Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Nhân quyền và “Cánh đồng chết” !

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
—Trích bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ
Còn biết bao nhiêu hành động ghê rợn như thế hoặc hơn thế vì thời gian mà dần dần bị chìm vào quên lãng. Nếu những sự kiện đó được liệt kê đầy đủ, hẳn “người Mỹ sẽ còn kinh sợ và xấu hổ hơn nhiều” – tờ Life nhận định.
45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai
Nhà báo Phranh Bran-mai-ơ vừa có bài trên tờ Earthtime viết về cuộc thảm sát Mỹ Lai của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ông cho rằng, mặc dù cuộc thảm sát Mỹ Lai đã qua 44 năm, nhưng thời gian vẫn không thể xóa nhòa được tội ác của kẻ đi xâm lược, nỗi hổ thẹn đó vẫn còn làm nhức nhối trong lòng nước Mỹ.
 
Ngày 16-3-1968, đây là ngày định mệnh của dân làng Mỹ Lai, khi mà những binh lính Lữ đoàn bộ binh số 11 của Mỹ từ bên kia bán cầu kéo đến. Theo lệnh chỉ huy, chúng bắn giết phụ nữ, trẻ em, người già và san phẳng Mỹ Lai trong vòng 3 tiếng đồng hồ. Những thi thể đẫm máu nằm ngổn ngang khắp làng. Từ xa, người ta đã nhìn thấy những đống lửa rừng rực bốc cao từ những ngôi nhà bị đốt cháy. Đau xót hơn, những dấu hiệu trên các thi thể phụ nữ cho thấy họ đã bị hiếp trước khi bị giết. Con số người chết trong vụ thảm sát này thật kinh khủng – 504 người, gần như toàn bộ cư dân trong làng.
45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai
 Họ là những thường dân vô tội, là nạn nhân của Đại đội Sác-li khát máu và sát nhân. Không một ai bị giết trong cuộc giao tranh thực sự. Họ bị dồn thành từng đám, không một thứ vũ khí trong tay, phụ nữ, trẻ em, người già… tất cả bị bắn bởi những loạt đạn lạnh lùng của lính Mỹ. Vụ sát hại thảm thương này không chỉ đơn thuần là những hành vi của nhóm lính côn đồ bất trị “coi người Việt Nam không phải là người” gây ra. Nó là một cuộc bắn giết được lên kế hoạch cẩn thận với mục tiêu giết càng nhiều càng tốt. Nhưng hơn một năm sau, công luận Mỹ mới biết được sự thật qua loạt bài phóng sự của nhà báo Xay-nơ Hớt-xơ, vì quân đội Mỹ đã che đậy bưng bít thông tin.
 45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai
Nhà báo Rôn Ha-béc-lơ, người đầu tiên công bố những tấm hình về vụ thảm sát Mỹ Lai trên tờ Life hơn một năm sau vụ thảm sát cho rằng, bọn chúng (lính Mỹ) như những con thú đói mồi, thèm được giết, được ăn một cách nghiến ngấu. Ha-béc-lơ kể: “Là phóng viên chiến trường, tôi được phép đi cùng lính Mỹ trong các vụ càn quét. Hôm đó, trên con đường mòn ở Mỹ Lai, chúng tôi gặp hai đứa trẻ. Một người lính bắn vào đứa trẻ bé. Đứa trẻ lớn hơn lao vào để che chở cho em nhưng đã bị ăn 6 phát đạn vào người. Một lúc sau, chúng tôi gặp người đàn ông và 2 đứa trẻ khác, một bé trai và một bé gái. Những tên lính Mỹ nổ súng và cắt họ ra làm đôi. Đứa bé trai bị thương vào cánh tay và cẳng chân. Thằng bé lao về phía chúng tôi trong sự thất đảm, kinh hoàng, người nó đầy máu. Tôi quỳ gối để chụp ảnh thằng bé và một người lính cũng quỳ gối cạnh tôi để bắn thằng bé. Phát súng đầu tiên nổ hất ngửa thằng bé ra phía sau, phát thứ 2 hất tung nó lên cao, đến phát thứ 3, thằng bé rơi xuống. Bắn xong, tên lính này bỏ đi dửng dưng. Không có một chút biểu hiện nào trên gương mặt của hắn ta, không có một chút thể hiện nào trên gương mặt của tất cả những người lính Mỹ. Họ đã phá hủy, giết hại với một vẻ hoàn toàn thản nhiên, với vẻ của một người đang làm công việc bình tâm. Thật kinh hoàng!”
45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai
Khi sự thật về vụ thảm sát Mỹ Lai được tiết lộ đã khiến sự phẫn nộ, bất bình của dư luận Mỹ và thế giới lên đến cực điểm (11-1969) và phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vào mùa thu 1969, hàng triệu người biểu tình ở khắp nơi trên thế giới. Điển hình là cuộc biểu tình của 250.000 người tại Oa-sinh-tơn xuống đường phản đối chiến tranh ở Việt Nam, đây là cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam lớn nhất nước Mỹ.
Đối với một thế hệ những người Mỹ, người châu Âu và châu Á lúc đó, Mỹ Lai đồng nghĩa với hình ảnh đáng sợ của người Mỹ. Tờ Thời báo đã viết: “Nước Mỹ lúc bấy giờ và những người Mỹ đó phải đứng ở ghế bị cáo và phải tự vấn lương tâm về những tội lỗi gây ra tại Mỹ Lai. Họ sẽ không bao giờ có thể thoát được những tội lỗi của mình”.
