ “vịt trời” hành nghề cái được gọi là “nhà
truyền thông”. Trong bài này chúng tôi không đi vào khía cạnh những ma
mãnh của giới truyền thông cờ vàng CCCĐ. Ở đây chúng tôi đi vào nội dung
nguyên nhân và tác động dẫn đến các món mà cờ vàng CCCĐ đã “xào nấu”
đổi trắng thay đen như thế nào?
Xin thưa với các vị rằng: Nghề báo là một nghề đặc thù.
Đã dấn thân, anh bắt buộc phải chấp
nhận đủ thứ rủi ro, nguy hiểm. Anh sẽ phải chấp nhận những tai ương,
lạnh nhạt, lảng tránh, tính mạng. Chấp nhận cái nhìn thiếu thiện cảm hay
thái độ bất hợp tác. “Nghề báo bạc lắm”. Nó không phải trò chơi của mấy
ông thất nghiệp, chơi nổi, theo đóm ăn tàn mà mấy ông vỗ ngực xưng danh
“Nhà báo” ở cái xứ Mỹ này.
Họ đâu có cần hội đủ các điều kiện sơ
đẳng nhất để bước vào công cuộc “hành nghề”. Họ làm báo, rất đơn giản,
chỉ cần thông thạo tiếng mẹ đẻ (viết sai chính tả cũng ok), độc giả sẽ
tự luận ra hết; phải có thẻ hành nghề? Ồ, chuyện đó có quan trọng gì, ta
tự cấp cho ta một cái “Cạc”, vậy là xong!
Nhiều vị là “nhà báo” cực đoan chống
cộng ở xứ người không hiểu một chút gì về cái nghề này. Phương châm của
người làm báo đích thực là “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” thì anh phải
viết đúng, viết khách quan, viết theo lẽ phải. Anh phải đấu tranh cho sự
công bằng, đấu tranh đẩy lùi cái ác, cái xấu và những tiêu cực xã hội.
Còn một căn bệnh phổ biến trong giới những ông “làm báo” này là họ làm
theo cách của những kẻ chẳng hiểu, hay cố tình không hiểu công việc mình
làm là cái gì? Các ông tự phong “nhà báo”, “ký giả”, vậy có hiểu làm
báo là gì không? Ngắn gọn là làm báo là làm một liên kết xã hội, một sản
phẩm báo chí, nó thông đạt một sự kiện vừa mới xảy ra tới với mọi
người, nó thu hút sự quan tâm của nhiều người vào một điểm xác định. Vậy
cơ sở nào để các anh “cờ vàng” viết báo có quyền mổ xẻ, cắt nghĩa, lý
giải, đánh giá, nhận định sai lệch một sự kiện? Các anh chỉ lớn tiếng,
cao giọng, chỉ trích hơn một chính kiến?
Sự thực là không phải vài ba cái tin,
bài bới móc, vụn vặt, chạy theo tâm lý chống cộng theo đám đông, thỏa
mãn tâm lý tò mò của nhóm người nào đó, sự cổ vũ của đám người cực đoan
của vài ba trang mạng xã hội sặc mùi bài xích chế độ cầm quyền ở Việt
Nam là anh đã oai lắm rồi, tự vỗ ngực xưng tên là nhà này, nhà nọ? Họ đã
nhận mình là “nhà báo” dám “động chạm”, “bình loạn” vung trên truyền
thông? Bởi vậy truyền thông ở hải ngoại giống như trời đất đảo điên,
thực hư lẫn lộn, nhân tâm xáo trộn trong đống thông tin mịt mù trước
những “bình loạn” mà các “nhà báo” cờ vàng đang làm.
Không ai buộc các vị phải viết theo
cái lối ngược ngạo như vậy, mà đây là sự lợi dụng cái gọi là “tự do báo
chí” để trục lợi về chính trị của “nhà báo” cờ vàng cực đoan mà thôi.
Nếu các vị là nhà báo chân chính, tốt cho nơi mình đang đảm trách nhiệm
vụ “truyền thông”, càng không có ai có thể cấm các vị viết những bài có
tính chất “chống cái xấu”, “phản biện xã hội”, bảo vệ lẽ phải. Cái chính
là các vị viết thế nào mới là điều đáng bàn. “Nhà báo” cờ vàng CCCĐ
viết không phải bằng lập luận, không phải bằng điều tra, không phải bằng
những chứng lý cụ thể, không viết bằng cái “tâm sáng” mà viết theo “cảm
tính”, anh viết theo “đơn đặt hàng chống cộng”, viết theo ý kiến cá
nhân, viết không khách quan, viết thiếu trung thực thì các vị đã đi
ngược lại lịch sử, đi ngược lại tâm tư nguyện vọng của đa số người dân.
Chưa bao giờ như bây giờ, những “nhà
báo” tự phong ở hải ngoại phát triển đông đến chóng mặt, “ra ngõ là gặp
nhà báo”. Đa phần những “nhà báo” này là “tay ngang”. Có nghĩa là xuất
phát điểm anh không hề “học” về báo chí, anh chưa hề làm báo. Ta thường
nghe mấy vị này cao giọng tôi làm báo, đưa tin “khách quan” nghe vậy
chắc nhiều người đồng tình về thái độ này, nhưng không phải vậy. Nếu
không hiểu đúng nghĩa của từ “khách quan” rất dễ người ta xoá đi cái
“tôi” của bản thân mình, nhưng các vị lại chuyển sang một cái “tôi”
khác.
Không khó khăn gì để nhận diện đằng
sau lời hô hào của các vị “nhà báo” này đó là kiểu làm báo với thái độ
trốn tránh trách nhiệm, các vị sợ hãi những phản ứng của các thế lực
CCCĐ khi các vị viết trung thực. Nếu viết đúng những gì ở bên Việt Nam
thì gây ra sự bùng nổ, sự chống đối của các băng đảng CCCĐ, các vị làm
gì có đủ dũng khí đối đầu. Nếu các vị có đủ can đảm có đủ nội lực để
viết trung thực thì còn gì phải bàn cãi nữa? Nhưng đáng tiếc các “nhà
báo” cờ vàng CCCĐ, hoặc thiếu một trong hai yếu tố này, hoặc thiếu cả
hai. Chính vì thế mà việc đưa thông tin không chính xác, việc bình luận
về thông tin theo kiểu “hóng hớt”, “nghe hơi nồi chõ” đã trở thành
“chuyện thường ngày ở huyện” trong làng báo Việt ngữ ở hải ngoại.
Thực tế ở hải ngoại đa số người làm
báo không hiểu nhiều về báo chí, có người đơn thuần chỉ là người cung
cấp tin, có người viết lách với động cơ thiếu trong sáng, có người viết
tin, bài… lấy nhuận bút kiếm sống, có người thậm chí không biết làm nghề
gì nữa thì đi làm báo chơi.
Các vị “nhà báo” hải ngoại lúc nào
cũng cao giọng tính “khách quan” của cơ quan truyền thông mà các vị đang
nắm giữ, nhưng thực ra các vị không hiểu hết được nội hàm của nó thành
ra nó dẫn đến những tình huống trớ trêu.
“Nghề báo là một nghề luôn được đánh
giá cao ngay từ khi mới ra đời. Mục đích quan trọng nhất của nghề báo là
cung cấp cho bạn đọc những thông tin thời sự chính xác và đáng tin cậy
mà họ cần để có thể hành xử tốt nhất trong cuộc sống xã hội. Tuy nhiên,
do môi trường kinh tế, môi trường dân tộc, môi trường chính trị… mỗi
quốc gia khác nhau nên nghề báo mỗi nơi đều có những đặc thù riêng. Năm
1996, Tổ chức Các nhà báo chuyên nghiệp Mỹ đã loại bỏ khái niệm “khách
quan” ra khỏi những nguyên tắc đạo đức của mình. Họ cho rằng nhà báo Mỹ
là con người và đã là con người thì phải có những quan điểm cá nhân. Cho
nên người làm báo càng phải cẩn trọng trong nghề để đưa ra những thông
tin hữu ích cho dân tộc mình, quốc gia mình và cho nhân loại”.
Nói như vậy để thấy rằng, nguyên nhân
dẫn đến tình trạng “cáo đội lốt sư tử” mang danh truyền thông mà không
hiểu mình đang làm gì, từ hiểu sai, từ cố chấp, từ nhận thức. Và, cuối
cùng là: vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhà báo.
Cổ nhân từng nói “bể học mông mênh”, không ai có thể tự tin vỗ ngực rằng mình cái gì cũng biết.
Thời đại bùng nổ thông tin, thông tin
lên ngôi. Nhưng, cũng vì vậy, có quá nhiều người tự xưng, giả danh “nhà
báo” ở xứ cờ vàng chống cộng này để lừa đảo, xuyên tạc sự thật,… đủ mọi
nhẽ. Hè nhau “truy hoan”, “tự sướng” trên sự xuyên tạc về những việc
tiêu cực xảy ra ở Việt Nam sau khi chôm chỉa và cắt xén nội dung, ý
nghĩa của mục đích bài viết. “Nhà báo” cờ vàng chống cộng là như vậy đó,
họ sẽ bị đào thải!
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét