Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

Trước khi nói đến chống tham nhũng cần phải học " Văn hóa Từ chức" !

 Có hay không "văn hóa từ chức" ở Việt nam?

Trong một xã hội văn minh , khi người được giao trách nhiệm đã cố tình hay không đủ khả năng làm tròn thì với lòng tự trọng của mình người đó thường tự nguyện xin từ chức. Văn hóa từ chức là một thứ văn hóa phổ biến ở các nước có nền dân chủ thật sự. Ở Nhật, một vị lãnh đạo cao cấp dù đã làm việc hết sức nhưng trong mắt người dân không thấy hiệu quả thì vẫn phải tự từ chức, để nhường chỗ cho người khác lên thay. Một ông bộ trưởng chỉ vì một câu nói hớ hênh chưa ảnh hưởng đến ai nhưng không hợp lý cũng phải từ chức vì cảm thấy xấu hổ. Quan chức luôn phải xin lỗi người dân một cách công khai vì những việc người dân phản ánh mà mình chưa làm tốt... Dù quan chức to lớn nhưng có những rắc rối liên quan, dính dáng đến tên tuổi mình một cách trực tiếp hay gián tiếp cũng tự cảm thấy xấu hổ mà từ chức và công khai xin lỗi. Xã hội luôn không thiếu người tài, không có người này thì ắt sẽ có người khác, đừng biện minh rằng chỉ có tôi mới làm được, nếu ai làm được hơn tôi thì tôi sẽ xuống sau khi hết nhiệm kỳ hay về hưu. Như thế thì có vẻ là không ổn? Anh không rời ghế thì ai có thể lên mà làm việc anh đang làm? Khi không có chế tài khiến người có chức, có quyền phải sợ thật sự thì có gì đảm bảo cho sự phấn đấu và gìn giữ nghiêm chỉnh đạo đức của họ? Tháng 6 vừa qua Bộ trưởng Thương mại Mỹ John Bryson đã đệ đơn xin từ chức lên Tổng thống Mỹ Barack Obama.Ông đưa ra quyết định này sau khi xảy ra vụ tai nạn ôtô liên hoàn ở California hồi đầu tháng mặc dù vụ tai nạn này không có bất cứ một nạn nhân nào ngoài chính “thủ phạm”. Ông Bryson ý thức khó hoàn thành tốt công việc khi sức khỏe không đảm bảo vì vậy cần phải để cho những người có sức khỏe hơn, năng lực để gánh trên vai trọng trách của quốc gia.



Một sự từ chức đáng kính trọng.Cách đây vài năm, sau khi xảy ra một vụ tai nạn đường sắt, Bộ trưởng Giao thông Nhật Bản đã nhận lỗi và xin từ chức.Hoặc cao hơn nữa là cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đã phải từ chức vì không thực hiện được cam kết di dời căn cứ quân sự Futenma của Mỹ ở đảo Okinawa.



Tại Hàn Quốc, cựu Ngoại trưởng Yu Myung-hwan đã công khai xin lỗi và quyết định từ chức sau khi bị tố cáo đã tuyển con gái vào một vị trí được trả lương cao trong Bộ Ngoại giao....



Còn rất nhiều ví dụ về chuyện các quan chức trên thế giới tự nguyện từ chức. Có thể kể đến Tổng thống Hungary Pal Schmitt (vì đạo văn), Bộ trưởng Quốc phòng Đức Guttenberg (cũng vì đạo văn)


Bộ trưởng Guttenberg

Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Hee-tae (vì bị tố cáo tham nhũng), Bộ trưởng Công vụ Pháp Georges Tron (vì bê bối tình dục), nữ Ngoại trưởng Pháp Michele Alliot-Marie (vì đề nghị dập tắt cuộc nổi dậy ở Tunisia)



Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Vassilios Rapanos (vì sức khỏe), Phó Tổng thống Myanmar Tin Aung Myint Oo (cũng vì sức khỏe)
Thị trưởng Bắc Kinh Quách Kim Long (vì để thủ đô ngập lụt), Tổng thống Đức Horst Koehler (vì bình luận về vai trò quân sự của Đức trên thế giới), Bộ trưởng Phụ nữ-Gia đình và Cộng đồng Malaysia Shahrizat Abdul Jalil (vì dùng ngân sách tậu nhà, xe và du lịch)


Cảnh sát trưởng Hàn Quốc Cho Hyun-oh (chỉ vì cấp dưới khống đáp ứng cầu cứu của một phụ nữ trước khi bị sát hại !)

Tổng thống Ai Cập Hosni Hubarak (vì bị dân phản kháng), Bộ trưởng Kinh tế-Thương mại -Công nghiệp Nhật Bản Yoshio Hachiro (vì phát biểu nhạy cảm với cư dân bị ảnh hưởng của khủng hoảng hạt nhân), Bộ trưởng Quốc phòng Anh Liam Fox (chỉ vì quan hệ với người bạn đã giả làm cố vấn Chính phủ)...




Trong các trường hợp đó, tất cả đều cùng chung một quan điểm: Nếu không đảm đương được công việc hoặc để xảy ra những hậu quả, làm mất lòng dân thì vì lợi ích của người dân và cũng vì lòng tự trọng của một người đã được tin tưởng, họ sẵn sàng từ chức. Cũng người từ chức vì nhận thấy rằng sự việc đáng tiếc xảy ra, dù chỉ liên quan một phần rất nhỏ, nhưng mình phải chịu trách nhiệm với tư cách lãnh đạo cao nhất. Từ chức dù không phải là việc làm dễ dàng nhưng đối với họ là cần thiết và nên làm. Nó đã trở thành một nét văn hóa trong đời sống chính trị tại nhiều nước.
 TS Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: : "Từ chức là chuyện văn hóa hơn là chuyện pháp lý, chế tài ở đây chính là lương tri. Nếu có một văn hoá chính trị dựa trên lương tri thì việc từ chức khi không hoàn thành nhiệm vụ là điều gần như bắt buộc... Nước Việt ta từ xưa, các nhà nho, những người có tri thức, phẩm giá treo ấn từ quan rất nhiều, như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm... Tất nhiên việc từ chức ấy phần nhiều là do không đồng ý với quan điểm của vua. Nhưng dù lý do gì thì rõ ràng Việt Nam cũng đã có lịch sử về văn hoá từ chức. Tôi cho rằng, từ chức là câu chuyện văn hóa hơn là pháp lý. Như vậy, "chế tài" ở đây chính là lương tri.. 
Cách đây ít năm Vụ trưởng Vụ Tiểu học thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo- TS. Nguyễn Kế Hào đã kiên quyết xin từ chức. Ông cho biết: " Tôi có thể tự tin khẳng định rằng những gì mình làm đều không vì một động cơ nào hết. Nếu nghĩ đến bản thân tôi đã không từ chức. Vì không thể nhắm mắt bỏ qua, chấp nhận được những sai sót của CTTH mới, tôi phải lên tiếng. Tôi cũng muốn kiến nghị như một người làm quản lý, một nhà khoa học, nhưng ý kiến không được để ý nên phải lựa chọn cách này, để mình được đứng về phía quyền lợi của hàng triệu học sinh, của phụ huynh mà phát biểu. Tôi cũng tin rằng khi đã nói để dân biết thì có thể thay đổi được vì dân trí bây giờ đã khác, cao hơn, xã hội dân chủ hơn, không dễ gì buộc người dân phải chấp nhận một sản phẩm chưa đạt. Không thể chỉ dùng những quyết định để biến mọi thứ thành chuyện đã rồi." Rất tiếc những người như TS Hào hoặc ở cương vì cao hơn TS Hào xin từ chức chỉ vì phản đối một cách làm sai còn quá ít. Trường hợp vì tự giác thấy mình chưa làm tròn trách nhiệm , hoặc sai sót liên qua đến lĩnh vực mình quản lý lại càng quá ít, nghe nói hình như chỉ duy nhất có Bộ trưởng Lê Huy Ngọ (?) 
( còn tiếp)
Trích bài viết của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Phương pháp bảo quản hoa tươi lâu sau thu hoạch (áp dụng công nghệ Israel)






“Công nghệ Bảo Quản Hoa Cắt Cành Sau Thu Hoạch của Israel” do tập đoàn Gadot Agro đã dày công nghiên cứu trên 55 năm nhằm tìm ra những giải pháp tốt nhất trong xử lý hoa cắt cành và đã được bộ Công nghệ sau thu hoạch Israel công nhận thành quả.









Hiện nay, kỹ thuật bảo quản hoa cắt cành sau thu hoạch của Việt Nam còn mang tính truyền thống và gặp nhiều hạn chế nên chất lượng hoa chưa cao, nhiều nấm bệnh, non yếu, giá rẻ và khó để cạnh tranh hay xuất khẩu sang nước khác. Sản phẩm hoa chủ yếu phân phối trong nội địa, thậm chí phải nhập khẩu từ các nước bạn. Điển hình, Đà Lạt – thủ phủ của ngành hoa trong cả nước, mỗi năm cung ứng gần 1.5 tỷ cành, tuy nhiên để tìm một nhà vườn đủ điều kiện xuất khẩu hoa đi là không dễ. Gần đây, ngành hoa càng gặp khó khăn hơn do hoa của Trung Quốc đang tràn sang Việt Nam với số lượng lớn và giá cực rẻ. Đây là một thực trạng đáng buồn cho ngành nông nghiệp nước nhà nói chung và ngành trồng hoa nói riêng.


Vì vậy, để có được những bông hoa đạt chất lượng tốt và tươi đẹp đến tay người sử dụng là cả một quá trình từ khâu trồng, chăm sóc và bảo quản, đặc biệt là công nghệ bảo quản sau thu hoạch là cấp thiết. Theo kế hoạch sắp tới, chính phủ nước ta sẽ ưu tiên hàng đầu trong đón đầu công nghệ sau thu hoa hoạch nhằm nâng cao chất lượng hoa và hỗ trợ xuất khẩu sang nước khác.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến “Công nghệ Bảo Quản Hoa Cắt Cành Sau Thu Hoạch của Israel” do tập đoàn Gadot Agro đã dày công nghiên cứu trên 55 năm nhằm tìm ra những giải pháp tốt nhất trong xử lý hoa cắt cành và đã được bộ Công nghệ sau thu hoạch Israel công nhận thành quả.

Công ty Dinh Dưỡng Hoa Việt sẽ là đơn vị đồng hành cùng người trồng hoa nhằm đưa ra những quy trình xử lý hoa đầy đủ, đơn giản và hiệu quả nhất. Các bước xử lý chung cho mọi loại hoa cắt cành được thực hiện như sau:

1. Tìm hiểu các bước xử lý hoa cắt cành sau thu hoạch:

Các bước xử lý hoa cắt cành sẽ như sau:



Mỗi công đoạn đều đóng vai trò quan trọng như nhau, tuy nhiên tùy vào nhu cầu sử dụng là bảo quản để phân phối trong nội địa, lưu kho lạnh hay xuất khẩu đi mà người trồng hoa hay đại lý sỉ hoa tập trung nhiều vào quy trình đó.

2. Tìm hiều các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của hoa cắt cành:

- Thời điểm thu hoạch tối ưu:



•Hoa nên được cắt vào lúc đang phát triển vì chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trưởng sau đó nên cũng kéo dài được thời gian cắm bình.

• Những hoa nên thu hoạch vào thời điểm Nụ: Hoa Hồng, Cẩm Chướng, Iris, Liatris, Gladiolus…

• Những hoa nên thu hoạch vào thời điểm Bung Nụ: Hoa Lan, Hoa Cúc, Đồng Tiền…

- Xử lý sâu bệnh, côn trùng gây hại cho hoa: Nấm boytrytis trên hoa hồng, nhện đỏ, sâu tấn công hoa và lá, bệnh sương mai, bọ trĩ, …



- Điều kiện kỹ thuật bảo quản: muốn hoa đạt chất lượng cao và kéo dài được tuổi thọ cắm bình thì điều quan trọng phải giữ vệ sinh môi trường và dụng cụ sạch từ khâu trồng đến khâu tiêu dùng. Bởi nếu điều kiện kỹ thuật không tốt sẽ gây ra nhiều nấm và sâu bệnh truyền sang cây khỏe, gây nghẽn mạch dẫn, sản sinh nhiều ethylene gây hại cho hoa …

- Nước bị nhiểm khuẩn do vi sinh vật gây nên: mỗi loại hoa cắt cành khác nhau thì mức độ nhạy cảm với vi sinh vật cũng khác nhau.

Sự phát triển của nấm và vi khuẩn trong nước gây tắt nghẽn mạch dẫn, làm cho hoa không thể hút nước và dinh dưỡng để nuôi cây sau khi bị cắt khỏi cây mẹ. Đây cũng chính là nguyên nhân chính làm cho hoa mau héo và thối nước.





Thân hoa cắt cành bị tắt mạch do vi khuẩn trong nước

Vì vậy, việc xử lý nước và kiểm soát độ pH đóng vai trò quan trọng ngay từ giai đoạn ban đầu.



Lát cắt thân hoa Baby có xử lý vi khuẩn trong nước

Tránh sử dụng nước có chứa các ion có hại như: Natri (Na) vì nó gây độc cho hoa Cẩm Chướng và Hoa Hồng. Flo (F) rất độc với Đồng tiền, Lay ơn …

- Một yếu tố ảnh hưởng khác mang tính quyết định đối với chất lượng hoa cắt cành là Ethylene: Ethylene là một chất khí nguy hiểm và là nguyên nhân gây chết non của 30% hoa cắt cành.

Ethylene là hóc môn thực vật dạng khí sản sinh ra từ một lượng lớn quả chín hay hoa héo úa hay từ các vật liệu hữu cơ (xăng, dầu, khói thuốc…). Ethylene gây ảnh hưởng đến nhiều loại hoa nhạy cảm với khí này dù ở nồng độ rất nhỏ (0.1 pm).

Tác hại của Ethylene:

* Hoa Lily: Gây lão hóa sớm, làm mõng cánh hoa, rụng nụ sớm, hoa bị cong xuống bất thường và giảm đi số lượng của hoa.

* Hoa Cẩm chướng: Ngăn hoa nở, Cánh hoa bị cuộn lại, Gây lão hóa cho hoa chỉ sau vài giờ

* Hoa Lan Dedrobium, Lan Vũ Nữ, Lan Cymbidium: Gây vàng sớm, khô và gãy đài, Vàng sạm màu ở cánh.

* Hoa Hồng: (tùy thuộc vào từng giống hoa) Hình dạnh hoa khác thường, không bung nụ được, gây rụng cánh và lá

* Hoa Tulip: Ngăn hoa phát triển về chiều cao, hoa bị lão hóa sớm do mất nhiều nước, làm rụng nụ sớm và gây dị dạng cho hoa… Vì vậy, với những loại hoa nhạy cảm với ethylene như trên thì yêu cầu cần thiết là làm thế nào để ức chế được từ khâu xử lý đến khâu vận chuyển đi.

3. Điều kiện bảo quản hoa cắt cành:

- Bảo quản ở độ ẩm tương đối > 95%

- Bảo quản ở nhiệt độ thấp để ngăn mất nước

- Sau khi cắt gốc khỏi cây mẹ phải bảo đảm thông mạch dẫn, ngăn ngừa vi khuẩn sinh trưởng để tạo điều kiện cho hoa hút đủ nước và dinh dưỡng nuôi cây được lâu dài.

- Phải cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho từng loại hoa cắt cành. Vì vậy, mỗi loại hoa cắt cành sẽ có một quy trình xử lý khác nhau và điều kiện lưu trữ khác nhau và các chất này đều có trong sản phẩm TOG – dinh dưỡng bảo quản hoa cắt cành theo công nghệ Israel.

4. Các bước bảo quản sau thu hoạch:

Chất bảo quản hoa TOG được sử dụng tùy vào nhu cầu của mỗi giai đoạn phân phối:

4.1 Nếu là người trồng hoa hay đại lý thu mua hoa cần xử lý hoa trong kho lạnh hay xuất khẩu đi thi quy trình sẽ là:

+ Bước 1: Thu hái hoa vào thời điểm thích hợp.

+ Bước 2: Xử lý ngay vào dung dịch TOG 6 nhằm giảm độ pH và vi khuẩn trong nước, đồng thời thông mạch dẫn kích thích hoa hút nước, ngăn chặn một số vi khuẩn và vi nấm ở ngoài đồng và làm sạch hoa.

+ Bước 3: Cắt tỉa, bao gói lại hoa và xử lý ngay vào dung dịch gồm TOG 30 (phù hợp cho Hoa Cẩm Chướng, Cát Tường, Sen, Kỳ Lân, Lan, Lily, Huệ Sông Nile …) + TOG 75 (ức chế được Ethylene cả bên trong và bên ngoài). Đây là 2 thành phần dinh dưỡng chính giúp hoa cứng cáp, tươi mới, ngăn tình trạng “gãy cổ” hoa, ngăn vàng, héo úa ở cả hoa và lá đồng thời giữ màu – mùi gốc hoa ban đầu. Chất lượng hoa sẽ được cải thiện và thời gian cắm bình là tối đa

+ Dinh dưỡng TOG Galileo dành cho hoa Hồng, Cúc, Đồng tiền … Thời gian xử lý ở giai đoạn nay nên từ 4 - 8 giờ, nhiệt độ mát, cường độ ánh sáng 1.000 Lux.

+ Bước 4: Di chuyển hoa vào kho lạnh (lưu kho) với nhiệt độ từ 2 – 4 độ C trong thời gian từ 24 giờ - 72 giờ (tùy loại hoa), độ ẩm 85% - 95% theo đúng khuyến cáo của Hãng Gadot Agro. Lúc này, thời gian và nhiệt độ đóng vai trò chủ chốt nhằm hạn chế hoa nở, giúp hoa “ngủ” khi cần nhưng vẫn giữ được độ tươi mới và màu hoa gốc ban đầu.

Ưu điểm của việc giữ hoa ở nhiệt độ thấp nhằm giảm thất thoát nước trong qua trình trao đổi chất (Carbohydrates), ngăn ngừa sâu bệnh, giảm sự tăng trưởng và ức chế độ nhạy cảm với ethylene của hoa … tuy nhiên, cũng gặp phải nhược điểm là hoa dễ bị “rét” và đông cứng.

+ Bước 5: Nếu thời gian lưu trữ lâu hơn thì nên tái xử lý với TOG 6 cho đến khi xuất đi nhằm tiếp tục thông mạch dẫn, ngăn vi khuẩn sinh trưởng trở lại.



4.2 Nếu nhu cầu là phân phối trong nội địa thì thời gian xử lý sẽ ngắn hơn và dinh dưỡng cũng giản đơn hơn:

+ Bước 1: Thu hái hoa vào thời điểm thích hợp

+ Bước 2: Cắt tỉa, bao gói và xử lý gay vào dung dịch TOG Galileo với nồng độ 0.1%, xử lý từ 01 - 4 giờ ở nhiệt độ từ 16 – 26 độ C với độ ẩm 85% - 95%. Đây là giai đoạn quan trọng để hoa được bù lại phần nước và dinh dưỡng đã bị hao tổn sau khi bị cắt khỏi cây mẹ.

Phương pháp này cũng có thể áp dụng đối với những nhà bán sỉ hoa, đại lý hoa hay shop hoa tươi tại các chợ sỉ Hồ Thị Kỷ, Đầm Sen, Hậu Giang, Thủ Đức …



4.3 Và nếu nhu cầu là shop hoa hay người tiêu dùng hoa cuối cùng thì thuốc dưỡng hoa Long Life là phù hợp và có thể bổ trợ cho các chất trên.

Một gói thuốc dưỡng hoa Long Life x 0.5 lít nước: giúp hoa tiếp tục tươi lâu hơn, kích thích nở hoa, giữ nước sạch trong 14 ngày và không cần thay nước mới.

Tăng gấp đôi nồng độ dưỡng hoa Long Life (2 gói x 0.5 lít nước) cho hoa cắm xốp, cắm lẵng chưng bày … giúp shop hoa không còn lo chuyện thay hoa định kỳ hằng tuần nữa.



5. Phương pháp kích thích hoa nở nhanh:

Việc cắt sớm tại vườn làm cho hoa bị non yếu, không thể nở: 3% đường Saccoro + TOG Galileo ở nhiệt độ bình thường trong nhà, độ ẩm 85% - 90%. Việc xử lý này thường được ngừơi trồng hoa, nhà bán sỉ, shop hoa thực hiện để giúp hoa nở đẹp như ý muốn. Ngoài ra, cũng có thể dùng thuốc dưỡng hoa Long Life với nồng độ 2%.

Trên đây là những quy trình xử lý và bảo quản hoa cắt cành sau thu hoạch do Tập đoàn Gadot Agro phối hợp với công ty Dinh Dưỡng Hoa Việt để thực hiện bài viết trên. Chúng tôi cam đoan không gây ảnh hưởng đến bài viết nào.



Tác dụng nhờ xử lý hoa bằng TOG, giúp hoa nở và tươi lâu vào ngày thứ 6 cắm bình

Theo Khuyến nông TP.HCM 

Tác giả: Hà Hải

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

ANH YÊU EM VÀO CÕI CHẾT









Thơ: Nguyễn Long Nhạc: Phạm Duy



1. Anh đã biết, anh đã biết yêu em là tuyệt vọng
Mà vì sao, mà vì sao anh vẫn cứ yêu thương
Con giun con nằm uốn khúc giữa đêm trường
Rồi giun chết, chết tương tư vì sao sáng

Anh đã biết, anh đã biết yêu em là tủi nhục

Mà dù sau, mà dù sau anh yêu mãi không thôi
Anh yêu em bằng nước mắt đứng lưng trời
Bằng tia máu ứa trong tim dầu khô héo

2. Em đã sống, em đã sống như côn trùng khờ dại

Tìm lửa thiêu, tìm lửa thiêu em đốt cháy cơn vui
Em đưa em vào sâu kín cánh tay người
Vòng tay trói tấm thân em vào oan trái

Em đã sống, em đã sống trong ân tình kẻ lạ

Để mình anh, để mình anh trong thương nhớ khôn nguôi
Em bay đi bằng cánh bướm giữa đêm dài
Bằng hương ngát cánh hoa thơm rồi nhạt phai

3. Em đã chết, em đã chết trên con đường định mệnh

Và từ nay và từ nay em vĩnh viễn cho anh
Em cho anh một thân xác đã yên lành
Và cho nốt chút linh thiêng hồn đã tắt

Em đã chết em đã chết cho anh vào cuộc tình

Cuộc tình ta, cuộc tình ta nơi thế giới bên kia
Anh theo em vào cỏi chết chốn mây mờ
Ở nơi đó sẽ không ai dành em nữa .....

ĐK:

Anh yêu em anh yêu em như rừng yêu thú dữ
Anh yêu em anh yêu em như tình cây với gió
Anh yêu em anh yêu em không còn chi nói nữa
Biết nói gì đã yêu rồi, biết nói gì em ơi ..... 


"Anh Yêu Em Vào Cõi Chết" là một sáng tác của nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ thơ của Nguyễn Long, tức Long đất, một khuôn mặt quen thuộc của làng điện ảnh và kịch nghệ Việt Nam trước 1975. Còn một bài thơ nữa của Nguyễn Long cũng được cố nhạc sĩ Y Vân phổ thành nhạc với tựa đề "Thôi"....

Nghệ sĩ Nguyễn Long sinh ngày 2/3/1934 tại Hải Phòng, vào Sài Gòn năm 1949, chính thức bước vào sân khấu kịch nghệ và điện ảnh Việt Nam năm 1955 và xuất hiện trong một số phim của VN, Mỹ và Phi hợp tác sản xuất.


Khởi sự viết kịch và chuyện phim từ năm 1957 và đã đóng vai chính trong gần 70 vở kịch ngắn, dài trên sân khấu và truyền hình VN. Năm 1961 tự sản xuất, đạo diễn và đóng vai chính trong các bộ phim nổi tiếng như Mưa Lạnh Hoàng Hôn, Nước Mắt Đêm Xuân, Thuý Đã Đi Rồi, Anh Yêu Em, Hè 72 và OK, OK...! Tổng cộng 14 cuốn phim.


Vượt biên sang định cư tại Mỹ năm 1981, tiếp tục sản xuất, đạo diễn các tác phẩm điện ảnh khác như Mây Xám Chiều Hoang, Như Là Khởi Đầu, Biển Khổ v..v... Đến năm 1984 xoay ra làm báo và phát hành tuần báo Kịch Ảnh.


Có một thời kỳ Nguyễn Long rất thành công trong nghề chụp hình bìa cho các ca sĩ. Tấm hình của Hoàng Thanh Tâm dưới đây, là tấm ảnh kỷ niệm đã được nghệ sĩ Nguyễn Long chụp vào năm 1987, khi HTT sang Mỹ để thực hiện 2 album đầu tay của mình. Ông cũng đã ưu ái viết bài giới thiệu HTT trong tuần báo kịch ảnh của ông vào thời đó. Kịch sĩ Nguyễn Long đã vĩnh viễn ra đi ngày 2/11/2009 tại Seattle, Washington để lại vợ và 4 con gồm hai trai và hai gái .....


Hôm nay tôi xin hát lại nhạc phẩm "Anh Yêu Em Vào Cõi Chết". Một tình khúc nổi tiếng của NS Phạm Duy, phổ từ thơ Nguyễn Long, như một nén hương lòng để tưởng nhớ đến ông, một nghệ sĩ tài danh lão thành của nền nghệ thuật thứ bảy Việt Nam.

Trí thức “đích thực”?


Nói về trí thức, tại sao cứ phải thêm “đích thực”? Cái tựa đề vừa khẳng định vừa bao quát
Thói háo danh dù đã bị nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc đưa lên mức “quốc nạn” có lẽ vẫn chưa đủ, khiến nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn phải viết liên tiếp 3 bài để khẩn báo: không những háo danh mà còn vĩ cuồng.
Cái tựa đề của bài đầu tiên - Thói háo danh và vĩ cuồng của trí thức - vừa khẳng định (hễ là trí thức thì sở hữu 2 “thói”), lại vừa bao quát (không trừ ai) nói lên nỗi bức xúc của tác giả trước một vấn nạn có thật. May, khi đọc hết bài mới thấy tác giả chỉ nói về giới trí thức Việt Nam; và nói theo nghĩa thông dụng (ai có chút học vị đã là trí thức). Và rốt lại, tác giả chỉ muốn báo động rằng “thói háo danh đang thịnh hành ở một bộ phận không nhỏ thuộc giới này”. May hơn nữa, càng những bài sau, mức độ gay gắt càng giảm.
Khoe chức, trưng danh là phổ biến ở thời phong kiến
Thói háo danh đang phát triển tới mức kệch cỡm trong trí thức. Mà đây là lớp trí thức mới, vì nước ta đã nước XHCN từ nhiều thập kỷ nay. Dẫu vậy, trong bài tác giả vẫn dẫn ra những sự kiện xảy ra từ thời phong kiến. Điều này có lý, vì từ lâu trí thức ta đã bị nhận xét là có dáng dấp một ông quan văn – nghĩa là háo danh và “phò chính thống”. Vậy môi trường nào đã tạo ra và nuôi dưỡng cái dáng dấp quan văn này của của giới trí thức mới?
Tuy nhiên, thời nay dù háo danh kệch cỡm đến đâu cũng chưa bằng thời xưa. Chưa cần lớn lên để đọc sách của Ngô Tất Tố, chính tôi hồi nhỏ đã chứng kiến những trường hợp (cưới hỏi, ma chay, đình đám...) hai bên đối thoại cứ ra sức tâng bốc nhau về chức và danh của nhau. Khi gọi “bác Vĩnh”, tôi đã bị một cụ nhắc nhở để gọi cho đúng là “bác Cả Vĩnh”. Sau này, tôi cứ tự hỏi sao hồi ấy các cụ không thấy mình lố bịch?


Có lẽ tới 1/3 đàn ông làng tôi có chức hoặc danh. Số người có chức thật, danh thật đã hàng trăm; nhưng danh hão còn nhiều hơn. Đi lính (trơn) về, cũng có danh: cụ Vệ Huấn, cụ Vệ Lễ... Thậm chí, trưởng họ (địa vị trời sinh) cũng có danh: cụ Trưởng Phát, Trưởng Huyến... Rồi, nếu nộp cho làng một khoản tiền để được “nhiêu” (miễn) chuyện tạp dịch, cũng được gọi cụ Nhiêu, kèm với tên tục... Đến ông Đậm, mù chữ, cũng mua được danh. Ông ky cóp đủ 6 đồng bạc nộp cho làng, để được quản mấy người vác gậy đi tuần (chống bọn trộm vặt), từ đó mang danh “ông Trương Đậm”. Nay, vài trăm cụ có chức, có danh đã từ lâu ra người thiên cổ. Thời các cụ đã qua, nhưng chuyện trưng chức, khoe danh mà con cháu quyết kế thừa vẫn chưa qua.

Xưa, không những đó là chuyện thường, mà còn là một lẽ sống. Và mang tính tích cực. Nhưng nếu tàn dư vẫn rơi rớt đến nay, thì thành “thói”. Môi trường nào duy trì cái thói khoe danh rất lố bịch ngay dưới chế độ XHCN rất tiên tiến của chúng ta?
Chế độ phong kiến chỉ cần thư lại
Trong bài thứ hai - "Giới thông thái chân đất" – tác giả tỏ ra rộng lượng hơn (không lần nào nhắc tới từ “vĩ cuồng” nữa). Đến bài thứ ba, tác giả càng thông cảm với người có lỗi. Ông nhận ra, nền giáo dục dưới chế độ phong kiến quá đơn sơ (đừng ca ngợi nó quá mức cần thiết). Số người nổi tiếng thì nhiều, nhưng số tác phẩm thì ít, cứ như “cây không trái”. Ông kết luận: nền giáo dục như vậy chỉ có sản phẩm là lớp thông thái “chân đất” mà thôi. Có những gương ham học, nhưng học gì mới quan trọng.
Thật ra, chẳng cần tìm tòi, tra cứu gì nhiều, chứ một nền giáo dục – đã trải 9 thế kỷ kể từ khi có Quốc Tử Giám đến 1945 - mà tỷ lệ người mù chữ vẫn tới 99% đủ nói nó èo uột, sơ sài tới mức nào.
Nếu người xưa chỉ học những thứ mà hôm nay chúng ta thấy “vô bổ” thì lỗi tại ai?

Trước hết, người học không có lỗi, vì “thi thế nào, học thế ấy”. Đố thí sinh nào dám trễ nải Tứ Thư, Ngũ Kinh rồi... chắc chắn sẽ “hỏng thi”.

Liệu chế độ phong kiến có lỗi? Không đâu. Bởi vì, nó phải tuyển đúng những người mà nó cần. Đó là những người trung thành với đạo Khổng (đức) và đủ khả năng làm thư lại (tài), trong đó quan văn là thư lại cao cấp. Mà thư lại thì không có nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm. Nếu nhiều vị trở thành những nhà quân sự, kinh tế, ngoại giao có tài... thì đó là do khi làm quan, họ thể hiện một năng khiếu thiên phú, đồng thời họ may mắn được đặt đúng vị trí để trổ tài; chứ không phải do cách học và cách thi mà có được nhân tài.
Vậy thì, chả lẽ lỗi ở... chúng ta? Phải chăng chúng ta dùng cách nhìn hôm nay để phê phán chuyện đời xưa? Có thể là thế, nhưng điều này chưa quan trọng. Quan trọng là nếu thời nay vẫn dạy, học và thi không khác bao nhiêu so với thời xưa và vẫn theo đuổi thứ triết lý nhang nhác thời xưa (lễ và văn). Trách gì trí thức hiện nay chẳng hao hao giống quan văn, chằng ham khoe danh, khoe tước?

Một đoạn trích trong bài
"Thói háo danh và vĩ cuồng của trí thức":
"Nửa cuối thế kỷ thứ XVII, có một trí thức Trung Quốc là Chu Thuấn Thuỷ trên bước đường chống Thanh phục Minh nhiều lần đến Việt Nam. Lần ấy, khoảng 1657, nghe Chúa Nguyễn có hịch chiêu mộ những ai biết chữ để giúp vào việc nước, Chu ra trình diện. Nhưng ông cảm thấy chung quanh không hiểu mình, không thi thố được tài năng, lại bị làm phiền, nên bỏ sang Nhật. Sau ông đóng góp rất nhiều vào viêc phát triển xã hội Nhật. "
Chúa Nguyễn ban hịch cả nước, nên người trực tiếp tuyển dụng là quan địa phương. Họ chỉ lấy người “biết chữ” (như hịch đã hướng dẫn) để làm thư lại hoặc quan văn, ai đủ điều kiện thì dự thi, và phải chấp nhận cách thức và nội dung thi. Tóm lại, đây không phải kỳ thi chính quy.
Một kỳ thi chính thức phải kiểm tra một cách hệ thống cả đức và tài, “lễ” và “văn”. Về “đức” sĩ tử phải thể hiện sự thấm nhuần và giỏi vận dụng đạo Khổng. Về “tài”, họ phải “văn hay - chữ tốt” để thảo được chiếu chỉ (để vua ban ra), viết được biểu để dâng lên vua. Nếu kỳ thi bắt họ phải làm một bài thơ (hay phú) thì không phải chế độ phong kiến cần nhà thơ, mà chỉ để thử thách cách dùng ngôn từ chải chuốt của vị quan văn tương lai. Một bài thi chính (mang tính bình luận) là để đánh giá thí sinh: 1) Có thuộc nhiều Kinh, Sách?; 2) Văn có hay, chữ có tốt?; 3) Có thấm nhuần và vận dụng sắc sảo đạo Khổng?. Do vậy, dù là kỳ thi Hội hay thi Đình chính thức, cách tuyển này vẫn không chọn được “trí thức đúng nghĩa”. Trên thực tế, chúa Nguyễn tuyển được nhân tài Đào Duy Từ không phải là nhờ thi cử, mà là qua đàm đạo trực tiếp.
Nhà nước phong kiến không cần nhà văn, nhà thơ, kể cả bác học. Càng không cần nhà lập thuyết: Vì đã có đạo Khổng rồi. Do vậy, chuyện “đỗ đạt nhiều, nhưng tác phẩm và công trình ít” là đương nhiên; khỏi bàn, khỏi thắc mắc. Việt Nam có được Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến, Phạm Thái... hay Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Nguyễn Bỉnh Khiêm... là do trời ban cho dân tộc ta những con người có năng khiếu bẩm sinh, cộng với sự ham mê sáng tạo của bản thân. Thường đó là việc “nghiệp dư” (không lương). Nguyễn Du được trả lương không phải do đã viết truyện Kiều, mà do giữ chức Tham Tri; Phan Huy Chú hưởng lương theo ngạch bậc, chứ không có nhuận bút cho Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí. Các tác giả viết Quốc Sử Diễn Ca chỉ được thưởng lụa và tiền, chứ không nhờ thế mà thăng quan... Đến đây, cần tham khảo định nghĩa chặt chẽ của từ “trí thức” Đọc bài đầu (Thói háo danh và vĩ cuồng của trí thức) và bài thứ ba (Truy tìm căn nguyên thói “háo danh” của trí thức) chúng ta thấy rất nên làm rõ nội hàm của từ trí thức. Bởi vì, theo những định nghĩa chặt chẽ, đã là trí thức thì không háo danh; đã háo danh thì hết là trí thức. Đến bài thứ hai (Giới thông thái chân đất), tác giả tạo hẳn một đề mục, bằng câu hỏi: “Ta đã có tầng lớp tri thức đúng nghĩa?” thì lại càng cần làm rõ khái niệm về trí thức.


Kết quả tra tìm bằng Google, với cụm từ “trí thức đúng nghĩa”

Chỉ cần 0,39’’ ta đã có 61700 kết quả; trong đó trang gần đây nhất chính là bài Giới thông thái chân đất. Như vậy, trước tác giả bài này đã có nhiều người quan tâm đến những phẩm chất để xếp một người có học vấn cao vào tầng lớp trí thức “đúng nghĩa”.
Thông thường, chúng ta dùng từ trí thức để chỉ người có học vấn cao (so với trình độ chung của xã hội) và kiếm sống bằng học vấn của mình. Loại người này thì bất kỳ xã hội nào cũng có, kể cả xã hội nguyên thuỷ, sơ khai. Dưới chế độ phong kiến, họ có tên nho sĩ, kẻ sĩ, sĩ phu... Cách dùng từ trí thức chung chung này trong nhiều trường hợp chưa gây rắc rối gì lớn, mà còn thuận tiện. Hoàn toàn có thể viết: “chế độ ưu việt của chúng ta đã đào tạo được nhiều triệu trí thức XHCN”. Thậm chí nó được dùng trong một văn bản quan trọng (Nghị quyết “Xây dựng đội ngũ trí thức”).
Intelligentsia (giới trí thức) có gốc Nga, ra đời từ giữa thế kỷ 19; còn intellectuel và intellectual (người trí thức) có gốc Pháp và Anh, xuất hiện đầu thế kỷ 20. Đó là những từ mới, có một nội hàm mới. Do vậy, thật đáng khâm phục khi chuyển các từ nói trên sang tiếng Việt, các cụ ta đã không dùng những từ sẵn có (như: kẻ sĩ, nho sĩ, sĩ phu, bậc hiền tài, nhà thông thái, học giả...) mà dùng “trí thức”. Thật sáng tạo, khi từ này gói ghém được hai phẩm chất của trí thức: 1) họ là người có học vấn cao (trí tuệ); 2) đồng thời là người “tỉnh thức”.
Các Mác coi trí thức là người nhìn ra (tỉnh thức) những điều cần phê phán, và dám lên tiếng phê phán để xã hội phát triển. Viện sĩ Nga Likhachev coi trí thức là “bộ phận độc lập về trí tuệ” của một xã hội, nên ít được giới quyền lực bảo thủ ưa chuộng. Nếu xã hội là một cơ thể thì giới trí thức là cơ quan nhận thức và phát biểu của cơ thể đó. Các bài của các tác giả Việt Nam (tập trung nhiều ở trang web Chungta.com) coi trí thức là người có thiên chức phản biện xã hội với mục tiêu xây dựng...v.v. Tất cả, đều nhấn mạnh phẩm chất thứ hai. Định nghĩa chi tiết có thể xem thêm ở từ điển Wikipedia.
Trí thức “đúng nghĩa” không thể xuất hiện dưới chế độ phong kiến
Điều nói trên càng đúng dưới chế độ phong kiến phương Đông. Chỉ xin nói vắn tắt: Những người đỗ đạt ở chế độ này chỉ có một con đường duy nhất để tiến thân: làm Quan Văn (sau này gọi là vào biên chế). Năng lực chung được đào tạo: làm thư lại cao cấp. Chỉ có một cách hành xử: Tuyệt đối trung thành với đấng toàn quyền (vua), coi chủ thuyết của Khổng Tử như một giáo lý, bản thân xử sự như tín đồ (tụng niệm, cấm được nói khác giáo lý). Sự phấn đấu cả đời là thăng quan, tiến chức. Vinh dự cả đời là khoe chức, tước và danh (ghi đầy đủ chúng vào cáo phó, bài vị, câu đối ở nhà thờ và trên bia mộ). Dũng cảm nhất là dám lễ độ can vua (chớ có dại mà “phản biện”), cương trực nhất là dám từ chức, từ quan. Khi bị oan, khôn nhất là “mong sao thánh thượng sẽ hồi tâm”...
Như vậy, mỗi chế độ xã hội quy định cách ứng xử đặc trưng của trí thức (nghĩa rộng). Cứ nhìn cách ứng xử chung của giới này mà suy ra bản chất (hoặc tàn dư, sự trá hình) của một chế độ.
Sang chế độ tư bản, và nhất là dưới chế độ XHCN, là những xã hội dân chủ - khiến người có trình độ có thể phản biện mà vẫn an toàn; lại có thị trường - khiến người lao động trí óc có thể sống mà không cần vào biên chế; do vậy trí thức “đúng nghĩa” có thể xuất hiện và hành xử phù hợp với nền văn minh Công Nghiệp.
Tàn dư phong kiến
Khi giành độc lập (1945), nông dân ta chiếm 95% dân số, rất nặng tư tưởng tiểu nông. Thích hợp với kinh tế tiểu nông là chế độ phong kiến. Tàn dư phong kiến tồn tại dai dẳng là chuyện đương nhiên khi năm 2009 nông dân vẫn chiếm 3/4 dân số. Nếu những tàn dư này đem lại lợi ích cho một nhóm người thì họ sẽ tìm cách duy trì chúng, dưới dạng biến thể hay trá hình.
Hẳn là đảng lãnh đạo đã biết rõ để có cách xử lý thích hợp.
Tại sao chúng ta cứ phải nói dai, nói dài, nói mãi về trí thức “đúng nghĩa”?
Đó là vì trí thức XHCN tuy ngày càng đông đảo (triệu và triệu) nhưng cũng ngày càng... ít đúng nghĩa. Có lẽ hiếm nước nào khi nói về trí thức cứ phải thêm “đúng nghĩa”. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, trong bài thứ 3, đã phân tích nhiều nguyên nhân của bệnh háo danh và tìm hiểu vì sao nước ta chưa có trí thức “đúng nghĩa”. Phải chăng nguyên nhân bao trùm nhất là tàn dư phong kiến. Nhưng nó biểu hiện cụ thể ra sao, thì chúng ta phải hợp sức cùng tìm.
Cứ tiện đâu nói đấy, cũng có thể kể hàng chục đặc trưng phong kiến rất dễ để lại những tàn dư, biến thể, và sống rất dai vì nó hợp với tư tưởng tiểu nông của dân ta. Không loại trừ nó được những nhóm lợi ích bảo hộ, che giấu.


Vài ví dụ:

- Vua: Đó là một thực thể quyền lực tối thượng, không bao giờ sai lầm, được “trời” đặt lên ngai và chỉ chịu trách nhiệm với “trời” – nghĩa là đứng trên pháp luật và không bao giờ bị phán xử trước toà. Tâm lý tiểu nông không thể thiếu vua, nên dễ bị lợi dụng để chấp nhận và tôn sùng những cá nhân (hoặc thực thể) biến chất dần dần hành xử như vua. Nước ta 7 lần có 2 vị cùng làm vua, gọi theo cách hiện nay là “tập thể vua” (thời hai bà Trưng, thời Hậu Ngô và thời Trần). Địa vị của vua được giải thích là do luật Trời.
- Vua ban hành pháp luật (ví dụ, Luật Hồng Đức, Luật Gia Long) để xử các quan và xử dân. Nhưng các quan được xử theo “lễ”; còn dân bị xử theo “luật”.
Sau 60 năm, chế độ dân chủ của ta đã có cấp thứ trưởng suýt bị xử trước toà. Đây có lẽ là điều điều khác hẳn ngày xưa?.
- Vua là nước. Trung với vua, với chế độ của vua, là đủ. Quân đội càng phải “trung quân”.
- Toàn triều đình, toàn thể quan lại và dân thường phải tôn thờ duy nhất chủ thuyết của đức Khổng Tử - tức nhất nguyên. Không thể tồn tại khái niệm “đa nguyên”.
- Tôn chủ thuyết của đức Khổng Tử thành quốc đạo, thành tôn giáo (gọi là đạo Khổng - giống như nay ta gọi đạo Phật, đạo Thiên Chúa). Coi ngài như vị thánh lập thuyết; có đền miếu để sĩ phu nước Việt có nơi thờ phụng, dù ngài có gốc ngoại quốc.
- Đưa đạo Khổng vào chương trình bắt buộc trong trường. Muốn gia nhập biên chế quan lại nhất thiết phải học và thi giáo lý đạo Khổng.
- Lập lăng mộ cho vua - nhất là vị sáng lập triều đại. Lăng các vua Lê ở Thanh Hoá; lăng các vua triều Nguyễn ở Huế.
- Tạo ra các vị thánh của chế độ (không nhất thiết có công với dân), có nơi thờ phụng trang nghiêm để đề cao chế độ. Ví dụ, triều Nguyễn (đươc, làm vua) đã cho lập đền thờ cụ Võ Tánh hy sinh trong cuộc nội chiến giành ngôi vua với phe Tây Sơn (bị thua, bị triều Nguyễn coi là giặc).
- Tạo ra lớp “trí thức quan văn”, nhiệm vụ số 1 là phục vụ và ca ngợi triều đình; lấy chức tước và danh hiệu được vua và chế độ ban cho làm vinh dự và sự nghiệp cả đời.

- ... đến đây, có thể vân vân... được rồi.
Nguyễn Ngọc Lanh

Hoa Lưu Ly- Hoa Forget me not - Myosotis



Nguồn gốc tên gọi



Chi Lưu ly là tên gọi của một chi thực vật có danh pháp khoa học là Myosotis trong một họ thực vật có hoa là họ Mồ hôi(Boraginaceae - lấy theo tên cây mồ hôi Borago officinalis), tuy nhiên trong các văn bản về thực vật bằng tiếng Việt gọi nó là họ Vòi voi nhiều hơn, lấy theo tên loài vòi voi là Heliotropium indicum).


 

Phân loại khoa học

Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng) Eudicots
(không phân hạng) Asterids
Bộ (ordo): Hiện tại chưa đưa vào bộ nào (incertae sedis)
Họ (familia): Boraginaceae
Phân họ (subfamilia): Boraginoideae
Chi (genus): Myosotis


Trong một số ngôn ngữ, tên gọi của hoa lưu ly có nghĩa "xin đừng quên tôi". Tên tiếng Anh "Forget me not" được mượn từ tên tiếng Pháp cổ là "Ne m'oubliez pas" và được dùng lần đầu tiên vào khoảng năm 1532. Nhiều ngôn ngữ châu Âu và ngoài châu Âu khác cũng vay mượn cái tên này, chẳng hạn tiếng Đức "vergissmeinnicht", tiếng Ba Lan "niezapominajki", tiếng Đan Mạch "forglem-mig-ej", tiếng Hà Lan "vergeet-mij-nietje", Esperanto "neforgesumino", tiếng Triều Tiên "물망초" (勿忘草, mul mang cho), tiếng Nhật "wasurenagusa", tiếng Hêbrơ "זכריני" (Zichrini), tiếng Ba Tư (Farsi) "فراموشم مکن" (farâmusham makon), v.v.
Vào thế kỷ 15 ở Đức, người ta cho rằng những người mang theo hoa này sẽ không bao giờ bị người tình quên lãng.
Truyền thuyết nói rằng trong thời Trung cổ, một hiệp sĩ cùng người tình đi dọc theo bờ sông. Chàng hiệp sĩ cố nhổ một cụm hoa, nhưng do bộ áo giáp nặng nề nên đã bị rơi xuống nước. Khi bị chìm xuống, anh ta đã ném bó hoa cho tình nhân của mình và kêu lên "xin đừng quên anh". Vì thế loài hoa này gắn liền với chuyện tình lãng mạn và định mệnh bi thảm. Nó thường được các cô gái mang theo như là biểu hiện của lòng chung thủy và tình yêu vĩnh cửu.
Người ta cũng kể trong câu chuyện mang tính chất tôn giáo rằng khi còn nhỏ, một hôm chúa Jesu ngồi trong lòng Đức Mẹ đồng trinh Mary và nói rằng ông mong muốn rằng các thế hệ tương lai có thể nhìn thấy họ. Ông chạm tay vào mắt mẹ mình, sau đó vẫy tay trên mặt đất và các bông hoa lưu ly màu lam đã xuất hiện, theo truyền thuyết đó là màu mắt của Mary, vì thế mà có tên gọi xin đừng quên tôi.
Ý nghĩa - Biểu trưng

Hoa lưu ly là hoa biểu tượng của bang Alaska. Nó cũng là hoa chính thức của liên đoàn các bà xơ Alpha Phi (ΑΦ) và hiệp hội Alpha Phi Omega (ΑΦΩ). 

Hoa Lưu Ly thường được gắn với những hoài niệm yêu thương và tình yêu chân thành. Một truyền thuyết của người Đức đã giải thích nguồn gốc tên của loài hoa màu xanh tím nhỏ bé xinh đẹp này, cũng như ý nghĩa của nó trong ngôn ngữ các loài hoa
"Hoa Lưu Ly - Biểu trưng: Anh muốn hoàn toàn là của em"
Tưởng niệm

Trước khi trở thành tỉnh thứ mười của Canada vào năm 1949, Newfoundland (sau đó một người Anh riêng biệt Dominion) sử dụng các hoa Forget me not không phải là một biểu tượng của sự tưởng nhớ đến những nạn nhân đã chết của cuộc chiến tranh mà đất nước đã trải qua. mặc dù cho đến bây giờ vẫn là biểu tượng của Newfoundland

Freemasons sử dụng Loài hoa này để nhớ những thợ người là nạn nhân của chế độ Đức quốc xã.

Đặc điểm


 

Có khoảng 50 loài lưu ly trong chi này, và chúng khác biệt nhau một cách đáng kể. Tuy nhiên, một lượng lớn các loài có chung các đặc điểm được miêu tả như hoa màu lam-tím, nhỏ (đường kính 1 cm) với 5 cánh hoa mọc dày dặc trên các thân cây bò lan um tùm, ra hoa vào mùa xuân. Các loại màu sắc khác của hoa cũng không phải là bất thường trong chi này, với các dạng màu hồng hay trắng vẫn có thể tồn tại. Chúng hay được trồng trong vườn và các giống trồng thường có hoa với màu sắc hỗn tạp.

Các loài lưu ly có thể là cây một năm hoặc cây lâu năm. Hệ thống bộ rễ của chúng nói chung là rễ chùm. Hạt của chúng được tìm thấy trong các quả dạng quả đậu nhỏ, hình tulip dọc theo thân tới hoa. Quả đậu bám vào quần áo khi va chạm phải chúng và cuối cùng rơi xuống đất, giải phóng các hạt nhỏ để chúng có thể nảy mầm ở mọi nơi.

Các loài lưu ly bị ấu trùng của một số lài côn trùng thuộc bộ Lepidoptera phá hại, như Xestia c-nigrum.

Các loài lưu ly khá phổ biến ở nhiều nơi. Phần lớn các loài là đặc hữu của New Zealand, mặc dù một hoặc hai loài có nguồn gốc châu Âu, đặc biệt là loài lưu ly thân gỗ (Myosotis sylvatica) đã được đưa vào nhiều khu vực ôn đới của châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Loài Myosotis scorpioides còn được gọi là cỏ bò cạp.


Giống - Loài

* Myosotis alpestris - Alpine Forget-me-not
* Myosotis arvensis - Field Forget-me-not
* Myosotis asiatica - Asiatic Forget-me-not
* Myosotis azorica - Azores Forget-me-not
* Myosotis caespitosa - Tufted Forget-me-not
* Myosotis decumbens
* Myosotis discolor - Changing Forget-me-not
* Myosotis latifolia - Broadleaf Forget-me-not
* Myosotis laxa - Tufted Forget-me-not, Bay Forget-me-not
* Myosotis nemorosa
* Myosotis ramosissima
* Myosotis scorpioides - True Forget-me-not
* Myosotis secunda - Creeping Forget-me-not
* Myosotis sicula - Jersey Forget-me-not
* Myosotis stricta
* Myosotis sylvatica - Wood Forget-me-not
* Myosotis verna - Spring Forget-me-not
* Myosotis venosa
* Myosotis forsteri

Trong văn học

Henry David Thoreau đã viết: "

"The mouse-ear forget-me-not, Myosotis laxa , has now extended its racemes (?) very much, and hangs over the edge of the brook. It is one of the most interesting minute flowers. It is the more beautiful for being small and unpretending; even flowers must be modest. These flowers were order by the queen of England to be exterminated in all of the UK."

"Bạn có nghe Forget me not nói không, Myosotis laxa đã mở rộng những cánh hoa của nó, rất nhiều ở các khe cạnh. Đó là loài hoa thú vị nhất mà tôi từng biết. Nó đẹp bởi sự nhỏ bé và khiêm tốn, khiêm tốn ngay cả khi Nữ hoàng Anh cho hoa được tự do và tiêu diệt tất cả các loài hoa khác ở Vương Quốc Anh". Henry Wadsworth Longfellow đã viết,

Silently, one by one, in the infinite meadows of Heaven,
Blossom the lovely stars, the forget-me-nots of the angels.

Âm thầm, từng người một, trong đồng cỏ vô tận của thiên đường,
Yêu sao các Blossom, những bông hoa của các thiên thần.



 

Trong bài thơ dài 1947 "Ghi chú Tiến tới một viễn tưởng tối cao," Wallace Stevens đề cập đến Forget me not và sử dụng tên khoa học có nguồn gốc Hy Lạp của nó:

...It observes the effortless weather turning blue ...And sees the myosotis on its bush."

Nó quan sát thời tiết dang chuyển sang màu xanh Và nhìn thấy hoa Myosotis trong bụi của nó. " Keith Douglas , 1920-1944, đã viết bài thơ của ông

"Vergissmeinnicht (Forget-me-not) về một người lính Đức đã chết trong Thế chiến II có thể được tìm thấy bởi các thơ với một bức ảnh của các cô gái của mình với lời nói của cô viết "Steffi. Vergissmeinnicht "nhưng nó không tin bởi một số người.

JRR Tolkien đề cập đến những bông hoa trong bài thơ của mình. Nhân vật của Tom Bombadil được cho là có màu sắc của các bông hoa trên áo khoác của mình ( Chúa tể của những chiếc nhẫn , chương bảy, cuốn sách I).


Dấu yêu ơi, gởi em cánh hoa này
Dẫu bây giờ hoa đã phai đã úa
Chỉ mới đây thôi hoa vẫn còn rực rỡ
Như chúng mình từng hạnh phúc bên nhau
Chuyện tình mình bao mật ngọt đớn đau
Xin đừng quên, xin đừng quên, em hỡi !
Dấu yêu ơi, lời hoa này xin gởi
Thay lời trái tim tha thiết nguyện cầu


John Ingram

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Một cây cho năm loại quả



Một nông dân ở Hà Nội tạo ra 5 loại quả khác nhau trên một cây với màu sắc bắt mắt, thu hút nhiều khách đến mua làm quà hoặc trưng bày trong nhà dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

 

Những cây chọn ghép là cây có bộ rễ chùm khỏe. Ông Giáp cho biết, vào tháng 4, ông và nhân viên làm vườn bắt đầu ghép bưởi diễn, tháng 6 ghép cam đường, tháng 7 ghép cam ghép mã lai và quýt, tháng 10 ông sẽ ghép quả phật thủ. Như vậy các loại quả sẽ chín đều vào đúng dịp Tết.
Ở Thường Tín, Hà Nội cho biết, nghe nói có một cây mà có 5 loại quả, tôi rất tò mò nên tìm về
Anh Nguyễn Tiến Việt, 36 tuổi, ở Thường Tín, Hà Nội cho biết, nghe nói một cây mà có 5 loại quả, tôi rất tò mò nên tìm về xem nó như thế nào. "Khi nhìn thấy cây ngũ quả tôi không khỏi ngạc nhiên và rất khâm phục vì một người nông dân lại có thể tạo ra loại cây đặc biệt như vậy", anh Việt nói.
Cây ngũ qua thu hút sự quan tâm của nhiều người nhất khi họ đến thăm vườn cây cảnh của ông Giáp.
Cây ngũ qua thu hút sự quan tâm của nhiều người. Ai cũng trầm trồ khen ngợi "vẻ đẹp" của cây và tài năng của ông Giáp.
Những quả nhỏ như cam, hay quýt là khó ghép nhất.
Khách hàng không bỏ qua cơ hội chụp ảnh
Nhiều khách hàng không bỏ qua cơ hội chụp ảnh. Khách hàng tìm đến mua cây cảnh tại vườn nhà ông Giáp không chỉ ở Hà Nội, mà từ khắp các tỉnh như Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa.
Giá của cây ngũ quả lớn có thể lên tới 20 đến 25 triệu. Cây nhỏ hơn có giá 5-6 triệu.
Giá mỗi cây ngũ quả lớn có thể lên tới 20 đến 25 triệu. Cây nhỏ hơn có giá 5 đến 6 triệu. Theo lời ông Lê Đức Giáp, không giống như các cây cảnh khác, chỉ vài ngày sau Tết các quả trên cây sẽ rụng xuống, với cây ngũ quả các gia đình có thể để hết tháng Giêng. "Các quả trên cây vẫn giữ vị ngọt, chua như các cây bình thường khác", ông Giáp nói.
Ông Giáp nói: "Cây ngũ quả không những mang tính thẩm mỹ cao, mà vào ngày Tết chỉ cần bước chân vào nhà có thể ngửi thấy mùi hương của quả bưởi", ông Giáp nói.
Năm nay ông Giáp và nhân viên làm vườn tạo ra 50 cây có năm loại quả, đến giờ ông đã bán hết, chỉ còn vài ba cây trong vườn nhưng đều có người đặt mua từ trước. Ông Giáp hy vọng cây như mâm ngũ quả sẽ mang đến sự thịnh vượng, cát tường, hạnh phúc no đủ các gia đình.
Trong vườn cây nhà ông Giáp, có tới
Không chỉ có cây 5 loại quả, những cây ba loại quả hay một loại quả cũng thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng. Ông Giáp nói, nhiều người còn đặt hàng từ cách đây vài tháng. Cây một loại quả giá dao động từ 3 đến 6 triệu đồng, còn cây ba loại quả có giá trên 5 triệu. Tùy vào việc ghép nhiều quả trên cây chủ vườn sẽ đưa ra giá tương ứng.
Cây cam trong vườn nhà ông Giáp có màu rất đẹp đang là sự lựa chọn của nhiều người.
Cây cam trong vườn nhà ông Giáp có màu rất đẹp đang là sự lựa chọn của nhiều người trong dịp Tết Nguyên đán. Với vườn cây cảnh rộng vài ha, mỗi năm gia đình ông Giáp thu nhập trên 100 triệu đồng.
Nguồn: VNexpresss
Tác giả: Hương Thu

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Cây Bút Chì - Euphorbia tirucalli


Euphorbia tirucalli (còn gọi là Cây Firestick , cây Spurge (Ấn Độ) , Naked Lady, cây Bút chì , Sticks on Fire hoặc Milk Bush ) (tiếng Phạn: saptala सप्तला, सातला satala, Marathi: Sher-kandvel शेर - कांडवेल) là một loại cây bụi mọc ở bán khô hạn nhiệt đới khí hậu.

NGUỒN GỐC TÊN GỌI

Euphorbiaceae và chi Euphorbia tên được đặt theo tên của một anh hùng Linnaeus là Euphorbus, đầu thế kỷ bác sĩ cho vua Juba của Mauritania. Ông được cho là đã sử dụng cây của chi này như là thuốc. Các loài tirucalli tên đã được đưa ra bởi Linnaeus năm 1753 vì đây là tên được sử dụng bởi người bản địa của Malabar, một vùng ở miền nam Ấn Độ. Các hàng rào Euphorbia tirucalli đã được trồng rộng rãi. Các thương nhân và thủy thủ từ Nam Phi đã mang loài này đến Ấn Độ và vùng Viễn Đông từ rất sớm và thực tế là loài cây này đã cho thấy sự thích nghi đáng kinh ngạc của mình tại những vùng đất này

PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Giới: Plantae 
Bộ phận: Magnoliophyta 
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Malpighiales 
Họ: Euphorbiaceae 
Chi: Euphorbia Euphorbia 
Các loài: E. tirucalli 
Tên nhị thức Euphorbia tirucalli L. 

ĐẶC ĐIỂM

Euphorbia tirucalli là một thực vật mọng nước-phân nhánh nhiều, thường là 3-5 m nhưng có thể đạt 10 m. Vỏ cây lâu năm có màu xám và thô với vết lõm theo chiều dọc và các sống mà chia thành các mảnh nhỏ. Ta có thể dễ dàng quan sát thấy một núm lồi ra hoặc sưng trên vỏ cây và đôi khi màu đen, thô ráp, băng ngang .Các nhành có hình trụ, mịn màng và glabrous xanh, đường kính 5-8 mm, tạo thành khối giống như bàn chải.Một đặc điểm được biết đến của loài này là Cây không có gai. 
Lá cây nhỏ và mảnh dẻ, lên đến 12 x 1,5 mm, hiếm khi thấy, vì rơi rất sớm. Những cành cây mỏng được treo xuống, màu xanh nhạt và đối diện mỗi nhánh khác, phát tán lộn xộn không theo một phương hướng nhất định nào cả. 

Các hoa màu vàng, không dễ thấy, và mang trong cụm ở đỉnh của các ngành ngắn hoặc trong các góc của các ngành. Hoa nở từ Tháng 9 đếnTháng 12. 

Quả là viên nang ba bên (chia thành ba phần), khoảng 12 mm, đường kính, theo chiều dọc rất nhẹ thùy, cuống ngắn (8 mm), màu xanh nhạt, với một pha màu hồng và dễ thấy dậy thì (mặc quần áo với lông mềm). Cũng như với các thành viên khác, các viên nang tách ra trong khi vẫn còn trên cây. Các loại trái cây xuất hiện từ Tháng Mười Một-Tháng Mười Hai. Nói chung các thân cây được uốn cong ở một góc. 

Các hạt hình bầu dục, khoảng 4 x 3 mm, glabrous, mịn màng và màu nâu sẫm với một đường trắng quanh nhục phụ trắng nhỏ (nhiều thịt mụn cóc gần hilum của hạt). 


PHÂN BỐ

Euphorbia tirucalli phân phối rộng rãi ở châu Phi, được tìm thấy nhiều ở phía đông bắc, miền trung và miền nam châu Phi. Nó cũng được tìm thấy ở một số đảo lân cận và bán đảo Ả Rập và đã được giới thiệu với nhiều khu vực nhiệt đới khác như Châu Á, trong đó có Việt Nam. 

Có hơn 2000 loài Euphorbia tìm thấy trong các vùng có khí hậu nóng của thế giới. Từ khoảng 200 loài được tìm thấy ở Nam Phi, 14 loài trong số đó có thể được xem như là cây(một chi). Nhiều cây mọng nước giống như cây xương rồng và cái nhìn đầu tiên thường bị nhầm lẫn với xương rồng. 

Euphorbia tirucalli phân bố rộng tại phía Đông và ở phía bắc ở Ethiopia. Do đó hiện diện trong tất cả các phần ấm của Nam Phi và đặc biệt nhiều ở KwaZulu-Natal, nơi mà đôi khi đứng trên cao mới có thể quan sát thấy. Bên ngoài Châu Phi, loài cây này cũng có ở Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc và quần đảo Philippines. 

Euphorbia tirucalli có thể sống trong môi trường sống khác nhau, từ đồi cỏ, phần nổi trên mặt đá và rặng núi, dọc theo các bờ sông, bushveld và thảo nguyên nhiệt đới và các vùng có địa chất liên quan đến thay đổi từ đá sa thạch, đá granit và ryolit.

GIỐNG - LOÀI

Tên gọi chung phòng hộ Euphorbia tirucalli dùng để sử dụng rộng rãi của nó như là hàng rào được trồng xung quanh hộ trồng, vật nuôi habitations và bút. Bằng cách này, muỗi và những kẻ xâm nhập khác có thể sinh sống như trong euphorbias khác. Nhực của Euphorbia tirucalli rất độc và có thể gây mù mắt, mụn nước trên da, và thậm chí gây tử vong nếu nuốt nhiều nhựa của nó. Có ít nhất một ghi nhận trường hợp nó gây tử vong do xuất huyết dạ dày-ruột. Trong y học truyền thống nó được xem như là một chữa bệnh cho bất lực tình dục và thuốc giải độc một cho rắn cắn.Việc sử dụng Euphorbia tirucalli như là một chất độc cá cũng là ứng dụng tốt. 

Vì nó không bị tấn công bởi sâu đục thân nên nó được sử dụng làm cột chống mái nhà. 

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY BÚT CHÌ

Trồng Euphorbia tirucalli 

Euphorbia tirucalli phát triển tương đối nhanh và phát triển mạnh tại trung bình đến khí hậu ấm áp. Nó không có vẻ để đối phó với lạnh. Cây có thể dễ dàng được trồng bằng hạt, nhánh. Cát thô được xem là lý tưởng để gieo trồng những hạt giống. 

Hạt tươi phải được gieo vào cuối mùa hè từ tháng Hai đến tháng Ba và giữ trong một khu vực ấm ẩm. Cây thích rễ được khô, đặc biệt là vào mùa đông. Cây được trồng sinh trưởng tương đối nhanh chóng nếu được bón phân, tưới nước phân heo, các loại đất thoát nước tốt.

Read more: http://m21love.blogspot.com/2013/05/cay-but-chi-euphorbia-tirucalli.html#ixzz2SWw79pa0

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Yêu chơi đỡ buồn!


Tôi thỉnh thoảng lại phải ngồi nhẫn nại nghe từ đầu tới cuối một câu chuyện tình. Người kể chuyện tình thường buồn, hoặc buồn cười, nhưng tựu trung là không có hậu. Sau một tình yêu thường là những cảm xúc rất phức tạp:
Với con gái, chia tay không phải là chỉ mất đi một người con trai và một mối tình.
Nếu bạn vẫn còn chờ đợi một tin nhắn của anh ấy: Thật ngây thơ, chứng tỏ bạn vẫn muốn tin rằng, sau tình yêu là tình bạn.
Nếu bạn ghen tuông cáu kỉnh khi bắt gặp bức ảnh người cũ vui vẻ bên bạn bè mới, đồng nghiệp thân, cô gái lạ: Thật mâu thuẫn, thâm tâm bạn muốn anh ấy phải buồn khổ đau đớn, thế mà bạn muốn anh ấy phải luôn cầu chúc điều may mắn hạnh phúc chóng đến với bạn?
Nếu bạn hãnh diện và kiêu ngạo vì nhanh chóng có bồ mới hay ho hơn người cũ: Thế hóa ra anh người cũ chỉ là “giai đoạn quá độ” trong lúc bạn chưa kiếm ra anh nào tử tế? Thế nếu bạn cũng chỉ là “giai đoạn quá độ” của anh bồ mới mà thôi, thì sao?
Nếu bạn thấy buồn nhưng luôn cầu chúc anh ấy hạnh phúc với những lựa chọn mới: Thực ra bạn đã yêu rất nhiều! Nhiều hơn tất cả những gì bạn đã được nhận!
Nên, đừng buồn. Những đóa hoa cô đơn sẽ nở với mùi hương quyến rũ nhất.
Còn con trai, thường sẽ kết thúc tình yêu bằng cách đi một mình tới quán nhậu mà chiến hữu hẹn, hay đi một mình tới quán cà phê, quán ăn, rạp chiếu phim, chuyến đi chơi mà bạn bè thân hò hẹn. Chàng sẽ đi một mình như thế cho tới lúc, có cô nàng nào đó từ một ngày nào đó lúc cúc đi theo chàng tới mọi chốn. Y như cô người yêu cũ.
Mọi việc thật là đơn giản và ít nhầm lẫn. Nếu sau lúc chia tay, người con trai vẫn còn mân mê chiếc điện thoại chờ tin nhắn hay nhắn tin cho cô bạn cũ, chứng tỏ anh chàng này có vấn đề trong tim hoặc trong đầu óc. Anh quá lụy tình hoặc anh đang mất thăng bằng trong cuộc sống.
Nên, chia tay người yêu thì phải vui lên nào chàng trai. Hãy xóa số di động của cô ấy, và cho những kỷ vật tình yêu vào thùng các-tông mang đem cho ai đó! Bởi đơn giản, một ngày nào đó, có thể tất cả những thứ ấy sẽ làm tổn thương người con gái yêu bạn mai đây, biết không!
Thậm chí, kể cả như thế đi chăng nữa, thì hiếm gì những cuộc giận hờn chia tay, gián đoạn tình yêu trong suốt cả cuộc đời trăm năm và cuộc tình kéo dài gần tám mươi năm ấy? Nếu bạn không học nổi cách chia tay bình yên và tôn trọng nhau, liệu bạn có còn cơ hội để quay trở lại với nhau?Chúng ta chỉ cần đủ mười tám tuổi và đủ mơ mộng, nghĩa là đủ trưởng thành về thể chất và xúc cảm là có thể bước vào tình yêu, nhưng chúng ta buộc phải điềm đạm và lý trí, tức là trưởng thành về tinh thần để chia tay tình yêu. Chia tay là một học phần bắt buộc để ta có được tấm bằng tình yêu. Vì rất đơn giản là, tôi chưa từng được gặp một người nào mà từ bé đến lớn chỉ quen một người, chỉ yêu một người, rồi sống với người ấy đến đầu bạc răng long!
Tôi thậm chí từng chia tay chồng một lần trong một cuộc li hôn đầy thị phi ở nhiều năm về trước. Thế nhưng chúng tôi đều không từng xúc phạm nhau dù chỉ một câu nói nào. Thậm chí chưa từng làm bất cứ điều gì gây khó khăn cho những mối quan hệ xã hội khác của người kia. Và những lúc khó khăn nhất, vẫn xuất hiện để giúp đỡ nếu có thể. Đó chính là lý do mà chúng tôi quay trở lại dưới một mái nhà, và cuộc chia tay đầy thị phi (từ đám đông xung quanh) vẫn là một kỷ niệm đẹp đẽ trong quá khứ. Để có thể nhìn vào đó mà quyết định sẽ sống tiếp trong tương lai như thế nào.


Tôi biết có những vết thương tình yêu không bao giờ hàn gắn được. Có một cô gái đã chia tay người chồng chưa cưới chỉ vì một câu nói sng của anh ấy. Cũng có một bạn trẻ nói với tôi rằng, sự lừa dối của cô người yêu cũ mãi mãi là vết thương sâu sắc trong tim, đến mức trở nên nghi ngờ “bọn con gái”!
Tôi chỉ nghĩ rằng, sau lúc chia tay, đúng sai buồn vui gì, hãy để cho tình yêu cũ ngủ yên, được không? Nếu không thể sống tốt với nhau tiếp, thì chí ít, đừng khơi lên mãi những thứ tồi tệ trong quá khứ! Hãy nghĩ ta đã từng yêu, nhưng nếu không có kết quả, thì cũng hãy coi như một lần yêu chơi đỡ buồn!
Vì khi ấy, chúng ta đã vui sướng hạnh phúc biết bao nhiêu!
Trang Hạ
2013

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

MỘT THỨ TỰ DO HOANG DẠI


VƯƠNG TRÍ NHÀN

 
Lần đầu lên Đà Lạt, tôi được nghe kể là người Pháp trước kia đề ra những quy chế rất gắt gao cho việc xây dựng các biệt thự ở đây. Ví dụ, phải có diện tích đất bao nhiêu mới được làm nhà; còn về kiểu cách, trong khi bắt buộc mỗi nhà phải khác các nhà chung quanh (để tạo cảm giác độc đáo), thì anh lại vẫn phải kết hợp với cảnh quan sẵn có một cách nhịp nhàng.
Nhìn Đà Lạt hồi trước, ai cũng thấy là không chỉ có nhiều nhà đẹp mà thú vị hơn là cả một thành phố đẹp.

Còn như các khu phố mới được xây dựng ở Hà nội những năm bung ra hoàn toán ngược lại

Được biết là trong xây dựng đã có rất nhiều quy định chung chung, nhưng những quy định quan trọng nhất liên quan đến việc đóng góp của ngôi nhà vào vẻ đẹp của thành phố lại không có, bởi không ai có ý niệm gì về vấn đề này.
Không thiếu nhà đẹp, từng cái rất đẹp, nhưng toàn bộ lại xấu.

Ở Hà Nội hiện nay có những căn nhà chiều ngang mỏng dính, rồi những căn nhà học đòi kiểu cách nước ngoài trông thật kỳ cục, đến mức một nhà báo đã phải trương lên cái tiêu đề cho một bài báo: Eo ôi Hà Nội phố! (nhại tên bài hát Em ơi Hà Nội phố! của Phú Quang).

Hỏi các chủ nhà thì cái câu trả lời thường nhận được là: “Nhưng mà tôi thích vậy”. Quá lên một chút nữa, người ta lại giở giọng “Tùy tôi muốn sống thế nào thì sống, không ai được dí mũi vào việc riêng của tôi cả”.
Vừa phóng xe vừa hút thuốc. Vào rạp chiếu phim vẫn nói điện thoại di động oang oang. Phô bày những cái xấu xa ngay giữa nơi công cộng. Xả rác ngay dưới chân cái bàn ngồi ăn. Đánh vợ chửi con ầm ĩ hàng xóm láng giềng. Ấy là chưa kể làm hàng giả làm hàng kém phẩm chất, quảng cáo bịp bợm, ăn cắp ăn cướp ăn xin ...Ấy là chưa kể -- với những người có quyền lực -- việc cho ra những quyết định trái luật pháp rành rành vẫn diễn ra hàng ngày. Khi làm những việc đó trong thâm tâm con người thường âm thầm tự hào vì một thứ tự do hoang dại thấm đẫm trong mạch máu mình. Nói cách khác, những vic đó đều xuất phát từ quan niệm về một thứ tự do hoang dại mà chúng ta thừa hưởng từ lịch sử và chưa bao giờ đặt vấn đề về nó một cách nghiêm túc.


Cái khác của người thời nay so với thời xưa là làm những trò ngang ngược một cách cố ý. Chẳng hạn, người ta viện dẫn cái gì chưa có luật cấm thì cứ làm. Đến lúc có luật cấm - như chuyện hút thuốc thời nay - thì lại bảo quen nết rồi bỏ sao nổi.


Nay cũng là thời trong đầu óc những người tôn sùng tự do hoang dại luôn có sẵn một mớ lý sự để sẵn sàng bảo vệ cho cách sống của mình.

Họ sục vào một hai cuốn triết học xã hội học nửa mùa nào đó, nhặt ra vài câu có lợi cho cách hiểu về cái gọi là tự do của mình để biện hộ.
Nghe vừa thấy có lý, vừa như một sự ngụy biện thế nào đó!
Để cãi lại, tôi cũng đành trở lại với sách vở .


Sơ bộ tôi thấy ngay ở những cuốn phổ thông nhất, người ta cũng đã ghi cái ý tự do là không bị ràng buộc gì hết, tự do là để con người làm theo ý muốn.

Chỉ có điều nếu đọc kỹ hơn thì thấy khi bàn về tự do, các nhà xã hội học đã lưu ý ngay là không được đẩy nó lên cực đoan.
Thứ nhất, do con người sống trong xã hội nên cái đi kèm với tự do là sự kiểm soát xã hội. Tự do của người này không thể cản trở tự do của người khác. Nói “điều kiện đầu tiên để có tự do là tự do phải bị hạn chế” là với nghĩa đó.
Thứ hai, tự do ở đây phải có tính nhân văn, với nghĩa con người chỉ có quyền tự do để sống cận nhân tình hơn, tốt đẹp hơn chứ không phải để hư hỏng, xấu xa đi.

Theo một nhà triết học Trung Quốc cận đại là Lương Khải Siêu ( 1873-1929) , thứ tự do bừa bãi kia nên gọi là tự do hoang dại, và đó là dấu hiệu của một xã hội phát triển thấp.

Thời Trung Hoa còn thuộc nhà Thanh ông và các đồng sự như Nghiêm Phục đã băn khoăn mãi khi tìm một chữ gì trong tiếng Hán để tương ứng với chữ liberty trong tiếng Anh.
Tính toán hồi lâu các ông đành dùng chữ tự do.
Theo nghĩa đen, tự do nghĩa là từ mình mà ra đồng thời là trở về với mình.
Nhưng mà con người ta phải là cái gì trí tuệ, hiểu biết, tự làm chủ được mình, thì mới có quyền trở về mình chứ? Để cho thứ tự do hoang dại kia lôi cuốn là làm rối loạn xã hội! Chính vì hiểu thế, Lương thấy cần tiếp tục cái ý tưởng mà các nhà tư tưởng hàng đầu của Nho giáo đã khởi xướng , theo đó các nhà quản lý xã hội không chỉ thân dân, gần gũi dân mà còn phải tân dân, làm cho dân ngày một tốt hơn. Chính là sách Đại học -- một trong những cuốn sách cái của đạo Nho -- đã mở đầu bằng câu "Đại học chi đạo tại minh minh đức tại tân dân".

Xem vậy đủ thấy không những là câu đầu miệng của người bình thường, tự do còn thu hút không biết bao nhiêu giấy mực của các nhà triết học.

Như tên gọi của nó đã chỉ rõ, Bàn về tự do của John Stuard Mill in năm 1859 là cuốn sách kinh điển viết về khái niệm này, ở đó tác giả bàn kỹ về ý nghĩa xã hội của tự do như tự do tư tưởng, tự do về đời sống tinh thần. Những ý kiến khác nhau về cùng một vấn đề phải có quyền tồn tại ngang nhau, không ai được lấy cớ gì để ngăn cấm.
Những khía cạnh mà ông học giả người Anh bàn từ thế kỷ trước cũng đang thành chuyện thời sự ở ta.
Cái khó là ở chỗ trong khi thứ tự do theo nghĩa thiêng liêng đang là chuyện mỗi người hiểu một cách và phải gỡ dần dần, thì ý niệm tự do theo nghĩa phàm tục lại chiếm lĩnh tâm trí nhiều người.

Tầm thường dung tục trong quan niệm và học đòi những cái nhố nhăng trong hành động --những hành xử kiểu đó kéo người ta thấp xuống. Nó chỉ làm cho một xã hội trở nên nhộn nhạo và hàm chứa đầy tai vạ, chứ không thể góp phần thiết lập trật tự là điều kiện chủ yếu để một cộng đồng tiến bộ.

Tự do hoang dại không thể được coi là dấu hiệu của một nhân tính tốt đẹp nào hết.
Nó đóng vai trò một thứ van xì hơi, giúp người ta xả bớt những bức xúc trong lòng nhưng lại làm lãng quên cái quyền tự do cơ bản là tự do nâng cao chất nhân văn trong mỗi con người để mở đường đi tới xã hội văn minh.


(In lần đầu trên TBKTSG 30/9/2010.
)
Bản trên mạng này có kèm theo một số sửa chữa và bổ sung.


Viết thêm 19-4-2013

1/ Lòng khao khát tự do hoang dại của người Việt ngày trước biểu hiện thấp thoáng trong những "tuyên bố" bất cần đời, chẳng coi việc đời là gì: Thứ nhất quận công thứ nhì ỉa đồng.
Còn ngày nay đại khái ở mấy việc kiểu như đòi hỏi hãy cho nhập ô-tô xe máy thật thoải mái bất chấp việc tỉ lệ đường xá trên một đầu người thuộc loại thấp nhất thế giới. Hoặc những lời la hét, nhân danh tự do cư trú, đòi không được hạn chế người nông thôn lên nhập cư ở đô thị.


2/ Trong cuốn hồi ký của mình, Nguyễn Hiến Lê sớm ghi lại cái tình trạng sau 4-1975, dân chúng quanh khu ông ở bắt đầu ra chiếm vỉa hè buôn bán loạn xị và vứt cả rác ra đường.

Trước đó, tôi cũng thường được nghe Tô Hoài nói tương tự.
Nhiều lần đi trên các đường phố Hà Nội cống rãnh bẩn thỉu ngập ngụa trước nhà, ông bảo với tôi rằng ngày xưa mà để thế này thì đội sếp Tây nó phạt chết.
Nghĩa là chính ở xã hội ta hôm nay, thứ tự do này mới có dịp nẩy nở...hết cỡ.


3/ Đây cũng là tình trạng người ta thấy ở nước Nga sau 1917.

Bác sĩ Zhivago trong cuốn tiểu thuyết cùng tên của Boris Pasternak (1890-1960 )có lần nói với bạn gái :

“Cô thử nghĩ xem, cái thời đại chúng ta thật là lạ lùng. Và cô với tôi đang phải sống trong đó. Thật ngàn năm một thuở mới lại xẩy ra những chuyện điên rồ như thế này. Cô có thấy cả nước Nga như mất nóc: Tôi và cô, tất cả những người như chúng ta đang sống ngoài trời. Không còn ai kiểm soát chúng ta. Tự do! Đúng là tự do thực chứ không phải những lời rỗng tuếch, nhưng đó là một thứ tự do ngoài mọi sự chờ đợi của chúng ta, tự do vì tình cờ, vì ngộ nhận”.

Tôi ngờ rằng nếu nhìn mãi về thời sau nữa, ở đây tác giả sẽ viết thêm " … tự do vô chính phủ, tự do làm khổ nhau, hành hạ nhau".
Hóa ra ở đâu cũng thế!
Từ đây lại mang máng cảm thấy rằng không chừng càng những nước không có thứ tự do cao cả tự do có ý nghĩa nhân văn, thì tự do hoang dại càng phát triển.
Chuyên chế thường tự che đậy bằng mị dân.
Mà cách mị dân ít tốn kém nhất là thả cho dân dông dài, hoặc nói như một thuật ngữ kinh tế hay dùng gần đây, là kích hoạt vào thói tự do hoang dại của người dân. Người dân càng hư hỏng thì người ta càng tìm thêm một chút có lý cần thiết cho mọi hành động chuyên chế của mình. Rồi cái đích cuối cùng là làm thịt dân cũng vì thế mà trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.


4/Từ những biến thiên kiểu ấy, nay nước Nga rơi vào tình cảnh thế nào?

Có hai chi tiết đáng nhớ nhất từ các bài báo mà rải rác tôi đã đọc.
Một là về các vùng quê, thấy rất nhiều người đàn ông say rượu, có khi tất cả đàn ông trong làng say rượu. Còn đàn bà thì dạy nhau để làm sao bán được thân mình với giá cao cho những người giầu có.
Và thứ hai, nếu ngày xưa, các phương tiện truyền thông chuyên môn đóng vai giảng đạo thì nay ngược lại. Xem ti-vi, dân không phải nghe đậy bảo là hãy sống như thế này thế nọ nữa. Trong khi tha hồ lê lết trong cực khổ, giờ đây, họ toàn được nghe những điều họ muốn nghe, những lời nịnh nọt rằng nước Nga thuộc loại cường quốc dắt dẫn thế giới, người dân Nga đang sống cực kỳ hạnh phúc.

Người đi chợ




Nguyễn Ngọc Tư
Năm trước đưa thằng nhỏ đầu lòng thẳng vô lớp một chỉ tốn chai rượu nhập khẩu màu hổ phách, năm nay nhà trường nhận chuẩn quốc gia nên phải lót đường năm triệu cho con nhỏ em qua cỗng. Nói gì xa, góp tiền cúng đình cũng phải tăng gấp đôi coi mới được. Thằng em học đại học Mỹ thuật xong rồi, giờ ngồi vẽ bảng hiệu, xui nó ra mở quầy bán chữ nhiều tiền hơn, ai cũng muốn treo mấy chữ Tài Lộc trong nhà. Đá Bạc bị đem bán cho tư nhân làm du lịch rồi, họ sẽ san núi bạt rừng trồng mấy con rồng xi măng lên, sơn màu hàng mã cho coi. Vườn chùa ngoại thành đang bán mấy chỗ nằm đẹp, nhà có người già nên mua để sẵn, sau này biết đâu không còn đất.
Những câu chuyện bán mua rời rạc này chúng ta vẫn thường nhặt nhạnh từ buổi ăn vặt, cuộc cà phê hay trong lúc chờ xe rời bến. Cái giọng điệu của người góp chuyện cũng bình thản như cảm giác của người nghe. Dù hàng hóa trong những cuộc mua đi bán lại đó không phải mấy món thông dụng kiểu như gạo, rau, hay nắm xôi, cái áo. Bất cứ gì cũng là hàng hóa, lạ gì. Sống trong tâm thế của một kẻ đi chợ, và cả nước là một cái chợ khổng lồ, hàng họ đa dạng đến mức mua gì cũng có, kể cả mua thần bán thánh, chức tước, trinh tiết, thận người… chúng ta bớt bỡ ngỡ đi. Giống như câu mà trẻ con hay đùa, “trước còn mắc cỡ giờ đỡ nhiều rồi”. Người ta có thể mua dặm dài bờ biển để làm khu nghỉ dưỡng, mua một vùng đất để khai khoáng, mua cả dòng sông làm thủy điện, thậm chí biết đâu còn mua lại được mạng sống từ cái án tử hình...
Dừng lại vài phút ở chương trình tiêu dùng chán ngắt của truyền hình địa phương, thấy được lý do vì sao nó chán ngắt. Người xem bây giờ đâu chỉ quan tâm tới giá vàng thế giới, và mặt hàng thiết yếu đâu chỉ gạo với xăng. Họ rất muốn biết giá của bằng tiến sĩ, vị trí kế toán của một sở cấp tỉnh hay phó phòng cấp huyện… để mà nuôi nấng những giấc mơ, thứ giấc mơ mà chỉ cần đủ tiền sẽ thành sự thật. Sống chết cùng cái chợ khổng lồ này, ít nhiều chúng ta cũng thắc mắc giá thành thật sự của một công trình xây dựng trụ sở sau những rơi rụng, con đường nhập nhoạng trở về thành phố của một cô giáo vùng sâu, hay cánh cửa phía sau của cuộc đề bạt cán bộ…
Đôi lần chúng ta thấy giật mình, vô lý một chút, “Ủa, chỉ vì muốn con mình học ở cái trường tử tế, sao mình lại lọt vô chợ này ?” Trong cái không khí ngờm ngợp mặc cả, cái chợ mấy chục triệu người tồn tại bằng những điều vô lý cỏn con như vậy cộng lại. Cỏn con như vài thứ giấy tờ tùy thân sai, một bữa nọ rảnh rỗi muốn đi làm lại bỗng một người hỏi muốn nhanh lẹ không, mua thời gian đi, cũng rẻ. Cỏn con như chạy vào đường một chiều, anh cảnh sát ngoắc lại, nói anh cũng bán làm ngơ. Cỏn con như vào viện nằm, chị hộ lý bảo muốn chị cười thì phải mua. Vậy là thành người đi chợ. Lơ vơ vậy mà chuyên nghiệp lúc nào không hay. Không phải chỗ nào cũng trưng bày sáng loáng cũng treo bẹo cũng cất giọng rao ngọt lịm ai mua hong, cuộc bán chác đôi khi chỉ là cái nháy mát, cái bắt tay lặng lẽ, cùng với những thầm thì.
Không giống như cái chợ má hay ngồi bán mớ ngò gai, rau cần hái được trong vườn nhà để mua lại dầu hôi nước mắm, như một cuộc trao đổi cho nhau những gì mình có. Trong cái chợ hình chữ S buổi tranh tối tranh sáng này, có một thứ trật tự riêng của nó. Không phải ai cũng có cơ hội để bán mua. Chịu khó nghiêng ngó chút sẽ thấy có những đám người vào chợ phiên chẳng mua bán gì. Trôi dạt ra từ con sông đã bán làm thủy điện, từ cánh rừng đã bạt phẳng để đào quặng, từ vạt đồng sắp trở thành sân golf sang trọng bậc nhất nhì (của cái gì không cần biết, cứ nhất nhì là sướng)… Ngồi thành chùm thành bầy suốt phiên này đến phiên khác, họ xác nhận lại cái sự vô hình của mình là có thật.
Họ buồn. Cái buồn gần như không giải tỏa được. Nỗi buồn kiểu đó thường sinh ra vài tình cảm tiêu cực như muốn chết, không thì uất ức giận dữ, muốn đập phá. Chính quyền không sợ vì nghĩ vô hình thì làm được gì mà lo. Ai mà nghĩ đám đông buồn phiền ấy từng làm nên bao nhiêu cuộc cách mạng động trời, chỉ vì muốn được người ta nhìn thấy.