Thế nhưng khi đó, “chiến thắng luôn nằm trong tay kẻ mạnh”, không một binh lính Mỹ nào phải chịu trách nhiệm về hành động giết người dã man của mình, ngoại trừ Trung úy Ca-lây giết 22 người dân vô tội ở Mỹ Lai (con số thực tế là 109 người). Phiên tòa xét xử Trung úy Ca-lây được coi như là phiên tòa “dài nhất, lớn nhất và đau đớn nhất trong lịch sử nước Mỹ” thế kỷ XX. Tuy nhiên, Ca-lây chỉ bị quản thúc tại gia hơn 3 năm. Một phán quyết thật bất công và phi lý của Tòa án Mỹ.
Trước khi xử Ca-lây, quân đội Mỹ đã có cuộc điều tra riêng về vụ thảm sát Mỹ Lai. Cuộc điều tra này được tiến hành từ tháng 12-1969 đến tháng 3-1970. Trong vòng 14 tuần, Tướng Uy-li-am Pia-xơ và Ủy ban điều tra đã ghi nhận lời khai của 403 nhân chứng, bao gồm các quân nhân, sĩ quan chỉ huy, tuyên úy, nhà báo Mỹ và của cả những người Việt. Kết quả cuộc điều tra đã khiến quân đội Mỹ “sốc” tới mức phải ỉm ngay nó đi. Gần 400 giờ thu âm các nhân chứng vào băng đã bị chuyển sang chế độ bảo mật cho tới bây giờ.
Theo BBC4, những lời khai ghi trong băng khiến Lầu Năm Góc thực sự choáng váng. Một lính Mỹ kể: “Phát đạn đầu tiên trúng vào đầu một trẻ sơ sinh và tôi phải quay mặt đi để nôn mửa”. Một người khác cho biết: “Đa số đồng ngũ trong Đại đội của tôi không coi người Việt Nam là người… Một gã tóm ngay một cô gái và… sau đó, họ đã bắn chết cả nhóm con gái đó khi đã… xong…”.
Các cuốn băng trong cuộc điều tra chứng minh rằng, các binh lính Mỹ đã hiếp và giết hàng trăm dân thường không chỉ ở một làng mà cả trong 3 làng ngày hôm đó (16-3). Băng ghi âm cũng chứng minh rằng 3 đại đội, chứ không phải chỉ có Đại đội Sác-li gây ra tội ác man rợ ghê tởm này.
Nhưng phải đến 6 năm sau (tháng 4–1975) người Mỹ mới chịu rút khỏi Sài Gòn trong một cuộc tháo chạy trên trực thăng. Sức mạnh phi thường của một dân tộc nhỏ bé đã đánh bại và làm bẽ mặt một siêu cường hàng đầu thế giới về công nghệ giết người. Cuộc chiến tranh Việt Nam cũng đã gửi lại nước Mỹ “bộ sưu tập lính” mắc hội chứng chiến tranh với những vết thương tâm lý in hằn cùng quá khứ khủng khiếp. Hàng chục bộ phim, hàng trăm cuốn sách tiếp tục “cày xới” lên quá khứ. Mọi lính Mỹ tham chiến ở nước ngoài trong bản cam kết phục vụ đều có thêm cảnh báo: “Không có thêm Việt Nam”. Thượng nghị sĩ Ken-nơ-đi đã gọi I-rắc là “Việt Nam của G.Bu-sơ”.
45 năm nhìn lại vụ thảm sát Mỹ Lai
Lời sám hối muộn màng: “Tôi luôn nghĩ rằng có ai đó sẽ bất ngờ chỉ một ngón tay vào tôi và nói rằng: Hắn là một trong số đó.”
Trong cuộc chiến tranh vùng vịnh đầu tiên 1990, một thông điệp rõ ràng mà các chỉ huy Mỹ gửi đến cho lính của họ khi đang thi hành mệnh lệnh là “Không được có Mỹ Lai nữa, hiểu chứ?” Nhưng trong cuộc chiến ở I-rắc, bắt đầu từ năm 2003, những nỗi sợ hãi về Mỹ Lai có vẻ đã bị lãng quên, khi lính Mỹ tra tấn dã man tù nhân ở nhà tù A-bu Gra-íp, hay câu chuyện về vụ thảm sát ở Ha-đi-tha, nơi mà lính Mỹ đã sắp hàng 24 người dân I-rắc rồi nổ súng, cũng như những vụ bạo hành và lạm dụng ở nhà tù Goan-ta-na-mô.
Tổ chức theo dõi nhân quyền thế giới có thể gọi đó là “Mỹ Lai ở I-rắc”. Dù I-rắc còn bất ổn, số lính Mỹ thiệt mạng ngày một tăng, sự so sánh là không thể tránh được, nhưng ở đây có một sự khác biệt rõ ràng so với hơn bốn mươi năm trước ở Việt Nam. Vào lúc đó, không một người lính Mỹ nào phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình. Duy nhất chỉ có Trung úy Ca-lây với 3 năm tù quản thúc tại gia. Trong khi ở Ha-đi-tha, nhiều quan chức phải khiển trách, nhiều người phải ra tòa vì bị cáo buộc là đồng phạm và không ngăn cản, trong khi nhân viên an ninh U-tơ-rích phải chịu đối mặt với cáo buộc giết 18 người dân. Công luận và các nhà sử học đã bị xúc phạm khi Tổng thống Bu-sơ so sánh Việt Nam với I-rắc. Ông ta đã từng nói rằng, những nguy hiểm của việc rút quân khỏi I-rắc sẽ gây nên những “cánh đồng chết” giống như Mỹ rút khỏi Việt Nam.
AMARI TX (TH)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét