Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

TRƯƠNG DUY NHẤT – MỘT GÓC NHÌN KHÁC?

27/05/2013

Viễn

Nhắc đến cái tên Trương Duy Nhất, có lẽ giờ này đã không còn xa lạ trên mạng nữa. Nổi tiếng vì cái tài của anh thì ít mà có lẽ “sức hút” lại đến từ những bài viết của các trang Web, Blog “lề trái”, nhất là sau sự kiện anh vừa bị bắt. Nhắc đến anh là người ta nhớ tới Blog “một góc nhìn khác”. Ở đây tôi không bàn tới chuyện lý do vì sao anh bị bắt, tôi chỉ xin bàn tới một tình tiết nhỏ có thể tạm gọi là “một góc nhìn khác” theo như đúng tên Blog của anh. Đó chính là cách nhìn của anh về chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi còn nhớ gần đây nhất vào ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh anh đã có những lời lẽ trên Blog cho rằng  chủ tịch Hồ Chí Minh là một người không đáng tôn trọng và khuyên mọi người không cần nhớ tới ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi không cần biết anh học rộng tài cao bao nhiêu, đã từng kinh qua những công tác gì nhưng với những lời lẽ anh đã thể hiện trong bài viết đó thì có vẻ như anh là một người “thất học”, thậm chí có thể nói là vong ơn bội nghĩa. Là một người dân Việt Nam không ai không biết tới công lao của chủ tịch Hồ Chí Minh, người cha già vĩ đại của dân tộc đã hi sinh cả một đời người cho dân tộc Việt Nam. Chính Bác đã giành lấy độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam, khai sinh ra nước Việt nam dân chủ cộng hòa, giải phóng nhân dân ra khỏi ách áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, đế quốc. Chính Bác đã lãnh đạo nhân dân làm nên hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ vang dội năm châu, chấn động địa cầu. Không những thế với lối sống giản dị, đạo đức cách mạng trong sáng Bác là tấm gương cho cả dân tộc Việt Nam noi theo. Trí tuệ của Bác, đạo đức của Bác đã vượt ra khỏi tầm quốc gia và còn có ảnh hưởng quốc tế. Bạn bè quốc tế ngưỡng mộ Bác, Unessco vinh danh Bác là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Thậm chí có cả những người thuộc phe “bên kia” cũng phải thừa nhận tài năng, đức độ của Bác. Vậy mà một con người thuộc thế hệ con cháu, được sinh ra lớn lên dưới bầu trời Việt nam độc lập, tự do như ngày hôm nay lại có thể lớn tiếng xúc phạm Bác. Thử hỏi nếu không có chủ tịch Hồ Chí Minh, ông bà, bố mẹ, anh chị, họ hàng và cả Trương Duy Nhất liệu có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, độc lập, tự do như ngày hôm nay. Bầu không khí tự do mà Trương Duy Nhất đang hít thở ai đưa lại cho anh. Bát cơm no ấm anh đang ăn ai đưa lại cho anh. Nếu không có chủ tịch Hồ Chí Minh, anh liệu có cuộc sống no đủ như ngày hôm nay không? Đến đứa trẻ con khi nhắc tới Bác Hồ các cháu cũng đều thể hiện sự kính phục. Hàng năm có biết bao lượt khách trong nước và quốc tế vào lăng viếng chủ tịch Hồ Chí Minh với lòng thương tiếc bùi ngùi. Cả dân tộc Việt Nam chịu ơn Bác. Vậy mà một con người như Trương Duy Nhất lại có thể cho rằng chủ tịch Hồ Chí Minh không đáng tôn trọng, không cần nhớ tới ngày sinh của Người. Vậy thì Trương Duy Nhất là loại người gì đây? “Vong ơn bội nghĩa”, “ngu xuẩn” hay là một từ gì khác có thể xứng với Trương Duy Nhất đây. Chó còn hiếm khi phản chủ. Đằng này Trương Duy Nhất đã từng là nhà báo, được ăn học tử tế vậy mà sao có thể viết nên những dòng như thế. Tôi không quan tâm lý do vì sao Trương Duy Nhất bị bắt nhưng rõ ràng với những gì Trương Duy Nhất đã thể hiện thì tôi nghĩ Trương Duy Nhất không chỉ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật mà Trương Duy Nhất còn phải chịu bản án của lương tâm. Đó mới chính là bản án nặng nề dành cho những con người mang trong mình dòng máu Việt nhưng “lệch lạc”, “bệnh hoạn” trong suy nghĩ, nhận thức như Trương Duy Nhất. Xem ra “một góc nhìn khác” của Trương Duy Nhất là một góc nhìn mà nói theo ngôn ngữ của những người theo đạo đó là góc nhìn của một Giu – đa phản Chúa.

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

NỬA NGÀY VỚI TRƯƠNG DUY NHẤT


 
 
 
 
 
 
2 Votes

NGUYỄN TRỌNG TẠO: Sáng nay nghe tin Trương Duy Nhất bị bắt hôm qua, ngớ người. Sao lại bắt một thằng chỉ nói thật theo kiểu của nó? Ôi thằng em mà tôi luôn yêu nó dù đôi khi nó cũng làm tôi sốc. Nhưng có gì đâu nhỉ, nó thấy tối nói tối, thấy sáng nói sáng… chứ nó có nói tối là sáng đỏ là đen đâu. Đời này không phải thằng nhà báo nào cũng như thằng Nhất, không phải thằng lãnh đạo nào tôi cũng kính trọng như mấy thằng tôi kính trọng. Tôi thích những thằng nói thật, làm thật, và nói có trình độ, làm có trình độ, có cách của riêng mình. Nhưng điều quan trong hơn cả là vì lẽ phải. Tôi ngớ người, vì thằng Nhất bị bắt, vì không biết người ta bắt nó để làm gì…
Đăng lại bài tôi viết về một lần gặp Nhất cách đây 3 năm:
*
Đầu tháng 5.2010 tôi đến Đà Nẵng dự hội thảo “Số hóa Di sản“. Trương Duy Nhất có đến dự một lát buổi sáng, rồi đi Huế, hẹn sáng hôm sau về sẽ đưa tôi đi chơi Đà Nẵng. Khoảng 9 giờ sáng, Nhất đánh chiếc xe con bóng nhoáng đến khách sạn đón tôi. Vì 2 giờ chiều tôi phải bay về Hà Nội nên Nhất bảo tôi trả phòng và mang hành lý lên xe. 
Tôi biết Nhất từ 20 năm trước, hồi đó Nhất mới ra trường về làm báo Công An Quảng Nam Đà Nẵng. Phạm Xuân Nguyên và Phạm Phú Phong đưa tôi đến thăm Nhất ở tòa soạn. Hồi đó báo CAQNĐN bán chạy bởi đăng nhiều phóng sự vụ án và đời sống xã hội rất sinh động. Có đêm Nhất và Hùng (phụ trách báo) rủ tôi đi xem báo CA làm phóng sự đêm bia ôm, họ mang cả máy ảnh hồng ngoại tuyến đi. Nhưng gần đến điểm, Nhất và Hùng bảo tôi ngồi ở một quán cafe’ chờ… Sáng hôm sau lại rủ nhau chơi bóng bàn sớm…
Nhất xông xáo và viết khỏe, viết sắc. Sau này Nhất chuyến sang báo Đại Đoàn Kết mà tôi vẫn tưởng còn làm báo CA. Bẵng đi nhiều năm không gặp, tôi thấy Nhất xuất hiện trên blog Một Góc Nhìn Khác với nhiều bài viết ngắn trình bày các ý tưởng, các suy nghĩ “khác” với con mắt báo chí chính thống, kéo theo lượng truy cập rất lớn, luôn đứng đầu Vnweblogs. Nói chung, những bài viết trên blog của Nhất thường thật, vui, đau và nhức nhối. Nhất lại chăm trả lời comment, mà trả lời có bản lĩnh chứ không xu nịnh vuốt ve như giọng comment của nhiều blogger phổ thông. Tôi quý.
Lâu lắm mới gặp lại Nhất, mừng nhiều. Và tôi đề nghị Nhất cho tôi đi thăm 3 nhà trong buổi sáng ngắn ngủi. Đó là thăm gia đình nhà thơ Đông Trình (đang ốm đau), thăm vợ con nhà thơ Trần Khắc Tám (đã mất vì tai nạn hơn 10 năm trước) và thăm nhà Nhất. Nhà thơ Đông Trình năm 1983 giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc chăm sóc cô em gái của tôi bị nhiễm độc máu thập tử nhất sinh từ Đắc Lắc chuyển về bệnh viện Trung ương Đà Nẵng. Anh thường đưa tôi đi nói chuyện Thơ – Nhạc ở các trường để lấy tiền nuôi em. Giờ tôi đến, nhà cửa khang trang hơn, các con đã lớn – Nguyễn Hữu Hồng Minh thời nhỏ thường nép sau cánh cửa nghe chúng tôi đàm đạo thơ phú, giờ cũng đã thành nhà thơ nổi tiếng – Đông Trình cũng đã 70 tuổi, nhưng vẫn dễ khóc như thuở trung niên:
Đà Nẵng 5,2010
Nhà thơ Đông Trình đón bạn
Một chút vui một chút buồn
Như hai giọt nước lăn tròn trên dây
Một chút đêm một chút ngày
Như hai đốm lửa trên tay anh cầm
Tình yêu tình yêu muôn năm
Nở rất đầy đặn giữa năm tháng dài
Chút vui anh ghé bên vai
Chút buồn anh gởi vào tai thì thầm
Chút đêm gởi cho trăng rằm
Chút ngày anh giữ để làm của tin.
Nhưng người vợ của anh bị căn bệnh trầm kha nhiều năm không còn nữa. Tôi hỏi thăm mẹ nhà thơ. Cụ đã 95 tuổi. Khi tôi vào phòng thăm Cụ, Cụ vẫn ngồi dậy được và nhắc chuyện một lát thì Cụ cũng nhận ra tôi. Tôi vừa mất Mẹ nên nhìn thấy Mẹ của Đông Trình thì cảm động đến ứa lệ. Cũng may là Đông Trình đã khỏe. Câu chuyện thơ phú ngày nào lại râm ran. Nhưng tôi phải đi, và Nhất đã chụp cho tôi và Đông Trình mấy kiểu ảnh lưu niệm cuộc gặp đầy cảm động…
Trước căn nhà 393 đường Hải Phòng ĐN (nhớ xưa là số nhà 333)
Trước căn nhà 393 đường Hải Phòng ĐN (nhớ xưa là số nhà 333)
Khi đến nhà Trần Khắc Tám, ngôi nhà liền kề, khi mới về ở chưa được bao lâu thì Tám qua đời, giờ đã có con xe hơi đời mới đậu ở phòng khách. Nguyệt vợ Tám bảo đó là chiếc xe vợ chồng con trai mới tậu. Hai mẹ con đón tôi thật vui. Giờ vợ Tám đã lên chức bà nội vẫn còn tiếp tục bán sách như một cái nghiệp từ nghề phát hành sách của chồng để lại. Con trai Tám đưa tôi và Nhất lên lầu thắp hương cho Tám, thắp hương cho một người em vô cùng thương cảm. Nhớ thuở hàn vi, hai vợ chồng Tám và hai đứa con trai nhỏ ở tập thể một căn phòng chật chội, vậy mà nhiều nhà thơ tứ xứ trong đó có tôi, đến Đà Nẵng thường tấp về tá túc. Ấy là bởi nhà Tám rất hiếu khách. Có khách thơ, lại càng vui. Bản tính Tám trầm lặng, thương Mẹ, thương vợ con hiện lên cả trang thơ. Bài “Đàn ông đi chợ” Tám viết khi vợ ốm mà bao nhiêu phụ nữ đua nhau chép. Khi mất Mẹ, Tám viết: thiếu mẹ nhiều khi con lúng túngnhìn vào đâu cũng thấy vắng một người (Đi chợ chiều nhớ Mẹ). Vì thế mà khi được tin Tám mất đột ngột, tôi đã viết bài thơ “Đi chợ chiều nhớ Tám” để tưởng nhớ người em phận mỏng:
Xưa Tám viết Đi chợ chiều nhớ Mẹ 
Mẹ không còn để con chạy theo sau 
Giờ tôi viết Đi chợ chiều nhớ Tám 
Tám không còn. Héo úa cả hàng rau Xưa Tám viết Đàn ông đi chợ 
Vợ thương chồng vất vả lặn vào thơ 
Giờ tôi khóc một thời chưa trắng nợ 
Khóc một thời nghèo khó hoá mộng mơ
Thơ về chợ hay và đau đến thế 
Người đàn ông yểu tướng – bạn tôi ơi 
49 tuổi. Ra đi. Không trăng trối 
Thôi thì thơ đã nói hộ bạn rồi!
Thôi thì chiều… Chẳng còn chiều nào nữa 
Ta bên nhau chen chúc giữa chợ đời 
Tôi đơn lẻ góc chợ chiều nhớ Tám 
Nhìn vào đâu cũng thấy vắng một người!…(*)
Hồi còn Tám, tôi cũng đã phổ nhạc bài thơ Mưa của Tám. Bài hát được Mỹ Linh thu đĩa hát 1996. Và một ca sĩ khác đã hát trong “Đêm thơ Trần Khắc Tám” kỷ niệm ngày giỗ đầu của nhà thơ tại Đà Nẵng.
Bàn thờ nhà thơ Trần Khắc Tám
Bàn thờ nhà thơ Trần Khắc Tám
Thơ Trần Khắc Tám và bản nhạc phổ thơ được nhạc sĩ Thuận Yến khắc trên đá đen gửi tặng gia đình.
Thơ Trần Khắc Tám và bản nhạc phổ thơ được nhạc sĩ Thuận Yến khắc trên đá đen gửi tặng gia đình.
Chúng tôi chia tay vợ con Tám mà lòng rưng rưng thương cảm.
Nhà Nhất ở lô đối diện nhà Tám. Cũng là nhà liền kề, nhưng nhà Nhất trông thật thoáng. Phòng khách rộng được trưng bày hổ cả con, bò tót cả đầu. Bếp và phòng ăn sạch bóng. Tuy vợ Nhất không ở nhà, nhưng tôi có cảm giác bàn tay phụ nữ luôn chăm sóc ngôi nhà này thật chu đáo. Tôi dạo quanh nhà một lát thì Nhất bảo phải đi uống bia thôi. Nhất là người thích bạn, thích chiều bạn. Người ta bảo “giàu vì bạn, sang vì vợ” nhưng với Nhất thì “giàu vì bạn sang vì bạn“.
Nhất chở tôi đến quán bia Tiệp Tulip rồi lấy điện thoại gọi bạn bè đến. Thế là bia, là chuyện văn chương, chính trường… Khi tôi hỏi cái băng ghi âm cuộc đối thoại giữa Nguyễn Bá Thanh với một người nào đó qua điện thoại vừa được tung lên mạng có thể là giả không? Nhất khẳng định đó là cuộc nói chuyện có thật. Nhất đã hỏi ông Thanh và ông Thanh đã công nhận đúng vậy. Và Nhất khắng định, ông Nguyễn Bá Thanh là thế đó, thích nghe thật thì ông nói thật luôn. Một người bạn bổ sung: Ông Thanh cũng đã từng trả lời điện thoại 3 giờ liềnvới một cô giáo bị bạc đãi và đã tìm mọi cách để lập lại sự công bằng cho người bị hại. Nói chung, Nhất luôn hướng tới sự thật. Đấy cũng là cái tâm đáng trọng của một nhà báo…
Đến giờ, Nhất chở tôi ra sân bay. Tìm chỗ gửi xe xong, như cuộc chuyện trò chưa đã, Nhất lại rủ tôi uống bia ở phòng đợi. May có người làm thủ tục bay hộ tôi nên chúng tôi ngồi và đợi anh Nguyễn Quang A. Tôi bảo Nhất: Đêm qua ông A nói với anh “chắc thằng Nhất là CA nên nó mới viết trên Một Góc Nhìn Khác bạo thế”.
Nguyễn Quang A đến. Hình như anh A vẫn nghĩ Nhất là CA. Nhưng chỉ nửa lon bia, anh A đã yên tâm Nhất chỉ là một nhà báo, một người em đáng quý. Lên máy bay, anh A nói với tôi: Nếu có nhiều nhà báo như thằng Nhất
Qua cửa sổ máy bay, tôi nhìn xuống Đà Nẵng thấy một thành phố đang mở ra và vươn tới những tầng cao, cố giương mắt tìm chiếc xe của Nhất trên những con đường xe nhiều như kiến, nhưng không xác định được. Có thể chiếc xe ấy lại đang lao tới một nơi nào đó để tìm “một góc nhìn khác“…
Chủ nhà và Hổ nhồi.
Chủ nhà và Hổ nhồi.
NTT vuốt vai Hổ
NTT vuốt vai Hổ
.
Chữ THIỆN thi pháp
Chữ THIỆN thi pháp


... đến quán bia cùng NTT và...
… đến quán bia cùng NTT và…
Lê Diễn, Huỳnh Lê Nhật Tấn
Lê Diễn, Huỳnh Lê Nhật Tấn.
27.6.2010
NTT

MÙI NƯỚC HOA


    Một bà tới cửa hiệu nước hoa, và nói với cô bán hàng :

    - Cô hãy lựa giúp tôi một loại nước hoa nào, có thể làm cho ông chồng của tôi mê mẩn và lúc nào cũng muốn ở bên cạnh tôi không rời xa nửa bước.

     Cô bán hàng vui vẻ nói :

      Ồ !  Tất cả phụ nữ, ai cũng đều ao ước được như vậy.... thưa bà.... thế bà muốn chọn một mùi sang trọng, dịu dàng hay thật lãng man....

      Người đàn bà trả lời :

      - Tôi không cần biết nó là hiệu gì, loại nào, mà chỉ cần nó có cái mùi giống hệt như cái mùi của cái computer !

MƯA BUÔNG CHIỀU

 

 

Thương Hè loang lỗ nắng
Lá nát chiều liêu xiêu
Mắt vương sầu lỡ hẹn
Đón cơn mưa buông chiều

Gió trở mình hối tiếc
Hất tung màn tịch liêu
Cơn mưa vào hổn hển
Cát bụi chạm miền yêu

 

MƯA HOANG

Thương cơn mưa đi vắng
Lá ngủ nhàu trong chiều
Môi hồng phơi lối hẹn
Hồn buồn biết bao nhiêu...

Chập chờn trong giấc biếc
Mơ bàn tay yêu kiều
Cơn mưa vừa đổ bến
Ướt đôi bờ hoang liêu...

Thynamyanka Thảo Nguyên

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Đ...ly dị được



Giám đốc công an: Vợ với chả con, tối ngày lấy tiền nuôi giai, bao nhiêu cũng không đủ, li dị quách cho rồi!
Vợ giám đốc công an gọi điện cho chủ tịch tỉnh: Chuyện nhà em căng lắm, dễ li dị mất. Mà anh cũng biết đấy ra tòa ly dị là phải công khai tài sản để phân chia, người ta thấy cán bộ nhà nước có tài sản lớn là sẽ hỏi nguồn gốc.
Chủ tịch tỉnh gọi điện cho giám đốc công an: Chuyện nội bộ gia đình chú thì anh không can thiệp, chú xử lý sao cho khéo, đừng để mất uy tín của chính quyền là được.
Mấy ngày sau …
Vợ giám đốc công an gọi điện cho chủ tịch tỉnh. Chồng em bảo ly dị mà không chia tài sản, em làm thế nào nuôi con? Ly dị thì phải chia tài sản mới được mà phải tòa chia mới công bằng anh à! Anh can thiệp giúp em nhé.
Chủ tịch tỉnh gọi điện cho giám đốc công an: Chuyện nội bộ gia đình chú thì anh không can thiệp, chú xử lý sao cho khéo, đừng để mất uy tín của chính quyền là được
Giám đốc công an: vợ với chả con, tối ngày lấy tiền nuôi trai, bao nhiêu cũng không đủ. Đ… ly dị được!

Nội Công Hình Ý Quyền





TƯ THẾ CĂN BẢN KHI LUYỆN TẬP.


Ngồi xếp bằng như ngồi thiền hai tay đặt lên đầu gối, lòng bàn tay ngửa, lưng thẳng, vai ngang


BƯỚC 1. Ngực
 
Hít hơi thật sâu vào lồng ngực. Muốn đẩy khí vào ngực thì chỉ cần óp bụng, ưỡn ngực về phía trước, hai đầu vai hơi ngã về phía sau giúp khí vào đầy lồng ngực. Giữ hơi đếm thầm 1,2,3,4,5 rồi đưa khí xuống bụng

BƯỚC 2 : Bụng 


Đưa ngực trở lại ban đầu, đẩy khí xuống bụng, hai vai trở về ngang bằng, khí vào đầy bụng (Cơ bụng căng cứng). Giữ khí đếm 1,2,3,4,5 rồi đưa khí vào chính giữa lưng


BƯỚC 3 : Giữa lưng 


Muốn đưa khí vào giữa lưng chỉ cần óp bụng lại, hai vai đưa về phía trước, hơi cong cột sống, làm đúng sẽ có cảm giác cơ nơi giữa lưng căng cứng. Giữ khí đếm 1.2.3.4.5 rồi đưa khí vào thắt lưng


BƯỚC 4 : Thắt lưng 


Chỉ cần ưỡn cột sống thì khí sẽ dồn vào thắt lưng (Cơ thắt lưng căng cứng). Đếm 1,2,3,4,5 rồi đưa khí lên hai vai


BƯỚC 5 : Hai vai 


Thẳng cột sống, rút hai đầu vai lên trên sẽ thấy cơ vai căng cứng, đếm 1,2,3,4,5 rồi đưa khí trở về Ngực


BƯỚC 6 : Ngực 

Trả hai vai trở về bình thường, đẩy ngực ra phía trước. Đếm 1,2,3,4,5 thì thở ra tư từ.


Người mới tập có thể giữ khí ngắn hơn (đếm 1,2,3) người tập thục giữ khí càng lâu càng tốt. Ban đầu có thể tập từng bước ( thí dụ : Bước 1 đưa khí vào ngực rồi thở ra, khi thuần thục rồi thì nối bước 2 Ngực-Bụng, cứ vậy cho đến khi vận chuyển khí liên tục 6 bước)
Thời gian luyện ban đầu chỉ 5 phút sau đó tăng dần lên càng lâu càng tốt. Luyện đúng, chỉ sau 5 phút người sẽ đổ mồ hôi (thấy mồ hôi đổ càng nhiều càng tốt cho người mới luyện. Sau này khi luyện thành thục sẽ không còn đổ mồ hôi nữa)
Luyện cho đến khi nào thấy xuất hiện hiện tượng lòng hai lòng bàn tay đột nhiên tê rần như kim châm thì ngưng luyện vì nội lực đã đủ, nên ngưng một thời gian cho đến khi không còn xuất hiện hiện tượng này thì mới luyện trở lại.
Khi luyện thành chỉ cần suy nghĩ thì chân khí sẽ tự vận hành theo ý muốn.
Khi luyện cần tập trung tư tưởng. Luyện vào buổi sáng sớm, hoặc tối trước khi đi ngủ. Người luyện thành thục thì có thể vận chuyển khí với bât kỳ tư thế nào cũng được

Bác sĩ Hồ Hải và lý luận về mâu thuẫn


Cây keo châu Phi là một loài thực vật có cách tự bảo vệ kỳ lạ nhất hành tinh. Bình thường thì chúng không độc nhưng khi bị những con dê đến ăn lá thì chỉ một lúc sau chúng sẽ tiết ra nhựa độc khiến dê không thể tiếp tục ăn được nữa. Nếu lũ dê cứ cố ăn thì sẽ chết sạch.

Lũ dê nhanh chóng thích nghi với điều đó, chúng chỉ ăn lá cây keo trong một thời gian ngắn, khi cây keo tiết ra chất độc thì chúng lập tức di chuyển sang ăn lá cây keo khác. Cứ như vậy, dê có thể ăn no lá keo mà không sợ ngộ độc.

Sau một thời gian, những cây keo phát minh ra một chiến thuật đặc biệt, chúng không chỉ tiết ra nhựa độc để bảo vệ mình mà còn tiết ra một mùi hương để báo động cho các cây khác. Khi các cây keo khác nhận được mùi hương đó thì ngay lập tức sẽ tiết nhựa độc. Do đó, lũ dê không thể ăn lá lần lượt các cây keo được nữa. 

Loài dê nhanh chóng tìm ra cách đối phó với cây keo, chúng nhận thấy rằng các cây keo báo hiệu cho nhau bằng mùi hương mà mùi hương thì lan tỏa nhờ gió. Thế là lũ dê liền tập hợp nhau ở cuối gió và ăn lá lần lượt những cây keo theo hướng ngược lên đầu gió. Chiến thuật đó rất đơn giản nhưng đã phá vỡ khả năng báo động cho nhau của các cây keo. 

Đến đây có ông bác sĩ Hồ Hải nhìn thấy, ông ấy liền nhào vô phán rằng: "...không chấp nhận đa nguyên, đa đảng tức là triệt tiêu mâu thuẩn, triệt tiêu đối lập. Nó đồng nghĩa với đi ngược lại các quy luật mâu thuẩn và đối lập.". Lũ  dê chả hiểu gì sất, nhìn nhau be be. Ông bác sĩ mới bảo rằng: Cả đàn dê cùng ăn theo một hướng thế là vi phạm quy luật mâu thuẫn, triệt tiêu đối lập nên dê không thể phát triển được. Giờ phải thay đổi như vầy, con dê nào muốn ăn ở đâu theo chiều nào cũng được. Có con xuôi chiều gió thì cũng phải có con ngược chiều gió thì mới là đa nguyên, mới đúng quy luật mâu thuẫn chớ.

Đàn dê gõ móng be be ầm ĩ rồi tiếp tục ăn lá keo từ cuối gió lên đầu gió. Ông bác sĩ bực mình, tóm cổ một con dê lên đầu gió rồi bắt ăn lá keo. Con dê ấy cũng ăn, nhưng chỉ một lúc sau, cả đàn dê xông đến đến húc cả cho con dê kia lẫn bác sĩ Hồ Hải một trận nhừ tử. 

Ông bác sĩ thương tích đầy mình thất thểu ra về, dọc đường gặp một gã chăn dê liền kể chuyện xảy ra. Gã chăn dê mới bảo rằng: Ông ơi, chỉ khi nào cây keo không tiết nhựa độc hoặc dê không sợ nhựa độc của cây keo thì lũ dê mới có thể ăn cây nào cũng được. Chứ giờ mà bắt chúng ăn kiểu ấy thì chỉ có chết cả đàn thôi.

Bác sĩ Hồ Hải nghĩ đi nghĩ lại mãi chả hiểu gã chăn dê nói gì liền viết bài (hình như) có tiêu đề là "Đàn dê tự đào hố chôn mình vì vi phạm quy luật mâu thuẫn" rồi đăng lên blog. Người hâm mộ vô coi, khen hay ào ào. 

Vạch mặt những kẻ mạo danh

Vạ

Xuyên tạc, bịa đặt, đổi trắng thay đen, dựng hiện trường giả, đưa tin lập lờ nhằm gây thật - hư lẫn lộn,... vốn là thủ đoạn xấu xa của kẻ bất lương. Những kẻ chủ mưu của "diễn biến hòa bình" tận dụng ưu thế của internet, khiến các thủ đoạn trở nên tinh vi, thâm độc hơn, trở thành một loại phương tiện để tiến công lũng đoạn đời sống tinh thần của xã hội. Có thể nhận diện các thủ đoạn này qua bài viết của tác giả Tường Anh từ nước Mỹ gửi Báo Nhân Dân.
Như nhiều người Việt Nam hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ, tôi thường theo dõi tin tức trong nước qua trang điện tử của các tờ báo chính thống ở trong nước, nhằm tránh tiếp xúc với loại thông tin không đúng sự thật, và bịa đặt, xuyên tạc vốn nhan nhản trong cái gọi là "ma trận internet". Vừa qua, trong khi vào mạng để đọc tin tức và tìm tư liệu, tôi thấy có một blog được thiết kế dưới hình thức báo điện tử có địa chỉ là: nhandan... Thoạt đầu tôi ngỡ đây là trang điện tử của Báo Nhân Dân. Ðọc một số tin tức thì tôi khẳng định đó là một trang điện tử giả mạo. Người làm blog này đã copy nguyên giao diện của Báo Nhân Dân điện tử với đầy đủ trang mục, có link đến trang, mục của Báo Nhân Dân điện tử, nhưng họ đã thay đổi nội dung slogan, cho đăng rất nhiều bài lấy từ các trang mạng chống cộng cực đoan ở nước ngoài, hoặc bài viết của một số người lâu nay vẫn núp dưới chiêu bài "tự do, dân chủ, tự do báo chí" để xuyên tạc, bôi nhọ Việt Nam.
Ðối với tôi, sự kiện trên đây không có gì mới mẻ. Tôi từng biết tới một số website, blog giả mạo mà điểm chung của chúng là gắn với tên người cụ thể, rất giống các trang báo điện tử thật, tập trung đăng tải nội dung liên quan mà nó giả danh. Nếu không phát hiện điều này, người đọc rất dễ nhầm lẫn, tưởng đó là thật. Giả dụ như trang điện tử giả mạo Báo Nhân dân điện tử, người đọc rất dễ bị lừa nếu chỉ lướt qua slogan dưới "măng-sét". Sự xuất hiện ngày càng nhiều trang điện tử giả đã tạo nên sự quan ngại cho nhiều người, cần phải lên án. Theo tôi, nếu là người lương thiện, không ai lại làm cái việc xấu xa như thế. Những website, blog giả mạo này thường nhằm vào các trang báo điện tử của những tờ báo có uy tín, có ảnh hưởng lớn trong xã hội và người xem dễ bị mắc lừa vì ngỡ đó là thông tin chính thống. Và khi website, blog giả mạo này có được lượng người đọc (mà họ thường gọi là "con mồi") nhất định, lúc đó đối tượng kẻ chủ mưu sẽ đăng tải những thông tin sai lệch về cá nhân, tổ chức, tuyên truyền chống nhà nước, hô hào ủng hộ cho các tổ chức, đảng phái phản động. Lúc đó, hậu quả mà các đối tượng giả mạo này gây ra là khó có thể lường hết.
Hiện nay trên internet, có hàng loạt các website, blog giả danh các vị lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, các tổ chức xã hội, các tờ báo lớn. Tôi nhận ra được sự giả mạo vì ngoài việc xem xét hình thức, cách đưa tin, tôi còn so sánh với trang điện tử chính thức, hoặc qua đọc các  bài báo trong nước đã vạch rõ hiện tượng xấu xa đó. Lợi dụng môi trường mở internet, tận dụng ưu thế có máy chủ đặt tại nước ngoài, những kẻ dựng ra các trang mạng này cố tình gieo rắc thông tin không chính thống, cóp nhặt thông tin từ các trang mạng phản động, chống cộng cực đoan để đăng tải. Thủ đoạn thường thấy ở họ là ngụy tạo thông tin, đưa thông tin xuyên tạc, bịa đặt xen lẫn thông tin chính thống, có thật, để tạo lòng tin đối với người đọc. Thậm chí, các trang mạng này còn qua đó suy diễn, bịa đặt, vu khống Ðảng và Nhà nước Việt Nam. Rất đáng lo ngại là trong thời gian gần đây, loại thông tin như vậy xuất hiện với tần suất ngày càng cao. Qua đó chúng ta càng thấy rõ ý đồ của các cá nhân, các tổ chức luôn cố tình chống phá Việt Nam, họ không từ bỏ âm mưu và sử dụng mọi hình thức, thủ đoạn, kể cả thủ đoạn bẩn thỉu. Trong "thế giới phẳng" hiện nay, họ càng triệt để lợi dụng mạng thông tin toàn cầu để ra sức hô hào, cổ súy cho cái gọi là "tự do báo chí", "tự do internet" để mở hướng tấn công mới, chống phá đất nước.
Tôi có thể nói rằng, bất cứ quốc gia nào, dù có vỗ ngực là có nền dân chủ bậc nhất thiên hạ như nước Mỹ, nhưng cũng không bao giờ cho phép "mở cửa internet" tự do một cách tuyệt đối. Vì vậy tôi nghĩ, tạo điều kiện cho sự phát triển của intetrnet không đồng nghĩa với việc "thả dàn" cho mọi loại hoạt động, để kẻ xấu mặc sức tung hoành mà không có sự kiểm soát của cơ quan chức năng. Khá nhiều tổ chức phi chính phủ ở Mỹ đang giám sát hệ thống kỹ thuật và tên miền internet. Các tổ chức này hoạt động dưới quyền kiểm soát của Chính phủ Mỹ, và chính thức thuộc Bộ Thương mại Mỹ. Cơ quan internet quản lý số liệu và tên miền được chuyển nhượng (Icann) đặt tại Mỹ, sắp xếp các hệ thống số và mã số, quyết định địa chỉ internet mới nào được phép và được mang tên miền ".org", sau đó cho phép các nhà cung cấp dịch vụ internet phân bổ địa chỉ cụ thể. Mạng tin Dự báo thị trường (Anh) số mới đây cho rằng, chiến lược kiểm soát thế giới thông qua kiểm soát internet đã trở thành một chiến lược chủ đạo của Mỹ. Từ việc bảo vệ cơ sở hạ tầng mạng dưới thời Tổng thống Bill Clinton đến hoạt động chống khủng bố mạng dưới thời George W. Bush, và "chặn trước trên mạng" dưới thời Barack Obama, chiến lược an ninh thông tin quốc gia của Mỹ đã phát triển từ chiến lược phòng vệ sang chặn trước. Mới đây, Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman - Chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa Mỹ, đã trình Quốc hội nước này dự luật có tên là Bảo vệ không gian mạng như là tài sản quốc gia. Theo đó, mỗi khi xảy ra tình huống khẩn cấp, Tổng thống Mỹ có thể ra lệnh cho Google, Yahoo và các bộ máy tìm kiếm thông tin trên mạng khác phải ngừng cung cấp dịch vụ. Các nhà cung cấp dịch vụ internet khác có trụ sở tại Mỹ cũng có thể bị đặt dưới sự kiểm soát của Tổng thống mỗi khi xảy ra "tình huống khẩn cấp về an ninh internet". Như vậy, Tổng thống Mỹ sẽ là người có quyền mở hoặc đóng cửa internet. Mục đích cuối cùng của Mỹ là thiết lập khả năng mở và đóng một hoặc nhiều phần mạng internet theo ý muốn.

Chúng tôi cho rằng, cần phải phân biệt rõ ràng, ai là người quan tâm sử dụng internet để phục vụ những mục đích tiến bộ, vì sự tự do chân chính của con người và xã hội, còn ai coi internet là "vũ khí lợi hại" để tấn công, xâm phạm quyền tự do chính đáng và phương hại đến lợi ích của các quốc gia, dân tộc. Chỉ có nhận thức đúng vấn đề này mới có cơ sở nhận diện, lật tẩy được "chân tướng" của những kẻ lợi dụng mạng internet để chống phá Ðảng và Nhà nước Việt Nam, cố tình bôi nhọ, xuyên tạc những giá trị, thành quả nhân dân đã đổ bao mồ hôi, xương máu mới tạo dựng nên. Từ việc làm nhiễu loạn thông tin đến việc làm nhiễu loạn dư luận xã hội, làm cho người dân suy giảm niềm tin, phân hóa, chia rẽ,... đó là lộ trình mà các thế lực thù địch đang rắp tâm thực hiện. Do vậy, hơn lúc nào hết, Nhà nước Việt Nam cần phải tăng cường quản lý an ninh mạng, xây dựng những cơ chế, chính sách phù hợp để tiếp tục phát triển internet đúng hướng, lành mạnh, đồng thời cần đưa ra các quy định, chế tài rõ ràng, có tính khả thi cao để quản lý internet chặt chẽ, hiệu quả, góp phần giữ vững an ninh tư tưởng, thông tin, văn hóa và bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Hậu quả của việc giả mạo những tờ báo điện tử chính thống sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều, vì những tờ báo thật sẽ bị những kẻ giả danh làm phương hại đến uy tín khi đăng tải những thông tin, hình ảnh xấu. Những thông tin trên các trang báo mạng giả này sẽ gây những tác hại khôn lường, thậm chí ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống xã hội, cả về chính trị, an ninh quốc gia. Dẫu biết rằng việc đăng ký mua một tên miền nào đó là chuyện bình thường, nhưng dùng nó để giả danh nhằm mục đích khác thì đã vi phạm pháp luật và cần được xử lý nghiêm. Ðồng thời, phải coi việc giả mạo các trang báo điện tử chính thống là hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể là hành vi thiết lập trang thông tin điện tử không có giấy phép, xuất bản báo điện tử mà không có giấy phép, cũng như xâm phạm quyền lợi hợp pháp của tổ chức theo pháp luật dân sự. Trong thời buổi khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, thì đối tượng và hình thức phạm tội cũng biến đổi khó lường, việc ngăn chặn khó lòng đạt được kết quả mỹ mãn. Vì thế cần nêu cao vai trò thượng tôn pháp luật.
Là người Việt Nam ở xa Tổ quốc, chúng tôi luôn mong muốn báo chí chính thống thực hiện tốt vai trò định hướng dư luận xã hội, thông tin nhanh nhạy, kịp thời về những sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Song tôi cũng đã nhận thấy trong một số trường hợp, việc cung cấp thông tin của báo chí trong nước chưa kịp thời, hoặc chưa đầy đủ, nên đã tạo ra một khoảng trống trước nhu cầu tìm hiểu thông tin đích thực cho nhân dân trong nước, cũng như bà con người Việt ở nước ngoài. Triệt để lợi dụng cơ hội đó, một số trang mạng phản động đã bình luận, xuyên tạc, gieo rắc các thông tin xuyên tạc quan điểm, đường lối của Nhà nước hòng thực hiện ý đồ xấu xa của họ. Cuối cùng theo tôi, cách thức ngăn chặn tốt nhất vẫn là bức tường tinh thần của cá nhân, tức là nâng cao ý thức và nhận thức của mỗi người khi tham gia vào xa lộ thông tin toàn cầu./.

Nhân quyền và “Cánh đồng chết” !

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
—Trích bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ
Còn biết bao nhiêu hành động ghê rợn như thế hoặc hơn thế vì thời gian mà dần dần bị chìm vào quên lãng. Nếu những sự kiện đó được liệt kê đầy đủ, hẳn “người Mỹ sẽ còn kinh sợ và xấu hổ hơn nhiều” – tờ Life nhận định.
45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai
Nhà báo Phranh Bran-mai-ơ vừa có bài trên tờ Earthtime viết về cuộc thảm sát Mỹ Lai của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ông cho rằng, mặc dù cuộc thảm sát Mỹ Lai đã qua 44 năm, nhưng thời gian vẫn không thể xóa nhòa được tội ác của kẻ đi xâm lược, nỗi hổ thẹn đó vẫn còn làm nhức nhối trong lòng nước Mỹ.
 
Ngày 16-3-1968, đây là ngày định mệnh của dân làng Mỹ Lai, khi mà những binh lính Lữ đoàn bộ binh số 11 của Mỹ từ bên kia bán cầu kéo đến. Theo lệnh chỉ huy, chúng bắn giết phụ nữ, trẻ em, người già và san phẳng Mỹ Lai trong vòng 3 tiếng đồng hồ. Những thi thể đẫm máu nằm ngổn ngang khắp làng. Từ xa, người ta đã nhìn thấy những đống lửa rừng rực bốc cao từ những ngôi nhà bị đốt cháy. Đau xót hơn, những dấu hiệu trên các thi thể phụ nữ cho thấy họ đã bị hiếp trước khi bị giết. Con số người chết trong vụ thảm sát này thật kinh khủng – 504 người, gần như toàn bộ cư dân trong làng.
45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai
 Họ là những thường dân vô tội, là nạn nhân của Đại đội Sác-li khát máu và sát nhân. Không một ai bị giết trong cuộc giao tranh thực sự. Họ bị dồn thành từng đám, không một thứ vũ khí trong tay, phụ nữ, trẻ em, người già… tất cả bị bắn bởi những loạt đạn lạnh lùng của lính Mỹ. Vụ sát hại thảm thương này không chỉ đơn thuần là những hành vi của nhóm lính côn đồ bất trị “coi người Việt Nam không phải là người” gây ra. Nó là một cuộc bắn giết được lên kế hoạch cẩn thận với mục tiêu giết càng nhiều càng tốt. Nhưng hơn một năm sau, công luận Mỹ mới biết được sự thật qua loạt bài phóng sự của nhà báo Xay-nơ Hớt-xơ, vì quân đội Mỹ đã che đậy bưng bít thông tin.
 45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai
Nhà báo Rôn Ha-béc-lơ, người đầu tiên công bố những tấm hình về vụ thảm sát Mỹ Lai trên tờ Life hơn một năm sau vụ thảm sát cho rằng, bọn chúng (lính Mỹ) như những con thú đói mồi, thèm được giết, được ăn một cách nghiến ngấu. Ha-béc-lơ kể: “Là phóng viên chiến trường, tôi được phép đi cùng lính Mỹ trong các vụ càn quét. Hôm đó, trên con đường mòn ở Mỹ Lai, chúng tôi gặp hai đứa trẻ. Một người lính bắn vào đứa trẻ bé. Đứa trẻ lớn hơn lao vào để che chở cho em nhưng đã bị ăn 6 phát đạn vào người. Một lúc sau, chúng tôi gặp người đàn ông và 2 đứa trẻ khác, một bé trai và một bé gái. Những tên lính Mỹ nổ súng và cắt họ ra làm đôi. Đứa bé trai bị thương vào cánh tay và cẳng chân. Thằng bé lao về phía chúng tôi trong sự thất đảm, kinh hoàng, người nó đầy máu. Tôi quỳ gối để chụp ảnh thằng bé và một người lính cũng quỳ gối cạnh tôi để bắn thằng bé. Phát súng đầu tiên nổ hất ngửa thằng bé ra phía sau, phát thứ 2 hất tung nó lên cao, đến phát thứ 3, thằng bé rơi xuống. Bắn xong, tên lính này bỏ đi dửng dưng. Không có một chút biểu hiện nào trên gương mặt của hắn ta, không có một chút thể hiện nào trên gương mặt của tất cả những người lính Mỹ. Họ đã phá hủy, giết hại với một vẻ hoàn toàn thản nhiên, với vẻ của một người đang làm công việc bình tâm. Thật kinh hoàng!”
45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai
Khi sự thật về vụ thảm sát Mỹ Lai được tiết lộ đã khiến sự phẫn nộ, bất bình của dư luận Mỹ và thế giới lên đến cực điểm (11-1969) và phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vào mùa thu 1969, hàng triệu người biểu tình ở khắp nơi trên thế giới. Điển hình là cuộc biểu tình của 250.000 người tại Oa-sinh-tơn xuống đường phản đối chiến tranh ở Việt Nam, đây là cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam lớn nhất nước Mỹ.
Đối với một thế hệ những người Mỹ, người châu Âu và châu Á lúc đó, Mỹ Lai đồng nghĩa với hình ảnh đáng sợ của người Mỹ. Tờ Thời báo đã viết: “Nước Mỹ lúc bấy giờ và những người Mỹ đó phải đứng ở ghế bị cáo và phải tự vấn lương tâm về những tội lỗi gây ra tại Mỹ Lai. Họ sẽ không bao giờ có thể thoát được những tội lỗi của mình”.
Thế nhưng khi đó, “chiến thắng luôn nằm trong tay kẻ mạnh”, không một binh lính Mỹ nào phải chịu trách nhiệm về hành động giết người dã man của mình, ngoại trừ Trung úy Ca-lây giết 22 người dân vô tội ở Mỹ Lai (con số thực tế là 109 người). Phiên tòa xét xử Trung úy Ca-lây được coi như là phiên tòa “dài nhất, lớn nhất và đau đớn nhất trong lịch sử nước Mỹ” thế kỷ XX. Tuy nhiên, Ca-lây chỉ bị quản thúc tại gia hơn 3 năm. Một phán quyết thật bất công và phi lý của Tòa án Mỹ.
Trước khi xử Ca-lây, quân đội Mỹ đã có cuộc điều tra riêng về vụ thảm sát Mỹ Lai. Cuộc điều tra này được tiến hành từ tháng 12-1969 đến tháng 3-1970. Trong vòng 14 tuần, Tướng Uy-li-am Pia-xơ và Ủy ban điều tra đã ghi nhận lời khai của 403 nhân chứng, bao gồm các quân nhân, sĩ quan chỉ huy, tuyên úy, nhà báo Mỹ và của cả những người Việt. Kết quả cuộc điều tra đã khiến quân đội Mỹ “sốc” tới mức phải ỉm ngay nó đi. Gần 400 giờ thu âm các nhân chứng vào băng đã bị chuyển sang chế độ bảo mật cho tới bây giờ.
Theo BBC4, những lời khai ghi trong băng khiến Lầu Năm Góc thực sự choáng váng. Một lính Mỹ kể: “Phát đạn đầu tiên trúng vào đầu một trẻ sơ sinh và tôi phải quay mặt đi để nôn mửa”. Một người khác cho biết: “Đa số đồng ngũ trong Đại đội của tôi không coi người Việt Nam là người… Một gã tóm ngay một cô gái và… sau đó, họ đã bắn chết cả nhóm con gái đó khi đã… xong…”.
Các cuốn băng trong cuộc điều tra chứng minh rằng, các binh lính Mỹ đã hiếp và giết hàng trăm dân thường không chỉ ở một làng mà cả trong 3 làng ngày hôm đó (16-3). Băng ghi âm cũng chứng minh rằng 3 đại đội, chứ không phải chỉ có Đại đội Sác-li gây ra tội ác man rợ ghê tởm này.
Nhưng phải đến 6 năm sau (tháng 4–1975) người Mỹ mới chịu rút khỏi Sài Gòn trong một cuộc tháo chạy trên trực thăng. Sức mạnh phi thường của một dân tộc nhỏ bé đã đánh bại và làm bẽ mặt một siêu cường hàng đầu thế giới về công nghệ giết người. Cuộc chiến tranh Việt Nam cũng đã gửi lại nước Mỹ “bộ sưu tập lính” mắc hội chứng chiến tranh với những vết thương tâm lý in hằn cùng quá khứ khủng khiếp. Hàng chục bộ phim, hàng trăm cuốn sách tiếp tục “cày xới” lên quá khứ. Mọi lính Mỹ tham chiến ở nước ngoài trong bản cam kết phục vụ đều có thêm cảnh báo: “Không có thêm Việt Nam”. Thượng nghị sĩ Ken-nơ-đi đã gọi I-rắc là “Việt Nam của G.Bu-sơ”.
45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai
Lời sám hối muộn màng: “Tôi luôn nghĩ rằng có ai đó sẽ bất ngờ chỉ một ngón tay vào tôi và nói rằng: Hắn là một trong số đó.”
Trong cuộc chiến tranh vùng vịnh đầu tiên 1990, một thông điệp rõ ràng mà các chỉ huy Mỹ gửi đến cho lính của họ khi đang thi hành mệnh lệnh là “Không được có Mỹ Lai nữa, hiểu chứ?” Nhưng trong cuộc chiến ở I-rắc, bắt đầu từ năm 2003, những nỗi sợ hãi về Mỹ Lai có vẻ đã bị lãng quên, khi lính Mỹ tra tấn dã man tù nhân ở nhà tù A-bu Gra-íp, hay câu chuyện về vụ thảm sát ở Ha-đi-tha, nơi mà lính Mỹ đã sắp hàng 24 người dân I-rắc rồi nổ súng, cũng như những vụ bạo hành và lạm dụng ở nhà tù Goan-ta-na-mô.
Tổ chức theo dõi nhân quyền thế giới có thể gọi đó là “Mỹ Lai ở I-rắc”. Dù I-rắc còn bất ổn, số lính Mỹ thiệt mạng ngày một tăng, sự so sánh là không thể tránh được, nhưng ở đây có một sự khác biệt rõ ràng so với hơn bốn mươi năm trước ở Việt Nam. Vào lúc đó, không một người lính Mỹ nào phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình. Duy nhất chỉ có Trung úy Ca-lây với 3 năm tù quản thúc tại gia. Trong khi ở Ha-đi-tha, nhiều quan chức phải khiển trách, nhiều người phải ra tòa vì bị cáo buộc là đồng phạm và không ngăn cản, trong khi nhân viên an ninh U-tơ-rích phải chịu đối mặt với cáo buộc giết 18 người dân. Công luận và các nhà sử học đã bị xúc phạm khi Tổng thống Bu-sơ so sánh Việt Nam với I-rắc. Ông ta đã từng nói rằng, những nguy hiểm của việc rút quân khỏi I-rắc sẽ gây nên những “cánh đồng chết” giống như Mỹ rút khỏi Việt Nam.
AMARI TX (TH)

Chuyện " quý bà " mua dâm" phần 2



Thổ lộ "gu" của người trong cuộc

Biết tôi đang lăm le cái vụ theo chân quý bà săn "phi công" người nước ngoài, ông Trịnh Quân Đạt, bảo vệ khu phố 1 phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, nơi được nhiều người biết đến với mỹ từ "phố Tây Sài Gòn" tuôn một mạch: "Khỏi kiếm tìm đâu xa, chiều đến đêm về chú chịu khó ra đây, ở khu 23-9 này muốn gì thấy nấy. Còn nếu muốn dữ dằn hơn nữa thì chú vào vai dân chơi chịu khó ngồi đồng ở khu vực ngã tư quốc tế sẽ thấy ôi thôi Tây các loại, có cả Tây đen đứng ngồi lũ lượt, đếm hổng xuể. Mà ở khu ngã tư quốc tế chuyện mua bán hổng biết sao chứ quanh khu công viên 23-9 này, cái cảnh mấy bà xồn xồn lại bắt bồ với Tây đen thì hổng có gì lạ".
Cần nói rõ để bạn đọc hiểu rằng khi xoáy sâu vào trào lưu quý bà săn Tây đen để thỏa đam mê giường chiếu, chúng tôi không có ý miệt thị hay kỳ thị người da đen bởi màu da gì cũng vậy, "màu" gì thì cũng có người tốt kẻ xấu, có mặt này mặt kia. Có những người phương Tây nổi tiếng sang trọng, lịch lãm như Mỹ, Anh, Canada… sang Việt Nam làm việc, sinh sống rất đường hoàng, chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp Việt Nam nhưng cũng có lắm kẻ sang nước Việt với đầy dã tâm, lắm trò láu cá. Mà điển hình là vụ ca sĩ người Anh Gary Glitter bị Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khởi tố vì tội lạm dụng tình dục trẻ em, cách đây không lâu. Với cái bẫy nhận làm con nuôi, Gary Glitter từng bị tù vì Cảnh sát Anh phát hiện hắn giữ trong máy tính cá nhân đến 4.000 bức ảnh trẻ em bị lạm dụng tình dục, sang Việt Nam chỉ để thỏa mãn thú vui lạm dụng thân xác trẻ nhỏ!
Người da đen ở châu Phi có mặt tại Việt Nam, đặc biệt tại Sài Gòn cũng vậy, trong họ có người đường hoàng nhưng cũng lắm kẻ "trời ơi" hết biết, ngặt nỗi số trời ơi hơi bị nhiều nên thành ra tai tiếng. Trong số những kẻ "trời ơi" ấy, có kẻ trời ơi do bản chất trời ơi nhưng cũng có người vì cuộc sống, số phận đưa đẩy để rồi vì sự sinh tồn, vì miếng cơm manh áo mà biến mình thành thành phần bất hảo. Luận về lý do nguồn cội của hiện tượng ấy thiên hạ nói nhiều, và có nói đến tết Congo cũng chưa có điểm dừng nên xin tạm gạt chuyện ấy sang một bên, để dành thời gian đi sâu vào bản chất và những bi hài kịch liên quan đến cái vụ trai ngoại da đen được các bà da vàng săn đón!
Trở lại việc quý bà săn trai đen, như ông Đạt, anh Nguyễn Hải, hướng dẫn viên của một công ty lữ hành chuyên dẫn khách ngoại quốc có trụ sở tại khu phố Tây khuyên không cần phải hao công tốn sức "phục" cảnh mấy anh Tây đen "chào hàng" cũng như cảnh các bà tìm đến ngã giá. Bởi chuyện bán chác ấy thiên hạ nói quá nhiều. Gửi cho chúng tôi xem đường link về cuộc ngả ngớn giữa một phụ nữ với mấy anh Tây đen tại Công viên 23-9 mà xem xong, người ta không khỏi ngỡ ngàng trước cái sự bán thân bạo dạn lẫn chuyên nghiệp của mấy anh chàng gốc ngoại, anh Hải nhấn mạnh không chỉ nói um sùm, người ta còn quay phim các phi vụ quý bà gạ gẫm bao Tây đen qua đêm: "Điều chưa thấy ai đề cập và cần làm rõ là vì sao các bà lại đổi gu "ẩm thực", nghĩa là vì sao các bà không còn mặn nồng với mấy anh chàng thư sinh trắng trẻo nhìn kiểu Hàn Quốc hay mấy anh lực điền… khỏe như vâm mà chuyển sang các chàng Tây đen lực lưỡng?!".




Những hình ảnh thường thấy về các ông Tây đen ngồi đợi nữ khách làng chơi đến ngã giá. Ảnh chụp từ video clip.
Là dân đi đó đi đây, lại tiếp xúc với nhiều hạng người, và đã từng tư vấn, đưa không ít quý bà xuất ngoại sang Nam Phi "săn của lạ" (chúng tôi sẽ đề cập ở một bài viết khác), nên anh chàng hướng dẫn viên tên Hải rất rành rẽ cái vụ "bóng hồng Việt săn Tây đen". Được Hải "bắc cầu" nên chúng tôi có được cái hân hạnh ngồi uống cà-phê với bà M., 49 tuổi, ngụ phường Đa Kao, quận 1 cùng nhóm bạn nghe đâu nếu "tướng công" không phải vì làm lớn mà vắng nhà thường xuyên thì cũng thuộc dạng mạnh ai nấy sống. Gần 50 cái xuân xanh nhưng bà M. nhí nhảnh như con "cún cảnh", giọng nhão nhoẹt, sở hữu gương mặt rất mỹ viện với mày xăm, má bơm, môi cắt bơm mọng, quét son đỏ loét như cục trứng của loài ốc bươu vàng. Vừa thấy thằng em xuất hiện, bà M. cười híp mắt chủ động kéo ghế mời ngồi, bóp vai bẹo má rồi khoe với mấy bà bạn "mồi bén mới tuyển" và ngả ngớn rằng "thích thì tui sang lại".
Bà M. dứt lời trong phức hợp cười hô hố của mấy bà bạn. Sau tràng cười nắc nẻ ấy, một bà hắng giọng an ủi thằng em mới quen "giỡn với cưng thôi, đừng có hiểu lầm, ai đó thích phi công trẻ chứ tụi chị hổng ham đâu". Một bà khác sỗ sàng đế thêm: "Thứ gì ăn riết cũng ngán. Không chỉ ngán mà có khi còn nghẹn bản họng".
Thêm vài bận ba xàm ba láp với bà M. và nhóm bạn hữu thuộc thành phần "lắm tiền-rửng mỡ", mới rõ vì sao mấy bà này không như các quý ông ở độ tuổi xồn xồn vốn dĩ rất thích "gặm cỏ non". Theo thổ lộ của bà M., bây giờ mà nếu vui vẻ với mấy anh chàng trai trẻ thì quê một cục, vừa quê vừa dễ dây vào những rắc rối không đáng có. "Đã có quá nhiều bi kịch, thảm kịch đến với các máy bay bà già vì gặp trúng phi công trẻ trời ơi, láu cá. Chị có mấy bà bạn cặp với mấy chú em là sinh viên, nhân viên văn phòng. Những khi vui vẻ với nhau, thằng nhóc bí mật quay phim, rồi giữ lại tin nhắn mùi mẫn dọa tung lên mạng, xả cho người quen xem đặng vòi tiền. Có đứa bén mồi dù đã bị nghỉ chơi vẫn cứ lẻo nhẻo gọi điện xin thứ này thứ nọ. Lại có đứa hổng kín tiếng, đem chuyện tình chị duyên em kể tùm lum… Trước quá nhiều sự cố ngoài mong đợi đó nên giờ tụi chị hổng mặn mà với mấy thằng cu như trước nữa".




Nhóm quý bà rửng mỡ đến ngã tư quốc tế săn hàng… và một đôi đang mặc cả giá (đứng).
1.001 chuyện dở khóc dở cười
Thì ra là vậy, thì ra phần vì "món gì ăn mãi cũng ngán", "chơi riết cũng chán", phần vì không thích cái chuyện "dây dưa" dễ sinh rắc rối khiến mình bị bẽ mặt với người thân, có khi muối mặt với ông chồng đang sống chung với nhân tình hay đứa con bị tống đi du học ở nước ngoài cho rảnh nợ đặng dễ bề ăn chơi, mà các quý bà như bà M. không mặn mà với mấy "thằng cu" cùng màu da, cùng quốc tịch. Và như chia sẻ của anh chàng Hải, sau cơn mưa thì trời lại sáng, thú vui này khép lại thì niềm vui mới mở ra.
Đóng chặt cửa lòng với mấy thằng cu bản xứ, lắm quý bà, trong đó có bà M. và nhóm bạn chuyển tầm ngắm sang những anh chàng Tây đen vì giá cả phải chăng, "sức khỏe vô song" và lại chẳng rắc rối, phiền hà gì. "Thời này vui vẻ, thoải mái nhất là ăn bánh trả tiền. Nay mình ăn cái bánh này, mai mình thích thì thịt cái bánh khác, bao bịch làm chi cho nó mệt" - bà L., bạn cùng nhóm của bà M., bóng gió!
Từ những cuộc gặp gỡ với nhóm bà M., chúng tôi tiếp cận được với Quốc, 28 tuổi, người tỉnh Vĩnh Long, từng là tài xế của bà H. một thành viên trong nhóm bà M. nhưng đã bị bà này sa thải vì cái tội "năng lực không đảm bảo". Khi được chúng tôi alô hỏi thăm, Quốc đang cay cú vì chuyện bà chủ "ham Tây đen đá lính" đã "méc" đủ chuyện ăn chơi thuộc dạng thâm cung bí sử của bà này cùng nhóm bạn "già mà hổng nên nết". Quốc kể bà H. là vợ của một thương gia, có nhà trên đường Nguyễn Trãi, quận 1 và biệt thự hoành tráng tại quận 2. Ông chồng làm nhiều tiền nhưng có vợ nhí, bản thân bà H. thì có máu rong chơi nên mạnh ai nấy sống chứ không đưa ra tòa ly dị phần vì sợ xấu mặt với anh chị em, bà con, phần vì "ngại con cái nó buồn". Để được sống thoải mái, bà H. tống cả 2 đứa con du học sang Mỹ và Canada.
"Hồi trước bả săn được thằng Hùng, người miền Tây, 24 tuổi, là dân phụ hồ. Lúc được bả chấm, thằng Hùng từ thân phận culi lột xác thành công tử, được bà chủ cưng hết mình, lương tháng trả đến 7 triệu đồng mà hổng phải làm gì nặng nhọc, chỉ là phục vụ giấc ngủ cho bả. Làm chưa đầy tháng, ngày nọ thằng Hùng leo tường nhảy ra ngoài căn biệt thự của bả ở quận 2. Ai dè lúc đó tổ tuần tra địa phương đi ngang tưởng nó là kẻ trộm nên hốt. Lúc nghe thằng nhóc khai bị bà chủ hành quá, nó đuối sức rồi, nó xin nghỉ nhưng bả chưa cho nên cùng đường phải trèo tường trốn, ai nấy cười bể bụng".
Quốc nói mình kế tục sự nghiệp dở dang của anh chàng phụ hồ nên rất rành cớ sự. Đến lượt mình, Quốc cũng bị "hành te rẹc" và lúc chịu hết siết Quốc "lạy bà chủ" xin được "nghỉ việc" để về lại với nghề chạy xe taxi thì bà H. giữ lại bảo làm tài xế cho mình, lương tháng 6 triệu đồng bao ăn ở, khi nào cần "dùng" thì trả tiền sòng phẳng. "Ngán tui rồi, bả sau đó chỉ vui vẻ với mấy thằng Tây. Lúc đầu nghe đâu bả đi khách sạn với mấy thằng đó, tiếp đó bả đưa về nhà. Những lúc như vậy bả lệnh cho tui chở tụi Tây đen kia đi đi về về". Quốc khép lại câu chuyện bằng lời bình loạn: "Bả đang tuổi hồi xuân nên ham hố dữ lắm".
Từ Quốc, chúng tôi biết được K., hiện là DJ (điều chỉnh nhạc) tại vũ trường M.X. trên đường Nguyễn Thị Minh Khai thường tập trung dân xồn xồn, chủ yếu là quý bà đến săn phi công trẻ. K. từng là trai bao của lắm quý bà và khi "hết xí-quách" thì bị sa thải không thương tiếc. Chẳng như người khác ngại tiếp xúc, K. trò chuyện khá thoải mái. K. nói đám nhân tình già của mình bây giờ chỉ cần bỏ ra 15 USD (tương đương 300.000 đồng) đã có người tình Tây đen phục vụ cả đêm. Nếu tuyển 2 người tình thì giá được đao xuống (down = hạ), còn 25 USD.Đúng như những gì chúng tôi mục kích trước đó, K. nói lúc đầu các bà khi đi "săn của lạ" còn tỏ ra ngại ngùng như đeo khẩu trang, ngồi trên xe taxi ngã giá, nghía "hàng", tìm "mồi" vào giữa trưa thay vì chiều tối như thường lệ… nhưng sau đó vì có nhiều kinh nghiệm nên đám chị em khoái hưởng lạc này chẳng phải nhọc công: "Mấy bả lấy số điện thoại của người tình Tây đen, bà này xài hàng xong thì trao đổi số với bạn, khi cần thì alô hẹn điểm tại khách sạn hoặc cho tài xế, mướn taxi bắt bồ đưa về biệt thự kín cổng tường cao... Có bà chỉ trong một đêm mà xài đến 4 thằng Tây đen, xài xong còn nuôi đám này cả chục ngày rồi mới chịu thải ra tuyển đợt hàng mới. Thiệt hết biết".Các cơ quan ngôn luận nói nhiều về chuyện một bộ phận không nhỏ người da đen ở châu Phi vì bị lừa gạt, vì nhận thấy Việt Nam là mảnh đất màu mỡ để có thể kiếm sống bằng việc lừa đảo, hay cất công sang Việt Nam nuôi ước mơ gia nhập đội bóng nào đó nhưng không được nhận vì thực lực không có đã nảy sinh nạn cướp giật, lừa tình… và một bộ phận tồn tại bằng cách bán vốn tự có. Điều này khiến thực trạng mại dâm nam với sự "góp sức" của một bộ phận Tây đen không còn là chuyện lạ ở đất Sài thành. Tuy không đình đám, om sòm nhưng rõ ràng thực trạng này ngày càng nhức nhối, gây nhiều bức xúc trong xã hội.Bỏ mặc những điều đàm tiếu đó, để thỏa mãn dục vọng, ngày càng nhiều quý bà nạ dòng vào vai dân chơi, mặc sức sống lầy theo triết lý tình một đêm mà chẳng đoái hoài đến chuyện trái đắng mà lắm bà mắc phải như bị mấy anh bồ Tây đen truyền cho căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, có bà thậm chí tự tử vì quá nhục nhã khi bị con phát hiện mẹ đang hoan lạc theo kiểu bầy đàn cùng đám Tây đen trong phòng ngủ!

Quý bà mua dâm vì hồi xuân

 'Có lần chúng tôi đứng bắt khách, một quý bà bước đến yêu cầu ba người cùng phục vụ', Kiên, hành nghề mại dâm quê Cần Thơ kể.

Thời gian qua, nhiều đường dây mua bán dâm tại các spa, khách sạn, nhà hàng bị bắt giữ, trong đó người mua dâm đa số là phụ nữ, độ tuổi 40 trở lên. Nhiều nam thanh niên từ 18 đến 25 tuổi tìm đến nghề "đứng đường" vì không có việc làm, thậm chí cả những ngành "chính chuyên" như giáo viên cũng chấp nhận "phục vụ" các quý bà chỉ để kiếm về vài trăm nghìn đồng.


"Sự bình đẳng giới" thái quá đôi khi cũng dẫn đến việc các quý bà thoải mái đáp ứng nhu cầu, bất chấp truyền thống, đạo lý hay dư luận xã hội. Nguyên nhân của sự "sa ngã" này có rất nhiều, nhưng tựu chung, nó nằm ở hoàn cảnh gia đình và sự thờ ơ của các đức ông chồng.



Ảnh minh họa: Inmagine.

Theo một nghiên cứu mới đây, nhu cầu tình dục giữa nam và nữ giới ở mỗi độ tuổi là khác nhau và điều này gây ra những hệ lụy. Ở tuổi 40, khi phụ nữ hồi xuân và bắt đầu nhàn hạ, không phải lo lắng nhiều về chuyện con cái thì đàn ông cũng có những thành công nhất định trong sự nghiệp, lơ là chuyện chăn gối và đôi khi ngoại tình. Điều này dẫn đến sự "thiếu hụt" trong nhu cầu ở người phụ nữ và họ buộc phải tìm cách "giải tỏa". Với lợi thế về mặt tiền bạc, những người phụ nữ ở tuổi trung niên có thể cặp bồ với phi công trẻ hoặc mua dâm tại các spa, khách sạn...


Hầu hết những người phụ nữ đi mua dâm đều có hoàn cảnh bất hạnh. Họ gặp phải bi kịch hôn nhân như chồng chết, ly dị... nên chuyện "giải tỏa" nhu cầu là bản năng tự nhiên của con người. Nếu ở độ tuổi 20, hay 30, họ có thể được nhiều người theo đuổi. Khi họ có nhu cầu, rất nhiều người đàn ông tự nguyện phục vụ. Tuy nhiên, với những người đã ở tuổi "xế chiều", cực chẳng đã họ mới phải đi mua dâm.


Trong các cuộc điều tra, cơ quan công an xác định, độ tuổi của các quý bà mua dâm ở khoảng từ 35 đến 50. Họ là những người ly hôn, mất chồng hoặc chồng làm ăn xa nhà nên thiếu thốn tình cảm. Thậm chí có những người có chồng, con nhưng không thỏa mãn chuyện sinh lý. Thực tế, khi bước vào giai đoạn hồi xuân, nhu cầu tình dục của nữ giới tăng cao, trong khi đó các đấng lang quân lại không đáp ứng được. Anh Trần Đức Kiên (sinh năm 1985, quê tại Cần Thơ - là người hành nghề mại dâm nam hơn 3 năm) kể: "Có lần, chúng tôi đứng bắt khách một quý bà đến yêu cầu ba người cùng phục vụ. Lần khác, hai quý bà đi khách với tôi cùng một người đồng nghiệp khác, nhưng họ thuê một phòng khách sạn và khi vui thì đổi qua, đổi lại".


Do ảnh hưởng bởi lối sống phương Tây nên suy nghĩ về tình dục thoáng hơn. Hơn nữa, sự nhanh nhạy và mở rộng của mạng Internet, khiến những người có nhu cầu dễ tìm được đối tượng đáp ứng. Tình trạng mua dâm nam ở TP HCM diễn ra phổ biến hơn so với Hà Nội. Khi tham gia vào các câu lạc bộ như khiêu vũ, bơi lội hay thể dục... phụ nữ không chỉ chia sẻ với nhau nhiều chuyện riêng, mà thậm chí còn học tập nhau để đáp ứng nhu cầu tình dục. Thiếu kiềm chế bản thân, chạy theo những người khác và dễ bị dụ dỗ, các quý bà nhanh chóng đẩy mình vào con đường mua dâm nam đầy tội lỗi.


Trao đổi với Ngoisao.net, bác sĩ Hồng Hà (Trung tâm tư vấn tình yêu, hôn nhân và gia đình) cho rằng khi nhìn nhận vấn đề cần xem xét nhiều khía cạnh và có sự bao dung, khách quan, nhân văn hơn với những người phụ nữ. "Họ mua dâm vì muốn có quan hệ trao đổi, cho - nhận, chứ không muốn đặt tình cảm vào một người đàn ông. Bản thân hành vi bỏ tiền ra mua dâm vẫn khiến người phụ nữ bị tổn thương, theo cách này hay cách khác. Đây cũng là một góc độ cho thấy phụ nữ đang vùng lên. Cánh đàn ông luôn làm tổn thương phụ nữ bằng việc bồ bịch, nhậu nhẹt, chỉ quan tâm đến mình mà không chăm lo cho gia đình và họ mặc nhiên xem việc hy sinh của người phụ nữ là bình thường. Việc chị em cũng đi mua dâm như đàn ông sẽ khiến nhiều người chồng giật mình và nên nhìn nhận lại trách nhiệm của mình trong gia đình".